MENO
(Μένων)
Plato
(Πλάτων, Plátōn, 428/427–
348/347 TCN)
Socrates: Nếu như tôi đã chế ngự bạn, Meno,
và không chỉ mình bản thân tôi, chúng ta sẽ không tìm hiểu xem liệu đức hạnh có
thể dạy được hay không, trước khi chúng ta tìm hiểu chính đức hạnh là gì đã.
Nhưng vì ngay cả bạn không cố gắng để chế ngự chính mình, ngõ hầu bạn có thể có
tự do, nhưng bạn cố gắng chế ngự tôi và làm như thế, tôi sẽ đồng ý với bạn – vì
tôi có thể làm gì được? Như thế, xem dường, chúng ta phải thăm dò vào trong những
phẩm chất của một gì đó vốn bản chất của nó chúng ta vẫn chưa biết. Tuy nhiên,
vui lòng nới lỏng sự chế ngự của bạn một chút cho tôi, và đồng ý để tìm hiểu
xem không biết nó có thể dạy được hay không, bằng phương tiện của một giả thuyết.
Tôi muốn nói lối những nhà hình học thường thực hiện trong những điều tra của họ.
Lấy thí dụ, nếu họ được hỏi không biết một diện tích cụ thể có thể vẽ được trong
dạng của một tam giác nằm bên trong một hình tròn cho sẵn hay không, một trong
số họ có thể nói: “Tôi vẫn chưa biết liệu diện tích đó có thuộc tính như thế không,
nhưng tôi nghĩ, vì đã có, tôi có một giả thuyết, nó để dùng cho bài toán, cụ thể
là thế này: Nếu diện tích đó là thuộc loại giống như khiến khi một người ứng dụng
nó như một hình chữ nhật vào đường thẳng được cho sẵn trong vòng tròn, nó thì
thiếu hụt bởi một hình tương tự như chính hình mà nó được ứng dụng, khi đó tôi
nghĩ rằng một kết quả trong những kết quả tương ứng lựa chọn được, trong khi những
kết quả trái lại khác, nếu nó là không thể cho điều này xảy ra được [1]
. Như thế, bằng cách dùng giả thuyết này, tôi sẵn sàng để nói cho bạn biết kết
quả là gì về phương diện để vẽ nó trong hình tròn – đó là, không biết điều đó là
có thể, hay không có thể, làm được hay không.” [2]
Vì vậy, chúng ta cũng hãy nói về đức hạnh, vì chúng ta không biết, hoặc nó hay
những phẩm chất mà nó sở hữu là gì, và hãy để chúng ta điều tra xem không biết
nó có thể dạy được hay không dạy được, bằng phương tiện của một giả thuyết, và
nói điều này: Trong số những sự vật việc hiện hữu trong hồn người, đức hạnh thuộc
về loại gì, rằng nó sẽ có thể dạy được hay không? Trước tiên, nếu nó là một loại
khác hơn kiến thức, có phải nó có thể dạy dỗ được hay không, hay, như chúng ta
đã vừa mới nói, nhớ lại được không? Hãy để nó là có không khác biệt với chúng ta
dù chúng ta dùng thật ngữ nào: nó có thể dạy dỗ được không? Hay có phải điều là
đơn giản với bất kỳ một ai rằng không thể dạy được người ta bất cứ gì ngoài kiến
thức? – Tôi nghĩ vậy.
Socrates: Chúng ta đã giải quyết nhanh chóng
với câu hỏi đó, rằng nếu nó là thuộc một loại nó có thể dạy được, nếu nó thuộc
một loại khác, nó không thể. – Thực vậy, chúng ta đã.
Socrates: Điểm kế tiếp để xem xét xem dường có
vẻ là không biết đức hạnh là kiến thức hay một gì khác. – Điều đó quả thực có vẻ
như là điểm kế tiếp để xem xét.
Socrates: Tốt, bây giờ, có phải chúng ta nói
rằng đức hạnh thì bản thân nó là một gì đó tốt, và có phải giả thuyết này sẽ đững
vững cho chúng ta, rằng nó là một gì đó tốt? – Tất nhiên.
Socrates: Nếu sau đó có bất cứ gì khác tốt
mà là khác biệt và tách biệt với kiến thức, đức hạnh có thể chắc cũng không phải
là một loại thuộc kiến thức; nhưng nếu không có gì tốt mà kiến thức không bao gồm,
chúng ta sẽ có quyền nghi ngờ rằng nó (đức hạnh) là một loại kiến thức. – Đó là
như vậy.
Socrates: Chắc chắn là đức hạnh làm cho
chúng ta thành tốt? – Phải.
Socrates: Và nếu chúng ta thì tốt, chúng ta
có được lợi ích, vì tất cả những gì là tốt thì mang lại lợi ích. Không phải vậy
sao? – Phải.
Socrates: Vì vậy, đức hạnh là một gì đó mang
lại lợi ích?
Meno: Điều đó tất yếu theo sau những gì đã
được đồng ý.
Socrates: Chúng ta sau đó hãy xem xét những loại
nào gồm những sự vật việc lợi ích cho chúng ta, xem xét chúng từng điều một: sức
khỏe, chúng ta nói, và sức mạnh, và vẻ đẹp, và cũng cả giàu có. Chúng ta nói rằng
những sự vật việc này, và những điều khác cùng loại, lợi ích cho chúng ta, chúng
ta không nói thế sao? – Chúng ta có nói.
Socrates: Tuy nhiên, chúng ta nói rằng cùng những
sự vật việc này, cũng đôi khi là một điều gây hại. Bạn có đồng ý hay không? –
Tôi có.
Socrates: Sau đó, hãy nhìn xem, yếu tố chỉ dẫn
nào trong mỗi trường hợp ấn định không biết có phải những điều này có lợi hay
gây hại cho chúng ta không? Không phải đó là sự sử dụng đúng của chúng khiến
chúng ta có lợi, và việc sử dụng sai gây cho chúng ta tổn hại sao? – Chắc chắn.
Socrates: Bây giờ chúng ta nhìn vào những phẩm
chất của hồn người. Có một gì đó bạn gọi là sự ôn hòa điều độ, và công lý, can
đảm, trí tuệ thông minh, trí nhớ, sự rộng lượng, và tất cả những điều giống như
vậy? – Có thế.
Socrates: Hãy xem xét điều nào của những điều
này bạn tin không phải là kiến thức, nhưng khác biệt với nó; có phải chúng
không là có khi hại chúng ta, có khi khác lợi cho chúng ta? Can đảm, lấy thí dụ,
khi nó không là khôn ngoan nhưng giống như một loại bất cần liều lĩnh: khi một
người liều lĩnh với không hiểu biết, ông ta bị tổn hại; khi với hiểu biết, ông
được hưởng lợi ích. – Phải.
Socrates: Điều này cũng đúng với sự ôn hòa điều
độ và sự nhanh chóng về tinh thần; khi chúng được học hỏi và được giữ kỷ luật với
sự hiểu biết, chúng thì mang lại lợi ích, nhưng với không hiểu biết chúng là gây
hại? – Rất nhiều phần như thế.
Socrates: Như vậy, trong một lời, tất cả gì
mà hồn người đảm nhiệm và gánh vác, nếu được sự khôn ngoan hướng dẫn, kết thúc
trong hạnh phúc, nhưng nếu sự thiếu hiểu biết hướng dẫn, nó kết thúc trong sự đối
nghịch? – Đó chắc là xảy ra.
Socrates: Nếu sau đó đức hạnh là một gì đó
trong hồn người và nó phải là mang lại lợi ích, nó phải là kiến thức, vì tất cả
những phẩm chất của hồn người trong bản thân chúng, chúng không mang lại lợi
ích cũng chẳng gây hại, nhưng đi kèm với khôn ngoan hay dại dột, chúng trở
thành gây hại hay mang lại lợi ích. Lập luận này cho thấy rằng đức hạnh, với tư
cách là mang lại lợi ích, phải là một loại thuộc trí tuệ khôn ngoan. – Tôi đồng
ý.
