Wednesday, May 25, 2016

Plato – Theaetetus (5)

Theaetetus
(Theaetetōs)

Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)




3.7 Phản bác cuối cùng với D1: [183c4–187a8]

Socrates: Vậy chúng ta buông tha cho người bạn của bạn, Theodorus. Nhưng chúng ta vẫn chưa thừa nhận với ông ta rằng mỗi người là thước đo của tất cả những sự vật việc, nếu người ấy không là một người hiểu biết. Và chúng ta sẽ không chấp thuận rằng hiểu biết là tri giác, không ở dù bất kỳ mức độ nào trên đường hỏi đáp thăm dò với giả định rằng tất cả mọi sự vật việc đều trong chuyển động; chúng ta sẽ không chấp thuận điều đó, trừ khi Theaetetus ở đây có một vài cách nào khác để nói nó cho rõ.
Theodorus: Điều đó nghe rất hay, Socrates, vì khi những vấn đề này đã đến được kết luận, tôi sẽ thoát khỏi nhiệm vụ trả lời bạn của tôi, theo như thỏa thuận của chúng ta, vốn nói rõ ràng về sự kết thúc của thảo luận về lý thuyết Protagoras.
Theaetetus: Ồ, không, thực vậy, Theodorus! Không cho đến khi ông và Socrates đã làm những gì ông đề nghị đúng vừa mới đây, và giải quyết với phe bên kia, những người nói rằng Vũ trụ đứng yên.
Theodorus: Đây là gì vậy, Theaetetus? Anh đang cái tuổi của anh mà dạy những trưởng thượng của mình để là không công bằng và bẻ gãy những thoả thuận của họ? Những gì anh phải làm là sẵn sàng để tự trả lời với Socrates cho phần còn lại của cuộc thảo luận.
Theaetetus: Được rồi, nếu ông ấy muốn. Nhưng tôi thà được nghe một thảo luận về những quan điểm này.
Theodorus: Tốt, thách thức Socrates với một luận chứng thì giống như mời “đoàn kỵ binh vào trong vùng đồng bằng” [1]. Vậy, hãy nêu những câu hỏi của anh và anh sẽ được nghe.
Socrates: Nhưng tôi không nghĩ, Theodorus, rằng tôi sẽ bị Theaetetus thuyết phục để làm những gì cậu ta yêu cầu.
Theodorus: Nhưng điều gì khiến bạn không muốn làm?
Socrates: Xấu hổ. Tôi e rằng những phê bình của chúng ta có thể là một việc làm rất rẻ tiền. Và nếu tôi cảm thấy điều này trước đông đảo những ai đã dạy rằng vũ trụ là một và không chuyển động, Melissus và những người khác còn lại trong đám họ, tôi lại cảm thấy nó vẫn còn hơn khi đối mặt với cái–Một–Parmenides. Parmenides vẻ như với tôi, theo cách nói của Homer, là một người để được “tôn sùng” và “kính sợ” [2]. Tôi gặp ông khi tôi còn rất trẻ và ông đã là một người tuổi rất cao; và ông xem dường với tôi, như có một trí tuệ sâu thẳm cao quí, hoàn toàn đáng kính [3] Vì vậy, tôi sợ chúng ta có thể ngay cả không hiểu nổi những gì ông nói; lại còn ít hơn nếu như chúng ta mong đạt được tư tưởng đích thực của ông. Hơn tất cả gì khác, tôi sợ rằng ngay chính đối tượng của thảo luận của chúng ta, bản chất của sự hiểu biết, có thể bị bỏ mặc, không được xem xét, giữa đám đông vây quanh của những lý thuyết vốn sẽ vội vàng xô tới chúng ta, nếu chúng ta chấp nhận chúng; đặc biệt vì lý thuyết bây giờ chúng ta nêu lên là một lý thuyết liên quan đến những vấn đề rộng lớn không quán xuyến nổi. Để bàn luận nó như một màn phụ diễn tất sẽ là xúc phạm và tổn hại; trong khi nếu nó được thảo luận đầy đủ, nó có khả năng toả rộng ra cho đến khi nó hoàn toàn che khuất vấn đề về sự hiểu biết. Chúng ta phải không làm một nào trong hai. Những gì chúng ta phải làm là lợi dụng nghệ thuật của nghề làm mụ đỡ đẻ của chúng ta để giúp cho ra đời những tư tưởng của Theaetetus mà cậu ta đã cưu mang về bản chất của sự hiểu biết. [4]
Theodorus: Vâng, nếu đó là những gì bạn nghĩ là thích đáng, nó phải được đem làm.
Socrates: Bây giờ, Theaetetus, tôi muốn bạn nghĩ về một điểm trong những gì đã từng nói. Trả lời của bạn đã là hiểu biết là tri giác, phải không?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Bây giờ giả sử hỏi bạn: “Với gì một người nhìn thấy những sự vật màu trắng và đen, và với gì người ấy nghe những nốt nhạc cao và thấp?” Bạn sẽ trả lời, tôi có thể tưởng tượng, “Với mắt và tai của người ấy.”
Theaetetus: Vâng, tôi sẽ.
Socrates: Bây giờ như một quy luật, không là dấu hiệu của thiếu giáo dục để là dễ dàng trong việc dùng ngôn ngữ và thiếu chăm sóc đặc biệt trong việc lựa chọn từ ngữ của một người; nhưng đúng hơn điều ngược lại mới tiết lộ sự thực về một người. Nhưng sự chính xác loại giống vậy thì đôi khi cần thiết; và nó thì cần thiết ở đây, lấy thí dụ, để buộc chặt vào một gì đó trong câu trả lời của bạn vốn không là chính xác. Bây giờ, hãy thử nghĩ, có phải là chính xác hơn để nói rằng hai mắt là rằng với chúng mà chúng ta nhìn thấy, hay rằng qua chúng mà chúng ta nhìn thấy? Có phải chúng ta nghe với hai tai hay qua hai tai?
Theaetetus: Vâng, tôi nên nghĩ, Socrates, rằng nó là “qua chúng” chúng ta cảm nhận trong mỗi trường hợp, chứ không phải “với chúng”.
Socrates: Vâng, con trai của tôi ơi. Nó sẽ là một sự việc rất khác lạ, tôi phải nói, rằng như thể có một số của những tri giác đang ngồi sẵn bên trong chúng ta, như thể chúng ta là những con Ngựa Gỗ thành Troy, và không có một vài dạng thức duy nhất nào, (như) hồn người hay bất cứ gì mà người ta phải nên gọi nó, mà về nó tất cả những điều này hội tụ – một gì với gì đó, qua những sự vật việc này [5], như thể chúng là những dụng cụ, chúng ta cảm nhận tất cả những gì thì có thể cảm nhận được.
Theaetetus: Điều đó nghe với tôi hay hơn cách kia để diễn tả nó.
Socrates: Bây giờ lý do tại sao tôi quá chi ly nghiêm ngặt với bạn là thế này. Tôi muốn biết nếu đó là với một và cùng phần của bản thân chúng ta mà chúng ta vươn, qua hai mắt của chúng ta, tới được những sự vật màu trắng và đen, và qua những phương tiện khác tới lại còn những sự vật việc khác, và không biết có phải hay không, nếu được hỏi, bạn sẽ có thể có khả năng để dẫn nhắc tất cả những sự vật việc này về cơ thể. Nhưng có lẽ sẽ là tốt hơn nếu bạn nói ra những câu trả lời cho mình, chứ không phải là tôi nên bận rộn chính tôi thay cho chính bạn. Nói cho tôi biết: những dụng cụ mà qua chúng bạn cảm nhận những sự vật nóng, cứng, nhẹ, ngọt – có phải bạn xem rằng chúng đều tất cả thuộc về cơ thể? hay chúng có thể được dẫn nhắc về chỗ nào khác?
Theaetetus: Không, chúng đều tất cả thuộc về cơ thể.
Socrates: Và bạn cũng sẵn sàng thừa nhận rằng những gì bạn cảm nhận được qua một khả năng, bạn không thể cảm nhận được qua một khả năng khác? Thí dụ, những gì bạn cảm nhận được qua thính giác, bạn có thể không cảm nhận được qua thị giác, và tương tự như những gì bạn cảm nhận được qua thị giác bạn không thể cảm nhận được qua thính giác?
Theaetetus: Tôi khó có thể từ chối để không nhận thế.
Socrates: Sau đó, giả thử rằng bạn nghĩ một gì đó về cả cùng hai; bạn có thể không thể nào có được một tri giác về cùng cả hai, hoặc qua một trong những dụng cụ này hoặc qua một khác?
Theaetetus: Không.
Socrates: Bây giờ lấy một âm thanh và một màu sắc. Trước hết, có phải bàn không nghĩ cùng một điều này về cả hai chúng, nói cụ thể, rằng chúng cả hai đều là?
Theaetetus: Tôi có nghĩ.
Socrates: Cũng còn rằng mỗi chúng thì khác biệt với nhau, và cùng là một như chính bản thân nó?
Theaetetus: Tất nhiên.
Socrates: Và rằng cả hai cùng với nhau là hai, và mỗi trong số chúng là một?
Theaetetus: Vâng, tôi cũng nghĩ thế.
Socrates: Bạn cũng có thể có khả năng xem xét liệu chúng là giống nhau hay không giống nhau?
Theaetetus: Vâng, tôi có thể.

