Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari
Vượt qua Sex và Bạo động
Nếu
những Sapiens thống trị thế giới vì chỉ
mình chúng ta có thể hợp tác linh động trong những số lượng đông đảo, khi đó điều
này ngầm phá vỡ tin tưởng của chúng ta vào tính thiêng liêng của những sinh vật
người. Chúng ta có khuynh hướng để nghĩ rằng chúng ta thì đặc biệt, và xứng đáng
được hưởng tất cả ưu quyền. Như bằng chứng, chúng ta trỏ vào những thành tựu ngạc
nhiên đáng thán phục của loài chúng ta: chúng ta xây Trường thành nước Tàu và những
pyramid; chúng ta phá mở được bí ẩn của cấu trúc của những atom và molecule DNA;
chúng ta xuống đến Nam Cực và lên tới mặt trăng. Nếu những thành tựu đó đã là kết
quả của một vài yếu tính độc đáo mà mỗi cá nhân con người đều có – một linh hồn
bất tử, hãy tạm nói – khi đó sẽ là có ý nghĩa để ‘thánh hóa’ sự sống con người.
Tuy nhiên, vì những thành tựu này thực sự là kết quả của sự hợp tác tập thể, tại
sao chúng sẽ làm cho chúng ta tôn thờ cá nhân con người là điều kém rõ ràng hơn
nhiều.
Một
tổ ong có sức mạnh rất lớn hơn một con bướm đơn độc, nhưng điều đó không hàm
nghĩa là một con ong như thế thì được tôn vinh ‘thiêng liêng’ hơn một con bướm.
Đảng Cộng sản Romania đã thống trị thành công dân chúng Romania thiếu tổ chức. Có
phải điều đó suy diễn thành đời sống của một đảng viên thì đã ‘thiêng liêng’
hơn đời sống của một công dân bình thường? Con người biết làm thế nào để hợp
tác hiệu quả hơn so với những chimpanzee, đó là lý do con người phóng những con
thuyền vũ trụ lên mặt trăng, trong khi những con chimpanzee ném đá vào những khách
đến thăm vườn thú. Có phải điều đó có nghĩa rằng con người đều là những sinh vật
siêu đẳng?
Vâng,
cũng có thể. Trước tiên, nó tùy thuộc vào những gì đem cho con người khả năng để
hợp tác rất hay như thế. Tại sao chỉ mình con người có khả năng để xây dựng những
hệ thống xã hội rộng lớn và phức tạp như vậy? Hợp tác xã hội trong hầu hết những
động vật loài có vú có tập thể như chimpanzee, chó sói và cá heo đều dựa trên sự
quen biết thân mật. Trong số những con chimpanzee thông thường, những cá nhân sẽ
đi săn với nhau chỉ sau khi chúng đã rất quen biết nhau, và đã thiết lập một hệ
thống đẳng cấp xã hội. Thế nên chimpanzee dành nhiều thời gian vào những giao
tiếp xã hội và những tranh giành quyền lực. Khi những con chimpanzee xa lạ gặp
nhau, chúng thường không thể hợp tác, nhưng thay vào đó, hoặc hét vào nhau, hặc
đánh nhau, hoặc bỏ chạy càng nhanh càng tốt.
Trong
số loài chimpanzee lùn – còn được gọi là loài bonobo – sự việc có chút khác biệt.
Những con bonobo thường dùng tình dục để làm mất đi những căng thẳng và gắn chặt
những ràng buộc xã hội. Không ngạc nhiên, quan hệ tình dục đồng tính thì do đó rất
phổ biến trong số chúng. Khi hai nhóm bonobo xa lạ gặp nhau, đầu tiên chúng cho
thấy sự sợ hãi và thù địch, và khu rừng thì đầy những tiếng hú và tiếng la hét.
Chẳng bao lâu, tuy nhiên, những con cái từ một nhóm băng qua khoảng không-thuộc-nhóm-nào,
và mời những con bonobo lạ làm tình thay vì đánh nhau. Mời mọc này thường được đón
nhận, và trong vòng vài phút, chỗ trước đây có khả năng thành chiến trường, nay
náo động với những bonobo giao cấu với nhau trong hầu hết những tư thế có thể tưởng tượng
được, gồm cả làm tình với thân treo ngược trên cành cây, đầu dọng xuống đất.
Sapiens biết rất rành những
thủ thuật hợp tác này. Đôi khi họ hình thành những hệ thống phân cấp quyền lực
tương tự như của những con chimpanzee thông thường, trong khi vào những dịp
khác, họ cũng củng cố những kết buộc xã hội bằng quan hệ tình dục giống như những
con bonobo. Tuy nhiên, sự quen biết cá nhân – cho dù nó bao gồm đánh nhau hoặc
ăn nằm với nhau – không thể lập thành cơ sở cho sự hợp tác trên quy mô rộng lớn.
Bạn không thể giải quyết khủng hoảng vay nợ của Greek bằng cách mời những nhà
chính trị Greek và những nhà ngân hàng German, để họ có một trận đánh đấm ‘thượng
cẳng chân hạ cẳng tay’, hay một trận truy hoan dâm loạn. Nghiên cứu cho thấy rằng
Sapiens thì chỉ không thể có những
quan hệ thân mật (dù thù địch hoặc tình ái) với hơn 150 cá nhân. [1]
Bất cứ gì nếu đem cho con người khả năng để tổ chức những mạng lưới hợp tác
đông đảo hàng loạt, nó không là những quan hệ thân mật.
Đây
là tin xấu cho những nhà tâm lý học, xã hội học, kinh tế học và những người
khác, những người cố gắng để giải đoán xã hội con người qua những thí nghiệm trong
phòng khảo cứu. Do cả hai lý do tổ chức và tài chính, phần lớn những thí nghiệm
được tiến hành hoặc với những cá nhân, hoặc với những nhóm người tham dự nhỏ.
Tuy nhiên, đó là liều lĩnh để suy diễn từ hành vi của những nhóm nhỏ ra đến sự
năng động của những xã hội đông đảo quần chúng. Một quốc gia của100 triệu người
hoạt động một cách khác biệt căn bản với một đàn người gồm khoảng một trăm cá
nhân.
Lấy
lấy thí dụ, Game Ultimatum (Trò chơi Tối hậu) [2]
– một trong những thí nghiệm nổi tiếng nhất trong Kinh tế học Ứng xử [3]
. Thí nghiệm này thường được thực hiện giữa hai người. Một trong hai, nhận được
$ 100, vốn người này phải chia cho chính mình và một người tham dự khác, theo bất
cứ cách nào mình muốn. Người chia có thể giữ tất cả, chia đôi, hay cho đi gần hết
món tiền. Người nhận, có thể làm một trong hai: nhận món tiền như đã đề nghị được
chia, hoặc từ chối thẳng thừng tất cả. Nếu người nhận này từ chối, không ai sẽ nhận
được gì cả.