Socrates: Thêm nữa, những sự vật việc khác
đó chúng ta vừa mới nhắc đến giờ đây, như giàu có và giống thế, đều có những
lúc tốt và có những lúc khác có hại. Cũng đúng như đối với phần còn lại của hồn
người, sự điều khiển của khôn ngoan làm cho những sự vật việc mang lại lợi ích,
nhưng có hại nếu được sự điên rồ điều khiển, vì vậy trong những trường hợp này,
nếu hồn người sử dụng và điều khiển chúng cho đúng, nó làm cho chúng thành có lợi,
nhưng việc sử dụng xấu làm cho chúng thành có hại? – Hầu như là vậy.
Socrates: Hồn khôn ngoan điều khiển chúng
đúng, hồn điên rồ điều khiển chúng sai lạc? – Đó là như vậy.
Socrates: Như thế, người ta có thể nói điều
này về tất cả mọi sự vật việc; tất cả những hoạt động khác của con người tuỳ
thuộc vào hồn người, và những gì của bản thân hồn người tuỳ thuộc vào sự khôn
ngoan nếu chúng là tốt lành. Theo lập luận này là mang lại lợi ích sẽ là sự khôn
ngoan, và chúng ta nói rằng đức hạnh thì mang lại lợi ích? – Chắc chắn.
Socrates: Vậy thì chúng ta nói rằng đức hạnh
là sự khôn ngoan, hoặc toàn bộ hoặc một phần của nó?
Meno: Những gì ông nói, Socrates, xem ra với
tôi hoàn toàn đúng.
Socrates: Khi đó, nếu là như thế, tốt lành
không phải là như vậy tự bản chất? – Tôi không nghĩ rằng chúng là như thế.
Socrates: Vì nếu chúng đã là thế, sẽ dẫn đến
điều này: nếu tốt lành đã là như vậy tự bản chất, chúng ta sẽ có những người là
người biết ai trong giới trẻ đã bởi bản chất là tốt lành; Chúng ta sẽ chọn lấy
những người mà họ đã chỉ ra, và nhốt chặt những người đó trong thành lũy Acropolis,
niêm phong họ trên đó cẩn thận còn hơn vàng, để không ai có thể làm hư hỏng họ,
và khi họ đến trưởng thành, họ sẽ là có ích cho những thành phố của họ. – Có lý đủ lắm, Socrates.
Socrates: Bởi tốt lành là không là tốt lành
bởi tự nhiên, có phải học tập làm cho họ như vậy?
Meno: Tất yếu, như tôi bây giờ nghĩ,
Socrates, và rõ ràng, trên giả thuyết của chúng ta, nếu đức hạnh là kiến thức,
nó có thể giảng dạy được.
Socrates: Có lẽ, Zeus ơi, nhưng có thể có điều
rằng chúng ta đã không đúng để đồng ý với điều này?
Meno: Thế nhưng, nó xem dường là đúng vào
lúc đó.
Socrates: Chúng ta không nên chỉ nghĩ rằng
nó đúng vào lúc đó, nhưng cũng cả bây giờ, và trong tương lai, nếu nó để được là
tất cả vững chắc.
Meno: Nhưng sự khó khăn là gì? ông có điều
gì trong não thức khiến ông không thích về nó, và nghi ngờ rằng đức hạnh không là
kiến thức?
Socrates: Tôi sẽ cho bạn biết, Meno. Tôi
không nói rằng đó là sai lầm khi nói rằng đức hạnh là có thể dạy dỗ được nếu nó
là kiến thức, nhưng hãy nhìn xem không biết có là hợp lý cho tôi hay không để
nghi ngờ không biết nó là kiến thức hay không. Cho tôi biết điều này: nếu không
chỉ đức hạnh nhưng bất cứ điều gì dù thế nào đi nữa cũng có thể dạy được, tất sẽ
có không có những người cần thiết là những người dạy nó và những người là người
học nó? – Tôi cũng nghĩ vậy.
Socrates: Sau đó, lai nữa, nếu ngược lại
không có những thày dạy hoặc những người học về một gì đó, chúng ta nên có quyền
giả định rằng đề tài không thể giảng dạy được?
Meno: Hầu hết như vậy, nhưng có phải ông nghĩ
rằng không có những thày dạy về đức hạnh?
[Anytus
đi vào gymnasium, ngồi xuống cạnh Meno và Socrates]
Socrates: Tôi đã thường cố gắng để tìm xem
không biết có bất kỳ một thày dạy nào của nó hay không, nhưng bất chấp tất cả
những nỗ lực của tôi, tôi không thể tìm thấy bất kỳ một ai. Và dẫu thế, tôi đã
tìm kiếm họ với giúp đỡ của nhiều người, đặc biệt là những người mà tôi tin là
có nhiều kinh nghiệm nhất trong vấn đề này. Và bây giờ, Meno, Anytus [3]
đây đã có dịp đến ngồi xuống cạnh chúng ta. Hãy để Chúng ta hãy chia sẻ tìm kiếm
của chúng ta với anh ta. Điều sẽ là hợp lý để chúng ta làm như vậy, vì Anytus,
trước hết tất cả, là con trai của Anthemion, một con người của giàu có và khôn
ngoan, người đã không trở nên giàu có một cách tự động hay như kết quả của một
món quà giống như Ismenias người thành Thebes, là người gần đây đã mua lại tài
sản của Polycrates, nhưng bằng khôn ngoan và những nỗ lực của riêng ông. Hơn nữa,
ông không có vẻ là một công dân kiêu ngạo, hoặc hợm hĩnh, hoặc ngang ngược theo
những cách gây xúc phạm nào khác, nhưng ông là một người đàn ông cung cách lịch
sự và ứng xử tốt đẹp. Ông cũng còn cho người bạn của chúng ta đây một sự dưỡng
dục và học vấn tốt, như phần lớn những người dân Athens đã tin gưởng, vì họ đã
bầu ông vào những văn phòng công quyền cao nhất. Khi đó là đúng để tìm những
thày dạy về đức hạnh với sự giúp đỡ của những người như anh bạn đây, không biết
có bất kỳ một ai không, và nếu có như vậy, họ là ai. Thế nên, Anytus, xin vui
lòng tham gia với tôi và người khách bạn Meno của bạn ở đây, trong cuộc tham dò
của chúng ta về phần ai là những người thày dạy đức hạnh. Nhìn nó theo cách
này: nếu chúng ta muốn Meno để trở thành một y sĩ tốt, những thày dạy nào chúng
ta sẽ gửi anh ta đến? Không phải là chúng ta sẽ gửi anh đến những y sĩ?
Anytus: Chắc chắn.
Socrates: Và nếu chúng ta muốn anh ta là một
thợ đóng giày tốt, đến những người đóng giày? – Phải.
Socrates: Và như thế với những mục tiêu
khác? – Chắc chắn.
Socrates: Hãy nói cho tôi nghe lần nữa về
cùng đề tài này, như thế này: chúng ta nói rằng chúng ta sẽ là đúng để gửi anh
ta đến những y sĩ, nếu chúng ta muốn anh trở thành một y sĩ; bất cứ khi nào
chúng ta nói như thế, chúng ta nói với nghĩa rằng sẽ là điều hợp lý để gửi anh
đến những ai là người thực hành tài khéo đó hơn là đến những ai là người không,
và đến những ai là người đòi những học phí cho chính sự thực hành này, và đã
cho thấy bản thân họ là những thày dạy của bất kỳ một ai là người muốn đến và học
hỏi với họ. Đó không phải là với điều này trong đầu óc khiến chúng ta tất sẽ là
đúng để gửi anh ta? – Vâng.
Socrates: Và cùng một điều thì đúng về chơi
sáo và những thuật khéo khác? Sẽ là điều rất dại dột cho những ai là người muốn
làm một ai đó thành một người chơi sáo, nhưng từ chối, không gửi anh ta đến những
người tuyên bố dạy thuật khéo và kiếm tiền nhờ nó, nhưng gửi anh ta đến gây rắc
rối cho những người khác bằng cách tìm kiếm để học hỏi từ những người không
tuyên bố là những thày dạy, hay có chỉ một học trò độc nhất trong môn học đó mà
chúng ta muốn người chúng ta gửi đến để học hỏi từ họ? Bạn không nghĩ đó là rất
không hợp lý để làm như vậy sao? – Zeus ơi, tôi có nghĩ thế, và còn cũng là rất
ngu xuẩn.
