(The Natural History of Religion)
David Hume
Tiết
XIII.
Những khái niệm nghịch đạo về bản chất thiêng liêng
trong những tôn giáo phổ biến thuộc cả hai loại
N 13.1, Bãi 77
Tôn giáo nguyên
thủy nhất của loài người chủ yếu phát sinh từ một sợ hãi lo lắng về những biến cố
tương lai; và người ta có thể dễ dàng hình dung ra những khái niệm nào sẽ tự nhiên
nảy sinh về những thế lực vô hình, chưa biết đến, khi con người nằm dưới những sợ hãi u
tối vô vọng của bất kỳ loại nào. Mọi hình ảnh về sự trả thù, sự nghiêm khắc, sự tàn ác và dã tâm ác ý phải xảy ra, và
tăng sâu thêm kinh hoàng khiếp sợ,
đè nặng những người theo tôn giáo hoang mang. Một khi sự hoảng loạn chiếm lấy não thức, trí tưởng tượng
bồn chồn sẽ nhân lên những đối tượng đáng sợ này; trong khi bóng tối sâu thẳm
đó – hoặc tệ hơn nữa, tia sáng chập chờn đó – bao quanh chúng ta, thể hiện
những bóng ma của thần thánh dưới những hình dạng đáng sợ nhất có thể tưởng
tượng được. Và không có khái niệm nào về sự gian ác đồi trụy vốn những tín đồ sợ hãi
này không sẵn sàng, không chút do dự gán cho vị thần của họ..
N 13.2, Bãi 77
Đây có vẻ là trạng
thái tự nhiên của tôn giáo khi nhìn từ một góc độ [1]. Nhưng nếu chúng ta quay sang phía đối diện và xem xét tinh thần ca
ngợi và tôn vinh, vốn không thể tránh khỏi trong mọi tôn giáo và phát sinh như
một hệ quả trực tiếp của chính những sợ hãi này, chúng ta phải thấy trước một hệ thống gót
học hoàn toàn trái ngược sẽ chiếm ưu thắng. Mọi đức tính và mọi xuất sắc đều
phải được gán cho thần thánh, và không có
phóng đại nào sẽ được coi là đủ để
đạt đến những toàn hảo vốn vị này được ban tặng. Bất kỳ giọng
điệu ca ngợi cao cả nào có thể được phát minh đều được háo hức chấp
nhận ngay lập tức, không cần tham chiếu bất kỳ lý lẽ hay bằng chứng quan sát được nào; Người
ta coi đó là một xác nhận đầy đủ về
chúng, rằng chúng cho chúng ta những ý tưởng tuyệt vời hơn của những đối tượng thiêng
liêng của sự tôn thờ và sùng bái của chúng ta
N 13.3, Bãi 77
Do đó, đây là một
loại mâu thuẫn giữa những nguyên lý
khác nhau của bản chất con người, đi vào trong tôn giáo. Những kinh
hoàng tự nhiên của chúng ta thể hiện khái niệm về một vị thần độc ác và xấu xa:
Xu hướng tôn sùng của chúng ta khiến chúng ta thừa nhận một vị thần xuất sắc và
thiêng liêng. Và ảnh hưởng của những nguyên lý đối lập này là khác loại, tùy theo tình cảnh khác nhau của sự
hiểu biết của con người.