Những
lý thuyết kinh tế cổ điển chủ trương rằng con người là những bộ máy tính toán duy
lý. Họ nêu rằng hầu hết mọi người sẽ giữ $99, và đem $1 cho người tham dự kia.
Họ cũng nêu thêm rằng người kia sẽ chấp nhận đề nghị này. Một người suy nghĩ phải
chăng nếu được ai hỏi có nhận $1 không, sẽ luôn luôn nói có. Người ấy có gì phải
thắc mắc nếu người kia được $99?
Những
nhà kinh tế học cổ điển có lẽ đã chưa bao giờ rời những phòng thí nghiệm và giảng
đường của họ để phiêu lưu vào trong thế giới thực. Hầu hết những người chơi Trò
chơi Tối hậu từ chối những đề nghị chia tiền rất thấp, vì chúng thì “không công
bằng”. Họ thích thà mất $1 đô la hơn là bị xem như một người ham mồi dễ bịp. Vì
đây là cách thế giới thực hoạt động như thế nào, trước hết, rất ít người chia
cho món tiên rất thấp. Hầu hết người ta chia đều món tiền, hay giữ cho mình nhiều
hơn chỉ vừa phải, đem chia cho người kia $30 hoặc $40.
Trò
chơi Tối hậu đã làm một đóng góp đáng kể để làm suy yếu những lý thuyết kinh tế
cổ điển và để thiết lập sự khám phá về kinh tế quan trọng nhất trong vài mười
năm qua: Sapiens không hành xử theo một
lôgích toán học lạnh lẽ, mà là theo một lôgích xã hội ấm áp. Chúng ta được cai
trị bởi những cảm xúc. Những cảm xúc, như chúng ta đã thấy trước đó, trong thực
tế, những algorithm phức tạp phản ảnh cơ chế xã hội của những đoàn người săn bắn
hái lượm thời cổ. Nếu 30.000 năm trước, tôi đã giúp bạn săn được một con gà rừng
và sau đó bạn giữ gần như tất cả con gà cho bạn, đem cho tôi chỉ là một cái cánh,
tôi đã không nói với chính mình: “Thà có một cánh gà còn hơn không có gì cả.”
Thay vào đó những algorithm tiến hóa đã bật lên, adrenaline và testosterone dâng
ngập hệ thống của tôi, máu của tôi sôi nóng, và tôi dậm chân tôi và hét toáng
lên, đến khản tiếng. Nhất thời, tôi có thể bị đói, và thậm chí liều chịu một hoặc
hai cú đấm. Nhưng về lâu dài, sự việc sẽ được đền bù, vì bạn phải nghĩ ít nhất hai
lần trước khi bóc lột tôi một lần nữa. Chúng ta từ chối sự chia chác bất công
vì những người nhu mì đã chấp nhận phân chia không công bằng đã không tồn tại
trong thời Đồ đá.
Những
quan sát trên những bầy đàn săn bắn hái lượm chống đỡ ý tưởng này. Hầu hết những
bầy đàn đều giữ lập trường quân bình xã hội rất cao, và khi một thợ săn quay về
trại, mang theo một con nai béo, ai cũng được một phần. Điều này cũng đúng với những
con chimpanzee. Khi một chimpanzee giết chết một con lợn con, những thành viên
khác sẽ tập hợp quanh con này và đều dang tay, và thường chúng tất cả đều được
một miếng.
Trong
một thí nghiệm khác gần đây, nhà nghiên cứu về loài linh trưởng [4]
Frans de Waal, đặt hai con khỉ capuchin
trong hai lồng kề nhau, để mỗi con có thể nhìn thấy tất cả những gì con kia đã
làm. De Waal và những đồng sự của ông đặt những hòn sỏi nhỏ bên trong mỗi lồng,
và huấn luyện những con khỉ để đem những viên sỏi lại cho họ. Mỗi khi nào một
con khỉ nếu giao một hòn sỏi, nó nhận được thức ăn như trả công. Lúc đầu phần
thưởng là một miếng dưa chuột. Cả hai con khỉ rất hài lòng với thế, và vui vẻ
ăn dưa chuột của chúng. Sau một vài vòng, de Waal chuyển sang giai đoạn kế tiếp
của thí nghiệm. Lần này, khi con khỉ đầu tiên giao cho một hòn sỏi, nó nhận được
một quả nho. Nho thì ngon miệng đậm đà hơn dưa chuột nhiều. Tuy nhiên, khi con
khỉ thứ hai đem giao một hòn sỏi, nó vẫn nhận được một miếng dưa chuột. Con khỉ
thứ hai, con trước đây đã rất vui sướng với dưa chuột của nó, trở nên tức điên
lên. Nó cầm miếng dưa chuột, nhìn vào đăm đăm một chút như không thể tin nổi,
và sau đó ném nó vào những nhà khoa học trong giận dữ, và bắt đầu nhảy và rít
lên ầm ĩ. Nó không phải là một con tham mồi dễ bịp.[5]
Thí
nghiệm này rất vui nhộn (mà chính bạn có thể xem trên YouTube), cùng với Trò
chơi Tối hậu, đã đưa nhiều người đến tin rằng loài linh trưởng có những nguyên
tắc ứng xử về đúng sai, phân biệt tốt xấu, đến từ tự nhiên [6],
và rằng bình đẳng là một giá trị phổ quát và vượt thời gian. Mọi người bình đẳng
theo tự nhiên, những xã hội bất bình đẳng không bao giờ có thể vận hành tốt đẹp,
vì có sự oán giận và bất mãn.
