Friday, February 3, 2017

Harari – Homo Deus: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (09)

Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari









5
Cặp đôi Lạ lẫm

Những truyện kể phục vụ như những nền móng và trụ cột của những xã hội loài người. Như lịch sử đã mở ra, những truyện kể về những gót, những quốc gia và những tập đoàn đã lớn dậy mạnh mẽ như vậy khiến chúng bắt đầu thống trị thực tại khách quan. Tin vào gót Sobek to lớn, Mệnh Trời, hoặc sách Thánh Kitô đã làm cho người ta có khả năng để xây hồ Fayum Egypt, Trường Thành nước Tàu, và Nhà thờ lớn Chartres. Thật không may, những tin tưởng mù quáng vào những truyện kể này có nghĩa rằng những nỗ lực của con người thường xuyên tập trung vào việc làm tăng vinh quang của những thực thể hư cấu, như những gót và những quốc gia, thay vì làm tốt hơn những cuộc đời của những con người sống thực.

Có phải phân tích này ngày nay vẫn còn đúng? Ngay từ cái nhìn đầu tiên, có vẻ rằng xã hội ngày nay thì rất khác biệt với những vương quốc Egypt thời cổ, hay nước Tàu phong kiến trung cổ. Không phải hay sao sự nổi lên của khoa học thời nay đã thay đổi những luật lệ cơ bản của trò chơi con người? Sẽ không đúng hay sao khi nói rằng bất kể sự quan trọng đang tiếp diễn của những thần thoại truyền thống, những hệ thống xã hội ngày nay ngày càng tùy thuộc vào những lý thuyết khoa học khách quan như thuyết tiến hóa, vốn đơn giản là đã không có ở Egypt thời cổ, hay nước Tàu trung cổ?

Dĩ nhiên, chúng ta cũng có thể biện luận rằng những lý thuyết khoa học đều là một loại mới của huyền thoại, và tin tưởng của chúng ta vào khoa học thì không có gì khác biệt với tin tưởng của người Egypt thời cổ vào gót Sobek to lớn. Tuy nhiên, sự so sánh không phải là không có chỗ hở. Sobek đã chỉ hiện hữu trong trí tưởng tượng tập thể của những tín đồ của ông. Cầu nguyện với Sobek đã giúp hàn gắn chặt chẽ hệ thống xã hội Egypt, qua đó cho người ta có được khả năng để xây dựng những đập và những kinh đào ngăn lũ lụt và chống hạn hán. Tuy nhiên, bản thân những người cầu nguyện đã không làm tăng hoặc giảm mực nước sông Nile được một milimet nào. Ngược lại, lý thuyết khoa học không chỉ là một cách để buộc người ta vào với nhau. Người ta thường nói rằng Gót sẽ trợ giúp những ai là người tự giúp mình. Đây là một cách quẩn quanh của nói rằng Gót không hiện hữu, nhưng nếu tin tưởng của chúng ta vào Ông gây hứng khởi cho chúng ta làm một gì đó cho chúng ta – đó là trợ giúp. Những thuốc kháng sinh, không giống như Gót, trợ giúp ngay cả những người không tự giúp mình. Chúng chữa những bệnh nhiễm trùng cho dù bạn tin vào chúng hay không.

Hệ quả là thế giới thời nay thì rất khác biệt với thế giới trước thời nay. Những pharaoh Egypt và những hoàng đế nước Tàu đã thất bại trong việc khắc phục nạn đói, bệnh dịch và chiến tranh, mặc dù có hàng nghìn năm nỗ lực. Những xã hội thời nay đã tìm được cách làm điều đó trong vòng vài trăm năm. Không phải là nó là kết quả của sự từ bỏ những huyền thoại liên chủ quan để nghiêng về ủng hộ kiến ​​thức khoa học khách quan? Và không phải chúng ta không thể mong đợi tiến trình này sẽ gia tăng trong những mười năm tới? Khi kỹ thuật cho phép chúng ta ‘nâng cấp’ con người, chiến thắng tuổi già, và tìm được chìa khóa mở cửa hạnh phúc, như thế mọi người sẽ ít quan tâm hơn về những hư cấu như những gót, những quốc gia và những công ty, và thay thế bằng việc tập trung vào sự khai mở những bí ẩn của thực tại vật lý và sinh học.

Tuy nhiên, trong thực tế, những sự việc thì phức tạp hơn nhiều. Khoa học thời nay chắc chắn đã thay đổi những quy luật của trò chơi, nhưng nó đã không chỉ đơn giản thay thế những huyền thoại với những sự kiện. Những huyền thoại tiếp tục thống trị loài người. Khoa học chỉ làm cho những huyền thoại này mạnh hơn. Thay vì phá hủy những thực tại liên chủ quan, khoa học sẽ cho nó khả năng để kiểm soát những thực tại khách quan và chủ quan một cách trọn vẹn hơn bao giờ hết. Nhờ những computer và công nghệ sinh học, sự khác biệt giữa hư cấu và thực tại sẽ bị nhòa, khi người ta định hình lại thực tại để phù hợp với những hư cấu yêu thích của họ.

Những thày tu của Sobek đã tưởng tượng sự hiện hữu của loài cá sấu thần linh, trong khi pharaoh mơ ước về sự không-chết. Trong thực tế, con cá sấu thiêng liêng đã là một con vật thuộc loài bò sát, sống trong đầm lầy, rất bình thường, được mặc quần áo dát vàng trang trí lộng lẫy, và pharaoh đã cũng sống chết như một người nông dân đơn giản nhất. Sau khi chết, thi thể ông được ướp những chất dầu để giữ lâu chống hư hoại, và tẩm những thứ nước hoa thơm, nhưng nó không có sự sống như một người sống có thể có. Ngược lại, những nhà khoa học thế kỷ XXI có thể thực sự dùng kỹ thuật để chế tạo những con cá sấu siêu phàm, và để cung cấp cho tầng lớp thiểu số thượng lưu chọn lọc của loài người với tuổi trẻ vĩnh cửu ở đây, trên quả đất.

Cho nên, sự phát triển của khoa học sẽ làm cho ít nhất một số huyền thoại và tôn giáo mạnh mẽ hơn, quyền năng hơn bao giờ hết. Để hiểu tại sao, và để đối mặt với những thách đố của thế kỷ XXI, chúng ta do đó nên xem lại một trong những câu hỏi dai dẳng nhất của tất cả: khoa học ngày nay liên hệ với tôn giáo như thế nào? Dường như mọi người đã nói một triệu lần tất cả mọi đsự vật việc nếu có đó để nói về câu hỏi này. Tuy nhiên, trong thực tế, khoa học và tôn giáo đều giống như một cặp vợ chồng, sau 500 năm được hướng dẫn hôn nhân, nhưng cả hai vẫn không biết nhau. Chàng vẫn mơ Cô bé Lọ Lem, và nàng vẫn tiếp tục trông chờ Hoàng tử Trong mộng, trong khi họ tranh luận với nhau đến lượt ai là người đem rác đi đổ .

Những Mầm bệnh và những Quỉ thần

Hầu hết những hiểu lầm liên quan đến khoa học và tôn giáo là hậu quả từ những định nghĩa sai lầm về tôn giáo. Tất cả quá thường xuyên, người ta lẫn lộn tôn giáo với mê tín dị đoan, tâm linh, tin tưởng vào quyền năng siêu nhiên, hoặc tin tưởng vào những gót. Tôn giáo không là một nào trong số những điều này. Tôn giáo không thể đánh đồng với mê tín dị đoan, vì hầu hết mọi người chắc chắn sẽ không gọi những tin tưởng mình vẫn ấp ủ quí trọng là “mê tín dị đoan”. Chúng ta luôn luôn tin vào “sự thực”. Đó là chỉ có những ai khác, mới là những người tin những mê tín dị đoan.

Tương tự như vậy, rất ít người đặt tin tưởng của họ vào những quyền năng siêu nhiên. Đối với những ai là người tin vào những quỷ thần, quỷ thần không phải là siêu nhiên. Họ là một phần nội tại, không thể thiếu của tự nhiên, giống như những con nhím, những bọ cạp và những mầm bệnh. Những y sĩ ngày nay đổ lỗi bệnh tật cho những mầm bệnh vô hình, và những phù thủy voodoo đổ lỗi bệnh tật cho những quỷ thần vô hình. Không có gì siêu nhiên về điều đó: bạn làm cho một số quỷ thần giận dữ, vì vậy quỷ thần nhập vào cơ thể của bạn và làm bạn đau đớn. Còn điều gì có thể tự nhiên hơn thế? Chỉ có những ai là người không tin vào những quỷ thần nghĩ mới về họ như đứng ngoài trật tự tự nhiên của những sự vật việc.

