Sunday, December 20, 2015

Plato – Theaetetus (2)

Theaetetus
(Theaetetōs)

Plato (Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)






3. Định nghĩa thứ nhất (D1): “Hiểu biết là Tri giác” (αἴσθησις / aísthēsis) [151e–187a]
3.1 Định nghĩa Hiểu biết là Tri giác: [151d–e]


[151e]
Theaetetus: Vâng, Socrates, sau sự khuyến khích như thế từ ông, sẽ khó cho bất cứ một ai có khuôn phép lại không gắng hết sức người ấy, để nói những gì người ấy có trong mình. Vậy tốt lắm. Đối với tôi có vẻ rằng một ai là người biết một gì đó cảm nhận những gì người ấy biết, và lối nó bày hiện ra lúc này, dù ở mức độ nào, thì hiểu biết đó chỉ đơn giản là tri giác. [1]

Socrates: Có một trả lời thẳng thắn tốt đẹp, chú bé của tôi ơi. Đó là lối để nói ra suy nghĩ [2] của một người. Nhưng bây giờ, nào chúng ta hãy cùng cân nhắc điều này, và xem liệu những gì chúng ta có ở đây thì thực sự có khả năng sinh nở, hay chẳng qua chỉ là một quả trứng ung. Bạn chủ trương rằng hiểu biết là tri giác?
Theaetetus: Vâng.

3.2 Luận chứng “Gió lạnh” và lý thuyết về sự Tuôn chảy [152a–160e]

Socrates: Nhưng nhìn ở chỗ này, đây không phải là một giải thích thông thường về kiến thức mà bạn đã đem ra: nó là những gì Protagoras đã thường chủ trương. Ông đã nói chính cùng một điều, chỉ có là ông nói về nó trong một cách có phần hơi khác. Vì ông đã nói, bạn biết, rằng “Con người là thước đo của tất cả mọi sự vật việc; về những sự vật việc vốn chúng là, rằng chúng là, và về những sự vật việc vốn không là, rằng chúng không là”. Bạn đã đọc câu này, dĩ nhiên? [3]
Theaetetus: Vâng, nhiều lần.
Socrates: Sau đó, bạn biết rằng ông diễn tả nó như một gì đó giống thế này, rằng khi mỗi sự vật việc bày hiện ra với tôi, như thế nó là cho tôi, và khi nó bày hiện ra với bạn, như thế nó là cho bạn – bạn và tôi, mỗi chúng ta với tư cách là một người?
Theaetetus: Vâng, đó là những gì ông ấy nói.
Socrates: Tốt, khó có lẽ xảy ra rằng một người khôn ngoan sẽ nói điều vô nghĩa. Vì vậy, chúng ta hãy tiếp tục theo ông thêm nữa xem sao. Bây giờ, không phải là đôi khi xảy ra rằng khi cùng một cơn gió đang thổi, một người trong chúng ta cảm thấy lạnh và người khác thì không? Hoặc một người kia trong chúng ta cảm thấy hơi lạnh và người nọ rất lạnh?
Theaetetus: Điều đó chắc chắn có xảy ra.
Socrates: Vậy thì, trong trường hợp đó có phải chúng ta sẽ nói rằng cơn gió tự nó, bởi chính nó, thì lạnh hay không lạnh? Hay chúng ta phải nghe theo Protagoras, và nói nó thì lạnh với người nào là người cảm thấy lạnh, và với người khác, không lạnh?
Theaetetus: Có vẻ như chúng ta phải nói thế.
Socrates: Và đây là như nó hiện ra thế nào với mỗi chúng ta ?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Nhưng câu nói “nó hiện ra” này có nghĩa “người ấy nhận thấy nó”?
Theaetetus: Vâng, nó có nghĩa thế.
Socrates: Sự bày hiện ra của những sự vật việc, khi đó, thì giống đúng hệt như tri giác, trong trường hợp của nóng và những sự vật việc giống thế. Vì vậy, nó kết quả, rõ ràng, rằng mọi sự vật việc là cho mỗi cá nhân như người ấy nhận thấy chúng.
Theaetetus: Vâng, xem dường đúng là thế.
Socrates: Tri giác, khi đó, thì luôn luôn về gì vốn là (có), và không bao giờ sai lầm – như vừa vặn với hiểu biết.
Theaetetus: Nó bày hiện ra như thế.
Socrates: Nhưng, tôi nói, hãy nhìn đây. Có phải Protagoras đã là một trong những người toàn trí đó? Phải chăng ông đã nói ra điều này có lẽ như một câu đố cho đám đông bình thường của chúng ta, trong khi ông tiết lộ Sự Thật [4] như một học thuyết bí truyền với những học trò riêng của ông?
Theaetetus: Ông nói thế có ý gì, Socrates?
Socrates: Tôi sẽ nói cho bạn nghe, và điều này, bây giờ, thì chắc chắn không là lý thuyết thông thường – tôi có ý nói lý thuyết cho rằng không có gì vốn trong chính nó là chỉ một điều: không gì vốn bạn có thể gọi đúng là bất cứ điều gì hay bất kỳ loại nào của sự vật việc. Nếu bạn gọi một sự vật việc là lớn, nó sẽ hiển lộ chính nó như là nhỏ, và nếu bạn gọi nó là nặng, nó có khả năng để bày hiện ra như là nhẹ, và tiếp tục như vậy với tất cả mọi sự vật việc, vì không gì là một, hoặc bất cứ sự vật việc gì, hay bất kỳ loại nào của sự vật việc. Những gì là thực sự đúng thực, là thế này: những sự vật việc vốn chúng ta tự nhiên nói rằng chúng “là”, đều là đang trong tiến trình của trở thành để , như kết quả của chuyển động và thay đổi và trộn lẫn cái này với cái kia. Chúng ta là sai khi chúng ta nói rằng chúng “”, vì không gì từng bao giờ , nhưng tất cả mọi sự vật việc đều đang trở thành để là.
Và khi nhìn theo quan điểm này, chúng ta hãy nhận nó như một sự kiện rằng tất cả những người khôn ngoan trong quá khứ, với ngoại lệ là Parmenides, đứng cùng với nhau. Chúng ta hãy cùng nhận điều rằng chúng ta tìm thấy ở phía bên này Protagoras và Heraclitus và Empedocles; và cũng cả hai bậc thầy của hai thể loại thi ca, Epicharmus trong hài kịch, và Homer trong bi kịch. [5] Vì Homer khi nói đến “Biển cả, kẻ sinh thành những gót, và Tethys mẹ của họ”, ông đã làm tất cả mọi sự vật việc là con đẻ của sự tuôn chảy và chuyển động. [6] – Hay bạn nghĩ rằng ông không muốn nói thế?
Theaetetus: Ồ, tôi nghĩ ông ấy đã muốn nói thế.
Socrates: Và nếu bất kỳ một ai đi tới tranh cãi lĩnh vực này với một đạo quân giống như thế – một đạo quân do Homer dẫn đầu – người ấy khó có thể tự giúp chính mình đừng thành một kẻ ngốc, người ấy có thể không?
Theaetetus: Nó sẽ không là một vấn đề dễ dàng, Socrates.
Socrates: Nó sẽ không, Theaetetus. Bạn thấy đấy, có đủ bằng chứng tốt cho lý thuyết này rằng sự–có (những gì được coi như vậy) và sự trở–thành–có là một sản phẩm của chuyển động, trong khi không–là–sự–có và ra–khỏi–sự có là kết quả từ một trạng thái yên nghỉ [7]. Có bằng chứng cho nó trong thực tế là nhiệt hoặc lửa, vốn được cho tạo ra và kiểm soát tất cả mọi sự vật việc khác, thì tự thân nó được tạo ra từ chuyển dịch và ma sát – những điều này là những chuyển động. – Hay tôi sai khi nói chúng đây là những nguồn gốc của lửa?
Theaetetus: Ồ không, chúng chắc chắn là.
Socrates: Hơn nữa, sự phát triển của những sinh vật sống tuỳ thuộc trên cùng những nguồn này?
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Và không phải là cũng đúng rằng tình trạng cơ thể suy giảm với yên nghỉ và không hoạt động? Trong khi qua sự gắng sức và chuyển động, nó có thể được gìn giữ trong một thời gian dài?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Và thế còn về tình trạng của hồn người thì sao? Không phải là nó qua học tập và nghiên cứu, vốn là những chuyển động, khiến hồn người nhận thêm hiểu biết và được gìn giữ [8] và trở thành một điều tốt đẹp hơn? Trong khi ở trong một trạng thái nghỉ ngơi, đó là khi nó sẽ không học tập hay tìm hiểu, nó không chỉ thất bại trong việc tiếp thu hiểu biết mà còn quên đi những gì nó đã học được?
Theaetetus: Đó chắc chắn là như vậy.
Socrates: Và vì vậy chúng ta có thể nói rằng một điều, đó là, sự chuyển động, là có lợi cho cả cơ thể và hồn người, trong khi điều kia có tác dụng ngược lại?
Theaetetus: Vâng, đó là những gì nó xem giống như.
Socrates: Vâng, và tôi có thể tiếp tục để chỉ ra cho bạn tác động của những tình trạng thuộc loại giống như vậy, như thời tiết lặng gió trên đất liền và yên tĩnh trên biển. Tôi có thể cho bạn thấy những sự kiện này làm hư hỏng và hủy hoại mọi sự vật việc như thế nào, trong khi những tình trạng ngược lại có khuynh hướng làm nên sự bảo tồn. Và cuối cùng, để đội vương miện (chiến thắng) trên lập luận của tôi, tôi có thể đem vào sợi dây vàng (nói trong) Homer, [9] và xác nhận rằng qua điều này ông chỉ muốn nói đơn giản là mặt trời; và ở đây là giải thích rằng, miễn là chừng nào sự xoay vòng tiếp tục và mặt trời thì trong chuyển động, tất cả mọi sự vật việc đều là (có), và đều được bảo tồn, cả trên trời và dưới đất, nhưng rằng nếu tất cả sự vật việc này sẽ bị “buộc chặt”, như nó đã là, và đi đến một đứng yên, tất cả mọi sự vật việc sẽ bị hủy hoại, và như người ta vẫn nói, thế giới sẽ bị đảo ngược. Bạn có đồng ý với điều này?
Theaetetus: Vâng, Socrates, Tôi nghĩ đó là ý nghĩa của đoạn văn.

