Friday, June 7, 2019

Lange – Lịch Sử Triết Học Duy Vật (05)


LỊCH SỬ TRIẾT HỌC DUY VẬT
Và Phê Bình về Sự Quan Trọng Hiện nay Của Nó

Friedrich Albert Lange
(1829 1875)







CHƯƠNG V.

Bài thơ giảng dạy về Thiên nhiên của Lucretius


Giữa tất cả những dân tộc của thời cổ, không dân tộc nào, bởi bản chất, có lẽ đã khác biệt với những quan điểm duy vật hơn những người Rome. Tôn giáo của họ đã có những gốc của nó sâu trong mê tín; toàn bộ đời sống chính trị của họ bị những hình thái dị đoan bao quanh giới hạn. Họ đã bám chặt vào những cảm hứng họ đã thừa hưởng với sự bền bỉ khác thường; mỹ thuật và khoa học có rất ít quyến rũ với họ, và họ vẫn kém có khuynh hướng để vùi mình trong suy tưởng sâu xa về thiên nhiên. Một khuynh hướng thực tiễn, hơn bất kỳ dân tộc nào khác, đã chi phối cuộc sống của họ, và tuy điều này đã hoàn toàn không là vật chất, nhưng đã trước sau là tinh thần. Họ đề cao sự thống trị hơn sự giàu có, sự vinh quang thay vì sự sung túc, và thành công thắng lợi hơn tất cả mọi sự việc. Những đức tính của họ đã không là của hòa bình, của doanh thương kỹ nghệ, của chính nghĩa, nhưng là của can đảm, của kiên cường, của tiết độ. Những tật xấu của Rome, ít nhất trong lúc đầu, đã không là của xa xỉ và hoang đàng, nhưng là của cứng rắn, tàn ác và không-tín ngưỡng. Sức mạnh trong tổ chức của họ, trong sự kết nối với tính chất hiếu chiến của họ, đã làm quốc gia thành vĩ đại, và về điều này, họ đã có ý thức tự hào. Hàng thế kỷ, sau lần đầu tiên tiếp xúc với Greece, đã vẫn tiếp tục có ác cảm đó vốn nảy sinh từ sự khác biệt trong những tính chất của họ. Chỉ sau khi đánh bại Hannibal, khiến mỹ thuật và văn học Greece dần dần đã tiến đường vào Rome. Đồng thời với sự xa xỉ và hoang đàng, với sự cuồng tín và vô đạo đức của những dân Asia [1] và Africa. Những quốc gia bị chinh phục chen chúc tới kinh đô mới của họ, và gây nên một hỗn độn về tất cả những yếu tố của đời sống Rome cũ, trong khi giới giàu có ngày càng có được một thẩm vị về văn hóa và nhục cảm tinh tế; những tướng lĩnh và thống đốc đã chiếm đoạt những tác phẩm nghệ thuật Greece; những trường phái triết học và hùng biện của Greece đã được mở, và thường thường lại bị cấm đoán: người ta đã sợ yếu tố hòa tan trong văn hóa Hellas, nhưng ngày càng ít có khả năng chống lại sự quyến rũ của nó. Ngay cả bản thân Cato-cao tuổi [2] cũng học tiếng Greece; và một khi ngôn ngữ và văn học đã phổ biến, ảnh hưởng của triết học đã không thể giữ bất động.

Trong những ngày cuối cùng của Cộng hòa Rome, tiến trình này đã đến mức hoàn tất khiến mọi người Rome có giáo dục đều hiểu tiếng Greece, những nhà quý tộc trẻ đã theo học ở Greece, và những não thức giỏi nhất đã nỗ lực để hình thành văn học quốc gia dựa trên những mô hình Greece.

Vào thời đó, trong số tất cả những trường phái triết học Greece, có hai phái đặc biệt thu hút những người Rome – phái những Stôic và phái những Epicurus: phái đầu tiên, với sự tự hào không úp mở trong đức hạnh, liên hệ tự nhiên với cá tính những người Rome; phái thứ hai, phù hợp hơn với tinh thần của thời đại và trạng thái của tiến bộ của họ, nhưng cả hai – và điều này đánh dấu cá tính người Rome – thuộc khuynh hướng thực tiễn và hình thức giáo điều.

Những trường phái này, bất kể những tương phản sâu đậm của chúng, dù sao đi nữa chúng đã có rất nhiều điểm chung, đã đi đến tiếp xúc thân thiện ở Rome hơn ở quê hương của chúng. Đúng rằng những vu khống không lường được về phái Epicurus, vốn những người phái Stôic đã được reo rắc không mệt mỏi kể từ Chrysippus [3], đã nhanh chóng cấy trồng vào Rome. Ở đó, cũng vậy, đám đông người ta đã nhìn một người phái Epicurus như một nô lệ của những ham muốn nhục dục của người ấy, và, với một mức độ nông cạn gấp đôi, đã đánh bạo để phủ nhận triết lý về tự nhiên của ông, vì nó đã không có những câu nói khó hiểu nào làm rào cản che chở.

Cicero cũng vậy, thật đáng tiếc, đã phổ biến học thuyết Epicurus trong ý hướng xấu của ngôn từ, và như thế đã ném một màu sắc lố bịch lên trên nhiều những sự vật việc vốn biến mất khi chúng được lưu tâm nghiêm trang hơn. Nhưng với tất cả những sự việc đó, những người Rome đã hầu hết, là những người không chuyên môn, những kẻ tài tử đáng ngưỡng phục nhất, những người đã không quá bận tâm cho (có được) trường phái riêng của mình, nhưng rằng họ đã có khả năng để đánh giá những quan điểm đối nghịch. Sự an toàn của vị thế của họ trong thế giới, tính phổ quát của giao tiếp của họ, giữ cho họ thoát khỏi định kiến; và do đó, chúng ta tìm thấy những diễn tả, ngay cả trong Seneca, vốn đã đem cho Gassendi một vài thẩm quyền vì làm ông thành một người phái Epicurus. Brutus người phái Stôic và Cassius người phái Epicurus đã cùng nhúng tay họ vào máu của Caesar. Nhưng cùng một khái niệm phổ biến và giả tạo này về học thuyết Epicurus, vốn trong Cicero xem dường rất bất lợi như thế cho nó, không chỉ làm cho tình thân hữu có thể tồn tại giữa triết học Epicurus và những trường phái khác biệt nhất, nhưng nó còn làm suy yếu tính cách của số lượng lớn hơn nhiều của những người Rome phái Epicurus, và như thế thực sự đem lại một nền tảng nhất định nào đó cho sự bài xích tổng quát. Ngay cả vào thời điểm văn hóa Hellas vẫn còn khá xa lạ với họ, những người Rome đã bắt đầu hoán đổi sự khắc khổ thô lỗ của những cách thức cư xử nguyên sơ cho một khuynh hướng buông thả và bừa bãi, như chúng ta thường thấy trong trường hợp của những cá nhân, đã là sự không kềm chế hơn trong tỷ lệ với tính mới lạ của trạng thái tự do hơn của những sự vật việc. Sự thay đổi đã trở thành được ghi dấu rõ rệt rất sớm từ thời của Marius và Sulla [4]. Những người Rome đã trở thành những người duy vật thực tiễn, thường theo nghĩa rất tệ hại nhất của thuật ngữ này, trước khi họ đã học được lý thuyết.

Lý thuyết của Epicurus, tuy nhiên, trong mọi đường lối, đã tinh khiết hơn và cao quý hơn so với sự thực tiễn của những người Rome này; và như thế, hai tiến trình bây giờ đã mở cho họ – hoặc là họ cho phép chính mình để được thanh tẩy, và trở nên khiêm tốn và ôn hòa, hoặc họ làm hư hỏng lý thuyết, và như thế đã kết hợp những khái niệm của những bạn hữu của nó và những thù địch của nó, khiến họ đã kết thúc bằng có một lý thuyết của học thuyết Epicurus vốn tương ứng với những tập quán của họ. Ngay cả những triết gia có những những bản chất cao quý hơn và thông xuốt hơn đã nghiêng sang hình thức thuận tiện hơn này để để nắm giữ. Như thế, đã là với Horace [5] khi ông nói về mình như ‘một con lợn của bầy Epicurus’, rõ ràng là với sự mỉa mai vui vẻ, nhưng không trong ý nghĩa nghiêm trang và tỉnh táo của học thuyết Epicurus cổ. Và, trong thực tế, Horace không phải là không thường xuyên chỉ vào Aristippus người thành Cyrene như khuôn mẫu của ông.

Một thái độ nghiêm trang hơn đã là của Virgil [6], người cũng đã có một thày dạy phái Epicurus, nhưng đã thích ứng đặt vào những yếu tố sao chép của những hệ thống khác. Trong số tất cả những ‘triết gia một nửa’ này, một người thông xuốt và chân chính của trường phái Epicurus đứng không thay đổi là Titus Lucretius, người có bài thơ giảng dạy, ‘De Rerum Natura’, đã đóng góp nhiều hơn bất cứ gì nào khác, khi việc học tập được hồi sinh, để làm sống dậy những học thuyết của Epicurus, và để đặt chúng trong một ánh sáng thuận lợi hơn. Những nhà tư tưởng duy vật của thế kỷ vừa qua đã nghiên cứu và yêu thích Lucretius, và đó là chỉ trong thời của chúng ta, lần đầu tiên, tư tưởng Duy vật dường như đã phá vỡ hoàn toàn khỏi những truyền thống cũ.

Titus Lucretius Carus sinh năm 99, và mất năm 55 TCN. Những gì được biết về đời ông thì rất hiếm hoi. Dường như giữa rối loạn của nội chiến, ông đã tìm một vài chỗ nương tựa cho đời sống bên trong của ông, và đã thấy nó trong triết học của Epicurus. Bài thơ vĩ đại của ông đã được thực hiện để làm một chuyển đổi sang trường phái này của người bạn ông là nhà thơ Memmius. Sự nồng nhiệt, với nó ông chống lại sự cứu rỗi, được tìm thấy trong triết học của ông, với những bất an và hư vô của thời đại, đem cho tác phẩm của ông một giọng cao nhã, một sự mãnh liệt của tin tưởng và tưởng tượng vượt cao trên sự trong sáng thanh thản ngây thơ của đời một người phái Epicurus, và thường giả định có một sức đẩy Stôic. Và thế nhưng đó là một sai lầm, khi Bernhardy chủ trương trong ‘Văn học Rome’ của ông, rằng ‘từ Epicurus và những người theo ông, Lucretius đã không lấy gì ngoài khung hình của một triết lý về tự nhiên.’ Điều này chứa một sự hiểu sai về Epicurus, vốn vẫn dễ thấy còn hơn trong diễn đạt sau đây của nhà ngữ văn lỗi lạc:

“Quả thực, Lucretius dựng trên nền tảng của tự nhiên cơ giới này, nhưng vì ông đã bận tâm để cứu lấy quyền tự do cá nhân và sự độc lập với tất cả những truyền thống tôn giáo, ông tìm để đưa kiến ​​thức vào trong thực hành, để giải phóng con người, và để đặt con người trên hai chân của riêng hắn, bằng cái nhìn sâu xa vào trong nguồn gốc và bản chất của những sự vật việc.”

Chúng ta đã thấy rồi rằng sự gắng sức đuổi theo sự giải phóng là chính cốt tuỷ của hệ thống tư tưởng Epicurus. Trong phát biểu nông cạn của Cicero, điều này thực sự đã bị bỏ lại phía sau; nhưng không là vô ích Diogenes Laertius [7] đã giữ lại cho chúng ta trong tiểu sử tốt nhất của ông chính những lời của Epicurus, vốn là cơ bản của quan điểm đã được đem cho chúng ta. [8]

Nhưng nếu có bất cứ gì đã thu hút Lucretius đến với Epicurus và gây hứng khởi cho ông với nhiệt tình háo hức này, thì nó là chính sự táo bạo và sức mạnh đạo đức này, với nó Epicurus đã cướp đi của những tin tưởng thần thánh những ngòi châm đốt độc hại của chúng, ngõ hầu đặt đạo đức trên một nền tảng không thể lay chuyển được. Điều này được Lucretius cho thấy đủ rõ ràng, vì ngay sau phần giới thiệu thơ ca tuyệt vời với Memmius, ông tiếp tục:

‘Khi đời người được thấy đem đặt nằm trên mặt đất, mặt úp xấp đớn hèn và phủ phục nhuc nhã , bị nghiến nát dưới sức nặng của tôn giáo, vốn nó cho thấy đầu nó từ bốn góc trời với diện mạo gớm ghiếc đè xuống những người trần gian, những con vật sống nay chết mai, một người của xứ Greece đã mạo hiểm trước tiên để ngửng mắt trần của mình lên, nhìn vào mặt nó, và để chống lại nó tận mặt đầu tiên. Với ông, không câu chuyện về những gót, cũng không những sấm sét, cũng không thiên đường với tiếng gầm đe dọa, có thể làm tắt được, nhưng đã chỉ càng khuấy động thêm hơn – sự can đảm háo hức của hồn ông làm đầy trong ông ông với khao khát để là người đầu tiên bùng phá những chấn song cứng chắc của những cổng ngõ vào Tự nhiên.’ [9]

Rằng Lucretius đã nhờ đến nhiều những nguồn bổ sung, rằng ông đã cần mẫn học tập Empedocles, và có lẽ trong những phần khoa học của lý thuyết của ông đã cộng thêm nhiều từ sự quan sát riêng của ông, chúng ta sẽ không phủ nhận; Thế nhưng một lần nữa ở đây chúng ta phải tự nhắc nhở rằng chúng ta không biết kho báu nào đã được chứa trong những quyển sách đã bị mất của Epicurus. Hầu như tất cả những người phán xét đều gán cho bài thơ của Lucretius một vị trí rất cao giữa những tác phẩm của thời trước-Augustus, trong sự tôn trọng thiên tài và sức sống của nó; và thế nhưng những phần mô phạm đều thường khô khan và cẩu thả, hay được kết nối bởi những chuyển tiếp đột ngột với những hình ảnh thơ ca.