Socrates: Hầu như hoàn toàn đúng. Tuy nhiên,
bây giờ bạn có thể bàn bạc kỹ lưỡng với tôi về Meno; người bạn khách của chúng
ta ở đây. Anh từng nói với tôi đã một thời gian khá lâu, Anytus, rằng anh trông
mong để thu đạt được sự khôn ngoan và đức hạnh đó, vốn cho người ta khả năng để
quản trị giỏi những gia đình và những thành phố của họ, chăm sóc cha mẹ của họ,
để biết cách chào đón và đẩy đi cả những công dân và những người lạ như một người
tốt nên làm [4]. Hãy xem xét chúng ta nên
gửi anh đến học đức hạnh này với ai thì đúng. Hay có phải là rõ ràng trong quan
điểm về những gì đã nói mới giờ đây, rằng chúng ta nên gửi anh ta đến những người
xưng là thày dạy về đức hạnh, và đã cho thấy chính họ là sẵn sàng với bất kỳ một
người Greek nào muốn học, và định và đòi một lệ phí cho việc này?
Anytus: Và những người này ông nói đây là
ai, Socrates?
Socrates: Bạn chắc chắn tự mình biết rằng họ
là những người mà người ta gọi là [những nhà chuyên môn sống bằng giảng dạy thu
học phí,] những sophist [5].
Anytus: Có Heracles chứng giám, hãy im đi,
Socrates. Cầu cho không một ai trong gia đình hoặc bạn bè của tôi, dù là những
công dân hoặc những khách lạ, đừng đủ điên rồ để đi đến những người này và bị họ
làm tổn hại, vì họ rõ ràng gây ra sự hủy hoại và hư hỏng của những người đi
theo họ.
Socrates: Bạn nói thế nghĩa là thế nào,
Anytus? Có phải những người này, chỉ một mình những người là người tuyên bố kiến
thức để làm lợi ích người ta, rất khác với những người khác rằng họ không chỉ
không gây nên lợi ích những gì người ta tin cậy nơi họ, nhưng ngược lại, làm hư
hỏng nó, mặc dù họ rõ ràng mong đợi để kiếm tiền từ quá trình này? Tôi thấy tôi
không thể tin bạn, vì tôi biết rằng có một người, Protagoras [6],
từ kiến thức này của mình đã kiếm được nhiều tiền hơn Phidias, người đã thực hiện
những công trình cao quí rất nổi tiếng như thế, và mười những nhà điêu khắc
khác. Chắc chắn những gì bạn nói là hết sức khác thường, nếu những người đó,
người vá xăng đan cũ và chữa quần áo thành giống như mới, tất sẽ bị tìm ra
trong vòng một tháng, nếu họ giao trả những bộ quần áo và xăng đan trong một
tình trạng tồi tệ hơn khi họ nhận chúng; nếu họ đã làm việc này, họ tất sẽ sớm
chết đói rồi, nhưng toàn bộ xứ Greece đã không ghi nhận trong suốt bốn mươi năm
rằng Protagoras đã làm hư hỏng những người thường xuyên đến với ông, và gửi họ
về trong một tình trạng đạo đức tồi tệ hơn khi ông tiếp nhận họ. Tôi tin rằng
ông đã gần bảy mươi khi ông qua đời, và đã thực hành nghề mình trong bốn mươi
năm. Trong suốt thời gian đó đến ngày nay, danh tiếng của ông đã vẫn chưa bị sứt
mẻ; và không chỉ Protagoras, nhưng một số lớn nhiều những người khác, một vài
người sinh trước ông và một vài người ngày nay vẫn còn sống. Có phải chúng ta
nói rằng bạn chủ trương rằng họ chủ ý lừa dối và gây tổn hại cho giới trẻ, hay
rằng bản thân họ không nhận thức được việc này? Có phải chúng ta có thể giả định
những người đó, vốn một số người cho họ là những con người khôn ngoan nhất, lại
là điên dại như thế đó?
Anytus: Họ không hề điên dại một chút nào,
Socrates. Điều nhiều phần đúng hơn là những người trong giới trẻ đó, người đóng
tiền học cho họ, là người điên dại, và thậm chí còn nhiều hơn nữa, là những người
thân đem ủy thác con trẻ của mình cho họ, và hầu hết tất cả những thành phố đã
cho phép họ đến và không đuổi đi bất kỳ một công dân hoặc khách lạ nào cố gắng
cư xử theo cách này.
Socrates: Có phải một vài nhà sophist đã làm điều sai trái với bạn,
Anytus, hay tại sao bạn khó khăn về họ như thế?
Anytus: Không, Zeus ơi, tôi chưa bao giờ từng
gặp một người nào trong số họ, tôi cũng chẳng cho phép bất kỳ một ai trong dòng
họ tôi làm vậy.
Socrates: Thế bạn hoàn toàn không có một bất
kỳ kinh nghiệm nào với những người này?
Anytus: Và tôi có thể vẫn cứ giữ như thế.
Socrates: Khi đó, ngài khả kính của tôi ơi,
làm sao bạn có thể biết liệu có bất kỳ một gì tốt trong giảng dạy của họ hay
không, nếu bạn hoàn toàn không có kinh nghiệm về nó?
Anytus: Dễ dàng, vì tôi biết họ là ai, bất kể
tôi có kinh nghiệm về họ hay không.
Socrates: Có lẽ bạn là một thuật sĩ, Anytus,
vì tôi tự hỏi, từ những gì chính bạn nói, còn cách nào khác khiến bạn biết về
những việc này. Tuy nhiên, chúng ta hãy đừng cố để tìm ra xem ai là những người
mà nhập đoàn với họ sẽ làm cho Meno thành xấu xa – hãy cho họ là những sophist, nếu bạn thích – nhưng cho chúng
tôi biết, và mang lại lợi ích cho người bạn của gia đình bạn ở đây bằng cách
nói với anh ấy, ai là người mà anh ta nên đi tới trong một thành phố quá lớn rộng
như thế để có được, đến bất kỳ một mức độ đnags giá nào đó, đức hạnh mà tôi mới
vừa mô tả giờ đây.
Anytus: Tại sao chính ông không tự nói cho
anh ta?
Socrates: Tôi đã nhắc đến những người mà tôi
nghĩ là thày dạy của nó, nhưng bạn nói tôi sai, và có lẽ bạn thì đúng. Đến lượt
của bạn nói cho anh ta, trong số những người Athens anh nên đi đến với ai. Hãy
cho anh ấy tên của bất cứ ai mà bạn muốn.
Anytus: Tại sao cho anh ta tên của một cá
nhân? Bất kỳ một người Athens quí phái [7]
nào anh có thể gặp, nếu người ấy sẵn lòng để bị thuyết phục, sẽ làm anh ta
thành một con người tốt hơn so với những nhà sophist sẽ làm được.
(93)
Socrates: Và có phải những người quí phái
này tự động trở thành có đức hạnh, mà không cần học từ bất cứ ai, và có phải họ
có thể dạy những người khác những gì bản thân họ đã không bao giờ học?
Anytus: Tôi tin rằng những người này đã học
được từ những người là người quý phái có trước họ; hay có phải ông không nghĩ rằng
có rất nhiều người tốt trong thành phố này?
Socrates: Tôi tin, Anytus, rằng có nhiều những
người ở đây, là người tốt trong những vấn đề chính trị công quyền, và rằng đã từng
có cũng nhiều những người như thế trong quá khứ, nhưng có phải họ đã là những
thày dạy giỏi về đức hạnh của riêng họ? Đó là điểm chúng ta đang thảo luận,
không phải là liệu có những người tốt ở đây hay không, hay liệu đã có trong quá
khứ hay không, nhưng chúng ta đang điều tra đã một thời gian khá lâu về không
biết đức hạnh có thể giảng dạy được không. Và trong quá trình của sự điều tra,
chúng ta đang tìm hiểu xem không biết những người tốt ngày nay và quá khứ có biết
làm sao để truyền sang cho một người khác đức hạnh mà bản thân họ đã có được,
hay một người không thể truyền tải hoặc không thể tiếp nhận nó được từ một người
khác. Đây là những gì Meno và tôi đã điều tra được một thời gian. Hãy nhìn nó
theo cách này, từ những gì chính bạn đã nói. Không phải bạn sẽ nói rằng
Themistocles [8] là một con người tốt? – Phải. Ngay cả còn là người tốt nhất trong số
những người.
