Tuesday, May 3, 2022

Jayatilleke - Tư Tưởng Đạo Phật Từ Những Mặt Nhìn Khác Biệt (02)

Tư Tưởng Đạo Phật Từ Những Mặt Nhìn Khác Biệt

(Facets Of Buddhist Thought)

K. N. Jayatilleke


(←...tiếp theo)

 

 


3

Khái Niệm Về Sự Thật Trong Đạo Phật

 

Một trong năm giới luật một người đạo Phật phải nhận để tuân theo “tránh không nói những gìsai lầm”. Được nêu trong dạng tiêu cực cũng như tích cực của nó, người này phải “kiềm chế không nói những gìsai lầm, khẳng định những gì là đúng (sacca-vádi), tận tụy hết lòng với sự thật (sacca-sandha), là trung thực (theta), là đáng tin cậy (paccayika) và không là một người lừa dối thế gian(avisaívádako lokassa) (AN 4: 198 / A II 209). Sự cần thiết của việc nói sự thật là một trong Mười Đức Hạnh (dasa kusala-kamma) vốn một người phải thực hành cho sự tốt lành riêng của chính mình cũng như cho sự tốt lành của xã hội. Vì đã chủ trương rằng một trật tự xã hội công chính, trong số những sự việc khác, đòi hỏi rằng dân chúng trong đó chân thực và nói sự thật. Trong nội dung này, mô tả đã nghiêng sang mặt xã hội, về phần tại sao người ta nên nói sự thật: “Ở đây, một người cư sĩ nhất định nào đó bác bỏ sự giả dối, cố gắng tránh nói những gì là sai lầm, và khẳng định sự thật cho dù người ấy có ở trong một nhóm người hội họp chính thức hay không, hay trong một đám đông, hay ở nhà riêng giữa những người thân của người ấy hay ở nơi làm việc của người ấy, hay khi người ấy được gọi để làm chứng theo luật pháp trước tòa án, từ chối đã biết hay nhìn thấy những gì người ấy không biết, hay thấy và tuyên bố đã biết hay nhìn thấy những gì người ấy đã biết hay đã thấy. Vì vậy, không vì lợi ích của mình hay vì lợi ích của người khác, cũng không phải vì lợi ích vật chất nào đó, người ấy sẽ đưa lên một sự giả dối có chủ ý”. (Sáleyyaka Sutta, MN 41.13 / MI 288).

 

Tuy nhiên, chính ngữ thì không giới hạn vào đòi hỏi của nói sự thật. Cũng là cần thiết rằng (1) một người tránh vu khống, vốn gây những chia rẽ, những bất đồng giữa mọi người, và hạn chế chính mình với những phát biểu vốn làm xảy ra sự hòa hợp và hiểu biết xã hội; (2) một người kiềm chế ngôn ngữ ác độc tàn nhẫn hay tục tằn thô lỗ và cư xử hòa nhã và lịch sự trong lời nói của người ấy, nói những gì dễ chịu; và (3) tránh những chuyện ngồi lê đôi mách, tầm phào, đồn nhảm, và nói đúng lúc, thuận hợp với luật pháp vốn những gì là có lợi, chính đáng và sự thật.

 

Đôi khi, một ngoại lệ được đưa ra trong trường hợp (2) ở đó được cho rằng những phát biểu của chúng ta, ngay cả khi đúng, có thể hoặc dễ chịu hoặc khó chịu. Đó là đôi khi cần để nói những gìđúng nhưng khó chịu khi nó có ích, cũng giống như nó là cần thiết để móc ngón tay vào cổ họng một đứa trẻ, ngay cả khi nó bị hơi đau, để lôi ra một gì đó vốn đã mắc nghẹn trong đó ở đó. Thế nên, trong Abhayarájakumára Sutta (MN 58), [1] người ta chỉ ra rằng những phát biểu có thể đúng hay sai, có ích hay vô ích và dễ chịu hay khó chịu. Điều này dẫn đến tám khả năng như sau:

 

1. Đúng thực có ích dễ chịu

2. Đúng thực có ích khó chịu

3. Đúng thực vô ích dễ chịu

4. Đúng thực vô ích khó chịu

5. Sai lầm có ích dễ chịu

6. Sai lầm có ích khó chịu

7. Sai lầm vô ích dễ chịu

8. Sai lầm vô ích khó chịu

 

