Wednesday, May 11, 2016

Plato – Theaetetus (4)


Theaetetus
(Theaetetōs)

Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)









[169a]
Theodorus: Socrates, không là điều dễ dàng để một ai là người đã ngồi xuống cạnh bạn rồi từ chối, không nói chuyện. Đó đã tất cả là vô lý lúc nãy đây, khi tôi đã giả vờ rằng bạn sẽ để cho tôi mặc áo khoác của tôi, và không dùng đến ép buộc như những người Sparta. Khác xa với thế, đối với tôi, bạn xem dường có hướng nghiêng sang những phương pháp của Sciron. [1] Những người Sparta bảo một người, hoặc cởi bỏ quần áo, hoặc xéo đi khỏi; nhưng bạn xem có vẻ thà đóng vai trò của Antaeus. [2] Bạn không để một bất kỳ người đến nào được đi, cho đến khi bạn buộc người ấy phải bỏ quần áo và vật lộn gay go với bạn trong một cuộc tranh luận.
Socrates: Đó, Theodorus, là một so sánh rất khéo để mô tả chuyện gì không biết xảy ra với tôi đây. Nhưng tôi thì nhiều phần giống một kẻ ác ôn đam mê thực tập hơn là Sciron và Antaeus. Tôi đã chạm trán với nhiều và nhiều một Heracles và Theseus trong thời tuổi trẻ của tôi, những người hùng mạnh phi thường trong lời nói; và họ cũng đã đánh tôi nhừ tử. Nhưng với tất cả thế, tôi vẫn không rút lui khỏi lĩnh vực này, có một thèm muốn ghê gớm đã xảy ra với tôi vì những thực tập này. Bạn phải đừng có hậm hực tôi điều này, không nên; nhưng hãy thử một đọ sức với tôi, và cả hai chúng ta sẽ đều là tốt hơn.
Theodorus: Được rồi. Tôi thôi không phản kháng; hãy đem tôi cùng bạn đến nơi nào bạn thích. Trong trường hợp nào đi nữa, tôi thấy, tôi phải kham chịu với số phận bạn quay chọn cho tôi, và tùng phục sự tra vấn của bạn. Tuy nhiên, tôi sẽ không có khả năng buông bỏ chính tôi vào tay bạn,vượt quá những điểm bạn đã đề nghị.
Socrates: Ngay cả thế cũng đủ. Bây giờ có một loại sai lầm tôi muốn bạn phải đặc biệt đề phòng chống lại, cụ thể đó là chúng ta không để vô ý trượt vào trong một vài hình thức trẻ con của tranh luận. Chúng ta không muốn bị chê trách coi thường vì sự việc này lần nữa.
Theodorus: Tôi sẽ làm hết sức mình, tôi hứa với bạn.

Socrates: Điều đầu tiên, sau đó, là để giải quyết vẫn cùng một điểm mà chúng ta đã đang đối ứng với trước đây. Chúng ta đã đang làm một phàn nàn. Bây giờ chúng ta hãy xem liệu chúng ta đã đúng hay sai, trong chủ trương nó là một khiếm khuyết trong lý thuyết này, rằng nó làm mọi người thì độc lập, đầy đủ tự mình trong khôn ngoan, không phải nhờ ai khác; và không biết chúng ta đã đúng hay sai khi chúng ta làm cho Protagoras thừa nhận rằng một vài người thì cao vượt trên những người khác, trong những câu hỏi về tốt hơn và tệ hơn, những người với tư cách “khôn ngoan” này. Bạn có đồng ý?
Theodorus: Vâng.
Socrates: Nó sẽ là một vấn đề khác biệt, nếu Protagoras đã có mặt ở đây bằng xương thịt, và đã đồng ý với chúng ta, thay vì chúng ta đã thực hiện hiện sự nhượng bộ này thay mặt cho ông trong nỗ lực của chúng ta để giúp ông. Trong trường hợp đó, có thể sẽ không cần thiết để nêu câu hỏi này một lần nữa và để soát lại nó cho chắc chắn. Trong những trường hợp, tuy nhiên, điều có thể quyết định được rằng chúng ta không có thẩm quyền thay mặt cho ông, và vì vậy là điều đáng mong muốn chúng ta nên đi đến một thỏa thuận rõ ràng hơn ở điểm này; vì nó gây khác biệt không nhỏ nếu việc này là như thế hay không.
Theodorus: Đúng.
Socrates: Vậy thì đừng để chúng ta có được sự nhượng bộ này qua bất kỳ một ai khác. Chúng ta hãy theo con đường ngắn nhất, một kháng cáo với tuyên bố của ông ta.
Theodorus: Cách nào?
Socrates: Theo cách này. Ông ấy nói, không phải sao, rằng những sự vật việc cho mọi người là những gì chúng xem dường là với người ấy?
Theodorus: Vâng, đó là những gì ông ấy nói.
Socrates: Tốt, sau đó, Protagoras, chúng ta cũng đang trình bày những phán đoán của của một người – Tôi có lẽ cũng có thể nói, của tất cả những người – khi chúng ta nói rằng không có ai trên thế giới là người không tin rằng trong một vài vấn đề, ông ta thì khôn ngoan hơn những người khác; trong khi trong những vấn đề khác, họ khôn ngoan hơn ông ta. Trong những trường hợp khẩn cấp – nếu không trong thời điểm khác – bạn trông thấy tin tưởng này. Khi họ lâm cảnh cùng quẫn, trên chiến trường, hoặc bị đau ốm, hoặc trong một cơn bão trên biển, tất cả mọi người quay sang những người lãnh đạo của họ trong mỗi lĩnh vực, như với những vị gót và trông mong vào họ để được cứu vớt, vì họ thì vượt cao trên những người khác đúng chỉ trong một điều này – sự hiểu biết. Và bất cứ chỗ nào diễn ra đời sống và công việc của con người, bạn tìm thấy khắp mọi nơi, những người tìm kiếm những người dạy học và những bậc thầy tinh thông, cho bản thân họ, và cho những sinh vật khác, và cho sự hướng dẫn của tất cả những công việc của con người. Bạn cũng tìm thấy những người tin rằng họ có khả năng để giảng dạy và để nhận làm dẫn đầu. Trong tất cả những trường hợp này, chúng ta có thể nói gì khác, ngoại trừ rằng những con người quả thực tin tưởng vào sự có mặt của cả trí tuệ khôn ngoan và sự thiếu hiểu biết giữa chính họ?
Theodorus: Không thể có kết luận khác.
Socrates: Và họ tin rằng sự khôn ngoan là suy nghĩ đúng thực? Trong khi sự thiếu hiểu biết là một vấn đề của phán đoán sai lầm?
Theodorus: Vâng, tất nhiên.
Socrates: Vậy thì, Protagoras, sau đó chúng ta sẽ giải thích gì về lập luận của ông? Có phải chúng ta sẽ nói rằng tất cả con người, trong mỗi cơ hội, phán đoán gì đều đúng thật? Hay rằng họ phán đoán đôi khi đúng thực và đôi khi sai lầm? Cho dù chúng ta nói gì đi nữa, nó đều đi đến cùng một điều giống nhau, cụ thể là, rằng con người không phải luôn luôn phán đoán gì cũng đúng sự thật; rằng những phán đoán của con người là vừa có cả đúng lẫn sai. Để suy nghĩ, Theodorus. Bạn làm ơn, có bất kỳ một ai trong học phái của Protagoras là sẵn sàng để đồng ý rằng không ai từng bao giờ nghĩ người hàng xóm của mình là thiếu hiểu biết, hoặc phán đoán sai lầm?
Theodorus: Không, đó không phải là một điều người ta có thể tin được, Socrates.
Socrates: Ấy thế, nhưng đó là hướng tới điều này mà lý thuyết của chúng ta đã được thúc đẩy – lý thuyết này rằng con người là thước đo của tất cả sự vật việc.
Theodorus: Thế là sao?
Socrates: Vâng, giả dụ rằng bạn đi đến một quyết định trong não thức của bạn, và sau đó phát biểu một phán đoán về một gì đó với tôi. Chúng ta hãy thừa nhận với Protagoras rằng phán đoán của bạn thì đúng cho bạn. Nhưng không phải là điều có thể rằng phần còn lại của chúng ta có thể phê bình phán đoán của bạn? Có phải chúng ta luôn luôn đồng ý rằng phán đoán của bạn thì đúng? Hay có phải ở đó nổi lên chống lại bạn, tất cả mọi lần, một đội quân đông đảo gồm những cá nhân là người nghĩ điều ngược lại, người chủ trương rằng những quyết định của bạn và suy nghĩ của bạn là sai lầm?
Theodorus: Có trời cao xanh kia biết chắc về họ, Socrates, trong “hàng ngàn và hàng chục ngàn” của họ, như Homer nói, [3] và đem cho tôi tất cả rắc rối khó khăn vốn là có thể có được với con người.
Socrates: Sau đó bạn có muốn chúng ta nói rằng bạn phán đoán những gì khi đó là đúng cho chính bạn, nhưng sai cho hàng chục ngàn người?
Theodorus: Có vẻ như đó là những gì chúng ta phải nói, theo với lý thuyết, dù mức độ nào.