Socrates: Và do đó là một thày dạy tốt về đức
hạnh của chính mình, nếu như có ai là thế?
Anytus: Tôi nghĩ như vậy, nếu như ông ta muốn.
Socrates: Nhưng bạn có nghĩ rằng ông không
muốn một vài người khác thành những người tốt, có danh dự, đáng kính trọng, và
đặc biệt là con trai của chính mình? Hay có phải bạn nghĩ rằng ông ghen tị tức
tối với người này, và đã cố tình không truyền lại cho anh ta đức hạnh của chính
ông? Có phải bạn không nghe rằng Themistocles đã dạy Cleophantus, con trai ông,
để thành một kỵ sĩ giỏi? Anh có thể đứng thẳng trên lưng ngựa và phóng lao từ vị
trí đó, và làm được nhiều sự việc đáng chú ý khác vốn cha anh đã dạy và khiến
anh khéo léo, tinh thông chúng, tất cả những sự việc đó đều đòi hỏi những thày
dạy giỏi. Bạn không nghe điều này từ những bậc cha anh lớn tuổi của bạn? – Tôi
có nghe.
Socrates: Như thế, người ta không thể đổ lỗi
cho đứa con trai là thiếu tài năng tự nhiên[9],
vì sự thất bại của anh ta trong đức hạnh? – Có lẽ không.
Socrates: Nhưng có bao giờ bạn từng nghe ai,
già hay trẻ, nói rằng Cleophantus, con trai của Themistocles, đã là một người tốt
và khôn ngoan trong cùng những theo đuổi tương tự như cha của anh? – Không bao
giờ.
Socrates: Liệu chúng ta có tin rằng ông đã
muốn giáo dục con trai của mình trong những thứ khác đó, nhưng không làm tốt hơn
so với những người láng giềng của ông trong kỹ năng đó mà bản thân ông sở hữu, nếu thực sự đức hạnh có thể dạy được? –
Có lẽ ông không thế đâu, Zeus ơi.
Socrates: Và thế nhưng, như bạn mình đồng ý,
ông là trong số những thày dạy bậc nhất về đức hạnh trong quá khứ. Chúng ta hãy
xem một người khác, Aristeides, con trai của Lysimachus [10]. Bạn không đồng ý rằng ông thì tốt? – Tôi rất đồng ý, chắc chắn.
Socrates: Ông cũng thế, đã cho Lysimachus,
con trai của ông, giáo dục tốt nhất của Athens trong những vấn đề vốn chúng là
công việc làm ăn của những người dạy học, và bạn nghĩ có nghĩ rằng ông đã làm
anh ta thành một người tốt hơn so với bất cứ ai khác? Vì bạn đã từng trong đám
bạn bè của anh ta, và đã thấy anh thuộc loại người nào [11]. Hoặc lấy Pericles [12],
một người với sự khôn ngoan tuyệt vời như vậy. Bạn có biết rằng ông đã nuôi hai
đứa con trai khôn lớn, Paralus và Xanthippus? – Tôi biết.
Socrates: Bạn
cũng biết rằng ông đã dạy họ thành những kỵ binh giỏi như bất kỳ người Athens
nào, rằng ông giáo dục họ trong mỹ thuật, trong thể dục, và trong tất cả những
gì khác nếu đã là vấn đề kỹ năng, để không thua kém bất cứ ai, nhưng có phải
ông đã không muốn làm cho họ thành những người tốt? Tôi nghĩ rằng ông đã làm,
nhưng điều này không thể dạy được. Và bạn đừng có nghĩ rằng chỉ có một vài người
Athens kém cỏi nhất mới không có khả năng trong lĩnh vực này, hãy nhớ lại rằng
Thucydides [13] cũng đã nuôi dạy hai người
con trai đến khôn lớn, Melesias và Stephanus, rằng ông đã giỏi giáo dục họ
trong tất cả những sự việc khác. Họ là những đô vật giỏi nhất ở Athens – ông gửi
gấm một người đến Xanthias, và người kia đến Eudorus, những người được cho là
những đô vật giỏi nhất thời đó, hay bạn không nhớ?
Anytus: Tôi
nhớ tôi đã nghe điều đó.
Socrates: Điều
là chắc chắn rõ ràng, rằng không phải ông đã cho dạy những con trai mình những
gì tốn kém, nhưng đã thất bại để dạy họ những gì chẳng tốn đồng nào – làm họ
thành những người tốt – nếu như điều đó có thể dạy được? Hay có phải Thucydides
có lẽ đã là một người thấp kém, người đã không có nhiều bạn trong số những người
Athens và những đồng minh của Athens? Ông thuộc về một gia tộc lớn; ông có ảnh
hưởng lớn trong thành phố và giữa những người Greek (trong các thành phố) khác,
do đó nếu đức hạnh có thể giảng dạy được, ông hẳn đã tìm thấy người có thể làm
những con trai ông thành những người tốt, có thể là một công dân hoặc một người
khách lạ, nếu bản thân ông không có thời gian vì những bận tâm chính trị của
mình. Tuy nhiên, bạn Anytus ơi, đức hạnh có thể chắc chắn không giảng dạy được.
Anytus: Tôi
nghĩ, Socrates, rằng ông nói xấu người ta một cách dễ dàng. Tôi tất khuyên ông,
nếu ông sẽ nghe tôi, phải nên cẩn thận. Có lẽ ở một thành phố khác cũng thế, và
chắc chắn ở đây, điều là dễ dàng để làm tổn thương người ta hơn để làm lợi ích
cho họ. Tôi nghĩ rằng bản thân ông biết điều đó.
Socrates:
Tôi nghĩ, Meno, rằng Anytus thì tức giận [14], và tôi đã không ngạc nhiên chút nào tất cả.
Anh ta nghĩ, để bắt đầu, rằng tôi vu khống những con người đó, và sau đó anh
tin rằng mình là một trong số họ. Nếu anh ta bao giờ nhận ra vu khống là gì,
anh sẽ dứt tức giận, nhưng bây giờ anh không biết nó. Bạn cho tôi biết, không
phải là có những người xứng đáng trong số những người đồng hương của bạn (ở
Thessaly) hay không? – Chắc chắn.
Socrates:
Nào bây giờ, họ có sẵn sàng tự đưa bản thân họ ra cho tuổi trẻ như những thày dạy?
Họ có đồng ý họ là những thày dạy, và đức hạnh có thể giảng dạy được?
Meno: Không,
Zeus ơi, Socrates, nhưng đôi khi ông sẽ nghe họ nói rằng nó có thể dạy được,
đôi khi khác, rằng nó không thể.
Socrates:
Chúng ta có nên nói rằng họ là những thày dạy về đề tài này, ngay cả khi họ thực
không đồng ý về điểm này? – Tôi không nghĩ vậy, Socrates.
Socrates:
Thêm nữa, bạn có nghĩ rằng những nhà sophist này, những người một mình xưng là
như vậy, là những thày dạy về đức hạnh?
Meno: Tôi
khâm phục điều này nhất trong Gorgias, Socrates, rằng ông sẽ không bao giờ nghe
ông ta hứa hẹn điều này. Thật vậy, ông chế giễu những người khác khi nghe họ
đưa ra tuyên bố này. Ông nghĩ rằng một người nên làm cho người ta thành những
người ăn nói khôn ngoan.
Socrates: Bạn
không nghĩ khi đó, rằng những nhà sophist
là những thày dạy?
Meno: Tôi
không thể nói, Socrates; giống như hầu hết mọi người, có những lúc tôi nghĩ rằng
họ là, có những lúc khác tôi nghĩ rằng họ không phải.
Socrates: Bạn
có biết rằng không phải chỉ có bạn và những người khác trong công chúng có những
lúc nghĩ rằng nó có thể dạy được, những lúc khác nghĩ rằng nó không thể, nhưng nhà
thơ Theognis [15] cũng nói cùng điều tương
tự? – Ở đâu?
