Monday, February 20, 2017

Harari – Homo Deus: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (10)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari






6
Giao ước thời nay

Tính thời nay là một thỏa thuận. Tất cả chúng ta đều ký tên với thỏa thuận này trong ngày chúng ta sinh ra, và nó điều hành đời sống chúng ta cho đến ngày chúng ta chết đi. Rất ít người trong chúng ta đã từng có thể bãi bỏ hoặc vượt qua được thỏa thuận này. Nó chi phối rất nhiều vào thức ăn của chúng ta, công việc của chúng ta và những giấc mơ của chúng ta, và nó quyết định chúng ta sống ở đâu, chúng ta yêu thương ai, và chúng ta chết đi như thế nào.

Ngay từ cái nhìn đầu tiên, tính thời nay trông giống như một thỏa thuận vô cùng phức tạp, thế nên ít người cố gắng để hiểu họ đã ký tên vào với những gì. Nó giống như khi bạn tải về một sofware nào đó, và được yêu cầu ký một hợp đồng kèm theo gồm là hàng chục trang đầy những từ chuyên môn và pháp lý; bạn nhìn nó thật vội, rồi lập tức dời ngay xuống trang cuối cùng, đánh dấu vào ô ‘tôi đồng ý’, và quên nó đi. Tuy nhiên, trong thực tế, tính thời nay là một thoả thuận đơn giản đến ngạc nhiên. Tất cả hợp đồng có thể được tóm tắt trong một cụm từ duy nhất: con người đồng ý từ bỏ ý nghĩa để đổi lấy quyền lực. [1]

Cho đến thời nay, hầu hết những nền văn hóa đều tin rằng con người đóng một phần trong một vài kế hoạch vũ trụ to lớn nào đó. Kế hoạch được phát minh bởi những gót, hoặc bởi những luật vĩnh cửu của thiên nhiên, và loài người không thể thay đổi nó. Kế hoạch vũ trụ đã đem đến ý nghĩa cho đời sống con người, nhưng cũng giới hạn quyền lực của con người. Con người thì giống như những diễn viên trên sân khấu. Kịch bản đã đã đem đến ý nghĩa cho mỗi lời, mỗi giọt nước mắt và mỗi cử chỉ của họ – nhưng đã đặt những giới hạn nghiêm ngặt trên diễn suất của họ. Hamlet không thể giết Claudius trong Hồi I, hay bỏ lại Denmark và đi đến một đạo tràng ở India. Shakespeare sẽ không cho phép điều đó. Tương tự như vậy, con người không thể sống mãi mãi, họ không thể thoát khỏi tất cả những bệnh tật, và họ không thể làm theo ý họ thích. Nó không không trong kịch bản. 

Để đổi lấy sự từ bỏ quyền lực, con người trước thời nay tin rằng đời sống của họ đã có được ý nghĩa. Nó thực sự là quan trọng liệu họ đã chiến đấu can đảm trên chiến trường, liệu họ đã ủng hộ nhà vua lên ngôi hợp pháp, liệu họ đã ăn một thức ăn bị cấm trong bữa ăn sáng, hoặc liệu họ đã ngoại tình với người hàng xóm hay không. Điều này đã tạo ra một số những bất tiện, dĩ nhiên, nhưng nó đã cho con người sự bảo vệ về tâm lý chống lại những thiên tai. Nếu một gì đó khủng khiếp đã xảy ra – chẳng hạn như chiến tranh, bệnh dịch hay hạn hán – người ta tự an ủi họ rằng: “Chúng ta tất cả đều đóng một vai trò trong một vở kịch vũ trụ to lớn nào đó, vốn những gót đã định đoạt hay những quy luật tự nhiên đã xếp đặt. Chúng ta không được chia sẻ bí mật về kịch bản, nhưng chúng ta có thể yên tâm chắc chắn rằng tất cả mọi sự vật việc xảy ra đều có một cứu cánh. Ngay cả chiến tranh, bệnh dịch và hạn hán khủng khiếp này, đều có vị trí của chúng trong những hoạch định lớn hơn của những sự vật việc. Hơn nữa, chúng ta có thể trông cậy vào nhà viết kịch bản rằng truyện kể chắc chắn có một kết thúc tốt đẹp. Vì vậy, ngay cả chiến tranh, bệnh dịch và hạn hán cuối cùng đều thành ra được tốt lành – nếu không ở đây và bây giờ, vậy sau đó sẽ trong thế giới bên kia.”

Văn hóa thời nay gạt bỏ tin tưởng này vào một kế hoạch vũ trụ to lớn. Chúng ta không là những diễn viên trong một vở kịch lớn-hơn-đời-thật bất kỳ nào cả. Đời sống không có kịch bản, không có nhà viết kịch, không có giám đốc, không có nhà sản xuất – và không ý nghĩa. Theo như hiểu biết tốt nhất chúng ta có được về khoa học, vũ trụ là một tiến trình mù và không mục đích, đầy âm thanh và cuồng nộ nhưng không biểu thị gì cả. Trong thời gian cực kỳ ngắn ngủi ngắn ở trên trái đất nhỏ bé như một hạt bụi của chúng ta, chúng ta có lúc huênh hoang kiểu này và lo lắng lối kia, nhưng tất cả sau đó im lặng, không nghe thêm gì nữa. [2]

Vì không có kịch bản, và vì con người không đóng vai nào trong một bất kỳ vở kịch lớn lao nào, những sự vật việc khủng khiếp có thể xảy đến với chúng ta, và không quyền năng nào sẽ đến cứu chúng ta, hay mang lại ý nghĩa cho sự đau khổ của chúng ta. Sẽ không có một kết thúc vui vẻ, hoặc một kết thúc tệ hại, hoặc không có bất kỳ một kết thúc nào cả. Những sự vật việc đều chỉ xảy ra, một này sau một kia. Thế giới thời nay không tin vào mục đích, nhưng chỉ vào nguyên nhân. Nếu tính thời nay có một phương châm, nó là ‘xấu tệ thì đơn giản chỉ xảy ra, không tránh được’. [3]

Mặt khác, nếu sự vật việc xấu tệ thì chỉ đơn giản là xảy ra, không tránh được, mà không có bất kỳ kịch bản nào hay mục đích nào ràng buộc, sau đó con người cũng không bị giới hạn vào bất kỳ vai trò đã định trước nào. Chúng ta có thể làm bất cứ điều gì chúng ta muốn – miễn là chúng ta có thể tìm ra một cách để làm. Không gì giới hạn chúng ta, ngoại trừ chính sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Những bệnh dịch và hạn hán không có ý nghĩa vũ trụ – nhưng chúng ta có thể loại trừ chúng. Chiến tranh không phải là một tai ác tất yếu trên đường đi đến một tương lai tốt hơn – nhưng chúng ta có thể tạo được hòa bình. Không có thiên đường nào đang chờ đợi chúng ta sau khi chết – nhưng chúng ta có thể tạo ra thiên đường ở đây ngay trên trái đất, và sống trong đó mãi mãi, nếu chúng ta chỉ xoay sở để khắc phục được một số những trục trặc kỹ thuật nào đó.

Nếu chúng ta đầu tư tiền vào nghiên cứu, sau đó những đột phá khoa học sẽ thúc đẩy tiến bộ công nghệ. Những công nghệ mới sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và một kinh tế phát triển có thể dành tiền cho nghiên cứu thậm chí càng nhiều hơn. Với mỗi mười năm qua, chúng ta sẽ được thưởng thức nhiều thức ăn hơn, xe chạy nhanh hơn, và thuốc chữa bệnh tốt hơn. Đến một ngày, kiến ​​thức của chúng ta sẽ thành quá rộng lớn và công nghệ của chúng ta quá tiến bộ, khiến chúng ta có thể chưng cất ‘thuốc tiên’ của tuổi trẻ vĩnh cửu, ‘thần dược’ của hạnh phúc đích thực, và bất kỳ loại thuốc nào khác mà chúng ta có thể mong muốn – và không có gót nào sẽ ngăn cản chúng ta.

Thỏa thuận của thời nay do đó cung cấp cho con người một sự cám dỗ rất to lớn, cùng với một mối đe dọa khổng lồ. Sự toàn năng là ở phía trước của chúng ta, gần như trong tầm tay của chúng ta, nhưng ở dưới chân chúng ta mở ra vực thẳm của trọn vẹn hư không. Trên mức độ thực tiễn, đời sống thời nay bao gồm một sự liên tục theo đuổi quyền lực, trong một vũ trụ trống vắng ý nghĩa. Văn hóa thời nay là mạnh mẽ nhất trong lịch sử, và nó đang không ngừng nghiên cứu, phát minh, khám phá và phát triển. Đồng thời, nó bị giác khiếp sợ cuộc hiện sinh [4] nhiễm độc hơn bất kỳ văn hóa nào trước đó.

Chương này thảo luận về sự theo đuổi quyền lực trong thời nay. Chương tiếp theo sẽ xem xét loài người đã dùng sức mạnh ngày càng tăng của nó như thế nào, để bằng cách nào đó lẻn mang ý nghĩa trở lại vào trong sự trống rỗng vô hạn của vũ trụ. Phải, chúng ta ngày nay đã hứa từ bỏ ý nghĩa để đổi lấy quyền lực; nhưng không có ai ngoài kia để buộc chúng ta phải giữ lời hứa của chúng ta. Chúng ta nghĩ rằng chúng ta có đủ thông minh để tận hưởng đầy đủ những lợi ích của thỏa thuận thời nay, mà không phải trả cho cái giá của nó.

Tại sao những giám đốc ngân hàng khác những con dơi hút máu

Ngày nay, sự theo đuổi quyền lực được sự liên minh giữa tiến bộ khoa học và tăng trưởng kinh tế cung cấp nhiên liệu. Trong hầu hết lịch sử, khoa học đã tiến triển với tốc độ của một con ốc sên, trong khi kinh tế đã trong băng giá. Sự gia tăng dần trong dân số loài người đã dẫn đến một sự gia tăng tương ứng trong sản xuất, và những phát kiến lẻ tẻ đôi khi đưa đến kết quả ngay cả trong sự tăng trưởng vốn đầu tư tính theo đầu người [5], nhưng đây là một tiến trình rất chậm.

Nếu trong năm 1000, một trăm dân làng sản xuất một trăm tấn lúa mì, và vào năm 1100, 105 dân làng sản xuất 107 tấn lúa mì, sự tăng trưởng này không làm thay đổi nhịp điệu của cuộc sống, hay trật tự chính trị xã hội. Trong khi ngày nay tất cả mọi người thì đều bị ám ảnh với tốc độ tăng trưởng, trong thời trước thời nay người ta đã không để ý gì đến nó. Những vương hầu, những nhà tu và những nông dân đều giả định rằng sản xuất của con người đã ít nhiều ở mức ổn định, rằng một người có thể tự làm mình giàu lên bằng đánh cắp người khác nào đó, và con cháu của họ không chắc có thể vui hưởng một mức sống tốt hơn.

Trì trệ này đã là hậu quả ở một mức độ lớn từ những khó khăn can dự trong sự tài trợ cho những dự án mới. Không có tài trợ tương xứng, không là dễ dàng để làm những đầm lầy ráo nước, dựng những cầu đường, xây những hải cảng – chưa kể đến sự gây tạo những giống lúa mì mới, khám phá những nguồn năng lượng mới, hoặc mở những tuyến đường thương mại mới. Ngân quĩ thì đã hiếm vì có rất ít tín dụng trong những thời đó; có rất ít tín dụng vì người ta không tin tưởng vào sự tăng trưởng; và người ta đã không tin tưởng vào sự tăng trưởng vì nền kinh tế  thì đã trì trệ. Sự trì trệ do đó kéo chính nó dài mãi mãi.

