Saturday, February 15, 2014

Richard Dawkins – Huyễn Tưởng Gót (24)


Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins

(The God Delusion)

(tiếp theo ...)








Chương 9 (tiếp theo)

Nhũng lạm Ngược đãi Thể xác và Tâm trí

Ngày nay, nay, nhũng lạm ngược đãi trẻ em của giới thày chăn chiên có nghĩa là nhũng lạm về tình dục, và ở bắt đầu, tôi cảm thấy buộc phải đưa toàn bộ vấn đề nhũng lạm tình dục vào tỉ lệ tương xứng và xong xuôi cho khỏi vướng lối. Có những người khác đã ghi nhận rằng chúng ta sống trong một thời có tâm lý quá căng thẳng đến mất kềm chế đối với tệ nạn nhiễu loạn tính dục có đối tượng là trẻ em, một tâm lý bầy đàn của đám đông hỗn loạn, gợi nhắc đến những cuộc truy lùng “phù thủy” năm 1692 ở Salem. Tháng 7/2000, tờ News of the World, đã được tôn lên rộng rãi trong cạnh tranh ngang ngửa như là tờ báo kinh tởm nhất nước Anh, đã tổ chức một chiến dịch “nêu tên và làm nhục”, và đã dừng lại chỉ thiếu một bước nữa là đi đến việc kích động những người tự dành pháp luật vào tay mình, để hướng bạo động trực tiếp chống lại những kẻ có khuynh hướng tâm lý ham muốn tình dục với trẻ em. Nhà của một y sĩ chuyên khoa nhi đồng cho bệnh viện đã bị những cuồng tín tấn công, họ không hiểu biết được khác biệt giữa một y sĩ nhi khoa và một kẻ có khuynh hướng ham muốn tình dục với trẻ em [1]. Tâm lý quá căng thẳng của đám đông hỗn loạn với những kẻ mắc bệnh ấu dâm, đã đạt đến những tỷ lệ của những bệnh dịch, và đã đẩy những người làm cha mẹ tới sự hoảng loạn. Những (trẻ em như) Just William của ngày nay, những Huck Finn của ngày nay, những Swallow và những Amazon của ngày nay [2] đều bị tước mất quyền tự do đi lang thang, vốn đã là một trong những thú vui của tuổi thơ ở những thời trước (trong khi, như trái ngược với nhận hiểu, nguy cơ thực tế của nhũng lạm về tình dục thời đó thì có lẽ không kém hơn ngày nay).



Để công bằng với tờ News of the World, thời điểm khi nó mở chiến dịch, những cuồng nộ giận dữ đã do một vụ giết người thực sự kinh hoàng đánh thức, với nạn nhân là một em bé gái tám tuổi, bị bắt cóc ở Sussex. Tuy nhiên, đó rõ ràng là bất công để mang đến một báo thù, vốn phù hợp chỉ với một thiểu số rất nhỏ những kẻ có dâm tính và cũng là kẻ giết người, cho tất cả những kẻ chỉ có khuynh hướng ham muốn tình dục với trẻ em. Tất cả ba trường nội trú tôi đã theo học, đều có những thày giáo có tình cảm với những em trai nhỏ vượt quá những giới hạn thích đáng. Quả thực đó là đáng chê trách. Tuy nhiên nếu năm mươi năm sau, họ bị những kẻ có tâm lý căng thẳng, hoặc luật sư săn đuổi, xem họ như không khác hơn những kẻ giết trẻ em, tôi đã cảm thấy bắt buộc để đến biện hộ cho họ, ngay cả như nạn nhân của một trong số họ (một kinh nghiệm ngượng ngùng, nhưng dẫu sao vô hại).

Hội Nhà thờ Catô Lamã đã phải gánh một phần lớn nặng về những nhục nhã như vậy, trở ngược về trước. Tôi không thích Hội nhà thờ Catô Lamã với những lý do tất cả thuộc nhiều loại khác nhau. Nhưng tôi còn không thích sự bất công nhiều hơn, và tôi không thể không tự hỏi phải chăng một tổ chức như vầy đã bị vẽ thành ác quỉ đáng tởm một cách không công bằng từ vấn đề này, đặc biệt là ở Ireland và Mỹ. Tôi giả sử công chúng đã đổ thêm một vài oán giận xuống từ sự đạo đức giả của những thày chăn chiên, vốn sinh sống chuyên nghề của họ chủ yếu dành trọn vào sự khơi dậy cảm xúc phạm tội, về “tội lỗi”. Sau đó, có việc lạm dụng sự tin cậy từ một khuôn mặt thuộc giới uy quyền, những người mà những trẻ em đã sớm được dạy dỗ phải tôn kính từ thuở còn thơ. Những oán giận đổ thêm vào như vậy, nên làm chúng ta tất cả phải cẩn thận, đừng phán xét vội vàng. Chúng ta cần phải nhận biết dè chừng sức mạnh đáng kể của não thức để pha trộn xào nấu sai lạc thành những kỷ niệm giả tạo, đặc biệt là khi được – những nhà trị liệu tâm lý không màng tới đạo đức và những luật sư cãi thuê lấy tiền – tiếp tay. Nhà tâm lý học Elizabeth Loftus cho thấy đã có can đảm lớn, trước những chú tâm gắn kèm đầy thù hận, trong việc chứng minh là đã dễ dàng như thế nào để người ta pha trộn xào nấu những ký ức, dẫu chúng là hoàn toàn giả tạo, nhưng dường như, với nạn nhân, mỗi mảnh kỷ niệm của nó như thật là những ký ức sống thực [3]. Điều này thì hết sức phản-trực giác, khiến lời khai sai lầm nhưng chân thành của nhân chứng có thể dễ dàng ảnh hưởng tới phán xét, xoay chuyển bồi thẩm đoàn.


Trong trường hợp đặc biệt cụ thể của Ireland, ngay cả nếu không xảy ra sự lạm dụng tình dục, sự tàn bạo của dòng “Tu huynh Kitô” [4], chuyên giữ trách nhiệm về giáo dục cho một tỷ lệ đáng kể dân số phái nam của đất nước này, là đã thành huyền thoại. Và cũng có thể nói cùng một điều như vậy với những nữ tu, những “sơ” sa đích tàn nhẫn một cách bệnh hoạn, là những người điều hành những trường học dành cho phái nữ của Ireland. Nhà Cứu tế Magdalene khét tiếng, chủ đề trong phim The Magdalene Sisters của Peter Mullan, đã vẫn tiếp tục hiện hữu cho đến tận cuối năm 1996. Bốn mươi năm trôi qua, dẫu muốn đền bù cho những vụ đánh đòn roi vọt (công khai) cũng còn khó hơn những vụ mày mò sờ soạng dâm dục (âm thầm vụng trộm), và không thiếu những luật sư tích cực mời tìm khách hàng từ những nạn nhân, là những người có thể nếu không thế, đã chẳng quay về quá khứ xa xôi để cào bới rác. Có vàng trong chúng, trong những dò dẫm sờ soạng đã qua đi quá lâu rồi, trong phòng thay quần áo ở nhà thờ – một vài trong số chúng, thực sự, đã quá lâu rồi khiến những người bị cáo buộc phạm tội có thể nay đã chết, và không thể trình bày mặt kia của câu chuyện. Hội nhà thờ Catô trên toàn thế giới đã chi ra hơn một tỷ đô la tiền bồi thường [5]. Bạn có thể gần như ái ngại thông cảm với họ, nhưng chỉ cho đến khi bạn nhớ lại rằng tiền này của họ trước hết đã từ đâu mà đến.

Một lần, trong phần đối thoại sau một bài nói chuyện ở Dublin, đã hỏi tôi nghĩ gì về những trường hợp lạm dụng tình dục của giới thày chăn chiên Catô vừa được công bố rộng rãi ở Ireland. Tôi trả lời rằng, khủng khiếp như xìcăngđan lạm dụng tình dục, không còn phải nghi ngờ gì, nhưng có thể biện luận được là thiệt hại của nó vẫn còn thua nếu đem so với thiệt hại tâm lý lâu dài đã gây ra đầu tiên tất cả bởi sự nuôi dạy trẻ con khôn lớn theo khuôn khổ Catô. Đó là một nhận xét không sửa soạn trước, đã ứng khẩu không đắn đo trong phấn khích căng thẳng lúc ấy, và tôi đã ngạc nhiên khi nó nhận được một tràng pháo tay nồng nhiệt từ những người nghe Ireland (phải thừa nhận, gồm những trí thức của Dublin, và có lẽ không phải là đại diện rộng rãi của cả nước). Nhưng sau đó, khi nhận được một lá thư của một phụ nữ Mỹ tuổi bốn mươi, là người được nuôi dạy đến trưởng thành như một tín đồ Catô Lamã, đã nhắc nhở tôi về sự việc này. Khi mới lên bảy, bà ấy nói với tôi, đã xảy ra với bà hai điều không đẹp, đáng ghét khó chịu. Bà bị người chăn chiên giáo xứ của bà lạm dụng tình dục trong xe hơi của chính người này. Và cùng khoảng thời gian đó, một người bạn học nhỏ tuổi của bà, đã chết một cách bi thương, đã đi xuống hỏa ngục vì cô ấy là một người Kitô nhưng theo đạo Thệphản. Người viết thư cho tôi đã bị giáo lý chính thức của hội nhà thờ của cha mẹ khi đó, đưa đến tin tưởng khoảng chừng như thế. Quan điểm của bà, giờ đây như một người trưởng thành, là trong hai thí dụ về sự lạm dụng trẻ em của hội nhà thờ Lamã Catô, một thể chất vật lý và một não thức tinh thần, thí dụ thứ hai đến nay là tồi tệ nhất. Bà đã viết:

Bị thày chăn chiên vuốt ve rờ rẫm, đơn giản chỉ để lại ấn tượng (Từ não thức của một đứa bé 7 tuổi) như là “gớm ghiếc”, trong khi ký ức về bạn tôi vào hỏa ngục đã là một sợ hãi khôn lường lạnh người. Tôi không bao giờ bị mất ngủ vì thày chăn chiên – Nhưng tôi đã nhiều lần trải qua trọn đêm trong khiếp hãi rằng người tôi thương yêu sẽ đi vào hỏa ngục. Nó đã cho tôi những ác mộng.

Phải thừa nhận rằng, sự âu yếm sờ mó tình dục bà bị trong xe của thày chăn chiên là tương đối nhẹ, hãy tạm nói, so với đau đớn và ghê tởm của một em bé phụ lễ bàn thờ bị hãm hiếp qua hậu môn. Và ngày nay đã nói rằng Hội nhà thờ Catô không còn làm hỏa ngục thành quan trọng nhiều như nó đã từng làm. Nhưng thí dụ cho thấy rằng đó là có thể ít nhất xếp sự nhũng lạm ngược đãi tâm lý trẻ em vượt trên sự nhũng lạm ngược đãi thể chất vật lý. Người ta nói rằng Alfred Hitchcock, nhà làm phim lừng danh, chuyên biệt trong nghệ thuật gây kinh sợ cho con người, một lần, đương đi xe qua Switzerland, ông đã thình lình chỉ tay hướng ra ngoài cửa kính xe và nói, “Kia là cảnh tượng hãi hùng nhất mà tôi đã từng thấy”. Đó là một thày chăn chiên đương trò chuyện với một em bé, bàn tay ông này đặt trên vai em bé. Hitchcock nghiêng mình ra ngoài cửa sổ ô tô, và hét lớn, “Chạy, em bé ơi! Chạy để cứu lấy đời mình!”

“Những gậy và đá có thể đập vỡ xương tôi, nhưng những lời nói không bao giờ có thể làm tổn thương tôi”. Câu ngạn ngữ thì đúng, miễn là đến khi nào bạn không thực sự tin vào những lời nói. Nhưng nếu toàn bộ dưỡng dục nuôi dạy của bạn, và tất cả mọi sự vật việc bạn từng được cha mẹ, thầy cô giáo và những nhà chăn chiên bảo cho biết, đã đưa bạn đến tin tưởng, thực sự tin tưởng, rốt ráo và hoàn toàn, rằng những người tội lỗi bị thiêu đốt trong hỏa ngục (hoặc một vài điều khó chịu khác trong giáo lý, như một phụ nữ là “thuộc về” người chồng), đó là hoàn toàn chính đáng rằng lời nói có thể có tác động lâu dài hơn và gây tổn hại hơn hành động. Tôi đã đi đến bị thuyết phục rằng “lạm dụng trẻ em” là cụm từ không thổi phồng quá mức khi được dùng để mô tả những gì thày giáo và những thày chăn chiên đang gây cho những trẻ em, những người mà họ khuyến khích để tin vào một vài điều gì đó giống như sự trừng phạt dành cho những tội nặng đến mất linh hồn, không thể tha thứ, là vĩnh viến trong một hỏa ngục.

Trong phim tài liệu truyền hình Root of All Evil? [6], vốn tôi đã có nhắc ở trước, tôi đã phỏng vấn một số những người lãnh đạo tôn giáo, và tôi đã bị chỉ trích rằng chỉ chọn những phần tử cực đoan người Mỹ, thay vì những người được khối đông bình thường tôn kính, như những người giữ chức tổng chăn chiên cấp tỉnh [7] . Điều này nghe có vẻ như một chỉ trích công bằng – ngoại trừ, ở nước Mỹ của đầu thế kỷ 21, rằng những gì có vẻ cực đoan với thế giới bên ngoài, thì thực sự là của đông đảo chính thống. Một trong những người tôi phỏng vấn, là người đã làm khán giả truyền hình Anh kinh hoàng nhất, lấy thí dụ, là thày chăn chiên Ted Haggard của vùng Colorado Springs. Tuy nhiên, còn xa mới được xem là có tư cách cực đoan ở nước Mỹ thời tổng thống Bush, “Thày chăn chiên Ted” là chủ tịch của Hiệp hội quốc gia với ba mươi triệu hội viên vững mạnh của Kitô Thệphản PhúcÂm, và ông tuyên bố là được tổng thống Bush thiên trọng, mỗi tối thứ hai hàng tuần, đều hỏi chuyện ông qua điện thoại. Nếu như tôi đã muốn thực sự phỏng vấn những kẻ cực đoan theo tiêu chuẩn hiện đại của Mỹ, tôi đã đi đến những người phái “Tái dựng” có “Gót học Thống trị” công khai cổ vũ hộ một chế độ gót-quyền Kitô ở Mỹ [8]. Như một đồng nghiệp người Mỹ lo lắng, viết cho tôi:

Những người châu Âu cần biết có một màn tuồng lưu diễn đó đây, về gót-quyền quái-gở đáng-sợ, nó thực sự cổ vũ cho chủ trương thiết lập trở lại những luật lệ của Cựu Ước – (như) giết những người đồng tính luyến ái vv – và dành những chức vụ công quyền, hoặc thậm chí quyền bầu cử, cho chỉ những người Kitô mà thôi. Những đám đông thuộc tầng lớp trung lưu cổ vũ cho lý luận hùng biện thuyết phục này. Nếu những người theo chủ nghĩa thế tục không thận trọng cảnh giác, những người phái “tái cấu trúc thế giới” và phái “Gót học Thống trị” sẽ chẳng bao lâu thành đám đông chính thống trong một chế độ gót-quyền thực sự ở nước Mỹ. [9]

Một người khác trong số những người tôi phỏng vấn cho chương trình truyền hình, là nhà chăn chiên Keenan Roberts, cùng tiểu bang Colorado với nhà chăn chiên Ted. Nhãn hiệu đặc thù cho sự điên khùng của thày chăn chiên Roberts mang hình thức của cái mà ông gọi những Nhà Hoả ngục (Hell Houses). Một nhà hỏa ngục là một nơi trẻ em được cha mẹ, hay trường học Kitô của chúng đem tới, để bị sợ hãi đến mụ người đi, trước những gì có thể xảy ra với chúng sau khi chết. Những diễn viên dựng những cảnh trừng phạt đáng sợ của những “tội lỗi”, đặc biệt như phá thai và đồng tính luyến ái, với một ác quỷ khoác áo đỏ màu máu, hiện diện đầy hả hê. Đây là một dạo đầu cho màn trình diễn chủ yếu. Chính hỏa ngục, trọn vẹn với mùi lưu huỳnh thực sự của diêm sinh đang cháy và những tiếng kêu thét thống khổ của những kẻ bị vĩnh viễn đọa đày.

Sau khi xem một buổi diễn tập, trong đó vai ác quỷ đã cường điệu thật ma quái với phong cách thái quá của một nhân vật phản diện cho phù hợp với lối kịch bi thảm thời Victoria, tôi phỏng vấn thày chăn chiên Roberts với sự có mặt của diễn viên của ông. Ông bảo tôi rằng mức tuổi tốt nhất cho một đứa trẻ đến thăm một nhà Hỏa ngục là mười hai. Điều này khiến tôi hơi bị sốc, và tôi hỏi liệu ông có lo lắng hay không nếu một đứa trẻ mười hai tuổi có ác mộng sau một trong những màn trình diễn của ông. Ông trả lời, có lẽ thành thực:

Tôi thà là để cho chúng hiểu rằng hỏa ngục là một nơi mà chúng hoàn toàn không muốn tới. Tôi thà là để thông điệp đó đến với chúng lúc mười hai tuổi, hơn là không, rồi để chúng sống một đời tội lỗi và không bao giờ tìm gặp Jesus Christ. Và nếu như cuối cùng chúng có ác mộng, như là kết quả của kinh nghiệm này, tôi nghĩ rằng có một tốt lành cao hơn mà cuối cùng chúng sẽ được đạt được và hoàn thành trong cuộc sống của chúng, hơn là đơn giản chỉ có những ác mộng.