Trong tám điều thể xảy ra, đã nói rằng Như Lai (Tathágata) khẳng định những điều 1. và 2. vào thời điểm thích hợp. Bản văn viết: “Người ấy sẽ khẳng định vào thời điểm thích hợp một phát biểu vốn người ấy biết là đúng, căn cứ trên sự thật, có ích, hợp ý và dễ chịu với những người khác”, tức là (1) … “Người ấy sẽ khẳng định vào thời điểm thích hợp một phát biểu vốn người ấy biết là đúng, căn cứ trên sự thật, có ích, không hợp ý và khó chịu với người khác, nghĩa là (2) Việc nói dối thì bị cấm và cần thiết để tìm và nói sự thật thì đã nhấn mạnh vì hành động như thế thúc đẩy hạnh phúc của một người cũng như sự tiến bộ và hòa hợp xã hội. Tuy nhiên, một người chỉ gánh chịu chỉ trích về đạo đức nếu người ấy một ý định để lừa dối và gây sự bất hòa. Nhưng bất cẩn thì cũng phải tránh để một người đạo Phật phải hành động với một ý thức cao về trách nhiệm với những gì người ấy nói, nhìn theo những hậu quả xã hội có thể xảy ra.

 

Bản Chất Của Sự Thật

 

Những phát biểu của đạo Phật hay Dhamma được tuyên bố là đúng thực. Những đúng thực trung tâm của đạo Phật, gắn liền với lý thuyết của thực tại và đạo đức học, được khẳng định trong dạng của Bốn Sự Thật Cao Quí (cattari ariya-saccáni). Nibbāna được tuyên bố là “sự đúng thực” (sacca) [2], là sự thật tối cao (parama-sacca). Cũng chú ý ghi nhận rằng hai điều được tuyên bố là “những giá trị vĩnh cửu” (sanantana dhamma) là sự thật và thương yêu. Đối với điều trước, đã được phát biểu rằng: “Sự thật, quả thực, là lời nói sống mãi — đây là một giá trị vĩnh cửu” (saccaí ve amatá vvá — eso Dhammo sanantano). Ngày nay có khuynh hướng coi những gì cũ là cổ. Đây là một cái nhìn sai lầm, vì tất cả những gì được xác minh và thiết lâp như đúng thực, thì mãi mãi là hiện đại bất kể thời đại trong đó những sự thật này được tìm ra.

 

Bản chất của sự thật là gì? Chúng ta thường dùng những từ “đúng” hay “sai” trong những phát biểu. Chúng ta nói rằng phát biểu “Có một bến tàu ở Colombo”, thì đúng, trong khi phát biểu, “Có một bến tàu ở Kandy” thì sai. Nhưng chúng ta cũng nói về việc tin tưởng, có ý tưởng và biết sự thật và như vậy chúng ta có kinh nghiệm về sự thật. Kiến thức về sự thật hay ngay cả tin tưởng trong nó giúp chúng ta hành động hiệu quả trong môi trường của chúng ta, với không gây rắc rối cho những người khác. Khi chúng ta biết con đường đến thành phố Kandy, nó giúp chúng ta đến đó không khó khăn và không cần phải làm phiền những người khác. Kiến thức về những luật nhân quả vận hành trong chúng ta hay trong tự nhiên giúp chúng ta điều khiển bản thân hay thiên nhiên cho lợi ích của chính mình cũng như của những người khác.

 

Khi chúng ta tiếp tục nghĩ đến bất kỳ điều ác nào vốn một ai đó đã làm với chúng ta, chúng ta có khuynh hướng oán ghét người ấy. Nhưng nếu chúng ta tiếp tục nghĩ đến ngay cả một số điều tốt vốn người ấy đã làm với chúng ta, thì oán ghét của chúng ta có khuynh hướng mất đi. Vì vậy, bằng việc hiểu được tâm lý của những hiện tượng tinh thần, chúng ta có thể dần dần gột sạch được oán ghét của chúng ta và do đó làm bản thân cũng như những người khác hạnh phúc. Đây là tại sao kiến thức về sự thật cả về bản thân cũng như về môi trường thì đều quan trọng, vì nó giúp chúng ta điều khiển bản thân cũng như môi trường cho lợi ích của mình cũng như của những người khác. Khi chúng ta nhận thức được sự thật, chúng ta có kiến thức (hay những tin tưởng đúng thực). Kiến thức đem cho chúng ta sự điều khiển hay khả năng và điều này có thể giúp chúng ta phát triển tự do và hạnh phúc của cá nhân và xã hội.