Nhưng
có thực sự là như vậy không? Những lý thuyết này có thể hành động tốt trên những
con chimpanzee, khỉ capuchin và những đoàn người đàn săn bắn hái lượm nhỏ. Chúng
cũng hành động tốt trong phòng thí nghiệm, nơi bạn thử nghiệm chúng trên những
nhóm nhỏ của con người. Tuy nhiên, một khi bạn quan sát hành vi của những đám
đông nhân, bạn khám phá một thực tế hoàn toàn khác biệt. Hầu hết những vương quốc
và đế quốc của con người đều đã cực kỳ bất bình đẳng, thế nhưng nhiều trong số chúng
đã là ổn định và hiệu quả đáng ngạc nhiên. Ở Egypt thời cổ, những pharaoh nằm
dài trên đệm thoải mái, bên trong một cung điện tráng lệ và lộng lẫy, đi dép
vàng và mặc áo chẽn gắn đá quý, trong khi những người hầu gái xinh đẹp đút nho
ngọt vào miệng. Qua những cửa sổ mở, ông có thể nhìn thấy những người nông dân trên
những cánh đồng, làm việc cực nhọc, trong mớ giẻ rách bẩn thỉu, dưới nắng gay gắt,
và cuối một ngày, nếu một nông dân nào may mắn có dưa chuột ăn, phải được coi
là có phúc. Tuy nhiên, những nông dân hiếm khi nổi dậy.
Năm
1740 vua Frederick II của Prussia đã xâm lăng Silesia [7],
do đó bắt đầu một loạt những chiến tranh đẫm máu khiến ông giành được biệt hiệu
Frederick Đại đế, đã biến Prussia thành một cường quốc lớn và khiến hàng trăm
ngàn người chết, tàn tật, hoặc khổ sở cùng quẫn. Hầu hết những người lính của Frederick
đã là những người không may bị bắt lính, bị đặt dưới kỷ luật thép và tập luyện
hà khắc. Không ngạc nhiên, những người lính mất hết yêu quí dẫu nhỏ nhoi với
người chỉ huy tối cao của họ. Khi Frederick xem quân đội của mình tập hợp cho
cuộc xâm lăng, ông nói với một trong những tướng lĩnh của ông rằng điều đã đập
vào ông mạnh nhất trong khung cảnh ấy rằng “chúng ta đang đứng ở đây trong an
toàn hoàn hảo, nhìn xuống 60.000 người – họ đều có ác cảm với chúng ta, và
không có một ai trong số họ là người không vũ trang tốt hơn và mạnh hơn chúng
ta, nhưng tất cả họ đều run rẩy trước sự hiện diện của chúng ta, trong khi
chúng ta không có lý do gì để phải sợ họ. [8]
Frederick quả thực đã có thể đứng nhìn họ trong an toàn hoàn hảo. Trong những
năm sau, mặc dù tất cả những khó khăn của chiến tranh, 60.000 người có vũ trang
này không bao giờ nổi dậy chống lại ông
– thực sự, nhiều trong số họ đã phục vụ ông với sự can đảm phi thường, liều
lĩnh và ngay cả hy sinh mạng sống của chính họ.
Tại
sao những người nông dân Egypt và những người lính Prussia đã hành động khác biệt
như thế so với chờ đợi vốn chúng ta tất đã có nếu dựa vào cơ sở của thí nghiệm Trò
chơi Tối hậu và về những con khỉ capuchin? Vì những số lớn đông đảo của con người
ứng xử theo một cách hoàn toàn khác biệt với những số lượng nhỏ. Những nhà khoa
học sẽ nhìn thấy gì, nếu họ đã tiến hành thí nghiệm Trò chơi Tối hậu với hai
nhóm trên 1 triệu người, mỗi nhóm phải chia nhau $100 tỉ?
Họ
có lẽ đã chứng kiến những động lực lạ lùng và hào hứng. Lấy thí dụ, vì 1 triệu
người không thể đưa ra quyết định tập thể, mỗi nhóm có thể mọc lên một nhóm chọn
lọc nhỏ cầm quyền. Điều gì sẽ xảy ra nếu một nhóm chọn lọc đem cho nhóm chọn lọc
kia $ 10 tỉ USD, giữ lại $ 90 tỉ ? Những người lãnh đạo của nhóm thứ hai cũng
có thể chấp nhận đề nghị không công bằng này, trút sạch tất cả $ 10 tỉ đồng vào
trương mục ngân hàng Switzerland của họ, trong khi ngăn những người theo họ nổi
loạn bằng một kết hợp của ‘cây gậy và củ cà rốt’. Những người thủ lãnh có thể
đe doạ trừng phạt nặng những người chống đối tức khắc, trong khi hứa hẹn với những
người nhu mì dễ bảo và kiên nhẫn về những phần thưởng trong thế giới bên kia.
Đây là những gì đã xảy ra ở Egypt của thời cổ và Prussia của thế kỷ XVIII, và
đây là cách những sự việc vẫn được giải quyết nên việc như thế nào trong vô số
những nước trên thế giới.
Những
đe dọa và những hứa hẹn như vậy thường đã thành công trong việc tạo ra những hệ
thống phân chia đẳng cấp loài người ổn định và những mạng lưới hợp tác đông đảo
hàng loạt, cho đến chừng nào mọi người tin rằng họ phản ảnh những pháp luật tất
yếu của Tự nhiên, hay những lệnh thiêng liêng của Gót, chứ không phải chỉ là ý
tưởng bất chợt, ngẫu hứng của con người. Tất cả những hợp tác của con người
trên quy mô lớn cuối cùng đều dựa trên tin tưởng của chúng ta vào những trật tự
tưởng tượng. Đây là những set gồm những
quy luật, mặc dù hiện hữu của chúng chỉ có trong tưởng tượng của chúng ta,
chúng ta tin là như thật và bất khả xâm phạm như lực hấp dẫn trong vật lý. “Nếu
bạn hy sinh mười con bò đực cho gót trên trời, mưa sẽ đến; nếu bạn tôn kính cha
mẹ của bạn, bạn sẽ lên thiên đàng; và nếu bạn không tin những gì tôi nói với bạn
– bạn sẽ xuống địa ngục.” Cho đến chừng nào tất cả Sapiens sống trong một địa phương đặc biệt nào đó, đều tin tưởng
vào cùng những truyện kể tương tự, tất cả họ đều tuân theo cùng những quy luật
tương tự, làm thành điều dễ dàng để đoán trước hành vi của những người lạ, và tổ
chức những mạng lưới hợp tác hàng loạt. Sapiens
thường dùng dấu hiệu bắt mắt như một khăn turban đội đầu, một cách để râu, hoặc
một bộ complet để ra hiệu “bạn có thể tin cậy tôi, tôi cũng tin vào những truyện kể tương tự như bạn. Những bà con xa chimpanzee của chúng ta không thể phát
minh và lan truyền những truyện kể như vậy, đó là tại sao chúng không thể hợp
tác với nhau trong những số lượng lớn.