Socrates: Khi đó, bạn tôi ơi, bạn phải hiểu lý thuyết của chúng ta theo lối này. Trong lĩnh vực của mắt nhìn, để bắt đầu với, những gì bạn vốn tự nhiên sẽ gọi là một màu trắng thì không tự nó là một thực thể riêng biệt, hoặc bên ngoài những con mắt của bạn, hoặc bên trong những con mắt của bạn. Bạn phải không gán nó cho bất kỳ một chỗ cá biệt nào; vì khi đó, tất nhiên nó sẽ là đứng ở vị trí gán cho nó; nó sẽ không là trong tiến trình của sự trở thành.
Theaetetus: Nhưng ông nói nghĩa là gì?
Socrates: Chúng ta hãy đi theo những gì chúng ta vừa nói một lúc nãy, và thừa nhận rằng không có một–gì, trong tự thân, vốn là một sự vật việc. Theo như lý thuyết này, màu đen hay màu trắng hay bất kỳ một màu nào khác đều sẽ quay ra đi đến vào thành là–có [10] qua tác động của mắt trên sự chuyển động tương ứng; và những gì chúng ta tự nhiên gọi là một màu sắc cá biệt thì không phải điều gì va đập, cũng không phải điều gì trên đó bị va đập vào, nhưng một gì đó vốn nó đã đi đến trở thành là–có giữa cả hai (điều trên), và nó thì riêng tư với cá nhân người nhận. – Hay bạn sẽ sửa soạn để nhấn mạnh rằng tất cả mọi màu sắc bày hiện ra với một con chó, hoặc với bất kỳ một con vật nào khác, đều giống như một như nó bày hiện ra với bạn?
Theaetetus: Không, tôi chắc chắn sẽ không.
Socrates: Tốt, và có phải ngay cả bạn cảm thấy chắc chắn rằng bất cứ gì bày hiện ra với một người khác thì giống như nó bày hiện ra với bạn? Sẽ không phải là có nhiều phần hơn để bạn nghiêng sang chủ trương rằng nó không bày hiện ra giống cùng như một ngay cả với chính bạn, vì bạn không bao giờ vẫn còn là giống cùng như một với chính bạn?
Theaetetus: Vâng, điều đó dường như với tôi gần sự thật hơn điều kia.
Socrates: Tốt, bây giờ, giả định như những sự vật việc loại như kích thước, hay ấm (lạnh), hay sắc trắng thực sự thuộc về đối tượng chúng ta đem ra đo lường chúng ta với, hay chạm đến, điều sẽ không bao giờ được tìm thấy rằng đối tượng này đã trở nên khác biệt chỉ đơn giản bởi đi vào trong tiếp xúc với một sự vât việc khác, và với không có bất kỳ thay đổi nào trong chính nó. Mặt khác, nếu bạn giả định chúng thuộc về những gì đang đo lường, hay đang chạm đến, điều này một lần nữa có thể không bao giờ trở thành khác biệt nếu đơn giản chỉ vì một gì đó khác đã đi vào vùng lân cận của nó, hay vì một gì đó đã xảy ra là điều đầu tiên – không gì đã xảy ra với chính nó. Như đã xảy ra, bạn thấy, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy chính chúng ta bị đẩy vào trong ăn nói những điều kinh ngạc nhất và vô lý buồn cười, như Protagoras đã chỉ ra, hay bất kỳ một ai là người đã tiến hành để trình bày chi tiết cùng những quan điểm tương tự.
Theaetetus; Ông nói có ý gì? những điều vô lý buồn cười là loại nào?
Socrates: Hãy để tôi cho bạn một thí dụ đơn giản về những gì tôi muốn nói, và bạn sẽ thấy phần còn lại cho chính mình. Đây là sáu con xúc xắc. Đặt bốn cạnh chúng, và chúng thì nhiều hơn, chúng ta nói, hơn bốn, đó là, vì nhiều hơn quá một nửa; nhưng đặt mười hai cạnh chúng, và chúng ta nói chúng thì ít hơn, đó là, hơn một nửa số. Và không có lối thoát ra khỏi thế – hay bạn nghĩ là có?
Theaetetus: Không, tôi không.
Socrates: Tốt, bây giờ, giả sử như Protagoras hay bất cứ một ai khác hỏi bạn câu hỏi này: “Có thể có được hay không, Theaetetus, cho bất cứ sự vật việc gì để trở thành lớn hơn, hay nhiều hơn về số lượng trong bất kỳ cách nào khác hơn ngoài cách được tăng thêm lên?” Trả lời của bạn với thế là gì?
Theaetetus: Vâng, Socrates, nếu tôi trả lời những gì xem dường đúng thực trong liên hệ với câu hỏi hiện thời, tôi sẽ nói: “Không, điều đó thì không thể”; nhưng nếu tôi xem xét nó trong liên hệ với những câu hỏi đã đặt trước đó, khi đó để tránh mâu thuẫn với chính mình, tôi nói: “Có, điều đó thì có thể”.
Socrates: Đó là một câu trả lời hay, bạn tôi ơi, Trời Đất ơi [11]; bạn đã có hứng khởi đấy. Nhưng, tôi nghĩ, nếu bạn trả lời “Có”, nó sẽ giống như trong đoạn kịch đó của Euripides – lưỡi sẽ rất an ổn với sự bác bỏ, nhưng não thức sẽ không. [12]
Theaetetus: Đó là sự thật.

