Jenseits von Gut und Böse.
Vorspiel einer Philosophie der Zukunft.
Beyond Good and Evil
Prelude to a Philosophy of the Future
Bên kia Thiện và Ác
Khúc Dạo đầu cho
một Triết lý của Ngày mai
Mục Lục
Lời nói đầu
Phần 1 Về thành kiến của những nhà triết học
Phần 2 Tinh thần tự do
Phần 3 Đặc tính con người tôn giáo
Phần 4 Châm ngôn và Tạm-nghỉ-ở-giữa
Phần 5 Về Lịch sử Tự nhiên của Đạo đức
Phần 6 Những học giả chúng ta
Phần 7 Đức hạnh chúng ta
Phần 8 Dân chúng và Tổ quốc
Phần 9 Quí phái là gì?
Từ những đỉnh cao: Khúc cuối
Từ những đỉnh cao: Khúc cuối
trên đồi ngập tuyết trắng
giữa tùng bách trăm năm
vẫn đợi xuân về
“bỏ lại và qua bờ bên kia, qua bờ bên kia đi....”
(có ngày mai nào không bỏ lại ngày qua?)
LDB
(Mùa đông 2014)
Lời nói đầu
Giả
sử rằng sự thật là một phụ nữ – và sao lại không? Không phải rằng có những lý
do để nghi ngờ tất cả những triết gia, trong chừng mức mà họ đã từng là những người
giáo điều, đã thực sự không hiểu phụ nữ hay sao? Rằng sự nghiêm trọng kệch cỡm
trong cách họ đi dần hướng về sự thật, và những lóng ngóng vụng về tiến
tới họ đã làm được cho đến nay, đều là những lối không đúng cách của sự thúc ép
cầu hôn của họ với một phụ nữ? Điều gì có chắc chắn chăng là nàng đã hắt hủi họ
– sau khi bỏ lại chủ nghĩa giáo điều của tất cả mọi loại đứng buồn bã và hết can đảm.
Ngay cả nếu nó vẫn lại còn đứng đó! Bởi vì có những người chế nhạo chủ nghĩa
giáo điều, tuyên bố rằng nó đã đổ xuống rồi, rằng nó ngã nằm thẳng cẳng dập mặt,
hay hơn thế, rằng chủ nghĩa giáo điều thì trong những hơi thở đứt quãng cuối cùng
của nó. Nhưng một cách nghiêm trang, có những lý do tốt để hy vọng rằng tất cả
sự giáo điều hoá trong triết học đã chỉ là bước đi cao thượng (dù trẻ con) chập chững và tập tễnh mới vào nghề, cho dù xem dường nghiêm trọng thế nào, nó có vẻ có thể đã được
giải quyết và ngã ngũ. Và có lẽ thời gian thì rất gần khi chúng ta sẽ nhận ra lần
nữa và một lần nữa, đúng những gì thực sự đã được dùng như phiến đá dựng
nền của những dinh thự triết lý cao siêu và vô điều kiện mà những người giáo điều
đã từng xây dựng – một vài mảnh của mê tín dân gian từ thuở trí nhớ con người nay không còn nhớ nữa (giống như sự mê tín về-linh-hồn vốn vẫn gây ra rắc rối, như sự mê
tín về chủ thể hay cái-Ta), có lẽ một vài trò chơi chữ, một sự quyến rũ
của ngữ pháp, hay một sự khái quát hoá quá hăm hở, từ những sự kiện mà thực sự
rất địa phương, rất cá nhân, rất con-người-tất-cả-quá đỗi-con người. Chúng ta hãy
hy vọng rằng triết lý của những người giáo điều đã chỉ là một lời hứa dài trên
nghìn năm, như trường hợp thậm chí đã sớm hơn trước đó với chiêm tinh học,
trong dịch vụ của nó, có lẽ nhiều công sức, tiền bạc, sự khéo léo, và kiên nhẫn
đã được chi tiêu cho đến nay, hơn cho bất cứ khoa học thực sự nào. Chúng ta nợ
phong cách lớn lao của kiến trúc ở châu Á và Egypt với chiêm tinh học, và những
tuyên bố “siêu nhiên” của nó. Dường như tất cả những điều lớn lao, ngõ hầu để ghi
