Người-gót: một Lịch sử Ngắn gọn của
Ngày mai
Homo Deus: A Brief History of Tomorrow
Yuval Noah Harari
Phần I
Homo sapiens chinh phục thế giới
Sự khác biệt giữa loài người và những
loài động vật khác là gì?
Loài người chúng ta chinh phục thế giới
như thế nào?
Có phải Homo sapiens là một dạng sống
cao hơn tất cả, hay chỉ là kẻ bắt nạt láng giềng?
2
Kỷ nguyên mới của con người [1]
Đối
với những loài động vật khác, con người trở thành gót đã từ lâu. Chúng ta không
muốn ngẫm nghĩ quá kỹ về điều này, vì chúng ta đặc biệt đã không là những gót
công bằng hay có lòng thương xót. Nếu bạn xem tivi của hội National Geographic,
xem một phim của công ti Walt Disney, hoặc đọc một quyển sách về những chuyện cổ
tích, bạn có thể dễ dàng có ấn tượng rằng hành tinh Quả Đất là nơi sinh sống đông
đảo của những sư tử, chó sói và hổ, chúng đều tương đương sánh ngang với con
người chúng ta. Vua sư tử Simba nắm quyền sinh sát những động vật chốn rừng sâu;
Cô bé quàng Khăn đỏ cố gắng lừa tránh con Sói già ghê gớm; và chú bé Mowgli can
đảm đương đầu với con hổ Shere Khan. Nhưng trong thực tại, chúng đã không còn
đó nữa. Những TV, sách, tưởng tượng và những ác mộng của chúng ta vẫn còn chúng
đầy đủ, nhưng những Simbas, Shere Khans và Con Sói Già ghê gớm của trái đất
chúng ta đang biến mất dần. Thế giới chủ yếu là chốn sinh sống của con người và
những động vật được họ chăn nuôi.
Những
nhà khoa học chia lịch sử của trái đất của chúng ta thành những kỷ nguyên địa
chất như Pleistocen, Pliocen và Miocen. Chính thức, chúng ta sống trong kỷ
nguyên Holocene. Tuy nhiên, có thể đúng hơn để gọi 70.000 năm vừa qua là kỷ
nguyên Anthropocene: kỷ nguyên của loài người. Vì trong những nghìn năm này, Homo sapiens đã trở thành tác nhân quan
trọng duy nhất của sự thay đổi trong hệ sinh thái, nghĩa là hệ thống gồm những
quan hệ giữa những sinh vật và môi trường sống quanh chúng, trên toàn thế giới.[6]
Đây
là một hiện tượng chưa từng có. Kể từ khi sự sống xuất hiện, khoảng 4 tỉ năm
trước đây, chưa bao giờ có một loài duy nhất nào đã thay đổi hệ sinh thái thế
giới tất cả chỉ mình nó. Mặc dù đã có không thiếu những cuộc cách mạng sinh
thái và những biến cố gây tuyệt chủng hàng loạt, những điều này không gây ra bởi
những hành động của một loại thằn lằn, dơi, hoặc nấm nào đặc biệt. Thay vào đó,
chúng đã được gây ra bởi những hoạt động của những sức mạnh thiên nhiên rất mạnh
và rất lớn như biến đổi khí hậu, chuyển dịch mảng kiến tạo vỏ quả đất, những hoạt
động đột ngột của núi lửa, và những asteroid (hay đá trời), từ ngoài không gian
va trúng mặt đất.
Bảng
vẽ hình bánh tròn, trình bày tổng khối lượng sinh vật (biomas) trên thế giới của
những loài động vật lớn.
Một
số người lo sợ rằng ngày nay chúng ta lại một lần nữa sống trong đe doạ nguy hiểm
chết người của những núi lửa lớn đột ngột hoạt động mãnh liệt, hay những khối
đá trời rất lớn va vào trái đất. Những nhà sản xuất phim ảnh Hollywood kiếm
hàng tỉ đô la từ những lo lắng này. Tuy nhiên, trong thực tế, nguy cơ có nguy
hiểm thì mỏng manh. Hiện tượng tuyệt chủng hàng loạt xảy ra một lần mỗi nhiều
triệu năm. Đúng, một asteroid lớn có thể sẽ va vào trái đất chúng ta một lúc
nào đó trong vòng 100 triệu năm sắp tới, nhưng vào ngày thứ Ba sắp tới thì đó là
điều sẽ rất khó xảy ra. Thay vì sợ hãi những asteroid, chúng ta nên sợ hãi
chính chúng ta.
Bởi
Homo sapiens đã viết lại những quy luật
của trò chơi. Một mình loài vượn người này đã xoay sở trong 70.000 năm để thay
đổi hệ sinh thái thế giới trong những cách thức triệt để và chưa từng có. Tác động
của chúng ta thì đã ngang bằng cùng tầm mức với những gì của thời băng hà, và của
những chuyển động của mảng kiến tạo vỏ quả đất. Trong vòng một trăm năm, tác động
của chúng ta có thể đã vượt quá của asteroid vốn đã giết sạch những con dinosaur
65 triệu năm trước đây.
Asteroid
đó đã thay đổi đường phóng đi tới của sự tiến hóa trên mặt đất, nhưng không thay
đổi những quy luật cơ bản của nó, vốn vẫn đã giữ nguyên kể từ sự xuất hiện của
những sinh vật đầu tiên khoảng 4 tỉ năm trước. Trong suốt những kiếp dài đăng đẵng
[7]
đó, cho dù bạn là một virus hoặc một dinosaur, bạn đã tiến hoá theo như những
nguyên lý không thay đổi của sự chọn lọc tự nhiên. Thêm nữa, không kể những
hình dạng lạ thường hay quái dị vốn sự sống đã khoác lấy, nó đã vẫn bị giam hãm
trong địa hạt hữu cơ – cho dù là một cây xương rồng, hay một con cá voi, bạn đã
đều do những hợp chất hữu cơ cấu thành. Bây giờ loài người đang sẵn sàng để
thay thế sự chọn lọc tự nhiên với sự thiết kế thông minh, và để kéo dài sự sống
từ lĩnh vực hữu cơ vào trong lĩnh vực vô cơ.
Ngay
cả nếu chúng ta bỏ qua một bên những triển vọng trong tương lai này, và chỉ
nhìn lại 70.000 năm vừa qua, điều rõ ràng là Anthropocene đã thay đổi thế giới trong
những cách chưa từng có. Những asteroid, những mảng kiến tạo vỏ quả đất, và sự biến
đổi khí hậu có thể đã tác động vào những sinh vật trên toàn quả đất, nhưng ảnh
hưởng của chúng khác biệt từ vùng này sang vùng khác. Quả đất đã chưa bao giờ dựng
thành một hệ sinh thái duy nhất; đúng hơn, nó là một kết hợp gồm nhiều những hệ
sinh thái kết nối lỏng lẻo với nhau. Khi những chuyển động của mảng kiến tạo vỏ
quả đất đã nối Bắc America với Nam America, nó đã dẫn đến sự tuyệt chủng của hầu
hết những loài thú có túi [8]
ở Nam America, nhưng không gây ảnh hưởng có hại cho con kangaru của Australia.
Khi kỷ băng hà cuối cùng đã đạt đến đỉnh cao nhất của nó 20.000 năm trước, loài
sứa trong Vịnh Persia và loài sứa trong vịnh Tokyo, cả hai đều đã phải thích ứng
với khí hậu mới. Tuy nhiên, vì không có thông nối giữa hai quần thể sinh vật, mỗi
loài đã phản ứng theo một cách khác nhau, khi tiến hoá theo những hướng khác biệt.
Ngược
lại, Sapiens đã phá vỡ những rào cản vốn
đã phân tách trái đất vào thành những khu sinh thái độc lập. Trong kỷ nguyên
con người, lần đầu tiên trái đất này đã trở thành một đơn vị sinh thái duy nhất.
Australia, Europe và America tiếp tục có những khí hậu và địa hình khác biệt,
nhưng con người là nguyên nhân khiến những sinh vật trên khắp thế giới đi đến pha
trộn lẫn nhau theo chừng mực đều đặn ổn định, bất kể khoảng cách gần xa và vị
trí địa lý nào. Những gì đã bắt đầu như những thuyền gỗ trên những lạch nước nhỏ,
đã trở thành một dòng cuộn chảy của những máy bay, tàu chở dầu và tàu chở hàng
khổng lồ, chằng chịt qua những đại dương và nối tất cả những đảo và đất liền. Hệ
quả là hệ sinh thái, lấy thí dụ, của Australia thôi không có thể hiểu được nếu
không đem vào giải thích về những loài động vật có vú Europe hoặc những vi sinh
vật America tràn ngập những bờ biển và sa mạc của nó. Những giống cừu, lúa mì,
chuột và virus bệnh cúm mà con người mang đến Australia trong suốt 300 năm qua,
so với loài kangaru và koala bản địa, thì ngày nay quan trọng hơn nhiều với hệ
sinh thái của nó.
Nhưng
Anthropocene không phải là một hiện tượng mới mẻ của vài trăm năm qua. Đã hàng
chục ngàn năm trước đây, khi tổ tiên chúng ta trong thời đồ đá, toả từ Đông
Africa ra rộng khắp mặt đất, họ đã thay đổi hệ thực vật và động vật của mọi lục
địa và hải đảo mà họ đến định cư. Họ đã đẩy vào tuyệt chủng tất cả những loài người
khác trên thế giới, 90 phần trăm của những loài động vật lớn của Australia, 75
phần trăm của những động vật có vú lớn của America, khoảng 50 phần trăm của tất
cả những động vật loài có vú lớn, sống trên cạn, của hành tinh này – và tất cả thế
đó trước khi họ trồng đồng lúa mì đầu tiên, rèn dụng cụ kim loại đầu tiên, viết
bản văn đầu tiên, hay gò dập những đồng tiền xu đầu tiên.[9]
Những
loài vật lớn đã là nạn nhân chính vì chúng tương đối ít, và chúng sinh sản chậm.
Để so sánh, hãy lấy thí dụ, loài voi mammoth (đã tuyệt giống) với loài thỏ (sống
sót). Một bầy những mammoth với không quá một vài tá, và sinh sản với một mức độ
có lẽ chỉ hai mammoth con mỗi năm. Do đó nếu một ‘bầy’ người địa phương đã săn và
giết chỉ ba mammoth một năm, đó đã đủ để số chết vượt số sinh, và loài voi mammoth
đã biến mất ở đó trong một vài thế hệ. Giống thỏ, ngược lại, ‘đẻ như thỏ’. Ngay
cả nếu con người săn bắt hàng trăm con thỏ mỗi năm, đã vẫn không đủ để đẩy chúng
vào tuyệt chủng.
Không
phải là tổ tiên chúng ta đã có kế hoạch tiêu diệt loài mammoth khổng lồ; họ chỉ
đơn giản là không nhận thức được hậu quả của những hành động của họ. Sự tuyệt
chủng của loài mammoth và những loài động vật lớn khác có thể là nhanh chóng
trên một tỉ lệ đo lường thời gian tiến hóa, nhưng chậm chạp và dần dần nhìn
theo con người. Con người sống không quá 70 hay 80 năm, trong khi quá trình tuyệt
chủng mất hàng trăm năm. Những Sapiens
thời cổ có lẽ đã không nhận thấy được bất kỳ liên hệ nào giữa việc săn mammoth hàng
năm – trong đó không có nhiều hơn hai hoặc ba con mammoth bị giết – và sự biến
mất của loài thú phủ đầy lông khổng lồ này. Nhiều nhất là một cụ già nhớ quá khứ
đã có thể nói với đám trẻ nửa tin nửa ngờ rằng “khi ta còn trẻ, đã có rất nhiều
voi mammoth hơn ngày nay. Và cũng vậy, có đầy những voi mastodons và nai elk khổng
lồ. Và, dĩ nhiên, những tù trưởng bộ lạc đã ngay thực, và những trẻ con đều tôn
kính những người trên của chúng.”
Con cháu của Rắn
Bằng
chứng về nhân chủng học và khảo cổ học cho thấy rằng những người săn bắn hái lượm
thời rất cổ đã hầu như đều là những người tin vào thuyết mọi vật có hồn [10]:
Họ tin rằng không có khoảng cách bản thể nào phân tách con người và những động
vật khác. Thế giới – tức là thung lũng họ đang sinh sống và những dãy núi xung
quanh – đều tất cả thuộc về những gì đang thấy có ở đó; và tất cả mọi người đều
tuân theo một thu tập gộp chung gồm những quy luật. Những quy luật này gồm sự thương
lượng không ngừng giữa tất cả những gì đang ‘sống’ ở đấy, có liên hệ và có quan
tâm với nhau. Người ta nói chuyện với những con vật, cây cỏ, và đất đá, cũng
như với những thần tiên, và ma quỷ. Thoát ra từ mạng lưới của truyền thông này đã
nổi lên những giá trị và chuẩn mực, chúng nối buộc con người, những con voi, những
cây sồi và những bóng ma tưởng tượng vào nhau, như nhau.[11]
Nhìn
thế giới qua tin tưởng mọi vật có hồn vẫn còn hướng dẫn một số cộng đồng săn bắn
hái lượm đã sống sót vào tận thời nay. Một trong số họ là những người Nayaka,
những người sống trong những khu rừng nhiệt đới của miền nam India. Nhà nhân chủng
học Danny Naveh, người đã nghiên cứu dân tộc Nayaka trong nhiều năm, thuật lại
rằng khi một người Nayaka đi bộ trong rừng, gặp một con thú nguy hiểm như một
con hổ, con rắn hay con voi, anh ta hoặc cô ta có thể gọi con vật và nói: “Mày
sống trong rừng. Tao cũng sống ở đây trong rừng. Mày đến đây để tìm cái ăn, và tao
cũng đến đây để đào rễ và kiếm củ. Tao đến không phải để làm hại mày”.
Một
lần, một người Nayaka đã bị một con voi đực giết chết, vốn họ gọi nó là ‘con
voi luôn luôn đi một mình’. Nhưng những người Nayakas đã không chịu giúp những cán
bộ của bộ kiểm lâm India để bắt nó. Họ giải thích cho Naveh rằng con voi này vốn
thường vẫn rất gần gũi với một con voi đực khác, con mà nó luôn luôn đi đó đây
cùng nhau. Một ngày, những cán bộ kiểm lâm đã bẫy và bắn chết con voi thứ hai,
và kể từ đó “con voi luôn luôn đi một mình” đã trở nên giận dữ và bạo động. “Bạn
tất đã cảm thấy thế nào nếu người phối ngẫu của bạn bị tước đi mất khỏi bạn?
Đây đúng là như thế nào con voi này đã cảm thấy. Hai con voi đôi khi tách ra
vào ban đêm, mỗi con đi một lối. . . nhưng sáng hôm sau chúng luôn luôn lại đến
bên nhau. Vào ngày đó, con voi thấy bạn mình ngã, nằm đổ xuống. Nếu hai con luôn
luôn có nhau và sau đó bạn bắn chết một con – con kia sẽ cảm thấy thế nào?” [12]
Một
thái độ giống như thế của tín ngưỡng mọi vật có hồn đập vào nhiều người sống
trong xã hội kỹ nghệ như xa lạ, không đến từ trái đất này. Hầu hết chúng ta tự
động nhìn những loài vật như có bản chất khác biệt và thấp kém hơn. Đây là vì ngay
cả những truyền thống cổ xưa nhất của chúng ta đã được tạo ra sau khi thời kỳ
săn bắn hái lượm kết thúc đã hàng nghìn năm. Sách Thánh Cũ đạo Kitô, lấy thí dụ,
đã được chép xuống trong nghìn năm thứ nhất trước Công nguyên, và những truyện kể cổ xưa nhất của nó phản ánh thực tại của nghìn năm thứ hai trước Công
nguyên. Nhưng ở Trung Đông, thời kỳ săn bắn hái lượm đã kết thúc từ hơn 7.000
năm trước. Do đó, điều hầu như không phải ngạc nhiên, rằng Sách Thánh đạo Kitô đã
gạt bỏ những tin tưởng mọi vật có hồn, và truyện kể có hơi hướm mọi vật có hồn
duy nhất của nó xuất hiện ngay lúc đầu, như một báo trước nghiêm trọng đáng sợ.
Sách Thánh đạo Kitô là một quyển sách dài, tràn ngập những phép lạ, huyền ảo khác
thường và kỳ diệu kinh ngạc. Tuy nhiên, chỉ một lần độc nhất có một con vật khởi
động một trò chuyện với một con người, là khi con rắn dụ dỗ Eve ăn trái cấm không
được ăn của cây hiểu biết (con lừa của Bil'am cũng nói một vài lời, nhưng nó chỉ
đơn thuần là truyền đạt một tin nhắn từ Gót đến Bil'am).
Trong
vườn Eden, Adam và Eve đã sống như những người hái lượm. Việc đuổi họ khỏi vườn
Eden mang một tương đồng nổi bật với Cách mạng Nông nghiệp. Thay vì cho phép
Adam tiếp tục hái lượm trái cây hoang mà ăn, một Gót tức giận buộc tội người
này “phải mồ hôi ngập trán mới có bánh mì ăn” [13].
Nó có lẽ là không ngẫu nhiên, khi đó, rằng chỉ trong thời kỳ trước-nông nghiệp
của vườn Eden, những con vật trong Sách Thánh đạo Kitô đã nói chuyện với con
người. Sách Thánh đạo Kitô đã rút ra những bài học nào từ thời kỳ này? Rằng bạn
không nên nghe những con rắn, và nói chung là tốt nhất hãy tránh nói chuyện với
những loài động và thực vật. Nó dẫn đến không gì nhưng chỉ thảm họa.
