Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God Delusion)
(tiếp theo ...)
Richard Dawkins
(The God Delusion)
(tiếp theo ...)
Chương 10
Một khoảng trống rất cần
thiết?
Điều gì có thể lay động hồn người
hơn khi chăm chăm nhìn qua một kính thiên văn dày 100-inch đến tận một biển sao
xa thẳm, khi cầm chặt trên tay người một hóa thạch tuổi đã 100 triệu năm, hoặc
một công cụ bằng đá đã 500.000 năm, khi đứng trước vực thẳm không cùng của không
gian và thời gian, đó là Grand Canyon, hoặc khi nghe một nhà khoa học là người
đã nhìn đắm đuối trên khuôn mặt buổi sáng tạo của vũ trụ và không chớp mắt. Đó
là khoa học thiêng liêng và sâu xa. (Michael Shermer)
Một khoảng trống rất cần
thiết?
“Quyển sách này lấp đầy một khoảng trống rất cần thiết”. Nói đùa vui
nhưng nên chuyện vì chúng ta đồng thời hiểu được hai nghĩa đối nghịch. Ngẫu
nhiên, tôi nghĩ rằng nó là một sự nghĩ vội nhanh trí, nhưng tôi ngạc nhiên tìm
thấy rằng nó thực sự đã được những nhà xuất bản xử dụng, với tất cả hồn nhiên
không ý bỡn cợt. Xem ở – http:
//www.kcl.ac.uk/kis/schools/hums/french/pgr/tqr.html – cho một quyển sách “ lấp
đầy một khoảng trống rất cần thiết trong văn chương hiện có về phong trào
hậu-cấu trúc”. Nó có vẻ thích hợp hấp dẫn rằng quyển sách này, phải thú nhận
thừa thãi không cần thiết, là tất cả về Michel Foucault, Roland Barthes, Julia
Kristeva và những biểu tượng khác của giới chữ nghĩa tiếng Pháp thời thượng [1].
Có phải tôn giáo lấp đầy một khoảng trống
rất cần thiết? Người ta thường nói rằng có một khoảng trống có dạng-Gót trong
não, vốn nó cần được lấp đầy: chúng ta có một nhu cầu tâm lý với Gót – người
bạn, người cha, người anh lớn, người giải tội, người tin cẩn tâm sự, tất cả đều
tưởng tượng – và nhu cầu phải được thỏa mãn, dù Gót thực sự có hiện hữu hay
không. Nhưng có phải hay không rằng chính Gót có thể làm ngổn ngang chật chội
một khoảng trống mà chúng ta tốt hơn nên lấp đầy với một gì đó khác? Khoa học,
có lẽ? Nghệ thuật? Tình thân ái giữa con người? Chủ nghĩa nhân bản? Tình yêu
với chính đời sống này trong thế giới thực tại này, không gửi gắm niềm tin vào
đời sống nào khác bên kia nấm mồ? Một tình yêu với thiên nhiên, hoặc những gì
nhà côn trùng học tên tuổi E.O. Wilson đã gọi là một cảm kích từ sự nhận hiểu
giá trị của đời sống và thế giới sống thực – Biophilia? [2]
Trước sau, tôn giáo đã từng được cho là làm
đầy bốn vai trò chính trong đời sống con người: giải thích, khuyến cáo, an ủi
và gây cảm hứng. Trong lịch sử, tôn giáo đã có khát khao để giải thích sự hiện hữu của chính chúng
ta riêng và bản chất của vũ trụ mà trong đó chúng ta tìm thấy mình. Trong vai
trò này, hiện nay khoa học đã hoàn toàn thế chỗ, và tôi đã giải quyết nó trong
Chương 4. Bằng khuyến cáo, tôi có ý
nói đến sự hướng dẫn đạo đức về cách thức chúng ta phải cư xử ra sao, và tôi đã
bàn luận trong Chương 6 và 7. Cho đến giờ, tôi vẫn chưa công bằng với vai trò an ủi và gây cảm hứng, và chương cuối này sẽ ngắn gọn bàn về chúng. Như một
dẫn nhập sơ khởi về bản thân sự an ủi, tôi muốn bắt đầu với hiện tượng tâm lý
của tuổi thơ ấu về “người bạn tưởng tượng”, mà tôi tin rằng có sự giống nhau
mật thiết với tín ngưỡng tôn giáo.
Binker
Tôi giả định (em bé) Christopher Robin đã
không tin rằng (chú lợn con) Piglet, và (chú gấu con) Winnie the Pooh thực sự
có nói chuyện với cậu ta. Nhưng Binker đã có khác? [3]
Binker – những
gì tôi gọi nó – là một bí mật của riêng tôi,
Và Binker là lý
do tại sao tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn.
Khi chơi trong
vườn ươm cây, khi ngồi trên bậc thang,
Dù tôi đang bận
rộn làm gì đi nữa, Binker sẽ có ở đó.
Ồ, Bố thì thông
minh, ông là một người thuộc hàng thông minh,
Và Mẹ là bậc
nhất kể từ khi bắt đầu có thế giới,
Và Vú em là Vú
em, và tôi gọi bà là Vú –
Nhưng họ không
thể nhìn thấy Binker.
Binker lúc nào
cũng đang huyên thuyên, “bởi tôi đang dạy nó nói chuyện
Nó đôi khi thích
làm điều đó theo một kiểu chuột rúc rích thật buồn cười,
Và nó đôi khi
thích làm điều đó theo một kiểu rống lớn toàn những âm gầm gừ ép hơi ...
Và tôi phải làm
điều đó cho nó “vì cổ họng của nó đúng là phải đau.
Ồ, Bố thì thông
minh, ông là một người thuộc hàng thông minh,
Và Mẹ biết tất
cả những gì bất kỳ một ai có thể biết, –
Nhưng họ không
biết Binker.
Binker dũng cảm
như những con sư tử khi chúng tôi đang chạy trong công viên;
Binker dũng cảm
như những con hổ khi chúng tôi đang nằm trong bóng tối;
Binker dũng cảm
như những con con voi. Nó không bao giờ, không bao giờ khóc ...
Chỉ trừ (như
những người khác) khi xà phòng dính vào mắt của nó.
Ồ, Bố là Bố, ông
là trong lối của những ông bố,
Và Mẹ là Mẹ cũng
như bất cứ ai có thể nếu là được,
Và Vú em là Vú
em, và tôi gọi bà là Vú
Nhưng họ không
giống như Binker.
Binker không
phải là tham lam, nhưng nó quả có thích những thức ăn,
Vì vậy, tôi phải
nói với mọi người khi họ cho tôi một cái kẹo,
“Ồ, Binker muốn
một cái kẹo sôcôla, vậy ông/bà có thể cho tôi hai cái?”
Và sau đó tôi ăn
cái kẹo hộ nó, “vì răng của nó là còn khá non.
Vâng, tôi rất chuộng
Bố, nhưng ông không thì giờ để chơi,
Và tôi rất chuộng
Mẹ, nhưng Mẹ đôi khi đi xa,
Và tôi thường
bực với Nanny khi bà muốn chải tóc tôi. ..
Nhưng Binker thì
luôn luôn Binker, và là chắc chắn có sẵn đó.
(A. A. Milne, Bây giờ Chúng ta lên Sáu rồi )
Có phải hiện tượng bạn-tưởng-tượng là một
ảo tưởng cao hơn, trong một thể loại khác của sự tin-thật-điều-tưởng-tượng bình
thường trong tuổi thơ ấu? Kinh nghiệm riêng của tôi chẳng giúp được gì cho lắm
ở đây. Giống như nhiều người làm cha mẹ, mẹ tôi giữ một sổ tay, ghi những câu
nói trẻ thơ của tôi. Ngoài những giả vờ đơn giản (Bây giờ, tôi là người trên
mặt trăng…. một máy càng chạy càng nhanh hơn .... một người thành Babylon) tôi
đã rõ ràng là thích những giả vờ ở bực thứ hai (bây giờ tôi là một con cú đương
giả vờ là một bánh xe nước) vốn nó có thể là phản xạ (Bây giờ tôi là một em bé
đương bé giả vờ là Richard). Tôi không bao giờ từng một lần tin rằng tôi thực
sự là một bất kỳ nào trong những giả vờ đó, và tôi nghĩ rằng điều đó thường
thực sự là đúng với những trò chơi tin-thật-điều-tưởng-tượng của thời thơ ấu.
Nhưng tôi đã không có một Binker. Nếu
lời khai của bản thân người lớn của họ là tin tưởng được, ít nhất là một vài
những trẻ em bình thường đó là người có những bạn tưởng tượng thực sự tin rằng
chúng hiện hữu, và, trong một vài trường hợp, nhìn thấy chúng như là những ảo
giác rõ ràng và sống động. Tôi ngờ rằng hiện tượng (bạn) Binker của tuổi thơ ấu
có thể là một mô hình tốt cho sự hiểu biết về tin tưởng tin-có-gót trong những
người trưởng thành. Tôi không biết liệu những nhà tâm lý học đã có nghiên cứu
nó từ quan điểm này hay chưa, nhưng nó sẽ là một khu vực đáng bõ công nghiên
cứu, có giá trị. Người đồng hành và tín cẩn, một Binker cho cuộc đời: đó chắc
chắn là một vai trò Gót đóng – một khoảng trống mà nó có thể là còn lại, nếu
Gót đã ra đi.
Một em bé khác, một em gái, đã có một
“người bé nhỏ màu tím”, là người mà với em, xem dường có mặt thực sự và có thể
nhìn thấy được, và là người có thể thể hiện chính mình, lấp lánh trong không
gian, với một âm thanh leng keng nhẹ nhàng. Người (bạn) này đến thăm em thường
xuyên, đặc biệt là khi em cảm thấy cô đơn, nhưng tần số thăm viếng giảm dần khi
em lớn lên. Vào đúng một ngày cụ thể, trước khi em đi nhà trẻ, người bé nhỏ màu
tím đã đến với em, báo trước bởi tiếng leng keng phô trương thông thường của
mình và thông báo rằng sẽ không đến thăm em nữa. Điều này làm em bé buồn, nhưng
người bé nhỏ màu tím nói với em rằng giờ đây em đã lớn hơn, và trong tương lai
sẽ không cần anh ta nữa. Bây giờ, anh ta phải rời em, để có thể chăm sóc những trẻ
em khác. Anh ta đã hứa với em rằng sẽ trở lại với em, nếu em ấy có bao giờ thực sự cần đến anh ta. Anh đã trở lại
với em ấy, nhiều năm sau đó trong một giấc mơ, khi em thành một cô gái đương có
một khủng hoảng cá nhân, đương cố gắng để quyết định sẽ làm gì với đời sống của
cô. Cánh cửa phòng ngủ của cô đã mở ra và một xe đẩy đầy sách xuất hiện, được
đẩy vào phòng ... bởi người bé nhỏ màu tím. Cô bé đã diễn giải điều này như lời
khuyên rằng cô nên theo học trường đại học – lời khuyên cô đã nhận và sau đó
phán đoán là tốt. Câu chuyện làm tôi gần như chảy nước mắt, và nó mang tôi đến
gần mức, như tôi sẽ có thể đến gần, để thấu hiểu vai trò an ủi và cố vấn của
những vị gót tưởng tượng trong đời sống của con người ta. Một hữu thể có thể
hiện hữu chỉ trong trí tưởng tượng, nhưng vẫn có vẻ như hoàn toàn có thực đối
với đứa trẻ, và vẫn đem cho thoải mái thực sự và khuyên bảo tốt đẹp. Có lẽ còn
tốt hơn: những bạn bè : tưởng tượng – và những vị gót tưởng tượng – đều có thời
gian và kiên nhẫn để dành trọn vẹn tất cả sự chú ý của họ với người chịu đau
khổ. Và họ rẻ hơn nhiều so với y sĩ tâm thần hoặc nhân viên tư vấn chuyên
nghiệp.
Có phải những vị gót, trong vai trò của họ
như là những người an ủi và tư vấn, đã tiến hóa từ những binkers, bởi một loại tâm lý “paedomorphosis”?
Paedomorphosis là sự giữ lại những đặc điểm của tuổi thơ vào trong tuổi trưởng
thành. Những con chó giống Pékin có khuôn mặt paedomorphic: những con chó lớn trông giống như con chó con. Đây là
một mẫu thức nhiều quen biết trong quá trình tiến hóa, được chấp nhận rộng rãi
là quan trọng đối với sự phát triển của những đặc điểm con người giống như trán
hình bầu tròn, và hàm ngắn của chúng ta. Những nhà tiến hóa đã mô tả chúng ta
như loài khỉ vị thành niên, và nó chắc là đúng vì giống chimpanzee và giống
gorilla vị thành niên trông giống con người, hơn những con chimpanzee và
gorilla đã trưởng thành. Có thể chăng là tôn giáo đã ban đầu tiến hóa bởi sự
tạm hoãn dần dần, qua nhiều thế hệ, của thời điểm trong đời sống khi trẻ em
buông bỏ những người bạn binkers của
chúng – cũng giống như chúng ta đã chậm lại, trong quá trình tiến hóa, sự làm
mặt trán của chúng ta thành phẳng và sự làm những hàm của chúng ta nhô ra phía trước?
