Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari
7
Cuộc cách mạng nhân bản
Thỏa
thuận thời nay tặng cho chúng ta sức mạnh, với điều kiện rằng chúng ta chối bỏ
tin tưởng của chúng ta vào một kế hoạch vũ trụ vĩ đại vốn đem ý nghĩa cho đời sống.
Thế nhưng khi bạn xem xét thoả thuận này tỉ mỉ, bạn tìm thấy một điều khoản thoát
thân tài tình. Nếu bằng cách nào đó con người thành công để tìm thấy ý nghĩa nhưng
không bắt nguồn từ một kế hoạch vũ trụ vĩ đại, việc này không xem là một sự vi phạm
hợp đồng.
Điều khoản thoát thân này đã là cứu tinh của xã hội ngày nay, vì để duy trì trật tự nhưng với không ý nghĩa là điều không thể được. Dự án lớn lao về chính trị, nghệ thuật và tôn giáo của thời nay đã từng là để tìm một ý nghĩa cho đời sống nhưng không bắt gốc từ một vài kế hoạch vũ trụ vĩ đại nào đó. Chúng ta không phải là những diễn viên trong một vở kịch siêu phàm của thần linh, và không ai quan tâm đến chúng ta và những hành động của chúng ta, vì vậy không ai đặt định những giới hạn cho quyền lực của chúng ta – nhưng chúng ta vẫn được thuyết phục rằng đời sống của chúng ta có ý nghĩa.
Tính
đến năm 2016, loài người quả thực thành công để giữ cây gậy bằng cả hai đầu. Chúng
ta không chỉ thực sự có được sức mạnh rất nhiều hơn so với trước đây, nhưng còn
vượt quá tất cả mong đợi, cái chết của Gót đã không dẫn đến sự sụp đổ xã hội.
Trong suốt lịch sử, những nhà tiên tri và những nhà triết học đã lập luận rằng
nếu con người thôi không tin vào một kế hoạch vũ trụ vĩ đại, tất cả những luật
pháp và trật tự sẽ tan biến. Tuy nhiên, ngày nay những người đặt ra sự đe dọa lớn
nhất đối với luật pháp và trật tự thế giới là chính là những người tiếp tục tin
tưởng vào Gót và kế hoạch bao gồm tất cả của Gót. Syria kính sợ Gót là một xứ sở
bạo động hơn nhiều so với đất nước Netherland không-tin-có-gót.
Nếu
không có kế hoạch vũ trụ, và chúng ta không cam kết với bất cứ luật lệ tự nhiên
nào của thần linh hay tự nhiên, điều gì ngăn cản sự sụp đổ xã hội? Tại sao bạn
có thể đi hàng ngàn cây số, từ Amsterdam đến Bucharest, hoặc từ New Orleans đến
Montreal, mà không bị những người chuyên mua bán nô lệ bắt cóc, hay bị những kẻ
sống ngoài vòng pháp luật phục kích, hay bị những bộ tộc tranh chấp nhau giết chết?
Nhìn vào bên trong
Thuốc
giải độc cho một hiện sinh không ý nghĩa và không luật lệ đã được lập trường sống
nhân bản cung cấp, một tín ngưỡng mới mang tính cách mạng đã chinh phục thế giới
trong vài thế kỷ trước đây. Tôn giáo nhân bản tôn thờ loài người, và mong đợi
loài người đóng vai của Gót đã đóng trong đạo Kitô và Islam, và của những định
luật của thiên nhiên đã đóng trong đạo Phật và đạo Lão. Trong khi đó, kế hoạch
vũ trụ vĩ đại, theo như truyền thống, đã đem ý nghĩa cho đời sống của con người,
lập trường sống nhân bản đảo ngược vai trò, và mong đợi những kinh nghiệm của
con người đem ý nghĩa cho vũ trụ lớn lao. Theo tư tưởng nhân bản, con người phải
rút ra từ bên trong những kinh nghiệm nội tâm của họ, không chỉ ý nghĩa cho đời
sống của riêng họ, nhưng cũng cả ý nghĩa cho toàn thể vũ trụ. Đây là điều răn
chính yếu tôn giáo nhân bản đã đem cho chúng ta: hãy tạo ra ý nghĩa cho một thế giới không ý nghĩa.
Theo
đó, cuộc cách mạng tôn giáo trung tâm của thời nay đã không phải là sự đánh mất
tin tưởng vào Gót; đúng hơn, nó đã là sự giành được tin tưởng vào loài người.
Phải mất nhiều thế kỷ làm việc cực nhọc. Những nhà tư tưởng viết những tập sách
biện luận ngắn, những nghệ sĩ sáng tác những bài thơ và những symphony, những nhà
chính trị đạt những thỏa hiệp – và cùng nhau họ đã thuyết phục loài người rằng
nó có thể làm đầy vũ trụ với ý nghĩa. Để hiểu thấu những ý nghĩa sâu và ngầm của
cuộc cách mạng nhân bản, hãy xem xét văn hóa Europe ngày nay khác với văn hóa
Europe trung cổ như thế nào. Người dân ở London, Paris hay Toledo vào năm 1300
đã không tin rằng con người có thể tự xác định được những gì là tốt lành và những
gì là xấu ác, những gì là đúng và và những gì là sai, những gì là đẹp đẽ và những
gì là xấu xí. Chỉ Gót mới có thể tạo ra và xác định được tốt lành, công bình và
đẹp đẽ.
Mặc
dù con người được xem như được hưởng những khả năng và những cơ hội độc nhất, họ
cũng bị xem như những sinh vật ngu dốt và hư hỏng. Nếu không có sự giám sát và
hướng dẫn từ bên ngoài, con người không bao giờ có thể hiểu được chân lý vĩnh cửu,
và thay vào đó sẽ bị cuốn hút vào những lạc thú phù du và những ảo tưởng trần tục.
Ngoài ra, những nhà tư tưởng thời trung cổ đã chỉ ra rằng con người thì phải chết,
và những ý kiến và cảm xúc của họ thì thay đổi cũng nhanh như gió. Hôm nay
tôi yêu một gì đó với tất cả lòng tôi, ngày mai tôi ghê tởm nó, và tuần sau tôi
chết và đã chôn rồi. Do đó bất kỳ ý nghĩa nào nếu phụ thuộc vào quan điểm của
con người, nhất thiết phải là mong manh và phù du. Những sự thật tuyệt đối, và
ý nghĩa của đời sống và của vũ trụ, do đó phải được dựa trên một số luật vĩnh cửu
khởi phát từ một nguồn siêu nhân.
Quan
điểm này đã làm Gót là nguồn gốc tối cao, không chỉ của ý nghĩa, nhưng cũng của
thẩm quyền. Ý nghĩa và thẩm quyền luôn đi đôi với nhau. Ai là người xác định ý
nghĩa của những hành động của chúng ta – cho dù là tốt hay xấu, đúng hay sai, đẹp
hay xấu – cũng giành được uy quyền để bảo cho chúng ta biết suy nghĩ và cư xử
như thế nào.
Vai
trò của Gót như là nguồn gốc của ý nghĩa và thẩm quyền đã không chỉ là một lý
thuyết triết học. Nó tác động trên mọi khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Giả sử
rằng vào năm 1300, trong một thị trấn nhỏ nào đó ở England, một người đàn bà đã
có chồng phải lòng một người đàn ông hàng xóm và có quan hệ tình dục với ông
ta. Khi bà lẻn trở về nhà, giấu một nụ cười và kéo váy của bà lại cho thẳng,
não thức bà bắt đầu chạy tứ tán: “Tất cả những chuyện đó là gì? Tại sao tôi lại
làm điều đó? Nó thì tốt hay xấu? nó ngụ ý gì về tôi? Tôi có nên làm điều đó nữa
không?” Để trả lời những câu hỏi như vậy, đã được giả định là người phụ nữ đến gặp
nhà chăn chiên địa phương, thú nhận và xin được ‘người cha thánh thiện’ hướng dẫn.
