Sunday, January 22, 2017

Harari – Homo Deus: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai (08)



Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari,









PHẦN II

Homo Sapiens đem Ý nghĩa cho Thế giới

Con người đã tạo ra loại thế giới nào?
Con người đã được thuyết phục rằng họ không chỉ kiểm soát thế giới, nhưng cũng cho nó ý nghĩa, như thế nào ?
Tư tưởng nhân bản – sự tôn thờ loài người – đã trở thành một tôn giáo quan trọng nhất của tất cả, như thế nào?


4
Những người kể chuyện

Những động vật như chó sói và chimpanzee sống trong một thực tại đôi. [1] Một mặt, chúng quen thuộc với những thực thể khách quan bên ngoài chúng, chẳng hạn như những cây cỏ, những đất đá và những sông nước. Mặt khác, chúng ý thức được những kinh nghiệm chủ quan bên trong chúng, như sợ, vui và mong muốn. Sapiens, ngược lại, sống trong thực tại nhân-thành-ba-lớp. Ngoài những cây cỏ, những sông nước, những sợ hãi và những ham muốn, thế giới của những Sapiens cũng gồm cả những truyện kể về tiền bạc, những gót, những quốc gia và những tập đoàn. Như lịch sử đã diễn ra, tác động của những gót, những quốc gia và những tập đoàn lớn mạnh trên sự thiệt hại cho những cây đá, những sông nước, những sợ hãi và những ham muốn. Hiện vẫn còn nhiều những con sông trên thế giới, và người ta vẫn bị thúc đẩy bởi những sợ hãi và những mong muốn của họ, nhưng Jesus Christ, Cộng hòa France, và công ty Apple đã xây đập và khai thác những dòng sông, và đã học để định dạng những lo lắng và mong ước sâu xa nhất của chúng ta.

Kể từ khi những kỹ nghệ mới của thế kỷ XXI chắc chắn sẽ làm cho những chuyện tưởng tượng như thế chỉ ngày càng có khả năng mạnh mẽ hơn, sự hiểu biết về tương lai của chúng ta đòi hỏi hiểu biết về những truyện kể về Jesus Christ, nước Cộng Hòa France và Công ty Apple đã chiếm được nhiều quyền năng như thế, tất cả như thế nào. Con người nghĩ rằng họ làm lịch sử, nhưng lịch sử thực sự xoay quanh những mạng lưới của những truyện kể tưởng tượng. Những khả năng cơ bản của con người cá nhân đã không thay đổi nhiều kể từ thời đồ đá. Nhưng mạng lưới của những truyện kể đã lớn mạnh ngày càng mạnh mẽ thành công hơn, do đó đẩy lịch sử từ thời Đồ Đá đến thời Silicon.

Tất cả đã bắt đầu khoảng 70.000 năm trước, khi cuộc Cách mạng Nhận thức đã khiến những Sapiens có khả năng để để bắt đầu nói về những sự vật việc vốn đã hiện hữu chỉ trong tưởng tượng của riêng họ. Trong khoảng 60.000 năm sau đó, Sapiens đã đan dệt nhiều những mạng lưới gồm những chuyện tưởng tượng bịa đặt, nhưng những mạng lưới này vẫn còn nhỏ và địa phương. Bóng vía của một tổ tiên tôn kính được một bộ tộc sùng bái thì những láng giềng của họ hoàn toàn không biết đến, và những vỏ sò có giá trị trong một địa phương trở thành vô giá trị một khi bạn vượt khỏi rặng núi gần đó. Những truyện kể về bóng vía tổ tiên và những vỏ sò quý giá vẫn đem cho Sapiens lợi thế lớn lao, vì chúng đã cho phép hàng trăm và thậm chí đôi khi hàng ngàn những Sapiens cộng tác hiệu quả, vốn vượt rất xa những người Neanderthal hoặc những con chimpanzee có thể làm. Tuy nhiên, cho đến chừng nào Sapiens vẫn sống bằng săn bắn hái lượm, họ không thể cộng tác trên một quy mô lớn rộng thực sự, vì đã là điều không thể để nuôi ăn một thành phố hoặc một vương quốc bằng săn bắn và hái lượm. Hệ quả là những anh linh, những nàng tiên tí hon, và những quỷ thần của thời kỳ đồ đá là những thực thể tương đối yếu.

Cuộc Cách mạng Nông nghiệp, bắt đầu từ khoảng 12.000 năm trước, đã cung cấp cơ sở vật chất thiết yếu cho việc mở rộng và tăng mạnh những mạng lưới liên chủ quan. Chăn nuôi đã làm thành có thể việc nuôi ăn hàng ngàn người trong những thành phố đông đúc, và hàng nghìn những binh sĩ trong những đội quân kỷ luật. Tuy nhiên, những mạng lưới liên chủ quan sau đó gặp phải một trở ngại mới. Ngõ hầu để gìn giữ những huyền thoại tập thể, và tổ chức đám đông cộng tác, những người nông dân ban đầu đã dựa trên những khả năng tiến hành-dữ liệu của bộ óc con người,vốn nó đã còn là hạn chế nghiêm ngặt.

Những nông dân tin tưởng vào những truyện kể về những vị gót vĩ đại. Họ đã dựng những đền thờ cho những vị gót ưa thích của họ, tổ chức những lễ hội để vinh danh gót, giết những sinh vật dâng cúng gót, và cho gót đất đai, danh vị, tước hiệu và những quà dâng biếu. Trong những thành phố đầu tiên của Sumer thời cổ, khoảng 6.000 năm trước, những ngôi đền không chỉ là trung tâm thờ phụng, mà còn là trung tâm chính trị và kinh tế quan trọng nhất. Những vị gót Sumer hoàn thành một chức năng tương tự như của những nhãn hiệu thương mại và những tập đoàn ngày nay. Ngày nay, những tập đoàn đều là những thực thể có tư cách pháp lý, đều là những hư cấu, nhưng chúng sở hữu tài sản, cho vay tiền, thuê nhân viên và khởi đầu những doanh nghiệp kinh tế. Trong những thành phố Uruk, Lagash và Shurupak thời cổ [2], những gót đã có chức phận như những thực thể có tư cách pháp nhân, có thể sở hữu ruộng đất và nô lệ, cho vay và nhận lãi những khoản tiền nợ, trả lương và xây những đập nước và những sông đào.

Vì những gót không bao giờ chết, và vì họ không có con cái để tranh dành hay phân tán sản nghiệp của họ, họ đã thu thập ngày càng thêm nhiều tài sản và quyền lực. Một số lượng ngày càng tăng những người Sumer, đã thấy chính họ làm việc cho những vị gót, vay vốn từ những vị gót, cày xới đất của những vị gót, và đóng thuế và nộp (một phần mười) lợi tức hàng năm [3] cho những vị gót. Cũng như ở San Francisco ngày nay, John là nhân viên của Google, trong khi Mary làm việc cho Microsoft, giống như thế trong cổ Uruk, một người đã là nhân viên của vị gót lớn Enki, trong khi hàng xóm của ông đã làm việc cho gót nữ Inanna. Những ngôi đền của Enki và Inanna sừng sững vươn cao trên đường chân trời Uruk, và những ‘logo’ thiêng liêng của họ đóng ‘nhãn hiệu cầu chứng’ trên những tòa nhà, những sản phẩm và quần áo. Đối với những người Sumer, những gót Enki và Inanna đã là cũng ‘thực’ như những Google và Microsoft là thực với chúng ta. So với những gì xem như tiền nhân của họ – những bóng ma và những thần tinh của thời đồ đá – những vị gót Sumer đã là những thực thể rất mạnh mẽ.

Hiển nhiên, không cần phải nói rằng những gót thực sự đã không ‘điều hành’ công việc kinh doanh của họ, với lý do đơn giản rằng họ không hiện hữu dù ở bất cứ đâu, ngoại trừ trong trí tưởng tượng của con người. Những hoạt động hàng ngày này đã được những tu sĩ chuyên nghiệp của những đền thờ quán xuyến (giống như Google và Microsoft cần phải thuê những con người bằng xương bằng thịt để quản lý công việc của họ). Tuy nhiên, khi những gót đã nhận được ngày càng thêm nhiều những tài sản và quyền lực, những tu sĩ đã không thể đáp ứng kịp. Những tu sĩ có thể là đại diện cho gót của vòm trời hùng vĩ, hay gót nữ của trái đất biết tất cả, nhưng bản thân họ cũng vẫn là những con người có thể sai lầm. Họ có khó khăn để ghi nhớ tất cả những vùng đất vốn thuộc gót nữ Inanna, hay người phục dịch làm việc nào cho Inanna đã nhận được tiền lương của họ rồi, hay những người thuê nhà nào của gót nữ đã không trả tiền thuê nhà, và lãi suất nào vị gót nữ đã tính cho những con nợ của mình. Đây là một trong những lý do chính tại sao ở Sumer, giống như ở những nơi khác trên thế giới, mạng lưới cộng tác của con người có thể không tăng trưởng nhiều, thậm chí hàng nghìn năm sau cuộc Cách mạng Nông nghiệp. Không có những vương quốc rất lớn, không có những mạng lưới thương mại sâu rộng, và không có những tôn giáo phổ quát.

Trở ngại cuối cùng này đã được gỡ bỏ khoảng 5.000 năm trước, khi người Sumer phát minh ra cả hai: chữ viết và tiền. Cặp sinh đôi ghép vào nhau này – sinh ra với cùng cha mẹ, vào cùng một lúc, và ở cùng một nơi – đã phá vỡ những hạn chế của sự tiến hành-dữ liệu của bộ óc con người. Chữ viết và tiền đã làm cho có thể để bắt đầu thu thuế từ hàng trăm hàng ngàn người, để tổ chức những hệ thống quan lại hành chính phức tạp, và để thiết lập những vương quốc rộng lớn. Trong vùng Sumer này, những vương quốc đã được những nhà vua-tu sĩ [4] quản lý nhân danh những vị gót. Trong vùng láng giềng, thung lũng sông Nile, người ta đã đi một bước xa hơn, sát nhập nhà vua-tu sĩ với gót để tạo ra một vị gót sống – pharaoh.