Tôi cho rằng, cho đầy đủ, chúng ta nên xem
xét khả năng đảo ngược. Thay vì những gót tiến hóa từ những binkers tổ tiên, có
phải binkers có thể đã tiến hóa từ những gót tổ tiên? Với tôi điều này xem
dường kém có khả năng hơn. Đã dẫn tôi tới suy nghĩ về nó trong khi đọc The Origin of Consciousness in the Breakdown
of the Bicameral Mind của nhà tâm lý học người Mỹ Julian Jaynes, một quyển
thì khác lạ cũng như là tựa đề của nó gợi ý. Đây là một trong những quyển sách
thuộc loại một trong hai – hoặc hoàn thành rác rưởi, hoặc là một tác phẩm của
thiên tài biểu hiện, không gì nằm giữa! Có lẽ là điều trước, nhưng tôi dè dặt
(không nói nhiều) phòng xa nếu có thua đánh cá của tôi. [4]
Jaynes ghi chép rằng nhiều người nhận thức
những tiến trình suy nghĩ của riêng mình như là một thứ đối thoại giữa “tự ngã”
và một nhân vật chính khác trong đầu. Ngày nay, chúng ta hiểu rằng cả hai
“tiếng nói” đều là của riêng chúng ta – hoặc nếu chúng ta không hiểu thế, chúng
ta bị xem là mắc bệnh tâm thần. Điều này xảy ra cho Evelyn Waugh trong một thời
gian ngắn. Không từng là một người nói năng cho gượng nhẹ, Waugh lưu ý một
người bạn: “Tôi đã không gặp bạn trong một thời gian dài, nhưng sau đó tôi đã gặp
rất ít người ta, vì sao – bạn có biết vì sao không? – Tôi đã điên”. Sau khi hồi
phục, Waugh đã viết một tiểu thuyết, The
Ordeal of Gilbert Pinford, trong đó mô tả thời kỳ ảo giác của mình, và
những tiếng nói ông đã nghe.
Ý kiến của Jaynes đưa ra là đến khoảng thời
điểm nào đó, trước năm 1000 Công nguyên, nói chung người ta đã không nhận thức
được rằng giọng nói thứ hai – giọng nói của Gilbert
Pinford – đến từ bên trong chính họ. Họ đã nghĩ tiếng nói Pinford là một gót: Apollo, tạm nói thí
dụ, hoặc Astarte, hoặc Yahweh, hoặc có lẽ có nhiều phần đúng hơn, một gót nhỏ
trong gia đình, cho họ ý kiến cố vấn hay ra lệnh cho họ. Jaynes ngay cả còn
định vị trí những tiếng nói của những gót trong bán cầu não đối diện với bán
cầu điều khiển sự phát âm tiếng nói. Sự “đổ vỡ của não thức có hai buồng”, với
Jaynes, đã là một chuyển tiếp lịch sử. Đây là thời điểm trong lịch sử khi nó
thành hiển nhiên để mọi người hiểu ra rằng những tiếng nói bên ngoài mà họ
dường như nghe được đã thực sự là từ bên trong. Jaynes thậm chí còn đi xa đến
xác định chuyển tiếp lịch sử này như buổi bình minh của ý thức con người.
Có một bia đá cổ Egypt đã ghi về gót sáng
tạo Ptah, trong đó mô tả nhiều những
vị gót khác loại như những biến thể của của “giọng nói” hoặc “ngôn ngữ” của
Ptah. Những dịch thuật hiện đại từ chối, không dịch theo nghĩa đen là “tiếng
nói”, và giải thích những vị gót khác như là những “khái niệm không ưa của não
thức của [Ptah]”. Jaynes bác bỏ lối đọc theo kiểu học giả như thế, ông thích
lối hiểu nghiêm chỉnh bằng nghĩa đen hơn. Những vị gót đã là những tiếng nói do
ảo giác gây nên, nói bên trong đầu của người ta. Jaynes thêm nữa đưa lên ý
tưởng rằng những vị gót như vậy đã tiến hóa từ những ký ức về những vị vua đã
chết, là những người, theo một cách cách nói, vẫn còn giữ quyền kiểm soát những
thần dân của họ, qua tiếng nói tưởng tượng trong đầu của những người dân này.
Dù bạn thấy luận thuyết của Jaynes là vững vàng thuận lý hay không, quyển sách
của ông thì cuốn hút suy nghĩ, đủ để nó đáng được nhắc tới trong một quyển sách
bàn về tôn giáo. [5]
Bây giờ, đi đến khả năng có thể có mà tôi
nâng lên qua vay mượn (lý thuyết) của Jaynes để xây dựng một lý thuyết rằng
những vị gót và những bạn tưởng tượng thời thơ dại – như binkers – là có liên quan trong phát triển tiến hóa, nhưng theo
đường đảo nghịch, xoay ngược lại, theo như lý thuyết paedomorphosis. Nó phát triển đến gợi ý rằng sự phân hủy của não
thức có hai-ngăn đã không xảy ra một cách đột nhiên trong lịch sử, nhưng đã là
một sự đi lùi dần dần, quay về thời thơ ấu kéo lại thời điểm khi những tiếng
nói ảo tưởng và những hình ảnh ma quái hiện ra đã được khám phá ra là không có
thực.Trong một loại đảo chiều của giả thuyết paedomorphosis, những những vị gót có từ ảo tưởng trước hết đã biến
mất khỏi não thức người lớn, nhưng sau đó được kéo trở lại về trước đó và trước
đó nữa, về tận thời thơ ấu, cho đến ngày nay họ chỉ sống sót duy nhất trong
những Binker hoặc hiện tượng con
người nhỏ bé màu tím. Khó khăn của phiên bản này của lý thuyết là nó không giải
thích sự hiện hữu dai dẳng của những vị gót trong (những người ở) tuổi trưởng
thành ngày nay.
Có thể là tốt hơn đừng xem những vị gót như
tổ tiên của những binkers, hoặc ngược
lại, nhưng thay vào đó, đúng hơn nên xem cả hai (những gót và binkers) như những sản phẩm phụ của cùng
một khuynh hướng tâm lý. Những vị gót và binkers
đều có điểm chung là có sức mạnh để an ủi, và cung cấp một thước đo phản ánh sống
động khi cố gắng thử nghiệm những ý tưởng. Chúng ta đã không đi cho xa lắm với
lý thuyết tâm lý về sự tiến hóa của tôn giáo, như một sản phẩm phụ, của Chương
5.
An ủi
Đã đến lúc đối diện với vai trò quan trọng
mà Gót đóng khi an ủi chúng ta, và trước thách đố từ lòng nhân ái, nếu (sau khi
nhận thực) ông ta không hiện hữu, để đặt một gì đó thay vào vị trí của ông. Có
nhiều người thừa nhận rằng Gót có lẽ không hiện hữu, và rằng ông không cần
thiết cho đạo đức, nhưng vẫn quay lại với những gì họ thường xem như là một lá
bài thắng mọi ván: nhu cầu vẫn đã được gán buộc về tâm lý hoặc tình cảm với
gót. Nếu bạn lấy tôn giáo đi, người ta nhanh nhảu hỏi, bạn sẽ lấy gì để đặt vào
vị trí của nó? Bạn có gì để đem cho những người bệnh hấp hối, những tang quyến
khóc lóc, những Rigbys Eleanor [6] cô đơn, với họ Gót là người bạn độc nhất của họ?
Điều đầu tiên, phải nói để đáp ứng với việc
này, là một gì đó nên đáng lẽ không cần phải nói. Sức mạnh của tôn giáo để an
ủi không làm cho nó thành đúng thực. Ngay cả nếu chúng ta làm một nhượng bộ thật
lớn, thậm chí nếu cứ nhận như một điều đã được kết luận chứng tỏ xong xuôi rằng
tin tưởng vào sự hiện hữu của Gót thì hoàn toàn cần thiết cho sự an lành của tâm
lý và tình cảm con người, thậm chí nếu cứ nhận như tất cả những ai là người
không-tin-có-gót đều đã thành những người cuồng dại tuyệt vọng, đều bị cảm giác
lo lắng mênh mông như vũ trụ, không ngưng nghỉ, đẩy tới tự tử – không một điều nào
trong số này sẽ đóng góp một giọt cỏn con, hoặc làm chủ được bằng chứng nhỏ
nhất, vào sự cho thấy rằng tin tưởng tôn giáo là đúng thật. Nó có thể là bằng
chứng cho khuynh hướng mong muốn thuyết phục bản thân chính bạn, rằng Gót thì hiện
hữu, ngay cả nếu như ông ta thì không. Như tôi đã đề cập, Dennett, trong Breaking the Spell, ông làm rõ sự phân
biệt giữa tin tưởng vào Gót và tin tưởng
vào tin tưởng: tin tưởng rằng đó là đáng mong ước để tin tưởng, ngay cả nếu
bản thân sự tin tưởng là sai: “Gót, tôi tin tưởng, giúp thắng lòng vô tín của
tôi” (Mark 9: 24). Những tín đồ được khuyến khích để thổ lộ, tự thú tin tưởng, cho dù không biết nó có thuyết phục được
họ hay không. Có lẽ nếu bạn cứ lập đi lập lại một điều gì đó, thường xuyên thật
nhiều lần đến đủ, bạn sẽ thành công trong việc thuyết phục chính bạn về chân lý
của nó. Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều biết những người là người thích thú
với ý tưởng về lòng tin tôn giáo, và oán giận những tấn công vào nó, trong khi
miễn cưỡng thú nhận rằng họ cũng không có nó trong bản thân họ.
Kể từ khi đọc sự phân biệt của Dennett, tôi
đã tìm thấy cơ hội để dùng nó thường xuyên nhiều lần. Đó khó là một phóng đại khi
nói rằng đa số những người không-tin-có-gót tôi biết, đã ngụy trang lập trường
không-tin-có-gót của họ sau một mặt tiền có vẻ tín mộ tôn giáo. Bản thân họ
không tin vào bất cứ điều gì siêu nhiên, nhưng vẫn giữ lại một tình cảm mơ hồ
yếu đuối, cho tin tưởng phi lý. Họ tin vào tin tưởng. Thật kỳ lạ rằng có biết
bao nhiêu người dường như không thể nói lên sự khác biệt giữa – “X thì đúng sự
thật”- và “điều đáng mong ước là mọi người nên tin rằng X thì đúng sự thật” – Hoặc
có lẽ họ không thực sự phạm vào sai lầm lôgích này, nhưng đơn giản chỉ đánh giá
sự thật như không quan trọng khi so sánh với tình cảm con người. Tôi không muốn
chê bai tình cảm của con người. Nhưng chúng ta hãy làm cho rõ ràng, trong bất
kỳ một đàm thoại cụ thể nào, những gì là điều chúng ta đang nói đến: tình cảm,
hay sự thật. Cả hai có thể là quan trọng, nhưng chúng không là cùng một điều.
Trong trường hợp nào đi nữa, sự nhượng bộ
giá giả thuyết của tôi đã là quá mức và sai lầm. Tôi biết không có bằng chứng nào
rằng nhũng người không-tin-có-gót lại có một bất kỳ khuynh hướng tổng quát nào
về sự tuyệt vọng bất hạnh, bị-phong tỏa trong bất an. Có những người
không-tin-có-gót sống hạnh phúc, có những người khác thì khốn khổ. Tương tự như,
có những người theo đạo Kitô, Dothái, Islam, đạo Hindu, và đạo Phật đang khổ
sở, trong khi những người khác (cùng đạo với họ) – đang hạnh phúc. Có thể có
thống kê mang bằng chứng về sự quan hệ giữa hạnh phúc và tin tưởng tôn giáo (hoặc
thiếu lòng tin), nhưng tôi hoài nghi nếu như nó có là một tác động mạnh mẽ, dù cách
này hay cách khác [7]. Tôi thấy điều
thích thú đáng chú ý hơn để đặt câu hỏi – không biết có bất kỳ lý do chính đáng nào hay không để cảm
thấy bất hạnh, chán nản nếu chúng ta sống mà không có Gót. Tôi sẽ kết thúc quyển
sách này bằng cách lập luận trái lại, rằng nó vẫn là một phát biểu còn hạn chế,
chưa xứng mức đủ tầm – rằng một người có thể sống một đời sống hạnh phúc và đầy
đủ toàn vẹn mà không có tôn giáo siêu nhiên. Dẫu vậy, trước hết tôi phải xem
xét những tuyên xưng rằng tôn giáo đem cho sự an ủi.
Sự an ủi, theo Shorter Oxford Dictionary, là sự giảm nhẹ buồn rầu hay đau khổ tinh
thần. Tôi sẽ chia an ủi thành hai loại.
1. An
ủi trực tiếp với tiếp xúc cơ thể. Một người bị mắc kẹt, phải trải qua đêm giữa
một vùng núi trơ trọi, có thể tìm thấy sự an ủi thoải mái trong một con chó lớn
ấm áp, giống St Bernard, dĩ nhiên, không quên thùng rượu brandy đeo dưới cổ của
nó. [8]
Một em bé đang khóc có thể được an ủi khi có những cánh tay vững mạnh ôm choàng
lấy, và những lời khuyên nhủ yên tâm thì thầm rót vào tai.
2. An
ủi bằng khám phá một thực tế trước đây chưa được cảm nhận, hoặc một cách nhìn,
vốn trước đây chưa được khám phá, về những thực tế hiện có. Một người phụ
nữ có chồng vừa bị chết trong chiến tranh, có thể được được an ủi bằng việc
khám phá rằng bà đã có thai với ông, hoặc ông đã chết như một người anh hùng.
Chúng ta cũng có thể nhận được an ủi khi khám phá được một cách suy nghĩ mới về
một tình trạng. Một triết gia chỉ ra rằng không có gì đặc biệt về thời điểm khi
một người chết già. Đứa trẻ mà ông một thời từng là, đã “chết” từ lâu trước đó,
không phải bởi sự ngừng sống đột nhiên, nhưng bới sự tăng dần tuổi già. Mỗi một
trong bảy thời kỳ của con người của Shakespeare đều “chết” bằng cách chậm chạp
biến dạng vào thời kỳ tiếp theo [9].
Từ quan điểm này, thời điểm cuối cùng khi một người già mãn phần, thì không có
gì khác với những cái “chết” chậm chạp (đã diễn ra) dọc trong suốt đời người ấy
[10].