Mạng lưới của Ý nghĩa
Người
ta tìm thấy là điều khó khăn để hiểu ý tưởng về “những trật tự tưởng tượng” vì
họ giả định rằng chỉ có hai loại thực tại: những thực tại khách quan và những
thực tại chủ quan. Trong thực tại khách quan, mọi sự vật việc tồn tại độc lập với
những tin tưởng và những tình cảm của chúng ta. Lực hấp dẫn, lấy thí dụ, là một
thực tại khách quan. Nó đã tồn tại rất lâu trước Newton, và nó tác động những
người không tin nó cũng giống như nó tác động những người tin nó.
Thực
tại chủ quan, ngược lại, tùy thuộc vào những tin tưởng và những tình cảm cá
nhân của tôi. Thế nên, giả sử tôi cảm thấy đau buốt trong đầu, và đi đến một y
sĩ. Người y sĩ sẽ xem xét tôi kỹ lưỡng, nhưng không tìm thấy gì sai. Vì vậy, bà
gửi tôi đi thử máu, thử nước tiểu, thử nghiệm DNA, rọi quang tuyến X, lấy bảng biểu
diễn vẽ nhịp tim đập theo mạch điện, scan fMRI, và một loạt rất nhiều thủ tục
khác. Khi có những kết quả gửi lại, bà bảo rằng tôi hoàn toàn khỏe mạnh, và tôi
có thể về nhà. Tuy nhiên, tôi vẫn cảm thấy đau buốt trong đầu tôi. Mặc dù mỗi thử
nghiệm khách quan đã không tìm thấy có gì sai trong tôi, và mặc dù không ai trừ
tôi cảm thấy đau, đau trong đầu là có thực 100 phần trăm với tôi.
Hầu
hết mọi người giả định rằng thực tại là một trong hai, khác quan hoặc chủ quan,
và rằng không có lựa chọn thứ ba. Thế nên, một khi họ hài lòng với chính họ rằng
một gì đó thì không chỉ là cảm giác chủ quan của riêng họ, họ nhảy đến kết luận
nó phải là khách quan. Nếu rất nhiều người tin vào Gót; nếu tiền bạc làm ‘thế
giới quay vòng’ [9];
và nếu chủ nghĩa dân tộc bắt đầu những chiến tranh và xây dựng những đế quốc – khi
đó, những điều này thì không chỉ là một tin tưởng chủ quan của tôi. Gót, tiền bạc
và những quốc gia do đó phải là những thực tại khách quan.
Tuy
nhiên, có một mức độ thứ ba của thực tại: mức độ liên chủ quan. Những thực thể liên
chủ quan tùy thuộc trên thông tin liên lạc giữa nhiều người hơn là trên những tin
tưởng và những cảm xúc của con người cá nhân. Nhiều trong số những tác nhân
quan trọng nhất trong lịch sử là liên chủ quan. Tiền, lấy thí dụ, không có giá
trị khách quan. Bạn không thể ăn, uống hoặc ‘mặc’ một đồng đô la. Tuy nhiên, miễn
là hàng tỉ người tin vào giá trị của nó, bạn có thể dùng nó để mua thức ăn, uống
và quần áo. Nếu người bán bánh mì đột
nhiên mất tin tưởng vào tờ đô la giấy, và từ chối đổi cho tôi một ổ bánh mì lấy
mảnh giấy màu xanh này, điều đó không quan trọng gì nhiều. Tôi có thể chỉ đi
thêm một vài khu phố, đến một siêu thị gần đó. Tuy nhiên, nếu những nhân viên bán
hàng trong siêu thị cũng từ chối nốt, không nhận mảnh giấy này, cùng với những
người bán hàng rong trên đường phố, và những nhân viên bán hàng trong trung tâm
mua sắm, sau đó đồng đô la sẽ mất giá trị của nó. Những mảnh giấy màu xanh lá
cây của đồng đô la sẽ vẫn tiếp tục có đó, dĩ nhiên, nhưng chúng sẽ là không có
giá trị.
Những
sự việc như vậy thực sự đôi khi đã xảy ra. Vào ngày 3 tháng 11 năm 1985, chính
phủ Myanmar bất ngờ thông báo rằng tiền giấy hai mươi lăm, năm mươi và một trăm
kyats không còn giá trị mua bán nữa.
Dân chúng đã không được cho cơ hội để đổi những đồng tiền này, và tiết kiệm của
một đời đã ngay lập tức biến thành đống giấy vô giá trị. Để thay thế những tiền
giấy đã bị xóa sổ, chính phủ đưa ra đồng tiền bảy mươi lăm-kyat mới, cho là để vinh
danh của sinh nhật thứ 75 của nhà độc tài Myanmar, tướng Ne Win. Vào tháng 8
năm 1986, tiền giấy mười lăm kyats và ba mươi lăm kyats đã được ban hành. Đã có
tin đồn rằng nhà độc tài, người có một đức tin mạnh mẽ về ý nghĩa của những con
số, đã tin rằng mười lăm và ba mươi lăm là những con số may mắn. Chúng đã không
đem may mắn nào cho dân chúng của ông. Ngày 05 tháng 9 năm 1987, chính phủ đột
nhiên lại ra lệnh rằng tất cả những tiền giấy ba mươi lăm và bảy mươi lăm thôi
không còn giá trị lưu hành nữa.
Giá
trị của đồng tiền không phải là điều duy nhất có thể thành mây khói khi mọi người
ngưng tin tưởng vào nó. Cùng một điều tương tự cũng có thể xảy ra với những luật,
những gót, và ngay cả toàn thể những đế quốc. Một khoảnh khắc chúng đang bận rộn
định hình thế giới, và một khoảnh khắc sau chúng thôi không còn hiện hữu. Zeus
và Hera đã từng là những quyền năng quan trọng trong lưu vực Mediterranean,
nhưng ngày nay họ không có uy quyền nào vì không ai tin tưởng vào họ. Soviet
Union đã một thời có thể tiêu diệt tất cả loài người, thế nhưng nó đã ngưng tồn
tại, tức khắc và nhẹ nhàng, chỉ bằng nét bút. Vào lúc 2 giờ chiều ngày 08 tháng
12, năm 1991, trong một dacha nhà nước
gần Viskuli, những nhà lãnh đạo của Russia, Ukraine và Belarus đã ký hiệp ước Belavezha,
trong đó nói rằng “Chúng tôi, Cộng hòa Belarus, Liên bang Russia và Ukraine, là
những quốc gia sáng lập Soviet Union đã ký hiệp ước liên minh năm 1922, từ đấy
thiết định rằng Soviet Union, như một chủ thể của luật pháp quốc tế và thực tại
địa chính trị, ngưng sự hiện hữu của nó” [10]
Và thế là xong. Soviet Union không còn.