Tuy
nhiên, những truyện kể của Sách Thánh đạo Kitô có những lớp ý nghĩa sâu xa hơn
và cổ xưa hơn nhiều. Trong hầu hết những ngôn ngữ Semitic, ‘Eve’ có nghĩa là ‘con rắn’, hoặc thậm chí con ‘rắn cái’. Tên người
nữ tổ tiên của chúng ta trong sách Thánh đạo Kitô giấu một huyền thoại mọi vật
có hồn cổ xưa, theo đó những con rắn đều không phải là những kẻ thù của chúng
ta, nhưng là những tổ tiên của chúng ta. [14]
Nhiều những văn hóa tin vào thuyết mọi vật có hồn của chúng ta đã tin rằng con
người có nguồn gốc từ những động vật, gồm cả rắn và những loài bò sát khác. [15]Hầu
hết những thổ dân Australia đều tin rằng Con Rắn Cầu Vồng [16]
đã sáng tạo ra thế giới. Những dân tộc Aranda và Dieri (ở Australia) cho rằng đặc
biệt những bộ lạc của họ có nguồn gốc từ loài thằn lằn hoặc loài rắn nguyên thủy,
vốn đã chuyển đổi vào thành con người. [17]
Trong thực tế, những người phương Tây ngày nay cũng nghĩ rằng họ đã tiến hóa từ
loài bò sát. Bộ óc của mỗi và mọi người chúng ta đều được xây dựng quanh một
lõi của loài bò sát, và cấu trúc của những cơ quan của chúng ta chủ yếu là của
loài bò sát đã biến đổi.[18]
Tranh
vẽ ‘Thiên đường đã mất’ (nhà nguyện Sistine, Vatican). Con rắn – Nó có phần
thân trên là của con người – khởi đầu của tất cả một chuỗi gồm những biến cố.
Trong khi hai chương đầu của sách Genesis đã chỉ có những độc thoại của Gót ( “và
Gót nói... và Gót nói... và Gót nói ..., ....”) Trong chương thứ ba, cuối cùng
chúng ta có được một đối thoại – giữa Eve và con rắn (“và con rắn nói cùng người
nữ... và người nữ nói cùng con rắn...”). Trò chuyện duy nhất này giữa một con
người và một con vật dẫn đến sự sụp đổ (‘sa ngã’!) của loài người, và loài người
bị đuổi khỏi vườn Eden.
Những
tác giả của chương Genesis có thể vô tình đã giữ được một dấu vết còn lại của những
tin tưởng mọi vật có hồn cổ xưa trong tên gọi của Eve, nhưng họ đã cẩn thận hết sức kỹ lưỡng để che giấu cho mất đi tất
cả những dấu vết khác. Genesis nói rằng, thay vì có nguồn gốc từ loài rắn, con
người đã được được tạo ra, một cách siêu phàm, từ vật chất vô tri vô giác. Con
rắn không phải là tổ tiên của chúng ta: nó quyến rũ chúng ta nổi loạn chống lại
‘Cha của chúng ta’ trên trời cao. Trong khi những người theo tin tưởng mọi vật
có hồn đã thấy con người cũng chỉ là một loài động vật khác, Sách Thánh đạo
Kitô cãi lại rằng con người là một sáng tạo độc đáo, và bất kỳ một toan tính nào
để nhìn nhận con thú trong chúng ta là phủ nhận quyền năng và uy danh của Gót. Đúng
vậy, khi con người ngày nay đã khám phá rằng họ thực sự đã tiến hóa từ loài bò
sát, họ đã nổi loạn chống lại Gót và đã ngưng nghe theo ông – hoặc thậm chí không tin rằng ông là có thực.
Những nhu cầu tổ tiên để lại
Sách
Thánh đạo Kitô, cùng với tin tưởng của nó vào tính chất khác biệt độc đáo của
con người, đã là một trong những sản phẩm của cuộc Cách mạng Nông nghiệp, khởi
đầu một giai đoạn kéo dài mới trong những quan hệ giữa con người và những con
thú. Sự ra đời của chăn nuôi nông nghiệp đã tạo ra những đợt sóng mới của tuyệt
chủng hàng loạt, nhưng quan trọng hơn, nó tạo ra một dạng sống hoàn toàn mới
trên trái đất: những động vật được con người nuôi. Ban đầu, sự phát triển này đã
chỉ có tầm quan trọng thứ yếu, vì con người đã quản lý để nuôi được ít hơn hai
chục loài động vật có vú và loài chim, so với hàng ngàn không đếm nổi những
loài vẫn còn sống “hoang”. Tuy nhiên, với những trăm năm trôi qua, hình thức mới
mẻ của sự sống này đã trở thành ưu thắng. Ngày nay, hơn 90 phần trăm của tất cả
những động vật lớn đềut đã được thuần hoá.
Than
ôi, những loài vật đã thuần hoá, do con người nuôi, đã trả giá cho sự thành
công tập thể không gì tương đương để so sánh của chúng, với sự đau khổ tột cùng
chưa từng có trước đây của mỗi con vật. Mặc dù thế giới động vật đã biết đến nhiều
loại đau đớn và khổ sở trong hàng triệu năm, cuộc Cách mạng Nông nghiệp đã sinh
ra những loại đau khổ hoàn toàn mới, chỉ để trở nên tàn tệ hơn, ác độc hơn theo
thời gian.
Đối
với người quan sát bình thường, có thể những con vật đã thuần hoá có vẻ khá hơn
nhiều so với những bà con và tổ tiên sống hoang dã của chúng. Loài lợn rừng
dành cả ngày để tìm thức ăn, nước uống và chỗ nằm, và liên tục bị những loài sư
tử, loài ký sinh trùng và lũ lụt đe dọa. Những con lợn thuần, ngược lại, có sẵn
thức ăn, nước uống và chỗ ở do con người cung cấp, con người cũng chữa trị những
bệnh tật của chúng và bảo vệ chúng chống lại những kẻ địch và thiên tai. Đúng vậy,
hầu hết những con lợn sớm hay muộn đều tìm thấy chúng trong lò mổ thịt. Thế
nhưng có phải điều đó làm số phận của chúng tồi tệ hơn so với số phận của những
con lợn rừng? Có phải bị một con sư tử ăn thịt thì tốt hơn bị con người giết chết?
Có phải xương răng cá sấu ít ghê gớm chết chóc hơn lưỡi dao thép?
Những
gì làm số phận của những loài vật đã thuần hoá, nuôi trong trang trại, đặc biệt
khắc nghiệt không chỉ là cách chúng chết, nhưng quan trọng hơn cả là cách chúng
sống. Hai tác động cạnh tranh đã định hình những điều kiện sống của những loài
vật nuôi trong trang trại, từ cổ cho đến nay: những ham muốn của con người và những
nhu cầu của con vật. Thế nên người ta chăn lợn để lấy thịt, nhưng nếu họ muốn
có một nguồn cung cấp thịt ổn định, họ phải bảo đảm sự tồn tại và sinh sản lâu
dài của những con lợn. Về mặt lý thuyết điều này hẳn đã phải bảo vệ những động
vật khỏi những hình thức cực kỳ tàn ác. Nếu như một nông dân đã không chăm sóc bầy
lợn của mình cho tốt, chúng sẽ chết sớm, không kịp sinh lợn con, người nông dân
sẽ đói.
Thật
không may, con người có thể gây đau khổ lớn lao khôn cùng cho những gia súc
trong nhiều cách khác biệt, ngay cả trong khi vẫn bảo đảm sự tồn tại và sinh sản
của chúng. Gốc của vấn đề là những động vật được thuần hóa có những nhu cầu vật
chất, tình cảm và xã hội thừa hưởng từ tổ tiên hoang dã của chúng đã trở thành
thừa thãi, thành không cần thiết trong những trang trại của con người. Nông dân
theo thói thường, bỏ qua những nhu cầu này, không phải chịu một bất kỳ trừng phạt
kinh tế nào. Họ nhốt những con vật trong những chuồng nhỏ xíu, làm sừng đuôi của
chúng méo cụt tật nguyền, tách mẹ khỏi con, và chọn lọc gây giống những quái hình
dị dạng. Súc vật đau khổ rất nhiều, tuy nhiên chúng vẫn tiếp tục sống và sinh sản.
Không
phải như thế trái với những nguyên lý cơ bản nhất của sự chọn lọc tự nhiên? Lý
thuyết tiến hóa chủ trương rằng tất cả những bản năng, ham muốn và cảm xúc đều đã
tiến hóa trong quan tâm duy nhất với sự sống còn và sinh sản. Nếu vậy, sự sinh
sản liên tục của những con vật nuôi trong trang trại không phải đã chứng minh rằng
tất cả những nhu cầu thực sự của chúng đều được đáp ứng? Một con lợn có thể có
một “nhu cầu” như thế nào mà lại không cần thiết thực sự cho sự sống còn và
sinh sản của nó?
Điều
chắc chắn là đúng thực rằng tất cả những bản năng, ham muốn và cảm xúc đã tiến
hoá ngõ hầu đáp ứng những áp lực tiến hóa của sự sống còn và sinh sản. Tuy
nhiên, nếu và khi những áp lực này đột nhiên biến mất, những bản năng, ham muốn
và cảm xúc do chúng đã định hình không biến mất với chúng. Ít nhất là không ngay
lập tức. Ngay cả khi chúng thôi không là khí cụ cho sống còn và sinh sản, những
bản năng này, những ham muốn và những cảm xúc vẫn tiếp tục rèn đúc những kinh
nghiệm chủ quan của con vật. Đối với cả loài vật lẫn loài người như nhau, canh
nông đã thay đổi những áp lực của chọn lọc tiến hoá gần như qua đêm, nhưng nó
đã không thay đổi những động lực cơ thể, xúc cảm và xã hội của chúng. Dĩ nhiên
tiến hóa không bao giờ đứng yên, và nó đã liên tục thay đổi người và vật trong
12.000 năm qua, kể từ khi trồng trọt và chăn nuôi ra đời. Lấy thí dụ, con người
ở Europe và Tây Á đã tiến hóa khả năng để tiêu hóa sữa bò, trong khi loài bò đánh
mất sự sợ hãi con người của chúng, và ngày nay sản xuất sữa nhiều hơn so với tổ
tiên hoang dã của chúng. Tuy nhiên, đây là những thay đổi bề ngoài. Những cấu
trúc trong thâm sâu của những cảm giác và cảm xúc của những con bò, lợn và con
người đều đã không thay đổi nhiều kể từ thời Đồ Đá.
Tại
sao con người ngày nay yêu thích những chất ngọt nhiều như vậy? Không phải vì
trong những năm đầu thế kỷ XXI chúng ta phải ngốn ngấu càrem và sôcôla để tồn tại.
Đúng hơn, đó là vì tổ tiên chúng ta trong thời Đồ Đá, khi bắt gặp trái ngọt hay
mật ong rừng, điều hợp lý nhất để làm là ăn những thứ này càng nhiều càng nhanh
càng tốt. Tại sao những người nam trẻ tuổi lái xe hiếu thắng bất cần, hay lao
vào đôi co, to tiếng cãi cọ dữ dội, và thích ‘hack’ những trang web giữ tài liệu
bí mật trên Internet? Vì họ đang tuân theo những mệnh lệnh di truyền từ cổ xưa,
vốn ngày nay có thể là vô ích và thậm chí phản tác dụng, nhưng 70.000 năm trước
đây, điều đó có nghĩa lý nếu nhìn theo tiến hóa. Một tay thợ săn trẻ, người đã
liều mạng sống chết cố bám đuổi một con voi mammoth khổng lồ, sau cùng đã vượt
thắng tất cả, đã sáng chói giữa đám bạn săn của mình, và đã giành được bàn tay
của người đẹp địa phương; và bây giờ chúng ta vẫn vướng vào những genes phô nam
tính hiếu thắng của anh ta.[19]
Cùng một lôgích tiến hóa đúng như thế định hình những đời sống của những con lợn đực,
lợn nái và lợn con trong những trại nuôi lợn do con người điều khiển. Để được tồn
tại và sinh sản trong thiên nhiên, những con lợn rừng thời cổ đã cần đi lung
tung khắp vùng rộng lớn, tự làm quen với môi trường của chúng, và đề phòng cẩn
thận những bẫy và địch thù. Thêm nữa, chúng cần chia xẻ thông tin, tiếp xúc và
hợp tác với những lợn rừng đồng bọn, họp thành những nhóm phức tạp, có những con
lợn đầu đàn, già và kinh nghiệm cai quản. Những áp lực tiến hóa có hệ quả là loài
lợn rừng – và thậm chí còn nhiều hơn thế, loài lợn sống hoang – thành những động
vật rất thông minh, thích hợp bầy, với đặc tính là một sự tò mò linh hoạt và những
động lực mạnh mẽ bên trong thôi thúc để sống thành bầy đàn, chơi đùa, đi lung
tung và khám phá những gì quanh chúng. Một con lợn nái sinh ra với một vài đột
biến hiếm gặp, khiến nó thờ ơ với môi trường của nó và với những con lợn rừng
khác tất đã khó tồn tại hay sinh sản.
Những
con cháu nối dõi của những lợn rừng – những lợn nhà – đã thừa hưởng trí thông
minh, tò mò và khả năng hợp đàn xã hội của chúng [20].
Giống như loài lợn rừng, loài lợn nhà truyền thông bằng cách dùng một giàu có
đa dạng gồm những dấu hiệu của âm thanh và khứu giác: những lợn nái mẹ nhận ra
tiếng ủn ỉn riêng biệt của những lợn con của chúng, trong khi đó con lợn con sinh
mới được hai ngày đã phân biệt được tiếng mẹ nó gọi, khác với của những mẹ của những
bầy con khác. [21]
Giáo sư Stanley Curtis của Đại học bang Pennsylvania đã huấn luyện hai con lợn
– đặt tên là Hamlet và Omelette – để chúng điều khiển một cần điều khiển đặc biệt,
bằng mõm chúng, và đã thấy rằng những con lợn nhanh chóng ngang ngửa với những động
vật loài linh trưởng khác (khỉ, báo, người,...) trong việc học tập và chơi những
trò chơi đơn giản trên computer. [22]
Ngày
nay hầu hết lợn nái trong những trại lợn công nghiệp không chơi những trò chơi computer.
Chúng đã bị những con người cai quản giam trong những cũi nhốt lợn có chửa, thường
đo dài rộng được hai mét và sáu mươi centimét. Những cũi này đều có một sàn bê
tông và những thanh chắn kim loại, và hầu như không để con lợn nái có chửa ngay
cả ngoái đầu, hoặc nằm ngủ nghiêng một bên, chứ đừng nói đến đi bộ. Sau ba tháng
rưỡi trong những điều kiện như vậy, những lợn nái được chuyển đến những cũi to
hơn một chút, ở đấy chúng đẻ và nuôi con của chúng. Trong khi theo tự nhiên những
lợn con sẽ bú mẹ trong vòng 10 đến 20 tuần; trong những trại lợn công nghiệp, chúng
buộc phải thôi bú trong vòng 2 đến 4 tuần, tách khỏi mẹ của chúng và chở đi nuôi
béo và giết. Người mẹ thì ngay lập tức lại được thụ tinh, và chuyển trở lại những
cũi nhốt lợn có chửa, để bắt đầu một chu kỳ khác. Một con lợn nái điển hình sẽ trải
qua 5 đến 10 chu kỳ như thế, trước khi chính nó bị làm thịt. Trong những năm gần
đây, việc dùng những cũi nhốt lợn có chửa như thế, đã bị hạn chế trong Liên
minh Europe và một số tiểu bang của USA, nhưng những cũi đó vẫn thông thường dùng
ở nhiều nước khác, và hàng chục triệu những con lợn nái đẻ được nuôi, đều trải
qua gần như tất cả đời chúng trong những cũi chỉ vừa để đứng đó.
Những
người nuôi lợn chăm sóc tất cả mọi thứ cho con lợn nái cần để sống và sinh sản.
Cho nó đủ thức ăn, tiêm vắcxin ngừa bệnh, bảo vệ chống lại những chất hoá học độc
hại, và được thụ tinh nhân tạo. Từ một cái nhìn khách quan, con lợn nái không
còn cần phải khám phá môi trường sống xung quanh, kết bầy với những con lợn
khác, gắn bó với những lợn con của mình, hay thậm chí đi bộ nữa. Nhưng từ cái
nhìn chủ quan, con lợn vẫn cảm thấy những thúc dục rất mạnh mẽ để làm tất cả những
điều này, và nếu những thúc dục này không được đáp ứng, nó chịu đau khổ rất nhiều.
Lợn nái trong những cũi nhốt lợn có chửa, điển hình cho thấy thường giận dữ kịch
liệt chen lẫn những thất vọng cùng cực.[23]
Đây
là bài học cơ bản của tâm lý học tiến hóa: một nhu cầu đã thành hình từ hàng
ngàn thế hệ trước đây vẫn tiếp tục được cảm nhận chủ quan ngay cả khi nó không
còn cần thiết cho sự sống còn và sinh sản ở thời hiện tại. Bi thảm thay, cuộc Cách
mạng Nông nghiệp đã cho con người sức mạnh để bảo đảm sự tồn tại và sinh sản của
những loài động vật thuần hóa, trong khi làm ngơ những nhu cầu chủ quan của chúng.
Những
con lợn nái có chửa trong những cũi nhốt chật cứng đến tàn tật. Những sinh vật thông
minh và thích sống hợp bầy này dành gần hết đời chúng trong tình trạng này, như
thể chúng đã là những giò thịt xúc xích rồi.