 

Những đặc điểm hay tiêu chuẩn của sự thật là gì? Những nhà triết học đã đưa ra bốn lý thuyết chính liên quan đến điều này. Một số người chủ trương rằng sự thật là những gì phù hợp hay tương ứng với thực tế. Đây được gọi là thuyết tương ứng. Những người khác cho rằng sự thật là những gì nhất quán. Đây được gọi là thuyết mạch lạc. Tuy nhiên, có những người khác chủ trương rằng những gì đúng thì có ích và những gì có ích thì đúng. Đây được gọi là thuyết thực dụng. Những người khác, lại nữa, chủ trương rằng sự thật có thể kiểm chứng được trong ánh sáng của kinh nghiệm. Đây được gọi là thuyết xác minh của sự thật.[3]

 

Tương Ứng Và Mạch Lạc

 

Thuyết (về Sự thật) trong đạo Phật là gì? Rất rõ ràng, đạo Phật duy trì rằng sự thật thì để được định nghĩa trong những điều kiện của sự tương ứng với thực tế. Một lý thuyết hay phát biểu thì đúng khi nó “phù hợp với thực tế” (yathábhútaí). Nó là đối tượng của kiến thức – “một người biết những gì trong thuận hợp với thực tế” (yathábhútaí pajánáti, DN 2.97 / DI 84). Ngược lại, một phát biểu, lý thuyết, tin tưởng hay khái niệm sẽ là sai lầm khi nó không phù hợp với thực tế. Như Apaóóaka Sutta nói: “Khi trong thực tế là có một thế giới sau cái chết, tin tưởng xảy ra với tôi rằng không có thế giới sau cái chết, đó sẽ là một tin tưởng sai lầm. Trong thực tế, có một thế giới sau cái chết, nếu một người nghĩ rằng không có thế giới sau cái chết, đó sẽ là một khái niệm sai lầm. Khi trong thực tế, có một thế giới sau cái chết, nếu một người khẳng định rằng không có thế giới sau cái chết, đó sẽ là một phát biểu sai lầm… “(MN 60.8 / MI 402). Mặt khác, những tin tưởng, những khái niệm hay những phát biểu đúng đều tương ứng với thực tế: “Khi trong thực tế, có một thế giới sau cái chết, nếu tin tưởng xảy ra với tôi rằng có một thế giới sau cái chết, đó sẽ là một tin tưởng đúng thực” (MN 60.10 / M 1 403).

 

Mặc dù tương ứng với thực tế thì được coi là một đặc tính thiết yếu của sự thật, tính nhất quán hay sự chặt chẽ lô gích thuận hợp trước sau cũng được chủ trương là một tiêu chuẩn. Ngược lại, sự không nhất quán là một tiêu chuẩn của sự sai lầm. Khi biện luận với những đối lập của ngài, đức Phật thường cho thấy rằng những lý thuyết của họ dẫn đến mâu thuẫn hay không trước sau chặt chẽ lô gích, do đó chứng minh rằng họ là sai khi dùng những gì được biết như phương pháp hỏi đáp và tranh luận biện chứng theo Socrate [4]. Trong tranh luận với Saccaka, ở một giai đoạn nhất định trong tranh luận, đức Phật đã chỉ ra rằng “phát biểu sau của ông không thuận hợp với một phát biểu trước đó, cũng không với phát biểu trước với phát biểu sau” (MN 35.17 / MI 232). Citta, một trong những học trò của đức Phật tranh luận với Nigaóþha Nátaputta, người sáng lập đạo Jain, nói: “Nếu lời phát biểu trước của bạn là đúng, thì phát biểu sau của bạn là sai và nếu phát biểu sau của bạn là đúng, thì lời phát biểu trước của bạn là sai” (SN 41: 8 / S IV 298).

