Yuval Noah Harari
Số phận của những thú vật nuôi công nghiệp
là một trong những vấn đề đạo đức thúc bách nhất trong thời chúng ta. Hàng chục tỷ sinh linh, mỗi với
những giác quan và những cảm xúc phức tạp, sống và chết trên dây chuyền sản
xuất.
Khoảng
15.000 năm trước, con người đã xâm thực châu America, trong tiến trình đã quét sạch khoảng 75% những thú vật
lớn loài có vú của nó. Nhiều những loài khác đã biến mất khỏi Africa, khỏi Eurasia và vô kể không đếm xuể những đảo
quanh bờ biển của chúng. Những hồ sơ khảo cổ của nước này tiếp nước kia đều kể lại
cùng một câu chuyện buồn. Bi kịch mở với màn
một cho thấy một quần thể phong phú những thú vật lớn và nhiều giống khác nhau,
không dấu vết nào của Homo sapiens. Trong màn
hai, con người xuất hiện, những bằng chứng là một mảnh xương đã hóa thạch, một mũi
giáo nhọn, hay có lẽ một bếp lửa ngoài trời. Màn ba nhanh chóng theo sau, trong đó người nam và nữ chiếm
trung tâm sân khấu và hầu hết những loài thú vật lớn, cùng với nhiều loài nhỏ
hơn, đều đã biến mất. Tất cả, sapiens đã đẩy
đến tuyệt chủng khoảng 50% tất cả những thú vật loài có vú trên cạn của hành
tinh, trước khi họ trồng cánh đồng lúa mì đầu tiên, tạo hình dụng cụ kim loại
đầu tiên, viết bản văn đầu tiên, hay đúc đồng tiền đầu tiên.
Bước
ngoặt quan trọng tiếp theo trong những quan hệ giữa con người và thú vật là
cuộc cách mạng nông nghiệp: trong tiến trình đó chúng ta đã chuyển từ những
người săn bắn sống du mục sang những người canh tác sống thường trực trong
những định cư lâu dài cố định. Nó liên quan đến sự
xuất hiện của một dạng-sinh-sống hoàn toàn mới trên Trái đất: những thú vật
được con người nuôi để lấy thịt ăn, để giúp việc, và cũng cả để làm bạn. Ban đầu, sự phát triển này dường như ít quan trọng, vì con
người chỉ thành công để thuần hóa ít hơn 20 loài thú vật loài có vú và loài lông
vũ, so với vô số những loài khác vẫn còn sống “hoang dã”. Tuy nhiên, với nhiều trăm năm trôi qua, hình thức sinh sống
mới mẻ này đã trở thành chuẩn mực bình thường. Ngày nay, hơn 90% tổng số của tất cả những loài thú vật lớn đã
thuần hóa (“lớn” chỉ những thú vật cân nặng ít nhất một vài kilôgam). Hãy xem xét con gà, thí dụ. Mười nghìn năm trước, nó là một loài lông vũ hiếm, sống hạn hẹp
trong những mảng nhỏ ở Nam Asia. Ngày nay, hàng tỷ con gà sống
trên hầu hết những lục địa và đảo, chỉ trừ Antarctica. Gà thuần hóa có lẽ là loài lông
vũ phổ biến nhất trong lịch sử toàn bộ của hành tinh Đất. Nếu bạn đo lường sự thành công dựa trên số lượng, loài gà, bò
và lợn là những loài vật thành công nhất từ trước tới nay.
Than
ôi, những loài vật đã thuần hóa đã trả giá đắt cho thành công tập thể không gì sánh
bằng của chúng, với những đau khổ cá nhân không từng có. Vương quốc động vật đã biết nhiều loại đau đớn và khổ sở trong
hàng triệu năm. Tuy nhiên, cách mạng nông
nghiệp tạo ra những loại đau khổ hoàn toàn mới, những đau khổ vốn chỉ trở nên tàn
tệ hơn với những thế hệ qua đi.
