Yuval Noah Harari
Cuộc sống hiện nay có khiến chúng ta hạnh phúc không? Chúng ta đã thành tựu được nhiều nhưng chúng ta cũng đã thiệt
mất rất nhiều. Có phải con người đã thích
hợp hơn với một đời sống của kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm?
Chúng
ta có nhiều quyền năng hơn những tổ tiên của chúng ta, nhưng chúng ta có nhiều
hạnh phúc hơn không? Những nhà sử học hiếm khi dừng
lại để suy nghĩ về vấn đề này, nhưng cuối cùng, không phải lịch sử là về câu
hỏi đó? Sự hiểu biết của chúng ta và sự
phán xét của chúng ta, hãy tạm nói, về sự truyền bá trên thế giới của tôn giáo
tin chỉ một gót chắc chắn tùy thuộc vào việc chúng ta kết luận rằng liệu nó
nâng cao hay hạ thấp những mức độ hạnh phúc của thế giới. Và nếu sự lan truyền của tôn giáo tin chỉ một gót đã không có
tác động đáng ghi nhận nào đến hạnh phúc của thế giới, vậy nó đã làm được khác
biệt gì?
Với
sự nổi lên của chủ nghĩa cá nhân và sự suy thoái của những hệ ý thức tập thể,
hạnh phúc có thể được cho là trở thành giá trị cao nhất của chúng ta. Với sự tăng trưởng lớn lao đến kỳ diệu trong sự sản xuất của
con người, hạnh phúc cũng đang tiếp nhận mức độ quan trọng chưa từng có về kinh
tế. Nền kinh tế tiêu thụ đang ngày càng
chuyển sang cung ứng hạnh phúc hơn là cung cấp sinh kế tối thiểu hoặc ngay cả
cung cấp sự giàu có hay sung túc, và một hợp xướng gồm nhiều giọng nói hiện
đang kêu gọi một thay thế những đo lường GDP với những chỉ số thống kê về hạnh
phúc, như thước đo kinh tế cơ bản. Chính
trị dường như cũng làm theo. Quyền truyền
thống với sự “theo đuổi hạnh phúc” thì được chuyển hóa, khó nhận thấy, vào
trong hình thái của một ‘quyền hưởng hạnh phúc’, có nghĩa là nó đang trở thành
nhiệm vụ của chính phủ để bảo đảm hạnh phúc cho những công dân của mình. Năm 2007, Ủy ban Europe đã bắt đầu tung ra “Vượt khỏi GDP” để
xem xét liệu có thể thực hiện được việc dùng một chỉ số an sinh để thay thế
hoặc bổ sung cho GDP. Những sáng kiến
tương tự gần đây đã được phát triển ở nhiều nước khác – từ Thailand đến
Canada, từ Israel đến Brazil.
Hầu
hết những chính phủ vẫn chú trọng vào sự thành tựu tăng trưởng kinh tế, nhưng
khi được hỏi tăng trưởng như thế có gì là tốt, ngay cả những nhà tư bản ‘quyết
liệt đến chết’ hầu như luôn luôn quay sang hạnh phúc. Giả sử chúng ta bất chợt gặp (thủ tướng United Kingdom) David
Cameron, và đòi hỏi muốn biết tại sao ông quá quan tâm đến tăng trưởng kinh tế. “Vâng,” ông có thể trả lời, “tăng trưởng là điều cần thiết để
cung cấp cho người ta mức sống cao hơn, chăm sóc y tế tốt hơn, nhà ở lớn hơn,
xe ô tô nhanh hơn, kem ăn ngon miệng hơn.” Và,
chúng ta có thể hỏi thêm nữa, mức sống cao hơn thì có gì quá tốt thế? “Không rành rành ra đấy sao?” Cameron có thể trả lời, “Nó làm người ta hạnh phúc hơn.”
Hãy
giả sử, để biện luận cho gọn, rằng bằng cách nào đó chúng ta có thể chứng minh
một cách khoa học rằng những tiêu chuẩn sống cao hơn không chuyển thành hạnh
phúc lớn hơn. “Nhưng David,” chúng ta có thể nói,
“nhìn vào những nghiên cứu lịch sử, tâm lý và sinh học này. Chúng chứng minh
vượt khỏi bất kỳ một nghi ngờ hợp lý nào rằng việc có nhà lớn hơn, kem ngon hơn
và thậm chí thuốc men tốt hơn không làm tăng hạnh phúc của con người”. “Thật vậy sao?” Ông ta sẽ
ngạc nhiên thở hắt ra, “Tại sao chả ai nói với tôi cả! Chà, nếu đúng như vậy,
hãy quên những kế hoạch thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của tôi đi. Tôi sẽ bỏ tất
cả, và nhập đoàn sống chung với một cộng đồng hippie.”