Socrates:
Trong bài bi ca của ông: “Ăn và uống với những người này, và giữ cùng bầu đoàn
với họ. Làm vui lòng những người có quyền lực lớn, vì bạn sẽ học sự tốt lành từ
tốt lành. Nếu bạn hòa mình với người xấu bạn sẽ bị mất ngay cả những gì thông
minh bạn đã có”. Bạn thấy rằng ở đây ông nói như thể nếu đức hạnh có thể giảng
dạy được? – Có vẻ nó xem dường như thế.
Socrates: Ở
những nơi khác, ông đã thay đổi một chút: “Nếu điều này có thể làm được”, ông
nói, “và sự thông minh có thể được nhỏ giọt cho thấm nhuần”, bằng cách nào đó
những ai là người có thể làm được điều này “sẽ thu nhận được nhiều những học
phí lớn”, và tiếp tục: “Không bao giờ một đứa con trai xấu sẽ được sinh ra từ một
người cha tốt, vì anh sẽ được những lời khôn ngoan thuyết phục, nhưng bạn sẽ
không bao giờ làm cho một người xấu thành tốt bằng giảng dạy”. Bạn có nhận ra rằng
nhà thơ mâu thuẫn với chính mình trên cùng một đề tài? – Ông có vẻ là thế.
Socrates: Bạn
có thể nào nhắc đến đến bất kỳ một đề tài nào khác, trong đó những người tự
xưng là thày dạy, họ không chỉ không được công nhận như những thày dạy của những
người khác, nhưng không được công nhận chính bản thân họ có kiến thức về nó,
và được nghĩ là nghèo nàn trong chính vấn đề mà họ xưng để dạy? Hoặc bất kỳ đề
tài nào khác trong đó những người được công nhận như những thày dạy xứng đáng
có lúc nói rằng nó có thể giảng dạy được và có lúc nói khác rằng nó không thể?
Bạn có sẽ nói rằng những người đó là người rất mù mờ lẫn lộn về một đề tài, lại
có thể là những thày dạy nó một cách hiệu quả? – Không, Zeus ơi, tôi sẽ không.
Socrates: Nếu
sau đó không phải là những nhà sophist, cũng không phải là người bản thân họ xứng
đáng là những thày dạy của đề tài này, rõ ràng sẽ không có những người khác? –
Tôi không nghĩ rằng có.
Socrates: Nếu
không có những thày dạy, cũng chẳng có những học trò? – Như ông nói.
Socrates: Và
chúng ta đã đồng ý rằng một đề tài mà không có cả những thày dạy cũng chẳng có
những học trò thì không thể dạy dỗ được? – Chúng ta đã đồng ý thế.
Socrates:
Bây giờ, có vẻ như là không có thày dạy về đức hạnh ở bất kỳ đâu cả phải không?
– Đó là như vậy.
Socrates: Nếu
không có những thày dạy, không có những người học? – Điều đó có vẻ như vậy.
Socrates: Vậy
thì đức hạnh không thể giảng dạy được ?
Meno: HIển
nhiên là không, nếu như chúng ta đã điều tra điều này một cách chính xác. Tôi
chắc chắn tự hỏi, Socrates, không biết có phải cũng chẳng có những người tốt
hay không nữa, hoặc, hoặc bằng cách nào những người tốt đi đến thành ra được.
Socrates:
Chúng ta có lẽ là những mẫu người nghèo nàn, bạn và tôi, Meno. Gorgias đã không
giáo dục bạn được xứng đủ, Prodicus cũng không với tôi. Sau đó chúng ta, dẫu bất
kể giá nào, phải chuyển chú ý của chúng ta về chính bản thân chúng ta, và tìm một
ai đó là người, trong vài cách nào đó, sẽ làm chúng ta thành tốt hơn. Tôi nói
điều này theo quan điểm của sự điều tra gần đây của chúng ta, vì điều là vô lý
lố bịch nếu chúng ta thất bại, không thấy được rằng không phải là chỉ dưới sự
hướng dẫn của kiến thức mà người ta thành công trong những công việc của họ, và
có lẽ đó là lý do tại sao kiến thức về những người tốt đi đến thành thế nào, kiến
thức đó thoát khỏi chúng ta.
Meno: Ông
nói thế có nghĩa thế nào, Socrates?
Socrates:
Tôi nói với nghĩa này: Có phải chúng ta đã đúng khi đồng ý rằng những người tốt
phải là mang lại lợi ích, và rằng điều này không thể nào khác được. Không phải
như vậy sao? – Phải.
Socrates: Và
rằng họ sẽ mang lại lợi ích, nếu họ cho chúng ta những hướng dẫn chính xác trong
những công việc của chúng ta. Về điều này chúng ta cũng đã đúng để đồng ý, phải
không? – Phải.
Socrates:
Nhưng rằng người ta không thể hướng dẫn một cách chính xác nếu không có kiến
thức; đồng ý của chúng ta với điều này có thể có lẽ là không chính xác. – Ông
nói thế có nghĩa thế nào?
Socrates:
Tôi sẽ nói cho bạn nghe. Một người là người biết đường để đi đến thành Larissa [16],
hoặc bất cứ nơi nào nếu bạn thích, và đã đến đó và hướng dẫn những người khác,
chắc chắn sẽ hướng dẫn họ giỏi và chính xác? – Chắc chắn.
Socrates:
(Thế còn) Nếu một ai đó đã có một ý kiến đúng về phần đường đi tới, nhưng đã
chưa từng đi đến đó và cũng không thực sự có kiến thức về nó, không phải người
này cũng sẽ dẫn đường chính xác? – Chắc chắn.
Socrates: Và
miễn là chừng nào người này có ý kiến đúng về điều vốn những người khác có kiến
thức, ông sẽ không là một người hướng dẫn tồi tệ hơn một người nào là người
có hiểu biết, vì ông đã có một ý kiến đúng, mặc dù không phải kiến thức. –
Không cách nào tồi tệ hơn.
Socrates:
Như thế, ý kiến đúng thì không cách nào là một hướng dẫn tồi tệ cho hành động
chính xác, hơn là kiến thức. Chính điều này khiến chúng ta bỏ qua trong điều
tra của chúng ta về bản chất của đức hạnh, khi chúng ta nói rằng chỉ có kiến thức
có thể dẫn đến hành động đúng, vì ý kiến đúng cũng có thể làm như vậy được. –
Nó có vẻ thế.
Socrates:
Như thế, ý kiến đúng là không kém hữu ích hơn kiến thức?
Meno: Vâng,
đến mức độ này, Socrates. Nhưng người có kiến thức sẽ luôn luôn thành công,
trong khi ai là người có ý kiến đúng sẽ chỉ có những lần thành công.
Socrates: Bạn
nói thế có nghĩa thế nào? Sẽ có phải là người có ý kiến đúng, miễn là chừng
nào ý kiến của người ấy đúng, không luôn luôn thành công?
Meno: Điều
đó xem dường là thế bởi tất yếu, và nó làm cho tôi tự hỏi, Socrates, đây là điều
xảy ra như thế, tại sao kiến thức lại được đánh giá cao hơn rất nhiều so với ý
kiến đúng, và tại sao chúng là khác nhau.
Socrates: Bạn
có biết lý do tại sao bạn tự hỏi, hoặc tôi phải cho bạn biết? – Bằng mọi cách
xin cho tôi biết.
Socrates: Đó
là bởi vì bạn đã không quan tâm đến những bức tượng của Daedalus, nhưng có lẽ
không có tượng nào của ông trong Thessaly. [17]
Meno: Ông
nghĩ gì trong đầu khi nói điều này?
Socrates: Rằng
chúng cũng thế, bỏ chạy và trốn thoát nếu người ta không buộc chúng xuống,
nhưng vẫn ở lại tại chỗ nếu bị buộc xuống đấy. – Như thế, thì sao?