N 13.4, Bea 77-8
Trong những quốc
gia rất man rợ và ngu muội, hạn như người Châu Phi và người India, ngay cả người Japan, những người
không thể hình thành những ý tưởng bao
quát rộng rãi của quyền năng và kiến
thức, người ta có thể tôn thờ một sinh vật mà họ cho là độc ác và đáng ghét;
mặc dù có lẽ họ có thể thận trọng khi tuyên bố sự phán xét này với vị này ở nơi công cộng,
hay trong đền thờ của vị
này, nơi vị
này có thể phải nghe những lời chê trách của họ. [2]
N 13,5, Bea 78
Những ý tưởng thông
tục, không toàn hảo như vậy về Thần tính đã bám chặt vào tất cả những người thờ
linh tượng từ lâu; và có thể an toàn khẳng định rằng tự thân những người Hellas chưa bao giờ hoàn toàn loại bỏ chúng. Xenophon [83] đã nhận xét, khi ca ngợi Socrates, rằng triết gia này không đồng ý với quan điểm thông tục, giả định rằng
những thần linh biết một số điều và không biết gì về những điều khác: Ông khẳng
định rằng họ biết mọi sự vật việc; những gì đã làm, đã nói, hay ngay cả đã
nghĩ. Nhưng vì đây là một dòng suy
luận triết học [84] cao hơn nhiều so với khái niệm của những người đồng hương của ông, nên
chúng ta không cần ngạc nhiên, nếu thành thật mà nói, trong sách và những trò chuyện của họ,
họ đổ lỗi cho những thần linh mà họ tôn thờ trong những đền thờ của họ. Có thể
quan sát thấy rằng, trong nhiều đoạn, Herodotus không hề cẩn trọng
khi gán tính
ghen tị với những vị thần; một tình cảm, trong số tất cả những tình cảm khác,
phù hợp nhất với bản chất xấu xa và quỷ quyệt. Tuy nhiên, những bài thánh ca
ngoại giáo được hát trong cúng
lễ công cộng chỉ chứa đựng những câu ca ngợi; ngay cả
khi những hành động được gán
cho những thần linh là man rợ và đáng ghê tởm nhất. Khi nhà thơ Timotheus đọc một bài thánh ca dâng lên Diana, trong đó ông liệt kê, bằng những bài điếu văn vĩ đại nhất, tất cả những
hành động và thuộc tính của nữ thần độc ác, thất thường đó: Cầu mong con gái của ông, một người có mặt nói, trở thành giống như vị thần mà ông tôn vinh. [85] .
N 13.6, Bea 78-9
Nhưng khi con người
tán tụng thêm nữa ý tưởng của họ
về thần tính, đó chỉ là ý niệm của họ về quyền
năng và hiểu
biết của thần
linh, vốn
được hoàn thiện, không phải sự tốt lành của vị này. Ngược lại, tương ứng với mức độ kiến thức rộng lớn và đầy đủ và thẩm
quyền hơn được cho là của thần
linh này, kinh hoàng của họ tự nhiên tăng
lên; trong khi họ tin rằng không có bí mật nào có thể che giấu họ khỏi được sự giám sát của thần linh này, và ngay cả những
sâu kín nhất trong lồng ngực của họ cũng mở ra trước mắt thần linh. Sau đó, họ phải
cẩn thận để không thể hiện rõ ràng bất kỳ cảm giác trách móc và không đồng tình
nào. Tất cả phải là những tràng pháo tay, sự cuồng nhiệt, sự phấn khích. Và
trong khi những lo sợ bi
quan đen
tối của họ khiến họ gán cho vị thần những hành vi ứng
xử vốn với loài người, sẽ rất phải
chê trách, họ vẫn phải cố gắng ca
ngợi và thán phục hành vi đó với thần
linh họ sùng kính. Do đó, có thể an toàn khẳng định rằng
những tôn giáo bình dân, theo khái niệm của những tín đồ thông tục hơn, đều thực sự là một loại thuyết quỉ thần ma quái [3]; và vị thần được tôn vinh về quyền năng và kiến thức cao bao nhiêu thì tất nhiên ngài càng
thấp kém bấy nhiêu về lòng tốt và nhân từ; bất kể những khen ngợi nào có thể được những