Một người không thích thú viễn ảnh cái chết của mình có thể tìm thấy an ủi qua
quan điểm thay đổi này. Hoặc có thể không, nhưng nó là một thí dụ về sự an ủi
qua suy tưởng ngẫm nghĩ. Gạt đi nỗi sợ chết của Mark Twain là một thí dụ khác: “Tôi
không sợ cái chết. Tôi đã từng chết hàng tỷ và tỷ năm trước khi tôi được sinh
ra, và tôi đã không phải chịu một bất tiện dù nhỏ nhoi nhất nào từ điều đó”. Nhận
thức (như thế) không thay đổi gì về thực tại cái chết, vốn chúng ta không thể
tránh khỏi. Nhưng đem cho chúng ta một cách nhìn khác nữa, trước sự không thể
tránh khỏi đó, và chúng ta có thể tìm thấy điều đó thì an ủi. Thomas Jefferson,
cũng thế, ông không sợ hãi cái chết và xem dường như ông đã không tin vào một thứ
thế giới nào ở bên kia. Theo dẫn kể của Christopher Hitchens, “Khi ông bắt đầu
suy yếu, hơn một lần, Jefferson đã viết cho bạn bè rằng ông đã đối mặt với sự kết
thúc đang đến dần, không hy vọng và chẳng sợ hãi. Điều này đã nói lên được nhiều
như có thể nói được, trong những thuật ngữ không thể nhầm lẫn nhất, rằng Jefferson
không phải là một người Kitô”.
Những trí thức có thực lực có thể sẵn sàng với
nội dung mạnh mẽ trong tuyên bố của Bertrand Russell, trong bài luận văn “Những
gì Tôi tin tưởng”, ông viết năm 1925:
Tôi tin rằng khi
tôi chết, tôi sẽ thối vữa, và không có gì của tự ngã tôi sẽ sống sót. Tôi không
còn trẻ, và tôi yêu đời. Nhưng tôi nên khinh miệt sự rùng mình khiếp hãi trước
ý tưởng về sự hủy diệt. Hạnh phúc thì không hề giảm bớt là hạnh phúc thực sự vì
nó phải đi đến một kết thúc, cũng chẳng phải tư tưởng và yêu thương mất đi giá
trị của chúng vì chúng không là vĩnh cửu. Nhiều lần, một người đã tự hào gánh
chịu chính thân xác mình trên giàn hỏa của tòa án dị giáo; chắc chắn cùng một sự
tự hào nên dạy chúng ta suy nghĩ chân thực về vị trí của con người trong thế
giới. Ngay cả nếu những cửa sổ của khoa học mở ra lần đầu tiên có làm chúng ta
rùng mình, sau sự ấm áp thân thuộc bên trong những huyền thoại truyền thống đã
được nhân hóa; đến cuối cùng, không khí tươi mới mang lại sức sống, và những
không gian bao la có một huy hoàng riêng của chúng. [11]
Bài viết này của Russell, đã gây hứng khởi
cho tôi, khi đọc nó trong thư viện trường tôi đương theo học, khoảng tuổi mười
sáu, nhưng tôi đã quên bẵng nó. Đó có thể là từ vô thức, tôi đã tỏ lòng tôn
kính với nó, khi tôi đã viết, trong A
Devil’s Chaplain, năm 2003,
Có nhiều hơn là
chỉ sự lớn lao trong quan điểm này của đời sống, dù nhìn từ dưới tấm chăn an toàn
của sự thiếu hiểu biết, nó có thể xem dường ảm đạm và lạnh lẽo. Có sự khoẻ
khoắn, tươi tỉnh và khoan khoái sâu xa phải có từ đứng cao lên và đối mặt thẳng
vào trong cơn gió sôi nổi mạnh mẽ của sự hiểu biết: “Gió thổi qua những lối đầy
sao” của Yeats. [12]
Tôn giáo so sánh như thế nào, hãy nói, với khoa
học trong việc cung cấp hai loại này của an ủi? Trước tiên, nhìn vào an ủi
thuộc loại 1, đó là hoàn toàn có thể chấp nhận rằng những cánh tay đầy sức mạnh
của Gót, ngay cả khi chúng thuần túy là tưởng tượng, có thể an ủi trong cùng
một cách thuộc loại đúng như những cánh tay có thực của một người bạn, hay một
con chó St Bernard với một thùng rượu mang quanh cổ nó. Nhưng dĩ nhiên khoa học
y học cũng có thể cung cấp an ủi, đem lại thoải mái, giảm bớt lo âu đau khổ –
thường là hiệu quả hơn rượu.
Bây giờ chuyến sang an ủi thuộc loại 2, là
điều rất dễ dàng để tin rằng tôn giáo có thể sẽ rất hiệu quả. Những người bị vướng
trong một thiên tai khủng khiếp, như một động đất, thường kể lại rằng họ lấy
được an ủi từ sự suy ngẫm rằng đó tất cả là một phần kế hoạch của Gót, tuy không
cách nào hiểu nổi: nhưng chắc chắn rồi tốt lành sau cùng sẽ đến từ nó, một khi
gắng chờ cho đến trọn đủ thời gian. Nếu một ai đó có sợ chết, sự tin tưởng chân
thành rằng mình có một linh hồn bất tử, là có thể được an ủi – trừ khi, dĩ
nhiên, người ấy nghĩ rằng mình sẽ vào hỏa ngục, hoặc phải đến chốn chuộc tội, lò
luyện ngục. Những tin tưởng sai lầm có thể an ủi, cũng giống hệt, chẳng khác
chút nào với những tin tưởng đúng thực, cho đến tận thời điểm bị vỡ mộng. Điều
này cũng áp dụng cho những tin tưởng không-tôn giáo nữa. Một người bị một chứng
ung thư sắp chết có thể được một y sĩ an ủi qua cách nói dối rằng ông ta sẽ được
khỏi bệnh, hiệu quả cũng giống như một người bệnh ung thư khác được nói thực rằng
ông sẽ được chữa khỏi. Chân thành và tin tưởng hết mình vào đời sống sau cái
chết lại còn được miễn nhiễm với sự vỡ mộng nhiều hơn là tin tưởng vào một y sĩ
nói dối. Nói dối của người y sĩ chỉ có hiệu lực cho đến khi những triệu chứng của
tử bệnh trở thành không thể nhầm lẫn. Nhưng một người tin tưởng vào một đời
sống khác sau cái chết, cuối cùng sẽ không bao giờ có thể bị vỡ mộng.
Những thăm dò ý kiến cho thấy khoảng 95
phần trăm dân số nước Mỹ tin rằng họ sẽ tồn tại sau cái chết của chính họ. Tôi không
thể nào không tự hỏi, những người tuyên bố như thế, có bao nhiêu người đã thực
sự trong đáy tim gan họ, tin giữ nó vững chặt. Nếu họ đều thực sự chân thành, đã
không phải là tất cả họ đều nên hành xử như nhà chăn chiên trưởng của tu viện Ampleforth?
Khi thày chăn chiên áo đỏ Basil Hume nói với người trưởng tu viện rằng mình sắp
chết, người trưởng tu viện này đã rất vui mừng cho ông ta: “Xin chúc mừng! Đó
là tin tuyệt diệu. Tôi ước gì tôi có thể đi theo với ông” [13].
Người trưởng tu viện, có vẻ thực sự như là một người sùng mộ, có tin tưởng tôn
giáo chân thực. Nhưng đó chính xác vì sự việc như vậy là rất hiếm hoi và rất đáng
ngạc nhiên, nên câu chuyện về ông này mới chiếm được chú ý của chúng ta, gần
như kích động sự thích thú của chúng ta – trong cùng một kiểu thức khi nhớ lại tranh
hí họa vẽ một thiếu nữ trẻ, hoàn toàn trần truồng, dương khẩu hiệu “Làm tình
chứ không chiến tranh”, và có một người đứng cạnh cô, la lên, “Bây giờ, đó mới là
những gì tôi gọi là chân thực!”. Tại sao tất cả những người Kitô và Muslim đều
không nói một điều gì đó giống như người chăn chiên trưởng tu viện, khi họ nghe
biết một người bạn của họ sắp chết? Khi một phụ nữ Kitô sùng đạo đã được y sĩ bảo
thực rằng cô chỉ còn sống vài tháng nữa, tại sao cô không cười sáng rực rỡ với
dự đoán vui mừng, như thể cô vừa trúng số độc đắc được một kỳ nghỉ hè miễn phí ở
vùng đảo Seychelles? “Tôi không thể chờ được nữa!” Tại sao những khách đến thăm,
vốn cũng đầy tin tưởng tôn giáo (về đời sống bên kia cái chết), không trút
xuống giường bệnh của cô những thông điệp nhờ nhắn gửi đến những người đã chết
từ trước? “Nhớ gửi tình yêu của tôi tới bác Robert, khi cô thấy ông ta,…”
Tại sao những người sùng đạo (Kitô/Islam) không
nói giống như thế trước sự hiện diện của người sắp chết? Có thể chăng rằng họ (đã
không làm thế, vì họ) không thực sự tin vào tất cả những thứ đó vốn họ chỉ giả
vờ có tin tưởng? Hoặc có lẽ họ có thực tin vào nó, nhưng sợ hãi tiến trình của sự chết. Với lý do chính
đáng, nhìn nhận rằng loài người chúng ta là chủng loại duy nhất không được phép
đi đến thú y sĩ để nhờ chấm dứt những khổ não của chúng ta mà không phải qua
đau đớn thân xác. Nhưng trong trường hợp đó, tại sao phe đối lập mạnh mẽ ồn ào
nhất với sự an tử và trợ tử [14]
đều đến từ những người mộ đạo, có tôn giáo? Trong mô thức của cái chết như “thày
tu viện trưởng Ampleforth” hoặc “nghỉ hè miễn phí ở vùng đảo Seychelles” không
phải hay sao rằng bạn sẽ trông đợi rằng những người mộ đạo sẽ là những người ít
có khả năng nhất để còn muốn bám víu ngán ngẩm với đời sống trần gian? Tuy
nhiên, nó là một thực tại nổi bật rằng, nếu bạn gặp một ai đó là người nồng
nhiệt chống đối sự giết người vì thương xót, hoặc gay gắt chống lại sự trợ tử (để
chấm dứt những đau đớn vô vọng), bạn có thể đánh cá một số tiền lớn, không sợ
thua, rằng sẽ quay ra họ là những người sùng đạo, đầy tin tưởng tôn giáo (vào
thế giới bên kia). Lý do chính thức có thể có được rằng tất cả sự giết người là
một “tội lỗi”. Nhưng tại sao lại đặc biệt cho nó là một tội lỗi? nếu bạn chân thực
tin rằng bạn đang thúc đẩy cho nhanh lên một hành trình đến thiên đường?
Ngược lại, thái độ của tôi với sự trợ giúp
tự tử, lấy từ quan sát đã trích dẫn của Mark Twain. Bị chết đi sẽ không có khác
biệt nào với chưa sinh ra đời [15]
– Tôi sẽ giống như tôi đã là ở thời đại của William the Conqueror, hoặc của loài
dinosaurs, hoặc của loài trilobites. Không có gì để sợ hãi trong điều
đó. Nhưng tiến trình chết cũng rất có thể, tùy vào may mắn của chúng ta, là đau
đớn và khó chịu – loại kinh nghiệm mà chúng ta đã trở nên quen thuộc qua việc
được bảo vệ bằng một sự gây mê tổng quát, như trường hợp bạn phải mổ bỏ “ruột
thừa”. Nếu con thú cưng yêu quí của bạn đương chết trong đau đớn, bạn sẽ bị lên
án là tàn ác nếu như bạn không mời thú y sĩ để cho nó một liều thuốc mê tổng
quát, giúp nó thiếp đi và không bao giờ hồi tỉnh nữa. Nhưng nếu y sĩ của bạn thực
hiện chính xác cùng một dịch vụ nhân đạo cho bạn khi bạn đang hấp hối trong đau
đớn, ông có nguy cơ bị truy tố về tội giết người. Khi tôi hấp hối, tôi sẽ thích
sự sống của tôi sẽ được lấy đi dưới một liều thuốc gây mê tổng quát, đúng y như
thể nó là một cuống ruột thừa nhiễm độc. Nhưng tôi sẽ không được phép có đặc
quyền đó, vì tôi thiếu may mắn, đã được sinh ra là một thành viên của Homo sapiens, thay vì may mắn hơn, thí
dụ, là thành viên của loài (chó) Canis
Familiaris hoặc loài (mèo) Felis
catus. Ít nhất, đó sẽ là trường hợp xảy ra, trừ khi tôi di cư sang sống
trong những nước khai sáng, thôi không còn mê tín, như Switzerland, Netherlands,
hoặc tiểu bang Oregon. Tại sao những xứ sở khai sáng như vậy vẫn quá hiếm hoi? Chủ
yếu là vì những ảnh hưởng của tôn giáo.
Nhưng, có thể được nói rằng, có phải là không
có một khác biệt quan trọng nào giữa sự có ruột thừa của bạn đem lấy đi, và có
sự sống của bạn đem lấy đi? Quả thực là không; không, nếu bạn sắp sửa chết, dẫu
gì đi nữa. Và cũng không, nếu bạn có một tin tưởng tôn giáo chân thành rằng có đời
sống sau cái chết. Nếu bạn có tin tưởng đó, chết chỉ là một sự chuyển tiếp từ
một đời này sang một đời khác. Nếu sự chuyển đổi là đau đớn, bạn sẽ không muốn
trải qua nó mà không có gây mê, nhiều hơn là bạn sẽ muốn ruột thừa của mình được
cắt mổ đi mà không có gây mê. Đó là những ai trong số chúng ta là người nhìn
cái chết như chấm dứt, thay vì như chuyển tiếp, nếu ai là ngây thơ sẽ được mong
đợi để chống sự an tử hoặc sự trợ tử. Thế nhưng, chúng ta lại là những người ủng
hộ nó. [16]
Trong cùng một dòng suy nghĩ, chúng ta có
thể kết luận được gì từ quan sát của một y tá đã nhiều tuổi, là người quen của
tôi, với một đời kinh nghiệm điều hành một nhà dưỡng lão cho người già, nơi cái
chết xảy ra thường xuyên? Qua những năm tháng, bà đã nhận thấy rằng những cá
nhân là người sợ hãi cái chết nhất là những người mộ đạo, có tôn giáo. Quan sát
của bà sẽ cần phải được chứng minh với những con số thống kê, nhưng giả sử bà
là đúng, những gì đang xảy ra ở đây? Dù nó là bất kỳ điều gì, trên mặt của nó, nó
không nói gì mạnh mẽ về sức mạnh của tôn giáo để an ủi người sắp chết . [17]
Trong trường hợp của những người Catô, có lẽ họ sợ chốn luyện ngục? Nhà chăn
chiên áo đỏ thánh thiện Hume nói vĩnh biệt với một người bạn bằng những lời
này: “Vâng, giờ đây tạm biệt nhé. Sẽ gặp bạn trong chốn luyện ngục, tôi giả sử
thế”. Điều gì “giả sử” là có ở đó một nháy mắt hoài nghi trong kiểu của những cặp
mắt già lão đó.