Socrates: Bây giờ nó là gì mà qua nó bạn nghĩ đến tất cả những sự việc này về chúng? Điều là không thể nào, bạn thấy, để nắm bắt những gì là chung với cả hai, hoặc qua thị giác hoặc qua thính giác. Chúng ta hãy xem xét một sự việc khác, nó sẽ cho thấy sự thật về những gì chúng ta đang nói. Giả sử đã là điều có thể để tìm hiểu xem cả hai đều là (có vị) mặn hay không. Bạn có thể cho tôi biết, tất nhiên, với gì bạn sẽ xét nghiệm chúng. Rõ ràng sẽ không là thị giác và cũng chẳng là thính giác, nhưng là một gì khác.
Theaetetus: Vâng, tất nhiên; khả năng vốn hoạt động qua lưỡi.
Socrates: Tốt. Bây giờ qua gì mà khả năng đó hành động nó tiết lộ cho bạn những gì là có–chung trong trường hợp của cả hai, của tất cả mọi sự vật việc và của hai này – Tôi muốn nói rằng gì mà bạn diễn tả bằng những từ “là” và “không là”, và những từ khác dùng trong câu hỏi của chúng ta về chúng vừa mới giờ đây? Loại dụng cụ nào bạn sẽ gán cho tất cả những thứ này? Qua gì mà gì đó vốn có thể cảm nhận được trong chúng ta cảm nhận tất cả chúng?
Theaetetus: Ông muốn nói là–có, và không–là–có, giống như và không giống như; giống cùng là một, và khác biệt, cũng một và bất kỳ một số nào khác áp dụng cho chúng. Và cũng rõ ràng nữa, là câu hỏi của ông là về số lẻ và số chẵn, và tất cả những gì có liên quan với những thuộc tính này; và ông muốn biết thông qua dụng cụ nào chúng ta cảm nhận được tất cả những sự vật việc này với hồn người.
Socrates: Bạn hiểu ý tôi nói thật là giỏi hết sức, Theaetetus. Đây đúng là những sự việc tôi đang hỏi về chúng.
Theaetetus: Nhưng có lẽ tôi không thể nào nói được gì. Tất cả gì tôi có thể nói với ông là với tôi không có vẻ rằng đối với những sự việc này lại có bất kỳ một dụng cụ đặc biệt nào cả, như có đối với những sự vật việc khác. Dường như với tôi rằng trong thăm dò những tính chất đặc biệt có chung của tất cả sự vật việc, hồn người hoạt động qua chính nó.
Socrates: Vâng, Theaetetus, bạn tất sẽ nói thế, vì bạn thì đẹp trai và không xấu xí như Theodorus đã nói. [6] Vì ai là người nói điều đẹp đẽ thì đẹp trai và tốt lành. Và bên cạnh tư cách đẹp trai, bạn đã cho tôi một đáp ứng tốt; bạn đã cứu cho tôi khỏi một số lượng lớn những trò chuyện, nếu nó có vẻ với bạn, trong khi hồn người xem xét một số những sự vật việc gì đó qua những khả năng cơ thể, rằng có những gì khác vốn nó xem xét một mình và qua chính nó. Đây là những gì tôi đã tự nghĩ, nhưng tôi muốn bạn cũng nghĩ về nó nữa.
Theaetetus: Vâng, nó dường như với tôi là như vậy.
Socrates: Bây giờ, trong lớp nào để bạn đặt sự–có? Vì điều đó, trên tất cả, là một gì đó vốn đi kèm với tất cả mọi sự vật việc.
Theaetetus: Tôi nên đặt nó giữa những sự việc vốn hồn người tự nó vươn tới được bởi chính nó.
Socrates: Cũng thế, giống và không giống, như một và khác biệt?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Thế còn đẹp đẽ và xấu xí, tốt lành và ác độc?
Theaetetus: Vâng, những điều này nữa; trong những điều này này, trên tất cả, tôi nghĩ rằng hồn người xem xét sự–có của chúng trong so sánh với lẫn nhau. Ở đây nó có vẻ là làm một tính toán bên trong chính nó về quá khứ và hiện tại theo tương quan với tương lai.

Socrates: Đừng đi nhanh thế, bây giờ. Không phải bạn sẽ nói rằng nó là qua sờ mó mà hồn người cảm nhận được tính cứng của những gì thì cứng, và tương tự tính mềm của những gì thì mềm?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Nhưng liên quan đến sự–có của chúng – một sự kiện mà chúng đều là – sự đối lập của chúng với lẫn nhau, và sự–có, một lần nữa, của sự đối lập này, vấn đề thì khác biệt. Ở đây, hồn người tự nó cố gắng để đạt đến được một quyết định cho chúng ta, bằng cách nổi lên để so sánh chúng với lẫn nhau.
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Và như thế, có một số những sự vật việc mà tất cả những sinh vật, con người và cũng như thú vật, đều tự nhiên có thể cảm nhận được ngay sau khi chúng được sinh ra; Tôi muốn nói nghĩa là, những kinh nghiệm đã đạt tới hồn người qua cơ thể. Nhưng những tính toán về phần liên quan đến sự–có của họ, và lợi thế của họ, khi họ có, chỉ như kết quả của một sự phát triển lâu dài và gian khổ, liên quan đến rất nhiều rắc rối và sự giáo dục.
Theaetetus: Vâng, đó chắc chắn là như vậy.
Socrates: Bây giờ, có phải có thể nào cho một ai là người ngay cả không biết sự–có nhưng biết sự thật?
Theaetetus: Không; không thể.
Socrates: Và nếu một người không biết được sự thật của một sự vật việc, có bao giờ người ấy sẽ là một ai là một cá nhân biết được sự vật việc đó?
Theaetetus: Tôi không thấy sao có thể thế, Socrates.
Socrates: Sau đó, hiểu biết thì được tìm thấy không trong những kinh nghiệm, nhưng trong tiến trình của suy luận về chúng; nó là ở đây, xem dường thế, không phải trong những kinh nghiệm, rằng đó là điều có thể được để nắm bắt sự–có và sự thật.
Theaetetus: Xem dường như thế.
Socrates: Sau đó, khi đối mặt với những sự khác biệt như thế, bạn có sẽ gọi cả hai bằng cùng một tên?
Theaetetus: Người ta chắc chắn sẽ không có quyền làm thế.
Socrates: Bây giờ tên gọi gì để bạn đưa ra cho những gì mới kể trước – nhìn, nghe, ngửi, cảm thấy lạnh hay ấm?
Theaetetus: Tôi gọi đó là cảm nhận – tôi có thể gọi nó là gì nữa?
Socrates: Như thế, toàn bộ tất cả, gộp chung nhau, bạn gọi là tri giác?
Theaetetus: Tất thế.
Socrates: Vốn nó, chúng ta nói, không có phần trong sự nắm bắt của sự thật, vì nó đã tuyệt không có gì trong sự nắm bắt của sự–có.
Theaetetus: Không, nó tuyệt không có.
Socrates: Như thế, nó cũng không có phần trong sự hiểu biết.
Theaetetus: Không.
Socrates: Sau đó, Theaetetus, tri giác và hiểu biết có thể không bao giờ là cùng một sự việc tương tự.
Theaetetus: Không, rõ ràng không phải, Socrates; giờ đây chúng ta đã có những bằng chứng có thể có được rõ ràng nhất rằng hiểu biết là một gì đó khác với tri giác.
Socrates: Nhưng đối tượng của chúng ta ngay từ đầu thảo luận này đã không phải để tìm ra hiểu biết thì không phải là gì, nhưng để tìm ra nó là gì. Tuy nhiên, chúng ta đã làm được một tiến bộ nhỏ. Chúng ta bây giờ sẽ không tìm kiếm hiểu biết trong cảm nhận tri giác gì hết tất cả, nhưng trong bất cứ sự vật việc gì chúng ta gọi hoạt động đó của hồn người, khi nó thì bận rộn bởi chính nó về những sự vật việc vốn chúng là–có.
Theaetetus: Vâng, tên gọi, Socrates, tôi giả định là sự phán đoán.