Socrates: Bây giờ nếu bạn và tôi là những nhà thông thái chuyên nghiệp, người đã phân tích tất cả những nội dung của não thức chúng ta, chúng ta bây giờ nên dành thì giờ thừa thãi của chúng ta cố gắng thử thách với nhau cho ra; chúng ta nên bắt đầu một cãi vã triết học [13] của những sophist chuyên nghiệp, với một đốp chát khích bác lớn của biện luận với biện luận. Nhưng, như xảy ra, chúng ta chỉ là những người tầm thường; và như vậy mục tiêu đầu tiên của chúng ta sẽ là để nhìn vào tự thân những suy nghĩ của chúng ta trong liên quan với tự thân chúng, và xem chúng là những gì – không biết, theo ý kiến của chúng ta, liệu chúng có trong thuận hợp với lẫn nhau, hay đều hoàn toàn trong khác biệt mâu thuẫn.
Theaetetus: Đó chắc chắn sẽ là mục tiêu của tôi, dù thế nào đi nữa.
Socrates: Và của tôi. Trong trường hợp đó, vì dù sao chăng nữa chúng ta không bị thời gian thúc ép phải vội vã, bạn không nghĩ rằng điều cần làm là lặng lẽ và kiên nhẫn xem xét lại vấn đề này, trong tất cả mức độ nghiêm trang “phân tích” chính chúng ta, và hỏi những hiện ra này bên trong chúng ta là những gì ? – Và khi chúng ta đi đến xem xét lại chúng, tôi giả định chúng ta có thể bắt đầu với phát biểu rằng không có gì có thể chắc chắn trở thành một trong hai: hoặc nhiều hơn hoặc ít hơn, về khối lượng hay về số lượng, miễn là chừng nào nó thì bằng với chính nó. Không phải vậy sao?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Thứ hai, chúng ta nên nói rằng một sự vật việc mà không gì được thêm vào, và từ đó không có gì bị lấy đi, thì không tăng cũng không giảm, nhưng vẫn bằng.
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Thứ ba, không thể xảy ra được rằng một sự vật việc sẽ bao giờ từng là những gì vốn nó đã không là trước đó, mà không có trở–thành, và không qua bất kỳ một quá trình nào của trở–thành? [14]
Theaetetus: Vâng, tôi nghĩ vậy.

Socrates: Bây giờ, có vẻ như với tôi rằng ba phát biểu này mà chúng ta đã chấp nhận đang tranh chấp với nhau trong hồn người chúng ta, khi chúng ta nói những thí dụ về những con xúc xắc; hay khi chúng ta nói rằng, trong khoảng thời gian một năm, tôi (một người hoàn toàn trưởng thành) với không từng hoặc là tăng lên hoặc là giảm đi, bây giờ tôi lớn hơn bạn (người chỉ là một chú bé) và nhỏ hơn, sau đó – mặc dù tôi đã không mất gì và đó chỉ là bạn đã trưởng thành. Vì điều này có nghĩa, ở giai đoạn sau, rằng tôi là những gì tôi đã không là trước đó, và cũng thế, rằng không cần phải trở thành – vì với không có sự trở thành đó là không thể nào để thành đã trở thành, và với không bị mất đi bất kỳ một kích thước nào, tôi không bao giờ có thể trở thành kém bớt. Và có vô số những thí dụ khác thuộc cùng những điều tương tự nếu một khi chúng ta thừa nhận những sự việc này. Bạn theo kịp ý tôi, tôi hiểu thế, Theaetetus – Tôi nghĩ rằng bạn phải là quen thuộc với loại câu đố này.
Theaetetus: Ồ vâng, thực sự, Socrates, tôi thường tự hỏi đến như điên lên về những điều này có thể có ý nghĩa gì; đôi khi tôi đang xem xét chúng, tôi bắt đầu cảm thấy khá xây xẩm.

Socrates: Tôi dám nói rằng bạn như thế, chú bé thân mến của tôi. Dường như Theodorus đã không xa sự thật khi ông đoán bạn thuộc về loại người gì. Vì đây là một kinh nghiệm vốn là đặc trưng của một triết gia, sự ngạc nhiên tự hỏi này: đây là chỗ triết lý bắt đầu và không phải chỗ nào khác. Và người nào là người đã làm Iris thành con của Thaumas có lẽ đã không phải là một người truyền dòng giống xấu [15].– Nhưng không phải bây giờ bạn đang bắt đầu nhìn thấy sự giải thích của những câu đố này là gì, theo như lý thuyết mà chúng ta đang gán cho Protagoras?
Theaetetus: Tôi không nghĩ là tôi đang, vẫn chưa.
Socrates: Khi đó, tôi dám nói rằng bạn sẽ biết ơn tôi nếu tôi giúp bạn để khám phá sự thật bị che phủ trong suy nghĩ của một người vĩ đại – hoặc có lẽ tôi nên nói, những người vĩ đại.
Theaetetus: Tất nhiên tôi sẽ, Socrates, rất biết ơn.
Socrates: Vậy, bạn hãy nhìn quanh một vòng, và thấy rằng không ai trong số những người không có học vấn, thiếu kiến thức hay kinh nghiệm đặc biệt đang nghe chúng ta – Tôi muốn nói những người nào là người nghĩ rằng không gì là có, hiện hữu, trừ những gì họ có thể nắm được bằng hai tay; những người nào là người từ chối để thừa nhận rằng những hành động và những tiến trình và thế giới không nhìn thấy được nói chung, đều không có bất kỳ một chỗ đứng nào trong thực tại.
Theaetetus: Họ phải là những người cứng rắn và bướng bỉnh, Socrates.