Người Egypt đã coi pharaoh như là một vị gót thực, chứ không phải chỉ là một người thay mặt, hay người được gót ủy quyền. Tất cả đất nước Egypt đều thuộc về vị gót đó, và tất cả mọi người phải chấp hành mệnh lệnh của gót đó và nộp thuế cho gót đó. Cũng giống như thời của những đền thờ ở Sumer, do đó trong Egypt thời của những Pharaoh, gót đã không tự quản lý công việc của đế quốc. Một số pharaoh đã cai trị với một bàn tay sắt, trong khi một số khác tiêu thời gian trong ngày của họ trong những yến tiệc và lễ hội, nhưng trong cả hai trường hợp, những công việc thực tiễn của sự quản lý Egypt đã trao vào tay của hàng ngàn những viên chức biết chữ. Cũng giống như bất kỳ con người nào khác, pharaoh đã có một cơ thể sinh học với những nhu cầu, những ham muốn và những cảm xúc sinh học. Nhưng pharaoh sinh học (bằng xương thịt) thì rất ít quan trọng. Người cai trị thực sự của Thung lũng sông Nile là một pharaoh tưởng tượng, vốn đã hiện hữu trong những truyện kể mà hàng triệu người Egypt đã kể cho nhau nghe.

Trong khi pharaoh ngồi trong cung điện của ông ở kinh đô Memphis, ăn nho và đùa cợt với những người vợ và phi tần của ông, những công chức của pharaoh đã rong ruổi khắp vương quốc, từ bờ Mediterranean đến sa mạc Nubian. Hệ thống công chức hành chính tính tiền thuế mỗi làng phải đóng, ghi chúng trên những cuộn papyrus dài, và gửi chúng về Memphis. Khi một mệnh lệnh được viết thành văn bản từ Memphis để tuyển binh cho quân đội, hoặc những người lao động cho một vài công trình xây dựng, những công chức tập hợp những người cần thiết. Họ tính toán bao nhiêu kg lúa mì những kho thóc của nhà vua đã chứa, bao nhiêu ngày công đã cần để làm sạch những kênh đào và hồ chứa nước, và bao nhiêu con vịt và con lợn để gửi tới Memphis, để hậu cung của pharaoh có thể ăn uống thịnh soạn. Ngay cả khi vị gót-sống qua đời, và cơ thể của ông được tẩm ướp và qua một tang lễ xa xỉ phung phí diễn hành đến nhà mộ hoàng gia ở ngoại thành Memphis, hệ thống hành chính vẫn tiếp tục. Những công chức vẫn tiếp tục ghi chép những cuộn văn kiện, tiếp tục thu thuế, truyền đạt những mệnh lệnh và ‘bôi trơn’ những bánh xe quay guồng máy của Pharaoh .

Nếu những vị gót Sumer nhắc nhở chúng ta về những nhãn hiệu công ty ngày nay, những gót-sống pharaoh như thế có thể được so sánh với những nhãn hiệu cá nhân ngày nay như Elvis Presley, Madonna hay Justin Bieber. Cũng giống như pharaoh, Elvis cũng có một cơ thể sinh lý học, với đầy đủ những nhu cầu, ham muốn và cảm xúc sinh học. Elvis đã ăn, và uống, và ngủ. Tuy nhiên, Elvis đã là nhiều hơn một cơ thể sinh lý học. Giống như pharaoh, Elvis đã là một những truyện kể, một huyền thoại, một nhãn hiệu – và nhãn hiệu thì quan trọng hơn cơ thể sinh học rất nhiều. Trong suốt cuộc đời của Elvis, nhãn hiệu kiếm được hàng triệu đô la bán dĩa nhạc, vé xem hát, áp phích và những tác quyền thương mại, nhưng chỉ một phần nhỏ của công việc cần thiết đã được chính con người Elvis thực hiện. Thay vào đó, hầu hết nó đã được thực hiện bởi một đội quân nhỏ gồm những đại lý, những luật sư, những nhà sản xuất và những thư ký. Hệ quả là, khi Elvis sinh học đã chết, mọi việc kinh doanh vẫn bình thường với nhãn hiệu thương mại đó. Ngay cả những người hâm mộ ngày hôm nay, vẫn mua những tranh ảnh và những dĩa hát của ‘Vua nhạc Rock’ [5], những đài phát thanh vẫn trả tiền tác quyền, và mỗi năm hơn nửa triệu khách mộ điệu hành hương, vẫn đổ về Graceland, nhà mộ của Vua nhạc Rock’, ở Memphis, Tennessee.


 
Những nhãn hiệu thương mại không phải là một phát minh của thời nay. Cũng giống như Elvis Presley, pharaoh cũng là một nhãn hiệu thay vì là một cơ thể sống. Đối với hàng triệu người tuân theo ông, hình ảnh của ông có giá trị hơn thực tại xương thịt của ông rất nhiều, và họ tiếp tục thờ cúng ông dài lâu, sau khi ông đã chết.



Trước khi có sự phát minh chữ viết, những truyện kể đã bị giam hãm trong khả năng hạn chế của bộ óc con người. Bạn không thể bịa đặt, hay ‘hư cấu’ ra những truyện kể quá phức tạp mà người ta không thể nhớ. Với chữ viết bạn đột nhiên có thể tạo ra những truyện kể rất dài và phức tạp, được lưu trữ trên những phiến đá và những cuộn papyri, thay vì trong đầu óc con người. Không có người Egypt thời cổ nào nhớ được tất cả những đất đai của pharaoh, những thuế đất cát và những thuế tôn giáo; Elvis Presley thậm chí không bao giờ đọc tất cả những hợp đồng đã ký dưới tên của mình; không có người sống đương thời nào rành rẽ với tất cả những luật lệ và quy định của Liên hiệp Europe; và không có ngân hàng hoặc nhân viên CIA nào theo dõi được tất cả từng đồng đô la đang lưu hành trên thế giới. Thế nhưng, tất cả những chi tiết vụn vặt này đã được ghi chép ở đâu đó, và sự kết tập của những tài liệu liên hệ xác định đặc điểm, chỉ rõ tính chất và quyền lực của pharaoh, Elvis, Liên hiệp Europe, và đồng đô la.

Chữ viết như thế đã khiến con người có khả năng để tổ chức toàn bộ xã hội trong một kiểu thức như những algorithm. Chúng ta đã gặp thuật ngữ ‘algorithm’ khi chúng ta đã cố gắng để hiểu những cảm xúc là gì, và bộ óc thực hiện chức năng của nó thế nào, và đã định nghĩa nó như là một set gồm những bước theo phương pháp vốn có thể được dùng để thực hiện những tính toán, giải quyết những vấn đề, và đi đến những quyết định. Trong những xã hội không chữ viết, người ta làm tất cả những tính toán và quyết định trong đầu họ. Trong những xã hội có chữ viết, người ta được tổ chức vào thành những mạng lưới, khiến mỗi người chỉ là một bước nhỏ trong một algorithm rất lớn, và nó là algorithm như một toàn thể vốn làm những quyết định quan trọng. Đây là yếu tính của bộ máy hành chính văn phòng. [6]

Hãy nghĩ về một bệnh viện thời nay, lấy thí dụ. Khi bạn đến, người nhận bệnh nhân, theo thủ tục, đưa cho bạn một mẫu đơn tiêu chuẩn, trong đó hỏi bạn một set những câu hỏi theo quy định. Những trả lời của bạn sẽ được chuyển đến một y tá, người này so sánh chúng với những quy định của bệnh viện để quyết định sẽ đem cho bạn những thử nghiệm sơ khởi nào. Cô sau đó, hãy nói, đo mạch máu, nhịp tim, và cho bạn thử máu. Y sĩ đang trực xem xét những kết quả này, tuân theo một qui thức nghiêm ngặt để rồi quyết định gửi bạn nhập viện với khu chuyên môn nào. Trong khu chuyên môn bạn đang lại phải chịu thêm nhiều những thử nghiệm kỹ lưỡng hơn, chẳng hạn như chụp tia X, hoặc quét fMRI, tất cả đều là những bắt buộc của những sách hướng dẫn y tế dày cộm. Những y sĩ chuyên môn sau đó phân tích những kết quả theo như những cơ sở dữ liệu thống kê nổi tiếng, quyết định cung cấp cho bạn những loại thuốc nào, hoặc thêm những thử nghiệm nào khác nữa cần cho bạn.

Cấu trúc algorithm này bảo đảm rằng dù người nhận bệnh nhân, y tá hoặc y sĩ trực là ai, đều không là điều quan trọng. Cá tính của họ, chính kiến ​​của họ, và những trạng thái tâm lý nhất thời của họ cũng đều là không can dự gì cả. Miễn là họ đều tuân theo những quy định và những thủ tục, họ có một cơ hội tốt để chữa bệnh cho bạn. Theo như lý tưởng algorithm, số phận của bạn là trong tay của “hệ thống”, và không trong tay của những con người có sống chết, bằng xương thịt, đang nắm giữ vị trí này hay vai trò kia.