4. Định nghĩa thứ nhì (D2): “Hiểu biết là Phán đoán đúng thực (doxa / δόξα)”: [187b–201c]

[187b]
Socrates: Ý kiến của bạn, chàng trai thân yêu của tôi, là đúng Bây giờ nhìn lại từ bắt đầu. Xóa sạch tất cả những gì chúng ta đã nói cho đến giờ, và xem nếu bạn có thể nhìn thấy một tốt hơn bất kỳ nào từ chỗ bạn bây giờ đã tiến đến. Hãy nói tôi nghe một lần nữa, hiểu biết là gì?
Theaetetus: Vâng, Socrates, người ta không thể nói rằng đó là phán đoán trong tổng quát, vì cũng có phán đoán sai – nhưng phán đoán đúng thực cũng có thể là hiểu biết. Vì vậy, hãy lấy đó là câu trả lời của tôi. Nếu cùng một sự việc tương tự lại xảy ra một lần nữa, và chúng ta tìm thấy, khi chúng ta tiếp tục, rằng nó hóa ra không là thế, chúng ta sẽ thử một gì đó khác. [7]
Socrates: Và ngay cả như vậy, Theaetetus, bạn đã trả lời tôi trong lối một người phải nên trả lời – với một thiện chí, và không miễn cưỡng, như bạn đã làm ở lần đầu tiên. Nếu chúng ta tiếp tục như thế này, một trong hai điều sẽ xảy ra. Hoặc là chúng ta sẽ tìm thấy những gì chúng ta đang theo đuổi; hay chúng ta sẽ bớt nghiêng sang nghĩ rằng chúng ta biết những sự vật việc mà chúng ta không biết gì hết tất cả – và ngay cả điều đó cũng sẽ là một phần thưởng, chúng ta có thể không công bằng nếu như lại không hài lòng với nó. Bây giờ điều gì đây mà bạn nói? Có hai hình thức của phán đoán, đúng và sai; và định nghĩa của bạn có phải là phán đoán đúng thực là hiểu biết?
Theaetetus: Vâng. Đó là nó trông thế nào với tôi bây giờ.
Socrates: Bây giờ, tôi tự hỏi nếu có đáng bõ công hay không, ở giai đoạn này, để trở lại một điểm cũ về sự phán đoán –
Theaetetus: Ông muốn nói đến điểm nào?
Socrates: Tôi có một gì đó trong não thức tôi, nó đã thường xuyên làm phiền tôi trước đây, và đã đặt tôi vào trong khó khăn rất lớn, cả trong suy nghĩ của riêng tôi, và trong thảo luận với những người khác – Ý tôi là, tôi không thể nói nó là gì, kinh nghiệm này chúng ta có, và nó nảy sinh trong chúng ta như thế nào.
Theaetetus: Kinh nghiệm gì?
Socrates: Phán đoán sai lầm là gì. Ngay cả bây giờ, bạn biết, tôi vẫn đang cân nhắc; Tôi do dự không nhất quyết, không biết nên để nó đi, hay không biết nên nhìn vào nó trong một cách thức khác với cách chúng ta đã đi theo một thời gian ngắn trước đây.
Theaetetus: Tại sao không, Socrates, nếu điều này bày hiện ra có bất kỳ một lý do nào là việc phải làm? Khi ông và Theodorus đã nói vừa mới bây giờ, và hầu như hoàn toàn đúng, khi ông đã nói về nhàn rỗi, chúng ta không bị thời gian thúc bách trong nói chuyện thuộc loại này.

4.1 Vấn đề khó hiểu của sự nhận diện nhầm lẫn: [187e5–188c8]

Socrates: Bạn nhắc tôi thế là đúng. Vì có lẽ đây là phải lúc để trở lại trên những lối đi của chúng ta. Tốt hơn để làm xong một việc nhỏ được tốt đẹp hơn một việc lớn lao nhưng không hài lòng
Theaetetus: Vâng, đó là chắc chắn.
Socrates: Bây giờ chúng ta đi tới thế nào? Và thực sự những gì mà chúng ta đang nói là gì đây? Chúng ta tuyên bố, không phải sao, rằng sự phán đoán sai lầm xảy ra lập đi lập lại, và một trong chúng ta phán đoán sai lầm, và một người khác đúng thực, như thể đó là trong bản chất của những sự việc cho việc này để xảy ra?
Theaetetus: Đó là những gì chúng ta tuyên bố.
Socrates: Bây giờ, không phải là đúng hay sao về tất cả mọi sự vật việc, cùng nhau hoặc riêng rẽ, mà chúng ta phải hoặc biết chúng hoặc không biết chúng? Tôi tạm làm ngơ để bỏ qua trong chốc lát những điều kiện trung gian của việc học được và quên đi, vì chúng không ảnh hưởng đến lập luận ở đây,
Theaetetus: Tất nhiên, Socrates, trong trường hợp đó không có lựa chọn thay thế nào. Với mỗi sự vật việc chúng ta hoặc biết nó hoặc không biết.
Socrates: Sau đó, khi một người phán đoán, những đối tượng của sự phán đoán của người ấy đều nhất thiết hoặc là những sự vật việc mà người ấy biết hoặc những sự vật việc mà người ấy không biết?
Theaetetus: Vâng, đó phải là như vậy.
Socrates: Nhưng nếu người ấy biết một sự vật việc, điều không thể xảy ra được là người ấy lại sẽ không biết nó; hoặc nếu người ấy không biết nó, người ấy không thể biết nó
Theaetetus: Vâng, tất nhiên.
Socrates: Bây giờ một ai là người đã phán đoán sự vật việc gì là sai. Có phải người ấy nghĩ rằng những sự vật việc mà ông biết không phải là những sự vật việc này, nhưng một số những sự vật việc khác mà người ấy biết – như thế vì biết cả hai người ấy thì không biết gì về cả hai?
Theaetetus: Nhưng đó là không thể, Socrates.
Socrates: Vậy có phải người ấy tưởng tượng rằng những sự vật việc mà người ấy không biết là những sự vật việc khác vốn người ấy không biết? Có thể nào có được rằng một ai là người không biết Theaetetus cũng chẳng biết Socrates, sẽ quyết định trong đầu người ấy rằng Socrates là Theaetetus, hay Theaetetus là Socrates?