Về điểm của ngôn từ, Lucretius có một mức độ cực đoan của sự thô cứng và đơn giản cổ xưa. Những nhà thơ của thời Augustus, những người cảm thấy mình vượt xa trên nghệ thuật thô lỗ của những người đi trước họ, đã có sự tôn kính rất lớn với Lucretius. Virgil đã dành cho ông những dòng-- ‘

‘Felix qui potuit rerum cognoscere causas,
Atque metus omnes et inexorabile fatum
Subjecit pedibus strepitumque Acberontis ayari,’ [10]

Lucretius, khi đó, chắc chắn đã có một. ảnh hưởng mạnh mẽ trong việc quảng bá của triết học Epicurus giữa những người Rome. Việc này đã đến điểm cao nhất của nó dưới thời Augustus; vì mặc dù khi đó đã không có đại diện giống như Lucretius, nhưng tất cả những tinh thần tươi vui hơn của đám những nhà thơ tụ họp quanh Maecenas và Augustus đều đã được tinh thần của hệ thống này truyền hứng khởi và hướng dẫn.

Tuy nhiên, khi đến thời Tiberius và Nero, đã cho thấy xuất hiện những sự việc gớm ghiếc thuộc đủ loại và gần như tất cả thú vui đều bị sự nguy hiểm hay sự xấu hổ đầu độc, những người phái Epicurus đã về hưu, và trong thời kỳ cuối cùng này của triết học thế tục, đó đã là những Stôic, đặc biệt là những người đảm đương sự đấu tranh chống lại sự xấu xa vô đạo đức và hèn nhát, và với lòng can đảm không lay chuyển, như trong trường hợp của một Seneca hay một Paetus Thrasea [11], đã chịu một hy sinh với chính thể chuyên chế.

Chắc chắn, triết học Epicurus cũng trong sự thuần khiết của nó, và đặc biệt trong sự mở rộng vốn đã được nhân cách đạo đức mạnh mẽ của Lucretius đem cho nó, đã khá phù hợp để có thể có sự thăng hoa của những tình cảm loại như thế, chỉ rằng sự thuần khiết, và mạnh mẽ và sức mạnh của sự thấu hiểu vốn đã được Lucretius trưng bày thì đã hiếm hoi trong trường phái này, và có lẽ từ thời Lucretius đến thời của chúng ta đã không lại được gặp nữa. Khi đó, đáng bõ công khó khăn, để xem xét kỹ hơn vào trong công trình của con người đặc biệt nổi bật khác thường này.

Phần Dẫn nhập vào bài thơ này gồm một lời cầu khẩn với gót nữ Venus, vị ban phát sự sống, thịnh vượng và hòa bình, vốn được đánh dấu bằng sự tưởng tượng thần thoại nhiều hình ảnh sinh động, một thấu xuốt rõ ràng nhưng sâu xa của tư tưởng.

Ở đây, chúng ta cùng một lúc đối mặt với thái độ khác thường của Epicurus hướng tới tôn giáo. Không chỉ là những ý tưởng của tôn giáo, nhưng những nhân cách hóa thi ca của nó đã đem dùng với một sự nhiệt thành và tôn sùng không thể nhầm lẫn của cùng một con người, là người ngay sau đó, trong chỗ đã trích dẫn ở trên, trình bày nó như điểm mạnh nhất của hệ thống của ông khiến nó chinh phục được sự kinh hoàng hổ thẹn về những gót.

Khái niệm ban đầu về tôn giáo của người Rome [12], vốn bất kể sự không chắc chắn của từ nguyên, thế nhưng diễn tả rõ ràng yếu tố của sự phụ thuộc và bổn phận (vì chịu ơn) của con người đối với những hữu thể gót, [13] dĩ nhiên, phải chuyển đến Lucretius chính xác những gì ông chống đối và khinh miệt nhất. Ông thách thức những gót, do đó, và tấn công tôn giáo, ở điểm này, chúng ta không có khả năng tìm được bất kỳ một sắc thái của hoài nghi hay mâu thuẫn nào trong hệ thống của ông.

Sau khi ông đã cho thấy như thế nào, bằng những điều tra táo bạo, không trói buộc của những người Greece – chỗ ông dẫn nhắc về Epicurus, vì mặc dù ông cũng tôn vinh Democritus, ông đứng xa thêm hơn với vị này – tôn giáo, vốn một lần đã tàn ác đè nén ức hiếp loài người, đã bị ném xuống và lấy chân dẫm lên trên, ông nêu câu hỏi có phải triết lý này không dẫn chúng ta vào trong những con đường của phi đạo đức và tội lỗi.

Ngược lại, ông cho thấy như thế nào tôn giáo là nguồn gốc của những sự vật việc gớm ghiếc thô bỉ nhất, và như thế nào chính là sự khiếp hãi phi lý này về những trừng phạt vĩnh cửu vốn dẫn loài người đến hy sinh hạnh phúc và an bình của họ cho những kinh hãi của những nhà tiên tri. [14]

Sau đó, nguyên lý đầu tiên được khai triển rằng không gì có thể từng đến từ không-gì. Mệnh đề này, vốn ngày nay tất đúng hơn được xem như một sự tổng quát hóa từ kinh nghiệm, thì hoàn toàn thuận hợp với lập trường khoa học khi đó, để được nêu lên như một nguyên tắc hướng dẫn ở nền tảng của tất cả kinh nghiệm khoa học.

Bất kỳ một ai, người tưởng tượng rằng bất cứ gì có thể phát sinh từ không-gì, có thể tìm thấy định kiến ​​của người ấy luôn luôn đã sai lầm. Ai là người đã được thuyết phục ngược lại, thì có tinh thần thực của sự tìm hiểu, và sẽ cũng tìm ra được nguyên nhân thực của những hiện tượng. Tuy nhiên, mệnh đề này được thiết lập bằng sự xem xét rằng nếu những sự vật việc có thể phát sinh từ không-gì, thì hình thái này của phát triển, dĩ nhiên tất không giới hạn, và khi đó bất cứ gì có thể phát sinh từ bất cứ gì. Trong trường hợp đó, con người có thể nổi lên từ biển, và loài cá nảy lên từ đất; không động vật, thực vật nào, sẽ tiếp tục để tự nhân giống theo như loài của nó.

Cái nhìn này có rất nhiều sự thật trong nó, rằng nếu những sự vật việc có thể nảy sinh từ không gì, chúng ta có thể thôi không hình dung được bất kỳ lý do tuyệt đối nào về – tại sao bất kỳ gì sẽ không nên phát sinh; và một trật tự như thế của những sự vật việc phải trở thành một trò chơi luôn thay đổi và vô nghĩa của ra đời và chết đi của những sáng tạo quái dị bất thường. Mặt khác, sự đều đặn bình thường của thiên nhiên, mang đến cho chúng ta hoa hồng mùa xuân, bắp mùa hè, nho mùa thu, sẽ dẫn chúng ta đến kết luận rằng sự sáng tạo hoàn thành chính nó qua một sự tụ hội, trùng hợp của những hạt giống của những sự vật việc xảy ra ở một thời điểm cố định, và từ đó chúng ta có thể giả định rằng có tồn tại những vật thể nhất định, vốn chúng là những tạo phần, phổ biến, có chung của nhiều những sự vật việc, như những chữ cái của chữ viết.

Tương tự như vậy, điều cho thấy rằng không có gì, một lần nữa, thực sự bị phá hủy, nhưng rằng những particle của những sự vật hư hỏng bị phân tán, cũng giống đúng như chúng kết hợp với nhau để tạo thành những sự vật.

Điều phản đối hiển nhiên rằng chúng ta không thể nhận thức được những particle vốn đã tập hợp với nhau hay đã phân tán, Lucretius đáp ứng bằng sự mô tả về một cơn giông dữ dội. Để làm ý nghĩa của ông rõ ràng hơn, ông cũng giới thiệu bức tranh của một dòng nước chảy xối xả, và cho thấy như thế nào – những particle không nhìn thấy được của gió tạo ra những tác động cũng rõ ràng như những particle nhìn thấy được của nước. Nóng, lạnh, âm thanh đều trong cùng một cách, đã thí dụ thêm, để chứng minh sự tồn tại của một vật chất không nhìn thấy được. Vẫn những quan sát còn tinh tế hơn được nhìn thấy trong những thí dụ sau: những tấm vải trải trên một bờ nước sóng, trở nên ướt, và sau đó, nếu đặt chúng dưới ánh sáng mặt trời, trở nên khô, chúng ta không nhìn thấy những particle của nước, hoặc đến hay bay đi. Do đó, chúng phải nhỏ đến mức không nhìn thấy được, như vô hình. Một chiếc nhẫn đeo trên ngón tay sau nhiều năm trở nên mỏng hơn; nước rơi làm mòn đá; lưỡi cày dùng cùn trong cánh đồng; mặt đường bị những bước chân làm mòn; nhưng thiên nhiên đã không làm chúng ta có thể thấy những particle biến mất mỗi khoảnh khắc. Cũng như thế, không có sức mạnh của mắt nhìn nào có thể tìm ra những particle đến và đi trong tất cả những tiến trình của tạo sinh và phân rã. Do đó, thiên nhiên làm việc bằng những phương tiện của những vật thể hay những atom vô hình.

Sau đó, theo đến bằng chứng rằng vũ trụ thì không đầy với vật chất, rằng nó đúng hơn là một không gian trống, trong đó những atom di chuyển.

Ở đây, lại nữa, biện luận có sức nặng nhất thì giả định là một tiên nghiệm – rằng nếu không gian đã tuyệt đối chứa đầy vật chất, chuyển động tất là không thể được, và thế nhưng điều này chúng ta nhận thức liên tục. Sau đó đến những biện luận từ kinh nghiệm. Những giọt nước phá mở đường đi của chúng qua tảng đá dày nhất. Chất dinh dưỡng của những sinh vật thấm ngấu toàn bộ cơ thể. Cái lạnh và tiếng động phá mở lối đi của chúng thông qua những bức tường. Cuối cùng, những sự khác biệt của lực hấp dẫn dứt khoát chỉ có thể được dẫn về khoảng không, hoặc lớn hoặc nhỏ hơn, cân xứng. Điều phản đối trong trường hợp của loài cá, rằng nước mà chúng dời chỗ, đi vào trong khoảng trống chúng bỏ lại đằng sau, Lucretius đáp ứng bằng chủ trương rằng trong trường hợp này, sẽ là hoàn toàn không thể tưởng tượng được rằng chuyển động sẽ bắt đầu ra sao; vì nước thì ở chỗ nào trước khi con cá bơi, trong khi khoảng trống để nó chiếm chỗ vẫn còn chưa có? Vì vậy, lại nữa, khi hai vật thể bắt đầu tách biệt, lấy một thí dụ, phải có một khoảng trống giữa chúng. Sự kiện không thể được giải thích bằng cách nói rằng không khí thì cô đọng và sau đó lại loãng ra, vì giả định điều này nếu là như thế, nó chỉ có thể xảy ra trong trường hợp những particle có thể kết hợp chẽ hơn bằng sự lấp đầy khoảng trống mà trước đó vốn giữ chúng tách xa.

