(Παρμενίδης)
Plato
Plato
(Πλάτων, Plátōn, 428/427– 348/347 TCN)
Diễn dịch Thứ Năm [160b–163b]
(D5) Nếu cái Một là-không, sau đó cái-Một là TD và ngược-với-TD
trong tương quan với những cái khác
“Cho đến giờ như thế
là tốt. Nhưng kế tiếp, không phải chúng ta phải xem xét hậu quả phải là những gì,
nếu cái một là không có?” – “Vâng, chúng ta phải.” – “Sau đó, giả thuyết
này sẽ là gì: ‘nếu một là không (có)?’ Nó có khác gì tất cả với giả thuyết này:
‘nếu không-một là không’?” – “Dĩ nhiên nó khác.” – “Có phải nó chỉ
khác, hay có phải khi nói ‘nếu không-một là không’, là hoàn toàn ngược lại với khi
nói, ‘nếu một là không’? – “Hoàn toàn ngược lại” – “Nếu như một ai đó đã nói rằng,
‘nếu sự lớn rộng là không’, hoặc ‘nếu sự nhỏ bé là không’, hay bất cứ sự vật việc
gì khác giống như thế, điều đó không phải sẽ rõ ràng trong từng trường hợp rằng
– những gì người ấy nói là – là một sự vật việc gì đó khác biệt?” – “Chắc
chắn – “Vì vậy, bây giờ, cũng vậy, bất cứ khi nào người ấy nói, ‘nếu một là không’,
không phải điều là rõ ràng rằng – những gì người ấy nói là không – thì khác biệt
với những cái khác, và có phải chúng ta nhận ra những gì người ấy muốn nói có nghĩa
gì?” – “Chúng ta có,” – “Vì vậy, người ấy nói về một sự vật việc gì đó, điểm thứ
nhất, có thể biết được, và điểm thứ nhì, khác biệt với những cái khác, bất cứ khi
nào người ấy nói “một”, cho dù người ấy gán ghép là-có hay sự không có vào nó, vì
chúng ta vẫn biết sự vật việc gì được nói là không có, và rằng nó thì khác biệt
với những cái khác. Không phải thế sao?” – “Tất yếu.” [1]
“Thêm vào đó, cái
một vốn là không dự phần vào cái đó, và vào một gì đó, (vào) cái
này, với cái này, (với) những cái này, và vân vân như vậy, [3] vì cái một không
thể được nhắc đến, cũng không thể những sự vật việc là khác biệt với cái một, cũng
không thể bất cứ sự vật việc gì thuộc về nó, hay là của nó, cũng không thể nói nó
là bất cứ thứ sự vật việc gì, trừ khi nó có một phần chia của một sự vật việc
gì đó và phần còn lại.” – “Đúng thế.” – “Cái một không thể là, nếu trong
thực tế nó là không, nhưng không gì ngăn cản nó dự phần vào nhiều những sự vật việc.
Quả thực, nó ngay cả là tất yếu, nếu trong thực tế nó là một và không phải một khác
vốn là không (có). Nếu, tuy nhiên, không phải cái một, cũng không phải cái đó
là không có, nhưng sự giải thích là về một gì khác, chúng ta không nên ngay cả nói
ra thành thanh âm. [4] Nhưng nếu một đó và không một
khác thì được nêu lên là không có, nó phải có một phần chia của cái đó và
của nhiều những sự vật việc khác.” – “Hầu như chắc chắn”.
“Thế nên, cũng vậy,
nó có sự không giống như, trong tương quan với những cái khác. Đối với những sự
vật việc khác hơn cái một, vì chúng là khác biệt, cũng sẽ khác biệt trong cùng một
cách.” – “Vâng.” – “Và không phải những sự vật việc khác biệt trong cùng một cách
đều thuộc một loại khác?” – “Không nghi ngờ gì.” – “Không phải những sự vật việc
thuộc một loại khác là không giống-như?” – “Không giống như, chắc chắn.” – “Vâng,
sau đó, nếu trong thực tế, chúng không giống như cái một, rõ ràng những sự vật việc
không giống-như đều sẽ không giống với một không-giống” – “Rõ ràng.” – “Vì vậy,
cái một cũng sẽ có sự không-giống-như, trong tương quan với gì mà những cái khác
là đều không giống với nó.” – “Nó có vẻ như thế”.
“Nhưng, sau đó, nếu
nó có sự không-giống-như với những cái khác, phải nó không có sự giống-như với chính
nó?” – “Vậy là sao?” – “Nếu cái một có sự không-giống-như với một, lập luận chắc
chắn sẽ không phải là về một gì đó thuộc cùng loại giống như cái một, cũng không
phải giả thuyết sẽ là về một, nhưng về một cái gì đó khác hơn là một.” – “Chắc chắn
rồi.” – “Nhưng nó phải không là.” – “Không, thực vậy.” – “Thế nên, cái một phải
có sự giống-như của chính nó với chính nó.” – “Nó phải”.