người choáng ngợp kinh ngạc, tràn ngập kính sợ ban tặng cho vị
thần. Đối với những người thờ linh tượng, họ có thể nói những
lời ca ngợi không chân thành, và những lời này có thể mâu thuẫn với tin tưởng thực có trong họ: Nhưng
giữa những người theo tôn giáo được nhìn
như cao hơn
vơi tin tưởng có vẻ tinh tế hoặc trí tuệ hơn, tuẹ thân quan điểm của
những người sùng bái trí thức.này lại mắc phải một loại dối trá, và phủ nhận
tình cảm bên trong. Trái tim ngấm
ngầmghê tởm những biện pháp báo thù tàn nhẫn và không dung tha như vậy; nhưng
không dám phán xét, nhưng chỉ tuyên bố chúng là hoàn hảo và đáng ngưỡng mộ, khen ngợi. Và sự đau khổ cộng thêm vào đấu tranh nội tâm
này làm trầm trọng thêm tất cả những kinh hoàng khác, qua chúng, những nạn nhân bất
hạnh của mê tín này sẽ bị ám ảnh
mãi mãi. [4]
N 13.7, Bea 79-80
Lucian [86] nhận xét rằng một người
trẻ tuổi, người đọc lịch sử
của những vị gót trong Homer hay Hesiod, và nhận thấy
những phe phái, chiến tranh, bất công, loạn luân, ngoại tình và những hành vi
vô đạo đức khác được tôn vinh rất cao, sau đó người này rất ngạc nhiên khi đi vào thế giới, để
nhận thấy rằng luật pháp trừng phạt những hành vi tương tự vốn người này đã được dạy là dành
cho những đấng tối cao. Mâu thuẫn có lẽ còn mạnh hơn giữa những biểu tượng mà
một số tôn giáo sau này đem
cho chúng ta và những ý tưởng tự nhiên của chúng ta về hào phóng, khoan
dung, công bằng và công lý; và trong
tương ứng với những
kinh hoàng đã nhân lên của những
tôn giáo này, những ý
niệm man rợ của thần thánh cũng đã
nhân lên với chúng ta [87] . Không gì có thể bảo tồn nguyên vẹn những nguyên lý đạo đức đích thực,
không vấy bẩn, trong phán đoán của
chúng ta về hành vi của con người, ngoài sự cần thiết tuyệt đối của những nguyên
lý này với sự hiện hữu của xã hội. [5] Nếu
chúng ta chấp nhận rằng những người cai trị tuân theo một hệ thống đạo đức có phần nào
khác với hệ thống đạo đức của
những con người bình thường, thì khả năng xảy ra còn
nhiều hơn đến đâu, khi tin rằng những thần linh tối cao, vốn có những phẩm
chất, quan điểm và bản chất hoàn toàn vượt quá sự hiểu biết của chúng ta, sẽ
tuân theo những tiêu chuẩn công lý riêng của họ? Sunt
superis sua jura [88] .
Những vị thần có luật lệ riêng
của họ. [6]
------------------------------------------------
N 13.5n83, Bãi 78
1. Mem. lib. i.
N 13.5n84, Bãi 78
2.
Người xưa coi đó là
một nghịch lý triết học rất phi thường, rằng sự hiện diện của những thần linh
không chỉ giới hạn ở trên trời nhưng còn mở rộng ra khắp mọi nơi; như chúng ta biết được từ Lucian Hirmotimus sive De sectis . [7]
N 13.5n85, Bãi 78
3.
Plutarch. de
Superstit
N 13.7n86, Bãi 79
4.
Necyomantia.
N 13.7n87
5.
Xem GHI CHÚ [EEE].
N 13.7n87.1, Bea 79
BACCHUS, một thần linh, được thần thoại ngoại giáo mô
tả như người phát minh của
vũ điệu và sân khấu. những vở kịch cổ xưa
ngay cả còn là một phần của việc thờ cúng công cộng trong những dịp
trang trọng nhất và thường được dùng trong thời kỳ dịch bệnh để xoa dịu những
thần linh bị xúc phạm. Nhưng chúng đã bị những người sùng đạo nhiệt thành cấm
đoán vào những thời đại sau này; và nhà diễn kịch, theo một học giả uyên bác về tôn giáo, là “hiên nhà” của hỏa ngục.