Tuy nhiên, không có gì ngoài những atom và khoảng trống. Tất cả những sự vật việc hiện đang có đều hoặc là những kết hợp của hai thứ này, hoặc một ‘sự kiện của những thứ này’. Ngay cả thời gian cũng không có hiện hữu riêng biệt, nhưng là cảm giác của một liện tục của những sự kiện diễn ra sớm hơn và muộn hơn: nó ngay cả không có nhiều thực tại loại như của không gian trống; nhưng những biến cố của lịch sử đều để được nhìn chỉ như những xảy ra ngẫu nhiên của những vật thể và của không gian.

Những vật thể này tất cả đều hoặc là đơn giản – những atom, hay ‘những khởi đầu’, như Lucretius thường gọi chúng, principia hay primordia rerum – hoặc là hợp chất; và nếu đơn giản, không thể bị bất kỳ bạo lực nào phá hủy. Sự phân chia vô hạn thì không thể có được, vì trong trường hợp đó, vì những sự vật đều quá dễ dàng bị phá hủy như thế, hơn chúng được tạo dựng lại, tiến trình của sự phân giải trong dòng chảy vô tận của thời gian tất sẽ diễn ra đến mức khiến sự khôi phục của mọi sự vật việc tất sẽ trở thành không thể được. Đó là chỉ vì có những giới hạn với sự phân chia của vật chất khiến mọi sự vật việc được bảo tồn. Hơn nữa, tính phân chia vô hạn sẽ không tương thuận với những luật điều chỉnh sự tạo thành những sự vật, vì nếu chúng không hợp thành bởi những particle không thể phá hủy, khi đó tất cả mọi sự vật có thể nảy sinh mà không có luật và trật tự cố định.

Sự phủ nhận về tính phân chia đến vô tận này là đỉnh đá vòm, rường cột của học thuyết về những atom và không gian trống. Sau sự khẳng định của nó, khi đó, nhà thơ có một tạm nghỉ, dành nó cho một bút chiến chống lại những khái niệm khác nhau về tự nhiên, đặc biệt phản lại Heraclitus, Empedocles và Anaxagoras.

Nhưng chúng ta phải lưu ý sự khen ngợi của ông về Empedocles, người có những quan hệ gần gũi với tư tưởng Duy vật chúng ta đã nói nhiều rồi. Sau một bài tụng ca cao kỳ về đảo Sicily [15], nhà thơ viết tiếp: “giờ đây, dù đất nước vĩ đại này được xứng đáng, trong nhiều cách, xem như kỳ quan của loài người, và được cho là rất đáng ghé thăm, giàu có trong tất cả những sự vật việc tốt đẹp, được khối đông đảo người bảo vệ, nhưng dường như nó có nắm giữ trong nó không gì vinh quang hơn con người này, và không gì linh thiêng, kỳ diệu và yêu quí hơn. Những câu thơ, cũng vậy, của tiếng kêu thiên tài thần thánh của ông, với một giọng lớn, và khởi đi trong uyên bác như thế, những khám phá vinh quang của ông, khiến khó có thể xem ông đã ra đời từ một giòng dõi phàm trần.” [16]

Qua khỏi đoạn bút chiến, chúng ta đến kết luận của quyển Thứ nhất, một bàn luận về sự hợp thành của vũ trụ. Ở đây, đúng thực như bao giờ với thí dụ của Epicurus, sau cùng ông từ chối để nhìn nhận những giới hạn xác định cho thế giới. Chúng ta hãy giả định một giới hạn cùng cực, và tưởng tượng một cánh tay mạnh mẽ đã phóng đi một cây giáo từ giới hạn này: có phải nó sẽ bị dừng lại vì một gì đó, hay có phải nó sẽ tiếp tục đường lao của nó vào trong vô tận? Dù trường hợp nào đi nữa, là điều rõ ràng rằng chúng ta không thể mường tượng được một giới hạn thật sự cho thế giới.

Có ở đây một luận chứng với chỉ một lý lẽ, rằng nếu thế giới đã có những giới hạn cố định, tất cả vật chất đã phải tích tụ từ lâu trên sàn của không gian giới hạn. Ở đây chúng ta tìm thấy một điểm yếu trong toàn bộ sơ đồ về Tự nhiên của Epicurus. Ông rõ ràng chống lại khái niệm của lực hấp dẫn hướng về trung tâm, vốn từng đã được nhiều nhà tư tưởng thời cổ chấp nhận. Thật không may, đoạn thơ này của Lucretius bị cắt xén quá nhiều; tuy nhiên chúng ta vẫn có thể thấy những điểm đặc trưng thiết yếu của luận chứng, và nhận ra ngụy biện nằm dưới nó. Epicurus giả định ở đó rằng trọng lượng hay lực hấp dẫn, cũng như lực đề kháng, là một thuộc tính thiết yếu của những atom. Về điểm này, những nhà tư tưởng uyên thâm đã sáng tạo tư tưởng Duy vật của thời cổ đã không tất cả thành công trong việc giải phóng chính họ ra khỏi những quan niệm thông thường; vì mặc dù Epicurus giảng dạy rõ ràng rằng, nói đúng ra, trong không gian không có bên trên và không có bên dưới, thế nhưng ông bám vào một hướng xác định trong sự ‘xuống thấp’ (rơi) của những atom, vốn tạo dựng vũ trụ. Để thoát khỏi những quan niệm thông thường về sức nặng, trong thực tế, không là thành tựu dễ dàng với trí tuệ của con người. Học thuyết về những đối cực của quả đất, [17] đã phát triển từ chấn động (tâm lý) do tin tưởng vào địa ngục Tartarus gây ra, cùng với nghiên cứu về thiên văn học, đã chống chọi vô vọng để phản lại khái niệm thông thường trong thời cổ, về một ở trên và một ở dưới tuyệt đối. Dẫu với miễn cưỡng nào đó, những khái niệm này, vốn liên tục gây ấn tượng cho chúng ta bởi những giác quan của chính chúng ta, đã nhường bước cho sự trừu tượng khoa học, chúng ta có thể thấy từ một thí dụ khác trong thời nay – cụ thể là học thuyết về trái đất xoay vòng. Ngay cả muộn cho đến một thế kỷ sau Copernicus, đã vẫn có những nhà thiên văn học, tuy được đào tạo trong khoa học và có suy tưởng tự do (không theo giáo điều của Hội NhàThờ), những người đã nêu cao cảm giác tự nhiên của họ về sự cứng chặt và cố định của quả đất, như một bằng chứng về sự không chính xác của hệ thống Copernicus.

Khi đó, bắt đầu từ lôgích về lực hấp dẫn của những atom, hệ thống Epicurus không thể giả định rằng những atom này có một hướng đôi, dừng lại ở trung tâm. Vì như mọi chỗ khác, trung tâm này cũng vậy, như thế vẫn còn khoảng trống giữa những particle, chúng không thể hỗ trợ lẫn nhau. Nhưng nếu chúng ta muốn giả định rằng chúng đã trở thành bị nén ép ở trung tâm đến một mật độ tuyệt đối nào đó, bằng tiếp xúc trực tiếp, khi đó theo lý thuyết của Epicurus, trong thời gian vô tận, tất cả những atom đã phải được tích tụ ở đây, và do đó không có thể xảy ra gì thêm nữa trong thế giới.

Chúng ta không cần phê phán chứng minh những yếu kém của toàn bộ cách thức suy nghĩ này. [18] Tuy nhiên, với một người quan sát suy ngẫm về sự phát triển của con người để thấy để đi đến được một lý thuyết chính xác về tự nhiên đã là khó khăn như thế nào. Chúng ta tự hỏi về sự khám phá luật về sự hấp dẫn của Newton, và hiếm khi nghĩ lại xem bao nhiêu tiến bộ đã được thực hiện để mở đường cho học thuyết này khiến nó chắc chắn phải được một nhà tư tưởng vĩ đại nào đó sẽ tìm ra. Khi sự khám phá của Columbus đã ngay lập tức đặt lý thuyết cổ về hai đối cực của quả đất trong một ánh sáng hoàn toàn mới, và cuối cùng đã loại bỏ những lý thuyết theo Epicurus về điểm này, đã thực sự có sự cần thiết của một cải cách trong toàn bộ khái niệm về lực hấp dẫn. Sau đó, đã đến Copernicus, rồi Keppler, sau đó sự thăm dò vào trong những luật của những vật thể rơi của do Galileo đã làm, và như thế sau cùng, mọi sự vật việc đã sẵn sàng cho việc trưng bày một lý thuyết hoàn toàn mới.

Vào cuối Quyển thứ Nhất, Lucretius tuyên bố ngắn gọn về học thuyết tuyệt vời, đầu tiên đã được Empedocle nêu lên, rằng tất cả những thích nghi là được tìm thấy trong vũ trụ, và đặc biệt là trong sự sống hữu cơ, chỉ đơn thuần là một trường hợp đặc biệt của những có thể xảy ra vô hạn của những biến cố cơ học. [19]

Nếu chúng ta tìm thấy bất kỳ một tráng lệ nào trong thuyết cứu cánh Aristote, tuy nhiên chúng ta phải tất cả chống lại tính cách này thêm càng nhiều hơn cho sự phủ nhận không khoan nhượng của ý tưởng về thiết kế. Ở đây, chúng ta đang giải quyết với yếu tố then chốt đặc biệt của toàn bộ lâu đài tư tưởng của triết học Duy vật, một phần của hệ thống vốn đã không phải luôn luôn nhận được phần quan tâm đúng mức của nó từ những nhà duy vật gần đây. Nếu học thuyết về thiết kế, một học thuyết vốn chúng ta tự nhiên có thiện cảm với nó hơn, thế nhưng nó cũng chứa đựng một sự pha trộn lớn hơn của quan điểm một chiều của con người. Sự gạt bỏ toàn bộ của những gì đã được đem vào trong quan điểm của chúng ta, về những gì khó chịu, hay xung khắc, hay đáng ghét với chúng ta, từ sự hẹp hòi con người, nhưng tình cảm không là biện luận; tốt nhất thì nó chỉ là một nguyên tắc bói toán dò dẫm, và khi đối mặt với những hệ quả lôgích ráo riết nó có thể có, là một sự gợi báo cho biết của những giải thích có thể xa thêm hơn, tuy nhiên vốn nằm ngoài, và không bao giờ trước, những hệ quả này.

“Vì thực ra, không phải do thiết kế khiến những khởi đầu trước nhất của những sự vật việc đã tự đặt định, mỗi chúng trong vị trí đúng của nó, hay được trí thông minh nhạy bén nào đã dẫn dắt, cũng không phải chúng đã ‘mặc cả’, nói thực thế, những chuyển động nào mỗi chúng nên đảm nhận, nhưng vì nhiều trong số lượng, và trong nhiều những cách chuyển dịch trong vũ trụ, chúng được lèo lái và nghiêng ngả bởi những ‘cuốn thốc’ trong thời gian trôi qua vô tận; sau khi gắng thử những chuyển động và hợp nhất của mọi loại, lâu dài chúng rơi vào trong những xếp đặt loại giống như những sự vật việc từ đó tổng hợp này của những sự vật của chúng ta đã hình thành, và cũng bởi thế, nó được gìn giữ qua rất nhiều những năm, một khi nó được ném vào trong những chuyển động thích hợp, và gây nên những giòng chảy để làm thêm đầy cho biển tham lam với những sông lớn nước dồi dào, và để trái đất, được sức nóng của mặt trời nuôi dưỡng, làm mới sản phẩm của nó, và để dòng giống của những của sinh vật xảy ra và phát triển, và những đám cháy lướt đi của ether để sống”. [20]

Để hình dung những thích nghi như chỉ một trường hợp đặc biệt của tất cả những có thể xảy ra tưởng tượng được thì cũng là một ý tưởng tuyệt vời, như nó là một ý tưởng tài tình để nhắc về những sự thích ứng trong thế giới này với sự kiên trì của những sự thích ứng. Do đó, thế giới này, vốn tự duy trì, thì đơn tuần là một trường hợp, trong số vô số những trường hợp, giữa những vô số những kết hợp của những atom, phải trong tiến trình của kết quả tình cờ tự nhiên vĩnh cửu; và đó là chỉ sự kiện rằng chính bản chất của những chuyển động này dẫn đến việc duy trì toàn bộ và làm mới liên tục bản thân chúng vốn đem cho những sự kiện thực tại của thế giới này sự bền bỉ mà chúng vui hưởng.

Trong Quyển thứ Nhì, Lucretius giải thích đầy đủ hơn về chuyển động và những thuộc tính của những atom. Chúng thì, ông tuyên bố, trong sự chuyển động mãi mãi không dứt, và chuyển động này thì ban đầu là một sự rơi vĩnh viễn, không thay đổi, qua vô cùng vô biên của không gian trống.