 

Điều này có nghĩa là sự thật phải là thuận hợp trước sau như một. Do đó, khi một số lý thuyết liên quan đến bản chất của con người và số phận của con người trong vũ trụ mâu thuẫn với nhau, chúng không thể tất cả là đúng, mặc dù chúng đều có thể tất cả là sai, nếu không một nào trong chúng thuận hợp với thực tế. Vì vậy, vào một thời khi một số những vị thày tôn giáo và triết gia khác nhau đưa ra nhiều lý thuyết khác nhau về con người và vũ trụ, Suttanipáta đặt câu hỏi: “Tự xưng là những người có thẩm quyền kiến thức uyên bác, tại sao họ lại đưa ra những lý thuyết đa dạng – có phải những sự thật có rất nhiều và khác nhau thế không?” Trả lời đã đem cho là: “Thật vậy, những sự thật, quả thưc, thì không nhiều và khác nhau. … Sự thật thì một, không có hai “(ekaí hi saccaí, na dutiyaí atthi Sn 884). Do đó, tính nhất quán hay thiếu sự mâu thuẫn là một tiêu chuẩn của sự thật. Hiển nhiên là nếu chúng ta lấy những lý thuyết khác nhau như thuyết duy vật, thuyết tin-có-gót, thuyết hoài nghi, học thuyết đạo Phật, v.v., không phải tất cả đều có thể đúng, dù tất cả có thể là sai.

 

Tuy nhiên, chúng ta phải phân biệt tính nhất quán giữa những lý thuyết khác nhau và tính nhất quán trong mỗi lý thuyết. Hai lý thuyết có thể nhất quán nội bộ mặc dù trái ngược nhau. Vì vậy, tính nhất quán là tiêu chuẩn cần nhưng không phải là đủ của sự thật. Nói cách khác, nếu một lý thuyết không nhất quán bên trong thì nó là sai, nhưng sự kiện là nó nhất quán thì không đủ cho chúng ta để chấp nhận nó như đúng. Từ cùng một mẩu bằng chứng, hai luật sư có thể pha chế ra hai giả thuyết trái ngược nhau về những gì đã xảy ra. Mỗi giả thuyết này có thể nhất quán về nội bộ nhưng riêng điều này thì không phải là tiêu chuẩn xác định sự thật của chúng. Đây là lý do tại sao đức Phật bác bỏ những lý thuyết dựa trên lý luận đơn thuần là không thỏa đáng, vì lý luận có thể hợp lệ hay không hợp lệ, và ngay cả nếu hợp lệ (theo nghĩa là nhất quán bên trong), nó có thể tương ứng hoặc có thể không tương ứng với thực tế (Sandaka Sutta, MN 76.23– 29 / MI 520).

 

Trong khi sự nhất quán lý thuyết bên trong là tiêu chuẩn cần thiết nhưng không phải là đủ của sự thật, đạo Phật cũng chủ trương rằng, đối với những lý thuyết liên quan đến hành vi con người, thì cũng phải có sự nhất quán giữa lý thuyết và thực hành. Đức Phật tuyên bố rằng “Ngài thực hành những gì ngài thuyết giảng và thuyết giảng những gì ngài đã thực hành” (It 4: 13 / p. 122). Ngài mong những học trò của ngài cũng noi gương ngài. Nếu tôi rao giảng chống lại tệ nạn của việc uống rượu nhưng tội lại uống rượu, thì có thể ngụ ý rằng tôi không hoàn toàn đã được thuyết phục về sự thật của những gì tôi nói. Vì vậy, nếu ai đó khẳng định một lý thuyết nào đó và hành động như thể người ấy tin tưởng rằng ít nhất một phần của nó là sai, thì cách thực hành của người ấy sẽ không phù hợp với lý thuyết vốn người ấy đưa ra.