N 13.7n87.2, Bea 79-80
Nhưng để cho thấy hiển nhiên hơn, rằng điều là có thể cho một tôn giáo để hình dung thần thánh trong một ánh sáng còn vô đạo đức và khó thương hơn vị này đã được những người xưa tô vẽ, chúng ta sẽ dẫn một đoạn văn dài của một tác giả có văn phong tao nhã với diễn đạt sáng
tạo sống động, người chắc chắn không là kẻ thù của đạo Kitô. Đó là Chevalier
Ramsay, một nhà văn, [8] người có một khuynh hướng đáng khen ngợi, tuân giữ những giáo lý truyền thống, đến mức lý trí của ông đã không thấy có bất kỳ khó khăn nào khi chấp nhận, ngay cả
trong những học thuyết vốn những người tự do tư tưởng [9] hoài nghi nhất, đó
là những giáo thuyết về Gót ba ngôi,
sự nhập thể và sự chuộc tội [10]: Nhân ái và ý thức đạo đức của
ông, vốn ông dường như
có một kho tàng lớn, đã nổi loạn chống lại những học thuyết về sự nguyền rủa
vĩnh cửu và tiền định (tin tưởng rằng một số hồn người bị kết án nguyền rủa ngay từ đầu, không có hy vọng được cứu rỗi) [11] . Ông bày tỏ suy nghĩ của ông như sau: “Một triết gia India hay Tàu sẽ có những ý
tưởng kỳ lạ đến thế nào về tôn
giáo thiêng liêng của chúng ta?”, ông tự hỏi, “nếu sự hiểu biết của họ về tôn giáo này chỉ đến từ những
mô tả của những người tự do tư tưởng thời nay (những người, từ chối thẩm quyền tôn giáo, diễn
giải nó qua một lăng kính hoàn toàn hoài nghi, thường mô tả nó theo cách khắc
nghiệt hoặc thiếu nhân ái) và từ những nhà gót học cứng nhắc,
tự cho mình là đúng, của nhiều
giáo phái khác nhau (những nhân vật, giống) như những người Pharisi thời xưa? [12] Theo như hệ thống ghê tởm và
quá thô tục của những người hoài nghi chế giễu và bác bỏ tôn giáo một cách
khinh miệt, và của những ngòi bút cả tin mù quáng chấp nhận và truyền bá giáo điều
của nó với không hoài nghi thắc mắc, vị Gót của người Jew là một một sinh vật độc ác
tàn nhẫn, bất công, thiên
vị và viển vông nhất. Khoảng 6000 năm trước, Vị sáng thế này đã tạo ra một người nam và một
người nữ, và đặt họ trong một khu vườn tuyệt đẹp ở châu Á, nơi (ngày nay) không
còn dấu tích nào. Khu vườn này được trang bị đủ loại cây cối, đài phun nước và cỏ
hoa. Ngài cho phép họ dùng tất cả những loại trái cây trong khu vườn xinh đẹp
này, ngoại trừ một loại đã trồng ở giữa khu vườn, và có trong đó một đức tính
bí mật là bảo vệ họ luôn khỏe mạnh và cường tráng về thể chất và tinh thần, tăng
cường khả năng tự nhiên của họ và làm họ thành khôn ngoan. Ma quỉ đã nhập vào
cơ thể một con rắn, và nó đã dụ dỗ người nữ đầu tiên ăn trái cấm này; bà cũng đã
khiến người chồng làm như vậy. Để trừng phạt sự tò mò nhỏ nhoi và ham muốn tự
nhiên này về sự sống và kiến thức, Gót không chỉ đuổi tổ tiên đầu tiên của chúng
ta ra khỏi thiên đường, nhưng còn kết án tất cả con cháu của họ phải chịu đau
khổ trần gian, và phần lớn trong số họ sẽ phải chịu đau khổ vĩnh viễn, dù những
hồn của những đứa trẻ vô tội này không liên quan gì với hồn người của Adam hơn
là với của Nero và Mahomet; vì theo những nhảm nhí của giới học giả, những người
viết truyện ngụ ngôn và những nhà thần thoại học kinh viện, tất cả hồn người
đều được tạo ra trong sạch và được truyền vào trong những cơ thể phàm trần, ngay khi thai nhi được hình thành. Để thực hiện sắc lệnh thiên vị man rợ của
sự tiền định và trừng phạt hỏa ngục, Gót đã bỏ
mặc tất cả những dân tộc trong bí mật
đen tối, thờ linh tượng và mê tín, không có được bất kỳ
kiến thức cứu rỗi hay ân sủng cứu chuộc
nào; ngoại trừ một dân tộc cụ
thể, vốn Gót đã chọn như dân
tộc đặc biệt của ngài. Tuy nhiên, dân tộc được chọn này lại là dân tộc ngu
xuẩn, vô ơn, phản nghịch và ngoan cố nhất trong tất cả những dân tộc.
Sau khi Gót như thế, đã giữ rất đông loài người trong gần
4000 năm, trong một tình trạng đáng ghê tởm, -
bị ruồng bỏ, không ơn cứu rỗi - Ngài thình lình thay đổi, và đã thể hiện
lòng ưu ái với những dân tộc
khác, ngoài dân tộc Jew. Khi đó, Ngài đã sai đứa
con một của Ngài xuống thế gian, dưới dạng của một con người, để xoa
dịu thịnh nộ của Ngài, thỏa mãn công lý oán thù của Ngài, và
chết cho sự tha thứ tội lỗi của
Ngài. Tuy nhiên, rất ít dân tộc
đã nghe được “tin lành”
[13] này, và tất cả những dân tộc còn lại, mặc dù bị bỏ trong ngu muội không thể vượt, đều
bị nguyền rủa nhưng không có ngoại lệ, hay
bất kỳ khả năng nào để
được tha thứ.