Đánh đồng tôn giáo với tin tưởng vào những quyền năng siêu nhiên hàm ý rằng bạn có thể hiểu được tất cả những hiện tượng tự nhiên mà không cần đến tôn giáo, vốn chỉ là một thêm thắt tuỳ ý chọn lựa. Sau khi đã hiểu rất rõ toàn bộ của thiên nhiên, bây giờ bạn có thể chọn không biết nên thêm vào một số tín điều siêu nhiên tôn giáo hay không. Tuy nhiên, hầu hết những tôn giáo biện luận rằng bạn đơn giản là chỉ không thể hiểu được thế giới mà không có chúng. Bạn sẽ không bao giờ hiểu được lý do thực sự của bệnh tật, hạn hán hay động đất nếu bạn không tiếp nhận những tín điều của họ vào trong giải thích.

Định nghĩa tôn giáo như là “tin tưởng vào gót” cũng là vấn đề bàn cãi. Chúng ta có khuynh hướng nói rằng một người Kitô sùng đạo là người có tôn giáo vì người ấy tin vào gót, trong khi một người cộng sản nhiệt thành không phải là người có tôn giáo, vì chủ nghĩa cộng sản không có gót. Tuy nhiên, tôn giáo được tạo ra bởi con người chứ không phải bởi những gót, và nó được định nghĩa bởi chức năng xã hội của nó chứ không phải là sự hiện hữu của những gót. Tôn giáo là bất cứ gì đem trao tính chính đáng về siêu phàm cho những cấu trúc xã hội của con người. Nó chính đáng hóa, hay hợp pháp hóa những chuẩn mực và giá trị nhân văn bằng biện luận rằng chúng phản ảnh những luật lệ siêu phàm.

Tôn giáo khẳng định rằng con người chúng ta là những đối tượng của một hệ thống những luật lệ đạo đức đã không do chúng ta phát minh và chúng ta không thể thay đổi chúng. Một người Jew sùng đạo sẽ nói rằng đây là hệ thống những luật lệ đạo đức được Gót tạo ra, và được ‘vén lên cho thấy’ trong Sách Thánh Kitô. Một Hindu sẽ nói rằng Brahma, Vishnu và Shiva tạo ra những luật lệ, được tiết lộ cho con người chúng ta trong những kinh Vedas. Những tôn giáo khác, từ đạo Phật đến Lão Trang, đến chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tự do, biện luận rằng những luật siêu phàm là những luật tự nhiên, nhưng chúng không phải là do thần này hay gót kia tạo ra. Dĩ nhiên, mỗi tôn giáo đều tin vào một set khác biệt của những luật tự nhiên đã phát hiện và tiết lộ từ những nhà tiên tri và ngôn sứ khác nhau, từ đức Phật đến Laozi, đến Hitler và Lenin.

Một cậu bé người Jew đi tới cha mình và hỏi: “Bố, tại sao chúng ta không nên ăn thịt lợn?” Người cha vuốt bộ râu trắng dài của mình suy nghĩ và trả lời, “Vâng, Yankele, đó là cách thế giới hoạt động. Con vẫn còn trẻ và con không hiểu, nhưng nếu chúng ta ăn thịt lợn, Gót sẽ trừng phạt chúng ta và chúng ta sẽ đi đến một kết thúc xấu. Nó không phải là ý tưởng của ta. Nó thậm chí không là ý tưởng của rabbi. Nếu những rabbi đã tạo ra thế giới, có lẽ ông đã tạo ra một thế giới trong đó thịt lợn là ‘kosher’, là được phép ăn. Nhưng những rabbi đã không tạo ra thế giới – Gót đã tạo ra. Và Gót nói, ta không biết tại sao chúng ta không nên ăn thịt lợn. Vì vậy, chúng ta không nên ăn thịt lợn. Hiểu chưa?”

Năm 1943, Một cậu bé người Germany đi tới cha mình, một sĩ quan SS cao cấp, và hỏi: “Bố, tại sao chúng ta giết những người Jew?” Người cha xỏ chân vào đôi giày da sáng bóng của mình, và trong khi đó giải thích, “Vâng, Fritz, đó là cách thế giới hoạt động. Con vẫn còn trẻ và con không hiểu, nhưng nếu chúng ta cho phép người Jew sinh sống, họ sẽ gây ra sự thoái hóa và tuyệt chủng của loài người. Đó không phải là ý tưởng của ta, và nó thậm chí không là ý tưởng của Führer [1]. Nếu Hitler đã tạo ra thế giới, có lẽ ông đã tạo ra một thế giới trong đó những luật của chọn lọc tự nhiên đã không được áp dụng, và người Jew và người Aryan tất cả có thể sống với nhau trong sự hòa hợp hoàn hảo. Nhưng Hitler đã không tạo ra thế giới. Ông chỉ biết cách để mở bí mật của những luật của tự nhiên, và sau đó hướng dẫn chúng ta sống thế nào cho phù hợp với chúng. Nếu chúng ta không tuân theo những luật này, chúng ta sẽ đi đến một kết thúc xấu. Rõ chưa?!”

Vào năm 2016, một cậu bé người Anh đi tới cha mình, một nghị sĩ với tư tưởng tự do, và hỏi: “Bố, tại sao chúng ta nên quan tâm về nhân quyền của người Muslim ở Trung Đông?” Người cha đặt tách trà xuống, suy nghĩ một lúc, và nói, “Vâng, Duncan, đó là cách thế giới hoạt động. Con vẫn còn trẻ và con không hiểu, nhưng tất cả mọi người, ngay cả những người Muslim ở Trung Đông, có cùng bản chất và do đó được hưởng những quyền tự nhiên tương tự. Đây không phải là ý tưởng của ta, cũng không phải là quyết định của Nghị viện. Nếu Nghị viện đã tạo ra thế giới, những quyền con người phổ quát có thể cũng đã được chôn vùi trong một vài uỷ ban nhỏ hơn cùng với tất cả những thứ vật lý quantum đang bàn cãi đó. Nhưng Quốc hội đã không tạo ra thế giới, nó chỉ cố gắng làm cho nó có ý nghĩa, và chúng ta phải tôn trọng những quyền tự nhiên, ngay cả những người Muslim ở Trung Đông, hoặc chẳng bao lâu, những quyền của chính chúng ta cũng sẽ bị vi phạm, và chúng ta sẽ đến một kết thúc xấu. Thôi, giờ con đi đi.”

Những người Tự do, Cộng sản và những người theo những tín ngưỡng khác thời nay đều không thích mô tả hệ thống riêng của họ như là một “tôn giáo”, vì họ kết buộc chặt chẽ tôn giáo với mê tín và những quyền năng siêu nhiên. Nếu bạn nói với người cộng sản hay tự do rằng họ là những tín đồ tôn giáo, họ nghĩ rằng bạn buộc tội họ nhắm mắt tin tưởng vào những giấc mơ không thể đạt và không căn cứ. Trong thực tế, nó chỉ có nghĩa là họ tin tưởng vào một vài hệ thống luật lệ nào đó về đạo đức vốn chúng không do con người phát minh, nhưng dẫu vậy con người phải tuân theo. Theo như chúng ta biết, tất cả những xã hội con người tin tưởng vào điều này. Mỗi xã hội đều bảo những thành viên của nó rằng họ phải tuân theo một số luật đạo đức trên con người, và vi phạm luật này sẽ dẫn đến thảm họa.

Những tôn giáo khác biệt với nhau, dĩ nhiên, trong những chi tiết của những chuyện kể của họ, những điều răn dạy cứng rắn cụ thể của họ, và những thưởng và phạt họ hứa hẹn. Vì vậy, trong thời trung cổ Europe Hội Nhà Thờ Catô cho rằng Gót không thích những người giàu. Jesus nói rằng để cho một người giàu có đi qua cửa thiên đàng thì khó khăn hơn so với một con lạc đà đi qua lỗ chân kim, và Hội Nhà Thờ khuyến khích người giàu làm phước thiện, chia thật nhiều của cho những người nghẻo, đe dọa rằng người keo kiệt sẽ bị thiêu đốt trong hỏa ngục. Chủ nghĩa cộng sản ngày nay cũng không thích những người giàu có, nhưng nó đe dọa họ với mâu thuẫn giai cấp ở đây và bây giờ, chứ không phải là với chuyện bị đốt bằng sulfur sau khi chết.

Những qui luật về lịch sử của chủ nghĩa Cộng sản cũng tương tự như những điều răn của Gót Kitô, trong chừng mức chúng là những sức mạnh siêu nhiên mà con người không thể thay đổi theo ý thích. Ngày mai, mọi người có thể quyết định hủy bỏ những quy tắc việt vị trong bóng đá, vì chúng ta đã phát minh ra luật đó, và chúng ta có tự do để thay đổi nó. Tuy nhiên, ít nhất là theo Marx, chúng ta không thể thay đổi những qui luật của lịch sử. Bất kể những nhà tư bản làm những gì đi nữa, miễn là họ tiếp tục tích lũy tài sản riêng, họ bị buộc với việc tạo ra mâu thuẫn giai cấp, và họ đi đến bị giai cấp vô sản đang nổi lên đánh bại.