4.2 Vấn đề khó hiểu thứ hai về tin tưởng nhầm lẫn: “Tin tưởng những gì là không–có”:
[188c10–189b9]

Theaetetus: Tôi không thấy điều đó có thể xảy ra như thế nào.
Socrates: Nhưng một người chắc chắn không nghĩ rằng những sự vật việc người ấy biết là những sự vật việc người ấy không biết, hay lại nữa rằng những sự vật việc người ấy không biết là những sự vật việc mà người ấy biết.
Theaetetus: Không, đó sẽ là một sự việc rất kỳ quặc.
Socrates: Khi đó, trong cách nào mà phán đoán sai lầm vẫn có thể có được? Rõ ràng là không thể có được phán đoán bên ngoài những trường hợp, chúng ta đã nhắc đến, vì tất cả mọi sự vật việc, thì hoặc là một sự vật việc chúng ta biết hoặc một sự vật việc chúng ta không biết; và trong những giới hạn này có vẻ như không có chỗ cho sự phán đoán sai là có thể có được.
Theaetetus: Điều đó hoàn toàn đúng.
Socrates: Sau đó, có lẽ chúng ta tốt hơn nên theo đuổi một dòng suy luận điều tra khác; có lẽ chúng ta nên tiến hành không phải bằng cách của biết và không–biết, nhưng bằng cách của là–có và không–là–có? [8]
Theaetetus: Ông muốn nói sao?
Socrates: Có lẽ một sự kiện đơn giản là thế này: đó là khi một người phán đoán bất cứ những sự vật việc gì vốn nó là không có, đó là người ấy không thể tránh khỏi phán đoán một cách sai lầm, bất kể những gì có thể là bản chất của suy tưởng của người ấy trong những phương diện khác.
Theaetetus: Điều đó lại là rất hợp lý, Socrates.
Socrates: Bây giờ điều đó sẽ thế nào nhỉ? Chúng ta sẽ nói gì, Theaetetus, nếu một ai đó bắt đầu định xem xét chúng ta, và hỏi chúng ta, “Có phải những từ ngữ này diễn tả có thể có được cho bất cứ ai? Có thể nào một người phán đoán những gì là không có, hoặc về một trong những sự vật việc vốn chúng đều là (có), hay chỉ bởi tự mình nó?” Tôi cho rằng chúng ta sẽ trả lời: “Vâng, khi người ấy đang suy nghĩ, nhưng người ấy suy nghĩ gì đó thì không đúng”. Hay chúng ta sẽ trả lời thế nào?
Theaetetus: Đó là câu trả lời của chúng ta.
Socrates: Bây giờ có phải loại sự việc này xảy ra ở nơi nào khác?
Theaetetus: Những loại sự việc gì?
Socrates: Vâng, thí dụ, một người nhìn thấy một gì đó, thế nhưng không thấy gì.
Theaetetus: Người ấy sao có thể thế?
Socrates: Ngược lại, trong thực tế, nếu người ấy đang nhìn thấy bất kỳ một sự vật việc, người ấy phải là đang nhìn thấy một sự vật việc vốn nó là có. Hay có phải bạn nghĩ rằng một cái “một” có thể được tìm thấy giữa những sự vật việc vốn là không có?
Theaetetus: Tôi chắc chắn không.
Socrates: Sau đó, một ai là người đang nhìn thấy bất kỳ một sự vật việc gì là nhìn thấy một gì đó mà nó là có?
Theaetetus: Rõ ràng.
Socrates: Nó cũng dẫn đến sau đó rằng một ai là người đang nghe bất cứ sự vật việc gì thì đang nghe một vài một sự vật việc và một gì đó mà nó là có.
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Và một ai là người đang chạm vào bất cứ thứ gì là chạm vào một vài một sự vật việc, và một sự vật việc nó là (có), nếu nó là một (trong những sự vật việc)?
Theaetetus: Vâng, cũng dẫn đến điều đó.
Socrates: Và một ai là người đang phán đoán là phán đoán một trong một vài một sự vật việc, không phải người ấy sao?
Theaetetus: Nhất thiết.
Socrates: Và một ai là người đang phán đoán một vài một sự vật việc là đang phán đoán một gì đó vốn nó là (có)?
Theaetetus: Tôi cho rằng thế.
Socrates: Vậy thì đó có nghĩa là một ai là người đang phán đoán một gì đó mà nó thì không có là phán đoán không–gì cả?
Theaetetus: Xem ra như thế.
Socrates: Nhưng một ai là người thì đang phán đoán không–gì là không phán đoán gì hết tất cả.
Theaetetus: Điều đó xem có vẻ rõ ràng.
Socrates: Và như vậy không thể nào để phán đoán được những gì không là có, hoặc là về những sự vật việc đó là hoặc chỉ riêng mình nó.
Theaetetus: Rõ ràng không.
Socrates: Phán đoán sai lầm, sau đó, là một gì đó khác với phán đoán những sự vật việc vốn chúng không là có?
Theaetetus: Nó là xem dường thể.

4.3 Vấn đề khó hiểu thứ ba về tin tưởng nhầm lẫn: hoán chuyển tin tưởng (Allodoxia):
 [189b10–190e4]

Socrates: Sau đó, phán đoán sai lầm quả thực có mặt trong chúng ta, không trong tiếp cận này cũng không trong tiếp cận chúng ta đã vừa đi theo mới đây.
Theaetetus: Không, thực vậy.
Socrates: Vậy có phải trong cách này mà sự việc chúng ta gọi bằng tên gọi đó phát sinh?
Theaetetus: Cách thế nào?
Socrates: Chúng ta nói rằng có sự phán đoán sai lầm, một loại của “phán đoán-kia”, khi một người, ở chỗ của một trong những sự vật việc vốn là có, đã trong suy nghĩ của mình thay thế với một trong những sự vật việc khác vốn là có, và khẳng định rằng nó là có. [9] Bằng cách này, người ấy luôn luôn phán đoán một gì đó vốn là có, nhưng phán đoán một sự vật việc vào trong chỗ của một sự vật việc kia; và vì sau khi đánh tuột mất sự vật việc vốn đã là đối tượng xem xét của mình, người ấy khá có thể được gọi là một ai là người phán đoán một cách sai lầm.
Theaetetus: Bây giờ, với tôi ông có vẻ đã có nó được hoàn toàn đúng. Khi một người phán đoán “xấu”, thay vì “đẹp”, hay “đẹp” thay vì “xấu”, khi đó người ấy thực sự phán đoán gì đó là sai.
Socrates: Hiển nhiên, Theaetetus, bạn không trọng vọng tôi nhiều cho lắm; bạn không thấy tôi gây hoang mang lo ngại gì hết tất cả.
Theaetetus: Có gì đặc biệt khiến ông nói lạ vậy?
Socrates: Tốt, tôi giả định bạn không nghĩ tôi có khả năng nhặt lên “sai lầm thực sự” của bạn, và hỏi bạn không biết có thể có được rằng một sự vật việc sẽ là nhanh chóng một cách chậm rãi, hoặc nhẹ một cách nặng nề, hay không biết bất cứ sự vật việc gì khác lại có thể có lẽ xảy ra trong một cách không phù hợp với bản chất riêng của nó, nhưng trong thuận hợp với mặt đối lập của nó và trái ngược với chính nó. Nhưng hãy bỏ qua việc đó; Tôi không muốn sự táo bạo của bạn không được tưởng thưởng. Bạn có thích đề nghị, bạn nói, rằng phán đoán sai lầm là “phán đoán-kia”?
Theaetetus: Vâng, tôi có.
Socrates: Sau đó, theo phán đoán của bạn, có thể nào xảy ra việc đặt để một sự vật việc trong suy nghĩ của một người như một sự vật việc khác và không là chính nó?
Theaetetus: Chắc chắn có thể có được.
Socrates: Bây giờ khi suy nghĩ của một người đang làm xong được việc này, không phải là nhất thiết rằng người ấy sẽ là suy nghĩ về hoặc một, hoặc cả hai của hai sự vật việc này?
Theaetetus: Đó là tất yếu; hoặc là cả hai cùng lúc với nhau, hoặc mỗi một lần lượt trước sau.
Socrates: Rất tốt. Bây giờ khi nói “suy nghĩ” có phải bạn có cùng nghĩa giống như tôi có?
Theaetetus: Ông có nghĩa gì với nó?
Socrates: Một chuyện trò vốn hồn người có với chính nó về những đối tượng được nó xem xét. Tất nhiên, tôi chỉ nói cho bạn ý tưởng của tôi trong tất cả thiếu hiểu biết; nhưng đây là loại hình ảnh tôi có về nó. Với tôi, xem dường rằng hồn người khi nó nghĩ thì chỉ đơn giản là tiếp tục diễn ra một cuộc thảo luận trong đó nó tự hỏi chính nó những câu hỏi, và tự nó trả lời chúng, những khẳng định và những phủ nhận. Và khi nó đi đến được một gì đó rõ ràng chắc chắn, hoặc bằng một tiến trình dần dần hoặc một bước nhảy vọt bất ngờ, khi nó khẳng định trước sau như một về một sự vật việc, và khuyên bảo không bị phân chia, chúng ta gọi đây là phán đoán của nó. Vì vậy, theo quan điểm của tôi, để phán đoán là để làm một tuyên bố, và một phán đoán là một tuyên bố mà không nói với người khác, hoặc nói ra lớn tiếng, nhưng âm thầm nói với chính mình. Và bạn nghĩ gì?
Theaetetus: Tôi đồng ý với điều đó.
Socrates: Vì vậy, khi một người phán đoán một gì là một gì khác, những gì người ấy đang làm, rõ ràng, là để nói với chính mình rằng một sự vật việc là một sự vật việc khác.
Theaetetus: Vâng, tất nhiên.
Socrates: Bây giờ hãy thử nghĩ rằng nếu bạn đã từng nói với chính mình “Chắc chắn cái đẹp thì xấu xí”, [10] hay “Sự bất công thì chắc chắn là công chính”. Hoặc – để nói nó theo như những thuật ngữ phổ thông nhất – có bao giờ bạn đã cố gắng để thuyết phục chính mình rằng “Chắc chắn một gì này là một gì khác”? Sẽ không phải là trái ngược với sự việc này mới là sự thật? Sẽ không phải là sự thật rằng ngay cả trong giấc ngủ của bạn có bao giờ bạn đi xa như vậy để nói với chính mình: “Không nghi ngờ gì cả, lẻ là chẵn”, hay bất cứ thứ gì của loại đó?
Theaetetus: Vâng, đó là như vậy.
Socrates: Và bạn có nghĩ rằng bất cứ ai khác, trong hoặc ngoài não thức lành mạnh của mình, có từng bao giờ liều lĩnh nghiêm trang nói với chính mình, với hy vọng đoạt được sự đồng ý của chính mình, rằng “Một con bò phải là một con ngựa”, hoặc” Hai phải là một?”
Theaetetus: Không, quả thực tôi không.
Socrates: Tốt, sau đó, nếu để làm một tuyên bố với chính mình là để phán đoán, không một ai là người làm một tuyên bố, đó là, một phán đoán, về cả hai sự vật việc, nắm giữ của cả hai với hồn người của mình, có thể phát biểu, hoặc phán đoán, rằng một này là một khác. Và bạn, đến phiên bạn, phải để hình thức này của từ ngữ bị bỏ qua.[11] Những gì tôi muốn nói qua nó là thế này: không ai phán đoán “cái xấu xí thì đẹp đẽ”, hay làm bất kỳ một phán đoán nào loại như vậy.
Theaetetus: Được rồi, Socrates, tôi bỏ qua nó; và tôi nghĩ rằng ông đã đúng.
Socrates: Như thế, một người có cả hai sự vật việc trước não thức của mình khi người ấy phán đoán không thể nào lại có thể phán đoán cái đó là cái kia.
Theaetetus: Xem dường là thế.
Socrates: Nhưng nếu người ấy chỉ có một trong số chúng trước não thức của mình trong phán đoán, và cái kia thì không có mặt gì hết với người ấy, với người ấy sẽ không bao giờ phán đoán cái đó là cái kia.
Theaetetus: Đó là sự thật. Vì với người ấy hẳn sẽ cũng phải nắm giữ cái kia vốn không có mặt với sự phán đoán của người ấy.