Tôi giả định rằng, nếu bạn tin là thực và là đúng những gì nhà chăn chiên Roberts nói rằng ông tin, bạn cũng sẽ cảm thấy đe dọa trẻ em là đúng.

Chúng ta không thể gọn gàng gạt bỏ thày chăn chiên Roberts như là một người khùng cực đoan. Giống như Ted Haggard, ông là trong đám đông chủ đạo ở nước Mỹ ngày nay. Tôi cũng sẽ chỉ thấy có bất ngờ mà thội, ngay cả nếu họ có vơ vào, lấy tin tưởng của một vài đồng bạn cùng tôn giáo của họ, rằng bạn có thể nghe được những tiếng kêu thét của những kẻ bị đọa hoả ngục, nếu bạn ngầm lắng tai trên những miệng núi lửa [10], và rằng những con giun hình ống khổng lồ, tìm thấy ở những lỗ thông hơi nóng ở dưới sâu lòng đại dương, là những chứng nghiệm lời của Mark 9: 43-4: “Và nếu tay ngươi xúc phạm đến ngươi, cắt nó đi: nó là tốt hơn cho ngươi đi vào đời sống bị tàn phế, hơn là có hai tay để đi vào hỏa ngục, đi vào ngọn lửa mà không bao giờ bị dập tắt: nơi những sâu của chúng không chết, và lửa không bao giờ hết cháy”. Dù cho họ tin vào hỏa ngục thực sự là như thế nào đi nữa, tất cả những người mê lửa hỏa ngục này, dường như đều chia xẻ sự hả hê sung sướng khi thấy sự bất hạnh đau khổ của người khác (Schadenfreude), và có tự mãn của những người biết rằng họ nằm trong số những kẻ được cứu chuộc, vốn được vị tiên phong quan trọng nhất trong số những nhà gót học, thánh chiên Thomas Aquinas, trong Summa Theologica chuyển tải khéo léo: “Rằng để những vị thánh có thể thưởng thức chân phước và ân sủng của Gót ban cho họ một cách dồi dào hơn, họ được cho phép để nhìn thấy sự trừng phạt của những kẻ bị đoạ trong hỏa ngục”. Thật là một người tử tế! [11]

Sự sợ hãi lửa hỏa ngục có thể rất thực, ngay cả giữa những ai dù sao vẫn là những người duy lý. Sau phim tài liệu truyền hình của tôi về tôn giáo, trong số những thư tín mà tôi nhận được là lá thư này, từ một người phụ nữ rõ ràng minh mẫn và chân thực:

Tôi đã học một trường Catô từ tuổi lên năm, và đã bị những nữ tu nhồi sọ; những người dùng dây trói, roi và gậy. Đến tuổi thiếu niên, tôi đã đọc Darwin, và những gì ông nói về tiến hóa (sinh vật) như thế đã mang lại rất nhiều ý nghĩa với phần lôgích của não thức tôi. Tuy nhiên, đời tôi đã trải nghiệm đau khổ với nhiều xung đột (nội tâm) và một nỗi sợ hãi sâu thẳm về lửa hỏa ngục, vốn nó trỗi dậy khá thường xuyên. Tôi đã có một vài điều trị tâm lý, qua đó đã cho tôi khả năng vượt được một vài vấn đề trước đó sớm hơn của tôi, nhưng dường như không thể vượt qua được nỗi sợ hãi sâu xa này.
Vì vậy, lý do tôi viết cho ông là mong ông sẽ vui lòng gửi cho tôi tên và địa chỉ của người y sĩ trị liệu, ông đã phỏng vấn trong chương trình tuần này, là người chữa trị chứng sợ hãi đặc biệt này.

Thư bà đã làm tôi xúc động, và (dìm xuống một hối tiếc thoáng qua và đê tiện là không có hỏa ngục nào để những nữ tu này phải đi đến) trả lời rằng bà nên tin tưởng vào lý trí của mình như là một món quà tuyệt vời – không giống như những người kém may mắn – mà bà rõ ràng là đang có. Tôi cho rằng sự kinh hoàng cùng cực của hỏa ngục, như mô tả của những thày chăn chiên và nữ tu, là đã được thổi phồng cho thật lớn, để bù trừ cho tính khó-mà-có-thể-có-được của nó. Nếu như hỏa ngục có phần nào hữu lý đáng tin chăng nữa, nó đã chỉ cần gây khổ sở vừa phải, đủ đến mức làm người ta sợ mà xa lánh. Biết rằng nó như vậy khó có thể là đúng thực, nó đã phải được quảng cáo như là rất mực, và thực sự rất đáng sợ, để cân bằng với tính khó-mà-có-thể-có-được của nó và giữ lại một vài giá trị răn đe. Tôi cũng giúp bà liên lạc với người trị liệu tâm lý bà đã đề cập, Jill Mytton, một phụ nữ dễ chịu và chân thành sâu sắc, mà tôi đã phỏng vấn trên truyền hình. Bản thân Jill đã được nuôi dạy trong một giáo phái còn nhiều gớm ghiếc kinh tởm hơn mức thường, gọi là Exclusive Brethren: quá gớm ghiếc khó chịu đến nỗi có ngay cả một trang web, www.peebs.net, hoàn toàn dành vào việc chăm sóc cho những ai là người đã thoát khỏi nó.[12]

Bản thân Jill Mytton từ nhỏ đã được nuôi dạy để khiếp sợ hỏa ngục, khi trưởng thành bà đã thoát khỏi đạo Kitô, và bây giờ làm cố vấn và giúp đỡ những người khác đã chịu cùng chấn thương tâm lý tương tự thời thơ ấu: “Nếu tôi nghĩ về thời thơ ấu của tôi, nó là một thơ ấu đã bị sự sợ hãi chi phối. Và đó là nỗi sợ hãi vì không được chấp thuận trong hiện tại, nhưng cũng còn là sự trừng phạt vĩnh cửu. Và với một đứa trẻ, hình ảnh của lửa hỏa ngục và sự nghiến răng (đau đớn) thì thực sự là rất có thật. Chúng không phải là ẩn dụ nào cả”. Sau đó tôi yêu cầu bà tả rõ ra hết những gì bà đã thực sự được bảo cho biết về hỏa ngục, khi là một đứa bé, và cuối cùng bà trả lời đã cũng cảm động như khuôn mặt biểu cảm của bà trong ngập ngừng thật lâu trước khi bà thành lời: “Đó là kỳ lạ, có phải không? Sau tất cả thời gian thế này, nó vẫn có sức mạnh để ... ảnh hưởng đến tôi.,. Khi ông... khi ông hỏi tôi câu hỏi đó. Hỏa ngục là một nơi đáng sợ. Nó là sự bị Gót loại bỏ hoàn toàn. Đó là bản án đã xong xuôi, có lửa thiêu cháy thực sự, có quằn quại đau đớn thực sự, có trừng phạt tra tấn thực sự, và nó cứ tiếp tục mãi mãi như vậy, nên từ nó không có ngưng nghỉ nào”.

Tiếp tục, bà kể cho tôi nghe về nhóm tương trợ bà điều hành, dành cho những người trốn thoát khỏi một tuổi thơ tương tự như của bà, và bà nói khá lâu về khó khăn đến thế nào với nhiều người trong số họ để rời bỏ: “Quá trình để rời bỏ là cực kỳ khó khăn. À, bạn sẽ bỏ lại sau lưng toàn bộ một mạng lưới xã hội, toàn bộ một hệ thống mà thực tế là trong đó bạn đã được nuôi dạy đến trưởng thành, bạn bỏ lại một hệ thống tin tưởng mà bạn đã từng ôm giữ hàng bao năm. Rất thônghường, bạn rời bỏ gia đình và bạn bè.. . Với họ, bạn thực sự bạn không còn tồn tại nữa”. Tôi đã có thể nhập điệu với kinh nghiệm của riêng tôi từ những thư từ của những người ở Mỹ, nói rằng họ đã đọc sách của tôi, và như hậu quả, đã từ bỏ tôn giáo của họ. Nhiều người mất bình tĩnh đã tiếp tục, đi đến nói rằng họ không dám bảo cho gia đình họ biết, hoặc là họ đã nói với gia đình của họ với những hậu quả khủng khiếp. Sau đây là điển hình. Tác giả là một thanh niên người Mỹ, sinh viên y khoa.

Tôi cảm thấy sự thúc dục để viết cho ông một email, vì tôi chia xẻ quan điểm của ông về tôn giáo, một quan điểm, vì tôi chắc chắn rằng ông nhận biết, thì cô lập ở nước Mỹ. Tôi lớn lên trong một gia đình Kitô và mặc dù vậy, ý tưởng về tôn giáo đã chưa bao giờ được tôi chấp nhận, chỉ gần đây tôi mới có đủ bạo dạn nói với một người nào đó. Một người nào đó là bạn gái của tôi, là người đã.. . kinh hoàng. Tôi nhận hiểu rằng một tuyên bố về lập trường không-tin-có-gót có thể gây sốc, nhưng bây giờ nó như là cô ấy đã nhìn tôi như một người hoàn toàn khác lạ. Cô không thể tin tưởng tôi, cô nói, vì đạo đức của tôi không đến từ Gót. Tôi không biết nếu chúng tôi sẽ vượt qua điều này hay không, và tôi không đặc biệt muốn chia xẻ tin tưởng của tôi với những người gần gũi khác với tôi vì tôi sợ cùng một phản ứng của chán ghét... Tôi không mong đợi một phản hồi. Tôi chỉ viết cho ông vì tôi hy vọng ông sẽ thông cảm và chia xẻ trong sự tức bực của tôi. Hãy tưởng tượng mất đi một người mà bạn yêu thương, và người yêu thương bạn, trên cơ sở của tôn giáo. Ngoài quan điểm của cô ấy rằng tôi bây giờ ngoại đạo, một người không-có-Gót, chúng tôi đã là hoàn hảo với nhau.Nó khiến tôi nhớ nhận xét của ông rằng người ta làm những điều điên khùng nhan danh niềm tin tôn giáo của họ. Cảm ơn ông đã lắng nghe.

Tôi trả lời người thanh niên không may này, chỉ ra với anh rằng, trong khi bạn gái của anh đã khám phá ra một gì đó về anh ta, anh ta cũng quá đã khám phá ra một gì đó về cô. Như thế, cô có thực sự xứng hợp với anh ta không? Điều đó, tôi nghi ngờ.

Tôi đã có nhắc đến Julia Sweeney, diễn viên khôi hài người Mỹ, và cuộc phấn đấu gan góc và khôi hài đáng mến của bà để tìm một vài đặc tính cứu chuộc trong tôn giáo và để cứu lấy vị Gót thời trẻ em của mình khỏi những nghi ngờ người lớn ngày càng tăng của mình. Cuối cùng, săn tìm của bà đã kết thúc vui vẻ, và hiện nay bà là một khuôn mẫu được ngưỡng mộ cho những người không-tin-có-gót trẻ tuổi ở khắp nơi. Đoạn mở nút thắt là có lẽ là màn cảm động nhất trong Letting Go of God của bà. Bà đã gắng thử tất cả mọi thứ. Và sau đó, ...

 ... khi tôi đương đi bộ từ văn phòng của tôi ở sân sau nhà tôi vào trong nhà trước của tôi, tôi nhận ra có một tiếng nói tí-ti nhỏ-nhí này, đương thì thầm trong đầu tôi. Tôi không chắc được là nó đã ở đó từ bao lâu rồi, nhưng nó đột nhiên tăng lên một decibel to hơn. Nó thì thầm, “Không có Gót”.

Và tôi đã cố gắng làm ngơ nó. Nhưng nó thêm một chút tí ti to hơn. “Không có gót. Không có gót. Ôi trời đất ơi, không có gót: ...

Và tôi rùng mình. Tôi cảm thấy tôi đã trượt ra khỏi một chiếc bè.

Và sau đó tôi nghĩ, “Nhưng tôi không thể. Tôi không biết nếu tôi có thể không tin vào Gót. Tôi cần Gót. Tôi muốn nói là, chúng ta có một lịch sử”...

“Nhưng tôi không biết làm thế nào để không tin vào Gót.Tôi không biết bạn làm điều đó thế nào. Làm thế nào để bạn tỉnh dậy, làm thế nào để bạn qua được hết ngày? “ Tôi cảm thấy không thăng bằng.. .

Tôi nghĩ rằng, “Được rồi, bình tĩnh. Hãy chỉ thử mang cặp mắt kính không-tin-có-Gót lấy một khoảnh khắc, chỉ trong một giây. Chỉ mang kính không-có-Gót, và hãy nhìn quanh thật nhanh và sau đó ngay lập tức ném chúng đi. “ Và tôi đeo kính đó lên, và tôi nhìn quanh.

Tôi đã bối rối để kể lại rằng ban đầu tôi cảm thấy chóng mặt. Tôi thực sự đã có những suy nghĩ, “Vâng, làm thế nào để Trái đất lại vẫn được giữ trên bầu trời? Bạn hiểu chứ, chúng ta chỉ là phóng qua không gian? Đó là quá dễ bị tổn thương! “ Tôi muốn chạy ra ngoài và bắt trái đất khi nó rơi ra khỏi không gian vào tay của tôi.

Và sau đó tôi nhớ lại, “Ồ, phải đấy, lực hấp dẫn và động lực góc [13] sẽ giữ cho chúng ta xoay quanh mặt trời có thể là một thời gian dài, thật lâu dài”.

Khi tôi xem Letting Go of God, trong một nhà hát Los Angeles, tôi xúc động trước cảnh này. Đặc biệt là khi Julia đã tiếp tục để kể cho chúng ta phản ứng của cha mẹ bà với một tường trình báo chí về sự lành bệnh của bà:

Điện thoại mẹ tôi gọi cho tôi, đầu tiên đã nhiều hơn là la hét. “Không-tin-có-gót? KHÔNG-TIN-CÓ-GÓT ?!?!”.

Cha tôi gọi và nói, “Cô đã phản bội gia đình, trường học, thành phố của cô”. Nó giống như tôi đã bán bí mật quốc phòng cho những người Nga. Cả hai đều nói rằng họ sẽ không nói chuyện với tôi nữa. Cha tôi nói, “Tôi thậm chí không muốn cô đến đám tang của tôi. “ Sau khi gác máy, tôi nghĩ, “Chỉ thử cố và ngăn tôi.”

 Một phần của món quà của Julia Sweeney là làm cho bạn khóc và cười cùng lúc:

Tôi nghĩ rằng cha mẹ tôi đã thất vọng nhẹ, khi tôi nói tôi không tin vào Gót nữa, nhưng là một người không-tin-có-gót là một sự việc khác biệt hoàn toàn. [14]

Losing Faith in Faith: From Preacher to Atheist của Dan Barker là câu chuyện về chuyển đổi dần dần của ông, từ một thày chăn chiên giáo điều chính thống sùng đạo và nhà giảng đạo Phản thệ hăng say, đến một người không-tin-có-gót vững mạnh và tự tin, là ông ngày nay. Đáng kể, Barker đã tiếp tục thông qua những lệnh quyết định rao giảng đạo Kitô trong một thời gian, sau khi ông đã trở thành một người không-tin-có-gót, vì nó là nghề nghiệp duy nhất ông biết, và ông cảm thấy bị khóa trong một mạng lưới của những bổn phận cộng đồng. Ông bây giờ biết nhiều những nhà chăn chiên khác người Mỹ, là những người đang ở vị trí tương tự như ông đã là, nhưng chỉ tín cẩn tâm sự với ông, sau khi đọc quyển sách của ông. Họ không dám thú nhận lập trường không-tin-có-gót của họ, thậm chí với gia đình riêng của họ, quá khủng khiếp là phản ứng dự kiến. Câu chuyện của Barker đã có một kết thúc hạnh phúc hơn. Lúc bắt đầu, cha mẹ ông đã rất sốc và thống hối. Nhưng họ nghe lý luận bình tĩnh của ông, và cuối cùng cũng trở thành những người không-tin-có-gót. [15]

Hai giáo sư từ một trường đại học ở Mỹ đã riêng lẻ viết cho tôi độ về cha mẹ của họ. Một người nói rằng mẹ của ông bị đau buồn thường trực vì sợ hãi cho linh hồn bất tử của ông. Người kia nói rằng cha ông ước gì đã không sinh ra ông, ông này đã bị quá thuyết phục rằng con trai của ông sẽ sống đời đời trong hỏa ngục. Đây là những giáo sư đại học có học thức cao, tự tin trong sự uyên bác thông thái và sự trưởng thành của họ, những người giả định là đã bỏ rơi cha mẹ của họ ở đằng sau trong tất cả những vấn đề của trí tuệ, không chỉ là tôn giáo. Chỉ thử nghĩ thử thách phải giống như thế nào cho những người kém trí thức vững mạnh, kém được trang bị về giáo dục và kỹ năng hùng biện hơn họ, hoặc kém hơn Julia Sweeney, là người để tranh luận góc riêng tư của họ khi đối mặt với những thành viên ngoan cố của gia đình. Như nó đã là, có lẽ, với rất nhiều bệnh nhân của Jill Mytton.