Giả sử bạn sống trong một thị trấn thời trung cổ, hàng năm thường bùng phát bệnh kiết lỵ. Bạn giải quyết bằng cách tìm một phương thuốc chữa trị. Bạn cần vốn để thành lập một phòng thí nghiệm, mua những cây lá có chất thuốc, và những hóa chất hiếm lạ, trả lương những người phụ tá, và đi đó đây để tham khảo những y sĩ nổi tiếng. Bạn cũng cần tiền để nuôi bản thân và gia đình bạn trong khi đang bận bịu với những nghiên cứu của bạn. Nhưng bạn không có nhiều tiền. Bạn có thể đến gặp những người thợ đốn gỗ rừng, thợ rèn và thợ làm bánh ở địa phương, và yêu cầu họ hãy cung ứng đầy đủ tất cả những nhu cầu của bạn trong một vài năm, hứa hẹn rằng khi bạn cuối cùng đã khám phá ra cách chữa bệnh, trở nên giàu có, bạn sẽ trả những khoản nợ của bạn.

Thật không may, những người thợ rừng, thợ rèn và thợ làm bánh đều chắc chắn sẽ không đồng ý. Họ cần phải kiếm cái ăn ngày nay cho gia đình họ, và họ không tin tưởng vào những loại thuốc kỳ diệu. Họ không phải mới ra đời ngày hôm qua, và trong tất cả những năm họ đã sống, họ đã chưa bao giờ từng nghe nói về bất cứ một ai tìm được một loại thuốc mới cho một số căn bệnh đáng sợ. Nếu bạn muốn có thức ăn – bạn phải trả tiền mặt. Nhưng làm thế nào bạn có thể có đủ tiền khi bạn chưa tìm ra được thuốc mới, và nếu tất cả thời giờ của bạn đều dành hết vào nghiên cứu? Bất đắc dĩ, bạn phải quay về với việc cày cấy mảnh đất của bạn, kiết lỵ tiếp tục hành hạ dân làng, không có ai cố gắng để phát triển những phương thuốc mới, và không một đồng tiền vàng duy nhất nào đổi chủ. Đó là kinh tế đã đóng băng, và khoa học đã đứng bất động như thế nào.

Cuối cùng, chu kỳ đã bị phá vỡ trong thời nay nhờ vào sự tin cậy ngày càng tăng của người ta vào tương lai, và kết quả thần kỳ của tín dụng. Tín dụng là sự biểu hiện kinh tế của sự tin tưởng. Hôm nay, nếu tôi muốn phát triển một loại thuốc mới, nhưng tôi không có đủ tiền, tôi có thể nhận được một khoản tiền vay từ ngân hàng, hoặc quay sang những nhà đầu tư tư nhân và những quỹ đầu tư mạo hiểm. Khi Ebola bùng phát ở Tây Africa mùa hè 2014, bạn nghĩ đã xảy ra những gì với cổ phần của những công ty bào chế thuốc đang bận rộn phát triển những loại thuốc và vắc-xin chống Ebola? Chúng tăng vọt. Cổ phần Tekmira tăng 50 phần trăm và cổ phần BioCryst tăng 90 phần trăm. Trong thời Trung cổ, sự bùng nổ của một bệnh dịch đã làm mọi người ngước mắt hướng lên trời, và cầu nguyện với Gót để xin tha thứ cho tội lỗi của họ. Ngày nay, khi người ta nghe tin có một số bệnh dịch chết người nào mới, họ nhấc điện thoại và gọi người môi giới đầu tư của họ. Đối với thị trường chứng khoán, ngay cả một bệnh dịch truyền nhiễm cũng là một cơ hội đầu tư kinh doanh.

Nếu đủ những dự án đầu tư mới thành công, tin tưởng của dân chúng vào tương lai tăng lên, tín dụng mở rộng, lãi suất vay tiền giảm, những nhà doanh nghiệp có thể cổ động gây tiền vốn dễ dàng hơn và kinh tế phát triển. Con người do đó có tin tưởng vào tương lai lớn hơn, nền kinh tế không ngừng phát triển và khoa học tiến bộ cùng với nó.

Nghe có vẻ đơn giản trên giấy tờ. Tại sao, sau đó, loài người đã phải đợi đến tận thời nay cho sự phát triển kinh tế thu thập được đà tiến? Trong hàng nghìn năm con người đã chỉ có một chút tin tưởng vào phát triển tương lai không phải họ đã là ngu ngốc, nhưng vì nó mâu thuẫn với trực giác của chúng ta, với di sản tiến hóa của chúng ta, và với cách thế giới hoạt động. Hầu hết những hệ thống tự nhiên tồn tại trong trạng thái cân bằng, và hầu hết những cuộc tranh đấu sinh tồn là một ‘trò chơi có tổng số bằng zero’ [6], trong đó một người chỉ có thể thịnh vượng với tổn thất của một người khác.

Lấy thí dụ, mỗi năm có khoảng cùng một lượng cỏ mọc trong một thung lũng nào đó nhất định. Lượng cỏ hỗ trợ một quần thể khoảng 10.000 con thỏ, trong đó có đủ số những con thỏ chậm chạp, khờ dại, hay không may mắn để cung cấp mồi ăn cho 100 con cáo. Nếu có một con cáo rất siêng năng, và bắt nhiều thỏ hơn so với bình thường, khi đó một con cáo khác có thể sẽ chết đói. Nếu tất cả những con cáo bằng cách nào đó đều đồng thời thành công để bắt thêm nhiều thỏ hơn, quần thể của đám thỏ trong thung lũng này sẽ sụp đổ, và trong năm tới nhiều con cáo sẽ chết đói. Mặc dù có những biến động thường xuyên trong ‘thị trường’ thỏ, về lâu dài những con cáo sẽ không thể mong đợi, tạm nói thí dụ, mỗi năm săn bắt 3 phần trăm số thỏ nhiều hơn năm trước.

Dĩ nhiên, một số những thực tại sinh thái thì phức tạp hơn, và không phải tất cả những tranh đấu sinh tồn đều là những trò chơi có tổng số bằng zero. Nhiều loài động vật cộng tác có hiệu quả, và thậm chí một số ít cũng biết cho vay. Những động vật cho vay nổi tiếng nhất trong tự nhiên là những con dơi hút máu [7]. Những con dơi hút máu này tụ tập đông đảo hàng ngàn bên trong những hang động, và mỗi đêm chúng bay ra để tìm con mồi. Khi chúng tìm thấy một con chim đang ngủ hay một động vật loài có vú nào đó lơ đễnh, chúng (dùng răng) rạch một đường nhỏ trên da của nó, và hút máu của nó. Không phải tất cả những con dơi đều tìm được một nạn nhân mỗi đêm. Để đối phó với những bất thường của cuộc sống của chúng, những con dơi hút máu này cho nhau vay máu. Một con dơi nếu không tìm được con mồi sẽ về hang và hỏi vay một số máu đã đánh cắp được từ một con dơi bạn may mắn hơn. Loài dơi hút máu nhớ rất rành rọt con dơi nào nó đã cho vay máu, vì vậy vào một ngày nào sau đó, nếu con dơi bạn (đã cho vay) này trở về hang tay không, nó sẽ tìm gặp con nợ của mình, con dơi này sẽ hoàn lại món nợ máu.

Tuy nhiên, không giống như những ngân hàng của con người, loài dơi hút máu không bao giờ tính lãi. Nếu con dơi A mượn con dơi B 10 centilitre máu, dơi B sẽ hoàn trả số máu tương đương. Loài dơi hút máu cũng không dùng vốn cho vay để tài trợ cho những doanh nghiệp mới, hoặc khuyến khích sự tăng trưởng trong thị trường của sinh hoạt ‘hút máu’ – vì máu được những động vật khác sản xuất, những con dơi hút máu không có cách nào để gia tăng sự sản xuất. Mặc dù thị trường máu có những thăng trầm của nó, những con dơi hút máu không thể đoán rằng năm 2017 sẽ có 3 phần trăm nhiều máu hơn năm 2016, và trong năm 2018 thị trường máu lại sẽ tăng thêm 3 phần trăm. Do đó, loài dơi hút máu không tin vào sự tăng trưởng.  [8] Trong hàng triệu năm tiến hóa, con người đã sống trong những điều kiện tương tự như loài dơi hút máu, cáo và thỏ. Thế nên con người cũng thế,  cảm thấy khó khăn để tin tưởng vào sự tăng trưởng.

Chiếc bánh pie thần diệu

Những áp lực tiến hóa đã khiến loài người quen với việc nhìn thế giới như một chiếc bánh pie tĩnh, không đổi. Nếu một ai đó được một phần chia lớn hơn của chiếc bánh, một người nào khác không tránh khỏi được một phần chia nhỏ hơn. Một gia đình, hay thành phố đặc biệt nào đó có thể phát triển thịnh vượng, nhưng loài người như một toàn thể sẽ không sản xuất nhiều hơn như nó sản xuất ngày hôm nay. Theo đó, những tôn giáo truyền thống như đạo Kitô và Islam đã tìm cách để giải quyết những vấn đề của loài người với sự giúp đỡ của những nguồn lực hiện tại, hoặc bằng cách phân phối chiếc bánh pie đang có, hoặc bằng cách hứa hẹn chúng ta một chiếc bánh pie trên trời cao.

Tính thời nay, ngược lại, dựa trên tin tưởng vững chắc rằng sự tăng trưởng kinh tế không chỉ là có thể, nhưng là tuyệt đối là thiết yếu. Những cầu nguyện, những nghiệp lành, và trầm tư mặc tưởng có thể là an ủi và gây cảm hứng, nhưng những vấn đề như nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh chỉ có thể giải quyết được qua sự tăng trưởng. Tín điều cơ bản này có thể được thu gọn trong một ý tưởng đơn giản: “Nếu bạn có một vấn đề, bạn có lẽ cần nhiều thứ hơn, và để có thêm nhiều thứ hơn, bạn phải sản xuất nó nhiều hơn”.

Những nhà chính trị và những nhà kinh tế ngày nay, nhấn mạnh rằng sự tăng trưởng thì có tầm quan trọng sống còn vì ba lý do chính. Thứ nhất, khi chúng ta sản xuất nhiều hơn, chúng ta có thể tiêu thụ nhiều hơn, nâng cao mức sống của chúng ta và như thế được cho là hưởng một đời sống hạnh phúc hơn. Thứ hai, miễn là chừng nào loài người sinh sôi tăng thêm lên, tăng trưởng kinh tế thì chỉ vừa đủ cần thiết để giữ ở tình trạng hiện giờ của chúng ta. Lấy thí dụ, ở India tỉ lệ dân số tăng hàng năm là 1,2 phần trăm. Điều đó có nghĩa rằng trừ khi nền kinh tế India tăng thêm được ít nhất 1,2 phần trăm mỗi năm, tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên, tiền lương sẽ giảm và mức sống tiêu chuẩn trung bình sẽ giảm. Thứ ba, ngay cả khi dân số India không tăng lên, và thậm chí nếu lớp trung lưu của India có thể hài lòng với mức sống trung bình hiện tại, India sẽ phải làm gì với số hàng trăm triệu những người dân nghèo cùng cực của nó? Nếu nền kinh tế không tăng trưởng, và do đó chiếc bánh pie thì vẫn cùng kích thước cũ, bạn chỉ có thể cho thêm người nghèo bằng cách lấy đi một gì đó từ người giàu. Điều đó sẽ buộc bạn phải thực hiện một số sự lựa chọn rất khó khăn, và có lẽ sẽ gây ra rất nhiều oán giận và ngay cả bạo động. Nếu bạn muốn tránh những lựa chọn khó khăn, oán giận và bạo động, bạn cần có một chiếc bánh pie lớn hơn.