Những Cá thể Sống là những
Algorithm
Làm
thế nào chúng ta có thể chắc chắn rằng những động vật, loại giống như những con
lợn, thực sự có một thế giới chủ quan gồm những nhu cầu, cảm giác cơ thể và cảm
xúc? Không phải chúng ta phạm lỗi lầm ‘nhân hoá’ những động vật, đó là gán ép những
phẩm tính của con người cho những đối tượng không con người, như trẻ em tin rằng
những con búp bê có tình cảm thương yêu và giận dữ? [24]
Thực
sự, gán những cảm xúc cho những con lợn không phải là đồng hoá chúng với con
người. Đó là trả chúng về đúng vị trí của chúng là những động vật thuộc loài có
vú. Vì những cảm xúc không phải là một tính chất chỉ mình con người mới có – nó
chung cho tất cả những động vật thuộc loài có vú (cũng như tất cả những loài
chim, và có lẽ một số loài bò sát và thậm chí cả loài cá). Tất cả những động vật
có vú đã tiến hóa những nhu cầu những khả năng cảm xúc, và từ sự kiện rằng lợn
là động vật có vú, chúng ta có thể suy luận một cách an toàn rằng chúng có những
cảm xúc.[25]
Trong
những mười năm gần đây, những nhà Khoa học Sự sống đã chứng minh rằng những cảm
xúc không phải là một số hiện tượng ‘tinh thần’ bí ẩn nào đó, vốn chỉ có ích
cho việc làm thơ, và soạn những symphony. Đúng hơn, những cảm xúc là những algorithm sinh hóa, chúng tuyệt đối quan
trọng và thiết yếu cho sự sống còn và sinh sản của tất cả những loài động vật
có vú. Điều này nghĩa là gì? Vâng, chúng ta hãy bắt đầu bằng cách giải thích một
algorithm là gì [26].
Điều này thì rất quan trọng không chỉ vì khái niệm chủ chốt này sẽ xuất hiện trở
lại trong nhiều những chương sau, nhưng cũng vì thế kỷ XXI sẽ bị những algorithm chi phối.
‘Algorithm’ thì nhất định thế nào cũng được cho là khái niệm độc nhất quan trọng
nhất trong thế giới của chúng ta. Nếu chúng ta muốn hiểu sự sống của chúng ta
và tương lai của chúng ta, chúng ta nên làm mọi cố gắng để hiểu một algorithm
là gì, và những algorithm được kết nối với những cảm xúc như thế nào.
Một
algorithm là một set [27]
gồm những bước đã xếp đặt theo phương pháp khiến có thể được dùng để thực hiện những
tính toán, giải quyết những vấn đề, và đi đến những quyết định. Một algorithm
không phải là một tính toán cụ thể nào, nhưng phương pháp được tuân theo khi thực
hiện sự tính toán. Lấy thí dụ, nếu bạn muốn tính số trung bình của hai con số,
bạn có thể dùng một algorithm đơn giản. Algorithm nói: “Bước 1: cộng hai số với
nhau. Bước 2: lấy tổng số chia hai. Khi bạn đem vào những số 4 và 8, bạn nhận
được 6. Khi bạn đem vào những số 117 và 231, bạn nhận được 174.
Lấy
một thí dụ phức tạp hơn là một công thức nấu ăn. Một algorithm để nấu món súp
rau có thể bảo chúng ta:
1. Đun nóng nửa chén dầu trong một nồi.
2. Cắt vụn thật nhỏ 4 củ hành tây.
3. Chiên hành tây cho đến khi vàng.
4. Cắt 3 củ khoai tây ba thành những miếng dày và thêm vào nồi.
5. Cắt một bắp cải thành những miếng hẹp dải và thêm vào nồi.
Và
như thế tiếp tục. Bạn có thể tuân theo cùng algorithm này hàng chục lần, mỗi lần
dùng rau quả hơi khác, và do đó có được một món súp hơi khác. Nhưng còn algorithm
vẫn giữ nguyên.
Một
công thức tự nó không thể làm món súp. Bạn cần một người đọc công thức và tuân theo
một set gồm những bước đã quy định. Nhưng bạn có thể tạo dựng một bộ máy vốn hiện
thân của algorithm này và tự động làm theo nó. Sau đó, bạn chỉ cần cung cấp nước,
điện và rau quả cho máy – và tự nó sẽ làm món súp. Nhìn quanh chưa có nhiều máy
nấu súp, nhưng bạn có lẽ quen thuộc với những máy tự động bán nước giải khát.
Những máy như vậy thường có một khe để nhận tiền, thường là tiền kim loại như
tiền xu, một chỗ mở cho ra ly giấy hay nhựa, và những hàng nhiều nút bấm. Hàng
đầu tiên có những nút cho cà phê, trà và ca cao. Hàng thứ hai vẽ dấu: không đường,
một thìa đường, hai thìa đường. Hàng thứ ba vẽ dấu: sữa, sữa đậu nành, không có
sữa. Một người đến máy, gài một đồng tiền vào khe nhận tiền, và nhấn những nút
đánh dấu ‘trà’, ‘một đường’, và ‘sữa’. Máy bật vào hoạt động, theo một set
chính xác gồm những bước. Nó thả một túi trà vào cốc, rót nước sôi, thêm một
thìa đường và sữa, và ‘đii..i...ing!’ xong! Một tách trà ngon mắt hiện ra. Đây
là một algorithm. [28]
Trong hơn vài mười năm qua, những nhà sinh học đã đi đến kết luận chắc chắn rằng con
người bấm nút và uống trà đó cũng là một algorithm. Một algorithm rất phức tạp
hơn nhiều so với máy bán hàng tự động, không phải nghi ngờ gì, nhưng vẫn là một
algorithm. Những người là những algorithm không sản xuất những tách trà, nhưng những
bản sao của bản thân họ (giống như một máy bán hàng tự động, nếu bạn bấm đúng kết
hợp của những nút bấm, nó sản xuất một máy bán hàng tự động khác).
Những
algorithm điều khiển những máy bán hàng tự động làm việc qua những động cơ ăn
khớp nhau với những răng cưa và những mạch điện. Những algorithm điều khiển con
người làm việc qua những cảm giác, những cảm xúc và những suy nghĩ. Và cũng
đúng cùng một loại algorithm như thế điều khiển những những lợn, những con
baboon, những con rái cá và những con gà. Hãy xem xét, lấy thí dụ, bài toán sống
còn sau đây: một con baboon tinh mắt thấy được được vài nải chuối đang treo
trên cây, nhưng cũng để thấy một con sư tử đang rình rập gần đó. Con baboon có
nên liều mạng nó với những quả chuối này?
Điều
này giản lược thành một bài toán của tính toán những xác suất: xác suất con
baboon sẽ chết đói nếu nó không ăn những chuối, so với xác suất con sư tử sẽ vồ
được con baboon. Để giải quyết bài toán này, con baboon cần phải đưa vào sự
tính toán rất nhiều dữ liệu. Mình cách xa những quả chuối bao xa? Cách con sư tử
bao xa? Mình có thể chạy nhanh đến đâu? Sư tử có thể chạy nhanh đến đâu?? Con
sư tử thức hay ngủ? Có phải con sư tử xem có vẻ đói hay no? Nải chuối đó có bao
nhiêu quả? Quả lớn hay nhỏ? Còn xanh hay chín? Ngoài những dữ liệu ở bên ngoài
này, con baboon cũng phải xem xét thông tin về những điều kiện bên trong cơ thể
của nó. Nếu nó đang đói, có lý để liều tất cả cho những quả chuối, bất kể những
bất lợi. Ngược lại, nếu nó vừa mới ăn xong, và những quả chuối chỉ là thèm thuồng
tham lam, dại gì phải liều lình làm gì?
Để
cân nhắc và so đo tất cả những biến số và xác suất xuất, con baboon đòi hỏi những
algorithm phức tạp hơn nhiều so với của những máy bán hàng tự động. Phần thưởng
cho việc tính toán chính xác thì cũng lớn hơn tương ứng. Phần thưởng là sự sống
còn của chính con baboon. Một con baboon nhút nhát – một con có algorithm ước định
nguy hiểm thì cao – sẽ chết đói, và những gene định hình những algorithm nhút
nhát này sẽ cùng chết theo nó. Một con baboon khinh xuất – con có algorithm ước
định nguy hiểm thì thấp – sẽ trở thành mồi ngon cho con sư tử, và những gene liều
lĩnh của nó cũng sẽ thâát bài, không di truyền lại được cho thế hệ sau. Những
algorithm này đã liên tục trải qua sự kiểm soát phẩm chất của chọn lọc tự
nhiên. Chỉ những động vật nào tính toán chính xác đúng xác suất mới có con cái
truyền giống sau đó.
Tuy
nhiên, đây thì tất cả rất trừu tượng. Một con baboon tính toán những xác suất như
thế nào? Nó chắc chắn không lấy một cây bút chì vẫn gài trên tai xuống, vẽ những
đường biểu diễn toán học, hay dùng một notebook
từ túi đeo lưng, và bắt đầu tính toán với tốc độ và khả năng của một máy tính. Đúng
hơn, tất cả cơ thể của con baboon là cái máy tính. Trong thực tế, những gì
chúng ta gọi là những cảm giác và những cảm xúc là những algorithm. Con baboon cảm thấy đói, nó cảm thấy sợ hãi và run rẩy
khi nhìn thấy con sư tử, và nó cảm thấy
miệng nhỏ nước rãi khi nhìn thấy những quả chuối. Trong một thoáng, nó trải qua
một cơn bão của những cảm giác, những cảm xúc và những ham muốn, vốn chúng
không là gì nhưng chỉ là tiến trình của sự tính toán. Kết quả sẽ hiện ra như một
tình cảm: con baboon sẽ đột nhiên cảm thấy tinh thần của nó phấn chấn, lông dựng
đứng lên, bắp thịt săn cứng, ngực nở rộng, và nó sẽ hít một hơi thật sâu, và “Tới
đi! mình có có thể làm điều đó! xông đến nải chuối!” Tương tự, nó cũng có thể bị
sợ hãi đè bẹp, vai nó sẽ rũ xuống, dạ dày của nó thót lại, chân của nó nhũn ra,
và “Má ơi! Một con sư tử! Cứu con!” Đôi khi những xác suất cân bằng nhau, rất
khó quyết định. Điều này cũng sẽ tự thể hiện là một tình cảm. Con baboon sẽ cảm
thấy bối rối và không quyết đoán. “Đúng . . . Không đúng. . . Phải . . . Không phải.
. . Chết thật! Mình không biết phải làm gì!”
Để
truyền gene cho thế hệ sau, giải quyết những bài toán sống còn thì không đủ. Động
vật cũng cần phải giải quyết bài toán sinh sản nữa, và điều này phụ thuộc vào
tính toán những xác suất. Chọn lọc tự nhiên đã tiến hoá đam mê và ghê tởm như
những algorithm nhanh chóng để định giá những cơ may sinh sản. Xinh đẹp có nghĩa
“những cơ hội tốt để thành công trong việc có những con cái”. Khi một người nữ
nhìn thấy một người nam và nghĩ rằng, “Chà! Anh chàng đẹp trai trông thấy mê quá!”
Và khi một con công mái nhìn thấy một con công trống và nghĩ, “Chèng đéc ơi! Thiệc
là một cái đuôi!” Cả hai đều đang làm một gì đó tương tự như những máy bán hàng
tự động. Khi ánh sáng phản xạ từ thân thể của người nam đập vào võng mạc, những
algorithm cực kỳ uy lực mài dũa bởi hàng triệu năm của tiến hóa, trong vòng một
vài phần triệu của một giây, những algorithm chuyển đổi những tín hiệu hết sức nhỏ
trong hình dáng bên ngoài của người nam thành những xác suất về sinh sản, và đi
đến kết luận: “Trong tất cả khả năng có thể xảy ra, đây là một người nam rất khỏe
mạnh và ‘phì nhiêu’, với những gene tuyệt vời. Nếu tôi ăn nằm với anh ta, những
đứa con của tôi cũng có khả năng có sức khoẻ tốt và những gene tuyệt vời.” Dĩ
nhiên, kết luận này không được nêu ra thành những lời nói hoặc những con số,
nhưng trong mong muốn bừng cháy của thu hút dục tình. Những con công mái, và hầu
hết những phụ nữ, không làm những tính toán như vậy với bút và giấy. Họ chỉ cảm
nhận chúng.
Ngay
cả những người đoạt giải Nobel Kinh tế chỉ dùng bút, giấy và computer để làm một
phần rất nhỏ của những quyết định của họ; 99 phần trăm của những quyết định của
chúng ta – bao gồm những lựa chọn quan trọng nhất của cuộc đời, liên quan đến vợ
chồng, nghề nghiệp và môi trường sống – đều được những algorithm ở mức độ tinh
thuần cao nhất thực hiện, chúng ta gọi là những cảm giác, những cảm xúc và những
ham muốn.[29]
Vì
những algorithm này điều khiển đời sống của tất cả những động vật loài có vú và
loài chim (và có lẽ một số loài bò sát, và thậm chí cả cá), khi con người, baboon
và lợn cảm thấy sợ hãi, những tiến trình thần kinh tương tự diễn ra ở những
vùng não tương tự. Đó là lý do vì sao những con người kinh hãi, những baboon kinh
hãi, và những con lợn kinh hãi, đều có những kinh nghiệm tương tự [30]
Cũng
có những khác biệt nữa, dĩ nhiên. Những con lợn dường như không kinh nghiệm được
những cực đoan của thương xót và tàn ác vốn là đặc trưng Homo sapiens, chúng cũng không cảm giác được sự kỳ diệu tràn ngập một
người khi nhìn lên những vô hạn của một bầu trời đầy sao. Cũng có thể xảy ra là
có những thí dụ ngược lại, về những cảm xúc của những con lợn không quen thuộc
với con người, nhưng tôi không thể gọi tên được một bất kỳ nào, vì lý do hiển
nhiên. Tuy nhiên, một cảm xúc chính thì dường như được chia sẻ bởi tất cả những
động vật có vú: sự gắn bó mẹ-con. Thật vậy, nó mang lại cho động vật có vú tên gọi
của chúng. Từ “động vật có vú” (mammal) tiếng Anh, đến từ “mẹ” (mamma) tiếng Latin,
[31]
có nghĩa là vú. Những động vật mẹ thuộc loài có vú thú yêu con cái của họ rất
nhiều khiến họ cho phép chúng bú sữa từ cơ thể của họ. Những động vật con thuộc
loài có vú thú, về phía chúng, chúng cảm thấy tràn ngập một mong muốn để gắn bó
với những mẹ của chúng, và ở gần họ. Trong tự nhiên, những lợn con, bê và chó
con mà không gắn bó với những mẹ của chúng hiếm khi sống được lâu dài. Cho đến
gần đây, điều đó cũng đúng với cả con người nữa. Ngược lại, một con lợn nái, bò
hay chó cái, do một vài đột biến hiếm gặp, đã không quan tâm đến những con trẻ
của mình, có thể sống một đời lâu dài và thoải mái, nhưng những gene của nó sẽ
không truyền lại những thế hệ tiếp theo. Cùng một lôgích này thì cũng đúng giữa
những loài hươu cao cổ, dơi, cá voi và nhím. Chúng ta có thể tranh luận về những
cảm xúc khác, nhưng vì những trẻ con của loài có vú không thể tồn tại mà không có
chăm sóc của mẹ chúng, điều là hiển nhiên rằng lòng yêu con của mẹ và một gắn
bó mẹ-con mạnh mẽ, là đặc trưng cho tất cả những loài động vật có vú. [32]
Một
con công và một người đàn ông. Khi bạn nhìn vào những hình ảnh này, số liệu về
tỉ lệ, màu sắc và kích thước, tất cả được đưa vào một chuỗi những hoạt động của
những algorithm sinh hóa của bạn, khiến bạn cảm thấy thu hút, hoặc đẩy lùi, hoặc
thờ ơ.
Phải
mất nhiều năm những nhà khoa học mới nhận ra điều này. Đã không lâu trước đây,
những nhà tâm lý học nghi ngờ sự quan trọng của sự gắn bó tình cảm giữa cha mẹ
và con cái, ngay cả với con người. Trong nửa đầu của thế kỷ XX, và bất chấp những
ảnh hưởng của những lý thuyết của Freud, trường phái tâm lý học tâm lý học hành
vi ưu thắng đã cho rằng sự quan hệ giữa cha mẹ và trẻ em đã được hình thành bởi
sự đáp ứng qua lại về vật chất; rằng trẻ em chủ yếu cần thức ăn, chỗ ở và chăm
sóc sức khỏe; và rằng trẻ em gắn bó với cha mẹ của chúng chỉ đơn giản vì những
người này cung cấp những nhu cầu này về vật chất. Những đứa trẻ đòi nồng nàn,
ôm ấp, và hôn hít, được cho là “hoá hư vì quá nuông”. Những nhà chuyên môn chăm
sóc trẻ đã báo trước rằng những trẻ em được cha mẹ chúng ôm và hôn nhiều, lớn
lên sẽ thành những người trưởng thành nhưng luôn cảm thấy thiếu thốn, chỉ biết
mình, và phân vân, không tự tin. [33]
John
Watson, một nhà tâm lý hàng đầu về chăm sóc trẻ con trong những năm 1920,
nghiêm khắc khuyên những bậc làm cha mẹ, “Đừng bao giờ ôm và hôn trẻ em [của bạn],
đừng bao giờ để chúng ngồi vào lòng bạn. Nếu bạn buộc phải làm thế, hôn chúng
trên trán một lần buổi tối khi chúng chào đi ngủ. Bắt tay chúng buổi sáng” [34]
Tạp chí phổ thông Chăm sóc Trẻ Sơ sinh (Infant Care) đã giải thích rằng sự bí mật
trong việc dưỡng dục con cái là duy trì kỷ luật và cung cấp những nhu cầu vật
chất cho trẻ em theo một lịch trình nghiêm ngặt hàng ngày. Một bài báo năm 1929
đã hướng dẫn những cha mẹ rằng nếu một trẻ sơ sinh khóc đòi ăn trước giờ cho ăn
bình thường, “Đừng ôm nó, cũng đừng dỗ nó thôi khóc, và đừng cho nó bú cho đến đúng
giờ cho bú sắp đến. Sẽ không làm tổn thương đứa bé, Ngay cả những em bé nhỏ
xíu, để la khóc.”[35]
Chỉ
trong những năm 1950 và 1960, mới ngày càng tăng có những nhà chuyên môn đã đồng
thuận từ bỏ những lý thuyết nghiêm ngặt này của tâm lý học hành vi, và thừa nhận
sự quan trọng trung tâm của những nhu cầu tình cảm. Trong một loạt những thí
nghiệm nổi tiếng (và kinh hoảng ác độc), nhà tâm lý học Harry Harlow đã tách những
con khỉ sơ sinh khỏi những mẹ chúng, ngay sau khi sinh, và nhốt chúng cô lập trong
những lồng nhỏ. Khi đưa ra một lựa chọn giữa một khỉ mẹ giả bằng kim loại, có gắn
một bình sữa, và một khỉ mẹ giả chỉ được bọc vải mềm, không bình sữa, những con
khỉ bé con đã bám vào khỉ mẹ giả trơ trụi nhưng bọc vải mềm , với chúng đó là tất
cả những gì đáng giá..