4.4 Vấn đề khó hiểu thứ tư về tin tưởng nhầm lẫn: Phiến bảng bằng Sáp: [190e5–196c5]

Socrates: Sau đó “phán đoán kia” là không thể có được cho bất cứ ai, hoặc là khi người ấy có cả hai những sự vật việc với người ấy trong phán đoán, hoặc khi người ấy có chỉ một. Vì vậy, nếu có một ai sẽ định nghĩa phán đoán sai lầm là “phán đoán kia”, [12] người ấy sẽ nói nhưng không gì cả. Sự có mặt của phán đoán sai lầm trong chúng ta không thể cho thấy trong cách này được nhiều bất kỳ nào hơn những phương pháp tiếp cận trước đây của chúng ta.
Theaetetus: Có vẻ như không.
Socrates: Và thế nhưng, Theaetetus, nếu nó không được cho thấy là có, chúng ta sẽ bị đưa vào trong chấp nhận một số những phi lý.
Theaetetus: Và chúng sẽ là những gì?
Socrates: Tôi sẽ không nói với bạn cho đến khi tôi đã cố gắng mọi cách có thể được để xem xét vấn đề này. Tôi nên lấy làm hổ thẹn để thấy chúng ta bị buộc vào làm thứ gồm những chấp nhận tôi có ý muốn nói, đương khi chúng ta vẫn trong những khó khăn. Nếu chúng ta tìm thấy những gì chúng ta đi tìm, và trở thành những người tự do, khi đó chúng ta sẽ quay vòng lại và nói về những sự vật việc này xảy ra thế nào với những người khác – sau khi đã bảo đảm cá nhân chúng ta chống lại sự chế giễu. Trong khi nếu chúng ta không thể tìm thấy bất kỳ cách nào tháo gỡ chính chúng ta, khi đó tôi giả định chúng ta sẽ là không đứng nổi nữa, nằm thấp như những hành khách say sóng, và phó mặc chúng ta vào những bàn tay của luận chứng, và để cho nó chà đạp lên tất cả chúng ta, và làm những gì nó thích với chúng ta. Và bây giờ hãy để tôi nói cho bạn biết chỗ nào tôi nhìn thấy một lối vẫn còn mở ra cho điều tra này.
Theaetetus: Vâng, cho tôi biết đi.
Socrates: Tôi sẽ sắp sửa để duy trì rằng chúng ta đã sai lầm để đồng ý rằng nó là điều không thể để cho một người là trong sai lầm qua sự phán đoán rằng những sự vật việc người ấy biết là những sự vật việc người ấy không biết. Trong một cách, điều đó là có thể.
Theaetetus: Bây giờ tôi tự hỏi, có phải nếu ông muốn nói cùng một điều như tôi cũng đã từng ngờ vực vào thời điểm khi chúng ta đã đề nghị nó đã là giống thế – Tôi muốn nói, rằng đôi khi tôi, là người biết Socrates, đã từng nhìn thấy từ khoảng cách xa một ai đó khác mà tôi không biết, và nghĩ rằng đó là Socrates mà tôi biết. Trong một trường hợp giống như vậy, loại những sự việc mà ông đang đề cập đến quả thực có xảy ra.
Socrates: Nhưng không phải hay sao là chúng ta đã lui bước, co lại trước đề nghị này vì nó đã làm chúng ta không biết, khi chúng ta có biết, những sự vật việc vốn chúng ta biết?
Theaetetus: Vâng, chắc chắn chúng ta đã.
Socrates: Vậy đừng để chúng ta đặt trường hợp trong cách đó; hãy thử một cách khác. Nó có thể chứng minh dẫn dắt được hoặc nó có thể khó vượt qua được; nhưng thực tế là chúng ta đang trong một cùng cực như thế, khiến chúng ta cần xoay đi xoay lật mọi lý luận trở đi trở lại, và xét nghiệm nó từ tất cả mọi bên. Bây giờ xem coi nếu có bất kỳ một gì trong việc này. Có phải là có thể học được một gì bạn đã không biết trước đây?
Theaetetus: Chắc chắn là có.
Socrates: Và lại một sự vật việc khác và tuy thế vẫn lại một sự vật việc khác?
Theaetetus: Vâng, tại sao không?
Socrates: Bây giờ tôi muốn bạn giả định, vì lợi ích của luận chứng, rằng chúng ta có trong những hồn người chúng ta một khối sáp, trong một cá nhân này thì lớn hơn, trong một cá nhân kia thì nhỏ hơn, và thứ sáp tinh khiết hơn trong một trường hợp, bẩn hơn trong một trường hợp khác; khá cứng trong một số người, khá mềm trong một số người khác, trong khi nó thì có tính chất trước sau thích hợp trong một số người.
Theaetetus: Tốt lắm, tôi đang giả định điều đó.
Socrates: Chúng ta có thể coi nó, sau đó, như một món quà của Ký ức, người mẹ của những Muses [13]. Chúng ta tạo những ấn tượng trên đấy về tất cả những gì chúng ta muốn ghi nhớ giữa những sự vật việc chúng ta đã thấy, hay đã nghe, hay đã nghĩ của chính chúng ta; chúng ta giữ khối sáp bên dưới những tri giác và suy nghĩ của chúng ta và từ chúng đóng một con dấu, trong lối chúng ta đóng con dấu từ những chiếc nhẫn khắc ấn tín. Bất cứ gì mà được in dấu trên sáp, chúng ta nhớ và biết cho đến chừng nào hình ảnh vẫn còn in trong sáp; Bất cứ gì bị xóa mất dấu in hay không thể được in dấu, chúng ta quên và không biết.
Theaetetus: Hãy lấy đó làm giả thuyết của chúng ta.
Socrates: Sau đó lấy trường hợp của một người biết những sự vật việc này, nhưng cũng đang xem xét một gì đó người ấy đang nhìn thấy hoặc đang nghe; và xem nếu người ấy có thể phán đoán sai trong cách này.
Theaetetus: Trong cách thuộc loại nào?
Socrates: Trong suy nghĩ, về những sự vật việc mà người ấy biết, đôi khi chúng là những sự vật việc mà người ấy biết và đôi khi chúng là những sự vật việc mà người ấy không biết – những trường hợp này là những gì ở một giai đoạn trước, chúng ta đã sai lầm chấp nhận là không thể có được.
Theaetetus: Và bây giờ ông nói gì?
[192a]
Socrates: Chúng ta phải bắt đầu thảo luận này bằng cách làm những phân biệt nào đó nhất định. Chúng ta phải làm cho rõ ràng điều là không thể xảy ra được để (bất kỳ một ai) nghĩ (1) rằng một sự vật việc bạn biết, vì bạn nắm giữ ghi chép của nó trong hồn người của bạn, nhưng với nó bạn đang không cảm nhận, là một sự vật việc khác vốn bạn biết – bạn cũng có dấu in của nó nữa – nhưng đang không cảm nhận, (2) rằng một sự vật việc bạn biết là một gì đó bạn không biết và không có dấu in của nó, (3) rằng một sự vật việc bạn không biết là một sự vật việc khác bạn không biết, (4) rằng một sự vật việc bạn không biết là một sự vật việc bạn biết.
Lại nữa, điều là không thể xảy ra được để nghĩ (1) rằng một sự vật việc bạn đang cảm nhận là một sự vật việc khác mà bạn đang cảm nhận, (2) rằng một sự vật việc bạn đang cảm nhận là một sự vật việc khác vốn nó bạn đang không cảm nhận, (3) rằng một sự vật việc bạn đang không cảm nhận là một sự vật việc khác bạn đang không cảm nhận, (4) rằng một sự vật việc bạn đang không cảm nhận là một sự vật việc bạn đang cảm nhận.