Tính thời nay đã biến ‘nhiều thứ hơn’ vào thành một thứ thuốc trị bá bịnh được đem áp dụng cho hầu như tất cả những vấn đề công cộng và tư nhân, từ chủ nghĩa Islam truyền thống cực đoan qua chủ nghĩa nhà nước độc đoán của Thế giới thứ Ba, xuống đến một hôn nhân thất bại. Phải chi nếu những nước như Pakistan và Egypt có thể chỉ cần giữ một tốc độ tăng trưởng lành mạnh, những công dân của họ sẽ đi đến vui hưởng tiện nghi của những xe hơi riêng và những tủ lạnh chật cứng, và họ sẽ đi theo con đường của thịnh vượng trần gian thay vì theo chân người thổi sáo hứa hẹn Islam. Tương tự như vậy, sự tăng trưởng kinh tế ở những nước như Congo và Myanmar sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu thịnh vượng vốn là nền tảng của dân chủ tự do. Và trong trường hợp của cặp vợ chồng bất mãn, hôn nhân của họ sẽ được cứu vãn, nếu họ chỉ cần mua một căn nhà lớn hơn (do đó họ không phải chia một phòng làm việc chật hẹp), mua một máy rửa chén (do đó họ thôi cãi nhau về đến lượt ai phải rửa chén) và đi đến những buổi trị liệu tâm lý hôn nhân đắt tiền hai lần một tuần.

Như thế, tăng trưởng kinh tế đã trở thành giao điểm quan trọng, nơi gần như tất cả những tôn giáo, hệ tư tưởng và phong trào trong thời nay đều gặp gỡ. Soviet Union, với kế hoạch 5 năm hoang tưởng của nó, đã ám ảnh với tốc độ tăng trưởng cũng như ông trùm tư bản America ăn cướp cắt họng nhất. Cũng như những người Kitô và người Muslim, cả hai đều cùng tin rằng có thiên đàng, nhưng đều không đồng ý chỉ về cách làm thế nào để đến được tới đó, trong thời Chiến tranh Lạnh cũng vậy, cả Tư bản lẫn Cộng sản đều tin vào việc tạo dựng thiên đường trên trái đất, qua sự  tăng trưởng kinh tế, nhưng giằng co tranh cãi với nhau chỉ về phương pháp chính xác là đâu.

Ngày nay, những tín đồ phục hưng Hindu, những tín đồ Muslim sùng đạo, những người Japan theo chủ nghĩa dân tộc và những người cộng sản Tàu đều có thể tuyên bố rằng họ trung thành với những giá trị và mục tiêu rất khác biệt, nhưng họ tất cả đều đi đến tin rằng sự tăng trưởng kinh tế là chìa khóa để thực hiện những mục tiêu khác biệt của họ. Thế nên, trong năm 2014, tín đồ Hindu mộ đạo Narendra Modi đã được bầu làm Thủ tướng India, phần lớn là nhờ vào thành công của ông trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở tiểu bang Gujarat quê nhà của ông, và nhờ vào quan điểm phổ biến rằng chỉ có ông mới có thể đem lại sức sống cho nền kinh tế quốc gia trì đọng. Những quan điểm tương tự đã giữ tín đồ Muslim Recep Tayyip Erdoğan nắm quyền ở Turkey từ năm 2003. Tên của đảng của ông – Đảng Công lý và Phát triển – nhấn mạnh cam kết của nó với sự phát triển kinh tế, và chính phủ Erdoğan thực sự đã thành công trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng đáng ngạc nhiên trong hơn một khoảng mười năm.

Thủ tướng Japan Shinzo Abe, người theo dân tộc chủ nghĩa, nhậm chức vào năm 2012, cam kết để đẩy kinh tế Japan bật thoát khỏi hai khoảng mười năm trì trệ. Những biện pháp năng nổ tích cực và hơi khác thường của ông để đạt được mục tiêu này đã được mệnh danh là Abenomics (quản lý kinh tế theo Abe). Trong khi đó ở nước Tàu láng giềng, đảng Cộng sản tuy ngoài miệng vẫn môi mép rằng trung thành với lý tưởng của lý thuyết Marx-Lênin truyền thống, nhưng trong thực tế nó được hướng dẫn bởi châm ngôn nổi tiếng của Deng Xiaoping là “phát triển là sự thật trắng trợn duy nhất” và rằng “mèo lông đen hay trắng thì không quan trọng, miễn là nó bắt được chuột”. Có nghĩa là, trong ngôn ngữ đơn giản: làm bất cứ gì cần thiết để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ngay cả nếu Marx và Lenin sẽ không hài lòng với nó.

Tại Singapore, như thích hợp với nhà nước thành phố không-chấp-nhận-vô-nghĩa, họ đi theo dòng suy nghĩ này còn xa hơn nữa, và đã gài chặt mức lương của cấp bộ trưởng theo như mức GDP quốc gia. Khi nền kinh tế Singapore tăng trưởng, những bộ trưởng được tăng lương theo, như thể đó là tất cả những gì về công việc của họ.[9]

Ám ảnh với tốc độ tăng trưởng kinh tế này nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng chỉ vì chúng ta sống trong thế giới của thời nay. Trong thời quá khứ đã không giống như thế. Những maharaja của India, những sultan của đế quốc Ottoman, những tướng quân ở thành Kamakura, và những hoàng đế Tàu đời Hán đã hiếm khi chỉ trông chờ vận mệnh chính trị của họ vào sự  bảo đảm tăng trưởng kinh tế. Rằng Modi, Erdoğan,và chủ tịch nước Tàu Xi Jinping, tất cả đều như đánh cá sự nghiệp của họ với sự tăng trưởng kinh tế, chứng minh cho tình trạng phát triển gần như tôn giáo của tăng trưởng kinh tế đã thành công được trên toàn thế giới. Thật vậy, có thể không là điều sai lầm để gọi tin tưởng vào sự tăng trưởng kinh tế là một tôn giáo, vì bây giờ nó nhằm giải quyết cả rất nhiều nếu không phải hầu hết những đilemma đạo đức của chúng ta. Kể từ khi tăng trưởng kinh tế được cho là nguồn gốc của tất cả những điều tốt đẹp, nó khuyến khích người ta chôn những bất đồng đạo đức của họ và chấp nhận bất cứ tiến trình hành động nào nhắm đến tối đa sự tăng trưởng dài hạn. Thế nên India của Modi là quê hương của hàng ngàn những giáo phái, phe phái, phong trào chính trị và rất nhiều những guru, mặc dù mục đích cuối cùng của họ có thể khác biệt, nhưng họ tất cả đều phải đi qua cùng một bế tắc như chỗ nghẽn cổ chai của sự tăng trưởng kinh tế, vậy tại sao không cùng hợp sức với nhau trong quãng thời gian chờ đợi ở giữa đó?

Tín điều của ‘nhiều thứ hơn’ theo đó thúc dục những cá nhân, doanh nghiệp và chính phủ để giảm thiểu sự quan trọng của bất cứ gì nếu có thể cản trở sự tăng trưởng kinh tế, chẳng hạn như gìn giữ công  bằng xã hội, bảo đảm sự hài hoà sinh thái, hay tôn vinh cha mẹ của bạn. Ở Soviet Union, khi mọi người nghĩ rằng kinh tế kế hoạch tập trung của nhà nước cộng sản là cách để phát triển nhanh nhất, bất cứ gì đứng chắn lối tiến của tập thể hóa đều bị san bằng, bao gồm hàng triệu phú nông kulaks, tự do ngôn luận và Biển Aral [10]. Ngày nay thường được chấp nhận rằng một số phiên bản của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do [11] là một cách hiệu quả hơn nhiều trong việc bảo đảm sự phát triển kinh tế lâu dài, thế nên những nông dân giàu có và tự do ngôn luận được bảo vệ, nhưng những môi trường sống sinh thái, những cấu trúc xã hội và những giá trị truyền thống nếu đứng chắn lối của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do đều bị phá hủy và bị tháo gỡ.

Lấy lấy thí dụ, một kỹ sư software mỗi giờ kiếm được $250, làm việc cho một công ty khởi nghiệp nào đó trong ngành công nghệ cao. Một ngày, người cha đã già của cô bị tai biến nghẽn mạch máu lên não. bây giờ người này cần được giúp đỡ trong việc đi chợ, nấu ăn và ngay cả tắm rửa vệ sinh. Cô có thể mang cha cô về nhà riêng của mình, buổi sáng đi làm trễ, buổi tối về sớm hơn, và đích thân chăm sóc cha. Cả thu nhập và năng suất làm việc cho công ty khởi nghiệp của cô sẽ chịu thiệt, nhưng cha cô sẽ được hưởng sự chăm nom của một người con gái có lòng kính trọng và yêu thương. Một cách giải quyết khác, cô kỹ sư có thể thuê một người Mexico làm việc chăm sóc, với giá $25 mỗi giờ, sẽ sống cùng với người cha, và lo liệu tất cả những nhu cầu của người bệnh. Điều đó có nghĩa là công việc kinh doanh vẫn như bình thường cho cô kỹ sư và công ty khởi nghiệp của cô, và ngay cả người thuê làm việc chăm sóc người bệnh, và nền kinh tế Mexico cũng sẽ được hưởng lợi. Người kỹ sư nên làm gì?

Tư bản thị trường tự do có một câu trả lời cứng rắn. Nếu nhu cầu tăng trưởng kinh tế đòi hỏi rằng chúng ta nới lỏng những liên hệ gia đình, khuyến khích người ta chịu sống xa cha mẹ của họ, và thuê những người chăm sóc nhập từ xa tận nửa kia của địa cầu – hãy chấp nhận như thế đi. Câu trả lời này, tuy nhiên, liên quan đến một phán đoán về đạo đức nhưng không phải một tuyên bố về hiện thực. Không nghi ngờ gì, khi một số người chuyên môn về kỹ thuật software, trong khi những người khác dành thời gian của họ để chăm sóc những người già, chúng ta có thể sản xuất nhiều software hơn, và cung cấp cho những người già sự chăm sóc chuyên nghiệp hơn. Thế nhưng, có phải tăng trưởng kinh tế quan trọng hơn những liên hệ gia đình? Bằng cách dám làm những phán đoán đạo đức giống như vậy, lý thuyết thị trường tự do của chủ nghĩa tư bản đã vượt ranh giới, từ mảnh đất của khoa học sang của tôn giáo.

Hầu hết những nhà tư bản có lẽ sẽ không thích có tên gọi của tôn giáo, nhưng khi xếp hàng nó như những tôn giáo khác, chủ nghĩa tư bản ít nhất có thể ngẩng cao đầu. Không giống như những tôn giáo khác vẫn hứa hẹn với chúng ta một chiếc bánh pie trên trời cao, chủ nghĩa tư bản hứa hẹn những ‘phép lạ’ kỳ diệu ở đây, ngay trên mặt đất – và thậm chí đôi khi còn cung cấp chúng. Phần lớn những công trạng ghi nhận được trong sự khắc phục nạn đói và bệnh dịch đều thuộc về sự tin tưởng nồng nhiệt vào sự tăng trưởng. Chủ nghĩa tư bản thậm chí còn đáng vinh danh với sự làm giảm bạo động, làm tăng khả năng chấp nhận khác biệt, và cộng tác của con người. Như chương tiếp theo giải thích, có thêm vào những yếu tố khác cùng đóng vai ở đây, nhưng chủ nghĩa tư bản đã làm một đóng góp quan trọng cho sự hài hòa thế giới bằng cách khuyến khích mọi người thôi không xem kinh tế như một trò chơi có tổng số bằng zero, trong đó lợi của bạn là thiệt của tôi, và thay vào đó nhìn nó như là một tình thế cả bai bên đều thắng, trong đó lợi của bạn cũng là lợi của tôi. Điều này có lẽ đã giúp cho sự hài hòa thế giới rất nhiều hơn hàng trăm năm rao giảng của đạo Kitô về yêu thương người hàng xóm của bạn, và chìa thêm má kia cho tát nốt!