Trước đó, trong cuộc hội thoại truyền hình của chúng tôi, Jill đã mô tả loại này của dưỡng dục tôn giáo như là một hình thức nhũng lạm não thức, ngược đãi tâm thần, và tôi đã quay thẳng lại vào điểm này, như sau: “Bạn dùng những từ “nhũng lạm tôn giáo”. Nếu như bạn có so sánh sự lạm dụng trong nuôi dạy một đứa trẻ để thực sự tin vào hỏa ngục. ... Bạn nghĩ rằng điều đó sẽ so sánh thế nào trong thực sự những từ ngữ chấn thương với sự nhũng lạm tình dục?” Bà trả lời: “Đó là một câu hỏi rất khó khăn. ... Tôi nghĩ rằng có rất nhiều điểm tương đồng thực sự, vì nó là về lạm dụng sự tín cẩn, nó là về sự từ chối đứa trẻ quyền cảm thấy tự do và cởi mở và có thể có khả năng liên hệ với thế giới theo cách bình thường ... Đó là một hình thức của sự phỉ báng con người; đó là một hình thức phủ nhận tự ngã đích thực trong cả hai trường hợp”.


Trong sự bảo vệ những trẻ em

Đồng nghiệp của tôi, nhà tâm lý học Nicholas Humphrey, đã dùng thành ngữ “gậy và đá ... ” [16] khi giới thiệu bài giảng của ông thuộc chương trình Bài giảng (gây quĩ) cho Tổ chức Ân xá ở Oxford năm 1997. [17] Humphrey bắt đầu bài giảng của mình bằng biện luận rằng câu thành ngữ không phải luôn luôn đúng, trích dẫn trường hợp những tín đồ giáo phái Voodoo ở Haiti, là người đã chết, xem dường từ một vài hiệu ứng khiếp hãi tâm thần, trong vòng dăm ngày sau khi bị một “bùa chú” độc ác thư phù vào họ [18]. Sau đó ông đã hỏi liệu Tổ chức Ân xá Quốc tế, cơ quan được hưởng tài trợ từ loạt bài giảng mà ông đang góp phần, có nên mở chiến dịch chống lại – những bài phát biểu, hay ấn phẩm làm tổn thương hoặc gây thiệt hại – hay không. Trả lời của ông đã là một tiếng “không” vang dội với sự kiểm duyệt như vậy nói chung: “Tự do ngôn luận là một tự do quá quý giá để xen vào”. Nhưng sau đó ông tiếp tục đi đến gây sốc với chính bản thân chuộng tự do của ông, bằng sự ủng hộ một ngoại lệ quan trọng: biện luận để ủng hộ sự kiểm duyệt trong trường hợp đặc biệt của những trẻ em...

.... giáo dục đạo đức và tôn giáo, và đặc biệt là giáo dục một đứa trẻ nhận được ở nhà, nơi cha mẹ được cho phép – ngay cả được trông đợi – để ấn định cho con cái của họ những gì được kể là sự thật và sự dối trá, là đúng và sai. Trẻ em, tôi sẽ tranh luận, có một quyền chính đáng dành cho con người, (“nhân quyền”) để não thức của chúng không bị tàn tật vì mở ra không che chở để mặc tiếp xúc với những ý tưởng xấu xa của những người khác – bất kể ai là những người khác đó. Cha mẹ, cũng tương ứng thế, không có giấy phép Gót cho nào để nhồi nhét vào đầu óc trẻ em của họ, về bất cứ cách chọn lựa nào của cá nhân họ: không có quyền giới hạn những chân trời tri thức của con em họ, để nuôi dạy chúng lớn lên trong một bầu không khí của những giáo điều và mê tín dị đoan, hoặc để nhấn mạnh bắt chúng đi theo những con đường vạch sẵn một chiều và hạn hẹp của lòng tin tôn giáo riêng của họ.

Nói vắn tắt, trẻ em có một quyền không để não thức của chúng bị vô nghĩa làm rối trí, và chúng ta như một xã hội có một nhiệm vụ để bảo vệ chúng tránh khỏi điều đó. Vì vậy, chúng ta không nên cho phép cha mẹ dạy tin tưởng cho con cái của họ nữa, thí dụ, theo nghĩa đen của kinh Thánh, hay những sao này sao kia quy định cuộc đời của chúng, hơn là chúng ta cho phép cha mẹ tát chúng gãy răng, hay giam chúng trong một hầm tối dưới đất, khoá kín.

Dĩ nhiên, một tuyên bố mạnh mẽ như thế, cần có và đã nhận được, nhiều dè dặt phán định chuyên môn. Có phải hay không nó là một vấn đề ý kiến về những gì là vô nghĩa? Không phải hay sao những xe đẩy tay (chở đầy bày bán) của khoa học chính thống đã thường bị xáo trộn đủ để kềm giữ chúng ta vào thận trọng? Những nhà khoa học có thể nghĩ rằng nó là vô nghĩa để dạy khoa chiêm tinh và sự thật trong chữ nghĩa trắng đen của kinh Thánh, nhưng có những người khác suy nghĩ ngược lại, và không phải là họ có quyền dạy những điều đó cho con em họ hay sao? Không phải cũng đúng như là ngạo mạn để nhấn mạnh rằng trẻ em cần được giảng dạy về khoa học?

Tôi mang ơn cha mẹ tôi đã chấp nhận quan điểm rằng trẻ em nên được dạy không quá nhiều về suy nghĩ những gì như suy nghĩ thế nào. Nếu, sau khi được mở ra tiếp xúc công bằng và đúng cách với tất cả những bằng chứng khoa học, chúng lớn lên và quyết định rằng nghĩa đen của kinh Thánh là đúng thật, hay những chuyển vận của của những hành tinh là có ảnh hưởng hay quyết định vào cuộc đời của chúng, đó là quyền riêng của chúng. Điểm quan trọng là – nó là đặc quyền của chúng để quyết định những gì chúng sẽ suy nghĩ, và không phải đặc quyền của cha mẹ chúng để áp đặt nó bằng sự bất khả kháng. Và điều này, dĩ nhiên, là đặc biệt quan trọng, khi chúng ta nghĩ lại rằng trẻ em sẽ trở thành những cha mẹ của thế hệ kế tục, ở địa vị sẽ truyền bá bất kỳ lý thuyết nhồi sọ nào vốn trong chúng có thể chúng đã được đúc khuôn sẵn.

Humphrey đề nghị rằng, cho đến chừng nào trẻ em còn ít tuổi, dễ bị tổn thương, và cần được bảo vệ, sự giám hộ đạo đức đích thực chính nó cho thấy là trong một nỗ lực trung thực, với tiên đoán đã sẵn kết quả rõ ràng trong tay, về những gì chúng sẽ chọn cho chính chúng, nếu chúng đủ tuổi khôn lớn để làm như vậy. Ông đã trích dẫn thí dụ xúc động về một cô gái Inca trẻ tuổi, hài cốt đã 500 năm, được tìm thấy đông lạnh ở vùng núi của Peru, vào năm 1995. Nhà nhân chủng học, người đã tìm thấy cô, viết rằng cô đã là nạn nhân của một lễ giết người hiến sinh. Qua tường thuật của Humphrey, một phim tài liệu về “trinh nữ trong băng giá” trẻ tuổi này đã được chiếu trên truyền hình Mỹ. Người xem đã được mời

để trầm trồ sửng sốt trước sự cam kết tinh thần của những thày tu Inca, và để chia xẻ với cô gái sự tự hào và phấn khích trên hành trình cuối cùng của cô, khi được chọn để có danh dự nổi bật là được hy sinh. Thông điệp của chương trình truyền hình đã khiến người xem nghĩ rằng sự thực hành lấy con người làm vật hy sinh đã là một sáng kiến văn hóa vẻ vang, trong cách riêng của nó – một viên ngọc quý trên vương miện của thuyết chủ trương đa văn hóa, nếu bạn muốn.

Humphrey thì phẫn nộ kinh hoàng, và tôi cũng thế.

Thế nhưng, làm sao một người nào ngay cả lại dám đưa điều này ra? Làm sao họ dám mời chúng ta – trong phòng khách của chúng ta, khi xem truyền hình – để cảm thấy nâng bổng tinh thần qua sự thưởng ngoạn một thực hành nghi lễ giết người: giết một đứa trẻ còn đang tuổi ở với cha mẹ, bởi một nhóm đàn ông già lão đần độn, huyênh hoang, mê tín dị đoan, ngu dốt? Làm sao họ dám cả gan mời chúng ta để tìm điều tốt cho bản thân chúng ta, khi ngắm nhìn một hành động phi luân lý nhắm tới một người nào khác?

Một lần nữa, người đọc khá tự do có thể cảm thấy một sự bứt rứt khó chịu. Phi luân lý theo những tiêu chuẩn của chúng ta, chắc chắn rồi, và ngu ngốc nữa, nhưng còn những tiêu chuẩn của dân Inca thì sao? Chắc chắn đối với dân Inca, sự hy sinh là một hành động đạo đức và còn lâu mới gọi là ngu ngốc, đã được tất cả những gì họ duy trì là thiêng liêng tán đồng? Cô bé gái, không phải nghi ngờ, là một tín đồ trung thành với tôn giáo trong đó cô đã được nuôi dạy. Chúng ta là ai đây đem dùng một từ như “giết người”, khi phán xét những giáo sĩ Inca theo tiêu chuẩn riêng của chúng ta chứ không phải của họ? Biết đâu chừng cô gái này đã sung sướng cuồng nhiệt với số phận của cô: có lẽ cô thực sự tin rằng cô đi thẳng tới thiên đường vĩnh cửu, sắp tìm thấy cả đoàn sáng ngời của Gót Mặt Trời. Hoặc có thể – như có cơ may đã xảy ra nhiều hơn cả – cô đã thét lên trong khiếp hãi.

Điểm bàn luận của Humphrey – và của tôi – là rằng, bất kể liệu cô đã là nạn nhân sẵn lòng hay không, có lý do vững chắc để giả định rằng cô hẳn đã không sẵn lòng nếu như cô đã có đầy đủ thông tin về những sự kiện. Thí dụ, giả sử cô đã biết rằng mặt trời thực sự là một quả cầu toàn khí hydro, nóng hơn một triệu độ Kelvin, tự chuyển đổi thành khí helium bởi phản ứng tổng hợp hạt nhân, và rằng nó ban đầu hình thành từ một đĩa toàn gas, từ đó đi ra phần còn lại của hệ mặt trời, gồm cả Trái Đất, cũng đã ngưng tụ. ... Có lẽ, sau đó, cô sẽ không tôn thờ nó như một vị gót, và điều này hẳn đã thay đổi quan điểm của cô, về sự được chọn làm người hy sinh để cúng dường nó.

Không thể khiển trách những giáo sĩ Inca về sự thiếu hiểu biết của họ, và có lẽ phán xét họ ngu ngốc và huyênh hoang có thể được nghĩ là khắc nghiệt. Nhưng họ có thể bị khiển trách vì sự nhồi nhét những tin tưởng của họ vào một đứa trẻ còn quá trẻ để quyết định có nên tôn thờ mặt trời hay không. Humphrey nêu thêm điểm nữa, đó là những nhà làm bộ phim tài liệu ngày nay, và chúng ta là khán giả của họ, có thể bị khiển trách vì nhìn thấy cái đẹp trong cái chết của em bé gái đó – “một gì đó nó làm giàu có văn hóa tập thể của chúng ta”. Cùng một khuynh hướng tương tự để tôn vinh trong sự lỗi thời nhưng lôi cuốn của những tập tục tôn giáo dân tộc, và để biện minh cho những tàn bạo nhân danh chúng, vẫn bất ngờ xuất hiện, lập đi lập lại. Nó là nguồn gốc của xung đột nội bộ loay hoay trong não thức của những người tử tế có tư tưởng phóng khoáng tự do, về một mặt, không thể chịu đựng được sự đau khổ và tàn ác, nhưng mặt khác cũng đã được đào tạo bởi những triết gia hậu hiện đại và những nhà lý thuyết theo chủ nghĩa tương đối, để tôn trọng những văn hóa khác không kém hơn của riêng họ. Cắt bỏ một phần cơ quan sinh dục phái nữ, [19] chắc chắn là đau đớn ghê gớm, nó huỷ hoại lạc thú tình dục của người nữ (thực ra, điều này có lẽ là mục đích cơ bản ngầm của nó), và một nửa của não thức tự do muốn bãi bỏ thực hành này. Một nửa kia, tuy nhiên, “tôn trọng” văn hóa những dân tộc khác biệt, và cảm thấy rằng chúng ta không nên can thiệp, nếu “họ” muốn bạo động gây thương tổn đau đớn cho những cô gái “của họ”. [20] Điểm này, dĩ nhiên, có phải những cô gái “của họ”. thực sự là những cô gái của riêng chính những cô gái hay không, và những mong muốn của họ không nên bị làm ngơ. Lắt léo hơn để trả lời, Điều gì xảy ra nếu những cô gái nói rằng cô muốn được xén bỏ một phần cơ quan sinh dục? Nhưng cô có sẽ hay không, với sự nhận thức khi việc đã rồi của một người trưởng thành được thông báo đầy đủ, muốn rằng nó đã không bao giờ xảy ra? Humphrey đưa ra luận điểm rằng không có một người phụ nữ trưởng thành nào là người bằng cách nào đó đã thoát (hay bị hụt) cắt bỏ một phần cơ quan sinh dục khi còn là đứa bé, lại tình nguyện cho hành động đó trong đời sống sau này.

Sau một cuộc thảo luận với những người Amish, và quyền của họ để nuôi dạy đến khôn lớn những con trẻ của họ, theo “cách riêng “của họ, Humphrey phê bình gay gắt về nhiệt tình của chúng ta như một xã hội

Để duy trì sự đa dạng văn hóa. Đúng rồi, bạn có thể muốn nói, như thế là cứng rắn khó khăn với một đứa trẻ con của người Amish, hoặc của những người Hasidim, hoặc của những người Gypsy, [21] để phải bị cha mẹ của chúng uốn nắn trong những cách thức của cha mẹ chúng – nhưng ít nhất có được kết quả là những văn hóa truyền thống hết sức mê hoặc quyến rũ đó vẫn tiếp tục. Sẽ không phải là toàn bộ văn minh của chúng ta sẽ bị nghèo nàn nếu chúng mất đi? Đó là một sự xấu hổ, có lẽ thế, khi những cá nhân phải hy sinh để duy trì sự đa dạng như thế. Nhưng có điều này: đó là cái giá phải trả như một xã hội. Ngoại trừ, tôi sẽ cảm thấy bị bắt buộc để nhắc nhở bạn, chúng ta không phải trả cái giá đó, những người đó phải trả.

Vấn đề đã đến với chú ý của công chúng năm 1972, khi Tòa án Tối cao Nước Mỹ phán quyết về một vụ án thử nghiệm, (tiểu bang) Wisconsin chống Yoder, trong đó quan tâm đến quyền của phụ huynh được rút con em của họ ra khỏi trường học với trên cơ sở tôn giáo. Những người Amish sinh sống trong những cộng đồng khép kín ở nhiều những vùng khác nhau của Nước Mỹ, chủ yếu là nói một phương ngữ cổ German gọi là tiếng Dutch Pennsylvania, và với những mức độ khác nhau, cố tình tránh không dùng điện khí, động cơ nổ, những nút bấm điều khiển và những biểu hiện khác của đời sống hiện đại. Có ở đấy, quả thực, một vài điều gì đó hấp dẫn lạ lùng về một hòn đảo của đời sống thế kỷ XVII như là một cảnh tượng ngoạn mục cho mắt nhìn ngày nay. Không phải là nó đáng bảo tồn hay sao, vì mục đích làm giàu thêm cho tính đa dạng nhân văn? Và cách duy nhất để bảo tồn nó là cho phép người Amish tự giáo dục trẻ em của họ theo cách của họ, và bảo vệ chúng khỏi bị ảnh hưởng hư đốn của thời hiện đại. Tuy nhiên, chúng ta chắc chắn muốn hỏi, không phải hay sao là chính những đứa trẻ cũng nên được có một vài phát biểu ý kiến (của riêng chúng) về vấn đề này?