“Thêm vào đó, nó thì
cũng không ngang bằng với những cái khác, Vì nếu nó đã là ngang bằng, sau đó nó
tất sẽ là cả hai, và là giống như chúng, nhìn về ngang bằng. Nhưng những điều đó
là không thể được, nếu trong thực tế, một là không” – “Không thể được.” – “Vì nó
thì không ngang bằng với những cái khác, có phải những cái khác cũng vậy, phải không
ngang bằng nó?” – “Tất yếu.”– “Không phải là những sự vật việc vốn không ngang bằng
là không ngang bằng hay sao?” – “Vâng.” – “Và không phải những sự vật việc không
ngang bằng là không ngang bằng với một gì đó không ngang bằng?” – “Không nghi ngờ
gì.” – “Vì vậy, cái một cũng dự phần vào sự không ngang bằng, trong tương quan với
cái mà những cái khác đều không ngang bằng với nó.” – “Nó có vậy”.
“Nhưng sự lớn rộng
và sự nhỏ bé là cấu thành của sự không ngang bằng.” – “Vâng, chúng là.” – “Như thế,
có phải sự lớn rộng và sự nhỏ bé, cũng vậy, thuộc về cái một này?” – “Có vẻ như
vậy.” – “Tuy nhiên, sự lớn rộng và sự nhỏ bé luôn luôn đứng cách xa với nhau?” –
“Chắc chắn rồi,” – “Như thế, luôn luôn có một gì đó giữa chúng,” – “Có,” – “Khi
đó, bạn có thể nhắc đến bất cứ sự vật việc gì giữa chúng, lại khác với sự ngang
bằng?” – “Không, chỉ điều đó.” – “Do đó, bất cứ sự vật việc gì có sự lớn rộng và
sự nhỏ bé cũng có sự ngang bằng, vì nó là ở giữa chúng.” – “Rõ ràng.” – “Cái một,
nếu nó là không, tất sẽ có, như nó có vẻ, một phần chia của sự ngang bằng, sự lớn
rộng, và sự nhỏ bé.” – “Nó có vẻ như thế”.
“Thêm vào đó, nó cũng
phải bằng cách nào đó dự phần vào là-có.” – “Vậy là sao?” – “Nó phải là trong trạng
thái chúng ta mô tả, vì nếu nó không như thế, chúng ta sẽ không nói sự thực khi
chúng ta nói rằng cái một là không (có). Nhưng nếu chúng ta nói sự thực, điều là
rõ ràng rằng chúng ta nói những sự vật việc chúng là có. Không phải thế sao?” –
“Quả thực là thế.” – “Và vì chúng ta khẳng định để nói sự thực, chúng ta cũng phải
khẳng định để nói về những sự vật việc vốn chúng là có.” – “Tất yếu.”– “Thế nên,
như nó có vẻ, cái một là một sự không-là-có, vì nếu nó không là một sự không-là-có, nhưng bằng cách nào
đó để từ bỏ tính-có của nó trong tương quan với tính không-có, nó sẽ ngay lập tức
là một là-có.”[5] – “Tuyệt đối” – “Vì vậy, nếu
nó thì không là (có), nó phải có tính-có [6] một sự-không-có,
như một ràng buộc nhìn về mặt sự không-là-có của nó, cũng đúng như, cùng một cách
thế, những gì là không (có) phải có gì có tính-không-có, ngõ hầu rằng, đến
lượt, nó hoàn toàn có thể là (có).
Đây là như thế nào
những gì sẽ hầu hết tất cả là có, và những gì là không có sẽ không là có: về một
mặt, bởi những gì thì, nếu nó thì hoàn toàn là có, dự phần vào là-có nhìn về mặt
tính-có một là-có, và vào sự không có nhìn về mặt tính-có một sự không-là-có;
và về mặt khác, bởi những gì là không có, nếu đến phiên nó, những gì là không có
thì hoàn toàn không là có, dự phần vào sự không có nhìn về mặt tính-không-có
một sự không-là-có, và với là-có nhìn về mặt tính có một sự không có.” [7] – “Rất đúng” – “Tương
ứng theo đó, vì trong thực tế, những gì thì có một phần chia của sự không-là-có,
và những gì thì có một phần chia của là-có, như thế, cái một cũng vậy, vì nó thì
không là có, phải có một phần chia của là-có nhìn về mặt tính không có của nó” –
“Tất yếu.”– “Khi đó cái một, nếu nó là không có, cũng xuất hiện để có là-có.” –
“Rõ ràng.” – “Và Dĩ nhiên sự không có, nếu trong thực tế, nó là không có.” – “Không
nghi ngờ gì”.
“Có thể một gì đó
vốn trong một vài trạng thái (nhưng) không là như thế, với không thay đổi từ trạng
thái đó?” – “Nó không thể.” – “Vì vậy, tất cả mọi sự vật việc thuộc loại chúng ta
đã mô tả, vốn là vừa cả hai, như vậy và không như vậy, biểu hiện một sự thay đổi”
– “Không nghi ngờ gì.” – “Và một sự thay đổi là một chuyển động – hay chúng ta sẽ
gọi nó là gì?” – “Một chuyển động.” – “Bây giờ, không phải là cái một cho thấy cả
hai, vừa là và không là?” – “Vâng.” – “Như thế, nó xuất hiện vừa là như thế và không
như thế.” – “Nó có vẻ như thế.” – “Do đó, cái một vốn là không, đã từng cho thấy
cũng di chuyển, vì trong thực tại nó đã được cho thấy thay đổi từ là-có sang sự
không-là-có.” – “Có vẻ nó như vậy”.