khắc những đòi hỏi vĩnh cửu trong trái tim của nhân loại, trước tiên phải lang
thang trên mặt đất dưới những mặt nạ quỉ quái và khiếp sợ; triết lý giáo điều đã
là một mặt nạ thuộc loại này: học thuyết Vedanta ở châu Á, lấy thí dụ, hay
học thuyết Plato ở châu Âu. Chúng ta không nên bạc bẽo quyên ơn chủ nghĩa giáo điều,
nhưng dù sao đi nữa phải nói rằng sự tồi tệ nhất, lâu dài nhất và nguy hiểm nhất
của tất cả những sai lầm cho đến ngày nay đã là sai lầm của một người giáo điều,
nói tên ra, là sự phát minh của Plato về tinh thần thuần tuý và cái Thiện tự
thân. Nhưng bây giờ, rằng nó đã bị vượt qua, và Châu Âu thở một hơi nhẹ nhõm
sau ác mộng này, và ít nhất có thể vui hưởng một giấc ngủ – vâng – khỏe mạnh,
chúng ta, những người có nhiệm vụ là sự hoàn toàn tỉnh thức tự thân,
là những người thừa kế với tất cả các sức mạnh đã cấy trồng qua cuộc tranh đấu
chống lại sai lầm này. Dĩ nhiên: nói về tinh thần và cái Thiện như Plato đã không
có nghĩa là dựng sự thật đứng ngược trên đầu của nó và thậm chí không thừa nhận
thuyết tuỳ hướng nhìn (perspectivism), đó là điều kiện cơ bản của
mọi đời sống. Thực sự, như những y sĩ chúng ta đã có thể hỏi: “Sao một bệnh tật
như thế có thể lây nhiễm Plato, sự trỗi vượt cao lớn đẹp đẽ nhất của thời cổ? Có
phải Socrates quỉ quái làm hư hỏng ông, cuối cùng sau tất cả? có phải Socrates
trong thực tế, đã là kẻ làm hư tuổi trẻ? Có phải ông đã xứng đáng với liều thuốc hemlock
của ông?” – Nhưng cuộc tranh đấu chống lại Plato, hay, để dùng một thành ngữ rõ
ràng và “phổ biến”, cuộc đấu tranh chống lại áp lực hàng nghìn năm của giới chăn
chiên hội nhà thờ Kitô – vì đạo Kitô là học thuyết Plato cho “quần chúng” – đã
tạo ra một căng thẳng tuyệt đẹp của tinh thần ở châu Âu, những gì giống nó trái
đất đã chưa từng biết: với một căng thẳng giống như vậy trong cây cung của chúng
ta, bây giờ chúng ta có thể bắn vào những đích nhắm xa nhất. Được cho như vậy,
người châu Âu kinh nghiệm sự căng thẳng này như một khủng hoảng hoặc trạng thái
thuộc nhu cầu; và hai lần rồi, đã có những cố gắng, trong một kiểu cách lớn rộng,
để duỗi cánh cung thôi căng, một lần qua gót-học của giới chăn chiên
Jesuits, và lần thứ hai qua trào lưu dân chủ Khai sáng: – trong đó, với sự giúp
đỡ của tự do báo chí và lưu hành báo chí, có thể thực sự bảo đảm rằng tinh thần
đó không kinh nghiệm bản thân nó dễ dàng thế như “nhu cầu”! (Người Đức đã phát
minh ra thuốc súng – với tất cả những vinh dự thuộc nó! Nhưng họ đã đền bù cho điều
đó – họ đã phát minh ra máy in). Nhưng chúng ta, những người không là những
thày chăn chiên Jesuits, cũng không là những nhà dân chủ, thậm chí cũng chẳng đủ
chất-Đức, chúng ta, những người châu Âu tốt và tự do, những tinh thần rất
tự do – chúng ta vẫn có nó, toàn bộ nhu cầu về tinh thần và toàn bộ sự căng thẳng
của cây cung của nó! Và có lẽ cả mũi tên nữa, nhiệm vụ, và – ai biết được? đích
nhắm. . .