Giáo lý về sự luyện tội hay luyện ngục cung
cấp một sự “vén lên cho thấy chân lý” [18]
lố bịch trong cách làm việc của não thức gót học. Luyện ngục là một thứ đảo
Ellis Island thần linh [19],
một phòng đợi trong cõi âm của Hade, nơi linh hồn người chết đi đến, nếu những tội
lỗi của họ không phải là quá tệ, không đủ để gửi họ đến hỏa ngục, nhưng họ vẫn
cần một chút kiểm soát xem hiệu quả khắc phục của họ ra sao, và làm sạch họ, trước
khi họ có thể được chấp nhận vào vùng trời vô nhiễm, hay không-tội lỗi của
thiên đàng...[20] Trong suốt
thời trung cổ, hội Nhà thờ thường bán những “ân xá” [21]
để lấy tiền. Điều này đã thành ra tương đương với trả tiền để mua lấy một số
ngày được miễn giảm khỏi ngục luyện tội, và hội Nhà thờ, theo nghĩa đen (và với
sự giả định hết sức ngoạn mục, làm người ta khiếp vía) thực sự đã cấp những giấy
chứng nhận có chữ ký, xác định cụ thể số ngày miễn giảm đã mua, và đã được trả
tiền. Hội nhà thờ Catô Lamã là một tổ chức mà những thu nhập vào túi tiền của
nó, khiến cho cụm từ “bất chính” [22]
có thể đã được phát minh đặc biệt dành cho nó. Và trong tất cả những vụ làm
tiền, trắng tợn gian lận, lấy trộm, bán với giá quá đắt,… việc bán những ân xá
phải chắc chắn xếp hạng trong số những thủ đoạn lừa đảo lớn nhất trong lịch sử,
lừa đảo thời trung cổ tương đương với lừa đảo Internet của Nigeria thời nay [23],
nhưng hết sức thành công hơn nhiều.
Mãi cho đến gần đây, tận năm 1903, Vua
chiên Pius X vẫn có thể lập bảng tính toán những số ngày miễn giảm khỏi ngục
luyện tội mà mỗi hạng chức vị giáo phẩm trong hệ thống đẳng cấp (của hội nhà
thờ Vatican) được quyền ban cho tín đồ: Chức vị cao thuộc hàng chăn chiên mặc
áo đỏ được phép ban: hai trăm ngày, đến chức vị tổng chăn chiên cấp tỉnh: một
trăm ngày, còn những vị chăn chiên cấp tỉnh: chỉ năm mươi ngày. Tuy nhiên, sang
đến thời vua chiên này, những ân xá không còn được bán trực tiếp bằng tiền.
Ngay cả trong thời Trung cổ, tiền bạc không phải là tiền tệ duy nhất mà bạn có
thể mua sự miễn giảm khỏi ngục luyện tội. Bạn cũng có thể trả bằng những cầu
nguyện nữa, hoặc là của riêng chính bạn, trước khi bạn chết, hoặc những lời cầu
nguyện của những người khác cho bạn, nhân danh bạn, sau cái chết của bạn. Và
tiền có thể mua những lời cầu nguyện. Nếu bạn là người giàu có, bạn có thể xếp
đặt đâu vào đó cho linh hồn của bạn trong cõi vĩnh hằng. Trường New College của
tôi, thuộc đại học Oxford, (khi ấy, nó còn là “mới”) đã được William của
Wykeham, một trong những nhà hảo tâm lớn của thế kỷ, một thày chăn chiên cao cấp,
trông coi hội nhà thờ thành phố Winchester. thành lập năm 1379. Một nhà chăn
chiên cấp tỉnh Trung cổ có thể trở thành một thứ Bill Gates của thời đại, kiểm
soát sự tương đương với một đường thông tin cao tốc (tới Gót), và tích lũy của
cải khổng lồ. Đặc biệt giáo phận của ông rất rộng, và Wykeham dùng tài sản và
ảnh hưởng của mình để lập hai cơ sở giáo dục lớn, một ở Winchester và một ở
Oxford. Giáo dục là quan trọng với Wykeham, nhưng trong lời kể của lịch sử
chính thức của trường New College, xuất bản năm 1979, đánh dấu lần thứ sáu trăm
năm, mục đích cơ bản của nhà trường đã là “như một Nơi-Hát-Lễ lớn để cầu nguyện
hộ cho sự an nghỉ linh hồn của ông. Ông đã chu toàn mười thày chăn chiên chuyên
biệt, ba thư ký và mười sáu người hát hợp xướng thánh lễ cho dịch vụ của nhà
nguyện, và ông ra lệnh giữ lại một mình họ mà thôi nếu như ngân sách thu nhập
của trường đại học có gặp phải lỗ lã, thất bại”. Wykeham để New College lại
trong tay của (hội đồng nghiên cứu sinh) Fellowship,
một cơ chế tự bầu và tự quản trị, đã liên tục hiện hữu như một sinh vật duy
nhất trong hơn sáu trăm năm. Giả định là ông đã tin cậy chúng tôi sẽ tiếp tục
cầu nguyện cho linh hồn ông qua nhiều thế kỷ.
Ngày nay New College chỉ còn có một vị chăn
chiên chuyên biệt cho nhà trường [24],
không có thư ký, và giòng chảy đều đặn, thế kỷ này sang thế kỷ sau, những lời
cầu nguyện cho Wykeham trong lò luyện ngục, đã giảm xuống còn một dòng nước nhỏ
của hai lời cầu nguyện mỗi năm. Chỉ còn một mình những người hát hợp xướng phát
triển thành công, và âm nhạc của họ, thực sự là huyền diệu. Ngay cả tôi cũng cảm
thấy một sự bứt rứt phạm tội, như một thành viên của hiệp hội Fellowship đó, vì một tin cậy đã bị phản
bội. Với hiểu biết có trong thời đại của mình, Wykeham đã làm tương đương với
một người giàu có ngày nay, người này đã trả trước một mớn tiền lớn cho một
công ty siêu hàn, đảm bảo việc đông lạnh cơ thể bạn và giữ nó cách biệt, tránh khỏi
những động đất, những rối loạn chính trị, chiến tranh atom, và mọi hiểm họa khác,
đến một thời gian nào đó trong tương lai, khi y học biết được cách làm nó tan
băng, hồi sinh và chữa trị bất cứ bệnh tật nào đã làm nó chết. Có phải chúng tôi,
những nghiên cứu sinh sau này của New College, đã thất hứa một hợp đồng với
người sáng lập của chúng tôi? Nếu vậy, chúng tôi trong khối đa số. Hàng trăm những
nhà hảo tâm trung cổ đã chết với tin tưởng rằng những người thừa kế của họ, được
trả tiền hậu hĩnh để làm như vậy, sẽ cầu nguyện cho họ trong ngục luyện tội.
Tôi không thể không tự hỏi phần tỷ lệ lớn đến đâu gồm những bảo vật của nghệ
thuật và kiến trúc thời Trung cổ châu Âu đã bắt đầu như những khoản tiền đặt
trước, thanh toán cho sự vĩnh cửu, trong những quĩ tài sản ủy thác bây giờ bị
phản bội.
Nhưng những gì về giáo lý của sự luyện tội
đã thực sự khiến tôi mê hoặc là bằng chứng
mà những nhà gót học đã đưa ra cho nó: bằng chứng quá yếu đuối đến ngoạn mục, khiến
nó mang cho điều nó khẳng định sự buồn cười hài ước ngay cả còn hơn sự tin
tưởng mong manh. Đề mục về luyện tội trong Từ
điển Bách khoa Catô có một phần gọi là “chứng minh”. Bằng chứng cơ bản về
sự hiện hữu của ngục luyện tôi là thế này. Nếu người chết chỉ đơn giản là lên
thiên đường hay xuống hỏa ngục trên cơ sở của những tội lỗi của họ trong khi sống
trên mặt đất, sẽ không có lý do nào trong sự cầu nguyện cho họ. “Vì tại sao lại
cầu nguyện cho người chết, nếu không tin tưởng vào sức mạnh của cầu nguyện rằng
nó có khả năng an ủi những ai là người vẫn chưa bị loại trừ khỏi tầm nhìn của
Gót”. Và chúng ta thực có cầu nguyện cho người chết, phải không? Vì vậy ngục luyện
tội phải hiện hữu, nếu không thì những cầu nguyện của chúng ta sẽ vô nghĩa! Nó
thế là đã được chứng minh! [25]
Điều nghiêm trang, không đùa này là một thí dụ về những gì xảy ra cho sự lý
luận trong đầu óc những nhà gót học.
Lý luận đuôi đi đằng đuôi đầu đi đằng đầu, non sequitur, đáng chú ý đó – đã được
phản chiếu, trên một quy mô lớn hơn, trong khai triển phổ thông khác của Luận chứng trên sự An ủi. Phải có một
Gót, luận chứng này phát biểu thế, vì nếu không có, đời sống sẽ trống rỗng, vô
ích, vô dụng, là một sa mạc của vô nghĩa và nhỏ nhặt chẳng gì còn đáng kể nữa.
Làm sao nó có thể là cần thiết để chỉ ra rằng lôgích hỏng ngay từ rào chống đầu
tiên? Có lẽ đời sống thì trống rỗng.
Có lẽ những cầu nguyện của chúng ta cho người chết thực sự là vô ích. Để giả định ngược lại là để giả định chân lý của mọi kết
luận chúng ta tìm cách chứng minh. Tam đoạn luận bị gán buộc là rõ ràng chạy
quanh, đưa lại đầu vào đuôi. Đời sống mà không có vợ của bạn rất có thể là
không thể chịu đựng nổi, cằn cỗi và trống rỗng, nhưng bất hạnh này không làm vợ
bạn ngừng lại, không chết. Có gì đó trẻ con trong giả định rằng một người nào khác
(trong trường hợp những trẻ em là cha mẹ, trong trường hợp những người lớn là
Gót) có trách nhiệm cung cấp ý nghĩa và cứu cánh cho đời sống của bạn. Đó là
tất cả của một mẩu nhỏ nhoi có sự ấu trĩ trẻ con của những ai, là người ở ngay thời
điểm họ mới hụt một bước vừa bị bong gân xương gót chân mình, liền nhìn quanh tìm
ngay một người nào đó để kiện. Một người nào khác phải chịu trách nhiệm cho
hạnh phúc của tôi, và một người nào khác phải bị đổ lỗi nếu tôi bị tổn thương.
Có phải đó là một sự ấu trĩ trẻ con tương tự mà thực sự nằm sau sự “cần thiết” có
một Gót? Có phải chúng ta trở về lại Binker
một lần nữa?
Ngược lại, quan điểm thực sự là người lớn
trưởng thành, là rằng đời sống của chúng ta cũng có ý nghĩa, cũng đầy đủ và cũng
tuyệt vời như chúng ta chọn để làm nó thành như thế. Và chúng ta có thể làm nó
rất tuyệt vời thực sự. Nếu khoa học đem cho sự an ủi thuộc một loại phi vật
thể, nó hoà nhập vào chủ đề cuối cùng của tôi, sự hứng khởi.
Gây hứng
khởi
Đây là một vấn đề thuộc thẩm vị riêng tư hay
phán đoán cá nhân, vốn nó có một một tác dụng hơi thiếu may mắn, đó là phương
pháp biện luận mà tôi phải dùng thì thực ra có nhiều tu từ hùng biện hơn là lôgích.
Tôi đã làm điều này trước đây, và cũng thế, đã có nhiều những người khác, chỉ nhắc
tên những thí dụ gần đây, bao gồm Carl Sagan trong Pale Blue Dot, E. 0. Wilson trong Biophilia, Michael Shermer trong the Soul of Science và Paul Kurtz trong Affirmations. Trong Unweaving
the Rainbow tôi đã cố gắng truyền đạt rằng chúng ta được sinh ra, có đời sống,
là may mắn đến thế nào, thừa nhận rằng đại đa số mênh mông những người là người
có tiềm năng, hay vị thế để được dựng lập nhanh chóng (như được) trúng xổ số của
sự kết hợp của DNA, trong thực tại không bao giờ được ra đời. Đối với những
người chúng ta có đủ may mắn được ở đây, tôi hình dung sự ngắn ngủi tương đối
của đời sống bằng tưởng tượng một điểm laser-sáng-mỏng đi chậm chạp dài theo
một cái thước khổng lồ của thời gian. Tất cả mọi thứ trước hoặc sau điểm sáng
đều bị che phủ bởi bóng tối của quá khứ đã qua, hay bóng tối của tương lai không
rõ. Chúng ta may mắn choáng váng kinh ngạc để tìm thấy chính chúng trong vệt sáng.
Cho dù ngắn ngủi đến bao nhiêu khoảng thời gian của chúng ta dưới ánh mặt trời,
nếu chúng ta lãng phí một giây của nó, hoặc phàn nàn rằng nó thì tẻ ngắt, hay trống
vắng cằn cỗi, hoặc nhàm chán (giống như một đứa trẻ), không phải điều này có
thể được xem như là một sự nhẫn tâm xúc phạm với những tỷ tỷ (người) không ra
đời, những người thậm chí, trước hết tất cả, sẽ không bao giờ có được sự sống?
