về Palestine (1970)
Bertrand
Russell
1.
Bertrand
Russell mất ngày 2 tháng 2 năm 1970, thọ 98 tuổi. Hai ngày trước đó, ông
đã soạn một thông điệp gửi tới Hội Nghị Quốc Tế Những Dân Biểu Quốc Hội, sắp họp ở Cairo, đương khi những không kích của
Israel đang tiến sâu vào lãnh thổ Egypt. (Chiến tranh Tiêu hao giữa Israel-Egypt,
1967-1970, sau Chiến tranh Sáu ngày,1967). Thông điệp này của Russell đã được đọc
trong hội nghị, sau khi ông đã mất một ngày trước đó (ở Wales, U.K). Trong
thông điệp chính trị này, ông đã nhận xét rằng:
“Bi kịch của người dân Palestine là đất nước của họ đã
bị một thế lực ngoại bang “trao” cho một dân tộc khác để thành lập một nhà nước
mới. Kết quả là hàng trăm ngàn người dân vô tội bị biến thành vô gia
cư vĩnh viễn. Với mỗi xung đột mới, số lượng của họ lại tăng lên”.
Russell nói với
nhiệt tình nhân đạo và khách quan
chính trị trong sáng của ông. Hơn 50 năm đã trôi qua, thảm kịch bất công gây ra cho những người
dân Palestine, như ông mô tả, vẫn tồn tại và ngày càng sâu
dày hơn. Giờ đây, con số đau thương những người
sống đày ải trên quê hương của chính họ đã tăng lên trăm vạn lần. Thảm họa Nakba,tên
gọi thảm họa lịch sử của cướp đất, chết chóc và lưu vong của dân Palestine, từ
lâu đã chuyển thành một thảm kịch diệt chủng được chế độ chế độ a-pac-thai Israel
tiến hành khốc liệt trong những vùng Palestine chiếm đóng và phong tỏa, như
đang diễn ra ở Gaza: Nhà Tù Ngoài Trời hay cũng gọi là Trại
Cưỡng Bách Tập Trung Lộ Thiên lớn nhất thế giới hiện nay.
2.
https://www.youtube.com/watch?v=k0pOaRsfxYc)
Lời dẫn của video:
“… Đây là những gì còn lại của khu phố Alara phía đông nam Thành phố
Gaza. Đoạn phim quay bằng drone này cho bạn thấy nó trông như thế nào sau nhiều
ngày bị Israel bắn
phá, thả bom. Chắc chắn, đây chỉ là một phần nhỏ
trong sự tàn phá Israel đã gây ra ở miền Bắc của Dải Gaza, nơi
này có 1,1 triệu
người sinh sống và khoảng 60.000 công trình nhà cửa dân cư đã bị
phá hủy hoàn toàn hoặc một phần, không có nơi nào để sống, không có nước chảy,
không có điện thắp
sáng, và không có bếp, lò sưởi khi mùa đông mưa lạnh đang đến gần. Quân đội Israel thề sẽ
bắn bất cứ ai cố gắng trở về nhà, tuyên bố khu vực này là khu quân sự đóng kín.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Euro-Med cũng cho biết rằng trong tuần
xung đột đầu tiên, Israel đã giết chết 14 thường dân mỗi giờ, biến những
vùng đất rộng lớn của Dải Gaza bị bao vây, thành những địa ngục không thể
ở được. Bộ trưởng Di sản Israel Amihai Eliahu đã nói rằng một cách để đối phó với
những người dân Gaza là giết tất cả họ bằng bom hạt nhân. Đến cuối
tháng 11, Israel đã thả hơn 40.000 tấn chất nổ xuống Dải Gaza đông dân cư, nhiều
hơn mức tương đương với một quả bom hạt nhân 20 kiloton.
Đoạn phim mà bạn nhìn thấy được thực hiện
trong thời gian tạm ngừng bắn. Theo Politico, chính quyền Biden (US) có một số lo
ngại về hậu quả không lường trước được của việc tạm dừng giao tranh – rằng nó sẽ
cho phép những nhà báo tiếp cận rộng rãi hơn với Gaza, và có cơ hội
làm sáng tỏ thêm sự tàn phá ở đó, và hướng dư luận (phản đối) về Israel. Cho đến nay, những
nhà báo nước ngoài đã bị chặn quyền tiếp cận tự do vào Dải Gaza. Đoạn phim này
được nhà báo Muhammad El-Saife độc quyền cung cấp cho The GrayZone. Xin (đừng quay mặt đi) Đừng nhìn đi chỗ khác.”
Người dịch
tiếng Việt
về
chiến tranh Palestine-Israel. [1]
Bertrand
Russell
Phát biểu này về Trung Đông đã viết ngày 31 tháng 1 năm
1970 và đã đọc, trong một buổi họp của Hội nghị Quốc tế những dân biểu quốc
hội, ở Cairo, Egypt, vào ngày 3 tháng 2, 1970.
Giai
đoạn mới nhất của chiến tranh không tuyên bố ở Trung Đông dựa trên một tính
toán sai lầm sâu xa. Những trận thả bom vào sâu trong lãnh thổ Egypt sẽ không
thuyết phục được những người dân thường đầu hàng, nhưng sẽ củng cố sự quyết tâm
kháng cự của họ. Đây là bài học của tất cả những cuộc oanh tạc từ trên không.
Người
Việt Nam đã phải chịu đựng nhiều năm thả bom hạng nặng của US, họ đã đáp trả
không bằng đầu hàng nhưng bằng bắn rơi thêm nhiều máy bay địch.[2] Năm 1940, đồng bào U.K.
của tôi cũng đã chống lại những trận thả bom của Hitler với sự đoàn kết và
quyết tâm chưa từng có. Vì lý do này, những tấn công hiện tại của Israel sẽ
thất bại trong mục đích cơ bản của chúng, nhưng đồng thời chúng phải bị lên án
mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Sự
phát triển của khủng hoảng ở Trung Đông vừa nguy hiểm, vừa đem cho những bài
học về quan hệ quốc tế, động lực của quyền lực và chiến thuật vốn những đế quốc
dùng trong chiến tranh thực dân xâm lược. Trong hơn 20 năm, Israel đã bành
trướng bằng vũ lực chính trị và quân sự. Sau mỗi giai đoạn trong tiến trình
bành trướng này, Israel đều đã kêu gọi “lý trí” và đã đề nghị “đàm phán”. Đây
là vai trò truyền thống của quyền lực đế quốc, bởi vì nó mong muốn củng cố một
cách ít khó khăn nhất những gì nó đã chiếm đoạt được bằng bạo lực. Mỗi chinh
phục mới đều trở thành cơ sở mới cho đàm phán được đề nghị từ sức mạnh, bỏ qua
sự bất công của xâm lược trước đó. Hành động xâm lược của Israel phải bị lên
án, không chỉ vì không quốc gia nào có quyền sáp nhập lãnh thổ nước ngoài,
nhưng vì mỗi bành trướng là một thí nghiệm để dò xem thế giới sẽ có thể nhẫn
nại chịu đựng thêm sự xâm lược đến mức nào. [3]
Gần
đây, nhà báo I.F. Stone của Washington đã mô tả những người tị nạn quanh
Palestine với số lượng hàng trăm nghìn người như “cái cối đá đạo đức
tròng quanh cổ những người Jew trên thế giới”. Nhiều người tị nạn hiện đã bước
vào thập kỷ thứ ba của đời sống bấp bênh trong những khu định cư tạm thời. Bi
kịch của người dân Palestine là đất nước của họ đã bị một thế lực ngoại bang “trao”
cho một dân tộc khác để thành lập một Nhà nước mới. Kết quả là hàng trăm ngàn
người dân vô tội bị biến thành vô gia cư vĩnh viễn. Với mỗi xung đột mới, số
lượng của họ lại tăng lên. [4] Thế giới còn khoan dung và chịu đựng cảnh tượng
tàn ác vô độ này bao lâu nữa? Rõ ràng là những người tị nạn có mọi quyền được
trở về quê hương nơi họ bị đuổi ra khỏi đó, và việc từ chối quyền này là tâm
điểm của xung đột đang tiếp diễn. Không một người dân nào trên thế giới chấp
nhận bị trục xuất tập thể khỏi chính đất nước của họ; làm sao một ai có thể yêu
cầu người dân Palestine phải chấp nhận một hình phạt vốn không ai khác có thể
dung thứ được? Một sự định cư công bằng lâu dài trên quê hương của họ là một
thành phần thiết yếu của bất kỳ chương trình định cư thực sự nào ở Trung Đông.
Chúng
ta thường được khuyên rằng chúng ta phải thông cảm với Israel vì sự đau khổ của
người Jew ở Europe, dưới bàn tay của Nazis. Tôi thấy trong ý nêu lên này không có lý do gì để
kéo dài bất kỳ sự đau khổ nào. Những gì Israel đang làm ngày nay không thể tha
thứ được, và viện dẫn những kinh hoàng trong quá khứ (của họ) để biện minh cho
những kinh hoàng (của Palestine) trong hiện tại là đạo đức giả trắng trợn.
Israel không chỉ buộc một số lượng lớn. những người tị nạn phải chịu khốn khổ;
không chỉ nhiều người Ả Rập trong vùng đất chiếm đóng bị kết án tù đày dưới sự
cai trị của quân đội; nhưng Israel cũng buộc những quốc gia Ả Rập khác, vốn chỉ
mới thoát khỏi tình trạng thuộc địa gần đây, phải tiếp tục kéo dài tình trạng
nghèo đói suy kém kinh tế, khi những nhu cầu quân sự chiếm ưu tiên trong sự
phát triển quốc gia (của họ).
Tất
cả những ai muốn chấm dứt sự đổ máu ở Trung Đông phải bảo đảm rằng bất kỳ giải
pháp dàn xếp nào cũng không chứa đựng mầm mống của xung đột trong tương lai.
Công lý đòi hỏi rằng bước đầu tiên hướng tới một giải pháp phải là một sự rút
quân Israel khỏi tất cả những vùng lãnh thổ đã chiếm đóng vào tháng 6 năm 1967.
Cần có một vận động mới trên thế giới, để giúp vào việc mang lại công lý cho
dân chúng đang chịu đau khổ đã từ lâu ở Trung Đông. [5]
Bertrand Russell
Jan, 1970
Lê Dọn Bàn tạm dịch
– bản nháp thứ nhất
(Nov/2023)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] Dịch từ Message
to New York Session of the Russell Tribunal on Palestine – Bertrand Russell
Peace Foundation – http://www.russfound.org/RToP/RToP%20BRPF%20Message.htm.
Toàn
bài văn ở đây: https://www.connexions.org/CxLibrary/Docs/CX5576-RussellMidEast.htm
Những trận oanh tạc, nhằm đẩy miền Bắc
Việt Nam “trở lại thời đồ đá” (bắt đầu mãnh liệt từ 1965) đã là một trong những
yếu tố quan trọng, thúc đẩy
Bertrand Russell (UK), và Jean-Paul Sartre (France), cùng với hỗ trợ của những
nhà trí thức và hoạt động nhân quyền nổi tiếng khác trên thế giới (như Noam
Chomsky (US).đi đến thành lập Tòa án Tội phạm Chiến tranh Quốc tế, còn
gọi là Tòa án Russell (the International War Crimes Tribunal, hay The Russell Tribunal, hay Russell–Sartre
Tribunal, hay Stockholm Tribunal). Bắt đầu với phiên tòa đầu tiên ở Stockholm
vào năm 1966, Tòa án đã triệu tập ở nhiều thành phố khác nhau trên thế giới,
gồm Roskilde (Denmark), Rome và Paris. Trong những phiên tòa này, những nhân
chứng, chuyên gia và nạn nhân đã cung cấp lời khai và bằng chứng về tội ác
chiến tranh ở Việt Nam, trình bày nhiều tài liệu và tường thuật của những nhân chứng trực tiếp về chiến tranh đang diễn ra ở Việt Nam. Tòa án kết
luận US đã vi phạm luật pháp quốc tế và gây những tội ác chiến tranh, như dùng
vũ khí hóa học (chất độc khai quang màu da cam), cố tình nhắm vào dân thường,
thả bom xuống làng mạc và những mục tiêu phi quân sự, vi phạm luật nhân đạo
quốc tế. Tòa án khẳng định những tội ác chiến tranh này của US trong Chiến tranh
US-Việt Nam, đặc biệt trong thời kỳ oanh tạc miền Bắc Việt Nam.