Những gì là đúng với những nhà thương thì cũng đúng với là những quân đội, những nhà tù, những trường học, những công ty – và những vương quốc thời cổ. Dĩ nhiên Egypt thời cổ thì kém xa về kỹ thuật tinh vi so với một bệnh viện thời nay, nhưng nguyên tắc algorithm là như nhau. Ở Egypt thời cổ cũng thế, hầu hết những quyết định đã được thực hiện không do một người khôn ngoan duy nhất nào, nhưng bởi một mạng lưới những viên chức hành chính nối với nhau qua chữ viết trên giấy papyri và những chữ khắc trên những phiến đá. Nhân danh vị gót-sống pharaoh, mạng lưới cấu trúc lại xã hội con người và định dạng lại thế giới tự nhiên. Lấy thí dụ, pharaoh Senusret III và con trai của ông Amenemhat III, người trị vì Egypt từ năm 1878 TCN đến 1814 TCN, đã đào một con kênh lớn, nối liền sông Nile để những đầm lầy của thung lũng Fayum. Một hệ thống phức tạp gồm những đập, hồ chứa và kênh đào chuyển hướng một lượng nước của sông Nile đến Fayum, tạo ra một hồ nước nhân tạo lớn, chứa được 50 tỉ mét khối nước. [7] hồ Mead, hồ nhân tạo lớn nhất ở USA (hình thành bởi đập Hoover), chứa được tối đa 35 tỉ mét khối nước.

Công trình kỹ thuật Fayum đã cho pharaoh quyền lực để điều hòa sông Nile, ngăn chặn những lũ lụt phá hoại, và cung cấp nước hiếm quý, cứu trợ trong những thời hạn hán. Ngoài ra, nó đã chuyển thung lũng Fayum từ một đầm lầy đầy cá sấu quấy phá, bao quanh bởi sa mạc cằn cỗi, thành vựa lúa của Egypt. Một thành phố mới, gọi là Shedet, đã xây trên bờ của hồ nước nhân tạo mới. Người Greek gọi nó là Crocodilopolis – thành phố của những cá sấu. Nó đã được đền thờ của thần cá sấu Sobek thống trị, vị thần được coi là cũng như pharaoh (những tượng thờ thời ấy, đôi khi cho thấy pharaoh đội một cái đầu cá sấu). Ngôi đền có nuôi một con cá sấu thiêng gọi Petsuchos, được coi là hóa thân sống thực của Sobek. Cũng giống như gót-sống pharaoh, gót-sống Petsuchos được những tu sĩ phục dịch thương yêu chăm sóc chu đáo, cung cấp cho con vật bò sát may mắn này những món ăn xa xỉ, và thậm chí cả đồ chơi, và đắp mặc nó cho đẹp, trong áo choàng vàng và vương miện nạm đá quý. Dù sao chăng nữa, Petsuchos đã là thương hiệu của những tu sĩ, và quyền hạn và sinh kế trọn đời của họ đều tùy thuộc vào con vật. Khi Petsuchos chết, một con cá sấu mới ngay lập tức được tuyển chọn điền vào chỗ, trong khi xác con bò sát chết được cẩn thận tẩm hương liệu quí, quấn vải và kỹ lưỡng ướp khô để gìn giữ.

Trong thời của Senusret III và Amenemhat III, những người Egypt không có máy ủi đất cũng không có chất nổ. Họ đã ngay cả còn không có những dụng cụ sắt, ngựa làm việc, hoặc bánh xe (bánh xe đã không đưa vào dùng phổ biến ở Egypt cho đến khoảng 1500 TCN). Những dụng cụ bằng đồng đã được coi là kỹ thuật tân tiến, nhưng chúng rất đắt và hiếm, nên hầu hết những công trình xây dựng đã được thực hiện chỉ với những dụng cụ bằng đá và gỗ, điều hành bằng sức mạnh bắp thịt của con người. Nhiều người cho rằng những công trình xây dựng lớn của Egypt thời cổ – tất cả những đập, và hồ chứa nước, và những pyramid – phải được những người hành tinh ngoài trái đất xây dựng. Chứ làm thế nào một nền văn minh thiếu ngay cả những bánh xe và công cụ bằng sắt lại có thể hoàn thành những kỳ quan như vậy?

Sự thật thì rất khác. Những người Egypt đã xây hồ Fayum và những pyramid không phải nhờ vào sự giúp đỡ nào từ ngoài trái đất, nhưng nhờ vào kỹ năng tổ chức tuyệt vời. Dựa vào hàng ngàn công chức biết chữ, pharaoh đã tuyển dụng hàng chục ngàn người lao động, và có đủ thức ăn để cung cấp cho họ trong nhiều năm liền. Khi hàng chục ngàn lao động cộng tác trong hàng mười năm, họ có thể xây dựng một hồ nước nhân tạo hay một pyramid, ngay cả chỉ với những dụng cụ bằng đá.

Pharaoh tự mình hầu như không nhấc một ngón tay, dĩ nhiên. Ông không tự thu thuế, ông đã không vẽ bất kỳ một đồ án kiến ​​trúc nào, và ông chắc chắn đã không bao giờ từng nhấc lên một cái xẻng. Nhưng những người Egypt tin rằng chỉ có lời cầu nguyện cho gót-sống pharaoh và gót bảo trợ Sobek của ông đã có thể cứu được thung lũng sông Nile khỏi tàn phá của những lũ lụt và những hạn hán. Họ đều đã đúng. Pharaoh và Sobek là những thực thể tưởng tượng, đã không làm gì để nâng cao hoặc hạ thấp mực nước sông Nile, nhưng khi hàng triệu người tin vào pharaoh và Sobek, và do đó cộng tác xây đập những nước và đào những mương, thiên tai lũ lụt và hạn hán trở nên hiếm hoi. So với những vị gót Sumer, chưa kể đến những thần tinh, anh linh thời Stone Age, những vị gót của Egypt thời cổ đã thực sự là những thực thể mạnh mẽ, đã thành lập những thành phố, chiêu mộ những đội quân, và kiểm soát đời sống của hàng triệu con người, bò và cá sấu.

Nghe có vẻ xa lạ lùng khi gán công cho những thực thể tưởng tượng với sự làm nên hay điều khiển những sự vật việc. Nhưng ngày nay chúng ta có thói quen nói rằng USA đã làm nên quả bom nguyên tử đầu tiên, rằng nước Tàu đã làm nên đập nước Tam Hiệp, hoặc Google thì đang làm nên một chiếc xe tự lái. Tại sao không nói, sau đó, rằng pharaoh đã làm nên một hồ chứa nước, và Sobek đã đào một con kênh?

Sống trên Giấy

Viết chữ như vậy tạo điều kiện cho sự xuất hiện của những thực thể tưởng tượng mạnh mẽ, vốn đã tổ chức hàng triệu người và đã định dạng lại thực tại của những con sông, đầm lầy và cá sấu. Đồng thời, viết chữ cũng đã làm dễ dàng hơn cho con người để tin tưởng vào sự hiện hữu của những thực thể tưởng tượng loại giống như vậy, vì nó làm quen người ta với kinh nghiệm thực tại qua sự trung gian của những dấu hiệu trừu tượng.

Những người săn bắn hái lượm đã dành cả ngày để trèo cây, để tìm nấm, và để đuổi những con lợn và thỏ rừng.Thực tại hàng ngày của họ đã gồm những cây, những nấm, những lợn và những thỏ. Những nông dân làm việc trọn cả ngày trong những cánh đồng, cày, gặt, xay thóc và chăm sóc những động vật nuôi trong trang trại. Thực tại hàng ngày của họ là cảm giác của đất bùn dưới chân trần, mùi của những con bò kéo cày, và hương vị của bánh mì tươi ấm áp ra khỏi lò. Ngược lại, những viên chức ký lục [8] ở Egypt thời cổ dành hầu hết thời giờ của họ để đọc, viết và tính toán. Thực tại hàng ngày của họ gồm những dấu mực trên những cuộn papyrus, trên đó xác định người nào sở hữu thửa ruộng nào, giá một con bò là bao nhiêu, và những loại thuế nào nông dân phải nộp hàng năm. Một người chuyên nghề viết chữ, để ghi chép và tính toán như thế, có thể quyết định số phận của tất cả một làng với chỉ một vẩy mực từ ngòi bút của mình.

Phần lớn đám đông dân chúng vẫn mù chữ cho đến thời nay, nhưng những nhà quản trị hành chính có uy thế lớn, đã ngày càng nhìn thực tại qua phương tiện chuyên chở của những bản văn ghi chép. Đối với tầng lớp học thức này – cho dù ở Egypt thời cổ hoặc trong thế kỷ XX Europe – bất cứ gì được viết trên một mảnh giấy ít nhất đã cũng có thực như những cây cối, những con bò đực và những con người.

Khi Nazis tràn chiếm France, vào mùa xuân 1940, phần lớn dân chúng gốc Jew của nước này, đã cố gắng chạy trốn ra khỏi France. Để vượt qua biên giới phía Nam, họ cần giấy thị thực nhập cảnh của Spain và Portugal, và hàng chục ngàn người Jew, cùng với nhiều người tị nạn khác, đã bao vây tòa lãnh sự Portugal ở thành phố Bordeaux, trong một nỗ lực tuyệt vọng để có được mảnh giấy cứu mạng. Chính phủ Portugal đã cấm những lãnh sự của mình ở France không được cấp visa nếu không có sự chấp thuận trước từ bộ Ngoại giao Portugal, nhưng vị lãnh sự tại Bordeaux, Aristides de Sousa Mendes, đã quyết định bất chấp lệnh này, liều lĩnh ném bỏ một sự nghiệp ba mươi năm trong ngành ngoại giao. Khi những xe tăng Nazis đã dần vây kín Bordeaux, Sousa Mendes và nhóm của ông đã làm việc 24 giờ một ngày, trong mười ngày đêm liên tục, hiếm khi nghỉ dù để ngủ, chỉ lo cấp và đóng dấu trên những visa. Sousa Mendes đã cấp hàng ngàn visa trước khi ngất đi vì kiệt sức.

Chính phủ Portugal – vốn có rất ít mong muốn để chấp nhận bất kỳ một người nào của những người tị nạn này – đã phái những nhân viên sang dẫn độ nhà lãnh sự không tuân lệnh trên về nước, và sa thải ông khỏi bộ ngoại giao. Tuy nhiên, những công chức, dù là người chỉ quan tâm chút ít cho cảnh ngộ khốn khổ của con người, vẫn có sự tôn trọng sâu xa với những tài liệu, và những visa do Sousa Mendes đưa ra bất chấp lệnh trên, đều đã được những công chức ở France, Spain và Portugal như nhau tôn trọng, chuyển vận lên đến 30.000 người nhanh chóng ra khỏi bẫy chết của Nazis. Sousa Mendes, trang bị không gì ngoài một con dấu bằng cao su, đã cáng đáng cho một hoạt động cứu nguy lớn nhất, từ một cá nhân duy nhất, trong lịch sử của Holocaust. [9]

 

Aristides de Sousa Mendes, vị thiên thần với con dấu ấn bằng cao su.