“Tuy nhiên, về mặt
khác, nếu nó thì không ở đâu giữa những sự vật việc vốn là có – vì nó không là,
là nếu trong thực tế, nó thì không – nó không thể di chuyển từ một chỗ này một chỗ
khác.” – “Rõ ràng là không.” – “Vì vậy, nó không thể chuyển động bằng cách đổi chỗ
– “Không, nó không thể.” – “Nó cũng không thể xoay quanh trong cùng một sự vật việc,
vì không chỗ nào nó chạm vào cùng một sự vật việc. Đó là do gì vốn cùng là một là-có,
và gì là không có, không thể là trong bất cứ sự vật việc gì vốn là có”. – “Không,
nó không thể.” – “Vì vậy cái một, nếu nó là không có, tất sẽ không thể xoay quanh
trong gì đó vốn nó là không có.” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng.” – “Và, chắc chắn,
cái một cũng không thay đổi với chính nó, cho dù như một gì đó là có, hay một gì
đó là không có. Vì luận chứng sẽ thôi không còn là về cái một, nhưng về một gì đó
khác, nếu trong thực tế, cái một đã tự thay đổi với chính nó,” –” Đúng thế,” – “
Nhưng nếu nó không thay đổi, và không quay trong cùng một sự vật việc, hoặc đổi
vị trí, nó có thể vẫn di chuyển cách nào đó không?” – “Rõ ràng là không,” – “Nhưng
những gì là không chuyển động phải được hưởng nghỉ ngơi, và những gì nghỉ ngơi phải
yên nghỉ,” – “Tất yếu,” – “Như thế, cái một, có vẻ như, vì nó là không có, thì là
cả hai, vừa nghỉ ngơi vừa chuyển động,” – “Nó có vẻ như thế.”
[163a]
“Thêm vào đó, nếu trong thực tế nó
di chuyển, nó chắc chắn phải bị thay đổi; tuy nhiên để cho một gì đó thì di chuyển,
chỉ nhiều bằng thế, nó thì thôi không còn trong cùng trạng thái như nó đã là, nhưng
trong một trạng thái khác biệt.” – “Đúng thế.” – “Khi đó, vì nó di chuyển, cái một
là cũng bị thay đổi.” – “Vâng.” – “Và thế nhưng, vì nó không có cách nào di chuyển,
nó có thể không có cách nào thay đổi được.” – “Không, nó không thể.” – “Vì vậy,
trong chừng mực vì cái một vốn là không di chuyển, nó bị thay đổi, nhưng trong chừng
mực nó không di chuyển, nó thì không thay đổi” – “Không, nó thì không.” – “Do đó,
cái một, nếu nó là không có, thì vừa thay đổi và không thay đổi.” – “Rõ ràng “.
“Không phải rằng gì mà bị thay đổi
phải trở thành khác biệt với những gì nó đã là trước đó, và ngưng không trong trạng
thái trước đó của nó? Và không phải rằng gì mà không bị thay đổi không đi đến trở
thành là, cũng không ngưng là (có)” – “Tất yếu.”– “Do đó, cái một cũng vậy, nếu
nó không là, đi đến trở thành là, và thôi không là, nếu nó bị thay đổi, và không
đi đến trở thành là, hay thôi không là, nếu nó không bị thay đổi. Và thế nên cái
một, nếu nó là không, vừa đi đến trở thành là và thôi không là, và không đi đến
trở thành là và thôi không là.” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng”.
Diễn dịch Thứ Sáu [163b–164b]
(D6) Nếu cái Một là-không, sau đó
cái-Một là không-TD và không ngược-với-TD trong tương quan với chính cái Một
“Chúng ta hãy quay trở lại từ bắt
đầu một lần nữa, để xem không biết mọi sự vật việc có sẽ xuất hiện vẫn cùng là một
với chúng ta, như chúng là bây giờ, hoặc khác biệt.” – “Thật vậy, chúng ta phải”
– “Không phải chúng ta nói rằng, nếu cái một là không, những gì phải là những hậu
quả cho nó?” – “Vâng.” – “Khi chúng ta nói “là
không”, những từ ngữ không chỉ định bất cứ gì khác hơn là sự vắng mặt của là-có
cho bất kỳ một gì đó chúng ta nói là không,
phải không nào?” – “Không gì nào khác.” – “Khi chúng ta nói rằng một gì đó là không,
có phải chúng ta nói rằng trong một cách nó là
không, nhưng trong một cách nó là (có)?
Hay có phải “là không” này chỉ định không với phẩm chất vốn một gì đó là không thì
không trong cách nào tất cả, và không trong bất kỳ cách nào dự phần vào là-có?”
– “Tuyệt đối không với phẩm chất” – “Do đó, điều gì là không thì hoặc không là (có),
hoặc chẳng dự phần vào là-có, trong bất kỳ cách nào khác tất cả” – “Không, nó không
thể”.
“Đi-đến-thành-là và thôi-không-là
có thể nào là bất cứ gì khác hơn là nhận một phần chia của là-có và đánh mất nó?”