Thoạt
nhìn đầu tiên, những thú vật thuần hóa xem chừng có thể tốt hơn nhiều so với những
bà con và tổ tiên hoang dã của chúng. Những con trâu hoang
phải xuốt ngày tìm ăn, uống và chỗ trú, và thường xuyên bị sư tử, ký sinh
trùng, lũ lụt và hạn hán đe dọa. Ngược lại,
trâu bò nuôi nhà được con người chăm lo và bảo vệ. Người ta cung cấp thức ăn,
nước uống và chuồng ở cho những bò và bê, chữa bệnh cho chúng, và bảo vệ chúng tránh
những loài thú săn và thiên tai. Đúng, nhưng
hầu hết những bò và bê này sớm hay muộn đều tìm thấy chúng trong những lò thịt. Vậy có phải việc đó khiến số phận của chúng tệ hại hơn so với
những con trâu ngoài rừng hoang không? Có
phải bị một con sư tử nuốt chửng thì tốt hơn là bị một con người giết mổ ăn
thịt? Răng cá sấu nhọn có tử tế hơn lưỡi dao
sắc của con người không?
Những
gì làm cho sự hiện hữu của những loài vật bị con người nuôi giữ thì đặc biệt độc
ác không chỉ là cách chúng chết, nhưng trên hết tất cả là cách chúng sống như thế nào. Hai yếu tố cạnh tranh đã định hình những điều kiện sống của những
con vật trong trại nuôi: một mặt, con người muốn thịt, sữa, trứng, da, sức lực
con vật và giải trí chúng đem lại; mặt
khác, con người phải bảo đảm sự sống còn lâu dài và tái sinh sản của những con vật
trong trại nuôi. Trên lý thuyết, điều này
sẽ bảo vệ những con vật khỏi sự tàn ác cực độ. Nếu một người nông dân vắt sữa bò của mình mà không cấp cho con
bò thức ăn và nước uống, sữa vắt được sẽ giảm, và chính con bò sẽ chóng chết. Thật đáng tiếc, con người vẫn có thể gây đau khổ khủng khiếp
cho những con vật nuôi trong trang trại theo những cách khác, ngay đương khi
bảo đảm sống còn và tái sinh sản của chúng. Gốc rễ của vấn đề là những thú vật thuần hóa được di truyền
từ những tổ tiên sống hoang dã của chúng, nhiều những nhu cầu về thể chất, về cảm
xúc và về xã hội vốn không cần thiết trong những trang trại. Nông dân thường xuyên bỏ qua những nhu cầu này mà không phải
trả bất kỳ giá kinh tế nào. Họ nhốt con vật
trong những cái chuồng nhỏ xíu, cắt bớt sừng và đuôi của chúng, tách biệt mẹ khỏi
bầy con, và chọn lọc sinh sản để có những con vật to lớn quá khổ. Những con vật
khổ sở rất nhiều, nhưng chúng tiếp tục sống và sinh sản thêm lên.
Không
phải thế đó thì mâu thuẫn với những nguyên tắc cơ bản nhất của thuyết tiến hóa theo
Darwin? Lý thuyết tiến hóa duy trì rằng tất cả những bản năng và động
lực đã tiến hóa theo lợi ích của sống còn và tái sinh sản. Nếu vậy, không phải việc tái sinh sản liên tục của những con
vật nuôi đã chứng minh rằng tất cả những nhu cầu thực của chúng đều được đáp
ứng? Làm sao một con bò lại có một “nhu
cầu” không thực sự cần thiết cho sống còn và tái sinh sản?