Sự thiêng liêng của những văn kiện chữ viết thường có tác dụng kém tích cực hơn nhiều. Từ 1958 đến 1961, những người cộng sản Tàu đã tiến hành bước tiến ‘Đại Nhảy vọt’, khi Mao Zedong muốn nhanh chóng biến nước Tàu thành một siêu cường. Mao ra lệnh sản xuất nông nghiệp phải tăng gấp đôi và gấp ba, dùng sản xuất thặng dư để tài trợ những dự án kỹ nghệ và quân sự đầy tham vọng. Những đòi hỏi không thể nào làm nổi của Mao, theo những cách của chúng đã đi xuống những bậc thang hành chính, từ những văn phòng chính phủ ở Beijing, qua những viên chức đầu tỉnh, tất cả xuống những người đứng đầu làng xã. Những viên chức địa phương, sợ mang tiếng chỉ trích và mong muốn hùa theo với cấp trên của mình, đã pha chế những tường trình tưởng tượng vè sự tăng mạnh trong sản lượng nông nghiệp. Khi những con số bịa đặt theo những cách của chúng đi ngược lên những bậc thang hành chính, mỗi cán bộ chỉ phóng đại chúng thêm một chút, thêm một số không ở chỗ này, hay ở chỗ kia, với nét nghệch ngoạc của ngòi bút.



Một trong những hàng ngàn visa cứu mạng sống với chữ ký của Sousa Mendes trong tháng 6 năm 1940 (visa # 1902 cho Lazare Censor và gia đình, ngày 17 tháng 6 năm 1940).



Hệ quả là trong năm 1958, chính phủ Tàu được cho biết sản lượng lúa hàng năm đã là 50 phần trăm nhiều hơn thực sự. Tin vào những báo cáo này, chính phủ đã bán hàng triệu tấn gạo ra nước ngoài, để đổi lấy những vũ khí và những máy móc kỹ nghệ nặng, giả định rằng còn lại vẫn đủ để nuôi sống số dân nước Tàu. Kết quả đã là nạn đói tồi tệ nhất trong lịch sử, và cái chết của hàng chục triệu người dân Tàu.[10]

Trong khi đó, những tường trình phấn khởi về phép lạ canh nông nước Tàu lan truyền đến những khán giả nhiệt tình khắp thế giới. Julius Nyerere, tổng thống duy tâm của Tanzania, đã hết sức cảm kích trước sự thành công của nước Tàu duy vật. Ngõ hầu hiện đại hóa nông nghiệp Tanzania, Nyerere đã quyết định để thành lập những nông trường tập thể theo như mô hình nước Tàu. Khi những nông dân phản đối lệnh này, Nyerere đã gửi quân đội và cảnh sát tới để triệt hạ những làng truyền thống, và ép buộc hàng trăm ngàn nông dân di chuyển vào những nông trại tập thể mới.

Tuyên truyền của chính phủ mô tả những nông trại như những thiên đường thu nhỏ, nhưng nhiều trong số chúng chỉ hiện hữu trong những tài liệu của chính phủ. Những qui định và tường trình bằng văn bản tại thủ đô Dar es Salaam nói rằng vào ngày đó, tháng đó, những dân làng của làng như vậy và như vậy, đã được chuyển tới định cư ở nông trường như vậy và như vậy. Trong thực tế, khi dân làng đến nơi, họ khám phá rằng ở chỗ ‘như vậy và như vậy’ thì hoàn toàn không có gì. Không nhà ở, không trường học, không nông cụ. Những công chức đã tường trình những thành công lớn cho bản thân họ, và cho tổng thống Nyerere. Trong thực tế, trong vòng chưa đến mười năm, Tanzania đã chuyển từ nước xuất khẩu lương thực lớn nhất Africa thành một nước nhập khẩu ròng về lương thực, không thể nuôi sống mình mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài. Năm 1979, 90 phần trăm người dân Tanzania sống trong những nông trường tập thể, nhưng họ chỉ có sản xuất được 5 phần trăm tổng sản lượng nông nghiệp của quốc gia [11]

Mặc dù lịch sử của viết chữ và soạn thảo văn bản, thì đầy những rủi ro tương tự, trong hầu hết những trường hợp, những văn bản đã cho phép những công chức để tổ chức nhà nước được hiệu quả hơn nhiều so với trước. Thật vậy, ngay cả thảm họa Đại Nhảy Vọt cũng đã không kéo đổ đảng Cộng sản Tàu khỏi ngôi vị quyền lực. Thảm họa đã gây nên bởi khả năng đem áp đặt những tưởng tượng chỉ có trên chữ viết lên trên thực tại, nhưng cũng đúng cùng một khả năng đó đã cho phép đảng Cộng sản Tàu để tô hồng bức tranh vẽ những thành công của nó, và kiên trì đã bám chặt lấy quyền lực.

Ngôn ngữ viết có thể đã từng được thai nghén như là một phương cách khiêm tốn của sự mô tả thực tại, nhưng nó đã dần dần trở thành một phương cách mạnh mẽ để định dạng lại thực tại. Khi những tường trình hành chính chính thức va chạm với thực tại khách quan, thường là thực tại đã phải nhường lối cho chúng. Bất kỳ một ai là người đã từng giao dịch với những cơ quan thuế vụ, hệ thống giáo dục, hoặc bất kỳ bộ máy hành chính phức tạp nào khác, đều biết rằng sự thật hiếm khi được xem là quan trọng. Những gì đã viết trên văn bản, đơn kiện, tờ khai,…của bạn thì quan trọng hơn nhiều.

Sách Thánh Kitô

Có đúng là khi văn bản và thực tại xung đột, thực tại đôi khi phải nhường bước? Không phải đó chỉ là một sự vu khống phổ thông nhưng phóng đại về hệ thống hành chính quan liêu? Hầu hết những công chức – cho dù phục vụ những pharaoh, hay Mao Zedong – đều là những người biết điều hợp lý, và họ chắc chắn tất đã làm những luận chứng như sau: “Chúng ta dùng văn bản để mô tả thực tại của những nông trường, những kênh đào, và những kho trữ lương thực. Nếu sự mô tả là chính xác, chúng ta làm những quyết định thực tế. Nếu mô tả không chính xác, nó gây những nạn đói và thậm chí những bạo loạn. Sau đó, chúng ta, hoặc những nhân viên hành chính của một vài chế độ tương lai nào đó, học hỏi từ sai lầm, và gắng sức để cho ra những mô tả chân thực hơn. Như thế, theo thời gian, những tài liệu của chúng ta bị buộc để trở nên càng chính xác hơn.

Điều đó đúng thực tới một mức độ nào đó, nhưng nó bỏ qua một động lực lịch sử đối nghịch. Khi giới quan liêu hành chính tích lũy quyền lực, họ trở nên miễn nhiễm với những sai lầm của chính họ. Thay vì thay đổi những truyện kể của họ để phù hợp với thực tại, họ có thể thay đổi thực tại để phù hợp với những truyện kể của họ. Cuối cùng, thực tại bên ngoài phù hợp với những tưởng tượng hành chính quan liêu của họ, nhưng chỉ vì họ đã buộc thực tại để là như vậy. Lấy thí dụ, những đường biên giới của nhiều nước Africa đã không kể gì đến những dòng sông, những dãy núi và những tuyến đường thương mại, đã phân chia không cần thiết những vùng (có chung) lịch sử và kinh tế, và đã bỏ qua những bản sắc dân tộc và tôn giáo địa phương. Cùng một bộ lạc có thể thấy chính nó phân xẻ giữa một số quốc gia, trong khi một quốc gia có thể là kết hợp của những mảnh vỡ của nhiều bộ tộc đối địch. Những vấn đề như thế làm bực dọc phẫn chí tất cả những nước trên thế giới, nhưng ở Africa chúng là đặc biệt nghiêm trọng, vì những biên giới Africa ngày nay không phản ảnh những ước vọng và tranh đấu của những dân tộc địa phương. Những biên giới đã được những công chức hành chính Europe vẽ nên, những người đã chưa bao giờ từng đặt chân lên đất Africa.

Vào cuối thế kỷ XIX, một số cường quốc Europe đã tự tuyên xưng quyền sở hữu những vùng lãnh thổ Africa. Sợ rằng những tuyên bố mâu thuẫn có thể dẫn đến một chiến tranh toàn lực và toàn bộ Europe, những phe liên hệ đã cùng nhau họp ở Berlin vào năm 1884, và đã chia Africa như thể nó là một chiếc bánh. Thời đó, phần lớn nội địa của Africa là những vùng đất chưa biết đến (terra incognita) đối với người Europe. Người England, France và Germany đã có những bản đồ chính xác của những vùng ven biển Africa, và biết chính xác nơi nào những con sông Niger, Congo và Zambezi đổ vào đại dương. Tuy nhiên, họ biết rất ít về giòng chảy của những sông này trong nội địa, về những vương quốc và những bộ tộc đã sinh sống dọc theo bờ của những sông này, và về tôn giáo, lịch sử và địa lý địa phương. Điều này hầu như không được những nhà ngoại giao Europecho là quan trọng. Họ lấy ra một bản đồ Africa trơn trụi, trải rộng nó trên một mặt bàn gỗ đánh vécni sáng bóng ở Berlin, vẽ những đường ở đây và ở đó, và như thế, chia lục địa Africa giữa những cường quốc Europe.