– “Không là gì khác.” – “Nhưng một gì không có phần chia của là-có cũng hoặc không
có (nó), hoặc chẳng mất nó.” – “Hiển nhiên là không” – “Vì vậy, cái một, vì nó không
trong cách nào là, phải không trong cách nào có, buông bỏ, hay nhận một phần chia
của, là-có.” – “Đó là hợp lý.” – “Vì vậy, cái một vốn là không, hoặc không ngưng
để là, cũng không trở thành là, vì trong thực tại, nó không có cách nào dự phần
vào là-có.” – “Rõ ràng không,” – “Như thế, nó cũng không bị thay đổi trong bất cứ
cách nào. Vì nếu nó đã trải qua điều này, sau đó nó sẽ trở thành là, và sẽ ngưng
để là.” – “Đúng” – “Và nếu nó không bị thay đổi, nó cũng phải không di chuyển?”
– “Tất yếu,” – “và chắc chắn chúng ta sẽ không nói rằng một gì vốn không có cách
nào trong yên nghỉ, vì một gì vốn yên nghỉ phải luôn luôn là trong cùng một vài
sự vật việc” – “trong cùng một sự vật việc, không nghi ngờ gì” – “Thế nên, chúng
ta hãy nói rằng điều gì thì không là, lần lượt đến phiên, thì không bao giờ yên
nghỉ hay chuyển động,” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng”.
“Nhưng trong thực tế, không gì vốn
là thuộc về nó; vì sau đó, bằng cách dự phần vào đó, nó sẽ dự phần vào là-có” –
“Rõ ràng” – “Vì vậy, không phải sự lớn rộng, cũng không sự nhỏ bé, cũng không sự
ngang bằng thuộc về nó” – “Không, chúng không,” – “Thêm vào đó, nó tất sẽ không
có sự giống như, và cũng không có sự khác biệt theo cùng loại trong tương quan với
chính nó, hoặc trong tương quan với những cái khác.” – “Hiển nhiên không”.
“Thế còn về điều này? Có thể nào những
cái khác là tương quan với nó, nếu, do tất yếu, không gì thuộc về nó?” – “Chúng
không thể.” – “Vì vậy, những cái khác không giống như, cũng chẳng không-giống như
nó, và chúng đều không giống là một như nhau, cũng chẳng khác biệt với nó.” – “Không,
chúng thì không.” – “Và lại nữa: có bao giờ
– của cái đó, với cái đó, một gì đó,
cái này, của cái này, của cái kia, với cái kia, hoặc thời gian đã qua, từ đây
về sau, hay bây giờ, hoặc hiểu biết, ý kiến, sự nhận thức, một giải thích, một tên
gọi, hay bất cứ sự vật việc gì khác – sẽ
được áp dụng với một gì là không (có)? “ – “Nó sẽ không.” – “Như vậy cái một, vì
nó là không, thì không trong bất kỳ trạng thái nào cả.” – “Ở bất kỳ tỉ lệ nào, nó
chắc chắn có vẻ là không trong bất kỳ trạng thái nào tất cả”.
Diễn dịch Thứ Bảy [164b–165e]
(D7) Nếu cái Một là-không, sau đó
những cái-Khác là-TD và ngược-với-TD
trong tương quan với chính cái Một
“Chúng ta hãy tiếp tục, và nói những
thuộc tính gì những cái khác phải có, nếu một là không.” – “Vâng, chúng ta hãy làm.”
– “Chúng chắc chắn phải là cái khác, vì nếu ngay cả chúng không là cái khác, chúng
ta tất sẽ không nói về những cái khác.” – “Đúng như thế.” – “Nhưng nếu luận chứng
là về những cái khác, những cái khác là khác biệt. Hay có phải bạn không áp dụng
những tên gọi “khác” và “khác biệt” với cùng một sự vật việc như nhau – “Tôi có.”
– “Và chắc chắn chúng ta nói rằng sự khác biệt là khác biệt với một sự vật việc
khác biệt, và cái khác là khác hơn một sự vật việc khác?” – “Vâng.” – “Vì vậy, những
cái khác cũng vậy, nếu chúng đều để là cái khác, có một gì đó chúng sẽ là khác (ngoài)
hơn.” – “Tất yếu.”– “Khi đó, nó sẽ là gì vậy? Vì chúng sẽ không là khác hơn cái
một, nếu nó thực sự là không?” – “Không, chúng sẽ không.” – “Vì vậy, chúng là khác
biệt hơn mỗi cái khác, vì tuỳ chọn thay thế đó vẫn còn cho chúng, hoặc nếu không
để là khác hơn không-gì.” – “Đúng là thế”.
“Vì vậy, mỗi chúng là khác với từng
cái khác như những đám đông, vì chúng không thể là như vậy như những một, nếu một
là không. Nhưng mỗi đám đông của chúng, như nó có vẻ, thì không giới hạn trong đông
đảo, và nếu bạn lấy những gì xem dường như là nhỏ nhất, trong một khoảnh khắc tức
thời, giống đúng như trong một giấc mơ, thay vì xem dường là một, nó hiện ra nhiều,
và thay vì rất nhỏ, lại to lớn mênh mông trong tương quan với những mảnh vụn cắt
từ nó.” – “Đó thì hoàn toàn đúng.” – “Những cái khác sẽ là khác hơn từng cái khác,
như những đám đông thuộc loại này, nếu chúng đều là (cái) khác, và nếu một là không.”