Nếu xảy ra chính bạn là một người cộng sản, bạn có thể biện luận rằng chủ nghĩa cộng sản và đạo Kitô dù sao đi nữa vẫn rất là khác biệt, vì chủ nghĩa cộng sản là đúng, trong khi đạo Kitô thì sai. Mâu thuẫn giai cấp thực sự là bản chất, nó gắn liền với hệ thống chủ nghĩa tư bản, trong khi những người giàu không phải chịu cực hình đời đời trong hỏa ngục sau khi chết. Tuy nhiên, ngay cả nếu đó là trường hợp xảy ra, nó không có nghĩa là chủ nghĩa cộng sản không phải là một tôn giáo. Đúng hơn, nó có nghĩa là chủ nghĩa cộng sản là một trong những tôn giáo đúng thực. Những tín đồ của mọi tôn giáo đều tin chắc rằng chỉ tôn giáo của họ là đúng thực. Có lẽ những tín đồ của một tôn giáo nào đó là đúng.

Nếu Bạn Gặp Phật

Khẳng định rằng tôn giáo là một dụng cụ cho sự giữ gìn trật tự xã hội và cho tổ chức sự cộng tác trên quy mô lớn có thể làm mất lòng nhiều người, những người nó đại diện cho một con đường tâm linh cao đẹp nhất và quan trọng nhất với họ. Tuy nhiên, giống như khoảng cách giữa tôn giáo và khoa học thì nhỏ hơn so với chúng ta thường nghĩ, cũng thế khoảng cách giữa tôn giáo và tâm linh thì lớn hơn nhiều. Tôn giáo là một thỏa thuận, trong khi tâm linh là một hành trình.

Tôn giáo đưa ra một mô tả trọn vẹn về thế giới, và đem cho chúng ta một hợp đồng đâu đó rõ ràng với những mục tiêu định trước. “Gót hiện hữu. Ông bảo chúng ta hãy hành xử theo những cách nhất định nào đó. Nếu bạn tuân phục Gót, bạn sẽ được nhận vào thiên đàng. Nếu bạn không tuân theo Ông, bạn sẽ bị đốt trong hỏa ngục.” Chính sự rõ ràng của thỏa thuận này cho phép xã hội để định nghĩa những chuẩn mực và những giá trị thông thường vốn điều chỉnh hành vi con người.

Những hành trình tâm linh không có gì giống như thế. Chúng thường đem người ta vào trong những lối bí ẩn hướng tới những điểm đến không biết rõ. Sự tìm kiếm thường bắt đầu với một vài câu hỏi lớn, chẳng hạn như tôi là ai? Ý nghĩa của cuộc sống là gì? Tốt lành là gì? Trong khi nhiều người chỉ chấp nhận những câu trả lời làm sẵn, được những quyền năng vốn có chúng đem cho, những người tìm kiếm tâm linh không dễ hài lòng như thế. Họ quyết tâm đi theo câu hỏi lớn tới bất cứ nơi nào nó dẫn đến, và không chỉ đến những nơi bạn biết rõ, hay muốn đến thăm. Do đó đối với hầu hết mọi người, những nghiên cứu học thuật là một hợp đồng chứ không phải là một hành trình tâm linh, vì chúng đưa chúng ta đến một mục tiêu đã định trước, đã được những cha anh của chúng ta, những chính phủ và những ngân hàng của chúng ta chấp thuận. “Tôi sẽ theo học ba năm, qua những kỳ thi, có được văn bằng cử nhân của tôi, và bảo đảm một việc làm có lương cao.” Nghiên cứu học thuật có thể được chuyển đổi vào thành một cuộc hành trình tâm linh nếu những câu hỏi lớn mà bạn gặp phải trên đường đi làm chuyển hướng của bạn tới những điểm đến bất ngờ, vốn với chúng bạn khó có thể đầu tiên ngay cả lại mường tượng được. Lấy thí dụ, một sinh viên có thể đã bắt đầu theo học ngành kinh tế để bảo đảm một việc làm ở Wall Street. Tuy nhiên, nếu những gì cô học, bằng cách nào đó, khiến cô kết cuộc thành ra trong một tu viện (ashram) Hindu, hay đi giúp những người bệnh HIV ở Zimbabwe, khi đó chúng ta có thể gọi đó là một hành trình tâm linh.

Tại sao gắn nhãn hiệu một chuyến đi như thế là “tâm linh”? Đây là một di sản từ những tôn giáo nhị nguyên thời cổ tin vào sự hiện hữu của hai vị gót, một tốt và một xấu. Theo thuyết nhị nguyên trong những tôn giáo này, vị gót tốt tạo ra hồn người tinh khiết và vĩnh cửu, sống trong một thế giới tuyệt diệu của tinh thần. Tuy nhiên, vị gót xấu – đôi khi gọi tên là Satan – tạo ra một thế giới khác, làm bằng vật chất. Satan đã không biết làm thế nào để cho sáng tạo của mình tồn tại mãi mãi, do đó trong thế giới vật chất tất cả mọi sự vật việc đều mục rữa và phân huỷ. Ngõ hầu thổi sự sống vào sự sáng tạo còn thiếu xót của mình, Satan đã cám dỗ những hồn người từ thế giới tinh khiết của tinh thần, và giam chúng vào bên trong những cơ thể vật chất. Đó là con người là gì – một hồn tốt đẹp thiêng liêng mắc kẹt trong một thân xác vật chất xấu ác. Vì nhà tù của hồn người – thân xác – phân rã và cuối cùng phải chết, Satan không ngừng cám dỗ linh hồn với những thú vui thể xác, và nhất là với thức ăn, tình dục và quyền lực. Khi cơ thể tan rã và linh hồn có một cơ hội để thoát về thế giới tâm linh, sự thèm muốn của nó với những lạc thú xác thịt vật chất kéo nó trở lại bên trong cơ thể vật chất mới nào đó. Những linh hồn như vậy, luân hồi từ cơ thể này sang cơ thể khác, lãng phí tháng ngày của nó trong sự theo đuổi thức ăn, tình dục và quyền lực.

Thuyết nhị nguyên tôn giáo dạy dỗ người ta phá vỡ những xiềng xích vật chất này và thực hiện một hành trình quay về lại thế giới tâm linh, vốn hoàn toàn xa lạ với chúng ta, nhưng là nhà thật của chúng ta. Trong hành trình tìm kiếm khó khăn và lâu dài này, chúng ta phải từ chối tất cả những cám dỗ vật chất và những thỏa thuận. Do di sản nhị nguyên này, mỗi hành trình trên đó chúng ta nghi ngờ những ước lệ và những thỏa thuận của thế giới trần tục, và bước đi hướng tới một nơi đến xa lạ, không rõ, thì gọi là “một hành trình tâm linh”.

Những hành trình như vậy về cơ bản khác với những tôn giáo, vì tôn giáo tìm cách để gắn chặt trật tự thế gian, trong khi tâm linh tìm cách để thoát khỏi nó. Thường xuyên, đòi hỏi quan trọng nhất của những người ​​lang thang tìm kiếm trên hành trình tâm linh là để thách thức những tin tưởng và ước lệ của những tôn giáo ưu thắng. Trong Thiền đạo Phật có câu nói rằng “Nếu bạn gặp Phật trên đường bạn đi, hãy giết Phật đi!” [2] Có nghĩa là nếu trong khi đang đi trên con đường tâm linh bạn gặp phải những ý tưởng khô cứng và những luật lệ chôn chặt của một đạo Phật đã bị thể chế hóa, bạn cũng phải tự giải thoát chính mình khỏi chúng nữa.

Đối với những tôn giáo, tâm linh là một mối đe dọa nguy hiểm. Những tôn giáo thường điển hình cố gắng để kiềm chế những tìm kiếm tâm linh của những tín đồ của họ, và nhiều hệ thống tôn giáo đã bị thách thức không phải bởi những người bình thường bận tâm với thức ăn, tình dục và quyền lực, nhưng đúng hơn bởi những người tìm kiếm sự thật tâm linh, những người đã muốn nhiều hơn những lời chỉ dạy rập khuôn công thức. Thế nên, sự nổi dậy của Thệ Phản chống lại quyền bính của hội Nhà thờ Kitô đã bật cháy không phải do những người vô thần theo chủ nghĩa khoái lạc nhưng do một nhà tu sùng đạo và khổ hạnh, Martin Luther. Luther muốn những trả lời cho những câu hỏi hiện sinh của đời sống, và từ chối sự giải quyết bằng những nghi lễ, nghi thức và những thoả thuận được hội Nhà Thờ cung cấp.

