Friday, December 1, 2023

Hume – Về Tiêu Chuẩn của Thị Hiếu Thẩm Mỹ


Of the Standard of Taste

David Hume

 

 

 

 

Dẫn nhập

 

Of the Standard of Taste (1757) của David Hume (1711-1776) đóng vai trò như một thăm dò khơi động suy nghĩ trong những chiều chủ quan của những phán đoán thẩm mỹ. Bài tiểu luận của Hume đi sâu vào lĩnh vực tinh tế phức tạp của việc xác định những gì được coi là Đẹp hay có tính thẩm mỹ trong những lĩnh vực nghệ thuật và văn học. Nhận thức được sự đa dạng vốn có trong thị hiếu về cái Đẹp trong mỗi cá nhân và văn hóa, Hume nêu câu hỏi quan trọng là liệu có tồn tại một tiêu chuẩn phổ quát để thẩm định giá trị mỹ thuật của những sáng tạo nghệ thuật hay không.

 

Điều tra triết học này thách thức quan niệm phổ thông về một tiêu chuẩn khách quan, như có thể áp dụng phổ quát cho Thị Hiếu Thẩm Mỹ, sau khi thúc giục người đọc trực diện với sự tương đối nằm chìm trong những phán đoán thẩm mỹ. Hume khéo léo dùng ngôn ngữ dễ tiếp cận và thu hút chú ý của người đọc, mời gọi người đọc suy ngẫm về tác động hỗ tương phức tạp của những yếu tố hình thành nhận thức đa dạng của chúng ta về cái Đẹp và giá trị mỹ thuật.

 

Ý nghĩa của Of the Standard of Taste trong Triết Học Thẩm Mỹ (the philosophy of aesthetics – Mỹ học) rất sâu xa. Sự thăm dò của Hume đã có một tác động lâu dài trên những thảo luận học thuật trong lĩnh vực này, ảnh hưởng đến những triết gia và học giả về sau, gồm cả những nhân vật tên tuổi như Immanuel Kant (Kritik der Urteilskraft), Arthur Schopenhauer (Die Welt als Wille und Vorstellung), John Stuart Mill (Utilitarianism) và Edmund Burke (A Philosophical Enquiry into the Sublime and Beautiful). Những nhà tư tưởng này đã tham dự và mở rộng những ý tưởng của Hume, tiếp tục góp phần vào một thảo luận quan trọng, đi sâu vào bản chất chủ quan của những phán đoán thẩm mỹ và những ảnh hưởng nhiều mặt của văn hóa và lịch sử với những thị hiếu thẩm mỹ cá nhân. Hume nhấn mạnh trên những quy tắc chung bắt nguồn từ những ý kiến của đám đông. Hiểu như những phán đoán, ưa thích hoặc đánh giá chung nảy sinh từ một nhóm người, đặc biệt là những người được trau dồi hay có được một khiếu thẩm mỹ tinh tế. Nó chỉ một sự đồng thuận trong đánh giá thẩm mỹ được một công chúng ‘sành điệu’ đưa ra. Trong khi Kant nhấn mạnh trên một sự đồng thuận phổ quát dựa trên những cảm giác chủ quan trong kinh nghiệm nhận thức của con người.

 

Bài luận không chỉ chất vấn ý tưởng về một tiêu chuẩn khách quan, duy nhất cho Thị Hiếu Thẩm Mỹ nhưng còn mở ra những con đường cho một hiểu biết nhiều sắc thái hơn về kinh nghiệm thẩm mỹ. Tác phẩm của Hume tiếp tục khơi dậy những tranh luận xung quanh tính chủ quan vốn có trong những phán đoán thẩm mỹ, khuyến khích những học giả nhìn thẳng vào những chiều sâu phức tạp và đa dạng trong nhận thức và việc đánh giá nghệ thuật của con người. Về Tiêu Chuẩn của Thị Hiếu Thẩm Mỹ vẫn là văn bản nền tảng đóng một vai trò then chốt trong việc định hình hướng thảo luận trong triết học thẩm mỹ, thúc đẩy khám phá sâu hơn vào trong những phức tạp vốn có trong quan hệ của chúng ta với cái Đẹp và cái trang nhã. có tính thẩm mỹ.