Nhà chăn chiên đã là người thành thạo những sách thánh, và những văn bản thiêng
liêng này đã vén lên hé lộ cho ông thấy chính xác những gì Gót đã nghĩ về tội
ngoại tình. Dựa trên tiếng nói vĩnh cửu của Gót, nhà chăn chiên có thể xác định
chắc chắn rằng người phụ nữ đã phạm một tội nặng, rằng nếu bà ấy không sửa chữa,
cuối cùng bà sẽ vào hỏa ngục, và rằng bà phải ăn năn ngay lập tức, tặng mười đồng
tiền vàng cho cuộc thập tự chinh sắp tới, tránh ăn thịt trong sáu tháng kế tiếp,
và làm một chuyến hành hương đến viếng mộ của thánh chiên ‘Thomas à Becket’ tại
Canterbury. Và không cần nói thêm rằng bà phải không bao giờ được tái phạm tội
lỗi khủng khiếp này của bà.
Ngày
nay mọi sự vật việc đều rất khác biệt. Trong hàng trăm năm, tư tưởng nhân bản
đã thuyết phục chúng ta rằng chúng ta là nguồn gốc sau cùng của ý nghĩa, và rằng
ý chí tự do của chúng ta do đó là thẩm quyền cao nhất của tất cả. Thay vì chờ đợi
cho một vài thực thể nào đó bên ngoài để bào cho chúng ta biết những gì là hữu
ích, những gì là quan trọng, chúng ta có thể dựa vào những cảm xúc và những ham
muốn của chúng ta. Từ thời thơ ấu, chúng ta đã bị tấn công với một loạt những
khẩu hiệu nhân bản, chúng khuyên chúng ta: “Hãy tự nghe mình, hãy đi theo trái
tim của bạn, hãy thành thật với chính mình, hãy tin tưởng chính mình, hãy làm
những gì mình cảm thấy tốt” Jean-Jacques Rousseau đã tổng kết tất cả trong tiểu
thuyết Émile của ông, quyển sách
thánh về cảm xúc của thế kỷ XVIII. Rousseau cho rằng khi tìm kiếm những quy tắc
ứng xử trong đời sống, ông đã tìm thấy chúng “trong sâu thẳm trái tim của tôi,
bắt nguồn từ bản chất trong cá tính mà không gì có thể xóa bỏ. Tôi chỉ cần tham
khảo ý kiến của chính tôi đối với những gì tôi muốn làm; những gì tôi cảm thấy
là tốt là tốt, những gì tôi cảm thấy là xấu là xấu”.[1]
Theo
đó, khi một người phụ nữ thời nay muốn hiểu ý nghĩa của một cuộc phiêu lưu tình
ái ngoài hôn nhân bà đang trải qua, rất hiếm khi bà dễ dàng mù quáng chấp nhận những
phán xét của một nhà chăn chiên hay một quyển sách cổ. Thay vào đó, bà sẽ cẩn
thận xem xét những cảm xúc của mình. Nếu cảm xúc của bà không phải là rất rõ
ràng, bà sẽ tìm một người bạn thân, hẹn gặp trong một quán cà phê, và dàn trải
tâm sự của bà với bạn. Nếu những sự việc vẫn còn mơ hồ, bà sẽ đi đến y sĩ trị liệu
tâm lý của bà, và kể với ông về tất cả sự việc. Về mặt lý thuyết, những nhà trị
liệu tâm lý ngày nay chiếm cùng một vị trí như nhà chăn chiên thời trung cổ, và
nó là một cliché đã dùng quá nhiều để so sánh hai ngành nghề. Tuy nhiên, trong
thực tế, một vực thẳm lớn ngăn cách chúng. Nhà trị liệu tâm lý không có một quyển
sách thánh nào dùng để xác định tốt và xấu. Khi người phụ nữ kể xong câu chuyện
của mình, khó có thể tưởng tượng chuyện xảy ra là người y sĩ chuyên khoa sẽ la toáng
lên: “Bà là một phụ nữ đồi bại! Bà đã phạm một tội lỗi khủng khiếp!” Cũng xác
xuất như thế, chắc chắn rằng ông sẽ không nói, “Tuyệt vời! bà hay quá!” Thay vào
đó, bất kể người phụ nữ có thể đã làm và nói những gì, rất nhiều xác xuất xảy
ra là nhà trị liệu tâm lý sẽ hỏi bằng một giọng quan tâm, “Vâng, bà cảm nhận thế
nào về những gì đã xảy ra?”
Đúng,
người y sĩ chuyên khoa trị liệu tâm lý bị đè nặng dưới những kệ sách của Freud,
Jung và Hướng dẫn Chẩn đoán và Thống kê những Rối loạn Tâm thần (DSM). Tuy
nhiên, đây không phải là những sách thánh. Sách hướng dẫn DSM chuẩn đoán những chứng
chứng bệnh của đời sống, không phải ý nghĩa của đời sống. Hầu hết những nhà tâm
lý học tin rằng chỉ những cảm xúc của con người mới có thẩm quyền xác định ý
nghĩa đích thực của những hành động của chúng ta. Do đó bất kể những gì nhà trị
liệu tâm lý nghĩ về chuyện ngoại tình của người bệnh của mình, và bất kể những
gì Freud, Jung và DSM nghĩ về vấn đề này nói chung, nhà trị liệu tâm lý không
nên áp đặt những quan điểm của mình về người bệnh. Thay vào đó, ông nên giúp bà
xem xét những ngõ ngách thầm kín nhất của trái tim bà. Ở đó và chỉ ở đó, bà mới
sẽ tìm thấy những trả lời. Trong khi đó, nhà chăn chiên thời trung cổ đã có một
‘đường dây liên lạc trực tiếp’ với Gót, và có thể phân biệt cho chúng ta giữa
thiện và ác, những nhà trị liệu tâm lý ngày nay chỉ giúp chúng ta liên hệ được với
những cảm xúc bên trong của chúng ta.
Điều
này phần nào giải thích sự thay đổi số phận của thể chế hôn nhân. Trong thời
Trung cổ, hôn nhân được coi là một thể nguyền được Gót ban định, và Gót cũng ủy
quyền cho người cha gả cưới những đứa con của ông theo như những mong muốn và những
lợi ích của mình. Một vụ ngoại tình theo đó là một cuộc nổi loạn trắng trợn chống
lại thẩm quyền của cả thiêng liêng lẫn cha mẹ. Đó là một tội lỗi nghiêm trọng, bất
kể những người yêu nhau cảm và nghĩ gì về nó. Ngày nay người ta lấy nhau vì
tình yêu, và đó là cảm xúc bên trong của họ đã đem giá trị cho sự ràng buộc
này. Do đó, nếu cùng những cảm xúc một lần đã đưa bạn vào vòng tay của một người,
nay chúng lại đẩy bạn vào vòng tay của một người khác, có gì là sai trái với điều
đó? Nếu một cuộc tình ngoài hôn nhân cung cấp một lối thoát cho những ham muốn
về tình cảm và tình dục vốn đã không được người bạn đời của hai mươi năm hôn
nhân làm thỏa mãn, và nếu người yêu mới của bạn thì tử tế, đam mê và nhạy cảm với
những nhu cầu của bạn – tại sao không vui hưởng nó?