Socrates: Và còn chính Protagoras thì sao? Có phải ông phải không nói điều này, rằng giả định chính ông tự bản thân đã không tin rằng con người là thước đo, hơn số đông của người ta nữa (người thực sự không tin vào nó), khi đó Sự Thật này vốn ông đã viết thì đúng với không một ai cả? Mặt khác, giả sử ông tin nó tự bản thân ông, nhưng đa số người ta đều không đồng ý với ông; khi đó bạn thấy – để nói trước hết – càng nhiều những ai với họ nó xem dường không là sự thật, vượt hẳn con số những ai với họ nó xem dường là sự thật, càng quá nhiều như thế nó thì không đúng hơn nó thì đúng?
Theodorus: Đó phải là thế, nếu nó sẽ là đúng hay không đúng theo như phán đoán mỗi cá nhân.
Socrates: Thứ hai, nó có tính chất tinh tế đặc biệt nhất này: Protagoras thú nhận, tôi đoán chừng, rằng ý kiến trái ngược về quan điểm riêng của ông (nói cụ thể, rằng nó thì sai) phải là đúng thật, sau khi thấy ông đồng ý rằng tất cả những gì mọi người phán đoán là (đúng với họ). 
Theodorus: Không tránh được,
Socrates: Và trong sự thừa nhận sự đúng thực của ý kiến của những người nghĩ rằng ông ta sai, ông ta thực sự thừa nhận sự không đúng của quan điểm của riêng mình?
Theodorus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Nhưng về phần của họ, những người khác, họ không thừa nhận rằng họ sai?
Theodorus: Không.
Socrates: Nhưng Protagoras lại thừa nhận phán đoán này là đúng, theo như học thuyết đã viết của ông?
Theodorus: Nó hiện ra như thế.
Socrates: Điều sẽ được tranh cãi, sau đó, bởi tất cả mọi người, bắt đầu với Protagoras – hay đúng hơn, nó sẽ được thừa nhận bởi ông, khi ông đồng ý ban cho mỗi cá nhân là người mâu thuẫn với ông rằng người ấy phán đoán đúng thực – khi người ấy làm thế, ngay cả chính Protagoras sẽ được đồng ý ban cho rằng không phải một con chó, cũng chẳng phải “người ngoài đường phố” là thước đo gì hết tất cả của bất cứ sự vật việc gì vốn người ấy đã không học biết. Phải vậy không?
Theodorus: Nó là như vậy.
Socrates: Sau đó, vì nó thì được tranh cãi bởi tất cả mọi người, Sự Thật của Protagoras thì không đúng với bất kỳ một ai cả, không đúng ngay cả với chính ông ta?
Theodorus: Socrates, chúng ta đang xét duyệt người bạn tôi quá khó khăn.

Socrates: Nhưng rõ ràng, Theodorus thân yêu của tôi, hoàn toàn không phải rằng chúng ta đang chệch khỏi con đường đi đúng. Thế nên, có nhiều phần rằng Protagoras, lớn tuổi hơn chúng ta, thì thực sự cũng khôn ngoan hơn chúng ta; và nếu từ dưới ông đã chồi đầu lên đến ngang mức cổ ông, đúng ngay chỗ chúng ta ở đây, với tất cả khả năng xảy ra đúng thật, ông sẽ kết tội tôi trên hai mươi lần về nói điều vô nghĩa, và vạch tội bạn vì đồng ý với tôi, trước khi ông vội vàng lặn biến đi mất lần nữa. Nhưng chúng ta phải giữ lấy chính chúng ta như chúng ta là, tôi giả định, và cứ tiếp tục nói những sự vật việc vốn chúng xem dường hiện ra với chúng ta. Tại thời điểm này, khi đó, có phải không, chúng ta vẫn phải cho rằng bất kỳ người nào cũng sẽ thừa nhận ít nhất điều này, rằng một vài người thì khôn ngoan hơn những đồng bạn của họ và có những người khác thì kém hiểu biết hơn?
Theodorus: Có vẻ như thế với tôi, dẫu mức nào.
Socrates: Chúng ta cũng có thể nêu lên rằng lý thuyết sẽ đứng vững, thành công nhất trong vị trí mà chúng ta đã phác thảo cho nó, trong nỗ lực chúng ta mang giúp đỡ đến Protagoras. Tôi có ý nói đến vị trí rằng hầu hết mọi sự vật việc với mỗi cá nhân là những gì chúng xem dường hiện ra với người ấy; Thí dụ, ấm, khô, ngọt và tất cả loại này của sự việc. Nhưng nếu lý thuyết sẽ chấp nhận rằng có bất kỳ một lĩnh vực nào, trong đó một người thì vượt cao trên một người khác, điều có thể là có lẽ sẵn sàng để đồng ý thuận cho nó trong câu hỏi về những gì là tốt hay xấu cho sức khỏe của một người. Ở đây có thể cũng phải chấp nhận rằng không phải là điều đúng rằng mọi sinh vật – phụ nữ hoặc trẻ em hoặc ngay cả thú vật – thì có khả năng để nhận biết những gì là tốt cho nó, và để chữa lành bệnh tật của riêng nó; rằng ở chỗ này, nếu có bất kỳ chỗ nào, một cá nhân thì tốt hơn một cá nhân khác. Bạn có đồng ý?
Theodorus: Vâng, có vẻ như vậy với tôi.
Socrates: Sau đó, xem xét những vấn đề chính trị. Một số trong số này là những câu hỏi về những gì có thể hay không có thể được thực hiện một cách thích hợp, về công chính và bất công, về kính tín và không kính tín; và ở đây lý thuyết có thể được sẵn sàng để chủ trương rằng bất cứ quan điểm nào một thành phố tiến hành về những vấn đề này và thiết lập như pháp luật hay quy ước của nó, là sự thật và thực tại cho thành phố đó. Trong những vấn đề loại giống như vậy, không bất kỳ cá nhân cũng không thành phố nào có thể tuyên xưng có khôn ngoan vượt trội. Nhưng khi nó là một vấn đề về đặt xuống những gì là cho lợi ích của nhà nước và những gì là không, vấn đề thì mới là khác nhau. Lý thuyết sẽ một lần nữa chấp nhận rằng ở đây, nếu có bất kỳ chỗ nào, một luật sư cố vấn thì tốt hơn một luật sư cố vấn khác; ở đây quyết định của một thành phố có thể là trong nhiều thuận hợp với sự thật hơn của một thành phố khác. Điều chắc chắn sẽ không có sự liều lĩnh để khẳng định rằng khi một thành phố quyết định rằng một sự vật việc nào đó là cho lợi ích của riêng chính nó, sự vật việc đó sẽ không hoài nghi thành ra là cho lợi ích của nó. Đó là trong những câu hỏi khác này tôi đang nói đến – công chính và không công chính, kính tín và không kính tín – rằng con người sẵn sàng để nhấn mạnh rằng không một nào trong những sự vật việc này, tự bản chất, có bất kỳ một sự–có (hiện hữu) nào của riêng nó; về phương diện của những điều này, họ nói, những gì xem dường có vẻ có chung với mọi người như vậy là đúng thực, ở thời điểm khi nó có vẻ như vậy và cho đến chừng nào nó xem dường có vẻ như vậy. Và ngay cả với những ai là người không sẵn sàng đi tất cả, đến trọn đường với Protagoras cũng nhận có vài khôn ngoan trong một quan điểm loại giống như vậy [4]. Nhưng tôi thấy, Theodorus, rằng chúng ta đang trở nên dính líu vào một thảo luận lớn rộng hơn, nổi lên từ một thảo luận nhỏ hẹp hơn.