Như nhiều những người không-tin-có-gót trước đây đã từng nói hay hơn tôi, sự
hiểu biết rằng chúng ta chỉ có một đời để sống nên tất cả làm cho nó càng thêm quý
giá hơn. Quan điểm của người không-tin-có-gót là tương ứng với sự khẳng định đời sống, và nâng cao đời sống, trong khi đồng thời
không bao giờ để bị nhiễm bẩn với sự tự lừa dối với huyễn tưởng, sự lấy mơ làm
thực, hoặc sự than vãn tự thương hại của những ai là người cảm thấy đời sống
còn thiếu nợ họ một điều gì đó. Emily Dickinson đã viết:
Rằng nó sẽ không bao giờ trở lại
Là điều làm đời sống quá ngọt ngào. [26]
Nếu sự sụp đổ của Gót sẽ để lại một khoảng
trống, người ta khác nhau sẽ làm đầy nó theo những cách khác nhau. Cách của tôi
gồm một liều thuốc tốt của khoa học, sự cố gắng chân thực và có hệ thống để tìm
ra sự thật về thế giới thực tại. Tôi nhìn nỗ lực của con người để hiểu biết vũ
trụ như là một công trình xây dựng mô hình. Mỗi người chúng ta xây dựng, trong
đầu của chúng ta, một mô hình của thế giới trong đó chúng ta tìm thấy bản thân
chúng ta. Mô hình tối thiểu của thế giới là mô hình tổ tiên của chúng ta đã cần
có để sống còn trong đó. Những software mô phỏng đã được kiến tạo và tháo chữa
sai lầm bởi sự chọn lọc trong tự nhiên, và nó thì sành sõi khéo léo nhất trong
thế giới quen thuộc với tổ tiên chúng ta trên đồng cỏ châu Phi: một thế giới ba
chiều của những đối tượng vật chất có kích thước trung bình, di chuyển trong
tốc độ trung bình tương đối với nhau. Như một phần có thêm bất ngờ, bộ óc của
chúng ta thành ra là mạnh mẽ, đủ để thích ứng một mô hình thế giới giàu có hơn là
thế giới tiện dụng tầm thường mà tổ tiên chúng ta đã cần thiết có ngõ hầu để sống
còn. Nghệ thuật và khoa học những biểu hiện gặt hái được dễ dàng từ phần có
thêm bất ngờ này. Hãy để tôi vẽ một bức tranh cuối cùng, để truyền đạt sức mạnh
của khoa học để mở rộng não thức và đáp ứng thoả mãn tâm hồn con người.
Một trong những cảnh tượng buồn bã nhất nhìn
thấy trên đường phố của chúng ta ngày nay là hình ảnh của một người phụ nữ quấn
toàn màu đen không còn hình thù, từ đầu đến chân, đương nhìn ra thế giới qua
một khe vải rạch bé tí. Y phục burka che
phủ toàn thân không chỉ là một công cụ của đàn áp phụ nữ và sự đè nén theo lối
tu viện kín trên tự do và vẻ đẹp của họ, không chỉ là một chứng cớ của sự ác
độc quá đáng của phái nam và sự tuân phục hèn nhát của phái nữ. Tôi muốn dùng
khe vải hẹp, rạch trên mạng che mặt, như một biểu tượng của một gì khác.
Mắt chúng ta nhìn thế giới qua một khe hẹp của
quang phổ sóng điện từ. Ánh sáng nhìn thấy được là một kẽ nứt của độ sáng trong
quang phổ tối đen mênh mông, từ những sóng radio ở một đầu (có bước sóng dài),
đến những tia gamma ở đầu cuối (có bước sóng ngắn) [27].
Hầu như là nhỏ hẹp thế nào thì khó có
thể cảm nhận và là một thách đố để chuyển đạt cho người khác. Hãy tưởng tượng
một burka khổng lồ màu đen, với một khe rạch để nhìn, có chiều rộng theo tiêu
chuẩn phỏng chừng, tạm nói khoảng một inch.
Nếu chiều dài của áo vải màu đen ở bên trên khe hở, đại diện cho những sóng
ngắn thuộc một đầu của quang phổ không thấy được, và nếu chiều dài của vải màu
đen, bên dưới khe hở, là đại diện cho phần những sóng dài của quang phổ không
thấy được, burka này sẽ phải dài đến chừng nào để thích ứng một một khe hở rộng
một inch với cùng một tỉ lệ xích tương tự? Thật khó để trình bày nó một cách cảm
nhận được mà không phải dùng đến logarit, vì độ dài chúng ta đang tưởng tượng sẽ
là rất lớn. Chương cuối của một quyển sách như thế này không phải là nơi để bắt
đầu tung những số logarit ra quanh đây, nhưng bạn có thể tin nhận nó từ tôi
rằng nó sẽ là mẹ của tất cả những burkas. Cửa sổ rộng một inch của ánh sáng nhìn thấy được thì quá nhỏ đến đáng buồn cười nếu
so với những dặm và dặm dài của phần vải màu đen đại diện cho phần không thấy
được của quang phổ, từ những sóng radio tại gấu váy đến những tia gamma ở phần trên
đỉnh đầu. Những gì khoa học làm cho chúng ta là mở rộng cửa sổ. Nó mở lớn ra thật
rộng, để quần áo vải đen giam cầm tuột giảm xuống gần như hoàn toàn, phơi mở
những giác quan của chúng ta với thoáng đãng và tự do phấn chấn.
Những kính thiên văn quang học dùng những ống
kính và những gương chiếu để rà quét bầu trời, và những gì chúng thấy là những
sao trời vốn xảy ra là đương phát sáng trong băng tầng hạn hẹp của những độ dài
sóng mà chúng ta gọi ánh sáng nhìn thấy được. Nhưng những kính thiên văn loại
khác, “thấy” trong tia-X, hay những độ dài sóng radio, và trình bày cho chúng
ta một cung ứng dồi dào của những bầu trời đêm thế chỗ. Trong một quy mô nhỏ
hơn, máy ảnh với những kính lọc thích hợp có thể nhìn “thấy” trong bức xạ điện
từ gọi là tia cực tím, và chụp ảnh những hoa, cho thấy một loạt những đường sọc
và những điểm chấm khác lạ, mà chúng có thể nhìn thấy được, và dường như “được
thiết kế” cho mắt của loài côn trùng, nhưng mắt không có trợ giúp của chúng ta
đều tất cả không thể nhìn thấy được. Mắt côn trùng có một cửa sổ quang phổ có
chiều rộng tương tự như của chúng ta, nhưng dịch lên hơi cao hơn trên burka
(tưởng tượng): chúng thì mù màu đỏ, và thấy thêm những tia cực tím, hơn chúng
ta, chúng nhìn vào khu vườn của những “tia cực tím”.[28]
Ẩn dụ của cửa sổ nhỏ hẹp của ánh sáng, mở
rộng ra vào trong một quang phổ lớn ngoạn mục, phục vụ chúng ta trong những
lĩnh vực khác của khoa học. Chúng ta sống gần trung tâm của một bảo tàng trong
vòm hang sâu của những mức độ lớn lao, nhìn thế giới với những giác quan và hệ
thống thần kinh (của cơ thể) vốn chúng được trang bị để nhận và hiểu chỉ một
vùng giới hạn nhỏ của những kích thước trung bình, di chuyển cũng trong một
vùng giới hạn của những tốc độ trung bình. Chúng ta quen thuộc thoải mái với
những đối tượng có giới hạn trong kích thước từ vài km (tầm nhìn từ một đỉnh
núi) đến khoảng một phần mười của một mm (đầu một cây kim). Ra ngoài phạm vi
này, ngay cả trí tưởng tượng của chúng ta cũng thành tàn tật, và chúng ta cần
sự giúp đỡ của những dụng cụ và của toán học – trong đó, may mắn thay, chúng ta
có thể học để xử dụng. Phạm vi của những kích thước, khoảng cách hay tốc độ mà
trí tưởng tượng của chúng ta được thoải mái với chúng là một loạt phạm vi rất nhỏ
bé, đặt ở giữa của một loạt những phạm vi khổng lồ của có thể có được, từ tỉ lệ
của quantum kỳ lạ ở đầu nhỏ bé, tới tỉ lệ của vũ trụ học theo Einstein ở đầu
kia lớn lao hơn.
Những tưởng tượng của chúng ta được trang
bị thiếu kém, đáng thương và bị bỏ rơi đơn độc nếu phải xoay sở thích ứng với những
chiều lớn rộng nằm ngoài phạm vi nhỏ hẹp của những trung bình vốn quen thuộc
với tổ tiên chúng ta. Chúng ta cố gắng hình dung một electron như một quả bóng tí
hon, trong đường chạy xung quanh một nhóm đông hơn gồm những quả bóng tí hon
đại diện cho những proton và neutron. Đó không phải là những gì nó thì giống
như chút nào tất cả. Những electron không giống như những quả bóng nhỏ. Chúng
không giống như bất cứ một gì chúng ta có thể nhận ra được. Ngay cả không rõ
ràng rằng từ ngữ “giống như” nếu còn có nghĩa chăng, dù là gì, khi chúng ta cố
gắng bay đến thật gần những chân trời xa hơn nữa của thực tại. Trí tưởng tượng
của chúng ta vẫn còn chưa được trang bị đủ để thâm nhập vùng “hàng xóm láng
giềng” của quantum. Không có gì ở những kích thước đó mà phản ứng xử sự trong
cách thức của vật chất – như chúng ta đã tiến hóa để suy nghĩ – phải phản ứng.
Cũng không phải chúng ta có thể đối phó với những phản ứng của những đối tượng
di chuyển ở mức một vài phân số nhỏ của vận tốc ánh sáng. Phán đoán nhận thức thông
thường đưa chúng ta đến thất bại, vì phán đoán thông thường đã tiến hóa, phát
triển trong một thế giới mà không có gì di chuyển cực nhanh, và không có gì là cực
nhỏ, hoặc cực lớn.
Ở cuối của một bài tiểu luận nổi tiếng về “Những
thế giới có thể có”, nhà sinh vật học nổi tiếng J.B.S. Haldane đã viết, “Bây
giờ, sự nghi ngờ của tôi là vũ trụ không chỉ “lạ lẫm” với giả sử của chúng ta,
nhưng “lạ lẫm” hơn so với chúng ta có thể giả sử được ... Tôi nghi ngờ rằng còn
có nhiều điều trên trời và dưới đất hơn là đã từng mơ tưởng đến, hoặc có thể mơ
tưởng được, trong bất kỳ triết học nào”. Nhân đây, tôi thấy thích thú với gợi ý
rằng phát biểu nổi tiếng của Hamlet đã được Haldane dẫn chứng, thường bị hiểu
nhầm. Sự nhấn mạnh thông thường là vào “của bạn”:
Có nhiều điều
trong trời đất, Horatio,
Hơn là từng mơ
ước đến, trong triết học của bạn.
Thật vậy, câu thơ trên thường trích dẫn vội
vàng với ý Horatio đại diện cho một nhà duy lý nông cạn và người hoài nghi khắp
mọi điều. Nhưng một vài học giả nhấn mạnh về “triết lý”, với “của bạn” hầu như
biến mất: thành “.. . hơn là từng mơ ước trong (xxx) triết học. Sự khác biệt thực
ra không quan trọng với những mục đích ở đây, ngoại trừ giải thích thứ hai đã được
giải quyết bằng “bất kỳ “triết học (nào đi nữa) của Haldane .
Người được quyển sách này đề tặng, đã dựng
một phòng khách với những kì lạ của khoa học, đẩy nó tới điểm khôi hài. Sau đây
là lấy từ bài phát biểu ứng khẩu tương tự ở Cambridge vào năm 1998, vốn tôi đã
trích dẫn ở trước rồi: “Thực tế là chúng ta sống ở dưới đáy sâu của một giếng
trọng lực, trên bề mặt của một hành tinh có hơi bao phủ, chạy quanh một quả cầu
lửa hạt nhân cách xa 90 triệu mile, và
nghĩ rằng điều này là bình thường, thì hiển nhiên là một vài dấu hiệu cho thấy cái
nhìn ra xa toàn bộ của chúng ta có khuynh hướng bị lệch lạc như thế nào”. Chỗ
nào những nhà văn khoa học giả tưởng dùng sự khác thường lạ lẫm của khoa học để
để khơi dậy ý thức tò mò về bí ẩn của chúng ta, Douglas Adams dùng nó để làm
cho chúng ta cười (những ai là người đã đọc quyển The Hitchhiker’s Guide to the Galaxy có thể nghĩ về “chuyến đi có
thể không thể có bất tận”, lấy thí dụ). Tiếng cười có thể biện luận là đáp ứng tốt
nhất với một vài trong những nghịch lý lạ lùng của vật lý hiện đại. Nếu muốn
tìm thay thế, đôi khi tôi nghĩ, là bật khóc. [29]
Cơ học quantum, đỉnh cao tinh tế của thành
tựu khoa học trong thế kỷ hai mươi, đã liên tục có những tiên đoán thành công
rực rỡ về thế giới thực tại. Richard Feynman đã so sánh độ chính xác của nó với
sự ước đoán một khoảng cách lớn cũng bằng chiều rộng của Bắc Mỹ với một độ
chính xác cực nhỏ như bề dày của sợi tóc. Thành công trong tiên đoán này xem
dường như có nghĩa rằng lý thuyết quantum phải đã là đúng theo một vài ý hướng
nào đó, cũng đúng như bất cứ gì chúng ta biết, thậm chí bao gồm cả những sự
kiện đơn giản thực tiễn. Thế nhưng, những
giả định mà thuyết quantum cần phải đưa ra, ngõ hầu có thể cung cấp những
dự đoán như vậy, là hết sức bí ẩn mà ngay cả chính Feynman lỗi lạc đã đi đến nhận
xét (có những phiên bản khác nhau của trích dẫn này, trong đó câu sau đây có vẻ
gần nhất, theo tôi): “Nếu bạn nghĩ rằng bạn hiểu thuyết quantum., … bạn chẳng
hiểu thuyết quantum”. [30]
Lý thuyết quantum như vậy là quá lạ lẫm khác
thường, khiến những nhà vật lý phải cầu đến một nghịch lý này hoặc một nghịch
lý để khác “giải thích” nó. Cầu đến là từ đúng. David Deutsch, trong The Fabric of Reality, ôm chặt lấy diễn giải
“có nhiều thế giới” của lý thuyết quantum [31],
có lẽ vì nếu như có tệ nhất mà bạn có thể nói về nó, là nó là hoàn toàn thừa
thãi đến trái với lẽ thường, lãng phí ngược đời hết sức. Nó nêu thừa nhận rằng
có một số lượng lớn và đang tăng trưởng nhanh của những vũ trụ, hiện hữu song
song với nhau, và đều không dò biết được lẫn nhau, ngoại trừ thông qua cổng-sâu
– port-hole – chật hẹp của những thí
nghiệm cơ học quantum. Trong một vài những vũ trụ đó, tôi đã chết. Trong một
thiểu số nhỏ trong số chúng, bạn có một bộ ria mép màu xanh lá cây. Và tiếp tục
(những lạ lùng) như vậy.
