Monday, September 14, 2015

Harari – Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người (17)

Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari

Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người







20
Sự Chấm dứt của Homo Sapiens

Quyển sách này đã bắt đầu bằng trình bày lịch sử như sân khấu tiếp theo trong một chuỗi liên tục từ vật lý, đến hóa học, đến sinh học. Sapiens là đối tượng của cùng những lực vật lý, những phản ứng hóa học và những tiến trình chọn lọc tự nhiên vốn chi phối tất cả sinh vật. Chọn lọc tự nhiên có thể đã từng đem cho Homo Sapiens một diễn trường gồm những điều kiện cạnh tranh lớn rộng hơn nhiều so với nó đã đem cho bất kỳ loài sinh vật nào khác, nhưng trường cạnh tranh với những điều kiện vẫn có những ranh giới của nó. Kết luận ngầm chứa đã là, bất kể những gì đã xảy ra với những nỗ lực và những thành tích nào của họ, Sapiens đã không có khả năng phá vỡ để thoát khỏi những giới hạn sinh học đã ấn định cho họ.

Nhưng ở bình minh của thế kỷ XXI, điều này không còn đúng nữa: Homo Sapiens đang vượt những giới hạn đó. Nó bây giờ đang bắt đầu phá vỡ những quy luật của sự chọn lọc tự nhiên, thay thế chúng bằng những quy luật của sự thiết kế thông minh.

Trong gần 4 tỉ năm, mọi sinh vật trên hành tinh này đã tiến hoá, đều là đối tượng của chọn lọc tự nhiên. Không sinh vật nào, ngay cả dẫu chỉ một, đã do một sáng tạo thông minh thiết kế. Giống hươu cao cổ, lấy thí dụ, có cổ chúng dài, nhờ vào sự cạnh tranh giữa những con hươu cao cổ sơ khai, hơn là do một ý tưởng bất chợt nào đó của một hữu thể cực kỳ thông minh. Giống hươu cao cổ có trước, những con có cổ dài, đã lấy được nhiều thức ăn hơn, và hậu quả là đã sinh sản con đàn cháu đống nhiều hơn, so với những con cổ ngắn hơn. Không ai, chắc chắn không phải những con hươu cao cổ, đã nói, “Một cổ dài sẽ khiến những hươu cao cổ có thể nhai lá cao trên những ngọn cây. Chúng ta hãy kéo nó dài thêm”. Cái Đẹp của thuyết Darwin là nó không cần phải giả định có một người thiết kế thông minh, để giải thích tại sao loài hươu cao cổ cuối cùng chúng đều có những cổ dài.

Trong hàng tỉ năm, thiết kế thông minh đã không ngay cả là một điều để tuỳ chọn, vì không có trí thông minh nào có thể nghĩ tưởng rồi toan tính dựng lập và hoạch định thực hiện với chủ ý hay hướng tới một cứu cánh, hay như vẫn nói vắn tắt, thiết kế được mọi sự vật việc. Những vi sinh vật [1], đến tận khá gần đây, đã là những gì duy nhất cho thấy có sự sống quanh đây, chúng có khả năng làm những kỳ công tuyệt vời. Một vi sinh vật thuộc một loài có thể kết hợp những code di truyền từ một loài hoàn toàn khác biệt vào trong tế bào của nó, và do đó có được những khả năng mới, chẳng hạn như khả năng kháng cự những loại thuốc trụ sinh. Tuy nhiên, nhiều nhất như chúng ta biết, những vi sinh vật không có ý thức, không có những mục đích trong đời sống, và không có khả năng lập kế hoạch trước.

Đến một giai đoạn, những sinh vật như hươu cao cổ, dolphin, chimpanzee và người Neanderthal đã tiến hoá phát triển ý thức, và có khả năng lập kế hoạch trước. Nhưng ngay cả nếu một Neanderthal mơ tưởng đến những con gà rừng thật béo và lại đi thật chậm, khiến có thể nếu chỉ vung tay là chụp được chúng bất cứ khi nào ông ta đói, ông đã không có cách nào chuyển mơ tưởng đó thành hiện thực. Ông đã phải đi săn những con gà rừng có sẵn vốn đã vẫn do tự nhiên chọn lọc.

Vết nứt đầu tiên trong chế độ (chọn lọc tự nhiên) cũ đã xuất hiện khoảng 10.000 năm trước đây, trong cuộc Cách mạng Nông nghiệp. Sapiens, người mơ tưởng đến những con gà vừa béo vừa đi chậm, đã tìm ra rằng nếu họ cho những con gà mái béo mỡ đầy thịt, đi tơ với những con gà trống đi chậm nhất, một số những gà con của chúng sẽ thành cả hai: vừa béo vừa đi chậm. Nếu bạn chọn đám con cái này cho chúng đi tơ với nhau, bạn có thể tạo ra một dòng gà béo và chậm. Đó là một giống gà không có sẵn trong tự nhiên, đã được óc thiết kế thông minh làm nên, không của một gót nào, nhưng của một con người.

Tuy nhiên, so với một thần linh toàn năng, Homo Sapiens đã có những tài năng thiết kế giới hạn. Sapiens có thể dùng sự gây giống chọn lọc để đi tránh lối khác, và đẩy nhanh những tiến trình chọn lọc tự nhiên vốn bình thường đã tác động loài gà, nhưng họ không thể đưa vào những đặc tính hoàn toàn mới vốn không có mặt trong ao gene của loài gà hoang. Trong một cách thức, dù không hoàn toàn giống nhau, quan hệ giữa Homo Sapiens và loài gà tương tự như nhiều những quan hệ cộng sinh (giữa nhiều loài khác) thường đã nổi lên như thế, từ riêng chúng trong thiên nhiên. Sapiens đã tạo những áp lực chọn lọc đặc biệt trên loài gà, khiến những con béo và đi chậm được sinh sôi nảy nở đông đảo, cũng giống đúng như những con ong thụ phấn tìm chọn những loài hoa, khiến những loài hoa màu sắc tươi sáng có số lượng tăng đông đảo.

Ngày nay, chế độ chọn lọc tự nhiên, đã 4 tỉ năm, đang đối mặt với một thách thức hoàn toàn khác biệt. Trong những phòng thí nghiệm khắp thế giới, những nhà khoa học đang thiết kế và công nghệ những sinh vật sống. Họ phá vỡ những luật của chọn lọc tự nhiên mà không bị trừng phạt, không bị kiềm chế, ngay cả bởi những đặc tính nguyên thuỷ của một sinh vật. Eduardo Kac, một nghệ sĩ-sinh học người Brazil, năm 2000, đã quyết định sáng tạo một tác phẩm nghệ thuật mới: một con thỏ lông trắng nhưng thành xanh dưới ánh sáng fluorescent [2] . Kac đã liên lạc với một phòng thí nghiệm ở France và đề nghị trả một khoản tiền để phòng thí nghiệm này dùng kỹ thuật sinh học “chế tạo” một chú thỏ có thể toả sáng, theo như những yêu cầu của ông. Những nhà khoa học France đã lấy phôi của một con thỏ trắng không có gì đặc biệt, cấy vào DNA của nó một gene lấy từ một con fluorescent jellyfish, con sứa biển toả sáng màu xanh lá cây, trong bóng tối, và voilà ! Một con thỏ fluorescent màu xanh lá cây, cho le monsieur. Kac đặt tên con thỏ là Alba.

Không thể nào giải thích được sự hiện hữu của Alba nếu dùng những qui luật của chọn lọc tự nhiên. “Cô” thỏ này là sản phẩm của sự thiết kế thông minh. Cô cũng là một dấu hiệu báo trước những gì sắp đến. Nếu tiềm năng trong sự kiện con thỏ Alba có những ý nghĩa được nhận ra đầy đủ – và nếu loài người trong khi đó không tự tiêu huỷ – Cách mạng Khoa học có lẽ đã có thể chứng minh chính nó lớn hơn nhiều so với chỉ đơn thuần một cuộc cách mạng lịch sử. Nó có thể thành ra là cuộc cách mạng sinh học quan trọng nhất, kể từ khi sự sống xuất hiện trên quả đất. Sau 4 tỉ năm của chọn lọc tự nhiên, Alba đứng ở bình minh của một kỷ nguyên vũ trụ mới, trong đó sự sống sẽ được sự thiết kế thông minh cai trị. Nếu điều này xảy ra, toàn bộ lịch sử loài người cho đến điểm đó, với cái nhìn quay ngược thời gian, có thể được giải thích lại, như một tiến trình của sự thử nghiệm và thực tập vốn đã cách mạng hóa trò chơi của sự sống. Một tiến trình như thế cần được hiểu từ một viễn cảnh vũ trụ của hàng tỉ năm, chứ không phải từ một viễn cảnh nhân loại của hàng nghìn năm.

Những nhà sinh học trên thế giới bị giam hãm trong trận chiến với phong trào Thiết kế-Thông minh, vốn phản đối sự giảng dạy thuyết tiến hóa của Darwin trong trường học, và phong trào này tuyên bố rằng sự phức tạp trong thế giới sinh vật “chứng tỏ” rằng phải có một người sáng tạo, người nghĩ ra trước tất cả những chi tiết sinh học. Những nhà sinh vật học là đúng khi giải thích về quá khứ, nhưng những người ủng hộ thuyết thiết kế thông minh, trớ trêu thay, có thể là đúng về tương lai.

Ở thời điểm đang viết những giòng này, sự thay thế cho chọn lọc tự nhiên bằng thiết kế thông minh có thể xảy ra trong một của ba cách bất kỳ sau: qua kỹ thuật sinh học, qua kỹ thuật cyborg (cyborg là những hữu thể vốn kết hợp những bộ phận hữu cơ với không hữu cơ) hay bằng công nghệ về sự sống vô cơ. [3]

Của Chuột và Người

Kỹ thuật sinh học là sự can thiệp có chủ ý của con người trên bình độ sinh học (lấy thí dụ như cấy một gene) với mục đích sửa đổi hình dạng, khả năng, nhu cầu hay mong muốn của một sinh vật, ngõ hầu thực hiện một ý tưởng văn hóa có trước​​, chẳng hạn như những chọn lọc yêu thích trong nghệ thuật của Eduardo Kac.

Tự bản thân nó, không có gì mới về kỹ thuật sinh học. Người ta đã dùng nó trong hàng nghìn năm để định lại hình dạng cho bản thân và cho những sinh vật khác. Một thí dụ đơn giản là thiến. Con người đã thiến những con bò đực, trong khoảng 10.000 năm, để tạo ra những con bò nhà. Bò nhà ít hung hăng, và do đó dễ huấn luyện hơn để kéo cày [4]. Con người cũng thiến những nam thanh niên của mình, để tạo ra những ca sĩ soprano với giọng hát mê hoặc, và những thái giám, người có thể an toàn tin cậy được trong việc phục dịch những cung tần trong những harem của những sultan.