Từ tin tưởng của nó vào giá trị tối cao của sự phát triển, chủ nghĩa tư bản rút ra điều răn số một của nó: Ngươi phải đầu tư lợi nhuận của ngươi vào sự tăng trưởng thêm lớn mạnh. Đối với hầu hết lịch sử, những vương hầu và những nhà chăn chiên đã phí phạm lợi nhuận của họ vào những lễ hội rực rỡ, cung điện xa hoa và những chiến tranh không cần thiết. Cách khác, họ chỉ biết đặt những đồng tiền vàng vào trong một hòm sắt, khoá kín và chôn nó trong ngục tối của lâu đài. Ngày nay, nhà tư bản năng nổ dùng lợi nhuận của họ để thuê nhân viên mới, mở rộng nhà máy sản xuất hay phát triển một sản phẩm mới.

Nếu họ không biết tự làm điều đó thế nào, họ đưa tiền của họ cho một người nào đó biết làm, chẳng hạn như những nhà ngân hàng và những nhà đầu tư mạo hiểm. Những người này cho những nhà doanh nghiệp thuộc nhiều loại vay tiền. Nông dân vay vốn để trồng những đồng lúa mới, nhà thầu xây những nhà ở mới, những tập đoàn năng lượng khai thác những mỏ dầu mới, và những nhà máy vũ khí phát triển những vũ khí mới. Lợi nhuận từ tất cả những hoạt động này cho phép những nhà doanh nghiệp trả nợ những khoản tiền đã vay với tiền lãi. Chúng ta bây giờ có không chỉ lúa mì, nhà ở, dầu hoả và vũ khí nhiều hơn – nhưng cũng nhiều tiền hơn, khiến những ngân hàng và những quỹ đầu tư lại có thể cho vay nữa. Bánh xe này sẽ không bao giờ dừng lại, ít nhất là không nếu theo như chủ nghĩa tư bản. Chúng ta sẽ không bao giờ đạt đến một thời điểm khi chủ nghĩa tư bản nói rằng: “Xong rồi đó. Bạn đã giàu có đủ rồi. Bây giờ bạn có thể nghỉ ngơi nhàn nhã đi”. Nếu bạn muốn biết tại sao bánh xe của chủ nghĩa tư bản thì chắc sẽ không bao giờ dừng lại, hãy nói chuyện độ một giờ với một người bạn vừa kiếm được $100.000 và người này tự hỏi phải làm gì với số tiền đó.

“Những ngân hàng cho lãi suất thấp như vậy,” người bạn tất sẽ phàn nàn. “Tôi không muốn gửi tiền vào một trương mục tiết kiệm chỉ vẻn vẹn lời được 0,5 phần trăm một năm. Có lẽ bạn có thể lời được 2 phần trăm nếu mua những công phiếu của chính phủ. Người anh em họ Richie của tôi đã mua một căn chúng cư ở Seattle năm ngoái, và anh ta đã kiếm được 20 phần trăm tiền lời với tiền đầu tư của mình! Có lẽ tôi cũng nên đi vào mua bán nhà đất nữa; nhưng tất cả mọi người đang nói là sắp có một ‘nổ vỡ’ mới trong thị trường mua bán nhà đất. Vậy, bạn nghĩ gì về thị trường chứng khoán? Một người bạn nói với tôi món hàng có lợi nhất ngày nay là mua một quĩ đầu tư ETF [12] của những nền kinh tế mới nổi, như Brazil hay Tàu.” Khi anh ta dừng lại một lát để thở, bạn có thể hỏi, “Tốt, nhưng tại sao không chỉ hài lòng với $ 100.000 của bạn?” Anh ta sẽ giải thích cho bạn hay hơn tôi có thể giải thích rằng tại sao chủ nghĩa tư bản sẽ không bao giờ dừng lại.

Bài học này được rèn luyện từ trong gia đình, ngay cả với trẻ em và thanh thiếu niên, qua những trò chơi phổ biến về chủ nghĩa tư bản. Những trò chơi trước thời nay, như cờ chess, đã giả định một nền kinh tế tù đọng. Bạn bắt đầu một ván cờ chess với mười sáu quân cờ, và bạn không bao giờ kết thúc ván cờ với thêm nhiều quân cờ hơn. Trong những trường hợp hiếm hoi, một con tốt có thể được ‘chuyển đổi’ thành một vua bà, nhưng bạn không thể tạo ra những con cờ mới, bạn cũng không thể ‘nâng cấp’ những hiệp sĩ của bạn thành những xe tăng chẳng hạn. Vì vậy, người chơi cờ chess không bao giờ phải suy nghĩ về sự đầu tư. Ngược lại, nhiều những trò chơi bày trên bàn và những trò chơi computer thời nay đều xoay quanh khái niệm đầu tư và tăng trưởng.

Kể đặc biệt là những trò chơi chiến lược theo loại trò chơi video Civilization, chẳng hạn như Minecraft, The Settlers of Catan hoặc Civilization của Sid Meier [13]. Trò chơi có thể được đặt khung cảnh trong thời Trung cổ, trong thời Đồ đá, hay trong một vài vùng đất cổ tích tưởng tượng nào đó, nhưng những nguyên tắc luôn luôn vẫn là một – và chúng luôn luôn thuộc chủ nghĩa tư bản. Mục tiêu của bạn là để thiết lập một thành phố, một vương quốc hoặc có thể toàn bộ một nền văn minh. Bạn bắt đầu từ một cơ sở rất khiêm tốn, có lẽ chỉ là một ngôi làng và những đồng ruộng lân cận của nó. Tài sản của bạn cung cấp cho bạn một lợi tức ban đầu gồm lúa mì, gỗ, sắt hoặc vàng. Sau đó bạn phải đầu tư lợi tức này một cách khôn ngoan. Bạn phải lựa chọn giữa những dụng cụ không sinh lợi nhưng cần thiết như binh lính, và những tài sản sinh lợi như thêm nhiều làng mạc, đồng ruộng và mỏ. Chiến lược thành công thường là đầu tư ở mức tối thiểu trong những thiết yếu không sản xuất, trong khi tối đa hóa những tài sản sản xuất của bạn. Thiết lập thêm nhiều làng có nghĩa là tiếp theo bạn sẽ có một thu nhập lớn hơn, và sẽ cho phép bạn không chỉ để mua thêm binh lính (nếu cần thiết), nhưng đồng thời tăng mạnh đầu tư của bạn trong sản xuất. Chẳng bao lâu bạn có thể nâng những làng của bạn thành những thị trấn, xây dựng những trường đại học, những bến cảng và những nhà máy, thám hiểm những những vùng biển và đại dương, thiết lập nền văn minh của bạn và thắng trò chơi.

Hội chứng con Thuyền lớn

Tuy nhiên, có thể nào nền kinh tế thực sự tiếp tục phát triển mãi mãi? Không phải là nó cuối cùng cạn kiệt những nguồn lực – và bế tắc phải đứng lại? Nhằm bảo đảm sự phát triển lâu dài, chúng ta bằng cách nào đó phải tìm cho ra một kho không bao giờ cạn của những nguồn lực.

Một giải pháp là tìm và chiếm những vùng đất và vùng lãnh thổ mới. Trong nhiều thế kỷ, sự tăng trưởng của những nền kinh tế Europe và sự mở rộng của hệ thống tư bản thực sự dựa nặng nề trên những chinh phục đế quốc ở những nước ngoài. Tuy nhiên, số những đảo và lục địa trên trái đất chỉ có đến ngần ấy. Một số trùm tư bản hy vọng cuối cùng sẽ khám phá và chinh phục những hành tinh mới và thậm chí cả những thiên hà, nhưng trong khi đó, nền kinh tế hiện đại đã phải tìm một phương pháp tốt hơn để phát triển.

Khoa học đã cung cấp cho tính thời nay với khả năng có thể thay thế. Kinh tế của con cáo không thể phát triển, vì loài cáo không biết làm thế nào để sản xuất những con thỏ nhiều hơn. Kinh tế của con thỏ bị trì trệ, vì loài thỏ không thể làm cho cỏ mọc nhanh hơn. Nhưng nền kinh tế của con người có thể phát triển vì con người có thể khám phá ra những vật liệu và những nguồn năng lượng mới.

Quan niệm truyền thống nhìn thế giới như một chiếc bánh có kích thước cố định, giả định chỉ có hai loại tài nguyên trên thế giới: nguyên liệu và năng lượng. Nhưng thực ra, có ba loại tài nguyên: nguyên liệu, năng lượng và kiến ​​thức. Nguyên liệu và năng lượng đang cạn kiệt – bạn dùng càng nhiều, bạn có càng ít. Hiểu biết, ngược lại, là một nguồn tài nguyên ngày càng tăng – bạn dùng càng nhiều, bạn có càng nhiều. Thật vậy, khi bạn tăng kho dự trữ kiến ​​thức của bạn, nó cũng có thể cung cấp cho bạn thêm nhiều nguyên liệu và năng lượng. Nếu tôi đầu tư $100 triệu để tìm dầu hoả ở Alaska và tôi tìm thấy nó, sau đó tôi bây giờ có nhiều dầu hơn, nhưng đến đời cháu của tôi sẽ có nó ít hơn. Ngược lại, nếu tôi đầu tư $100 triệu vào nghiên cứu năng lượng mặt trời, và tôi tìm thấy một cách mới và hiệu quả hơn để khai thác nó, sau đó cả tôi và đời cháu của tôi sẽ có nhiều năng lượng hơn.

Trong hàng nghìn năm, con đường khoa học để tăng trưởng đã bị chặn lại vì người ta tin rằng những quyển sách thánh và những truyền thống cổ xưa đã chứa đựng tất cả những kiến ​​thức quan trọng vốn thế giới đã có thể cung cấp. Một công ty nếu tin rằng tất cả những vùng có dầu trên thế giới đã được tìm thấy sẽ không phí thời gian và tiền bạc để tìm kiếm dầu. Tương tự như vậy, một nền văn hóa con người nếu tin rằng nó đã biết tất cả mọi thứ có giá trị đáng biết sẽ không bận tâm tìm kiếm kiến ​​thức mới. Đây là vị thế của hầu hết những nền văn minh loài người trước thời nay. Thế nhưng, cuộc Cách mạng Khoa học đã giải phóng loài người khỏi sự tin chắc này. Khám phá khoa học lớn nhất là sự khám phá về sự không hiểu biết. Một khi con người nhận ra rằng họ đã biết ít ỏi chừng nào về thế giới, họ đột nhiên có một lý do rất hay để tìm kiếm kiến ​​thức mới, mà đã mở ra con đường khoa học để tiến bộ.

Với mỗi thế hệ trôi qua, khoa học đã giúp khám phá được những nguồn năng lượng mới mẻ, những loại nguyên vật liệu chưa từng biết, những máy móc thiết bị tốt hơn, và những phương pháp sản xuất khác lạ. Do đó, vào năm 2016 loài người chế ngự nhiều năng lượng và nguyên liệu hơn bất cứ bao giờ, và sự sản xuất tăng vọt thẳng. Những sáng chế như động cơ hơi nước, động cơ nổ, và computer đã tạo ra những ngành công nghệ hoàn toàn mới từ khởi đầu. Khi chúng ta nhìn về tương lai hai mươi năm tới, chúng ta tin chắc rằng sản xuất và tiêu thụ vào năm 2036 sẽ rất nhiều hơn của chúng ta ngày nay. Chúng ta tin tưởng công nghệ nano, công nghệ gene và trí tuệ nhân tạo lại cách mạng hoá sản xuất lần nữa, và bày ra những khu vực mới toàn bộ trong những siêu thị ngày càng mở rộng của chúng ta.