“Giải thích Copenhagen” thay thế [32],
cũng không kém phần trái lẽ thường, hết sức ngược đời – Nhưng nó không lãng
phí, nó chỉ nghịch lý đến tan tành. Erwin Schrödinger chế nhạo nó với dụ ngôn con
mèo của mình. Con mèo của Schrödinger bị nhốt trong một cái hộp kín với một cơ chế
giết chết, và có thể được khởi động bởi một biến cố cơ học quantum. Trước khi
chúng ta mở nắp hộp, chúng ta không biết con mèo đã chết hay sống. Phán đoán
theo nhận thức thông thường cho chúng ta biết, dù thế nào đi nữa, con mèo phải
là còn sống hoặc đã chết trong hộp. Giải thích của nhóm Copenhagen đi trái
ngược với nghĩa lý thông thường có chung: tất cả gì mà hiện hữu trước khi chúng
ta mở hộp là một xác suất. Liền ngay khi chúng ta mở hộp này, hàm số sóng sụp đổ và để lại cho chúng
ta một biến cố độc nhất: con mèo đã chết, hoặc con mèo còn sống. Cho đến tận
lúc chúng ta mở hộp, nó đã không chết, cũng chẳng sống. [33]
Diễn giải theo thuyết “Nhiều Thế giới” về
cùng biến cố, là trong một vài vũ trụ con mèo đã chết, và trong những vũ trụ
khác con mèo thì còn sống. Không giải thích nào thỏa mãn nghĩa lý thông thường
hay trực giác con người. Những nhà vật lý tự hào năng nổ hơn, họ không quan tâm
(với điều đó) . Điều quan trọng là toán học thì đúng, và những tiên đoán được thực
nghiệm chứng mimh đúng. Hầu hết chúng ta đều quá nhút nhát đi theo họ. Chúng ta
dường như cần một vài loại hình dung
để trực quan mường tượng được những gì là “thực sự” đang diễn ra. Tôi hiểu, nhân
đây cũng nói thêm, rằng Schrodinger ban đầu đưa ra thí nghiệm tưởng tượng về chú
mèo của ông để phơi bày những gì ông cho là phi lý trong giải thích Copenhagen.
Nhà sinh vật học Lewis Wolpert tin rằng tính
lạ lẫm khác thường của vật lý hiện đại chỉ mới là đỉnh (rất nhỏ thấy được) của
tảng băng ngầm. Khoa học trong tổng quát, như trái ngược với kỹ thuật, quả có
dùng bạo lực với nhận thức thông thường [34].
Đây là một thí dụ ưa chuộng: mỗi khi bạn uống một cốc nước, tỉ lệ thắng là cao,
nếu đánh cuộc rằng bạn sẽ hấp thụ ít nhất một molecule mà nó đã từng đi qua bàng quang của Oliver Cromwell [35].
Nó chỉ là lý thuyết xác suất sơ đẳng. Số lượng molecule trong mỗi cốc nước là
cực kỳ lớn hơn số những cốc nước đầy trong thế giới. Vì vậy, mỗi lần chúng ta
có một cốc nước đầy, chúng ta đang nhìn trước một tỷ lệ khá cao của những molecule
nước hiện hữu trong thế giới. Dĩ nhiên, không có gì đặc biệt về Cromwell, hoặc những
bàng quang. Không phải là bạn vừa mới hít vào một atom nitrogen vốn đã một lần con đainaso (loài ăn cỏ) iguanodon
thở ra hay sao, nó là con thứ ba đứng bên trái cây (loại cọ dừa) cycad cao? Không phải là bạn lấy làm
mừng hay sao, rằng mình được sống trong một thế giới, nơi đó không chỉ một
phỏng đoán (lạ lùng) như thế là có thể, nhưng bạn lại còn có được ưu quyền để
hiểu tại sao? Và công khai giải thích cho người khác, không phải như ý kiến hay
tin tưởng của bạn, nhưng như một điều gì đó, khi họ đã hiểu lý lẽ của bạn, họ sẽ
cảm thấy buộc phải ưng thuận chấp nhận? Có lẽ đây là một khía cạnh của những gì
Carl Sagan muốn nói, khi ông giải thích động lực của ông, khi viết The Demon-Haunted World: Science as a Candle
in the Dar: “Không giải thích
khoa học dường như với tôi là nết xấu ngang ngạnh. Khi bạn đang yêu, bạn muốn kể
cho mọi người, cả thế giới. Quyển sách này là một tuyên bố cá nhân, phản ảnh mối
tình gắn bó trọn đời của tôi với khoa học.”[36]
Tiến hóa của sự sống phức tạp, thực vậy, chính
sự hiện hữu của nó trong một vũ trụ tuân theo những quy luật vật lý, thì ngạc
nhiên kỳ diệu – hay nên là đáng ngạc nhiên, duy với một sự kiện rằng ngạc nhiên
là một cảm xúc có thể hiện hữu chỉ trong một bộ óc là sản phẩm của chính tiến
trình rất ngạc nhiên đó. Có một ý hướng con người, sau đó, trong đó sự hiện hữu
của chúng ta không nên có gì đáng ngạc nhiên. Tôi muốn nghĩ rằng đó là tôi nói nhân
danh những đồng hành nhân loại của tôi, khi nhấn mạnh, dù sao đi nữa, rằng nó thì
cực kỳ rất đỗi ngạc nhiên. [37]
Hãy nghĩ về điều đó. Trên một hành tinh, và
có thể chỉ có một hành tinh trong toàn vũ trụ, những molecule vốn thông thường
sẽ không làm thành một gì phức tạp hơn một khối đá, kết hợp chúng với nhau
thành những vật chất có kích thước như những khối đá, với phức tạp đáng kinh
ngạc như thế, rằng chúng có khả năng chạy, nhảy, bơi lội, bay, nhìn, nghe, nắm
bắt và ăn những khối phức tạp linh động khác; trong một vài trường hợp có khả
năng suy nghĩ và cảm xúc, và say đắm yêu thương với cùng những khối vật chất
phức tạp khác. Chúng ta giờ đã hiểu cơ bản được thuật khéo hiệu quả này được
thực hiện ra sao, nhưng đó là chỉ từ năm 1859. Trước 1859, nó đã vẫn có vẻ thực
sự là rất và rất kỳ lạ. Bây giờ, nhờ Darwin, nó chỉ là rất kỳ lạ. Darwin đã nắm
lấy cửa sổ của burka và giật mạnh nó
mở rộng, để cho tràn vào một trận lụt của hiểu biết, có sự mới mẻ sững sờ, và
sức mạnh của nó nâng bổng tinh thần con người, có lẽ đã không có tiền lệ – trừ ra
nhận thức Copernicus rằng Trái Đất không phải là trung tâm của vũ trụ.
“Hãy nói cho tôi biết”, triết gia lớn của
thế kỷ hai mươi Ludwig Wittgenstein một lần đã hỏi một người bạn, “tại sao mọi
người luôn luôn nói đó là tự nhiên cho con người giả định rằng mặt trời đi
quanh trái đất thay vì đúng hơn rằng Trái Đất đã xoay quanh?” Người bạn trả
lời, “Vâng, hiển nhiên vì nó nhìn như
thể Mặt Trời đương đi quanh Trái đất”. Wittgenstein trả lời, “Vâng, nó đã có thể
nhìn giống điều gì, nếu nó đã được nhìn như thể Trái Đất đã xoay quanh?”. Đôi
khi tôi trích dẫn nhận xét này của Wittgenstein trong bài giảng, chờ đợi người
nghe sẽ cười. Thay vào đó, họ có vẻ sững sờ rơi vào im lặng.
Trong thế giới hạn hẹp, trong đó bộ óc của
chúng ta đã tiến hóa, những đối tượng nhỏ có nhiều phần, xem dường đúng là chuyển
dịch hơn, so với những đối tượng lớn, vốn được xem như là nền sau của sự chuyển
động. Khi thế giới quay, những đối tượng nhìn có vẻ lớn vì chúng ở gần – núi,
cây cối, những tòa nhà, và mặt đất chính nó – tất cả đều di chuyển đồng bộ
chính xác với nhau và với người quan sát, tương đối với những đối tuợng trên
trời như mặt trời và những chùm sao. Bộ óc đã tiến hóa của chúng ta phóng chiếu
một ảo ảnh của chuyển động lên chúng, hơn là với những ngọn núi và những cây cối
ở tiền cảnh.
Bây giờ tôi muốn theo đuổi điểm đã đề cập ở
trên, rằng cách chúng ta nhìn thế giới, và lý do tại sao chúng ta tìm thấy một
vài điều trực giác dễ dàng nắm bắt, và những điều khác khó khăn, đó là những bộ óc của chúng ta, bản thân chúng,
đều là những cơ quan đã tiến hóa: những cômputơ đã gắn vào chúng ta, đã tiến hóa để giúp chúng ta sống còn
trong một thế giới – tôi sẽ dùng tên Thế
giới Giữa để gọi nó – trong đó những đối tượng là quan trọng với sự sống
còn của chúng ta đều không phải là rất lớn và cũng không rất nhỏ; một thế giới
nơi mà mọi thứ hoặc là đứng hoặc di chuyển chậm so với tốc độ ánh sáng, và nơi
mà điều rất khó xảy ra có thể một cách an toàn được coi như không thể xảy ra. Cửa
sổ burka tinh thần của chúng ta là hạn
hẹp vì nó đã không cần phải rộng lớn
thêm gì hơn, ngõ hầu trợ giúp tổ tiên chúng ta trong sự sống còn.
Khoa học đã dạy chúng ta, phản lại tất cả
trực giác đã tiến hóa, rằng những vật xem dường rắn đặc như những khối thủy tinh
và đá, đều thực sự đã kết hợp bởi không gian hầu như hoàn hoàn trống. Minh họa
quen thuộc trình bày nhân của một atom như một con ruồi ở giữa một sân vận động
thể thao. Atom kề cạnh nó thì ngay bên ngoài sân vận động này. Thế nên, khối đá
cứng nhất, dày đặc nhất, là “thực sự” gần như không gian hoàn toàn trống rỗng, bị
nứt vỡ chỉ bởi những hạt nhỏ xíu, chúng quá xa cách nhau khiến chúng không đáng
kể nữa. Vậy tại sao những khối đá đều nhìn và cảm thấy rắn, cứng và không thể
xuyên thủng?
Tôi sẽ không cố gắng tưởng tượng Wittgenstein
có thể trả lời câu hỏi đó thế nào. Nhưng, là một nhà tiến hóa sinh học, tôi sẽ
trả lời câu hỏi như thế này. Não của chúng ta đã tiến hóa để giúp cơ thể chúng
ta tìm đường đi lại của nó quanh thế giới trên quy mô mà ở đó những cơ thể này hoạt
động. Chúng ta đã không bao giờ tiến hóa hướng tới thế giới của những atoms.
Nếu như đã thế, bộ não chúng ta có lẽ sẽ cảm nhận được đá như đầy những không
gian trống rỗng. Nhưng cảm thấy đá cứng và tay chúng ta không thể xuyên thủng, vì
tay của chúng ta không thể thâm nhập vào trong chúng. Lý do chúng không thể
thâm nhập vào trong đá thì không liên quan gì với những kích thước và những
phân cách của những particle vốn cấu
thành vật chất. Thay vào đó, nó có liên quan với những trường lực (như từ lực,
trọng lực chẳng hạn) vốn liên kết với những particle
nằm cách nhau quá xa này trong vật chất “rắn”. Đó là hữu ích cho não của chúng
ta để xây dựng những khái niệm như sự
rắn đặc và không thể thâm nhập, vì những khái niệm như vậy giúp chúng ta tìm
đường đi cho cơ thể của chúng ta qua một thế giới trong đó những đối tượng – chúng
ta gọi là rắn – không thể chiếm cùng một không gian lẫn nhau.
Một chút khôi hài cho điểm này đỡ tẻ nhạt –
từ The Men who Stare at Goats của Jon
Ronson:
Đây là một câu
chuyện có thật. Đó là
mùa hè năm 1983. Tướng hai sao Albert Stubblebine III đang ngồi sau bàn làm
việc của ông ở Arlington, Virginia, và ông đang nhìn chằm chằm vào bức tường
phòng ông, trên đó treo nhiều những huy chương quân sự của ông. Chúng cho chi tiết
về một binh nghiệp dài và xuất sắc. Ông là người đứng đầu của Tình Báo Quân Đội
Mỹ, có 16 ngàn binh sĩ dưới quyền chỉ huy. … Ông nhìn quá những huy chương đến
chính bức tường. Có một điều gì đó ông cảm thấy ông ta phải làm, cho dù nghĩ
đến ý tưởng của nó khiến ông khiếp hãi. Ông nghĩ về sự lựa chọn ông phải làm.
Ông có thể ở lại trong văn phòng của ông, hoặc ông có thể đi vào văn phòng kế tiếp.