Vẫn lại nữa, điều là không thể xảy ra được để nghĩ (1) rằng một sự vật việc bạn vừa biết và vừa đang cảm nhận, khi bạn đang nắm giữ dấu in của nó theo đúng với tri giác của bạn về nó, là một sự vật việc khác vốn bạn biết và đang cảm nhận, và có dấu in của nó bạn giữ theo đúng với tri giác (sự việc này quả thực sự thì ngay cả càng không thể xảy ra được hơn những trường hợp trước, nếu đó có thể là có), (2) rằng một sự vật việc bạn vừa biết và vừa đang cảm nhận, và ghi chép của nó bạn đang giữ trong mức đúng thực của nó, là một sự vật việc khác bạn biết, (3) rằng một sự vật việc bạn vừa biết và vừa đang cảm nhận, và với nó bạn có ghi chép một cách chính xác cùng mức độ như trước đó, là một sự vật việc khác bạn đang cảm nhận, (4) rằng một sự vật việc bạn không biết và cũng chẳng cảm nhận là một sự vật việc khác bạn không biết và cũng không cảm nhận, (5) rằng một sự vật việc bạn không biết và cũng không cảm nhận là một sự vật việc khác bạn không biết, (6) rằng một sự vật việc bạn không biết và cũng không cảm nhận là một sự vật việc khác bạn đang không cảm nhận.
Trong tất cả những trường hợp này, nó là một tuyệt đối không thể xảy ra rằng sẽ nên có phán đoán sai lầm. Nó phát sinh là điều vẫn còn, nếu ở bất kỳ chỗ nào, trong những trường hợp tôi sắp sửa sẽ cho bạn biết.
Theaetetus: Chúng là gì? Có lẽ từ chúng tôi có thể hiểu rõ hơn một chút; Hiện giờ, tôi không hiểu kịp.
Socrates: Trong những trường hợp này của những sự việc bạn biết: khi bạn nghĩ (1) rằng chúng là những sự vật việc khác bạn biết và đang cảm nhận, (2) rằng chúng là những sự vật việc bạn không biết nhưng đang cảm nhận, (3) rằng những sự vật việc bạn vừa biết và đang cảm nhận là những sự vật việc khác bạn vừa biết và đang cảm nhận,
Theaetetus: Hay lắm, bây giờ ông đã bỏ tôi lại đằng sau thêm xa hơn bao giờ hết.
Socrates: Tôi sẽ xem lại nó một lần nữa theo một cách khác. Tôi biết Theodorus và nhớ lại bên trong chính tôi ông ấy thì giống gì; và trong cùng một cách tôi biết Theaetetus. Nhưng đôi khi tôi nhìn thấy họ và đôi khi không; đôi khi tôi chạm vào họ, và đôi khi không; hoặc tôi có thể nghe họ hoặc cảm nhận họ qua một vài những giác quan khác, nhưng có những lúc khác, tôi không có tri giác về hai bạn gì hết tất cả, nhưng vẫn nhớ lại bạn không ít hơn chút nào, và biết bạn bên trong bản thân tôi – không phải là như vậy sao?
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Bây giờ xin lấy điểm đầu tiên mà tôi muốn nói rõ cho bạn – rằng đôi khi chúng ta cảm nhận và đôi khi không cảm nhận những sự vật việc mà chúng ta biết.
Theaetetus: Đó là đúng thật.
Socrates: Sau đó, liên quan đến những sự vật việc chúng ta không biết, chúng ta thường ngay cả không cảm nhận chúng, nhưng thường chúng ta đơn thuần chỉ cảm nhận chúng.
Theaetetus: Đó là như vậy, cũng có.
 Socrates: Bây giờ thấy nếu bạn có thể theo hiểu tôi được tốt hơn một chút. Giả thử rằng Socrates biết cả hai Theodorus và Theaetetus, nhưng không nhìn thấy một ai trong hai người, hoặc có bất kỳ một tri giác khác nào về họ: ông không bao giờ có thể trong trường hợp đó, phán đoán tự trong bản thân rằng Theaetetus là Theodorus. Thế đó có nghĩa hay không?
Theaetetus: Vâng, đó hầu như là đúng thật.
Socrates: Như vậy, đây là những trường hợp đầu tiên, tôi đã đang nói tới.
Theaetetus: Là thế.
Socrates: Thứ hai sau đó. Giả thử như tôi quen biết với chỉ một trong hai bạn và không với người kia, và tôi không cảm nhận một bạn nào: trong trường hợp đó, tôi không bao giờ có thể nghĩ một người tôi biết là người tôi không biết.
Theaetetus: Đó là vậy.
Socrates: Thứ ba, giả thử như tôi không quen biết với một ai trong hai bạn, và tôi đang không cảm nhận một ai trong hai bạn: Tôi không thể nào có thể nghĩ rằng một trong hai bạn, mà tôi không biết, là một bạn kia mà tôi không biết. Bây giờ bạn có sẽ vui lòng nhận lấy điều rằng bạn đã nghe đi nghe lại tất cả trong liên tục những trường hợp khác đã được mô tả trước đây – những trường hợp trong đó tôi sẽ không bao giờ phán đoán sai về bạn và Theodorus, hoặc là khi tôi quen hoặc khi tôi không quen với cả hai bạn; hoặc khi tôi biết một người và không biết người kia. Và tương tự với những khả năng tri giác, bạn theo kịp tôi.
Theaetetus: Tôi theo kịp.
Socrates: Như vậy, vẫn còn có thể xảy ra phán đoán sai lầm trong trường hợp này, tôi biết cả bạn và Theodorus; Tôi có những dấu hiệu của bạn trên khối sáp đó, giống như những dấu in của những chiếc nhẫn khắc ấn tín. Sau đó, tôi thấy cả hai bạn từ khoảng cách xa, nhưng không thể thấy bạn đủ rõ ràng; nhưng tôi trong vội vàng trỏ dẫn dấu hiệu hợp thức về với tri giác trực quan thích đáng, và như thế có được điều này gắn vừa vặn vào trong dấu vết của chính nó, khiến sự nhận diện có thể diễn ra. Điều này tôi thất bại, không làm được; Tôi đã có chúng lệch dòng, áp dụng tri giác thị giác của một người vào với dấu hiệu của một người khác. Nó cũng giống như người ta xỏ giày của họ vào sai chân, hay giống những gì xảy ra khi chúng ta nhìn những sự vật trong gương, khi trái và phải đổi chỗ lẫn nhau. Khi đó, đó là “phán đoán kia”, hoặc phán đoán sai lầm phát sinh.
Theaetetus: Vâng, thế đó xem dường rất có thể xảy ra, Socrates; nó là một mô tả khéo hết sức về những gì xảy ra với sự phán đoán.
Socrates: Sau đó, một lần nữa, giả sử tôi biết cả hai bạn, và tôi cũng cảm nhận một người trong hai bạn, và không người kia, nhưng tôi không giữ được hiểu biết của tôi về người trước phù hợp với tri giác của tôi – đó là diễn tả tôi dùng trước đây và bạn đã không hiểu tôi khi đó.
Theaetetus: Không, tôi chắc chắn đã không.
Socrates: Tốt, tôi đã nói rằng nếu bạn biết một người và cũng cảm nhận người ấy, và giữ được hiểu biết của bạn về người ấy phù hợp với tri giác của bạn, bạn sẽ không bao giờ lẫn lộn người ấy với một vài cá nhân khác mà bạn biết và đang cảm nhận, và sự hiểu biết về người ấy bạn đang nắm giữ thuận hợp với tri giác. Không phải là như vậy sao?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Đã vẫn còn, tôi hiểu nó, trường hợp chúng ta vừa đề cập ở đó phán đoán sai lầm nổi lên trong cách thức sau đây: bạn biết cả hai người và bạn đang nhìn vào cả hai, hay có một vài tri giác khác về họ; và bạn không nắm giữ hai dấu hiệu của mỗi người phù hợp với tri giác riêng của nó, nhưng giống như một người bắn cung tệ, bạn bắn vào bên cạnh chỗ đánh dấu, và trượt – đó chính xác là những gì chúng ta gọi là sự sai nhầm.
Theaetetus: Tự nhiên là thế.
Socrates: Và khi với một của những dấu hiệu cũng có một tri giác có mặt, nhưng không có đối với dấu hiệu kia, và bạn cố gắng để đặt vừa vặn với tri giác có mặt dấu hiệu thuộc về tri giác vắng mặt, trong tất cả những trường hợp thuộc loại giống như vậy suy nghĩ thì vướng phải sai lầm.