– “Khá như vậy”.
“Vậy sau đó, không phải là sẽ có nhiều
những đám đông, mỗi xuất hiện, nhưng không là-có, nếu trong thực tế, một thì không
là có?” – “Đúng thế.” – “Và có vẻ sẽ có một số gồm những chúng, nếu trong thực tế,
mỗi xem dường là một, mặc dù với tư thế là nhiều.” – “Chắc chắn.” – “Và giữa chúng,
một vài xuất hiện chẵn, và một vài lẻ, mặc dù không thực sự là như vậy, nếu trong
thực tế, một thì không là.” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng”.
[165a]
“Thêm vào đó, một hết sức nhỏ, chúng
ta nói, sẽ có vẻ là có trong số chúng, nhưng cái này xuất hiện nhiều và lớn, trong
tương quan với mỗi nhiều của nó, vì chúng là nhỏ.” – “Không nghi ngờ gì.” – “Và
mỗi đám đông sẽ được mường tượng để là bằng với nhiều những mảnh nhỏ của nó. Vì
nó không thể, trong xuất hiện dạng ngoài, chuyển đổi từ lớn hơn đến nhỏ, cho đến
khi nó có vẻ đi đến trạng thái ở giữa, và điều này sẽ là một sự xuất hiện dạng ngoài
của ngang bằng.” – “Đó là hợp lý”.
“Bây giờ, nó sẽ không xuất hiện có
một giới hạn trong tương quan với một đám đông khác, nhưng tự nó không có đầu, giới
hạn, hoặc giữa trong tương quan với chính nó?” – “Tại sao thế?” – “Vì bất cứ khi
nào bạn nắm bắt bất cứ một mảnh nhỏ nào của chúng trong suy nghĩ như là một đầu,
giữa, hoặc cuối, trước cái đầu luôn luôn xuất hiện một đầu khác, và sau cái cuối
lại một cái cuối khác, và trong giữa có nhiều hơn những giữa khác nhưng nhỏ hơn,
vì bạn không thể nắm bắt mỗi chúng như một, vì một là không.” – “Rất đúng.” – “Vì
vậy, mỗi một là-có vốn bạn nắm bắt trong suy nghĩ, như tôi hiểu, phải được cắt nhỏ
và phân tán, vì chắc chắn, với không có tính-là-một,
nó sẽ luôn luôn được nắm bắt như một đám đông.” – “Dĩ nhiên.” – “Vì vậy, không phải
hay sao là một điều như vậy xuất hiện như một với một cá nhân mở tối quan sát từ
rất xa, nhưng với một cá nhân nhạy bén xem xét nó từ thật gần, có phải mỗi một
phải xuất hiện không giới hạn trong nhiều đông đảo, nếu trong thực tế nó thì bị
tước mất cái một, nếu nó là không? “ – “Quả thực, tất yếu tối đa” – “Như vậy những
cái khác phải mỗi (chúng) xuất hiện không giới hạn và như có một giới hạn, và một
và nhiều, nếu một là không, nhưng những sự vật việc khác hơn cái một đều là có.”
– “Vâng, chúng phải”.
“Không phải chúng cũng sẽ dường như
cả hai, vừa giống và không giống?” – “Tại sao thế?” – “Đúng như, với một người nào
đó đứng ở một khoảng cách, tất cả mọi sự vật việc trong một bức tranh, [8] khi xuất
hiện là một, xuất hiện có một thuộc tính của giống như một và là giống như” – “Chắc
chắn.” – “Nhưng khi cá nhân đến gần hơn, chúng xuất hiện nhiều và khác biệt, bởi
sự xuất hiện của sự khác biệt, khác biệt trong thứ loại, và không giống như chính
chúng.” – “Đúng thế.” – “Vì vậy, những đám đông phải cũng xuất hiện cả hai, vừa
giống và không-giống với chính chúng và với lẫn nhau.” – “Dĩ nhiên”.
“Theo đó, nếu một là không và nhiều
là có, cái nhiều phải xuất hiện vừa giống cùng như và khác biệt với lẫn nhau, cả
trong tiếp xúc và tách biệt với chính chúng, vừa chuyển dịch với mọi chuyển động
và trong mọi cách trong yên nghỉ, vừa đi đến trở thành để là và ngưng trở thành
để là, và không cả hai, và chắc chắn là tất cả mọi sự vật việc thuộc loại thế đó,
vốn bây giờ nó là dễ dàng đủ để chúng ta duyệt qua.” – “Rất đúng, quả thực vậy”.
