(The Natural History of Religion)
David Hume
Tiết XIV.
Ảnh
hưởng xấu của những tôn giáo phổ biến trên đạo đức.
N 14.1, Bea 81
Ở đây tôi không thể
không nói đến việc quan sát một sự kiện,
vốn nó có thể đáng chú ý với những người lấy bản
chất con người làm đối tượng của
nghiên cứu của họ. Điều chắc chắn là trong mọi tôn giáo, dù định nghĩa bằng lời nói về tính thần thánh của nó có cao siêu
đến đâu đi nữa, nhiều người trong số những người theo tôn giáo, có lẽ là số đông
nhất, vẫn sẽ tìm kiếm ân huệ thiêng liêng, không phải bằng đức hạnh và đạo đức
tốt, điều vốn chỉ có thể có được một hữu
thể toàn hảo
chấp nhận, nhưng hoặc bằng những tuân giữ phù phiếm, bằng nhiệt thành quá mức, bằng say mê
cuồng nhiệt, hay bằng tin tưởng vào những quan điểm bí ẩn và phi lý.
Phần nhỏ nhất của Sadder, cũng như của Pentateuch, gồm những giới luật về đạo đức; và chúng ta
cũng có thể chắc chắn rằng
phần đó luôn luôn ít được tuân giữ và chú ý nhất. [1] Khi người Rôma thời cổ bị một bệnh dịch tấn công, họ
không bao giờ gán những khổ nạn
của họ cho những tật xấu
của họ, hay mơ đến sự ăn năn và hối cải. Họ không bao giờ
nghĩ rằng họ là những tên cướp phổ biến của thế giới, những người có tham vọng và hám
lợi đã khiến trái đất trở nên hoang tàn, khiến những quốc gia giàu có trở nên
thiếu thốn và ăn xin. Họ chỉ tạo ra một nhà độc tài [89] , để đóng một cái đinh vào cửa; và bằng cách đó, họ nghĩ rằng họ đã xoa
dịu đủ vị thần đang thịnh nộ của họ.[2]
N 14.2, Bea 81
Ở Ægina, một phe lập một âm mưu, đã tàn bạo và gian trá ám sát bảy trăm đồng bào
của họ; và cuồng nộ của họ mang họ
đi xa đến nỗi, một người
khốn khổ sau khi chạy đến đền thợ, đã bị họ chặt đứt lìa cả hai tay người này, nơi người này bám vào cổng, và sau
khi mang người
này ra khỏi vùng
đất thánh, ngay lập tức giết chết người này. Herodotus [90] nói, bằng sự bất kính vô đạo này, (không phải bằng nhiều những
ám sát tàn khốc khác), họ đã xúc phạm đến những thần
linh và mắc phải một tội lỗi không thể tha thứ được. [3]
N 14.3, Bea 81-2
Không, nếu chúng ta
sẽ giả định, những gì không bao giờ xảy ra, rằng một tôn giáo phổ thông đã được tìm thấy,
trong đó đã tuyên bố rõ ràng rằng không gì nhưng chỉ đạo đức mới có thể lấy được sự ân huệ
của thần thánh; nếu một dòng tu của những giáo sĩ được thành
lập để khắc sâu quan điểm này, trong những bài giảng hàng ngày, và với tất cả những nghệ thuật của thuyết phục; tuy
nhiên, những định kiến của dân chúng đã ăn sâu đến mức, vì sư thiếu thốn của một số mê tín khác,
họ sẽ làm cho chính việc tham dự những
bài giảng này thành những cốt yếu của tôn giáo, thay vì đặt chúng trong đức hạnh và những đạo đức tốt lành. Theo như chúng ta
biết, Lời mở đầu siêu phàm của những luật Zaleucus [91] đã
không gây cảm hứng cho những người dân Locri, về bất kỳ khái niệm sáng suốt nào hơn về những phương sách giành ưu ái của thần linh, so với với quan điểm những người Hellas khác đã có. [4]
N 14.4, Bea 82
Do đó, quan sát này
có giá trị phổ quát: Nhưng người ta vẫn có thể thấy khó khăn để giải thích nó. Chỉ
cần quan sát thấy rằng mọi người ở khắp mọi nơi đều hạ thấp những thần linh của
họ xống thành một đồng dạng với chính họ, và coi những thần linh như
một loại sinh vật giống-như-người, có phần nào hùng mạnh và thông minh hơn.