3.4 Ra Ngoài đề: [172c1–177b7]

Theodorus: Vâng, chúng ta có rất nhiều thời giờ, không phải sao, Socrates?
Socrates: Chúng ta xem dường có vẻ ... Nhận xét đó của bạn, bạn tôi ơi, nhắc tôi về một ý tưởng vốn đã thường xuyên xảy ra với tôi trước đây – Điều tự nhiên làm sao rằng những người là người đã dành một phần lớn đời họ trong nghiên cứu triết học lại làm chính họ thành những kẻ ngu dại khi họ xuất hiện như những diễn giả trong những tòa án.
Theodorus: Bây giờ, ông nói thế có ý gì?
Socrates: Vâng, hãy nhìn người là kẻ đã vẫn từng lăn lộn trong những tòa án và những nơi giống như vậy từ khi còn là một cậu bé; và so sánh cậu với người trưởng thành trong triết học, trong đời sống của một sinh viên. Nó chắc chắn giống như so sánh việc nuôi dạy một nô lệ với của một con người tự do.
Theodorus: Bây giờ, như thế là sao?
Socrates: Vì một con người luôn có những gì bạn vừa mới nói bây giờ – rất nhiều thời giờ. Khi ông ta nói chuyện, ông ấy nói trong hoà hoãn và trầm tĩnh, và thời gian của ông là của riêng ông. Nó là như vậy với chúng ta bây giờ: ở đây chúng ta đang bắt đầu cuộc thảo luận mới thứ ba của chúng ta; và ông ta cũng có thể làm như vậy, nếu ông ấy thì giống như chúng ta, và thích hơn với người mới đến cùng câu hỏi sẵn sàng. Nó không là vấn đề với những người như vậy nếu như họ nói chuyện hết một ngày hay một năm, chưa kể chẳng có lý do nào khác ngoài việc bất ngờ nếu nghĩ đến được gì đó vốn nó là (đúng thật). Nhưng người kia – con người của những toà án – thì luôn luôn vội vàng khi ông ta nói chuyện; ông phải nói chuyện với một con mắt dán trên đồng hồ. Bên cạnh đó, ông ta không thể nói bài phát biểu của mình về bất kỳ chủ đề nào ông thích; ông có đối thù của mình đứng gần để dò chừng ông, trang bị với những khả năng do luật pháp đòi hỏi và với những bản khai có tuyên thệ, được đọc ra từng điểm một khi ông tiến hành, và phải được người nói tuân giữ chặt chẽ. Nói chuyện luôn luôn là về một gã nô lệ, và được trình bày với một người chủ, người ngồi đó nắm giữ trong tay vài kiện cáo hoặc gì khác. Và cuộc đấu tranh thì không bao giờ là một vấn đề dửng dưng không quan trọng; nó luôn luôn liên quan trực tiếp đến người nói, và đôi khi sự sống chính nó bị đe dọa.
Những điều kiện loại giống vậy làm ông ta thành hăm hở và căng thẳng thần kinh, cao tay trong xu nịnh người chủ và tiến thân theo cách của mình vào trong được thiên vị nâng đỡ; nhưng gây cho hồn người của ông ta thành nhỏ và cong. Sớm nô dịch tùng phục của ông ngăn cản ông làm một tăng trưởng thẳng thắn, tự do; nó đẩy ông vào phải làm những việc quanh co, bằng cách áp đặt những nguy hiểm và những hoang mang lo ngại trên một hồn người vẫn còn mềm mỏng dịu dàng. Ông không thể đáp ứng những điều này bằng lẽ phải và thói quen thành thực, và vì vậy quay sang dựa vào dối trá và vào chính sách vay một sai lầm này trả cho một sai lầm khác; như thế ông liên tục bị bẻ cong và bóp méo, và cuối cùng lớn lên vào tuổi trưởng thành với một não thức không có gì lành mạnh trong đó, sau khi bây giờ trở thành – trong mắt nhìn của chính ông – một người có khả năng và trí tuệ.
Có đó là con người thực tiễn của bạn, Theodorus. Thế còn đặt định của riêng bạn là gì? Bạn có muốn chúng ta làm một duyệt xét lại chúng, hay chúng ta sẽ để chúng đấy, và trở về với lập luận? Chúng ta không muốn lạm dụng tự do này để thay đổi chủ đề của chúng ta mà chúng ta đã đang nói đến lúc này.

Theodorus: Không, không, Socrates. Chúng ta hãy duyệt xét lại những triết gia. Những gì bạn vừa nói bây giờ thì hoàn toàn đúng; chúng ta, những người di chuyển trong những vòng tròn loại giống như vậy, không phải là những đầy tớ, nhưng những người làm chủ của những thảo luận của chúng ta. Những luận chứng của chúng ta là của riêng chúng ta, giống như những nô lệ; mỗi chúng phải phục dịch chúng ta, cho đến khi nào xong xuôi khi ấy nếu chúng ta nghĩ là thuận hợp. Chúng ta không có đoàn bồi thẩm, và không có khán giả (như những nhà viết kịch thơ), ngồi vào xem để điều khiển chúng ta, sẵn sàng để phê bình và cho những mệnh lệnh.

Socrates: Rất tốt, sau đó; chúng ta phải xem xét lại chúng, xem dường là thế, vì bạn đã chọn quyết định của bạn. Nhưng chúng ta hãy tự giới hạn chúng ta vào những người dẫn đầu; tại sao phải vướng bận vào những mẫu phẩm hạng nhì? Để bắt đầu, sau đó, triết gia lớn lên mà không biết đường đi đến khu chợ (của thành phố), hoặc xa gần chỗ nào là những tòa án, hay những phòng hội đồng, hay bất cứ chỗ hội họp công cộng nào khác. Luật, nghị định, công bố bằng truyền khẩu hoặc văn bản, đều là những thứ ông không bao giờ nhìn thấy hoặc nghe thấy. Những giằng co tranh dành của những bè phái chính trị với chức vụ công quyền; những hội họp xã giao, những dịp mời ăn tối, những tiệc rượu thù tạc có nữ công thổi sáo giúp vui – những việc làm loại như vậy không bao giờ nhập vào đầu của ông, dẫu trong một giấc mơ. Vì vậy, với những câu hỏi về thân thế – nếu một người đồng hương là sinh ra từ dòng dõi quyền quí hay tầm thường dân dã, hay người ấy có thừa hưởng một vài vết nhơ từ tổ tiên mình, nam hay nữ, – ông không có thêm ý tưởng nào hơn ông biết số lon nếu đem biển ra đong được bao nhiêu, như người ta thường nói. Và trong tất cả những vấn đề này, ông không biết ngay cả rằng ông không biết; vì ông không tự giữ mình cô lẻ, lánh xa khỏi đám đông để lấy danh tiếng, nhưng vì nó là trong thực tế chỉ có thể xác ông sống và ngủ trong thành phố. Não thức của ông, đã đi đến kết luận rằng tất cả những sự vật việc này hoặc là có ít, hoặc là không có gì đáng phán đoán lưu tâm, hắt hủi vất bỏ chúng, và theo đuổi con đường có cánh bay của não thức, như Pindar nói, biết, [5] suốt vũ trụ từ đầu đến cuối, “trong những sâu thẳm dưới đất” và làm hình học đo đạc bề mặt của nó, và “trong những tầm cao trên vòm trời” làm thiên văn học; ở trên trời; và theo dõi để tìm ra bằng mọi con đường toàn thể bản chất của mỗi toàn bộ giữa những sự vật việc vốn chúng là có, và không bao giờ nhún nhường hạ mình xuống với những gì nằm ở tầm tay.
Theodorus: Ý bạn là gì khi nói thế, Socrates?
Socrates: Vâng, đây là một thí dụ cụ thể: Người ta nói Thales đã đang nghiên cứu những vì sao, Theodorus, và đang ngẩng nhìn lên cao, khi ông ngã xuống một giếng nước; và một cô tớ gái thông minh dí dỏm người Thrace đã khôi hài về ông, cô nói, vì ông điên dại mênh mang muốn biết về những gì cao tít trên trời nhưng thất bại khi không thấy được những gì ở phía trước và ngay dưới chân ông. Cùng một khôi hài áp dụng cho tất cả những ai dành trọn đời mình trong triết học. Điều thực sự là sự thật rằng triết gia thất bại không nhìn thấy hàng xóm của mình; ông không chỉ không ghi nhận người ấy đang làm gì; ông hầu như không biết tí gì về người ấy, không biết đó là một con người hay một loại sinh vật nào đó khác. Câu hỏi ông đặt là, Con Người là gì? Những hành động gì và đam mê nào thuộc về đúng với bản chất con người, và phân biệt nó với tất cả những sinh vật khác? Đây là những gì ông muốn biết và tự mình quan tâm để nghiên cứu. Bạn thấy những gì tôi muốn nói, Theodorus, phải không bạn?
Theodorus: Vâng, và những gì bạn nói thì đúng thực.