Nhưng những tiến bộ gần đây trong sự hiểu biết của chúng ta về cách những sinh vật hoạt động thế nào, xuống đến những mức độ của tế bào và nguyên tử, đã mở ra những khả năng không thể tưởng tượng trước đây. Lấy một thí dụ, ngày nay chúng ta có thể không chỉ đơn thuần thiến một người nam, nhưng cũng thay đổi phái tính của người ấy, qua giải phẫu và những phương pháp điều trị hormone. Nhưng đó không phải là tất cả. Hãy xem xét sự ngạc nhiên, phẫn nộ và kinh ngạc đã xảy ra sau khi, vào năm 1996, khi bức ảnh sau đây xuất hiện trên báo chí và truyền hình:


Hình 46. ​​Một con chuột, trên lưng của nó có một cái tai do những nhà khoa học đã “trồng”, làm bằng những tế bào lấy từ xương sụn bò. Nó là một tiếng vang vọng lạ lùng và ghê sợ của bức tượng người-sư-tử từ hang Stadel. Ba mươi nghìn năm trước, con người đã từng tưởng tượng về việc kết hợp những loài vật khác nhau. Ngày nay, họ thực sự có thể sản xuất những chimeras như vậy.


Không, Photoshop đã không dính líu gì vào đây. Đó là một ảnh chụp thực, không cạo sửa, của một con chuột, trên lưng nó những nhà khoa học đã cấy ghép những tế bào lấy từ xương sụn bò. Những nhà khoa học đã có thể kiểm soát sự phát triển của mô tế bào mới, trong trường hợp này định hình dạng nó cho thành một gì đó trông giống như cái tai con người. Tiến trình này có thể sớm cho phép những nhà khoa học để sản xuất những tai nhân tạo, sau đó có thể được cấy vào con người [5].

Kỹ thuật dựa trên sinh học di truyền ngay cả có thể thực hiện những thần kỳ đáng chú ý hơn nhiều, đó là lý do nó làm nảy sinh một loạt những vấn đề đạo đức, chính trị và hệ ý thức. Và không chỉ những người ngoan đạo tin-chỉ-một-gót mới phản đối rằng con người không nên chiếm đoạt vai trò của Gót. Nhiều người khẳng định không-tin-có-gót cũng bị sốc không kém, bởi ý tưởng rằng những nhà khoa học đang xỏ chân vào đôi giày của Tự nhiên để bước đi. Những nhà hoạt động bảo vệ quyền sống cho động vật đã lớn tiếng lên án những đau khổ gây ra cho những con vật bị đem thử nghiệm trong những phòng thí nghiệm xử dụng kỹ thuật sinh học di truyền, và những động vật nuôi trong trang trại được công nghệ hoá, hoàn toàn không đếm xỉa gì đến những nhu cầu và mong muốn của chúng. Những nhà hoạt động nhân quyền sợ rằng kỹ thuật di truyền có thể được dùng để tạo ra những siêu nhân, những người sẽ làm chúng ta tất cả còn lại đều thành những nông nô. Nhà tiên tri Jeremiahs [6] đã đem cho những thị kiến tận thế về chế độ độc-tài-sinh-học [7], vốn sẽ clone [8] những người lính không biết sợ và những người làm công chỉ biết vâng lời. Xúc động nổi bật hiện hành là có quá nhiều cơ hội đang mở ra quá nhanh chóng, và khả năng sửa đổi gene của chúng ta vượt xa khả năng của chúng ta trong việc dùng kỹ năng mới với khôn ngoan và tầm nhìn xa rộng.

Kết quả là hiện nay chúng ta đang dùng chỉ là một phần rất nhỏ của tiềm năng của kỹ thuật di truyền. Hầu hết những sinh vật hiện đang được công nghệ kỹ thuật là những loài có ‘vận động chính trị hành lang’ yếu kém nhất – thực vật, nấm, bacteria và côn trùng. Lấy thí dụ, dòng E. coli, một bacteria sống cộng sinh trong ruột con người (đã gây những tít báo lớn khi nó thoát ra khỏi ruột, và gây những nhiễm trùng chết người), đã được công nghệ theo kỹ thuật biến đổi gene để sản xuất biofuel [9]. E. coli và một số loài nấm cũng đã được công nghệ kỹ thuật để sản xuất chất insulin, do đó làm giảm chi phí điều trị bệnh tiểu đường [10]. Một gene trích ra từ ​​một loại cá sống ở biển Artic đã được đưa vào loài khoai tây, làm cây khoai này chịu được thời tiết sương-giá hơn. [11]

Một vài động vật lớp có vú cũng đã là đối tượng được áp dụng kỹ thuật di truyền. Mỗi năm ngành kỹ nghệ sữa thiệt hại hàng tỉ đôla vì bệnh mastitis, một căn bệnh tấn công vú những con bò sữa. Những nhà khoa học đang thí nghiệm với những con bò được biến đổi gene, sữa của nó có lysostaphin, một chất sinh hóa tấn công những vi khuẩn gây bệnh mastitis [12]. Ngành kỹ nghệ thịt lợn, đã thiệt hại vì hàng bán ít đi, do người tiêu thụ lo lắng với những chất béo không lành mạnh trong thịt giămbông và bacon, đã hy vọng cho một dòng, vẫn còn thí nghiệm, của lợn được cấy ghép với chất liệu di truyền từ một con sâu. Những gene mới gây cho những con lợn biến chất axit béo omega-6 xấu vào thành anh em họ lành mạnh của nó, omega-3 [13] .

Thế hệ tiếp theo của kỹ thuật di truyền sẽ làm những con lợn béo có mỡ tốt, vừa ngon vừa lành mạnh, giống như chơi trò trẻ con. Những nhà di truyền đã thành công, không chỉ đơn thuần là kéo dài gấp sáu lần tuổi thọ trung bình của loài sâu, nhưng cũng thiết kế những con chuột ‘thiên tài’, chúng cho thấy trí nhớ và khả năng học hỏi được cải tiến rất nhiều [14]. Loài vole, một loài gậm nhấm, mình nhỏ và đẫy đà, con vole giống như con chuột, và hầu hết những giống khác nhau của loài, tạm gọi tiếng Việt, chuột đồng này, là lăng nhăng. Nhưng có một loài chuột đồng vole, con đực và con cái của chúng tạo quan hệ đực-cái, một vợ một chồng, lâu dài. Những nhà di truyền tuyên bố đã tách biệt được những gene chịu trách nhiệm cho chế độ một vợ một chồng của loài chuột đồng này. Nếu việc bổ sung một gene có thể biến một con chuột đồng thuộc kiểu anh chàng Don Juan chuyên lăng nhăng, thành một con chuột làm chồng trung thành và yêu thương, chúng ta thôi không còn xa mấy với việc có thể ứng dụng kỹ thuật di truyền không chỉ vào những khả năng cá nhân của loài động vật gậm nhấm (và con người), mà còn vào cả những cấu trúc xã hội của chúng? [15]

Sự trở lại của người Neanderthal

Nhưng những nhà di truyền học không chỉ muốn biến đổi những dòng giống đang sống [16]. Họ cũng nhắm đến việc làm sống lại những sinh vật đã tuyệt chủng nữa. Và không chỉ với những dinosaur, như trong Jurassic Park. Một nhóm những nhà khoa học Nga, Japan và Korea gần đây đã lập được biểu đồ genome của loài mammoths thời cổ, tìm thấy đông lạnh trong băng giá Siberia. Bây giờ họ có kế hoạch để lấy một tế bào trứng đã thụ tinh của một con voi ngày nay, thay thế DNA của voi với một DNA của mammoth đã được tái dựng, và cấy trứng đó vào trong tử cung của một con voi ngày nay. Sau khoảng 22 tháng, họ mong đợi con mammoth khổng lồ đầu tiên sinh ra đời, sau 5000 năm tuyệt chủng. [17]

Nhưng tại sao dừng lại ở loài mammoth? Giáo sư George Church thuộc Đại học Harvard mới đây đề nghị rằng, với sự hoàn thành Dự án Genome Neanderthal [18], chúng ta bây giờ có thể cấy ghép DNA được tái tạo của Neanderthal vào một trứng của Sapiens, như thế sau 30.000 năm, tạo sinh được đứa trẻ Neanderthal đầu tiên. Church tuyên bố rằng ông có thể làm công việc đó chỉ tốn một chi phí nhỏ mọn, khoảng 30 triệu đôla. Một số phụ nữ đã tình nguyện phục vụ như những người mang thai hộ, những bà mẹ thế chỗ. [19]

Nhưng chúng ta cần người Neanderthal để làm gì? Một số người cho rằng nếu chúng ta có thể nghiên cứu người Neanderthal sống, chúng ta có thể trả lời một số câu hỏi dai dẳng nhất về nguồn gốc và tính độc đáo của người Homo Sapiens. Bằng cách so sánh một não Neanderthal với một não Homo Sapiens, và lập bản đối chiếu những chỗ khác biệt cấu trúc của chúng, có lẽ chúng ta có thể xác định được những gì là sự thay đổi sinh học vốn đã tạo nên ý thức như chúng ta kinh nghiệm. Cũng có một lý do đạo đức nữa – có người cho rằng nếu Homo Sapiens chịu trách nhiệm về sự tuyệt chủng của Neanderthal, đó là một nghĩa vụ đạo đức để làm họ sống lại. Và nếu có một số Neanderthal sinh sống giữa chúng ta, có thể là có ích. Rất nhiều những nhà kỹ nghệ sẽ vui mừng trả lương thuê một Neanderthal để làm những việc tầm thường của hai Sapiens.

Nhưng ngay cả tại sao dừng lại ở những Neanderthal? Tại sao không trở lại bàn vẽ đồ thị tạo dựng của Gót và thiết kế một loài Sapiens tốt hơn? Những khả năng, những nhu cầu và những mong muốn của Homo Sapiens có một cơ sở gene di truyền, và genome Sapiens thì không phức tạp gì nhiều hơn so với của loài vole và loài chuột. (Genome chuột có chứa khoảng 2,5 tỉ nucleobases, bộ gen Sapiens khoảng 2,9 tỉ nucleobases – có nghĩa của người chỉ lớn hơn của chuột có 14 phần trăm) [20] . Trong tầm trung bình – có lẽ trong một vài chục năm – kỹ thuật di truyền học và những hình thức khác của kỹ thuật sinh học có thể cho phép chúng ta thực hiện những thay đổi sâu rộng không chỉ với sinh lý, hệ thống miễn dịch và tuổi thọ của chúng ta, mà cũng còn với những năng lực trí tuệ và tình cảm của chúng ta. Nếu kỹ thuật di truyền có thể tạo ra những con chuột kỳ tài, đầy khả năng và hết sức thông minh, tại sao không những con người kỳ tài? Nếu nó có thể tạo ra chuột đồng chung thuỷ một vợ một chồng, tại sao không con người, được (sửa đổi gene) “gắn nối mạch điện” để trung thành với vợ hay chồng của họ?

Cách mạng Nhận thức đã chuyển Homo Sapiens từ một con ape vô vị không đáng kể vào thành người chủ của thế giới, đã không đòi hỏi bất kỳ một thay đổi có thể ghi nhận được nào trong sinh lý học, hay ngay cả trong kích thước và hình dạng bên ngoài của bộ não Sapiens. Nhìn từ bên ngoài rõ ràng nó đã gồm không nhiều gì hơn một vài thay đổi nhỏ trong cấu trúc của bộ óc. Có lẽ thêm một sự thay đổi nhỏ nữa cũng có thể đủ để châm lửa cho một cuộc Cách mạng Nhận thức thứ Nhì, tạo ra một loại hoàn toàn mới của ý thức, và biến đổi Homo Sapiens vào thành một gì đó hoàn toàn khác biệt.