Do đó, chúng ta có một cơ hội tốt để khắc phục vấn đề về khan hiếm tài nguyên. Báo ứng thực sự của nền kinh tế hiện đại là sự sụp đổ sinh thái. Cả tiến bộ khoa học và tăng trưởng kinh tế đều diễn ra bên trong một sinh quyển mỏng manh dễ vỡ, và khi chúng thu gom sức tiến tới, những lớp sóng chấn động như thế phá vỡ sự cân bằng của hệ sinh thái. Để cung cấp cho tất cả mọi người trên thế giới có một mức sống theo cùng tiêu chuẩn như của những người USA giàu có, chúng ta sẽ cần thêm một vài hành tinh như trái đất này – nhưng chúng ta chỉ có một trái đất này. Nếu tiến độ và tăng trưởng cuối cùng sẽ phá hủy hệ sinh thái, tổn thất sẽ là hết sức tai hại không chỉ đơn thuần với những loài dơi hút máu, cáo và thỏ, nhưng cũng với cả loài Sapiens. Một thảm hoạ sinh thái sẽ gây nên sự xụp đổ kinh tế, sự xáo trộn chính trị, một sự suy sụp những tiêu chuẩn của mức sống con người, và nó có thể đe dọa sự tồn tại của chính nền văn minh loài người.

Chúng ta có thể giảm nguy cơ bằng cách làm chậm đi tốc độ của tiến bộ và phát triển. Nếu năm nay những nhà đầu tư mong đợi để được lãi 6 % trong mỗi quĩ đầu tư của họ, trong mười năm, họ sẽ hài lòng với 3 %, trong hai mươi năm sẽ với chỉ 1 %, và trong ba mươi năm nữa, nền kinh tế sẽ ngừng phát triển và chúng ta sẽ hạnh phúc với những gì chúng ta đã có lúc ấy. Thế nhưng, tín ngưỡng vào sự tăng trưởng chắc chắn sẽ nhất định phản đối một ý tưởng ‘rối đạo’ như vậy. Thay vào đó, nó đề nghị chúng ta nên chạy nhanh hơn. Nếu những phát kiến của chúng ta làm mất sự ổn định của hệ sinh thái và đe dọa loài người, thì chúng ta nên khám phá một gì đó để bảo vệ chính chúng ta. Nếu lớp ozone ngày càng giảm và phơi chúng ta ra nắng gây cancer da, chúng ta nên phát minh ra kem chống nắng tốt hơn, và phương pháp điều trị cancer tốt hơn, qua đó cũng thúc đẩy sự phát triển của những nhà máy làm kem chống nắng mới và cách điều trị cancer mới. Nếu tất cả những ngành công nghiệp mới làm ô nhiễm khí quyển và đại dương, gây ra hiện tượng thế giới ấm dần, và sự tuyệt chủng sinh vật hàng loạt, thì chúng ta nên xây dựng cho mình những thế giới số, và những khu trú ẩn dùng công nghệ cao, vốn sẽ cung cấp cho chúng ta với tất cả những sự vật việc tốt đẹp trong đời sống, ngay cả khi trái đất này thì nóng, thê lương và ô nhiễm như hỏa ngục.

Beijing đã trở nên ô nhiễm đến nỗi mọi người tránh ở ngoài trời, và những người Tàu giàu có phải trả hàng ngàn đô la cho những hệ thống lọc không khí trong nhà. Những ‘đại gia’ ‘siêu giàu’ thậm chí  xây dựng những máy móc kỳ cục dùng mẹo tạm thời để bảo vệ họ ngay trên sân nhà họ. Năm 2013, trường Quốc tế của Beijing, vốn phục vụ cho con em của giới ngoại giao nước ngoài và lớp thượng lưu Tàu, đã đi một bước xa hơn, đã xây vòm che khổng lồ tốn $5 triệu, trên 6 sân quần vợt và sân chơi bóng của nó. Những trường học khác đều đang theo chân, và thị trường máy lọc không khí nước Tàu đang bùng nổ. Dĩ nhiên hầu hết cư dân Beijing không thể đủ khả năng có những xa xỉ như vậy trong nhà của họ, họ cũng không đủ khả năng để gửi con em mình đến Trường Quốc tế [14]

Loài người thấy chính mình bị khóa chặt vào một cuộc đua, cùng một lúc chạy đến hai đích khác nhau. Một mặt, chúng ta cảm thấy cần phải đẩy nhanh tốc độ tiến bộ khoa học và tăng trưởng kinh tế. Hơn tỉ người Tàu và hơn tỉ người India đều muốn sống như lớp trung lưu USA, và họ thấy không có lý do nào buộc họ nên hoãn lại những giấc mơ của họ, trong khi những người USA không muốn buông bỏ những ô tô SUV và những trung tâm thương mại của họ. Mặt khác, chúng ta phải nhanh chân một bước tiến trước, để chặn thảm hoạ sinh thái đừng xảy ra như một tận thế. Quản lý được cuộc đua hai đích tới này mỗi năm mỗi trở nên khó khăn hơn, vì mỗi bước xoãi dài thế đó sẽ đem những cư dân của những khu ổ chuột ở Delhi đến gần hơn với Giấc mơ (giàu có) America, nhưng cũng mang trái đất đến gần hơn với bờ vực xụp đổ của nó.

Tin mừng là trong hàng trăm năm loài người đã được hưởng một nền kinh tế phát triển thịnh vượng mà không bị thương tổn vì thảm hoạ sinh thái. Nhiều những loài khác đã diệt vong trong quá trình này, và con người cũng vậy, cũng đã từng chạm mặt với một số những khủng hoảng kinh tế và tai họa sinh thái, nhưng cho đến nay, chúng ta đã luôn luôn xoay sở được để vượt qua. Tuy nhiên, sự thành công trong tương lai không được bảo đảm vì một số luật của tự nhiên. Ai có thể biết nếu khoa học sẽ luôn luôn có thể cứu vãn được kinh tế không bị đóng băng và đồng thời hệ sinh thái không bị sôi nóng. Và kể từ khi bước tiến cứ tăng tốc độ, mức độ sai xót có thể kham nổi ngày càng thu hẹp. Nếu trước đây đã là đủ để phát minh ra một gì đó tuyệt vời mỗi một thế kỷ, ngày nay chúng ta cần phải tìm cho ra lấy một phép lạ cứ mỗi hai năm.

Chúng ta cũng nên lo lắng rằng một sự xụp đổ sinh thái kinh hoàng với mức độ tận thế, có thể có những hậu quả khác nhau cho con người ở những giai cấp khác nhau. Không có công lý trong lịch sử. Khi thảm họa xảy ra, người nghèo hầu như luôn luôn phải chịu khổ sở rất nhiều hơn so với những người giàu có, ngay cả khi chính những người giàu đã trước hết gây nên thảm họa. Hiện tượng mặt đất ấm dần [15] đã ảnh hưởng rồi với đời sống của những người nghèo ở những nước Africa khô nóng  hơn với đời sống của người phương Tây giàu có. Nghịch lý thay, chính sức mạnh của khoa học có thể làm tăng sự nguy hiểm, vì nó làm cho những người giàu có tự mãn.

Xem xét vấn đề giảm khí thải qua hiệu ứng nhà kính [16]. Hầu hết những học giả và một số ngày càng tăng những nhà chính trị đều nhìn nhận thực tại của hiện tượng mặt đất ấm dần và mức độ nghiêm trọng của hiểm họa. Tuy nhiên, sự nhìn nhận này cho đến nay đã thất bại trong việc thay đổi hành động ứng xử thực tế của chúng ta. Chúng ta nói rất nhiều về hiện tượng mặt đất ấm dần, nhưng trong thực hành loài người thì không muốn làm những hy sinh kinh tế, xã hội hay chính trị nghiêm trọng để ngăn thảm họa đó. Giữa những năm 2000 và 2010 lượng khí thải không giảm gì hết tất cả. Ngược lại, chúng đã tăng với tốc độ hàng năm là 2,2 %, so với tốc độ hàng năm là 1,3 %  giữa những năm 1970 và 2000. [17] Nghị ước ngoại giao quốc tế Kyoto năm 1997 về sự làm giảm những khí thải qua hiệu ứng nhà kính chỉ nhắm đơn thuần đến làm chậm đi hiện tượng mặt đất ấm dần hơn là ngăn chặn nó , nhưng quốc gia gây ô nhiễm nhất thế giới – nước USA – đã từ chối phê chuẩn nghị định quốc tế đó, và đã không có nỗ lực nào để làm giảm đi đáng kể lượng khí thải của nó, vì sợ làm chậm sự tăng trưởng kinh tế của nó. [18]



Tất cả những nói chuyện về hiện tượng mặt đất ấm dần, và tất cả những hội thảo, hội nghị thượng đỉnh và những nghị ước ngoại giao, cho tới nay đã thất bại trong việc kiềm chế lượng khí thải nhà kính thế giới. Nếu bạn nhìn kỹ vào đồ thị, bạn thấy rằng lượng khí thải đi xuống chỉ trong những thời kỳ khủng hoảng và trì trệ kinh tế. Do đó sự suy giảm nhỏ trong lượng khí thải hiệu ứng nhà kính trong những năm 2008-9 đã không có nguyên nhân là sự ký kết Hiệp ước Copenhagen, nhưng do cuộc khủng hoảng tài chính thế giới. (Nguồn: Cơ sở dữ liệu khí thải cho nghiên cứu khí quyển thế giới (EDGAR), Ủy ban Europe).

Tháng 12 / 2015, những mục tiêu tham vọng hơn đã được Hiệp ước Paris thiết lập, trong đó kêu gọi sự giới hạn của nhiệt độ trung bình chỉ tăng đến 1,5 độ celsius, trên mức của trước thời kỹ nghệ. Nhưng nhiều những bước cần thiết gian khổ để đạt được mục tiêu này đã được thuận tiện trì hoãn đến sau năm 2030, hoặc thậm chí đến nửa sau của thế kỷ XXI, hậu quả là đẩy vấn đề vướng mắc khó khăn cho thế hệ mai sau. Những chính quyền hiện tại sẽ có thể gặt hái ngay được những lợi ích chính trị trong hành động tìm kiếm màu xanh lá cây, vốn được xem như biểu tượng cho sự thân thiện với môi trường sinh thái [19], trong khi tốn kém chính trị nặng nề của việc giảm khí thải (và làm chậm sự phát triển) được bỏ lại cho những chính quyền hành pháp tương lai. Mặc dù vậy, ở thời điểm viết những dòng này (January 2016), đó là chưa chắc chắn rằng USA và những quốc gia gây ô nhiễm hàng đầu khác sẽ phê chuẩn Hiệp định Paris. Quá nhiều những nhà chính trị và những cử tri tin rằng miễn là chừng nào nền kinh tế phát triển, những nhà khoa học và những kỹ sư luôn luôn có thể cứu chúng ta khỏi ngày tận thế. Khi nói đến sự thay đổi khí hậu, nhiều những người thực sự tin tưởng vào sự tăng trưởng không chỉ hy vọng những phép lạ xảy ra – họ xem là việc những phép lạ sẽ xảy ra là việc đương nhiên.

Có lý trí sáng suốt thế nào để đánh liều tương lai của loài người trên sự giả định rằng những nhà khoa học tương lai sẽ thực hiện được một số những khám phá nào đó dù nay còn chưa biết? Hầu hết những tổng thống, những bộ trưởng và những CEO, những người cai trị thế giới đều là những người rất có lý trí. Tại sao họ lại sẵn sàng nhận đánh một canh bạc như vậy? Có lẽ vì họ không nghĩ rằng họ đang đánh bạc với chính tương lai của cá nhân riêng họ. Thậm chí nếu sự việc xấu thành sự việc tệ hơn, và khoa học không thể cầm chân được sự tận thế, những kỹ sư vẫn có thể xây dựng một con thuyền lớn như trong huyền thoại của Noah [20], nhưng bằng kỹ thuật cao, dành cho giai cấp thượng lưu, trong khi bỏ mặc cho hàng tỉ người khác bị chết đuối. Tin tưởng vào con thuyền Ark kỹ thuật cao này hiện là một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với tương lai của loài người và của toàn bộ hệ sinh thái. Những người tin vào con thuyền Ark (mới dựng bằng)  kỹ thuật cao không nên được giao trách nhiệm chăm sóc hệ sinh thái thế giới, với cùng lý do như những người tin vào một thế giới bên kia sau cái chết  không nên được giao cho những vũ khí nguyên tử.