Tòa án tối cao phán xử trong năm 1972, khi một vài phụ huynh người Amish ở tiểu bang Wisconsin đã rút con cái họ ra khỏi trường trung học. Chính ý tưởng về giáo dục vượt quá một hạn tuổi nhất định nào đó đã là trái ngược với những giá trị tôn giáo của người Amish, và đặc biệt như vậy là giáo dục khoa học. Tiểu bang Wisconsin đã đưa những phụ huynh ra tòa, tuyên bố rằng những trẻ em đã bị tước mất quyền (thụ hưởng) giáo dục của chúng. Sau khi vượt qua dần những tòa án, cuối cùng lên đến Tòa án Tối cao Nước Mỹ, ở đó đã ban hành một phán quyết phân minh (6:1), có lợi cho những phụ huynh [22]. Ý kiến đa số, do Chánh án Warren Burger viết, gồm những điều sau đây: “Như hồ sơ cho thấy, cưỡng bách giáo dục đến tuổi 16, đối với những trẻ em người Amish, mang với nó một đe dọa thực sự của sự phá hoại cộng đồng Amish và thực hành tôn giáo như họ hiện hữu ngày nay, họ phải hoặc là từ bỏ tin tưởng và bị đồng hóa vào xã hội nói chung, hoặc bị buộc phải di cư đến một vài khu vực khác khoan dung hơn”.

Ý kiến thiểu số của quan toà William O. Douglas đã là “bản thân những trẻ con cần phải được hỏi ý kiến. Có phải chúng thực sự muốn cắt ngắn giáo dục của chúng? Có phải chúng, quả thực, thực sự muốn ở lại trong tôn giáo Amish? Nicholas Humphrey tất đã đi xa hơn nữa. Ngay cả khi những em đã được hỏi, và đã bày tỏ một ưa chuộng với tôn giáo Amish, chúng ta có thể giả định rằng chúng sẽ đã làm như vậy nếu như chúng đã được giáo dục và thông báo về những lựa chọn thay thế? Vì nếu điều này là có thể có, không phải sẽ có được những thí dụ về những người trẻ từ thế giới bên ngoài, bỏ phiếu bằng chân đi của họ, đến tình nguyện gia nhập cộng đồng Amish? Quan toà Douglas đã đi xa hơn theo một hướng hơi khác biệt. Ông thấy không có lý do đặc biệt để cho quan điểm tôn giáo của những phụ huynh tư cách đặc biệt trong việc quyết định xa đến đâu họ nên được phép tước đoạt con em của họ về giáo dục. Nếu tôn giáo là cơ sở cho sự miễn trừ, có thể chăng có những tin tưởng thế tục cũng hội đủ điều kiện để được miễn trừ (như thế)?

Đa số của Tòa án tối cao đã vẽ một song song với một vài giá trị tích cực của những dòng tu trong những tu viện kín, sự hiện diện của họ trong xã hội chúng ta có thể cho là làm nó thêm phong phú. Nhưng, như Humphrey chỉ ra, có một sự khác biệt rất quan trọng. Những tu sĩ tình nguyện sống đời sau những cánh cửa tu viện với ý chí tự do của họ. Trẻ con người Amish đã không bao giờ tình nguyện làm người Amish, chúng đã được sinh ra trong nó và chúng không có lựa chọn.

Có một vài điều gì đó lạ lùng kinh ngạc, trịch thượng tự cao, cũng như vô nhân đạo, về sự hy sinh của bất kỳ một ai, đặc biệt là những trẻ em, trên bàn thờ của sự “đa dạng” và đức hạnh của sự bảo tồn một mớ khác loại những truyền thống tôn giáo. Phần chúng ta còn lại là đang hạnh phúc với những xe ô tô của chúng ta, và cômputơ, vắc xin và thuốc kháng sinh. Nhưng bạn, có vẻ cổ cổ là lạ, đám dân ít người, với phụ nữ đội mũ bonnet, và đàn ông mặc quần túm gấu của bạn, xe ngựa buggy của bạn, phương ngữ cổ xưa và nhà cầu lấp phân bằng đất của bạn, bạn làm giàu có đời sống của chúng tôi. Dĩ nhiên bạn phải được phép nhốt giữ trẻ em của bạn với bạn, trong thời gian chạy cong vẫn thế kỷ thứ mười bảy của bạn, nếu không thế, chúng tôi sẽ bị mất đi một vài điều gì đó không kéo lại được: một phần của sự đa dạng tuyệt vời của văn hóa con người. Một phần nhỏ của tôi có thể thấy một điều gì đó trong này. Nhưng phần lớn hơn thì đã làm cho cảm thấy rất buồn nôn, thực vậy.


Một Xìcăngđan về Giáo Dục

Thủ tướng Chính phủ của nước tôi, Tony Blair, viện dẫn “tính đa dạng” khi dân biểu Jenny Tonge trong Hạ viện, thách thức ông biện minh trợ cấp chính phủ cho một trường học ở vùng Đông Bắc nước Anh mà (gần như duy nhất ở Anh) dạy thuyết sáng tạo theo nghĩa đen kinh thánh. Ông Blair đã đáp rằng sẽ là điều đáng tiếc nếu để bận tâm về vấn đề đó can thiệp vào mục tiêu của chúng ta là có một “hệ thống trường học cũng đa dạng như chúng ta có thể thích đáng có được” [23]. Trường học trong câu hỏi, trường cao đẳng Emmanuel College tại Gateshead, là một trong những “học viện của thành phố” [24], được thiết lập từ một sáng kiến chính phủ Blair lấy làm tự hào. Những nhà hảo tâm giàu có được khuyến khích để đưa ra một món tiền tương đối nhỏ (2.000.000 £ trong trường hợp trường Emmanuel), để mua lấy một khoản tiền của chính phủ lớn hơn rất nhiều (Trị giá 20 triệu £ cho trường học, cộng với chi phí điều hành và tiền lương vĩnh viễn), và cũng mua cho những ân nhân quyền kiểm soát những đặc tính của trường học, việc bổ nhiệm một đa số trong ban điều hành nhà trường, một chính sách ấn định việc loại trừ hay bao gồm học sinh, và nhiều điều khác.

Người đóng góp 10 phần trăm quĩ ân nhân của Emmanuel là Sir Peter Vardy, một người giàu có, làm nghề bán xe ô tô, với “ một mong muốn được ghi nhận là để đem cho trẻ em hôm nay một giáo dục mà ông đã ao ước đã có, hơn là mong muốn ghi nhận rằng để in dấu những xác quyết tôn giáo án cá nhân của mình trên (đầu óc) chúng”.[25] Vardy đã không may trở nên bị vướng mắc với một nhóm người dạy học người Mỹ được Nigel McQuoid khởi hứng, một thời làm hiệu trưởng của Emmanuel và hiện là giám đốc một hệ thống của tập đoàn toàn bộ những trường Vardy. Mức độ hiểu biết khoa học của McQuoid có thể được phán xét từ tin tưởng của ông rằng tuổi của thế giới thì kém hơn mười ngàn năm, và cũng từ những trích dẫn sau: “Nhưng nghĩ rằng chúng ta chỉ tiến hoá từ một nổ-lớn, rằng chúng ta từng là loài khỉ, là dường như không thể tin được khi bạn nhìn vào sự phức tạp của cơ thể con người... Nếu bạn nói với trẻ em rằng đời sống của chúng không có mục đích – rằng chúng chỉ là một đột biến hóa học -. Điều đó không xây dựng lòng tự trọng”. [26]

Không có nhà khoa học nào đã từng cho rằng đứa trẻ là một “sự đột biến hóa học”. Việc dùng những cụm từ trong ngữ cảnh như vậy là dốt nát, vô nghĩa, ngang với những tuyên bố của thày chăn chiên “cao cấp hàng tỉnh” Wayne Malcolm, người lãnh đạo của nhà thờ Christian Life City, thành phố Hackney, phía đông London, là người, theo như tờ Guardian ngày 18/04/2006, “tranh luận về những bằng chứng khoa học cho tiến hóa”. Sự hiểu biết của Malcolm về bằng chứng ông bàn cãi có thể được đo đạc từ tuyên bố của ông, rằng “Rõ ràng là có một sự vắng mặt trong những hóa thạch cho những cấp phát triển trung gian. Nếu một con ếch chuyển sang thành một con khỉ, không phải là chúng ta đã phải có rất nhiều những con thuộc loài ếch-khỉ (fronkies)?”

Vâng, khoa học cũng chẳng phải là ngành học của ông McQuoid, vì vậy chúng ta nên, cho công bằng phải thay vào đó, chuyển sang người dẫn đầu về khoa học của ông, là Stephen Layfield, Ngày 21/09/2001, ông Layfield đã cho một bài giảng tại trường Emmanuel về “Dạy học Khoa học: Nhìn trong viễn cảnh kinh Thánh”. Văn bản của bài giảng đã được đưa lên trên một trang web Kitô (www.christian.org.uk). Nhưng bây giờ bạn sẽ không tìm thấy nó ở đó nữa. Viện Christian Institute đã loại bỏ bài giảng ngay ngày hôm sau, sau khi tôi đã gọi dư luận chú ý đến nó trong một bài báo trên tờ Daily Telegraph ngày 18 /03/ 2002, trong đó tôi đã mổ xẻ phê bình nó [27]. Là điều khó khăn, tuy nhiên, để xóa một điều gì đó vĩnh viễn khỏi World Wide Web. Những bộ máy software chuyên tìm kiếm (trên Web) đạt được tốc độ của chúng một phần bằng cách giữ những bản sao-điện-chép-ngầm (cache) [28] của những dữ liệu thông tin, và những sao-chép-ngầm này không tránh khỏi vẫn tồn tại trong một thời gian, ngay cả sau khi những nguyên bản chính thức (của dữ liệu thông tin) đã bị xóa. Một nhà báo người Anh nhanh trí, Andrew Brown, phóng viên đứng đầu nhóm tin tức tôn giáo, kịp thời tìm được chỗ dấu bài giảng của Layfield, tải về nó từ cache của Google, và đã đăng nó lại, an toàn không bị xóa, trên trang web riêng của ông. Bạn sẽ ghi nhận rằng Brown chọn những từ ghi địa chỉ URL, chỉ đọc chúng đã thấy khôi hài (http://www.darwinwars.com/lunatic/liars/layfield.html). Nhưng chúng sẽ mất đi sức mạnh giải trí của chúng, Tuy nhiên, khi chúng ta nhìn vào nội dung của chính bài giảng.

Ngẫu nhiên, khi một độc giả tò mò đã viết cho Emmanuel College, để hỏi lý do tại sao bài giảng đã được gỡ bỏ khỏi trang web, ông đã nhận được trả lời không trung thực sau đây từ trường này, một lần nữa cũng được Andrew Brown ghi chép:

Emmanuel College đã là trung tâm của một cuộc tranh luận liên quan đến sự giảng dạy thuyết sáng tạo trong trường học. Tại một mức độ thực tiễn, Emmanuel College đã có một số lượng lớn báo chí gọi đến hỏi việc. Điều này chiếm một lượng đáng kể thì giờ của hiệu trưởng và những giám đốc cấp cao của nhà trường. Tất cả những người này đều có những công việc khác để lo toan. Để hỗ trợ họ, chúng tôi đã tạm thời lấy xuống một bài giảng của Stephen Layfield khỏi trang web của chúng tôi.

Dĩ nhiên, những viên chức nhà trường cũng có thể đã quá bận rộn để giải thích cho những nhà báo lập trường của họ về giảng dạy thuyết sáng tạo. Nhưng tại sao, sau đó, lại loại bỏ từ trang web của họ văn bản của một bài giảng mà nó chính là để làm việc đó, và họ đã có thể chỉ cho những nhà báo, do đó tiết kiệm cho họ một lượng lớn thì giờ? Không, họ đã loại bỏ bài giảng của người đứng đầu phu trách khoa học của họ, vì họ đã nhận ra rằng họ có một vài điều gì đó để che dấu. Đoạn sau đây là từ phần mở đầu bài giảng của ông:

Chúng ta hãy sau đó cùng nói rõ ràng ngay từ đầu rằng chúng ta từ chối khái niệm đã phổ biến, có lẽ không chủ ý, của Francis Bacon trong thế kỷ 17, là có “Hai Bộ Sách” (nghĩa là bộ sách của Thiên nhiên và bộ sách kinh Thánh) có thể được khai thác một cách độc lập để tìm sự thật. Thay vào đó, chúng ta đứng vững trên mệnh đề xuông thẳng không hoa mỹ, rằng Gót đã nói một cách thẩm quyền và không thể sai lầm trong những trang sách của kinh Thánh. Dẫu cho khẳng định này có thể xuất hiện bề ngoài là mong manh, lỗi thời hay ngây thơ đến đâu đi nữa, đặc biệt là với một văn hóa hiện đại không-tin-gót, say mê TV, chúng ta có thể chắc chắn rằng nó cũng vững mạnh như một nền tảng nào có thể có được, để đặt xuống, và xây dựng trên đó.

Bạn phải tiếp tục bấm vào tay mình. Bạn không đang trong mơ đâu. Đây không phải là của một vài thày chăn chiên nào đó trong một cái lều căng bạt (giảng đạo ngoài trời ở) ở Alabama, nước Mỹ; nhưng của người đứng đầu về khoa học tại một trường học được chính phủ Anh đang đổ tiền vào, và đó là tự hào và niềm vui của Tony Blair. Bản thân là một người sùng đạo, ông Blair, trong năm 2004, đã thực hiện nghi lễ khai trường cho một trong những trường thêm vào sau đó của đoàn những trường học của Vardy[29]. Tính đa dạng (trong văn hoá) có thể là một đức hạnh, nhưng tính đa dạng này đã thành điên rồ.

Layfield đi tới để liệt kê sự so sánh giữa khoa học và kinh thánh, khi kết luận, trong mọi trường hợp, chỗ nào xem ra có một mâu thuẫn, chỗ đó theo kinh Thánh được chọn là tốt hơn. Cần chú ý rằng môn Khoa học về Trái đất bây giờ nằm trong học trình giáo dục chung của cả nước, Layfield nói: “Điều sẽ xem dường như sự thận trọng đặc biệt cho tất cả những ai là người giảng dạy phương diện này của môn học để làm quen với những văn bản khảo cứu địa chất lũ lụt của Whitcomb & Morris. “ Vâng, “lũ lụt địa chất “có nghĩa là những gì bạn nghĩ là nghĩa của nó. Chúng ta đang nói ở đây là Cái Thuyền của Noah. Noah’s Ark! – Khi trẻ em có thể được học về một sự kiện làm ngứa-sống-lưng rằng châu Phi và Nam Mỹ đã từng nối vơi nhau, và đã tách ra xa nhau với tốc độ của móng tay mọc dài. Dưới đây là thêm nữa từ những gì Layfield (người đứng đầu khoa học) nói về lũ lụt của Noah như mới gần đây, và giải thích nhanh chóng về hiện tượng đó, vốn theo những bằng chứng địa chất thực sự, xảy ra đã hàng trăm triệu năm:

Chúng ta phải thừa nhận trong mô hình địa vật lý lớn của chúng ta, sử tính của của một lũ lụt trên toàn thế giới như đã nêu trong sách Genesis 6-10. Nếu những câu chuyện kinh Thánh là vững chắc và những phả hệ (dòng họ và nhân vật trong kinh thánh) đã liệt kê (thí dụ: Gen 5, 1 Chro 1; Matt 1 & Lu 3) là đầy đủ đáng kể, chúng ta phải nhận nghĩ rằng thiên tai toàn cầu này đã diễn ra trong quá khứ tương đối gần đây. Tác dụng của nó thì có dồi dào hiển nhiên ở khắp mọi nơi. Bằng chứng chủ yếu được tìm thấy trong những đá trầm tích đầy hoá thạch, những kho trữ rộng khắp của nhiên liệu hydrocarbon (than, dầu và khí đốt) và những giải thích “huyền thoại” về một lũ lụt lón giống đúng như vậy, rất phổ biến trong nhiều nhóm dân tộc trên khắp thế giới. Sự có thể làm được của việc duy trì một thuyền đầy đủ những sinh vật đại diện (cho mọi giống vật) trong một năm cho đến khi nước đã đủ rút đi, đã được John Woodmorrappe, trong số nhiều người khác, ghi chép thành tài liệu, [30]

Trong một cách, điều này thậm chí còn tồi tệ hơn so với những lời lắp bắp của không-biết-gì-cả như Nigel McQuoid, hoặc nhà chăn chiên cấp tỉnh Wayne Malcolm, đã trích dẫn ở trên, vì Layfield là người đã được giáo dục trong khoa học. Đây là một đoạn khác đáng kinh ngạc:

Như chúng ta đã nói ở đầu, những Người Kitô, với lý do rất tốt, nghĩ kinh Thánh của Cựu & Tân ước như một hướng dẫn đáng tin cậy liên quan đúng về những gì để chúng ta tin tưởng. Chúng không chỉ đơn thuần là những tài liệu tôn giáo. Chúng cung cấp cho chúng ta một tài liệu thực sự của lịch sử Trái đất mà chúng ta bỏ qua là chuốc nguy hiểm cho chúng ta.