A.
Khủng hoảng của người
tị nạn Palestine đã nổi
lên sau Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, được người Palestine gọi là Nakba (tiếng
Ả Rập: النكبة, > Nakbah: “thảm họa”), hay
gọi rõ là Thảm họa của dân Palestine, là sự cưỡng
bách di cư và cướp đất tập thể của chính quyền Israel với người Palestine bản địa,
qua đó hủy hoại xã hội, văn hóa, bản sắc, tự chủ chính trị và khát vọng dân tộc
của họ. Ngày nay Nakba là biểu
tượng cho bản sắc văn hóa và dân tộc, và ý thức tập
thể về bản thân và lịch sử của những người Palestine. Nakba đã khiến hàng trăm nghìn người
Palestine phải gánh chịu thảm họa mất đất đai nhà cửa, sau đó sống tị nạn và tù đày ngay trên chính quê hương của họ.
Ước tính về số người tị nạn Palestine theo tài
liệu rộng rãi công nhận cho
thấy hàng trăm nghìn người đã buộc phải rời bỏ nơi chôn rau cắt rốn trong và sau xung đột năm
1948. Nhiều người đã chạy nạn, với hy vọng trở lại sau xung đột, hay hay bị trục
xuất ra khỏi những vùng đất mới thành
quốc gia Israel. Người Palestine hoặc phải di
tản trong Palestine, đến West Bank và Gaza, hoặc đông đảo phải tị nạn tập thể
ở những
nước láng giềng, như
Jordan, Lebanon và Syria. Ngoài ra, những người tị nạn đã thành lập những cộng
đồng ở Egypt và những quốc gia khác, trên thế giới, tạo thành một tập thể Palestine hải ngoại rộng khắp, sau biến cố Nakba 1948.
UNRWA - Cơ quan Cứu trợ và Hoạt động Xã
hội của UN
dành cho Người tị nạn Palestine ở Cận Đông : thành lập năm 1949 để giải quyết những nhu cầu cấp thiết của hàng chục
nghìn người tị nạn Palestine chạy trốn hoặc bị trục xuất khỏi nơi cư trú của họ trong chiến tranh Ả
Rập-Israel năm 1948. Sự chạy loạn tập
thể này - Nakba,- dẫn đến sự thành lập UNRWA vói nhiệm vụ cung cấp cứu trợ tức thời và hỗ trợ phát triển hoạt động nhân đạo lâu dài cho những người tị
nạn Palestine.Những dịch vụ của UNRWA mở rộng tới 5,9 triệu người tị nạn
Palestine cư trú ở nhiều khu vực khác nhau, gồm West Bank, Đông Jerusalem, Gaza, cũng như
ở những nước lân cận Jordan,
Lebanon và Syria, nơi đông đảo người tìm
Palestine sinh sông sau thảm
họa Nakba. UNRWA hoạt động trong nhiều
lĩnh vực khác nhau để nhằm giảm bớt những khổ nạn chiến tranh vốn những người tị
nạn Palestine gánh chịu và cố gắng duy trì và phát triển những dịch vụ nhân đạo lâu dài – y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội – cho người tị nạn Palestine. Quyền hồi hương của những người tị nạn Palestine
và con cháu của họ trở về vùng đất tổ tiên của họ trong những khu vực
ngày nay là Israel và Palestine bị chiếm đóng, dù dược UN khẳng định nhưng Israel quyết liệt từ chối với lý do là nếu những người tị
nạn Palestine được hồi hương sẽ làm suy yếu tính-Jew (của Ziônnít Israel) và khiến
những người Jew mất đa số trong thành phần dân chúng Israel.
B.
Trong một
hành động bất ngờ năm 1917,
nước UK công khai
tuyên bố ý định thành lập một ‘quê nhà’cho người Jew ở Palestine (Tuyên bố Balfour,1917). Palestine, khi đó, chủ yếu gồm 90% người Palestine bản địa, đã được người UK bàn giao cho nhà nước của những người Ziônnít , phần lớn
mới đến định cư từ Europe. Mặc dù dân số Jew ở Palestine chưa đến 10%, nhưng
người UK đã tạo điều kiện cho việc nhập cư đáng kể từ Europe từ năm 1922 đến
năm 1935, nâng dân số Jew lên 27%. Số đông này tăng thêm lo ngại
của dân Palestine bản địa, dẫn đến những biểu tình phản đối chính quyền Anh.
Người UK đề nghị phân chia Palestine, thậm chí còn dùng vũ lực để loại trừ những người Ả Rập, làm xung đột căng thẳng thêm trầm trọng. Người Palestine từ chối chấp nhận kế hoạch bất công này, nổi dậy
chống lại người Anh, dẫn đến những đàn áp
bạo động và khiến
hàng nghìn người thiệt mạng. Năm 1947, mệt mỏi vì xung đột không ngừng diễn ra, người UK đã nhường trách nhiệm quản trị Palestine cho UN. UN đề nghị một kế hoạch phân chia mới, giao 55% đất đai cho người Jew, mặc dù họ chỉ chiếm 1/3 dân số. Người Ả Rập cũng bác bỏ đề
nghị này, nhưng những người Ziônnít đã tạm thời chấp nhận và đồng thời vẫn đòi thêm đất đai. Năm 1948,
lực lượng dân quân Ziônnít đã chiếm giữ những làng mạc và thành phố của người
Palestine, khiến hàng nghìn người bị mất nhà
cửa, cùng ngày người UK chính thức rút lui. Tuyên bố thành lập nhà nước Israel
mới, ngày 15
tháng 5 năm 1948, đánh dấu
ngày Nakba, hay Thảm Họa, với người Palestine, biểu thị sự mất
nước, cùng bản sắc
và đất đai, làng mạc, quê nhà của họ. Sự thành lập của nhà nước Israel đã dẫn đến việc 1,9 triệu người Palestine
phải di tản tập thể cưỡng
bách, sau khi 530 ngôi
làng của họ bị phá hủy
và khoảng 15.000
người bị giết hại
trong hàng loạt những xung đột vũ lực tàn bạo.
C.
A.
1.
Xung đột Palestine-Israel có thể được nhìn/hiểu qua
năm mô hình.
1. Mô hình thứ nhất: một xung đột Đặc Biệt Duy Nhất (sui
Generis). Cho rằng nó là độc nhất nên không thể đặt nó trong những phạm trù hay khuôn khổ
đã thiết lập thường dùng để phân
tích và tìm hiểu những xung đột lịch sử . Chủ trương
này nhấn mạnh trên trường hợp lập quốc đặc biệt (sau 2000 năm về vùng ‘đất hứa’ Israel) của những người Ziônnít (Zionism). Mô hình này mang
nhiều thiên kiến, có những sai lầm và thiếu xót khi loại trừ
bối cảnh thực tại lịch sử.
2. Mô hình thứ hai: một xung đột Tôn Giáo: Đây là nhận định sai lạc phổ thông rằng xung đột chủ yếu là tôn giáo. Thực sự, tôn giáo đóng một vai trò
biểu tượng trong tranh chấp (như những nhà thờ thánh địa Jeruzalem), nhưng
không phải là cốt lõi của xung đột.
4. Mô hình thứ tư: một xung đột sắc tộc
hoặc Dân Tộc: Nêu bật
cuộc đấu tranh giữa dân Jews và dân Ả Rập Palestine trên cùng một
vùng đất (đất Palestine như ‘the
Land of Israel/đất Israel’,
hay ‘the Holy Land/đất thiêng’). Vấn đề trung tâm của xung đột xoay quanh vấn
đề những
lãnh thổ bị chiếm đóng, Jerusalem, những khu định cư và quyền của những người tị
nạn Palestine
5. Mô hình thứ năm: Một xung đột giữa người định cư và thuộc địa: Tập trung vào những người định cư Jews đến sau, từ châu Âu, nhằm
thay thế người dân bản địa Palestine qua vũ lực, và những
biện pháp xâm chiếm, thống trị. Mô hình này giải thích được nguồn gốc
trực tiếp của những xung đột
trong việc xua dân/cướp đất và
tản cư/định cư thành tị nạn vĩnh viễn.
Mô hình thuộc địa-định cư (Mô
hình 5) này bao quát hơn, vì dựa trên thực tại lịch sử rộng lớn của nó. Nó đem cho một hiểu biết
thực và sâu hơn, bằng xem xét:
a.
Nguồn gốc của những người định cư Jews, chủ yếu đến từ châu Âu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Cho thấy làn sóng người định cư châu Âu đến Palestine không chỉ nhằm mục đích cai trị nhưng còn thay thế người dân bản địa, ngấm ngầm thực hiện thanh lọc sắc tộc (Ethnic cleansing)
b.
Vai trò quan trọng của chủ thuyết đế quốc UK trong
việc hỗ trợ sự thu tóm đất đai,
định hình chính trị kinh tế
và những chiến tranh đi đến trục xuất người Palestine (sau đó là sự ủng hộ tuyệt đối của Germany ắt hẳn từ mặc cảm tội lỗi
‘diệt chủng’ của Nazis ở nước này, và sự ủng hộ đặc biệt về chính trị quân sự
kinh tế của US với Israel, từ ý định thực dân – dùng Israel như một ‘tiền đồn’
kiềm chế những quốc gia Ả Rập, duy trì đặc quyền kinh tế trong khai thác dầu
khí ở Trung Đông.
c.
Nỗ lực liên tục trong việc xua dân cướp đất và
thiết lập những nông trường kibbutz ban đầu đến những vùng đất chiếm đóng, và
những khu định cư đô thị, bao quanh những vùng cư dân Palestine, thu hẹp địa
bàn sinh sống của người Palestine. Tất cả cho thấy sự tàn khốc này đã gây những
intifada, từ bất bạo động đến bạo động trong tranh chấp phản kháng này
2.
a. a. Chủ thuyết dân tộc: Xung
đột bắt nguồn sâu xa từ khát vọng của những chủ
thuyết dân tộc.
Ý hệ Ziônnít, như một chủ
thuyết dân tộc, nhằm thiết lập một quê hương
cho những người Jew ở Palestine. Trong khi chủ thuyết dân tộc Ả Rập, với mục đích đoàn kết những người Ả
Rập, dựa trên ngôn ngữ, lịch sử và văn
hóa chung. Hai hệ tư tưởng dân tộc đối lập này
đã đặt nền móng cho sự căng thẳng và cạnh tranh lãnh thổ.
b.