Phần đông đảo nhất của những người đã nghe
nói về nó, đã thay đổi chỉ trong một số khái niệm
mang tính luận đoán về Gót và một số hình thức thờ phụng bên ngoài: Vì, trong những phương diện
khác, phần lớn những người đạo Kitô vẫn tiếp tục sa đọa về đạo đức của
họ như phần loài người còn lại; Thật vậy, họ trở nên suy đồi về đạo đức và
tội lỗi hơn, vì kiến thức lớn
hơn và hiểu biết sâu hơn của họ về những
lời dạy thiêng liêng (‘ánh sáng'’của họ) đáng lẽ
phải dẫn họ đến sống những đời tốt đẹp hơn, nhưng
họ đã thất bại, không làm như vậy.[14] Trừ khi đó là một
số rất nhỏ đã được chọn, tất cả những người Kitô khác, như những người ngoại đạo, không-Kitô, sẽ bị nguyền rủa
mãi mãi; sự hy sinh lớn lao đã
dâng lên vì họ sẽ thành
không, và vô tác dụng; Gót sẽ thích thú mãi mãi trong sự thống
khổ và phạm thượng của
họ; và mặc dù ngài có thể thay đổi trái tim họ bằng một lệnh truyền, nhưng họ sẽ mãi mãi
không được hoán cải và không thể cải đạo, bởi vì ngài sẽ mãi mãi không
thể làm cho nguôi được và không thể hòa giải được. Đúng là tất cả
những sự việc này làm Gót đáng ghê
tởm, là một kẻ ghét những hồn người hơn là một người
yêu thương chúng; một bạo chúa độc ác, đầy thù hận, một yêu quái bất lực
hay phẫn nộ, hơn là một người cha toàn năng, nhân từ của những hồn người.
Thế nhưng tất cả những sự việc này là một bí ẩn. Ngài có những lý do bí mật cho hành vi của ngài,
những lý do con người không thể hiểu thấu; và mặc dù Ngài có vẻ bất công và man
rợ, nhưng chúng ta phải tin ngược lại, bởi vì những gì như bất công, tội ác,
tàn ác và ác ý đen tối nhất trong chúng ta, thì trong Ngài lại là công lý, thương xót và thiện
lành tối cao. Thế nên, những nhà tư tưởng-tự do hoài nghi, những người Kitô
Juda-hóa, và những học giả
về thuyết định mệnh [15] đã làm biến dạng và
làm ô nhục những huyền nhiệm cao cả của tin tưởng tôn giáo linh
thiệng của chúng ta; như
vậy họ đã làm lẫn lộn bản chất của
và ác; đã biến những tình cảm quái dị nhất thành những thuộc tính thiêng
liêng, và vượt qua những người ngoại giáo trong sự
tính báng bổ, bằng coi bản chất vĩnh cửu, như những toàn hảo, là những gì
tạo ra những tội ác khủng khiếp nhất giữa con người. Những người ngoại
giáo thô thiển hơn bằng lòng với sự
thần thánh hóa dục vọng, loạn luân và ngoại tình; nhưng những học giả
về tiền định đã thần thánh hóa sự tàn ác, phẫn nộ,
giận dữ, báo thù và tất cả những tệ nạn đen tối nhất”. Xem Những Nguyên
Lý Triết Học Về Tôn Giáo Tự Nhiên Và Sự Vén
lên cho thấy Huyền bí của Chevalier Ramsay, Phần II. P. 401. [16]
N 13.7n87.3, Bea 80
Cũng chính tác giả này khẳng định, trong những chỗ khác,
rằng những hệ thống gót học của Arminius
và Molina
hầu như không có tác dụng gì trong việc hàn gắn
vấn đề: Và do đó, sau khi đã tự ném mình ra khỏi tất cả những giáo phái
được nhìn nhận của đạo Kitô, ông buộc phải phát triển một hệ thống của riêng ông, vốn là
một biến thể của gót
học Origen,
và giả định rằng hồn của cả người và thú vật đều hiện hữu
từ trước, cũng như sự cứu rỗi và cải đạo vĩnh cửu của tất cả loài người,
thú vật và ma quỷ. Nhưng khái niệm này,
là đặc biệt của
ông nên chúng ta không cần phải bàn thêm. Tôi nghĩ những ý kiến của tác giả
tài tình này rất đáng tò mò
tìm hiểu; nhưng tôi không
tuyên bố bảo đảm sự chính
xác của chúng. [17]
N 13.7n88, Bea 80
6.