Đúng, chúng ta vẫn chưa có khả năng sắc bén để đạt được điều này, nhưng có vẻ là không có rào cản kỹ thuật không thể vượt nổi nào để ngăn cản chúng ta với sự sản xuất những siêu nhân, hay những con người có những khả năng siêu việt. Những trở ngại chính là những phản đối về đạo đức và chính trị, chúng đã làm chậm lại sự nghiên cứu về con người. Và bất kể những luận chứng đạo đức có thể thuyết phục được đến đâu đi nữa, điều là khó khăn để thấy chúng có thể kềm giữ những bước tiếp theo trong lâu dài như thế nào, đặc biệt nếu những gì đang bị đe dọa là khả năng kéo dài vô hạn định tuổi thọ của con người, chinh phục những bệnh nan y, và nâng cao và kiện toàn những khả năng nhận thức và cảm xúc của chúng ta.

Điều gì sẽ xảy ra, lấy thí dụ, nếu chúng ta phát triển được một cách chữa trị cho bệnh Alzheimer, và như là một lợi ích đi kèm, nó rõ ràng cũng có thể làm trí nhớ của những người lành mạnh đột ngột tăng vọt tốt hơn vượt bậc? Nếu thế, có bất kỳ một ai nào là người sẽ có khả năng để ngăn chặn sự nghiên cứu liên quan? Và khi cách chữa lành bệnh đã phát triển, có bất kỳ một cơ quan thực thi pháp luật nào có thể giới hạn chữa trị đó chỉ với những bệnh nhân Alzheimer, và ngăn chặn không cho những người khỏe mạnh dùng nó để có được trí nhớ thần diệu?

Điều vẫn còn là chưa rõ liệu công nghệ kỹ thuật sinh học thực sự có thể làm sống lại những người Neanderthal hay không, nhưng rất nhiều xác xuất có thể xảy ra là nó sẽ hạ tấm màn (sân khấu trình diễn của) Homo Sapiens. Loay hoay mày mò với những gene của chúng ta sẽ không nhất thiết phải giết chết chúng ta. Nhưng chúng ta có thể táy máy dọ dẫm với Homo Sapiens đến một mức độ mà chúng ta sẽ không còn là Homo Sapiens.

Sự sống với những bộ phận nhân tạo điện cơ

Còn có một kỹ thuật mới khác có thể thay đổi những quy luật của sự sống: kỹ thuật cyborg. Cyborgs là những sinh vật có kết hợp những bộ phận hữu cơ và vô cơ, như một con người với tay bionic (nhân tạo điện cơ).[21] Trong một nghĩa nào đó, gần như tất cả chúng ta trong ngày nay đều đều bionic, kể từ khi những giác quan và những chức năng tự nhiên của chúng ta đều được bổ sung bằng những dụng cụ như kính mắt, máy tạo nhịp tim, cơ phận chỉnh hình, và ngay cả những cômputơ và phone di động (chúng giảm bớt một số và một phần gánh nặng cho não của chúng ta về lưu trữ thông tin và chuyển hoá dữ liệu). Chúng ta đã đứng sẵn sàng trên bờ vực của sự trở thành những cyborg đích thực, có những tính năng vô cơ, không thể tách rời khỏi cơ thể chúng ta, những tính năng vốn chúng thay đổi những khả năng, mong muốn, nhân cách và bản sắc xác định con người chúng ta.

Cơ quan Những Dự án Khảo cứu Phát triển Quốc phòng (DARPA) [22], một cơ quan nghiên cứu quân sự US, đang phát triển những cyborg từ những côn trùng. Ý tưởng là để cấy ghép chip điện tử, những máy dò và những processor (cômputơ) trong cơ thể của một con ruồi hay con gián, mà sẽ cho phép hoặc là một con người hay một robot điều hành tự động để kiểm soát những chuyển động của côn trùng từ xa, và để hấp thụ và truyền tải thông tin. Một con ruồi như vậy có thể được đậu trên tường ở trụ sở tổng hành dinh đối phương, nghe trộm những cuộc đàm thoại bí mật nhất, và nếu nó không bị một con nhện vô tình bắt được, có thể thông báo cho chúng ta chính xác những gì những kẻ địch đang dự tính [23]. Năm 2006, Trung tâm Tác chiến Dưới Biển của Hải quân US (NUWC) [24] loan báo ý định để phát triển những con cá mập cyborg, tuyên bố, “NUWC đang phát triển một thẻ (gắn vào) cá với mục tiêu là kiểm soát hành vi của động vật chủ qua cấy ghép vào hệ thần kinh”. Những nhà phát triển hy vọng sẽ xác định những trường điện từ dưới nước do những tàu ngầm và mìn tạo ra, bằng cách khai thác khả năng dò biết tự nhiên của cá mập, vốn là giỏi hơn của bất kỳ những máy dò (tàu ngầm và thuỷ lôi) nhân tạo nào [25] .

Sapiens, cũng vậy, đang quay sang được biến thành những cyborg [26] . Thế hệ mới nhất của máy trợ thính đôi khi được gọi là ‘tai bionic’. Thiết bị bao gồm một cấy ghép có thể hấp thụ âm thanh thông qua một microphone nằm ở phần bên ngoài của tai. Bộ phận cấy ghép lọc những âm thanh, nhận dạng giọng nói của con người, và chuyển dịch chúng sang thành những tín hiệu điện, được gửi trực tiếp đến trung tâm thần kinh thính giác và từ đó đến não bộ. [27]

Retina Implant, một công ty Germany được chính phủ tài trợ, đang phát triển một bộ phận võng mạc nhân tạo, có thể cho phép người mù lấy lại một phần thị giác đã mất. Nó gồm việc cấy một microchip bên trong mắt của bệnh nhân. Những photocells [28] hấp thụ ánh sáng chiếu vào mắt, và chuyển nó thành năng lượng điện, kích thích những tế bào thần kinh còn lành lặn trên võng mạc. Những xung động thần kinh từ những tế bào này kích thích bộ óc, nơi chúng được chuyển dịch thành thị giác. Hiện nay, kỹ thuật này cho phép bệnh nhân có thể tự định hướng trong không gian, nhận ra những chữ cái, và ngay cả nhận ra những khuôn mặt người. [29]

Jesse Sullivan, một thợ điện người US, cả hai cánh tay bị cụt đến vai, trong một tai nạn năm 2001. Ngày nay, ông dùng hai cánh tay bionic, quà tặng của Viện Phục hồi chức năng Chicago. Tính năng đặc biệt của những cánh tay mới của Jesse là chúng được ý nghĩ vận hành. Những tín hiệu thần kinh đến từ não của Jesse được những micro-cômputơ dịch thành những mệnh lệnh điện, và hai cánh tay di chuyển. Khi Jesse muốn nâng cánh tay của mình, ông làm những gì người bình thường làm trong vô thức – và những cánh tay nâng lên. Những cánh tay bionic này có thể thực hiện một loạt giới hạn những động tác, ít hơn nhiều so với những cánh tay bằng xương thịt hữu cơ, nhưng chúng cho phép Jesse thực hiện những chức năng đơn giản hàng ngày. Một cánh tay bionic tương tự gần đây đã được trang bị cho Claudia Mitchell, một người lính US bị mất cánh tay trong một tai nạn xe môtô. Những nhà khoa học tin rằng chúng ta sẽ sớm có những cánh tay bionic sẽ không chỉ di chuyển khi có ý muốn di chuyển, nhưng cũng sẽ có thể truyền tín hiệu ngược trở lại não, qua đó cho phép người tàn tật giành lại được ngay cả xúc giác! [30]


Hình 47. Jesse Sullivan và Claudia Mitchell nắm tay. Điều tuyệt vời về tay bionic của họ là chúng vận hành bằng ý nghĩ.

Thời nay, những cánh tay bionic là một sự thay thế nghèo nàn cho những cánh tay gốc hữu cơ của chúng ta, nhưng chúng có tiềm năng để phát triển không giới hạn. Những cánh tay bionic, lấy thí dụ, có thể được làm mạnh hơn anh em hữu cơ của chúng, làm cho ngay cả một nhà vô địch đánh bốc cảm thấy như một kẻ yếu đuối. Hơn nữa, những cánh tay bionic có lợi thế là chúng có thể được thay thế mỗi vài năm, hoặc tách ra khỏi cơ thể và hoạt động ở một khoảng xa.

Những nhà khoa học tại Đại học Duke ở Bắc Carolina gần đây đã chứng minh điều này với những con khỉ rhesus có bộ óc đã được cấy những cực dẫn điện. Những cực dẫn điện thu thập những tín hiệu từ não và chuyển chúng đến những thiết bị bên ngoài. Những con khỉ đã được huấn luyện để điều khiển những cánh tay và chân bionic ở ngoài xa, tách biệt với cơ thể, và chỉ bằng suy nghĩ. Một con khỉ, tên là Aurora, học cách suy nghĩ điều khiển một cánh tay bionic ngoài xa, đồng thời di chuyển hai cánh tay hữu cơ của mình. Giống như một vài vị gót nữ Hindu, Aurora hiện có ba cánh tay, và cánh tay của cô khỉ này có thể được đặt trong những phòng khác biệt – hoặc ngay cả ở những thành phố khác biệt. Cô có thể ngồi trong một phòng thí nghiệm ở Bắc Carolina của cô, gãi lưng với một tay, gãi đầu của cô với một tay thứ hai, và đồng thời ăn cắp một quả chuối (bằng tay thứ ba) ở tận New York (dẫu khả năng ăn một quả chuối lấy cắp, tại một khoảng xa, vẫn còn là một giấc mơ). Một con khỉ rhesus khác, Idoya, chiếm được danh tiếng thế giới vào năm 2008, khi cô khỉ này đã dùng ý tưởng để điều khiển một đôi chân bionic ở Kyoto, Japan, từ ghế ngồi của cô ở tiểu bang Bắc Carolina USA. Đôi chân bionic nặng gấp 20 sức nặng của Idoya. [31]

Hội chứng Bị-khóa-Trái-bên-Trong (LIS) [32] là một tình trạng mà trong đó một người mất tất cả, hoặc gần như tất cả khả năng để di chuyển bất kỳ phần cơ thể nào của mình, trong khi khả năng nhận thức của người bệnh đó vẫn còn nguyên vẹn. Những bệnh nhân bị hội chứng này, cho đến bây giờ có thể truyền đạt thông tin với thế giới bên ngoài, chỉ thông qua những cử động nhỏ của mắt. Tuy nhiên, một số ít bệnh nhân đã có những điện cực thu thập tín hiệu não được cấy vào não của họ. Những nỗ lực đang được thực hiện để dịch những tín hiệu này không chỉ đơn thuần vào thành những vận động, nhưng còn thành những lời. Nếu thí nghiệm thành công, những người bệnh với hội chứng bị-khoá-trái-bên-trong cuối cùng đã có thể nói chuyện trực tiếp với thế giới bên ngoài, và cuối cùng chúng ta cũng có thể dùng kỹ thuật này để đọc não thức những người khác. [33]

Tuy nhiên, trong tất cả những dự án hiện đang được phát triển, cách mạng nhất là nỗ lực để sáng chế một khí cụ kết nối hai chiều làm việc trực tiếp đồng nhất [34] giữa não và cômputơ, nó sẽ cho phép cômputơ đọc được những tín hiệu (dưới dạng dòng điện) của não con người, đồng thời khi đến phiên, nó cũng chuyển trở lại những tín hiệu não có thể đọc được. Điều gì sẽ xảy ra nếu khí cụ kết nối hai chiều làm việc trực tiếp như vậy được dùng để liên kết trực tiếp một bộ óc với Internet, hoặc trực tiếp liên kết một số những bộ óc với nhau, do đó tạo ra một loại của mạng lưới liên kết não? [35] Điều gì có thể xảy ra với ký ức con người, ý thức con người và bản sắc định tính cá nhân con người, nếu bộ óc có thể đến và đi trực tiếp vào một memory bank tập thể, một giải liên kết những dữ liệu gồm những quá khứ hay những ký ức? [36] Trong một tình trạng như vậy, một cyborg có thể, lấy thí dụ, lấy những kỷ niệm của một người khác – không chỉ nghe về chúng, không chỉ đọc về chúng như trong một tự truyện, không chỉ tưởng tượng ra chúng, nhưng trực tiếp ghi nhớ, có ký ức sống của chúng, như thể của chúng là của riêng ông ấy. Hoặc của riêng ấy, của riêng ấy. Điều gì xảy ra với những khái niệm như tự ngã và nhân cách phái tính cá nhân, khi những não thức trở thành tập thể? Làm thế nào bạn có thể biết chính mình, hay theo đuổi giấc mơ của bạn, nếu giấc mơ không trong não thức bạn, nhưng trong một số hồ chứa những khát vọng của cả tập thể?