Tôn giáo: Mặc dù không chỉ là xung đột tôn
giáo nhưng ý nghĩa tôn giáo sâu xa của vùng
đất này đóng một vai trò then chốt. Vùng đất này là thiêng liêng với người Jew đạo Juda, người Ả Rập đạo Islam và
người Ả Rập đạo Kitô, và
mỗi nhóm đều có liên hệ lịch
sử và tôn giáo chặt chẽ với vùng đất Palestine.Tình cảm tôn giáo tạo thêm nhiều lớp cảm xúc và phức tạp về lịch sử cho tranh
chấp
c.
Chủ thuyết thực dân và chủ thuyết đế quốc: Di sản
của chủ thuyết thực dân và chủ thuyết đế quốc đã định hình xung đột. Sự ủy trị
Palestine của UK và Tuyên bố Balfour năm 1917, thể hiện sự ủng hộ của UK với
một “quê nhà” cho
người Jew ở Palestine, đóng một vai trò
quan trọng trong sự phát triển xung đột. Sự can thiệp
của những đế quốc tạo tiền đề cho những đấu tranh
địa chính trị tiếp theo. Trên thực tế, chủ thuyết thực dân ở Palestine mang hình thức một chủ
thuyết thực dân của người định cư (Settler
Colonialism), liên quan đến việc thành lập những cộng đồng Jew
trên những vùng đất truyền thống của người Palestine, gồm việc chiếm đoạt đất
đai, di cư dân bản địa và áp đặt văn hóa/chính trị của người định cư.
d.
Những khu định cư và tranh chấp đất đai: Việc
thành lập những khu định cư của Israel ở West Bank và Gaza, những lãnh thổ bị
Israel chiếm đóng từ Chiến tranh Sáu ngày 1967, là một điểm gây tranh chấp lớn.
Người Palestine coi những khu định cư này là một hình thức của chủ thuyết thực
dân-định cư và là trở ngại lớn cho giải pháp
hai nhà nước. Việc mở rộng những khu định
cư đang diễn ra làm trầm trọng thêm căng thẳng và làm phức tạp thêm những đàm
phán tìm giải pháp hòa bình.
e.
Di tản và Người tị nạn: Thảm họa
Nakba xảy ra trong Chiến tranh Ả Rập-Israel năm 1948, dẫn đến di tản hàng loạt
người Palestine và tạo một lượng lớn người tị nạn trong và ngoài Palestine. Vấn đề chưa được giải quyết về
quyền hồi hương của những
người tị nạn này vẫn là một bất bình sâu sắc và căng thẳng dai dẳng, là vấn đề then chốt trong giải quyết xung đột
f.
Tư cách nhà nước và công nhận nhà nước: Khát vọng của người Palestine về một nhà nước độc
lập, và việc từ chối thừa nhận tính hợp pháp của nhau với tư cách là những thực
thể có chủ quyền góp phần tạo nên tính chất kéo dài của xung đột.
Đến nay, có rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu tranh chấp lịch sử này – đặc biệt là nó bị vùi dấu trong những thuật kể sai lạc, những huyền thoại ngụy biện, nhằm biện minh cho những chủ trương kỳ thị cực đoan của một phong trào chính trị và ý hệ với kế hoạch thiết lập một quốc gia dành riêng cho dân Jew, trên ‘đất hứa’ Palestine, như trong huyền sử Cựu ước.
Trong Mười huyền thoại về Israel (Ten Myths About Israel), 2017. Tác giả Ilan Pappe – sử gia người Israel và giáo sư tại Đại học Exeter, UK. – đưa ra những thách thức trước những thuật kể và huyền thoại phổ biến này, vốn Israel dùng để biện minh cho những chính sách kỳ thị chủng tộc của nó với người Palestine. Quyển sách phơi bày những sai lầm, xuyên tạc và thiếu sót về lịch sử và thực tại, vốn làm nền tảng cho những huyền thoại này, đồng thời đưa ra một giải thích thay thế và chính xác hơn về xung đột Israel-Palestine. Ilan Pappe trình bày những ngụy biện tạo những huyền thoại sau đây:
a. Huyền thoại 1: Palestine là một vùng đất trống vào thời điểm Tuyên bố Balfour: Huyền thoại của “một vùng đất không dân cư cho một dân tộc không có đất ở / a land with no people for a people without a land” thường cho là của những người theo Zionism thời kỳ đầu, tuyên truyền ý tưởng rằng việc thành lập quê hương Jew ở Palestine sẽ mang lại một giải pháp cho những người tị nạn và người nhập cư Jew, đặc biệt là ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Ý tưởng rằng Palestine là một vùng đất dân cư thưa thớt hay không người, như chờ sẵn cho những người Jew định cư. Tuy nhiên, khi lịch sử diễn ra, khẩu hiệu này và thuật kể liên quan đã bị chỉ trích vì đơn giản hóa quá mức thực tại lịch sử và thống kê dân số phức tạp của Palestine:. Tuyên bố Balfour năm 1917, khi hứa hẹn thành lập một quê nhà cho người Jew ở Palestine, đã không tham khảo ý kiến hay tôn trọng những quyền và nguyện vọng của người Palestine bản địa. Thách thức huyền thoại này, Ilan nhấn mạnh trên sự hiện hữu những cộng đồng Ả Rập Palestine. Dựa trên bằng chứng lịch sử từ hồ sơ, tài liệu lưu trữ và di sản văn hóa của Ottoman, Pappe cho thấy cuộc sống phong phú và tích cực gồm những hoạt động văn hóa, xã hội và kinh tế. có nguồn gốc lâu đời trong những cộng đồng Ả Rập Palestine bản địa.
h.
Huyền thoại 8: Hiệp định Oslo năm 1993 là một tiến
trình hòa bình thực sự. Huyền thoại này coi Hiệp định Oslo là một thỏa thuận
mang tính lịch sử và hy vọng, mang đến cơ hội hòa bình và hòa giải giữa người
Israel và người Palestine. Sự thật là Hiệp định Oslo là một tiến trình thiếu
sót và thất bại, không giải quyết được những vấn đề cốt lõi của xung đột, như
vấn đề tị nạn, định cư, biên giới và tình trạng của Jerusalem. Hiệp định Oslo
cũng không chấm dứt sự chiếm đóng của Israel, nhưng tái cơ
cấu và củng cố nó, tạo ra một hệ thống phân mảnh và thống trị với người
Palestine.
i.
Huyền thoại 9: Intifada lần thứ hai năm 2000 là một
hành động khủng bố. Huyền thoại này coi người Palestine là những kẻ khủng bố
bạo động và phi
lý, những người đã từ chối đề nghị hòa bình hào phóng của Israel và phát động
một chiến dịch thả bom liều chết và tấn công đẫm máu nhằm vào dân thường
Israel. Thực tại là Intifada lần thứ hai là một cuộc nổi dậy tự phát và phổ
biến, được kích dộng bởi
chuyến thăm đầy khiêu khích của Ariel Sharon tới khu nhà thờ Hồi giáo Al-Aqsa,
và được thúc đẩy bởi sự thất vọng và tuyệt vọng của người Palestine trong điều
kiện áp bức và nhục nhã của hiệp định Oslo.
Intifada thứ hai không phải là một hoạt động khủng bố mà là một phong trào
kháng chiến, dùng nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh khác nhau, gồm vũ
trang và không vũ trang, bạo lực và bất bạo động, chống lại sự chiếm đóng của
Israel.
j.
Huyền thoại 10: Sự chiếm đóng của Israel là nguồn
gốc duy nhất của xung đột. Huyền thoại này cho rằng xung đột có thể được giải
quyết bằng cách chấm dứt sự chiếm đóng của Israel ở West Bank và Đông
Jerusalem, đồng thời thành lập một nhà nước Palestine cùng với Israel. Tuy
nhiên, huyền thoại này bỏ qua thực tại rằng sự chiếm đóng không phải là nguyên
nhân sâu xa của xung đột mà là một triệu chứng và hậu quả của xung đột. Xung
đột bắt nguồn từ hệ tư tưởng và kế hoạch của Ziônnít,
vốn phủ nhận sự tồn tại và những quyền của người Palestine, đồng thời tìm cách
xóa bỏ và thay thế họ bằng một nhà nước Jew. Xung đột chỉ có thể được giải
quyết bằng giải quyết sự bất công về lịch sử và đạo đức vốn Ziônnít
gây ra cho người Palestine, đồng thời bằng công nhận và tôn trọng những quyền
dân tộc và nhân quyền của họ.
1.
Xung đột Israel-Palestine đã diễn ra hơn 100 năm qua, Trong The
Hundred Years' War on Palestine: A History of Settler Colonialism and
Resistance, 1917–2017 (Cuộc chiến trăm năm ở Palestine: Một Lịch sử của chủ
thuyết thực dân của người định cư và sự phản kháng, 1917–2017) Rashid Khalidi
trình bày một phân tích lịch sử của sự xung đột
giữa Ý hệ tư tưởng chủ thuyết dân tộc phục quốc của người Jew (Zionism) và chủ thuyết dân tộc Palestine (Palestinian
nationalism) từ quan
điểm của người Palestine bản địa.
Ông cho thấy Ý hệ tư
tưởng chủ thuyết dân tộc phục quốc của người Jew đã cấu thành một hình thức của chủ
thuyết thực dân định cư (settler
colonialism), được đế
quốc UK và US lần lượt hỗ trợ, với
mục tiêu tước quyền chiếm hữu và thống trị dân Palestine. Khalidi phác họa lịch sử
xung đột qua sáu giai đoạn quan trọng vốn ông gọi chúng như “những tuyên chiến” với
Palestine, bắt đầu từ Tuyên bố Balfour năm 1917 và đến gần đây chính quyền Trump công nhận Jerusalem là thủ đô của
Israel năm 2017. Ngược với những thuật kể qui ước, mô tả xung đột như một đụng độ bi thảm giữa hai phong trào quốc gia,
Khalidi thách thức những quan điểm này bằng cung ứng một tường thuật thuyết phục và tinh tế về sự phản kháng và quật cường của người
Palestine trước sự áp bức và tước đoạt thực dân.
Quyến sách đem cho một quan điểm của người
Palestine về những sự kiện lịch sử, nhấn mạnh tác động lâu dài của chủ thuyết
thực dân định cư với người Palestine trong suốt thế kỷ. Theo Khalidi, lịch sử 100 năm chiến tranh Israel-Palesstine gồm những thời kỳ và chủ
đề chính như sau:
a.
Tuyên bố Balfour (1917): Ban hành trong Thế chiến
thứ nhất, bày tỏ sự ủng hộ của UK với một “quê nhà cho người Jew” ở Palestine
do Ottoman kiểm soát. Đặt nền móng cho khát vọng của ý hệ tư tưởng dân tộc chủ
thuyết phục quốc của người Jew (Zionism),
gây căng thẳng giữa cộng đồng người Jew và người Ả Rập.
b.
Ủy trị của
UK (1920-1948): Ủy trị của Hội Quốc Liên (League of
Nations): đã trao cho
UK sau Thế chiến thứ nhất, dẫn đến sự quản lý của UK ở Palestine. Thay đổi về
cơ cấu thành phần dân cư: Dòng người nhập cư Jew làm gia tăng căng thẳng giữa
những cộng đồng đang tìm quyền tự quyết.
c.
Nakba (1948): Thành lập Israel: Kết quả từ Chiến
tranh Ả Rập-Israel năm 1948. Sự di tản của người
Palestine: Hàng trăm ngàn người phải trải qua sự di tản cưỡng bức, được gọi là
Nakba
d.