Nhưng
khoan đã, bạn có thể nói. Chúng ta không thể bỏ qua những cảm xúc của những người
liên hệ khác. Người phụ nữ và người yêu của bà có thể có những cảm xúc tuyệt vời
trong vòng tay nhau, nhưng nếu vợ hoặc chồng của họ biết được, tất cả mọi người
có thể sẽ cảm thấy khó chịu thất vọng trong một thời gian khá lâu. Và nếu nó dẫn
đến ly dị, những đứa con của họ có thể mang những vết thương tình cảm hàng chục
năm. Ngay cả khi sự việc nếu không bao giờ bị khám phá, sự dấu diếm gồm rất nhiều
căng thẳng, và có thể dẫn đến những cảm xúc ngày càng tăng của chán ghét, bất
hòa và oán giận.
Những
thảo luận thú vị đáng chú ý nhất trong đạo đức của tư tưởng nhân bản quan tâm với
những tình cảnh giống như trong những vụ
ngoại tình, khi những cảm xúc con người va chạm nhau. Điều gì xảy ra khi cùng một
hành động khiến một người cảm thấy sung sướng thích thú, và một người khác cảm
thấy khó chịu khổ sở? Chúng ta cân đo thế nào về những cảm xúc đối nghịch nhau?
Có phải những tình cảm sung sướng hạnh phúc của hai người yêu nhau thì lớn hơn
những tình cảm khó chịu khổ sở của vợ hay chồng và con cái của họ?
Những
gì bạn suy nghĩ về câu hỏi cụ thể này là điều không quan trọng . Để hiểu được
những loại lập luận cả hai bên khai triển mới là điều quan trọng hơn nhiều. Con
người ngày nay có những ý tưởng khác nhau về những vụ ngoại tình, nhưng bất kể
vị trí của họ là gì, họ có khuynh hướng biện minh cho nó nhân danh những cảm
xúc con người chứ không phải nhân danh những quyển sách thánh, hay những điều
răn của Gót.[2]
Tư tưởng nhân bản đã dạy chúng ta rằng một gì đó có thể là xấu chỉ nếu khi nó
gây cho một ai đó cảm thấy bất hạnh đau khổ. Giết người là sai không phải vì một
số gót đã từng nói: “Ngươi chớ giết người.” Thay vào đó, giết người là sai vì
nó gây muôn vàn đau khổ cho nạn nhân, cho những người trong gia đình, cho những
bạn bè và những người quen biết nạn nhân. Trộm cắp là sai, không phải vì một vài
bản văn cổ xưa nào đó đã nói, “Ngươi không được trộm cắp.” Thay vào đó, trộm cắp
là sai vì khi bạn bị mất tài sản của bạn, bạn cảm thấy khổ sở về nó. Và nếu một
hành động không gây cho bất cứ ai cảm thấy bất hạnh đau khổ, có thể không có gì
sai về nó. Nếu cùng một bản văn cổ xưa nói rằng Gót đã truyền lệnh cho chúng ta
không được tạo bất kỳ hình ảnh nào, hoặc của người hoặc của thú vật (Exodus 20:
4), nhưng tôi thích khắc tạc những ảnh tượng như vậy, và tôi không làm hại bất
cứ một ai khi thực hành điều đó – vậy có gì có thể là sai trái với điều đó?
Cùng
một lôgích tác động vào những tranh luận hiện nay về đồng tính luyến ái. Nếu
hai người đàn ông trưởng thành thích có quan hệ tình dục với nhau, và họ không
làm hại bất cứ ai trong khi làm như vậy, tại sao nó phải là sai, và tại sao
chúng ta nên cấm nó? Đó là một vấn đề riêng tư giữa hai người này, và họ có tự
do để quyết định về nó theo như những cảm xúc bên trong của họ. Trong thời
Trung cổ, nếu hai người đàn ông thú nhận với một nhà chăn chiên rằng họ yêu thương
nhau, và rằng họ không bao giờ cảm thấy hạnh phúc như thế, những tình cảm sung
sướng của họ sẽ không thay đổi được bản án kết tội của nhà chăn chiên – thực vậy,
hạnh phúc của họ sẽ chỉ làm cho tình trạng trở nên được được phán đoán tồi tệ
thêm hơn. Ngày nay, ngược lại, nếu hai người yêu nhau, người ta bảo họ: “Nếu cảm
thấy sung sướng – hãy làm điều đó! Đừng để bất kỳ một nhà chăn chiên nào quấy động
não thức của bạn. Cứ làm theo trái tim của bạn. Bạn biết rõ nhất những gì là tốt
lành cho bạn.”
Ngày
nay có điều thú vị là ngay cả những người cuồng tín tôn giáo cũng tiếp nhận lối
nói năng nhân bản này khi họ muốn gây ảnh hưởng dư luận. Lấy thí dụ, hàng năm
trong mười năm qua, cộng đồng LGBT [3]
Israel tổ chức một cuộc diễn hành của những người đồng tính luyến ái trên những
đường phố Jerusalem. Đó là một ngày độc nhất của hài hòa trong thành phố đầy xung
đột chia rẽ này, vì nó là một cơ hội khi người đạo Juda, Islam và Kitô đột
nhiên thấy một nguyên nhân chung – tất cả
họ đều hết sức tức bực trong sự đồng thuận chống lại cuộc diễn hành của những
người đồng tính luyến ái. Dẫu vậy, điều thực sự thú vị, là luận chứng họ dùng.
Họ không nói, “Các bạn không nên tổ chức một cuộc diễn hành đồng tính vì Gót cấm
đồng tính luyến ái.” Thay vào đó, họ giải thích cho mỗi microphone và máy ảnh
truyền hình nào họ có thể có được rằng “nhìn một cuộc diễn hành đồng tính đi
qua thành phố thánh Jerusalem làm đau đớn những cảm xúc của chúng tôi. Cũng
đúng như những người đồng tính muốn chúng tôi tôn trọng những cảm xúc của họ, họ
nên tôn trọng những cảm xúc của chúng tôi”.
Vào
ngày 7 tháng 1 năm 2015, những người
Muslim cuồng tín đã tàn sát một số những nhân viên của tạp chí Charlie Hebdo ở France,
vì tạp chí này cho in những tranh vẽ khôi hài tiên tri Muhammad. Trong những
ngày tiếp theo, nhiều tổ chức Islam đã lên án vụ tấn công, nhưng một số vẫn không
thể cưỡng lại việc phải thêm một mệnh đề bắt đầu với “nhưng”. Lấy thí dụ, những
nhà báo của tờ Egypt Syndicate đã lên án những người khủng bố vì họ dùng bạo lực,
và trong cùng một giọng điệu cũng lên án tạp chí vì đã làm “tổn thương tình cảm
của hàng triệu người Muslim trên khắp thế giới.[4]
Lưu ý rằng tờ Syndicate đã không đổ lỗi cho tạp chí vì đã bất tuân ý Gót. Đó là
những gì chúng ta gọi là tiến bộ.
Những
cảm xúc của chúng ta cung cấp ý nghĩa không chỉ cho đời sống riêng tư của chúng
ta, mà cũng còn cho những tiến trình xã hội và chính trị. Khi chúng ta muốn biết
ai sẽ cai trị đất nước, chấp nhận chính sách đối ngoại nào, và kinh tế phải
theo những bước nào, chúng ta không tìm được câu trả lời trong những kinh điển
tôn giáo. Chúng ta cũng không chấp hành những mệnh lệnh của vua Chiên, hoặc Hội
đồng những người đoạt giải Nobel. Thay vào đó, trong hầu hết những quốc gia,
chúng ta tổ chức những cuộc bầu cử dân chủ, và hỏi mọi người họ nghĩ gì về những
vấn đề đang có trong tay. Chúng ta tin rằng
những cử tri biết điều nào tốt nhất, và rằng
những lựa chọn tự do của những con người
cá nhân là thẩm quyền chính trị cuối cùng.