Diễn dịch Thứ Tám [165e–166c]
(D8) Nếu cái Một là-không, sau đó
những cái-Khác là không-TD và không ngược-với-TD
trong tương quan với chính những cái khác
“Chúng ta hãy quay trở lại từ đầu
một lần nữa, và nói những gì phải là trường hợp xảy ra, nếu một là không, nhưng
những sự vật việc khác hơn một là có.” – “Vâng, chúng ta hãy làm thế.” – “Tốt, những
cái khác sẽ không thể là một?” – “ Rõ ràng là không,” – “Và chắc chắn chúng cũng
sẽ không là nhiều, vì tính-là-một sẽ cũng có mặt trong những sự vật việc vốn là
nhiều. Vì nếu cái nào trong chúng là một, chúng đều là không-gì tất cả – nên chúng
cũng không thể là nhiều,” – “Đúng,” –” Nếu tính-là-một không có mặt trong những
cái khác, những cái khác đều không nhiều, cũng chẳng một,” – “Không, chúng đều không”.
“Chúng ngay cả cũng không xuất hiện
như một hay nhiều.” – “Tại sao?” – “Vì những cái khác không có tương thông trong
bất kỳ cách nào tất cả với bất cứ một nào của những sự vật việc vốn là không, và
không có gì của những sự vật việc vốn là không thuộc về một bất kỳ nào của những
cái khác, vì những sự vật việc vốn là không đều không có phần.” – “Đúng.” – “Vì
vậy, không có ý kiến hoặc bất cứ xuất hiện dạng ngoài nào của một gì thì không thuộc
về những cái khác, cũng vậy sự không-là-có
cũng không được mường tượng trong bất kỳ cách nào tất cả, trong trường hợp của những
cái khác.” – “Vâng, ông hoàn toàn đúng.” – “Vì vậy, nếu một là không, không một
nào trong số những cái khác được mường tượng là một hay nhiều, vì với không có tính
có-một, mường tượng về nhiều là điều không thể được.” – “Vâng, không thể” – “Do
đó, nếu không là không, những cái khác phải là cũng không được mường tượng là một
hoặc nhiều” – “Có vẻ như không”.
“Vì vậy, chúng đều không giống cũng
chẳng không-giống.” – “Không, chúng đều không.” – “Và quả thật, chúng cũng không
giống như một cũng chẳng khác biệt, không trong tiếp xúc và cũng không tách biệt,
cũng không là bất cứ gì nào khác vốn (như) chúng đã xuất hiện là trong những lập
luận chúng ta đã duyệt qua trước đây. Những cái khác hoặc là không cũng chẳng xuất
hiện như là một bất kỳ nào của những sự vật việc đó, nếu cái một là không.” – “Đúng.”
– “Sau đó, nếu chúng ta nói, để tổng kết, “nếu một là không, không-gì là có,” không
phải là chúng ta nói chính xác sao?” – “Tuyệt đối”.
“Khi đó, chúng ta hãy nói điều này
– và cũng nói rằng, như nó có vẻ, dù một là hay không là, nó và những cái khác đều
là và đều không là, và đều xuất hiện và không xuất hiện tất cả những sự vật việc
trong tất cả mọi lối, cả trong tương quan với chính chúng, và trong tương quan với
lẫn nhau.” – “Rất đúng”. [9]
Plato
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
[1] Hai mệnh đề khác biệt:
(a) the one is not = cái một là/thì không (có/là-có/tồn tại)
bản Cambridge dịch ‘if one does not exist?”
(b) not-one is not = cái không-một
là/thì không (có/là-có/tồn tại) = “if not one does not
exist?”. Hiển nhiên cái không-một khác với cái một, vì nó là một gì đó khác
không phải cái một.
(Bản tiếng Pháp của Victor Cousin: “si l'un
n'existe pas? diffère-t-elle de celle-ci: si le non-un n'existe pas?”)
Tôi gắng dùng “là” theo nghĩa của “có/là-có/tồn tại”;
khi nói “A là” = “A là có”; như thế khi nói “A là /thì đẹp” = A thì đẹp = A có
Thể dạng (Form) Đẹp = nên A có F-đẹp = A thì đẹp. Như vậy, khi nói “Alà”
= A có, hay rõ hơn “A là có”. Cũng thế tôi dùng “cái-một”, “cái
không-một” (the one, the not-one, l’un, le non-un) thay vì “unity” (“if
unity is not”/”if not unity is not”).
Trước đây chúng ta vẫn quen dùng “A thì hiện hữu”
hay “không hiện hữu” (is/ is not, existe non-existe;being/not-being);
cốt yếu chỉ để nói: A thì có, chúng ta thấy có A, A như một gì đó có mặt
quanh đây (một đối tượng trong thế giới vật lý, hay một chủ thể trong suy tưởng
não thức; cho là có, nhưng có thể chưa/không biết rõ có thực hay không; chưa
nói đến bản chất, thuộc tính,...), A là một đối tượng có thể nói/bàn/nhắc đến,
A là có trong thế giới nhân văn này (nhìn thấy hay không nhìn thấy). Thế
nên, nói rằng “A hiện hữu” chẳng những đã có phần nào mơ hồ (có thể hiểu
theo nhiều nghĩa), vì phải hiểu gián tiếp qua tiếng Tàu (và theo lối hiểu của
họ), rồi trở về ngữ nghĩa phương Tây (vốn là nghĩa gốc, những khái niệm triết
học phương Tây) nên thêm rườm rà, sai lạc, và cũng không nhất thiết phải như
vậy, nên tôi nghĩ chúng ta có thể nói trực tiếp, trong trường hợp không cần
thiết phải nhấn mạnh vào bản thể hay hiện hữu – như ở đây, và như hầu hết các
triết gia trước-Socrates (đang đi từ mythos về logos), ở đây là
Parmenides, ông không nói (hay chưa nói) gì đến “thể”, hay “tính”, hay “nguyên”
(như nhất thể/thể tính/nhất nguyên,.... đều là những khái niệm diễn dịch của
người sau) – Trở về trực tiếp trong bài văn trên, dù đã qua Plato, tất cả ban
đầu khi nói về một đối tượng A nào đó, chỉ trực tiếp nói rằng nó là
(hiểu là thực), hay không là (khôngthực). Như vậy: “A là có” và “A là
không” – đi kèm với Thể dạng (Plato) là một là-có (thực) và sự không có (thực);
như thế đơn giản và trực tiếp hơn. Đó cũng là siêu hình học và bản thể học ban
đầu của Parmenides qua Plato.