Trong thời của Luther, Hội Nhà Thờ đã hứa hẹn những tín đồ của nó những thoả thuận rất hấp dẫn. Nếu bạn đã phạm tội, và sợ bị đày vĩnh viễn trong hỏa ngục sau cái chết, tất cả những bạn cần làm là mua một đặc ân xá tội [3]. Vào đầu thế kỷ XVI, Hội Nhà Thờ sử dụng những người chuyên nghiệp đi “bán rong sự cứu rỗi”; những người đi đó đây khắp những thị trấn và làng mạc của Europe và bán những ‘đặc ân xá tội’ với những giá nhất định. Bạn muốn có một thị thực nhập cảnh vào thiên đàng? Trả mười đồng tiền vàng. Bạn muốn ông nội Heinz và bà nội Gertrud (đã chết lâu rồi) cũng sẽ gặp bạn ở đó? Không có gì khó khăn cả, nhưng việc đó sẽ tốn bạn ba mươi đồng. Nổi tiếng nhất trong số những người bán hàng rong, thày tu Johannes Tetzel, dòng Dominican, được cho là đã nói rằng thời điểm đồng tiền rơi xuống hòm đựng tiền kêu thành tiếng động, linh hồn bay ra khỏi chốn luyện ngục để lên thiên đàng.[4]

Luther càng nghĩ về nó, ông càng nghi ngờ thỏa thuận này, và hội Nhà Thờ đã đem rao bán nó. Bạn không thể nào có được con đường của bạn đến sự cứu rỗi chỉ bằng mua bán. Vua Chiên Kitô không thể nào lại có thể có quyền tha người ta những tội lỗi của họ, và mở những cánh cửa vào thiên đàng. Theo lời kể truyền thống dân gian Thệ Phản, vào ngày 31 Tháng Mười 1517, Luther đi đến nhà thờ All Saints ở Wittenberg, mang theo một văn bản dài, một cái búa và và cái đinh. Văn bản này đã liệt kê chín mươi lăm luận án chống lại thực hành tôn giáo đương thời, bao gồm chống lại việc bán những đặc ân xá tội. Luther đóng đinh nó vào cửa nhà thờ, bật lên tia lửa cách mạng tôn giáo là Cải Cách Thệ Phản [5], trong đó kêu gọi bất kỳ một ai là những người quan tâm đến sự cứu rỗi để nổi loạn chống lại thẩm quyền của vua Chiên Kitô ở Vatican, và tìm kiếm những con đường thay thế để lên thiên đàng.


Vua Chiên Kitô bán những ‘đặc ân xá tội’ để lấy tiền (từ một truyền đơn Thệ Phản).



Từ viễn cảnh lịch sử, hành trình tâm linh luôn là bi kịch, vì nó là một con đường cô đơn phù hợp cho những cá nhân chứ không phải cho toàn thể xã hội. Sự cộng tác của con người đòi hỏi phải có những trả lời chắc chắn hơn là chỉ những câu hỏi, và những người sôi nổi chống lại những cấu trúc tôn giáo lỗi thời mất hết hiệu lực sau cùng đều rèn đúc những cấu trúc mới thay vào vị trí của chúng. Nó đã xảy ra với những người theo thuyết nhị nguyên, những hành trình tâm linh của họ đã trở thành những tôn giáo được thiết lập lâu dài. Nó xảy ra với Martin Luther, người sau khi thách thức những luật lệ, những tổ chức và những nghi thức của Hội Nhà Thờ Catô, đã thấy chính mình viết những sách luật mới, sáng lập những tổ chức mới và phát minh những nghi lễ mới. Nó đã xảy ra với và Jesus và ngay cả với đức Phật. Trong sự tìm kiếm không nhân nhượng của họ cho sự thật, họ đã phá vỡ những luật lệ, nghi lễ và những cấu trúc truyền thống của đạo Hindu, và đạo Juda. Nhưng cuối cùng, nhiều những luật lệ hơn, nhiều những nghi lễ hơn, và nhiều những cấu trúc hơn đã nhân danh họ được tạo ra, nhiều hơn so với tên tuổi của bất kỳ một người nào khác trong lịch sử.

Làm giả Gót

Bây giờ chúng ta có một hiểu biết tốt hơn về tôn giáo, chúng ta có thể quay lại để xem xét những quan hệ giữa tôn giáo và khoa học. Có hai diễn giải cực đoan cho quan hệ này. Một quan điểm cho rằng khoa học và tôn giáo là những kẻ thù thề không đội trời chung, và rằng lịch sử ngày nay đã được thành hình bởi sự vật lộn chết-sống của kiến ​​thức khoa học chống lại mê tín tôn giáo. Với thời gian, ánh sáng của khoa học đã xua tan bóng tối của tôn giáo và thế giới ngày càng trở nên thế tục, duy lý và thịnh vượng. Tuy nhiên, mặc dù một số những phát kiến khoa học chắc chắn làm suy yếu những tín điều tôn giáo, điều này thì không thể tránh khỏi. Lấy thí dụ, tín điều Islam chủ trương rằng đạo Islam đã được nhà tiên tri Muhammad thành lập ở Arabia, trong thế kỷ VII, và có rộng rãi bằng chứng khoa học hậu thuẫn cho sự kiện này.

Quan trọng hơn, khoa học luôn cần sự hỗ trợ tôn giáo nhằm tạo ra những tổ chức con người sống động và thành công. Những nhà khoa học nghiên cứu thế giới vận hành ra sao, nhưng không có phương pháp khoa học nào để ấn định con người phải ứng xử thế nào. Khoa học cho chúng ta biết rằng con người không thể tồn tại mà không cần oxygen. Tuy nhiên, có chấp nhận được hay không để thi hành án tử hình bằng cách buộc tội nhân chết ngạt? Khoa học không biết trả lời thế nào cho một câu hỏi như vậy. Chỉ những tôn giáo cung cấp cho chúng ta sự hướng dẫn cần thiết.

Do đó mỗi dự án thiết thực do những nhà khoa học thực hiện cũng dựa trên những thấu hiểu tôn giáo. Lấy lấy thí dụ, việc xây dựng đập Tam Hiệp trên sông Yangtze. Khi chính phủ Tàu quyết định xây đập vào năm 1992, những nhà vật lý có thể tính toán đập sẽ phải chịu được những áp lực nào, những nhà kinh tế có thể dự đoán chi phí có lẽ sẽ là bao nhiêu tiền, trong khi những kỹ sư điện có thể đoán trước đập sẽ sản xuất bao nhiêu điện. Tuy nhiên, chính phủ đã cần phải đưa những thành tố thêm vào trong sự tính toán. Xây đập làm ngập lụt những vùng đất rộng lớn có nhiều làng và thị trấn, hàng ngàn những địa điểm khảo cổ, và những thắng cảnh và môi trường sống độc đáo. Hơn 1 triệu người đã phải dời chỗ, và hàng trăm loài vật đã chịu nguy cơ tuyệt chủng. Có vẻ như rằng đập đã trực tiếp gây nên sự tuyệt chủng của loài cá heo Tàu sống trên sông. Bất kể cá nhân bạn nghĩ gì về đập Tam Hiệp, xây dựng nó thì rõ ràng là một vấn đề đạo đức chứ không chỉ là một vấn đề thuần tuý khoa học. Không có thí nghiệm vật lý, không có mô hình kinh tế và không có phương trình toán học nào có thể xác định liệu tạo ra hàng nghìn MW, và kiếm được hàng tỉ đồng yuan thì giá trị hơn là cứu một ngôi chùa cổ, hay giống cá heo Tàu sống trên sông. hệ quả là nước Tàu không thể hoạt động trên một mình cơ sở lý thuyết khoa học. Nó cũng đòi hỏi một vài tôn giáo hay hệ ý thức nữa.

Một số người nhảy sang cực đoan đối nghịch, và nói rằng khoa học và tôn giáo là những lĩnh vực hoàn toàn tách biệt. Khoa học nghiên cứu những sự kiện, tôn giáo nói về những giá trị, và không bao giờ cặp đôi này sẽ gặp nhau. Tôn giáo không có gì để nói về những sự kiện khoa học, và khoa học nên nín thinh về những gì liên quan đến những xác quyết tôn giáo. Nếu vua Chiên Kitô tin rằng cuộc sống của con người là thiêng liêng, và do đó phá thai là một tội lỗi, những nhà sinh vật học không thể chứng minh, cũng không thể phủ nhận tuyên bố này. Với tư cách cá nhân, mỗi nhà sinh vật học được hoan nghênh để tranh luận với vua Chiên Kitô. Nhưng như một nhà khoa học, nhà sinh học không thể nhảy vào cuộc chiến.

Cách tiếp cận này nghe có vẻ hợp lý, nhưng nó hiểu lầm tôn giáo. Mặc dù khoa học quả thực giải quyết với chỉ những sự kiện, tôn giáo không bao giờ tự giới hạn nó với những phán đoán đạo đức. Tôn giáo không thể cung cấp cho chúng ta được bất kỳ hướng dẫn thực tiễn nào trừ khi nó cũng tạo một số tuyên bố về hiện thực nữa [6], và ở chỗ này nó cũng rất có thể xung đột với khoa học. Những bộ phận quan trọng nhất của nhiều những tín điều tôn giáo không phải là những nguyên tắc đạo đức của chúng, nhưng đúng hơn là những tuyên bố về hiện thực như “Gót hiện hữu”, “linh hồn bị trừng phạt vì tội lỗi của nó trong thế giới bên kia”, “Sách Thánh Kitô đã được viết bởi một vị gót chứ không phải con người”, “vua Chiên Kitô thì không bao giờ sai”. Đây tất cả là những tuyên bố về hiện thực. Nhiều trong những tranh luận tôn giáo sôi nổi nóng bỏng nhất, và nhiều trong những xung đột giữa khoa học và tôn giáo, liên quan đến những tuyên bố về hiện thực như vậy chứ không phải là về những phán đoán đạo đức.