Một cyborg như vậy sẽ thôi không là con người, hoặc ngay cả không là con người hữu cơ. Nó sẽ là một gì đó hoàn toàn khác biệt. Nó sẽ là một loại rất cơ bản khác của hữu thể, đến nỗi chúng ta ngay cả không thể nắm bắt được những kết luận ẩn chứa từ nó về triết học, tâm lý hay chính trị.

Một Sự sống khác

Cách thứ ba để thay đổi những qui luật của sự sống là kiến tạo kỹ thuật những hữu thể hoàn toàn vô cơ. Những thí dụ rõ ràng nhất là những prôgram và những virus của cômputơ vốn có thể trải qua tiến hóa độc lập.

Lĩnh vực tạo những prôgram với algorithm của gene di truyền – gọi là genetic prôgramming [37] – hiện nay là một trong những điểm thú vị nhất của thế giới khoa học cômputơ. Nó cố gắng để mô phỏng những phương pháp của sự di truyền tiến hóa. Nhiều người viết prôgram mơ ước tạo dựng được một prôgram, sau đó nó có thể tự học và tiến hoá, hoàn toàn độc lập với người sáng tạo nó (người viết prôgram). Trong trường hợp này, người viết prôgram sẽ là một primum mobile, [38] một người đầu tiên thúc đẩy sự chuyển động, nhưng sáng tạo của người ấy sẽ được tự do chuyển động tiến hoá theo những hướng không phải của người làm ra nó, cũng không phải của bất kỳ người khác nào có thể từng mường tượng bao giờ.

Một prototype cho một prôgram loại giống như vậy đã hiện hữu rồi – nó được gọi là một virus cômputơ. Khi nó lan truyền qua Internet, virus tự sao chép hàng triệu triệu lần, tất cả trong khi bị những prôgram loại chuyên chống-virus săn lùng “làm thịt” nó, và cạnh tranh với những virus khác để dành một vị trí trong không gian cyber. Một ngày, có một sai lầm xảy ra khi virus sao chép chính nó – một đột biến trong cômputơ. Có lẽ đột biến xảy ra vì người kỹ sư đã prôgram như thế, để thỉnh thoảng virus tự tạo những sai lầm ngẫu nhiên trong sao chép. Có lẽ đột biến xảy ra là do một lầm lẫn ngẫu nhiên thực. Nếu như, do may mắn, virus sau biến đổi trở nên tốt hơn trong sự trốn tránh những prôgram chống-virus, mà vẫn không mất khả năng xâm nhập của nó vào những cômputơ khác, nó sẽ lan truyền nhanh rộng trong không gian cyber. Nếu vậy, những virus có kết quả đột biến sẽ sống sót và sinh sản. Với thời gian trôi qua, không gian cyber sẽ đầy những loại virus mới này, vốn không ai đã kiến tạo chúng, nhưng chúng đã trải qua sự tiến hóa vô cơ.

Những virus cômputơ này, chúng có là những sinh vật sống không? Điều đó tuỳ thuộc vào định nghĩa “sinh vật sống” của bạn. Chúng chắc chắn đã được sản xuất bởi một tiến trình tiến hóa mới, hoàn toàn độc lập với những luật và giới hạn của tiến hóa hữu cơ.

Hãy tưởng tượng một điều khác có thể xảy ra – giả sử bạn có thể làm một bản sao của bộ óc bạn vào một đĩa ghi dữ liệu, loại gọn nhỏ nằm ngoài máy cômputơ, và sau đó đem nó chạy trong một cômputơ loại xách tay của bạn. Computer xách tay của bạn liệu sẽ có thể suy nghĩ và cảm nhận giống như một Sapiens hay không? Nếu có như thế, nó sẽ là chính bạn, hay một người nào khác? Điều gì sẽ xảy ra nếu người viết prôgram cho cômputơ có thể tạo ra một não thức chỉ những con số hệ nhị phân, hoàn toàn mới, gồm những code cômputơ, hoàn chỉnh với một cảm thức về tự ngã, có ý thức và có trí nhớ? Nếu bạn chạy prôgram đó trong cômputơ của bạn, nó có sẽ là một người hay không? Nếu bạn xóa nó, bạn có thể bị buộc tội giết người hay không?

Chúng ta có thể sẽ sớm có trả lời cho những câu hỏi đó. Dự án Não Người, đã thành lập năm 2005, hy vọng sẽ tái tạo một bộ óc người hoàn toàn bên trong một cômputơ, với những mạch điện tử trong máy cômputơ mô phỏng mạng lưới thần kinh trong não [39]. Giám đốc của dự án này đã tuyên bố rằng, nếu được tài trợ đúng mức, trong vòng một hoặc hai chục năm, chúng ta có thể có một bộ óc người nhân tạo, chạy bên trong một máy cômputơ, có thể nói chuyện và cư xử nhiều phần rất giống một con người. Nếu thành công, điều đó có nghĩa rằng sau 4 tỉ năm xay nghiền vòng quanh bên trong thế giới nhỏ bé của những hợp chất hữu cơ, sự sống sẽ bất ngờ bùng nổ vào khoảng bao la của cõi vô cơ, sẵn sàng để dựng những hình dạng vượt khỏi những mơ ước hoang tưởng nhất của chúng ta. Không phải tất cả những học giả đều đồng ý rằng não thức hoạt động theo cách thức tương tự như những máy cômputơ của thế giới số ngày nay – và nếu không, những máy cômputơ ngày nay sẽ không thể để mô phỏng nó. Tuy nhiên, sẽ là dại dột nếu chỉ định loại rồi bác bỏ điều có thể xảy ra, trước khi cố gắng làm thử nó xem sao. Trong năm 2013, dự án đã nhận được một khoản trợ cấp 1 billion € của Liên hiệp Europe [40] .

Điểm Độc nhất

Hiện nay, chỉ có một phần rất nhỏ của những cơ hội mới này đã được hiện thực. Tuy nhiên, thế giới của năm 2014 đã là một thế giới trong đó văn hóa đang tháo gỡ chính nó khỏi những xiềng xích trói buộc của sinh học. Khả năng xây dựng kỹ thuật của chúng ta không chỉ đơn thuần là thế giới xung quanh chúng ta, nhưng trên tất cả, là thế giới bên trong cơ thể và não thức của chúng ta, đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ngày càng có nhiều lĩnh vực của hoạt động đang bị chấn động mạnh đến rơi khỏi những đường lối tự mãn của chúng. Những luật sư cần phải suy nghĩ lại về những vấn đề thế nào là riêng tư, và thế nào là bản sắc định tính cá nhân; những chính phủ đối mặt với những vấn đề phải suy nghĩ lại về chăm sóc sức khỏe và bình đẳng; những hiệp hội thể thao và tổ chức giáo dục cần phải xác định lại những qui luật của giữ công bằng và lập thành tích; những quỹ hưu trí và thị trường lao động nên điều chỉnh lại cho phù hợp với một thế giới trong đó tuổi 60 có thể là tuổi 30 mới. Chúng tất cả phải giải quyết những câu hỏi hóc búa của kỹ thuật sinh học, cyborg và sự sống vô cơ.

Lập bản đồ genome một người đầu tiên đã cần 15 năm và tốn 3 tỉ đôla. Ngày nay bạn có thể lập bản đồ DNA của một người trong vòng một vài tuần và tốn một vài trăm đôla [41]. Thời đại của y học cá nhân – y học trong đó sự điều trị được ứng hợp với DNA của từng người – đã bắt đầu. Y sĩ gia đình có thể sẽ sớm bảo cho bạn với nhiều chắc chắn hơn rằng có nguy cơ cao hơn để bạn phải chạm mặt với bệnh ung thư gan, trong khi đó bạn không cần phải quá lo lắng quá về bệnh đau tim. Bà có thể xác định rằng một loại thuốc phổ thông vẫn giúp 92 phần trăm dân chúng, nhưng với riêng bạn là vô dụng, và thay vào đó bạn nên dùng một viên thuốc khác, có thể chết người với nhiều người, nhưng nó lại phù hợp đúng với bạn. Đứng trước chúng ta là con đường đi đến y học-gần-hoàn hảo.

Tuy nhiên, với những cải tiến về kiến ​​thức y học sẽ đến những câu hỏi hóc búa mới về đạo đức. Những nhà đạo đức học và những nhà pháp luật chuyên môn đã phải vật lộn với vấn đề gai góc của tính riêng tư vì nó liên quan đến DNA. Liệu những công ty bảo hiểm sẽ có quyền đòi một bản sao DNA của chúng ta hay không, và sẽ tăng tiền bảo hiểm nếu họ tìm ra một khuynh hướng di truyền về những hành vi liều lĩnh? Có phải chúng ta sẽ được yêu cầu fax DNA của chúng ta, chứ không phải CV của chúng ta [42], đến những chủ nhân có thể trong tương lai? Một người hay một công ty thuê người làm liệu có thể ưa thích chọn một người xin việc nào đó vì DNA của người này xem có vẻ tốt hơn? Hoặc trong trường hợp như vậy, chúng ta có thể khởi kiện ‘sự kỳ thị dựa trên gene di truyền’ hay không? Một công ty phát triển một sinh vật mới, hoặc một cơ phận cơ thể mới, có thể ghi sổ một bằng sáng chế dựa trên những chuỗi DNA của nó hay không ? Rõ ràng là một người có thể sở hữu một con gà cá biệt nào đó, nhưng có thể nào một người có thể sở hữu toàn bộ một loài?

Những dilemma loại giống như vậy là rất thấp, nếu so với những ý nghĩa đạo đức, xã hội và chính trị của dự án Gilgamesh và tiềm năng có những khả năng mới của chúng ta để tạo ra những siêu nhân. Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, những chương trình y tế của chính phủ trên khắp thế giới, những chương trình bảo hiểm y tế quốc gia và hiến pháp quốc gia trên khắp thế giới, đều nhìn nhận rằng một xã hội nhân đạo nên đem điều trị y tế tốt đẹp công bằng cho tất cả những thành viên của nó, và giữ họ trong tình trạng sức khoẻ tốt tương đối. Đó tất cả là hay và tốt, miễn chừng nào y học chủ yếu liên quan với việc ngừa bệnh và chữa bệnh. Điều gì có thể xảy ra một khi y học trở nên bận rộn với việc tăng cường những khả năng con người? Tất cả mọi người liệu sẽ được tăng cường khả năng như vậy không, hay sẽ có một tầng lớp chọn lọc ưu tú mới gồm những siêu nhân?