Đây
là một trường hợp rất khó có thể xảy ra, và không chỉ vì cho đến nay chúng ta
hầu như không có nghiên cứu khoa học nào về lịch sử dài hạn của hạnh phúc. Những học giả đã nghiên cứu lịch sử của tất cả mọi sự vật
việc – chính trị, kinh tế, bệnh tật, tình dục, thực phẩm – nhưng hiếm khi họ đã
hỏi chúng tất cả ảnh hưởng thế nào đến hạnh phúc con người. Trong những chục năm qua, tôi đã viết một lịch sử của loài
người, theo dõi sự biến đổi của loài chúng ta từ một con ape không đáng kể ở Africa thành chủ nhân của cả hành tinh. Không phải là dễ dàng để hiểu
những gì đã biến Homo sapiens thành
một kẻ giết hại hàng loạt môi trường sinh thái; tại sao đàn ông lại thống trị phụ nữ trong hầu hết những xã
hội loài người; hoặc tại sao chủ nghĩa tư
bản đã trở thành tôn giáo thành công nhất từ trước tới nay. Không dễ để giải quyết những câu hỏi như vậy bởi vì những học
giả đã đưa ra rất nhiều trả lời khác nhau và mâu thuẫn nhau. Ngược lại, khi đánh giá thành tựu sau cùng – không biết hàng
nghìn năm của phát minh và những khám phá có khiến chúng ta hạnh phúc hơn không
– thật ngạc nhiên khi nhận ra rằng những học giả đã bỏ quên ngay cả việc nêu
lên câu hỏi. Đây là thiếu xót lớn nhất
trong sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử.
Quan điểm Whig về lịch sử
Mặc
dù có ít học giả đã nghiên cứu lịch sử dài hạn của hạnh phúc, hầu hết mọi người
đều có một vài ý tưởng về nó. Một định kiến phổ
biến – thường gọi đặc biệt là “quan điểm Whig về lịch sử” – xem lịch sử như sự
diễn hành khải hoàn của tiến bộ. Mỗi những
nghìn năm qua đều chứng kiến những khám phá mới: canh nông, bánh xe, chữ
viết, kỹ thuật in, động cơ hơi nước, thuốc kháng sinh. Con người thường dùng quyền năng mới tìm được để làm giảm bớt
những khổ sở và thực hiện những ước vọng. Theo đó, sự tăng trưởng theo cấp số
nhân về quyền năng con người phải có kết quả là sự tăng trưởng theo cấp số nhân
về hạnh phúc. Người thời nay hạnh phúc hơn
những người thời trung cổ, và những người thời trung cổ đã hạnh phúc hơn những
người thời đồ đá.
Nhưng
quan điểm về tiến bộ này gây rất nhiều bất đồng. Mặc dù ít người sẽ tranh luận về sự kiện rằng quyền năng con
người đã phát triển từ thời bình minh của lịch sử, nhưng tương liên giữa quyền
năng với hạnh phúc là điều kém rõ ràng hơn nhiều. Thí dụ, sự ra đời của nông nghiệp đã làm tăng sức mạnh tập
thể của nhân loại với cấp số nhiều bội phần. Tuy nhiên, nó không nhất thiết đã cải thiện số phận cá nhân. Trong hàng triệu năm, cơ thể con người và não thức đã thích
nghi để chạy đuổi theo loài dê núi, trèo cây để hái táo, và dọ dẫm chỗ này sang
chỗ kia để tìm nấm. Ngược lại, cuộc sống
nhà nông, gồm những giờ đằng đẵng dài hết ngày trong công việc nông nghiệp nặng
nhọc: cày xới, làm cỏ, thu hoạch và gánh từng thùng lấy nước sông. Lối sống như vậy có hại cho lưng, đầu gối và khớp xương con
người, và làm tê cóng não thức con người.
Đổi
lấy tất cả những công việc nặng nhọc này, những người làm ruộng thường nhận
được chế độ ăn uống tồi tệ hơn so với những người săn bắn hái lượm, và khổ hơn
vì kém bổ dưỡng và đói nhiều hơn. Những vùng định cư
đông đúc của họ trở thành lò sinh sản những bệnh truyền nhiễm mới, phần lớn
chúng có gốc từ những động vật thuần hóa trong những trại nuôi. Nông nghiệp
cũng mở đường cho sự phân chia giai cấp xã hội, cho sự khai thác bóc lột và có
thể cả chế độ gia trưởng. Từ cái nhìn theo
hướng hạnh phúc cá nhân, “cách mạng nông nghiệp”, theo lời của nhà khoa học
Jared Diamond, là sự “sai lầm tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại”. [1]
Tuy
nhiên, trường hợp của cách mạng nông nghiệp không phải là một lệch lạc duy
nhất. Sự diễn hành của tiến bộ từ những nhà nước-thành phố Sumer
đầu tiên đến những đế quốc Assyria và Babylonia, đều đã đi kèm với sự suy thoái
ngày càng tăng trong địa vị xã hội và tự do kinh tế của phụ nữ. Thời
Phục hưng của Europe, với tất cả những khám phá và sáng
chế tuyệt vời của nó, đã giúp ích cho ít người ngoài vòng giới hạn của giới ưu
tú chọn lọc phái nam. Sự lan truyền của
những đế quốc Europe đã thúc đẩy sự trao đổi trong công nghệ, ý tưởng và sản
phẩm, nhưng đây không phải là những ‘tin lành’ cho hàng triệu người bản địa
America, người da đen Africa and thổ dân Australia.