Sự hàm ý rằng kinh thánh cung cấp một giải thích theo nghĩa đen cho lịch sử địa chất sẽ làm cho bất kỳ một nhà gót học có uy tín nào cũng phải nhíu mày. Ông bạn Richard Harries của tôi, là người chăn chiên cấp tỉnh của Oxford, và tôi đã viết một lá thư chung để gửi Tony Blair, và chúng tôi đã lấy được cho nó chữ ký của tám nhà chăn chiên cấp tỉnh và chín khoa học gia lão thành [31]. Chín nhà khoa học bao gồm Chủ tịch khi đó của Hàn Lâm viện Anh (Royal Society) (trước đã là cố vấn trưởng về khoa học cho Tony Blair), cả hai vị thư ký sinh học và vật lý của Hàn Lâm viện Anh, Nhà thiên văn học Hoàng gia (nay là Chủ tịch của Hàn Lâm viện), Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, và Sir David Attenborough, có lẽ là con người được tôn kính, có uy tín nhất ở nước Anh. Những vị chăn chiên cấp tỉnh gồm một vị thuộc Catô Lamã, và bảy vị chăn chiên cấp tỉnh Anh giáo – đều là những người lãnh đạo tôn giáo cao trọng từ khắp nơi trên nước Anh. Chúng tôi đã nhận được một trả lời khách sáo và bất xứng từ văn phòng Thủ tướng Chính phủ, đề cập đến kết quả thi cử tốt của nhà trường, và tường trình tốt của nó từ cơ quan chính thức thanh tra giáo dục, OFSTED [32]. Điều xem dường hiển nhiên đã không xảy ra với ông Blair rằng, nếu những thanh tra Ofsted đã đem lại một tường trình ca ngợi như mê sảng, mà người đứng đầu ban khoa học của nó lại dạy rằng toàn bộ vũ trụ đã bắt đầu sau khi loài chó đã được thuần hoá [33], ở đó đúng là phải có một vài điều gì đó có một tí ti sai lầm với những tiêu chuẩn của đoàn thanh tra.

Có lẽ đoạn đáng lo ngại nhất của bài giảng của Stephen Layfield là kết luận của ông, “Có thể làm được gì?” - trong đó, ông suy xét những chiến thuật để cho những thày giáo xử dụng, những người mong muốn giới thiệu đạo Kitô thủ cựu quá khích vào lớp học khoa học. Lấy thí dụ, ông thúc dục những thày giáo khoa học hãy

lưu ý mỗi cơ hội, khi có một mô hình trái đất cũ/ tiến hóa (tuổi của trái đất là hàng triệu hoặc hàng tỉ năm) được nhắc nhở hay dẫn chỉ một cách không dè dặt trong một quyển sách, hãy xem xét câu hỏi hay người nhắc nhở, và lịch sự chỉ ra sự sai lầm của của phát biểu đó. Bất cứ chỗ nào có thể được, chúng ta phải cung cấp giải thích theo kinh Thánh (luôn luôn tốt hơn) để thay thế về cùng một dữ liệu. Chúng ta sẽ xem xét một vài thí dụ từ mỗi ngành học Vật lý, Hóa học và Sinh học khi đến đúng dịp.

Phần còn lại bài giảng của Layfield chẳng qua chỉ là một hướng dẫn về tuyên truyền, một nguồn tài liệu cho những thày giáo sùng đạo dạy các môn hóa học, sinh học và vật lý, là những người, trong khi vẫn ở đứng trong vòng những hướng dẫn của chương trình toàn quốc, nhưng ước muốn phá hư hỏng nền giáo dục khoa học-dựa-trên-bằng chứng, và thay thế nó bằng Kinh Thánh.

Ngày 15 Tháng Tư năm 2006, James Naughtie, một trong những xướng ngôn viên điều hợp kinh nghiệm nhất của đài BBC, phỏng vấn Peter Vardy trên đài phát thanh. Chủ đề chính của phỏng vấn là một điều tra của công an về những cáo buộc, Vardy đã phỉ nhận, rằng những hối lộ – đem đến tước hiệp sĩ và quí tộc – đã được chính phủ Blair đem tặng cho những người giàu có, trong một cố gắng để có được họ ghi tên gia nhập vào chương trình (lập những) trường học cho thành phố. Naughtie cũng hỏi Vardy về vấn đề thuyết sáng tạo, và Vardy dứt khoát phủ nhận rằng Emmanuel truyền bá thuyết trái đất trẻ của phái chủ trương sáng tạo cho học sinh của mình. Một trong những cựu sinh viên của Emmanuel, Peter French, đã nói thẳng thừng, [34] “Chúng tôi đã được dạy rằng tuổi trái đất là 6000 năm” [35]. Ai là người nói sự thật ở đây? Vâng, chúng ta không biết, nhưng bài giảng của Stephen Layfield đưa ra chính sách của ông để giảng dạy khoa học khá thẳng thắn. Có phải Vardy chưa bao giờ đọc Bản tuyên ngôn rất rõ ràng của Layfield? Có phải ông ta thực sự không biết người đứng đầu ban khoa học (trường học) của ông tính toán những gì và đến đâu hay không? Peter Vardy kiếm tiền bằng nghề bán ô tô cũ. Liệu bạn có dám mua một ô tô từ ông ta? Và bạn, có giống như Tony Blair, bán cho ông ta một trường học với chỉ 10 phần trăm giá của nó – ném thêm vào mặc cả trả giá một quà cho không là trả tất cả chi phí điều hành? Hãy là nhân từ với Blair và giả sử rằng ông, ít nhất, đã không đọc bài giảng của Layfield. Tôi cho rằng là điều quá nhiều nếu hy vọng rằng sự quan tâm của ông bây giờ có thể được kéo tới chuyện đó.

Hiệu trưởng McQuoid đã đem cho một chống đỡ về những gì ông nhìn thấy rõ ràng như trường của ông là có đầu óc phóng khoáng, đáng chú ý cho giọng của kẻ tự mãn:

Thí dụ tốt nhất mà tôi có thể cho về những gì diễn ra giống như ở đây là một bài giảng triết học hình thứ thức thứ sáu mà tôi đã đưa ra. Shaquille đang ngồi ở bên đó và ông nói, “Kinh Koran là chính xác và đúng sự thật.” Và Clare, ngồi ở bên đây, nói: “Không, kinh Thánh là đúng sự thật.” Vì vậy, chúng tôi đã nói về sự giống nhau giữa những gì chúng nói và những chỗ mà chúng không đồng ý. Và chúng tôi đồng ý rằng chúng không thể cả hai là đúng. Và cuối cùng tôi đã nói, “Xin lỗi Shaquille, ông sai, đó là kinh Thánh mới là sự thật”. Và ông nói, “Xin lỗi ông McQuoid, ông sai, đó là kinh Koran mới là sự thật”. Và họ đã đi ăn trưa và tiếp tục thảo luận về vấn đề ấy ở đó. Đó là những gì chúng tôi muốn. Chúng tôi muốn những trẻ con biết chúng tin tưởng điều gì, và bảo vệ điều đó”. [36].

Thật là một hình ảnh đáng yêu quyến rũ! Shaquille và Clare đi ăn trưa với nhau, mạnh mẽ biện luận những trường hợp của họ và bảo vệ những tin tưởng bất đồng của họ. Nhưng nó có thực sự quyến rũ đáng yêu không? Thay vào đó, không phải là nó thực sự là một hình ảnh tồi tệ đáng bỉ mà ông McQuoid đã vẽ cho thấy? Sau cùng tất cả, Shaquille và Clare đã dựa trên những gì để lập luận? Đâu là bằng chứng vững chắc thuyết phục mà mỗi người có thể mang đến để ủng hộ, trong cuộc tranh luận mạnh mẽ và xây dựng của họ? Clare và Shaquille mỗi người chỉ đơn giản khẳng định rằng sách thánh của bà hoặc của ông là trên tất cả, và có thế thôi. Đó là xem dường tất cả những gì họ nói, và đó là, quả thật vậy, tất cả những bạn có thể nói khi bạn đã được dạy rằng sự thật đến từ Thánh thay vì từ những chứng cứ. Clare và Shaquille và những bạn đồng học của họ không được giáo dục. Họ đã bị trường học của họ làm thất vọng (những mong mỏi cầu học, cầu tiến của họ), và người hiệu trưởng trường học của họ đã lợi dụng bạc đãi họ, không phải thân xác họ, nhưng não thức của họ.


Lại Nâng cao Ý thức

Và bây giờ, đây là một hình ảnh quyến rũ dễ thương khác. Một năm, vào dịp Noel, tờ báo tôi đọc thường ngày, the Independent, đã tìm một hình ảnh của dịp lễ, và đã thấy một hình ảnh làm ấm lòng về nhà thờ, trong một màn kịch học sinh diễn cảnh em bé Jesus ra đời. Ba ông đạo sĩ phương Đông, có phụ chú sáng chưng, cho biết do Shadbreet (một em bé Sikh), Musharaff (một em bé Muslim) và Adele (một em bé Kitô), đóng vai, tất cả các em khoảng bốn tuổi.

Dễ thương? ấm lòng? Không, nó không dễ thương, nó cũng chẳng sưởi ấm lòng; nó thì lố bịch kệch cỡm. Làm thế sao bất kỳ một ai lại có thể nghĩ rằng đó là điều đúng để dán nhãn những em bé mới bốn tuổi đầu với vũ trụ quan và gót học của cha mẹ chúng? Để thấy điều này, hãy tưởng tượng một bức ảnh giống hệt, với chú thích đổi như sau: “Shadbreet (một em bé theo thuyết kinh tế Keynes), Musharaff (một em bé theo thuyết kinh tế Monetarism) và Adele (một em bé theo chủ nghĩa Mác-xít), tất cả đều chỉ bốn tuổi”. Không phải là nếu đưa điều này lên, sẽ mời những lá thư giận dữ phản đối đến? Chắc chắn là điều sẽ phải là như thế. Thế nhưng, do địa vị đặc quyền được ưu đãi quái lạ của những tôn giáo, không nghe được một hó hé nào, cũng không từng bao giờ được nghe nói gì trong bất kỳ dịp tương tự nào. Chỉ cần tưởng tượng sự phản đối kịch liệt nếu chú thích này đã đọc thành, “Shadbreet (một em bé theo chủ nghĩa Không-tin-có-gót), Musharaff (một em bé theo chủ nghĩa hoài nghi-không-biết-Gót-có-hay-không) và Adele (một em bé theo chủ nghĩa Nhân bản Thế tục), tất cả cũng đều tuổi bốn.” Không phải hay sao rằng cha mẹ có thể bị điều tra thực sự để xét xem đầu óc họ có đủ lành mạnh hay không, để nuôi dạy con trẻ của họ? Ở nước Anh, nơi mà chúng ta thiếu một sự tách biệt hiến định giữa hội Nhà thờ và Nhà Nước, những người làm cha mẹ, dù không-tin-có-gót, nhưng thường phải thuận với dòng chảy của đám đông, và để cho trường học dạy con cái của họ bất cứ gì từ tôn giáo nào đang chiếm ưu thắng trong văn hóa đương thời. “The Brights.net” (một chủ động của người Mỹ để đặt tên lại cho những người không-tin-có-gót là những “người sống Tươi Sáng” - “Brights” - trong cùng một cách như người đồng tính luyến ái đã thành công đổi tên gọi cho họ là “Người Sống Vui vẻ” - “Gays”) thì quá thận trọng trong việc đặt ra những quy tắc dành cho trẻ em để ghi tên gia nhập: “Quyết định để làm một “Bright” phải là của chính đứa trẻ”. Có thể nào bạn bắt đầu, ngay cả chỉ tưởng tượng, nếu một nhà thờ Kitô hoặc nhà thờ Islam nào lại ban hành một pháp lệnh như một tự phủ nhận như thế? Nhưng không phải là họ nên bị bắt buộc phải làm như vậy hay sao? Ngẫu nhiên, Tôi đã ghi tên nhập hội với những người Brights, một phần vì tôi đã thực sự tò mò xem liệu một từ ngữ như thế có thể được chuyển dịch theo như cách même [37] tiến hóa vào trong ngôn ngữ không. Tôi không biết, và tôi muốn biết, có phải sự biến dạng của từ “gay” đã là được xây dựng với chủ định sẵn có, hay không biết nó chỉ là đã xảy ra như thế. [38]. Vận động của những người không-tin-gót, đổi nhãn hiệu “Atheist” thành nhãn hiệu “Brights” đã khởi đầu không được cứng cáp cho lắm, khi nó bị một vài người không-tin-có-gót giận dữ lên án, chết điếng vì mang nhãn hiệu bị xem là “ngạo mạn”. Phong trào Tự Hào Đồng Tính (Gay Pride), đã may mắn, không bị thương tổn từ sự khiêm tốn sai chỗ như vậy, có thể đó là lý do tại sao nó thành công.

Trong một chương trước, tôi bàn khái quát về chủ đề “nâng cao ý thức”, bắt đầu với việc thành tựu của những người vận động phong trào nữ giới bình quyền (với nam giới) trong việc họ đã làm cho chúng ta phải lưỡng lự khi chúng ta nghe một cụm từ như “những người (đàn ông) có thiện chí (men of goodwill)” thay vì “Những người có thiện chí (people of goodwill)”. Ở đây tôi muốn nâng cao ý thức trong một cách khác nữa. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên do dự, ngần ngại khi chúng ta nghe một đứa trẻ nhỏ được dán nhãn hiệu là thuộc một vài tôn giáo cụ thể này hay khác nào đó. Trẻ em còn quá thơ dại để quyết định quan điểm của chúng về nguồn gốc của vũ trụ, của sự sống và của đạo đức. Ngay chính những âm thanh của cụm từ “trẻ em Kitô” “hay “trẻ em Muslim” nên vỡ thành bột, giống những móng tay trên một bảng đen.

Dưới đây là một tường trình, ngày 03 tháng 9 năm 2001, từ đài Radio KPFT-FM, ở Ireland:

Những nữ sinh Catô đã đối mặt với những người biểu tình thuộc những người Phảnthệ Trung thành (Loyalist) khi các em cố gắng để vào trường Tiểu học Nữ Sinh Thánh giá, trên đường Ardoyne, ở Bắc Belfast. Những sĩ quan của sở Sở mật vụ Royal Ulster (RUC) và binh sĩ Quân đội Anh (BA) đã phải giải tán những người biểu tình đang cố gắng để phong tỏa trường học. Những rào cản lao vào không vỡ đã được dựng lên để những trẻ em có thể đi thông qua đám biểu tình phản đối nhà trường. Những người Phảnthệ Trung thành đã chế nhạo và la lớn những lời chửi rủa giáo phái, khi những trẻ em, một vài em mới được bốn tuổi, đã được cha mẹ hộ tống vào trường học. Khi trẻ em và cha mẹ đi vào đến cống trước của trường học, những người Phảnthệ Trung thành (Loyalist) ném chai lọ và gạch đá. [39]

Đương nhiên, bất kỳ một người tử tế nào cũng sẽ phải cau mày trước những thử thách khổ ải của những em nữ sinh thơ dại Catô bất hạnh này. Tôi cố gắng để khuyến khích chúng ta cũng cau mày, với chính ý tưởng dán nhãn hiệu cho chúng là “những nữ sinh Catô” (“Những người Bảo hoàng hay Trung thành”, như tôi đã chỉ ra trong Chương 1, chỉ là nói cách nói tránh của Bắc Ireland, không dám nói thẳng, cho những người Thệphản, cũng đúng y như những người “Quốc gia” là cách nói tránh, cho những người Catô. Người ta là người không ngần ngại khi dán nhãn hiệu “Catô” hoặc “Thệphản” cho những trẻ em, nhưng đã dừng lại, chỉ còn thiếu một bước ngắn, không áp dụng cùng lối dán nhãn tôn giáo – đáng lẽ thích hợp hơn rất nhiều – cho những người khủng bố và đám đông loạn đả toàn những người lớn.)

Xã hội của chúng ta, kể cả khu vực phi tôn giáo, đã chấp nhận ý tưởng phản lại lẽ thông thường, rằng điều là bình thường và đúng, để nhồi sọ những trẻ em còn bé tí, trong tôn giáo của cha mẹ, và dập những lá nhãn tôn giáo lên chúng – “trẻ em Catô”, “trẻ em đạo Dothái” “trẻ em Thệphản”, “trẻ em Islam”, vv – mặc dù không có những lá nhãn tương tự khác: không có “trẻ em đảng Bảo thủ”, không có “trẻ em đảng Tự do”, không có “trẻ em đảng Cộng hoà”, không có “trẻ em đảng Dân chủ”. Xin vui lòng, hãy làm ơn nâng cao ý thức của bạn về điều này, và giơ cả hai tay lên trời bất cứ khi nào bạn nghe thấy nó xảy ra. Một trẻ em thì không phải là một trẻ em Kitô, không phải là trẻ em Muslim, nhưng là trẻ em của cha mẹ Kitô, hoặc trẻ em của cha mẹ Islam. Tên gọi chọn lựa chính thức này, nhân đây, sẽ là một mảnh nhỏ nhưng tuyệt vời của sự nâng cao ý thức cho bản thân những trẻ em. Một đứa trẻ là người được bảo rằng em là “trẻ con có cha mẹ Muslim” sẽ ngay lập tức sẽ nhận ra rằng tôn giáo là một gì đó để cho em lựa chọn – hoặc từ chối – khi em trở nên đủ khôn lớn để làm như vậy.