Chiếm đóng
và kháng chiến (1948-1967): Người tị nạn Palestine: Nakba dẫn đến việc thành
lập những trại tị nạn. những cuộc tấn công của những fedayeen (những chiến sĩ
tranh đấu cho tự do): Thời kỳ được đánh dấu bởi sự kháng cự của người
Palestine, gồm cả những cuộc tấn công của những Fedayeen nhằm vào những mục
tiêu của Israel.
e.
Chiến tranh sáu ngày (1967): Sự bành trướng của
Israel: Giành quyền kiểm soát West Bank, Đông Jerusalem, Dải Gaza, Bán đảo
Sinai và Cao nguyên Golan. Sự chiếm đóng xác định
bởi sự kiểm soát của Israel với những vùng lãnh thổ này, hình thành sự xung đột.
f.
Chiếm đóng và định cư (1967-nay): những khu định cư
của người Israel: Sự xây dựng
khu định cư trên những lãnh thổ bị chiếm đóng đã dẫn đến những tranh chấp đang
diễn ra. Những Lãnh thổ Palestine: West Bank,
Đông Jerusalem và Dải Gaza nằm dưới sự
kiểm soát của Israel trong những mức
độ khác nhau.
g.
Những nổi dậy Intifada: Intifada lần thứ nhất (1987-1993): nổi dậy của quần chúng đánh dấu bằng
những biểu tình, bất tuân dân sự và xung đột. Intifada lần thứ hai (2000-2005):
Đặc trưng bởi bạo lực gia tăng, gồm thả bom tự sát và những chiến dịch quân sự.
h.
Tiến trình hòa bình và Hiệp định Oslo (thập niên
1990): Hiệp định Oslo: những thỏa thuận giữa Israel và Tổ chức Giải phóng
Palestine (PLO) nhằm giải quyết xung đột. Thách thức: Mặc dù lạc quan nhưng vẫn
phải đối mặt với nhiều thách thức, bao gồm cả việc xây dựng khu định cư đang
diễn ra.
i.
Những vấn đề đương thời (sau
2005): Phong tỏa Gaza: Do Israel áp đặt, góp phần gây ra những khó khăn trong cứu trợ nhân đạo. Tiếp tục mở rộng khu định cư: Việc xây
dựng đang diễn ra ở West Bank vẫn còn gây tranh luận. Nỗ lực ngoại giao: những
sáng kiến quốc tế nhằm giải quyết xung đột.
Quyến sách xuất bản năm 2020 nên
chưa nói về chiến tranh diễn ra gần đây, giữa
Israel và quân kháng chiến Hamas ở Gaza.
2.
Có thể nhìn xung đột phức tạp
này với góc nhìn của phía những trí thức tiến bộ người gốc Jew. Trong môt bài giảng mới đây nhất, ở đại học Massachusetts, Amherst,
17 /10 /2023) giáo sư học giả và cũng là nhà khoa học chính trị nổi tiếng đương thời, người
US, Norman
Finkelstein, vắn tắt câu
chuyện lịch sử về xung đột Israel-Palestine như
sau:
Năm 1947, Palestine là nơi sinh
sống của 2 nhóm dân cư riêng
biệt: Yishuv, cộng đồng những người Jew
với khoảng 600.000 người, và cộng đồng người Ả Rập Palestine với khoảng
1.300.000. Sự chung sống được đánh dấu bằng sự cạnh tranh căng thẳng và xung
đột gia giữa người Ả Rập Palestine bản địa và những người Jew định cư (Khi số người Jew đến
Palestine định cư tăng lên đáng kể sau Thế
chiến I, đặc biệt sau Tuyên bố Balfour 1917). Sự cạnh tranh về đất đai và tài
nguyên tạo tiền đề cho những phức tạp
về sau của
xung đột Israel-Palestine. Hậu quả
của Thế chiến II chứng
kiến sự chấm dứt quyền ủy trị của UK với Palestine, mở đường cho sự tham gia
của UN. Nghị quyết 181 của UN, được gọi là nghị quyết phân vùng (the partition resolution), đề nghị
phân chia Palestine, với 56% cho cộng đồng Jew và 44% cho những người Ả
Rập. Phía Ả Rập bác bỏ đề nghị này, nhấn mạnh họ là đa số và là dân bản địa. Sự từ chối này đã dẫn
đến Chiến tranh Ả Rập-Israel thứ nhất 1948,
chiến trận bùng nổ công khai
dẫn đến biến cố Nakba, trục xuất
khoảng 90% người Ả Rập Palestine, trong đó 250.000 người cuối cùng chạy đến Gaza,
biến nơi này thành vùng tập trung nững dân cư
chủ yếu là những người tị
nạn.
Sau năm 1948, Israel tự tuyên bố
là một quốc gia, mở rộng
biên giới bao trùm 80% lãnh thổ Palestine, ngoại trừ West Bank, Đông Jerusalem
và Gaza. Nhưng chiến tranh tháng 6 năm 1967, còn
gọi là Chiến tranh Sáu ngày, đã mở rộng hơn nữa quyền
kiểm soát của Israel với West
Bank, Đông Jerusalem và Gaza. Nghị quyết 242 của UN nhấn mạnh việc không thể
chấp nhận việc giành lãnh thổ bằng chiến tranh, đặt nền móng cho khuôn khổ lấy
đất đổi hòa bình. Đến đầu
những năm 1970, Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO), do Yasser Arafat
lãnh đạo, đã phải chấp nhận
Nghị quyết 242 của UN, công nhận
tư cách nhà nước của Israel. Đổi lại, họ đòi quyền tự
quyết ở West Bank, Đông Jerusalem và Gaza. Năm 1982,
Israel phải đối mặt với tình thế khó khăn khi PLO
theo đuổi một tấn công hòa bình. Phát động chiến tranh ở Lebanon, Israel đã gây
thương vong hàng loạt, buộc PLO phải lưu vong. Vấn đề Palestine dường như không
còn được quốc tế chú ý, khiến West Bank và Gaza phải tự vật lộn
với số phận của mình. Điều này
đã thay đổi vào tháng 12 năm 1987 khi một nổi dậy dân sự bất bạo động nổ
ra, được gọi là intifada đầu tiên. Người Palestine, nhận thấy thiếu áp
lực quốc tế với Israel, đã tìm cách khẳng định quyền lợi của mình.
Chuyển sang 1993, Hiệp định Oslo được ký kết, với việc PLO chính thức
công nhận Israel trên giấy tờ. Tuy nhiên, người Palestine nhận được rất ít và
giải pháp dự kiến trong thời gian tạm thời 5 năm đã không thành hiện thực. Sang thế
kỷ 21, Gaza phải đối mặt với tình trạng phong tỏa vào năm 2006 sau khi Hamas
chiến thắng trong bầu cử quốc hội ở đây. Những
năm sau đó chứng kiến những hành quân tàn bạo
của Israel, mở liên tục những chiến dịch càn
quét quân sự như Cast Lead (2008), Protective
Edge (2012) và Protective Edge (2014)
dẫn đến thương vong và tàn phá lớn lao cho dân
cư Gaza. Năm 2018, Cuộc Tuần Hành Trở Về Vĩ Đại (Great
March of Return), một hành động bất tuân dân
sự, đã vấp phải tấn công tàn khốc của
Israel (nhắm bắn vào trẻ em, nhân viên y tế, nhà báo và người tàn tật) Tình
trạng phong tỏa dai dẳng này khiến Thủ tướng UK David Cameron mô tả Gaza là một
“nhà tù ngoài trời”, và nhà xã
hội học người Israel, Baruch
Kimmerling còn đi xa hơn, mô tả đây là “trại tập trung lớn nhất từ trước đến
nay”. Gaza, là
biểu tượng của sự phản kháng và đấu tranh cho những quyền và phẩm giá của người
Palestine, nhưng cũng là nơi được đánh dấu của sự đau khổ và tuyệt vọng. Tất cả dân cư ở đây là nan nhân của một sự trả thù cực đoan qua sự trừng phạt
tập thể (collective punishment), và như lời đương kim Tổng thư ký LHQ nói, Gaza
(hiện) trở thành ‘một nghĩa địa của những trẻ em’
(Nov/2023).
Chiến tranh
thường trực ở Palestine, như nói trên, đến từ xung đột giữa Ý hệ tư
tưởng chủ thuyết dân tộc phục quốc của người Jew (Zionism) và chủ thuyết dân tộc Ả Rập (Arab Nationalism) của người Palestine, đã bắt đầu
từ cuối thế
kỷ 19, đặc biệt từ biến động Nakba, Russell, trong thông điệp chính trị này,
đã nói về những gì vẫn gọi là Vấn đề Palestine (The
question of Palestine): những vấn đề chính trị và lãnh thổ phức tạp, tồn tại
lâu dài quanh xung đột Israel-Palestine). Nó bao trùm nhiều phương diện khác
nhau, gồm sự thiết lập nhà nước Israel, xua dân chiếm đất khiến dân bản địa
Palestine – hàng trăm ngàn người dân vô
tội bị biến thành vô gia cư vĩnh viễn. Với mỗi xung đột mới, số lượng của họ lại
tăng lên”, tình trạng phân cắt của Jerusalem, những biên giới của
Israel, cũng như những quyền (hồi cư) và chủ quyền lãnh thổ của dân Palestine.
– tất cả đòi hỏi một giải pháp chính trị công bằng, không phải
những xâm lăng chiếm đóng quân sự – “muốn chấm
dứt sự đổ máu ở Trung Đông phải bảo đảm rằng bất kỳ giải pháp dàn xếp nào cũng
không chứa đựng mầm mống của xung đột trong tương lai. Công lý đòi hỏi rằng bước
đầu tiên hướng tới một giải pháp phải là một sự rút quân Israel khỏi tất cả những
vùng lãnh thổ đã chiếm đóng”.
Tất cả như vang vọng những gì Clausewitz đã nói về chiến tranh, – chiến tranh
thực sự là một sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp bạo lực, được
thúc đẩy bởi những động lực chính trị và đạo đức. (“War is nothing but a
duel on an extensive scale… an act of violence intended to compel our opponent
to fulfill our will, …War is merely the continuation of politics by other means”).
Khi bàn về “bộ ba nghịch lý” (paradoxical trinity): những sức mạnh của tình
cảm, cơ may/ngẫu nhiên và lý
trí trong chiến tranh, Clausewitz cũng nhìn nhận một phương
diện về đạo đức
của nó, khi nhấn mạnh trên bản chất nghiêm
trọng và bạo động của chiến tranh vốn do những
nguyên tắc chính trị và tiêu chuẩn đạo đức dẫn đường. Điều sau – những tiêu chuẩn đạo đức – đã hoàn toàn bị những phe phái
chính trị làm ngơ, trực tiếp dẫn đến thảm
kịch tàn khốc hiện đang diễn ra cho những người dân Palestine
ở Gaza. Nạn nhân của một trừng phạt tập thể, từ cuồng hận, tất cả trong những bước tiệm tiến, khởi từ Nakba,
của một kế hoạch thanh lọc sắc tộc qui mô, với ý định như cuối cùng
chiếm chỗ của một dân tộc, dùng mọi hình
thức bạo lực xua đuổi họ, ra
khỏi nơi sinh sống vốn từ hàng
nghìn năm nay vẫn là quê hương duy nhất
của họ
4.
ĐỌC THÊM:
Ở Israel-Palestine, đảng quyền
lực đã thành công trong việc tự vẽ mình như những nạn nhân, trong khi những
người bị giết và bị thương lại trở thành những kẻ khủn bố tàn ác. (Gabor Maté, Giấc Mơ Đẹp Của
Israel Đã Trở Thành Một Ác Mộng)
Những quyển
sách sau đây là tham khảo chính cho bài dịch này – chúng đem cho một
nội dung lịch sử, chính trị và văn hóa để có thể hiểu được nền tảng cơ bản của
vấn đề Palestine phức tạp, đặc biệt là chiến tranh hiện nay ở Gaza, giữa quân
đội khủng bố của chính quyền apartheid Israel và quân kháng
chiến Hamas.