Đó là sự lựa chọn của ông. Và ông đã đã làm điều đó. Ông sẽ đi vào trong văn
phòng kế tiếp. Ông đứng lên, đi ra từ sau bàn việc của mình, và bắt đầu đi
bộ.Tôi muốn nói, ông nghĩ rằng, những atom chủ yếu được tạo thành, dù sao đi
nữa, từ những gì? Không gian! Ông bước nhanh hơn. Còn tôi, chủ yếu làm bằng gì?
Ông nghĩ. Atoms! Ông thì bây giờ hầu như đang chạy bộ. Còn bức tường chủ yếu
được tạo bằng gì? Ông nghĩ. Atoms! Tất cả những gì tôi phải làm là kết nhập
những không gian. ... Sau đó tướng hai sao Stubblebine vập mạnh mũi ông vào bức
tường văn phòng mình. Quân chết tiệt, ông nghĩ. Tướng Stubblebine thì bẽ mặt bởi
thất bại liên tục của ông để đi xuyên qua tường của văn phòng mình. Ốm đau gì
đây khiến ông không thể làm điều đó được. Có lẽ chỉ là vì có quá nhiều hồ sơ
đựng trong khay chờ giải quyết khiến ông không có đủ mức độ tập trung đòi hỏi.
Trong đầu ông, không có hoài nghi nào rằng rồi một ngày khả năng đi xuyên qua
những đối tượng sẽ là dụng cụ thông thường trong kho vũ khí của ngành thu thập
tình báo. Và khi điều đó xảy ra, vâng, không phải là quá ngây thơ để tin rằng
nó sẽ báo tin mừng buổi bình minh của một thế giới không còn có chiến tranh hay
sao? Ai còn dám gây gổ với một quân đội có thể làm được điều đó?
Tướng
Stubblebine thì được mô tả thích hợp như trong một người suy nghĩ “ngoài khuôn
thước” trên trang web của tổ chức, bây giờ, sau khi về hưu, ông điều hành cùng với
vợ. Nó gọi là HealthFreedomUSA, và nó thì chuyên dành để cung cấp thêm (vitamin,
khoáng chất, amino axit, vv), những loại cây cơ thuốc, thuốc chữa bệnh theo homoeopathy, thuốc bổ dưỡng và thực phẩm sạch (không
nhiễm thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, thuốc kháng sinh), mà không bị những công
ty lớn (qua việc cưỡng chế của chính phủ) đưa mệnh lệnh cho bạn về những liều
lượng và phương pháp điều trị nào bạn được phép dùng. Không có nhắc nhở đến những
dung dịch quí giá của cơ thể. [38]
Sau khi đã
tiến hóa trong Thế giới Giữa, chúng ta thấy dễ dàng qua trực giác để nắm bắt
những ý tưởng như: “ Khi một vị tướng hai sao di chuyển, ở một loại vận
tốc trung bình mà những tướng và những đối tượng khác củaThế giới Giữa quả thực
di chuyển, và va vào một đối tượng rắn khác của Thế giới Giữa, giống như một bức
tường, bước tiến của ông bị kềm lại đau đớn ”. Não của chúng ta không được trang
bị để tưởng tượng sè là những gì như khi một neutrino xuyên qua một bức tường, trong những khoảng trống bao la, vốn
bức tường “thực sự” gồm có. Sự nhận hiểu của chúng ta cũng chẳng có thể ứng phó
nổi với những gì xảy ra khi những sự vật di chuyển gần với tốc độ của ánh sáng.
Trực giác
con người không được giúp đỡ, đã tiến hóa và theo học trong Thế giới Giữa, thậm
chí còn thấy khó để tin Galileo, khi ông nói với chúng ta rằng một viên đạn đại
bác và một lông vũ, nếu không có ma sát với không khí, sẽ chạm xuống mặt đất
cùng một lúc, khi thả rơi từ một tháp nghiêng. Đó là vì, trong Thế giới Giữa,
ma sát không khí thì luôn luôn có đó. Nếu như chúng ta đã tiến hóa trong một
chân không, chúng ta có thể trông đợi chiếc lông vũ và viên đạn đại bác sẽ đồng
thời cùng chạm mặt đất. Chúng ta là những cư dân đã tiến hóa quen với thuỷ thổ của
Thế giới Giữa, và điều đó giới hạn những gì chúng ta có khả năng để tưởng
tượng. Cửa sổ thu hẹp của burka của chúng ta cho phép chúng ta, trừ khi chúng
ta đặc biệt có năng khiếu hay được giáo dục rất đặc biệt, để thấy chỉ Thế giới
Giữa.
Có một cảm
thức trong nó loài động vật chúng ta phải sống còn, không chỉ trong Thế giới
Giữa, nhưng cả trong thế giới micro
của những atoms và electrons nữa. Chính là những xung động thần kinh, mà với chúng,
chúng ta thực hiện suy nghĩ của chúng ta và tưởng tượng của chúng ta, tùy thuộc
trên những hoạt động trong Thế giới Micro.
.Nhưng không hành động nào mà tổ tiên thời hồng hoang của chúng ta đã từng bao
giờ phải thực hiện, không quyết định nào mà họ đã từng phải làm, mà đã từng
được trợ giúp của một sự hiểu biết về Thế
giới Micro. Nếu chúng ta đã là những bacteria,
liên tục bị những chuyển động nhiệt [39]
của những molecule va đập mạnh, sự việc sẽ là khác đi. Nhưng chúng ta, những
người Thế giới Giữa, thì kềnh càng quá lớn để ghi nhận được những dao động Brown
[40].
Tương tự như vậy, đời sống của chúng ta bị lực hấp dẫn chi phối, nhưng chúng ta
gần như không biết gì về lực tinh tế của sức hút trên mặt quả đất. Một côn
trùng nhỏ sẽ đảo ngược điều ưu tiên đó, và sẽ thấy sức hút trên mặt đắt có thể
là bất cứ gì đi nữa, nhưng không tinh tế.
Steve
Grand, trong Creation: Life and how to
Make It [41] bình luận
gần như gay gắt về mối bận tâm đầu tiên, lo lắng trước tất cả của chúng ta với tự
thân vật chất. Chúng ta có khuynh hướng này, là nghĩ rằng chỉ có “những vật” vật
chất, mới tất cả là những vật “có thực”. “Những sóng” của chao động điện từ
trong một chân không xem dường có vẻ “không thực”. Những người thời Victoria
nghĩ rằng những sóng đã phải là sóng “trong” một môi trường vật chất nào đó.
Không có môi trường nào loại như thế đã được biết, vì vậy họ đã phát minh ra,
và đặt tên nó là luminiferous ether [42] . Nhưng chúng ta thấy vật chất “thực” thì thoải
mái với sự nhận biết của chúng ta, chỉ vì tổ tiên chúng ta đã tiến hóa để sống
còn trong Thế giới Giữa, nơi vật chất là một (khái niệm được) tạo dựng có ích.
Mặt khác,
ngay cả những người Thế giới Giữa chúng ta có thể thấy rằng một xoáy nước là
một “vật” với một vài gì đó giống như thực tại của một tảng đá, mặc dù vật chất
trong xoáy nước thì liên tục thay đổi. Trong một cánh đồng sa mạc ở Tanzania,
trong bóng râm của Ol Donyo Lengai, núi lửa thiêng liêng của dân Maasai [43], có một cồn cát lớn bằng tro, có
khi núi này phun lửa năm 1969. Gió thổi đã “đẽo gọt” nó vào thành dạng. Nhưng
điều đẹp đẽ là là nó di chuyển với
toàn khối cơ thể của nó. Đó là những gì được biết đến về kỹ thuật như một barchan (phát âm bahkahn) [44]. Toàn thể cồn cát di chuyển xuyên
sa mạc theo hướng tây, với tốc độ khoảng 17 mét / năm. Nó giữ hình dạng trăng
lưỡi liềm và “bò” đi theo hướng của của hai mũi nhọn vành trăng. Gió thổi cát
lên dốc nông hơn. Sau đó, khi mỗi hạt cát lên đến đỉnh sống gò, nó tuôn xuống theo
triền dốc hơn ở phần mặt lõm của lưỡi liềm.
Trên thực
tế, ngay cả một barchan là một “vật” nhiều
hơn, so với một làn sóng. Một làn sóng xem dường như di chuyển trên biển theo
chiều ngang của đường chân trời, nhưng những molecule nước di chuyển theo chiều
dọc (tung lên, rơi xuống). Tương tự như vậy, những sóng âm thanh có thể đi từ
loa đến người nghe, nhưng những molecule không khí thì không: vì nếu thế sẽ là
một cơn gió, không là một âm thanh. Steve Grand chỉ ra rằng bạn và tôi đều
giống như những sóng hơn là những “sự vật” thường trụ. Ông mời người đọc của ông
hãy nghĩ ...
... về một kinh nghiệm từ thời thơ ấu của bạn. Một
điều gì đó bạn nhớ rõ ràng, một điều gì đó bạn có thể nhìn thấy, cảm thấy, thậm
chí có thể ngửi mùi, như thể nếu bạn đã thực sự ở đó. Vì sau tất cả, bạn thực
sự đã có mặt ở đó khi ấy, phải không? Nếu không thế, còn cách nào khác nữa mà bạn
lại có thể nhớ được nó? Nhưng ở đây là quả bom nổ chậm bất ngờ: bạn đã không có ở đó. Không có lấy được một atom
duy nhất đang trong cơ thể bạn hôm nay đã có ở đó khi biến cố đó diễn ra... Vật
chất chảy từ chỗ này sang chỗ khác, và đã đến, trong khoảnh khắc tạm thời, hợp với
nhau để là bạn. [45] Dù bạn là ai đi nữa, do đó, bạn không phải là những
thứ mà bạn được làm thành từ chúng. Nếu điều đó không làm dựng tóc gáy bạn, hãy
đọc nó một lần nữa cho đến khi dựng tóc gáy, vì nó là quan trọng.
“Thực sự” không
phải là một từ chúng ta nên dùng với sự tự tin đơn giản. Nếu một neutrino có một bộ óc đã tiến hóa từ những
tổ tiên có kích thước-neutrino, nó sẽ
nói rằng những tảng đá “thực sự” quả là hầu hết gồm không gian trống. Chúng ta
có bộ óc đã tiến hóa trong những tổ tiên có kích thước-vừa phải, những người
không thể đi xuyên qua đá, do đó, “thực sự” của chúng ta là một “thực sự” trong
đó đá đều cứng rắn. “Thực sự”, đối với một con vật, là bất cứ điều gì não của
nó cần nó (có nghĩa) là, ngõ hầu để trợ giúp sự sống còn của nó. Và vì những
loài khác nhau sống trong những thế giới khác nhau như thế, sẽ có nhiều những
khác loại đáng lo ngại của những “thực sự”.
Những gì
chúng ta nhìn thấy của thế giới thực thì không phải là thế giới thực không
tráng lớp men bóng, nhưng một mô hình
của thế giới thực, đã được quy định và điều chỉnh bởi những dữ liệu giác quan –
Một mô hình được xây dựng sao cho nó là hữu ích để đối phó với thế giới thực.
Bản chất của mô hình đó phụ thuộc vào loại động vật mà chúng ta là. Một động
vật bay cần một loại khác biệt của mô hình thế giới với một động vật đi bộ, một
động vật leo núi, hoặc một động vật bơi dưới nước. Động vật ăn thịt cần loại mô
hình khác biệt với của con mồi, mặc dù thế giới của chúng nhất thiết phải chồng
lên nhau. Bộ óc của một con khỉ phải có sofware
có khả năng mô phỏng một hệ thống chằng chịt những lối thông và rào chắn ba
chiều của những nhánh và thân cây. Bộ óc của một con nhặng nước (water boatman) không cần sofware 3D, vì nó sống trên mặt phẳng của
ao nước trong một Flatland của Abbott
Edwin [46]. Sofware của con chuột chũi đất (mole)
để xây dựng những mô hình của thế giới sẽ được chế tạo đặc biệt cho sự xử dụng
dưới đất ngầm. Một con chuột chũi cát hay sa mạc (nake mole rat) thường có thể có sofware
mô phỏng thế giới tương tự như của chuột chũi đất. Nhưng một con sóc, mặc dù nó
là một loài gặm nhấm như chuột chũi, có thể có sofware dựng hình thế giới giống như của một con khỉ nhiều hơn.
Tôi đã suy
đoán, trong The Blind Watchmaker và
những chỗ khác, rằng con dơi có thể “nhìn thấy” màu sắc với tai của chúng. Mô
hình thế giới, mà một con dơi cần có, để điều chỉnh hướng bay trong không gian ba
chiều, để bắt côn trùng, chắc chắn phải là tương tự như mô hình mà một con chim
nhạn cần có để thực hiện cùng những công việc như nhau. Sự kiện rằng loài dơi
dùng tiếng vang để cập nhật những biến số trong mô hình của nó, trong khi loài
chim nhạn dùng ánh sáng, là ngẫu nhiên. Con dơi, tôi nêu ý kiến, dùng màu sắc
cảm nhận như là “đỏ” và “xanh” như những nhãn hiệu nội bộ cho một vài khía cạnh
hữu ích của tiếng vang, có lẽ là kết cấu âm thanh của những bề mặt, cũng y như
những con nhạn dùng cùng những màu sắc cảm nhận để gắn nhãn hiệu những bước
sóng dài và ngắn của ánh sáng. Vấn đề là bản chất của mô hình được quy định bởi
cách nó được dùng ra sao, hơn là phương thức cảm quan liên hệ. Bài học từ những
con dơi là thế này. Hình thức chung của mô hình não thức – như trái ngược với
những biến số không ngừng được đưa vào bới dây thần kinh cảm giác – Là một
thích ứng với cách sống của động vật, không kém hơn đôi cánh, chân và đuôi của
nó (cũng là những thích ứng với cách sống).