Những
con khỉ bé con này đã biết những gì mà John Watson và những nhà chuyên môn của
tạp chí Chăm sóc Trẻ Sơ sinh đã không nhận ra: những động vật có vú không thể sống
chỉ bằng thức ăn. Chúng cũng cần những gắn bó tình cảm nữa. Hàng triệu năm tiến
hóa đã program [36]
trước cho những con khỉ với một mong muốn hết sức mạnh mẽ với sự gắn bó cảm
xúc. Tiến hóa cũng đã ghi khắc trong chúng với giả định rằng những gắn bó tình
cảm có nhiều xác xuất xảy ra sẽ được hình thành với những gì có lông ấm mềm hơn
là với những đối tượng khô cứng và kim loại. (Đây cũng là tại sao những trẻ nhỏ
của giống người thì có rất nhiều xác xuất trở nên gắn bó với những con búp bê,
chăn mền, và những mảnh vải có mùi hơn là với những muỗng nĩa ăn, những khối đá
hoặc khối gỗ.) Nhu cầu với gắn bó tình cảm thì mạnh mẽ đến nỗi rằng những con
khỉ bé con của Harlow đã bỏ khỉ giả kim loại có bình sữa bú, và quay chú ý sang
đối tượng duy nhất xem dường có khả năng đấp ứng nhu cầu đó. Than ôi, khỉ mẹ bọc
vải, không bao giờ đáp ứng được tình cảm của chúng, do đó những con khỉ con đã chịu
đau khổ vì những vấn đề tâm lý và xã hội nghiêm trọng, và chúng lớn lên trở
thành những con khỉ loạn thần kinh và phi xã hội.
Ngày
nay chúng ta nhìn lại không hiểu được những khuyên bảo về nuôi dạy con ở đầu thế
kỷ XX. Làm thế nào những nhà chuyên môn lại có thể không thấu hiểu rằng trẻ em
có những nhu cầu tình cảm, và rằng sức khỏe tâm thần và thể chất của chúng phụ
thuộc nhiều vào việc cung cấp những nhu cầu nói trên, cũng như những nhu cầu thức
ăn, chỗ ở và thuốc men? Đã thế, nhưng khi nói đến những động vật loài có vú
khác, chúng ta tiếp tục phủ nhận sự hiển nhiên. Giống như John Watson và những
nhà chuyên môn của tạp chí Chăm sóc Trẻ sơ sinh, những nông dân trong suốt lịch
sử đã chăm sóc những nhu cầu vật chất của những lợn con, bê và dê con, nhưng đã
có khuynh hướng bỏ qua những nhu cầu tình cảm của chúng. Như vậy cả những ngành
công nghiệp về thịt và sữa đều cơ bản phá vỡ sự liên kết gắn bó cảm xúc cơ bản
nhất trong vương quốc của những động vật loài có vú. Nông dân đã cho những lợn
nái và những bò sữa tiếp tục sinh con lần này sang lần khác. Thế nhưng những lợn
con và bê con một. Tuy nhiên, heo con và bê được tách ra khỏi mẹ ngay sau khi
sinh, và trọn ngày của chúng thường không bao giờ được bú núm vú mẹ, hoặc được cảm
nhận sự ấm áp của lưỡi và cơ thể của mẹ. Những gì Harry Harlow đã làm cho một
vài trăm con khỉ, những ngành công nghiệp thịt và sữa đang làm cho hàng tỉ con
vật mỗi năm. [37]
Thoả ước Canh nông
Những
nông dân đã biện minh thế nào cho hành vi của họ? Trong khi những người săn bắn
hái lượm đã hiếm khi ý thức được về thiệt hại họ đã gây ra cho hệ sinh thái, những
nông dân đã hiểu rất rõ những gì họ đang làm. Họ đã biết họ đang bóc lột những động
vật được họ chăn nuôi và đang nô dịch chúng cho những ham muốn và ý tưởng bất thường
của con người. Họ đã biện minh những hành động của họ nhân danh những tôn giáo tin-có-gót mới, vốn đã mọc lên như nấm,
và lan tràn trong sự trỗi dậy của Cách mạng Nông nghiệp. Những tôn giáo tin-có-gót
chủ trương vũ trụ được cai quản bởi một nhóm gồm những gót vĩ đại – hay có lẽ bởi
chỉ một Gót duy nhất, với chữ ‘G’ viết hoa. Chúng ta bình thường không liên kết
ý tưởng này với canh nông, nhưng ít nhất là trong những khởi đầu của những tôn
giáo tin có gót đã là một chương trình đảm nhận cam kết về canh nông. Gót học,
thần thoại và nghi lễ phụng vụ của những tôn giáo như đạo Juda, đạo Hindu và đạo
Kitô lúc đầu đã xoay quanh quan hệ giữa con người, những thực vật trồng và những
động vật nuôi trong trang trại. [38]
Sách
Thánh đạo Juda, chẳng hạn, đặc biệt phục vụ cho những nông dân và những người
chăn cừu. Hầu hết những điều răn dạy của nó đối ứng với chăn nuôi trồng trọt và
đời sống làng quê, và những ngày lễ lớn của nó là những lễ hội thu hoạch vụ mùa.
Ngày nay người ta tưởng tượng ngôi đền cổ ở Jerusalem như một loại synagogue lớn,
nơi những thày tư tế mặc áo trắng tinh như tuyết, chào đón những người hành
hương mộ đạo, những ca đoàn hát những thánh vịnh du dương, và hương cúng bốc thơm
không khí. Trong thực tế, nó trông giống như một pha trộn giữa một lò mổ thú vật
và lò nướng thịt ngoài trời nhiều hơn một synagogue thời nay. Những người hành
hương đã không đến tay không. Họ mang theo với họ một dòng chảy không ngừng gồm
những cừu, dê, gà, và những con vật khác, đem hiến sinh ở bàn thờ gót, và sau
đó nấu chín và ăn. Khó có thể nghe được những bài hát ca ngợi thánh ca đang
đang hát, vì tiếng hát đã chìm lẫn dưới những tiếng gào rống và kêu la be be rất
lớn của những con bê và cừu non. Những thày tu tế trong quần áo dính đầy máu, cắt
cổ họng những con vật, thu thập máu tuôn vào những lọ, và làm sánh đổ nó trên
bàn thờ. Mùi hương cúng lẫn với mùi của máu đông và thịt nướng, trong khi khắp
nơi những bầy ruồi đen vo ve tứ tung (xem, lấy thí dụ, Number 28, Deuteronomy
12, và 1 Samuel 2) [39].
Một gia đình người Jew ngày nay, ăn mừng một ngày nghỉ lễ bằng một bữa thịt nướng
trên sân cỏ trước nhà họ thì gần gũi với tinh thần của những thời Sách Thánh, nhiều
hơn là một gia đình phái chính thống dành thì giờ vào nghiên cứu những sách thánh
trong một synagogue.
Những
tôn giáo tin có gót, chẳng hạn như đạo
Juda thời sách thánh [40],
minh chứng nền kinh tế nông nghiệp qua những huyền thoại mới về vũ trụ. Những
tín ngưỡng theo thuyết mọi vật có hồn
trước đó đã mô tả vũ trụ như là một vở Hí khúc Tàu lớn, với một dàn vô hạn những
vai trò gồm những diễn viên đầy màu sắc. Voi và cây sồi, cá sấu và sông, núi và
ếch, hồn ma và thần tiên, thiên thần và quỷ tinh – mỗi đối tượng đều có một vai
trò trong vở opera vũ trụ. Những tôn
giáo tin có gót viết lại kịch bản, xoay vũ trụ thành một vở kịch Ibsen ảm đạm với
chỉ hai nhân vật chính: người và Gót. [41]
Những thiên thần và quỷ tinh, cách nào đó đã sống sót sau chuyển đổi, trở thành
những sứ giả và những kẻ giúp việc của những gót vĩ đại. Tuy nhiên, phần những
diễn viên còn lại theo tín ngưỡng mọi vật có hồn – tất cả những loài động vật,
thực vật và những hiện tượng thiên nhiên khác – đã được chuyển dạng vào thành
trang trí im lặng. Đúng vậy, một số động vật đã được coi là thiêng liêng với
gót này, thần kia, và nhiều vị gót đã có hình dạng động vật: gót Egypt Anubis
có đầu của một con chó rừng, và ngay cả ‘gót con’ Jesus đã thường được mô tả
như một con cừu non. Tuy nhiên, người Egypt thời cổ có thể dễ dàng cho biết sự
khác biệt giữa gót Anubis và con chó rừng thường lẻn vào làng để bắt gà, và
không có người mổ thịt theo đạo Kitô nào lại bao giờ nhầm con cừu non dưới lưỡi
dao của mình với Jesus.
Chúng
ta thường nghĩ rằng những tôn giáo tin có gót đặt những gót vĩ đại riêng ra, vào
những vị trí đặc biệt. Chúng ta có khuynh hướng quên rằng họ cũng đặt con người
vào vị trí đặc biệt nữa. Từ trước cho đến khi ấy, Homo sapiens đã là chỉ một diễn viên trong một dàn đóng vai diễn
viên gồm hàng ngàn. Trong vở kịch mới của tôn giáo tin có gót, Sapiens đã trở thành người anh hùng
trung tâm với tất cả vũ trụ xoay quanh nó.
Những
vị gót, trong khi đó, đã được đưa cho hai vai trò liên quan để đóng. Thứ nhất,
họ đã giải thích những gì là đặc biệt về Sapiens
và tại sao con người nên thống trị và bóc lột tất cả những sinh vật khác. Đạo
Kitô, lấy thí dụ, chủ trương rằng con người giữ thẩm quyền lớn hơn phần còn lại
của sự sáng tạo, vì đấng Sáng Tạo giao cho họ thẩm quyền đó. Thêm nữa, theo như
đạo Kitô, chỉ riêng con người Gót mới cho có một bản ngã vĩnh cửu, vẫn được những
tín đồ, tin là thiêng liêng, nên gọi là ‘linh hồn’. Vì số phận của linh hồn
vĩnh cửu này là điểm trọng yếu của toàn bộ vũ trụ quan Kitô, và vì những động vật
không có linh hồn, chúng chỉ là những thừa thãi. Con người như thế đã trở thành
đỉnh cao của sự sáng tạo, trong khi tất cả những sinh vật khác đã bị đẩy sang
bên lề của không quan trọng.
Thứ
hai, những gót đã làm trung gian giữa con người và hệ sinh thái. Trong vũ trụ của
mọi vật có hồn, tất cả mọi người đã nói chuyện trực tiếp với tất cả mọi người.
Nếu bạn cần một gì đó từ con caribu, cây sung, những đám mây, hay những tảng
đá, đích thân bạn nói chuyện với chúng. Trong vũ trụ của tôn giáo tin có gót, tất
cả những thực thể không-người đã đều câm lặng. Do đó, bạn không còn có thể nói
chuyện với cây cối và thú vật. Phải làm gì, khi đó, nếu bạn muốn cây cho nhiều
trái hơn, bò cho nhiều sữa hơn, mây mang đến nhiều mưa hơn, và loài châu chấu đừng
bén mảng đến vườn cây đồng lúa bạn đang trồng? Đó là chỗ những gót đã bước vào
bức tranh. Họ hứa hẹn sẽ cấp cho mưa, ban cho phì nhiêu sinh sản, và bảo đảm những
hoa màu, với điều kiện con người phải làm một gì đó đáp trả. Đây là yếu tính của
thoả ước canh nông. Những gót đã bảo đảm cho sự an toàn và gia tăng sản xuất
nông nghiệp, và để đổi lại, con người đã phải chia những sản phẩm với những
gót. Thỏa thuận này đã phục vụ cả hai bên, với tai hại cho phần còn lại của hệ
sinh thái.
Ngày
nay ở Nepal, những tín đồ của gót nữ Gadhimai ăn mừng lễ hội tôn vinh bà, mỗi 5
năm một lần, trong làng Bariyapur. Một kỷ lục đã thiết lập vào năm 2009, khi
250.000 con vật được đem giết cúng cho gót bà. Một tài xế địa phương giải thích
cho một nhà báo Anh đến thăm rằng: “Nếu chúng tôi muốn bất cứ gì, và chúng tôi
đến đây với một lễ cúng dâng lên gót bà, trong vòng năm năm, tất cả những mơ ước
của chúng tôi đều sẽ thành toại nguyện. [42]
Phần
nhiều thần thoại của những tôn giáo tin có gót giải thích những chi tiết tế nhị
của thỏa ước này. Sử thi vùng Méopotamia, Gilgamesh kể lại rằng khi những gót
đã giáng một trận lũ lụt thật lớn xuống, để tiêu diệt thế giới, hầu như tất cả người
và thú đều chết sạch. Chỉ khi đó, những gót hấp tấp nóng nảy mới đã nhận ra rằng
không ai còn lại nữa để làm bất kỳ cúng tế, hiến sinh nào cho họ. Họ đã trở nên
cuồng vì đói và kiệt lả. May mắn, loài người còn sống sót được một gia đình, nhờ
vào tài nhìn xa trông rộng của gót Enki, là gót đã dạy Utnapishtim, người tín đồ
tận tuỵ trung thành của ông, tìm trú ẩn trong một hòm gỗ lớn, cùng những người
thân và một đám thú vật của mình. Khi lũ lụt đã lắng, và ‘Noah’ của Méopotamia
này bước từ hòm gỗ của mình lên bờ, điều đầu tiên ông đã làm là giết và dâng
cúng một số thú vật cho những gót. Sau đó, sử thi kể tiếp, tất cả những gót lớn
đều lao đến chỗ này: “Những gót ngửi mùi thơm / những gót ngửi mùi ngon lành /
những gót đã chen chúc như bầy ruồi quanh đồ dâng cúng.”[43]
Truyện kể của sách thánh Kitô về trận lũ lụt lớn (viết hơn 1.000 năm sau phiên
bản của Méopotamia) cũng kể lại rằng ngay sau khi rời thuyền gỗ, “Noah xây một
bàn thờ Gót, bắt một vài con thú sạch sẽ và chim sạch sẽ, và ông đã đốt những
con vật đó trên bàn thờ để dâng cúng [44]. Gót đã ngửi thấy mùi thơm dễ chịu và
nói trong lòng rằng: Vì loài người, ta sẽ không bao giờ rủa sả mặt đất nữa”. (Genesis 8: 20-1). [45]
Truyện kể lũ lụt toàn thế giới này đã trở thành một huyền thoại sáng lập của thế
giới nông nghiệp. Dĩ nhiên, có thể đem xoắn nó vặn ra một ý nghĩa về ý thức bảo
vệ môi trường thời nay. Truyện kể lũ lụt lớn có thể dạy chúng ta biết rằng những
hành động của chúng ta có thể làm hư hại toàn bộ hệ sinh thái, và con người đã được
gót trao trách nhiệm bảo vệ phần còn lại của sáng tạo. Tuy nhiên, cách giải
thích truyền thống thấy chuyện lũ lụt toàn thế giới như là bằng chứng về sự tối
thượng của con người và những con vật. không có giá trị gì cả. Theo những giải
thích này, Noah đã được dạy bảo để cứu toàn bộ hệ sinh thái ngõ hầu bảo vệ những
lợi ích chung của những gót và con người, chứ không phải những lợi ích của những
con vật. Những sinh vật không phải là con người đều không có giá trị nội tại,
và chúng có đấy chỉ vì lợi ích của chúng ta.
Quan
trọng hơn cả, khi “Gót thấy loài người đã trở nên tàn ác kinh khủng đến thế
nào” Ông đã giải quyết bằng “quét sạch khỏi mặt đất loài người ta đã tạo ra –
và cùng với chúng, những con vật, những loài chim, và những sinh vật di chuyển
trên nền đất – vì ta tiếc rằng ta đã tạo ra chúng “ (Genesis 6: 7). Sách Thánh
Kitô nghĩ rằng đó là hoàn toàn đúng phải, để tiêu diệt tất cả những loài động vật,
như trừng phạt cho những tội ác của Homo
sapiens, như thể sự tồn tại của những con hươu cao cổ, bồ nông và bọ rùa, đều
đã bị mất tất cả cứu cánh nếu con người ăn ở lầm lỗi. Sách Thánh Kitô không thể
tưởng tượng một kịch bản trong đó Gót ăn năn sau khi đã sáng tạo Homo sapiens, lau sạch giống ape tội lỗi
này khỏi mặt trái đất, và sau đó dành thời gian vĩnh cửu để vui với những ‘trò
khỉ’ ngộ nghĩnh buồn cười của những con đà điểu, kangaru và gấu panda.