Không
cần phải khai triển thêm. Những học giả đã
kỹ lưỡng đập tan cái nhìn Whig về lịch sử, nhưng câu hỏi duy nhất còn lại là:
tại sao nhiều người vẫn tin vào nó?
Thiên đường đã mất
Có
một định kiến cũng ngang thế nhưng đối nghịch hoàn toàn, có thể được gọi là
“cái nhìn lãng mạn về lịch sử”. Định kiến này cho
rằng giữa quyền lực và hạnh phúc có tương quan ngược nhau. Khi nhân loại có được nhiều quyền lực hơn, nó tạo ra một thế
giới máy móc lạnh lẽo, vốn ít thích hợp với những nhu cầu thực sự của chúng ta.
Cái
nhìn lãng mạn không bao giờ mệt mỏi với việc săn tìm mặt tối của mọi khám phá. Chữ viết đã là nguyên nhân của bòn rút sưu thuế. Kỹ thuật in đã sinh ra tuyên truyền và tẩy não đại chúng. Cômputơ biến chúng ta thành những zômbie. Những chỉ trích gay gắt nhất tất cả dành riêng cho ‘ba ngôi’
bất lương là chủ nghĩa công nghiệp, chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa tiêu thụ. Ba ‘ông ba bị’ này đã gây xa lạ, lạc lõng cho người ta với
môi trường tự nhiên, với cộng đồng nhân loại, và thậm chí với những sinh hoạt
hàng ngày của họ. Những công nhân nhà máy thì không gì khác hơn một răng cưa
bánh xe cơ khí, một nô lệ cho những đòi hỏi của những máy móc và lời lãi của
tính toán tiền bạc. Tầng lớp trung lưu có
thể an hưởng những điều kiện làm việc và nhiều tiện nghi vật chất tốt hơn,
nhưng nó trả cho chúng một giá cắt cổ của sự tan rã xã hội và hoang vắng tinh
thần. Từ một hướng nhìn lãng mạn, đời sống
của những nông dân trung cổ thì ưa chuộng hơn so với của những công nhân nhà
máy và của những nhân viên văn phòng thời nay, và đời sống của những người săn
bắn hái lượm là tốt nhất tất cả.
Tuy
nhiên, cái nhìn lãng mạn nhấn mạnh việc nhìn vào mặt tối của mỗi khám phá mới
lạ thì cũng giáo điều như sự tin tưởng Whig vào tiến bộ. Thí dụ, trong hai trăm năm qua, y học thời nay đã đánh bại
những đội quân của những bệnh tật vốn vẫn rình rập loài người, từ bệnh lao và
bệnh sởi đến bệnh tả và bạch hầu. Tuổi thọ
trung bình đã tăng vọt và tỉ lệ trẻ em chết non trên thế giới đã giảm từ khoảng
33% xuống dưới 5%. Ai có thể ngở vực rằng
điều này đã tạo ra một đóng góp to lớn cho hạnh phúc, không chỉ của những đứa
trẻ có thể chết, nhưng còn của cha mẹ, anh chị em và bạn bè của chúng?