Điều
chắc chắn là đúng rằng tất cả những bản năng và những động lực đều đã tiến hóa
để đáp ứng những áp lực tiến hóa của sống còn và tái sinh sản. Tuy nhiên, khi những áp lực này mất đi, những bản năng và
những động lực chúng đã hình thành không tan biến ngay lập tức. Ngay cả khi
chúng không còn đóng góp vào sự tồn tại và tái sinh sản, chúng vẫn tiếp tục tạo
những kinh nghiệm chủ quan của con vật. Những
nhu cầu về thể chất, cảm xúc và xã hội của bò, chó và con người ngày
nay không phản ánh điều kiện hiện tại của chúng nhưng là áp lực tiến hóa
tổ tiên của chúng đã gặp hàng chục ngàn năm trước. Tại sao người thời nay yêu thích đồ ngọt quá nhiều? Không phải vì vào đầu thời trăm năm 21 chúng ta phải ngấu
nghiến kem và sôcôla để tồn tại. Đúng hơn, đó là bởi vì nếu tổ tiên thời đồ đá
của chúng ta đi ngay qua cây với trái chín, ngọt ngào, điều hợp lý nhất cần làm
là ăn chúng càng nhiều và càng nhanh càng tốt. Tại sao thanh niên lái xe thiếu thận trọng, tham dự vào những
la lối bạo động và hack những trang
web bảo mật trên internet? Bởi vì họ tuân theo
những ‘phán bảo’ di truyền từ cổ xưa. Bảy
mươi nghìn năm trước, một chàng thợ săn trẻ tuổi đã liều mạng sống của mình, đuổi
theo một con mammoth khổng lồ, vượt tất cả những kình địch so đo của mình, và chiếm
được bàn tay của một người đẹp địa phương – và bây giờ chúng ta mắc kẹt với gen macho (nam nhi) truyền lại từ anh chàng.
Đúng
cùng một lôgích tiến hóa định hình đời sống của những con bò và bê, trong những
trang trại công nghiệp của chúng ta. Trâu bò sống trong hoang
dã thời cổ đều là những động vật xã hội. Để
tồn tại và tái sinh sản, chúng cần giao tiếp, hợp tác và cạnh tranh hiệu quả. Giống như tất cả những con vật loài có vú xã hội, gia súc
hoang dã đã học được những kỹ năng xã hội cần thiết qua sự chơi đùa. Chó con, mèo con, bê con và trẻ em đều thích chơi đùa vì sự
tiến hóa cấy trồng sự thôi thúc này trong chúng. Trong tự nhiên, chúng cần phải chơi đùa. Nếu không, chúng sẽ không học những kỹ năng xã hội quan trọng
cho sống còn và tái sinh sản. Nếu một con
mèo con hay con bê được sinh ra với một số đột biến hiếm hoi khiến chúng thờ ơ với
chơi đùa, chúng có nhiều phần không thể tồn tại hay tái sinh sản, giống đúng như
chúng hẳn đã không hiện hữu ngay từ đầu nếu như tổ tiên của chúng đã không tiếp
thụ được những kỹ năng đó. Tương tự như
vậy, sự tiến hóa được cấy trồng trong những chó con, mèo con, bê và trẻ em một
mong muốn khó cưỡng để ràng buộc với những mẹ của chúng. Một đột biến gene nào đó nếu ngẫu nhiên làm suy yếu sự ràng
buộc mẹ-con là một loại án tử hình.
Điều
gì xảy ra khi những nông dân lấy một con bê nhỏ, tách nó ra khỏi mẹ nó, đặt nó
vào một cái chuồng nhỏ, tiêm thuốc chủng cho nó chống lại nhiều bệnh khác nhau,
cho nó thức ăn và nước uông, và sau đó, khi nó đủ lớn, thụ tinh nhân tạo cho nó
bằng con bò nọc? Từ một cái nhìn khách quan, con bê
này không còn cần đến sự liên kết với mẹ hay những ‘bạn ăn nằm’ để tồn tại và tái
sinh sản. Tất cả những nhu cầu của nó đều
được những chuyên gia con người chăm lo. Nhưng
từ một cái nhìn chủ quan, con bê vẫn cảm thấy một sự thôi thúc mạnh mẽ để liên
kết với mẹ và chơi với những con bê khác. Nếu
những thúc dục này không được hoàn thành, con bê sẽ chịu khổ sở rất nhiều.