Như nói
trên, “khủng bố” thực ra bắt đầu với những người Jew, ở Palestine. Nhóm dân
quân Lehi trong thời Ủy
trị Palestine của UK,
đã bị chính quyền UK coi là một tổ chức khủng bố do những hoạt
động quân sự của họ, gồm những vụ ám sát nổi tiếng. Họ đã ám sát Lord
Moyne, Bộ trưởng UK thường trú tại Trung Đông, 1944 và sau đó, năm 1948,
ám sát Bá tước Folke Bernadotte, nhà ngoại giao Sweden và hòa giải UN). Nhóm này cũng hợp tác với Phát
xít Italy và Nazi Germany, và đặc biệt tấn công những thường dân Ả Rập
(vụ thảm sát Deir Yassin khét tiếng, năm 1948, khiến hơn khoảng 100 đến 120 dân làng Palestine, gồm cả
phụ nữ và trẻ em, đã bị giết chết. Cuộc tấn công và thảm sát này đã tác động lớn đến diễn biến của xung đột Israel-Palestine, gây sợ hãi và hoảng loạn dẫn góp phần vào những động cơ của biến cố Nakba.
(a) Fateful
Triangle: The United States, Israel, and the Palestinians / Tam
giác định mệnh: US, Israel và người Palestine, 1983 của của Noam Chomsky là
một phê phán
toàn diện chính sách đối ngoại của US ở Trung Đông. Fateful Triangle đem cho một cái
nhìn bao quát về mạng lưới
phức tạp của những động lực
chính trị trong xung đột
Israel-Palestine. Điều tra của Chomsky vượt trên những tài liệu
lịch sử đơn
thuần, đi sâu vào những yếu tố địa
chính trị. Ông mổ xẻ nền tảng lịch sử, chính trị và chiến lược của liên hệ đặc biệt US-Israel. Liên hệ này đã đóng một vai
trò quan trọng, ấn định tiến trình lịch sử và xác định những động lực của xung
đột Israel-Palestine.
Trọng tâm đào sâu của Chomsky
nằm ở sự ủng hộ nhất quán và vững chắc US dành cho Israel. Trong lịch sử, US
coi Israel như một đồng minh chính trị và kinh
tế quan trọng ở Trung Đông và đã viện trợ cho
Israel với mức hỗ trợ tài chính và quân sự
cao nhất so với bất kỳ quốc gia nào khác. Ông mổ xẻ những nền tảng lịch sử,
chính trị và chiến lược của sự hỗ trợ đặc biêt này, cho thấy tác động hỗ tương phức tạp
giữa những quyền lợi quan trọng trong
Chiến tranh Lạnh và xa hơn, Có thể tóm lược những điểm chính nhìn theo chiều hướng của xung đột Israel-Palestine như sau: (a) Liên minh chiến lược: Israel
là đồng minh chiến lược của US chống lại ảnh hưởng của USSR ở Trung Đông. (b) Tiếp cận tài nguyên: Đảm bảo quyền tiếp cận những nguồn tài nguyên dầu
khí của khu
vực vốn quan tâm
cốt yếu của những cường quốc toàn cầu. (c) Ảnh hưởng
địa chính trị: US nhằm mục đích duy trì ảnh hưởng và kiểm soát
lâu dài những vùng lãnh thổ quan trọng ở
Trung Đông. (d) Đấu tranh
ý hệ trong Chiến
tranh Lạnh: Hỗ trợ Israel phù hợp với chiến lược của US nhằm kiềm chế ảnh hưởng
của USSR. (e) Động lực tranh dành quyền lực: xung đột Israel-Palestine trở nên vướng vào sự tranh
giành quyền lực toàn cầu rộng lớn giữa US và USSR. (f) Công nghiệp An ninh và Quốc phòng: Viện trợ quân sự của US cho
Israel không chỉ phục vụ những mục tiêu địa chính trị và an ninh nhưng còn mang
ý nghĩa kinh tế với ngành công nghiệp quốc phòng của US. Động lực này tạo ra
quan hệ cùng có lợi giữa những lĩnh vực quốc phòng của US và Israel. Khía cạnh
kinh tế thể hiện rõ ở chỗ một phần đáng kể viện trợ được Israel sử dụng để mua
thiết bị và dịch vụ quân sự từ US, cung cấp một thị trường ổn định và sinh lợi
cho ngành công nghiệp quốc phòng US. Do đó, khoản viện trợ này góp phần mang
lại phúc lợi tài chính cho những nhà thầu quốc phòng US, những người đảm bảo
hợp đồng với Israel về nhiều loại vũ khí quốc phòng.
Cho thấy những lợi ích kinh tế gắn liền
với viện trợ quân sự, nhấn mạnh sự tương tác phức tạp giữa những cân nhắc về
địa chính trị, lợi nhuận của ngành công nghiệp quốc phòng và động lực rộng lớn
hơn của xung đột Israel-Palestine trong cơ cấu quyền lực toàn cầu.
Nhân đây – như một phụ chú cho
điểm (f) này – một quyển sách mới của Antony Loewenstein, The Palestine
Laboratory: How Israel Exports the Technology of Occupation Around the World
/ Phòng Thí Nghiệm Palestine Israel Đã Xuất Cảng Kỹ Thuật Quân Sự Của Sự
Chiếm Đóng Khắp Thế Giới Như Thế Nào 2023. Loewenstein đi sâu vào lĩnh vực công nghiệp-quân sự của Israel, tiết lộ
rằng những vùng Palestine bị chiếm đóng đã trở thành nơi thí nghiệm vũ khí và
kỹ thuật tình báo giám sát. những kỹ nghệ này thường gồm những vũ khí tiên
tiến, hệ thống giám sát và chiến thuật được thiết kế cho những hoạt động chiến
tranh đô thị và chống nổi dậy. Như drone, camera giám sát đám đông theo dõi
nhận diện cá nhân, thiết bị kiểm soát đám đông (tear gas rubber bullets, water
cannons, acoustic weapons, stun grenades, and bean bag rounds và những thiết bị
quân sự và an ninh công nghệ cao khác. Theo Loewenstein, những công nghệ này,
từng được thí nghiệm trên dân chúng
Palestine, sau đó sẽ xuất khẩu trên toàn thế giới thu lợi nhuận rất cao. Cuốn
sách nhấn mạnh rằng Israel đã bán những vũ khí này cho hơn 130 quốc gia, cho
thấy tác động toàn cầu của những đổi mới quân sự được phát triển qua những hoạt
động an ninh và quân sự áp dụng trên lãnh thổ Palestine (Israel là nước xuất
khẩu vũ khí lớn thứ 10, chiếm 1,4% doanh số bán vũ khí toàn cầu trong giai đoạn
2018-22).
Chomsky cũng đưa lên những câu hỏi thách đố về mặt đạo đức
trong sự tán thành
của US với những sách lược của Israel, bất chấp sự chỉ trích rộng rãi của hầu như tất cả dư luận quốc tế, đặc biệt
liên quan với sự bành trướng lãnh thổ (Greater Israel) và sự đối xử kỳ thị bất công với người Palestine.
Chuyển hướng lăng kính
phê phán, Chomsky xem xét những động lực bên trong Palestine, đặc biệt chú ý
đến Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO). Trong khi thừa nhận những đấu tranh
lịch sử và sự phản kháng chính đáng của
Palestine, Chomsky không né tránh việc chỉ trích sự chia rẽ nội bộ và những
thất bại về lãnh đạo trong chính quyền
Palestine. Quan điểm nhìn từ nhiều mặt
này cũng thừa nhận cả những áp lực bên ngoài và những thách thức bên trong đã
hình thành nên câu chuyện của Palestine.
Fateful Triangle không chỉ giới hạn
trong phân tích những sự kiện lịch sử; những cũng tích cực khai triển những vấn
đề đương thời và đưa ra những quan điểm thay thế, nhằm đi đến một hòa bình công bằng và lâu dài. Là tác giả của Manufacturing Consent, 1988, Chomsky
đã xem xét
kỹ lưỡng những hình ảnh truyền thông có khuynh hướng làm nổi bật một cách không
cân đối những phương diện nhất định của xung đột, tác động sai lệch nhận thức của công chúng. Chomsky lập luận rằng hầu hết giới
truyền thông và trí thức US đều có
thành kiến “pro-Zionist”, công khai
và triệt để ủng hộ Zionism. Ông cho
rằng thành kiến này làm sai lệch những thuật kể, chúng chạy theo
hướng có lợi cho Israel và phản lại những gì thuộc về Palestine. Ông cho rằng thiên vị này đã định hình
nhận thức công chúng về xung đột ở Trung Đông. Điển hình và phổ thông là những phương tiện truyền thông thường
có khuynh
hướng tập trung vào những sự việc riêng biệt nhưng không
cung cấp bối cảnh lịch sử cần thiết nhấn mạnh trên một số
khía cạnh nhất định trong khi hạ thấp những khía cạnh khác. Tất cả khiến người đọc.không thể có được diễn giải trung thực không nắm bắt được những khía cạnh phức tạp của vấn đề Israel-Palestine. Theo ông, giới truyền
thông vẫn tiếp tục duy trì và củng cố những thiên vị.
Chomsky thách thức những
thuật kể một chiều thịnh hành, trong đó mô tả
xung đột Israel-Palestine theo những cách vốn theo ông, bóp méo sự thật tận nền tảng. Một trong những câu chuyện như
vậy là mô tả Israel như duy nhất là nạn nhân ở đây, và thường trình bày người Palestine như phi lý, có khuynh
hướng bạo động. Chomsky lập luận rằng tường thuật một chiều quá mức này đã đơn giản sự phức tạp của xung đột, bỏ qua những yếu tố
lịch sử và địa chính trị, góp phần
vào tạo thêm căng thẳng.
Mục tiêu bao quát của Chomsky nhằm mang cho
người đọc một hiểu biết toàn diện về những vấn
đề lịch sử và thời sự của xung đột
Israel-Palestine. Bằng truy tìm nguồn gốc của nó từ cuối thế kỷ 19 với sự trỗi
dậy của Zionism, ông đã đặt những
căng thẳng giữa cộng đồng Jews và Ả Rập vào trong bối cảnh lịch sử. Fateful Triangle đào sâu những
sự kiện lịch sử quan trọng như sự thành lập của Israel vào năm 1948 và những
chiến tranh Ả Rập-Israel. Phân tích quan hệ phức tạp giữa ba thực thể
này. Chomsky cho rằng US đã đóng vai trò then chốt trong việc tạo điều kiện và
hỗ trợ Israel chiếm đóng kéo dài những vùng lãnh thổ Palestine, gây những hậu
quả nghiêm trọng cho vấn đề Palestine.