Khi người Europe đi sâu vào trong nội địa Africa, được trang bị với những bản đồ dã thỏa thuận, họ khám phá rằng nhiều những biên giới đã vẽ ở Berlin hầu như hoàn toàn bất công với thực tại địa lý, kinh tế và sắc tộc của Africa. Tuy nhiên, để tránh những xung đột mới, những người thực dân xâm lược đành chịu mắc kẹt trong những thỏa thuận của chính họ, và những dòng vẽ từ tưởng tượng này đã trở thành biên giới thực sự của những thuộc địa Europe. Trong nửa sau của thế kỷ XX, khi những đế quốc Europe tan rã, và những thuộc địa giành được độc lập của họ, những quốc gia mới này cũng lại phải chấp nhận những đường biên giới từ thời thuộc địa, sợ rằng sự thay thế sẽ là những chiến tranh và xung đột bất tận. Nhiều trong số những khó khăn mà những quốc gia Africa ngày nay phải đối diện, đều xuất phát từ thực tế là những biên giới của họ không có ý nghĩa. Khi những tưởng tượng ghi thành văn bản của bộ máy quan liêu Europe đã đụng độ với thực tại Africa, thực tại đã buộc phải đầu hàng.[12]

Hệ thống giáo dục thời nay cung cấp nhiều những thí dụ khác về thực tại cúi đầu khất phục trước những biên bản ghi chép. Khi đo chiều rộng bàn viết của tôi, thước đo tôi dùng chỉ là chuyện nhỏ. Bàn tôi vẫn là thế, dù chiều rộng tôi nói nó dài 200 cm, hay dài 78,74 inch. Tuy nhiên, khi những hệ thống hành chính đo lường người ta, những thước đo mà họ chọn dùng tạo nên tất cả sự khác biệt. Khi những trường học bắt đầu đánh giá người ta theo như những điểm số chính xác, đời sống của hàng triệu học sinh và thày giáo đã thay đổi mạnh mẽ đột ngột. Điểm số là một phát minh tương đối mới. Những người săn bắn hái lượm đã không bao giờ cho điểm những thành tựu của họ, và ngay cả hàng nghìn năm sau Cách mạng Nông nghiệp, ít những cơ sở giáo dục đã dùng điểm số chính xác. Một người học nghề đóng giày thời trung cổ đã không nhận được vào cuối năm một mảnh giấy nói rằng ông đã có một điểm A về dây giày, nhưng một điểm C - về khóa giày. Một sinh viên chương trình cử nhân trong thời của Shakespeare, rời đại học Oxford với một trong hai kết quả có thể có – một bằng tốt nghiệp, hoặc không bằng tốt nghiệp. Không ai đã nghĩ đến việc cho một sinh viên một điểm tốt nghiệp 74, và một sinh viên khác điểm 88. [13]


 
Một bản đồ Africa của người Europe từ giữa thế kỷ XIX. Những người Europe biết rất ít về bên trong lục địa Africa, nhưng điều đó đã không ngăn cản họ phân chia lục địa này và vẽ những biên giới quốc gia của nó.



Chỉ có hệ thống giáo dục phổ thông đại chúng của thời đại kỹ nghệ mới bắt đầu dùng những điểm số chính xác trên một cơ sở thường xuyên. Vì cả hai, những nhà máy và những cơ quan chính phủ đã trở nên quen với việc suy nghĩ bằng ngôn ngữ của những con số, những trường học đã làm theo. Họ đã bắt đầu để đánh giá về giá trị của mỗi sinh viên theo như điểm trung bình của sinh viên ấy, trong khi giá trị của mỗi thày giáo và hiệu trưởng được đánh giá theo như điểm trung bình nói chung của nhà trường. Một khi những hệ thống hành chính đã chấp nhận thước đo này, thực tại đã được chuyển đổi.

Ban đầu, những trường học đã giả định là tập trung vào mục đích khai sáng và giáo dục sinh viên, và những điểm số chỉ đơn thuần là một phương tiện của đo lường sự thành công. Nhưng cũng rất tự nhiên, những trường học sớm bắt đầu tập trung vào việc có được những điểm cao. Như mọi đứa trẻ, thày giáo và thanh tra giáo dục đều biết, những kỹ năng cần thiết để có được điểm cao trong một kỳ thi không cùng là một như sự hiểu biết thực sự về văn học, sinh học hay toán học. Mỗi đứa trẻ, giáo viên và thanh tra cũng biết rằng khi buộc phải chọn giữa hai, hầu hết những trường học sẽ chọn những điểm số.

Sức mạnh của văn bản ghi chép đã đạt đến đỉnh cao của nó với sự xuất hiện của những kinh thánh. Những tu sĩ (trong những đền thờ) và những ký lục (hành chính) trong những văn minh thời cổ đã thành quen với việc xem những tài liệu ghi chép như những sách hướng dẫn cho thực tại. Lúc đầu, những bản văn bảo cho họ biết về thực tại của những loại thuế, những cánh đồng, và những kho trữ lương thực. Nhưng khi hệ thống hành chính giành được quyền lực, do đó, những văn bản đã giành được uy quyền. Những tu sĩ đã ghi chép xuống không chỉ là danh sách tài sản của gót, nhưng cũng cả những hành động, những điều răn, và những bí mật của gót. Những kinh điển hậu quả có nội dung là để mô tả thực tại trong toàn bộ của nó, và hàng thế hệ những học giả đã trở nên quen với việc tìm kiếm tất cả những trả lời trong những trang sách của kinh thánh Kitô, kinh thánh Koran, hoặc kinh thánh Vedas.

Về lý thuyết, nếu một số sách thánh nào đó đã trình bày sai lầm về thực tại, những tín đồ của chúng sớm hay muộn sẽ tìm ra điều đó, và văn bản sẽ mất quyền lực của nó. Abraham Lincoln đã nói rằng bạn không thể lừa dối tất cả mọi người trong tất cả mọi thời. Vâng, đó là nói theo mong ước hơn là suy nghĩ. Trong thực tiễn, sức mạnh của những mạng lưới cộng tác của con người dựa trên một sự cân bằng mong manh giữa sự thật và hư cấu. Nếu bạn bóp méo sự thật quá nhiều, nó sẽ làm suy yếu bạn, và bạn sẽ không thể cạnh tranh với nhiều đối thủ có những suy nghĩ sáng suốt. Mặt khác, bạn không thể tổ chức được đông đảo dân chúng một cách hiệu quả, nếu không dựa trên một số huyền thoại hư cấu nào đó. Vì vậy, nếu bạn gắn chặt với thực tại tinh thuần, không pha trộn bất kỳ viễn tưởng hư cấu nào với nó, rất ít người sẽ đi theo bạn.

Nếu bạn dùng một ‘máy thời gian’ [14] để gửi một nhà khoa học ngày nay trở về lại Egypt thời cổ, bà ấy sẽ không thể giành được chính quyền bằng cách phơi bày những hư cấu của những tu sĩ địa phương và bằng cách giảng dạy những nông dân về thuyết tiến hóa, thuyết tương đối và thuyết vật lý quantum. Dĩ nhiên, nếu nhà khoa học của chúng ta có thể dùng kiến ​​thức của bà để làm được một vài khẩu súng trường và vài cỗ trọng pháo, bà có thể đạt được một lợi thế rất không lồ so với những pharaoh và thần cá sấu Sobek. Tuy nhiên, để khai thác mỏ sắt, xây lò nung và sản xuất thuốc súng, nhà khoa học sẽ cần rất nhiều nông dân làm việc chăm chỉ. Bạn có thực sự nghĩ rằng bà có thể gây hứng khởi cho họ bằng cách giải thích rằng năng lượng chia cho khối lượng bằng với tốc độ của ánh sáng bình phương? Nếu xảy ra là bạn đã có nghĩ như vậy, chào mừng bạn, vậy mời bạn hãy đi đến Afghanistan hay Syria và hãy thử vận ​​may của mình.

Những tổ chức nhân sự mạnh mẽ – như Egypt thời Pharaoh, cộng sản Tàu, những đế quốc Europe và hệ thống trường học ngày nay – không nhất thiết phải suy nghĩ sáng suốt. Phần lớn sức mạnh của chúng dựa trên khả năng của chúng để buộc những tin tưởng hư cấu của chúng trên một thực tại phục tùng. Đó là toàn bộ ý tưởng về tiền bạc, lấy thí dụ. Những chính phủ đưa ra những mảnh giấy vô giá trị, tuyên bố chúng là có giá trị và sau đó dùng chúng để tính toán giá trị của tất cả mọi sự vật việc khác. Chính phủ có đủ sức mạnh để bắt buộc dân chúng phải đóng thuế bằng cách dùng những mảnh giấy này, do đó những công dân không có lựa chọn nào khác, nhưng họ nhận, ít nhất một số giấy bạc. Những giấy bạc do đó trở nên có giá trị thực sự, những công chức chính phủ được ‘trắng án’, không bị buộc tội nào trong những tin tưởng của họ, và vì chính phủ kiểm soát sự phát hành tiền giấy, sức mạnh của nó tăng trưởng. Nếu ai đó phản đối rằng “Đây chỉ là những mảnh giấy vô giá trị!” Và cư xử như thể chúng thực sự chỉ là những mảnh giấy, người ấy tất sẽ không tiến được cho xa lắm trong đời sống..

Cùng một điều tương tự xảy ra khi hệ thống giáo dục tuyên bố rằng những kỳ thi tuyển là phương pháp tốt nhất để đánh giá những sinh viên. Hệ thống có đủ thẩm quyền để ảnh hưởng những điều kiện tuyển chọn vào những trường đại học, cơ quan chính phủ và những công việc trong lĩnh vực tư nhân. Do đó sinh viên đầu tư tất cả những nỗ lực của họ vào việc nhận được những điểm số cao. Những vị trí đáng thèm muốn đều được điều khiển bởi những người có điểm cao, những người, theo tự nhiên, sẽ hỗ trợ hệ thống vốn đã mang họ đến đó. Sự kiện là hệ thống giáo dục kiểm soát những kỳ thi quan trọng, tất mang lại cho nó nhiều quyền lực hơn, và làm tăng ảnh hưởng của mình trong những trường đại học, cao đẳng, những văn phòng chính phủ và thị trường việc làm. Nếu ai đó phản đối rằng “Giấy chứng nhận bằng cấp chỉ là một mảnh giấy!” Và cư xử tương ứng như thế, người ấy chắc sẽ không tiến được cho xa lắm trong đời sống.