Socrates: Điều này giải thích, bạn tôi ơi, cho hành vi của một người loại như vậy khi ông đi vào tiếp xúc với những đồng loại của mình, hoặc trong riêng tư với những cá nhân, hoặc trong công vụ với cộng đồng, như tôi đã nói lúc đầu. Bất cứ khi nào ông bị bắt buộc, trong một tòa án hoặc nơi nào khác, để thảo luận về những sự vật việc vốn nằm dưới chân và trước mắt mình, ông gây ra màn giả trí không chỉ cho cô tớ gái người Thrace nhưng cho cả bầy đàn chung, bởi sự vấp ngã xuống giếng và xuống mọi thứ khó khăn do ông thiếu kinh nghiệm. Vụng về của ông thì thật tệ hại, và gây được tiếng tăm ngốc ngếch đần độn cho ông. Trong những dịp khi đầu đề trò chuyện là tai tiếng bê bối cá nhân, ông không bao giờ có bất cứ gì tự riêng mình đem đóng góp; ông không biết gì về nguyên nhân thiệt hại của bất cứ ai, không bao giờ chú ý đến vấn đề này – một sự thiếu hành động thủ đoạn làm ông trông rất buồn cười. Và lại nữa, khi những khen ngợi thì dàn xếp theo thứ tự, và tự tán dương, sự thích thú hiển nhiên của ông ta – vốn hoàn toàn không có nghĩa là một điệu bộ giả tạo, nhưng hoàn toàn chân thực – được coi là ngu ngốc. Khi ông nghe những tán tụng một bạo chúa hay một ông vua được hát lên, điều đó nghe với tai ông như thể nếu có một vài chủ trại chăn nuôi đang được chúc mừng – một vài người chăn lợn, hay cừu, hay bò vốn cho ông ta nhiều sữa; chỉ có điều ông nghĩ rằng những người cai trị có một con vật nhiều khó khăn và gian trá nguy hiểm hơn để nuôi và lấy sữa, và rằng một người như vậy, vì không có thời gian rảnh rỗi, thì buộc để trở thành khá thô lỗ và không văn hoá như người chủ trại chăn nuôi; vì lâu đài của một người thì cũng giống nhiều như một nhà tù như núi chặn những gia súc kia. Khi ông nghe nói chuyện đất cát – rằng người đó tên đó, có một bất động sản hàng vạn hecta trở lên, và những gì là một bất động sản lớn đó, nghe với ông như một mảnh đất cỏn con, được dùng như ông để hình dung toàn bộ trái đất. Khi những đồng hành của ông trở nên lấy vần điệu để diễn tả về chủ đề những gia đình lớn, và thình lình lớn tiếng về giòng máu cao quý của một ai là người có thể trỏ ra được đến bảy tổ tiên giàu có, ông nghĩ rằng lời khen ngợi loại như vậy đến từ một cái nhìn mờ tối và hạn hẹp, một sự thiếu khả năng, qua sự thiếu giáo dục, để có lấy một cái nhìn ổn định về toàn bộ, và để tính toán rằng mỗi người đơn lẻ nhận có vô số tổ tiên, gần và xa, trong số những người ấy cũng sẽ tìm thấy, trong mọi trường hợp, những người giàu có và những kẻ ăn mày, những vua chúa và những nô lệ, người Greek và người nước ngoài, đến hàng ngàn. Khi những người tự hào chính họ có một giòng dõi hai mươi lăm đời tổ tiên, và truy ngược gốc gác của họ về đến tận Heracles, con trai của Amphitryon, với ông ta những người này như nhận có một sự quan tâm tò mò trong những chuyện vặt vãnh. Về phần tổ tiên đời thứ hai mươi lăm đời của Amphitryon, những gì ông ta có thể đã là thì chỉ đơn thuần là một chuyện may mắn, và cũng lại tương tự với đời thứ năm mươi trước ông này. Thật là hết sức buồn cười phi lý, ông nghĩ, rằng không có khả năng để nghĩ ra việc ấy, và tống khứ đi được lỗ hổng hợm mình của một đầu óc ngớ ngẩn.
Trong tất cả những trường hợp này, bạn thấy đó, triết gia là đối tượng của sự chế nhạo nói chung, phần vì những gì nhiều người thích nhận là phong cách ứng xử vượt trội của mình, và phần vì sự thiếu hiểu biết liên tục của ông ta, và thiếu thủ đoạn trong việc đối phó với điều hiển nhiên.
Theodorus: Những gì bạn nói mô tả chính xác những gì thực xảy ra, Socrates.
Socrates: Nhưng cân nhắc để ý đến những gì xảy ra, bạn tôi ơi, khi đến phiên ông ta lôi kéo một người nào đó lên một mức độ cao hơn, và chuyển hoá người này phải bỏ những câu hỏi thuộc loại “bất công của tôi với bạn, hay của bạn với tôi” cho một khảo sát về chính tự thân công lý và bất công – chúng là gì, và chúng khác nhau thế nào với tất cả mọi thứ khác và với lẫn nhau; hoặc lại nữa, khi ông khiến người ấy rời bỏ những câu hỏi loại như “Không biết nếu một nhà vua có nhiều vàng thì có hạnh phúc không?” cho một điều tra về vương quyền, và về hạnh phúc và đau khổ của con người nói chung – hai điều này là gì, và đối với một con người, đâu là phương pháp thích hợp mà qua đó người ta có thể nhận được điều này và tránh được điều kia. Khi nó là một giải thích về những vấn đề giống như tất cả những điều này, đó là đòi hỏi cho người bạn của chúng ta với đầu óc pháp luật, sắc bén, đầy chi tiết, tình trạng thì đảo ngược; đầu của ông bơi, đã treo ở độ cao như vậy, khi ông nhìn chằm chằm xuống từ vị trí của ông trong những đám mây; lúng túng bởi kinh nghiệm khác thường, ông không biết tiếp theo phải làm gì, và chỉ có thể lắp bắp khi ông nói. Và đó thì gây thành trò cười giải trí lớn, không với cô tớ gái người Thrace, hay bất kỳ một người thất học nào khác – họ không nhìn thấy những gì đang xảy ra – nhưng với tất cả những người đã không được nuôi dưỡng trưởng thành như những nô lệ.
Có đây là hai loại, Theodorus. Có một loại là người đã được nuôi dưỡng trưởng thành trong tự do đích thực và thong thả nhàn nhã, người mà bạn gọi là một triết gia; một người mà với người ấy không phải là điều hổ thẹn để xuất hiện đơn giản và vô dụng, không dùng được vào việc gì cả, khi người ấy phải đối mặt với những công việc phục dịch tầm thường, thí dụ, khi ông ta không biết làm thế nào để sửa soạn gối mền cho một giường ngủ, hoặc làm thế nào cho nước sốt ngọt hơn, hoặc cho lời tâng bốc ngọt thêm. Sau đó, bạn có loại kia, con người là người sắc sảo và thông minh trong việc làm tất cả những công việc này, nhưng không biết làm thế nào để khởi tấu một bài hát khi đến phiên mình, giống như một người tự do, hoặc làm thế nào để lên những dây đàn của bài nói chuyện thông thường để vừa vặn với sự ca ngợi đời sống của những vị gót và của hạnh phúc giữa con người.
[176a]
Theodorus: Socrates, nếu những lời nói của bạn thuyết phục được tất cả mọi người như chúng thuyết phục tôi, sẽ có hòa bình nhiều hơn và xấu ác ít hơn trên trái đất.
Socrates: Nhưng đó là điều không thể, Theodorus, rằng cái ác sẽ bị hủy diệt – vì luôn luôn phải có một gì đó trái ngược với cái tốt lành; cũng không phải là điều có thể là nó sẽ có chỗ ngồi của nó giữa những vị gót. Nhưng không tránh được rằng nó phải ám ảnh đời người, và lảng vảng rình mò trên trái đất này. Đó là lý do tại sao một người nên vội vàng làm tất cả để thoát khỏi trái đất, lên chỗ trú ngụ của những vị gót; và thoát khỏi có nghĩa là sự trở nên giống như gót được càng nhiều càng tốt; và một người trở nên giống như gót khi ông ta trở thành chính trực và kính tín, với hiểu biết. [6] Nhưng nó hoàn toàn không phải là một vấn đề dễ dàng, người bạn tốt tôi ơi, để thuyết phục những người rằng nó không phải là vì những lý do gán buộc thông thường rằng người ta nên cố gắng để thoát ra khỏi sự ác độc và theo đuổi đức hạnh. Nó không phải là nhằm để tránh một tiếng xấu và có được một tiếng tốt mà đức hạnh nên được thực hành và thay vì xấu xa; điều đó có vẻ như với tôi, chỉ là những gì những người gọi là “chuyện của những người vợ già”. [7]
Chúng ta hãy gắng nói lên sự thật theo lối này. Trong gót, không có loại nào của sai lầm dẫu gì đi nữa; ông thì công chính tột bực, và cái điều giống nhất với ông là một người là ai đó đã trở nên cũng công chính như nó nằm trong bản chất tương lai con người. [8] Và đó là ở đây mà chúng ta xem thấy liệu một người thì thực sự có khả năng hay không, hay thực sự là một kẻ yếu đuối và một gì không đặc biệt đáng kể; vì nó là sự thể hiện của điều này vốn là sự khôn ngoan thực thụ và sự tốt lành, trong khi sự thất bại để thể hiện nó là biểu dương của sự điên rồ và gian ác. Tất cả mọi gì khác vốn được chấp nhận là khả năng và trí tuệ đều có một loại của tính phổ thông tầm thường – trong những ai là người nắm quyền lực chính trị (là) một trình diễn vụng về rẻ tiền, trong những người thợ lao động thủ công là một nội dung của hoạt động máy móc lập đi lập lại. Do đó, nếu người ta gặp một ai là người thực hành bất công và là báng bổ thần thánh trong nói năng hay trong đời sống của người ấy, điều tốt nhất cho người ấy, đến cùng mức, là rằng người ta không bao giờ nên đồng ý rằng có bất kỳ một loại tài cán khả năng nào về sự vô lương tâm, hay mất lương tri của người ấy; những người loại giống vậy là đủ sẵn sàng để lấy làm tự hào về sự chê trách, và nghĩ rằng nó không có nghĩa rằng họ chỉ là rác rưởi, sống chật đất vô mục đích, nhưng rằng họ có những loại phẩm tính vốn cần thiết cho sự sống còn trong cộng đồng. Do đó chúng ta phải nói cho họ biết sự thật – rằng chính sự thiếu hiểu biết của họ về thực trạng của họ lại buộc chặt họ càng vững chắc hơn trong đó. Vì họ không biết hình phạt cho sự bất công là gì, vốn đó là điều cuối cùng mà một người nên không biết đến. Nó không phải là những gì họ nghĩ – roi đòn và cái chết – những thứ mà họ hoàn toàn có thể trốn tránh được bất chấp việc làm sai trái của họ. Nó là một hình phạt mà không có tránh thoát khỏi nó.
Theodorus: Và đó là gì thế?
Socrates: Bạn tôi ơi, có hai mẫu thức thiết lập trong thực tại. Một thì thiêng liêng và vô cùng hạnh phúc; một kia thì không có gì của Gót trong nó, và là mẫu thức của sự bất hạnh sâu xa nhất. Sự thật này người làm ác không nhìn thấy; bị bịt mắt bởi sự điên dại và hoàn toàn thiếu hiểu biết, ông ta không cảm nhận được rằng tác động của những thực hành bất công của ông là làm cho ông ta phát triển nhiều và càng nhiều hơn như một này, và ít và càng ít hơn như một kia. Vì điều này, ông trả giá bằng hình phạt của sống đời sống tương ứng với mẫu thức ông đi đến trở thành giống như. Và nếu chúng ta nói với ông rằng, trừ khi ông ta được tống giao khỏi “khả năng” này của ông ta, khi ông chết cái chốn vốn tinh thuần không có chút gì ác độc, sẽ không tiếp nhận ông; rằng trong thế giới này, ông sẽ mãi mãi tiếp tục sống một đời sống giống như chính những gì ông ta giống như – một người xấu đàn đúm gắn bó với đám xấu: ông sẽ, nhưng chỉ nghĩ, “Đây là cách những kẻ ngu nói chuyện với một tên láu lỉnh thông minh như tôi. ”
Theodorus: Ồ, vâng, Socrates, chắc chắn rồi.
Socrates: Tôi biết, bạn tôi ơi. Nhưng có một bất ngờ không may xảy ra mà người bất công phải nhận phần trách nhiệm. Khi đi đến việc cho và nhận một giải thích trong một thảo luận riêng tư về những sự vật việc ông xem thường; khi ông sẵn sàng giữ vững lập trường của mình đủ lâu dài như một con người, thay vì chạy đi như một kẻ hèn nhát, khi đó, bạn tôi ơi, một sự việc hiếm hoi xảy ra. Cuối cùng, những điều ông nói không thoả mãn ngay cả bản thân ông; rằng tài hùng biện nổi tiếng của ông, cách nào đó, đã biến mất, và ông bị nó bỏ lại, trông không gì khác hơn một đứa trẻ.
Nhưng chúng ta tốt hơn nên ngừng chuyện đó ở đây; tất cả sự việc này thực sự là một sự lạc đề; và nếu chúng ta tiếp tục, một cơn lũ lụt gồm những đề tài mới sẽ ập vào và áp đảo lập luận ban đầu của chúng ta. Vì vậy, nếu bạn đồng ý, chúng ta sẽ quay trở lại với những gì chúng ta đã nói trước đây.Nhưng chúng ta tốt hơn để chuyện đó ở đây; tất cả sự việc này thực sự là một sự lạc đề; và nếu chúng ta tiếp tục, một trận lũ lụt gồm những đề tài mới sẽ ập vào và áp đảo lập luận ban đầu của chúng ta. Vì vậy, nếu bạn đồng ý, chúng ta sẽ quay trở lại với những gì chúng ta đã nói trước đây.