Tuy
nhiên, làm thế nào để người bỏ phiếu biết chọn lựa gì? Về mặt lý thuyết, người
bỏ phiếu ít nhất được giả định là phải
tham khảo những cảm xúc sâu thẳm nhất của mình, và theo dẫn dắt của chúng. Đó
không phải luôn luôn là dễ dàng. Để có được liên lạc với những cảm xúc đích thực
của tôi, tôi cần phải lọc bỏ những khẩu hiệu tuyên truyền trống rỗng, những dối
trá vô tận của những nhà chính trị tàn nhẫn, những dư luận ồn ào nhằm đánh lạc
hướng dân chúng do những những tay bình luận xảo quyệt của những đảng phái tạo
ra, và những ý kiến thông thái của những nhà chuyên môn đã bán lấy tiền. Tôi
cần phải bỏ qua tất cả những lớn giọng cả tiếng khó chịu này, và chỉ chú tâm
vào tiếng nói bên trong đích thực của tôi. Và sau đó tiếng nói bên trong của
tôi thì thầm vào tai tôi “Bỏ phiếu cho Cameron” hoặc “Bỏ phiếu cho Modi” hoặc
“Bỏ phiếu cho Clinton”, hoặc một người ứng cử bất kỳ nào đó, và tôi đánh dấu một
chữ X vào ô bên cạnh tên người đó trên phiếu bầu – và đó là cách chúng ta biết
ai sẽ cai trị đất nước .
Trong
thời Trung cổ, việc này sẽ được coi là tột đỉnh của ngu xuẩn. Những cảm xúc
thoáng qua của những người dân thường dốt nát, khó mà coi là một nền tảng vững
chắc cho những quyết định chính trị quan trọng. Khi England bị Cuộc chiến của những
Hoa hồng xé nát [5],
không ai nghĩ đến việc chấm dứt xung đột bằng cách mở một cuộc trưng cầu dân ý
toàn quốc, trong đó mỗi người nhà quê ngu dốt và đám gái non, đầy tớ, đĩ điếm lại
có thể đi bỏ phiếu chọn một trong hai giòng vua, Lancaster hoặc York. Tương tự như vậy, khi Vua Chiên
Urban II phát động cuộc Thập tự chinh đầu tiên trong năm 1095, ông đã không
tuyên bố đó là ý của dân chúng. Đó đã là ý của Gót. Uy quyền chính trị đã từ trên
trời cao đi xuống – nó không nổi lên từ những con tim và khối óc của những con
người trần thế.
[Gót
Ma (Holy Spirit), giả dạng một con chim bồ câu, cung cấp một bầu đầy dầu thánh
cho lễ bắp-tít của vua Clovis, người sáng lập của vương quốc Frankish (tranh vẽ
từ Grandes Chroniques de France,
c.1380). Theo huyền thoại sáng lập của France, bầu dầu thánh này từ đó giữ
trong Nhà thờ Rheims, và tất cả những vua France tiếp theo đều đã được xức dầu
thánh trong lễ đăng quang của họ. Mỗi lễ đăng quang như thế lại có một ‘phép lạ’,
khi bầu đựng dầu thánh này lại tự đầy lên. Điều này chỉ ra rằng chính Gót đã chọn
nhà vua và ban cho vua phúc lành. Nếu
Gót đã không muốn những Louis IX, hay Louis XIV, hay Louis XVI lên làm vua, dầu
thánh trong bầu này đã không đầy lên.]
Những gì là đúng thực về đạo đức và chính trị thì cũng
đúng thực về thẩm mỹ. Trong thời Trung Cổ nghệ thuật được những thước đo ngoài-con
người cai quản. Những tiêu chuẩn của cái đẹp đã không phản ảnh những ham mê nhất
thời của con người. Thay vào đó, những thị hiếu của con người được giả định là
phù hợp với những mệnh lệnh siêu nhân. Điều này hoàn toàn có ý nghĩa trong một
thời kỳ khi người ta tin rằng nghệ thuật đã được cảm hứng từ những sức mạnh
siêu nhân chứ không phải từ những cảm xúc con người. Những bàn tay của những họa
sĩ, nhà thơ, nhà soạn nhạc và nhà kiến trúc được cho là xúc động bởi những muses, thiên thần và Gót Ma. Đã có nhiều
thời, khi một nhạc sĩ sáng tác một bài ca hay, vinh dự đã không trao cho nhà soạn
nhạc, với cùng lý do nó không trao cho những người cầm bút. Ngòi bút đã được những
ngón tay của con người nắm giữ và điều khiển, nhưng những ngón tay con người tiếp
đó đã được bàn tay Gót nắm giữ và điều khiển.
Những học giả thời Trung Cổ vẫn đã theo một lý thuyết Greek
cổ điển, theo đó những chuyển động của những ngôi sao trên vòm trời tạo ra âm
nhạc siêu phàm lan khắp tất cả vũ trụ. Con người có thể chất tráng kiện và tinh
thần minh mẫn khi những chuyển động bên trong của cơ thể và tâm lý của họ hòa điệu
với âm nhạc siêu phàm do những ngôi sao đã tạo ra. Thế nên, âm nhạc của con người
nên là tiếng vang của giai điệu thiêng liêng của vũ trụ, chứ không phải phản ảnh
những ý tưởng và tâm trạng thất thường của những nhà soạn nhạc bằng xương bằng thịt.
Những bài thánh ca, bài hát và giai điệu đẹp nhất thường được gán không với tài
năng siêu phàm của một số con người nghệ sĩ nhưng với những cảm hứng có nguồn thần
thánh.
[Vua chiên Gregory I soạn những bài thánh ca đơn điệu, sau
được gọi theo tên ông (Gregorian chant). Gót Ma, trong trang phục chim bồ câu
yêu thích của mình, ngồi trên vai phải của vua chiên, thì thầm những bài hát vào
tai của ông. Gót Ma là tác giả thực sự của bài thánh ca, trong khi Gregory chỉ
là một ống dẫn. Gót là nguồn cuối cùng của nghệ thuật và cái đẹp.]
Những
quan điểm như vậy thôi không còn thịnh hành. Ngày nay những người có tư tưởng nhân
bản đều tin rằng nguồn duy nhất cho sáng tạo nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ là những
cảm xúc của con người. Âm nhạc được tạo ra và đánh giá bằng tiếng nói bên trong
của chúng ta, không cần đi theo những nhịp điệu của những ngôi sao cũng không
phải tuân những mệnh lệnh của những nàng muses
và thiên thần. Vì những ngôi sao thì câm, trong khi những muses và thiên thần chỉ là-có trong trí tưởng tượng của chúng ta. Những
nghệ sĩ ngày nay tìm cách liên lạc với chính mình và những cảm xúc của họ, chứ
không với Gót. Không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng ta đi đến đánh giá nghệ
thuật, chúng ta không còn tin vào bất kỳ thước đo khách quan nào. Thay vào đó,
chúng ta quay về với những cảm xúc chủ quan của chúng ta. Trong đạo đức, phương
châm của người theo tư tưởng nhân bản là “nếu nó gây xúc cảm tốt – làm nó đi”.
Trong chính trị, tư tưởng nhân bản dạy chúng ta rằng “người đi bầu biết đúng nhất”.
Trong thẩm mỹ, tư tưởng nhân bản nói, “cái đẹp thì trong mắt người nhìn”.