Nhưng ở đây nổi lên một khó khăn đe dọa đáng sợ cho hệ thống của Epicurus: Làm thế nào sự chuyển động hướng xuống thấp (hay ‘tụt xuống’, hay ‘rơi’) mãi mãi không ngừng và không đổi, đều đặn này của những atom dẫn đến kết quả là sự hình thành của thế giới? Theo như Democritus, những atom rơi với những mức độ nhanh chậm khác nhau; cái nặng va với cái nhẹ, và như thế trở thành đã xảy ra đầu tiên. Epicurus đã đủ đúng khi dẫn nhắc tốc độ khác nhau, vốn những vật thể có khi chúng rơi hoặc trong không khí hoặc trong nước, về với sức cản của môi trường. Trong điều này, ông theo Aristotle, chỉ sau đó lại tiếp tục với một đối kháng quả quyết hơn với Aristotle. Aristotle phủ nhận không chỉ một chân không, mà ngay cả khả năng chuyển động trong một chân không. Epicurus, với một khái niệm chính xác hơn về chuyển động, ngược lại, tìm thấy rằng chuyển động trong chân không phải là chỉ nhanh hơn vì không có đề kháng. Nhưng nó sẽ nhanh như thế nào? Ở đây nằm một tảng đá ngầm khác trong hệ thống.

Một cách gián tiếp, đã cho rằng những atom phải di động trong không gian với tốc độ lớn hơn nhiều, đến mức không sánh được, so với những tia sáng mặt trời, vốn chúng ngay lập tức xuyên không gian từ mặt trời đến quả đất. [21] Nhưng có phải đây là một tiêu chuẩn? Ở đây chúng ta có bất kỳ một tiêu chuẩn nào về tốc độ không? Hiển nhiên là không; vì trong thực tế, bất kỳ không gian giả định nào cũng được đi qua trong thời gian ngắn vô cùng, và vì không gian thì tuyệt đối không cùng, chuyển động này, cho đến chừng nào không có những vật thể để nó có thể qua đó tự đo lường, sẽ là hoàn toàn không xác định; nhưng những atom, chúng chuyển dịch theo những đường song song và với tốc độ nhanh như nhau, đều tương đối trong yên nghỉ, như bất động hoàn toàn. Hậu quả này của việc ông rời bỏ quan điểm của Democritus, Epicurus dường như chính ông đã không nhận ra với đầy đủ rõ ràng. Tuy nhiên, rất độc đáo là sự tùy tiện vội vã ông đã chấp nhận ngõ hầu bắt đầu nói về sự hình thành của thế giới.

Những atom, vốn di động tự nhiên trong một xảy ra đơn giản của những đường thẳng song song, giống những hạt mưa rơi, đã như thế nào để đạt được những chuyển động nghiêng, xoáy nhanh, và những kết hợp nhiều không đếm nổi, khi gắn chặt không gỡ ra được, khi tự thoát ra và nhập vào những nhóm mới, tất cả với sự đều đặn vĩnh cửu? Phải là không thể nào để định được thời gian lúc chúng đã bắt đầu chệch khỏi đường thẳng của chúng. [22] Sự sai lệch nhỏ nhất với ​​những đường song song, trong thời gian, phải mang đến một gặp gỡ, một va chạm của những atom. Một khi việc này đã xảy ra, những dạng khác nhau của những atom sẽ sớm dẫn đến những chuyển động xoáy, những kết hợp và những tách rời phức tạp nhất. Nhưng nó đã bắt đầu như thế nào? Đây là một lỗ hổng chết người trong hệ thống của Epicurus. Lucretius giải câu đố, hay đúng hơn là cắt bỏ nút rối, bằng cách gọi đến những chuyển động tự ý của con người và động vật.[23]

Thế nên, trong khi nó là một trong những cố gắng quan trọng nhất của tư tưởng Duy vật thời mới đây để suy diễn toàn bộ khối lượng của những chuyển động tự ý từ những nguyên nhân cơ học, chúng ta thấy Epicurus áp dụng một yếu tố hầu như không tính toán được vào trong hệ thống của ông. Đúng vậy, theo như ông, hầu hết những hành động của con người là hệ quả của những chuyển động được biết nhất định nào đó của những cơ phận vật chất, vì một chuyển động thường thường là dịp cho một chuyển động khác. Nhưng ở đây, chúng ta có không chỉ một sự phá vỡ hiển nhiên và dữ dội trong chuỗi nhân quả, nhưng đằng sau còn ẩn hiện một sự không rõ rệt hơn nữa về phần bản chất của chuyển động. Trong trường hợp của một sinh vật sống, ý chí tự do – như chúng ta thấy cũng trong những thí dụ Lucretius đã nhắc đến – làm việc nhanh chóng những kết quả rất quan trọng, như con ngựa xông vào vòng đua khi những rào chắn được tháo mở. Tuy nhiên, nguồn gốc của việc này thì chỉ một sự va chạm nhẹ vô cùng của những atom đơn lẻ của hồn người [24]. Ở đây, dưới đáy, chúng ta có một khái niệm rõ ràng rất giống với của học thuyết cho rằng trái đất thì đứng yên ở giữa của vũ trụ, sẽ nói nhiều hơn về khái niệm này ở dưới đây.

Trong những sai lầm này, có lẽ Democritus đã không có phần chia; và tuy thế chúng ta sẽ phán xét chúng dễ dài hơn nếu chúng ta nghĩ lại rằng, ngay cả cho đến thời chúng ta, bản chất của học thuyết về tự do của ý chí, với bất kỳ tinh chất siêu hình tinh tế nào được xây đắp chi tiết công phu, giản dị chỉ gồm tính chất không chắc chắn và tính chất rối rắm lúng túng về những xuất hiện bên ngoài. [25]

Dẫu vậy, nhằm giải thích cho sự bất động rõ ràng của những vật thể có những bộ phận cấu thành, trong chuyển động liên tục mãnh liệt nhất, nhà thơ dùng minh họa của một đàn cừu gặm cỏ với những con cừu non đang nhảy vui vẻ, khi nhìn chúng từ xa chúng ta không thấy gì, ngoài một đốm trắng trên sườn đồi phủ cỏ xanh.

Những atom được Lucretius trình bày thì có nhiều loại hết sức khác nhau về hình dạng. Khi thì mịn và tròn, khi thì thô và nhọn, hình phân nhánh hay hình móc câu, chúng tác hành, theo như cấu hình của chúng, một ảnh hưởng đặc biệt trên những giác quan của chúng ta, hay trên những thuộc tính của cơ thể có chúng nhập vào thành tạo phần. Số lượng những hình dạng khác nhau thì giới hạn, nhưng có một số lượng vô hạn của mỗi hình dạng và trong mọi cơ thể, những atom khác nhau nhất hình thành những liên hệ đặc biệt với nhau; và như thế, bằng những cách thức của kết hợp này, như trong kết hợp của những chữ cái trong những chữ, có thể tạo ra sự đa dạng lớn hơn nhiều từ những hình dạng khác nhau của những atom.

Chúng ta không thể cưỡng lại với việc lấy một trích dẫn từ một đoạn thơ thẳng từ trái tim của nhà thơ đã thốt ra, và nó được buộc chặt với một phê bình về khái niệm huyền thoại về Tự nhiên: – “Và nếu bất kỳ một ai suy nghĩ chân chính để gọi biển là (gót) Neptune và bắp là (gót) Ceres, và chọn lựa, đúng ra là để dùng sai, tên gọi của (gót) Bacchus thay vì để nói ra thuật ngữ vốn thuộc về thứ rượu thơm đó, chúng ta hãy cho phép người ấy tuyên bố rằng trái đất là mẹ của những gót, nếu người ấy chỉ cưỡng lại trong chân thực để bôi bẩn não thức của người ấy với tôn giáo điên dại thô tục” [26]

Sau khi Lucretius đã giải thích thêm rằng màu sắc và những phẩm tính có-tri giác khác không tiến hành từ chính những atom, nhưng đều chỉ là những hậu quả của hoạt động của chúng trong những liên hệ và những kết hợp cụ thể, ông đi đến câu hỏi quan trọng về sự quan hệ giữa cảm giác và vật chất. Lập trường cơ bản là (những gì) có-tri giác thì phát triển ra từ (những gì) không-tri giác. Quan điểm này bị nhà thơ giới hạn ở điều này, rằng cảm giác không thể nào tiến hành từ bất cứ gì trong bất kỳ hoàn cảnh nào, nhưng điều đó tùy thuộc nhiều vào độ mịn, hình dạng, chuyển động và sự sắp xếp của vật chất cho dù nếu nó sẽ tạo ra sinh vật hay có khả năng của tình cảm. Cảm giác chỉ được tìm thấy chỉ trong cơ thể động vật hữu cơ, [27] và ở đây thuộc về, không những bộ phận trong bản thân chúng, nhưng về toàn bộ.

Như thế, chúng ta đã đạt đến điểm ở đó tư tưởng Duy vật, cho dù trong những phương diện khác nó có thể được khai triển thuận hợp trước sau thế nào, hoặc ít hoặc nhiều công khai, luôn luôn rời khỏi lĩnh vực riêng của nó. Rõ ràng với sự hợp nhất thành một toàn thể, đã được đưa vào một nguyên lý siêu hình mới, khiến bên cạnh những atom và không gian trống, xuất hiện như một sự bổ sung đầy đủ nổi bật.

Bằng chứng rằng cảm giác thuộc không với những atom riêng lẻ nhưng với toàn bộ, được Lucretius thêm vào với một chút khôi hài. Nó sẽ không là một gì xấu, ông nghĩ, nếu những atom con người có thể cười và khóc, và nói năng khôn ngoan về sự cấu thành của những sự vật việc, và đến phiên, chúng hỏi những bộ phận cấu thành ban đầu của chúng là gì. Trong trường hợp nào đi nữa, chúng phải có trật tự như vậy, để có thể có khả năng của cảm nhận; và khi đó, một lần nữa, chúng sẽ không còn là những atom nữa. Dĩ nhiên, ở đây đã bỏ xót rằng cảm giác đã phát triển của con người cũng có thể là một tổng thể bao gồm nhiều những cảm giác nhỏ hơn khác nhau, qua sự kết hợp đặc biệt của những tác động, tuy nhiên, khó khăn thiết yếu, dù sao đi nữa, vẫn còn chưa giải quyết. Cảm giác này của toàn bộ, có thể không trong trường hợp nào đơn giản chỉ là một hậu quả của bất kỳ những chức năng có thể có nào của cá nhân, trừ khi toàn bộ cũng có một thực thể đáng kể nhất định nào đó, vì bằng không, đi ra ra từ một tổng cộng không thể được của những atom không tri giác, không cảm giác nào trong toàn bộ có thể nổi lên.

Toàn bộ hữu cơ, khi đó, là một nguyên lý hoàn toàn mới bên cạnh nguyên lý về những atom và khoảng trống, dù nó có thể đã không được nhìn nhận như thế.

Kết luận của Quyển thứ Nhì gồm một hệ luận táo bạo và tuyệt vời từ những quan điểm đã đưa ra như thế cho đến giờ: lý thuyết của những nhà duy vật thời cổ về con số vô tận của những thế giới, vốn chúng ở những thời kỳ và khoảng cách khổng lồ, nổi lên gần, trên và dưới nhau, kéo dài trong một ngày và sau đó lại tiêu tán.

Vượt xa những giới hạn của vũ trụ hữu hình của chúng ta, ở tất cả những phía, tồn tại vô số những atom chưa được hình thành vào trong những vật thể, hay đã từng tồn tại trong những thời vô tận lại đã phân tán, vốn chúng đuổi theo sự rơi yên lặng của chúng qua không gian và thời gian mà không ai có thể đo lường được. Nhưng như trong mọi hướng, qua toàn bộ bao la cùng những điều kiện tồn tại, hiện tượng cũng phải tự chúng lập lại. Vì vậy, phía trên chúng ta, bên dưới chúng ta, bên cạnh chúng ta, tồn tại những thế giới trong một số đông không đếm được; và nếu chúng ta xem xét những thế giới này, tất cả ý tưởng về một sự cai trị thiêng liêng của toàn bộ phải biến mất. Tất cả những sự vạt việc này đều là đối tượng của những tiến trình của trở thành và mất đi, vì ngay lập tức, lúc thì chúng liên tục thu hút những atom mới từ không gian vô tận, và một lúckhác, qua sự tách rời những bộ phận, trải qua những mất mát càng lớn dần. Trái đất của chúng ta chẳng bao lâu lớn đàn thành già cỗi. Người làm ruộng già lắc đầu thở dài, và gán cho lòng thành kính với tổ tiên chúng ta những hoa quả tốt đẹp hơn của những thời trước, vốn chúng ngày càng bị hư hoại cho chúng ta, bởi sự phân rã của thế giới chúng ta.