(b) Orientalism / Cái nhìn về phương Đông của phương
Tây của
Edward Said
Edward Said, nhà phê bình văn hóa nổi tiếng người US gốc Palestine và là
giáo sư lý thuyết văn học tại Columbia, người đã nêu khái niệm Orientalism trong quyển sách cùng tên có ảnh hưởng lớn
năm 1978 của ông. Trong “Orientalism”, Said đi sâu vào việc xây dựng
lịch sử và văn hóa “Phương Đông” của những học giả, văn nghệ sĩ phương Tây. Orientalism ở đây dùng như
một khái niệm phê phán sự mô tả nhiều tô vẽ thường có tính miệt thị của phương
Tây với văn hóa Phương Đông. Orientalism của Said
vượt ra ngoài phạm vi phê phán đơn thuần; ông coi nó như một hệ thống kiến thức
và quyền lực đã định hình nhận thức của phương Tây về phương Đông Theo
Said, nhận thức méo mó này đã ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm văn
học, lịch sử, nhân chủng học và chính trị. Lập luận của ông xoay quanh khẳng
định rằng những trình bày của
phương Tây về phương Đông thấm nhuần với những động lực về quyền lực của đế quốc, chịu ảnh hưởng
sâu đậm của lý thuyết thực dân và những
thành kiến về văn hóa thuộc địa. Khái niệm Orientalism quan trọng này của Said đã
gây tác động
sâu rộng đến những
nghiên cứu hậu-thuộc
địa, nghiên cứu văn hóa và những thảo luận liên quan đến quan hệ giữa phương
Tây (Euurope) và Trung Đông, trong đó gồm Palestine.
“Sự xung đột,
thách thức hay giữa những mô tả của phương Đông
và phương Tây về thế giới
là một tranh chấp.bên trong cũng như
bên ngoài (xung đột hay căng thẳng giữa
những mô tả của phương Đông và phương Tây về thế giới không chỉ là vấn đề về sự
khác biệt bên ngoài về ý thức hệ, xung đột văn hóa hay quan điểm đối nghịch,
nhưng còn là vấn đề bên trong mỗi cá nhân, đến từ những khác biệt về văn hóa,
tư tưởng hoặc địa chính trị với bản sắc và nhận thức cá nhân ). Edward
Said trong nhiều năm đã là tiếng nói quan trọng trung tâm. trong Orientalism,
ông đã phân tích – dùng những từ của chính ông – sự liên kết giữa kiến thức với
quyền lực. Tác phẩm này, – nếu có thể gói gọn trong một câu, – thảo luận về những học giả trong thời kỳ
Đế quốc (Europe) đã như thế nào giúp vào việc tạo nên hình ảnh
phương Đông, những hình ảnh này cung
cấp một biện minh
cho ý hệ tư
tưởng thượng đẳng (supremacy) của chủ
thuyết đế quốc”. (lời Salman Rushdie , 1986)
Edward Said phân tích quan hệ
giữa phương Tây, chủ yếu đại diện bởi Châu Âu Ki tô và phương Đông, chủ yếu là những xã hội Trung Đông Islam. Ông phê phán cách thức những học giả,
nhà văn nghệ sĩ phương Tây mô tả về
phương Đông trong lịch sử, duy trì một thế giới quan thứ bậc với những duy trì những quan niệm thiên vị (văn hóa
phương Tây ưu việt và tiến bộ hơn văn hóa phương Đông, …), rập khuôn (những nhân vật đến từ
Trung Đông thường là -kỳ lạ, khác thường cuốn hút (exotic) cho thấy một sự rập
khuôn, nhấn mạnh trên sự khác biệt đông/tây, trên-dưới,…) và những quan điểm
thiên lệch về phương Đông (một cái nhìn ‘gia trưởng’ cho rằng ‘mâu quốc’ thực dân có thẩm quyền trong việc ấn
định những diễn biến của những sự kiện và xác định những thuật kể của dân thuộc
địa).. Said
lập luận rằng Cái nhìn về phương Đông của phương Tây này, được thái độ
thực dân và động lực của những quyền lực đế quốc hình thành, đã góp phần tạo ra những quan niệm sai
lệch về vùng Cận Đông và gây ra những hậu quả trong thế giới thực tại, đặc biệt trong bối cảnh xung đột Israel-Ả Rập và những thuật kể về Palestine.
Said cho biết: Ngay từ đầu của những
nghiên cứu, luận thuyết, suy nghĩ, viết nói của
phương Tây về Phương Đông, một điều vốn Phương
Đông không thể làm là tự nói, tự trình bày chính mình. Trong lịch sử, Phương Đông không sức mạnh hay tự chủ để
xác định và trình bày những câu
chuyện của riêng mình. Trong Orientalism, Said lập luận
rằng quyền lực để trình bày và diễn giải Phương Đông được những học giả, nghệ sĩ và trí thức phương
Tây nắm giữ, thế nên, nhũng hình ảnh về Phương
Đông chủ yếu được định hình bởi những quan điểm
phương Tây, đặc biệt và được kiểm
duyệt trong những công trình nghiên cứu của những nhà nghiên cứu chuyên môn về Phương Đông (Orientalists). Said giải thích cho thấy hoạt động của chủ nghĩa thực dân, không chỉ qua quân sự nhưng còn
qua văn học; không chỉ qua chinh phục lãnh thổ nhưng còn qua nhân loại học;
không chỉ qua sự áp bức, nhưng còn được biện minh qua thuật kể (văn học, tư tưởng). Ông đã cho thấy phương
Tây vẽ bức tranh 'Phương Đông như thế
nào: – rập khuôn, một chiều – như trong hình ảnh những
người thổi kèn dụ rắn,
vũ nữ múa bụng, những tên trộm – những
nhân vật lạ thường, bí ẩn (exotic) những hậu cung xa họa gợi nhục dục, sa đọa (harem). Said đã quan sát sự mô tả này trong văn học
phương Tây thế kỷ 19, và những tiếng vang vẫn tồn tại trong văn hóa hiện đại.
Bật tivi, đọc báo, xem phimảnh – bạn đang được kể câu chuyện gì? 'Chúng ta' đối
lại với 'bọn họ', 'lý trí' đối lại với 'phi lý', văn minh đối lại với man rợ.
Điển hình, người châu Phi thường được dán nhãn như những kẻ
chuyên quyền tham nhũng hay những nạn nhân chết đói, người Mỹ Latinh như những
trùm ma túy, những cầu thủ bóng đá hay những nhà độc tài, Những người Ả Rập như những kẻ
khủng bố hoặc những người đa thê, hay khinh phụ
nữ, [Said còn viết Culture and Imperialism / Văn hóa và chủ thuyết đế quốc
(1993). Nhũng ý tưởng trong Orientalism mở rộng trọng tâm khám phá, tìm
xem văn học và văn hóa, ngoài những trình bày của phương Tây về phương Đông, đóng
những vai trò quan trọng thế nào trong việc duy trì những ý hệ tư tưởng đế quốc
và những cơ cấu quyền lực. Nhưng ở đây, tôi không thể đi xa đến thế]
Những quan điểm thiên vị thường gán những đặc điểm tiêu cực cho người
Palestine, lập lại những mẫu
rập khuôn (stereotypes) bất công.
Trong xung đột Israel-Palestine,
Said vạch trần những thành kiến và tiêu chuẩn kép – áp dụng cho người nhưng không cho mình – phổ biến
trên những phương tiện truyền thông, trong giới học
thuật và những nói viết chính trị phương Tây.
Ông chỉ trích việc bóp méo thuật kể của người Palestine, mô tả họ như có bản
chất bạo động, và khuynh hướng gây
hấn. Trong khi mô tả Israel như một quốc
gia dân chủ và văn minh, bị vây khổn giữa khối Ả Rập thù địch đông đảo. Những mô tả một chiều và sai lạc như vậy, nhấn mạnh vào xung đột chính trị nhưng bỏ qua bối cảnh rộng hơn của văn hóa. Đôi khi chúng liên kết một cách bất công chủ yếu
với những hành động ‘khủng bố’, đơn
giản hóa quá mức những vấn đề địa chính trị phức tạp và nguồn gốc lịch sử của
xung đột. Một đặc điểm tiêu cực khác là mô
tả xã hội Palestine như lạc hậu,
chậm tiến, và xem thường
những thành tựu vốn thách
thức những mẫu rập khuôn này. Ngoài ra, những mô tả thiên vị có thể nhấn mạnh vào những tin tưởng tôn giáo hoặc chính trị trong một cách thức định hình người Palestine như cuồng tín
hoặc không khoan nhượng, bỏ qua sự đa dạng của những quan điểm trong chính dân chúng Palestine Những hành động
chống lại sự chiếm đóng của Israel có thể sẵn sàng bị coi là ‘xâm lược’/’khủng bố’, không công nhận sự chống áp
bức của họ như một quyền tự nhiên, hay không xem xét bối cảnh lịch sử rộng lớn của xung
đột giữa Israel-Palestine.
Lập luận của Said không phải để xác nhận những mô tả này nhưng để thách
thức chúng, ủng hộ một cách nhận hiểu tế nhị và quân bình hơn về
thuật kể của người Palestine. Kêu gọi hãy để người
Palestine tự trình bày những thuật kể hành động
cá nhân hay cộng đồng, những bày tỏ quan điểm, kinh nghiệm và
câu chuyện của riêng họ, không để bị ảnh hưởng hay tác động bóp méo
từ bên ngoài. Trong đấu tranh của người Palestine hãy để họ có được
tiếng nói đại diện đích thực, trả lại câu chuyện của họ cho chính họ, để có được những trình bày đi đến một hiểu biết chân thực hơn về lịch sử, văn hóa và
những khát vọng
của họ
Edward Said còn viết
thêm về Israel và Palestine, trong The Question of Palestine / Vấn đề về
Palestine (1979), The Politics of Dispossession / Chính trị của sự chiếm
hữu (1994), và The End of the Peace Process / Bế tắc của tiến trình hòa
bình (2000). Trong chúng, ông đi sâu vào xung đột lâu dài giữa Israel.và
Palestine Theo Said, nguồn gốc của xung đột mở rộng sang những lĩnh vực lịch sử
và chính trị, đặc biệt chịu ảnh hưởng những yếu tố như chủ thuyết thực dân, chủ
thuyết dân tộc và những động lực địa chính trị. Sự tập trung của ông vào hệ tư
tưởng Zionism, những can thiệp từ bên
ngoài và sự mất cân bằng quyền lực, nhấn mạnh tác động của chúng trong việc định
hình xung đột. Said phê phán việc tước quyền sở hữu của người Palestine, phân
tích hậu quả của những quyết định chính trị và ủng hộ một giải pháp công bằng,
đề cao quyền sống và phẩm giá của người Palestine. Tác phẩm của ông thách thức
những thuật kể thịnh hành, kêu gọi một hiểu biết sâu xa, toàn diện hơn về sự phức
tạp tiềm ẩn trong xung đột Israel-Palestine.
Trong nghiên cứu của
Said, những khía cạnh văn hóa và lịch sử chiếm vị trí trung tâm. Ông đưa ra những
hiểu biết độc đáo khác biệt với những phân tích địa chính trị của Chomsky. Said
giới thiệu một bài phê bình văn hóa qua khái niệm Orientalism của ông, tiết lộ cách những đại diện của phương Tây về
phương Đông, bao gồm cả Palestine, được định hình như thế nào bởi những thành
kiến sâu xa và động lực quyền lực đế quốc. Ông lập luận rằng những thành kiến
này đóng một vai trò then chốt trong việc hình thành nhận thức về xung đột. Hơn
nữa, Said khám phá cách những quan điểm của Orientalism
duy trì sự bóp méo thuật kể của người Palestine bằng tác động đến những cấu
trúc lịch sử và văn hóa. Sự bóp méo này, bắt nguồn từ những mô tả quá đơn giản
và thiên vị, tác động đến sự hiểu biết toàn bộ và quyết định những chính sách. Ủng
hộ sự tự trình bày Said kêu gọi người Palestine lấy lại lời kể của họ. Ông nhấn
mạnh sự quan trọng của việc cho phép những cá nhân và cộng đồng thể hiện kinh
nghiệm và thuật kể của họ một cách chân thực, không bị ảnh hưởng từ bên ngoài.