Thế giới thời mới vừa qua của chúng ta tự hào chính nó về việc công nhận, lần đầu tiên trong lịch sử, sự bình đẳng cơ bản của tất cả mọi người, nhưng nó có thể đã trang bị gọn ghẽ sẵn sàng để tạo ra sự bất bình đẳng nhất của tất cả những xã hội. Trong suốt lịch sử, những tầng lớp chọn lọc ưu tú luôn khẳng định là thông minh hơn, mạnh mẽ hơn, và nói chung là hay là giỏi hơn, so với những tầng lớp thấp. Họ thường tự lừa dối bản thân họ. Một em bé sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có khả năng cũng sẽ thông minh như một em bé ở ngôi thái tử. Với sự giúp đỡ của những khả năng y tế mới, những kỳ vọng của tầng lớp chọn lọc ưu tú có thể sớm trở thành một thực tế khách quan.

Đây không phải là khoa học giả tưởng. Hầu hết những tình tiết trong những truyện khoa học giả tưởng mô tả một thế giới trong đó Sapiens – giống hệt với chúng ta – vui hưởng công nghệ cao cấp như những thuyền không gian có tốc độ của ánh sáng, và những súng bắn tia laser. Những tình cảnh khó xử về đạo đức và chính trị nằm giữa những tình tiết này đều được lấy từ thế giới riêng của chúng ta, và chúng chỉ đơn thuần là tạo dựng lại những cảm xúc và căng thẳng xã hội của chúng ta với một bối cảnh tưởng tượng của tương lai. Thế nhưng, tiềm năng thực sự của kỹ thuật tương lai là thay đổi chính bản thân Homo Sapiens, gồm cả những cảm xúc và ước muốn của chúng ta, và không chỉ đơn thuần là những phương tiện di chuyển và vũ khí của chúng ta. Một tàu vũ trụ có là gì nếu so với một cyborg trẻ trung mãi mãi và không sinh sản và không tính dục, người có thể chia sẻ những suy nghĩ trực tiếp với người khác, có những khả năng tập trung và ghi nhớ lớn hơn của chúng ta một ngàn lần, và người không bao giờ tức giận hay lo buồn, nhưng có những cảm xúc và mong muốn vốn chúng ta ngay cả không thể bắt đầu tưởng tượng?

Khoa học giả tưởng hiếm khi mô tả một tương lai giống thế, vì một mô tả chính xác, theo định nghĩa là không thể hiểu nổi. Sản xuất một bộ phim về đời sống của một vài cyborg-siêu việt là giống như sản xuất phim về Hamlet cho một khán giả gồm những người Neanderthal. Thật vậy, những người chủ tương lai của thế giới có thể sẽ khác chúng ta hơn nhiều, so với chúng ta khác những người Neanderthal. Trong khi, ít nhất chúng ta và người Neanderthal đều là những con người, nhưng những người thừa kế của chúng ta sẽ đều là giống-như-gót,

Những nhà vật lý định nghĩa Big Bang như một tụ điểm độc nhất, từ đó vũ trụ đã bắt đầu. Nó là một điểm mà tại đó tất cả những luật được biết về thế giới tự nhiên đã không hiện hữu. Thời gian cũng không hiện hữu. Như thế, là vô nghĩa để nói rằng có bất cứ gì hiện hữu “trước” Big Bang [43] . Chúng ta có thể nhanh chóng đi đến gần một tụ điểm độc nhất mới, khi tất cả những khái niệm mang lại ý nghĩa cho thế giới của chúng ta – tôi, bạn, con người, phụ nữ, tình yêu và thù hận – sẽ trở thành không còn trỏ vào đâu, không dính dáng, liên hệ gì nữa. Bất cứ gì xảy ra sau điểm đó tất cả đều vô nghĩa với chúng ta.

Tiên Tri Trong Câu Chuyện Frankenstein

Năm 1818, Mary Shelley đã xuất bản Frankenstein, câu chuyện về một nhà khoa học là người chế tạo ra một hữu thể nhân tạo nhưng nó vượt khỏi kiểm soát và gây tàn hoại. Trong hai thế kỷ vừa qua, cùng một câu chuyện đã được kể lại nhiều lần trong vô số những phiên bản. Nó đã trở thành một trụ cột trung tâm của huyền thoại mới về khoa học của chúng ta. Từ cái nhìn đầu tiên, câu chuyện Frankenstein hiện ra như để báo động chúng ta rằng nếu chúng ta cố gắng để đóng vai Gót, và kỹ thuật tạo dựng sự sống, chúng ta sẽ bị trừng phạt nặng nề. Tuy nhiên, câu chuyện có một ý nghĩa sâu xa hơn. [44]

Huyền thoại Frankenstein đẩy Homo Sapiens đương đầu với thực tại là những ngày cuối cùng đang đến rất nhanh. Ngoại trừ nếu xảy ra một số thảm họa nguyên tử hoặc sinh thái chen vào đứng chặn, câu chuyện như thế nói rằng, tốc độ phát triển kỹ thuật sẽ sớm dẫn đến sự thay thế Homo Sapiens bằng những con người hoàn toàn khác biệt, họ sở hữu không chỉ thân xác khác lạ, nhưng cũng cả nhận thức về thế giới và những cảm xúc rất khác lạ. Đây là một gì đó hầu hết Sapiens tìm thấy vô cùng bối rối. Chúng ta muốn tin rằng trong tương lai những người giống như chúng ta sẽ đi từ hành tinh này sang hành tinh khác, trong những con thuyền không gian cực nhanh. Chúng ta không muốn ngẫm nghĩ về sự việc rất có thể xảy ra trong tương lai, những con người với những cảm xúc và bản sắc như của chúng ta sẽ thôi không còn hiện hữu, và vị trí của chúng ta sẽ được những dạng sống xa lạ chiếm lấy, và họ có những khả năng nếu đem so với của chúng ta, sẽ đẩy chúng ta xuống hàng những người thấp lùn trước những người khổng lồ.

Chúng ta bằng cách nào đó tìm thấy sự thoải mái trong ý tưởng rằng Tiến sĩ Frankenstein đã tạo ra một con quái vật khủng khiếp, con vật mà chúng ta đã phải phá hủy ngõ hầu cứu lấy chúng ta. Chúng ta thích kể câu chuyện theo lối như vậy vì nó hàm ý rằng chúng ta là bậc nhất của tất cả mọi loài sinh vật, rằng đã không bao giờ có và sẽ không bao giờ có một gì đó tốt hơn chúng ta. Bất kỳ nỗ lực nào để cải thiện chúng ta chắc chắn sẽ thất bại, vì ngay cả nếu cơ thể chúng ta có thể được cải thiện, bạn không thể chạm đến được tinh thần con người.

Chúng ta sẽ có khó khăn khi phải nuốt một thực tế rằng những nhà khoa học có thể có kỹ thuật chế tạo tinh thần cũng như những bộ phận cơ thể, và rằng như thế Tiến sĩ Frankensteins tương lai, có thể tạo ra một gì đó thực sự siêu việt hơn chúng ta, một gì đó sẽ nhìn chúng ta thương hại, như khi chúng ta nhìn những người Neanderthal.

Chúng ta không thể dám chắc rằng liệu Frankensteins của ngày nay sẽ thực sự thực hiện được tiên tri này hay không. Tương lai thì không biết được, và sẽ là điều ngạc nhiên nếu những đoán trước ở vài trang cuối cùng này rồi sẽ được thực hiện đầy đủ. Lịch sử dạy chúng ta rằng những gì có vẻ rất gần, chỉ như ở khúc quanh đằng kia, có thể sau cùng không bao giờ thành hiện thực, do những rào cản không lường trước được, và rằng những tình huống khác khi ấy không tưởng tượng được, nhưng trong thực tại sẽ xảy ra. Khi kỷ nguyên nguyên tử nổ ra vào những năm 1940, đã thực hiện nhiều đoán trước về thế giới nguyên tử tương lai của năm 2000. Khi vệ tinh Sputnik và phi thuyền Apollo 11, đã bắn vào trí tưởng tượng của thế giới, mọi người bắt đầu tiên đoán rằng cuối thế kỷ này, mọi người sẽ sống ở những thuộc địa không gian trên hành tinh Mars và Pluto. Vài trong số những tiên đoán đã thành sự thật. Nhưng về mặt khác, không ai nhìn thấy trước sự ra đời của Internet.

Thế nên, hãy khoan đừng vội đi mua bảo hiểm trách nhiệm để phòng xa sẽ được bồi thường cho bạn chống lại những vụ kiện của những sinh vật vốn không gì nhưng chỉ những con số. Những tưởng tượng kể trên – hay những ác mộng – chỉ là chất kích thích cho tưởng tượng của bạn. Những gì chúng ta nên nhìn nhận cho nghiêm chỉnh là ý tưởng rằng giai đoạn tiếp theo của lịch sử sẽ gồm không chỉ những biến đổi về kỹ thuật và tổ chức, mà còn những biến đổi cơ bản trong ý thức và bản sắc định tính con người. Và đây có thể là những biến đổi rất nền tảng khiến chúng sẽ gọi chính thuật ngữ “con người” thành câu hỏi. Chúng ta còn có được bao lâu nữa? Không ai thực sự biết. Như đã nhắc đến, một số người nói rằng vào năm 2050 sẽ có một số người sẽ được gọi là không-chết-già. Những tiên đoán ít cực đoan hơn, nói đến thế kỷ kế tiếp, hoặc nghìn năm kế tiếp. Tuy nhiên, từ quan điểm của 70.000 năm lịch sử Sapiens, một vài nghìn năm có là bao?

Nếu tấm màn kết thúc thực sự sắp buông xuống trên lịch sử Sapiens, chúng ta, những thành viên của một trong những thế hệ cuối cùng của nó, nên dành một chút thời gian để trả lời một câu hỏi cuối cùng: chúng ta muốn trở thành những gì? Câu hỏi này, đôi khi được gọi là câu hỏi Thăng tiến Loài người (Human Enhancement), đẩy những tranh luận hiện có giữa những chính trị gia, triết gia, học giả và những người bình thường, tất cả đều đang bận tâm xuống thành rất nhỏ bé, thấp lùn. Sau cùng, tranh luận hiện nay giữa những tôn giáo, hệ ý thức, quốc gia và giai cấp, của ngày nay đều có rất nhiều xác xuất chắc chắn sẽ biến mất tất cả cùng với Homo Sapiens. Nếu những người thừa kế của chúng ta thực sự hoạt động ở một tầng mức ý thức khác biệt (hoặc có thể họ có một gì đó vượt ngoài ý thức khiến chúng ta ngay cả không thể mường tượng nổi), điều xem dường đáng ngờ rằng nếu đạo Kitô hay đạo Islam sẽ là quan tâm với họ, rằng tổ chức xã hội của họ có thể là cộng sản hay tư bản, hoặc rằng phái tính của họ có thể là nam hay nữ.