Trong quyển thứ Ba của bài thơ, Lucretius triệu tập tất cả những sức mạnh của triết học của ông và thơ ca của ông, để lý luận chống lại sự hiện hữu của hồn người, và để bác bỏ học thuyết về sự bất tử, và ông bắt đầu bằng cố gắng để gạt đi sự sợ hãi cái chết. Đối với sự kinh hoàng này, vốn đầu độc mọi thú vui thuần khiết, nhà thơ đã gán một phần chia lớn của những đam mê đó vốn đẩy một người đến tội lỗi. Nghèo đói dường như với những ai là người có trái tim không được sự thật thắp sáng, là cánh cổng của cái chết. Rằng người ấy có thể bay nhanh trốn chạy khỏi cái chết, người ấy chất đống của cải cho mình, bằng những tội lỗi ghê tởm nhất; không, nỗi sợ chết xa đến mức có thể làm mù chúng ta, khiến chúng ta tìm điều vốn chúng ta trốn nhanh khỏi; nó có thể ngay cả đẩy chúng ta đến tự vẫn, vì nó làm cuộc đời thành không thể chịu đựng được.

Lucretius phân biệt hồn người (anima) và tinh thần (animus): ông giải thích cả hai là những phần thống nhất chặt chẽ của con người. Như tay, chân, mắt, là những cơ quan của sinh vật, nên tinh thần thì cũng như thế. Ông bác bỏ quan điểm trong đó làm hồn người gồm chỉ trong sự hài hòa của toàn bộ đời sống thể chất. Hơi ấm và hơi thở, chúng rời khỏi cơ thể lúc chết được hồn người hình thành; và phần tốt đẹp nhất của nó, vốn nằm ở vú, và một mình nó nắm giữ cảm giác, là tinh thần; cả hai đều là thể xác, và đều gồm những atom nhỏ nhất, tròn nhất và di động nhất.

Nếu hương phảng phất của rượu bay mất, hay mùi thơm của một chất bôi ngoài da đã dtan loãng vào không khí, chúng ta không quan sát thấy trọng lượng bị mất; cũng đúng in như vậy với cơ thể khi hồn người biến mất.

Khó khăn vốn một lần nữa ở đây cho tự đưa ra của việc sửa chữa vị trí chính xác của cảm giác thì trong điểm quan trọng nhất bị hệ thống Epicurus lảng tránh hoàn toàn, và bất chấp tiến bộ bao la của sinh lý học, tư tưởng Duy vật của thế kỷ vừa qua đã thấy chính nó đúng ở vẫn cùng điểm tương tự. Những atom riêng lẻ không cảm nhận, hay những cảm xúc của chúng không thể trộn lẫn với nhau, vì khoảng trống không có tầng lớp phụ nào nên không thể dẫn chuyển cảm giác, và lại còn kém dự phần vào nó. Do đó, chúng ta phải liên tục rơi trở lại giải pháp – sự chuyển động của những atom là cảm giác.

Epicurus, và với ông là Lucretius, tìm kiếm vô vọng để che giấu điểm này bằng nói rằng, bên cạnh những atom tinh tế của không khí, hơi nước và nhiệt, mà hồn người được cho là bao gồm, vẫn còn một tạo phần thứ tư kết hợp với chúng, tất cả không có tên, và có mức độ tinh tế và di động cùng cực, hình thành hồn của hồn người.[28] Nhưng đối với những atom-hồn tinh tế nhất này, khó khăn vẫn còn như vậy, cũng như đối với những sợi-não rung động của De la Mettrie. [29]

Làm thế nào để chuyển động của một cơ thể, trong bản thân không-cảm giác, có thể là cảm giác? Vậy thì đó là ai, khi đó, có cảm giác? Cảm giác đến như thế nào? Ở đâu? Với những câu hỏi này, Lucretius không cho chúng ta trả lời. Sau này có lẽ chúng ta sẽ gặp lại những câu hỏi này.

Một sự phủ nhận mở rộng về bất kỳ dạng thức có thể nào của lý thuyết về sự bất tử tạo dựng một đoạn quan trọng của quyển sách. Chúng ta thấy nhà thơ nhấn mạnh gì trên điểm này, vì kết luận đã được chứa đựng đầy đủ trong những gì trước đó. Cộng lại của toàn bộ biện luận thì để cho thấy rằng cái chết thì lãnh đạm với chúng ta, vì khi nó xuất hiện trên cảnh vật, thôi không còn một chủ thể có khả năng để cảm nhận một bất kỳ ác độc nào.

Trong sợ hãi của mình về cái chết, nhà thơ nói, khi nhìn vào thân thể vốn phân hủy trong mộ, hay bị những ngọn lửa hủy diệt, hay bị thú dữ ăn thịt cắn xé, con người vẫn có một gì đó từng tồn đọng từ quá khứ của ý tưởng thầm kín rằng chính mình phải gánh chịu điều này Ngay cả khi người này gạt bỏ ý tưởng này, người này vẫn nuôi dưỡng nó, người này cũng không ‘tự tách mình ra khỏi bản ngã đó, cũng không rút mình ra được khỏi thân xác đã ném bỏ đó’. Và như vậy, người này bỏ qua sự kiện rằng khi người này thực sự chết, người ấy không thể có sự tồn tại trùng lặp, chỉ để dày vò chính mình với một số phận giống vậy. ‘Bây giờ ngôi nhà của ngươi sẽ không nhận ngươi với sự chào đón vui mừng, cũng không còn một người vợ đạo hạnh nhất và những đứa con ngọt ngào nhất vốn là những người đầu tiên chạy tới để giành lấy nụ hôn và xúc động tim ngươi với một niềm vui thầm lặng. Có thể nhà người thôi không còn thịnh vượng trong những gì ngươi làm, một bảo đảm an toàn riêng cho chính ngươi’ – như thế họ phàn nàn – ‘Một ngày khốc hại đã lấy đi từ ngươi, con người bất hạnh, trong sự đen đủi táo tợn, tất cả những phần thưởng của cuộc đời’. Nhưng họ quên không thêm vào – ‘và bây giờ, thôi không còn khao khát như trước nữa cho những sự vật việc này cũng vậy quấy nhiễu nhà ngươi.’ Dẫu họ nếu sẽ thế, nhưng thấu hiểu đúng điều này, họ sẽ giải cứu chính họ khỏi tuyệt vọng và sợ hãi lớn lao. ‘Bạn, ngay cả như bây giờ, đang chìm sâu trong giấc ngủ của cái chết, sẽ tiếp tục như vậy trong tất cả thời gian sẽ đến và được thoát khỏi tất cả những đau đớn tuyệt vọng; nhưng chúng ta, với một buồn thương vốn sẽ không nguôi, khóc cho ngươi khi gần bên ngươi đã thành tro trên đám tang kinh hãi của ngươi, và không tháng ngày dài nào sẽ cạy ra được nỗi đau buồn kéo dài mãi mãi của chúng ta khỏi trái tim chúng ta ‘Khi bất kỳ một ai nói thế,,chúng ta phải hỏi người ấy dó trong nó điều gì cay đắng đến thế, nếu cuối cùng nó đi đến để ngủ và nghỉ, rằng có ai nên tiều tụy, ốm mòn đi trong buồn thương không bao giờ dứt?

Toàn bộ kết luận của quyển thứ Ba, từ đoạn trích dẫn ở đây, chứa đựng nhiều điều đáng thán phục và đặc biệt đáng kể. Tự nhiên chính nó được làm để nói, và chứng minh cho con người thấy sự hợm hĩnh của của con người về sợ hãi cái chết. Rất đẹp, nhà thơ cũng dùng những huyền thoại khủng khiếp của thế giới bên dưới, vốn đều được chuyển tất cả sang đời sống của con người và những đau đớn và đam mê của nó. Người ta thường có thể tưởng tượng bản thân mình đang lắng nghe một nhà tư tưởng Duy lý của thế kỷ vừa qua, ngoại trừ rằng chúng ta đang trong lĩnh vực của những ý tưởng cổ điển.

Không phải rằng Tantalus trong thế giới bên dưới cảm nhận một kinh hoàng tuyệt vọng của tảng đá vốn đe dọa rơi xuống đầu ông, nhưng rằng những người trần gian đều bị khảo hành, tra tấn như thế trong đời sống vì sợ hãi Gót và cái chết. Tityos của chúng ta không phải là người khổng lồ của thế giới bên dưới, người phủ trọn chín mẫu đất khi nằm duỗi dài và vĩnh viễn bị những con chim ưng moi cắn, nhưng là mọi ai là người bị ăn sống nuốt tươi bởi những dày vò của thương yêu hay của bất kỳ dục vọng nào khác. Con người tham vọng, theo đuổi tước vị cao trong chính quyền, như Sisyphus, phải lăn tảng đá khổng lồ lên núi, để nó sẽ lại lăn tuột xuống đất bằng. Con chó Cerberus dữ tợn và tất cả những kinh hoàng của địa ngục Tartarus tiêu biểu những trừng phạt mà kẻ phạm tội phải sợ hãi; vì dẫu kẻ phạm tội thoát khỏi ngục tù và nhục nhã của hành tội, nhưng lương tâm của người ấy phải trừng phạt người ấy với tất cả những kinh hoàng của công lý thần linh. [30]

Những anh hùng và những vua chúa, những nhà thơ nổi danh và những hiền triết, đã chết, và những người có đời họ ít giá trị hơn nhiều, đều nghĩ rằng họ phải chết là một điều bất công phàn nàn. Thế nhưng, trọn đời họ tiêu phí trong những tưởng tượng dằn vặt đau khổ và những khắc khoải lo âu vô ích; họ tìm nguyên nhân bất hạnh của họ lúc thì trong điều này và lúc thì ở việc kia, và không biết họ thực sự thiếu những gì. Nếu họ biết điều này, họ sẽ sao lãng tất cả những gì khác, và dành trọn vẹn bản thân cho việc học hỏi về Tự nhiên, vì nó là một câu hỏi về tình trạng trong đó con người sẽ tiếp tục để đến mãi mãi, sau khi chấm dứt đời sống này.

Quyển thứ Tư chứa đựng nghiên cứu đặc biệt về nhân loại học. Ở đây tất sẽ dẫn chúng ta đi quá xa nếu để giới thiệu những quan sát, chúng rất nhiều và thường gây ngạc nhiên, nhà thơ xây dựng những học thuyết của ông dựa trên chúng. Những học thuyết này là những học thuyết của Epicurus; và vì chúng ta không quan tâm nhiều cho lắm đến những bắt đầu trước tiên của những giả thuyết sinh lý học cũng như với sự phát triển của những nguyên tắc quan trọng, chúng ta đã kể lại rồi một ít của lý thuyết Epicurus về những cảm giác sẽ là đủ.

Kết luận của quyển sách gồm một thảo luận mở rộng về tình yêu và về những liên hệ của những phái tính. Không phải là những khái niệm thông thường của hệ thống Epicurus vốn chiếm giữ não thức của một người, cũng không phải là lời thơ xuất sắc khẩn cầu Venus ở đầu bài thơ, dẫn người ta đến mong đợi sự chân thực nghiêm trang và ấn tượng vốn nhà thơ trưng bày ở đây. Ông giải quyết chủ đề của ông từ một quan điểm thuần túy vật chất, và trong khi tìm cách giải thích sự phát triển của xung lực tình dục, ông coi nó từ đầu như một tai ác.

Quyển thứ Năm dành cho sự mô tả đặc biệt chi tiết hơn về sự phát triển của tất cả những gì – là của đất và biển, của những sao trời, và của những hữu thể có sự sống. Rất đặc biệt là đoạn văn nói về sự đứng yên của trái đất ở giữa vũ trụ.

Nguyên nhân đã gán cho điều này là sự liên kết không thể tách rời của trái đất với những atom khí quyển, vốn chúng dàn trải bên dưới nó và chúng không bị nó ép nén, chỉ vì chúng đều từ bắt đầu trong hợp nhất chặt chẽ với trái đất. Rằng một mong muốn nhất định nào đó về sự rõ ràng nằm ở dưới cùng của khái niệm này, chúng ta sẽ nhìn nhận; hơn nữa, sự so sánh với cơ thể con người, không bị gánh nặng bởi chính những thành phần của nó, và nó được sinh ra và di động bởi những particle thể khí tinh tế của hồn người, không giúp vào việc mang khái niệm về đến chúng ta. Tuy nhiên, chúng ta phải quan sát rằng ý tưởng về một sự nằm yên tuyệt đối của trái đất nằm cũng xa nhà thơ như nó sẽ là hiển nhiên không thuận hợp với toàn bộ hệ thống. Giống như tất cả những atom, vũ trụ phải được quan niệm như rơi xuống, và điều chỉ là đáng ngạc nhiên rằng sự nghiêng lệch rơi tự do hướng xuống thấp của những atom thể khí bên dưới trái đất thì không được dùng như một giải pháp.[31]

Dĩ nhiên, nếu Epicurus hay trường phái của ông đã giải thích đầy đủ về những quan hệ của sự yên nghỉ và chuyển động, thì họ đã đi trước thời đại của họ nhiều thế kỷ.