Chấp
nhận rằng tiền là một thực tại liên chủ quan là điều tương đối dễ dàng. Hầu hết
mọi người cũng đều vui vẻ để công nhận rằng những gót Hellas thời cổ, những đế quốc
tàn ác, và những giá trị của những văn hóa xa lạ tồn tại chỉ trong tưởng tượng.
Tuy nhiên, chúng ta không muốn chấp nhận rằng Gót của chúng ta, đất nước chúng
ta, hay những giá trị của chúng ta chỉ đơn giản là những truyện kể do tưởng tượng
thêu dệt, vì những điều này là những điều mang lại ý nghĩa cho đời sống của
chúng ta. Chúng ta muốn tin rằng những cuộc đời của chúng ta có một số ý nghĩa
khách quan, và rằng những hy sinh của chúng ta thì quan trọng với một gì đó vượt
ngoài những truyện kể trong đầu của chúng ta. Thế nhưng, trong sự thật, những
cuộc đời của hầu hết mọi người có ý nghĩa chỉ bên trong mạng lưới của những truyện kể họ kể từ người này sang người kia, với lẫn nhau.
Ký
kết hiệp ước Belavezha. Bút chạm giấy – và úm ba la! Soviet Union biến mất.
Ý
nghĩa được tạo ra khi nhiều người đan dệt vào cùng với nhau trong một mạng lưới
chung của những truyện kể. Tại sao một hành động cụ thể – chẳng hạn như làm
lễ cưới trong nhà thờ, ăn chay trong tháng Ramadan, hoặc bỏ phiếu trong ngày bầu
cử – xem dường có ý nghĩa với tôi? Vì cha mẹ tôi cũng nghĩ rằng nó có ý nghĩa,
cũng như anh em của tôi, hàng xóm của tôi, dân chúng ở những thành phố gần đó,
và ngay cả những dân chúng ở những quốc gia xa xôi. Và tại sao tất cả những người
này nghĩ rằng nó có ý nghĩa? Vì bạn bè và hàng xóm của họ cũng chia sẻ cùng quan
điểm tương tự. Mọi người không ngừng củng cố tin tưởng của nhau, trong một vòng
tự lập lại không ngừng. Mỗi vòng của sự xác nhận qua lại lẫn nhau xiết chặt thêm
mạng lưới của ý nghĩa hơn nữa, cho đến khi bạn có rất ít lựa chọn nào khác, ngoài
sự tin vào những gì mọi người khác đều tin tưởng.
Tuy
nhiên, qua nhiều những mười năm và những trăm năm, mạng lưới của ý nghĩa sổ mối
gỡ rối, và một mạng lưới mới được quay mắc, thế vào vị trí của nó. Để nghiên cứu
lịch sử có nghĩa là để xem sự quay và sự gỡ những mạng lưới này, và để nhận ra
rằng những gì dường như là điều quan trọng nhất trong đời sống với người ta trong
một thời đại trở nên hoàn toàn vô nghĩa với những con cháu của họ thời sau.
Năm
1187, Saladin đã đánh bại đội quân viễn chinh Kitô ở trận Hattin và đã chinh phục
Jerusalem. Để phản ứng, vua chiên Kitô đã phát động cuộc viễn chinh Kitô thứ ba
để tái chiếm kinh thành thánh. Hãy tưởng tượng một nhà quý tộc trẻ tuổi, người
England, tên là John, là người đã rời quê hương để nhập đoàn viễn chinh tôn
giáo chống lại Saladin [11].
John tin rằng những hành động của anh đã có một ý nghĩa khách quan. Anh đã tin
rằng nếu anh đã chết trong cuộc viễn chinh, sau khi chết linh hồn anh sẽ lên thiên
đàng, nơi nó sẽ được hưởng vui sướng cao vời bất tận. Anh tất đã phải kinh
hoàng khi biết rằng linh hồn và thiên đàng chỉ là những truyện kể do con người
phát minh. John đã một lòng một dạ vững tin rằng nếu anh đến vùng Đất Thánh, và
nếu một chiến binh Muslim nào đó, với ria mép đen dày, chém một lưỡi rìu xả xuống
đầu anh, anh sẽ cảm nhận một đau đớn không thể chịu nổi, tai của anh sẽ ù choáng,
chân anh sẽ quị xuống dưới thân mình, thị lực anh sẽ chuyển sang toàn màu đen –
và ngay khoảnh khắc sau đó, anh sẽ nhìn thấy ánh sáng rực rỡ xung quanh, anh sẽ
nghe thấy những tiếng nói của thiên thần, cùng tiếng đàn harp du dương, và những
thiên thần tí hon có cánh rạng rỡ sẽ ra hiệu cho anh bước qua một cánh cổng
vàng lộng lẫy.
John
đã có một niềm tin hết sức mạnh mẽ trong tất cả những điều này, vì anh đã bị vướng
mắc bên trong một mạng lưới ý nghĩa cực kỳ dày đặc và mạnh mẽ. Những ký ức anh có
sớm nhất đã là thanh kiếm rỉ của ông nội Henry, treo trong sảnh đường chính của
lâu đài. Kể từ khi mới chập chững, John đã nghe những truyện kể về ông nội của
mình, người đã chết trong cuộc thánh chiến Kitô thứ hai, và hiện đang an nghỉ cùng
những thiên sứ trên trời, nhìn xuống và trông chừng John cùng gia đình anh. Khi
những gánh hát rong đến thăm lâu đài, họ thường hát về những thập tự quân dũng
cảm, những người đã chiến đấu ở Đất Thánh. Khi John đi nhà thờ, anh rất thích
nhìn vào những cửa kính chạm hình màu. Một tranh vẽ trên kính cho thấy Godfrey
của họ Bouillon cưỡi một con ngựa và đâm một người Muslim trông hiểm ác với cây
thương của mình. Một tranh vẽ trên kính khác cho thấy những linh hồn của những
người tội lỗi đang bị đốt trong hỏa ngục. John chăm chú lắng nghe nhà chăn
chiên địa phương, người học thức nhất anh được biết. Hầu như mỗi chủ nhật, nhà
chăn chiên đã giải thích – với giúp đỡ của những dụ ngôn soạn rất khéo léo, và những truyện kể vui khôi hài – rằng không có sự cứu rỗi nào ngoài hội Nhà thờ Kitô, rằng
Vua Chiên Kitô ở Rome là ‘người cha thánh thiện’ của chúng ta, và chúng ta phải
luôn luôn tuân theo lệnh của ông. Nếu chúng ta giết người hoặc ăn cắp, Gót sẽ ném
chúng ta vào hỏa ngục; nhưng nếu chúng ta giết chết những kẻ ‘tà đạo’ Muslim,
Gót sẽ đón chúng ta vào thiên đàng.