[156]
Socrates: Họ là, chú bé của tôi – những người rất thô thiển. Nhưng những người khác này, tôi sẽ cho bạn biết những bí ẩn thuộc về họ, là thuộc một loại tinh tế hơn nhiều. Những bí ẩn này bắt đầu từ nguyên lý vốn tất cả những gì chúng ta vừa nói cũng đều tuỳ thuộc trên đó, cụ thể là, rằng tất cả mọi sự vật việc thì thực sự là chuyển động, và không có gì ngoài chuyển động. Chuyển động có hai hình thức, mỗi một là một số đông vô hạn [16], nhưng được phân biệt bởi những quyền năng của chúng, một thì tích cực và một kia thì thụ động. Và qua sự giao ứng và ma sát lẫn nhau của hai này đi đến thành có một đông đảo vô hạn con cái, nhưng luôn luôn sinh đôi, về một mặt là những gì được tri giác, về mặt kia, là sự tri giác về nó, tri giác trong mọi trường hợp được tạo ra cùng với những gì được tri giác và nổi lên cùng với nó. Đối với những tri giác, chúng ta có những tên gọi loại giống như thị giác, thính giác, khứu giác, cảm giác lạnh và cảm giác nóng; cũng những gì được gọi là khoái lạc và đau đớn, những ham muốn và những sợ hãi; và có những cái khác bên cạnh đó, một số lớn chúng có những tên gọi, một số lớn vô hạn chúng không có. Và ở phía bên kia có dòng chảy xiết của những sự vật việc được cảm nhận, cho mỗi của những tri giác này những sự vật việc được cảm nhận sinh ra từ cùng cha mẹ, cho tất cả những loại thị giác (có) tất cả những loại màu sắc, cho tất cả những loại thính giác tất cả những loại âm thanh; và tiếp tục như vậy, cho những tri giác khác những sự vật việc khác được cảm nhận, vốn đi đến thành có quan hệ họ hàng với chúng.
Bây giờ câu chuyện này thực sự có nghĩa gì, từ quan điểm của chúng ta, Theaetetus? Nó liên hệ thế nào với những gì chúng ta đã nói trước đây? Bạn có thấy?
Theaetetus: Không hẳn, Socrates.

Socrates: Nhìn đây, khi đó, chúng ta hãy xem nếu chúng ta có thể bằng cách nào đó làm nó bớt sắc cạnh đi. Những gì nó đang cố gắng để trình bày, có lẽ, là thế này. Tất cả những sự vật việc này là trong chuyển động, đúng như chúng ta nói; và chuyển động của chúng thì phân biệt bởi sự nhanh nhẹn hay chậm chạp của nó. Những gì thì chậm có chuyển động của nó trong một và cùng vị trí, và trong tương quan với những sự vật việc trong vùng lân cận trực tiếp; trong cách này nó tạo ra và có những con cái nhanh hơn, khi chúng di chuyển qua không gian, và chuyển động của chúng mang dạng của chuyển động trong không gian.

Như thế, mắt và một vài sự vật việc khác – một trong những sự vật việc cùng mức độ, kích thước tương ứng với mắt – đã đi vào vùng lân cận của nó, tạo ra cả sắc–trắng và tri giác vốn bởi bản chất đã hợp nhất với nó (những sự vật việc vốn sẽ không bao giờ đi đến trở thành là–có, nếu nó đã từng là bất cứ gì nào khác vốn mắt hay đối tượng đã đến gần). Trong biến cố này, những chuyển động phát sinh trong không gian chen giữa, thị giác từ phía con mắt và sắc trắng từ phía của cái vốn nó hợp tác trong sự sản xuất của màu sắc. Mắt thì rót đầy với thị giác; trong khoảnh khắc đó nó trông thấy, và trở thành không chỉ là thị giác thực sự, nhưng một con mắt nhìn thấy; trong khi cộng sự của nó trong tiến trình của sản xuất màu sắc thì rót đầy với sắc trắng, và trở thành không phải (chỉ) sắc trắng nhưng màu trắng, một cây gậy hoặc cục đá màu trắng, hoặc bất cứ gì nó xảy ra là được tô màu của loại màu này.

[157]
Chúng ta phải hiểu giải thích này khi áp dụng trong cùng một cách với cứng, và nóng, và mọi sự vật việc khác: không–gì, như chúng ta đã nói trước đây, thì trong tự thân là một bất kỳ nào của những sự vật việc này. Tất cả chúng, thuộc tất cả những loại dẫu là gì, đều là những sự vật việc trở thành qua sự liên kết giữa chúng với lẫn nhau, như kết quả của chuyển động. Đối với ngay cả trong trường hợp của những chuyển động tích cực và thụ động, nó là điều không thể được cho suy nghĩ, như họ nói, khi nhận chúng đơn lẻ từng cái một, để ghim chúng xuống để thành là bất cứ một gì. Không có thụ động cho đến khi nó gặp tích cực, không có tích cực, ngoại trừ trong kết hợp với thụ động; và những gì, trong kết hợp với một sự vật việc, là tích cực, tiết lộ tự thân nó như thụ động khi nó rơi nhập vào với một gì đó nào khác.