3.5 Phản luận cuối cùng với Protagoras: [177c6–179b5]

Theodorus: Nói thực, Socrates, tôi thích nghe loại nói chuyện này; nó thì dễ dàng để theo dõi hơn cho một người ở tuổi tôi. Tuy nhiên, nếu bạn thích, chúng ta hãy quay về với luận chứng.
Socrates: Vâng, sau đó, chúng ta đã đang ở đâu đó về điểm này trong luận chứng, không phải sao? Chúng ta đã đang nói về những người là người khẳng định một gì–là–có [9] đó là trong chuyển động, và người chủ trương rằng đối với mỗi cá nhân, những sự vật việc nào cũng đều luôn luôn là bất cứ gì chúng bày hiện ra như thế với người ấy; và chúng ta đã nói rằng họ đã sẵn sàng để đứng trên nguyên lý của họ trong hầu hết mọi trường hợp – đáng ghi nhận nhất trong những câu hỏi về những gì là phải và là đúng. Ở đây họ là hoàn toàn sẵn sàng để duy trì rằng bất cứ gì mà bất kỳ một cộng đồng nào quyết định là phải và đúng, và thiết lập như thế đó, thực sự là những gì là phải và đúng cho cộng đồng đó, cho đến chừng nào nó vẫn giữ được thiết lập đúng như thế. Mặt khác, khi nó là một câu hỏi về những gì là tốt lành, chúng ta thôi không còn tìm thấy bất kỳ một ai anh hùng đến thế khiến người ấy sẽ cả gan để cho rằng bất cứ gì một cộng đồng nghĩ là hữu ích, và thiết lập, thực sự là hữu ích, cho đến chừng nào nó là trật tự được thiết lập – trừ khi, tất nhiên, ông ta có ý muốn nói rằng nó được gọi là “hữu ích”; nhưng việc đó sẽ làm luận chứng của chúng ta thành một trò đùa, không phải sao?
Theodorus: Nó sẽ thực sự là thế.
Socrates: Chúng ta hãy giả sử, sau đó, rằng ông ta sẽ không nói về tên gọi “hữu ích”, nhưng có trong quan điểm về sự vật việc vốn nó (sự hữu ích) được áp dụng.
Theodorus: Đồng ý.
Socrates: Chắc chắn đây là điều mà một chính phủ nhắm tới khi nó làm luật pháp, dù cho tên gọi nó là gì đi nữa. Một cộng đồng luôn luôn làm những luật như thế, như chúng là hữu ích nhất cho nó – cho đến mức như những giới hạn của phán đoán và khả năng của nó cho phép. – Hay bạn có nghĩ rằng lập pháp có thể có một vài đối tượng khác trong quan điểm?
[178a]
Theodorus: Ồ không, hoàn toàn không.
Socrates: Và có phải một cộng đồng luôn luôn đạt được đối tượng này? Hay có phải luôn luôn có một số thất bại?
Theodorus: Với tôi, xem ra rằng có những thất bại.
Socrates: Bây giờ chúng ta có thể đặt vấn đề này trong một cách khá khác biệt nhưng lại vẫn có nhiều khả năng nhận được sự đồng ý của mọi người nói chung với những kết luận của chúng ta. Tôi muốn nói nghĩa là, người ta có thể đặt câu hỏi về toàn bộ lớp gồm những sự vật việc mà “những gì là hữu ích” thuộc về chúng. Những sự vật việc này đều có liên quan, tôi hiểu nó, với thời gian tương lai; thế nên khi chúng ta ban hành pháp luật, chúng ta làm những luật pháp vốn sẽ là hữu ích trong thời gian sắp tới. Loại này của sự việc mà chúng ta có thể gọi đúng cách là “tương lai”.
Theodorus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Tiếp tục sau đó, chúng ta hãy đặt một câu hỏi với Protagoras (hay với bất cứ một ai tuyên xưng cùng những quan điểm): “Bây giờ, Protagoras, “Con người là thước đo của tất cả mọi sự vật việc” “như những người các bạn nói – của màu trắng và nặng và nhẹ và tất cả sự vật việc loại đó với không ngoại lệ Người ấy có những tiêu chuản của những sự vật việc này bên trong chính mình; nên khi người ấy nghĩ rằng chúng là như người ấy kinh nghiệm chúng, người ấy nghĩ rằng những gì là đúng thật và những gì là thực tại là cho người ấy.” Phải vậy không?
Theodorus: Đúng thế.
Socrates: “Sau đó, Protagoras,” chúng ta sẽ nói, “Thế còn về những sự vật việc sẽ có trong tương lai thì sao? Có phải một người có tiêu chuẩn về những sự vật việc này bên trong chính người ấy? Khi người ấy nghĩ những sự vật việc nào đó sẽ là, có phải chúng sẽ thực sự xảy ra, đối với ông, như ông ta nghĩ chúng sẽ là như thế? Lấy nóng lạnh, làm thí dụ. Giả sử một người bình thường nghĩ rằng mình sẽ mắc một cơn sốt cảm cúm, và thân nhiệt của ông ta sẽ lên cao một vài độ; trong khi một người khác, lần này là một y sĩ, nghĩ ngược lại. Có phải chúng ta cho rằng tương lai sẽ xác nhận một phán đoán này hay kia? Hay là chúng ta sẽ nói rằng nó sẽ xác nhận cả hai; đó là, với người y sĩ người ấy sẽ không có một thân nhiệt cao hơn, hoặc là không bị sốt cảm cúm, trong khi đối với chính người kia, ông ta sẽ? “
Theodorus: Thế sẽ là vô lý.
Socrates: Nhưng, khi đó là một câu hỏi về vị ngọt và khô của mùa nho sau, tôi giả định nó sẽ luôn luôn là phán đoán của nhà làm vườn trồng nho vốn sẽ mang thẩm quyền, chứ không phải là của một nhạc sĩ?
Theodorus: Tất nhiên.
Socrates: Lại nữa, cũng không phải sao, trong bất kỳ một câu hỏi nào về những gì sẽ là đúng hay sai giai điệu, có phải phán đoán của một giáo sư thể dục sẽ vượt trên của một nhạc sĩ – ngay cả về những gì đang sắp xảy ra dường như là hợp giai điệu với chính người thày dạy thể dục?
Theodorus: Không, không bao giờ.
Socrates: Hoặc giả một bữa ăn tối thì đang được chuẩn bị. Ngay cả những ai là người khách sắp sửa ăn bữa đó, nếu ông ta không có hiểu biết gì về nấu ăn, sẽ không có khả năng để phát biểu một phán quyết đến thẩm quyền như nhà đầu bếp chuyên nghiệp về bữa ăn đó nếu sẽ là ngon lành ra sao. Tôi nói “sẽ là”, vì chúng ta tốt hơn ở giai đoạn này không nhấn mạnh điểm quan trọng của chúng ta, liên quan đến những gì bây giờ thì ngon lành hay dễ chịu với một bất kỳ cá nhân nào, hoặc những gì đã từng là trong quá khứ. Câu hỏi của chúng ta cho thời điểm này là, không biết liệu chính mỗi cá nhân là người phán đán tốt nhất, cho bản thân người ấy, về những gì sẽ xem dường xảy ra và là với ông ta trong tương lai. “Hay”, chúng ta sẽ hỏi, “có phải ông sẽ không, Protagoras, tiên đoán tốt hơn so với bất kỳ một người không chuyên nghiệp nào nào về tác động thuyết phục vốn những bài phát biểu trong một tòa án sẽ có trên bất cứ ai trong chúng ta?” Theodorus: Và trong thực tế, Socrates, dẫu với bất cứ mức độ nào, đây là một điểm mà Protagoras đã vẫn quen thực hiện những tuyên bố mạnh mẽ về sự vượt trội (của ông ta) trên những người khác.
Socrates: Tất nhiên là ông đã, người bạn thân mến tôi ơi. Không ai sẽ trả một khoản tiền thù lao lớn cho đặc quyền nói chuyện với ông ta nếu ông đã không có thói quen thuyết phục những học trò ông rằng ông là một người phán đoán tốt hơn so với bất kỳ một thầy bói – hoặc bất cứ một ai khác – về những gì sắp sửa sẽ là, và xem dường sẽ là, trong tương lai.
Theodorus: Đó thì đúng đến mức.
Socrates: Lập pháp cũng vậy, và “những gì là hữu ích” là có liên quan với tương lai; và điều sẽ được thừa nhận chung là không thể tránh khỏi rằng một thành phố khi nó ban hành pháp luật thường thất bại, không đạt được những gì là hữu ích nhất.
Theodorus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Khi đó, chúng ta sẽ đem cho người thầy của bạn sự đo lường công bằng, nếu chúng ta nói với ông rằng ông bây giờ phải chấp nhận rằng một người thì khôn ngoan hơn một người khác, và đó là một người như vậy người ấy là “thước đo”; nhưng mà tôi, người không có hiểu biết đặc biệt gì, không có bất kỳ cách nào để nhận làm một thước đo – một phần vụ vốn bài nói chuyện vừa mới đây trong bảo vệ ông ta đã cố gắng đẩy buộc vào tôi, cho dù tôi có thích hay không.
Theodorus: Bây giờ, Socrates, dường như với tôi đó là điểm quan trọng nhất vốn trên đó lý thuyết bị kết án là sai lầm – mặc dù nó cũng đứng để chịu kết án khi nó khiến những phán đoán của những người khác có mang theo thẩm quyền, những điều này thành ra liên quan với suy nghĩ rằng những phát biểu của Protagoras là hoàn toàn không đúng sự thật.