Những
tôn giáo tin có gót dẫu sao đi nữa cũng vẫn có những tin tưởng thân thiện với
thú vật nào đó nhất định. Những gót đã cho con người uy quyền trong thế giới động
vật, nhưng uy quyền này đi kèm với nó một số trách nhiệm. Lấy thí dụ, người Jew
được răn dạy để cho phép thú vật nuôi trong trang trại được nghỉ vào ngày Sabát,
và bất cứ khi nào có thể, để tránh gây đau khổ không cần thiết cho chúng. (Mặc
dù bất cứ khi nào quyền lợi va chạm, quyền lợi của con người vẫn luôn luôn thắng
của tất cả những con vật).[46]
Một truyện kể trong điển luật Talmud kể lại chuyện xảy ra trên đường đến lò mổ,
như thế nào một con bê đã trốn thoát và tìm cách tránh nạn với Rabbi Yehuda
HaNasi, một trong những người sáng lập đạo Juda Truyền thống Rabbi [47].
Con bê giấu đầu nó dưới áo choàng dài lụng thụng của rabbi và bắt đầu khóc. Thế
nhưng, rabbi đẩy con bê đi, nói,”Đi đi, mày được tạo ra cho chính mục đích này”.
Vì rabbi đã cho thấy không có lòng thương xót, Gót đã trừng phạt ông, và ông phải
chịu một chứng bệnh đau đớn trong mười ba năm. Sau đó, một ngày, một người đầy
tớ dọn dẹp nhà cửa cho rabbi, gặp một số chuột con mới đẻ và đã bắt đầu quét tống
chúng ra. Rabbi Yehuda vội chạy đến cứu những sinh vật bất lực, bảo người đầy tớ
để mặc cho chúng được yên, vì “Gót thì tốt lành với tất cả, và có lòng thương
xót với tất cả những gì ngài đã tạo nên” (Psalms 145: 9). Vì rabbi đã tỏ lòng
thương xót với những con chuột này, Gót đã tỏ lòng thương xót với rabbi, và rabbi
đã khỏi bệnh mình [48]
Những
tôn giáo khác, đặc biệt là đạo Jain, đạo Phật và đạo Hindu, đều đã chứng tỏ sự cảm
thông lại còn lớn hơn với những động vật. Họ nhấn mạnh vào sự kết nối giữa con
người và phần còn lại của hệ sinh thái, và điều răn đạo đức nổi bật quan trọng
nhất của họ đã là hãy tránh giết hại bất cứ gì có sự sống. Trong khi đó, lởi
răn trong sách trong sách Thánh đạo Kitô
“Ngươi sẽ không giết hại” chỉ che chở cho con người, nguyên tắc ahimsa (không bạo động) của cổ India kéo
dài đến mọi sinh vật biết đau đớn. Những thày tu đạo Jain đặc biệt cẩn trọng
trong vấn đề này. Họ luôn luôn che miệng với một miếng vải trắng, vì sợ rằng họ
thở vào có lẫn một côn trùng nào chăng, và bất cứ khi nào đi đâu, họ đều mang
theo một cái chổi, để quét nhẹ trên lối đi hầu có bất kỳ con sâu cái kiến nào
cũng đều biết tránh được bước chân vô tình của họ [49]
Tuy
nhiên, tất cả những tôn giáo nông nghiệp – gồm cả đạo Jaina, đạo Phật và đạo
Hindu – đều đã tìm cách để biện minh cho sự ưu thắng của con người và sự bóc lột
những loài động vật (nếu không phải để lấy thịt, thì sau đó lấy sữa, và khai
thác sức mạnh bắp thịt). Tất cả họ đều cho rằng một hệ thống phân chia đẳng cấp
tự nhiên giữa những sinh vật đã cho con người quyền điều khiển và sử dụng những
loài động vật khác, miễn là con người tuân theo một số giới hạn nhất định. Đạo
Hindu, lấy thí dụ, đã thánh hóa con bò và cấm ăn thịt bò, nhưng cũng đã cung cấp
sự biện minh tối hậu cho ngành công nghiệp sữa, tuyên cáo rằng loài bò là những
sinh vật hào phóng, và tích cực trông mong chia sẻ sữa của chúng với loài người.
Con
người như thế, đã cam kết chính họ với một “thỏa ước nông nghiệp”. Theo thỏa ước
này, những năng lực vũ trụ đã cho con người được chỉ huy những động vật khác, với
điều kiện là con người hoàn thành những nghĩa vụ nhất định đối với những gót, đối
với thiên nhiên và đối với bản thân những loài động vật. Đã là dễ dàng để tin
vào sự hiện hữu của một thoả ước vũ trụ như vậy, vì nó phản ánh thông lệ hàng
ngày của đời sống nông nghiệp.
Những
người săn bắn hái lượm đã không nhìn thấy bản thân họ như những sinh vật thượng
đẳng, vì họ ít khi nhận thức được tác động của họ vào hệ sinh thái. Một bầy người
điển hình cộng được vài tá, nó có hàng
ngàn con thú hoang vây quanh, và sự sống còn của nó phụ thuộc vào sự hiểu biết
và tôn trọng những mong muốn của những con vật này. Những người kiếm ăn đã phải
liên tục tự hỏi con nai mơ những gì, và con sư tử nghĩ gì. Nếu không, họ không
thể đi săn nai, cũng không thoát khỏi những con sư tử.
Những
người nông dân, ngược lại, sống trong một thế giới được những giấc mơ và suy
nghĩ của con người kiểm soát và thành hình. Con người vẫn còn tùy thuộc vào lực
lượng tự nhiên đáng sợ như bão và động đất, nhưng họ ít phụ thuộc hơn nhiều vào
những mong muốn của những động vật khác. Một đứa bé sống đời nông dân, sớm học đánh
xe ngựa, buộc dây xỏ mũi một con bò, quất roi đánh con lừa bướng bỉnh, và dẫn
những con cừu ra đồng cỏ. Thật dễ dàng và cuốn hút để tin rằng những hoạt động
hàng ngày như thế phản ảnh, hoặc trật tự tự nhiên của những sự vật, hoặc ý muốn
từ trên cao.
Không
phải ngẫu nhiên mà những người Nayaka ở miền nam India đối xử với những con
voi, rắn và cây rừng như những hữu thể bình đẳng với con người, nhưng họ có một
cái nhìn rất khác về những thực vật và động vật đã thuần hóa. Trong ngôn ngữ
Nayaka, một hữu thể sống có một cá tính độc đáo được gọi là mansan. Khi nhà nhân chủng học Danny
Naveh thăm dò, họ giải thích rằng tất cả những con voi có mansan. “Chúng ta sống trong rừng, chúng sống trong rừng. Chúng ta
tất cả có mansan. . . Những con gấu,
nai và hổ, cũng vậy. Tất cả những loài động vật sống trong rừng. Thế còn những con bò thì sao? Những con bì
thì khác. Bạn có để dẫn chúng đi khắp nơi. “Và còn những con gà? “Chúng không
là gì cả. Chúng không là mansan. “Và còn
những cây rừng? “Có – chúng sống một thời gian thật lâu dài như vậy. “Và bụi
cây trà? “Ồ, những cây này tôi trồng nên tôi có thể bán những lá trà và mua những
gì tôi cần từ cửa hàng (tạp hoá). Không, chúng không là những mansan.” [50]
Chúng
ta cũng đừng nên quên cách thức chính con người đã đối xử với nhau như thế nào trong
hầu hết những xã hội nông nghiệp. Ở Israel thời sách thánh, hoặc nước Tàu trung
cổ, đã là thông thường để dùng roi quất, gậy đánh con người, bắt con người làm nô
lệ, tra tấn và xử tử con người. Con người đã đơn thuần chỉ được coi như là tài
sản. Những nhà cai trị đã không hề mơ tưởng đến hỏi han những ý kiến của những
nông dân, và cũng rất ít quan tâm đến những nhu cầu của họ. Những cha mẹ đã thường
bán con của họ vào làm nô lệ, hoặc ép gả chúng cho người trả giá cao nhất.
Trong những điều kiện như vậy, gạt bỏ những cảm xúc của những con bò và những
con gà đã không gì là đáng ngạc nhiên.
Năm Trăm năm trong Cô đơn
Sự nổi lên của khoa học và kỹ nghệ thời mới hiện nay đã mang tới cuộc cách mạng kế tiếp trong những quan hệ giữa loài người-loài vật. Trong thời Cách mạng Nông nghiệp loài người đã im lặng những loài động vật và thực vật, và chuyển màn kịch opera lớn của tin tưởng mọi vật có hồn vào thành một đối thoại giữa chỉ con người và những vị gót. Trong thời Cách mạng Khoa học, loài người cũng đã im lặng nốt những gót. Thế giới bây giờ đã là một màn trình diễn của chỉ một nhân vật. Loài người đứng một mình trên sân khấu trống trơn, nói chuyện với chính nó, không đàm phán với ai cả, và có được những quyền năng rất lớn mà không có bất kỳ bổn phận nào. Sau khi hiểu được những định luật im lặng của vật lý, hóa học và sinh học, con người bây giờ làm với họ những gì hoàn toàn tuỳ ý thích.
Khi một người thợ săn thời cổ đi ra ngoài đồng hoang, ông ta đã yêu cầu sự giúp đỡ của con bò rừng, và con bò đã đòi một gì đó của người thợ săn. Khi một người nông dân cổ xưa muốn những con bò của mình sản xuất thật nhiều sữa, ông đã yêy cầu một vài gót lớn trên trời cao giúp đỡ, và gót quy định những điều kiện của mình. Khi những nhân viên mặc áo khoác trắng trong Phòng Nghiên cứu và Phát triển của công ty Nestlé muốn tăng sản lượng sữa, họ nghiên cứu di truyền học – và những gene di truyền không đòi bất cứ gì để đổi lại.
Nhưng cũng giống đúng như những người thợ săn và những nông dân đã có những huyền thoại của họ, những người trong phòng Nghiên cứu và Phát triển cũng thế. Huyền thoại nổi tiếng nhất của họ sao chép không biết thẹn truyền thuyết về “Cây Hiểu biết” và vườn Eden, nhưng chuyên chở hành động đến vườn của thái ấp Woolsthorpe ở huyện Lincolnshire. Theo huyền thoại này, Isaac Newton đang ngồi dưới gốc một cây táo khi một quả táo chín đã rơi xuống đầu ông. Newton đã bắt đầu tự hỏi tại sao quả táo rơi thẳng xuống, chứ không lệch qua bên, hay ngược trở lên. Điều tra của ông đã dẫn ông đến tìm ra lực hấp dẫn và những định luật của cơ học Newton.
Câu chuyện của Newton dựng ngược huyền thoại Cây Hiểu biết trên đầu nó. Trong vườn Eden con rắn bắt đầu vở kịch, bằng cách cám dỗ con người với tội lỗi, như thế đem thịnh nộ của Gót trút xuống đầu họ. Adam và Eve đều là một thứ đồ chơi cho cả con rắn và Gót như nhau. Ngược lại, trong vườn Woolsthorpe con người là tác nhân duy nhất. Mặc dù chính Newton là người Kitô thuần thành, một người đã dành thời gian nghiền ngẫm Sách Thánh Kitô nhiều hơn nghiên cứu những định luật của vật lý, cuộc Cách mạng Khoa học ông đã giúp khởi động đã đẩy Gót ra ngoài lề. Khi những người tiếp nối Newton đã viết huyền thoại sáng thế của họ, họ đã không dùng gì đến Gót hay con rắn. Vườn Woolsthorpe được điều hành bởi những định luật mù loà của Thiên nhiên, và những sáng kiến để giải bí mật những định luật này thì hoàn toàn chỉ do con người. Những truyện kể có thể bắt đầu với một quả táo rơi trúng đầu Newton, nhưng cây táo đã không làm điều đó với mục đích nào cả.
Trong huyền thoại vườn Eden, con người đã bị trừng phạt vì sự tò mò của họ, và vì mong muốn của họ để đạt được hiểu biết. Gót trục xuất họ khỏi Thiên đường. Trong huyền thoại vườn Woolsthorpe, không ai trừng phạt Newton – chỉ điều ngược lại. Nhờ vào óc tò mò của ông, loài người đạt được một sự hiểu biết hay hơn về vũ trụ, trở nên mạnh mẽ hơn, và bước thêm một bước hướng tới Thiên đường Kỹ nghệ. Không thể đếm được con số những nhà giáo trên khắp thế giới kể lại huyền thoại Newton để khuyến khích óc tò mò, ngụ ý rằng chỉ cần nếu chúng ta đạt đủ hiểu biết, chúng ta có thể tạo ra thiên đường ở đây, trên mặt đất.
Trong thực tế, Gót thì có mặt ngay cả trong huyền thoại của Newton: Newton tự mình là Gót. Khi công nghệ sinh học, công nghệ nano và những trái cây khác của khoa học chín mùi, Homo sapiens sẽ đạt được năng lực thần thông, và đi trọn vòng trở về lại Cây Hiểu biết của sách thánh. Những người săn bắn hái lượm thời cổ đã chỉ là một loài động vật khác. Những nông dân đã thấy chính họ như đỉnh cao của sáng tạo. Những nhà khoa học sẽ ‘nâng cấp’ chúng ta vào thành những gót.
Trong khi chủ nghĩa tin có gót biện minh cho nông nghiệp truyền thống nhân danh Gót, chủ nghĩa nhân bản đã biện minh cho công nghiệp trồng trọt chăn nuôi ngày nay nhân danh Người. Công nghiệp trồng trọt chăn nuôi thánh hóa những nhu cầu, những ý tưởng ngẫu hứng và những mong muốn của con người, trong khi bỏ qua tất cả mọi sự vật việc khác. Công nghiệp trồng trọt chăn nuôi không quan tâm thực sự với những động vật, vốn không có phẩm tính thiêng liêng như của bản chất con người. Và nó không dùng được vào việc gì cho những gót, vì khoa học và kỹ thuật ngày nay đem cho con người những quyền năng vốn vượt xa của những vị gót thời cổ. Khoa học đem cho những công ty ngày nay khả năng để đặt những con bò, lợn, gà dưới kiểm soát của những điều kiện khắc nghiệt hơn so với của những gì đã thịnh hành trong những xã hội nông nghiệp truyền thống.
Ở Egypt thời cổ, trong đế quốc Rome, hoặc trong nước Tàu trung cổ, người ta chỉ có một sự hiểu biết thô sơ về sinh hóa học, di truyền học, động vật học và dịch tễ học. Do đó, những khả năng vận động thao túng của họ đã bị giới hạn. Trong những ngày đó, những lợn, bò, gà đi đứng chạy nhảy tự do giữa những nhà con người, và tìm kiếm những kho báu thức còn ăn được trong những đống rác và những khu rừng gần đó. Nếu một nông dân tham lam đã cố gắng để nhốt chung hàng ngàn những con vật trong một chuồng đông đúc, một bệnh dịch gây chết có lẽ sẽ là hậu quả, tiêu sạch tất cả những con vật cũng như nhiều dân làng. Không có nhà chăn chiên, thày pháp, hay gót nào đã ngăn tránh được nó.
Nhưng một khi khoa học ngày nay đã mở ra được những bí mật của những bệnh dịch truyền nhiễm, những pathogens, và những chất kháng sinh, những chuồng nuôi công nghệ cho những lợn, bò, gà trở thành tất cả có thể làm được. Với trợ giúp của những vắcxin, thuốc chữa bệnh gia súc, những hormone, thuốc trừ sâu, hệ thống điều hòa không khí và những máy cho ăn tự động, bây giờ có thể nhét hàng chục nghìn con lợn, bò, hay gà vào những hàng gọn gàng của những lồng, cũi chật cứng, và sản xuất thịt, sữa và trứng với hiệu quả chưa từng có.
Trong những năm gần đây, khi người ta đã bắt đầu để suy nghĩ lại về những quan hệ giũa người và động vật, những thực hành loại như vậy đi đến ngày càng tăng chỉ trích. Chúng ta đột nhiên cho thấy quan tâm chưa từng có về số phận của những gì được gọi là những dạng thấp hơn của sự sống, có lẽ vì chúng ta sắp sửa trở thành một dạng như vậy. Nếu và khi những program của computer đạt đến trí tuệ vượt-người và quyền năng chưa từng có, chúng ta có nên bắt đầu đánh giá những program này cao hơn chúng ta đánh giá con người? Sẽ có là không sao chăng, lấy thí dụ, để cho một trí tuệ nhân tạo khai thác những con người và thậm chí giết họ, để những nhu cầu và mong muốn của riêng nó được thêm xa hơn? Nếu như nó sẽ không bao giờ được cho làm điều đó, mặc dù trí tuệ và quyền lực siêu việt của nó, tại sao lại không có gì phản đạo đức cho con người để bóc lột và giết những con lợn? Có phải ngoài trí thông minh cao hơn và sức mạnh lớn hơn, con người có một vài tia lửa huyền diệu, khiến phân biệt họ với những lợn, gà, chimpanzee, và những program của computer, chúng tất cả như nhau? Nếu có, tia lửa đó đến từ đâu, và tại sao chúng ta cứ nhất định rằng một AI sẽ không bao giờ có thể có được nó? Nếu không có tia lửa như vậy, sẽ có bất cứ lý do nào hay không để tiếp tục gán giá trị đặc biệt cho sự sống con người ngay cả khi những computer vượt qua con người về trí tuệ thông minh và quyền năng mạnh mẽ? Thật vậy, chính xác là những gì về con người, đã trước hết làm chúng ta thông minh và mạnh mẽ như thế, và có thể xảy ra nếu những thực thể không-người sẽ từng trở thành đối thủ và vượt quá chúng ta như thế nào?