Và còn những người nghèo thì sao? Tại sao họ không phản đối? Nếu và khi trận lụt tận thế xảy đến, họ sẽ chịu đầy đủ thiệt hại của nó. Tuy nhiên, họ cũng sẽ là người đầu tiên phải chịu thiệt hại của sự trì trệ kinh tế. Trong một thế giới tư bản, đời sống của người nghèo chỉ được tăng tiến khi kinh tế phát triển. Do đó họ không thể hỗ trợ bất kỳ bước tiến nào để giảm những đe dọa sinh thái tương lai, dựa trên sự làm chậm lại tốc độ tăng trưởng kinh tế của ngày nay. Bảo vệ môi trường là một ý tưởng rất tốt đẹp, nhưng những người không thể trả tiền thuê nhà của họ đang lo lắng về cạn tiền trong trương mục ngân hàng của họ nhiều hơn về những đỉnh núi tuyết  đang  tan dần.

Chạy đua khốc liệt tranh dành thành công, giàu có, hay quyền lực

Ngay cả nếu chúng ta tiếp tục chạy đủ nhanh và xoay sở để né tránh được cả sụp đổ kinh tế lẫn thảm hoạ sinh thái tan vỡ, cuộc chạy đua tự nó tạo ra những vấn đề rất rất lớn. Ở mức cá nhân, kết quả của nó là những mức độ cao của căng thẳng và áp lực. Sau những thế kỷ của phát triển kinh tế và tiến bộ khoa học, đời sống đáng lẽ phải trở nên yên bình và thanh thản, ít nhất trong những nước tiến bộ nhất. Nếu những tổ tiên của chúng ta đã biết được những khí cụ và nguồn lực nào vốn sẵn sàng chờ mệnh lệnh của chúng ta, họ tất đã phải cho rằng chúng ta được hưởng sự yên tĩnh cao ngất trời, tất cả những bận tâm và lo lắng đều hết sạch. Sự thật thì rất khác biệt. Mặc dù tất cả những thành tựu của chúng ta, chúng ta cảm thấy một áp lực liên tục để làm thêm và sản xuất nhiều hơn.

Chúng ta trách móc chính chúng ta, những người chủ chúng ta, hay tiền vay mua nhà, chính phủ, hệ thống nhà trường. Nhưng đó không thực sự là lỗi của họ. Đó là sự thỏa thuận thời nay, vốn chúng ta tất cả đều đã ký tên vào ngay trong ngày chúng ta ra đời. Trong thế giới trước thời nay, mọi người đã tương tự như những nhân viên có đị vị khiêm tốn, không quan trọng trong một bộ máy hành chính hoạch định theo chủ nghĩa xã hội. Họ bấm thẻ ghi giờ bắt đầu làm việc của họ, nhưng sau đó chỉ ngồi không, chờ một ai nào khác để làm một gì đó. Trong thế giới hiện đại, con người chúng ta ‘chạy’ mọi công việc. Vì vậy, chúng ta liên tục chịu áp lực cả ngày lẫn đêm.

Ở mức tập thể, cuộc đua thể hiện bản thân nó trong những biến động không ngừng. Trong khi những hệ thống xã hội và chính trị trước đây kéo dài hàng trăm năm, ngày nay mọi thế hệ phá hủy thế giới cũ và xây một thế giới mới trong vị trí của nó. Như Bản Tuyên ngôn Cộng sản lỗi lạc đã viết, thế giới hiện đại tích cực đòi hỏi sự bất ổn và sự xáo trộn.[21] Tất cả những quan hệ cố định và những định kiến ​​xưa cũ đều bị quét sạch, và những cấu trúc mới trở nên lỗi thời trước khi chúng có thể thành xương cứng. Tất cả những gì là vững chắc tan đều tan vào không khí. Không là điều dễ dàng để sống trong một thế giới hỗn loạn như vậy, và cai quản nó lại càng còn khó khăn hơn.

Thành thử tính thời nay cần phải làm việc nghiêm khắc để bảo đảm rằng không cá nhân con người nào, cũng không tập thể con người nào sẽ cố gắng để rút lui khỏi cuộc đua, mặc dù tất cả những căng thẳng và hỗn loạn nó tạo ra. Vì mục đích đó, tính thời nay duy trì sự tăng trưởng như một giá trị tối cao cho lợi ích của ai đó mà chúng ta nên làm mọi hy sinh và liều lĩnh mọi nguy hiểm. Ở mức tập thể, những chính phủ, những doanh nghiệp và những tổ chức đều được khuyến khích để đo lường sự thành công của họ trong những thuật ngữ của tăng trưởng, và để sợ hãi trạng thái cân bằng như thể nó là ma ác quỷ dữ. Ở mức cá nhân, chúng ta được truyền hứng khởi để không ngừng nâng cao thu nhập và tiêu chuẩn sinh sống của chúng ta. Thậm chí nếu bạn đã khá hài lòng với những điều kiện của bạn hiện có, bạn vẫn cần cố gắng hơn nhiều thêm nữa. Những xa xỉ của ngày qua trở thành những nhu cầu cần thiết của ngày nay. Nếu một lần trước kia bạn đã có thể từng sống xa xỉ trong một căn nhà có 3 phòng ngủ, một xe ô tô, và một computer để bàn duy nhất, ngày nay bạn cần một toà nhà 5 phòng ngủ, với 2 chiếc ô tô, và một loạt những máy những iPod, tablet, và smartphone.

Không phải là điều khó khăn cho lắm để thuyết phục những con người muốn nhiều hơn thêm nữa. Tham lam dễ dàng đi đến với con người. Vấn đề lớn là để thuyết phục những tổ chức tập thể như những quốc gia và những hội nhà thờ để cùng đi với những lý tưởng mới. Qua hàng nghìn năm, những xã hội đã nỗ lực để kiềm chế ham muốn cá nhân, và đưa họ vào một số loại nào đó của quân bằng. Ai cũng biết rằng người ta ai ai cũng muốn nhiều hơn và nhiều hơn nữa cho bản thân mình, nhưng khi chiếc bánh pie chỉ có một kích thước cố định, sự hài hòa xã hội tuỳ thuộc vào sự kiềm chế cá nhân. Tham lam là xấu. Tính thời nay xoay thế giới lộn ngược. Nó thuyết phục những tập thể con người rằng sự cân bằng thì đáng sợ  nhiều hơn sự hỗn loạn, và bởi tham lam là nhiên liệu cho phát triển, nó là một sức mạnh lành mạnh. Tính thời nay theo đó đã gây hứng khởi cho người ta muốn nhiều hơn nữa, và phá bỏ những kỷ luật lâu đời vốn kiềm chế tham lam.

Những lo lắng hậu quả, đến một mức độ lớn, đã được chủ nghĩa tư bản của thị trường tự do an ủi, đó là tại sao hệ tư tưởng này đã đặc biệt trở nên phổ biến như thế. Những nhà tư tưởng tư bản liên tục trấn an chúng ta: “Đừng lo lắng, sẽ không sao đâu. Miễn là chừng nào kinh tế phát triển, bàn tay vô hình của thị trường sẽ chăm sóc tất cả mọi thứ nào khác.” Do đó chủ nghĩa tư bản đã ‘thánh hóa’ một hệ thống tham ăn và hỗn loạn vốn phát triển nhảy vọt, nhưng không ai hiểu được tất cả điều gì đang xảy ra, và chúng ta vội vã đang chạy về đâu. (Chủ nghĩa cộng sản, vốn cũng tin vào sự tăng trưởng, nghĩ rằng nó đã có thể ngăn ngừa được sự hỗn loạn, và dàn xếp được sự tăng trưởng thông qua những kế hoạch nhà nước. Sau những thành công ban đầu, cuối cùng bị tụt hậu, đã lẽo đẽo phía sau cuộc diễn hành ngoạn mục của thị trường tự do rối loạn.)

Công kích chủ nghĩa tư bản thị trường tự do thì đứng đầu trong những agenda trí thức ngày nay. Kể từ khi chủ nghĩa tư bản thống trị thế giới của chúng ta, chúng ta thực sự cần phải làm mọi nỗ lực để hiểu được những thiếu sót của mình, trước khi chúng gây những thảm họa tận thế. Tuy nhiên, chỉ trích chủ nghĩa tư bản không phải là bịt mắt chúng ta trước những ưu điểm lợi ích và những thành tựu của nó. Cho đến nay, nó đã là một thành công tuyệt vời – ít nhất là nếu bạn bỏ qua tiềm năng cho cuộc khủng hoảng sinh thái xụp đổ trong tương lai, và nếu bạn đo lường thành công bằng những thước đo của sản xuất và tăng trưởng. Trong năm 2016, chúng ta có thể đang sống trong một thế giới căng thẳng và hỗn loạn, nhưng những tiên tri về tận thế về sụp đổ và bạo lực đã vẫn chưa thành sự thật, trong khi những lời hứa hẹn tai tiếng về tăng trưởng liên tục và cộng tác thế giới đã được thực hiện. Mặc dù không thường xuyên, chúng ta trải qua những khủng hoảng kinh tế và những cuộc chiến tranh quốc tế, về lâu dài chủ nghĩa tư bản đã không chỉ xoay sở để để thắng thế, nhưng còn khắc phục nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh. Trong hàng nghìn năm những nhà chăn chiên Kitô , những rabbi Juda và những muftis Islam đều giải thích rằng con người không thể thắng được nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh nếu chỉ bằng những nỗ lực riêng của con người. Sau đó, đi đến những giám đốc ngân hàng, những nhà đầu tư và những nhà công kỹ nghệ, và trong vòng 200 năm, họ đã thành công để làm chính xác điều đó.

Vì vậy, thỏa thuận thời nay đã hứa với chúng ta sức mạnh chưa từng có – và những lời hứa đã được giữ. Bây giờ, giá cả là gì? Để đổi lấy quyền lực, thỏa thuận thời nay mong muốn chúng ta buông bỏ ý nghĩa. Con người đã giải quyết đòi hỏi rùng mình khiếp sợ này như thế nào? Tuân thủ với nó có thể dễ dàng dẫn đến một thế giới tối tăm, không đạo đức, không thẩm mỹ và không lòng thương. Tuy nhiên, sự thật vẫn là con người ngày nay không những chỉ mạnh hơn bao giờ hết, nó cũng là hòa bình và cộng tác rất nhiều hơn. Con người đã làm được điều đó như thế nào? Làm thế nào mà đạo đức, cái đẹp và thậm chí lòng thương người vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới không có những gót, cũng không thiên đường lẫn hỏa ngục?

Những nhà tư bản, một lần nữa, nhanh chóng để gán công tất cả cho bàn tay vô hình của thị trường tự do. Tuy nhiên, bàn tay của thị trường thì cũng mù loà như vô hình, và tự nó đã không bao giờ có thể cứu xã hội loài người. Thật vậy, ngay cả một phiên hội chợ ở làng quê cũng không có thể tự duy trì nếu không có bàn tay giúp đỡ của một vài gót, vua hay hội nhà thờ. Nếu tất cả mọi thứ là để để đem ra bán, gồm cả những tòa án và cảnh sát, tin tưởng bốc hơi, tín dụng biến mất và doanh nghiệp héo tàn. [22] Điều gì, khi đó, giải cứu xã hội hiện đại khỏi sự sụp đổ? Loài người đã được giải cứu không phải bởi luật của cung và cầu, nhưng đúng hơn là do sự nổi lên của một tôn giáo cách mạng mới – chủ nghĩa nhân bản.