Một trường hợp tốt thực sự có thể được thực hiện cho những lợi ích giáo dục của sự giảng dạy môn học tôn giáo so sánh. Chắc chắn những nghi ngờ của tôi đã được đầu tiên kích thích, khoảng chín tuổi, từ bài học (không đến từ nhà trường nhưng từ cha mẹ của tôi) rằng đạo Catô mà tôi đã được nuôi dạy, chỉ là một trong nhiều những hệ thống tin tưởng không tương đồng nhau. Những người biện hộ chống trả cho cho tôn giáo Kitô, chính họ tự nhận ra điều này và nó thường làm họ kinh hãi. Sau đó, ảnh chụp màn kịch học sinh diễn cảnh Jesus ra đời, trên tờ Independent không có một lá thư nào gửi đến ban biên tập để than phiền về việc dán nhãn tôn giáo cho những trẻ em bốn tuổi. Chỉ có một lá thư tiêu cực, nhưng đến từ “Chiến dịch Vận động cho Giáo dục Đích thực”, người phát ngôn là Nick Seaton, nói rằng giáo dục giảng dạy có-nhiều-tôn giáo, là vô cùng nguy hiểm, vì “trẻ con ngày nay được dạy rằng tất cả những tôn giáo là có giá trị bình đẳng, có nghĩa là tôn giáo riêng của chúng không có đặc biệt giá trị nào cả”. Đúng thế, quả thực là vậy, đó là chính xác những gì nó có nghĩa. Cũng có thể lắm, người phát ngôn này lo lắng. Một lần khác, cùng một cá nhân này, cho biết, “Để trình bày tất cả những tôn giáo như có giá trị ngang nhau là sai. Mọi người đều có quyền suy nghĩ tín ngưỡng của họ thì cao hơn của người khác, dù họ là người Ấn giáo, Dothái, Muslim, hoặc Kitô – nếu không thế, có tín ngưỡng này, tôn giáo kia để làm gì nữa?” [40]

Quả thực thế, để làm gì? Và vô nghĩa rõ ràng này là gì đây! Những tôn giáo này đều không tương đồng, tương thuận với nhau. Nếu không thế, khi suy nghĩ tín ngưỡng của mình là vượt trên tất cả, để làm gì? Hầu hết trong số chúng, do đó, không thể “tốt đẹp tót vời, vượt trên những tín ngưỡng khác”. Hãy để trẻ em học hỏi về những tôn giáo khác nhau, hãy để chúng ghi nhận sự bất đồng của chúng, và để cho chúng tự rút ra những kết luận riêng của chúng, về những hậu quả của sự không tương đồng, bất thuận đó. Về phần không biết có một tín ngưỡng/tôn giáo nào là “đúng đắn, hợp lý” hay không, hãy để chúng tự quyết định khi chúng đủ lớn để làm như vậy.


Giáo dục Tôn giáo như một phần của Văn hóa Chữ viết

Tôi phải thú nhận rằng ngay cả chính tôi phải hơi sững sờ ngạc nhiên trước sự thiếu hiểu biết kinh Thánh, thấy nhiều hơn trong những người có học khoảng mười năm gần đây, so với của tôi. Hoặc có thể nó không phải là một điều mới của khoảng mười năm nay. Cách đây đã khá lâu, như năm 1954, theo Robert Hinde trong quyển Why Gods Persist (Tại sao những Gót vẫn còn dai dẳng) giàu suy tưởng của ông, một thăm dò dư luận của viện Gallup tại nước Mỹ, đã tìm thấy điều sau đây. Ba phần tư những người Catô và Thệphản không kể được tên của một nhà tiên tri Cựu Ước nào. Hơn hai phần ba đã không biết ai là người giảng Bài giảng trên Núi. Một số đông đáng kể nghĩ Moses là một trong mười hai học trò của Jesus. Điều đó, để lập lại, đã ở chính nước Mỹ, vốn trớ trêu đã có tiếng sùng mộ hơn nhiều những phần khác của thế giới tiên tiến.

Bản dịch Kinh Thánh của Vua James, năm 1611 – Phiên bản ủy quyền – gồm những đoạn có giá trị văn chương xuất sắc riêng của nó, Thí dụ những Bài hát của Salômôn, và Lời Người Truyền đạo tuyệt vời (mà tôi được biết là cũng rất hay trong bản gốc Hebrew). Tuy nhiên, lý do chính để bản kinh Thánh tiếng Anh cần phải là một phần của giáo dục của chúng ta vì nó là một quyển sách gốc nguồn chủ yếu nhất của nền văn hóa chữ viết. Điều tương tự cũng áp dụng cho những truyền thuyết của những vị gót Hylạp và Lamã, và chúng ta tìm hiểu về họ mà không đòi hỏi phải tin vào họ. Dưới đây là danh sách những thành ngữ và câu văn lấy từ kinh Thánh, hoặc cảm hứng từ kinh Thánh, gặp gỡ rất phổ biến trong văn chương hay đàm thoại tiếng Anh, từ thơ ca tuyệt vời để khuôn sáo tầm thường, từ thành ngữ đến ngồi lê đôi mách.[41]

Be fruitful and multiply • East of Eden • Adam's Rib • Am I my brother's keeper? • The mark of Cain • As old as Methuselah • A mess of potage • Sold his birthright • Jacob's ladder • Coat of many colours • Amid the alien corn • Eyeless in Gaza • The fat of the land • The fatted calf • Stranger in a strange land • Burning bush • A land flowing with milk and honey • Let my people go • Flesh pots • An eye for an eye and a tooth for a tooth • Be sure your sin will find you out • The apple of his eye • The stars in their courses • Butter in a lordly dish • The hosts of Midian • Shibboleth • Out of the strong came forth sweetness • He smote them hip and thigh • Philistine • A man after his own heart • Like David and Jonathan • Passing the love of women • How are the mighty fallen? • Ewe lamb • Man of Belial • Jezebel • Queen of Sheba • Wisdom of Solomon • The half was not told me • Girded up his loins • Drew a bow at a venture • Job's comforters • The patience of Job • I am escaped with the skin of my teeth • The price of wisdom is above rubies • Leviathan • Go to the ant thou sluggard; consider her ways, and be wise • Spare the rod and spoil the child • A word in season • Vanity of vanities • To everything there is a season, and a time to every purpose • The race is not to the swift, nor the battle to the strong • Of making many books there is no end • I am the rose of Sharon • A garden inclosed • The little foxes • Many waters cannot quench love • Beat their swords into plowshares • Grind the faces of the poor • The wolf also shall dwell with the lamb, and the leopard shall lie down with the kid • Let us eat and drink; for tomorrow we shall die • Set thine house in order • A voice crying in the wilderness • No peace for the wicked • See eye to eye • Cut off out of the land of the living • Balm in Gilead • Can the leopard change his spots? • The parting of the ways • A Daniel in the lions' den • They have sown the wind, and they shall reap the whirlwind • Sodom and Gomorrah • Man shall not live by bread alone • Get thee behind me Satan • The salt of the earth • Hide your light under a bushel • Turn the other cheek • Go the extra mile • Moth and rust doth corrupt • Cast your pearls before swine • Wolf in sheep's clothing • Weeping and gnashing of teeth • Gadarene swine • New wine in old bottles • Shake off the dust of your feet • He that is not with me is against me • Judgement of Solomon • Fell upon stony ground • A prophet is not without honour, save in his own country • The crumbs from the table • Sign of the times • Den of thieves • Pharisee • Whited sepulchre • Wars and rumours of wars • Good and faithful servant • Separate the sheep from the goats • I wash my hands of it • The sabbath was made for man, and not man for the sabbath • Suffer the little children • The widow's mite • Physician heal thyself • Good Samaritan • Passed by on the other side • Grapes of wrath • Lost sheep • Prodigal son • A great gulf fixed • Whose shoe latchet I am not worthy to unloose • Cast the first stone • Jesus wept • Greater love hath no man than this • Doubting Thomas • Road to Damascus • A law unto himself • Through a glass darkly • Death, where is thy sting? • A thorn in the flesh • Fallen from grace • Filthy lucre • The root of all evil • Fight the good fight • All flesh is as grass • The weaker vessel • I am Alpha and Omega • Armageddon • De profundis • Quo vadis • Rain on the just and on the unjust [42]

Mỗi một trong số những thành ngữ, cụm từ hoặc những câu nay đã thành sáo rỗng này đều trực tiếp đến từ bản dịch kinh Thánh chính thức của vua James. Chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết kinh Thánh phải làm nghèo đi sự nhận hiểu và thưởng thức của một người với văn học tiếng Anh? Và không chỉ văn chương bác học và nghiêm trang. Những vần điệu của Lord Justice Bowen sau đây thì thông minh dí dỏm:

Mưa rơi, nó rơi trên kẻ ngay thẳng,
Và cũng trên kẻ bất chính.
Nhưng chủ yếu là trên kẻ ngay thẳng, vì
Kẻ bất chính đã có dù che của kẻ ngay thẳng.

Nhưng sự thưởng thức sẽ bị bóp nghẹt nếu bạn không thể nhận ám chỉ như trong Matthew 5: 45 (“Vì ông đã làm mặt trời của ông mọc sáng trên tà ác và trên tốt lành, và đã gửi mưa xuống trên người ngay thẳng và trên người bất chính”). Và điểm tế nhị của tưởng tượng của (nhân vật) Eliza Dolittle trong My Fair Lady sẽ bị trượt khỏi một ai nếu không biết gì về kết thúc của John the Baptist:

 “Cảm ơn rất nhiều, đức Vua,” Tôi nói theo cách có giáo dục,
 “Nhưng tất cả điều tôi muốn là cái chết của (giáo sư) Henry Higgins

“P.G. Wodehouse, tôi dám đặt tiền, là nhà văn lớn nhất của khôi hài nhẹ trong tiếng Anh, và dám đánh cuộc rằng trọn nửa danh sách những câu văn lấy từ kinh Thánh (ở trên) sẽ được tìm thấy như là những ám chỉ bóng gió trong những trang sách của ông. (Tuy nhiên, một tìm kiếm bằng Google sẽ không tìm thấy tất cả chúng. nó sẽ thiếu mất những gì có nguồn gốc từ câu chuyện ngắn, tựa đề “Con kiến và Kẻ Biếng nhác”, từ Proverb 6: 6) [43]. Những tác phẩm Wodehouse thì cũng giàu những câu văn khác từ kinh Thánh, không phải chỉ trong danh sách trên của tôi, và ông không đưa chúng vào ngôn ngữ như những thành ngữ hay tục ngữ. Hãy nghe sự gợi lên của (nhân vật) Bertie Wooster (của P.G. Wodehouse) về những gì giống như sáng thức dậy với một nôn nao khó chịu không dứt từ hôm trước: “Tôi đã mơ thấy rằng một vài kẻ súc sinh vô lại đã xỏ những que gai qua đầu tôi – không chỉ là những que gai bình thường, như Jael vợ của Heber đã dùng, nhưng những que nung nóng đỏ”. Bản thân Bertie đã vô cùng tự hào về thành tích học hành duy nhất của ông, giải thưởng Bertie từng có được với kiến thức về kinh Thánh.

Những gì là đúng thực với truyện tranh khôi hài trong tiếng Anh thì còn rõ ràng đúng thực hơn trong văn chương nghiêm trang. Con số Naseeb Shaheen đã đếm được hơn 1300 tham dẫn kinh Thánh trong những tác phẩm của Shakespeare thì được trích dẫn rộng rãi và rất đáng tin [44]. Bible Literacy Report (Tường trinh về Văn học Kinh Thánh) công bố ở Fairfax, Virginia (thừa nhận do cơ quan tai tiếngTempleton Foundation tài trợ) cung cấp nhiều thí dụ, và tràn đầy những trích dẫn của những thày giáo dạy văn chương Anh rằng sự hiểu biết văn học kinh Thánh là cần thiết để cảm thụ đầy đủ cho môn học văn chương Anh [45]. Không phải nghi ngờ gì, điều tương đương này cũng là đúng thật với Pháp, Đức, Nga, Ý, Tây Ban Nha và những nền văn chương lớn khác ở châu Âu. Và, với những người nói tiếng Ả Rập và India, kiến thức về kinh Qur’an, hay Bhagavad Gita thì cũng giả định là thiết yếu cho sự cảm nhận đầy đủ về di sản văn học của họ. Cuối cùng, để cắt ngắn danh sách, bạn không thể thưởng thức Wagner (âm nhạc của ông, như đã được nói sắc sảo, thì hay hơn lời hát) mà không thông thuộc những vị gót Bắc Âu. [46]

Hãy cho tôi được không phải cố gắng quá đến thừa thãi điểm này. Tôi có lẽ đã nói đủ để thuyết phục ít nhất với những người đọc lớn tuổi của tôi, rằng một thế giới quan không-tin-có-gót không đem cho lý do để cắt bỏ kinh Thánh, và những sách thiêng khác, ra khỏi giáo dục của chúng ta. Và dĩ nhiên chúng ta có thể giữ lại một lòng trung thành tình cảm với những truyền thống văn hóa và văn học, thí dụ, của đạo Dothái, Anh giáo hoặc Islam, và ngay cả tham dự những nghi lễ tôn giáo như hôn nhân và tang lễ, mà không phải mua lấy những tin tưởng siêu nhiên mà lịch sử đã qua đã cộng tác với những truyền thống này. Chúng ta có thể buông bỏ tin tưởng vào Gót, trong khi vẫn không mất tiếp nối với một di sản quý giá.

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất 
(Jul/2013)




[1] [Bản tin tường trình của đài BBC: http://news.bbc.co.Uk/l/hi/wales/901723.stm]
[2] Nhân vật William Brown, đứa học trò 11 tuổi tinh nghịch, trong bộ truyện nhi đồng của Richmal Crompton, quyển đầu là Just William. Huckleberry “Huck” Finn nhân vật của Mark Twain, trong The Adventures of Tom Sawyer (khoảng 1845). The Swallows and Amazons là tên hai chiếc thuyền con trong bộ sách trẻ em của Arthur Ransome.
[3] [Loftus and Ketcham (1994).]
[4] [Xem John Waters trên tờ the Irish Times:
Institut des Frères des Écoles chrétiennes: do Jean-Baptiste de La Salle thành lập năm 1680 ở Pháp, một dòng tu Catô Rôma chuyên trách về giáo dục, đặc biệt là giáo dục cho trẻ em nghèo. Hệ thống các trường học La-San thuộc dòng này có trên khắp thế giới, trong đó các frère, trước gọi là sư huynh, nay là tu huynh (brothers) trực tiếp phụ trách việc giảng dạy.
Christian Brothers: do Edmund Ignatius Rice thành lập tổ chức giáo dục tương tự, ở Waterford, Ireland, 1802; mang tên chính thức là Congregation of Christian Brothers

Không rõ nguồn của Dawkins, nhưng một nguồn khác tôi có của tờ National Catholic Reporter ở Mỹ - cho biết, chỉ ở nước Mỹ không thôi, đã có tới 100,000 nạn nhân, và chi phí hơn 2,2 tỉ $US – đây là con số tháng2/2012:
Cuộc khủng hoảng nhũng lạm Tính dục của hội Nhà thờ là một đề tài thời sự lớn, đến nay khi tôi dịch chương này (2014) vẫn chưa đi đến kết thúc, dù tạm thời. Lần đầu tiên trong lịch sử nhà thờ Vatican, một vua chiên đã phải từ chức sớm, đã cho thấy tính cách hệ trọng của khủng hoảng “đức tin” của con chiên với giáo hội của họ trong thế kỷ này, khi những dơ bẩn có từ lâu nay mới được đưa ra ánh sáng, sau khi những che dấu đã tuyệt vọng, phải đổ vỡ chịu thất bại trước công luận.
Đặc biệt bài viết trên cũng đã cải chính bốn “huyền thoại” do chính hội Nhà thờ và tín đồ Kitô đặt ra để tự bào chữa, và những tác giả thu tập tài liệu đã nhấn mạnh rằng:
(a) Khủng hoảng này không chỉ địa phương, không chỉ ở Mỹ, nhưng lớn rộng khắp toàn cầu,
(b) Nó không phải được phóng đại bởi những phương tiện truyền thông vô thần, hay những giới không-tin-gót vẫn đối lập với giáo hội, với những tổ chức tín ngưỡng.
(c) Cuộc khủng hoảng này cũng không phải được phát động bởi các luật sư tham lam mà mục tiêu duy nhất là để làm giàu cho mình về mặt tài chính.
(d) Đặc biệt, không phải những thày chăn chiên có khuynh hướng đồng tính luyến ái mới là nguyên nhân, gây ra phạm tội tình dục, là nguy cơ cho những trẻ em đến nhà thờ. “Không phải khuynh hướng đồng phái luyến ái và cũng phải khuynh hướng khác phái luyến ái là yếu tố nguy cơ”; họ nói, “nhưng đúng hơn, khuynh hướng tình dục bị rối loạn, hoặc tình dục bị lẫn lộn thấy trong giới chăn chiên mới là yếu tố nguy cơ, mới gây đe doạ”).