Sils-Maria, Oberengadin
im Juni 1885.
Phần I
Về thành kiến của những nhà
triết học
1
Ý dục với sự thật vốn vẫn quyến rũ chúng ta vào trong nhận lấy nhiều những rủi ro như thế, sự chân thực nổi tiếng này vốn tất cả những nhà triết học cho đến nay đều đã nói đến với sự tôn kính: những câu hỏi nào ý dục với sự thật này đã đặt nằm trước chúng ta rồi! Thật là những câu hỏi lạ lùng, kinh khủng, những câu hỏi nghi ngờ đáng hỏi lại! Đó đã là một câu chuyện dài – và dẫu thế, xem dường nó hầu như đã vẫn chưa bắt đầu? Có là bất kỳ kinh ngạc nào nếu cuối cùng chúng ta trở nên nghi ngờ, mất kiên nhẫn, tống khứ sốt ruột nôn nóng đi? Rằng chúng ta bản thân cũng đang học từ con quái vật Sphinx này để đặt những câu hỏi? Ai là người thực sự mà hỏi chúng ta ở đây? Cái gì trong chúng ta thực sự có ý dục với sự thật? Trong thực tế, chúng ta tạm dừng lại một thời gian dài trước khi câu hỏi về nguyên nhân của ý dục này – cho đến khi cuối cùng chúng ta đã đi đến hoàn toàn bế tắc trước một câu hỏi thậm chí còn nền tảng hơn. Chúng ta đã hỏi về giá trị của ý dục này. Cho được thế đi, chúng ta có ý dục với sự thật: tại sao không với sự-không-thật, thay vào đó? Và sự không chắc chắn? Thậm chí sự không hiểu biết? Vấn đề về giá trị của sự thật đã đi đến trước chúng ta, – hay có phải chúng ta là những người đã đi đến trước vấn đề? Cái nào trong chúng ta là Oedipus? Cái nào là con Sphinx? Có vẻ như chúng ta có một điểm hẹn gặp của những câu hỏi và những dấu hỏi. – Và, tin hay không tin nó, nó cuối cùng trông đợi chúng ta như thể nếu vấn đề cho đến bây giờ đã chưa bao giờ tường được nên lên, – như thể chúng ta đã là đầu tiên từng bao giờ nhìn thấy nó, dán mát nhìn chăm chăm của chúng ta về nó, liều lĩnh nó. Bởi vì điều này liên quan đến liều lĩnh và có lẽ không liều lĩnh nào đã từng bao giờ lớn hơn.