Khuynh hướng giải thích vũ trụ bằng khả năng có thể xảy ra thay vì thực sự xảy ra, chúng ta đã học biết trong trường hợp của Epicurus. Lucretius diễn tả điều đó với độ sự chính xác, nhìn nó trong liên hệ với những truyền thống của Diogenes Laertius, khiến chúng ta phải đi đến kết luận rằng về điểm này, chúng ta có trước chúng ta không sự trung lập hay giả tạo, như nhiều người giả định, nhưng là một xác quyết, và đến mức như có thể có với một nền tảng như vậy, một phương pháp chính xác của trường phái Epicurus. [32]

Nhân dịp của câu hỏi về những nguyên nhân của những chuyển động của những sao trời, nhà thơ nói:

“Một trong những nguyên nhân này thì trong sự hoạt động trong thế giới này, nó thì không dễ để xác định cho chắc chắn; nhưng những gì có thể là, và đã thực hiện trong khắp vũ trụ, trong những thế giới khác nhau, đã được hình thành trên những kế hoạch khác nhau, vốn tôi giảng dạy; và tôi tiếp tục để đặt ra nhiều những nguyên nhân vốn tồn tại trong khắp vũ trụ cho những chuyển động của những sao trời; Tuy nhiên, một trong chúng phải trong thế giới này, cũng là nguyên nhân truyền thụ chuyển động sống động đến những dấu hiệu; nhưng để nói ra nó là nguyên nhân nào, thì không có cách nào là phần việc của ai là người tiến tới từng bước một.” [33]

Ý tưởng rằng toàn bộ những chuỗi của những có thể có, thì trong vô hạn của những thế giới đâu đó trong hiện hữu thực sự, thì hoàn toàn phù hợp với hệ thống; để làm cho tổng số của tương ứng có thể nghĩ tới được với của có thể có thực sự, và do đó hiện hữu thực sự trong một vài của những vô vàn thế giới , là một suy nghĩ mà ngay cả ngày nay có thể ném một ánh sáng đối chiếu hữu ích lên học thuyết ưa chuộng về bản sắc định tính của Tồn tại và Tư tưởng. Trong khi nghiên cứu về tự nhiên của Epicurus chính nó trực tiếp hướng tới tổng số của (những gì) có thể hiểu được, và không hướng tới những gì có thể có được, nhưng tách rời nhất định nào đó, nó cũng chuyển sang tổng số của thực tế hiện có; chỉ có rằng trong quyết định về phần những gì trong trường hợp cụ thể của chúng ta, έπέχειν hoài nghi [34] nắm giữ một địa điểm và bao quát một biểu hiện vốn đi xa hơn kiến ​​thức thực sự của chúng ta. Tuy nhiên, với phương pháp sâu xa và thận trọng này, lý thuyết về xác suất lớn hơn (có thể có) của một giải thích cụ thể hài hòa đáng ngưỡng mộ; và trong thực tế, chúng ta có nhiều dấu vết của một ưa thích của sự giải thích có thể chấp nhận được nhất.

Trong những phần quan trọng nhất của toàn bộ công trình, chúng ta có thể nghĩ đến những phần của quyển thứ năm vốn giải quyết về sự phát triển dần dần của loài người. Với công lý, Zeller quan sát – người về phương diện khác không hoàn toàn công bằng với Epicurus – rằng triết lý của ông đã thiết lập những quan điểm rất vững chắc về những câu hỏi này.

Loài người đã mạnh hơn rất nhiều trong thời nguyên thủy, theo Lucretius, so với họ bây giờ, và có xương to lớn và bắp thịt gân guốc mạnh mẽ. Đã dày dạn chống lại băng giá và nóng bức, họ sống, giống như những con vật, không có nghệ thuật trồng trọt canh tác nào. Đất nhiều hoa trái cung cấp cho họ một cách ngẫu nhiên những phương tiện của sinh sống, và họ làm dịu cơn khát của họ trong những giòng nước và suối nguồn. Họ cư ngụ trong rừng và động núi, không có luân lý hay luật pháp. Việc dùng lửa, và ngay cả cả mặche thân bằng da, vẫn chưa được biết. Trong những tranh đoạt của họ với những loài thú hoang, họ thường thắng và chỉ bị ít loài thú đuổi theo. Dần dần họ học cách xây dựng những lều, để chuẩn bị đất cho mùa màng và sự dùng lửa; rằng buộc của đời sống gia đình được hình thành và con người đã bắt đầu trở nên dịu dàng hơn. Tình bạn lớn lên giữa những hàng xóm, lòng thương đối với phụ nữ và trẻ em đã được đem vào, và mặc dù sự hòa hợp hoàn toàn có thể chưa ngự trị, thế nhưng với hầu hết con người đã sống trong hòa bình với lẫn nhau.

Những âm thanh đa tạp của tiếng nói đã được con người phát ra trong mệnh lệnh của tự nhiên, và ứng dụng của chúng đã hình thành những tên gọi của những sự vật việc, giống rất nhiều như sự phát triển ban đầu của chúng dẫn trẻ em đến việc dùng ngôn ngữ, khiến chúng chỉ bằng ngón tay của chúng những gì có trước chúng. Khi những con dê con cảm nhận những sừng của nó và cố gắng húc đầu với chúng, trước khi chúng lớn lên, như những con báo con và sư tử con tự vệ bằng móng và miệng của chúng, mặc dù móng và răng của chúng mọc còn ít, như chúng ta thấy những con chim sớm đặt tin tưởng vào đôi cánh của chúng, cũng như vậy với con người trong trường hợp của tiếng nói. Do đó, thật phi lý để tin rằng có một ai đó một lần đã cho những sự vật việc những tên gọi của chúng, và rằng do đấy con người đã học được những từ đầu tiên; vì tại sao người ta phải giả định rằng một người này có thể phát ra những âm thanh đặc biệt và tạo ra nhiều những âm điệu khác nhau, mặc dù, đồng thời, những người khác không thể làm được việc này? và như thế nào việc này có thể hướng dẫn và ảnh hưởng đến phần những người còn lại để dùng âm thanh mà việc dùng và ý nghĩa của chúng hoàn toàn không được những người này biết đến?

Ngay cả những con vật cũng thốt ra những âm thanh hoàn toàn khác nhau khi chúng sợ hãi, đau đớn và sung sướng. Loài chó săn Molossian, gầm gừ và khoe răng, sủa ầm ĩ hay chơi với những chó con của nó, hú lên khi chủ nhân của nó rời khỏi nhà, hay rên rỉ khi nó chạy sau một cú đánh, thốt ra ngẫu nhiên những âm thanh rất khác nhau Và điều tương tự cũng đúng với những loài vật khác. Sau đó, bao nhiêu nữa, nhà thơ kết luận, chúng ta phải giả định rằng con người trong thời nguyên thủy có thể chỉ định những đối tượng khác nhau bằng những âm thanh liên tục thay đổi.

Theo cách tương tự, ông bàn về sự phát triển tiệm tiến của mỹ thuật. Lucretius nhìn nhận sức mạnh của những tình cảm và những tìm ra mới lạ, nhưng, trong sự trung thành nghiêm ngặt với lý thuyết của ông, ông giao phần quan trọng nhất ít hay nhiều cho nỗ lực vô thức. Chỉ sau khi đi hết nhiều những đường lối sai lạc, con người mới đến được đường lối đúng, vốn sau đó tự duy trì bằng giá trị rõ ràng của nó. Kéo guồng cửi và dệt sợi đã đầu tiên được đàn ông phát minh, và chỉ sau đó đã chuyển sang phụ nữ, trong khi đàn ông lại tự ứng dụng với những người lao động khó khăn hơn.

Vào thời chúng ta, khi kỹ nghệ của giới phụ nữ, từng bước – đôi khi ngay cả với một nhảy vọt – mở đường của nó vào trong những nghề nghiệp đã được đàn ông nghĩ ra và theo đuổi từ đó đến nay, suy nghĩ này thì phù hợp hơn nhiều so với thời của Epicurus và Lucretius, khi sự chuyển giao toàn bộ nghề nhiệp như vậy, như chúng ta biết cho đến nay, đã không xảy ra.

Và như thế trong cấu trúc của những cân nhắc lịch sử-triết học này, được dệt vào cũng những suy nghĩ của nhà thơ về phần hình thành của những sắp xếp chính trị và tôn giáo. Lucretius nghĩ rằng những người lỗi lạc nổi bật, do đảm lược và tài năng của họ, bắt đầu đã thành lập những thành phố và xây dựng cho chính họ những lâu đài, và sau đó những vua chúa chia xẻ đất cát và hàng hóa của họ với những người chững chạc đẹp lòng nhất, mạnh mẽ nhất, và thông minh nhất trong số những người theo họ. Chỉ sau này, khi vàng đã được tìm thấy, những điều kiện kinh tế đã được tạo ra, đã sớm cho những người giàu có khả năng có thể chính họ vượt trên sức mạnh và đẹp đẽ. Nhưng sự giàu có cũng có được những tín đồ và đồng minh với tham vọng. Dần dần nhiều người tranh đấu cho quyền lực và ảnh hưởng. Sự đố kị làm suy yếu quyền lực, những vua chúa bị lật đổ, và vương trượng của họ trước kia càng gây sợ hãi bao nhiêu, càng nhanh chóng nó bị đạp xuống bụi đất. Bây giờ đám đông thô lỗ là tối cao trong một thời gian, cho đến khi, từ một sự xen kẽ của tình trạng hỗn loạn và chuyển đổi, luật pháp và trật tự đã được phát triển.

Những nhận xét đó đây đã đan vào nhau mang đặc điểm của sự cam chịu và sự không ưa thích về hoạt động chính trị, nói chung, vốn là đặc trưng của tư tưởng Duy vật thời cổ. Vì Lucretius giảng dạy về sự thanh đạm và hài lòng thay vì chạy theo giàu có, nên ông cho rằng tốt hơn hết là nên im lặng (quietus!) Để tuân phục, hơn là muốn thực hiện quyền làm chủ trong những công việc nhà nước, và để duy trì hình thức của chế độ quân chủ. Chúng ta thấy rằng ý tưởng về đức tính công dân thời cổ và cộng đồng tự trị cộng hòa chân chính đã biến mất. Sự khen ngợi của sự vâng lời thụ động thì tương đương với việc phủ nhận nhà nước như một cộng đồng đạo đức.

Khẳng định chuyên biệt này về lập trường của cá nhân đã từng một cách không công bằng được đem vào trong sự liên hệ quá chặt chẽ với thuyết Atom của lý thuyết về Tự nhiên. Ngay cả những Stôic, có toàn bộ hệ thống của họ trong những phương diện khác đã đem chính trị vào trong sự quan hệ gần với hành động đạo đức, đã chuyển sang sự khác biệt đặc biệt trong thời sau đó, từ công việc chính quyền: về mặt khác, cộng đồng của những người khôn ngoan, vốn những Stôic được xếp hạng rất cao, thì được đại diện trong những người Epicurus trong hình thức hẹp hơn và chuyên biệt hơn của tình bè bạn.

Đó là sự cạn kiệt nhiều hơn của năng lượng chính trị của những dân tộc thời cổ, sự biến mất của tự do, và sự mục nát và vô vọng của tình trạng chính trị của những sự việc, khiến đẩy những triết gia thời kỳ này vào chủ nghĩa yên lặng.

Tôn giáo được Lucretius truy tìm về những nguồn vốn đã là thuần túy nguyên sơ. Thức dậy, và vẫn còn trong mơ nhiều hơn, con người tuân thủ trong tinh thần những chân dung cao quý và hùng vĩ của những gót, và gán cho những hình ảnh này sự tưởng tượng, sự sống, cảm giác và những sức mạnh siêu phàm. Nhưng, đồng thời, họ quan sát thấy sự thay đổi thường xuyên của những mùa, và sự mọc lên và đặt định của những sao trời. Vì họ không biết lý do của những sự vật việc này, họ đã chuyển những gót lên bầu trời, nơi ở của ánh sáng và gán cho họ, cùng với tất cả những hiện tượng thấy trên bầu trời, going bão cũng và mưa đá, tia chớp và tiếng gầm gừ, đe dọa của sấm sét.