3.6 Phản luận cuối cùng với Heraclitus: [179c1–183c2]

Socrates: Có một điểm hơn nữa bên cạnh những điểm này, Theodorus, vốn trên đó một kết án có thể được bảo đảm – ít nhất trong chừng mức như nó là một vấn đề của chứng minh rằng không phải phán đoán của mỗi người đều là đúng. Nhưng chừng nào chúng ta giữ trong những giới hạn của kinh nghiệm hiện tại trực tiếp đó của cá nhân vốn phát sinh những tri giác và những phán đoán tri giác, nó là khó khăn hơn để kết án những gì vừa nhắc sau là không đúng sự thật – nhưng có lẽ tôi đang nói chuyện vô nghĩa. Có lẽ là điều không thể kết án chúng được gì hết tất cả; có lẽ những ai là người tuyên xưng rằng chúng là hoàn toàn rõ ràng, và lúc nào cũng là hiểu biết, có thể đang nói những gì thực sự là thế. Và điều có thể là Theaetetus của chúng ta đã không sai lầm gì nhiều, khi đưa lên ý kiến của cậu ta rằng hiểu biết và tri giác là cùng một sự việc tương tự như nhau. Chúng ta sẽ phải cố gắng hơn để hiểu và giải đoán lý thuyết, như bài phát biểu thay mặt cho Protagoras đã đòi hỏi chúng ta phải làm. Chúng ta sẽ phải xem xét và thử nghiệm Sự Có (hữu thể) chuyển dịch này, và tìm xem liệu có phải nó nghe dường có vẻ đúng, hay nếu nó âm thanh như thể nó đã có vài chỗ hỏng bên trong nó. Có những trận chiến không phải là nhỏ bé xảy ra về nó, dù sao đi nữa – và không có sự thiếu hụt về những người chiến đấu.
Theodorus: Không, quả thực là thế; nhưng ở Ionia [10] nó ngay cả có vẻ là ngày càng tăng, và khoác lấy những kích thước lớn rộng. Về phía của lý thuyết này, đám những người theo Heraclitus đang tiến hành một vận động mạnh mẽ nhất.
Socrates: Càng thêm lý do, sau đó, Theodorus thân mến của tôi, tại sao chúng ta nên xem xét nó bằng đi ngược trở lại với nguyên lý đầu tiên của nó, [11] vốn đó là lối họ đã trình bày nó chính họ.
Theodorus: Tôi hoàn toàn đồng ý. Bạn biết đấy, Socrates, những học thuyết này của Heraclitus (hoặc, như bạn nói, của Homer, hay của cổ xưa còn hơn nữa) – bạn không thể đích thân thảo luận chúng trực tiếp với bất kỳ một ai trong số những người thành Ephesus tự xưng là tinh thông, hơn chút nào là bạn có thể với một kẻ gàn dở. Họ đều giống đúng như những sự vật việc họ nói trong những cuốn sách của họ – luôn luôn trên chuyển dịch. Về phần tuân theo những gì được nói, hay gắn chặt với một câu hỏi, hay lặng lẽ hỏi và trả lời lần lượt những câu hỏi, còn có ít hơn là không có gì của như thế trong khả năng của họ. Đó là nói quá lời, không nghi ngờ gì. Tôi có ý muốn nói ở đây, là không có hơn được một mẩu cỏn con nào của sự thung dung đĩnh đạc trong những người này. Nếu bạn hỏi bất kỳ một ai trong số họ một câu hỏi, người ấy sẽ kéo ra một vài câu nói bí ẩn và khó hiểu từ cái bao đựng tên của mình, và liền bắn thẳng nó vào bạn; và nếu bạn cố gắng để làm ông ta đem cho một giải thích về những gì ông ta đã nói, bạn sẽ bị bắn lại chỉ một câu nói khác, đầy những vặn vẹo kỳ lạ của ngôn ngữ. Bạn sẽ không bao giờ đạt được bất kỳ kết luận nào với bất kỳ một ai của họ, tuyệt không bao giờ; quả thực họ không bao giờ đạt được bất kỳ kết luận nào với nhau, họ là rất cẩn thận như vậy, không để bất cứ sự vật việc gì thì được ổn định, không trong một luận chứng hoặc cũng chẳng trong những hồn người của họ. Tôi giả định họ nghĩ rằng nếu như họ đã làm điều đó, tất sẽ có một gì đó nó đứng yên – đây là những gì họ hoàn toàn có chiến tranh với, và những gì họ đã nhất định để trục xuất khỏi vũ trụ, nếu họ có thể.
Socrates: Tôi dám nói, Theodorus, bạn đã thấy những người này chỉ trên trận địa, và chưa bao giờ từng với họ trong những lúc an bình – vì bạn không thuộc vào tập hợp của họ. Tôi tin rằng họ giữ những vấn đề loại giống như thế để được giải thích trong lúc thanh nhàn cho những học trò của họ, những người họ muốn làm cho giống như bản thân họ.
Theodorus: Những học trò, ông bạn tốt tôi ơi? Không có những học trò và những thày dạy trong số những người này. Họ chỉ tự mọc lên một mình, một ở đây, một ở kia, bất cứ chỗ nào chúng xảy ra để bắt được sự hứng khởi của họ; và không một ai trong số họ sẽ ghi nhận một ai khác với hiểu biết bất cứ một gì. Như tôi vừa định nói, bạn sẽ không bao giờ khiến được những người này đem cho cho một giải thích của chính họ, dù tự nguyện hay miễn cưỡng. Những gì chúng ta phải làm là lấy học thuyết của họ ra khỏi tay họ, và xem xét nó cho bản thân chúng ta, như chúng ta nên làm với một vấn đề trong hình học.
Socrates: Những gì bạn nói là rất hợp lý. Vấn đề này, giờ đây chúng ta đã thừa hưởng nó, không phải hay sao, là từ những người xưa? Họ đã dùng những hình thức thi ca vốn che dấu ý nghĩa thực sự của chúng với phần đông mọi người, nói cụ thể, rằng Ocean và Tethys [12], nguồn gốc của tất cả mọi sự vật việc, thực sự là những dòng nước chảy, và không gì đứng yên. Trong thời gần đây hơn, vấn đề được trình bày với chúng ta bởi những người, có thành tựu khéo léo hơn trong những nội dung này, là người giảng giải ý nghĩa của chúng giản dị rõ ràng đến nỗi ngay cả những người thợ giày cũng có thể nghe và hiểu nổi được sự khôn ngoan của họ, và buông bỏ ý tưởng ngớ ngẩn rằng một số những sự vật việc trong thế giới này đứng yên trong khi một số khác chuyển động, học biết rằng tất cả những sự vật việc là đều trong chuyển động, và nhìn nhận sự vĩ đại của những người giảng dạy cho họ.
Nhưng tôi đã gần như quên mất, Theodorus, rằng có những nhà tư tưởng khác, là người đã công bố quan điểm ngược lại; là người nói với chúng ta rằng “Bất–động là Vũ trụ” [13], và những phát biểu tương tự khác vốn chúng ta nghe từ một Melissus [14], hoặc một Parmenides, đều như chống lại toàn bộ phe phái của những người theo Heraclitus. Những triết gia này nhấn mạnh rằng tất cả mọi sự vật việc là Một, và rằng Một này đứng yên, tự nó trong chính nó, không có chỗ trong đó để chuyển động.
Chúng ta có thể làm gì với tất cả những người này, bạn tôi ơi? Chúng ta đã và vẫn đang tiến dần từng bước, mà không nhận ra điều ấy, chúng ta đã đặt chính chúng ta ở giữa hai phe; và nếu chúng ta không trong một vài cách nào đó xoay sở để đưa ra một chống trả và tìm thoát cho chúng ta, chúng ta sẽ chịu thiệt hại vì nó, giống như những người chơi trò chơi đó đương khi nguy hiểm ở trường đấu vật, và bị cả hai bên nắm và lôi về những hướng đối nghịch.
Bây giờ tôi nghĩ rằng chúng ta phải nên bắt đầu bằng cách xem xét phe bên kia, những thành viên (của) tuôn chảy, vốn chúng ta khởi đầu đã theo đuổi. Nếu họ hiện ra với chúng ta là nói năng có nghĩa lý, chúng ta sẽ giúp họ kéo chúng ta về bên phía họ, và cố gắng để thoát khỏi những người nọ. Nhưng nếu những người giữ vững lập trường của họ về toàn bộ bất động hiện ra là gần hơn với sự thật, chúng ta sẽ chạy trốn về họ, khỏi những người là người “di chuyển những gì không nên chuyển dịch”. Và nếu nó hiện ra rằng không bên nào có một lý thuyết hợp lý, sau đó chúng ta sẽ rất phi lý nếu chúng ta nghĩ rằng những người không đáng kể như chúng ta có thể có bất cứ gì để nói, sau khi chúng ta đã bác bỏ quan điểm của những người sống đã lâu lắm rồi, và đã nắm giữ tất cả khôn ngoan. Bây giờ hãy nghĩ xem, Theodorus, có dùng vào được bất kỳ một gì hay không cho chúng ta tiến tới với một mạo hiểm gian nguy loại giống như thế?