Và như thế, bất cứ chỗ nào bạn quay sang, như chúng ta đã nói ở khởi đầu, thì không có gì vốn tự thân nó là chỉ một sự vật việc; tất cả mọi sự vật việc đều trở hành, một cách tương đối, một gì đó. Động từ “” phải bị bãi bỏ hoàn toàn – dù chúng ta quả thực đã được thói quen và sự thiếu hiểu biết dẫn dắt chính chúng ta vào việc dùng nó, (ít nhất) hơn một lần, ngay cả trong những gì chúng ta vừa mới nói. Đó là sai lầm, những người khôn ngoan này bảo chúng ta, chúng ta cũng không nên cho phép việc dùng những từ như “một gì đó”, “của một gì đó”, hay “của tôi”, “cái này” hoặc “cái kia”, hoặc bất kỳ tên gọi nào khác vốn làm cho những sự vật việc đứng yên. Chúng ta phải, đúng hơn, nói theo như bản chất, và nói về những sự vật việc như “đang trở thành”, “được tạo ra”, “đang mất đi”, “đang thay đổi”: vì nếu bạn nói theo một cách giống vậy về mặt để làm cho mọi sự vật việc đứng yên, bạn sẽ dễ dàng bị phủ bác. Và điều này áp dụng trong việc nói về cả trường hợp cá nhân và về nhiều kết tụ cùng với nhau – một kết tụ loại như thế, tôi có ý muốn nói, chẳng hạn như khi người ta gọi “con người”, hay “hòn đá”, hay với gì mà họ cho những tên gọi của những loài động vật và những loại sự vật việc khác nhau.
– Nào, Theaetetus, có phải điều này nhìn với bạn là một bữa ăn hấp dẫn, và bạn có thể cắn món ngon lành một miếng hay không?
Theaetetus: Tôi thực sự không biết, Socrates. Tôi ngay cả hoàn toàn không thể thấy ông đang gắng nhắm tới điều gì – không biết những gì ông đang nói là những gì ông nghĩ cho chính ông, hay không biết ông chỉ đang thử tôi xem ra sao.
Socrates: Bạn đang quên mất, bạn tôi ơi. Tự thân tôi không biết gì về loại sự vật việc này, và tôi không tuyên bố một bất kỳ nào của nó như của riêng tôi. Tôi thì cằn cỗi, không sinh sản được những lý thuyết; công việc của tôi là trợ giúp bạn khi bạn đau đẻ. Vì vậy, tôi tụng những thần chú quanh bạn, và đem lại cho bạn những miếng ngon nho nhỏ từ của mỗi người khôn ngoan cho đến khi tôi thành công trong việc trợ giúp bạn để mang tin tưởng của riêng bạn ra ngoài, vào trong ánh sáng. Khi nó đã được sinh ra, tôi sẽ xem xét xem liệu nó có màu mỡ tạo sinh, hay một quả trứng rỗng. Nhưng bạn phải can đảm và kiên nhẫn; trả lời giống như một người trưởng thành về những điều tôi hỏi bạn. bất cứ gì bày hiện ra với bạn.
Theaetetus: Được rồi, xin tiếp tục với những câu hỏi.
Socrates: Nói tôi nghe một lần nữa, sau đó, không biết bạn có thích ý kiến đề nghị rằng tốt và đẹp và tất cả những điều chúng ta đã vừa mớỉ nói là không thể nói “là” bất cứ gì, nhưng luôn luôn “đi đến để là”.[17]
Theaetetus: Vâng, xa đến mức như tôi băn khoăn, trong khi tôi lắng nghe ông trình bày về nó, có vẻ như với tôi một cái nhìn cực kỳ hợp lý; và tôi cảm thấy rằng cách ông đã bắt đầu vấn đề này đã phải được chấp nhận.
Socrates: Trong trường hợp đó, tốt hơn chúng ta đừng vượt quá bất kỳ điểm nào nơi mà lý thuyết của chúng ta thì vẫn còn chưa đầy đủ. Những gì chúng ta đã vẫn chưa thảo luận là câu hỏi về những giấc mơ, và về bệnh mất trí, và về những bệnh tật khác; cũng cả những gì được gọi là nghe lầm, hoặc nhìn lầm, hoặc những trường hợp khác của tri giác sai lầm. Bạn nhận ra, tôi giả định, rằng điều được đồng ý tổng quát rằng tất cả những trường hợp này bày hiện ra để cung cấp một sự phủ bác cho lý thuyết chúng ta vừa giảng giải. Vì trong những điều kiện này, chúng ta chắc chắn có những tri giác sai lầm. Ở đây nó là xa với sự thật rằng tất cả những sự vật việc vốn bày hiện ra với mỗi cá nhân cũng đều là (có). Ngược lại, không có lấy một trong những sự vật việc vốn bày hiện ra với anh ta thực sự là (có).
Theaetetus: Đó là hoàn toàn đúng, Socrates.
Socrates: Vậy thì, chú bé của tôi, lập luận gì còn lại cho một ai là người chủ trương rằng hiểu biết là tri giác và rằng những gì bày hiện ra với bất kỳ một cá nhân nào cũng là như với người nào mà nó bày hiện ra với anh ta ?
Theaetetus: Vâng, Socrates, tôi gần như không muốn nói với ông rằng tôi không biết phải nói gì, sau khi nhìn thấy tôi vừa vướng vào lúng túng với ông vì điều đó. Nhưng tôi thực sự không biết nên làm thế nào để tranh cãi về ý kiến cho rằng những gì một người điên tin tưởng là sai khi anh ta nghĩ rằng ông là một vị gót; hoặc một người nằm mơ khi anh tưởng tượng anh có hai cánh và đang bay trong giấc ngủ của anh ta.
Socrates: Nhưng có một điểm ở đây vốn một vấn đề để tranh luận, đặc biệt liên quan đối với những giấc mơ và đời sống thực – bạn không thấy sao?
Theaetetus: Ý ông là gì?
Socrates: Có một câu hỏi mà bạn đã phải thường nghe người ta hỏi – câu hỏi chúng ta có thể cung cấp bằng chứng gì nếu chúng ta được hỏi không biết trong khoảnh khắc hiện tại, tại thời điểm này, chúng ta đang ngủ và đang mơ tất cả những suy nghĩ của chúng ta, hay tỉnh táo và đang nói chuyện với nhau trong đời sống thực.
Theaetetus: Vâng, Socrates, chắc chắn là điều khó khăn để tìm thấy bằng chứng chúng ta muốn ở chỗ này. Hai trạng thái xem dường như tương ứng trong tất cả những đặc tính của chúng. Không có gì để ngăn ngừa chúng ta với suy nghĩ khi chúng ta ngủ mà chúng ta đang có cùng một thảo luận như chúng ta đã vừa có. Và khi chúng ta mơ mà chúng ta đang kể câu chuyện của một giấc mơ, có một sự giống nhau hết sức đặc biệt giữa hai kinh nghiệm.
Socrates: Bạn thấy, sau đó, nó không phải là khó khăn để tìm thấy vấn đề để tranh luận, khi được tranh luận ngay cả không biết nếu đây là đời sống thực hay một giấc mơ. Quả thực chúng ta có thể nói, khi khoảng thời gian ngủ và tỉnh của chúng ta đều dài bằng nhau, và khi trong mỗi khoảng thời gian hồn người dám chắc rằng những tin tưởng của khoảnh khắc là đúng vượt trên tất cả, rằng kết quả là rằng với một nửa đời sống của chúng ta, chúng ta khẳng định thực tại của một tập hợp những đối tượng, và với một nửa kia, của một tập hợp khác. Và chúng ta thành lập những khẳng định của chúng ta với xác quyết như nhau trong cả hai trường hợp.
Theaetetus: Đó chắc chắn là như vậy.
Socrates: Và không phải là cùng lập luận tương tự áp dụng trong những trường hợp mắc bệnh và điên rồ, ngoại trừ rằng những khoảng thời gian thì không bằng nhau?
Theaetetus: Vâng, đó là như vậy.
Socrates: Vậy bây giờ, có phải chúng ta sắp sửa để chữa cho đúng những giới hạn của sự thật bằng (cách dùng) đồng hồ?
Theaetetus: Đó sẽ là làm một chuyện rất buồn cười.
Socrates: Nhưng bạn có thể đưa ra một vài dấu hiệu rõ ràng nào khác để cho thấy điều nào của những tin tưởng này là đúng thật?
Theaetetus: Tôi không nghĩ rằng tôi có thể.