Trường hợp phá thai, lấy thí dụ. những người Kitô sùng đạo thường phản đối việc phá thai, trong khi những người có tư tưởng tiến bộ tự do ủng hộ nó. Nguyên nhân chính của sự bất hòa là thực tại đúng hơn là đạo đức. Cả những người Kitô và những người có tư tưởng tự do đều tin rằng sự sống con người là thiêng liêng, và giết người là một tội ác ghê tởm. Nhưng họ không đồng ý về những sự kiện sinh học nhất định nào đó: Sự sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai, lúc sinh hoặc tại một số điểm nào ở giữa? Thật vậy, một số nền văn hóa loài người chủ trương rằng sự sống ngay cả vẫn không bắt đầu lúc sinh ra đời. Theo người !Kung sống trong sa mạc Kalahari, [7] và cho những nhóm khác biệt của người Inuit ở Bắc Cực, sự sống con người chỉ bắt đầu sau khi một cá nhân được đặt cho một tên. Khi một đứa trẻ được sinh ra, mọi người chờ đợi một thời gian trước khi đặt tên cho nó. Nếu họ quyết định không giữ đứa bé (hoặc vì nó bị một số dị tật, hoặc vì kinh tế khó khăn), họ giết nó. Miễn là họ làm như vậy trước khi có buổi lễ đặt tên, hành động đó không bị coi như giết người. [8] Những người trong những văn hóa như vậy cũng có thể rất đồng ý với những người có tư tưởng tự do và những người Kitô rằng sự sống con người là thiêng liêng, và giết người là một tội ác khủng khiếp, nhưng họ ủng hộ tục giết trẻ sơ sinh.

Khi những tôn giáo tự quảng cáo cho mình, chúng thường có khuynh hướng nhấn mạnh vào những giá trị đẹp đẽ của chúng. Nhưng Gót thường được giấu trong những ‘chữ in nhỏ’, chủ ý lẩn tránh những xét nét dò xét, của những tuyên bố về hiện thực. Tôn giáo Catô được quảng cáo trên thị trường, ‘khuyến mãi’ như tôn giáo của ‘tình yêu phổ quát’ và của ‘lòng thương xót’[9]. Thật tuyệt vời! Ai có thể phản đối điều đó? Nhưng nếu thật thế, sau đó, tại sao tất cả mọi người đã không đều là người Catô? Vì khi bạn đọc những dòng chữ in nhỏ, bạn mới khám phá rằng hệ thống tín điều Catô cũng còn đòi hỏi sự tuân phục mù quáng với một vua chiên,“người không bao giờ phạm sai lầm” [10]. Ngay cả khi ông ra lệnh cho chúng ta tham dự những chiến tranh tôn giáo, và trói cột đốt sống những kẻ ‘rối đạo’. Những hướng dẫn thực hành như vậy không suy ra chỉ từ những phán đoán đạo đức. Đúng hơn, chúng là kết quả từ sự đúc kết vào nhau của những phán đoán đạo đức với những tuyên bố về hiện thực.

Khi chúng ta rời lĩnh vực thanh khiết của triết học và quan sát những thực tại lịch sử, chúng ta thấy rằng những truyện kể tôn giáo hầu như luôn luôn gồm ba phần:

1. Những phán đoán về đạo đức, chẳng hạn như “sự sống con người là thiêng liêng”.
2. Tuyên bố về hiện thực, chẳng hạn như “sự sống con người bắt đầu từ lúc thụ thai.”
3. Một sự đúc kết của những phán đoán đạo đức với những tuyên bố hiện thực, kết quả là những hướng dẫn thực hành như “bạn không bao giờ được phép phá thai, ngay cả chỉ một ngày sau khi thụ thai.”

Khoa học không có thẩm quyền hoặc khả năng để bác bỏ hay chứng thực những phán đoán đạo đức do tôn giáo đã tạo ra. Nhưng những nhà khoa học thực sự có nhiều điều để nói về những tuyên bố hiện thực của tôn giáo. Lấy thí dụ, những nhà sinh học có khả năng đầy đủ hơn và tư cách hơn những nhà chăn chiên để trả lời những câu hỏi hiện thực như “Có phải bào thai của con người có một hệ thần kinh một tuần sau khi thụ thai? Có thể chúng cảm thấy đau đớn hay không?”

Để làm những sự vật việc rõ ràng dễ hiểu hơn, chúng ta hãy xem xét kỹ lưỡng một thí dụ lịch sử có thật mà bạn hiếm khi nghe trong chính những quảng cáo của tôn giáo, nhưng sự việc đó đã có tác động xã hội và chính trị rất lớn lao trong thời của nó. Trong Europe Trung cổ, những vua chiên nắm giữ uy quyền chính trị rất lớn lao và sâu rộng. Bất cứ khi nào có một xung đột nổ ra đâu đó ở Europe, họ tuyên bố có thẩm quyền để quyết định vấn đề. Để thiết lập tuyên bố về thẩm quyền của họ, họ liên tục nhắc nhở những người Europe văn bản ‘Hiến tặng của Constantine’. [11] Theo truyện kể này, vào ngày 30 tháng 3, năm 315; hoàng đế Rome Constantine đã ký một sắc lệnh chính thức nhượng cho Vua Chiên Sylvester I và những người kế vị của ông quyền vĩnh viễn kiểm soát phần phía tây của Đế quốc Rome. Những vua chiên đã giữ tài liệu quý giá này trong văn khố của họ, và dùng nó như một dụng cụ tuyên truyền mạnh mẽ mỗi khi họ phải đương đầu với sự phản đối của những vương hầu tham vọng, những thành phố tranh chấp, hay những nông dân nổi loạn.

Dân chúng Europe Trung cổ rất kính trọng những nghị định của đế quyền thời cổ. Họ rất tin rằng những vua và hoàng đế là những đại diện của Gót, và họ cũng tin rằng tài liệu càng cổ bao nhiêu, nó chuyên chở càng nhiều uy quyền bấy nhiêu. Constantine được tôn kính đặc biệt, vì ông đã chuyển đế quốc Rome từ một đế quốc nhiều tôn giáo trước đó thành một đế quốc Kitô. Trong một đụng độ giữa những mong muốn của một số hội đồng thành phố đương thời và một nghị định do chính Constantine đại đế ban hành, rõ ràng là mọi người đều phải chấp hành tài liệu cổ. Do đó, bất cứ khi nào vua Chiên Kitô đã phải đương đầu với những đối lập chính trị, ông đã vẫy tay với Hiến tặng của Constantine, đòi hỏi sự tuân phục. Không phải là lúc nào nó cũng làm được việc. Nhưng văn bản Hiến tặng của Constantine đã là một nền tảng quan trọng của công tác tuyên truyền của vua chiên và của trật tự chính trị thời trung cổ.

Khi chúng ta xem xét Hiến tặng của Constantine kỹ lưỡng, chúng ta thấy truyện kể này gồm ba phần riêng biệt:

Phán đoán về đạo đức
Tuyên bố về hiện thực

Hướng dẫn thực tiễn

Mọi người phải nên tôn trọng những nghị định của đế quốc thời cổ, hơn là những ý kiến ​​phổ biến ngày nay.
Vào ngày 30, tháng 3, 315, Hoàng đế Constantine đã nhượng cho Vua Chiên quyền thống trị khắp Europe.

Europe năm 1315 phải tuân theo những mệnh lệnh của Vua Chiên.



Thẩm quyền đạo đức của những nghị định của đế quyền thời cổ là thì còn xa với mức hiển nhiên. Hầu hết Europe thế kỷ XXI nghĩ rằng những mong muốn của những công dân ngày nay có sức mạnh đè trên những mệnh lệnh độc đoán của những vua chúa đã chết từ lâu. Tuy nhiên, khoa học không thể tham gia tranh luận đạo đức này, vì không có thí nghiệm hoặc phương trình nào có thể quyết định vấn đề. Nếu một nhà khoa học ngày nay ngày nay đã có thể đi ngược thời gian trở lại Europe Trung cổ, bà không thể chứng minh với những tổ tiên của chúng ta rằng những sắc lệnh của hoàng đế thời cổ thì không liên quan gì đến những tranh chấp chính trị đương thời.