Những kinh thánh tôn giáo làm việc theo cùng một cách. Những tổ chức tôn giáo tuyên bố rằng ‘quyển sách thánh’ chứa những trả lời cho tất cả những câu hỏi của chúng ta. Nó đồng thời buộc những tòa án, những chính phủ và những doanh nghiệp thương mại, kỹ nghệ để hành xử theo như những gì quyển sách thánh nói. Khi một người khôn ngoan đọc những sách thánh, và sau đó nhìn vào thế giới, người ấy thấy rằng quả thực có một so sánh tương đương tốt. '”Những sách thánh nói rằng bạn phải đóng góp một phần mười lợi tức với nhà thờ, như tiền thuế đóng cho Gót – và nhìn xem, tất cả mọi người đều đóng. Những sách thánh nói rằng phụ nữ thì đều thấp kém hơn nam giới, và không thể phục vụ như thẩm phán hoặc thậm chí làm chứng tại tòa án – và nhìn xem, quả thực sự là không có phụ nữ nào làm quan tòa, và những tòa án bác bỏ lời khai của họ. Những sách thánh nói rằng bất cứ ai nghiên cứu lời của Gót sẽ thành công trong đời sống – và nhìn xem, tất cả những công ăn việc làm tốt đều thực sự nắm giữ bởi những người là người học đến thuộc lòng quyển sách thánh”.

Một người khôn ngoan loại giống như vậy, sẽ bắt đầu nghiên cứu những quyển sách thánh một cách tự nhiên, và vì người ấy thì khôn ngoan, người ấy sẽ trở thành một người bình luận, đạo mạo và am hiểu, về kinh thánh. Như hệ quả, người ấy sẽ được bổ nhiệm làm một quan tòa. Khi người ấy trở thành một quan tòa, người ấy sẽ không cho phép những phụ nữ làm chứng tại tòa án, và khi người ấy chọn người kế nhiệm, người ấy hiển nhiên sẽ chọn một ai đó biết rành rẽ quyển sách thánh. Nếu ai đó phản đối rằng “Cuốn sách này chỉ là mớ giấy!” Và cư xử ứng hợp với thế, một kẻ ‘dị giáo’ như vậy sẽ sẽ không làm được nhiều gì lắm trong đời sống.

Ngay cả khi những quyển sách thánh đưa mọi người đến lầm lạc về bản chất thật của thực tại, mặc dầu vậy chúng có thể vẫn giữ được uy quyền của chúng trong hàng nghìn năm. Lấy thí dụ, nhận thức trong Sách Thánh Kitô về lịch sử thì cơ bản là đã sai lầm, nhưng nó tìm được cách để lan truyền khắp thế giới, và hàng tỉ người vẫn tin vào nó. Sách Thánh Kitô đã đem rao bán một lý thuyết tin-chỉ-một-gót về lịch sử, trong đó nói rằng thế giới được một vị Gót toàn năng duy nhất cai trị, người quan tâm về tôi và những việc làm của tôi, trên tất cả mọi sự vật việc nào khác. Nếu một gì tốt xảy ra, nó phải là một phần thưởng cho những việc làm tốt của tôi. Bất kỳ thảm họa nào, nếu có, chắc chắn phải là sự trừng phạt cho những tội lỗi của tôi.

Do đó, người Jew thời cổ tin rằng nếu họ bị hạn hán, hoặc nếu vua Nebuchadnezzar của Babylon xâm chiếm xứ Judaea và lưu đày dân cư của nó, chắc chắn đây là những hình phạt linh thiêng của Gót đối với những tội lỗi riêng của chính họ. Và nếu vua Cyrus của Persia đánh bại người Babylon và cho phép những người Jew lưu vong của trở về quê nhà, và xây dựng lại Jerusalem, Gót, trong khoan dung thương người, tất phải đã lắng nghe những lời cầu nguyện ăn năn của họ. Sách Thánh Kitô không nhìn nhận có khả năng rằng hạn hán có lẽ là hậu quả từ một vụ phun núi lửa ở Philippines, rằng Nebuchadnezzar đã xâm lăng trong sự theo đuổi những lợi ích thương mại của người Babylon, và rằng vua Cyrus đã có lý do chính trị riêng của mình để ủng hộ những người Jew. Tương ứng, Sách Thánh Kitô cho thấy không có chú ý gì, dù là thế nào, trong việc tìm hiểu hệ sinh thái thế giới, nền kinh tế Babylon, hoặc hệ thống chính trị Persia.

Sự tự thu-nhận-về-bản ngã, đặc trưng cho tất cả con người trong thời thơ ấu của họ. Trẻ em của tất cả những tôn giáo và những văn hóa, đều cho rằng chúng là trung tâm của thế giới, và do đó tỏ ra ít có quan tâm chân thực đến những hoàn cảnh và cảm xúc của người khác. Đó là lý do ly dị là chấn thương tâm lý rất đau thương cho trẻ em. Một đứa trẻ năm tuổi không sao có thể hiểu rằng một gì đó quan trọng thì đang xảy ra vì những lý do không liên hệ gì đến chính nó. Bất kể bao nhiêu lần bạn nói với đứa bé ấy rằng mẹ nó và bố nó là những người độc lập với những vấn đề và những mong ước riêng của họ, và rằng họ đã ly dị không phải vì nó – những đứa trẻ không thể cảm thụ, đón nhận hết được điều đó. Nó tin rằng tất cả mọi sự vật việc xảy ra vì nó. Hầu hết mọi người đã trưởng thành, bước ra khỏi ảo tưởng trẻ con này. Những người theo tôn giáo tin-chỉ-một-gót giữ ảo tưởng này cho đến ngày họ chết. Giống như một đứa trẻ nghĩ rằng cha mẹ của mình đang đánh nhau vì nó, người tin theo thuyết tin chỉ một gót đã được thuyết phục rằng người Persia đang chiến đấu với Babylon vì người ấy.

Ngay trong thời Sách Thánh Kitô, một số văn hóa đã có một nhận thức chính xác hơn nhiều về lịch sử. Những tín ngưỡng tin mọi vật có hồn và những tôn giáo tin-nhiều-gót mô tả thế giới như là sân chơi của nhiều những quyền năng khác biệt, chứ không phải của chỉ một Gót duy nhất. Hậu quả dẫn đến cho những người theo tin tưởng mọi vật có hồn và những người theo tôn giáo tin-nhiều-gót là dễ dàng để chấp nhận rằng có nhiều những sự kiện không liên quan đến tôi, hay những biến cố không liên quan gì đến vị gót yêu thích của tôi, và chúng không phải là những hình phạt cho những tội lỗi, cũng không phải những phần thưởng cho tôi về những việc làm tốt của tôi. Những nhà sử học Greek như Herodotus, và Thucydides; và những sử gia nước Tàu như Sima Qian, đã phát triển những lý thuyết phức tạp về lịch sử, chúng rất tương tự với những quan điểm ngày nay của chúng ta. Họ đã giải thích rằng những chiến tranh và những cách mạng nổ ra do cực kỳ nhiều những nhân tố chính trị, xã hội và kinh tế. Người tacó thể là nạn nhân của một cuộc chiến tranh nhưng không phải do lỗi của riêng họ. Theo đó, Herodotus cho thấy quan tâm sắc bén trong tìm hiểu chính trị Persia, trong khi Sima Qian đã rất quan tâm đến văn hóa và tôn giáo của những dân tộc man rợ trên thảo nguyên [15]

Những học giả ngày nay đồng ý với Herodotus và Sima Qian hơn là với Sách Thánh Kitô. Đó là tại sao tất cả những quốc gia ngày nay đầu tư quá nhiều nỗ lực vào việc thu thập tin tức tình báo về những quốc gia khác, và trong việc phân tích những khuynh hướng sinh thái, chính trị và kinh tế thế giới. Khi kinh tế USA vấp ngã, ngay cả những người theo đảng Cộng hòa, thuộc phái Thệ phản Phúc âm, đôi khi chỉ ngón tay buộc tội sang nước Tàu , hơn là về những tội lỗi của mình.

Thế nhưng, mặc dù Herodotus và Thucydides đã hiểu thực tại tốt hơn rất nhiều so với những tác giả của Sách Thánh Kitô, khi hai quan điểm thế giới va chạm, Sách Thánh Kitô đã thắng, hạ kẻ địch đo ván. Người Greek đã tiếp nhận quan điểm của người Jew về lịch sử, chứ không phải ngược lại. Một ngàn năm sau Thucydides, người Greek đã bị thuyết phục rằng nếu một số đám dân man rợ xâm lăng, chắc chắn đó là sự trừng phạt của Gót với tội lỗi của họ. Bất kể cái nhìn về thế giới trong Sách Thánh Kitô đã lầm lẫn như thế nào, nó đã cung cấp một cơ sở tốt hơn cho sự cộng tác trên quy mô lớn của con người.

Nhưng nó làm chạy việc!