[158e]
Socrates: Vậy, bạn hãy nghe tôi, và tôi sẽ nói cho bạn biết loại sự việc vốn những người đó có thể nói, những người đề nghị nó như một quy luật rằng bất cứ gì vốn một người nghĩ ở bất kỳ lúc nào là sự thật cho người ấy. Tôi có thể tưởng tượng họ đặt lập trường họ bằng cách hỏi bạn câu hỏi này: “Bây giờ, Theaetetus, giả sử bạn có một gì đó vốn nó hoàn toàn khác biệt với một gì đó khác. Có phải nó có thể, trong bất kỳ phương diện nào, có những quyền năng tương tự như gì đó khác?” Và hãy coi chừng, chúng ta sẽ không hiểu câu hỏi như nói về một gì đó vốn nó là giống nhau trong vài phương diện trong khi nó thì khác nhau trong những phương diện khác, nhưng về gì đó vốn nó thì khác biệt hoàn toàn.
Theaetetus: Trong trường hợp đó, khi đó, điều là không thể nào rằng nó sẽ có một bất kỳ sự vật việc nào giống nhau, hoặc nhìn về phần những quyền năng của nó hoặc trong bất kỳ phương diện nà khác, nếu nó là một sự vật việc khác nhau hoàn toàn.
Socrates: Và chúng ta không buộc phải chấp nhận rằng một sự vật việc như thế thì cũng không giống như sự vật việc khác?
Theaetetus: Vâng, tôi nghĩ vậy.
Socrates: Bây giờ, giả sử một sự vật việc thì đi đến để là giống như hay không giống như một gì đó, cho dù với tự thân hoặc với một gì nào khác; có phải chúng ta có thể nói rằng khi nó đương phát triển (theo hướng) giống như, nó thì đi đến thành là giống như nhau, và khi nó đang phát triển (theo hướng) không giống như, nó thì đi đến thành là một sự vật việc khác biệt?
Theaetetus: Vâng, đó phải là thế.
Socrates: Bây giờ, không phải là chúng ta đã nói, ở một giai đoạn trước, rằng có một số lượng – thực sự là một con số vô hạn – của cả hai yếu tố tích cực và thụ động?
Theaetetus: Vâng.
Socrates: Và cũng điều này, rằng khi một sự vật việc bây giờ pha trộn với một sự vật việc, và bây giờ với một sự vật việc khác, mỗi lần nó sẽ không tạo ra những sự vật việc giống nhau, nhưng những sự vật việc khác nhau?
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.

Socrates: Vâng, bây giờ chúng ta hãy áp dụng cùng một phát biểu này vào bạn và tôi, và vào những sự vật việc tổng quát. Lấy thí dụ, Socrates đau ốm và Socrates mạnh khỏe. Chúng ta có sẽ nói Socrates trong mạnh khỏe thì giống như hay không giống như Socrates trong đau ốm?
Theaetetus: Ông muốn nói với nghĩa là Socrates đau ốm như một toàn thể so với Socrates mạnh khỏe cũng như một toàn thể?
Socrates: Bạn hiểu rất hay điểm quan trọng của tôi; đó là đúng những gì tôi có ý muốn nói.
Theaetetus: Không giống như, khi đó, tôi giả định.
Socrates: Và cũng khác nhau, cho đén chừng nào ông ta thì không giống như?
Theaetetus: Vâng, điều đó theo sau.
Socrates: Tương tự, bạn sẽ nói, khi ông ta đang ngủ hay trong bất kỳ những tình trạng nào chúng ta đã liệt kê vừa mới đây?
Theaetetus: Vâng, tôi sẽ.
Socrates: Sau đó, điều phải chắc chắn là sự thật rằng, khi bất kỳ một trong những yếu tố tự nhiên tích cực tìm thấy Socrates mạnh khỏe, nó sẽ là giao dịch với một tôi, và khi nó tìm thấy Socrates đau ốm, với một tôi khác biệt?
Theaetetus: Vâng, chắc chắn.
Socrates: Khi đó, trong hai trường hợp xảy ra này, sự kết hợp của bản thân tôi như yếu tố thụ động, và nó như yếu tố tích cực sẽ tạo ra những sự vật việc khác nhau?
Theaetetus: Tất nhiên.
Socrates: Bây giờ nếu tôi uống rượu nho khi tôi mạnh khoẻ, nó hiện ra với tôi thú vị dễ chịu và ngọt ngào?
Theaetetus: Vâng
Socrates: Đi theo những gì chúng ta đã đồng ý trước đây, rằng như vậy là vì những yếu tố tích cực và thụ động, di chuyển đồng thời, tạo ra cả vị ngọt và một tri giác; về phía thụ động, tri giác làm cho lưỡi nhận được cảm giác, trong khi ở bên phía của rượu, vị ngọt di chuyển qua lại làm cho nó là cả hai, vừa là ngọt và vừa bày hiện ra là ngọt với lưỡi khỏe mạnh.
Theaetetus: Đó chắc chắn là ý nghĩa của những gì chúng ta đã đồng ý trước đây.
Socrates: Nhưng khi yếu tố tích cực tìm thấy Socrates đau ốm, để bắt đầu với, trong sự đúng thực nghiêm ngặt, nó không phải cùng một người giống mà nó nắm giữ được, có phải không? Vì ở đây, như chúng ta đã thấy, nó đã ngẫu nhiên gặp một không–giống.
Theaetetus: Vâng, đúng như thế.
Socrates: Khi đó, cặp đôi này, Socrates đau ốm và ngụm rượu nho, gây ra, giả định là, lại cũng những sự vật việc khác biệt: một tri giác về vị đắng ở khu vực của lưỡi, và vị đắng trở thành , và hoạt động trong khu vực của rượu nho. Và khi đó rượu nho trở thành, không là vị đắng, nhưng đắng hơn; và tôi trở thành, không phải tri giác, nhưng nhận được tri giác.
Theaetetus: Vâng, đúng như thế.
Socrates: Và tôi sẽ không bao giờ lại trở thành nhận được tri giác như thế về bất kỳ sự vật việc gì khác. Một tri giác về một gì đó khác là một tri giác khác, và làm một (tri giác) khác và một nhận được tri giác thay đổi (khác). Cũng không phải lại nữa, trong trường hợp của (sự việc) đó tác động vào tôi, nó sẽ bao giờ, trong kết hợp với một gì khác, từng tạo ra cùng một sự vật việc tương tự, và chính nó trở thành giống như nó là bây giờ. Từ một gì nào khác nó sẽ tạo ra một gì đó khác, và chính nó trở thành một sự vật việc đã thay đổi.
Theaetetus: Đó là như thế.
Socrates: Tôi cũng sẽ không trở thành giống như vậy cho chính tôi, hay nó như cho chính nó. 
Theaetetus: Không.
Socrates: Nhưng tôi phải tất yếu phải trở thành nhận được tri giác của một gì đó khi tôi trở thành nhận được tri giác; điều là không thể nào có được để trở thành nhận được tri giác, nhưng lại nhận được tri giác về không–gì. Và một lần nữa, khi nó trở nên ngọt ngào hay cay đắng hay bất cứ thứ gì của loại đó, phải trở thành như vậy cho một ai đó, vì điều là không thể nào có được để thể trở thành ngọt ngào nhưng lại ngọt ngào với không–ai.
Theaetetus: Đúng là không thể được.
Socrates: Điều vẫn còn, sau đó, rằng tôi và nó, cho dù chúng ta là, hay cho dù chúng ta trở thành, đều là hay trở thành cho mỗi nhau. Đối với con người chúng ta là, theo lệnh truyền của Tất Yếu, gắn với một đồng sự; nhưng chúng ta được gắn buộc không phải với bất kỳ một sự vật việc nào khác trên thế giới, cũng không phải với tự thân tương ứng của chúng ta. Điều vẫn còn, sau đó, rằng chúng ta gắn buộc với lẫn nhau. Do đó, cho dù bạn dùng từ “là” với một sự vật việc, hay từ “trở thành”, bạn phải luôn luôn dùng những từ “cho một ai nào đó”, hay “của một gì đó”, hoặc “tương đối với một gì đó””. Bạn phải không nói về bất cứ sự vật việc gì như trong tự thân hoặc , hoặc trở thành , cũng không để cho bất cứ ai khác dùng những diễn tả như vậy. Đó là ý nghĩa của lý thuyết chúng ta đã vừa giảng giải.
Theaetetus: Vâng, đó chắc chắn là đúng, Socrates.
Socrates: Sau đó, bởi rằng gì vốn tác dụng với tôi là cho tôi, và không cho bất cứ ai khác, đó là tôi cũng là người cũng nhận nó, và không ai khác?
Theaetetus: Không nghi ngờ gì.
Socrates: Sau đó tri giác của tôi là đúng thực với tôi – vì nó luôn luôn là một tri giác của con người đó vốn nó thì đặc biệt riêng của tôi; và tôi là người phán đoán, như Protagoras đã nói, về những sự vật việc vốn chúng , rằng chúng , đối với tôi; và về những sự vật việc không (của tôi), rằng chúng thì không (cho tôi).
Theaetetus: Có vẻ như thế