Socrates:
Mua được một tác phẩm không bị buộc chặt của Daedalus thì không có nhiều giá trị,
giống như mua một nô lệ bỏ chạy, vì nó sẽ không ở lại, nhưng nó có nhiều giá trị
nếu nó bị buộc chặt, vì những tác phẩm (như thế) của ông thì rất đẹp. Tôi đang
nghĩ gì khi tôi nói điều này? Về những ý kiến đúng. Đối với những ý kiến
đúng, miễn là chừng nào chúng còn ở lại, là một điều tốt đẹp và tất cả chúng
làm là tốt lành, nhưng chúng không sẵn sàng để ở lại lâu dài, và chúng chạy
thoát khỏi não thức của một người, như thế khiến chúng không có nhiều giá trị
cho đến khi người ta buộc chúng xuống bằng cách cho chúng một giải thích về lý
do tại sao. Và đó, Meno bạn của tôi, là sự nhớ lại, như chúng ta đã đồng ý trước
đó. Sau khi chúng bị buộc xuống, trước tiên chúng chuyển sang thành kiến thức,
và sau đó chúng tồn tại mãi mãi [18].
Đó là lý do tại sao kiến thức được đánh giá cao cao hơn so với ý kiến chính
xác, Meno, và kiến thức khác với ý kiến chính xác ở tư thế được trói chặt,
ghì xuống.
Meno: Vâng,
Zeus ơi, Socrates, nó có vẻ là một gì đó như thế.
Socrates: Thật
vậy, tôi cũng thế, tôi nói như một người không có kiến thức nhưng chỉ phỏng
đoán. Tuy nhiên, tôi chắc chắn không nghĩ tôi đang phỏng đoán rằng ý kiến đúng là một
điều khác biệt với kiến thức. Nếu tôi có xác nhận biết bất cứ gì nào khác – và
chỉ về một ít sự việc tôi sẽ làm chuyện xác nhận như thế – tôi sẽ đặt điều này xuống
như một trong những điều tôi biết. – Đúng như vậy, Socrates.
Socrates: Tốt,
vậy thì, có phải là không đúng rằng khi ý kiến đúng hướng dẫn tiến trình của
mọi hành động, nó làm không tồi tệ hơn kiến thức? – Tôi nghĩ ông cũng đúng về
điều này.
Socrates: Ý
kiến đúng, sau đó, thì không thua kém kiến thức, cũng không kém hữu ích trong
sự hướng dẫn những hành động, cũng không phải rằng người có nó thì có ít hơn so
với người có kiến thức. – Đó là như vậy.
Socrates: Và
chúng ta đã đồng ý rằng con người tốt thì mang lợi ích. – Phải.
Socrates:
Như thế, sau đó, không chỉ qua kiến thức mà còn qua ý kiến đúng, khiến những
con người thành tốt, và khi họ tốt, họ mang lại lợi ích cho những thành phố của
họ; và không phải kiến thức cũng chẳng phải ý kiến đúng đến con người bởi tự
nhiên, nhưng đều được thu tập – hay bạn nghĩ rằng một trong hai này đi đến bởi
tự nhiên? – Tôi không nghĩ vậy.
Socrates:
Sau đó, nếu chúng không đến bởi tự nhiên, những người (tốt) như vậy cũng không
phải bởi bản chất tự nhiên. – Chắc chắn là không.
Socrates: Vì
sự tốt lành không đến bởi tự nhiên, chúng ta tiếp theo đã hỏi rằng không biết
nó có thể dạy được không. – Phải.
Socrates:
Chúng ta đã nghĩ rằng nó có thể dạy được, nếu nó là kiến thức? – Phải.
Socrates: Và
rằng nó đã là kiến thức nếu nó có thể dạy được? – Khá như vậy.
Socrates: Và
rằng nếu đã có những thày dạy của nó, nó có thể dạy được, nhưng nếu đã không
có, nó không thể dạy được? – Đó là như vậy.
Socrates: Và
sau đó, chúng ta đã đồng ý rằng đã không có những thày dạy của nó? – Chúng ta
đã đồng ý.
Socrates:
Như thế, chúng ta đã đồng ý rằng nó không thể dạy được, cũng không là kiến thức?
– hoàn toàn là vậy,
Socrates:
Nhưng chúng ta chắc chắn đồng ý rằng đức hạnh là một điều tốt? – Phải.
Socrates: Và
rằng điều gì nếu hướng dẫn một cách chính xác là cả hai, vừa hữu dụng và tốt? –
Chắc chắn.
Socrates: Và
rằng chỉ hai điều này, tin tưởng đúng thực và kiến thức, hướng dẫn chính xác;
và rằng nếu một người có được những điều này, ông đem cho sự hướng dẫn chính
xác. Những sự vật việc mà sau cùng quay ra thành đúng bởi một vài ngẫu nhiên
may mắn, không phải do sự hướng dẫn của con người, nhưng nơi nào có sự hướng dẫn
chính xác của con người, đó là do hai sự việc, tin tưởng đúng thực và kiến thức.
– Tôi nghĩ đó là thế.
Socrates:
Bây giờ, vì nó không thể dạy được, đức hạnh có vẻ thôi không còn là kiến thức?
– Nó có vẻ không.
Socrates:
Như vậy, một trong hai điều tốt đẹp và hữu dụng đã được loại trừ, và kiến thức
không phải là điều hướng dẫn trong những vấn đề chính trị công quyền. – Tôi
không nghĩ vậy.
Socrates: Như
vậy, nó không phải là bởi một vài loại của trí tuệ khôn ngoan, hoặc bởi tư cách
khôn ngoan, khiến những người như thế chỉ huy những thành phố của họ, những người
thuộc loại như Themistocles và những người mới vừa được Anytus nhắc đến? Đó là
lý do tại sao họ không thể làm những người khác là giống như bản thân họ, bởi
vì những gì họ là không phải kiến thức làm nên.
Meno: Nó xảy
ra có lẽ như ông nói, Socrates.
Socrates: Do
đó, nếu nó không phải là qua kiến thức, sự thế chỗ duy nhất tương ứng cho nó,
đó là bằng phương tiện của ý kiến đúng vốn những chính khách đi theo tiến
trình đúng cho những thành phố của họ. Nhìn theo phương diện kiến thức, họ
không khác gì với những thầy bói và những nhà tiên tri. Họ cũng thế, họ nói nhiều
những sự vật việc đúng, khi được (thần linh) truyền cảm hứng, nhưng họ không có
kiến thức về những gì họ đang nói. – Đó có lẽ là như vậy.
Socrates: Và
như vậy, Meno, có phải là đúng để gọi những người này siêu phàm, người với
không bất kỳ sự hiểu biết nào, là đúng nhiều ở những gì quan trọng, trong những
gì họ nói và làm? – Chắc chắn.
Socrates:
Chúng ta sẽ là đúng để cũng gọi những thầy bói và những nhà tiên tri đó là siêu
phàm, mà chúng ta vừa nhắc đến, và tất cả những nhà thơ, và chúng ta cũng nên gọi
những người nổi tiếng đó, cũng không kém siêu phàm và ít nhận được cảm hứng, họ
là những người cũng, không ít, chịu ảnh hưởng và là sở hữu của những vị gót, khi
những bài phát biểu của họ dẫn đến thành công trong nhiều những vấn đề quan trọng,
mặc dù họ không có kiến thức về những gì họ đang nói. – Khá là như vậy.
Socrates: Phụ
nữ cũng thế, Meno, gọi những người đàn ông tốt là siêu phàm, và những người
Sparta, khi họ tán dương một ai đó, nói “Người đàn ông này thì siêu phàm”.
Meno: Và xem
dường họ là đúng, Socrates, mặc dù có lẽ Anytus ở đây, sẽ khó chịu với ông vì
nói như vậy.
Socrates:
Tôi không bận trí về điều đó; chúng ta sẽ nói chuyện với anh ta lần nữa, nhưng
nếu chúng ta đã đúng ở đường lối trong đó chúng ta đã nói chuyện và điều tra trong
toàn bộ thảo luận này, đức hạnh tất không là một căn cơ bẩm sinh, cũng không dạy
được, nhưng đến với những ai là người có được nó như một món quà từ những vị
gót, vốn không có sự hiểu biết đi kèm, trừ khi nếu có một ai đó trong số những
chính khách của chúng ta là người có thể thay đổi một người nào khác vào thành
một chính khách. Nếu đã có một như thế, có thể nói được người ấy là giữa những người
sống, như Homer đã nói về Tiresias đã giữa những người chết, cụ thể là, rằng “ duy
nhất người ấy giữ lại được khôn ngoan của mình trong khi những người khác vụt bay
đi như những cái bóng.” [19] Trong cùng một cách thức, một người
giống như thế, nhìn theo hướng liên quan đến đức hạnh, ở đây cũng là thực tại
duy nhất, so sánh được, như nó đã là, với những cái bóng.