Chương tiếp theo sẽ xem xét bản chất và quyền năng của Homo sapiens, không chỉ để hiểu thêm hơn nữa quan hệ giữa chúng ta với những động vật khác, nhưng cũng để thâm cảm những gì tương lai có thể dành cho chúng ta, và những quan hệ giữa người và người-vượt-người có thể xem giống những gì.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
Năm Trăm năm trong Cô đơn
Sự nổi lên của khoa học và kỹ nghệ thời mới hiện nay đã mang tới cuộc cách mạng kế tiếp trong những quan hệ giữa loài người-loài vật. Trong thời Cách mạng Nông nghiệp loài người đã im lặng những loài động vật và thực vật, và chuyển màn kịch opera lớn của tin tưởng mọi vật có hồn vào thành một đối thoại giữa chỉ con người và những vị gót. Trong thời Cách mạng Khoa học, loài người cũng đã im lặng nốt những gót. Thế giới bây giờ đã là một màn trình diễn của chỉ một nhân vật. Loài người đứng một mình trên sân khấu trống trơn, nói chuyện với chính nó, không đàm phán với ai cả, và có được những quyền năng rất lớn mà không có bất kỳ bổn phận nào. Sau khi hiểu được những định luật im lặng của vật lý, hóa học và sinh học, con người bây giờ làm với họ những gì hoàn toàn tuỳ ý thích.
Khi một người thợ săn thời cổ đi ra ngoài đồng hoang, ông ta đã yêu cầu sự giúp đỡ của con bò rừng, và con bò đã đòi một gì đó của người thợ săn. Khi một người nông dân cổ xưa muốn những con bò của mình sản xuất thật nhiều sữa, ông đã yêy cầu một vài gót lớn trên trời cao giúp đỡ, và gót quy định những điều kiện của mình. Khi những nhân viên mặc áo khoác trắng trong Phòng Nghiên cứu và Phát triển của công ty Nestlé muốn tăng sản lượng sữa, họ nghiên cứu di truyền học – và những gene di truyền không đòi bất cứ gì để đổi lại.
Nhưng cũng giống đúng như những người thợ săn và những nông dân đã có những huyền thoại của họ, những người trong phòng Nghiên cứu và Phát triển cũng thế. Huyền thoại nổi tiếng nhất của họ sao chép không biết thẹn truyền thuyết về “Cây Hiểu biết” và vườn Eden, nhưng chuyên chở hành động đến vườn của thái ấp Woolsthorpe ở huyện Lincolnshire. Theo huyền thoại này, Isaac Newton đang ngồi dưới gốc một cây táo khi một quả táo chín đã rơi xuống đầu ông. Newton đã bắt đầu tự hỏi tại sao quả táo rơi thẳng xuống, chứ không lệch qua bên, hay ngược trở lên. Điều tra của ông đã dẫn ông đến tìm ra lực hấp dẫn và những định luật của cơ học Newton.
Câu chuyện của Newton dựng ngược huyền thoại Cây Hiểu biết trên đầu nó. Trong vườn Eden con rắn bắt đầu vở kịch, bằng cách cám dỗ con người với tội lỗi, như thế đem thịnh nộ của Gót trút xuống đầu họ. Adam và Eve đều là một thứ đồ chơi cho cả con rắn và Gót như nhau. Ngược lại, trong vườn Woolsthorpe con người là tác nhân duy nhất. Mặc dù chính Newton là người Kitô thuần thành, một người đã dành thời gian nghiền ngẫm Sách Thánh Kitô nhiều hơn nghiên cứu những định luật của vật lý, cuộc Cách mạng Khoa học ông đã giúp khởi động đã đẩy Gót ra ngoài lề. Khi những người tiếp nối Newton đã viết huyền thoại sáng thế của họ, họ đã không dùng gì đến Gót hay con rắn. Vườn Woolsthorpe được điều hành bởi những định luật mù loà của Thiên nhiên, và những sáng kiến để giải bí mật những định luật này thì hoàn toàn chỉ do con người. Những truyện kể có thể bắt đầu với một quả táo rơi trúng đầu Newton, nhưng cây táo đã không làm điều đó với mục đích nào cả.
Trong huyền thoại vườn Eden, con người đã bị trừng phạt vì sự tò mò của họ, và vì mong muốn của họ để đạt được hiểu biết. Gót trục xuất họ khỏi Thiên đường. Trong huyền thoại vườn Woolsthorpe, không ai trừng phạt Newton – chỉ điều ngược lại. Nhờ vào óc tò mò của ông, loài người đạt được một sự hiểu biết hay hơn về vũ trụ, trở nên mạnh mẽ hơn, và bước thêm một bước hướng tới Thiên đường Kỹ nghệ. Không thể đếm được con số những nhà giáo trên khắp thế giới kể lại huyền thoại Newton để khuyến khích óc tò mò, ngụ ý rằng chỉ cần nếu chúng ta đạt đủ hiểu biết, chúng ta có thể tạo ra thiên đường ở đây, trên mặt đất.
Trong thực tế, Gót thì có mặt ngay cả trong huyền thoại của Newton: Newton tự mình là Gót. Khi công nghệ sinh học, công nghệ nano và những trái cây khác của khoa học chín mùi, Homo sapiens sẽ đạt được năng lực thần thông, và đi trọn vòng trở về lại Cây Hiểu biết của sách thánh. Những người săn bắn hái lượm thời cổ đã chỉ là một loài động vật khác. Những nông dân đã thấy chính họ như đỉnh cao của sáng tạo. Những nhà khoa học sẽ ‘nâng cấp’ chúng ta vào thành những gót.
Trong
khi Cách mạng Nông nghiệp đã đem đến sự khởi dựng của những tôn giáo tin có gót,
Cách mạng Khoa học đã cho ra đời những tôn giáo nhân bản, trong đó con người
thay thế những gót. Trong khi những người tin có gót tôn thờ theos (‘gót’ trong tiếng Greece), những
người nhân bản tôn thờ con người. Ý tưởng sáng lập những tôn giáo nhân bản như chủ
nghĩa tự do cá nhân, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội Nazis là rằng Homo sapiens có một số yếu tính độc đáo
và linh thiêng, đó là nguồn gốc của tất cả những ý nghĩa và quyền lực trong vũ
trụ. Mọi việc xảy ra trong vũ trụ được đánh giá là tốt hay xấu tuỳ theo tác động
của nó với Homo sapiens.
Trong khi chủ nghĩa tin có gót biện minh cho nông nghiệp truyền thống nhân danh Gót, chủ nghĩa nhân bản đã biện minh cho công nghiệp trồng trọt chăn nuôi ngày nay nhân danh Người. Công nghiệp trồng trọt chăn nuôi thánh hóa những nhu cầu, những ý tưởng ngẫu hứng và những mong muốn của con người, trong khi bỏ qua tất cả mọi sự vật việc khác. Công nghiệp trồng trọt chăn nuôi không quan tâm thực sự với những động vật, vốn không có phẩm tính thiêng liêng như của bản chất con người. Và nó không dùng được vào việc gì cho những gót, vì khoa học và kỹ thuật ngày nay đem cho con người những quyền năng vốn vượt xa của những vị gót thời cổ. Khoa học đem cho những công ty ngày nay khả năng để đặt những con bò, lợn, gà dưới kiểm soát của những điều kiện khắc nghiệt hơn so với của những gì đã thịnh hành trong những xã hội nông nghiệp truyền thống.
Ở Egypt thời cổ, trong đế quốc Rome, hoặc trong nước Tàu trung cổ, người ta chỉ có một sự hiểu biết thô sơ về sinh hóa học, di truyền học, động vật học và dịch tễ học. Do đó, những khả năng vận động thao túng của họ đã bị giới hạn. Trong những ngày đó, những lợn, bò, gà đi đứng chạy nhảy tự do giữa những nhà con người, và tìm kiếm những kho báu thức còn ăn được trong những đống rác và những khu rừng gần đó. Nếu một nông dân tham lam đã cố gắng để nhốt chung hàng ngàn những con vật trong một chuồng đông đúc, một bệnh dịch gây chết có lẽ sẽ là hậu quả, tiêu sạch tất cả những con vật cũng như nhiều dân làng. Không có nhà chăn chiên, thày pháp, hay gót nào đã ngăn tránh được nó.
Nhưng một khi khoa học ngày nay đã mở ra được những bí mật của những bệnh dịch truyền nhiễm, những pathogens, và những chất kháng sinh, những chuồng nuôi công nghệ cho những lợn, bò, gà trở thành tất cả có thể làm được. Với trợ giúp của những vắcxin, thuốc chữa bệnh gia súc, những hormone, thuốc trừ sâu, hệ thống điều hòa không khí và những máy cho ăn tự động, bây giờ có thể nhét hàng chục nghìn con lợn, bò, hay gà vào những hàng gọn gàng của những lồng, cũi chật cứng, và sản xuất thịt, sữa và trứng với hiệu quả chưa từng có.
Trong những năm gần đây, khi người ta đã bắt đầu để suy nghĩ lại về những quan hệ giũa người và động vật, những thực hành loại như vậy đi đến ngày càng tăng chỉ trích. Chúng ta đột nhiên cho thấy quan tâm chưa từng có về số phận của những gì được gọi là những dạng thấp hơn của sự sống, có lẽ vì chúng ta sắp sửa trở thành một dạng như vậy. Nếu và khi những program của computer đạt đến trí tuệ vượt-người và quyền năng chưa từng có, chúng ta có nên bắt đầu đánh giá những program này cao hơn chúng ta đánh giá con người? Sẽ có là không sao chăng, lấy thí dụ, để cho một trí tuệ nhân tạo khai thác những con người và thậm chí giết họ, để những nhu cầu và mong muốn của riêng nó được thêm xa hơn? Nếu như nó sẽ không bao giờ được cho làm điều đó, mặc dù trí tuệ và quyền lực siêu việt của nó, tại sao lại không có gì phản đạo đức cho con người để bóc lột và giết những con lợn? Có phải ngoài trí thông minh cao hơn và sức mạnh lớn hơn, con người có một vài tia lửa huyền diệu, khiến phân biệt họ với những lợn, gà, chimpanzee, và những program của computer, chúng tất cả như nhau? Nếu có, tia lửa đó đến từ đâu, và tại sao chúng ta cứ nhất định rằng một AI sẽ không bao giờ có thể có được nó? Nếu không có tia lửa như vậy, sẽ có bất cứ lý do nào hay không để tiếp tục gán giá trị đặc biệt cho sự sống con người ngay cả khi những computer vượt qua con người về trí tuệ thông minh và quyền năng mạnh mẽ? Thật vậy, chính xác là những gì về con người, đã trước hết làm chúng ta thông minh và mạnh mẽ như thế, và có thể xảy ra nếu những thực thể không-người sẽ từng trở thành đối thủ và vượt quá chúng ta như thế nào?
Chương tiếp theo sẽ xem xét bản chất và quyền năng của Homo sapiens, không chỉ để hiểu thêm hơn nữa quan hệ giữa chúng ta với những động vật khác, nhưng cũng để thâm cảm những gì tương lai có thể dành cho chúng ta, và những quan hệ giữa người và người-vượt-người có thể xem giống những gì.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
[1]
Anthropocene: (Anthropo = “người,” và cene =“mới”): Một tên gọi khác của kỷ
nguyên địa chất ngày nay, nhấn mạnh vào vai trò tác động nổi bật của con người
vào khí hậu và môi trường. Anthropocene
định nghĩa là khoảng thời gian địa chất gần đây nhất của Trái Đất, được phân biệt như một giai đoạn mới, hoặc sau kỷ nguyên
Holocen, bắt đầu khoảng 10.000 năm trước đây khi thời kỳ băng hà cuối cùng chấm dứt. Kỷ nguyên mới này gọi là kỷ nguyên loài người, vì loài người đã tác động
rất mạnh vào quả đất, loài người là nguyên nhân khiến những loài thực vật và
động vật tuyệt giống, sông, hồ và biển bị bẩn và độc, không khí mất trong lành
và làm khí quyển ấm dần.
[2]
[‘Canis lupus’, IUCN Red List of Threatened Species, accessed 20
December 2014, http://www.iucnredlist.org/details/3746/1; ‘Fact Sheet: Gray
Wolf’, Defenders of Wildlife, accessed 20 December 2014,
http://www.defenders.org/gray-wolf/basic-facts; ‘Companion Animals’, IFAH,
accessed 20 December 2014,
http://www.ifaheurope.org/companion-animals/about-pets.html; ‘Global Review
2013’, World Animal Protection, accessed 20 December 2014,
https://www.worldanimalprotection.us.org/sites/default/files/us_files/global_review_2013_0.pdf.]
[3]
[Anthony D. Barnosky, ‘Megafauna Biomass Tradeoff as a Driver of Quaternary and
Future Extinctions’, PNAS 105:1 (2008), 11543–8; for wolves and lions: William
J. Ripple et al., ‘Status and Ecological Effects of the World’s Largest “and
Ecological Effects of the World’s Largest Carnivores’, Science 343:6167
(2014), 151; according to Dr Stanley Coren there are about 500 million dogs in
the world: Stanley Coren, ‘How Many Dogs Are There in the World?’, Psychology
Today, 19 September 2012, accessed 20 December 2014,
http://www.psychologytoday.com/blog/canine-corner/201209/how-many-dogs-are-there-in-the-world;
for the number of cats, see: Nicholas Wade, ‘DNA Traces 5 Matriarchs of 600
Million Domestic Cats’, New York Times, 29 June 2007, accessed 20
December 2014,
http://www.nytimes.com/2007/06/29/health/29iht-cats.1.6406020.html;
for the African buffalo, see: ‘Syncerus
caffer’, IUCN Red List of Threatened Species, accessed 20 December 2014,
http://www.iucnredlist.org/details/21251/0; for cattle population, see: David
Cottle and Lewis Kahn (eds), Beef Cattle Production and Trade
(Collingwood: Csiro, 2014), 66; for the number of chickens, see: ‘Live
Animals’, Food and Agriculture Organization of the United Nations: Statistical
Division, accessed 20 December 2014, http://faostat3.fao.org/browse/Q/QA/E; for
the number of chimpanzees, see: ‘Pan troglodytes’, IUCN Red List of
Threatened Species, accessed 20 December 2014,
http://www.iucnredlist.org/details/15933/0.]
[4] [‘Living
Planet Report 2014’, WWF Global, accessed 20 December 2014,
http://wwf.panda.org/about_our_earth/all_publications/living_
planet_report/.]
[5]
[Richard Inger et al., ‘Common European Birds Are Declining Rapidly While Less
Abundant Species’ Numbers Are Rising’, Ecology Letters 18:1 (2014), 28–36;
‘Live Animals’, Food and Agriculture Organization of the United Nations,
accessed 20 December 2014,
http://faostat.fao.org/site/573/default.aspx#ancor]
[6]
[Simon L. Lewis and Mark A. Maslin, ‘Defining the Anthropocene’, Nature
519 (2015), 171–80.
[7]
aeons = 1 tỉ năm, tương đương với một kalpa = kiếp
[8]
marsupial
[9] [Timothy
F. Flannery, The Future Eaters: An Ecological History of the Australasian
Lands and Peoples (Port Melbourne: Reed Books Australia, 1994); Anthony D.
Barnosky et al., ‘Assessing the Causes of Late Pleistocene Extinctions on the
Continents’, Science 306:5693 (2004), 70–5; Barry W. Brook and David M. J. S.
Bowman, ‘The Uncertain Blitzkrieg of Pleistocene Megafauna’, Journal of
Biogeography 31:4 (2004), 517–23; Gifford H. Miller et al., ‘Ecosystem
Collapse in Pleistocene Australia and a Human Role in Megafaunal Extinction’,
Science 309:5732 (2005), 287–90; Richard G. Roberts et al., ‘New Ages for the
Last Australian Megafauna: Continent Wide Extinction about 46,000 Years Ago’,
Science 292:5523 (2001), 1888–92; Stephen Wroe and Judith Field, ‘A Review of
the Evidence for a Human Role in the Extinction of Australian Megafauna and an
Alternative Explanation’, Quaternary Science Reviews 25:21–2 (2006),
2692–703; Barry W. Brooks et al., ‘Would the Australian Megafauna Have Become
Extinct if Humans Had Never Colonised the Continent? Comments on “A Review of
the Evidence for a “Human Role in the Extinction of Australian Megafauna and an
Alternative Explanation’, Quaternary Science Reviews 25:21–2 (2006), 2692–703;
Barry W. Brooks et al., ‘Would the Australian Megafauna Have Become Extinct if
Humans Had Never Colonised the Continent? Comments on “A Review of the Evidence
for a Human Role in the Extinction of Australian Megafauna and an Alternative
Explanation” by S. Wroe and J. Field’, Quaternary Science Reviews 26:3–4
(2007), 560–4; Chris S. M. Turney et al., ‘Late-Surviving Megafauna in
Tasmania, Australia, Implicate Human Involvement in their Extinction’, PNAS
105:34 (2008), 12150–3; John Alroy, ‘A Multispecies Overkill Simulation of the
End-Pleistocene Megafaunal Mass Extinction’, Science 292:5523 (2001),
1893–6; J. F. O’Connell and J. Allen, ‘Pre-LGM Sahul (Australia–New Guinea) and
the Archaeology of Early Modern Humans’, in Rethinking the Human Evolution:
New Behavioral and Biological Perspectives on the Origin and Dispersal of
Modern Humans, ed. Paul Mellars (Cambridge: McDonald Institute for Archaeological
Research, 2007), 400–1.]
[10] animism:
thuyết mọi vật có hồn, hay vật linh (mọi và mỗi sự vật việc đều có hồn
sống), tin tưởng hay tín ngưỡng mọi vật có hồn: Tin tưởng rằng có một quyền
năng siêu nhiên đã sắp xếp và làm vũ trụ vật chất này sống động, gán cho mỗi
cây cỏ, núi sông, đất đá và những hiện tượng tự nhiên (mây mưa,...) một hồn
sống, giống như người và động vật.