7
Cuộc cách mạng nhân bản

Thỏa thuận thời nay tặng cho chúng ta sức mạnh, với điều kiện rằng chúng ta chối bỏ tin tưởng của chúng ta vào một kế hoạch vũ trụ vĩ đại vốn đem ý nghĩa cho đời sống. Thế nhưng khi bạn xem xét thoả thuận này tỉ mỉ, bạn tìm thấy một điều khoản thoát thân tài tình. Nếu bằng cách nào đó con người thành công để tìm thấy ý nghĩa nhưng không bắt nguồn từ một kế hoạch vũ trụ vĩ đại, việc này không xem là một sự vi phạm hợp đồng.



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)







[1] modernity: tôi tạm dịch là tính thời nay (thay vì tính hiện đại, tránh dùng tiếng Tàu khi có thể được!) - hiểu là những đặc tính đánh dấu những xã hội được những nhà kinh tế và xã hội học gọi là gọi là ‘xã hội thời nay’, nghĩa là những xã hội Âu Mỹ, trong thời gian sau thế chiến II - để đưa một định nghĩa, theo với những gì Harari viết trên, về xã hội, kinh tế, chính trị học (không phải văn học, nghệ thuật - hiện đại và hậu hiện đại - như đã thấy trong tiếng Việt - tôi dùng thời naysau thời nay).
Tính thời nay có những đặc điểm tiêu biểu sau đây của những xã hội Âu Mỹ, sau Thế chiến II: có kinh tế theo tư bản chủ nghĩa và những cơ cấu chính trị dân chủ, tất cả đều kỹ nghệ hóa rất cao và sự phân chia giai tầng xã hội dựa trên mức thu nhập, hay khả năng kinh tế cá nhân. Những đặc điểm này bao gồm mô hình trong đó sinh hoạt của cuộc sống hàng ngày thành thường xuyên, được xếp đặt theo khuôn thức, phân công, đô thị hóa, sự hiện diện đông đảo của phụ nữ trong tất cả bậc thang của lao động và kinh doanh, những quan điểm (về con người, và vũ trụ) thế tục, tự do tình dục, tỷ lệ sinh và tỷ lệ tử giảm mạnh, có sự trung ương hoá hệ thống hành chính công quyền, tiêu chuẩn hóa những hệ thống giáo dục, và sự sử dụng phổ biến những ứng dụng kỹ thuật, đặc biệt trong lĩnh vực truyền thông đại chúng và giao tế xã hội.
[2] Shakespeare: Macbeth: Act 5, Scene 5: Nhưng lời tự nói với mình (soliloquy) nổi tiếng :
Life's but a walking shadow, a poor player,
That struts and frets his hour upon the stage,
And then is heard no more. It is a tale
Told by an idiot, full of sound and fury,
Signifying nothing.
tạm dịch ý:
Đời sống không là gì nhưng chỉ một bóng mờ chập choạng, một người diễn kịch tồi,
Vốn huyênh hoang và lo lắng trong giờ hắn đóng trên sân khấu,
Và sau đó không nghe gì nữa. Nó là một câu chuyện
Một tên ngốc đã kể lại, đầy âm thanh và cuồng nộ,
Trống rỗng ý nghĩa.
[3] nguyên văn: ‘shit happens’
[4] Existential angst: sự khiếp hãi khi con người nhận ra rằng tương lai của nó không hề được ai định đoạt, hay xếp đặt trước, nhưng hoàn toàn do nó phải chọn lựa trong tự do
[5] Per capita growth
[6] zero-sum game: trò chơi có tổng số bằng zero: Một tình trạng trong đó phần thêm của một người, một bên, phải bằng phần thiệt của một người hay một bên khác.
[7] vampire bat: loài dơi nhỏ, hút máu những loài chim hay động vật có vú, dùng hai răng sắc như kéo nhỏ, và nước dãi chống máu đông; sống ở vùng nhiệt đới châu America.
[8] [Gerald S. Wilkinson, ‘The Social Organization of the Common Vampire Bat II’, Behavioral Ecology and Sociobiology 17:2 (1985), 123–34; Gerald S. Wilkinson, ‘Reciprocal Food Sharing in the Vampire Bat’, Nature 308:5955 (1984), 181–4; Raul Flores Crespo et al., ‘Foraging Behavior of the Common Vampire Bat Related to Moonlight’, Journal of Mammalogy 53:2 (1972), 366–8.]
[9] [Goh Chin Lian, ‘Admin Service Pay: Pensions Removed, National Bonus to Replace GDP Bonus’, Straits Times, 8 April 2013, retrieved 9 February 2016, 
http://www.straitstimes.com/singapore/admin-service-pay-pensions-removed-national-bonus-to-replace-gdp-bonus.]
[10] Biển Aral là hồ nước mặn, nằm trong đất liền, lớn thứ tư trên thế giới, một nguồn nước quan trọng có từ lâu đời và cũng là trung tâm của một hệ sinh thái tuy không vững chắc nhưng đa dạng. Ngày nay, biển Aral, diện tích bằng khoảng ½ England, đã sụp đổ hoàn toàn, thành một đồng muối hoang mênh mông, khô cằn, và chỉ còn lại một ít đầm nước nông. Đã mất là nghề đánh cá vốn là nghề sinh sống và nguồn thức ăn của dân cư địa phương. Cũng đã mất là một nguồn nước lớn trong một vùng bán sa mạc ở trung tâm châu Á.
Đó là hậu quả của kế hoạch phát triển kinh tế trong những năm 1960 của Soviet Union trước đây. Biển Aral nằm ở Kazakhstan và Uzbekistan, hai vệ tinh của Soviet Union, những người cầm quyền ở đây đã tìm cách tăng hiệu quả sản xuất cho nền kinh tế địa phương. Họ nhận thấy rằng khí hậu và thổ nhưỡng vùng biển Aral có thể hỗ trợ sự mở rộng công nghiệp canh nông trong khu vực, đặc biệt là trồng lúa và trồng bông; cả hai sẽ rất có lợi cho nền kinh tế Soviet vì nhà nước sẽ không phải nhập cảng những mặt hàng này.
Có những trở ngại thiên nhiên với kế hoạch phát triển này: vùng thảo nguyên bán sa mạc này có lượng nước mưa rất thấp, và có rất ít những nguồn nước ngọt ngầm, nước biển Aral mặn, chứa nhiều muối. Do đó, kế hoạch đã đối phó bằng cách xây đập để chuyển hướng sông Amu Darya và Syr Darya, hai con sông chính của biển Aral, để cung cấp nước ngọt cho những công trình thủy lợi rộng lớn. Ban đầu kế hoạch phát triển kinh tế là một thành công. Năm 1992, đã đưa 18,5 triệu hectare đất vào nông nghiệp, và sản lượng bông vải tăng vọt, khu vực này thành vùng sản xuất bông vải lớn thứ tư trên thế giới. Nhưng sau khi mất nước từ những sông Amu Darya và Syr Darya, biển Aral vốn đã có rất ít những nguồn nước ngầm tái sinh, bắt đầu vơi nhanh chóng ở mức báo động, mực nước biển cạn dần, để lại những đống muối lớn. Muối khô theo gió bay xa và rơi xuống những vùng đất canh tác, gây mất mùa. Trong trường hợp này, sáng kiến ​​của chính phủ Soviet để làm khu vực Aral thành thuận lợi hơn cho phát triển kinh tế nông nghiệp đã dẫn đến những hậu quả trái ngược. Thảm họa sinh thái biển Aral là kết quả của sai lầm của con người gây ra từ hứa hẹn của tăng trưởng kinh tế. Nhưng hứa hẹn đó đã gây những thiệt hại quá lớn, sâu xa và lâu dài khiến tăng trưởng kinh tế mất ý nghĩa. Giá trị kinh tế của bông vải và lúa mì có lẽ không bao giờ ngang bằng với giá phải trả cho sự mất đi những thủy sản, những làng dân, cùng đời sống và sức khỏe của những người dân địa phương.
[11] free-market capitalism: Một hệ thống kinh tế trong đó chủ trương tối thiểu hoá sự can thiệp của chính quyền và tối đa hoá vai trò của thị trường. Theo lý thuyết về thị trường tự do, những tác nhân kinh tế hành động hợp lý, thuận theo sự chăm sóc những quyền lợi riêng của bản thân chúng, sẽ giải quyết những vấn đề thông tin, giá cả hàng hóa và dịch vụ một cách hiệu quả nhất. Những quy định của chính phủ, những hàng rào thương mại, và luật lao động nói chung được cho là bóp méo và làm xáo trộn lệch lạc thị trường. Những người ủng hộ thị trường tự do biện luận rằng nó cung cấp nhiều những cơ hội nhất cho cả giới tiêu thụ và nhà sản xuất bằng cách tạo ra nhiều việc làm hơn và sự cạnh tranh cho phép thị trường chọn lọc những doanh nghiệp thành công. Những phê bình chống đối cho rằng một thị trường tự do nếu không bị trói buộc sẽ tập trung sự giàu có vào trong tay chỉ một số ít, và điều đó thì khó có thể giữ được quân bình lâu dài. Trong thực tế, không một quốc gia hoặc hệ thống pháp quyền nào có một thị trường hoàn toàn tự do.
Xuất hiện từ cuối thế kỷ 18, chủ nghĩa tư bản nếu có một bắt đầu lịch sử như thế, nó tất sẽ có một kết thúc, đó là điều chắc chắn, câu hỏi thay thế nó sẽ là gì, và ngay cả nếu một gì thay thế đó sẽ cũng không nhất thiết phải là tốt đẹp hơn, câu hỏi đó hiện nay tất cả chưa thể có trả lời rõ ràng, nhưng không phải vì thế không thể nói đến sự chấm dứt sắp tới của chủ nghĩa tư bản (theo Wolfgang Streek). Chủ nghĩa tư bản, được đa số những nhà kinh tế (kinh tế tư bản) định nghĩa trước hết là một xã hội có tính thời nay, vốn Adam Smith gọi nó là xã hội ‘thăng tiến’ (progressive), xã hội thăng tiến hay tư bản như thế dựa trên sự tăng trưởng, đặt sự hiện hữu của nó (raison d’être) trên sự năng động cải thiện liên tục để tiến bộ trong lâu dài (biểu hiện qua phát triển kinh tế như hậu quả của cách mạng kỹ nghệ xuất hiện trong thế kỷ 19 Europe, như Harari nói trên); xã hội đó đã dứt bỏ tất cả những hình thức xã hội tĩnh, với trật tự xã hội, chính trị ổn định, kinh tế tù đọng, kiến thức khoa học kìm hãm, trước đó.
Xã hội tư bản là xã hội: (a) xây dựng trên sự tiến bộ kinh tế, xã hội tư bản biện minh lý do có mặt của nó trên sự năng động thay đổi liên tục cho sản xuất ngày càng nhiều hơn, lớn hơn, rộng hơn. (b) sự tiến bộ này ghép đôi với sự tiếp tục phát triển hữu hiệu sự thu tập tư bản tư nhân sở hữu (privately own capital= vốn tư nhân để đầu tư sinh lợi riêng)
Theo A. Smith, chủ nghĩa tư bản là cơ chế ‘chuyển’ tham lam cá nhân thành phúc lợi công cộng, qua sự xây dựng một thị trường thinh vượng chung. Trong thị trường tự do tư bản, những đầu tư sinh lợi ích kỷ (nhưng hợp lý, nghĩa là theo suy nghĩ nhấn mạnh vào sự tính toán thực tế, chủ ý nhắm đến cách thức hiệu quả nhất để thực hiện một công việc cụ thể nào đó), của cá nhân thành ra phúc lợi cho toàn thể cộng đồng (rational self-interest in a free-market economy leads to economic well-being).
Có hai phản ứng với lý thuyết này, đặc biệt là với điểm (b) sự tích luỹ vốn tư bản cá nhân (người, hay nhóm người, tổ hợp, công ty, tập đoàn, cartel):
-        Giải pháp theo Marx: tách (b) khỏi (a): tư bản tư nhân sở hữu thành tư bản nhà nước sở hữu (thí dụ: quốc hữu hoá những công ty tư nhân, lập những công ty quốc doanh)
-        Giải pháp theo lý thuyết dân chủ xã hội: không để cho thị trường hoàn toàn tự do, trong đó sự canh tranh là vũ khí giành quyền lợi của những tập đoàn cá nhân, nhưng nhà nước đưa vào thị trường tự do những can thiệp dân chủ về chính trị và kinh tế, nhắm đến quyền lợi của cá nhân tiêu thụ (thí dụ: thực phẩm sạch) và ích lợi lâu dài của toàn thể xã hội (bảo vệ môi trường, giao thông công cộng, ..)
[12] ETF: exchange traded fund: quĩ đầu tư được mua bán như những cổ phần phổ thông trên thị trường chứng khoán.
[13] Civilization là trò chơi đầu tiên trong một loạt trò chơi video được xếp vào loại trò chơi chiến lược, do Sid Meier và Bruce Shelley sáng tạo. Mục đích của trò chơi là ‘dựng một đế quốc sao cho đứng vững với thời gian’: trò chơi bắt đầu năm 4000 TCN và những người chơi tò chơi này cố gắng để bành trướng và phát triển những đế quốc của họ qua những thời đại lịch sử, từ thời cổ qua thời nay, và thời tương lai sắp đến.
[14] [Edward Wong, ‘In China, Breathing Becomes a Childhood Risk’, New York Times, 22 April 2013, accessed 22 December 2014, http://www.nytimes.com/2013/04/23/world/asia/pollution-is-radically-changing-childhood-in-chinas-cities.html?pagewanted=all&_r=0; Barbara Demick, ‘China Entrepreneurs Cash in on Air Pollution’, Los Angeles Times, 2 February 2013, accessed 22 December 2014, http://articles.latimes.com/2013/feb/02/world/la-fg-china-pollution-20130203.]
[15] Global warming: Mặt đất ấm dần: là sự nóng dần của mặt đất, biển và khí quyển của Trái đất. Những nhà khoa học đã ghi nhận sự gia tăng nhiệt độ trung bình trên toàn thế giới kể từ cuối những năm 1800. Nhiệt độ trung bình của trái đất đã tăng 0,8 độ C trong thế kỷ vừa qua, theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA). Nhiệt độ được dự kiến sẽ tăng thêm 1,133 đến 6,42 độ C trong vòng 100 năm tới. Sự nóng lên toàn cầu tác động đến khí hậu và là một hiện tượng toàn cầu. Hầu hết các tổ chức khoa học hàng đầu trên thế giới đều thừa nhận sự hiện hữu của hiện tượng nóng lên toàn cầu như một sự kiện thực tế, theo một báo cáo của NASA. Hơn nữa, 97 phần trăm những nhà khí hậu học đồng ý rằng tốc độ của khuynh hướng nóng lên toàn cầu quả đất chúng ta hiện nay đang trải qua không phải là một sự xuất hiện tự nhiên, nhưng chủ yếu là kết quả của hoạt động của con người, có thể kể: sử dụng nhiên liệu lấy từ những nguồn hoá thạch: than đá, dầu hoả; đốt phá rừng, chăn nuôi thâm canh, sử dụng phân bón hoá học tổng hợp, và những hoạt động trong những tiến trình sản xuất công kỹ nghệ.