 

Thuyết Thực Dụng

 

Đạo Phật nói gì về thuyết thực dụng? Nó có đề cao một thuyết thực dụng về sự thật không? Rõ ràng là không, vì nó không duy trì rằng tất cả những phát biểu đúng đều có ích hay tất cả những phát biểu có ích đều đúng. Như chúng ta đã thấy ở trên, có những sự thật vô ích và những sai lầm có ích, theo như đạo Phật. Lý thuyết thực dụng về sự thật đã đưa ra để phù hợp với những tin tưởng tin-có-gót, nhưng đạo Phật không chủ trương rằng một lý thuyết là đúng vì người ta thích tin vào nó và do đó, nó thì có một số sử dụng cho họ. Đồng thời, chúng ta phải nhấn mạnh sự kiện rằng đức Phật tự hạn chế ngài với việc khẳng định những phát biểu vốn chúng là đúng và có ích, dù dễ chịu hay khó chịu, do đó Dhamma thì thực dụng, mặc dù nó không bày tỏ tán thành với một thuyết thực dụng về sự thật. Sự kiện này được minh họa rõ ràng qua hai ngụ ngôn, về mũi tên và về chiếc bè. Câu chuyện ngụ ngôn về mũi tên nói rằng một người bị trúng một mũi tên tẩm độc, phải quan tâm đến việc lấy bỏ nó ra, và hồ phục lại hơn là với những câu hỏi thuần túy lý thuyết (về bản chất của mũi tên, ai đã bắn nó, v.v.) vốn không có ích lợi thực tiễn. Một số câu hỏi liên quan đến những vấn đề vượt ngoài sự xác minh thực nghiệm đã không được đức Phật trả lời một cách dứ khoát, vì điều này đã là “không có ích, không liên quan đến những nền tảng của tôn giáo, không dẫn đến khác quan, an bình, kiến thức cao hơn, sự chứng ngộ và Nibbāna” (MN 63.8 / MI 431).

 

Ngay cả những phát biểu đúng thực trong Dhamma cũng không phải là để được bám giữ. Chúng được dùng cho sự hiểu biết thế giới và vượt qua nó. Người ta không nên đồng nhất bản thân mình với nó bằng hình thành một tình cảm gắn bó (upádána) với nó và biến nó đơn thuần thành một cơ sở cho tranh luận. Câu chuyện ngụ ngôn về cái bè kể rằng một người có ý định băng qua sông để sang bờ bên kia, chỗ an toàn và vững chãi, làm một cái bè và nhờ nó đã lên bờ kia an toàn. Nhưng chiếc bè dù có ích đến đâu, người ấy sẽ ném nó qua bên và tiếp tục đi con đường của mình, không cần vác theo nó trên vai. Tương tự như vậy, đã nói “những người nhận ra Dhamma để là giống một cái bè, nên chuẩn bị để loại bỏ ngay cả Dhamma, đừng nói chi đến những gì không phải Dhamma” (MN 22.13–14 / MI 135). Giá trị của Dhamma nằm trong sự hữu dụng của nó để đạt được giải thoát. Nó ngừng có giá trị với mỗi cá nhân, dù nó không ngừng là đúng, khi mục tiêu của một người đã được thực hiện.

 

Khả Năng Xác Minh

 

Những tuyên bố của Dhamma có ý nghĩa (sappáþiháriya) và được lý trí và kinh nghiệm (sanidánaí) hỗ trợ, và do đó có thể kiểm chứng được (ehipassika). Đónhiệm vụ của mỗi người đạo Phật để cố gắng và xác minh sự thật của chúng trong thực hành. Người người đạo Phật bắt đầu với những tin tưởng đúng trong chính kiến (sammádiþþhi) của mình, cố gắng dần dần để loại bỏ tham lam và hận thù, và kết thúc hành trình tìm kiếm sự thật với kiến thức đúng (sammáñáóa) và giải thoát đúng (sammávimutti) [5]. Trong tiến trình đó, mỗi người phải kiểm chứng những sự thật của Đạo Phật cho chính mình. Do đó, khả năng kiểm chứng dưới ánh sáng của lý trí và kinh nghiệm là một đặc điểm của sự thật của đạo Phật.