Đây
là bài học cơ bản của tâm lý học tiến hóa: một nhu cầu đã được gọt dũa, định
hình từ hàng ngàn thế hệ trước vẫn tiếp tục được cảm nhận chủ quan ngay cả khi
nó không còn cần thiết cho sự sống còn và tái sinh sản trong hiện tại. Thảm thương, cách mạng nông nghiệp đã cho con người sức mạnh
để bảo đảm sự tồn tại và tái sinh sản của những thú vật thuần hóa trong khi bỏ
qua nhu cầu chủ quan của chúng. Kết quả là,
những loài thú vật thuần hóa là những tập thể động vật thành công nhất trên thế
giới, và đồng thời chúng là những cá thể động vật khốn khổ khốn nạn nhất từng
tồn tại.
Tình
hình chỉ trở nên tồi tệ hơn trong vài trăm năm qua, trong thời gian đó nông
nghiệp truyền thống đã nhường chỗ cho canh tác công nghiệp. Trong những xã hội truyền thống như Egypt thời cổ, đế quốc Rome,
hay nước Tàu thời trung cổ, con người đã có hiểu biết chỉ một phần về sinh hóa,
di truyền học, động vật học và dịch tễ học. Do đó, sức mạnh thao túng của họ bị hạn chế. Ở
những làng thời Trung cổ, gà chạy tự do giữa những ngội nhà, bới tìm những hạt
giống và những con giun từ đống rác, và làm ổ trong nhà kho. Nếu một nông dân tham
vọng cố gắng nhốt 1.000 con gà bên trong một chuồng đông đúc, chắc chắn sẽ
dẫn đến một dịch cúm gà, xóa sạch tất cả gà, cũng như nhiều dân làng. Không một
nhà chăn chiên coi làng, thày pháp hay phù thủy nào có thể ngăn cầu được. Nhưng
một khi khoa học thời nay đã mở được những hiểu biết về những bí mật của loài chim,
virus và thuốc trụ sinh, con người có thể bắt đầu đặt những thú vật vào trong
những điều kiện sống khắc nghiệt. Với giúp đỡ của thuốc chủng, thú ý, kích
thích tố, thuốc trừ sâu, hệ thống máy điều hòa và những máy tự động, giờ đây có
thể nhồi nhét hàng chục ngàn con gà vào những khoang chuồng bé tí, và sản xuất
thịt và trứng với sự hiệu quả chưa từng có.
Số phận của những thú vật
trong những cơ sở công nghiệp như vậy đã trở thành một trong những vấn đề đạo
đức cấp bách nhất trong thời chúng ta, chắc chắn khi nhìn vào những con số liên
quan. Ngày nay, hầu hết những loài động vật lớn sống trong những trang trại
công nghiệp. Chúng ta tưởng tượng rằng hành tinh của chúng ta thì đầy những sư
tử, voi, cá voi và penguin sinh sống. Điều đó có thể đúng với kênh TV của
National Geographic, hay phim Disney và những truyện cổ tích kể cho trẻ em,
nhưng nó không còn đúng với thế giới thực tại. Thế giới có khoảng 40.000 con sư
tử nhưng ngược lại, có khoảng 1 tỷ con lợn nuôi trong những trang trại; 500.000
con voi và 1,5 tỷ con bò thuần hóa; 50 triệu chú penguin và 20 tỷ con gà.
Trong năm 2009, đã có 1,6
tỷ con chim sống hoang ở Europe, đếm tất cả những loài với nhau. Cùng năm đó,
ngành công nghiệp thịt và trứng Europe đã tăng 1,9 tỷ con gà. Tổng cộng, những
loài thú vật thuần hóa của thế giới nặng khoảng 700 triệu tấn, so với 300 triệu
tấn của con người và ít hơn 100 triệu tấn của những thú vật hoang dã lớn.