[16] Green house gas emissions: sự phát khí thải với hiệu ứng nhà kính: Những chất khí trong khí quyển hấp thụ và phát radiation, giữ nhiệt độ lại trong khí quyển. Quá trình này là nguyên nhân cơ bản của hiệu ứng nhà kính được gọi là ‘những khí nhà kính’ = giống như những nhà kính cho ánh sáng vào nhưng giữ lại những chất khí, chúng giữ nhiệt độ bên trong nhà kính luôn ấm để trồng cây xanh (đôi khi viết tắt là GHG); chúng phần lớn gây ‘hiệu ứng nhà kính’. Hiệu ứng nhà kính, đến phiên nó, là một trong những nguyên nhân hàng đầu của hiện tượng nhiệt độ mặt đất tăng dần, hay vẫn gọi là ‘Mặt đất ấm dần’. Những khí thải với hiệu ứng nhà kính chính trong khí quyển của Trái đất là: hơi nước, carbon dioxide, methane, nitrous oxide, và ozone.

[17] [IPCC, Climate Change 2014: Mitigation of Climate Change – Summary for Policymakers, ed. Ottmar Edenhofer et al. (Cambridge and New York: Cambridge University Press, 2014), 6.]
[18] [UNEP, The Emissions Gap Report 2012 (Nairobi: UNEP, 2012); IEA, Energy Policies of IEA Countries: The United States (Paris: IEA, 2008).]
[19] Green environement hay eco-friendly, nature-friendly
[20] Noah’s Ark: Câu chuyện hoang đường kể rằng đã xảy ra một trận lụt rất lớn tàn phá thế giới, trong đó sự sống của tất cả người và vật đã được cứu thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng bởi một anh hùng với một chiếc thuyền lớn; truyện kể này gần như là phổ quát trong kho tàng văn học truyền thống của thế giới. Những câu chuyện lũ lụt trong nghĩa rộng rãi như thế đã được ghi nhận ở vùng Mesopotamia, Egypt, Greece, Syria, Europe, India, New Guinea, châu America, và Australia. Tất cả những câu chuyện này gặp nhau ở chi tiết rằng con thuyền, bất kể hình dạng của nó, đã được xây dựng thành công, và rằng sự sống của con người và động vật đã được bảo toàn để thế giới sau đó lại có thể tiếp tục. Một câu chuyện có nội dung khuyến khích nhìn trước và trù tính trước để đảm bảo kết quả loại như thế đã không mất đi âm hưởng nào của nó qua không và thời gian.
Đặc biệt, câu chuyện về nhân vật Noah, như đã kể lại trong chương Genesis của sách Thánh Kitô, và trở thành một motif trung tâm trong đạo Juda, Kitô và Islam, được chú ý nhắc nhở nhiều nhất. Trong cả ba sách thánh, trận lụt xảy ra như là sự trừng phạt của Gót với loài người, là phần của giải pháp “giết sạch, tẩy sạch để làm lại mới từ đầu” trong mối quan hệ giữa Gót với thế giới con người. Motif đó thực sự là gốc của những ‘diệt chủng’, và ‘thanh tẩy sắc tộc’ (genocide, ethnic cleansing) trong lịch sử loài người, xảy ra trong những vùng dưới ảnh hưởng của những tôn giáo Abraham.
[21] Karl Marx và Friedrich Engels, The Communist Manifesto (1848). Bản Tuyên ngôn Cộng sản phản ảnh một cố gắng để giải thích những mục đích của chủ nghĩa Cộng sản, cũng như lý thuyết nền tảng của phong trào này. Nó lập luận rằng những đấu tranh giai cấp, hay sự bóc lột của một giai cấp bởi một giai cấp khác, là động lực thúc đẩy đằng sau tất cả những phát triển lịch sử. Những quan hệ giai cấp được xác định bởi những phương tiện sản xuất của một thời đại. Tuy nhiên, cuối cùng những quan hệ này thôi không còn tương hợp với sự phát triển của những lực lượng sản xuất. Tại thời điểm này, một cuộc cách mạng xảy ra và một giai cấp mới nổi lên như một giai cấp thống trị. Tiến trình này tiêu biểu cho “bước tiến của lịch sử” khi được lèo lái bởi những lực lượng kinh tế lớn hơn.

Đặc biệt, xã hội kỹ nghệ hiện đại có đặc trưng là sự xung đột giai cấp giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Tuy nhiên, những lực lượng sản xuất của chủ nghĩa tư bản đang nhanh chóng trở nên không thuận hợp với quan hệ bóc lột này. Thế nên, giai cấp vô sản sẽ dẫn khởi một cuộc cách mạng. Tuy nhiên, cuộc cách mạng này sẽ có một tính chất khác hẳn với tất cả những cuộc cách mạng trước đây: những cách mạng trước đó chỉ đơn giản là phân phối lại tài sản với lợi thế cho giai cấp thống trị mới. Tuy nhiên, do bản chất giai cấp của họ, những thành viên của giai cấp vô sản không có cách nào thích đáng để nắm giữ tài sản. Do đó, khi họ có được kiểm soát, họ sẽ phải huỷ bỏ tất cả quyền sở hữu tài sản tư nhân, và những giai cấp sẽ tự chúng biến mất. Tuyên ngôn biện luận rằng sự phát triển này thì không thể tránh khỏi, và chủ nghĩa tư bản vốn đã mang sẵn trong bản thân nó sự bất ổn. Những người cộng sản có ý định thúc đẩy cuộc cách mạng này, và sẽ thúc đẩy những đảng phái và những hiệp hội đang chuyển lịch sử hướng tới với kết cuộc tự nhiên của nó. Họ cho rằng việc loại bỏ những giai cấp xã hội không thể xảy ra bằng những thay đổi hay những cải cách trong chính quyền. Thay vào đó, sẽ cần phải có một cuộc cách mạng.
Năm 1847, một nhóm công nhân cách mạng cực đoan gọi là “Liên đoàn Cộng sản” đã gặp nhau tại London. Họ uỷ nhiệm cho Karl Marx và Friedrich Engels, hai thành viên mới, để viết một bản tuyên ngôn nhân danh tổ chức của họ, sớm được gọi là Tuyên ngôn Cộng sản. Marx là tác giả chính, với Engels phụ giúp biên tập. Bản Tuyên ngôn Cộng sản đã được xuất bản lần đầu tại London năm 1848. Trong tất cả những văn bản của chủ nghĩa xã hội hiện đại, đây là bản văn được tìm đọc nhiều nhất và có ảnh hưởng quan trọng nhất trong thế kỷ XIX. Nó là phát biểu vắn tắt nhưng hệ thống về triết học, từ đó được biết đến như chủ nghĩa Mác-xít. Trong tuyên ngôn này, Marx nổi tiếng đã nói, “Lịch sử của tất cả các xã hội vẫn đang tồn tại cho đến nay là lịch sử của những đấu tranh giai cấp”. Giai cấp tư sản, qua sự cạnh tranh và sở hữu tư nhân về đất đai, ở vị trí lịch sử của nó, mãi mãi bóc lột và áp bức giai cấp vô sản, hay giai cấp công nhân. Marx sau đó nói rằng hệ thống kinh tế xã hội này luôn luôn dẫn đến mâu thuẫn giai cấp và cách mạng, và cần được thay thế bằng xã hội cộng sản, trong đó không còn giai cấp.
Lý thuyết của Marx nên được hiểu trong bối cảnh của những khó khăn giới công nhân đang phải chịu đựng ở những nước kỹ nghệ England, France và Germany trong thế kỷ XIX. Cách mạng kỹ nghệ trong thế kỷ XVIII và XIX đã tạo ra ở những quốc gia tiến bộ công nghệ này một giai cấp thấp kém của những người lao động, xem dường sẽ tồn tại vĩnh viễn trong nghèo đói và những điều kiện làm việc khắc nghiệt khủng khiếp, và đặc biệt rất ít có đại diện chính trị. Tuyên ngôn Cộng sản đã được viết vào đêm trước của cuộc cách mạng năm 1848 ở Germany. Sự thất bại của cuộc cách mạng này, do công nhân và sinh viên lãnh đạo, đã khiến Marx sau này sửa đổi một số trong những lý luận và dự đoán xuất hiện trong bản Tuyên ngôn Cộng sản. Tuy nhiên, cấu trúc chung của những lập luận ban đầu của Marx, cũng như giai điệu cách mạng của nó, vẫn không thay đổi. 
[22] [For a detailed discussion see Ha-Joon Chang, 23 Things They Don’t Tell You About Capitalism (New York: Bloomsbury Press, 2010).]