Thiên đường bây giờ
Một
lập trường uyển chuyển hơn đồng ý với cái nhìn lãng mạn, cho đến thời hiện nay,
rằng không có tương quan rõ ràng giữa quyền năng và hạnh phúc. Nông dân thời trung cổ thực sự có thể đã khốn khổ hơn tổ tiên
săn bắn hái lượm của họ. Nhưng lập trường
lãng mạn thì sai lầm trong phán xét khắc nghiệt của họ về những gì là phẩm chất
của thời hiện nay. Trong vài trăm năm qua
chúng ta không chỉ có quyền năng to lớn, nhưng quan trọng hơn, những hệ ý thức
nhân văn mới cuối cùng đã chặt chẽ gò ép quyền năng tập thể của chúng ta vào sự
phục vụ hạnh phúc cá nhân. Mặc dù có một số
thảm họa như Holocaust và mua bán nô lệ xuyên Atlantic (như chuyện đã kể), chúng ta đã cuối cùng ở khúc rẽ ngoặt
cuối và đã bắt đầu tăng trưởng một cách hệ thống hạnh phúc trên toàn thế giới. Những chiến thắng của y học
thời nay chỉ là một trong những thí dụ. Những
thành tựu chưa từng có khác gồm sự suy giảm những chiến tranh quốc tế; sự
sụt giảm mạnh về bạo động trong gia đình; và sự loại bỏ nạn đói với quy mô lớn. (Xem The Angels of Our
Nature của Steven Pinker) [2]
Tuy
nhiên, điều này nữa, cũng là một sự giản lược hóa. Chúng ta chỉ có thể chúc mừng chúng ta về những thành tựu của
Homo sapiens thời nay nếu chúng ta
hoàn toàn làm ngơ trước số phận của tất cả những loài động vật khác. Phần lớn sự phong phú trong việc bảo vệ con người khỏi những
bệnh tật và nạn đói đã tích luỹ bằng tổn thất của những con khỉ trong thí
nghiệm, những con bò sữa và gà trong những dây chuyền sản xuất công nghiệp. Trong hai trăm năm qua, hàng chục tỷ của chúng đã là đối
tượng nạn nhân của một chế độ khai thác công nghiệp, mà sự tàn ác của nó không
có tiền lệ nào đã thấy trong những sử sách ghi từng năm của hành tinh Trái Đất.
Thứ
hai, khung thời gian mà chúng ta đang nói đến thì rất ngắn. Ngay cả nếu chúng ta chỉ tập trung vào số phận của con người,
thật khó để biện luận rằng đời sống của người bình thường làm thợ mỏ xứ Wales,
hay làm ruộng nước Tàu năm 1800 thì tốt hơn so với đời sống của người săn bắn
hái lượm bình thường 20.000 năm trước. Hầu
hết mọi người bắt đầu tiếp nhận những thành quả của y học thời nay không sớm
hơn năm 1850. Những trận đói kém chết hàng loạt và những chiến tranh lớn tiếp
tục tàn phá phần lớn nhân loại cho đến giữa thế kỷ 20. Mặc dù vài chục năm gần đây đã cho thấy tương đối là trong
một thời hoàng kim của nhân loại ở những nước đã phát triển, nhưng vẫn còn quá
sớm để biết liệu điều này có phải trong nền tảng là một thay đổi của dòng chảy
lịch sử, hay chỉ là một cơn sóng nhất thời của may mắn: 50 năm thì đơn giản là
chưa đủ thời gian hầu có thể căn cứ vào đó để thiết lập những tổng quát hóa
triệt để và toàn diện.
Thật
vậy, thời hoàng kim hiện có ngày nay có thể quay ra là đã gieo những hạt giống
của thảm họa tương lai. Trong vài những chục năm qua,
chúng ta đã làm xáo trộn sự cân bằng sinh thái của hành tinh chúng ta trong vô
số những cách thức phức tạp, và không ai biết hậu quả cảu chúng sẽ là gì. Chúng
ta có thể đang phá hủy nền tảng của sự thịnh vượng của con người trong một cơn
truy hoan cuồng loạn của sự tiêu thụ bất cần liều lĩnh.
Cô đơn và buồn xám?
Ngay
cả khi chúng ta chỉ tính đến những công dân của những xã hội giàu có ngày nay,
những người với cái nhìn lãng mạn có thể chỉ ra rằng sự thoải mái và an ninh
của chúng ta có cái giá phải trả của chúng. Homo sapiens đã tiến hóa như một động vật xã hội, và những
điều kiện thỏa mãn hạnh phúc chúng ta thường nhận ảnh hưởng từ phẩm chất của
những quan hệ nhân văn nhiều hơn từ những tiện ích gia đình, khối tiền gửi nhà
băng, hay ngay cả sức khỏe của chính chúng ta. Thật không may, sự cải thiện to lớn trong những điều kiện
sinh hoạt vật chất mà người phương Tây giàu có đã được hưởng trong hơn trăm năm
vừa qua đã đi kèm với sự sụp đổ của những cộng đồng thân mật nhất.