Đây là tại sao số phận
của những thú vật nuôi trang trại không phải là một vấn đề về mặt đạo đức. Nó
liên quan đến phần lớn những sinh vật lớn của Trái Đất: hàng chục tỷ những sinh
vật, mỗi chúng có một thế giới cảm giác và cảm xúc phức tạp, nhưng tất cả đều sống
và chết trên một dây chuyền sản xuất công nghiệp. Bốn mươi năm trước, nhà triết
học đạo đức Peter Singer đã xuất bản cuốn sách kinh điển Giải Phóng Loài Vật, đã làm thay đổi nhiều não thức của mọi người
về vấn đề này. Singer tuyên bố rằng chăn nuôi công nghiệp chịu trách nhiệm cho
nhiều đau đớn và đau khổ hơn tất cả những chiến tranh của lịch sử cộng chung
lại với nhau.[1]
Nghiên cứu khoa học về thú
vật đã đóng một vai trò thảm đạm đáng buồn trong bi kịch này. Cộng đồng khoa
học đã dùng kiến thức ngày càng tăng về thú vật chủ yếu để thao túng sự sống
của chúng hiệu quả hơn trong sự phục vụ công nghiệp của con người. Tuy nhiên, cùng
kiến thức này đã chứng minh không cón nghi ngờ hợp lý rằng thú vật trang trại
là những sinh linh, với quan hệ xã hội phức tạp và những mẫu tâm lý phức tạp. Chúng
có thể không thông minh như chúng ta, nhưng chúng chắc chắn biết đau đớn, sợ
hãi và cô đơn. Chúng cũng có thể chịu đau đớn, và chúng cũng có thể có sung
sướng, được hạnh phúc.
Đến đúng lúc, chúng ta
đưa những phát kiến khoa học này đến phía trái tim, bởi vì khi sức mạnh con
người tiếp tục phát triển, khả năng của chúng ta để gây hại hay làm lợi cho
những loài thú vật khác cũng phát triển cùng với nó. Trong 4 tỷ năm, sự sống
trên Trái Đất được chọn lọc tự nhiên chi phối. Bây giờ nó ngày càng được điều
khiển bằng thiết kế thông minh con người. Công nghệ sinh học, công nghệ nano và
trí tuệ nhân tạo sẽ sớm đem cho con người khả năng tạo hình định dạng lại cho
những sinh vật theo những cách hoàn toàn mới, vốn điều này sẽ cũng định nghĩa
lại ý nghĩa của sự sống. Khi chúng ta đi đến thiết kế thế giới tương lai mới
này, chúng ta nên tính đến phúc lợi của tất cả chúng sinh, và không chỉ của những
Homo sapiens.
Yuval Noah Harari
Lê Dọn Bàn tạm dịch
– bản nháp thứ nhất
(Nov/2018)
[1] Animal Liberation: A New Ethics for Our
Treatment of Animals (1975) của Peter Singer, triết gia người Australia.
Trong phong trào giải phóng loài vật, A New Ethics for Our Treatment of Animals
được rộng rãi xem là tuyên ngôn sáng lập về những ý tưởng triết học của phong
trào này. Bản thân Peter Singer đã từ chối việc sử dụng khung lý thuyết về những quyền khi nói về con vật người và những
con vật không là người. Đi theo thuyết của Jeremy Bentham, Singer lập luận rằng
lợi ích (trong đó có quyền sinh sống) của những động vật nên được xem xét, nhìn
nhận, vì khả năng kinh nghiệm được đau khổ
của chúng (chúng biết đau đớn như chúng ta) thế nên ý tưởng về quyền lợi thì
không cần thiết để xem xét chúng trong phương diện này.
Vắn tắt, chúng ta đừng
hành hạ, ác độc với những loài vật vì chúng biết
đau và khổ như chúng ta. Nền tảng thực nghiệm đạo đức này thể hiện qua lòng
‘từ bi với mọi loài có sự sống’, dẫn đến ‘không sát sinh’, một trong những hệ
quả của nó là ‘ăn chay’, (Singer nói rằng 'sự hành hạ làm loài vật đau khổ chỉ thực chấm dứt khi con người đừng ăn thịt chúng nữa') và cũng khiến những người vẫn đang tìm những thuốc lạ như
mật gấu, cao khỉ, sừng tê, …hay ăn những món ‘khoái khẩu’ như vây cá mập, tổ yến,
óc khỉ,… đến trứng vịt lộn, chim họa mi, thịt chó, đều cần phải suy nghĩ.