 

Con Đường Ở Giữa

 

Một đặc điểm khác của nhiều những sự thật quan trọng của đạo Phật xảy ra là chúng nằm ở giữa hai điểm cực đoan của quan điểm. Thuyết hiện thực cực đoan, nói rằng “mọi sự vật việc đều tồn tại” (sabbaí atthi) vì mọi sự vật việc đều tồn tại, là một cực đoan, trong khi thuyết hư vô cực đoan, khẳng định rằng “không có gì tồn tại” (sabbaí natthi) vì mọi sự vật việc đều mất đi, là cực đoan khác — sự thật là mọi sự vật việc đang trở thành.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Apr/2022)

(Còn tiếp... )

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

 





[1] Kinh Vương Tử Vô Úy (Abhayaràjakumàra Sutta) – ThíchMinhChâu:

"... Bạch Thế TônNhư Lai có thể nói lời nói, do lời nói ấy những người khác không ưa, không thích chăng?

[2] Saccā (Pali: सच्चा; (Sanskrit: Satya सत्य) [cũng viết sachchha]: sự thật, đúng, thực.

[3] the correspondence theory, the coherence theory, the pragmatic theory, the verifiability theory of truth: Thuyết tương ứng: Ý tưởng cơ bản của thuyết tương ứng là những gì chúng ta tin hay nói là đúng nếu nó tương ứng với cách thức những sự vật việc là trong thực sư – với những thực tế. Ý tưởng này có thể được thấy trong nhiều dạng khác nhau trong suốt lịch sử triết học. Lịch sử hiện đại của nó bắt đầu với những khởi đầu của triết học phân tích vào đầu thế kỷ 20, đặc biệt là trong công trình của G. E. Moore và Bertrand Russell. Thuyết mạch lạc: Giống như thuyết tương ứng, nó thì quan trọng khởi nguyên của triết học phân tích ở England vào đầu thế kỷ 20. Đặc biệt, thuyết mạch lạc của sự thật liên kết với những triết gia duy ý người England vốn Moore và Russell đã phản ứng với họ. Thuyết thực dụng của sự thực gắn với lịch sử của chủ nghĩa thực dụng cổ điển của America. Theo như giải thích phổ thông, C.S. Peirce được nhận là đầu tiên đưa ra một thuyết thực dụng về sụ thật, William James có công trong việc phổ biến thuyết thực dụng, và John Dewey sau đó đã diễn đat lại sự thực trong những điều kiện của tính khẳng định tất yếu. Cụ thể hơn, Peirce thì được liên kết với ý tưởng rằng những tin tưởng thực là những tin tưởng vốn chúng sẽ đứng vững thử thách của những khảo sát kỹ lưỡng trong tương lai; James thì được liên kết với ý tưởng rằng tin tưởng đúng thì tin cậy được và hữu ích; Dewey với ý tưởng rằng sự thật là một thuộc tính của những tuyên bố được xác minh rõ ràng (hay những phán đoán).Thuyết xác minh của sự thật như một số (Ayer) chủ trương tính có thể kiểm chứng được là một thuyết về ý nghĩa, nhưng không phải về sự thật. Vì vậy những sự vật việc không thể kiểm chứng được thì đúng là vô nghĩa. Nó nhằm nêu đặc điểm là để cho một câu/phát biểu có nghĩa là gì, và cũng như đối tượng trừu tượng của một câu có ý nghĩa thì thuộc loại gì. Một giả thích ngắn gọn được Rudolph Carnap đưa ra, một trong những người bảo vệ thuyết này nổi bật nhất: “Nếu chúng ta đã biết những gì sẽ là cho một câu đem cho thì được thấy là đúng khi đó chúng ta sẽ biết ý nghĩa của nó là gì. [...] Thế nên, ý nghĩa của một câu thì trong một ý hướng nhất định nào đó đồng nhất với cách thức chúng ta xác định sự đúng thật hay sai lầm của nó; và một câu có ý nghĩa chỉ nếu một xác định quả quyết loại như vậy thì có thể được. Nói vắn tắt, thuyết xác minh của ý nghĩa tuyên bố rằng ý nghĩa của một câu là phương pháp của sự xác minh của nó.

[4] elenchus

[5] Con Đường Cao Quí Tám Thành Phần đôi khi được trình bày trong giảng dạy đạo Phật như dẫn thêm đến hai bước gọi là kiến thức đúng (sammáñáóa) và giải thoát đúng (sammávimutti)