Điều này sẽ không loại bỏ được khó khăn. Vì không có con người
nào ngu ngốc đến mức xét theo lý trí tự nhiên của người ấy, người này sẽ không coi đức
hạnh và trung thực là những phẩm chất quý giá nhất vốn bất kỳ người nào có
thể có được. Tại sao không gán
cùng một phẩm chất đó cho vị thần của mình? Tại sao không làm cho tất cả tôn giáo, hay phần
chính của nó, gồm những phẩm
chất đã thành tựu này?
N 14,5, Bea 82
Cũng không thỏa
đáng khi nói rằng thực hành đạo đức khó hơn mê tín; và do đó bị từ chối. Vì,
chưa kể đến những sự tự hành xác hối lỗi
quá mức của những Brachmans
và những
Talapoins ; chắc chắn rằng Rhamadan của người Türkiye, trong thời gian đó những người khốn khổ
khốn khổ, trong nhiều ngày, thường là vào những tháng nóng nhất trong năm, và ở
một số nơi có khí hậu nóng nhất trong thế giới, không ăn uống gì từ khi mặt
trời mọc. Cho đến khi mặt trời lặn; Tôi nói rằng Rhamadan này phải khắt khe
hơn việc thực hành bất kỳ nghĩa vụ đạo đức nào, ngay cả với những người
xấu xa và sa đọa nhất trong loài người. Bốn chế độ “mùa Chay” của đạo Chính thống Nga, và sự khắc khổ của
một số người đạo Catô Rôma, có vẻ khó chịu hơn là sự hiền lành
và nhân từ. Tóm lại, mọi đức hạnh, khi con người thuận hợp
với nó, dù chỉ thực hành rất ít, cũng đều trở nên dễ chịu; trong khi mọi mê tín mãi mãi đáng ghét và nặng nề. [5]
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan/2025)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1]
Sadder: Có lẽ nhắc đến những tác phẩm tôn giáo của
đạo thờ Zoroaster, tóm tắt những nghĩa vụ đạo đức và
tôn giáo, có thể là từ Saddar Nasr, một bình luận sau này về Zend-Avesta. Pentateuch: Năm
quyển sách
đầu tiên của Kinh thánh Hebrew (Genesis, Exodus, Leviticus,
Numbers, Deuteronomy), còn gọi là Torah trong đạo Juda.
[2]
Hume nhắc đến một nghi lễ tôn giáo Rôma cổ đại trong đó một nhà độc tài được chỉ
định thực hiện một nghi lễ đóng đinh vào đền thờ Jupiter Optimus Maximus. Nghi
lễ này, được gọi là clavus annalis (“đinh đóng hằng năm”), được cho là
có sức mạnh apotropaic (bảo vệ) hoặc sám hối (chuộc tội). Người Rôma
nghĩ rằng nghi lễ đơn giản này có thể xua đuổi cơn thịnh nộ của thần linh, gồm
cả bệnh dịch hoặc những tai họa khác, thay vì đổ lỗi cho những bất hạnh của họ
do những khiếm khuyết về mặt đạo đức,
hay tìm cách sửa đổi hành vi của họ. Hume dùng ví dụ này để minh họa cho một
lời chỉ trích rộng hơn về khuynh hướng tôn giáo: rằng mọi người thường tìm kiếm
sự ưu ái của thần linh qua những hành động nghi lễ hoặc mê tín hơn là qua hành
vi đạo đức.