Ovid . Metam. lib. ix. 501.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan/2025)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1]
cụ thể là qua lăng kính của sợ hãi
[2]
Hume lập luận rằng trong những xã hội ông mô tả là “man rợ và ngu dốt” (phản ảnh thành kiến lấy châu Âu làm trung
tâm của thế kỷ 18), mọi người có thể tôn thờ một vị thần vốn chính họ coi là độc ác và đáng ghê tởm.
Tuy nhiên, mặc dù nhận ra sự độc ác của vị thần này, họ vẫn tiếp tục tôn thờ,
có thể là vì sợ bị trả thù. Hume
cho rằng những người tôn thờ như vậy có thể nhìn nhận bản chất độc ác của vị thần
trong riêng
tư nhưng không công khai chỉ trích vị thần đó – đặc biệt là trong những bối cảnh
tôn giáo – vì sợ vị thần đó có
thể nghe được và
trừng phạt họ. Điều này củng cố lập luận rộng hơn của ông rằng tin tưởng tôn
giáo ban đầu được thúc đẩy nhiều hơn bởi sợ hãi và mê tín hơn là lý trí hoặc
ngưỡng mộ về đạo đức đối với thần thánh.
[3]
dæmonism : Trong Hume,
dæmonism chỉ những tin
tưởng vào những thế
lực hoặc hồn linh siêu
nhiên độc ác hoặc đáng sợ. Khái
niệm này khác với “daimonion”. Socrates
nổi tiếng với việc tin vào “daimonion” – một giọng nói bên trong thiêng liêng
hoặc hồn thiêng dẫn
đường – mà ông mô tả là một dạng hướng dẫn thiêng liêng ảnh hưởng đến những quyết định của ông, thường báo trước cho ông một số hành động nhất
định.
[4]
Hume lập luận rằng khi mọi người nâng cao khái niệm về thần thánh, họ có xu hướng
nhấn mạnh đến quyền năng và kiến thức của Gót hơn là lòng tốt của Người. Cảm
giác cao độ về sự toàn năng và thẩm quyền của Gót làm tăng thêm nỗi sợ hãi của
họ, vì họ tin rằng không có suy nghĩ hay hành động nào có thể che giấu được Người.
Kết quả là, họ cảm thấy buộc phải chỉ ca ngợi và ngưỡng mộ, ngay cả khi họ gán
cho Gót những hành động mà ở con người, sẽ bị coi là tàn nhẫn hoặc bất công. Ông cho rằng những tôn giáo phổ biến,
đặc biệt là trong não thức của những người có tin tưởng tôn giáo bình thường,
giống như một hình thức thờ quỷ thần (“dæmonism”)
– nơi mà vị thần càng được coi là càng nhiều quyền năng và hiểu biết thì vị này càng tỏ ra ít tử tế và
nhân từ. Trong khi những người thờ phụng dùng những lời ca ngợi, thì trái tim họ
lại âm thầm từ chối những khía cạnh khắc nghiệt và thù hận mà họ gán cho Gót, tạo
ra một cuộc xung đột nội tâm. Cuộc đấu tranh này – giữa tình cảm đạo đức chân
chính và sự ngưỡng mộ tôn giáo bị ép buộc – chỉ làm sâu xa thêm sợ hãi và đau khổ của họ dưới sự
mê tín.
[5]
Những nguyên lý đạo đức chỉ thuần túy khi chúng là thiết yếu đối với sự tồn tại
của xã hội, phản ánh quan điểm về hợp đồng xã hội, trong đó đạo đức nảy sinh từ
sự cần thiết chứ không phải từ chân lý tuyệt đối. Những nhà triết học như (a)
Thomas Hobbes lập luận trong Leviathan (1651) rằng nếu không có khuôn khổ
đạo đức vững chắc, xã hội sẽ sụp đổ trong hỗn loạn, khiến đạo đức trở thành một
sự cần thiết thực tế. (b) David Hume coi đạo đức là nền tảng trong tình cảm của
con người và nhu cầu của xã hội chứ không phải là thần quyền thiêng liêng.