Đặt xung đột trong một bối cảnh rộng hơn, Said xem xét tác động hỗ tương giữa
chủ thuyết thực dân, chủ thuyết dân tộc và những động lực địa chính trị, cung cấp
một sự hiểu biết toàn diện về sự phức tạp của nó. Ông thu hẹp khoảng cách giữa
văn hóa và chính trị, tiết lộ những thành kiến văn hóa, như được phản ánh trong
Orientalism, có những hậu quả cụ thể
như thế nào với những quyết định chính trị, nhận thức của công chúng và hoạch định
chính sách.
Những công trình của
Said nổi bật vì ông đã nhân văn hóa những kinh nghiệm của Palestine, thách thức
những định kiến tiêu cực và ủng hộ một sự hiểu biết nhạy cảm và công bằng
hơn, hướng đến một thừa nhận về sự đa dạng và phức tạp của xã hội Palestine. Những
tác phẩm này của ông đóng góp vào việc đưa ra một xem xét phân tích nhiều mặt về
xung đột Israel-Palestine, làm phong phú những viết nói về Palestine với những
hiểu biết về văn hóa, lịch sử và chính trị.
Gaza Trong Khủng Hoảng
là một tập hợp những cuộc phỏng vấn và tiểu luận của Noam Chomsky, đề cập trực tiếp về lịch sử và tình hình hiện tại của sung đột Israel-Palestine tập trung hiện nay ở Gaza, cũng như những triển
vọng và thách thức với một giải pháp hòa bình và công bằng cho xung đột dai dẳng ngày càng khốc liệt này.
Trong The Holocaust Industry: Reflections on the Exploitation of
Jewish Suffering / Kỹ nghệ của thảm sát diệt chủng Holocaust: Suy ngẫm về việc
khai thác đau thương của người Jew (2000), Norman Finkelstein đã đặt ra
thuật ngữ “Kỹ nghệ của thảm sát diệt chủng Holocaust” để mô tả những gì ông coi
là việc lạm dụng ký ức tập thể về thảm họa diệt chủng của những người Jew ở
Europe thời Nazi để nhằm đạt những quyền lợi chính trị và thu hoạch tài chính.
Theo Finkelstein, việc khai thác như một ‘kỹ nghệ’này chủ yếu do những tổ chức
tổ chức lãnh đạo và những nhân vật cầm đầu trong cộng đồng Jew ở US dàn dựng..
Lập luận của Finkelstein vượt xa từ ngữ; ông
cho rằng Holocaust, ban đầu là một thảm kịch lịch sử, đã chuyển thành một ý hệ tư
tưởng. Theo quan điểm của ông, sự chuyển đổi này đã làm băng hoại văn hóa Jew
và sự tưởng nhớ chân thực về
Holocaust, khiến ông gọi nó là “kỹ nghệ khai thác Holocaust”. Trong phân tích, Finkelstein mổ xẻ cẩn thận hoạt động của ‘kỹ nghệ khai thác’này. Ông lập
luận rằng việc bày tỏ quan tâm với đau khổ
của người Jew trong Thế chiến thứ hai chỉ đạt được động lực sau khi thành lập
“Kỹ nghệ khai thác Holocaust”. Finkelstein nêu lên chiến
lược tính toán đúng thời điểm này đã
lên khung hình ảnh Israel như một quốc
gia “nạn nhân”, bất chấp những gì ông cho là những vi phạm nhân quyền của Israel, đặc biệt liên quan đến những
sách lược và hành động của quốc gia
này với dân chúng Palestine (“Sự xúc phạm lớn nhất với
ký ức về nạn diệt chủng không phải là phủ nhận nó mà lấy nó làm cái cớ để biện
minh cho nạn diệt chủng người dân Palestine”). Finkelstein giới thiệu thêm khái
niệm “vét túi hai lượt”. Thuật ngữ này đề cập đến việc khai thác kép, tìm kiếm
sự bồi thường tài chính từ cả những nước châu Âu và những người Jew có yêu sách hợp pháp (nạn nhân của Nazi). Ông chỉ trích vơ vét hai lớp này là một hình thức bóc lột
trong ngành kỹ nghệ khai thác Holocaust.
Kết luận mạnh mẽ của ông là kỹ nghệ khai thác Holocaust
đã phát triển thành một nơi tống tiền trắng trợn, gây ra những lo ngại về mặt
đạo đức về hoạt động của nó cũng như tác động của nó với những câu chuyện lịch
sử và việc bồi thường nạn nhân Holocaust.
(e) The Ethnic Cleansing of Palestine /
Thanh lọc sắc tộc ở Palestine của Ilan Pappé
The Ethnic Cleansing of Palestine / Thanh
lọc sắc tộc ở Palestine của Ilan Pappé, sử gia người Israel, giáo sư đại học Exeter, UK. Ilan Pappe đem cho một tường
thuật lịch sử về những sự kiện quanh sự thành
lập Nhà nước Israel năm 1948. Pappe biện luận rằng những gì xảy ra trong thời kỳ
đó không chỉ là chiến tranh giữa
Israel và Palestine nhưng là một kế hoạch
qui mô có chủ định rhanh lọc sắc tộc. Quyển sách đi sâu vào những chiến dịch cưỡng bức di tản hàng
trăm nghìn người Palestine, tàn phá hàng loạt làng mạc Palestine
hậu qua là xóa
bỏ lịch sử và bản sắc dân tộc
của
người bản địa Palestine. Pappe thách thức những thuật kể chính thức của Israel và ông trình bày một quan điểm trong đó nhấn mạnh trên sự quan trọng của việc nhìn nhận cái giá phải trả về con người và những hậu quả của những sự kiện lịch sử năm 1948. Xuất bản năm 2006, quyển sách trình bày một
cái nhìn lịch sử về xung đột Israel-Palestine thách thức
những tường thuật phổ biến hiện hành.
The Ethnic Cleansing of Palestine
tập trung vào những sự kiện của chiến tranh Palestine năm 1948, trong đó khoảng
720.000 người Ả Rập Palestine trong tổng số 900.000 người sống ở những vùng đất sau trở thành Israel đã phải bỏ chạy để lánh nạn chiến tranh, hay bị trục xuất khỏi nhà cửa đang sinh sống trong phố phường, làng mạc của
họ. Pappé, qua sử liệu Israel,
chứng minh rằng đây không phải là những hệ quả thường lệ của chiến tranh, nhưng là
mục tiêu chiến đấu có chủ đích của
những đơn vị quân đội Israel thời kỳ đầu,
do David Ben-Gurion (sau thành thủ tướng đầu tiên của Israel) tổ chức, người
Pappé gọi là “kiến trúc sư của thanh lọc sắc tộc”. Luận điểm trọng tâm của Pappé thừa nhận rằng
việc cưỡng bức di cư những người
Palestine là mục đích của
phong trào Zionism, vì
đặc tính mong muốn của một nhà nước Israel (như tạo dựng một quê nhà cho những người
Jew ở Palestine, thành lập một nhà nước Israel có chủ quyền, nuôi dưỡng một bản
sắc văn hóa mạnh mẽ, và bảo
đảm an ninh lâu dài cho
người Jews,
qua những mục tiêu là phải chiếm đa
số tuyệt đối trong
thành phần dân chúng của quốc gia
Israel
mới lập). Pappé nêu rõ là là sư xua đuổi và ép buộc những người
Palestine phải di cư sang những quốc
gia Ả
Rập lân cận là
trong mục tiêu của phong trào Zionism, và là điều
bắt buộc những người Zionism,
phải thực hiện để có được tính
chất mong muốn của nhà nướcIsrael riêng
cho những người Jew. Ông nêu lên rằng việc trục xuất và bỏ chạy của người
Palestine năm 1948 là kết quả của một kế hoạch thanh lọc sắc tộc ở Palestine được
thực hiện bởi những nhà lãnh đạo phong trào Zionism, chủ yếu là David Ben-Gurion
và mười thành viên khác trong “nhóm tư vấn” của ông. Quyển sách biện luận rằng
việc thanh lọc sắc tộc đã thực hiện có hiệu lực qua việc trục xuất có hệ thống
khoảng 500 ngôi làng Ả Rập, cũng như những tấn công khủng bố được thực hiện chủ
yếu bởi những thành viên của những đội quân Irgun và Haganah nhằm vào dân thường
(hai tổ chức bán quân sự đóng vai trò quan trọng trong thời kỳ trước khi thành
lập Nhà nước Israel năm 1948. Cả hai nhóm đều tham dự vào việc bảo vệ những cộng
đồng Jew ở Palestine thuộc quyền quản lý của UK và góp phần thành lập Lực lượng
Phòng vệ Israel (IDF) sau này). Pappé
cũng đề cập đến Plan Dalet và những hồ sơ của những làng bị xóa như bằng
chứng của kế hoạch trục xuất.
Kế hoạch D (Dalet):
Đây là một kế hoạch được hình thành ngày 10 tháng 3 năm 19481. Pappé biện luận
rằng việc thanh lọc sắc tộc không phải là một trường hợp xảy ra như tác động phụ, không tránh được, trong chiến tranh, nhưng là một mục tiêu chiến đấu có chủ ý của
những đơn vị quân đội Israel trong thời
kỳ đầu, do David
Ben-Gurion1 tổ chức. Pappé gọi David Ben-Gurion là “kiến trúc sư thanh lọc sắc
tộc”. Ông cho thấy Ben-Gurion đã gặp những người dẫn đầu phong trào Zionism và
những sĩ quan quân đội Jew mới lập,
ngày
10 tháng 3 năm 1948 để hoàn tất kế hoạch thanh lọc sắc tộc ở Palestine. Những kế
hoạch này được triển khai trong những tháng tiếp theo, gồm “đe dọa quy mô lớn;
bao vây và bắn phá những làng mạc và trung tâm dân cư; đốt nhà cửa, tài sản và
hàng hóa; trục xuất; phá hủy; và cuối cùng là đặt mìn giữa đống đổ nát để ngăn
chặn bất kỳ cư dân bị trục xuất nào quay trở lại. Giải thích của Pappé về Kế hoạch
D đã bị nhà sử học Yoav Gelber chỉ trích. Benny Morris, một nhà sử học khác, đã
nêu lên một số giải thích biện hộ khác. Ban đầu, Benny Morris, tuyên bố rằng di
cư là “kết quả của chiến tranh, không phải mục đích”, nhưng sau đó ông nhìn nhận
rằng những gì xảy ra năm 1948 ở Palestine là một loạt thanh lọc sắc tộc của người
Jew.ở những khu vực Ả Rập Palestine.
Trong một bài viết trên the
Palestine Chronicle (2023) Ilan Pappe, tác giả của The Ethnic Cleansing of
Palestine, cũng đã trình bày nguồn gốc lịch sử của Zionism, tập trung vào
vai trò của những cường quốc phương Tây, đặc biệt là UK và US, trong sự hỗ trợ
cho việc thành lập nhà nước Israel. Ông lập luận rằng những nỗ lực của phương
Tây nhằm đền bù cho thái độ bài-Jews (anti-Semitism) trong nhiều thế kỷ đã
chuyển thành một sự ủng hộ mù quáng dành cho Israel, đồng thời làm ngơ trách
nhiệm của họ với một thái độ bài-Islam (Islamophobia) lịch sử, đã hình thành
nên dự án Zionism, với cái giá phải trả là những hậu quả tiêu cực cho người dân
Palestine và vùng đất của họ.