Trong chương này, Dawkins đã thu tóm sự tổn thương của trẻ em, do tệ nạn nhũng lạm tình dục của hội nhà thờ, vào nội dung thân xác, và xuống hàng thứ yếu. Ông hầu như vội vàng muốn nhắc cho đủ nhưng không đào sâu hơn, gần như bỏ qua không chú ý đúng mức tới sự tổn thương tinh thần của các nạn nhân và của thân nhân họ. Những vết thương thể xác theo thời gian có thể sẽ mờ nhạt dần, nhưng đau thương tâm thần, tổn hại tâm lý, hậu quả của những những lạm tình dục của giới chăn chiên với những trẻ em, thường xảy ra trước tuổi dậy thì, sẽ gắn chặt với nạn nhân trọn đời và làm lệch lạc, huỷ hoại cả cuộc đời còn lại của họ.
Dawkins muốn hướng tới một sự tổn thương tinh thần, một nguy cơ khác mà ông cho là đáng chú ý, đáng phòng ngừa, tồn tại đã từ lâu, nhung vẫn chưa được chú ý đúng mức, và ông nhấn mạnh là lớn lao hơn nhiều – đó là nguy cơ não thức trong sạch của trẻ em bị nhiễm độc, bị bóp nặn hư hỏng, do sớm bị hội nhà thờ tẩy não qua nhồi sọ giáo lý, đẩy chúng chấp nhận những điều mà bản thân chúng chưa đủ sức phán đoán đúng/sai, làm chúng sớm mê muội, vội vàng dấn thân và những lối đời mù quáng. Những vết khắc thơ ấu đó có khi không bao giờ có cơ hội được nhìn lại để suy ngẫm phán đoán, và nếu có, cũng thường không tự đủ khả năng để thay đổi, sửa chữa, nếu nhận ra được lầm lẫn sai lạc. Ông muốn cảnh cáo chúng ta, hãy đừng bao giờ để nhà thờ nắm quyền giáo dục trẻ em. Đừng bao giờ đem tôn giáo trở lại học đường như châu Âu trước đây. Trong những thời đại nào, những quốc gia nào, hoặc chểnh mảng hay dại dột, đã nhắm mắt “giao trứng cho ác”, để các hội nhà thờ dành lấy công việc “trồng người”, là tổ chức giáo dục và cứu tế xã hội. Khi hai công tác này lọt vào tay những hội nhà thờ, như họ vẫn mong ước, đòi hỏi, và luôn luôn thúc dục dân chúng đòi hỏi cho họ, che dấu dưới mặt nạ “đa nguyên”, “đa văn hoá”, hay “đa dạng”; hậu hoạ sẽ đến, bất tận và dài lâu vô cùng, cho toàn xã hội đó, trong nhiều thế hệ tương lai. Đây là điểm chúng ta nên đồng ý với ông.