Tuy nhiên, truyện kể về việc Hiến tặng của Constantine đã dựa không chỉ trên phán đoán đạo đức. Nó cũng liên quan đến một số tuyên bố về hiện thực rất cụ thể, vốn khoa học rất có thẩm quyền trong việc xác minh là thực hoặc giả. Năm 1441 Lorenzo Valla – một nhà chăn chiên Catô và một nhà ngôn ngữ học tiên phong [12] – đã công bố một nghiên cứu khoa học chứng minh rằng văn bản Hiến tặng của Constantine là giả mạo. Valla phân tích văn phong và ngữ pháp của tài liệu, và những từ và thuật ngữ khác biệt nó chứa đựng. Ông đã cho thấy rằng tài liệu gồm cả những từ vốn chưa từng được biết trong tiếng Latin của thế kỷ IV, và có lẽ nhiều nhất là nó đã được làm giả khoảng 400 năm sau cái chết của Constantine. Hơn nữa, năm tháng xuất hiện trên tài liệu là “30 tháng Ba, trong năm của Constantine chấp chính tối cao lần thứ tư, và của Gallicanus chấp chính tối cao lần thứ nhất”. Trong Đế quốc Rome, hai chấp chính tối cao được bầu mỗi năm, và đã là tập quán để ghi ngày tháng của tài liệu bằng năm họ giữ ngôi chấp chính [13]. Thật không may, năm chấp chính tối cao lần thứ tư của Constantine là ở 315, trong khi Gallicanus đã được bầu làm chấp chính tối cao lần đầu tiên chỉ trong năm 317. Nếu tài liệu hết sức quan trọng này đã thực sự được soạn thảo trong thời của Constantine, nó sẽ không bao giờ chứa một sai lầm trắng trợn như vậy. Đó là, cũng giống như chuyện nếu Thomas Jefferson và những đồng sự của ông đã ghi ngày của bản Tuyên ngôn Độc lập USA là 34 tháng 7 năm 1776. [14]

Ngày nay tất cả những nhà sử học đều đồng ý rằng truyện kể ‘Hiến tặng của Constantine’ là bịa đặt, và văn bản đã làm giả trong triều đình của Vua Chiên một thời điểm nào đó trong thế kỷ VIII. Mặc dù Valla đã không bao giờ tranh cãi về thẩm quyền đạo đức của những nghị định của đế quốc thời cổ, nhưng nghiên cứu khoa học của ông đã làm suy yếu nền móng của những hướng dẫn thực tiễn mà những người Europe phải tuân theo Vua Chiên. [15]

Vào ngày 20 Tháng 12 2013, quốc hội Uganda thông qua Đạo luật chống Đồng tính luyến ái, buộc tội những hành vi đồng tính, xử phạt một số hành vi tội tù chung thân. Nó có nguồn gốc và được những nhóm Thệ phản thủ cực và Kitô quá khích hỗ trợ, vốn vẫn duy trì màrằng Gót cấm đồng tính luyến ái. Như bằng chứng, họ dẫn chứng Leviticus 18:22 (“Không được có quan hệ tình dục với một người nam như với một người nữ, đó là gớm ghiếc”) và Leviticus 20:13 (“ Nếu một người nam ăn nằm cùng một người nam khác, như ăn nằm cùng người nữ, thì hai người đó đều hẳn phải bị xử tử, vì họ đã làm một sự gớm ghiếc; và máu của họ sẽ đổ trên đầu của họ”). Trong nhiều thế kỷ trước đây, những truyện kể tôn giáo cùng loại như thế đã là nguyên nhân và chịu trách nhiệm về sự hành hạ hàng triệu người trên khắp thế giới. Những truyện kể này có thể được tóm tắt như sau:

Phán đoán về đạo đức
Tuyên bố về hiện thực

Hướng dẫn thực tiễn

Con người phải tuân những mệnh lệnh của Gót.

Khoảng 3.000 năm trước Gót đã truyền lệnh cho con người phải tránh những hành vi đồng tính luyến ái
Mọi người phải nên tránh những hành vi đồng tính luyến ái.



Những truyện kể có thật hay không? Những nhà khoa học không thể tranh luận với phán đoán rằng con người phải vâng lời Gót. Về phương diện cá nhân, bạn có thể tranh cãi điều đó. Bạn có thể tin tưởng rằng những quyền cơ bản của con người nhân quyền có sức mạnh đè trên uy quyền thần thánh, và nếu Gót ra lệnh cho chúng ta để vi phạm những quyền con người, chúng ta không nên nghe theo Ông. Tuy nhiên, không có thí nghiệm khoa học nào có thể quyết định vấn đề này.

Ngược lại, khoa học có nhiều điều để nói về những tuyên bố hiện thực rằng 3000 năm trước vị Sáng Tạo của vũ trụ đã ra lệnh những thành viên của loài Homo sapiens phải tránh không được có những quan hệ tình dục nam-với-nam. Làm thế nào để chúng ta biết tuyên bố này là sự thật? Kiểm chứng những tài liệu có liên quan cho thấy rằng mặc dù tuyên bố này được lập đi lập lại trong hàng triệu những quyển sách, bài báo và trang web Internet, tất cả đều dựa vào một nguồn duy nhất: Quyển sách Thánh của đạo Kitô. Nếu vậy, một nhà khoa học sẽ hỏi, ai là người soạn thảo Sách Thánh Kitô, và khi nào? Lưu ý rằng đây là một câu hỏi về hiện thực, không phải là một câu hỏi về giá trị. Những người sùng đạo Juda và Kitô nói rằng ít nhất là tập sách Leviticus, trong sách thánh Kitô cũ, đã được Gót đọc cho Moses trên núi Sinai, và từ thời điểm đó trở đi không một chữ cái nào được thêm vào hay xóa đi khỏi nó. “Nhưng,” những nhà khoa học sẽ nhấn mạnh, “làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn về điều đó? Dù sao chăng nữa, vua Chiên Kitô đã biện luận rằng đạo luật Hiến tặng của Constantine đã được chính Constantine soạn thảo trong thế kỷ IV, trong sự thực nó đã được chính những thư ký riêng của vua Chiên Kitô làm giả mạo hơn 400 năm sau.

Bây giờ chúng ta có thể dùng tất cả kho vũ khí của những phương pháp khoa học để xác định ai là người đã soạn thảo quyển Sách Thánh và khi nào. Những nhà khoa học đã và đang làm chính xác điều đó trong hơn một thế kỷ, và nếu bạn quan tâm, bạn có thể đọc tất cả quyển sách về những phát hiện của họ. Để cắt ngắn một câu chuyện dài, hầu hết những nghiên cứu khoa học đã được giới chuyên môn đánh giá đều đồng ý rằng Sách Thánh là một bộ sưu tập của nhiều bài viết khác nhau, được sáng tác bởi những người khác nhau trong những thời điểm khác biệt, và rằng những bản văn này đã không được lắp ráp vào thành chỉ một quyển sách ‘thiêng liêng’ mãi lâu sau thời giả định xảy ra những chuyện kể trong quyển sách, gọi là ‘kinh Thánh’ này. Lấy thí dụ, trong khi vua David có lẽ đã sống vào khoảng năm 1000 TCN, nó thường được chấp nhận rằng tập sách Deuteronomy đã được sáng tác ở triều đình của vua Josiah của Judah, vào khoảng 620 TCN, như là một phần của một chiến dịch tuyên truyền nhằm tăng cường uy quyền của Josiah. Tập sách Leviticus đã được biên soạn ngay cả muộn hơn về sau, không sớm hơn 500 TCN.

Đối với ý tưởng rằng những người Jew thời cổ đã gìn giữ cẩn thận những bản văn của sách thánh, mà không thêm hay bớt bất cứ điều gì, những nhà khoa học chỉ ra rằng đạo Juda thời những sách thánh hoàn toàn không là một tôn giáo dựa trên sách thánh. Thay vào đó, đúng hơn nó là một giáo phái [16] điển hình thời Đồ Sắt, tương tự như những nhóm tín đồ của một phong trào tín ngưỡng nào đó, trong nhiều nước láng giềng Trung Đông của nó. Đạo Juda khi ấy chưa có những (đền thờ) synagogues, những (trường tôn giáo) yeshivas, những (thày tu) rabbi – hoặc ngay cả chưa có một cuốn sách gọi là ‘sách thánh’. Thay vào đó, nó có những nghi lễ phức tạp được soạn thảo công phu cử hành trong đền thờ, chúng hầu hết liên quan đến việc giết những con vật sống, hay lễ hiến sinh, để dâng cúng cho một gót ghen tức và đố kị, đâu đó trên trời cao, như thế để ông ban ‘phúc lành’ cho dân chúng của ông, với những cơn mưa tuỳ theo mùa, và những chiến thắng quân sự. Tầng lớp thiểu số được chọn lọc lãnh đạo tôn giáo của nó gồm những gia đình chuyên nghề làm thày tu, những người có được tất cả chỉ do dòng dõi, và không gì do sức mạnh trí tuệ. Những nhà tu này, hầu hết là mù chữ, đã đang rất bận rộn với những cúng tế lễ lạc ở những đền thờ, và có rất ít thời giờ để viết, hoặc nghiên cứu bất kỳ kinh sách nào.