Theodorus: Chúng ta không thể từ chối không xem xét những học thuyết của hai trường phái này, Socrates; việc đó thì không thể được cho phép.
Socrates: Sau đó, chúng ta phải xem xét chúng, nếu bạn có ý kiến cương quyết như thế về việc đó. Bây giờ, với tôi có vẻ rằng điểm khởi đầu phải lúc của những phê bình của chúng ta là bản chất của chuyển động; điều này là gì mà họ bàn luận khi họ nói rằng tất cả mọi sự vật việc đều trong chuyển động? Tôi muốn nói với ý, thí dụ, là có phải họ đang nói đến một dạng duy nhất của chuyển động, hay đến hai, như tôi nghĩ, – nhưng đừng để điều này là chỉ những gì tôi nghĩ. Chính bạn cũng nên tự mình dự vào nữa, như thế khiến chúng ta có thể đi đến gặp tai hoạ cùng với nhau, nếu cần là thế. Nói cho tôi biết, có phải bạn gọi nó là “chuyển động” khi một sự vật việc thay đổi từ một chỗ sang một chỗ khác, hay quay tròn trong cùng một chỗ?
Theodorus: Tôi có, vâng.
Socrates: Ở đây, khi đó là một hình thức của chuyển động. Sau đó, giả sử một sự vật việc vẫn ở trong cùng một chỗ, nhưng già đi, hay trở thành màu đen thay vì màu trắng, hay cứng thay vì mềm, hay trải qua bất kỳ một thay đổi nào khác; không đúng hay sao để nói rằng ở đây chúng ta có chuyển động trong một hình thức khác?
Theodorus: Rõ ràng không phải hỏi.
Socrates: Vậy bây giờ tôi có hai hình thức của chuyển động, sự thay đổi và sự chuyển động trong không gian.
Theodorus: Vâng; và đó là hoàn toàn chính xác.
Socrates: Vậy thì bây giờ chúng ta đã có sự phân biệt này, chúng ta hãy chuyện trò với ai là những người khẳng định rằng tất cả mọi mọi sự vật việc đều trong chuyển động. Chúng ta hãy hỏi họ, “Các ông có chủ trương rằng tất cả mọi sự vật việc thì trong chuyển động trong cả hai cách, đó là, nó vừa di chuyển xuyên qua không gian và vừa trải qua thay đổi? Hay có phải các ông nêu giả thuyết rằng một số sự vật việc thì chuyển động trong cả hai cách, và một số chỉ trong một cách này hay cách kia?”
Theodorus: Có trời biết, tôi không thể trả lời điều đó. Tôi cho rằng họ sẽ nói, trong cả hai cách.
Socrates: Vâng; nếu không thế, bạn của tôi, điều sẽ quay ra, theo quan điểm của họ, rằng mọi sự vật việc vừa chuyển động và vừa đứng yên; và để nói rằng tất cả mọi sự vật việc trong chuyển động thì sẽ không chính xác gì hơn để nói rằng tất cả mọi sự vật việc đứng yên.
Theodorus: Điều đó hoàn toàn đúng.
Socrates: Sau đó, vì chúng phải là trong chuyển động, và không có điều gì giống như thể sự vắng mặt của chuyển động dù ở bất cứ đâu, dẫn đến rằng tất cả mọi sự vật việc đều luôn luôn trong mỗi loại của chuyển động.
Theodorus: Vâng, đó phải là như vậy.
Socrates: Sau đó, tôi muốn bạn xem xét điểm này trong lý thuyết của họ. Như chúng ta đã nói, họ cho rằng nguồn gốc hình thành của những sự vật việc, loại như sự ấm áp và tính chất trắng, xảy ra khi mỗi một trong số chúng thì chuyển động, cùng với một tri giác, trong không gian giữa những yếu tố tích cực và thụ động: qua đó những yếu tố thụ động trở thành được cảm nhận, nhưng không phải là một tri giác, trong khi những yếu tố tích cực trở nên như vậy hay như vậy chẳng hạn, nhưng không phải là một phẩm tính – không phải như vậy sao? Nhưng có lẽ “phẩm tính” xem dường với bạn là một từ lạ lùng; có lẽ bạn không hoàn toàn hiểu nó như là một thành ngữ diễn tả tổng quát. [15] Vì vậy, tôi sẽ nói về những trường hợp cụ thể. Những gì tôi muốn nói là yếu tố tích cực không trở nên sự ấm áp hay tính trắng, nhưng ấm áp và màu trắng; và vân vân như vậy. Bạn sẽ nhớ, có lẽ, rằng chúng ta đã nói ở những giai đoạn đầu của lập luận rằng không có một gì vốn trong tự thân nó là chỉ một sự vật việc; và sự việc này cũng áp dụng đối với những yếu tố tích cực và thụ động. Đó là do sự kết hợp của cả hai với nhau mà chúng tạo thành những tri giác và những sự vật việc được cảm nhận; và khi làm như vậy, những yếu tố tích cực trở thành như vậy và như vậy, trong khi những yếu tố thụ động trở thành được cảm nhận.
Theodorus: Vâng, tôi nhớ điều đó, tất nhiên.
Socrates: Sau đó chúng ta không tự mình cần phải bận tâm về những điểm khác trong học thuyết của họ, cho dù họ có ý nói những gì chúng ta nói hay một gì đó khác. Chúng ta phải chỉ đơn thuần đừng rời mắt khỏi đối tượng của thảo luận của chúng ta. Chúng ta phải hỏi họ câu hỏi này: “Theo các ông, tất cả những sự vật việc đều chuyển động và tuôn chảy; không phải như vậy sao? “
Theodorus: Vâng.
Socrates: Và chúng có cả hai chuyển động mà chúng ta đã phân biệt, đó là nói, chúng đều di chuyển và thay đổi?
Theodorus: Đó phải là như vậy, nếu chúng là trọn vẹn và hoàn toàn trong chuyển động.
Socrates: Bây giờ nếu như chúng chỉ di chuyển qua không gian, và không thay đổi, chúng ta sẽ giả định có thể nói sự–loại–gì (là) sự vật việc chuyển động (chỉ) trong tuôn chảy? Hay chúng ta diễn tả nó thế nào? [16]
Theodorus: Đồng ý như thế.
Socrates: Nhưng vì ngay cả điều này không được tuân theo, rằng những gì tuôn chảy chảy màu trắng, nhưng đúng hơn nó là trong tiến trình của thay đổi, do đó, có tuôn chảy của chính sự vật việc này, sắc trắng, và nó thì chuyển qua thành sắc khác, không để nó bị kết tội đứng yên về phương diện này – vì đó là như thế, có thể nào đem cho một tên gọi bất kỳ nào cho một màu sắc vốn sẽ áp dụng theo đúng với điều đó?
Theodorus: Tôi không thấy người ta có thể (gọi tên) như thế nào, Socrates; cũng lại không phải chắc chắn bất cứ một sự vật việc gì nào khác thuộc loại đó, nếu trong thay đổi liên tục, nó thì luôn luôn lặng lẽ trôi đi như bạn nói?
Socrates: Và thế còn đặc biệt về bất kỳ một loại nào của tri giác thì sao; lấy thí dụ, nhìn hay nghe? Liệu nó có bao giờ được tuân theo, và vẫn còn là sự nhìn thấy hay sự nghe được?
Theodorus: Chúng phải không là, chắc chắn, nếu tất cả mọi sự vật việc đều trong chuyển động.
Socrates: Khi đó chúng ta có thể không gọi bất cứ một gì là nhìn thấy hơn là không–nhìn thấy; cũng không thực sự chúng ta có thể gọi nó là bất kỳ một tri giác nào khác chứ không phải là không – nếu điều được chấp nhận rằng tất cả mọi sự vật việc đều đang chuyển động trong mọi cách?
Theodorus: Không, chúng ta có thể không.
Socrates: Nhưng Theaetetus và tôi đã nói rằng hiểu biết là tri giác?
Theodorus: Bạn có nói.
Socrates: Và như thế, câu trả lời của chúng ta với câu hỏi, “Hiểu biết là gì?” đã trả lời hiểu biết là gì không nhiều hơn trả lời không hiểu biết là gì
Theodorus: Có vẻ như nó đã là thế.