Cũng nói thêm, nếu tôi không có thì giờ viết lời bạt,
cái một (l’un, the one, unity), một cách trực tiếp trỏ về những Thể
dạng, Socrates vừa trình này ở phần I. Sau khi nêu những khó khăn gặp phải
trong khái niệm Thể dạng, (như những phổ quát tuyệt đối, bất biến, vĩnh cửu,
độc lập với thế giới của hiện tượng), Parmenides đưa ra 8 diễn dịch, để cho
Socrates thấy phải suy luận rành rọt, xuôi ngược, xác đinh, phủ định,... như
thế nào về những thể dạng (cái một) này, không hoàn toàn chỉ về cái-Một
trong lý thuyết siêu hình học của ông (đối lập với Heraclitus):
Bốn diễn dịch trước D1, D2, D3, D4 đều
bắt đầu với giả thuyết “Nếu cái một là (có) – thì ....”.
Bốn diễn dịch sau D5, D6, D7, D8 đều bắt
đầu với giả thuyết “Nếu cái một là không (có) – thì....”.
[2] Câu này (160e) tôi theo bản Cambridge cho rõ ràng, bản
hiện tại như sau:
“Vì vậy trong
cách tương tự sự khác biệt gắn liền với nó, cộng thêm với hiểu biết. Vì một
người nào đó không nói về sự khác biệt trong cách tương tự của những cái khác,
khi người ấy nói rằng cái một thì khác biệt với những cái khác, nhưng về sự
khác biệt của sự vật việc đó trong cách tương tự – “Rõ ràng”.
[3] “the one that is not participates in the ‘that’ and
in the ‘something’ and in the ‘of this’ and the ‘to this’ and the ‘of these’
and all of this sort” bản Samuel Scolnicov, University of California Press.
[4] [nghĩa là: Nếu sự không-là-có không thể là
thuộc tính hoặc của cái một (unitas)
hoặc của cái đó (illuditas), nhưng vốn
của gì mà chúng ta cho thuộc tính không-có – là một gì đó khác, khi đó cũng ta
cũng có thể nên ngừng nói chuyện. Đã từng xác nhận rằng nếu cái một mà chúng ta
đang nói, và không một gì đó nào khác, nếu không, khi đó cái một phải dự phần
vào đông đảo những thuộc tính. Bây giờ lại xác nhận rằng nếu ngược lại là đúng,
bàn luận gì thêm là vô ích, không đi đến đâu.]
[5] [có nghĩa: Nếu nó ngưng là không-có,
buông bỏ một gì đó của một là-có (khi áp dụng với không-có) với không-có, như
thế khiến nó thôi không là không-có, nhưng là không không-có.] [có nghĩa: Nếu nó
ngưng là không-có, buông bỏ một gì đó của một là-có (khi áp dụng với một
không-có) với không-có, như thế khiến nó thôi không là không-có, nhưng là không
không-có.]
Có hay không-có đều là (hai mặt)
của một là-có (không có là nhìn trong tương quan với có; A
và không-A, nghĩa là phải có A rồi mới nói đến không-A; khi một A nào đó buông
bỏ tính-có của nó; một A, một gì nào đó là có – là có tính-có, mất
tính có, A-có thành A-không-có, nhưng không phải “không có A”). Đây là nội
dung những gì có thể hiểu Parmenides muốn nói: “Rằng gì vốn có đó, (nghĩa
là một thực thể, xác định bằng cách nói rằng nó như thế này, hay là không thế
kia) để nói đến hay nghĩ tới, phải là-có,”
Parmenides được cho là người
đầu tiên dùng nguyên lý đồng nhất (A=A), và nguyên lý triệt tam (hoặc A hay ~A,
nhưng không cả hai; vừa A và ~A). Parmenides cũng là người đầu tiên phát biểu
nguyên lý phi mâu thuẫn (A ≠ ~A), ông nói “Không bao giờ thuyết phục/chứng minh
được điều này, rằng gì là thì không là,”; ở đây “là” theo nghĩa là
=có/là-có như tôi đang dùng – (“Never will this prevail, that what is
not is”.) Tương tự, Plato cũng nhắc điều này trong Sophist: “Parmenides
nối tiếng trước sau đã xác minh ‘không bao giờ chứng minh thành công được điều
này – những gì là không lại là có’. (Plato, Sophist, 237A). Có thể lấy
làm lạ rằng nguyên lý phi mâu thuẫn, xem dường tự nhiên hẳn phải có từ lâu
trong lịch sử suy nghĩ của chúng ta, nhưng thực ra chỉ đã được Parmenides cho
thấy đem dùng bắt đầu vào thế kỷ V TCN, và sự kiện này là bước tiến đánh dấu một
thay đổi nền tảng trong suy luận triết học, khác biệt với những triết gia trường
phái Ionia (Thales, Anaximander, Heraclitus, Empedocles) trước đó. Những triết
gia trường phái này đã dựa trên quan sát hay kinh nghiệm thực tại có tù thế giới
hiện tượng trong chiều hướng thông thường. Điển hình, dựa vào kinh nghiệm như
thế, Heraclitus đã đi đến tuyên bố rằng những đối nghịch, mâu thuẫn không phải
chỉ là có, nhưng đã là thiết yếu, chúng phải có và chúng là cơ bản của sự
phân biệt/xác định một sự vật việc: “Không chỉ nó có thể dùng để phát biểu rằng
thực thể là sự xung đột giữa những đối nghịch, nhưng sẽ không thể có thực thể
mà không có xung đột loại giống như thế bên trong thực thể”.