Riêng một định nghĩa của nghệ thuật theo đó đã sẵn đấy để nắm lấy. Năm 1917, Marcel Duchamp đã đem một bồn đi tiểu, thứ sản xuất hàng loạt, kiểu thông thường, ký tên của mình ở phía dưới, đặt tên nó là Fountain (Đài Phun nước), và tuyên bố đó là một tác phẩm nghệ thuật, và đặt nó trong một nhà bảo tàng ở Paris. Những người thời Trung cổ tất đã không đoái hoài, ngay cả để chỉ bàn luận về nó. Ai mà phí hơi với việc cực kỳ vô lý như vậy? Tuy nhiên, trong thế giới nhân bản ngày nay, công trình của Duchamp được xem là một mốc quan trọng ghi dấu nghệ thuật. Trong vô số những lớp học trên khắp thế giới, những sinh viên nghệ thuật năm thứ nhất được cho xem một hình ảnh Fountain của Duchamp, và khi giáo sư vừa ra dấu hiệu hãy bàn luận, cả lớp học bùng nổ cãi vã tán loạn trong nóng nảy và kịch liệt. Nó là nghệ thuật! Không, nó không là! Có, nó là! Không đời nào! .... Sau khi để những sinh viên nguội bớt nóng nảy, giáo sư tập trung cuộc thảo luận bằng cách hỏi “Nghệ thuật thì chính xác là gì ? Và làm thế nào để chúng ta xác định một gì đó là hay không là một tác phẩm nghệ thuật?” Sau vài phút tới lui, giáo sư lái cả lớp theo hướng đúng: “Nghệ thuật là bất cứ gì người ta nghĩ là nghệ thuật, và cái đẹp thì trong mắt người nhìn”. Nếu mọi người nghĩ rằng một bồn đi tiểu là một tác phẩm đẹp của nghệ thuật – khi đó nó là. Có thẩm quyền nào cao hơn để có thể nói với mọi người là họ sai? Ngày nay, những bản sao của kiệt tác của Duchamp được trình bày trong một số những bảo tàng quan trọng nhất trên thế giới, trong đó có Bảo tàng San Francisco của Nghệ thuật Ngày nay, Phòng Triển lãm Quốc gia Canada, Phòng Triển lãm Tate ở London và Trung tâm Pompidou ở Paris. (Những bản sao được đặt trong những phòng trưng bày của những bảo tàng, không phải trong những phòng vệ sinh.)
Những tiếp cận theo tư tưởng nhân bản như vậy cũng đã có tác động sâu xa trên những lĩnh vực kinh tế nữa. Trong thời Trung cổ, những phường nghề [6] kiểm soát tiến trình sản xuất, để lại rất ít những gì dành cho sáng kiến hay thị hiếu cá nhân của những nghệ nhân và những khách hàng. Phường nghề của những thợ mộc ấn định một chiếc ghế tốt là gì, phường hội của những người thợ bánh mì định nghĩa bánh mì thế nào thì ngon, và phường nghề của những người làm thơ hay soạn nhạc [7] quyết định bài hát nào là thượng hạng và bài nào là rác rưởi. Trong khi đó những vương hầu và những hội đồng thành phố quy định mức lương và giá cả, đôi khi buộc dân chúng mua một lượng cố định hàng hoá nào đó với giá ấn định. Trong thị trường tự do ngày nay, tất cả những phường hội, những hội đồng và những vương hầu đã được một cơ quan tối cao mới thay thế – ý chí tự do của khách hàng.
Giả sử Toyota quyết định chế tạo chiếc xe toàn hảo. Nó thành lập một ủy ban gồm những nhà chuyên môn từ những lĩnh vực khác mhau: thuê những kỹ sư và nhà vẽ kiểu tài giỏi nhất, tập hợp những nhà vật lý và kinh tế giỏi nhất, và ngay cả tham khảo ý kiến của một số nhà xã hội học và tâm lý học. Để được thêm chắc chắn, họ đưa vào ủy ban này một hoặc hai người từng đoạt giải Nobel, một nữ diễn viên màn bạc từng đoạt giải Oscar, và một số nghệ sĩ nổi tiếng thế giới. Sau năm năm nghiên cứu và phát triển, họ công bố chiếc xe toàn hảo. Hàng triệu xe được sản xuất và vận chuyển đến những đại lý khắp thế giới. Tuy nhiên, không ai mua xe này cả. Có phải điều đó có nghĩa rằng những khách hàng đang phạm một sai lầm, và rằng những người này không biết những gì là tốt cho họ? Không, Trong một thị trường kinh tế tự do, những khách hàng luôn luôn đúng. Nếu những khách hàng không muốn nó, điều đó có nghĩa nó không phải là một chiếc xe tốt. Bất kể nếu tất cả những giáo sư đại học, tất cả những nhà chăn chiên và những mullah Islam đều kêu gọi từ mọi bục giảng rằng đây là một chiếc xe tuyệt vời – nếu những khách hàng từ chối nó, nó là một chiếc xe tệ. Không ai có quyền nói với những khách hàng rằng họ là sai, và không bao giờ có thể xảy ra chuyện chính phủ nào đó sẽ cố bắt buộc dân chúng để mua một chiếc xe đặc biệt nào đó ngược lại với ý muốn của họ.
Những gì là đúng với những chiếc ô tô thì cũng đúng với tất cả những sản phẩm khác. Để làm thí dụ, hãy nghe giáo sư Leif Andersson ở trường Đại học Uppsala. Ông chuyên về di truyền học ứng dụng để làm tăng chất lượng của những thú nuôi, để tạo những con lợn lớn nhanh hơn, bò sữa sản xuất nhiều sữa hơn, và gà có thêm nhiều thịt dính vào xương hơn. Trong một cuộc phỏng vấn cho nhật báo Haaretz, phóng viên Naomi Darom chất vấn trực tiếp Andersson với thực tế là những ứng dụng di truyền như vậy có thể gây rất nhiều đau khổ cho những con vật. Ngày nay đã có rồi những con bò sữa được làm lớn bầu vú, nặng đến nỗi chúng khó mới có thể bước nổi, trong khi những con gà được “nâng cấp” (thêm nhiều thịt) khó có thể đứng lên cho thẳng. Giáo sư Andersson đã có một câu trả lời chắc nịch: “Tất cả mọi thứ quay về với những cá nhân khách hàng và với câu hỏi khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để có thịt ăn. . . chúng ta phải nhớ rằng không thể nào duy trì được mức tiêu thụ thịt như hiện nay trên thế giới nếu không [làm tăng lượng thịt trong con vật như con] gà ngày nay. . . nếu khách hàng chỉ đòi hỏi chúng ta cung cấp những loại thịt rẻ nhất có thể có được – đó là những gì khách hàng sẽ nhận được. . . Những khách hàng cần phải quyết định những gì là quan trọng nhất đối với họ – giá cả, hoặc một gì đó khác.” [8]
Đêm về, giáo sư Andersson có thể đi ngủ với một lương tâm thanh thản. Thực tế là khách hàng đang mua những thực phẩm từ những gia súc được làm cho thêm nặng thịt của ông, có nghĩa là ông đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của họ và như thế ông đang làm điều tốt. Bởi cùng một lôgích, nếu một số tập đoàn nhiều quốc gia muốn biết liệu nó có theo đúng phương châm “Đừng ác độc” của nó hay không, nó chỉ cần có một cái nhìn vào kết toán lời hay lỗ sau cùng của nó. Nếu nó làm được rất nhiều tiền, có nghĩa là hàng triệu người ưa thích những sản phẩm của nó, hàm ý rằng đó là một điều tốt đẹp. Nếu ai đó phản đối và nói rằng người ta có thể làm lựa chọn sai lầm, nó sẽ nhanh nhảu nhắc nhở rằng “khách hàng luôn luôn đúng”, và rằng những cảm xúc của con người là nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa và thẩm quyền. Nếu hàng triệu dân chúng với tự do đã lựa chọn mua sản phẩm của công ty, bạn là ai để nói với họ rằng họ là sai?