[6]
“Sunt superis sua jura”, Latin: “Những vị thần có luật lệ
riêng” hoặc “Những vị thần có quyền riêng”. Nó ngụ ý rằng những vị thần không bị
ràng buộc bởi luật lệ đạo đức của con người và có thể hành động theo ý muốn
thiêng liêng của riêng họ, bất kể quan niệm đúng sai của con người.
[7]
Ở Hellas thời cổ, người ta thường nghĩ rằng những vị gót có kiến thức chọn lọc
và chủ yếu ở trên trời cao.Tuy nhiên, Socrates đã bác bỏ ý tưởng rằng những vị
gót có kiến thức giới hạn. Thay vào đó, ông lập luận rằng những vị gót là toàn
năng, biết mọi sự vật việc, gồm mọi hành động, lời nói và ngay cả cả những suy nghĩ. Đây là một sự thay đổi triệt
để so với tin tưởng thông thường rằng những vị gót có thể không biết một số sự vật việc nhất định hoặc chỉ có một kiến thức chọn lọc.
Quan điểm của Socrates được coi là một nghịch lý triết học, vì nó thách thức hiểu
biết truyền thống về kiến thức và quyền năng của thần thánh.
Thêm nữa, Socrates cũng nêu lên rằng những
vị gót có hiện
diện trải rộng khắp mọi nơi, không giới hạn chỉ trên trời cao. Ý tưởng này phản ảnh môht quan điểm
của thuyết panentheism: tin gót ở khắp mọi nơi – rằng
thần thánh hiện diện trong tất cả sự
vật việc và không chỉ hạn
hẹp ở
một địa điểm cụ thể. Tin tưởng vào sự hiện diện khắp mọi nơi của những vị gót
sau đó đã được nhắc lại trong Hirmotimus sive De sectis của Lucian, một
đối thoại châm biếm,
chỉ trích nhiều trường phái tư tưởng tôn giáo và triết học khác nhau. Lucian
cũng thảo luận về quan niệm rằng những vị gót hiện diện ở khắp mọi nơi, tương
tác và quan sát thế giới ở mọi nơi và mọi lúc. Do đó, quan điểm của Socrates đã
góp phần vào bàn luận triết
học rộng hơn, đặt câu hỏi trên những
ý tưởng tôn giáo truyền thống về bản chất của những vị gót và quan hệ của họ với
loài người.
[8]
Chevalier Ramsay (1696–1755) một triết gia và nhà văn người Scotland, nổi tiếng
với tác phẩm về Hội Tam Điểm và tôn giáo. Là người đổi từ Phản thệ sang
đạo Catô, ông tìm cách hòa giải
lý trí và đức tin, trình bày đạo Kitô dưới góc nhìn lý trí và
nhân văn.
[9]
free-thinkers: những người tự do tư tưởng: chỉ những người tiếp cận
tôn giáo và triết học với thái độ hoài nghi và lý luận độc lập thay vì tuân thủ
những giáo điều tôn giáo đã sẵn thiết lập. Vào thế kỷ 18, khi David Hume viết,
những người tự do tư tưởng thường gắn liền với deism, atheism, hay skepticism về
những giáo lý tôn giáo. Họ thách thức những tín ngưỡng truyền thống của đạo Kitô,
đặc biệt là những gì liên quan đến công lý thiêng liêng, tiền định và thẩm quyền
của nội dung kinh thánh.
[10]
Satisfaction: học thuyết gót học về thuyết thỏa mãn, một giải
thích của đạo Kitô về cách cái chết của Chúa Kitô chuộc tội cho con người. Ý tưởng
này, chủ yếu do Anselm xứ Canterbury phát triển vào thế kỷ 11, cho rằng loài
người đã “tội lỗi” vì đã phạm vào công lý vô hạn của Gót, tạo ra một món nợ mà
con người không thể trả được. Jesus, vừa thiêng liêng vừa vô tội, đã đền bù cho
món nợ này qua sự hy sinh của Người trên giá chữ thập, qua đó khôi phục lại quan
hệ của loài người với Gót
[11]
Predestination: thuyết Tiền
định là tin tưởng trong gót học Kitô rằng Gót đã định sẵn số phận của mọi hồn người,
quyết định trước hồn nào sẽ được cứu rỗi (lên
thiên đường) và hồn nào sẽ bị nguyền rủa vĩnh viễn (xuống
hỏa ngục),
bất kể hành động hay lựa chọn của họ. Nó đặc biệt gắn liền với gót học phái Calvin, nhưng xuất hiện dưới nhiều hình thức
khác nhau trong những giáo thuyết đạo KI tô.