Socrates: Một cách tốt đẹp, điều này quay ra làm thành trả lời đúng của chúng ta. Chúng ta lo lắng nhất để chứng minh rằng tất cả mọi sự vật việc đều đang trong chuyển động, ngõ hầu làm câu trả lời đó xảy ra chính xác; nhưng những gì đã thực sự nổi lên là, nếu tất cả mọi sự vật việc đều đang trong chuyển động, mỗi câu trả lời, về bất cứ đề tài nào, thì cũng cả hai đều đúng ngang nhau, vừa là “nó là như thế đó”, và “nó là không như thế đó” – hay nếu bạn thích “trở thành thế đó”, vì chúng ta không muốn dùng bất kỳ thành ngữ nào sẽ mang những bạn bè chúng ta đến chỗ bế tắc.
Theodorus: Bạn nói hoàn toàn đúng.
Socrates: Vâng, vâng, Theodorus, ngoại trừ việc tôi nói “thế đó” và “không như thế đó”. Người ta phải không dùng ngay cả từ “thế đó”; vì từ “thế đó” này sẽ thôi không còn trong chuyển động; cũng không “không như thế đó” vì ở đây, một lần nữa, không còn có chuyển động. Những người diễn dịch của lý thuyết này cần phải thiết lập một vài ngôn ngữ khác; vì thực tế là, chúng ta không có từ ngữ nào phù hợp với giả thuyết của họ – trừ khi có lẽ nó sẽ phù hợp nhất với họ để dùng “không phải tất cả như thế đó” theo một nghĩa khá là khó định nghĩa.
Theodorus: Đó ít nhất sẽ là một thành ngữ thích hợp nhất đối với họ.


3.7 Phản bác cuối cùng với D1: [183c4–187a8]

Socrates: Vậy chúng ta buông tha cho người bạn của bạn, Theodorus. Nhưng chúng ta vẫn chưa thừa nhận với ông ta rằng mỗi người là thước đo của tất cả những sự vật việc, nếu người ấy không là một người hiểu biết. Và chúng ta sẽ không chấp thuận rằng hiểu biết là tri giác, không ở dù bất kỳ mức độ nào trên đường hỏi đáp thăm dò với giả định rằng tất cả mọi sự vật việc đều trong chuyển động; chúng ta sẽ không chấp thuận điều đó, trừ khi Theaetetus ở đây có một vài cách nào khác để nói nó cho rõ.


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Dec/2015)



[1] Sciron : một tên cướp đường, theo truyền thuyết chuyên tấn công những khách qua đường, ở vùng bờ biển Megara và Corinth. Phương pháp nổi tiếng của Sciron là buộc người khách phải rửa chân cho hắn, rồi đương khi đó đá nạn nhân qua bờ vực văng xuống biển. Sciron cuối cùng đã bị Theseus đánh bại.
[2] Antaeus : người khổng lồ (xứ Lybia) rất hung bạo, tương truyền sống trong hang đá, buộc những ai đi ngang qua phải vật lộn với hắn, thường là cho đến chết. Antaeus bị Heracles dùng tay nhấc bổng (khiến Antaeus mất nguồn sức mạnh đến từ đất), vặn chết.
[3] Odyssey xvi. 121.
[4] Fowler: “thực chất, đây là lý thuyết của những người không ủng hộ hoàn toàn học thuyết của Protagoras.”
[5] Từ một bài thơ, nay đã mất, của Pindar
[6] Fowler: “to become like God is to become righteous and holy and wise.”
[7] Những câu chuyện vẫn được đồn đãi, truyền tụng và tin theo là khôn ngoan của người xưa, nhưng thực sự là những mê tín, sai lầm, không thực.
[8] “Trong Gót, ... giống nhất với ông là người nào đã trở nên cũng công chính như nó nằm trong bản chất tương lai con người”. Ý này không thấy có trong những bản dịch khác – thí dụ “A god (is) in no way unjust in any respect, but he's the most just that it's possible to be, and there is nothing more similar to him than whoever of us becomes in turn as just as possible.” (Benardete, 1984) [176c–d]. Trong bản tiếng Pháp, chỉ đơn giản: “La vraie raison, la voici. Dieu n’est injuste en aucune circonstance, ni en aucune manière; au contraire, il est parfaitement juste; et rien ne lui ressemble davantage que celui d’entre nous qui est parvenu au plus haut degré de justice.”(Victor Cousin, 1849). Cũng có bản không trực tiếp nhắc đến gót, nhưng chỉ nói đến một thế giới của những thần linh (divine world): “Evils, Tbeodorus, can never be done away with, for the good must always has its contrary ; nor have they any place in the divine world ; but they must needs haunt this region of our mortal nature. That is why we should make all speed to take flight from this world to the other; and that means becomming like the divine so far as we can, and that again is to become righterous with the help of wisdom.” ... “In the divine there is no shadow of righteousness, only the perfection of righteousness; and nothing is more like the divine than any one of us who becomes as righteous as possible. (Cornford, 1935)
[9] being – bản Fowler “who declare that only motion is reality, and that whatever seems to each man really is to him to whom it seems”
[10] Thành Ephesus, vùng Ionia, trên vùng bờ biển phía Tây Anatolia (nay thuộc Turkey), quê hương của Heraclitus
[11] Nguyên lý (của Heraclitus) rằng mọi sự vật việc thì thực sự trong chuyển động.
[12] Okeanos (hay Oceanus) là một gót Titan, gót của dòng sông lớn chảy và bao quanh quả đất, là Okeanos, nguồn của tất cả nước trên mặt đất, gồm suối, sông, giếng và mây cho mưa. Tethys là một gót Titan nữ, gót của nước ngọt nuôi sống đất đai. Bà là vợ của Okeanos, và là mẹ của Potamoi (gót của những con sông), Okeanides (gót của những suối, dòng nước, và giếng) và của Nephelai (Mây). Tethys nuôi sống những con của bà bằng cách rút nước từ Okeanos qua những mạch ngầm giữa những tầng của lòng đất.
[13] Cả lời và ý của trích dẫn này đều không có nguồn gốc rõ ràng. Có thể là từ mảnh Heraclitus 65:
“Men have given many names to changing things, but all these names are false, for Necessity is willing that the All should only be called one and immovable”
[14] Melissus người đảo Samos (thế kỷ 5 TCN), môn đồ của Parmenides, thuộc trường phái triết học thành Elea. Ông chủ trương thực tại như một toàn thể duy nhất, không đổi. Mặc dù Melissus theo Parmenides, và Zeno, nhưng ông cũng chủ trương thêm rằng thực tại thì vô hạn (không gian) và vô cùng (thời gian có một quá khứ và hiện tại).
[15] Đây là sự xuất hiện đầu tiên trong tiếng Greek của từ ngữ “poiotes” (suchness) , “phẩm tính” hay “sự–loại–gì”, được Plato ghép từ tĩnh từ hỏi poios “thuộc về một loại gì/ nào đó”(what kind of a).
poiotes / suchness > qualitas; posotes / muchness> quantitas
[16] Tôi theo bản dịch của Levett, có phần tối nghĩa, khi nhấn mạnh từ poiotes mới lập ở đây, trong ý hướng Plato muốn chỉ một tính chất đặc thù hay điều kiện cơ bản và nội tại, sau này gọi là phẩm chất/tính chất. Fowler: “Then if they moved only in space, but did not undergo alteration, we could perhaps say what qualities belong to those moving things which are in flux, could we not?”, bản Victor Cousisn cũng tương tự: “Si les choses changeaient de lieu et qu’elles ne s’altérassent point, on pourrait déterminer par la parole quelles sont les choses qui changent de lieu dans leur mouvement. N’est–il pas vrai?”
Tương tự tôi tạm dịch whiteness=sắc trắng (tính chất của gì–đó khiến chúng thấy có màu trắng, như khác với những màu, theo cách nhận hiểu tương tự, gọi là đen, vàng, đỏ,...) để phân biệt với white=màu trắng, tạm hiểu như – có sắc trắng (một phẩm tính/ poiotes) trong tờ giấy trên bàn và trong tấm màn cửa sổ, nên chúng có màu trắng.