Cuối cùng, sự nổi lên của những ý tưởng nhân bản cũng đã cách mạng cả hệ thống giáo dục nữa. Trong thời Trung cổ, nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa và thẩm quyền đều đến từ bên ngoài, do đó giáo dục tập trung vào việc rèn đúc sự vâng phục, nhớ thuộc lòng những sách thánh, và học tập những truyền thống cổ điển. Thày giáo hỏi học trò một câu hỏi, và những học trò phải nhớ xem triết gia Aristotle, vua Solomon hoặc thánh chiên Thomas Aquinas đã trả lời nó như thế nào.
Tư tưởng nhân bản trong 5 hình ảnh
Chính trị Nhân bản: người bỏ phiếu biết giỏi nhất.
Kinh tế Nhân bản: người mua luôn luôn đúng
Thẩm mỹ Nhân bản: cái đẹp thì trong mắt người nhìn. (Fountain của Marcel Duchamp trong một cuộc triển lãm.)
Đạo đức Nhân bản: nếu nó làm mình hạnh phúc – làm đi!
Giáo dục Nhân bản: hãy tự suy nghĩ cho mình!
Ngược lại, giáo dục nhân bản ngày nay tin tưởng vào việc dạy những học sinh để suy nghĩ cho bản thân họ. Biết những gì Aristotle, Solomon và Aquinas nghĩ về chính trị, nghệ thuật và kinh tế là điều tốt; nhưng vì nguồn gốc tối cao của ý nghĩa và thẩm quyền đều nằm bên trong chính chúng ta, để biết những gì chính bạn suy nghĩ về những vấn đề này là điều quan trọng hơn nhiều. Hỏi một nhà giáo – cho dù ở trường mầm non, trung học hay cao đẳng – những gì cô đang cố gắng để dạy. “Vâng”, cô sẽ trả lời, “Tôi dạy cho các em về lịch sử, hay vật lý quantum, hay nghệ thuật – Nhưng trên hết, tôi cố gắng để dạy cho họ suy nghĩ cho bản thân họ”. Nó có thể không luôn luôn thành công, nhưng đó là những gì giáo dục nhân bản tìm cách để thực hiện.
Khi nguồn gốc của ý nghĩa và thẩm quyền đã được dời chỗ từ trời cao xuống những cảm xúc của con người, bản chất của tất cả vũ trụ có trật tự đã thay đổi. Vũ trụ vòng ngoài – cho đến nay vẫn đầy ắp những gót, những thần linh, những nàng muse, tiên nữ và thần tinh – đã trở thành không gian trống rỗng. Thế giới bên trong – cho đến nay vẫn là một vùng đất không đáng kể của những đam mê thô sống – đã trở thành sâu xa và phong phú vượt khỏi mức độ có thể đo lường. Những thiên thần và quỷ thần đã được chuyển đổi từ những (những gì xem như những) thực thể vẫn lang thang đó đây khắp những khu rừng và sa mạc của thế giới, vào thành những sức mạnh bên trong tâm lý của chúng ta. Thiên đường và hỏa ngục cũng thế, chúng thôi không còn là những nơi chốn xem như có thực ở đâu đó, trên những đám mây và dưới những núi lửa, và thay vào đó đã được hiểu như những trạng thái tâm thần bên trong con người. Bạn có kinh nghiệm thế nào hỏa ngục mỗi khi bạn đốt cháy ngọn lửa của sự tức giận và hận thù trong lòng bạn; và bạn tận hưởng hạnh phúc trên thiên đường mỗi khi bạn tha thứ cho những kẻ thù của bạn, ăn năn những hành động sai trái của riêng bạn và chia sẻ sự giàu có của bạn với những người nghèo.
Khi Nietzsche tuyên bố rằng Gót đã chết, đây là những gì ông muốn nói. Ít nhất là ở phương Tây, Gót đã trở thành một ý tưởng trừu tượng mà một số người còn chấp nhận và một số người khác đã từ chối, nhưng cả hai cách đều không tạo nên chút khác biệt nào nữa cả. [9] Trong thời Trung cổ, nếu không có một gót, tôi không có đâu là nguồn gốc của quyền lực chính trị, đạo đức và thẩm mỹ cho tôi. Tôi không thể nói những gì là đúng, là tốt hay là đẹp. Ai có thể sống như thế? Ngày nay, ngược lại, rất dễ dàng để không phải tin vào Gót, vì tôi không phải trả giá nào cho sự không tin tưởng của tôi. Tôi có thể là một người vô thần trọn vẹn, hoàn toàn không tin có gót, và vẫn rút ra một kết hợp rất phong phú của những giá trị về chính trị, đạo đức và thẩm mỹ từ kinh nghiệm nội tâm của tôi.
Nếu tôi có tin vào Gót chăng nữa, nó là sự lựa chọn của tôi để tin tưởng. Nếu bản ngã bên trong tôi tự nói với tôi hãy tin vào Gót – thì tôi tin. Tôi tin vì tôi cảm thấy có sự hiện diện của Gót, và lòng tôi nói với tôi rằng Ông thì có đó. Nhưng nếu tôi không còn cảm thấy sự hiện diện của Gót, và nếu lòng tôi đột nhiên nói với tôi rằng không có Gót – Tôi sẽ ngừng tin tưởng. Dù bằng cách nào, nguồn gốc thực sự của thẩm quyền là những cảm xúc của riêng tôi. Vì vậy, ngay cả khi nói rằng tôi tin vào Gót, sự thật là tôi có một tin tưởng mạnh mẽ hơn vào chính tiếng nói bên trong của riêng tôi.
Theo con đường lát gạch màu vàng
Giống như tất cả những nguồn khác của thẩm quyền, những cảm xúc có những thiếu sót của chúng. Tư tưởng nhân bản giả định rằng mỗi con người đều có ở bên trong một tự ngã đích thực duy nhất, nhưng khi tôi cố gắng lắng nghe nó, tôi thường gặp phải hoặc là im lặng hoặc một chói tai của những tiếng nói ganh đua. Để khắc phục vấn đề này, tư tưởng nhân bản đã duy trì không chỉ là một nguồn mới của thẩm quyền, nhưng cũng một phương pháp mới để liên lạc được với thẩm quyền và đạt được kiến thức đích thực.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
Riêng một định nghĩa của nghệ thuật theo đó đã sẵn đấy để nắm lấy. Năm 1917, Marcel Duchamp đã đem một bồn đi tiểu, thứ sản xuất hàng loạt, kiểu thông thường, ký tên của mình ở phía dưới, đặt tên nó là Fountain (Đài Phun nước), và tuyên bố đó là một tác phẩm nghệ thuật, và đặt nó trong một nhà bảo tàng ở Paris. Những người thời Trung cổ tất đã không đoái hoài, ngay cả để chỉ bàn luận về nó. Ai mà phí hơi với việc cực kỳ vô lý như vậy? Tuy nhiên, trong thế giới nhân bản ngày nay, công trình của Duchamp được xem là một mốc quan trọng ghi dấu nghệ thuật. Trong vô số những lớp học trên khắp thế giới, những sinh viên nghệ thuật năm thứ nhất được cho xem một hình ảnh Fountain của Duchamp, và khi giáo sư vừa ra dấu hiệu hãy bàn luận, cả lớp học bùng nổ cãi vã tán loạn trong nóng nảy và kịch liệt. Nó là nghệ thuật! Không, nó không là! Có, nó là! Không đời nào! .... Sau khi để những sinh viên nguội bớt nóng nảy, giáo sư tập trung cuộc thảo luận bằng cách hỏi “Nghệ thuật thì chính xác là gì ? Và làm thế nào để chúng ta xác định một gì đó là hay không là một tác phẩm nghệ thuật?” Sau vài phút tới lui, giáo sư lái cả lớp theo hướng đúng: “Nghệ thuật là bất cứ gì người ta nghĩ là nghệ thuật, và cái đẹp thì trong mắt người nhìn”. Nếu mọi người nghĩ rằng một bồn đi tiểu là một tác phẩm đẹp của nghệ thuật – khi đó nó là. Có thẩm quyền nào cao hơn để có thể nói với mọi người là họ sai? Ngày nay, những bản sao của kiệt tác của Duchamp được trình bày trong một số những bảo tàng quan trọng nhất trên thế giới, trong đó có Bảo tàng San Francisco của Nghệ thuật Ngày nay, Phòng Triển lãm Quốc gia Canada, Phòng Triển lãm Tate ở London và Trung tâm Pompidou ở Paris. (Những bản sao được đặt trong những phòng trưng bày của những bảo tàng, không phải trong những phòng vệ sinh.)