“Ôi loài người bất hạnh, khi mà họ buộc tội những thần linh với những hành vi giống như vậy, và cùng với họ sự phẫn nộ cay đắng! Những rên rỉ sau đó họ đã gây ra cho chính họ, những vết thương cho chúng ta, những nước mắt cho những con cháu của chúng ta! [35]

Khá dài, nhà thơ mô tả đã là dễ dàng cho con người như thế nào, khi con người đã trông thấy những kinh hoàng của bầu trời, thay vì sự suy ngẫm yên lặng về những sự vật việc vốn sự kính tín thực sự duy nhất, để xoa dịu sự giận dữ được cho là của những gót bằng sự hiến sinh và thề nguyện, song chẳng giúp ích gì.

Quyển cuối cùng của bài thơ, nếu tôi có thể dùng thành ngữ, bàn về bệnh lý học. Ở đây được giải thích những nguyên nhân của những xuất hiện trên bầu trời; chớp và sấm, mưa đá và mây, sông Nile dâng tràn bờ và núi Aetna phun lửa đã được bàn luận. Nhưng, như trong quyển sách trước, lịch sử ban đầu của loài người hình thành nhưng là một phần của vũ trụ; Vì vậy, ở đây những căn bệnh của con người được xen vào giữa những hiện tượng tuyệt vời của vũ trụ, và toàn bộ tác phẩm được kết luận bằng một mô tả nổi tiếng xứng đáng về bệnh dịch. Có lẽ nhà thơ có ý định hoàn thành tác phẩm của ông bằng một bức tranh gây xúc động của sức mạnh của cái chết, khi ông đã bắt đầu nó với một lời cầu khẩn đến vị gót nữ của sự sống nẩy mầm.

Thuộc về những nội dung đặc biệt hơn của quyển thứ Sáu, chúng ta sẽ chỉ nhắc giải thích dài về ‘Những điểm Avernian’ và về hiện tượng của đá nam châm. Điều trước đặc biệt thử thách khuynh hướng hợp lý hóa của nhà thơ, điều sau đem cho một khó khăn đặc biệt với giải thích của ông về thiên nhiên, vốn ông cố gắng để vượt qua bằng một giả thuyết rất kỹ lưỡng và phức tạp.

“Những điểm Avernian” là tên đã được những người thời cổ gọi những chỗ đất giống như vậy, như chúng không phải là hiếm tìm thấy ở Italy, Greece và Asia-Minor [36], chỗ đó mặt đất bốc lên chất khí, nó sinh ra u mê, xây xẩm, hay chết cho người và thú vật. Tin tưởng phổ thông giả định tự nhiên rằng có một mạch nối giữa những chỗ này và thế giới bên dưới, cõi của thần chết, và đã giải thích tác động chết người bằng sự nổi dậy của những hồn tinh và ma quỷ của cõi âm, những kẻ cố gắng kéo xuống với họ những hồn của người sống. Nhà thơ khi đó cố gắng để cho thấy, từ bản chất khác loại của những atom, chúng phải hoặc là làm lợi hoặc gây tổn thương cho những sinh vật khác nhau như thế nào, một vài với loài này và một vài với loài khác. Sau đó, ông xem xét trường hợp của nhiều loại chất độc, vốn lan truyền nhưng không thể nhận thấy, và nhắc đến, cộng vào với một số ý niệm mê tín, những trường hợp ngộ độc vì chất kim loại khi làm việc trong những hầm mỏ, và những gì là đúng chỗ nhất với vấn đề của ông, tác dụng chết người của chất khí carbonic. Dĩ nhiên, vì những người thời cổ đã chưa quen biết với axit carbonic, ông đã gán điều này cho khí sulfur nặng mùi. Sự đúng đắn của kết luận của ông về một ngộ độc từ chất hơi do những khí thoát ra từ lòng đất ở những chỗ này cũng rất có thể cung cấp một bằng chứng về một nghiên cứu theo thứ tự và loại suy, ngay cả không có sự áp dụng của những phương pháp nghiêm ngặt hơn, phải dẫn đến những tiến bộ lớn về kiến ​​thức như thế nào.

Giải thích về hoạt động của nam châm, dẫu chưa thỏa đáng vì có thể vẫn không thể khác được, đủ để cho chúng ta một cái nhìn về sự thực hiện chính xác và quan trọng theo như hệ quả của những giả thuyết, vốn chúng là đặc điểm của toàn bộ triết lý về tự nhiên của Epicuruss. Lucretius nhắc nhở chúng ta, bắt đầu với những chuyển động cực nhanh và dữ dội của những atom tinh tế khó thấy vốn lưu thông trong những lỗ chân lông của tất cả những cơ thể, và thoát chảy ra từ những mặt ngoài của chúng. Mọi cỏ thể, theo quan điểm này, thì luôn luôn gửi ra ngoài theo mọi hướng những giòng chảy của những atom như vậy, tạo ra sự trao đổi không ngừng giữa tất cả những đối tượng trong không gian. Nó là một lý thuyết về sự phát ra, hay tỏa ra, hay bốc hơi phổ quát [37] như phản lại lý thuyết về dao động của khoa học vật lý thời nay [38]. Những liên quan của những trao đổi này trong bản thân chúng, ngoại trừ hình thức của chúng, không chỉ đã được chứng minh bằng thí nghiệm trong thời chúng ta, nhưng đã có một sự quan trọng to lớn hơn nhiều, đã gán cho chúng theo như loại, số lượng và sự nhanh chóng, so với những tưởng tượng táo bạo nhất có thể mường tượng được của những người phái Epicurus.

Lucretius nói với chúng ta rằng từ nam châm phát ra một luồng mãnh liệt giống như vậy hướng ra bên ngoài, rằng qua việc đẩy không khí đi, nó tạo một khoảng trống giữa nam châm và sắt, để sắt lao nhanh vào trong khoảng trống đó. Dĩ nhiên ở đây rõ ràng không có một sự ‘khiếp hãi trước khoảng trống’ (horror vacui) thần bí nào tác động[39], nếu chúng ta xem xét triết lý về vật chất của trường phái này. Đúng hơn, kết quả được tạo ra vì mọi vật thể thì liên tục bị tấn công khắp mọi nơi, mọi hướng, bởi những ‘đánh thổi’ từ những atom khí quyển, và như thế trong bất kỳ hướng nào, phải nhường chỗ, qua đó tự nó mở ra một lối đi, trừ khi trọng lượng của nó thì quá lớn, hay độ dày đặc của nó quá nhẹ, khiến atoms-không khí có thể tạo lối đi của chúng không bị cản trở, qua những lỗ hổng của vật thể. Và điều này giải thích tại sao trong tất cả mọi vật, sắt bị nam châm hút mãnh liệt như vậy. Bài thơ chỉ đơn giản dẫn về cấu trúc và sức hấp dẫn riêng của nó; những vật thể khác, một phần thì quá nặng, như trong trường hợp vàng, để có thể bị dòng chảy làm chuyển động, và do đó di chuyển được qua khoảng trống đến nam châm, và một phần, như trong trường hợp gỗ, rất xốp, khiến những dòng chảy có thể bay xuyên qua chúng một cách tự do, không có bất kỳ va chạm cơ học nào.

Giải thích này để lại nhiều vẫn còn chưa giải thích, nhưng toàn bộ cách giải quyết về đối tượng tương phản tiến bộ với những giả thuyết và lý thuyết của trường phái Aristote, bởi sự sinh động và rõ ràng của nó. Trước hết, chúng ta hỏi, làm thế nào để dòng điện từ nam châm có thể đẩy không khí ra nhưng không đẩy sắt dù bằng cùng một lực? [40] Và ​​điều có thể đã từng sẵn sàng để được xác định bằng một thí nghiệm dễ dàng, rằng đi vào trong khoảng trống được không khí thưa mỏng tạo ra, không chỉ sắt, nhưng tất cả những vật thể khác, đều được chuyên chở theo. Nhưng sự kiện rằng chúng ta có thể nêu lên những phản đối như vậy cho thấy rằng sự cố gắng đi tới một giải thích là một cố gắng có kết quả, trong khi sự giả định về những sức mạnh huyền bí bí mật, những cảm thông đặc biệt, và những mưu chước, xoay sở tương tự, thì thù địch với tất cả suy ngẫm xa hơn.

Thí dụ này cũng cho chúng ta thấy, đó là sự thật, tại sao kiểu thức điều tra này về tự nhiên đã có thể làm được rất ít tiến bộ như thế trong thời cổ. Hầu như tất cả những thành tựu thực của khoa học vật lý trong những người thời cổ, là trong toán học, và do đó trong thiên văn học, trong thống kê học, và cơ học, và trong những sơ đẳng của quang học và âm học. Ngoài ra còn có một khối lượng lớn những tài liệu có giá trị được những khoa học mô tả tích lũy; nhưng ở mọi nơi, chỗ nào những gì đã cần thì thành tựu được bằng sự thay đổi và sự kết hợp khác nhau với những quan sát để tìm ra những định luật, những người thời cổ vẫn trong một tình trạng lạc hậu. Đối với người Duy Ý đã là thiếu ý thức và quan tâm đến những hiện tượng cụ thể; những người Duy Vật đã luôn luôn có khuynh hướng dừng lại quá nhiều với quan điểm cá nhân và để tự hài lòng với giải thích đầu tiên vốn tự nó đã đưa ra, thay vì thăm dò vấn đề đến tận cùng.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Feb/2019)