Trong thời kỳ của Đền Thờ thứ Hai [17], đã hình thành một nhóm kình địch của lớp thiểu số chọn lọc lãnh đạo tôn giáo. Một phần do ảnh hưởng của Persia và Hellas, những học giả Jew này, những người đã viết và giải thích văn bản, đã nổi tiếng lỗi lạc và giành được địa vị quan trọng. Những học giả này, cuối cùng đã được biết đến như những rabbi, và những văn bản họ kết tập đã được khai sinh với tên gọi “Sách Thánh” [18]. Uy quyền của giới rabbi dựa trên những khả năng trí tuệ cá nhân hơn là dòng dõi gia đình. Sự đụng độ giữa những tầng lớp học thức ưu tú mới và những gia đình tu sĩ dòng dõi cũ thì không thể tránh. May mắn cho những rabbi, những người Rome đã đốt Jerusalem và đền thờ của nó khi đàn áp cuộc Nổi dậy lớn của người Jew (70 CN). Với những ngôi đền xụp đổ, những gia đình tu sĩ dòng dõi mất uy quyền tôn giáo của họ, cơ sở quyền lực kinh tế của họ và họ bản thân lý do hiện hữu của họ. Đạo Juda Truyền thống – một đạo Juda của những ngôi đền, những nhà tu tế, và những chiến binh ‘đầu óc chẻ đôi giữa tốt và xấu’ [19] – đã biến mất. Chiếm chỗ của nó là một đạo Juda mới của sách vở, rabbi và những học giả tỉ mỉ ‘chẻ sợi tóc làm hai’. Sở trường chính của những học giả là diễn giải. Họ đã dùng khả năng này không chỉ để giải thích lý do nào một Gót toàn năng lại để cho đền thờ của Ông bị phá hủy, nhưng cũng để lấp những khoảng trống mênh mông giữa đạo Juda cũ được mô tả trong những truyện kể Sách Thánh và đạo Juda rất khác biệt họ đã sáng tạo. [20]

Do đó, theo hiểu biết khoa học tốt nhất của chúng ta, những huấn thị trong Leviticus chống lại đồng tính luyến ái phản ảnh không gì to lớn hơn ngoài những định kiến ​​của một vài tu sĩ và những học giả ở Jerusalem thời cổ. Mặc dù khoa học không thể quyết định liệu người ta có phải chấp hành lệnh của Gót hay không, nó có rất nhiều điều liên quan để nói về nguồn gốc của quyển sách ‘Thánh’. Nếu những nhà chính trị Uganda nghĩ rằng Sức Mạnh đã tạo ra vũ trụ, những thiên hà và những hố đen trở nên khó chịu khủng khiếp bất cứ khi nào hai người Homo sapiens nam có một chút vui vẻ với nhau, khi đó khoa học có thể giúp họ tỉnh ngộ, không bị khái niệm khá kỳ quái này hành hạ.

Tín điều linh thiêng

Trong thực tế, không phải luôn luôn là điều dễ dàng để tách những phán đoán về đạo đức với những tuyên bố về hiện thực. Những tôn giáo có khuynh hướng dai dẳng cố chấp để biến những tuyên bố về hiện thực vào thành những phán đoán đạo đức, do đó tạo ra lộn xộn khủng khiếp và tối mù những gì đáng lẽ đã nên là những tranh luận tương đối đơn giản. Thế nên, tuyên bố về hiện thực: “Gót đã viết Sách Thánh Kitô” tất cả đã quá thường xuyên biến thành những mệnh lệnh đạo đức “bạn phải tin rằng Gót đã viết Sách Thánh Kitô”. Chỉ đơn giản tin vào tuyên bố về hiện thực này trở thành một đức hạnh, trong khi nghi ngờ nó trở thành một tội lỗi khủng khiếp. 

Ngược lại, những phán đoán về đạo đức thường ẩn trong chúng những tuyên bố về hiện thực mà người ta không bận tâm nhắc nhở, vì họ nghĩ rằng chắc chắn chúng đã được chứng minh. Thế nên, phán đoán về đạo đức “sự sống con người thì thiêng liêng” (vốn khoa học không thể thử nghiệm) có thể phủ trùm lên trên tuyên bố về hiện thực “mỗi người có một linh hồn vĩnh cửu” (thường mở cửa cho cuộc tranh luận khoa học). Tương tự như vậy, khi những người theo chủ nghĩa chủ nghĩa dân tộc USA tuyên bố rằng “quốc gia USA là thiêng liêng”, điều có vẻ là phán đoán về đạo đức này thì trong thực tế đã căn cứ vào những tuyên bố về hiện thực như “USA đã dẫn đầu hầu hết những tiến bộ đạo đức, khoa học và kinh tế của vài thế kỷ vừa qua.” Trong khi không thể nào xem xét kỹ lưỡng một cách khoa học tuyên bố rằng quốc gia USA là thiêng liêng, một khi chúng ta tháo mở phán đoán này, chúng ta cũng có thể xem xét một cách khoa học liệu USA đã thực sự phụ trách một phần chia vượt quá tỉ lệ, của những đột phá về đạo đức, khoa học và kinh tế.

Điều này đã dẫn một số nhà triết học, chẳng hạn như Sam Harris, đến biện luận rằng khoa học luôn luôn có thể giải quyết được những đilemma đạo đức, vì những giá trị nhân văn luôn luôn ẩn trong chúng một vài những tuyên bố về hiện thực. Harris nghĩ rằng tất cả mọi người đều chia sẻ một giá trị tối cao duy nhất – giảm thiểu hóa đau khổ và tối đa hóa hạnh phúc – và tất cả những tranh luận về đạo đức đều là những luận chứng về thực trạng, liên quan đến cách thức hiệu quả nhất để tối đa hóa hạnh phúc. [21] Những tín đồ Islam cực đoan muốn đạt đến thiên đường để có được hạnh phúc, những người theo chủ nghĩa tự do tin rằng gia tăng tự do của con người tối đa hoá hạnh phúc, và những người theo chủ nghĩa dân tộc Germany nghĩ rằng tất cả mọi người sẽ được khấm khá giàu có hơn nếu họ chỉ để cho Berlin điều hành trái đất này. Theo Harris, Những tín đồ Islam cực đoan, những người theo chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc không có tranh chấp về đạo đức; họ có một sự bất đồng thực tiễn về cách tốt nhất để thực hiện mục tiêu chung của họ.

Tuy nhiên, ngay cả nếu Harris thì đúng, và ngay cả nếu tất cả mọi người quí trọng yêu thích hạnh phúc, trong thực tế sẽ là điều vô cùng khó khăn để dùng thấu hiểu này để quyết định những tranh chấp đạo đức, đặc biệt là vì chúng ta không có định nghĩa hoặc thước đo khoa học của hạnh phúc. Hãy xem xét trường hợp của đập Tam Hiệp. Ngay cả nếu chúng ta đồng ý rằng mục đích sau cùng của dự án là để làm thế giới thành một nơi hạnh phúc hơn, làm thế nào chúng ta có thể nói liệu sản xuất điện giá rẻ thì đóng góp cho hạnh phúc của thế giới nhiều hơn sự bảo vệ lối sống truyền thống hay cứu loài cá heoTàu hiếm lạ sống trên sông? Cho đến khi nào chúng ta vẫn không khai mở được những bí ẩn của hữu thức, chúng ta không thể phát triển được một sự đo lường phổ quát về hạnh phúc và đau khổ, và chúng ta không biết làm thế nào để so sánh hạnh phúc và đau khổ của những cá nhân khác biệt, chưa nói chi đến những loài vật khác biệt. Có bao nhiêu đơn vị của hạnh phúc được tạo ra khi một tỉ người nước Tàu vui hưởng điện với giá rẻ hơn? Có bao nhiêu đơn vị của đau khổ được tạo ra khi toàn bộ một loài cá heo trở nên tuyệt chủng? Thật vậy, có phải hạnh phúc và đau khổ trước hết là những thực thể toán học, có thể đem cộng hay trừ? Ăn cà rem thì thích thú. Tìm được tình yêu chân thực thì thích thú hơn. Bạn có nghĩ rằng nếu bạn chỉ cần ăn cho đủ số cà rem, thích thú tích lũy sẽ có bao giờ bằng với sung sướng của tình yêu chân thực?

Do đó, mặc dù khoa học có nhiều đóng góp cho những tranh luận về đạo đức nhiều hơn chúng ta thường nghĩ, có một đường vẽ nó không thể vượt qua, ít nhất là chưa vượt qua. Nếu không có bàn tay hướng dẫn của một vài tôn giáo, duy trì những trật tự xã hội trong quy mô lớn rộng là điều không thể làm được. Ngay cả những trường đại học và phòng thí nghiệm cần sự ủng hộ của tôn giáo. Tôn giáo cung cấp biện minh đạo đức cho cho những nghiên cứu khoa học, và để đổi lấy được ảnh hưởng đến những agenda khoa học và sự sử dụng những khám phá khoa học. Do đó, bạn không thể hiểu được lịch sử của khoa học mà không đem những tin tưởng tôn giáo vào giải thích. Những nhà khoa học hiếm khi dừng lại lâu trên sự kiện này, nhưng cuộc Cách mạng Khoa học tự nó đã bắt đầu từ một trong những xã hội tín điều, không khoan dung cố chấp và tôn giáo nhất của lịch sử.