Chúng ta có thể tổng kết như sau: có vẻ rằng trong trường hợp của những sự vật việc chúng ta không biết và chưa bao giờ cảm nhận, không có thể xảy ra có sai lầm hay phán đoán sai lầm, nếu những gì chúng ta đang nói đến là nghe chắc chắn tất cả đáng tin; đó là trong những trường hợp ở đó chúng ta vừa biết những sự vật việc và vừa đang cảm nhận chúng mà phán đoán thì thất thường và thay đổi khác nhau giữa thật và giả. Khi nó mang đến cùng nhau những dấu in thích ứng và những ghi chép, trực tiếp và trong thẳng hàng thuận hợp, nó là sự thật; khi nó làm như thế cong quằn và chồng chéo chữ thập, nó thì sai.
Theaetetus: Vâng, thế đó không là đẹp hay sao, Socrates?
Socrates: À, khi bạn đã nghe thấy những gì sắp tới tiếp theo, bạn sẽ nói như vậy lại càng nhiều hơn. Vì phán đoán đúng thực thì đẹp, chắc chắn phải, và sai lầm thì xấu.
Theaetetus: Không nghi ngờ gì về điều đó. 

Socrates: Vâng, sau đó, họ nói, đây là lý do tại sao hai sự việc xảy ra. Trong một số người, sáp trong hồn người thì sâu và phong phú, mịn màng và làm việc để phù hợp thống nhất; và khi những sự vật việc qua những giác quan được in dấu trên “trái tim” này của hồn người – như Homer gọi nó, ám chỉ sự giống với sáp [14] – những dấu in được thực hiện trên nó đều lâu dài, vì chúng đều rõ ràng và có đủ chiều sâu. Những người với những hồn người như vậy học hành dễ dàng, và nhớ lâu những gì họ học; họ không có những dấu hiệu đi lệch ngoài lề với tri giác, nhưng phán đoán đúng thực. Vì những dấu hiệu thì đều riêng biệt và có rất nhiều chỗ cho chúng, chúng nhanh chóng gán cho mỗi sự vật việc với dấu in của nó trong khối sáp – những sự vật việc trong bàn luận, tất nhiên, là những gì chúng ta gọi là những sự vật việc vốn chúng là-có, và những người này là những người chúng ta gọi là khôn ngoan.
Hay bạn cảm thấy có những nghi ngờ nào về điều này?
Theaetetus: Không, tôi thấy nó cực kỳ thuyết phục.

Socrates: Nhưng nó là một vấn đề khác biệt khi “trái tim” của một người thì “lộn xộn không nhẵn nhụi” (loại trái tim những nhà thơ gì-cũng-biết của chúng ta ca ngợi), hay khi nó thì bẩn và thuộc loại sáp không tinh khiết; hay khi nó thì rất mềm hoặc cứng. Những người trong họ có sáp thì mềm đều học nhanh nhưng cũng quên nhanh; khi sáp thì cứng, điều ngược lại xảy ra. Những người mà nó thì “lộn xộn không nhẵn nhụi” và sần sùi, một gì đó sỏi đá với đất hoặc bẩn thỉu qua nó trộn lẫn tất cả, có những ấn tượng không rõ ràng. Cũng thế, quá nếu sáp thì cứng, vì khi đó những ấn tượng không có chiều sâu; tương tự thế, chúng đều không rõ ràng nếu sáp thì mềm, vì chúng nhanh chóng chạy với nhau và bị nhoè. Nếu, thêm vào với tất cả điều này, những dấu in trong sáp là đông đảo chen chúc lẫn nhau vì thiếu chỗ, vì nó chỉ là một vài mảnh vụn chắp vá của một hồn người, chúng lại càng không rõ ràng hơn. Tất cả những người như thế đều có thể xảy ra có phán đoán sai lầm. Khi họ nhìn, hoặc nghe, hoặc nghĩ về bất cứ sự vật việc gì, họ có thể không nhanh chóng phân phối từng sự vật việc cho từng ấn tượng; họ thì chậm và phân phối những sự vật việc với những ấn tượng không thuộc về chúng, xem nhầm, nghe lẫn và nghĩ sai hầu hết về chúng – và những người này này là những người chúng ta đã lần lượt mô tả như trong sai lầm về những sự vật việc vốn chúng là-có và thiếu hiểu biết.
Theaetetus: Đó chính xác là nó, Socrates; không người nào có thể làm hơn được về giải thích của ông.
Socrates: Vậy có phải chúng ta phải nói rằng phán đoán sai vẫn tồn tại trong chúng ta?
Theaetetus: Vâng, mạnh mẽ nhất.
Socrates: Và những phán đoán đúng, tất nhiên?
Theaetetus: Và những phán đoán đúng.
Socrates: Và chúng ta nghĩ rằng chúng ta đã đạt được một thoả thuận, khi chúng ta nói rằng hai loại phán đoán này chắc chắn tồn tại?
Theaetetus: Không có nghi ngờ trần thế nào về nó, Socrates.

Socrates: Theaetetus, tôi sợ một người ba hoa thì thực sự là một mối phiền toái khủng khiếp.
Theaetetus: Sao, ông nói về gì vậy?
Socrates: Tôi lấy làm khó chịu với sự ngu ngốc của riêng tôi – sự ba hoa thật sự của riêng tôi. Bạn có thể gọi là gì khác khi một người sẽ cứ tiếp tục lôi kéo những lập luận lên và xuống, vì người ấy quá chậm hiểu để đạt được một bất kỳ phán đoán quả quyết nào, và sẽ không thành công được một bất kỳ nào của chúng?
Theaetetus: Nhưng tại sao ông nên lấy làm khó chịu?
Socrates: Tôi không chỉ khó chịu; Tôi hoảng hốt. Tôi sợ những gì tôi có thể nói nếu có một ai đó hỏi tôi: “Như thế, Socrates, ông đã khám phá ra sự phán đoán sai, phải không ông? Ông đã tìm thấy rằng nó nảy sinh không chỉ trong liên hệ của những tri giác với nhau, hay của những suy nghĩ với nhau, nhưng trong sự kết nối của tri giác với suy nghĩ? ” Tôi tin rằng tôi sẽ rất nhiều phần để nói “Có”, với một vẻ của tự mình tán thưởng chính mình về một số khám phá đẹp đẽ chúng ta đã thực hiện được. 
Theaetetus: Vâng, Socrates, những gì ông đã vừa chỉ cho chúng tôi, dù sao đi nữa với tôi xem dường hoàn toàn là một trình bày trong sáng khéo léo.
Socrates: “Ông muốn nói”, người ấy tiếp tục, “rằng chúng ta sẽ không bao giờ giả định rằng một người chúng ta chỉ đơn thuần nghĩ đến nhưng không nhìn thấy là một con ngựa vốn lại nữa chúng ta không nhìn thấy hay chạm vào, nhưng chỉ nghĩ đến và không cảm nhận được bất cứ gì khác về nó? ” Tôi giả định rằng tôi sẽ đồng ý rằng chúng ta có muốn nói với nghĩa này.
Theaetetus: Vâng, và hầu như hoàn toàn đúng,
Socrates: “Vậy thì”, người ấy tiếp tục “không phải là nó dẫn đến từ lý thuyết này rằng một người không thể nào có thể giả định rằng mười một, mà ông chỉ đơn thuần nghĩ đến, là mười hai, vốn lại nữa người ấy chỉ đơn thuần nghĩ đến?” Nào, bạn hãy trả lời.
Theaetetus: Vâng, câu trả lời của tôi sẽ là một người nào đó là người đang nhìn thấy hay đang chạm vào chúng có thể giả định rằng mười một là mười hai, nhưng không với những những gì đó mà người ấy có trong suy nghĩ của mình: người ấy sẽ không bao giờ phán đoán sự việc này trong cách đó về chúng.