[1] Trung Đông
[2] Cato the Elder, hay Marcus Porcius Cato (234–149 TCN): Cato-cao tuổi: thượng nghi sĩ Rome, sử gia, được biết với lập trường bảo thủ và phản đối sự bắt chước Hellas. Ông là cố nội của Cato the Younger (95 –46 TCN): Cato- trẻ tuổi, theo phái Stôic
[3] Chrysippus người thành Soli: triết gia Stôic, người Greece
[4] Gaius Marius, (157 – 86 TCN) tướng lĩnh và chính trị gia Rome, bảy lần giữ chức chấp chính tối cao. Lucius Cornelius Sulla (138 -79 TCN): tướng lĩnh và chính trị gia Rome, cũng là nhà độc tài đầu tiên của Rome
[5] Quintus Horatius Flaccus (65 – 8 TCN), được biết dưới tên Horace trong thế giới tiếng England, nhà thơ trữ tình hàng đầu của Rome
[6] Publius Vergilius Maro (70-19 TCN), ngay nay được biết dưới tên Virgil, một trong những nhà thơ lớn nhất của thời đầu đế quốc Rome.
[7] Diogenes Laërtius, (nổi tiếng khoảng thế kỷ 3 TCN) tác giả người Greece, bộ ‘Lives, Teachings, and Sayings of Famous Philosophers’ – lịch sử triết học Greece của ông, được ghi nhận là nguồn tài liệu hạng nhì quan trọng nhất trong lĩnh vực này.
[8] [A refutation of the attempts of Ritter to distinguish between the theories of Lucretius and Epikuros may be found in Zeller, iii. i, 2 Aufl. p. 499 …]
[9] [* Lib. i. 61 sqq. In this and other passages from Lucretius, I have availed myself of Mr. Munro’s translation – Tr.]
[10] Tạm dịch: ‘phúc đức biết bao, nhà hiền triết có hồn soi xuyên thấu mỗi nguyên nhân của Thiên nhiên biến đổi và những luật lệ kỳ diệu của Thiên nhiên. Người đạp lên sợ hãi dưới chân mình, và can đảm trước Số phân và cái chết nghiêm khắc, và những triều sóng vang động của địa ngục ….’
[11] Publius Clodius Thrasea Paetus, (chết năm 66), thượng nghi sĩ Roman nổi tiếng vì sự đối lập của ông với hoàng đế Nero và sự quan tâm ưa thích của ông với tư tưởng Stôic. Bị Nero kết án tử hình, ông đã tự vẫn.
[12] Religion < Latin religionem (nominative religio): có nhiều nghĩa , những nghĩa chính: tôn trọng những gì thiêng liêng, sùng kính đối với các vị gót; ý thức về cái đúng, bổn phận đạo đức; khiếp sợ những gót, thần linh,…; Ngày nay, các học giả nghiêng sang từ nguyên religare : ràng buộc chặt – với khái niệm ‘đặt bổn phận/nghĩ vụ với/trên’ hay rõ ràng hơn: ‘sự ràng buộc giữa con người với những thần linh/gót = sự phụ thuộc của con người với những thần linh/những gót.
Tôi dài giòng ở đây – vì muốn cho thấy một lập luận cơ bản của lập trường vẫn chủ trương rằng những hệ thống tư tưởng quen thuộc của chúng ta, gọi chung là ‘tam giáo’ (Nho, Lão, Phật), chúng không thực sự là những ‘tôn giáo’ [hiểu theo từ nguyên tôn giáo < (religio) < religare] vì theo nghĩa này (vốn dựa vào những tôn giáo phương Tây để đưa ra định nghĩa), tam giáo rõ ràng không có, hay ít nhất trong lý thuyết không hề có yếu tính ‘sự ràng buộc giữa con người với thần linh/gót’.
[13] những thần linh, nhưng nhân cách hóa, được xem như sống thật, như con người
[14] [Here occurs, i. 101 (we cite from the edition of Lachmann), the often-quoted and pregnant verse – “Tantum religio potuit suadere malorum.” often-quoted and pregnant verse -]
[15] Empedocles là người thành Akragas, một thành phố Greece trên đảo Sicily
[16] I. v. 726-738 : —
“Quae cum magna modis multis miranda videtur
Gentibus humanis regio visendaque ferfcur,
Bebus opima bonis, multa munita virum vi,
Nil tarnen hoc babuisse viro praeclarius in se
Nee sanctum magis et mirum, carumque videtur
Carmina quinetiam divini pectoris eius
Vociferantur et exponunt praeclara reperta,
TJt vix bumana videatur stirpe creatus.”
[17] Antipodes
[18] [It deserves, however, to be re marked, that the theory of Epikuros, viewed from the standpoint of the knowledge and ideas of that time, adduces much better reasons in many important points than the Aristotelian theory, and that the latter, more by chance than by force of its proofs, happens to be nearer to our present views. Thus, for example, the whole theory of Aristotle rests upon the con ception of a centre of the universe Which Lucretius (i. 1070) rightly controverts from the standpoint of the infinity of the universe. In the same way Lucretius has the better concepttion of motion when he maintains (i. 1074 foil.) that in a void, even though it were the centre of the universe, motion once begun could not be stopped, while Aristotle, starting from his teleological idea of motion, finds in the centre its natural goal. But the superiority is most evident in the argumentation of the Epikurean system to overthrow the natural upward (centrifugal) motion of Aristotle, which is very well refuted by Lucretius (ii. 185 foil.; probably also in the last passage of the first book, according to v. 1094), and referred to upward motion necessitated by the laws of equilibrium and of collision.]
[19] [Compare above pp. 32-35. The verses (i. 21-34) run thus:
“Nam certe neque consilio primordia rerum
Ordine se sua quaeque sagaci mente locarunt
Nee quos quaeque darent motus pepigere profecto,
Sed quia multa modis multis mutata per omne
Ex infinito vexantur percita plagis,
Omne genus motus et coetus experiundo
Tandem deveniunt in talis disposituras,
Qualibus haec rerum consistit summa creata,
Et multos etiam magnos servata per annos
Ut semel in motus conjectast convenientis,
Efficit ut largis avidum mare fluminis undis
Integrent omnes et solis terra vapore
Fota novet fetus summissaque gens animantum
Floreat et vivant labentes aetheris ignes.”
A more special treatment of the rise of organic existence, according to Empedoklean principles, follows in Book v. 836 foil.]
[20] [Lucret., i. 1021-1034, Munro.]
[21] [Because the sun rays, subtle as they may be, do not consist of single atoms, but of combinations of atoms, and their course lies through a very rare medium it is true, but by no means through empty space (ii. 150- 156). On the other hand, we may say of the atoms that they must fall many times quicker than light (ii. 162-164).
“Et multo citius ferri quam lumina solis,
Multiplexque loci spatium transcurrere eodem
Tempore quo solis pervolgant fulgura coelum.”]
[22] [II. 216 foil.]
[23] [II. 251-293. It is hard to understand how it can have been supposed that this doctrine of the ‘freedom of the will’ constitutes a superiority of Lucretius over Epikuros, and a result of his stronger moral character ; for, leaving out of view that the pointoccurs also, of course, in Epikuros, we here find a serious inconsistency with the physical theory, which lends no support whatever to a theory of moral responsibility. On the contrary, we might almost regard the unconscious arbitrariness with which the soul-atoms decide this way or that, to determine the direction and operation of the will, as a satire upon the equilibrium arbitrii, since no image could make it clearer how, by the assumption of such a decision in equilibrium, any intimate connection between the actions of a person and his character is destroyed.]
[24] Cũng nên nhắc lại ở đây, atom là một khái niệm trừu tượng (chưa thực sự là vật lý) – nên những ‘hồn’ hay tinh thần (hay tâm lý = soul) có thể phân chia đến những đơn vị ở mức không phân thêm được nữa, đó là những atom của hồn người.
[25] ‘Ý chí tự do’ thực sự là một khái niệm thiếu cơ bản siêu hình và tâm lý học, thuần túy từ tưởng tượng tôn giáo, chủ yếu từ giáo điều Kitô để bào chữa cho lý thuyết gót học (thần học) của nó – khái niệm ‘ý chí tự do’, vì mang tính giáo điều, đã đẩy nó ra ngoài triết học, đặc biệt là triết học duy vật, trước sau vẫn phủ nhận sự là-có của một ‘linh hồn’ và ‘ý chí tự do’, cả hai đều đã được giáo lý Kitô gán buộc cho con người, xem chúng như tặng phẩm, hay ơn huệ (con người được ban cho ‘linh’ hồn, con người được bạn cho ‘ý chí tự do’ để tự hành động theo ý mình, dù hành động xấu ác – phi đạo đức; tất cả để biện hộ cho sự bất lực hiển nhiên của một Gót vẫn tán dương là toàn năng, toàn thiện, trước sau để bào chữa trách nhiệm của Gót trong ‘vấn nạn tà ác’ (tại sao có xấu ác trên trần gian? nếu cả trần gian này – trong đó có con người – đều do bàn tay nhào nặn của một Gót vẫn xưng tụng là nhân ái? – Epicurus là người đầu tiên đã nêu lên vấn nạn tà ác’ trong những chất vấn nổi tiếng của ông, tôi đã giới thiệu ở một chỗ khác) trong những tôn giáo Abraham.
[26] [II. 655-660 (680): –
“Hie signis mare Keptimum Cereremque vocare
Constituit fruges et Bacchi nomine abuti
Movolt quam laticis proprium proferre vocamen,
Concedamus ut hie terrarum dietitet orbem
Esse deum matrem, dum vera re tamen ipse
Religione animum turpi contingere pareat.”
For the reading, compare Lachmann’s “Commentary,” p. 112 [or, Munro, in loc]. The last verse has en out of its right place in the MSS., but the correction (which Bernays also adopts) is obvious, since the words “dum vera re tamen ipse” would otherwise only weaken the thought.]
[27] [II. 904 foil.: “Nam sensus jungitur omnis Visceribus nervis venis” The whole passage (a little uncertain in its readings) indicates chiefly the softness of these particles, which are therefore specially perishable, and are by no means eternal, or capable, as sentient elements, of propagation from one sentient being to another. Lucretius, however, shows often in the whole passage that they have a special structure, and that the atom of a sentient body has no separate existence, and is therefore incapable in itself of sensation. The poet here too comes tolerably near to the Aristotelian notion of organisms, and we have no reason to doubt that this was the doctrine of Epikuros. (Comp 912 sqq.: “Nec manus a nobis potis est secreta neque ulla Corporis omnino sensum pars sola tenere.”)]
[28] In another aspect, of course, the supposition of this unnamed extremely subtle matter appears to have a carefully considered value; that is, in connection with a great deficiency of the theory of motion, Epikuros appears to have supposed in sharp contrast with our theory of the conservation of force—that a subtle body may pass on its own movement to a heavier, independently of bulk, and this in turn to a still heavier ; so that the sum of mechanical work done, instead of remaining stationary, goes on multiplying from step to step. Lucretius describes this gradual rise iii. 246 foil.; that first the sentient (and will-endowed: comp. ii. 251-93) element moves the caloric, this then in turn the breath of life, this the air mingled with the soul, this the blood, and the blood at length the solid parts of the body.]
[29] Julien Offray de La Mettrie (1709-1751): triết gia và y sĩ người France, một trong những triết gia Duy vật sớm nhất của phong trào Khai sáng.
[30] Tartarus: cõi chết, âm phủ hay địa ngục, trong huyền thoại Greek. Tên gọi vùng sâu tối nhất của thế giới, nơi những thần linh giam cầm những kẻ địch hay đày đọa những tội nhân của họ (cõi đối nghịch là Elysium, nơi những hồn người chết – không bị những gót hay thần linh trừng phạt – sống sung sướng). Cerberus: (huyền thoại Greece): cũng còn gọi là con chó săn của Hades, con chó dữ có nhiều đầu (thường là 3 đầu) giữ cổng Địa ngục (thế giới bên dưới) không cho những người chết chạy trốn.
Tantalus (còn gọi là Atys): nhân vật trong huyền thoại Greece, nổi tiếng vì hình phạt đặc biệt dành cho ông. Ông bị đày phải vĩnh viễn đứng trong một ao nước, ngay dưới một cây đầy cành thấp trĩu những quả chín, nhưng chúng luôn luôn tuột ngoài tầm tay với khi ông dướn đầu lên cao, còn nước dưới chân luôn rút đi trước khi ông có thể cúi xuống uống. Sisyphus: (huyền thoại Greece): vốn là vua xứ Corinth, chịu một hình phạt của thần linh, trong cõi âm (của Haqdes) Sisyphus phải đẩy một tảng đá nặng lên đỉnh núi, để rồi táng đá này lại lăn trở lại xuống chân núi, và Sisyphus phải vĩnh viễn tiếp tục như thế. Tityos: một người khổng lồ trong huyền thoại Greece, cũng chịu một hình phạt vĩnh viễn như Sisyphus và Tantalus trongTartarus. Vì tội định hiếp Leto (mẹ Apollo và Artemis) Tityus bị đày xuống cõi Hades, chịu trói chặt và mỗi đêm hai con chim ưng bay đến moi cắn gan (vị trí của đam mê theo người Greece), sáng hôm sau gan mới lại mọc, chỉ để đến đêm lại bị chim ưng moi cắn.
[31] [The matter is differently conceived by Zeller (iii. i, p. 382, E. T. = Eeichel, Stoics, &c., 425), who maintains, indeed, that the consistency of the system would require a falling of the worlds (and therefore a relative motionlessness of the earth as compared with our universe), but without supposing that Epikuros drew this conclusion. It is not correct, however, to say that in this falling pro cess the world must very soon come into collision. Such an accident is much more likely to happen only after a, long time, considering the immense distances which must be supposed to exist between the individual worlds. A catastrophe of the worlds by a collision is expressly admitted by Lucretius (v. 366-372) to be possible, whilst destruction by many smaller collisions from the outside is at the same time enumerated as one of the natural causes for the death of the ageing world. As to the manner in which the earth is kept suspended by constant collisions of subtle atmospheric atoms, here again the above-mentioned (note 71) peculiarity of the Epikurean theory of motion seems to underly it, according to which the mechanical influence of impact (as ex pressed in our language) multiplies itself in the transition from subtler to heavier particles.]
[32] [Obviously, of course, there is here no question of an exact scientific, but only of an exact philosophical, method. Further details on this point will be found in the Neue Beitr. z. Gesch. d, Materialismus Winterthur, 1867, p. 17 foil. It is interesting that recently a Frenchman (A. Blanqui, ‘ L’Eternite par les Astres, Hypothese astronomique,’ Paris, 1872), has carried out again, quite seriously, the idea that everything possible is somewhere and at some time realised in the universe, and, in fact, has often been realised, and that as an inevitable consequence, on the one hand, of the absolute infinity of the universe, but on the other of the finite and everywhere constant number of the elements, whose possible combinations must also be finite. This last also is an idea of Epikuros (comp. Lucretius, ii. 480-521).]
[33] [This passage is v. 527-533 :—
“ Nam quid in hoc mundo sit eorum ponere certum
Difficile est : sed quid possit fiatque per omne
In variis mundis, varia ratione creatis.
Id doceo, plurisque sequor disponere causas,
Motibus astrorum, quae possuit esse per omne;
E quibus una tamen siet haec quoque causa necessest
Quae vegeat motum signis: sed quae sit earum
Praecipere haut quaquamst pedetentim progredientis.”
Compare with this Epikuros’s letter to Empedokles, Diog. Laert., x. 87 foll.]
[34] Έπέχειν:  trong nguyên bản, ở đây có nghĩa (khi nói về đầu óc, não thức) sự tự kềm giữ
[35] [Lib. v. 1194-1197.]
[36] Tiểu Á – Asia Minor
[37] Emanationism
[38] Vibration theory
[39] Trong Vật lý, “horror vacui” phản ảnh khái niệm của Aristotle cho rằng ‘thiên nhiên sợ/ghét khoảng trống/chân không’
[40] [We may compare the well-known experiment in which a plate which is held over the opening of a vessel through which a stream of air is flow ing, is attracted and held fast because the air, which streams rapidly side wards, is rarefied between the vessel and the plate (Müller’s Physik., i. 9, 96). Even though we cannot assume that the Epikureans were acquainted with this phenomenon, yet they may have conceived in a similar way the expulsion of the air by the currents proceeding from the stone.]