Mô hình thuộc địa của người
định cư trong trường hợp của Palestine được nhấn mạnh trên bối cảnh chủ thuyết
đế quốc thực dân trong đó thực hiện được dự án thuộc địa của người định cư.
Ilan Pappe cho rằng nếu không có sự hậu thuẫn của đế quốc, những người định cư
thực dân không thể tự lập trên lãnh thổ thuộc địa. Trách nhiệm về việc di
tản hàng loạt dân Palestine bản địa được
quy cho phong trào chiếm đất, xua dân ở thuộc địa của những người định cư Jews
đến từ Europe, nhưng liên minh giữa Kitô Thê phản, giới cầm quyền chính trị và
lớp quý tộc UK đã tạo ra một biện minh cho dự án Zionism. Ilan Pappe lập luận
rằng tiến trình Zion-hóa Palestine (thúc đẩy những mục tiêu và lý tưởng của Zionism),
dẫn đến Nakba năm 1948, đã có thể thực hiện được nhờ vào một liên minh
mạnh mẽ của phương Tây. Khi tiến trình giải thực dân và giải phóng Palestine
thành một hiện thực, Ilan Pappe nêu lên rằng để nhìn nhận trách nhiệm của
phương Tây thực có ý nghĩa hơn, những người Kitô Thê phản nên nhận trách nhiệm
về vai trò của họ trong việc phá hủy Palestine. Một khía cạnh lịch sử quan
trọng nhấn mạnh là Zionism ban đầu là một dự án của Kitô Thê phản, điều này
thường bị bỏ qua khi tìm hiểu lý do UK ủng hộ dự án Zionism của người Jew.
Kitô-Zionism ủng hộ Jew-Zionism vì một số lý do. Đầu tiên, nó dựa trên những
tin tưởng gót học mạnh mẽ, xuất phát từ những lời tiên tri và giải thích trong
Kinh thánh. Ngoài ra, nó gắn chặt với gót học thời tận thế , dự đoán sự trở lại
của Giêsu và những sự kiện liên quan trong Kinh thánh. Kitô-Zionism cũng giải
thích việc tái lập Israel là sự thực hiện những lời hứa thiêng liêng. Cuối
cùng, Jew-Zionism của Kitô Thê phản bày đoàn kết với người Jews như nhắm đến
giải quyết những ân hận lịch sử và vun trồng sự ủng hộ cứu cánh của họ. Liên
minh giữa những người Kitô Thê phản, tầng lớp thống trị UK và giới lãnh đạo
UK-Jew đã tạo những điều kiện thuận lợi cho sự khởi đầu của tiến trình thúc đẩy
thực hiện những mục tiêu và lý tưởng của Zionism ở Palestine, và liên minh này
tiếp tục bảo vệ Israel sau đó. Ilan Pappe đi sâu vào nguồn gốc lý thuyết của
Zionism, truy ngược về những động cơ gót học của những người theo đạo Kitô Thê
phản, gồm sự kết hợp giữa bài-Jews (anti-Semitism) và ngường mộ/đề cao-Jews
(Philo-Semitism). Xu hướng của Đạo Kitô Thê phản đóng khung đạo Juda như một
chủng tộc hoặc quốc gia, đã ảnh hưởng đến sự xuất hiện của những ý tưởng tương
tự trong giới trí thức Jew ở Europe giữa thế kỷ 19. Sự quan trọng chiến lược
của Palestine ở Trung Đông, và mong muốn loại bỏ người Jew ở Europe đã khiến
những người Kitô Thê phản ở UK ủng hộ một Palestine của người Jew. Liên minh
giữa tầng lớp quý tộc Jew và những nhà lãnh đạo chính trị, đặc biệt là Arthur
Balfour, đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy chính phủ UK hướng tới
chiến lược thành lập một nhà nước Jew ở Palestine. Chính sách chính thức của UK
nhằm biến Palestine thành một quốc gia Anh-Jew được thành lập vào năm 1915 và
được công bố trong Tuyên bố Balfour năm 1917. Sự thành công của những nỗ lực
vận động hành lang cho Zionism, bắt đầu với những người Kitô Thê phản và sau đó
được tầng lớp quý tộc Anh-Jew tiếp nhận, đã gây ra những hậu quả tai hại cho
những người Palestine, cao điểm là sự kiện Nakba năm 1948. Ilan Pappe kết luận
rằng việc thành lập một nhà nước theo Zionism không chỉ là một kết quả của
quyết định của UK tiếp quản Palestine nhưng đồng thời cũng biến nó thành một
nhà nước Zionism.
(f) Với Uk, Germany,
France, Russia – Thời Kỳ Đầu:
Legacy of Empire: Britain, Zionism, and the
Creation of Israel / Di sản của Đế quốc UK, Zionism và Sự hình thành Israel, phân
tích lịch sử của Gardner Thompson xem xét vai trò then chốt của UK trong việc
thành lập nhà nước Israel. Quyển sách đi sâu vào việc chính phủ UK áp dụng
Zionism về mặt chính trị, đặc biệt thông qua việc ban hành Tuyên bố Balfour năm
1917 và việc duy trì tuyên bố này như một nền tảng ở Palestine sau Thế chiến
thứ nhất. Thompson cho rằng xung đột Ả Rập-Jew đã được châm ngòi bởi những người thực dân Zionism và được
thúc đẩy bởi sự tham gia của UK. Tác giả
lập luận rằng Thế Chiến Thứ Nhất đóng một vai trò quan trọng trong việc thuyết
phục UK ủng hộ những mục tiêu của Zionism. Nếu không có sự ủng hộ của những
nhân vật như những người Kitô-Zionism như Lloyd George và Balfour, Tuyên bố Balfour có thể vẫn chỉ là khát vọng
của những nhân vật chủ chốt Jew-Zionism
như Chaim Weizmann. Quyển
sách khám phá những tác động
của phong trào bài-Jews
(antisemitism) ở châu Âu Ki tô như một
động lực thúc đẩy việc định cư của người Jew ở Ottoman Palestine. Thompson cảm tình mạnh mẽ hơn với người Palestine, mô tả những
người định cư Jew là những kẻ xâm lăng và gán
cho Israel là ‘quốc gia
của những người định cư thuộc địa của châu Âu”. Nó
nghiêm trọng xem xét vai trò của UK trong việc
tạo ra xung đột Israel-Palestine, cho rằng đó là một tham vọng
thuộc địa và nhằm giải quyết những
quan tâm chính trị
trong UK. Tóm lại, quyển sách của Thompson
đem cho một khám phá sâu hơn về sự
đóng góp của UK trong việc thành lập Israel và sự di cư lơn lao sau đó của người Palestine, đưa ra một góc nhìn phê
phán về những sự kiện lịch sử hình thành đã nên cuộc
xung đột Israel-Palestine kéo dài đến ngày nay.
Germany and Israel: Moral Debt and National
Interest Germany và Israel: Nợ đạo đức và lợi ích quốc gia:(1997) Quyển sách này đi sâu vào quan hệ phức tạp giữa Germany và Israel, tập
trung vào hậu quả của thảm họa Holocaust.
Sự hỗ trợ của Germany dành cho Israel thực sự bị ảnh hưởng bởi trách
nhiệm lịch sử của nước này phát sinh từ Holocaust. Cuộc diệt chủng sáu triệu
người Jews trong thời kỳ Nazi đã có tác
động sâu xa đến sự tồn tại của Germany ngày
nay, ảnh hưởng đến việc hoạch định chính sách và định hình quan điểm của nước
này về thế giới.
Khi nói đến Israel, quốc gia được thành lập với tư cách là nhà nước Israel ba năm
sau Holocaust, Germany nhận một “trách nhiệm đặc biệt”. Cam kết của Germany với
Israel không chỉ là một mục tiêu
trong chính
sách ngoại giao; nó là phần cơ bản của sự tồn
tại của nước Đức ngày nay. Điều đó khiến an ninh và sự tồn tại của Israel trở
thành “Staatsräson” (đảm bảo an ninh và sự tồn tại của Israel là một cơ bản
trong chính sách nhà nước và lợi ích quốc gia của Germany). West Germany bồi thường tài chính cho Israel vào năm 1952 đánh dấu sự khởi
đầu quan hệ ngoại giao của họ.
Tuy nhiên, Israel cho rằng Germany không chỉ
nợ về tài chính nhưng còn nợ về đạo đức,
dẫn đến những kỳ vọng về viện trợ và bảo vệ
them hơn. Xem xét
động cơ đằng sau sự hỗ trợ của Germany, quyển sách theo dõi sự phát triển trong
quan hệ của hai nước khi
Germany giành được ảnh hưởng trên thế giới. Nó đem cho cái nhìn sâu xa về sự
cân bằng mong manh giữa trách nhiệm đạo đức
và lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế. Tóm lại,
sự hỗ trợ của Germany dành cho Israel, bắt nguồn từ vấn đề Holocaust có nhiều
màu sắc, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác
nhau, gồm cả những cân nhắc về địa chính trị hiện tại.
Strategic Nuclear Sharing / Chia sẻ chiến lược nguyên tử (2014) của
Julian Schofield và Israel and the Bomb (1998) / Israel và bom đạn của Avner
Cohen: trình bày vai trò
của France đã đóng một
vai trò quan trọng trong chương trình ngầm chế tạo vũ khí nguyên tử của Israel, đặc biệt là trong những mười năm đầu sau
khi Israel mới được độc lập.
Hợp tác bắt đầu vào giữa những năm 1950, với việc France tìm kiếm sự hỗ trợ tình
báo của Israel để đổi lấy vũ khí. Sự hợp tác này đã phát triển thành hỗ trợ về năng
lượng nguyên tử
trong cuộc khủng hoảng kênh đào Suez năm 1956.
Ủng hộ của
Russia với Zionism: Một số
sách đã làm sáng tỏ sự ủng hộ của Russia với phong trào Zionism và việc thành
lập nhà nước Israel: Được thúc
đẩy bởi mong muốn giải quyết “Vấn đề Jew” ở Russia, Russia đã hỗ trợ Russia's
hoạt động và tổ chức theo Zionism trong đầu thế kỷ 20. Sự hỗ trợ này còn mở
rộng đến việc tán thành Tuyên bố Balfour năm 1917, phù hợp với việc thành lập
“quê nhà cho
người Jew” ở Palestine.Những Hậu quả
từ sự hỗ trợ của Russia là rất đáng kể, góp phần vào sự thành lập Nhà nước Israel năm 1948. Tuy nhiên, nó cũng dẫn đến quan hệ
phức tạp giữa Russia và Israel, đặc biệt là trong Chiến tranh Lạnh.Những phương
diện này được khám phá trong những quyển sách của B.J.
Horowitz, như “Vladimir Jabotinsky: Người theo Zionism ở Russia, 1900-1925
(2020), Jewish Philanthropy and
Enlightenment in Late-Tsarist Russia (2009)/ Từ thiện
của người Jew và sự Khai sáng ở nước Russia hậu Sa hoàng và Empire
Jews: Jewish Nationalism and Acculturation in Nineteenth and Early Twentieth
Century Russia. Người Jew ở Đế quốc: Chủ nghĩa dân tộc Jew và sự tiếp
biến văn hóa ở thế kỷ 19 và đầu Nước Russia thế kỷ 20. (2009) Chúng đem cho
sự hiểu biết toàn diện về những phương
diện độc đáo của quan hệ quốc tế
Russia-Israel này.