Mọi
người trong thế giới phát triển đều dựa vào nhà nước và thị trường cho hầu hết
mọi thứ họ cần: thức ăn, nhà ở, giáo dục, y tế, an ninh. Do đó nó đã trở thành có thể tồn tại mà không cần có những
gia đình mở rộng hoặc bất kỳ bạn bè thực sự nào. Một người sống trong một
binđing nhiều tầng cao ở London, bất cứ nơi nào cô đi đâu, đều có hàng ngàn
người xung quanh, nhưng cô có thể không bao giờ đến thăm gia đình hay người ở
ngay bên cạnh, và có thể chỉ biết rất ít về những đồng nghiệp nơi cô làm việc
hàng này. Ngay cả bạn của cô cũng có thể
chỉ là những bạn gặp trong quán rượu. Nhiều
tình bạn ngày nay gồm không gì nhiều hơn nói chuyện và có dịp vui chung cùng
nhau. Chúng ta gặp một người bạn ở quán
rượu, gọi điện thoại hoặc gửi email cho người ấy, để chúng ta có thể giải tỏa
tức giận chúng ta gặp phải về những gì đã xảy ra hôm nay trong văn phòng, hoặc
chia sẻ những suy nghĩ của chúng ta về vụ bê bối mới nhất trong hoàng gia. Tuy nhiên, làm sao bạn có thể thực sự biết một người chỉ từ
những bàn luận, đàm thoại?
Ngược
lại với bạn bè kiểu ‘quán rượu’ như vậy, bạn bè trong thời đồ đá tùy thuộc vào
nhau cho sự sống còn của họ. Con người sống
trong những cộng đồng gắn bó mật thiết, và bạn bè là những người mà bạn đã cùng
đi săn loài voi ma mút khổng lồ. Bạn đã
cùng sống sót những chuyến đi dài và những mùa đông khó khăn. Bạn đã chăm sóc lẫn nhau khi một trong những người bạn ngã
bệnh, và chia sẻ những mẩu thức ăn cuối cùng của bạn vào những lúc cần. Những người bạn như vậy biết nhau sâu sắc hơn nhiều cặp vợ
chồng ngày nay. Thay thế những mạng lưới bộ
lạc bấp bênh như vậy với sự an toàn của những nền kinh tế thời nay và những
quốc gia, rõ ràng là có những ưu thế to lớn. Nhưng phẩm chất và chiều sâu của những quan hệ thân mật thì
có nhiều phần đã bị thiệt hại.
Ngoài
những quan hệ nông cạn hơn, con người thời nay cũng chịu khổ từ một thế giới
cảm giác nghèo nàn hơn rất nhiều. Những người săn bắn
hái lượm cổ xưa sống trong giây phút hiện tại, có nhận thức bén nhọn về thính
giác, vị giác và khứu giác. Sự sống còn của
họ tùy thuộc vào nó. Họ lắng nghe những cử
động nhỏ nhất trên cỏ để tìm xem có phải một con rắn có thể đang nấp ở đó
không. Họ cẩn thận quan sát chùm lá rừng để
tìm trái cây và tổ chim. Họ ngửi gió để dò
dẫm nguy hiểm đang đến gần. Họ di động với
nỗ lực tối thiểu để giữ nhẹ nhàng và tránh tiếng động, và biết những cách ngồi,
bước và chạy nhanh nhẹn và hiệu quả nhất. Liên tiếp và dùng cơ thể dưới nhiều cách khác nhau đã cho họ
sự khéo léo thể chất vốn người ngày nay không thể nào có được, ngay cả sau
nhiều năm tập yoga hay tàichí.
Hôm
nay chúng ta có thể đi đến siêu thị và chọn hàng ngàn món ăn khác nhau. Nhưng bất cứ món gì chúng ta chọn, chúng ta có thể ăn nó
trong vội vàng trước một TV, không thực sự chú ý đến hương vị. Chúng ta có thể đi nghỉ mát đến hàng nghìn địa điểm tuyệt
vời. Nhưng bất cứ nơi nào chúng ta đến,
chúng ta có thể chơi với điện thoại thông minh của chúng ta thay vì thực sự
nhìn ngắm nơi này. Chúng ta có nhiều lựa
chọn hơn bao giờ hết, nhưng lựa chọn này là gì, khi chúng ta đã mất khả năng
thực sự để chú ý?
Tốt, bạn đã trông mong gì?
Ngay
cả nếu bạn không đồng ý với bức tranh này của sự giàu có thời Pleistocene, thời băng giá cuối cùng
với sự xuất hiện của loài người, được thay thế với sự nghèo nàn của thời hiện nay, rõ ràng
là sự gia tăng to lớn về quyền năng con người đã không sánh ngang được với sự
gia tăng về hạnh phúc của con người. Chúng ta mạnh hơn ngàn lần so với tổ tiên săn bắn hái lượm
của chúng ta, nhưng ngay cả quan điểm Whig lạc quan nhất cũng không thể tin rằng
chúng ta hạnh phúc hơn ngàn lần. Nếu chúng
ta nói với cụ cố bà của chúng ta về cách chúng ta sống, với thuốc chủng và
thuốc giảm đau, và nước phân phát từ vòi công cộng và tủ lạnh nhét đầy thức ăn,
cụ cố có thể đã vỗ tay trong ngạc nhiên và nói: “Cháu đang sống trong thiên
đường! cháu có thể thức dậy mỗi sáng với một bài hát trong lòng, và trải qua
những ngày sáng sủa dưới nắng trời, đầy biết ơn và lòng tốt với tất cả mọi
người.” Vâng, nhưng chúng ta không thế! So
với những gì hầu hết mọi người trong lịch sử đã mơ ước, chúng ta có thể sống
đang sống trên thiên đường. Nhưng vì lý do
nào đó, chúng ta không cảm thấy rằng chúng ta đang như thế.