 

Người dịch

 

 

 

Về Tiêu Chuẩn của Thị Hiếu Thẩm Mỹ [1]

 

ST 1, Mil 226-7

 

Sự đa dạng của thị hiếu thẩm mỹ, cũng như của ý kiến , vốn thịnh hành trong thế giới, thì quá hiển nhiên khiến không thể rơi ngoài sự quan sát của mỗi người. Những người có kiến thức hạn chế nhất cũng có khả năng nhận thấy một sự khác biệt của Thị Hiếu Thẩm Mỹ [2] trong vòng quen biết chật hẹp của họ, ngay cả ở những cá nhân đã được giáo dục trong cùng một hệ thống chính trị xã hội [3], và đã sớm thấm nhuần cùng những thành kiến. Nhưng những ai là người có thể mở rộng tầm nhìn của họ để suy ngẫm về những đất nước xa xôi và những thời đại cổ xưa, lại vẫn còn ngạc nhiên hơn trước sự không nhất quán và mâu thuẫn lớn. Chúng ta có khuynh hướng gọi bất cứ gì khác xa với Thị Hiếu Thẩm Mỹ và hiểu biết của chúng ta là man rợ [4] : Nhưng nhanh chóng nhận ra rằng những người khác cũng gán nhãn miệt thị đó ngược về lại chúng ta. Và sự kiêu ngạo và tự phụ cao nhất cuối cùng đã giật mình khi trông thấy một sự tự tin ngang nhau cho tất cả mọi bên , và ngần ngại, giữa một cuộc tranh giành tình cảm như vậy, để tuyên bố tích cực theo sự ưa thích của riêng nó.

 ST 2, Mil 227

 

Do sự đa dạng này của Thị Hiếu Thẩm Mỹ thì hiển nhiên với những người dò hỏi hời hợt nhất; vì vậy, khi xem xét, sẽ thấy trong thực tại vẫn lại còn lớn hơn trong xuất hiện dạng ngoài. Những tình cảm của con người thường khác nhau nhìn theo hướng cái đẹp và cái méo mó xấu xí thuộc mọi loại, ngay cả khi nói viết tổng quát của chúng là một như nhau. Trong mọi ngôn ngữ đều có những từ nhất định dùng để chê bai, và những từ khác để khen ngợi; và tất cả những người dùng cùng ngôn ngữ phải đồng thuận trong đem dùng chúng. Mọi tiếng nói đều thống nhất trong việc tán dương sự tao nhã, đúng mực, giản dị, sống động trong văn viết; và chê trách ngôn ngữ khoa trương, giả tạo, buồn tẻ và một rực rỡ giả tạo: Nhưng khi những nhà phê bình đi vào chi tiết, sự đồng ý dạng ngoài này biến mất, và thấy rằng họ đã gán một ý nghĩa rất khác cho những diễn đạt của họ. Tuy nhiên, trong mọi vấn đề về quan điểm và khoa học thì ngược lại: Sự khác biệt giữa con người thường thấy trong những tổng quát hơn là trong những đặc thù; và ít hơn trong thực tại so với trong xuất hiện dạng ngoài..Một giải thích của những từ ngữ thường chấm dứt sự bất đồng; và những người tranh luận ngạc nhiên thấy rằng họ đã cãi vã, trong khi về cơ bản, họ đã đồng ý trong phán đoán của họ.

 

ST 3, Mil 227-8

 

Những ai là người đã thấy được đạo đức dựa trên tình cảm, hơn là trên lý trí, đều nghiêng sang để hiểu luân lý [5] theo quan sát kể trước và để duy trì rằng trong tất cả những vấn đề, vốn nhìn về hướng ứng xử và hành vi, sự khác biệt giữa con người thì thực sự lớn hơn so với như nó hiện ra lúc đầu. Quả thực là điều hiển nhiên rằng những nhà văn của tất cả quốc gia và tất cả thời đại đều đồng tình trong việc ca ngợi công lý, nhân đạo, cao thượng, thận trọng, chân thật; và trong việc chê trách những phẩm tính trái ngược. Ngay cả những nhà thơ và những tác giả khác, những người có những sáng tác chủ yếu được tính toán để thỏa mãn óc tưởng tượng, đã được thấy, từ Homer xuống đến Fenelon [6] , đều khắc sâu cùng những giới luật đạo đức giống nhau, và để ban phát tán thưởng và chê trách của họ trên cùng những đức hạnh và thói hư tật xấu. Sự nhất trí lớn lao này thường được cho là do ảnh hưởng của lý trí đơn giản; vốn trong tất cả những trường hợp này, duy trì những tình cảm tương tự trong tất cả mọi người và ngăn chặn những tranh luận bất đồng vốn những khoa học trừu tượng phải chịu ảnh hưởng rất nhiều. [7]