Heraclitus biện luận rằng,
vì những sự vật thay đổi, chúng phải chứa đựng những gì chúng đã không-là (A đổi
sang B, có nghĩa là trong A, khi còn là A, đã có không-A = có sẵn B). Chỉ có những
đối nghịch như thế mới dẫn đến sự thay đổi, mới giải thích cho sự biến dịch,
như hình ảnh đã gắn vào tên tuổi ông: giòng sông trôi chảy, thấy quanh chúng
ta. Đó là ý Heraclitus khi nói “Những gì lạnh thành ấm, ấm thành lạnh, ướt
thành khô ráo, khô cạn thành ẩm”.
Đối nghịch với Heraclitus, Parmenides tuyên bố rằng cái một (thực thể)
bao gồm ý niệm về phi-mâu thuẫn. Sự khác biệt giữa Heraclitus và Parmenides đã
là về những gì họ tin là đối tượng đích thực của suy tưởng. Với Parmenides, những
sự vật việc chúng ta va chạm trong kinh nghiệm gặp gỡ hàng này, là những đối tượng
dẫn đến nội dung nghèo nàn, sai lầm nếu chúng ta đặt suy tưởng của chúng ta dựa
trên chúng Thực vậy, những gì chúng ta kinh nghiệm qua giác quan đều không là vật
liệu thích hợp cho suy tưởng để đem lại loại tri thức vốn Parmenides, và nhiều
những người khác theo ông, mong muốn. Loại tri thức những người này (phái duy
ý) mong muốn là một thứ tri thức tĩnh, vững chặt, cố định, yên nghỉ, không đổi.
Tri thức như thế tất sẽ đòi hỏi những đối tượng của suy tưởng mang những tính
chất kể trên. Thế nên, Parmenides dừng lại trên ý tưởng về một là-có với tất cả
mọi thay đổi đều xụp đổ trong chính nó.
[6] being: tính/sự là-có, cách thế là (phản lại là non-being= tính/sự
là-không-có, cách thế/trạng thái không-là có) hay tồn tại hay không-tồn tại; tôi dịch theo nghĩa của
những nhà triết gia trước Socrates là tính
chất/thuộc tính/trạng thái của một gì đó, nó “là” một gì đó), như vẫn nói
nó “hiện hữu” hay nó tồn tại theo nghĩa ban đầu là nó “có” vì có thể nói nó
“là” thế này hay không là thế kia, như giải thích ở trên being = một là-có (có
khác với về sau, đặc biệt như trong Heidegger nói đến một hữu thể và thể tính).
[7] [Bỏ phụ đính trong câu 162a8, và loại bỏ những
dấu ngoặc trong b2]
[8] [Plato ở đây đề cập cụ thể đến bức tranh
vốn nhằm mục đích hướng tới ảo giác về đám đông/khối lượng qua sự tương phản của
ánh sáng và bóng tối.]
[9] Diễn dịch
phải được hiểu là nhằm vào những kết luận sau đây:
(D1) Nếu G là,
sau đó G không là F và không ngược với -F trong tương quan với tự thân.
(D2) Nếu G là,
sau đó G là F và ngược với-F trong tương quan với những cái khác.
(D3) Nếu G là,
sau đó những cái khác là F và ngược với -F trong tương quan với G.
(D4) Nếu G là,
sau đó những cái khác thì không là F và không ngược với -F trong tương quan với
chính những cái khác
(D5) Nếu G là
không, thì G là F và ngược với-F trong tương quan với những cái khác.
(D6) Nếu G là
không, thì G thì không là F và không ngược với -F trong tương quan với tự thân.
(D7) Nếu G là
không, sau đó những cái khác là F và ngược với -F trong tương quan với G.
(D8) Nếu G là
không, sau đó những cái khác thì không là F và không ngược với -F trong tương
quan với chính những cái khác.
(theo Stanford Encyclopedia of Philosophy)