Trong hầu hết những quốc gia trên thế giới, đều có luật cấm trẻ em vị thành niên, dưới 18 tuổi, không được phép làm những điều thông thường xem là tự gây nguy hiểm cho chúng, như không được lái xe, không được xem những phim ảnh, sách báo khiêu dâm, hay ngay cả không được phép làm một số ngành nghề. Và người lớn cũng không được phép bán thuốc lá, bán rượu, hay bán vé số cho chúng, ... Ngày nay, trong nhiều quốc gia ngoài châu Âu, – đã hạn định tuổi tối thiểu nào đó, mới cho nam nữ được phép lập gia đình. Tất cả đều dựa trên nhìn nhận rằng trẻ em vị thành niên có những giới hạn về tinh thần lẫn thể chất, nên chúng cần được bảo vệ; Nếu thế, tại sao chúng ta không có những luật tương tự và thích ứng trong liệ hệ giữa trẻ em vị thành niên và những hội nhà thờ. Như cấm trẻ em dưới 18 tuổi không được vào nhà thờ để giúp việc (dù chỉ để ca hát, hay phụ lễ, rước kiệu...), hay gia nhập những sinh hoạt có tính cách “giáo dục” của những tổ chức hội nhà thờ, và đặc biệt cấm nhà thờ không được nhận trẻ em vào các trường loại như “giáo lý chủ nhật”, các trường sửa soạn đào tạo hay chuẩn bị để dẫn dắt chúng vào con đường huấn luyện làm thày chăn chiên, hay làm các chị nữ tu, ... chẳng hạn ??? 
Cũng phải nói thêm, hãy xem những thày chăn chiên, những nữ tu như những nghề nghiệp hợp pháp của xã hội, những hội nhà thờ là những công đoàn nghiệp vụ; và vì nghiệp vụ của họ có liên hệ với công chúng, cũng phải bảo vệ công chúng, đòi hỏi những người làm nghề này phải có tâm lý lành mạnh, có năng lực tinh thần. Ngày nay, các người làm nghề cảnh sát, giữ em, thày giáo,... đều phải chứng tỏ có tâm lý lành mạnh, không bị những bệnh tâm thần (mê say uống rượu, cờ bạc, có khunh hướng bạo động, tình dục, ...); Thế nên, xã hội cũng qui định rõ ràng và đòi hỏi giới hành nghề chăn chiên cũng phải có đủ những điều kiện đó.
[6] The Root of All Evil? Phim tài liệu TV, Richard Dawkins viết và trình bày, trong đó ông biện luận thế giới con người sẽ tốt hơn nếu không có tôn giáo. Phát hình lần dầu tiên Jan/2006, hai phần, mõi phần dài 45 phút, trên Kênh 4 hệ thống truyền hình BBC.
Có thể xem ở đây:
[7] [* Vị tổng chăn chiên cao cấp ở Canterbury, vị chăn chiên cao cấp áo đỏ ở Westminster, và vị Rabbi trưởng của Anh đều được tôi mời phỏng vấn. Tất cả đều từ chối, bằng những lý do khéo léo, không nghi ngờ gì. Vị chăn chiên cấp tỉnh của Oxford đã đồng ý, và ông đã cũng thích thú, và hoàn toàn không là một người cực đoan, giống như những người kể trên, họ chắc chắn sẽ có được thích thú.]
[8] Christian Reconstructionism: Thuyết “Tái cấu trúc theo đạo Kitô”, cũng còn được gọi là Theonomy – chế độ Gót quyền – (Cai trị quốc gia bằng Luật của Gót), hay “Gót học Thống Trị” (Dominion theology). Những Lập trường cực đoan của phái này phát sinh từ những hội Nhà thờ Bảo thủ dòng Calvin. Người đề xuất dẫn đầu là John Rousas Rushdoony (1916 – 2001); năm 1973, ông đã xuất bản the Institutes of Biblical Law (Tổng lược Pháp Luật theo Kinh Thánh), nội dung chủ yếu là giảng giải 10 điều răn trong kinh Thánh.
Christian Reconstructionism là một phong trào gây tranh luận, với nhiều bất đồng ý kiến trong giới Kitô bảo thủ. Nó duy trì rằng thế giới nên được xây dựng lại (tái tạo), trong đó đặt tất cả các lĩnh vực: xã hội, đạo đức, chính trị, tư pháp, quân sự, gia đình , nghệ thuật, giáo dục, âm nhạc, vv… dưới “quyền” của Jesus. Điển hình, Christian Reconstructionism ủng hộ sự phục hồi của luật cả dân sự lẫn đạo đức theo luân lý của Cựu Ước, để đi đến xây dựng lại xã hội Mỹ hiện nay thành một loại quốc gia theo Cựu Ước trong dạng thức của Moses, nghĩa là cả ba lĩnh vực chính của xã hội – gia đình, nhà thờ, chính phủ – tất cả nên được mô hình theo kinh Thánh. Kinh Thánh là tiêu chuẩn duy nhất. Điều này sẽ bao gồm sự tái lập những hình phạt nghiêm trọng cho những tội phạm hiện nay không còn xem là đáng tội chết nữa. Thí dụ: tử hình với những tội ngoại tình, phá thai, thờ hình tượng, người đồng tính , và hiếp dâm, vv…
Những người theo thuyết có thể hiểu là “Tái cấu trúc theo đạo Kitô” này, duy trì một tin tưởng mạnh mẽ rằng kinh Thánh là sự thực và không thể sai lầm. Tổng quát, họ tin vào thuyết sau-nghìn năm đến thời hoàng kim , qua sự truyền giảng của Phúc âm, thế giới sẽ thành Kitô tất cả và Christ sẽ trở lại trần gian. Thuyết tái cấu trúc thế giới theo Kitô cổ vũ bãi bỏ nhà tù, và thay thế với sự thực hành chủ trương “mắt đổi mắt, răng đổi răng” – ai gây những thiệt hại sinh mạng, tài sản cho người khác, sẽ bị trừng trị với cùng thiệt hại sinh mạng, tài sản như thế. Những người Ki tô là “dân Chúa”, dân được Gót chọn lựa, thay thế cho dân Israel. Những tôn giáo khác phải bị ngăn chận và tiêu hủy. Cực đoan còn đi xa đến mức, trong một bàn luận – có nên phục hồi lại chế độ nô lệ như trong kinh Thánh hay không. Về khoa học, dĩ nhiên thuyết tiến hóa bj chống đối, và cũng mạnh dạn giảng dạy rằng Jesus sẽ thực sự trở lại bằng xương bằng thịt trên đất nước Israel.
Dĩ nhiên, những người theo những lý thuyết cực đoan trên, chỉ là một số rất nhỏ, hiếm hoi; và không có một cơ may nào để họ có thể thành công, dựa trên hoàn cảnh thực tại của nước Mỹ. Nhưng điều gây kinh hoàng và hãi hùng là – ngay trong thế kỷ này – vẫn có những người, bên ngoài bình thường như mọi người bình thường, nhưng vẫn chân thực và hết lòng tin tưởng vào những quan điểm phản-con người như thế – khiến chúng ta phải thận trọng, không thể không đặt tự câu hỏi – loại như của Dawkins: (a) Phải chăng tôn giáo dựng trên niềm tin mãnh liệt, gọi là đức tin (faith), những tôn giáo tin-chỉ-một-gót – là Gốc của Tất cả những Tà Ác trong nhân gian (Root of All Evil?), và (b) Phải chăng Gót của những tôn giáo đó, là một thứ vi-rút tai hại, tạm gọi là Vi-rút Gót, mãi lan truyền, bám sống trong não thức con người, bằng vào sự gây hại cho con người?
Những thứ mê cuồng, những loại quan điểm cho rằng – khi tin vào những gì không thể tin được mới là tin tưởng đích thực – của những tín đồ như thế; trước đây, dưới phân tích của Freud – họ đều là những người đã mắc một thứ bệnh tâm thần. Đều là những bệnh nhân – chỉ khác nhau ở mức nặng nhẹ mà thôi! Nếu thế, Freud dẫn chúng ta đến một thực tại kinh hoàng khác – bệnh tâm thần hầu như không thể chữa trị cho hết hoàn toàn, thường có chữa xong, cũng hỏng một đời, “thân tàn ma dại”. Đặc biệt là điều trị cho họ, chúng ta không thể bàn luận, giảng giải, theo lý trí thông thường của con người với họ được nữa, vì lý trí của những tín đồ tôn giáo đó, đã hư hỏng không cứu chữa được vì một thứ vỉ-rút độc hại, nay có tên gọi là Vi-rút Gót. Như thế, đứng trước tôn giáo xây dựng trên lòng-tin, Freud, một y sĩ chuyên ngành phân tâm, một nhà tâm lý, đã xem nó là một bệnh rối loạn não thức, một thứ bệnh tâm lý, chúng ta gọi nôm na là: cuồng hay điên, rồ hay dại,… những thuật từ vốn không khó gán cho những con người hay sinh hoạt có nội dung tâm lý tôn giáo chúng ta có dịp gặp gỡ ít nhất đôi lần trong đời. Sang thế kỷ này, Dawkins, và những khoa học gia trong ngành sinh học như ông, mạnh dạn chuẩn bệnh tôn giáo, và gọi tên một thứ vi-rút tìm thấy – lan truyền, gây hại – trong não thức con người là Vi-rút Gót. Cùng một hiện tượng phức tạp, lần lượt nhìn theo tâm lý rồi sinh lý.
[9] [* Những gì sau đây có vẻ là có thực, mặc dù tôi lúc đầu nghi ngờ là một trò chơi khăm diễu cợt của The Onion: www.talk2action.org/story/2006/5/29/l 95 855/959.
Nó là một trò chơi cômputơ được gọi là Bỏ lại Phía sau: Những sức mạnh vĩnh cửu. P. Z. Myers đã tóm lược nó trên website tuyệt vời Pharyngula của ông. “Hãy tưởng tượng: bạn là một người lính tin cậy trung thành trong một nhóm bán quân sự mà Mục đích là để làm lại nước Mỹ như là một nước theo chế độ gót-quyền đạo Kitô và thiết lập thế tục của nó tầm nhìn của lãnh địa của Christ trên tất cả những khía cạnh của cuộc sống …. Bạn đang thi hành một nhiệm vụ – Vừa là một nhiệm vụ tôn giáo và một nhiệm vụ quân sự – để buộc mọi người phải “cải đạo sang Kitô” hoặc giết người các đạo Catô, Dothái, Islam, Phật, những người đồng tính luyến ái, và bất cứ ai ủng hộ việc tách nhà thờ ra khỏi nhà nước. …”
Nếu muốn một bài phê bình lại, xem:
http://select.nytimes.com/gst/abstract.html? res = F1071FFD3C550C718CDDAA0894DE404482.]
[10] [http://www.avl611.org/hell.html.]
[11] [So sánh lòng bác ái Kitô đáng yêu của Ann Coulter: “Tôi thách thức bất cứ những đồng đạo nào của tôi, cho tôi biết họ không cười hả hê trước ý tưởng rằng Dawkins bị đốt trong hỏa ngục”. (Coulter 2006: 268).]
Đúng hơn – Summa Theologiae, III, Supplementum, Q. 94, Art. 1, nguyên văn như sau:
“Ngõ hầu hạnh phúc lớn lao của những vị thánh chiên có thể còn sảng khoái thích thú hơn, và để họ có thể biết ơn Gót hậu hĩ hơn về điều ấy, họ được cho nhìn thấy đầy đủ sự trừng phạt những kẻ tội lỗi bị đày hỏa ngục.” Ut beatutudo sanctorum eis magis complaceat, et de ea uberiores gratias Deo agant, datur eis ut poenam impiorum perfecte intueantur.
Xem thêm chú thích của tôi – Nietzsche – Về Lai lịch của Đạo đức, Luận văn thứ nhất: ‘Lành và Dữ’, ‘Tốt và Xấu’.
[12] Exclusive Brethren (Huynh đệ Kín) là một hội nhà thờ Kitô ThệPhản Phúc Âm (Evangelical Protestant Christian), ở Anh và Mỹ, khác biệt với mọi hội nhà thờ và với ngay cả những “anh em” gần gũi của họ gọi là “Open Brethren(Huynh đệ Mở). Tín đồ của giáo phái này tuân thủ một qui luật về hành vi rất nghiêm ngặt dựa trên giảng dạy của Kinh Thánh, vốn cung cấp cho họ một khuôn khổ đạo đức và tập trung vào một đơn vị gia đình mạnh mẽ. Họ giữ cho mình tách biệt với những người khác (bao gồm cả những người Kitô khác) càng nhiều càng tốt, bởi vì họ tin rằng thế giới là một chỗ của sự tà ác. Họ coi “sự khép kín” là cách duy nhất để giữ tránh khỏi sự tà ác.
Một vài thí dụ nhưng cấm kị trong giáo phái Exclusive Brethren: xem tv, nghe radio, đến những nơi vui chơi giải trí, nuôi thú, mua bảo hiểm nhân thọ, học đại học (vì điều này mở ra cho những người trẻ các ảnh hưởng vô ích về mặt đạo đức), ứng cử và bầu cử chính trị, mang vũ khí (mặc dù trong thời chiến tranh, những tín đồ Exclusive Brethren phải theo lệnh trưng binh nhập ngũ, phục vụ trong quân đội, nhưng họ chỉ trong các đơn vị không tác chiến), tiếp xúc với người bên ngoài bị hạn chế. Các thành viên của Exclusive Brethren rất hạn chế tiếp xúc của họ với bên ngoài. Họ phải không làm những điều sau đây: đến những hội nhà thờ khác, tham gia bất cứ tổ chức tôn giáo khác, tham gia công đoàn, tham gia một tổ chức chuyên nghiệp (điều này loại trừ thành viên khỏi các nghề chuyên môn như y, dược), làm hội viên của bất cứ hiệp hội nào trong đó có những người không Exclusive Brethren, sống trong cùng bin-đing, kể cả apartments và nhà song lập, như người bên ngoài (điều này có nghĩa là các thành viên không thể ở chung nhà với vợ hoặc chồng, hoặc con cháu nếu những người này đã bị trục xuất khỏi Exclusive Brethren,), kết hôn bên ngoài Exclusive Brethren. Nhiều những Exclusive Brethren làm việc trong những công ty do chính Exclusive Brethren sở hữu để giảm tiếp xúc với người bên ngoài. Nếu họ rời bỏ, hoặc bị trục xuất khỏi giáo phái Exclusive Brethren, họ cũng phải từ bỏ công việc của họ, cũng như gia đình của họ và nhà cửa của họ.
[13] Gravity và angular momentum: gravity giữ trái đất trên quĩ đạo quanh mặt trời (và với những hành tinh xa gần khác) còn angular momentum là động lực do trái đất tự quay quanh mình, đẩy nó di tới. Như con vụ vừa quay tròn và chạy quanh.
[14] Julia Sweeney. Letting Go of God (Buông bỏ Gót) Audiobook. Indefatigable Inc. xuất bản, 2006
[15] Dan Baker. Losing Faith in Faith: From Preacher to Atheist. (Mất tin tưởng vào Đức tin: Từ nhà chăn chiên thuyết giáo đến người không-tin-có-gót). Madison, WI: Freedom From Religion Foundation. (1992).
[16] Sticks and stones will break my bones, but words will never harm me – gậy đánh và đá ném sẽ làm vỡ xương tôi, nhưng lời nói sẽ không bao giờ hại được tôi.
[17] [N. Humphrey, “What shall we tell the children?” trong Williams (1998); in lại trong Humphrey (2002).]
Oxford Amnesty Lectures: chương trình hội thảo, diễn thuyết tổ chức hàng năm ở trường Oxford, gây quĩ cho hội Ân xá Quốc tế. Chủ đề là những vấn đề nhân quyền, diễn giả đươc mời thường trong số những giáo sư giới học giả nổi tiếng quốc tế.
[18] Voodoo: Một giáo phái của dân da đen, phổ thông trong vùng đảo Caribbean và Nam nước Mỹ, pha trộn hỗn tạp Catô Rôma với những tập tục phù thủy, ma thuật gốc châu Phi.
[19] Female circumcision: Trong phái nữ: cắt bỏ phần clitoris, và đôi khi cả môi (labia) của âm hộ của ấu nhi hay thiếu nữ tuổi dậy thì. Với phái nam: xẻ lớp da ngoài bọc quy đầu của em bé sơ sinh hay đàn ông. Đây là nghi thức tôn giáo, đặc biệt trong ba tôn giáo Abraham. Đạo Dothái: sách Genesis nói rằng Gót ban một lệnh cho Abraham rằng mọi trẻ em trai sẽ được cắt bao quy đầu. Thực hành này gọi là brit milah (Giao ước Cắt bao Quy đầu) và nó được thực hiện vào ngày thứ tám sau ngày sinh của một bé trai, theo hướng dẫn trong sách Leviticus. Nó được coi là một dấu hiệu của giao ước với Gót. Những người Muslim vẫn là nhóm tôn giáo lớn nhất làm phép cắt bao quy đầu cho con trai, và clistoris cho con gái. Trong Islam cắt bao quy đầu còn được gọi là tahara, có nghĩa là thanh tẩy. Kitô: Mặc dù Cựu Ước xác định rõ ràng tục cắt bao qui đầu như một giao ước giữa Gót và tất cả nam giới của người Dothái, và chính Jesus, như một người Dothái đã cắt bao qui đầu, nhưng trong Tân Ước, tục này không được đặt ra như một đòi hỏi cho tín đồ Kitô. Trong Hội nhà thờ Kitô ban đầu. khi những người Hylạp chuyển sang Kitô, họ đã không chịu tuân theo tục lệ đau đớn này. Ngày nay, hầu hết các giáo phái Kitô đều giữ trung lập về nghi lễ cắt da qui đầu, không đòi hỏi nhưng cũng không cấm. Thực hành nghi lễ này là phong tục trong các hội nhà thờ Coptic, Ethiopia, Eritrea và Chính Thống giáo, và một số hội nhà thờ khác ở Châu Phi.
[20] [Đó là một thực hành thường xuyên ở nước Anh ngày nay. Một Thanh tra Giáo dục cao cấp nói với tôi về chuyện những cô gái ở London, năm 2006, đã được gửi tới một “ông chú” ở Bradford để “cắt xẻ chỗ kín”. Chính quyền nhắm mắt làm ngơ, vì sợ bị nghĩ là có kỳ thị chủng tộc với những “cộng đồng” (người gốc ngoại quốc).]
[21] Amish: tên gọi chung những người theo một giáo phái Mennonite khắc khổ, định cư phần lớn ở Pennsylvania, Ohio, và rải rác ở vài nơi khác trong nước Mỹ và Canada, từ 1720.
Mennonite: một giáo phái/hay tên gọi chung những tín đồ, theo tên người sáng lập Menno Simons (1496–1561), (chủ yếu ở US và Canada) , của một giáo phái Thệphản (Tin Lành) có gốc từ Friesland (ùng bắc nước Netherlands) trong thế kỷ 16, phủ nhận các tổ chức nhà thờ, không tham gia các chức vị công quyền, không tham gia quân đội .
Hassidism: một phong trào Dothái nghiêng về huyền bí có ảnh hưởng lớn, thành lập ở Poland trong thế kỷ 18, như phản ứng chống lại khuynh hướng Dothá kinh điển, hàn lâm, khô cứng. Ngày nay, ảnh hưởng vẫn còn mạnh ở trong cộng đồng Dothái ở Israel và New York.
Gypsy: còn gọi là Gităng, Bôhêmiên, một dân tộc nói tiếng Roman, không định cư, không có quốc gia riêng, sống lang thang ở châu Âu, thường làm việc tạm thời, theo mùa, buôn bán rong, đặc biệt nổi tiếng với nghề bói toán, bói bài, xem tay,… (fortune-telling). Những người Gypsies ngày nay sống phần đông ở châu Âu, ngoài ra cũng ở Bắc Phi và Bắc Mỹ.
[22] [http://www.law.umkc.edu/faculty/projects/ftrials/conlaw/yoder.html]
[23] [Guardian, 15 Jan. 2005:
http://www.guardian.co.uk/weekend/story/0,,1389500,00.html.]
[24] City academies: Một học hiệu/học viện (academy) thành phố trong hệ thống giáo dục nước Anh là một loại trường học có qui chế độc lập với những hội đồng giáo dục địa phương, tuy vẫn được trợ cấp của chính phủ, nhưng còn được nhận sự bảo trợ từ tư nhân. Những trường này có tự do về quản lý và qui chế điều hành hơn những trường công lập của những hội đồng giáo dục địa phương. Là sáng kiến của thủ tướng Tony Blair, đảng Lao Động. Trước kia vẫn gọi là city academies, chính phủ đảngLao động đã bỏ từ “city” sau khi cho phép mở những trường này ở những vùng quê có cùng khó khăn xã hội như những vùng nội thành. Có mọi cấp, từ tiểu học đến trung học, cao đẳng và giáo dục tráng niên.
[25] [HL Mencken đã nói như tiên tri khi ông viết: “sâu trong trái tim của tất cả những kẻ truyền giáo nằm chìm xác hỏng nát như đã bị đắm tàu của một kẻ làm nghề bán xe ô tô.”]
[26] [Times Educational Supplement, 15 July 2005.]
[27] [http://www.telegraph.co.uk/opinion/main.jhtml?xml=/opinion/2002/03/18/dol 801.xml]
[28] tôi tạm dịch: soft-copy = bản sao-điện (¹ bản sao giấy)
[29] [Guardian, 15 Jan. 2005: http://www.guardian.co.uk/ weekend/story/0,,1389500,00.html.]
[30] Những người tin theo kinh Thánh, đến nay vẫn cố bám vào nội dung đen trắng của kinh Thánh, đã đưa ra một lý thuyết về lịch sử Trái Đất, gọi là “Trái đất Trẻ” (Young-Earth); thuyết này nằm trong quan điểm chung của thuyết Sáng Tạo (Creationism), chống đỡ cho kinh thánh Kitô trước kiến thức khoa học, đặc biệt là học thuyết Tiến hoá khởi từ Darwin – Giữ vững lập trường là Gót Sáng tạo ra con người và vũ trụ trong vòng 6 ngày, quả đất như thế, theo thuyết “Trái đất Trẻ” mới nhất của lập trường này, tuổi chỉ mới khoảng - non là 5000, già là 10,000 năm - trước đây mà thôi, không hơn. Còn trận lụt như kể trong kinh Thánh, tính toán thành con số khoảng 4300 năm trước!
Tất cả ngu ngốc và mê tín này bắt đầu từ người “đầu têu” vẫn được nhắc là James Ussher, từ thế kỷ 17, ông là một thày chăn chiên cao cấp Catô, hàng tỉnh của Armagh, nước Ireland; Ussher đã dựa trên kinh Thánh, tính toán rồi đi đến con số là Gót đã tạo nên trái đất đúng vào năm 4004 TCN! Thực ra, đã có một người khác trước ông, John Lightfoot, (1602 - 1675), giáo sĩ Anh giáo, học giả kinh Thánh, Phó Viện trưởng đại học Cambridge. Khoảng mười năm trước Ussher, Lightfoot đã tính toán là trái đất ra đời ngày 23/Oct/4004 - TCN lúc 9 giờ sáng.
Đây là một trường hợp khó xử tiêu biểu, không thể quyết định trong hai người – ai “thông minh” hơn ai! Hay đúng hơn ai “mê tín” hơn ai!
[31] [ Văn bản lá thư của chúng tôi, do vị chăn chiên cấp tỉnh tại Oxford soạn thảo, như sau:
Kính thưa Thủ tướng, Chúng tôi viết như một nhóm các nhà khoa học và các thày chăn chiên cấp tỉnh để bày tỏ mối quan tâm của chúng tôi về việc giảng dạy khoa học trong trường Cao đẳng Công nghệ Emmanuel ở Gateshead . Tiến hóa là một lý thuyết khoa học có sức mạnh giải thích lớn lao, có khả năng đưa ra lý do của một loạt rộng lớn các hiện tượng trong một số những ngành học. Nó có thể được làm hoàn hảo, xác nhận và thậm chí có thể được sửa đổi hoàn toàn bằng sự quan tâm đến chứng cứ. Nó không phải, như người phát ngôn cho trường cao đẳng duy trì , là một “lập trường của đức tin” trong cùng thể loại như các khoản giải thích của kinh Thánh vốn trong đó chúng có một chức năng và mục đích khác nhau. Vấn đề đi xa hơn so với những gì hiện đang được giảng dạy trong một trường cao đẳng. Có một sự lo ngại ngày càng tăng về những gì sẽ được giảng dạy và sẽ được giảng dạy thế nào, trong thế hệ mới của các trường học (dựa trên) tin tưởng tôn giáo được đề nghi (mở thêm). Chúng tôi tin rằng chương trình giảng dạy trong các trường học như vậy, cũng như của Cao đẳng kỹ thuật Emmanuel , cần phải được giám sát chặt chẽ để có các ngành tương ứng của khoa học và tôn giáo được tôn trọng đúng mực . Trân trọng ]
[32] Ofsted is the Office for Standards in Education, Children’s Services and Skills. Kiểm tra và qui định những dịch vụ giáo dục, đặc biệt cho trẻ con và thiếu niên, giáo dụ tráng niên. Cơ quan độc lập này tường trình trực tiếp với quốc hội Anh. không trực thuộc bộ giáo dục của chính phủ.
[33] Dựa trên DNA, chó sói chuyển sang thành chó nhà khoảng 100,000 năm trước đây, nhưng đích xác khi nào loài chó thành bạn, sống chung với loài người, chỉ có thể phỏng đoán, khoảng 15,000 – 30,000 năm trước đây.
[34] [British Humanist Association News, March-April 2006.]
[35] [Để có được một ý tưởng về quy mô của những sai lầm này, nó tương đương với tin rằng khoảng cách từ New York đến San Francisco là 700 mét. ]
[36] [Observer, 22 July 2004: http://observer.guardian.co.uk/ magazine/story/0,11913,1258506,00.html.]
[37] Khái niệm meme (đọc như même) của chính Darwkins, tôi có nhắc qua trong Đọc Lại Tấm Cám
[38] [Từ điển Oxford tìm từ nguyên của từ “gay”, ngược về tiếng lóng trong nhà tù Mỹ năm 1935. Peter Wildeblood, trong quyển sách Against the Law nổi tiếng của ông, năm 1955, đã thấy cần thiết phải định nghĩa “gay” như một từ thuộc loại uyển ngữ (euphemism) để chỉ giới có khuynh hướng đồng tính luyến ái ở Mỹ.]
[39] Vùng Bắc Ireland, hay Ulster, đa số dân chúng là những người Bảo hoàng Trung thành với hoàng gia Anh và theo đạo Kitô Thệphản. Những người Loyalist – “bảo hoàng/trung thành” – là những dòng dõi của những người thực dân Anh trước đây. Họ vẫn trung thành với chế độ quân chủ Anh, ủng hộ giữ nguyên Bắc Ireland nằm trong Vương quốc Anh, phản đối sự thống nhất, không chịu nhập vào Ireland, vốn đa số dân chúng theo đạo Kitô Catô Rôma; còn những người muốn nhập vào Ireland là những người Nationalist (“Quốc gia”)
[40] [http://uepengland.com/forum/index.php?showtopic= 184&mode=linear. Religious education as a part of literary culture]
[41] King James Bible: Bản dịch kinh Thánh theo lệnh của vua James I (1394–1437) nước Anh, và vẫn còn phổ thông đến ngày nay. Uỷ ban dịch kinh gồm 54 học giả kinh Thánh lỗi lạc nhất của nước Anh thời ấy, bắt đầu năm 1607, hoàn thành năm 1610, và phát hành năm 1611. Bản dịch kinh Thánh này thường gọi là bản “1611”, hay Bản được Uỷ quyền (Authorized Version).
Bản dịch này thường được những học giả phân tích Kitô ưa dùng, vì tính trung thực, lịch sử. các bản dịch kinh Thánh khác, đã sửa chữa, cắn xét quá nhiều, với chủ ý thay đổi, muốn “Tốt đẹp phô ra, xấu xa đậy lại”; nên không phản ảnh thực nội dung của tín ngưỡng Kitô.
[42] Những thành ngữ này – không thể nào dịch vắn tắt cho trọn nghĩa, và nếu không đi kèm giải thích rồi sẽ như một từ điển thành ngữ nhỏ – tôi để nguyên tiếng Anh như nguồn tham khảo. Những thành ngữ này có thể xem như sự khôn ngoan tích luỹ từ kho tàng huyền sử của dân Dothái, nếu chúng ta xem Cựu ước như Huyền sử của họ, và những câu nói khôn ngoan ghi chép trong đó, nay đã thành điển lệ, thành ngữ trong văn chương tiếng Anh (và châu Âu Kito-Juda) cũng như chúng ta có những thành ngữ, khái niệm lấy từ Phật, Khổng, Lão học, và những cổ thư văn chương Tàu, Ấn vốn gần gũi quen thuộc với chúng ta (mưa Sở, mây Tần, vương đạo bá đạo, trẻ bò miệng giếng, Mạnh mẫu đổi nhà, đàn gảy tai trâu, Tim chín lỗ, ba chìm bảy nổi, quít làm cam chịu, đáo bỉ ngạn, sắc tức thị không không thức thị sắc, cát sông Hằng, ...):

Hãy kết thành quả và sinh sản • Phía Đông vườn Eden • Xương sườn của Adam • Tôi có phải là người giữ em tôi? • Dấu hiệu của Cain • Già như Methuselah • Một mớ cháo hỗn độn • bán quyền thừa kế của hắn • Thang của Jacob • Áo choàng nhiều màu • Giữa ruộng bắp người lạ •
...
• Alpha và Omega • Armageddon • De profundis • Quo Vadis • Mưa trên người công chính và trên người bất chính

[43] “Nầy kẻ lười biếng, hãy quan sát loài kiến. Hãy nhìn chúng mà học khôn”
[44] [Shaheen đã viết 3 tập sách, soạn thành những hợp tuyển phân biệt cho những chú dẫn/tham khảo/nhắc nhở đến thánh Kinh trong hài kịch, bi kịch và lịch sử. Con số tổng cộng 1,300 nhắc trong:
http://www.shakespearefellowship.org/virtualclassroom/StritmatterShaheenRev.htm.]
[45] [http://www.bibleliteracy.org/Secure/Documents/ BibleLiteracyReport2005 .pdf.]
[46] Cũng tương tự, những học sinh văn chương Việt, cũng cần phải có một số kiến thức cơ bản tối thiểu nào đó về Phật học (và Khổng, Lão học) để hiểu văn chương Việt, chẳng những cổ điển, nhưng cả hiện đại.