Ý dục với sự thật vốn vẫn quyến rũ chúng ta vào trong nhận lấy nhiều những rủi ro như thế, sự chân thực nổi tiếng này vốn tất cả những nhà triết học cho đến nay đều đã nói đến với sự tôn kính: những câu hỏi nào ý dục với sự thật này đã đặt nằm trước chúng ta rồi! Thật là những câu hỏi lạ lùng, kinh khủng, những câu hỏi nghi ngờ đáng hỏi lại! Đó đã là một câu chuyện dài – và dẫu thế, xem dường nó hầu như đã vẫn chưa bắt đầu? Có là bất kỳ kinh ngạc nào nếu cuối cùng chúng ta trở nên nghi ngờ, mất kiên nhẫn, tống khứ sốt ruột nôn nóng đi? Rằng chúng ta bản thân cũng đang học từ con quái vật Sphinx này để đặt những câu hỏi? Ai là người thực sự mà hỏi chúng ta ở đây? Cái gì trong chúng ta thực sự có ý dục với sự thật? Trong thực tế, chúng ta tạm dừng lại một thời gian dài trước khi câu hỏi về nguyên nhân của ý dục này – cho đến khi cuối cùng chúng ta đã đi đến hoàn toàn bế tắc trước một câu hỏi thậm chí còn nền tảng hơn. Chúng ta đã hỏi về giá trị của ý dục này. Cho được thế đi, chúng ta có ý dục với sự thật: tại sao không với sự-không-thật, thay vào đó? Và sự không chắc chắn? Thậm chí sự không hiểu biết? Vấn đề về giá trị của sự thật đã đi đến trước chúng ta, – hay có phải chúng ta là những người đã đi đến trước vấn đề? Cái nào trong chúng ta là Oedipus? Cái nào là con Sphinx? Có vẻ như chúng ta có một điểm hẹn gặp của những câu hỏi và những dấu hỏi. – Và, tin hay không tin nó, nó cuối cùng trông đợi chúng ta như thể nếu vấn đề cho đến bây giờ đã chưa bao giờ tường được nên lên, – như thể chúng ta đã là đầu tiên từng bao giờ nhìn thấy nó, dán mát nhìn chăm chăm của chúng ta về nó, liều lĩnh nó. Bởi vì điều này liên quan đến liều lĩnh và có lẽ không liều lĩnh nào đã từng bao giờ lớn hơn.
2
“Làm thế nào bất cứ gì lại có thể bắt nguồn từ đối lập của nó? Sự thật từ sai lầm, một thí dụ chẳng hạn? Hoặc ý dục với sự thật từ ý dục với lừa dối? Hoặc hành động vị
tha từ vị kỷ?
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jan/2015)
(còn tiếp, .....)
Dịch từ bản Anh ngữ: Beyond
Good and Evil, dịch: Judith Norman;
biên tập: Judith Norman & Rolf-Peter Horstmann. Cambridge: Cambridge
University Press, 2002
Tham khảo các bản:
(a) Beyond
Good and Evil, translated by Walter
Kaufmann, New York: Random House, 1966; reprinted in Vintage Books, and as part
of Basic Writings of Nietzsche, New York: Modern Library, 2000
(b) Beyond
Good and Evil, translated by R. J.
Hollingdale, Harmondsworth: Penguin Books, 1973; revised reprint 1990 with
introduction by Michael Tanner
(c) Beyond
Good and Evil, translated by Helen
Zimmern, 1906, reprinted in Courier Dover Publications, New York, 1997,
(d)
Beyond Good and Evil, translated by
Marion Faber, Oxford: Oxford World's Classics, 1998
(e)
Bản tiếng Pháp: Friedrich Nietzsche Par delà le bien
et le mal Prélude d’une philosophie de l’avenir. Traduction par Henri Albert. Œuvres complètes de Frédéric Nietzsche, vol.
10, Mercure de France, 1913
(f)
Jenseits von Gut und Böse. Vorspiel einer
Philosophie der Zukunft.
Trong
The Digitale Kritische Gesamtausgabe
Werke und Briefe (eKGWB) is the digital version of the German reference
edition of Nietzsche’s works, posthumous fragments, and correspondence edited
by Giorgio Colli and Mazzino Montinari (Friedrich Nietzsche, Werke. Kritische
Gesamtausgabe, Berlin/New York, de Gruyter, 1967– and Nietzsche Briefwechsel.
Kritische Gesamtausgabe, Berlin/New York, de Gruyter, 1975–)
[http://www.nietzschesource.org/#eKGWB/JGB]
Bản tiếng Đức in đầu tiên:
Von Friedrich Nietzsche. Jenseits
von Gut und Böse. Vorspiel einer Philosophie der Zukunft.
Leipzig: Druck und Verlag
von C. G. Naumann; 1886