Những hư cấu, hay những truyện kể bịa đặt do tưởng tượng, đem cho chúng ta khả năng để cộng tác tốt hơn. Cái giá chúng ta phải trả là cùng những hư cấu cũng ấn định những mục tiêu của sự cộng tác của chúng ta. Vì vậy, chúng ta có thể có những hệ thống rất chi tiết phức tạp của sự cộng tác, chúng được khai thác để phục vụ những mục đích và những lợi ích bịa đặt tưởng tượng. Do đó hệ thống có thể dường như làm việc tốt, nhưng chỉ khi chúng ta áp dụng những tiêu chuẩn riêng của hệ thống. Lấy thí dụ, một mullah [16] Muslim sẽ nói: “Những hệ thống của chúng ta làm việc. Hiện nay có 1,5 tỉ người Muslim trên toàn thế giới, và nhiều người nghiên cứu kinh Qur'an và tuân phục ý chí của Allah hơn bao giờ hết.” Câu hỏi then chốt, dẫu vậy, là liệu đây có phải là thước đo đúng để đo sự thành công. Một hiệu trưởng sẽ nói: “Hệ thống của chúng ta làm việc. Trong năm năm qua, những kết quả kỳ thi đã tăng 7,3 phần trăm.” Thế nhưng, có phải đó là cách hay nhất để phán đoán một trường học? Một công chức Egypt thời cổ có thể nói: “Hệ thống của chúng ta làm việc. Chúng ta thu được thuế nhiều hơn, đào nhiều kênh rạch, và xây dựng những pyramid lớn hơn bất cứ ai khác trên thế giới.” Đúng thực là vậy, Egypt thời những Pharaoh đã dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực thuế, thủy lợi và xây dựng pyramid. Nhưng đó có phải là những gì thực sự đáng kể?

Con người có nhiều những nhu cầu vật chất, xã hội và tinh thần. Còn xa mới là rõ ràng rằng những nông dân ở Egypt thời cổ được vui hưởng nhiều thương yêu hơn hoặc những quan hệ xã hội tốt hơn so với những tổ tiên săn bắn hái lượm của họ, và trong những điều kiện về dinh dưỡng, sức khỏe và tỉ lệ trẻ con chết có vẻ như đời sống đã thực sự thành tồi tệ hơn. Một tài liệu, ghi ngày c.1850 TCN, từ triều đại của Amenemhat III – vị pharaoh người đã xây hồ Fayum – kể chuyện về một người khá giả, tên là Dua-Khety, ông này đã dắt đứa con trai Pepy cuoar ông đến trường, để đứa trẻ có thể học để trở thành một ký lục, người chuyên môn ghi chép văn bản. Trên đường đến trường, Dua-Khety mô tả cuộc sống khốn khổ của những người làm nghề nông, thợ thyền, binh lính và thợ thủ công, để khuyến khích Pepy dành tất cả năng lực của mình vào học hỏi, qua đó thoát khỏi số phận của hầu hết mọi người xung quanh.

Theo Dua-Khety, đời sống của người nông dân không có đất, thì đầy khó khăn và khổ sở. Mặc quần áo rách nát, người này làm việc cả ngày cho đến khi những ngón tay của mình tất cả sưng rộp lên. Sau đó, những quan chức của pharaoh đến và đưa người này đi làm lao động cưỡng bức. Đổi lại cho tất cả những công việc nặng nhọc của mình, người này chỉ nhận được bệnh tật như để trả công. Ngay cả khi người này có sống sót trở về nhà, người ấy sẽ hoàn toàn kiệt sức và tan nát. Số phận của người nông dân có đất thì khó gọi là khá hơn. Người này dành trọn ngày của mình vào việc gánh nước từng thùng một từ sông về cánh đồng. Gánh nặng uốn còng vai và cổ đầy những vết sưng mưng mủ. Buổi sáng, ông phải tưới khu trồng tỏi, chiều khu tròng chà là, và buổi tối khu hành ngò, rau mùi của mình. Cuối cùng, ông gục ngã, và chết. [17] Văn bản có thể phóng đại nhiều sự vật việc với mục đích nào đó, nhưng không nhiều lắm. Egypt của những Pharaoh là vương quốc hùng mạnh nhất trong thời của nó, nhưng đối với người nông dân đơn giản, tất cả quyền lực đó có nghĩa là những thứ thuế phải đóng và cưỡng bức lao động, chứ không phải là những trạm y tế và những dịch vụ bảo hiểm xã hội.

Đây không phải là khiếm khuyết đặc biệt chỉ có ở Egypt. Mặc dù tất cả những thành tựu to lớn của những triều đại nước Tàu, những đế quốc Muslim, và những vương quốc Europe, ngay cả đến năm 1850 CN, đời sống của một người bình thường cũng đã không khá hơn – và thực sự có thể đã tồi tệ hơn – so với đời sống của những người thời cổ chuyên săn bắn hái lượm. Năm 1850, một nông dân nước Tàu hoặc một người thợ máy ở Manchester đã làm việc nhiều giờ hơn so với những tổ tiên săn bắn hái lượm của họ; công việc của họ đã là nặng nhọc cơ thể hơn và tinh thần kém thỏa mãn hơn; chế độ ăn uống của họ là thì kém cân bằng hơn; những điều kiện vệ sinh thì tệ hơn không so sánh nổi; và những bệnh truyền nhiễm là rất phổ biến hơn.

Giả sử bạn đã đưa cho một lựa chọn giữa hai chương trình ‘nghỉ hè’ như sau:

Chương trình thời đồ Đá: Ngày thứ nhất, chúng ta sẽ đi lang thang trong mười giờ, trong một khu rừng tinh khiết hoang sơ, dựng trại ngủ qua đêm trong một khu đất trống cạnh một con sông. Ngày thứ hai, chúng ta sẽ đi xuồng xuôi giòng sông trong mười giờ, cắm trại bên bờ một hồ nước nhỏ. Ngày thứ ba, chúng ta sẽ học với những người bản xứ cách bắt cá trong hồ, và cách tìm nấm ăn trong khu rừng gần đó.

Chương trình ngày nay của người vô sản: Ngày thứ nhất, chúng ta sẽ làm việc trong mười giờ, trong một nhà máy dệt ô nhiễm, ngủ qua đêm trong một chúng cư chật cứng. Ngày thứ hai, chúng ta sẽ làm việc trong mười giờ như người thu ngân trong cửa hàng bách hóa địa phương, trở lại ngủ trong vẫn cùng chúng cư chật cứng. Ngày thứ ba, chúng ta sẽ học với những người bản xứ cách làm thế nào để mở một trương mục nhà băng, và cách điền đơn mượn tiền để mua nhà trả góp.

Bạn sẽ chọn chương trình nào?

Thế nên, khi chúng ta đi đến để đánh giá những mạng lưới cộng tác của con người, tất cả phụ thuộc vào những thước đo và quan điểm chúng ta đem áp dụng. Có phải chúng ta xét đoán Egypt thời Pharaoh trong những điều kiện về sản xuất, dinh dưỡng, hoặc có lẽ hài hòa xã hội? Có phải chúng ta tập trung vào tầng lớp quý tộc, những người nông dân giản dị, hoặc những con lợn và cá sấu? Lịch sử không phải là một truyện kể duy nhất, nhưng hàng ngàn những truyện kể khác nhau. Bất cứ khi nào chúng ta chọn để thuật kể một, chúng ta cũng đang chọn để làm im đi những thuật kể khác.

Những mạng lưới cộng tác của con người thường đánh giá bản thân chúng, bằng những thước đo từ sáng chế riêng của chúng, và không ngạc nhiên, chúng thường tự cho chúng những điểm cao. Đặc biệt, những mạng lưới con người được xây dựng nhân danh những thực thể tưởng tượng như những gót, những quốc gia, và những tổ hợp công ty, chúng thường đánh giá thành công của chúng từ quan điểm của thực thể tưởng tượng. Một tôn giáo thì thành công nếu nó tuân theo những điều răn của gót đến từng lời từng chũ một; một quốc gia thì vinh quang nếu nó thúc đẩy những lợi ích quốc gia; và một công ty phát triển mạnh nếu nó kiếm được rất nhiều tiền.

Khi xem xét lịch sử của bất kỳ mạng lưới con người nào, do đó thỉnh thoảng được khuyên là nên dừng lại nhìn mọi sự vật việc từ viễn cảnh của một số thực thể có thật. Làm thế nào bạn biết nếu một thực thể là có thật? Rất đơn giản – chỉ cần tự hỏi, “Nó có thể bị đau đớn không?” Khi những người Kitô đốt đền thờ Zeus, Zeus không đau đớn. Khi đồng euro mất giá trị của nó, đồng euro không bị đau dớn. Khi một ngân hàng bị phá sản, ngân hàng không bị đau đớn. Khi một quốc gia chịu một thảm bại chiến tranh, đất nước này không thực sự ‘đau đớn. Người ta có nói thế, nhưng đó chỉ là một ẩn dụ. Ngược lại, khi một người lính bị thương trong chiến tranh, người này đã thực sự đau đớn. Khi một nông dân chết đói vì không có gì để ăn, bà bị đau khổ. Khi một con bò bị tách khỏi con bê mới sinh của mình, nó phải chịu đau khổ. Đây là thực tại, có thật.

Dĩ nhiên đau khổ cũng có thể được gây ra bởi tin tưởng của chúng ta trong tưởng tượng. Lấy thí dụ, tin tưởng vào những huyền thoại quốc gia và tôn giáo có thể gây ra bùng nổ chiến tranh, trong đó hàng triệu người bị mất tay hay chân, nhà cửa, và ngay cả mạng sống của họ. Nguyên nhân của chiến tranh là hư cấu, tưởng tượng hay nghĩ ra; nhưng sự đau khổ thì thực sự 100 phần trăm. Đây chính là tại sao chúng ta nên cố gắng để phân biệt hư cấu với thực tại.