Một
giải thích đã được những nhà khoa học xã hội cung cấp, những người gần đây đã
tái khám phá một khôn ngoan của thời cổ: hạnh phúc của chúng ta tùy thuộc ít
hơn vào những điều kiện khách quan và nhiều hơn nữa vào những trông mong của
chính chúng ta. Những trông mong, tuy nhiên, có
khuynh hướng thích nghi với những điều kiện. Khi mọi sự vật việc cải thiện, những kỳ vọng tăng lên, và do
đó thậm chí những cải tiến ấn tượng vượt bực trong những điều kiện, nhưng có
thể vẫn khiến chúng ta không hài lòng như trước đây. Trong sự theo đuổi hạnh phúc, mọi người bị mắc kẹt trên
khuynh hướng “thích ứng với hạnh phúc” [3]
nổi tiếng, chạy nhanh hơn và nhanh thêm hơn nhưng không đi đến đâu cả.
Nếu
bạn không tin điều đó, hãy hỏi Hosni Mubarak. Người Egypt trung bình ít có khả năng chết vì đói, vì dịch
hạch hoặc vì bạo hành dưới thời Mubarak làm tổng thống hơn bất kỳ chế độ nào
trước đây trong lịch sử Egypt. Trong mọi
khả năng, chế độ của Mubarak cũng ít tham nhũng hơn. Tuy nhiên, vào năm 2011 những người Egypt đã xuống đường
trong giận dữ để lật đổ Mubarak. Vì họ có
những kỳ vọng cao hơn nhiều so với tổ tiên của họ.
Thật
vậy, nếu hạnh phúc chịu ảnh hưởng mạnh bởi kỳ vọng thì một trong những trụ cột
trung tâm của thế giới thời nay, truyền thông đại chúng, dường như được may cắt
để ngăn chặn sự gia tăng đáng kể trong những mức độ hạnh phúc toàn cầu. Một người đàn ông sống trong một ngôi làng nhỏ cách đây 5.000
năm, đã tự đánh giá mình khi so sánh với 50 người đàn ông khác cùng làng. So với họ, người ấy trông khá ‘bảnh’. Ngày nay, một người đàn ông sống trong một ngôi làng nhỏ so
sánh mình với những ngôi sao điện ảnh và những người mẫu, những người mà người
này nhìn thấy hàng ngày trên màn hình và biển quảng cáo khổng lồ. Người
dân làng thời nay của chúng ta chắc chắn có thể ít hài
lòng hơn với cách người ấy nhìn.
Trần kính trong xuốt ngăn cản của sinh học
Những
nhà sinh vật học tiến hóa đưa ra một giải thích bổ sung cho thuyết thích ứng
với hạnh phúc. Họ cho rằng cả hai, những kỳ vọng
của chúng ta và hạnh phúc của chúng ta đều không thực sự do những yếu tố chính
trị, xã hội hay văn hóa ấn định, nhưng do hệ thống sinh hóa của chúng ta. Không ai bao giờ được làm cho hạnh phúc, họ biện luận, sau
khi được tăng lương hay lên chức, hay trúng xổ số, hay ngay cả cho rằng mình đã
tìm được tình yêu chân thực. Mọi người được
làm cho hạnh phúc bởi một điều và một điều duy nhất – những cảm giác dễ chịu
trong cơ thể của họ. Một người vừa được
thăng chức và nhảy lên sung sướng thì không thực sự phản ứng với tin mừng này. Cô đang phản ứng với những kích thích tố khác nhau chảy
nhanh trong những mạch máu của cô, và với cơn bão của những tín hiệu điện nhấp nháy
giữa những phần não khác nhau của cô.
Tin
xấu là những cảm giác dễ chịu đó đều nhanh chóng giảm xuống. Nếu năm ngoái tôi được thăng chức, tôi có thể vẫn đang giữ
chức vị mới đó, nhưng những cảm giác rất dễ chịu mà tôi cảm thấy khi đó đã giảm
bớt từ lâu. Nếu tôi muốn tiếp tục cảm thấy những
cảm giác như vậy, tôi phải có một thăng chức khác nữa. Và một khác nữa. Đây tất
cả là lỗi của sự tiến hóa. Tiến hóa không
quan tâm với tự thân hạnh phúc cho mỗi người: nó chỉ quan tâm đến sự sống còn
và tái sinh sản, và nó đơn thuần dùng hạnh phúc và khổ sở như những kích thích,
như những gậy nhọn để thúc trâu bò. Sự tiến
hóa bảo đảm rằng bất kể chúng ta đạt được gì, chúng ta vẫn không hài lòng, mãi
mãi mong tìm nắm bắt nhiều hơn. Hạnh phúc
là như vậy, một hệ thống những trạng thái cân bằng bên trong. Cũng giống như hệ thống sinh hóa của chúng ta duy trì nhiệt
độ cơ thể và mức đường trong phạm vi của những ranh giới hạn hẹp, nó cũng ngăn
cản mức độ hạnh phúc của chúng ta, không cho vượt quá những ngưỡng cửa nhất
định.