[3]
Hume nhấn mạnh sự trớ trêu trong nhận thức tôn giáo về tội lỗi qua lời kể của
Herodotus về một hành động tàn bạo ở Ægina. Một phe phái chính trị, có lẽ trong một tranh giành quyền lực,
đã thảm sát 700 người, nhưng những vị thần được coi là bị xúc phạm không phải bởi
thảm sát mà là hành động kéo một kẻ chạy trốn khỏi đền thờ, chặt tay anh ta, rồi
giết anh ta. Điều này cho thấy rằng hành vi xâm phạm không gian linh thiêng, chứ
không phải giết người hàng loạt, mới được coi là hành vi vi phạm thực sự. Mặc
dù ngôi đền chính xác vẫn chưa chắc chắn, nhưng có khả năng nó được dành riêng
cho Zeus, Apollo hoặc một vị thần chính khác.. Hume chỉ trích cách những truyền
thống tôn giáo thường ưu tiên sự thanh khiết trong nghi lễ hơn là những tội ác
đạo đức cơ bản, đặt sai vị trí những ưu tiên về mặt đạo đức.
[4]
Zaleucus là một nhà lập pháp từ Locri Epizephyrii, một thuộc địa của Greece, miền nam nước Ý, được ghi
nhận là người đã tạo ra một trong những bộ luật thành văn sớm nhất. Bất chấp sự
giới thiệu cao viễn về
luật pháp của ông, Hume lập luận rằng người Locrian, cư dân của Locri, không có
cái nhìn sáng suốt hơn về sự ưu ái của Gót so với những người Greece khác. Điều
này làm nổi bật lời chỉ trích của Hume về luật pháp và những hoạt động tôn giáo
cổ xưa thường không thúc đẩy được sự hiểu biết thực sự về đạo đức.
[5]
Pennances of the Brachmans and Talapoins = Những thực hành khổ hạnh nghiêm ngặt
của những Brahmin đạo
Hindu và những nhà sư Phật giáo Theravāda ở vùng Đông Nam Á, gồm ăn chay, tự kỷ luật
và những nghi thức nghiêm ngặt. Rhamadan
= tháng thứ 9 trong
lịch Islam,
dành cho thờ cúng, cầu nguyện, chay tịnh,
và học Kinh Qur'an, đặc những người Muslim không được phép ăn hoặc uống (kể cả
nước) trong những ngày của tháng Râmdan, từ lúc mặt trời mọc
đến lúc mặt trời lặn. Lents
of the Muscovites = Những “mùa Chay” những thời gian dành việc cầu nguyên và nhịn ăn uống, trong đạo Chính thống Nga, gồm Great Lent,
với những hạn chế nghiêm ngặt về chế độ ăn uống và cầu nguyện.
Talapoin - Một từ ngữ đã được những nhà du hành châu Âu (thế kỷ 17–19) dùng để chỉ những nhà sư Theravāda, gặp ở vùng Đông Nam Á (Thái Lan, Myanmar, Campuchia). - Từ nguyên: Có khả năng đã đem vào tiếng Portugual hay tiếng Pháp. Nó có thể có gốc từ : (a) “tala” (cây cọ) + “poi” (nhà tu) từ những ngôn ngữ Đông Nam Á. (b) Biến thể từ tiếng Sanskrit “tapasvin” (người khổ hạnh, người thực hành khổ hạnh). Những nhà thám hiểm, nhà buôn, và nhà truyền đạo đến từ châu Âu đã đặt ra từ này để chỉ những nhà sư đạo Phật Theravāda. Những nhà truyền đạo Catô đã dùng thuật ngữ này trong những thường thuật về những phong tục đạo Phật. Khi kiến thức của người châu Âu về đạo Phật cải thiện, những học giả đã dùng những thuật ngữ chính xác như “bhikkhu” (Pali), nên sang thế kỷ 19–20, không còn dùng từ talapoin này nữa.