Và dẫu thế, những tranh luận lớn của lịch sử là quan trọng, vì ít nhất thế hệ đầu tiên của những gót này sẽ được định hình bởi những tư tưởng văn hoá của những nhà thiết kế loài người của họ. Họ sẽ được tạo ra theo hình ảnh của chủ nghĩa tư bản, của đạo Islam, hoặc của chủ nghĩa bình đẳng nam nữ? Trả lời cho câu hỏi này có thể đẩy họ lật nghiêng, trong những hướng hoàn toàn khác biệt.

Hầu hết mọi người không muốn nghĩ về điều đó. Ngay cả lĩnh vực của đạo đức sinh học, thích nói hơn về một câu hỏi khác, “điều gì bị cấm không làm?”. Có thể chấp nhận được không để thực hiện những thí nghiệm về di truyền trên những người sống? Trên bào thai đã phá thai? Trên những tế bào gốc? Có là hợp đạo đức không nếu clone con cừu? Và loài chimpanzee? Và thế còn con người thì sao? Tất cả đây là những câu hỏi quan trọng, nhưng nó là ngây thơ để tưởng tượng rằng chúng ta có thể chỉ giản dị bóp phanh và dừng những dự án khoa học vốn nâng cấp Homo Sapiens vào thành một loại hữu thể khác. Vì những dự án này đã đan kết chặt đến không thể gỡ ra được với Dự án Gilgamesh. Hãy hỏi những nhà khoa học tại sao họ nghiên cứu genome, hay cố gắng để kết nối một bộ óc với một cômputơ, hay cố gắng để tạo ra một não thức bên trong một cômputơ. Chín trong số mười lần, bạn sẽ nhận được cùng một trả lời tiêu chuẩn: chúng tôi đang làm điều đó để chữa những chứng bệnh và cứu những sinh mạng con người. Dẫu ngay cả rằng những tác động ngấm ngầm của tạo một não thức bên trong một cômputơ đều có nhiều những bất ngờ kinh hoảng hơn rất nhiều so với việc chữa trị những bệnh tâm thần, nhưng đây là biện minh tiêu chuẩn được đem cho, vì không ai có thể tranh cãi với nó. Đây là tại sao Dự án Gilgamesh là con tàu chủ soái của khoa học. Nó phục vụ để biện minh cho mọi sự vật việc khoa học làm. Tiến sĩ Frankenstein cỡi nhờ trên hai vai của Gilgamesh. Vì là điều không thể nào ngăn chặn được Gilgamesh, cũng là điều không thể nào ngăn chặn được Tiến sĩ Frankenstein.

Điều duy nhất chúng ta có thể cố gắng làm là ảnh hưởng đến chiều hướng những nhà khoa học đang làm việc. Vì chúng ta có thể sớm có khả năng để thiết kế kỹ thuật cũng cả những ham muốn của chúng ta, có lẽ câu hỏi thực sự đối mặt với chúng ta không phải là “Chúng ta muốn trở thành gì?”, nhưng “Chúng ta muốn chúng ta muốn gì?” Những ai là người không kinh hoảng vì câu hỏi này, có lẽ đã chưa dành cho nó đủ suy nghĩ.





Lời bạt:


Con Thú đã thành một Gót

Bảy mươi nghìn năm trước, Homo Sapiens đã vẫn là một động vật nhỏ bé, vô nghĩa không quan trọng, chú tâm chỉ vào việc sinh sống của riêng nó trong một góc Africa. Trong những nghìn năm tiếp theo, nó đã tự biến đổi thành người chủ của cả hành tinh, và kẻ khủng bố của những hệ sinh thái. Ngày nay, nó đứng trên mé vực sắp sửa trở thành một gót, đã sẵn sàng để có được không chỉ sự trẻ mãi không già, nhưng cũng cả những khả năng thần linh của sáng tạo và hủy diệt.

Thật bất hạnh, chế độ Sapiens trên quả đất cho đến nay đã sản xuất được ít ỏi những gì làm chúng ta có thể tự hào. Chúng ta đã làm chủ được thiên nhiên quanh chúng ta, đã tăng sự sản xuất lương thực, lập những thành phố, dựng những đế quốc, và tạo những mạng lưới thương mại toả rộng khắp nơi. Nhưng chúng ta đã làm vơi được khổ đau trên thế giới hay không? Như nhiều lần đã lập lại, những gia tăng ồ ạt lớn lao trong năng lực của con người đã không nhất thiết nâng cao phúc lợi cho những cá nhân Sapiens, và thường đã gây thống khổ mênh mông vô bờ cho những loài vật khác.

Trong vài chục năm vừa qua, cuối cùng chúng ta đã làm được một số tiến bộ thực sự, trong chiều hướng liên quan đến điều kiện sống của con người, như việc giảm nạn đói, dịch bệnh và chiến tranh. Tuy nhiên, tình trạng của những động vật khác đang tồi tệ đi nhanh chóng hơn bao giờ hết, và những cải tiến trong khối đông loài người thì quá mới đây và còn mong manh để có được vững lòng chắc chắn.

Hơn nữa, mặc dù có những sự vật việc đáng kinh ngạc mà con người có khả năng để thực hiện, chúng ta vẫn không chắc về những mục tiêu của chúng ta, và chúng ta dường như là không hài lòng hơn bao giờ. Chúng ta đã tiến đi từ những xuồng đi sông đến thuyền đi biển, từ tàu chạy hơi nước đến những con tàu đi về trong không gian – nhưng không ai biết chúng ta đang đi về đâu. Chúng ta có nhiều sức mạnh hơn bao giờ trước đây, nhưng có rất ít ý tưởng để làm gì với tất cả quyền năng đó. Tệ hơn nữa, con người dường như là vô trách nhiệm hơn bao giờ. Những gót tự-làm-nên với chỉ những định luật của vật lý đi cùng với chúng ta, chúng ta không có trách nhiệm với ai cả. Hệ quả là chúng ta gây huỷ hoại tàn khốc cho những sinh vật đồng bạn của chúng ta và cho môi trường sinh thái quanh chúng ta, tìm kiếm chỉ thêm chút thoải mái hơn, và vui thích hơn cho riêng chúng ta, thế nhưng chưa bao giờ tìm được sự hài lòng.

Có bất cứ gì nguy hiểm hơn những gót không hài lòng và vô trách nhiệm, những gót không biết họ muốn gì?

Yuval Noah Harari


Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2015 – đọc lại Oct/2018)