Truy Lùng Phù thủy

Chúng ta thường liên kết khoa học với những giá trị của chủ nghĩa thế tục và khoan dung. Nếu vậy, Europe ở đầu thời nay là chỗ sau cùng bạn đã có thể dự kiến ​​một cuộc cách mạng khoa học. Europe trong thời của Columbus, Copernicus và Newton đã có sự tập trung cao nhất của những kẻ cuồng tín tôn giáo trên thế giới, và là ở mức thấp nhất của sự khoan dung. Những danh nhân của Cách mạng Khoa học đã sống trong một xã hội đã trục xuất những người Jew và Muslim, đã thiêu sống hoàng loạt những người ‘dị giáo’, đã nhìn thấy một phù thủy trong mỗi người phụ nữ lớn tuổi nếu yêu loài mèo, và đã bắt đầu một cuộc chiến tranh tôn giáo mới mỗi khi trăng tròn.

Nếu bạn đến thăm Cairo hay Istanbul vào khoảng năm 1600, bạn sẽ tìm thấy ở đó một đô thị đa văn hóa và khoan dung, nơi những người Sunni, Shiite, Kitô Orthodox, Catô, người Armenia, người Kitô Coptic, người Jew và ngay cả thỉnh thoảng những người theo đạo Hindu sống bên nhau trong sự hòa hợp tương đối. Mặc dù họ đã có phần chia của họ với những bất đồng và bạo loạn, và mặc dù đế quốc Ottoman thường phân biệt đối xử đối với người dân trên cơ sở tôn giáo, nhưng đó đã là một thiên đường tự do so với Europe. Nếu sau đó bạn đi du lịch đến Paris hay London đương thời, bạn sẽ tìm thấy những thành phố tràn ngập chủ nghĩa cực đoan tôn giáo, trong đó chỉ những người thuộc giáo phái ưu thắng mới có thể sống. Tại London họ giết người Catô, ở Paris họ giết người Thệ Phản, những người Jew đã bị đuổi ra khỏi từ lâu, và không ai trong đầu óc bình thường của người ấy đã mơ để cho bất kỳ người Muslim nào vào sống. Tuy nhiên, cuộc Cách mạng Khoa học đã bắt đầu ở London và Paris thay vì ở Cairo và Istanbul.

Đó là thói quen để bảo rằng lịch sử của tính thời nay như một tranh đấu giữa khoa học và tôn giáo. Về lý thuyết, cả khoa học và tôn giáo đều quan tâm trên hết với sự thật, và vì mỗi bên đề cao một sự thật khác biệt, chúng chắc chắn phải xảy ra đụng độ. Trong thực tế, không phải khoa học cũng không phải tôn giáo có quan tâm nhiều như thế về sự thật, vì thế chúng có thể dễ dàng thỏa hiệp, cùng tồn tại và ngay cả cộng tác với nhau.

Tôn giáo thì quan tâm trước nhất với trật tự. Nó nhằm mục đích tạo ra và duy trì những cấu trúc xã hội. Khoa học thì quan tâm trước nhất với quyền năng. Nó nhằm mục đích để có được quyền năng để chữa bệnh, đánh giết nhau trong những chiến tranh, và sản xuất thức ăn. Về cá nhân, những nhà khoa học và những thày tu có thể đem sự quan trọng lớn lao đến cho sự thật; nhưng như những tổ chức tập thể, khoa học và tôn giáo chuộng trật tự và quyền lực hơn sự thật. Do đó, họ có thể làm những người ‘đồng sàng’ tốt. Sự tìm kiếm kiên quyết, không thoả hiệp cho sự thật là một hành trình tâm linh, vốn ít khi có thể vẫn giữ trong những ranh giới hoặc của những tổ chức tôn giáo, hoặc của những tổ chức khoa học.

Như thế đó, sẽ là chính xác hơn rất nhiều để nhìn lịch sử thời nay như tiến trình của sự hình thành một thỏa thuận giữa khoa học và một tôn giáo đặc biệt – cụ thể là, tư tưởng nhân bản. Xã hội ngày nay tin tưởng vào những tín điều nhân bản, và dùng khoa học không phải để tra hỏi những tín điều này, nhưng đúng hơn để thực hiện chúng. Trong thế kỷ XXI, những tín điều nhân bản chắc không sẽ bị những lý thuyết khoa học thuần túy thay thế. Tuy nhiên, giao ước liên kết khoa học và tư tưởng nhân bản cũng có thể sụp đổ, và nhường chỗ cho một loại thỏa thuận rất khác biệt, giữa khoa học và một vài tôn giáo sau-nhân bản mới. Chúng ta sẽ dành hai chương tiếp theo để hiểu được sự giao ước ngày nay giữa khoa học và ‘tôn giáo’ nhân bản. Phần thứ ba và cuối cùng của quyển sách sau đó sẽ giải thích tại sao giao ước này thì đang tan rã, và thỏa thuận mới có thể thay thế nó là gì.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)








[1] lãnh tụ
[2] Lâm Tế: “Phùng Phật sát Phật”
[3] indulgence
[4] [C. Scott Dixon, Protestants: A History from Wittenberg to Pennsylvania, 1517–1740 (Chichester, UK: Wiley-Blackwell, 2010), 15; Peter W. Williams, America’s Religions: From Their Origins to the Twenty-First Century (Urbana: University of Illinois Press, 2008), 82.]
[5] Protestant Reformation
[6] Factual claim
[7] !Kung of the Kalahari Desert: khoảng 50,000 người !Kung sống trong sa mạc Kalahari vùng Tây Bắc Botswana, và cũng trong tỉnh Cuando-Cubanga ở Đông Nam Angola, và vùng Đông Bắc Namibia.
[8] [Glenn Hausfater and Sarah Blaffer (eds), Infanticide: Comparative and Evolutionary Perspectives (New York: Aldine, 1984), 449; Valeria Alia, Names and Nunavut: Culture and Identity in the Inuit Homeland (New York: Berghahn Books, 2007), 23; Lewis Petrinovich, Human Evolution, Reproduction and Morality (Cambridge, MA: MIT Press, 1998), 256; Richard A. Posner, Sex and Reason (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1992), 289.]
[9] Universal love và compassion, thường dịch là “bác ái” và “đồng khổ”.
[10] Papal infallibility: Học thuyết của hội nhà thờ Catô cho rằng người đứng đầu hội nhà thờ, gọi là vua chiên (pope) ở triều đình Vatican, giữ quyền như người dẫn dạy tối cao và trong những điều kiện nhất định, không thể phạm sai lầm khi giảng dạy về những vấn đề của đức tin và luân lý.
[11] Donation of Constantine
[12] Lorenzo Valla (c. 1406–1457): nhà học giả với tư tưởng nhân bản quan trọng nhất trong thời của ông tại Italy. Ông nổi tiếng đã chứng minh Donation of Constantine là văn bản giả mạo.
[13] Consul: tổng tài hay chấp chính tối cao: chức vụ tối cao của Cộng hòa Rome. Để giữ cho chấp chính không trở thành một vị vua hay nhà độc tài, luôn luôn có hai chấp chính được bầu, và họ chỉ phục vụ trong một năm.
[14] thay vì 14/7/1776
[15] [Ronald K. Delph, ‘Valla Grammaticus, Agostino Steuco, and the Donation of Constantine’, Journal of the History of Ideas 57:1 (1996), 55–77; Joseph M. Levine, ‘Reginald Pecock and Lorenzo Valla on the Donation of Constantine’, Studies in the Renaissance 20 (1973), 118–43.]
[16] a cult
[17] Đền Thờ Thứ nhất, hay đền của Solomon, do vua Solomon dựng vào thế kỷ 10 TCN theo như thánh kinh Hebrew, bị Nebuchadnezzar, vua xứ Babylon, phá huỷ hoàn toàn vào năm 586 TCN.
Đền Thờ thứ Hai, dựng trên đồi Đền (Temple Mount) ở Jerusalem, thời kỳ này của lịch sử dân Jew gọi là thời kỳ Đền Thờ thứ Hai, khoảng 420 năm (349 TCN –70 CN).
[18] Sách Thánh Cũ, của đạo Juda.
[19] head-splitting
[20] [Gabriele Boccaccini, Roots of Rabbinic Judaism (Cambridge: Eerdmans, 2002); Shaye J. D. Cohen, From the Maccabees to the Mishnah, 2nd edn (Louisville: Westminster John Knox Press, 2006), 153–7; Lee M. McDonald and James A. Sanders (eds), The Canon Debate (Peabody: Hendrickson, 2002), 4]
[21] [Sam Harris, The Moral Landscape: How Science Can Determine Human Values (New York: Free Press, 2010).]