[11] [Graham
Harvey, Animism: Respecting the Living World (Kent Town: Wakefield
Press, 2005); Rane Willerslev, Soul Hunters: Hunting, Animism and Personhood
Among the Siberian Yukaghirs (Berkeley: University of California Press,
2007); Elina Helander-Renvall, ‘Animism, Personhood and the Nature of Reality:
Sami Perspectives’, Polar Record 46:1 (2010), 44–56; Istvan Praet,
‘Animal Conceptions in Animism and Conservation’, in Routledge Handbook of
Human–Animal Studies, ed. Susan McHaugh and Garry Marvin (New York:
Routledge, 2014), 154–67; Nurit Bird-David, ‘Animism Revisited: Personhood,
Environment, and Relational Epistemology’, Current Anthropology 40
(1999), s67–91; N. Bird-David, ‘Animistic Epistemology: Why Some
Hunter-Gatherers Do Not Depict Animals’, Ethnos 71:1 (2006), 33–50.]
[12] [Danny
Naveh, ‘Changes in the Perception of Animals and Plants with the Shift to
Agricultural Life: What Can Be Learnt from the Nayaka Case, a Hunter-Gatherer
Society from the Rain Forests of Southern India?’ [in Hebrew], Animals and
Society, 52 (2015), 7–8.]
[13] ‘By
the sweat of your brow you shall eat bread’- Genesis 3:1 - các bản tiếng
Việt hoặc chọn bỏ đi ‘bánh mì’ (‘ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn’),
hoặc đổi ‘bánh mì’ thành ‘cơm bánh’! (‘Ngươi phải đổ mồi hôi trán mới có cơm
bánh để ăn’). Trong 52 bản tiếng Anh, 33 bản vẫn giữ ‘bread’ (bánh mì), 15
trong số còn lại đổi sang ‘food’(thức ăn)!
[14] [Howard
N. Wallace, ‘The Eden Narrative’, Harvard Semitic Monographs 32 (1985),
147–81.]
[15] Về
nguồn gốc con người và những động vật, ngay trong Genesis, chương đầu tiên, của
sách Thánh đạo Kitô, do nhiều người viết theo tưởng tượng chủ quan, nên đã có
ngay những chi tiết bất đồng quan trọng: (a) Gót tạo cây cỏ, chim, cá, thú rồi
sau mới đến con người, để con người quản trị, lấy chúng làm thức ăn (Genesis 1:25-27)
(b) Gót tạo con người - ở đây là Adam trước (lấy đất, hà hơi vào) rồi chim thú
sau, để ‘giúp đỡ’ loài người, rồi đến Eve sau cùng (Genesis 2:18-19).
[16]
Goorialla, the great Rainbow Serpent
[17] [David
Adams Leeming and Margaret Adams Leeming, Encyclopedia of Creation Myths
(Santa Barbara: ABC-CLIO, 1994), 18; Sam D. Gill, Storytracking: Texts,
Stories, and Histories in Central Australia (Oxford: Oxford University
Press, 1998); Emily Miller Bonney, ‘Disarming the Snake Goddess: A
Reconsideration of the Faience Figures from the Temple Repositories at Knossos’,
Journal of Mediterranean Archaeology 24:2 (2011), 171–90; David Leeming,
The Oxford Companion to World Mythology (Oxford and New York: Oxford
University Press, 2005), 350.]
[18] Thí
dụ, truyền thuyết ‘con rồng’ cháu tiên và những truyền thuyết, từ đông qua Tây,
về loài bò sát và con người: ‘Rồng’ (dragon < ‘draconem’ (Latin) <
‘δράκων’ (Greek ‘drakon’ = rắn, cá biển rất lớn), ‘Rắn’ (thí dụ, thời cổ
Mesopotamia, người Sumer đã thờ gót rắn Ningishzida, tổ tiên của Gilgamesh;
Hindu thờ rắn Naga), và Cá (Mermaid=người cá).
Bộ óc con người,
như chúng ta biết ngày nay, giống như một thành phố với một lịch sử lâu dài. Nó
có những phần cổ của nó, trong những thời xa xưa, ở đó đã diễn ra những hoạt động
cần thiết cho sự sống còn. Nó cũng có phần khác, mới hơn, phát triển quanh những
phần cổ xưa này. Cuối cùng, nó có phần hiện đại như chúng ta biết bây giờ, thường
thường được xây dựng trên nền tảng của những phần kia. Bộ óc của loài bò sát đầu
tiên đã xuất hiện trong loài cá, gần 500 triệu năm trước đây. Nó tiếp tục phát
triển ở những động vật lưỡng cư và đạt đến giai đoạn tiến triển nhất trong những
loài bò sát, khoảng 250 triệu năm trước.Hệ thống limbic của bộ óc đầu tiên xuất
hiện ở những động vật có vú nhỏ, khoảng 150 triệu năm trước. Cuối cùng, hệ thống
neo-cortex (vỏ não-mới) của bộ óc đã bắt đầu phát triển mạnh trong những primates, mới khoảng 2 hoặc 3 triệu năm
trước, khi loài Homo xuất hiện.
Phần óc bò sát,
lâu đời nhất, kiểm soát những chức năng quan trọng của cơ thể như nhịp tim, nhịp
thở, nhiệt độ cơ thể và thăng bằng. Óc bò sát của chúng ta gồm những cấu trúc
chính được thấy trong óc của một động vật bò sát: cuống óc (brainstem) và óc nhỏ
(cerebellum). Bộ óc bò sát thì đáng tin cậy nhưng có khuynh hướng hơi nghiêm khắc
và ép buộc.
Phần óc limbic nổi
lên ở động vật có vú đầu tiên. Nó có thể ghi nhớ những hành vi gây những kinh
nghiệm dễ chịu và khó chịu, vì vậy nó là chịu trách nhiệm cho những gì được gọi
là những cảm xúc trong con người. Những cấu trúc chính của não limbic là vùng
hippocampus, amygdala, và the hypothalamus. Bộ óc limbic là vị trí của những
phán đoán về giá trị mà chúng ta thực hiện, thường là vô thức, có ảnh hưởng mạnh
mẽ trên những hành vi của chúng ta.
Phần óc neocortex
trước tiên giả định sự quan trọng trong những loài primates và cao nhất trong bộ
óc người, với hai bán cầu não lớn của nó đóng một vai trò chi phối như vậy. Những
bán cầu não này đã được chịu trách nhiệm cho sự phát triển của ngôn ngữ, suy
nghĩ trừu tượng, trí tưởng tượng, và ý thức. Phần óc neocortex thì linh động và
có khả năng học tập gần như vô hạn. Phần óc neocortex cũng là những gì đã khiến
văn hóa con người phát triển.
Ba phần của Bộ óc
không hoạt động độc lập với nhau. Chúng đã thiết lập vô vàn những kết nối, qua
đó chúng ảnh hưởng lẫn nhau. Những đường thần kinh từ hệ thống limbic tới
neocortex, ví dụ, được phát triển đặc biệt phức tạp.
Bộ óc ứng đối bò
sát nguyên thủy (Reptilian Coping Brain),
cơ bản là những bản năng của chúng ta, có cùng với tất cả những loài bò sát và
những động vật có vú, gồm con người. Đây là những bản năng đối ứng mạnh nhất và
lâu đời nhất, nếu không có chúng, chúng ta sẽ không tồn tại: 1. bản năng sinh tồn
2. bản năng phản ứng hoặc tấn công hoặc chạy trốn 3. bản năng xâm lấn, gây hấn
4. Giận dữ 5. Sợ hãi 6. Báo thù 7. Bản năng kết hợp thị tộc, giữ địa bàn sống,
lãnh thổ, cương vực riêng 8. Bản năng sinh sản.
[19] [Jerome
H. Barkow, Leda Cosmides and John Tooby (eds), The Adapted Mind:
Evolutionary Psychology and the Generation of Culture (Oxford: Oxford
University Press, 1992); Richard W. Bloom and Nancy Dess (eds), Evolutionary
Psychology and Violence: A Primer for Policymakers and Public Policy Advocates (Westport:
Praeger, 2003); Charles Crawford and Catherine Salmon (eds), Evolutionary
Psychology, Public Policy and Personal Decisions (New Jersey: Lawrence
Erlbaum Associates, 2008); Patrick McNamara and David Trumbull, An Evolutionary
Psychology of Leader–Follower Relations (New York: Nova Science, 2007); Joseph
P. Forgas, Martie G. Haselton and William von Hippel (eds), Evolution and
the Social Mind: Evolutionary Psychology and Social Cognition (New York:
Psychology Press, 2011).]
[20] [S.
Held, M. Mendl, C. Devereux and R. W. Byrne, ‘Social Tactics of Pigs in a
Competitive Foraging Task: the “Informed Forager” Paradigm’, Animal
Behaviour 59:3 (2000), 569–76; S. Held, M. Mendl, C. Devereux and R. W.
Byrne, ‘Studies in Social Cognition: from Primates to Pigs’, Animal Welfare
10 (2001), s209–17; H. B. Graves, ‘Behavior and Ecology of Wild and Feral Swine
(Sus scrofa)’, Journal of Animal Science 58:2 (1984), 482–92; A. Stolba
and D. G. M. Wood-Gush, ‘The Behaviour of Pigs in a Semi-Natural Environment’, Animal
Production 48:2 (1989), 419–25; M. Spinka, ‘Behaviour in Pigs’, in The
Ethology of Domestic Animals, 2nd edn, ed. P. Jensen, (Wallingford, UK: CAB
International, 2009), 177–91; P. Jensen and D. G. M. Wood-Gush, ‘Social
Interactions in a Group of Free-Ranging Sows’, Applied Animal Behaviour
Science 12 (1984), 327–37; E. T. Gieling, R. E. Nordquist and F. J. van der
Staay, ‘Assessing Learning and Memory in Pigs’, Animal Cognition 14
(2011), 151–73.]
[21]
[I. Horrell and J. Hodgson, ‘The Bases of Sow–Piglet Identification. 2. Cues
Used by Piglets to Identify their Dam and Home Pen’, Applied Animal Behavior
Science, 33 (1992), 329–43; D. M. Weary and D. Fraser, ‘Calling by Domestic
Piglets: Reliable Signals of Need?’, Animal Behaviour 50:4 (1995),
1047–55; H. H. Kristensen et al., ‘The Use of Olfactory and Other Cues for
Social Recognition by Juvenile Pigs’, Applied Animal Behaviour Science
72 (2001), 321–33..]
[22] [M.
Helft, ‘Pig Video Arcades Critique Life in the Pen’, Wired, 6 June 1997,
http://archive.wired.com/science/discoveries/news/1997/06/4302,
retrieved 27 January 2016.]
[23] [Humane
Society of the United States, ‘An HSUS Report: Welfare Issues with Gestation
Crates for Pregnant Sows’, February 2013,
http://www.humanesociety.org/assets/pdfs/farm/HSUS-Report-on-Gestation-Crates-for-Pregnant-Sows.pdf,
retrieved 27 January 2016.]
[24]
Cảm giác (Sensation) xảy ra trong cơ thể, khác với cảm xúc (emotion) xảy ra
trong não thức, và khác với tình cảm (Feeling) là cảm xúc cộng thêm kinh nghiệm
từ ký ức.
Những cảm giác là tiếng nói của 5
giác quan cơ thể (nghe, thấy, sờ, ngửi, nếm). Cảm giác khác với cảm xúc, dù chúng
thường đi với nhau. Thí dụ, ‘đau’ ở bàn chân vì đạp phải một mảnh thủy tinh vỡ
trong bếp, rồi ‘sợ’ không biết còn mảnh nào quanh đây không. Đau là cảm giác
(xảy ra trên da chân), nhưng Sợ (xảy ra trong đầu) là cảm xúc, và cũng có thể
sợ quá, nổi da gà, lạnh gáy, rồi cũng có thể sợ hoảng hốt khiến thót ruột
(trong bụng), hay tức thở, hụt hơi (trong ngực); là những cảm giác do cảm xúc
sợ gây ra.
Một cảm xúc bao gồm một dòng chảy gồm
những cảm giác hướng vào bên trong và những thay đổi tương ứng trong cơ thể. Có
những cảm xúc cơ bản, như giận dữ, sợ hãi, ghê tởm, buồn và ngạc nhiên bất ngờ.
Khi kinh nghiệm những cảm xúc này trộn lẫn dần dần theo thời gian, đưa đến tình
cảm. Tình cảm như thế là những kinh nghiệm tâm lý xảy ra trên những trạng thái
cơ thể, phát sinh khi óc diễn dịch những cảm xúc vốn là những trạng thái vật lý
phát sinh từ những phản ứng của cơ thể với những kích thích bên ngoài. Cảm xúc
diễn ra trên sân khấu cơ thể (giác quan và óc). Tình cảm diễn ra trên sân khấu
não thức (óc và hệ thần kinh).
Những cảm xúc là những phản ứng cấp
thấp hơn xảy ra trong những vùng dưới dưới vỏ não (lower subcortical), hạch
hạnh nhân (amygdala) và vùng vỏ thùy giữa trán (ventromedial prefrontal
cortices), tạo những phản ứng sinh hóa trong cơ thể làm thay đổi trạng thái vật
lý của nó. Chúng ban đầu đã giúp loài người tồn tại bằng tạo những phản ứng
nhanh chóng đối với sự đe dọa, và sự khen thưởng, và tất cả những gì ở giữa
trong môi trường sống của chúng ta. Những phản ứng của cảm xúc được ghi thành
ký hiệu ẩn di truyền (trong gene) của chúng ta, và trong khi chúng thay đổi
chút ít tùy từng cá nhân và tùy mỗi hoàn cảnh, nhưng nói chung chúng đều giống
nhau hầu như phổ quát trong loài người và thậm chí trong những loài động vật
khác. Ví dụ, chúng ta vui thì tự nhiên mỉm cười và con chó thì vẫy đuôi, chúng
ta lo buồn có khi rơi nước mắt, chó cũng cũng có con rơi nước mắt khi lo buồn.
Những cảm xúc dẫn đến tình càm, nhưng chúng thuộc cơ thể và bản năng, nên có
thể đo lường quan sát chúng, qua luân chuyển của máu, hoạt động của óc, diễn tả
trên mặt và ngôn ngữ của cơ thể.
[25]
[Turnbull and Solms, Brain and the Inner World, 90–2.]
[26] algorithm:
a process or set of rules to be followed in calculations or other
problem-solving operations, especially by a computer. (‘dịch’ là ‘thuật toán’
cũng được, nhưng tự nó cũng không rõ nghĩa gì hơn, khi càng ngày cùng dùng rất
rộng rãi ngoài lĩnh vực toán học; ‘algorithm’ vốn là tiếng phiên âm tên
người Arab, vậy hãy giữ như một tiếng phiên âm, ‘ao-gô-ri-đâm’ (Japan: アルゴリズム-
Arugorizumu)
[từ nguyên: ‘algorism’ (Middle
English, Old French) < ‘algorismus’ (Latin) <‘arithmos ‘con số’ (Greek)
< tên của nhà toán học Arab, thế kỷ 9, Abū Ja῾far Muhammad ibn Mūsa,
ông được gọi là al-Ḵwārizmī ‘the man of Ḵwārizm’]
[27]
set: vẫn ‘dịch’ là ‘tập hợp’ (Japan: セット - ‘Setto’)
[28]
[David Harel, Algorithmics: The Spirit of Computers, 3rd edn [in Hebrew]
(Tel Aviv: Open University of Israel, 2001), 4–6; David Berlinski, The
Advent of the Algorithm: The 300-Year Journey from an Idea to the Computer (San
Diego: Harcourt, 2000); Hartley Rogers Jr, Theory of Recursive Functions and
Effective Computability, 3rd edn (Cambridge, MA, and London: MIT Press,
1992), 1–5; Andreas Blass and Yuri Gurevich, ‘Algorithms: A Quest for Absolute
Definitions’, Bulletin of European Association for Theoretical Computer
Science 81 (2003), 195–225..]
[29]
[Daniel Kahneman, Thinking, Fast and Slow (New York: Farrar, Straus
& Giroux, 2011); Dan Ariely, Predictably Irrational (New York:
Harper, 2009)]
[30]
[Justin Gregg, Are Dolphins Really Smart? The Mammal Behind the Myth
(Oxford: Oxford University Press, 2013), 81–7; Jaak Panksepp, ‘Affective
Consciousness: Core Emotional Feelings in Animals and Humans’, Consciousness
and Cognition 14:1 (2005), 30–80.]
[31]
Người Việt gọi là ‘vú’ người đã lấy sữa nuôi mình, có thể là mẹ đẻ hay mẹ nuôi.
Từ nguyên: Mammal < Late
Latin mammālis, (thuộc về vú), < Latin mamma, (vú);
[32]
[A. S. Fleming, D. H. O’Day and G. W. Kraemer, ‘Neurobiology of Mother–Infant
Interactions: Experience and Central Nervous System Plasticity Across
Development and Generations’, Neuroscience and Biobehavioral Reviews 23:5
(1999), 673–85; K. D. Broad, J. P. Curley and E. B. Keverne, ‘Mother–Infant
Bonding and the Evolution of Mammalian Relationship’, Philosophical
Transactions of the Royal Society B 361:1476 (2006), 2199–214; Kazutaka
Mogi, Miho Nagasawa and Takefumi Kikusui, ‘Developmental Consequences and
Biological Significance of Mother–Infant Bonding’, Progress in
Neuro-Psychopharmacology and Biological Psychiatry 35:5 (2011), 1232–41;
Shota Okabe et al., ‘The Importance of Mother–Infant Communication for Social
Bond Formation in Mammals’, Animal Science Journal 83:6 (2012), 446–52.]