Socrates: Làm thế nào sau đó, nếu tôi như thế không sai lầm, và không bao giờ vấp ngã trong suy nghĩ của tôi về những gì là – hoặc những gì đang trở thành là – làm thế nào tôi có thể thất bại, không là một người biết về những sự vật việc mà tôi là một người nhận biết về chúng?
Theaetetus: Không có cách nào ông có thể thất bại.
Socrates: Vậy thì đó là một ý tưởng lớn của bạn khi bạn nói với chúng tôi rằng hiểu biết thì không gì nhiều hơn hoặc ít hơn là tri giác. Như thế, chúng ta tìm thấy những lý thuyết khác nhau đã hội tụ về cùng một sự việc: đó là của Homer và Heraclitus và tất cả những chi phái của họ, rằng tất cả mọi sự vật việc tuôn chảy như những dòng nước nhỏ; của Protagoras, người khôn ngoan nhất của những con người, rằng người là thước đo của tất cả mọi sự vật việc; và của Theaetetus rằng, những sự vật việc này với tư cách như vậy, hiểu biết chứng tỏ là tri giác. Nó là gì vậy, Theaetetus? Có phải chúng ta sẽ nói rằng chúng ta có ở đây đứa con đầu lòng của bạn, kết quả của nghề làm mụ đỡ của tôi? Hay bạn sẽ nói gì?
Theaetetus: Ồ, không có sự chối cãi điều đó, Socrates.


3.3 Phản bác Luận đề cho rằng Hiểu biết là Tri giác: [160e5–186e12]

[160 e]                                                                                                                                      
Socrates: Điều này, sau đó, nó hiện ra, là những gì nỗ lực của chúng ta đã cuối cùng đưa ra – dẫu cho nó thực sự là gì đi nữa. 


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Dec/2015)



[1] Perception: (Greek: aesthesis) – gốc là động từ perceive, chúng ta có thể dịch là: cảm nhận, hiểu, nhận thấy, và có sự nhấn mạnh là sự nhận hiểu như thế, đều đến từ những gì có thể nhận biết từ một gì có thể quan sát được, từ xuất hiện dạng ngoài của nó (khi chúng ta có thể nghe thấy, nhìn thấy, ngửi thấy, cảm thấy,... )
Trước giở, chúng ta vẫn quen dịch perception là tri giác, nhưng có lẽ ngày nay không còn hiểu “tri giác” như: (a) ghi trong KTTĐ: ‘nói chung về sự hiểu biết’, thí dụ ‘vạn vật đều có tri giác’. Hay (b) ghi trong Thiều Chửu: tri giác: – trong đó tri : hiểu biết, tri thức; và giác : “hiểu biết, hiểu những điều không biết đến gọi là giác”. Có lẽ cũng không hoàn toàn như một định nghĩa mới hơn: (c) tri giác = “tri giác là quá trình thu thập, giải nghĩa, lựa chọn và tổ chức các thông tin từ giác quan”. (Cũng nói thêm, nhấn mạnh vào nguồn gốc của nhận thức này là giác quan, nên ngày nay người Tàu dịch perception là cảm tri: );
Thế nên, ở đây, tôi dịch, như đã quen sẵn, là tri giác, dù muốn dịch đơn giản là “cảm nhận”. Thực ra, trước đây trong triết học và tâm lý học, chúng ta đã quen dịch perception từ tiếng Pháp (gốc latin là persipere = chiếm lấy, cầm lấy) và hiểu tri giác như một hoạt động của não thức, dựa trên một kích thích giác quan (sensation = cảm giác) đi đến nhận biết một sự vật việc. Cảm giác đó có thể từ bên ngoài (lạnh, nóng, sáng chói), hay bên trong (khát, mệt, sợ, mất thăng bằng chóng mặt.) Nó cũng có thể sai lầm, đến từ “ảo giác” hay “ngộ giác” ( : ngộ = lầm lẫm)”.
Như thế, tôi dùng “tri giác” để dịch aesthesis trong Plato, đơn giản nhất là hiểu tri giác như hiểu biết qua cảm nhận. Nhấn mạnh và phân biệt nguồn “biết” của nó là “cảm”; trong đó “cảm giác” (sensation), là một khái niệm cơ bản khác trong tri thức học; Vậy, tri giác = sự biết rằng một gì đó, qua cảm nhận đến từ giác quan, là sự tích hợp tự động (tâm lý) những kích thích cảm xúc. Nó kết hợp những hiệu ứng cảm giác khác nhau theo thời gian thành một tổng thể thống nhất. Kết quả là sự ý thức – biết rằng có – về những thực thể. Chúng ta không thấy một loạt các màu sắc khác nhau và độ sáng. Thay vào đó, chúng ta thấy một màn hình computer, một quyển sách, hoặc một cốc nước lạnh. Chúng ta nhìn thấy những sự vật việc. Sự vật việc này, mặc dù vậy, thì khác biệt với biết những gì chúng ta thấy có. Hiểu biết, hay hiểu biết như thế, thì không tự động. Một thí dụ là phòng thí nghiệm của một nhà khoa học. Nếu một người bước vào, người ấy sẽ thấy những vật thể như những chai, lọ, ống nghiệm, cân, máy đo, chúng đều có kích thước, hình dạng, màu sắc khác nhau, …vv… Nhưng người ấy có thể không có hiểu biết, không biết chúng là gì, hoặc chúng dùng để làm gì, nhưng người ấy sẽ cảm nhận chúng có đó, như những đối tượng – như những tổng thể đã được tích hợp những cảm giác, (cả những tri giác đến từ não thức, thí dụ, khi thấy những lọ cổ cong pha lê trong phòng thí nghiệm, tôi cảm thấy có mùi ê te, từ một nhà thương nào đó trong kinh nghiệm qua khứ, mùi ê te đó không đến từ khứu giác nhưng từ não thức)
Tri giác, hiểu biết đến từ giác quan, là cơ bản của tất cả sự hiểu biết (và cả của ý tưởng, suy nghĩ như Hume sau này, gộp cả ba làm một). Chúng ta có được thông tin thô sống, hay những dữ liệu cho hiểu biết, về thế giới xung quanh chúng ta qua tri giác. Sau đó chúng ta có thể lấy thông tin đó và hợp thành một thể thống nhất và cố gắng hiểu nó. Tất cả hiểu biết, tuy nhiên, sau cùng đều bắt nguồn từ gốc rễ chung này. Những gì chúng ta cảm nhận, tri giác được. Đó là liên kết của chúng ta với thế giới bên ngoài. Không bao giờ có thể có câu hỏi rằng những gì chúng ta cảm nhận được có chính xác, hay đúng thực hay không, như Socrates bàn luận với Theaetetus trong Theaetetus, câu hỏi đó ngày nay đã bị vượt qua (Chính xác với gì? Đúng thực với gì? Đứng ở đâu để có thể biết được câu trả lởi? Để đặt những tiêu chuẩn phán đoán hay kiểm chứng? ...). Câu hỏi duy nhất là không biết chúng ta có giải thích cho chính chính ta có thể hiểu được chính xác những gì chúng ta có thể tri giác được hay không. Sự vật việc này cũng đã đủ khó khăn và có thể thực hiện chỉ bằng những cố gắng của lý trí.