Nếu
hạnh phúc thực sự được xác định bởi hệ thống sinh hóa của chúng ta, thì tăng
trưởng kinh tế, cải cách xã hội và những cách mạng chính trị thêm hơn nhiều
nữa, đều sẽ không làm thế giới của chúng ta trở nên hạnh phúc nhiều hơn. Cách duy nhất đột nhiên và nhận thấy nổi bật để nâng cao mức
độ hạnh phúc toàn cầu là dùng những thuốc tâm thần, kỹ thuật di truyền và những
vận dụng xoay sở trực tiếp khác trên cơ sở hạ tầng cấu trúc sinh hóa của chúng
ta. Trong tác phẩm Brave New World, Aldous Huxley [4]
đã dự phóng một thế giới trong đó hạnh phúc là giá trị cao nhất, và mọi người
liên tục dùng thuốc soma, vốn nó làm
cho mọi người hạnh phúc nhưng không gây tổn hại đến năng suất và hiệu quả của
họ. Loại thuốc này dựng thành một trong những nền tảng của Nhà nước Thế giới, không bao giờ bị
những chiến tranh, cách mạng hay đình công đe dọa, vì tất cả mọi người đều cực
kỳ hài lòng, hết sức thỏa mãn với những điều kiện đang có của họ. Huxley đã trình bày thế giới này như một không tưởng khùng khiếp của sai lạc
và thất bại hoàn toàn. Ngày nay, ngày càng nhiều nhà
khoa học, nhà hoạch định chính sách và những người bình thường đang áp dụng nó
như mục đích của họ.
Suy nghĩ lại
Có
những người nghĩ rằng hạnh phúc thì thực sự không quan trọng như thế, và rằng
định nghĩa sự hài lòng cá nhân như mục đích của xã hội loài người là một sai
lầm. Những người khác đồng ý rằng hạnh phúc là sự tốt lành cao
nhất, nhưng nghĩ rằng hạnh phúc không chỉ là một nội dung của những cảm xúc dễ
chịu. Hàng ngàn năm trước, những nhà sư đạo
Phật đã đi đến được kết luận ngạc nhiên rằng sự theo đuổi những xúc cảm xúc dễ
chịu thì thực ra là gốc rễ của đau khổ, và rằng hạnh phúc nằm ở hướng đối
nghịch. Những cảm giác dễ chịu đều chỉ là
những rung động phù du và vô nghĩa. Nếu năm
phút trước, tôi cảm thấy vui vẻ hoặc yên bình, giờ đây cảm giác đó đã biến mất
và tôi cũng có thể cảm thấy tức giận hoặc buồn chán. Nếu tôi đồng hóa hạnh phúc với những cảm giác dễ chịu và khao
khát có kinh nghiệm này càng thêm nhiều hơn nữa, tôi không có lựa chọn nào khác
ngoài việc liên tục theo đuổi chúng, và thậm chí nếu tôi nhận được chúng, chúng
ngay lập tức biến mất và tôi phải bắt đầu lại từ đầu. Việc theo đuổi này không mang lại thành tựu lâu dài. Ngược lại: tôi càng khao khát những cảm giác dễ chịu này, tôi
càng trở nên căng thẳng và không hài lòng hơn. Tuy nhiên, nếu tôi học cách nhìn thấy cảm giác của mình về
những gì chúng thực sự là – những rung động phù du và vô nghĩa – tôi mất hứng
thú theo đuổi chúng, và có thể hài lòng với bất cứ gì tôi kinh nghiệm. Vì chạy theo sau một gì đó vốn cũng tan biến nhanh như nó
phát sinh thì không ý nghĩa gì nữa? Đối với
đạo Phật, sau đó, hạnh phúc không phải là những cảm giác dễ chịu, nhưng đúng
hơn là sự khôn ngoan, yên bình thanh thản và tự do đến từ sự hiểu biết bản chất
chân thực của chúng ta.