http://chuyendaudau.blogspot.com/





[1] Microorganism
[2] a fluorescent green rabbit, GFP Bunny (2000) – “Thỏ con GFP” (green fluorescent protein) is a transgenic artwork that comprises the creation of a green fluorescent rabbit (“Alba”), the public dialogue generated by the project, and the social integration of the rabbit. While every past civilization has conceived and celebrated numerous imaginary creatures, never before Alba has an artist imagined a living mammal and then proceeded to make it a reality. Employing molecular biology, Kac combined jellyfish and rabbit DNA to produce a bunny that glows green under blue light. Kac’s art is based on the literal creation of new biological life. Kac explains that transgenic art must be created “with great care and with a commitment to respect, nurture, and love the life thus created.” The global resonance of “GFP Bunny” has led Kac to develop a series of works in a variety of media, including drawing, photography, print, painting, sculpture, animation, and digital media.
Ông nói “Transgenic art, I proposed ... is a new art form based on the use of genetic engineering to transfer natural or synthetic genes to an organism, to create unique living beings. This must be done with great care, with acknowledgment of the complex issues thus raised and, above all, with a commitment to respect, nurture, and love the life thus created.”
Alba, the green fluorescent bunny, is an albino rabbit. This means that, since she has no skin pigment, under ordinary environmental conditions she is completely white with pink eyes. Alba is not green all the time. She only glows when illuminated with the correct light. When (and only when) illuminated with blue light (maximum excitation at 488 nm), she glows with a bright green light (maximum emission at 509 nm). She was created with EGFP, an enhanced version (i.e., a synthetic mutation) of the original wild-type green fluorescent gene found in the jellyfish Aequorea Victoria. EGFP gives about two orders of magnitude greater fluorescence in mammalian cells (including human cells) than the original jellyfish gene”
[3] biological engineering, cyborg engineering, và engineering of inorganic life.
Bioengineering is the biological or medical application of engineering principles or engineering equipment – also called biomedical engineering. Think of it as the application of engineering principles to biological systems. Bioengineering as a defined field is relatively new, although attempts to solve biological problems have persisted throughout history. Recently, the practice of bioengineering has expanded beyond large-scale efforts like prosthetics and hospital equipment to include engineering at the molecular and cellular level – with applications in energy and the environment as well as healthcare.
Cyborg (cybernetic organism): một cấu trúc sống, thường là một con người, có những tiến trình tâm sinh lý được nâng cao khả năng, hay được điều khiển bằng những cơ phận điện tử hay cơ khí, đặc biệt những cơ phận này kết hợp đồng nhất (như những nối dài) với hệ thống thần kinh não bộ.
inorganic life: những cấu trúc sống không gồm những nhóm có chứa hydrocarbon; engineering of inorganic life: kỹ thuật công nghệ tạo những cấu trúc sống này.
[4] tôi tạm dịch: bull và oxen, ox (oxen) là bò đực đã bị thiến, hay bò cái, nhưng dùng vào việc kéo xe, kéo cày, tạm dịch là bò nhà, còn bull là bò đực (male bovine), không thiến, để gây giống. Còn cow, chúng ta dịch chung là bò, thực ra là bò cái, để sinh con, lấy sữa, con của chúng là bò con, hay bê (calf)
[5] [Keith T. Paige et al., ‘De Novo Cartilage Generation Using Calcium Alginate-Chondrocyte Constructs’, Plastic and Reconstructive Surgery 97:1 (1996), 168–78.]
[6] nhà tiên tri Hebrew, đạo Juda, tác giả nhiều chương sách trong sách Thánh (Jeremiah, Lamentations)
[7] bio-dictatorship
[8] clone: thường có nghĩa tạo những bản sao giống bản gốc, nhưng ở đây trong kỹ thuật sinh học còn có ý khác, rộng hơn: tạo những cấu trúc sinh học mới dùng kỹ thuật di truyền DNA, qua sao chép DNA.
[9] [David Biello, ‘Bacteria Transformed into Biofuels Refineries’, Scientific American, 27 January 2010, accessed 10 December 2010, http://www.scientificamerican.com/article.cfm?id=bacteria-transformed-into-biofuel-refineries.]
[10] [Gary Walsh, ‘Therapeutic Insulins and Their Large-Scale Manufacture’, Applied Microbiology and Biotechnology 67:2 (2005), 151–9.]
[11] [James G. Wallis et al., ‘Expression of a Synthetic Antifreeze Protein in Potato Reduces Electrolyte Release at Freezing Temperatures’, Plant Molecular Biology 35:3 (1997), 323–30]
[12] [Robert J. Wall et al., ‘Genetically Enhanced Cows Resist Intramammary Staphylococcus Aureus Infection’, Nature Biotechnology 23:4 (2005), 445–51.]
[13] [“Ya-Ping Tang et al., ‘Genetic Enhancement of Learning and Memory in Mice’, Nature 401 (1999), 63–9.]
[14] [“Ya-Ping Tang et al., ‘Genetic Enhancement of Learning and Memory in Mice’, Nature 401 (1999), 63–9.]
[15] [Zoe R. Donaldson and Larry J. Young, ‘Oxytocin, Vasopressin and the Neurogenetics of Sociality’, Science 322:5903 (2008), 900–904; Zoe R. Donaldson, ‘Production of Germline Transgenic Prairie Voles (Microtus Ochrogaster) Using Lentiviral Vectors’, Biology of Reproduction “81:6 (2009), 1,189–95.]
[16] living lineages
[17] [Terri Pous, ‘Siberian Discovery Could Bring Scientists Closer to Cloning Woolly Mammoth’, Time, 17 September 2012, accessed 19 February 2013; Pasqualino Loi et al, ‘Biological time machines: a realistic approach for cloning an extinct mammal’, Endangered Species Research 14 (2011), 227–33; Leon Huynen, Craig D. Millar and David M. Lambert, ‘Resurrecting ancient animal genomes: The extinct moa and more’, Bioessays 34 (2012), 661–9.]
[18] The Neanderthal genome project: (Principal investigator: Prof. Svante Paabo, Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology, Leipzig, Germany) An international consortium of researchers has sequenced the genome of our closest relative, the Neandertal. In a paper released in Science on May 7, 2010 the team reports the sequencing of an initial draft of the genome. The sequence was generated from several Neandertal fossils from Croatia, Germany, Spain and Russia using high-throughput sequencing technologies. Results indicate that Neandertals are slightly more closely related to modern humans outside Africa. The team also identified several genomic regions that appear to have played an important role during human evolution.
[19] [Nicholas Wade, ‘Scientists in Germany Draft Neanderthal Genome’, New York Times, 12 February 2009, accessed 10 December 2010,
Zack Zorich, ‘Should We Clone Neanderthals?’, Archaeology 63:2 (2009), accessed 10 December 2010, http://www.archaeology.org/1003/etc/neanderthals.html.]
[20] [Robert H. Waterston et al., ‘Initial Sequencing and Comparative Analysis of the Mouse Genome’, Nature 420:6915 (2002), 520.]
[21] bionic life
[22] The Defense Advanced Research Projects Agency.
[23] [Hybrid Insect Micro Electromechanical Systems (HI-MEMS)’, Microsystems Technology Office, DARPA, accessed 22 March 2012,
http://www.darpa.mil/Our_Work/MTO/Programs/Hybrid_Insect_Micro_Electromechanical_Systems_percent28HI-MEMSpercent29.aspx. See also: Sally Adee, ‘Nuclear-Powered Transponder for “Cyborg Insect’, IEEE Spectrum, December 2009, accessed 10 December 2010,
Jessica Marshall, ‘The Fly Who Bugged Me’, New Scientist 197:2646 (2008), 40–3; Emily Singer, ‘Send in the Rescue Rats’, New Scientist 183:2466 (2004), 21–2; Susan Brown, ‘Stealth Sharks to Patrol the High Seas’, New Scientist 189:2541 (2006), 30–1.]
[24] the US Naval Undersea Warfare Center
[25] [Bill Christensen, ‘Military Plans Cyborg Sharks’, Live Science, 7 March 2006, accessed 10 December 2010, http://www.livescience.com/technology/060307_shark_implant.html.]
[26] Cyborg, từ ghép: cybernetics + organism, do Manfred Clynes lập ra năm 1960, to describe the need for mankind to artificially enhance biological functions in order to survive in the hostile environment of Space. Originally, a cyborg referred to a human being with bodily functions aided or controlled by technological devices, such as an oxygen tank, artificial heart valve or insulin pump. Over the years, the term has acquired a more general meaning, describing the dependence of human beings on technology. In this sense, cyborg can be used to characterize anyone who relies on a computer to complete their daily work.
[27] [‘Cochlear Implants’, National Institute on Deafness and Other Communication Disorders, accessed 22 March 2012, http://www.nidcd.nih.gov/health/hearing/pages/coch.aspx.]
[28] photoelectric cells (hay photocells): electronic devices that generate electricity when light falls on them.
[29] [Retina Implant, http://www.retina-implant.de/en/doctors/technology/default.aspx.]
[30] [David Brown, ‘For 1st Woman With Bionic Arm, a New Life is Within Reach’, Washington Post, 14 September 2006, accessed 10 December 2010,
http://www.washingtonpost.com/wp-dyn/content/article/2006/o9/13/AR2006091302271.html?nav=E8.]
[31] [Miguel Nicolelis, Beyond Boundaries: The New Neuroscience of Connecting Brains and Machines – and How it Will Change Our Lives (New York: Times Books, 2011).]
[32] The term “locked-in syndrome” was first introduced in 1966 to describe a state in which a patient is locked inside their body, able to perceive their situation, but with extremely limited ability for interaction. Patients recount that the worst aspect of this syndrome is the anxious desire to move or speak while being unable to do so. Locked-in syndrome (LIS), also known as cerebromedullospinal disconnection, de-efferented state or pseudocoma, is a rare neurological disorder in which there is complete paralysis of all voluntary movements except movements of the eyes – vertical gaze and eyelid opening
[33] [Chris Berdik, ‘Turning Thought into Words’, BU Today, 15 October 2008, accessed 22 March 2012, http://www.bu.edu/today/2008/turning-thoughts-into-words/]
[34] interface
[35] inter-brain-net: mạng lưới liên kết não. Sau khi có thể có sự kết nối hai chiều làm việc trực tiếp (interface) giữa não và computer, sẽ đi đến sự kết nối trực tiếp một set gồm một số não với một hệ thống computer, khi đó chúng ta có mạng lưới liên kết não. Mở rộng nữa, khi chúng ta đi đến thành lập hiệu quả được sự kết nối hai chiều làm việc trực tiếp giữa mạng lưới liên kết nãomạng lưới liên computer (chúng ta đã quen thuộc gọi là web). Khi hai hệ thống này được nối kết, qua đó thế giới hữu cơ rộng đến vô biên và dài đến vô cùng. Cho đến nay, mỗi cá nhân chúng ta – là một trung tâm, một tiểu vũ trụ, một tự ngã độc lập và tự chủ – sẽ biến mất, những biên giới phân định nó sẽ bị xoá nhoà; hiểu như tự ngã cá nhân sẽ chìm trong thế giới mới của cả vô cơ lẫn hữu cơ, và khi đó, thế giới vô cơ sẽ tự tiến hoá vượt ngoài sự hiểu biết và tưởng tượng, như chúng đang có ngày nay.
Khái niệm đó không xa với khái niệm những Atman nhập một, hay trở về hoà nhập với một Brahman duy nhất, hay tự ngã tự hiểu mình là không thực, những giả hợp thể nhập vào cõi của một mạng lưới của những tương hợp, cõi Chân như; hay như tác giả nói, ở kết luận của quyển sách này, homo sapiens chính nó trở thành một gót, hay một thứ gót mới; với tri thức (hay quyền năng) vô biên; có nhiều phần hơn tất cả những vị gót chúng ta vẫn kể trong những chuyện cổ, thánh thư.
[36] memory bank (in computer): computer memory: là một “phần” được ấn định trong computer dùng để lưu trữ dữ liệu.
[37] Genetic programming (GP): Một loại soạn-thảo-prôgram bắt chước những algorithm của gene di truyền, dùng những phương thức đột biến và sao chép tái lập để tạo những algorithm biểu hiện hiện tượng cạnh tranh sinh tồn, trong đó thích nghi nhất thì sống còn. Trong khi algorithm mô phỏng gene di truyền đem lại những con số, những prôgram mô phỏng gene di truyền đem lại những prôgram ngày càng hữu hiệu hoàn thiện hơn. Khái niệm tổng quát đằng sau sự soạn-thảo-prôgram mô phỏng gene di truyền và DNA bắt đầu với một tập hợp gồm những mô thức hướng đến những chức năng riêng biệt và gộp chúng vào nhau, không theo chọn lựa nào thành những prôgram nhỏ trong một prôgram lớn hơn, hay một hệ thống prôgram ứng dụng nào đó trong khoa học, kỹ thuật, hay công nghệ, thương mại, hay kinh tế. Sau đó chạy những prôgram này, chọn những prôgram cho kết quả tốt hơn cả (chọn lọc tự nhiên), pha trộn biến đổi một vài trong số chúng, thử nghiệm thế hệ những prôgram mới này, lập lại tiến trình, như những vòng loại, từ thấp lên cao, cho đến khi một prôgram gần như hoàn hảo nhất xuất hiện.
Như thế, prôgram mô phỏng gene di truyền bắt đầu với một câu hỏi trước một vấn đề - phải làm gì đây?- và soạn thảo một computer prôgram hướng tới giải pháp cho vấn đề này,. Prôgram mô phỏng gene di truyền (Genetic prôgramming) là một phương thức soạn prôgram trong đó dùng những khái niệm (và cả những thuật ngữ) của tiến hoá sinh học để giải quyết những vấn đề phức tạp. Phương thức này tỏ ra thích hợp và hữu hiệu trong sự tạo lập những bộ máy computer có khả năng thực hiện những công việc thường đòi hỏi trí thông minh của con người (AI).
[38] prime mover (Latin: primum movens): khái niệm Aristotle đã đưa ra, như một động lực đầu tiên, làm nguyên nhân cho tất cả chuyển động trong vũ trụ. Với Aristotle, chuyển động không chỉ có nghĩa là một gì đó đi từ A sang B. Chuyển động là một khái niệm siêu hình học, ngày nay chúng ta gọi là chuyển dịch hay đúng hơn sự thay đổi, như thế gồm tan rã, trưởng thành, nóng lên, lạnh đi,...etc. Aristotle tin rằng tất cả thay đổi đều tuỳ thuộc một tác nhân gây chuyển động đầu tiên.
Trước Aristotle, Heraclitus đã nhìn nhận rằng tất cả mọi sự vật việc trong thế giới đều chuyển dịch, đều thay đổi, luôn luôn trong một trạng thái tuôn chảy. Aristotle biện luận thêm rằng đằng sau mọi chuyển dịch phải có một chuỗi gồm những biến cố đã đưa đến chuyển động khiến cuối cùng chúng ta thấy nó diễn ra và chuỗi những biến cố này phải dẫn ngược về một gì đó đầu tiên gây chuyển động, nhưng chính gì đó không chuyển động. Trong Metaphysics, Aristotle gọi gốc này của tất cả chuyển động là Prime Mover. Với Aristotle, nó là thực thể đầu tiên của mọi thực thể, nguồn tất yếu của mọi chuyển động, nhưng tự nó bất động.
[39] The European Human Brain Project
[40] [Jonathan Fildes, ‘Artificial Brain “10 years away” ’, BBC News, 22 July 2009, accessed 19 September 2012, http://news.bbc.c0.uk/2/hi/8164060.stm.]
[41] [Radoje Drmanac et al., ‘Human Genome Sequencing Using Unchained Base Reads on Self-Assembling DNA Nanoarrays’, Science 327:5961 (2010), 78–81; ‘Complete Genomics’ website:
Rob Waters, ‘Complete Genomics Gets Gene Sequencing under $5000 (Update 1)’, Bloomberg, 5 November 2009, accessed 10 December 2010; http://www.bloomberg.com/apps/news?
pid=newsarchive&sid=aWutnyE4S0Ww; Fergus Walsh, ‘Era of Personalized Medicine Awaits’, BBC News, last updated 8 April 2009, accessed 22 March 2012,
Leena Rao, ‘PayPal Co-Founder and Founders Fund Partner Joins DNA Sequencing Firm Halcyon Molecular’, TechCrunch, 24 September 2009, accessed 10 December 2010,
http://techcrunch.com/2009/09/24/paypal-co-founder-and-founders-fund-partner-joins-dna-sequencing-firm-halcyon-molecular/.]