Hư cấu, hay tưởng tượng bịa đặt, không phải là xấu. Nó thì quan trọng đến mức sống còn. Nếu không có những truyện kể thông thường được chấp nhận về những sự vật việc như tiền bạc, những quốc gia hay những công ty, không có xã hội con người phức tạp nào có thể hoạt động. Chúng ta không thể chơi bóng đá, trừ khi tất cả mọi người tin tưởng vào cùng những quy tắc tưởng tượng nên, và chúng ta không thể vui hưởng những ích lợi của thị trường thương mãi, hay những tòa án nếu không những truyện kể tương tự được làm cho tin tưởng là thực. Nhưng những truyện kể chỉ là những dụng cụ. Chúng không nên trở thành những mục tiêu của chúng ta, hay những thước đo của chúng ta. Khi chúng ta quên rằng chúng không là gì hơn nhưng chỉ những hư cấu, chúng ta đánh mất liên lạc với thực tại. Sau đó, chúng ta bắt đầu tất cả những chiến tranh ‘để làm ra rất nhiều tiền cho công ty’, hay ‘ để bảo vệ những lợi ích quốc gia’. Những công ty, tiền bạc và những quốc gia chỉ tồn tại trong trí tưởng tượng của chúng ta. Chúng ta đã phát minh ra chúng để phục vụ chúng ta; làm thế nào khiến chúng ta thấy chúng ta phải hy sinh đời sống của chính chúng ta trong dịch vụ phụng sự cho chúng?


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)





[1] dual reality
[2] Uruk (trong vùng cực nam của Sumer, ngày nay là Warka, Iraq), nơi nhiều ‘đầu tiên’ của con người đã bắt đầu, trong đó quan trọng nhất là chữ viết. Xuất hiện và sinh hoạt, tổ chức như một thành phố đúng nghĩa, khoảng 5 nghìn năm trước. Uruk là thành phố quan trọng nhất của vùng Mesopotamia cổ.
Lagash: là một thành phố cổ khác, Tây bắc của nơi hai sông Euphrates và Tigris giao nhau. Phía đông của Uruk, cách thành phố Ash Shatrah, Iraq ngày nay khoảng 22 km. Lagash cũng là một trong những thành phố cổ nhất của vùng Mesopotamia.
Shuruppak ngày nay là thành phố Tall Fa'rah, Iraq; vốn là một thành phố Sumer cổ, trên bờ sông Euphrates.
[3] Tithes: có thể xem là thuế tôn giáo, nộp cho giới tu sĩ sống trong đền thờ.
[4] Priest-king: một vị vua cai trị với quyền của một tu sĩ: một người cai trị như vua, nhưng uy quyền hiểu như đến từ vai trò tu sĩ (hay tư tế). Nhà vua hành xử như ‘phó vương’, đại diện cho một thần linh, hay một vị gót. Một tượng bán thân nhỏ, niên đại 2200-1900 TCN, tìm thấy ở Mohenjo Daro (nay là Sindh, Pakistan) được gọi là Priest King. Tượng này được xem là hình tượng tiêu biểu của văn minh thung lũng sông Indus.

[5] Elvis Aaron Presley (1935 – 1977): ca sĩ và tài tử điện ảnh nổi tiếng. Regarded as one of the most significant cultural icons of the 20th century, he is often referred to as "the King of Rock and Roll", or simply, "the King".
[6] bureaucracy = bureau (văn phòng) + cracy (quyền/chính phủ/luật)
[7] [Fekri A. Hassan, ‘Holocene Lakes and Prehistoric Settlements of the Western Fayum, Egypt’, Journal of Archaeological Science 13:5 (1986), 393– 504; Gunther Garbrecht, ‘Water Storage (Lake Moeris) in the Fayum Depression, Legend or Reality?’, Irrigation and Drainage Systems 1:3 (1987), 143–57; Gunther Garbrecht, ‘Historical Water Storage for Irrigation in the Fayum Depression (Egypt)’, Irrigation and Drainage Systems 10:1 (1996), 47–76.]
[8] Scribe: người chuyên môn ghi chép văn bản, hồ sơ.
Scribe là một người hành nghể chuyên môn là viết, hay khắc chữ trên đá, da, giấy cói (papyru) để ghi chép những văn bản hoặc tài liệu tôn giáo hay của triều đình; cũng giúp những đền thờ, thành phố giữ những tài liêu, hồ sơ của họ (thủ thư, văn khố). Nghề này, trước đó được tìm thấy trong tất cả những nền văn hóa có chữ viết, trong một số hình thức khác nhau, nhưng mất gần hết quan trọng và vị thế của nó, chỉ sau sự ra đời của máy in (Johannes Gutenberg). Công việc của một ký lục có thể gồm việc sao chép sách, cả những ‘sách thánh’, hoặc làm nhiệm vụ thư ký và hành chính, như nghe đọc và ghi chép theo; họ cũng có trách nhiệm lưu giữ những hồ sơ mua bán, pháp lý, và lịch sử cho vua chúa, quý tộc, đền thờ, và những thành phố. Sau đó những nghề này, tiến hóa thành công chức, kế toán, nhân viên đánh máy, nhà báo và luật sư. Trong những xã hội với tỷ lệ biết chữ thấp, có thể gặp ở góc phố, hay trong một phiên chợ quê; , những người chuyên viết thuê, thư tín cá nhân hay đơn từ hành chính, cho thấy hình ảnh rơi rớt của những ‘ký lục’ thời xưa, và họ vẫn c ung cấp một dịch vụ cần thiết cho xã hội.
Đặc biệt, những ký lục của Egypt thời cổ, hoặc ‘sesh’, là người được huấn luyện chuyên môn về nghệ thuật viết để ghi chép, soan thảo những văn bản (sử dụng cả chữ hieroglyphics và hieratic, và từ nửa sau của nghìn năm đầu tiên TCN, chữ viết demotic bình dân, được sử dụng như viết tắt và trong thương mại và số học). Những con trai của những ký lục đã được huấn luyện để tiếp tục truyền thống những nhà chép kinh điển, văn bản, hồ sơ; họ được gửi đến trường học nghề, và sau đó, thừa kế những chức vị của cha họ, vào nắm giữ những chức vụ hành chính. Phần lớn những gì chúng ta được biết về Egypt thời cổ là do những hoạt động của giới ký lục và công chức này. Những dinh thự đền đài tráng lệ đều được xây dựng dưới sự giám sát của họ, những hoạt động hành chính và kinh tế của thành phố, đền thờ, hay triều đình, đều được họ ghi chép và giữ tài liệu, và những truyện kể truyền miệng đến từ những tầng lớp bình dân Egypt, hoặc đến từ những vùng đất xa lạ ngoài Egypt, đều đã tồn tại đến nay nhờ vào công trình ghi chép chúng thành văn bản của những ký lục. Những ký lục cũng đã được coi là một thành phần của triều đình, họ không phải nộp thuế hoặc gia nhập quân đội. Những người hành nghề ghi chép này thường có những nghề nghiệp đồng hành, đó là những họa sĩ và nghệ nhân trang trí những cảnh trí, nhân vật, hoặc đắp khắc những chữ tượng hình trên những bia ký, phù điêu và những di tích khác. Một ký lục được miễn lao động nặng, hoặc lao động cưỡng bách, vốn thường dành cho những tầng lớp xã hội thấp hơn.
Tầng lớp gọi là nhà nho trong lịch sử nước ta, thực chất có thể xem chủ yếu đóng một vai trò lịch sử tương đương như những scribe. Những nhà nho trước hết được triều đình tuyển dụng trên căn bản kiến thức tổng quát và khả năng để đọc, hiểu, và soạn thảo, (sau đó thi hành) những văn kiện hành chính, tất cả đều bắt đầu bằng sự bổ nhiệm vào những chức vụ thừa hành trong guồng máy hành chính của triều đình. Hầu như không ai có suy nghĩ sáng tạo nào về tư tưởng chính trị lẫn xã hội. Khổng hay Lão không hoàn toàn là một hệ thống triết học hay tôn giáo đúng nghĩa, nên những người học theo chúng dĩ nhiên khó có thể có đóng góp nào thêm về triết học hay tôn giáo. Ngay cả trong lĩnh vực nghệ thuật, văn chương, những nhà nho được gọi là ‘nhà nho tài tử’ không cho thấy có tư tưởng sáng tạo, hay phát triển độc đáo, nên những công trình của họ không có giá trị lâu dài cho những đời sau thừa kế.
[9] [Yehuda Bauer, A History of the Holocaust (Danbur: Franklin Watts, 2001), 249.]
[10] [Jean C. Oi, State and Peasant in Contemporary China: The Political Economy of Village Government (Berkeley: University of California Press, 1989), 91; Jasper Becker, Hungry Ghosts: China’s Secret Famine (London: John Murray, 1996); Frank Dikkoter, Mao’s Great Famine: The History of China’s Most Devastating Catastrophe, 1958–62 (London: Bloomsbury, 2010).]
[11] [Martin Meredith, The Fate of Africa: From the Hopes of Freedom to the Heart of Despair: A History of Fifty Years of Independence (New York: Public Affairs, 2006); Sven Rydenfelt, ‘Lessons from Socialist Tanzania’, The Freeman 36:9 (1986); David Blair, ‘Africa in a Nutshell’, Telegraph, 10 May 2006, accessed 22 December 2014,
http://blogs.telegraph.co.uk/news/davidblair/3631941/Africa_in_a_nutshell/.]
[12] [Roland Anthony Oliver, Africa since 1800, 5th edn (Cambridge: Cambridge University Press, 2005), 100–23; David van Reybrouck, Congo: The Epic History of a People (New York: HarperCollins, 2014), 58–9]
[13] [Ben Wilbrink, ‘Assessment in Historical Perspective’, Studies in Educational Evaluation 23:1 (1997), 31–48]
[14] Time machine
[15] [M. C. Lemon, Philosophy of History (London and New York: Routledge, 2003), 28–44; Siep Stuurman, ‘Herodotus and Sima Qian: History and the Anthropological Turn in Ancient Greece and Han China’, Journal of World History 19:1 (2008), 1–40.]
[16] Mullah: giáo sĩ của đạo Islam , chuyên nghiên cứu, giảng dạy kinh sách, và cũng thường là người hướng dẫn, chỉ đạo cho cộng đồng tôn giáo của những Muslim, đặc biệt trong giáo phái Shiite.
[17] [William Kelly Simpson, The Literature of Ancient Egypt (Yale: Yale UP, 1973), 332-3]