Những tiếp cận theo tư tưởng nhân bản như vậy cũng đã có tác động sâu xa trên những lĩnh vực kinh tế nữa. Trong thời Trung cổ, những phường nghề [6] kiểm soát tiến trình sản xuất, để lại rất ít những gì dành cho sáng kiến hay thị hiếu cá nhân của những nghệ nhân và những khách hàng. Phường nghề của những thợ mộc ấn định một chiếc ghế tốt là gì, phường hội của những người thợ bánh mì định nghĩa bánh mì thế nào thì ngon, và phường nghề của những người làm thơ hay soạn nhạc [7] quyết định bài hát nào là thượng hạng và bài nào là rác rưởi. Trong khi đó những vương hầu và những hội đồng thành phố quy định mức lương và giá cả, đôi khi buộc dân chúng mua một lượng cố định hàng hoá nào đó với giá ấn định. Trong thị trường tự do ngày nay, tất cả những phường hội, những hội đồng và những vương hầu đã được một cơ quan tối cao mới thay thế – ý chí tự do của khách hàng.
Giả sử Toyota quyết định chế tạo chiếc xe toàn hảo. Nó thành lập một ủy ban gồm những nhà chuyên môn từ những lĩnh vực khác mhau: thuê những kỹ sư và nhà vẽ kiểu tài giỏi nhất, tập hợp những nhà vật lý và kinh tế giỏi nhất, và ngay cả tham khảo ý kiến của một số nhà xã hội học và tâm lý học. Để được thêm chắc chắn, họ đưa vào ủy ban này một hoặc hai người từng đoạt giải Nobel, một nữ diễn viên màn bạc từng đoạt giải Oscar, và một số nghệ sĩ nổi tiếng thế giới. Sau năm năm nghiên cứu và phát triển, họ công bố chiếc xe toàn hảo. Hàng triệu xe được sản xuất và vận chuyển đến những đại lý khắp thế giới. Tuy nhiên, không ai mua xe này cả. Có phải điều đó có nghĩa rằng những khách hàng đang phạm một sai lầm, và rằng những người này không biết những gì là tốt cho họ? Không, Trong một thị trường kinh tế tự do, những khách hàng luôn luôn đúng. Nếu những khách hàng không muốn nó, điều đó có nghĩa nó không phải là một chiếc xe tốt. Bất kể nếu tất cả những giáo sư đại học, tất cả những nhà chăn chiên và những mullah Islam đều kêu gọi từ mọi bục giảng rằng đây là một chiếc xe tuyệt vời – nếu những khách hàng từ chối nó, nó là một chiếc xe tệ. Không ai có quyền nói với những khách hàng rằng họ là sai, và không bao giờ có thể xảy ra chuyện chính phủ nào đó sẽ cố bắt buộc dân chúng để mua một chiếc xe đặc biệt nào đó ngược lại với ý muốn của họ.
Những gì là đúng với những chiếc ô tô thì cũng đúng với tất cả những sản phẩm khác. Để làm thí dụ, hãy nghe giáo sư Leif Andersson ở trường Đại học Uppsala. Ông chuyên về di truyền học ứng dụng để làm tăng chất lượng của những thú nuôi, để tạo những con lợn lớn nhanh hơn, bò sữa sản xuất nhiều sữa hơn, và gà có thêm nhiều thịt dính vào xương hơn. Trong một cuộc phỏng vấn cho nhật báo Haaretz, phóng viên Naomi Darom chất vấn trực tiếp Andersson với thực tế là những ứng dụng di truyền như vậy có thể gây rất nhiều đau khổ cho những con vật. Ngày nay đã có rồi những con bò sữa được làm lớn bầu vú, nặng đến nỗi chúng khó mới có thể bước nổi, trong khi những con gà được “nâng cấp” (thêm nhiều thịt) khó có thể đứng lên cho thẳng. Giáo sư Andersson đã có một câu trả lời chắc nịch: “Tất cả mọi thứ quay về với những cá nhân khách hàng và với câu hỏi khách hàng sẵn sàng trả bao nhiêu tiền để có thịt ăn. . . chúng ta phải nhớ rằng không thể nào duy trì được mức tiêu thụ thịt như hiện nay trên thế giới nếu không [làm tăng lượng thịt trong con vật như con] gà ngày nay. . . nếu khách hàng chỉ đòi hỏi chúng ta cung cấp những loại thịt rẻ nhất có thể có được – đó là những gì khách hàng sẽ nhận được. . . Những khách hàng cần phải quyết định những gì là quan trọng nhất đối với họ – giá cả, hoặc một gì đó khác.” [8]
Đêm về, giáo sư Andersson có thể đi ngủ với một lương tâm thanh thản. Thực tế là khách hàng đang mua những thực phẩm từ những gia súc được làm cho thêm nặng thịt của ông, có nghĩa là ông đáp ứng những nhu cầu và mong muốn của họ và như thế ông đang làm điều tốt. Bởi cùng một lôgích, nếu một số tập đoàn nhiều quốc gia muốn biết liệu nó có theo đúng phương châm “Đừng ác độc” của nó hay không, nó chỉ cần có một cái nhìn vào kết toán lời hay lỗ sau cùng của nó. Nếu nó làm được rất nhiều tiền, có nghĩa là hàng triệu người ưa thích những sản phẩm của nó, hàm ý rằng đó là một điều tốt đẹp. Nếu ai đó phản đối và nói rằng người ta có thể làm lựa chọn sai lầm, nó sẽ nhanh nhảu nhắc nhở rằng “khách hàng luôn luôn đúng”, và rằng những cảm xúc của con người là nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa và thẩm quyền. Nếu hàng triệu dân chúng với tự do đã lựa chọn mua sản phẩm của công ty, bạn là ai để nói với họ rằng họ là sai?
Cuối cùng, sự nổi lên của những ý tưởng nhân bản cũng đã cách mạng cả hệ thống giáo dục nữa. Trong thời Trung cổ, nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa và thẩm quyền đều đến từ bên ngoài, do đó giáo dục tập trung vào việc rèn đúc sự vâng phục, nhớ thuộc lòng những sách thánh, và học tập những truyền thống cổ điển. Thày giáo hỏi học trò một câu hỏi, và những học trò phải nhớ xem triết gia Aristotle, vua Solomon hoặc thánh chiên Thomas Aquinas đã trả lời nó như thế nào.
Tư tưởng nhân bản trong 5 hình ảnh
Chính trị Nhân bản: người bỏ phiếu biết giỏi nhất.
Kinh tế Nhân bản: người mua luôn luôn đúng
Thẩm mỹ Nhân bản: cái đẹp thì trong mắt người nhìn. (Fountain của Marcel Duchamp trong một cuộc triển lãm.)
Đạo đức Nhân bản: nếu nó làm mình hạnh phúc – làm đi!
Giáo dục Nhân bản: hãy tự suy nghĩ cho mình!