[42] curriculum vitae (CV): bản kê khai học vấn và chuyên môn kinh nghiệm của một người, điển hình dùng khi xin việc.
[43] Chúng ta ở trong vũ trụ, và cho đến nay BigBang vẫn được định nghĩa là điểm tụ độc nhất khởi đầu của vũ trụ vật lý như chúng ta biết, nghĩa là khởi đầu của tất cả những gì hiện có quanh chúng ta. những nhà vật lý đi đến định biến cố này xảy ra khoảng 13.7 billions năm trước đây. Câu hỏi trước đó có gì? Câu trả lời hiện nay là chúng ta không biết.
Ở điểm đó, tất cả vật chất đã được nén chặt vào một điểm độc nhất với mật độ và nhiệt độ cao vô hạn được gọi là một singularity (điểm độc nhất). Nhiều người theo quan niệm sai lầm rằng Big Bang là một vụ nổ bùng lớn, qua đó điểm độc nhất này phá vỡ và bắn vật chất ra trong không gian, như thế đã là sự ra đời, hay khởi đầu của vũ trụ. Ngộ nhận này là dễ hiểu – cái tên “vụ nổ lớn” nghe có vẻ như nó phải liên quan đến một cái gì đó bùng nổ. Nhưng vụ “nổ” lớn, đúng hơn, Big Bang thực sự là sự trương “phồng” lớn, hay sự nở rộng (expansion) của vũ trụ có gốc từ một điểm độc nhất đó. Trước đây, câu hỏi trước đó có gì, đã có thể trả lời – trước đó là không-có-gì – và chính câu hỏi đó thực ra vô nghĩa, hiểu như phản lôgích, vì không thể có gì tất cả trước khi khởi đầu của Tất cả. Trong mô hình (a) này, chiều không thời (spacetime) có, dù gần như ngay tức thời, nhưng chỉ sau khi BigBang bắt đầu xảy ra. Như thế, thời gian của chúng ta có một khởi đầu, không là vô cùng, vì nếu ngược trở lại vô cùng, sao chúng ta có thể có hiện tại, thời điểm chúng ta đang viết/đọc những giòng này. Nếu thời gian là vô cùng cả hai chiều, nó không thể vượt vô cùng đó đến chúng ta được.
Sau đó, có một mô hình (b), với ý hướng, trước Big Bang phải có gì đó, những người băn khoăn – không-gì sao có thể tạo ra có-gì – có lẽ BB phải từ một gì đó trước nó tạo ra, BB không thể từ không-gì mà ra. Chúng ta có thể thấy ngay ý hướng không khoa học của mô hình (b) không vật lý này, muốn đưa về một tác nhân sáng tạo, dẫn về một gót nào đó chẳng hạn, như những tín đồ của những tôn giáo Abraham vẫn tin tưởng, rằng phải có gì đó tạo ra hay ít nhất có trước Big Bang. Mô hình này đưa ra nhiều giả thuyết, nhưng tất cả đều chỉ là những phỏng đoán, chúng đều có hai nghịch lý hiển nhiên sau đây:
(a) Nếu cho rằng trước BB có một gì đó khác, gì-đó gọi là x, sau đó sẽ đi đến câu hỏi trước x có gì? và như thế không bao giờ trả lời xong câu hỏi.
(b) Tất cả những gì chúng ta biết và có thể biết, vũ trụ này, bắt đầu từ BB, BB là tất cả, nếu gọi những gì trước BB là x, và BB từ x mà ra, vậy x không là, không thuộc vào tất cả những gì chúng ta đang có trong vũ trụ này. Đây là nghịch lý của khái niệm tất cả. Đã là tất-cả, theo định nghĩa, không có gì ngoài nó, trước nó nữa. (Và chúng ta lại trở về với (a); lại có một vũ trụ khác, gọi là vũ trụ trước-BB gồm vũ trụ này (sau-BB) + x (trước BB), rồi câu hỏi lại đặt ra vũ trụ trước-BB này từ đâu mà ra?)
Sau nữa, BB chỉ là một giả thuyết của vật lý hiên đại; và giả thuyết này diễn dịch trên một mô hình vật lý gọi là Mô hình Tổng quát (The Standard Model) thành hình vào cuối thế kỷ XX. Mô hình Tổng quát này đưa đến thuyết Big Bang; hiểu như thế BB là giới hạn của Mô hình Tổng quát trong giải thích của nó giải thích về vũ trụ; BB không là khởi đầu của vũ trụ, nhưng là một vị trí thời-không, ở khoảng thời gian cực kỳ ngắn ngủi (0.0000000000000000000000000000000001 seconds) gần sát điểm độc nhất đó, tất cả những định luật vật lý như chúng ta hiện biết của Mô hình Tổng quát về Vũ trụ của vật lý hiện đại không áp dụng được, đó là điểm tất cả những gì chúng ta hiện nay quan niệm là vật chất/không gian/thời gian đều là mới vừa có, và vẫn hầu như là một; chỉ sau, dù cực kỳ ngắn, khi vật chất dãn nở xa rộng, mới có không gian (vật chất dãn nở đến đâu), và thời gian (vật chất dãn nở trong bao lâu). Và cũng nên nói thêm, cũng có lý thuyết mới (String Theory) về vũ trụ, cho rằng chúng ta sống trong một vũ trụ có 11 chiều, trong đó tất cả những particles đều thực sự tạo bởi những dây rung động cực nhỏ (tiny vibrating strings). 
BigBang là một singularity đã xảy ra, tác giả Sapiens nói đến một singularity tương lai, khi người và máy nhập một.
The Singularity (người và máy hợp nhất): là một giả định đặt trên sự sáng tạo những bộ máy thông minh siêu việt trong tương lai. Thông minh siêu việt (superintelligence) được định nghĩa như một loại nhận thức mới, được kỹ thuật công nghệ tạo ra, đặc biệt với những khả năng trí tuệ vượt xa những gì con người (như chúng ta hiện biết) có thể đạt đến được. Biến cố Singularity này xảy ra, một khi kỹ thuật sẽ tiến bộ quá khả năng của chúng ta khiến chúng ta không thấy trước, hoặc kiểm soát trọn vẹn được những kết quả của nó, và khi đó thế giới sẽ biến đổi đến mức, từ không còn nhận được nữa đến không còn tưởng tượng đươc nữa; Những ứng dụng của thông minh siêu việt này vào chính con người và / hoặc những vấn đề của con người, gồm nghèo đói, bệnh tật và tử vong,... tất cả sẽ thay đổi thế giới và con người, như chúng ta biết hay tưởng tượng được hiện nay, đến hoàn toàn và triệt để.
Những cách mạng trong sinh học di truyền, công nghệ nano và robotic (GNR) đã bắt đầu trong nửa đầu của thế kỷ 21 được dự kiến sẽ đặt nền tảng cho Singularity. Theo lý thuyết Singularity, superintelligence sẽ được phát triển bởi những máy computer tự điều khiển, và sẽ tăng theo cấp số nhân chứ không phải từng bước. Lev Grossman giải thích những tăng trưởng trong tương lai theo cấp số nhân, do những máy có thông minh siêu việt tạo ra, trong một bài viết trên báo Time:
“Tỷ lệ phát triển của chúng cũng sẽ tiếp tục tăng vượt, vì chúng sẽ đảm đương sự phát triển của chính chúng, lấy khỏi từ những con người sáng tạo chậm suy nghĩ hơn của chúng. Hãy tưởng tượng một nhà khoa học computer mà bản thân ông/bà ta là một máy computer thông minh siêu việt. Nó sẽ làm việc vô cùng nhanh chóng. Nó có thể tiếp nhận dễ dàng một lượng dữ liệu vô cùng lớn và phức tạp. Nó thậm chí sẽ không nghỉ dù chỉ để giải trí với trò chơi Farmville”.
Những cơ chế được nêu lên với việc cộng thêm thông minh siêu việt cho con người gồm những khí cụ kết nối hai chiều làm việc trực tiếp đồng nhất giữa não-computer, thay đổi sinh học của não bộ, những computer, dưới dạng những ‘chip’ (của AI) được cấy ghép vào não, và những kỹ thuật mới dựa trên sinh học di truyền. Sau-điểm độc nhất này, nhân loại và thế giới sẽ hoàn toàn khác biệt. Một con người có thể có khả năng ‘scan’ não thức của mình vào một máy computer và sống đời đời trong thực tại ảo hoặc như một robot sống thực. Những nhà tương lai học, như Ray Kurzweil (tác giả của The Singularity is Near) đã tiên đoán rằng trong một thế giới sau-điểm Độc nhất, loài người điển hình sẽ sống trong một thực tại ảo - vốn hầu như hoàn toàn không khác gì, không thể phân biệt được, với thực tại bình thường chúng ta hiện có. Kurzweil cũng tiên đoán, dưạ trên những phép tính toán học cao cấp về sự bùng nổ theo cấp số nhân của phát triển kỹ thuật, điểm Độc nhất (mới) sẽ xảy ra vào khoảng năm 2045.
Hầu hết những lập luận chống lại khả năng có thể xảy ra của Singularity gồm nghi ngờ rằng liệu computer có thể trở nên thông minh theo ý hướng thông minh như của con người. Những tiến trình não thức và nhận thức của con người có thể chỉ đơn giản là phức tạp hơn so với một máy computer có thể có được. Hơn nữa, bởi vì bộ não con người là liên tục thay đổi (analog), về mặt lý thuyết có nghĩa chúng có những giá trị tiến tới vô hạn cho bất kỳ tiến trình nào, một số người tin rằng không bao giờ nó có thể được tái tạo trong một computer, với dạng không-liên-tục của thế giới số (digital). Một số lý thuyết gia cũng chỉ ra rằng Singularity thậm chí có thể, từ một quan điểm nhân loại, không đáng mong muốn; vì không có lý do gì để cho rằng một thông minh siêu việt sẽ nhìn thấy những giá trị, ví dụ, tiếp tục tồn tại, sự sống kéo dài, hay hạnh phúc của nhân loại (Chúng sẽ có những giá trị khác với của chúng ta, như thế, không có gì chắc rằng những giá trị những mong muốn chúng ta đề cao hiện nay, như khoẻ mạnh, sống lâu, ... sẽ được những trí thông minh siêu việt trong những người-máy này giữ lại hay tiếp tục theo đuổi.)
Nhà viết truyện khoa học giả tưởng Vernor Vinge đầu tiên đã dùng Singularity với nội dung này trong những năm 1980, ông dùng nó khi trích dẫn khái niệm sự “bùng nổ trí tuệ” của nhà toán họcngười England I. J. Good, do sự ra đời của những máy thông minh siêu việt mang lại. Thuật ngữ này vay mượn từ vật lý; như nói ở trên, trong ý nghĩa điểm độc nhất (khởi đầu của vũ trụ, Big Bang), từ đó vũ trụ bắt đầu nở rộng vô cùng và bất tận.
[44] Mary Wollstonecraft Shelley, Frankenstein: or, The Modern Prometheus (1818)