Một
ngày, khi John bị vừa được đúng mười tám tuổi, một hiệp sĩ tóc rối, quần áo xốc
xếch, cỡi ngựa đến cổng lâu đài, và bằng một giọng nghẹn ngào thông báo tin tức:
Saladin đã hủy diệt đội quân viễn chinh Kitô ở Hattin! Jerusalem đã thất thủ!
Vua Chiên đã tuyên bố một thánh chiến mới, hứa hẹn sự cứu rỗi đời đời cho những
ai chết trong thánh chiến đó! Tất cả xung quanh, mọi người trông có vẻ bị chấn
động và lo lắng, nhưng mặt của John sáng lên trong một ánh sáng như từ thế giới
khác, và anh tuyên bố: “Tôi sẽ đi chiến đấu chống lại những kẻ tà đạo và giải
phóng Đất Thánh” Mọi người im lặng một lát, rồi cười và nước mắt hiện ra trên mặt
họ. Mẹ John gạt lệ, vòng tay choàng chặt lấy John, và nói với anh bà tự hào về
anh như thế nào. Cha anh đã vỗ thật mạnh vào lưng anh, và nói: “Nếu như ta bằng
tuổi con, con trai ơi, ta sẽ đi cùng con. Danh dự của gia đình ta đang bị thử
thách – Ta chắc chắn con sẽ không làm chúng ta thất vọng”. Hai người bạn anh tuyên
bố rằng họ cũng đi thánh chiến nữa! Ngay cả đối thủ vẫn thề không đội trời
chung của John, nhà nam tước ở vùng phía đất bên kia sông, đã đến thăm và chúc
anh thượng lộ bình an.
Khi
anh rời lâu đài, những dân làng đã ra đứng ở cửa những căn nhà tồi tàn của họ để
vẫy chào anh, và tất cả những cô gái xinh đẹp đều đắm đuối nhìn chàng trai dũng
cảm lên đường viễn chính thánh chiến chống lại những kẻ ngoại đạo. Khi anh xuống
thuyền vượt biến rời England và theo đường mình đi, qua những đất lạ và xa –
Normandy, Provence, Sicily – anh đã được những đoàn hiệp sĩ nước ngoài nhập bọn,
tất cả hướng đến cùng một điểm và cùng chung một đức tin. Cuối cùng, khi đoàn quân
đã đổ bộ ở Đất Thánh, và đã khởi chiến với những quân chủ nhà của Saladin, John
đã rất ngạc nhiên khi khám phá rằng ngay cả những Saracens [12]
‘tội lỗi ác độc’ cũng chia sẻ cùng những tin tưởng với mình. Đúng, họ đã bị lầm
lẫm một chút, khi nghĩ rằng những người Kitô là những kẻ tà đạo, và rằng những
người Muslim mới đã là tuân theo ý Gót. Thế nhưng, họ cũng đã chấp nhận nguyên
tắc cơ bản rằng những ai là người chiến
đấu cho Gót và Jerusalem sẽ đi thẳng lên thiên đàng sau khi chết.
Trong
một cách nào đó giống như thế, dòng này quấn mạch kia, văn minh Trung cổ đã quay
cuốn mạng lưới ý nghĩa của nó, đã bẫy mắc John và những người cùng thời anh như
những con ruồi. Đối với John, không thể nào hình dung nổi rằng tất cả những truyện kể này chỉ là những tạo dựng của tưởng tượng. Có lẽ cha mẹ và những chú bác
của anh đã sai. Nhưng cả những gánh hát rong cũng thế,, và tất cả bạn bè của anh,
và những cô gái làng, nhà chăn chiên học rộng, nam tước ở phía bên kia sông,
vua Chiên Kitô tại Rome, Những hiệp sĩ vùng Provençal và Sicilia, và ngay cả chính
những người Muslim – có thể nào họ đã tất cả đều bị ảo giác?
Và
những năm trôi qua. Như nhà viết sử quan sát, mạng lưới của ý nghĩa tháo gỡ
thành sáng tỏ và mạng lưới khác quấn sợi được vào thế chỗ nó. Cha mẹ của John
chết, tiếp theo là tất cả những anh chị em và bạn bè của anh. Thay vì những
gánh hát rong hát về những cuộc thánh chiến, thời thức mới lên sân khấu để ca
diễn về những chuyện tình bi thảm.. Lâu đài của gia đình đã bị cháy sạch, và khi
được xây lại, không còn dấu vết nào của thanh kiếm rỉ của ông nội Henry. Những
cửa sổ nhà thờ đã vỡ trong một cơn bão mùa đông và những kính thay thế không
còn vẽ Godfrey của Bouillon và những tội nhân trong hỏa ngục, nhưng là chiến thắng
vĩ đại của vua nước Anh với vua nước France. Nhà chăn chiên địa phương đã không
gọi Vua Chiên là người ‘cha thánh thiện của chúng ta’ nữa – nhưng bây giờ được
gọi là ‘con ác quỷ thành Rome’. Trong những trường đại học lân cận, những học
giả cắm cúi nghiên cứu những bản thảo
Hellas thời cổ, hay mổ xẻ xác chết, và thì thầm sau những cánh cửa khép kín rằng
có lẽ không có sự việc như linh hồn.
Và
những năm tiếp tục theo nhau qua đi. Chỗ lâu đài một thời đứng nguy nga, bây giờ
có một trung tâm mua bán. Trong rạp chiếu phim địa phương, họ đang chiếu phim ‘Monty
Python and the Holy Grail’ [13]
không biết lần này là lần thứ bao nhiêu. Trong một nhà thờ vắng ngắt, một thày
chăn chiên sở tại đã vui mừng khôn xiết khi thấy hai người khách du lịch Japan.
Ông giải thích dài dòng về những kính chạm màu trên cửa sổ, trong khi họ mỉm cười
một cách lịch sự, gật đầu trong cách thế hoàn toàn không hiểu. Bên ngoài, không
xa những bực thềm nhà thờ, một đám thiếu niên đang chơi với những iPhone của họ.