Đúng
hay sai, tác động thực tế của những quan điểm có thể chọn lựa loại như vậy thì rất
nhỏ. Đối với thế lực khổng lồ tư bản, hạnh phúc là vui sướng. Chấm hết, không ‘nhưng’ hay ‘và’, … gì gì nữa. Với mỗi năm trôi qua, sự khoan dung của chúng ta đối với
những cảm giác khó chịu giảm đi, trong khi sự thèm muốn của chúng ta với những
cảm giác dễ chịu tăng lên. Cả hai, nghiên
cứu khoa học và hoạt động kinh tế đều chuyển hướng nhắm đến cứu cánh đó, mỗi
năm sản xuất thuốc giảm đau tốt hơn, thêm những vị kem mới, nệm giường thoải
mái hơn và nhiều trò chơi mê đến nghiện hơn cho những điện thoại thông minh, để
chúng ta không phải chịu đựng một khoảnh khắc buồn chán nào đương khi chờ xe
buýt.
Tất
cả điều này khó mà goi là đủ, dĩ nhiên. Do luật tự nhiên của tiến hóa, con người không thể làm cho thích ứng được với kinh nghiệm sự
vui sướng bất biến, vì vậy kem mới và những trò chơi trong điện thoại sẽ không
thành công. Nhưng nếu đó là những gì loài
người dẫu sao vẫn mong muốn, để chế tạo
lại những cơ thể và những não thức của chúng ta sẽ là cần thiết. Chúng ta đang cố gắng làm việc đó.
Yuval Noah Harari
Lê Dọn Bàn tạm dịch
– bản nháp thứ nhất
(Nov/2018)
[1]
Jared Diamond, giáo sư UCLA. Trong Guns,
Germs and Steel năm 1997, ông viết rằng mặc dù chúng ta tin rằng nông nghiệp
đã khiến chúng ta có thể sống giàu có, khỏe mạnh và lâu hơn, nhưng thực tế nó
là tai họa cho loài người. Theo Diamond, nông nghiệp đã phát triển khoảng
12.000 năm trước, và từ đó con người đã bị kém dinh dưỡng và nhiều bệnh tật hơn
so với tổ tiên thời săn bắn hái lượm của họ. Tệ hại hơn, vì nông nghiệp cho
phép sự dự trữ thực phẩm, và cho phép một số người có thể làm những việc khác
ngoài việc tìm kiếm thức ăn, nó dẫn đến sự phát minh ra nhiều hơn và tốt hơn về
vũ khí, quân đội, chiến tranh, đưa đến phân chia giai cấp giữa những người
có/làm chủ cái ăn và những người không có cái ăn, và bất bình đẳng phái tính
(trọng nam khinh nữ).
[2] The Better Angels of Our Nature: Why Violence Has Declined (2011) –
tác giả, giáo sư tâm lý Harvard – nhấn mạnh vào những động lực con người – cảm
thông, tự chủ, ý thức đạo đức thông thường, và lý trí — nói ràng chúng hướng
chúng ta tránh xa bạo động, và đến cộng tác hòa hợp, và vị tha.
[3] hedonic treadmill (hedonic adaptation): máy tập chạy tìm hạnh phúc
(sự thích ứng với hạnh phúc): Một lý thuyết mô tả khuynh hướng của một người để
duy trì ở mức tương đối ổn định của hạnh phúc, mặc dù những thay đổi tích cực
hay tiêu cực đối với mục tiêu sinh kế hoặc cuộc sống. Ví dụ như một người kiếm
được nhiều tiền hơn và đạt được những mục tiêu cuộc sống nhất định nào đó, những
trông mong và ao ước của họ tăng tỷ lệ tương đối với những thành tựu này, kết
quả là không có thêm được gì lâu dài trong hạnh phúc.
[4] Brave
New World (1932) Thế Giới Tương lai Mới của Aldous Huxley
(1894-1963) - vẫn được xem như một khuôn mẫu sau đó cho tất cả những tiểu
thuyết khoa học về thế
giới kinh hoàng vì không tưởng nhưng thất bại. Trong khi kể câu chuyện
về một văn minh trong đó khổ sở và đau đớn đều được xóa sạch nhưng với giá của
sự tự chủ, tự do ý chí của con người. Brave
New World thăm dò những tác dụng của kỹ thuật làm mất nhân tính con người,
và hàm ý rằng khổ đau là thiết yếu để đời sống con người có ý nghĩa. Nhà nước Thế giới là một xã hội tương
lai tác phẩm này phác họa. Trong đó, hôn nhân, gia đình và sinh sản được loại bỏ,
và trẻ sơ sinh được chế tạo dùng kỹ thuật di truyền và nuôi lớn trong những lọ
thủy tinh. Sau đó những công dân đều được program
để có năng lực sản xuất và luôn được hài lòng sung sướng, tất cả qua một kết hợp
của thao túng tạo tác về sinh học, và điều kiện hóa những trạng thái tâm lý, và
một loại thuốc gọi là soma.