[12]
Pharisees: Người Pharisi là những
nhà lãnh đạo tôn giáo Jew vào thời Chúa Jesus, nổi tiếng với sự tuân thủ nghiêm
ngặt những luật tôn giáo. Trong Tân Ước, họ được mô tả là những người tự cho
mình là đúng và đạo đức giả, tập trung vào giáo pháp và nghi lễ hơn là lòng trắc
ẩn và tâm linh.
[13]
Gospel = theo
nghĩa đen có nghĩa là “tin tốt lành”. Nó chỉ đến thông điệp cứu rỗi và cứu chuộc
qua Chúa Jesus Christ, cụ thể là lời tuyên bố rằng qua cuộc đời, cái chết và sự
phục sinh của Ngài, nhân loại có thể được hòa giải với Gót và được ban cho sự sống
vĩnh cửu. Thuật ngữ Gospel thường được dùng để chỉ bốn quyển sách đầu tiên của Tân Ước – Matthew,
Mark, Luke và John – kể câu chuyện về cuộc đời và lời dạy của Chúa Jesus.
[14]
“that their lights were greater” = Ánh
sáng của họ càng lớn hơn” – rằng
những người theo đạo Kitô,
đã nhận được nhiều kiến thức hơn
hoặc “chân lý” từ sự sự vén lên cho thấy huyền bí (tức
là “ánh sáng” của Phúc âm), nên họ phải biết trách nhiệm nhiều hơn về những hành động của họ.
[15]
The Judaizing Christians: những
người theo đạo Kitô tuân thủ hoặc thúc đẩy những nghi lễ và luật lệ tôn giáo của người Jew,
thường nhấn mạnh rằng đức tin của người theo đạo Kitô vẫn phải bị ràng buộc bởi những yếu tố của Luật Mosaic
(ví dụ, cắt bao quy đầu, luật ăn kiêng). Trong nội dung này, họ có thể bị coi
là bóp méo đạo Kitô bằng áp đặt những truyền thống theo thuyết duy luật.
The Fatalistic Doctors : Những tiến sĩ theo thuyết định mệnh – Có lẽ điều này ám
chỉ đến những nhà gót học nhấn mạnh vào thuyết định mệnh, niềm tin rằng mọi sự
kiện, bao gồm cả hành động của con người, đều được ý Gót định sẵn và không thể
tránh khỏi. Theo nghĩa tôn giáo, điều này chỉ trích những người dạy về thuyết
tiền định cực đoan, cho rằng ý chí tự do của con người là vô nghĩa. The
Predestinarian Doctors: Những tiến sĩ theo thuyết tiền định” – Đây là những
học giả tôn giáo ủng hộ mạnh mẽ thuyết tiền định, học thuyết cho rằng Gót đã định
sẵn số phận của mọi linh hồn, bao gồm cả những người sẽ được cứu rỗi hay bị
nguyền rủa. Đoạn văn này chỉ trích họ vì đã miêu tả Gót là tàn nhẫn và bất công
bằng biến sự cứu rỗi phụ thuộc vào sắc lệnh của Gót hơn là hành động hoặc lựa
chọn đạo đức của con người.
[16]
Ramsay, Chevalier (Andrew Michael), 1686-1743). The Philosophical Principles
of Natural and Revealed Religion. Part II. London: Printed for the author,
1731
[17]
Origenism – Một hệ thống gót học từ Origen (khoảng năm 185–253 sau Công
nguyên), dạy về sự tồn tại trước của linh hồn và sự cứu rỗi phổ quát, nơi mà tất
cả chúng sinh, thậm chí cả ma quỷ, cuối cùng đều được hòa giải với Gót .
Arminianism
– Một học thuyết của Jacobus Arminius (1560–1609) phản đối thuyết tiền định của
Calvin, nhấn mạnh ý chí tự do của con người trong việc chấp nhận hoặc từ chối
ân sủng của Gót .
Molinism
– Một học thuyết của Luis de Molina (1535–1600) tìm cách cân bằng quyền tối cao
của Gót và ý chí tự do của con người, đề
xuất rằng Gót có kiến thức trung gian
về mọi lựa chọn có thể mà con người có thể đưa ra.