[2] mind: những gì có/giữ, suy nghĩ trong đầu óc: não thức
[3] Protagoras (c. 490 – 420 TCN) triết gia cổ Hellas: Protagoras thường giảng dạy cho tất cả những ai – phần lớn là thanh niên Athens – nếu có tiền đóng học phí, được kể lại là rất đắt, cho ông – ngày nay, ông có lẽ giữ một ghế giáo sư chuyên môn trong một trường đại học tư lập. Ông tự xưng mình là một sophist, nguyên có nghĩa “nhà chuyên môn” hay “giáo sư”; nhưng những sophist như ông cũng có thể được xem như những học giả hay triết gia, phần lớn giảng dạy nghệ thuật lý luận, hoặc thuật hùng biện, vốn là khả năng hữu dụng và cần thiết trong sự thuyết phục công chúng. Rất ít những gì Protagoras viết còn giữ đến ngày nay, chỉ gián tiếp qua những tác giả khác, chúng ta biết có một tập sách nhan đề “Về những vị Gót”, trong đó ông trình bày quan điểm hoài nghi tôn giáo – ngày nay trương tự như – của những người theo thuyết không thể biết (an agnostic):
“Về những vị gót, tôi không có khả năng để biết liệu họ có thực hay không có thực, cũng chẳng biết về hình dạng họ giống những gì; vì có nhiều sự vật việc ngăn trở sự hiểu biết chắc chắn – sự tối nghĩa của đối tượng và sự ngắn ngủi của đời người.”
Ông cũng nói, “Người là thước đo của tất cả mọi sự vật việc”, một châm ngôn được một số những nhà nhân bản chú ý, vì nó đặt con người vào trung tâm của sự truy tìm hiểu biết, nhưng cũng bị chỉ trích vì hiểu như quan điểm về sự tương đối của sự thật.
Ngoài Theaetetus, Plato còn một đàm thoại quan trọng khác – Protagoras – trong đó Socrates nói chuyện trực tiếp với Protagoras. Xem them bản dịch Protagoras của tôi.
[4] On TruthOn the Gods được kể là trong số những công trình của Protagoras, nhưng đã bị đốt sau khi Athens khép ông vào tội bất kính và phạm thánh (impiety).
[5] [Heraclitus nổi tiếng với chủ trương rằng”tất cả mọi sự vật việc tuôn chảy” (cf. 179 ff.). Empedocles mô tả một chu kỳ vũ trụ tuần hoàn trong đó mọi sự vật việc được tạo lập và tan rã bởi sự đi đến cùng nhau và sự phân ly của bốn yếu tố đất, không khí, lửa, và nước. Epicharmus đã dùng ý tưởng cho rằng tất cả mọi sự vật việc đều luôn luôn thay đổi một cách khôi hài, khi đưa ra một người mang nợ tuyên bố rằng anh ta không phải cùng là một với chính anh ta mang nợ trước đây nữa! Parmenides trước sau vẫn đứng ngoài bản hợp xướng đồng thuận về sự trôi chảy và thay đổi, ông chủ trương rằng chỉ duy nhất có một thực tại là Một, một gì đó hoàn toàn đơn độc và không thay đổi (cf. 183e)]
[6] [Illiad xiv. 201, 302]
[7] being, becoming, not–being, pasing–away
[8] [Cũng có thể dịch: “rằng hồn người nhận thêm và gìn giữ hiểu biết”]
[9] [Iliad viii. 17–27. Zeus khoa trương rằng nếu ông kéo xuống một sợi dây bằng vàng từ trời cao, ông có thể kéo mạnh đất, biển và tất cả, buộc sợi dây chặt quanh đỉnh núi Olympus, và đề cho mẻ đó lửng lơ trên không]
[10] being: một gì đó có đấy, như có thể nói nó điều này, vật kia, người nọ,...(hữu thể)
[11] “By Jove”, hay “by Hera”
[12] [Eur. Hipp. 612: ἡ γλῶσσ᾽ ὀμώμοχ᾽, ἡ δὲ φρὴν ἀνώμοτος, “my tongue has sworn, but my mind is unsworn.”]
[13] Setto
[14] Bản Fowler: “rằng những gì không phải là trước đây lại có thể không phải là sau đó, mà không qua trở thành, và qua đã trở thành?”
[15] [Theogony 265. “Thaumas” có nghĩa là sự ngạc nhiên thán phục, trong khi Iris, người đưa tin của những vị gót, là cái cầu vồng, vốn bắc ngang giữa đất và trời.] Iris là con Thaumas (θαῦμα = wonder).
[16] Bản Fowler: mỗi thì vô hạn về số lượng trong những biểu hiện của chúng (each infinite in the number of its manifestations)
[17] [Một cách dịch/hiểu khác có thể là: “sự đề nghị rằng không–gì là, nhưng đúng hơn trở thành, tốt, đẹp hay bất cứ một nào của những sự vật việc chúng ta đã vừa mới nói lúc này”.]