Meno: Tôi
nghĩ rằng đó là một cách hay tuyệt để nói về nó như thế, Socrates.
Socrates: Nó
theo đến từ suy luận này, Meno, rằng đức hạnh xuất hiện ra như có mặt trong trong
những ai đó trong chúng ta, người có thể có được nó, như một món quà từ những vị
gót. Chúng ta sẽ có kiến thức rõ ràng về điều này, trước khi chúng ta điều
tra xem nó đi đến có mặt trong những người nam như thế nào, khi chúng ta trước
tiên cố gắng để tìm hiểu xem đức hạnh trong bản thân nó là gì. Nhưng bây giờ đã
đến lúc tôi phải đi. Bạn hãy thuyết phục người bạn khách Anytus của bạn ở đây về
chính những điều này, vốn bản thân bạn đã được thuyết phục về chúng, ngõ hầu rằng
anh ta có thể là dẫn dắt được, biết nghe theo hơn. Nếu bạn thành công, bạn sẽ cũng
ban cho những người Athens một phúc lợi.
Plato
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Nov/2014)
[1] inscribing the area inside a
circle: Plato không cho
chúng ta đầy đủ chi tiết để có thể định rõ bài toán hình học ông có trong đầu ở
đây, nên chúng ta chỉ có thể phỏng đoán; nhưng thực ra, bài toán không là điều
quan trọng với ông, những tất cả quan trọng là ông cho chúng ta một minh họa về
sự biện luận trên một giả định (assumption) hay như thuật ngữ trong toán học
(và khoa học) là một giả thuyết (hypothesis)
[2] [Bản dịch ở đây theo sự giải thích của
T.L. Heath, Một lịch sử của Toán học
Greek (Oxford: Clarendon Press, 1921), vol. 1 pp. 298 ff.]
[3] [Anytus là một trong những người tố cáo của
Socrates tronng phiên tòa của ông. Xem Apology
23e.] Ông là một nhà chính trị, phái dân chủ, của Athens; là tư lệnh quân sự của
cuộc viễn chinh đến Pylos năm 409 TCN, bị thất bại và do đó ông đã bị truy tố
ra toà. Bị ba mươi nhà độc tài (bao gồm cả chú và anh em họ của Plato) trục xuất,
nhưng sau đó, Anytus đã giúp Thrasybulus, mang lại chế độ dân chủ về cho Athens
[4] Rõ ràng, như ở đây và tiếp sau, Socrates dùng “tốt” thay cho “đức hạnh” (areté)
[5] sophist (sophistēs) gốc từ sophia, và sophos): thông
minh hay/và khôn ngoan.
Các nhà sophist là những học giả trí thức,
thường cũng là những giáo sư chuyên môn lưu động và thường xuyên lui tới Athens
và những thành phố Greece khác trong nửa sau thế kỷ thứ 5 TCN. Thu một khoản
học phí, các nhà sophist cung cấp cho những người Greek trẻ tuổi và giàu có một
giáo dục về aretē (đức hạnh, hay xuất
sắc), do đó đạt được sự giàu có, và nổi tiếng, và cũng khơi dậy ác cảm. Trước
thế kỷ thứ 5 TCN, aretē đã chủ yếu
liên kết với đức hạnh của giới chiến binh quý tộc, như lòng can đảm và sức mạnh
thể chất. Trong Athens dân chủ của nửa sau thế kỷ thứ 5 TCN, tuy nhiên, aretē đã ngày càng hiểu như khả năng gây
ảnh hưởng của một công dân trong những hội họp chính trị, bằng vào thuật thuyết
phục, tài hùng biện; phong trào giáo dục của những sophist đều phát triển và
khai thác sự thay đổi quan niệm này. Những người nổi tiếng nhất trong số những sophist, nay còn được biết là:
Protagoras, Gorgias, Antiphon, Hippias, Prodicus và Thrasymachus.
Chỉ có một
số ít các bản văn của những sophist đã sống sót, và hầu hết những gì chúng ta
biết về những sophist rút ra từ những lời chứng hạng nhì, thuật lại gián tiếp,
hay những mảnh vụn của những văn bản đã mất từ lâu, và những mô tả tổng quát,
đặc biệt có tính chất thù địch, nhiều ác cảm với họ, trong những đàm thoại của
Plato. Chính do ảnh hưởng này của Plato và Aristotle, khiến từ ngữ sophist đã đi đến sử dụng với ý chỉ vào
lý luận nguỵ biện, trí tuệ xảo trá và
đạo đức bất chính, do đó; chúng ta đã (lầm lẫn) dịch sophist là nhà ngụy biện
(theo Tàu: 诡辩学家: quỉ biện học gia)
[6] Protagoras
người thành Abdera (c. 490-420 TCN) là nhân vật nổi bật nhất trong những
sophist, và qua Plato, chúng ta biết ông là người đầu tiên thu học phí, với
danh hiệu sophist (Protagoras,
349a). Mặc dù có ác cảm với những sophist, nhưng Plato trình bày Protagoras như
một khuôn mặt với nhiều thiện cảm và trang nghiêm đáng kính. Protagoras đã dạy
học trong hơn 40 năm, được kể là tự nói mình đã dạy người ta về “đức hạnh”, để
hướng dẫn đời sống hành ngày. Một trong những khía cạnh khác của cuộc đời và việc
làm đáng chú ý của Protagoras, là liên hệ thân cận giữa ông và Pericles (c.
495-429 TCN) vị tướng lãnh và nhà chính trị vĩ đại của Athens. Pericles, chính
khách có ảnh hưởng nhất của Athens trong hơn 30 năm, gồm cả hai năm đầu cuộc
chiến Peloponnesian, cho thấy đã có và giữ tôn kính với những triết gia và những
nhà sophist, và đặc biệt Pericles đã giao cho Protagoras công việc soạn thảo hiến
pháp cho thành phố Thurii, một thuộc địa của Athens tại Italy, năm 444 TCN.
Protagoras dường như đã viết nhiều tác phẩm, tất cả đều đã mất. Chỉ hai trong số
đó chúng ta có vài hiểu biết nhất định là Alethia (Chân lý) và Peritheon
(Về những vị gót), qua một vài mảnh văn được ghi chép như những trích dẫn trong
các tác phẩm của các tác giả khác về sau, như Plato, Aristotle, Diogenes Laërtus
và Sextus Empiricus.
Protagoras đã đóng góp cho triết học
một phương pháp tìm kiếm một biện luận tốt hơn, bằng phương pháp loại trừ: loại
bỏ dần những luận chứng kém, hoặc khó có khả năng thực hành, hoặc có những mâu
thuẫn (antilogy). Tuyên bố của ông là có thể “làm những trường hợp tồi tê, nặng
hơn, thành nhẹ hơn, tốt hơn” là nói về kỹ năng ăn nói trước ông chúng, thuật
hùng biện, có ích lợi rất thực tiễn cụ thể, khi xử dụng trong những hội họp
chính trị, hay kiện tụng tư pháp, trong những cơ chế dân chủ của Athens, nhưng
có lẽ nó cũng có tiềm năng để dễ xử dụng vào những mục tiêu không chính đáng;
những lạm dụng của thuật hùng biện trước công chúng dẫn đến những hệ quả xem dường
là những gì người Athens coi là nghiêng sang bất công hoặc bào chữa cho thiếu đạo
đức, và có lẽ cũng do đấy, đã làm mất lòng tin trong xã hội vào những nhà
sophist.