Họ xem một remix mới trong YouTube bài
“Hãy tưởng tượng” của John Lennon. “Hãy tưởng tượng không có thiên đàng,”
Lennon hát, “đó thì dễ dàng nếu bạn thử.” Một người quét đường gốc Pakistan
đang quét vỉa hè, trong khi nghe radio gần đó đang phát thanh những tin tức: cuộc
tàn sát ở Syria vẫn tiếp tục, và cuộc họp của Hội đồng Bảo an đã kết thúc trong
một bế tắc. Đột nhiên một kẽ hở trong thời gian mở ra, một tia sáng bí ẩn chiếu
sáng khuôn mặt của một trong những thiếu niên, người này tuyên bố: “Tôi sẽ chiến
đấu chống lại những kẻ ngoại đạo và giải phóng Đất Thánh!”
Kẻ
ngoại đạo và Đất Thánh Những từ này không còn mang ý nghĩa gì đối với hầu hết mọi
người ở England ngày nay. Ngay cả nhà chăn chiên sở tại có lẽ cũng sẽ nghĩ rằng
thiếu niên này đang trải qua một thứ rối loạn tâm thần, mất liên lạc với thực tại.[14]
Ngược lại, nếu một thanh niên England quyết định tham gia Tổ chức Ân xá Quốc tế
và đến thăm Syria để bảo vệ ‘nhân quyền’ cho những người tị nạn, anh ta sẽ được
nhìn như một anh hùng. Trong Trung cổ,người ta đã có thể nghĩ anh đã mê sảng
hay điên loạn. Không ai trong England thế kỷ XII biết gì về những quyền cơ bản
của con người là gì. Bạn muốn đi đến Trung Đông và đánh liều đời sống của bạn,
không phải để giết những người Muslim, nhưng để bảo vệ một nhóm người Muslim với
một nhóm khác? Bạn nếu không bị khùng thì cũng đã điên rồi!
Đó
là lịch sử mở ra như thế nào. Người ta dệt một mạng lưới về ý nghĩa, tin vào nó
với tất cả trái tim của họ, nhưng sớm hay muộn mạng lưới tháo gỡ, sáng tỏ, và
khi chúng ta nhìn lại chúng ta không thể hiểu được làm thế nào một ai lại có thể
đón nhận nó hết sức thành khẩn như thế. Với nhận thức nay, nhìn chuyện đã qua,
việc đi viễn chinh nhập đoàn thánh chiến thời với hy vọng lên thiên đường nghe như điên loạn
hoàn toàn. Với nhận thức nay, nhìn chuyện đã qua, Chiến tranh Lạnh xem có vẻ
còn điên khùng hơn. Làm thế nào ba mươi năm trước đây, người ta sẵn sàng chấp
nhận rủi ro thảm sát nguyên tử vì tin hay không tin của họ về một thiên đường cộng
sản? Như thế, độ một trăm năm, tin tưởng của chúng ta vào dân chủ và nhân quyền
cũng có thể khiến con cháu chúng ta thấy chúng không thể nào hiểu nổi.
Thời Hoàng kim Sáng tạo
Sapiens cai trị thế giới vì
chỉ có họ mới có thể dệt một mạng lưới liên chủ quan [15]
của ý nghĩa: một mạng lưới của pháp luật, sức mạnh, những thực thể và những địa
điểm vốn hiện hữu hoàn toàn chỉ trong trí tưởng tượng chung của họ. Mạng lưới
này cho phép một mình con người để tổ chức những viễn chinh tôn giáo, những
cách mạng xã hội, và những phong trào nhân quyền.
Những
động vật khác cũng có thể tưởng tượng được nhiều những sự vật việc khác loại. Một
con mèo chờ đợi để phục kích một con chuột có thể không nhìn thấy con chuột,
nhưng cũng có thể tưởng tượng rõ được hình dạng, và thậm chí cả mùi vị của thịt
con chuột. Tuy nhiên, trong hiểu biết tốt nhất của chúng ta, con mèo chỉ có thể
tưởng tượng những sự vật việc vốn thực sự tồn tại trong thế giới, như những con
chuột. Chúng không thể tưởng tượng được những gì nếu chúng chưa bao giờ nhìn thấy,
hoặc ngửi, hoặc nếm thử – chẳng hạn như đồng đô la USA, công ty Google, hoặc Liên
hiệp Europe. Chỉ những Sapiens mới có
thể tưởng tượng được những hão huyền viển vông như vậy.
Do
đó, trong khi những con mèo và những động vật khác đều bị giam hãm vào lĩnh vực
khách quan và dùng hệ thống thông tin của chúng chỉ đơn thuần là để mô tả thực tại,
Sapiens dùng ngôn ngữ để tạo ra những
thực tại hoàn toàn mới [16]. Trong suốt 70.000 năm vừa qua, những thực tại liên chủ quan mà Sapiens đã bịa đặt ra đã trở nên càng mạnh
mẽ hiệu quả hơn bao giờ hết, vì thế khiến ngày nay họ thống trị thế giới. Những
con chimpanzee, voi, những khu rừng nhiệt đới Amazon, và những băng hà ở Bắc Cực
có sẽ sống sót trong thế kỷ XXI? Điều này tùy thuộc vào những mong muốn và những
quyết định của những đơn vị liên chủ quan như Liên hiệp Europe và Ngân hàng Thế
giới [17]; những
thực thể hiện hữu chỉ trong trí tưởng tượng chung của chúng ta.
Không
một động vật nào khác có thể đứng lên chống lại chúng ta, không phải vì chúng
thiếu một linh hồn hay một não thức, nhưng vì chúng thiếu sự tưởng tượng cần
thiết. Những con sư tử có thể chạy, nhảy, cào và cắn. Tuy nhiên, chúng không thể
mở một trương mục nhà băng, hay nộp một đơn kiện với tòa án. Và
trong thế kỷ XXI, một giám đốc nhà băng, người biết cách khởi một vụ kiện để giải
quyết tranh chấp, thì mạnh hơn con sư tử hung dữ nhất trong savanah châu Phi rất nhiều.
Thêm
nữa, khi tách con người khỏi những động
vật khác, khả năng này để tạo ra những thực tại liên chủ quan cũng tách khoa học
nhân văn với khoa học sự sống. Những sử gia tìm để hiểu sự phát triển của những
thực thể liên chủ quan, như những gót và
những quốc gia, trong khi những nhà sinh học hầu như không nhận ra sự hiện hữu
của những sự vật việc loại như vậy. Một
số người tin rằng nếu như chúng ta có thể chỉ cần nạy mở được ‘code’ di truyền,
và vẽ bản đồ vị trí của mỗi nơrôn trong óc, chúng ta sẽ biết tất cả những bí mật
của loài người. Dù sao chăng nữa, nếu con người không có linh hồn, và nếu những
suy nghĩ, những cảm xúc và những cảm giác chỉ là những algorithm sinh hóa học,
tại sao không thể dựa trên sinh học để giải thích cho tất cả những thay đổi bất
thường của những xã hội loài người? Từ viễn cảnh này, những cuộc thánh chiến
Kitô (ở Trung đông) đã là những tranh chấp lãnh thổ được định hình bởi những áp
lực tiến hóa, và những hiệp sĩ England đi viễn chinh chiến đấu với Saladin ở vùng
Đất Thánh đã không có gì khác với những
con sói đang cố gắng để chiếm đoạt lãnh thổ của một bầy sói láng giềng.