[33]
[Jean O’Malley Halley, Boundaries of Touch: Parenting and Adult–Child
Intimacy (Urbana: University of Illinois Press, 2007), 50–1; Ann Taylor
Allen, Feminism and Motherhood in Western Europe, 1890–1970: The
Maternal Dilemma (New York: Palgrave Macmillan, 2005), 190.]
[34]
[Lucille C. Birnbaum, ‘Behaviorism in the 1920s’, American Quarterly 7:1
(1955), 18.]
[35]
[US Department of Labor (1929), ‘Infant Care’, Washington: United States
Government Printing Office, http://www.mchlibrary.info/history/chbu/3121–1929.pdf.]
[36]
Tôi không thấy “lập trình” là từ thích hợp để dịch động từ “program”, nên dùng
phiên âm ‘program’ (Japan: プログラム- ‘Puroguramu’, cũng như ‘computer’:
コンピューター – “Konpyūtā’)
[37]
[Harry Harlow and Robert Zimmermann, ‘Affectional Responses in the Infant
Monkey’, Science 130:3373 (1959), 421–32; Harry Harlow, ‘The Nature of
Love’, American Psychologist 13 (1958), 673–85; Laurens D. Young et al.,
‘Early Stress and Later Response to Separation in Rhesus Monkeys’, American
Journal of Psychiatry 130:4 (1973), 400–5; K. D. Broad, J. P. Curley and E.
B. Keverne, ‘Mother–Infant Bonding and the Evolution of Mammalian Social
Relationships’, Philosophical Transactions of the Royal Society B
361:1476 (2006), 2199–214; Florent Pittet et al., ‘Effects of Maternal
Experience on Fearfulness and Maternal Behavior in a Precocial Bird’, Animal
Behavior 85:4 (2013), 797–805]
[38]
[Jacques Cauvin, The Birth of the Gods and the Origins of Agriculture
(Cambridge: Cambridge University Press, 2000); Tim Ingord, ‘From Trust to
Domination: An Alternative History of Human–Animal Relations’, in Animals
and Human Society: Changing Perspectives, ed. Aubrey Manning and James
Serpell (New York: Routledge, 2002), 1–22; Roberta Kalechofsky, ‘Hierarchy,
Kinship and Responsibility’, in A Communion of Subjects: Animals in
Religion, Science and Ethics, ed. Kimberley Patton and Paul Waldau (New York:
Columbia University Press, 2006), 91–102; Nerissa Russell, Social
Zooarchaeology: Humans and Animals in Prehistory (Cambridge: Cambridge
University Press, 2012), 207–58; Margo DeMello, Animals and Society: An
Introduction to Human–Animal Studies (New York: University of Columbia
Press, 2012)]
[39] Dân Số 28: “Đức Giêhôva lại
phán cùng Môise rằng: Hãy truyền lịnh nầy cho dân Ysơraên mà rằng: Các ngươi phải
lo dâng cho ta trong kỳ định lễ vật và thực vật của ta, cùng các của lễ dùng lửa
dâng lên có mùi thơm cho ta. Vậy, ngươi phải nói cùng dân Ysơraên rằng: Nầy là
của lễ dùng lửa đốt mà các ngươi sẽ dâng cho Đức Giêhôva: Mỗi ngày, hai con
chiên con đực giáp năm, không tì vít, làm của lễ thiêu hằng hiến. Ngươi phải
dâng con nầy vào buổi sớm mai và con kia vào buổi chiều tối; còn về của lễ
chay, thì phải dâng một phần mười êpha bột lọc nhồi với một phần tư hin dầu
ôlive ép. Ấy là của lễ thiêu hằng hiến đã lập tại núi Sinai. là một của lễ dùng
lửa dâng lên có mùi thơm cho Đức Giêhôva. Lễ quán sẽ bằng một phần tư hin rượu
cho mỗi một chiên con. Ngươi phải dâng lễ quán bằng rượu cho Đức Giêhôva trong
nơi thánh. Ngươi phải dâng chiên con kia vào buổi chiều tối, và làm một của lễ
chay và một lễ quán như buổi sớm mai; ấy là một của lễ dùng lửa dâng lên có mùi
thơm cho Đức Giêhôva. Ngày sabát, ngươi phải dâng hai chiên con đực giáp năm,
không tì vít, và hai phần mười êpha bột lọc nhồi dầu làm của lễ chay với lễ
quán cặp theo. Ấy là của lễ thiêu về mỗi ngày sabát, ngoại trừ của lễ thiêu hằng
hiến và lễ quán cặp theo.
Mỗi đầu tháng, ... hai con bò đực tơ, một
con chiên đực, và bảy chiên con đực giáp năm, không tì vít, làm của lễ thiêu;
ba phần mười êpha bột lọc nhồi dầu dùng làm của lễ chay về mỗi con bò đực; hai
phần mười êpha bột lọc nhồi dầu dùng làm của lễ chay về con chiên đực; một phần
mười êpha bột lọc nhồi dầu dùng làm của lễ chay về mỗi con chiên con. Aáy là một
của lễ thiêu có mùi thơm, tức một của lễ dùng lửa dâng cho Đức Giêhôva. Lễ quán
sẽ bằng phân nửa hin rượu nho về mỗi con bò đực, một phần ba hin về con chiên đực
và một phần tư hin về mỗi con chiên con. Ấy là của lễ thiêu về các đầu tháng
trong năm. Ngoại trừ của lễ thiêu hằng hiến và lễ quán cặp theo, cũng phải dâng
... một con dê đực làm của lễ chuộc tội. Ngày mười bốn tháng giêng, phải giữ lễ
Vượtqua cho Đức Giêhôva. Qua ngày mười lăm sẽ là ngày lễ; phải ăn bánh không
men trong bảy ngày. Ngày thứ nhứt các ngươi sẽ có sự hội hiệp thánh: chớ nên
làm một công việc xác thịt nào. Các ngươi phải dâng cho Đức Giêhôva hai con bò
đực tơ, và bảy chiên con đực giáp năm, đều không tì vít, làm của lễ thiêu. Của
lễ chay sẽ bằng bột lọc nhồi dầu; các ngươi phải dâng ba phần mười êpha về một
con bò đực, hai phần mười êpha về con chiên đực, và một phần mười êpha về mỗi
chiên con luôn một con dê đực làm của lễ chuộc tội, đặng làm lễ chuộc tội cho
các ngươi. Các ngươi phải dâng các lễ vật nầy, ngoài của lễ thiêu buổi sớm mai,
là một của lễ thiêu hằng hiến. Mỗi bữa trong bảy ngày, các ngươi phải dâng những
lễ vật ngần ấy, như thực vật về của lễ dùng lửa dâng lên có mùi thơm cho Đức
Giêhôva. Người ta phải dâng lễ vật đó ngoài của lễ thiêu hằng hiến và lễ quán cặp
theo. Ngày thứ bảy các ngươi sẽ có sự hội hiệp thánh, chớ nên làm một công việc
xác thịt nào.
Trong kỳ lễ của các tuần, nhằm ngày hoa quả
đầu mùa, khi các ngươi dâng cho Đức Giêhôva của lễ chay mới, thì phải có sự hội
hiệp thánh; chớ nên làm một công việc xác thịt nào. Các ngươi sẽ dùng hai con
bò đực tơ, một con chiên đực, và bảy chiên con đực giáp năm, đặng làm của lễ
thiêu có mùi thơm cho Đức Giêhôva; của lễ chay sẽ bằng bột lọc nhồi dầu, ba phần
mười êpha về mỗi con bò đực, hai phần mười êpha về con chiên đực, một phần mười
êpha về mỗi con chiên con; cũng phải dâng một con dê đực, để làm lễ chuộc tội
cho mình. Ngoài của lễ thiêu hằng hiến và của lễ chay cặp theo, các ngươi cũng
phải dâng mấy lễ vật đó, không tì vít, và thêm những lễ quán cặp theo.”
Phục
Truyền Luật Lệ 12: “Nầy
là những luật lệ và mạng lịnh mà trọn đời mình sống trên đất các ngươi phải gìn
giữ làm theo trong xứ mà Giêhôva Đức Chúa Trời của tổ phụ ngươi đã ban cho
ngươi nhận lấy. Phàm nơi nào những dân tộc, mà các ngươi sẽ đuổi đi, đã hầu
việc các thần chúng nó, hoặc trên núi cao, hoặc trên nổng hay là dưới cây xanh,
thì các ngươi phải hủy diệt sạch hết đi. Phải phá đổ bàn thờ, đập bể pho tượng,
và thiêu những trụ Asêra của chúng nó trong lửa; lại làm tan nát những tượng
chạm về các thần chúng nó, và xóa tên các thần ấy cho khỏi chỗ đó. Chớ tùy tục
chúng nó mà phục sự Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi; song nơi nào trong những chi phái các ngươi,
mà Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi sẽ chọn, đặng đặt danh Ngài, tức là nơi ngự
của Ngài, thì các ngươi phải tìm đi đến đó, đem dâng tại đó những của lễ thiêu,
các hi sinh, thuế một phần mười, lễ vật dâng giơ lên, của lễ hoàn nguyện, của
lễ lạc ý và các con đầu lòng của bầy bò và chiên; rồi các ngươi sẽ ăn tại đó,
trước mặt Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi, vui vẻ cùng gia quyến mình, vì mọi
việc tay mình làm đã được Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi ban phước cho.
.... Vậy,
các ngươi sẽ đi ngang qua sông Giôđanh, ở trong xứ mà Giêhôva Đức Chúa Trời các
ngươi ban cho làm sản nghiệp. Ngài sẽ ban sự bình an cho các ngươi, không để kẻ
thù nghịch xung quanh hãm áp, và khiến cho các ngươi được ở yên ổn. Bấy giờ, sẽ
có một chỗ mà Giêhôva Đức Chúa Trời các ngươi chọn, đặng cho danh Ngài ở; ấy là
nơi các ngươi sẽ đem dâng mọi điều ta dặn các ngươi, tức là những của lễ thiêu,
các hi sinh, thuế một phần mười, lễ vật dâng giơ lên, và mọi của lễ tốt nhất,
mà các ngươi hứa nguyện dâng cho Đức Giêhôva. ....
Song trong
các thành mình, ngươi được mặc ý giết những thú vật và ăn thịt nó, tùy theo sự
phước lành mà Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi sẽ ban cho ngươi; vô luận người bị ô
uế hay là người được tinh sạch sẽ đều ăn thịt nó như ăn con hoàng dương và con
nai đực. Chỉ các ngươi chớ ăn huyết; phải đổ huyết trên đất như nước vậy. Của
thuế một phần mười về ngũ cốc, về rượu hay là dầu, cùng những con đầu lòng của
bầy bò hay chiên, vật chi ngươi hứa nguyện dâng lên, các của lễ lạc ý, hay là
lễ vật dâng giơ lên, thì các ngươi chẳng nên ăn tại trong các thành mình.....
Khi Giêhôva
Đức Chúa Trời ngươi đã mở rộng bờ cõi ngươi, y như Ngài đã phán, và vì ngươi
ước ao ăn thịt, nên nói: Tôi muốn ăn thịt! thì khá tùy ý ăn lấy. Nếu chỗ mà
Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi đã chọn đặng đặt danh, Ngài cách xa ngươi, ngươi
được giết bò hay chiên mà Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi ban cho ngươi, y như ta
dặn; rồi tùy ý ngươi muốn, ăn lấy nó trong thành mình. Phải ăn thịt ấy như ăn
con hoàng dương và con nai đực; vô luận người bị ô uế hay là người tinh sạch
cũng đều ăn cả. Song phải giữ mình, chớ ăn huyết; vì huyết là sự sống, nên chớ
ăn thịt luôn với sự sống. Ngươi chớ ăn huyết: phải đổ nó trên đất như nước.
Đừng ăn huyết, hầu ngươi và con cháu ngươi được phước, ... phải đem nó theo
mình đến nơi Đức Giêhôva đã chọn, dâng thịt và huyết nó làm của lễ thiêu trên
bàn thờ của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi; còn huyết các con sinh khác, thì phải
đổ trên bàn thờ của Giêhôva Đức Chúa Trời ngươi, đoạn mới ăn thịt nó....”
I Samuên
2: “... Các thầy tế lễ
thường đãi dân sự như vầy: Phàm khi có ai dâng của lễ, thì tôi tớ thầy tế lễ
đến lúc người ta nấu thịt, tay cầm chĩa ba, chích vào hoặc trong cái vạc, cái
chảo, cái nồi, hay là trong chảo nhỏ. Hễ món nào dính chĩa ba, thì thầy tế lễ
bèn lấy. Đó là cách họ đối với hết thảy dân Ysơraên đến Silô.
.... Lại
trước khi xông mỡ, kẻ tôi tớ thầy tế lễ cũng đến nói cùng người dâng của lễ
rằng: Hãy đưa thịt để nướng cho thầy tế lễ; người không nhậm thịt luộc của
ngươi, nhưng chỉ nhậm thịt sống mà thôi. Ví bằng người đó đáp rằng; Người ta sẽ
xông mỡ, kế sau sẽ lấy phần chi đẹp ý ngươi, thì kẻ tôi tớ đó nói: Không, người
phải cho tức thì, bằng không, ta sẽ giựt lấy.....”
[40]
Biblical Judaism (thế kỷ 20–4 TCN)
[41] Henrik
Johan Ibsen (1828-1906): nhà thơ, nhà viết kịch người Norway.
[42]
[Olivia Lang, ‘Hindu Sacrifice of 250,000 Animals Begins’, Guardian, 24
November 2009, accessed 21 December 2014, http://www.theguardian.com/world/2009/nov/24/hindu-sacrifice-gadhimai-festival-nepal.]
[43]
[Benjamin R. Foster (ed.), The Epic of Gilgamesh (New York, London: W.
W. Norton, 2001), 90.]
[44]
lễ thiêu (burnt offering): trong đạo Juda, lần đầu tiên được kể ở đây trong truyện kể tạ ơn của Noah.
Như một lễ
cúng tạ Gót, một lễ thiêu thì con vật đươc đốt sạch hoàn toàn trên bàn thờ. Một
lễ hiến sinh (cũng giết những con vật còn sống) thì chỉ đốt một phần, và hầu
hết phần còn lại được đem ăn chung, trong một bữa ăn hiến sinh, để được ‘hợp nhất’ với Gót (gọi là ‘hiệp
thông’).
[45] Sáng
Thế 8: “Nôê lập một bàn thờ cho Đức Giêhôva. Người bắt các súc vật thanh
sạch, các loài chim thanh sạch, bày của lễ thiêu dâng lên bàn thờ. Đức Giêhôva
hưởng lấy mùi thơm và nghĩ thầm rằng: Ta chẳng vì loài người mà rủa sả đất nữa,
... ta cũng sẽ chẳng hành các vật sống như ta đã làm. .... ta lập giao ước cùng
các ngươi, và các loài xác thịt chẳng bao giờ lại bị nước lụt hủy diệt, và cũng
chẳng có nước lụt để hủy hoại đất nữa.”
[46]
[Noah J. Cohen, Tsa’ar Ba’ale Hayim: Prevention of Cruelty to Animals: Its
Bases, Development and Legislation in Hebrew Literature (Jerusalem and New
York: Feldheim Publishers, 1976); Roberta Kalechofsky, Judaism and Animal
Rights: Classical and Contemporary Responses (Marblehead: Micah Publications,
1992); Dan Cohen-Sherbok, ‘Hope for the Animal Kingdom: A Jewish Vision’, in A
Communion of Subjects: Animals in Religion, Science and Ethics, ed.
Kimberley Patton and Paul Waldau (New York: Columbia University Press, 2006),
81–90; Ze’ev Levi, ‘Ethical Issues of Animal Welfare in Jewish Thought’, in Judaism
and Environmental Ethics: A Reader, ed. Martin D. Yaffe (Plymouth:
Lexington, 2001), 321– 32; Norm Phelps, The Dominion of Love: Animal Rights
According to the Bible (New York: Lantern Books, 2002); David Sears, The
Vision of Eden: Animal Welfare and Vegetarianism in Jewish Law Mysticism
(Spring Valley: Orot, 2003); Nosson Slifkin, Man and Beast: Our
Relationships with Animals in Jewish Law and Thought (New York: Lambda,
2006)]
[47] Rabbinical
Judaism
[48]
[Talmud Bavli, Bava Metzia, 85:71.]
[49]
[Christopher Chapple, Nonviolence to Animals, Earth and Self in Asian
Traditions (New York: State University of New York Press, 1993); Panchor
Prime, Hinduism and Ecology: Seeds of Truth (London: Cassell, 1992); Christopher
Key Chapple, ‘The Living Cosmos of Jainism: A Traditional Science Grounded in
Environmental Ethics’, Daedalus 130:4 (2001), 207–24; Norm Phelps, The Great
Compassion: Buddhism and Animal Rights (New York: Lantern Books, 2004);
Damien Keown, Buddhist Ethics: A Very Short Introduction (Oxford: Oxford
University Press, 2005), ch. 3; Kimberley Patton and Paul Waldau (eds), A
Communion of Subjects: Animals in Religion, Science and Ethics (New York:
Columbia University Press, 2006), esp. 179–250; Pragati Sahni, Environmental
Ethics in Buddhism: A Virtues Approach (New York: Routledge, 2008); Lisa
Kemmerer and Anthony J. Nocella II (eds), Call to Compassion: Reflections on
Animal Advocacy from the World’s Religions (New York: Lantern, 2011), esp.
15–103; Lisa Kemmerer, Animals and World Religions (Oxford: Oxford University
Press, 2012), esp. 56–126; Irina Aristarkhova, ‘Thou Shall Not Harm All Living
Beings: Feminism, Jainism and Animals’, Hypatia 27:3 (2012), 636–50; Eva de
Clercq, ‘Karman and Compassion: Animals in the Jain Universal History’, Religions
of South Asia 7 (2013), 141–57.]
[50] [Naveh, ‘Changes in the Perception of
Animals and Plants’, 11.]