[196a]
Socrates: Vâng, bây giờ, hãy lấy trường hợp mà một người nào đó là người đang cân nhắc năm và bảy bên trong chính người ấy – Tôi không muốn nói là bảy người và năm người, hay bất cứ gì thuộc loại đó, nhưng năm và bảy tự thân chúng; những ghi chép, như chúng ta khẳng định, trong khối sáp đó, những sự vật việc giữa chúng không thể có được rằng sẽ nên có sự phán đoán sai lầm. Giả sử người ấy đang nói với chính mình về chúng, và tự hỏi chúng là nhiều bao nhiêu. Bạn có nghĩ rằng trong trường hợp giống thế có bao giờ đã từng xảy ra rằng một người đã nghĩ rằng chúng là mười một và nói như thế, trong khi một người khác nghĩ và nói rằng chúng là mười hai? Hay có phải tất cả mọi người nói và tất cả mọi người nghĩ rằng chúng là mười hai?
Theaetetus: Ồ, trời đất ơi, không đâu; rất nhiều người sẽ làm chúng thành mười một. Và với những con số lớn hơn, họ tính nhầm lại còn thường xuyên hơn – Vì tôi giả định rằng những gì ông nói là có ý áp dụng với tất cả những con số.
Socrates: Hoàn toàn đúng. Và tôi muốn bạn xem xét liệu những gì xảy ra ở đây thì không chỉ điều này, mà một người nghĩ rằng chính nó là mười hai, cái trên khối sáp, là mười một. 
Theaetetus: Nó chắc chắn trông như thể người ấy có thế.
Socrates: Vậy không phải hay sao rằng chúng ta trở về với những sự việc chúng ta đã nói ngay từ đầu? Bạn thấy đấy, bất kỳ ai, mà với người ấy sự việc này xảy ra, là suy nghĩ rằng một sự vật việc người ấy biết là một sự vật việc khác người ấy biết. Và điều này chúng ta đã nói là không thể nào xảy ra được; trong thực tế, đó chỉ là sự quan tâm này đã dẫn chúng ta đến loại trừ khả năng của phán đoán sai lầm, vì, nếu được chấp nhận, nó sẽ có nghĩa là cùng một người phải, ngay lập tức và cùng một lúc, vừa biết và vừa không biết cùng những đối tượng tương tự. 
Theaetetus: Đó thì hoàn toàn đúng.
Socrates: Sau đó, chúng ta sẽ phải nói rằng sự phán đoán sai là một gì đó khác hơn là một ứng dụng sai của suy nghĩ đến tri giác; vì nếu sự việc này đã là như vậy, chúng ta không bao giờ có thể bị sai lầm, miễn là chừng nào chúng ta vẫn ở trong những suy nghĩ của chính chúng ta. Nhưng như vấn đề hiện giờ là, hoặc là không có sự việc loại như sự phán đoán sai; hay một người có thể không biết những gì người ấy biết. Bạn chọn điều nào?
Theaetetus: Ông đang đem cho tôi một lựa chọn không thể làm được, Socrates.

4.5 Vấn đề khó hiểu thứ năm về tin tưởng nhầm lẫn: Chuồng Chim: [196d1–200d4]

Socrates: Nhưng tôi sợ biện luận sẽ không cho phép cả hai. Lại nữa – chúng ta phải không dừng lại ở không-đâu cả; Giả định rằng bây giờ chúng ta đã bắt đầu với tư cách hầu như không biết tự xấu hổ?
Theaetetus: Như thế nào? 



Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Dec/2015)





[1] Một thành ngữ Hellas. Một cánh đồng mở rộng và trống trải thì đúng là chỗ những kỵ binh ao ước để tung hoành.
[2] Illiad iii 172
[3] Xem Parmenides , bản tôi đã tạm dịch, nói về gặp gỡ này.
[4] Câu này cũng có thể dịch “Những gì chúng ta phải làm là đem dùng nhệ thuật của nghề đỡ đẻ của chúng ta để thả cho Theaetetus được tự do khỏi những suy nghĩ vốn cậu ta đã thai nghén về bản chất của sự hiểu biết.
[5] qua mắt và tai
[6] Cf. 143e
[7] doxa: Ancient Greek philosophy, metaphysics, epistemology [Greek, thường dịch sang tiếng Anh là tin tưởng (belief) hay ý kiến (opinion), gốc từ động từ dokein hay doxazein, hiện ra, tin tưởng hay xem có vẻ là ...] Một từ ngữ dùng trong liên hệ với sự xem dường có vẻ, sự cảm nhận trực tiếp về, hay sự tiếp nhận trực tiếp với những đối tượng, phản lại với episteme (hiểu biết). Với Plato, doxa không chỉ là ý kiến, nhưng cũng là năng lực hay khả năng để tạo ý kiến. Nó là trạng thái não thức của những người không là triết gia (người yêu ý kiến, philo–doxos), và đối tượng của nó là thế giới cảm nhận được của trở–thành (perceptible world of becoming), vốn vừa là và không–là, và là những sao chép của những Thể Dạng. Ngược lại, sự hiểu biết (episteme) thì không chỉ là hiểu biết như một hệ quả của sự nhận thức, nhưng cũng là khả năng để tạo hiểu biết. Nó là trạng thái não thức của những người là triết gia (người yêu khôn ngoan, philo–sophos), và đối tượng của nó là là thế giới của chính những Thể Dạng, là thực tại địch thực. (The Blackwell Dictionary of Western Philosophy)
Một số bản dịch tiếng Anh – dịch “doxa” là “judgment”: phán đoán [true judgment may well be knowledge], một số dịch thẳng là “opinion”: ý kiến [do you define knowledge as the true opinion?]
Chúng ta có thể dịch opinion là ý kiến, quan điểm, kiến giải, nhưng không một nào trong ba diễn trọn ý doxa trong Plato ở đây, Tôi chọn dịch doxa = judgement = phán đoán; vì khi chúng ta phán đoán về một sự vật việc nào đó, là chúng ta có ý kiến, giữ một cái nhìn, hay có một giải thích, đi đến một kết luận nào đó về sự vật việc đó; [judgement = hold an opinion (có ý kiến/quan điểm) hay form an opinion or conclusion about (thành lập một ý kiến hay quan điểm về một gì đó)]. Vậy phán đoán, như tôi dịch ở đây, là có ý kiến, giữ một cái nhìn. Định nghĩa thứ hai của Theaetetus về hiểu biết là “hiểu biết = phán đoán đúng”, cũng hiểu là “hiểu biết = ý kiến đúng” + “hiểu biết = quan điểm đúng” + “hiểu biết = giải thích đúng”.
[8] hiện hữu và không hiện hữu, “celui de l’être et du non être”
[9] Có thể hiểu, nếu thay “anti tino” cho “ti” (trong Burnet): “khi một người khẳng định rằng một – trong số những sự vật việc vốn chúng là có – là một khác trong số những sự vật việc vốn chúng là có, sau khi thay thế một này với một kia, trong suy nghĩ của ông ta.”
[10] [Thành ngữ Greek ở đây có thể dùng để nói, hoặc ‘một vài cái đẹp đặc biệt nào đó thì xấu xí’, hoặc nói rằng ‘cái đẹp đó là sự xấu xí’.]
[11] [Trong tiếng Greek, đối lập giữa “một này” và “một kia/khác” được diễn tả bằng sự lập lại của cùng một từ ngữ có nghĩa “kia/khác” - như thế, để nói “cái đó là cái kia”]
[12] heterodoxy = héteros + dóx (a): ý kiến khác, phán đoán kia
[13] Mnemosyne (huyền thoại Hellas) là một trong những Titans, con gái của Ouranos (Trời) và Gaea (Đất), là gót nữ của Trí Nhớ, của Hồi Tưởng, và cũng được xem là gót phát minh ra tiếng nói và lời nói. Mnemosyne ăn nằm với Zeus trong chín ngày liên tiếp, đưa đến sự ra đời của chín Muses; nên Mnemosyne cũng là mẹ của tất cả 9 nymph (nữ thần) Muses. Theo Hesiod trong Theogony, những nhà vua và nhà thơ được Mnemosyne và những Muses truyền cho hứng khởi, do đó họ có khả năng ăn nói khác thường, và dùng những lời nói có mang sức mạnh huyền diệu.
[14] Iliad ii. 851, xvi. 554.
[Có sự tương tự trong hai từ Greek: κέαρ hay κῆρ, “trái tim”, và κηρός, sáp. Trái tim “lộn xộn không nhẵn nhụi” được nhắc đến trong Hom. Iliad. 2.851; Hom. Iliad. 16.554 . Trích dẫn Homer, chỗ này và dưới đây, thì có lẽ có ý mỉa mai — in reference to the practice of some of the sophists who used and perverted his words in support of their doctrines.]