 

Cho đến nay, cho đến chừng nào sự nhất trí là thực, giải thích này có thể được thừa nhận là thỏa đáng: Nhưng chúng ta cũng phải thừa nhận rằng một phần nào đó của sự có vẻ hài hòa về mặt đạo đức có thể được giải thích từ chính bản chất của ngôn ngữ. Từ đức hạnh, với nghĩa tương đương trong mọi ngôn ngữ, hàm ý khen ngợi; cũng như của thói hư tật xấu hàm ý chê trách, đổ lỗi: [8]

 

 


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Dec/2023)

(Còn tiếp... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 

 



[1] Dịch theo bản phổ biến trên Hume Texts Online (https://davidhume.org) hai giáo sư triết gia ở Đại học Oxford là Amyas Merivale và Peter Millican biên tập.

Of the Standard of Taste trong “Four Dissertations (1757, 1777)

https://davidhume.org/texts/empl1/st

 

Những chú thích để trong [ …] lấy từ nguyên bản

Những chú thích khác (với sai lầm nếu có) là của tôi. Mục đích là mong giúp những người đọc, không chuyên môn, hiểu được ý ‘nôm na’ của tác giả.

 

[2] Trong nội dung bài này, ‘Taste’ – tôi tạm dịch là Thị Hiếu Thẩm Mỹ, liên quan với phạm vi rộng lớn của phán đoán và sở thích về thẩm mỹ. Thị Hiếu Thẩm Mỹ liên quan với những phản ứng và phán đoán chủ quan của mỗi cá nhân với những yếu tố văn hóa đa dạng, gồm mỹ thuật, văn học, thời trang cũng như những vấn đề về phong cách và cái đẹp.

[3]educated under the same government”

[4] Từ barbarousman rợ, gốc tiếng Greek (barbarous / βάρβαρος). Ban đầu dùng để chỉ những người không nói tiếng Greek. Người Greek, coi ngôn ngữ và văn hóa của họ vượt trội hơn, coi những người không phải người Greek là những người nói những âm thanh không rõ ràng hoặc khó hiểu, mà họ gọi là “bar-bar”.

[5] Ethics ở đây hiểu như đạo đức thực tiễn.

[6] Homertương truyền là tác giả IliadOdysseysống khoảng 800 BCE thời cổ Greece. Fenelon (François de Salignac de la Mothe-Fénelon (1651-1715). Tác giả Les Aventures de Télémaque

[7] abstract sciences: khoa học trừu tượng – chỉ những lĩnh vực nghiên cứu hay kiến thức liên quan đến những khái niệm, nguyên tắc hoặc lý thuyết trừu tượng, như toán học, logich hoặc vật lý lý thuyết. Hume nhận xét rằng những bộ môn này dễ gây tranh luận và bất đồng hơn so với đạo đức hay luân lý, vốn dựa nhiều vào tình cảm và lý luận thực tiễn.

[8] Từ “vice/thói hư tật xấu”, gốc từ Latin “vitium”, ban đầu có nghĩa là “lầm lỗi” hoặc “khiếm khuyết”. Theo thời gian, nghĩa của nó phát triển để gồm những khái niệm rộng hơn về sự băng hoại đạo đức hoặc hành vi sai trái. Trong tiếng Anh, “vice” mang ý nghĩa sa đọa hoặc xấu xa về mặt đạo đức, ám chỉ những thói quen, hành vi hoặc đặc điểm được coi là vô đạo đức hoặc có hại.

Từ “ virtue/đức hạnh” cũng có gốc từ Latin “virtus” , ban đầu được dùng để chỉ những phẩm chất như sức mạnh, can đảm hay dũng cảm. Theo thời gian, “đức hạnh” phát triển để bao gồm nhiều phẩm chất đạo đức tích cực hơn, chẳng hạn như sự công bình, lòng tốt và sự xuất sắc về mặt đạo đức. Trong tiếng Anh, “virtue” mang ý nghĩa tốt đẹp hay xuất sắc về mặt đạo đức, đề cập đến những phẩm chất hoặc hành vi được coi là tốt, đáng khen ngợi hoặc đáng mong muốn về mặt đạo đức.