Khoa
học nhân văn, ngược lại, nhấn mạnh vào sự quan trọng của những thực thể liên chủ
quan, vốn không thể giản lược vào thành những kích thích tố và những nơrôn. Để suy
nghĩ theo lịch sử có nghĩa là để gán sức mạnh thực cho những nội dung của những truyện kể tưởng tượng của chúng ta. Dĩ nhiên, những nhà sử học không làm ngơ
trước những yếu tố khách quan, như sự thay đổi khí hậu và những đột biến di
truyền, nhưng họ đem cho những truyện kể do con người nghĩ ra và tin vào, tầm
quan trọng lớn hơn nhiều. Bắc Korea và Nam Korea rất khác nhau như thế, không
phải vì người ở Pyongyang có những gene khác biệt với người ở Seoul, hoặc vì
phía Bắc lạnh hơn và nhiều đồi núi hơn. Nhưng đó là vì phía Bắc bị chi phối bởi
những hư cấu, những truyện kể tưởng tượng, rất khác biệt.
Có
lẽ một ngày nào đó những đột phá trong sinh học nơrôn sẽ cho chúng ta khả năng
để giải thích chủ nghĩa Cộng sản và những thánh chiến Kitô trong những thuật ngữ
chính xác hoàn toàn sinh hóa học. Thế nhưng, chúng ta còn rất xa với thời điểm
đó. Trong thế kỷ XXI, biên giới giữa lịch sử và sinh học có nhiều xác xuất xảy
ra sẽ nhòe mờ đi, không phải vì chúng ta sẽ khám phá những giải thích sinh học
cho những sự kiện lịch sử, nhưng đúng hơn vì những hệ ý thức hư cấu, đến từ tưởng
tượng, sẽ viết lại những sợi DNA; những quan tâm với lợi ích chính trị và kinh
tế sẽ hoạch định, tạo dựng lại khí hậu; và địa lý học về những sông và núi sẽ
nhường chỗ cho không gian cyber. Khi những truyện kể tưởng tượng không thực của
con người được chuyển dịch vào thành những code di truyền và điện tử, thực tại
liên chủ quan sẽ nuốt chửng thực tại khách quan, và sinh học sẽ hợp vào làm một
với lịch sử. Trong thế kỷ XXI, chuyện tưởng tượng không thực có thể qua đó trở
thành có quyền thế mạnh nhất trên trái đất, thậm chí vượt qua những asteroid bướng
bỉnh và chọn lọc tự nhiên. Do đó, nếu chúng ta muốn hiểu được tương lai của
chúng ta, cạy mở genome và nghiến nát những con số thì khó gọi là đủ. Chúng ta
cũng phải mở-để-hiểu được những truyện kể tưởng tượng không thực, vốn chúng
đem ý nghĩa cho thế giới.
Kẻ
Sáng Tạo: Jackson Pollock trong một khoảnh khắc của cảm hứng.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Oct/2016)
[1] [Robin
Dunbar, Grooming, Gossip, and the
Evolution of Language (Cambridge, MA: Harvard University Press, 1998).]
[2] The
ultimatum game is a simple strategic situation between two people. One person,
called the proposer, divides a fixed amount of money into two parts. This
division is presented to the second person, termed the responder, as a ‘take it
or leave it’ offer (hence the name ‘ultimatum’). The . . . [responder’s only
options are to] . . . accept or reject the proposed division. If the responder
accepts, then the two parties divide the money according to the proposal. If
the responder rejects, then both parties receive nothing. In either case, the
game ends with the responder’s decision. In most experiments, the proposer and responder
. . . never learn each other’s identity
[3]
Behavioural Economics
[4] primatologist < primate: loài có vú có
tay hay chân giống tay, mắt ở mặt trước, trừ con người, thường sống trên cây.
[5] [TVP University, ‘Capuchin Monkeys Reject
Unequal Pay’, 15 December 2012, accessed 21 December 2014,
http://www.youtube.com/watch?v=lKhAd0Tyny0.]
[6] a natural morality
[7] Frederick
II (1712-1786) vua Prussia. The Silesian Wars: Ba trận chiến tranh giữa Prussia
và Austria, Prussia thắng và dành quyền kiểm soát vùng Silesia (nay là Tây-Nam Poland) của Austria.
[8] [Quoted in Christopher Duffy, Military Experience in the Age of Reason
(London: Routledge, 2005), 98–9.]
[9] ‘money
makes the world go round’: tiền là động lực làm thế giới xoay chuyển.Tiền thì hết sức quan trọng, trong mức độ
cá nhân, tiền giải quyết được rất nhiều việc cho đời người, có thể nói trong xã
hội ngày nay, nhiều đến như tất cả những sự vật việc trong đời đã không thể xảy
ra nếu như không có nó!
[10] [Serhii Ploghy, The Last Empire: The Final Days of the Soviet Union (London:
Oneworld, 2014), 309.]
[11]
Saladin: Ṣalāḥ al-Dīn Yūsuf ibn Ayyūb (1137/1138–1193) nhà lãnh tụ chính trị và
quân sự Muslim nổi tiếng, người đã lãnh đạo quân đội Islam trong thời thánh
chiến. Chiến thắng lớn nhất của Saladin với quân viễn chinh Kitô ở trận Hattin năm
1187, mở đường cho lực lượng Islam tái chiếm Jerusalem và những thành phố khác
trong vùng Đất Thánh Cận Đông.
[12] Tên gọi những người Muslim của những người
Kitô, thời có những cuộc ‘thánh chiến’, ở vùng Trung đông
[13] Một phim khôi hài, tử 1975, đến nay vẫn
được ưa thích, được xem như định nghĩa thành công và tiêu biểu cho loại ‘phim
khôi hài kiểu Bristish”.
[14] psychosis
[15] intersubjective: Liên chủ thể/liên chủ
quan
[16] Theo Chomsky, chỉ con người mới có ngôn
ngữ (language), loài vật chỉ có truyền thông (communication)
[17] World Bank