Ngược lại, giáo dục nhân bản ngày nay tin tưởng vào việc dạy những học sinh để suy nghĩ cho bản thân họ. Biết những gì Aristotle, Solomon và Aquinas nghĩ về chính trị, nghệ thuật và kinh tế là điều tốt; nhưng vì nguồn gốc tối cao của ý nghĩa và thẩm quyền đều nằm bên trong chính chúng ta, để biết những gì chính bạn suy nghĩ về những vấn đề này là điều quan trọng hơn nhiều. Hỏi một nhà giáo – cho dù ở trường mầm non, trung học hay cao đẳng – những gì cô đang cố gắng để dạy. “Vâng”, cô sẽ trả lời, “Tôi dạy cho các em về lịch sử, hay vật lý quantum, hay nghệ thuật – Nhưng trên hết, tôi cố gắng để dạy cho họ suy nghĩ cho bản thân họ”. Nó có thể không luôn luôn thành công, nhưng đó là những gì giáo dục nhân bản tìm cách để thực hiện.
Khi nguồn gốc của ý nghĩa và thẩm quyền đã được dời chỗ từ trời cao xuống những cảm xúc của con người, bản chất của tất cả vũ trụ có trật tự đã thay đổi. Vũ trụ vòng ngoài – cho đến nay vẫn đầy ắp những gót, những thần linh, những nàng muse, tiên nữ và thần tinh – đã trở thành không gian trống rỗng. Thế giới bên trong – cho đến nay vẫn là một vùng đất không đáng kể của những đam mê thô sống – đã trở thành sâu xa và phong phú vượt khỏi mức độ có thể đo lường. Những thiên thần và quỷ thần đã được chuyển đổi từ những (những gì xem như những) thực thể vẫn lang thang đó đây khắp những khu rừng và sa mạc của thế giới, vào thành những sức mạnh bên trong tâm lý của chúng ta. Thiên đường và hỏa ngục cũng thế, chúng thôi không còn là những nơi chốn xem như có thực ở đâu đó, trên những đám mây và dưới những núi lửa, và thay vào đó đã được hiểu như những trạng thái tâm thần bên trong con người. Bạn có kinh nghiệm thế nào hỏa ngục mỗi khi bạn đốt cháy ngọn lửa của sự tức giận và hận thù trong lòng bạn; và bạn tận hưởng hạnh phúc trên thiên đường mỗi khi bạn tha thứ cho những kẻ thù của bạn, ăn năn những hành động sai trái của riêng bạn và chia sẻ sự giàu có của bạn với những người nghèo.
Khi Nietzsche tuyên bố rằng Gót đã chết, đây là những gì ông muốn nói. Ít nhất là ở phương Tây, Gót đã trở thành một ý tưởng trừu tượng mà một số người còn chấp nhận và một số người khác đã từ chối, nhưng cả hai cách đều không tạo nên chút khác biệt nào nữa cả. [9] Trong thời Trung cổ, nếu không có một gót, tôi không có đâu là nguồn gốc của quyền lực chính trị, đạo đức và thẩm mỹ cho tôi. Tôi không thể nói những gì là đúng, là tốt hay là đẹp. Ai có thể sống như thế? Ngày nay, ngược lại, rất dễ dàng để không phải tin vào Gót, vì tôi không phải trả giá nào cho sự không tin tưởng của tôi. Tôi có thể là một người vô thần trọn vẹn, hoàn toàn không tin có gót, và vẫn rút ra một kết hợp rất phong phú của những giá trị về chính trị, đạo đức và thẩm mỹ từ kinh nghiệm nội tâm của tôi.
Nếu tôi có tin vào Gót chăng nữa, nó là sự lựa chọn của tôi để tin tưởng. Nếu bản ngã bên trong tôi tự nói với tôi hãy tin vào Gót – thì tôi tin. Tôi tin vì tôi cảm thấy có sự hiện diện của Gót, và lòng tôi nói với tôi rằng Ông thì có đó. Nhưng nếu tôi không còn cảm thấy sự hiện diện của Gót, và nếu lòng tôi đột nhiên nói với tôi rằng không có Gót – Tôi sẽ ngừng tin tưởng. Dù bằng cách nào, nguồn gốc thực sự của thẩm quyền là những cảm xúc của riêng tôi. Vì vậy, ngay cả khi nói rằng tôi tin vào Gót, sự thật là tôi có một tin tưởng mạnh mẽ hơn vào chính tiếng nói bên trong của riêng tôi.
Theo con đường lát gạch màu vàng
Giống như tất cả những nguồn khác của thẩm quyền, những cảm xúc có những thiếu sót của chúng. Tư tưởng nhân bản giả định rằng mỗi con người đều có ở bên trong một tự ngã đích thực duy nhất, nhưng khi tôi cố gắng lắng nghe nó, tôi thường gặp phải hoặc là im lặng hoặc một chói tai của những tiếng nói ganh đua. Để khắc phục vấn đề này, tư tưởng nhân bản đã duy trì không chỉ là một nguồn mới của thẩm quyền, nhưng cũng một phương pháp mới để liên lạc được với thẩm quyền và đạt được kiến thức đích thực.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)
[1] [Jean-Jacques Rousseau, Émile, ou de l’éducation (Paris, 1967),
348.]
[2] Nhân đây, không thể không nhắc đến
xã hội cổ điển của chúng ta – còn kể lại về những lệ làng – đã trừng phạt nặng
nề những tình duyên ngoài hôn nhân (gọt gáy bôi vôi, thả bè trôi sông,..) chủ
yếu vì quan điểm của cộng đồng nhìn những vụng trộm này như sự thách thức và
phá vỡ trật tự xã hội, không như vi phạm những luật lệ thiêng liêng nào đó, hay
ít nhất không dựa vào răn dạy ‘đạo đức’ thần linh nào để biện minh sự trừng
phạt, như thấy trong xã hội phương Tây. Theo dòng suy nghĩ này, có thể giải
thích tại sao người ta thường làm ngơ với phái nam (trai năm thê bảy thiếp)
nhưng không tha thứ cho người phụ nữ đa tình (gái chính chuyên chỉ một chồng) –
có thể đến từ hệ luận rằng vợ là ‘sở hữu’ của chồng, người vợ ‘thuộc’ về người
chồng/gia đình chồng, do đó; ngoại tình là một thứ vi phạm tư hữu!. Tương tự,
trường hợp ‘chửa hoang’, không ai mất quyền tư hữu (nhân vật nam vắng mặt), nên
tình duyên vắng mặt hôn nhân này chỉ xem là trái với tục lệ, hương ước, nên người
nữ bị tội nhẹ hơn, đuổi khỏi làng hay chỉ bị phạt vạ.
[3] LGBT: từ
viết tắt ghép những chữ đầu của lesbian, gay, bisexual, transgender (đồng tính
nữ, nam, lưỡng tính, chuyển giới tính)
[4]
[Journalists Syndicate Says Charlie Hebdo Cartoons “Hurt Feelings”, Washington
Okays’, Egypt Independent, 14 January
2015, accessed 12 August 2015,
http://www.egyptindependent.com/news/journalists-syndicate-says-charlie-hebdo-cartoons-percentE2percent80percent98hurt-feelings-washington-okays.]
[5] Wars of the Roses: nội chiến trong thế kỷ
XV, giữa hai giòng vua: House of York (hoa hồng trắng) và House of Lancaster
(hoa hồng đỏ) ở England.
[6] guild: phường hội những nghề chuyên môn
[7] Meistersinger (=master singer: người hát chính, trưởng ca đoàn)
[8] [Naomi Darom, ‘Evolution on Steroids’, Haaretz, 13 June 2014.]
[9] xem thêm bài dịch của tôi: Friedrich Nietzsche – Kẻ Điên