Mặc dù chỉ còn những trích dẫn
ngoài nội dung đã thất lạc của nó, trong một tác phẩm sau này, câu nói nổi tiếng
nhất của ông bắt nguồn từ Alethia, thường gắn liền với tên tuổi ông:
“Con người là thước đo của tất cả mọi sự vật việc: về những gì có, rằng chúng
có thế nào, và về những gì không có, rằng chúng không có thế nào” (Nếu sự việc
là thế vì chúng ta nghĩ chúng là thế). Một câu khác của Protagoras, trích dẫn
trong Diogenes Laërtus: “Có hai mặt trong mỗi câu hỏi”. Đây là những phát biểu
ngắn gọn xem như trong quan điểm của thuyết Chân lý tương đối (Relativism
- không có gì là hoàn toàn tốt hay xấu, đúng hay sai, và rằng sau cùng, không
có chân lý tổng quát hay khách quan), hay đúng hơn, thuyết đạo đức tương đối
(Moral Relativism). Khái niệm của ông rằng phán đoán và hiểu biết là một cách
nào đó liên quan đến người xét đoán hay có hiểu biết đó (và thực tế là có nhiều
những quy mô, những mức độ khác nhau của Tốt và Xấu, cũng nhiều như số những cá
nhân khác biệt trên thế giới), đã được biết đến như là thuyết Đạo đức chủ quan
(Ethical Subjectivism), có rất nhiều ảnh hưởng và vẫn đang được thảo luận rộng
rãi trong triết học hiện đại.
Trong tác phẩm bị mất Peritheon,
Protagoras đã viết: “Liên quan đến các vị gót, tôi không có phương tiện nào để
biết liệu họ có hiện hữu hay không, hay họ thuộc loại giống như thế nào, vì sự
tối tăm của đối tượng, và sự ngắn ngủi của đời người”. Đây là một phát biểu
cũng mạnh mẽ như bất kỳ phát biểu nào của những triết gia theo thuyết không-thể-biết
(Agnosticism) ngày nay, và chắc chắn đã gây chấn động trong thời ông.
[7] Gentleman: quí ông: ở
đây, theo nghĩa nguyên thủy, chỉ người thuộc giai tầng cao nhất trong xã hội,
thường là người dòng dõi quí tộc
[8] Themistocles: (Khoảng 530–462 TCN). Một
nhà chỉ huy quân sự vĩ đại của Athens trong trận chiến tranh thứ hai chống lại
Persia (490-489), và một trong những chính khách chính yếu đã thiết lập Athens với
tiềm năng mở ra sự vĩ đại của nó sau đó. Cleophantus: con trai của
Themistocles, nổi tiếng là một đứa trẻ hư hỏng vì quá được nuông chiều.
[9] Nature (phusis): bản chất tự nhiên, Socrates nhắc đến nguồn gốc Menon hỏi
là có thể có hay không, của đức hạnh, trong câu hỏi mở đầu.
[10] Aristeides: một nhà chính trị Athens nổi tiếng, prominent along
with his political rival Themistocles in the second Persian invasion of
480–479, and called ‘the Just’ for his equitable treatment of Athenian allies.
[11] Lysimachus: một người quí tộc Athens giàu có nhưng tầm thường.
Aristeides là con của ông, một thời gian đã là thuộc nhóm những người thân cận,
đi theo Socrates.
[12] Pericles: c.495–429, một nhà chính trị lỗi lạc, and the virtual
ruler of supposedly democratic Athens from about 450 until his death from the
plague. Paralus cùng Xanthippus,
hai con trai của Pericles, đều chết trong trận dịch năm 429 TCN.
[13] [Không phải sử gia Thucydides, nhưng con
trai của Melesias, một chính khách Athens, cũng là một người chống đối Pericles,
và bị loại trừ (trục xuất khỏi Athens) năm 440 TCN]
was an aristocrat
of high principle and conservative views who opposed the plans of Pericles for
enriching and adorning Athens.
[14] Anytus is angry: không
hoàn toàn rõ ràng vì sao. Socrates, như trên, không nói gì đặc biệt đến làm mất
lòng. Nhưng Plato muốn chúng ta nhớ rằng Anytus sẽ là một trong những người
khởi tố Socrates, và như thế để nhấn mạnh vào tính bi quan chủ yếu – ngay cả bi
kịch – của những đàm thoại trước đó (về thân thế Socrates). Socrates đã là một
con người tốt đẹp, với một sứ mệnh cao cả, nhưng tất cả ông thực sự thành công
trong việc làm đã là gây bực tức cho những người Athens, đồng bào của ông,
những người sau đó đã lên án và buộc ông tội chết.
[15] [Theognis là một nhà thơ của giữa thế kỷ
thứ sáu TCN, những trích dẫn dưới đây là những dòng 33-36 và 434-38 (Diehl) của
elegies của ông.]
[16] Thủ phủ của
xứ Thessaly, của Meno
[17] Daedalus (thần thoại Greek): một người thợ thủ
công điêu luyện, một nhà phát minh, và là người đã vẽ kiểu và dựng kiến trúc Labyrinth
trên đảo Crete, thật kỳ ảo rắc rối, một khi vào không thể tìm lối ra, để giam
giữ quái vật Minotaur. Sau này, chính Daedalus bị cầm tù trong Labyrinth
này, và để vượt ngục, ông trổ tài phát minh, dùng dây bện, lông vũ và sáp làm
những cánh như của loài chim. Ông và con trai Icarus, dùng những cánh chim nhân
tạo này, bay lên cao và đã thoát khỏi đảo Crete. Tên gọi Daedalus có nghĩa là
“tài tình” hay “thông minh”. Khi Daedalus sống ở Athens, nổi tiếng là một người
làm tượng thần kỳ, những tượng do Daedalus làm, khác trước, không đắp chân tay
dính chặt vào thân mình; nhưng thường đắp tay chân tượng trong những tư thế cử
động, tách biệt với thân, và Daedalus tạo những đường nét linh động như sống thật,
tương truyền mỗi khi tượng làm xong, phải buộc chặt, trói tượng xuống đất, để
giữ chúng, nếu không chúng sẽ đi mất.
Tại sao biết rằng p thì tốt/hay hơn là một tin
tưởng, một ý kiến đúng rằng p?
The question why
knowledge is distinctively valuable has an important historical precedent in
Plato's Meno in which Socrates raises the question of why knowledge is more
valuable than mere true belief. Initially, we might appeal to the fact that
knowledge appears to be of more practical
use than true belief in order to mark this difference in value, but, as
Socrates notes, this claim is far from obvious on closer inspection. After all,
a true belief about the correct way to Larissa is surely of just as much
practical use as knowledge of the way to Larissa—both will get us to our
destination. Given that we clearly do value knowledge more than mere true belief,
the fact that there is no obvious explanation of why this should be so creates
a problem. We will call the issue of why knowledge is more valuable than mere
true belief, the Meno problem.
Plato's own solution to
this problem was to argue that the property distinctively possessed by
knowledge is that of being ‘tied-down’ to the truth, like the mythical tethered
statues of Daedalus which were so life-like that they were tied to the ground
to ensure that they did not run away. In contrast, mere true belief, argues
Plato, is apt to run away and be lost. Put more prosaically, the point being
made here is that knowledge, unlike mere true belief, gives one a confidence
that is not easily lost, and it is this property that accounts for the
distinctive value of knowledge over mere true belief. Plato’s
explanation consists then in insisting on the stability of knowledge in
comparison to true belief. Briefly said, when one possesses one piece of
knowledge about the way to go Larissa, one is less likely to abandon one’s
belief if the road seems to take the wrong direction. When one possesses
knowledge, one is more confident, one is less easily destabilized and this is the reason why it is better to know
that p than to believe truly that p.
Plato was concerned by the different
practical value of knowledge in comparison to true belief. The contemporary
debate focuses on the distinctive epistemic values of knowledge and true
belief. This means that a contemporary solution will try to appeal exclusively
to epistemic values —mainly truth— and not to practical values —as utility— to
explain why it is better to possess knowledge than mere true belief. Then, the
contemporary debates is not perfectly pointed by our initial question but more
accurately by the following:
(Q) Tại sao, về tri thức, biết rằng p thì tốt hơn có được một tin
tưởng đúng, một ý kiến đúng rằng p
Một lý thuyết về tri thức đúng nghĩa
và thoả đáng phải trả lời câu hỏi cơ bản này.
[18] Tôi theo bản Cambridge, khi dịch sang tiếng Việt, rõ nghĩa hơn: “once
they are fastened, in the first place they turn into knowledge, and in the
second, are abiding”.
[19] [Odyssey x.494-95.]