J.B.S. Haldane, trong bài viết về “Những thế
giới có thể có” mà tôi đã dẫn ở trên, có vài điều liên quan để nói về loài động
vật mà thế giới của chúng bị mùi chi phối. Ông ghi nhận rằng những con chó có
thể phân biệt hai hai axit béo không-bền rất tương tự – caprylic acid và
caproic acid – mỗi chất được pha loãng với tỷ lệ một phần trong một triệu. Sự
khác biệt duy nhất là chuỗi molecule chính của caprylic acid thì có hai atom
carbon dài hơn chuỗi molecule chính của acid caproic. Một con chó, Haldane
đoán, có lẽ có thể đặt những axit “trong thứ tự của những khối lượng molecule
của chúng bởi mùi của chúng, cũng giống như một người có thể đặt một số dây đàn
piano theo thứ tự độ dài của chúng bằng những âm thanh của chúng”
Còn có một acid béo khác, acid capric, cũng
giống như hai acid trên, ngoại trừ việc nó có thêm hai atom carbon trong chuỗi
chính của nó. Một con chó chưa bao giờ từng gặp acid capric có lẽ sẽ không có
nhiều khó khăn khi tưởng tượng ra mùi của nó, hơn chúng ta sẽ gặp khó khăn khi tưởng
tượng một kèn trumpet chơi một nốt nhạc cao hơn nốt chúng ta đã nghe một
trumpet chơi trước đó. Dường như với tôi hoàn toàn hợp lý để đoán rằng một con
chó, hoặc một con tê giác, có thể phản ứng với hỗn hợp của những mùi như những hợp
âm hài hòa. Có lẽ có những hợp âm bất hòa. Có lẽ không có những giai điệu, vì
giai điệu được xây dựng lên những nốt bắt đầu hoặc dừng đột ngột với thời chính
xác, không giống như những mùi. Hoặc có lẽ những con chó và tê giác ngửi mùi trong
màu sắc. Những biện luận có thể cũng giống như thế cho loài dơi.
Một lần nữa, những nhận thức mà chúng ta
gọi là những màu sắc là những dụng cụ bộ óc chúng ta dùng để dán những nhãn hiệu
phân biệt cho những khác biệt quan trọng trong thế giới bên ngoài. Những màu
sắc nhận thức được – những gì các triết gia gọi là qualia – không có kết nối nội tại nào với những ánh sáng có những
bước sóng đặc thù [47]. Chúng là
những nhãn hiệu bên trong có sẵn đó cho
não, khi nó xây dựng mô hình của nó về thực tại bên ngoài, để làm những sự phân
biệt mà chúng là đặc biệt nổi bật quan trọng đối với những động vật có quan tâm.
Trong trường hợp của chúng ta, hoặc là của một con chim, có nghĩa là ánh sáng của
những bước sóng khác nhau. Trong trường hợp của một con dơi, tôi đã suy đoán,
nó có thể là bề mặt có những thuộc tính gây âm vang khác nhau hoặc kết cấu trên
mặt khác nhau, có lẽ màu đỏ cho sáng bóng, màu xanh cho mượt mà, màu xanh lá
cây cho mòn nhẵn. Và trong trường hợp của một con chó hay tê giác, tại sao nó lại
sẽ không là những mùi ngửi được? Sức mạnh để tưởng tượng thế giới xa lạ của một
con dơi, hoặc tê giác, con bọ trượt nước ao, con chũi đất, một bacteria hoặc
một con bọ cánh cứng sống trong vỏ cây, là một trong những ưu quyền khoa học đã
cấp cho chúng ta khi nó kéo tấm vải đen của burka của chúng ta và cho chúng ta
thấy phạm vi rộng hơn của những gì có ở ngoài kia cho chúng ta ngất ngây thích
thú.
Ẩn dụ về Thế giới Giữa – về loạt tầm mức kích
thước bậc trung, của những hiện tượng mà khe hẹp xé để nhìn của burka của chúng
ta cho phép chúng ta nhìn – còn áp dụng với những thước đo tỷ lệ khác hoặc những
“trường phổ” khác. Chúng ta có thể xây dựng một thước đo tỷ lệ của những gì có xác
suất không thể xảy ra, với một cửa sổ thu hẹp tương tự, qua đó trực giác và trí
tưởng tượng của chúng ta có khả năng tiếp tục làm việc. Tại một cực của trường
phổ của những điều có xác suất khó có thể xảy ra là những-gì-có-xác-xuất-khó-xảy-ra
sẽ là sự kiện chúng ta gọi là không-thể-xảy-ra. Những phép lạ [48]
là những sự kiện cực kỳ khó xảy ra. Một bức tượng tạc hình bà mẹ của Jesus [49]
có thể vẫy bàn tay của tượng với chúng ta. Những atom tạo nên cấu trúc tinh thể
của nó là tất cả đều dao động, đẩy tới và lui vv. Vì số chúng có quá nhiều, và
vì có không có đồng ý chọn lựa ưa thích nào về hướng chuyển động của chúng, cánh
tay tượng, như chúng ta nhìn thấy nó trong thế giới Thế giới Giữa, giữ yên là đá
vững cứng. Nhưng những atom đang lay động nhanh nhẹ trong bàn tay tượng có thể tất cả xảy ra là chỉ di chuyển đồng thời theo cùng một hướng. Và cứ lập
lại như thế, và như thế nữa ... Trong trường hợp này cánh tay sẽ chuyển động,
và chúng ta sẽ thấy nó vẫy tay chào chúng ta. Nó có thể xảy ra, nhưng tỷ lệ nghịch,
chống lại nó thì quá lớn, đến nỗi, nếu bạn đã bắt đầu ghi xuống những con số từ
thời nguồn gốc của vũ trụ, bạn vẫn sẽ không viết đủ những con số zero cho đến tận
ngày nay. Năng lực để tính toán tỷ lệ họa hoằn hiếm hoi như vậy – sức mạnh để
định lượng sự gần như không-thể-xảy-ra, thay vì chỉ vung tay chúng ta lên trời trong
tuyệt vọng – là một thí dụ khác của những quà tặng giải phóng của khoa học cho
tinh thần của con người.
Tiến hóa trong Thế giới Giữa đã trang bị thiếu kém cho
chúng ta để ứng phó với những sự kiện rất khó xảy ra. Nhưng trong sự bao la của
không gian thiên văn, hoặc thời gian địa chất, những sự kiện mà dường như không
thể xảy ra trong Thế giới Giữa lại thành ra không thể tránh khỏi (phải xảy ra).
Khoa học tung mở cái cửa sổ hẹp qua đó chúng ta đã được tập quen để nhìn quang
phổ của những gì có thể xảy ra. Chúng ta đã được sự tính toán và lý trí giải
thoát, để viếng thăm những vùng của có-thể mà đã một lần xem dường nằm ngoài những
giới hạn, hoặc bị những con rồng (huyền bí) cư ngụ. Chúng ta đã đem dùng sự mở
rộng cửa sổ này rồi, trong Chương 4, ở đó chúng ta cân nhắc suy nghĩ về xác
xuất khó có thể xảy ra của nguồn gốc của sự sống, và ngay cả như thế nào nếu một
biến cố hóa học gần như không thể xảy ra phải đi đến vượt qua, cho là có đủ
những năm-hành tinh để giả định, và nơi mà chúng ta đã cân nhắc suy nghĩ về quang
phổ của những vũ trụ có thể có, mỗi vũ trụ với một tập hợp của nó gồm những
luật và những hằng số, và sự cần thiết loài người của sự tìm thấy chính chúng
ta trong một trong số ít của những chốn thân thiện (với sự sống).
Chúng
ta nên giải thích “lạ lẫm hơn là chúng ta có thể giả định” của Haldane như thế
nào? Lạ lẫm hơn, trong nguyên tắc, so với có thể được giả định? Hay chỉ lạ lẫm
hơn chúng ta có thể giả định, nhìn nhận sự giới hạn của sự tập việc học nghề qua
tiến hóa của bộ óc chúng ta trong Thế giới Giữa? Chúng ta có thể hay không,
bằng huấn luyện và thực hành, giải phóng bản thân chúng ta khỏi Thế giới Giữa,
xé bỏ burka đen tối của chúng ta, và
đạt được một vài loại hiểu biết trực giác rõ ràng – cũng đúng như toán học – về
cái rất nhỏ, rất lớn, và rất nhanh? Tôi thực sự không biết câu trả lời, nhưng
tôi náo nức vui mừng để được sống trong một thời khi nhân loại đang đẩy lùi
những giới hạn của sự hiểu biết. Thậm chí còn tốt hơn, chúng ta cuối cùng có
thể khám phá được rằng không có những giới hạn.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2013)
Adams, D. (2003). The Salmon of
Doubt. London: Pan.
Alexander, R. D. and Tinkle, D. W.,
eds (1981). Natural Selection and Social Behavior. New York: Chiron
Press.
Anon. (1985). Life - How Did It
Get Here? By Evolution or by
Creation? New York: Watchtower Bible and Tract Society.
Ashton, J. E, ed. (1999). In Six
Days: Why 50 Scientists Choose to Believe in Creation. Sydney: New
Holland.
Atkins, P. W. (1992). Creation
Revisited. Oxford: W. H. Freeman.
Atran, S. (2002). In Gods We
Trust. Oxford: Oxford University
Press.
Attenborough, D. (1960). Quest
in Paradise. London: Lutterworth.
Aunger, R. (2002). The Electric
Meme: A New Theory of How We Think. New York: Free Press.
Baggini, J. (2003). Atheism: A
Very Short Introduction. Oxford:Oxford University Press.
Barber, N. (1988). Lords of the
Golden Horn. London: Arrow.
Barker, D. (1992). Losing Faith
in Faith. Madison, WI: Freedom From Religion Foundation.
Barker, E. (1984). The Making of
a Moonie: Brainwashing or Choice? Oxford: Blackwell.
Barrow, J. D. and Tipler, F. J.
(1988). The Anthropic Cosmological Principle. New York: Oxford
University Press.
Baynes, N. H., ed. (1942). The
Speeches of Adolf Hitler, vol. 1. Oxford: Oxford University Press.
Behe, M. J. (1996). Darwin's
Black Box. New York: Simon & Schuster.
Beit-Hallahmi, B. and Argyle, M.
(1997). The Psychology of Religious Behaviour, Belief and Experience. London:
Routledge.
Berlinerblau, J. (2005). The
Secular Bible: Why Nonbelievers Must Take Religion Seriously. Cambridge:
Cambridge University Press.
Blackmore, S. (1999). The Meme
Machine. Oxford: Oxford University Press.
Blaker, K., ed. (2003). The
Fundamentals of Extremism: The Christian Right in America. Plymouth, MI:
New Boston.
Bouquet, A. C. (1956). Comparative
Religion. Harmondsworth: Penguin.
Boyd, R. and Richerson, P. J.
(1985). Culture and the Evolutionary Process. Chicago: University of
Chicago Press.
Boyer, P. (2001). Religion
Explained. London: Heinemann.
Brodie, R. (1996). Virus of the
Mind: The New Science of the Meme.
Seattle: Integral Press.
Buckman, R.
(2000). Can We Be Good without God? Toronto:Viking.
Bullock, A. (1991). Hitler and
Stalin. London: HarperCollins.
Bullock, A. (2005). Hitler: A
Study in Tyranny. London: Penguin.
Buss, D. M., ed. (2005). The
Handbook of Evolutionary Psychology. Hoboken, NJ: Wiley.
Cairns-Smith, A. G. (1985). Seven
Clues to the Origin of Life. Cambridge: Cambridge University Press.
Comins, N. F. (1993). What if the
Moon Didn't Exist? New York: HarperCollins.
Coulter, A. (2006). Godless: The
Church of Liberation. New York:
Crown Forum.
Darwin, C. (1859). On
the Origin of Species by Means of Natural Selection. London: John
Murray.
Dawkins, M. Stamp (1980). Animal
Suffering. London: Chapman &Hall.
Dawkins, R. (1976). The Selfish Gene. Oxford: Oxford University
Dawkins, R. (1976). The Selfish Gene. Oxford: Oxford University
Press.
Dawkins, R. (1982). The
Extended Phenotype. Oxford: W. H.
Freeman.
Dawkins, R. (1986). The
Blind Watchmaker. Harlow: Longman.
Dawkins, R. (1995). River Out of
Eden. London: Weidenfeld &Nicolson.
Dawkins, R. (1996). Climbing
Mount Improbable. New York: Norton.
Dawkins, R. (1998). Unweaving the
Rainbow. London: Penguin.
Dawkins, R. (2003). A Devil's
Chaplain: Selected Essays. London:Weidenfeld & Nicolson.
Dennett, D. (1995). Darwin's
Dangerous Idea. New York: Simon &Schuster.
Dennett, D. C. (1987). The
Intentional Stance. Cambridge, MA: MIT Press.
Dennett, D. C. (2003). Freedom
Evolves. London: Viking.
Dennett, D. C. (2006). Breaking
the Spell: Religion as a Natural Phenomenon. London: Viking.
Deutsch, D. (1997). The Fabric of
Reality. London: Allen Lane.
Distin, K. (2005). The Selfish
Meme: A Critical Reassessment. Cambridge: Cambridge University Press.
Dostoevsky, F. (1994). The
Karamazov Brothers. Oxford: Oxford University Press.
Ehrman, B. D. (2003a). Lost
Christianities: The Battles for Scripture and the Faiths We Never Knew. Oxford:
Oxford University Press.
Ehrman, B. D. (2003b). Lost
Scriptures: Books that Did Not Make It into the New Testament. Oxford:
Oxford University Press.
Ehrman, B. D. (2006). Whose Word
Is It? London: Continuum.
Fisher, H. (2004). Why We Love:
The Nature and Chemistry of Romantic Love. New York: Holt.
Forrest, B. and Gross, P. R. (2004).
Creationism's Trojan Horse: The Wedge of Intelligent Design. Oxford:
Oxford University Press.
Frazer, J. G. (1994). The Golden
Bough. London: Chancellor Press.
Freeman, C. (2002). The Closing
of the Western Mind. London:Heinemann.
Galouye, D. F. (1964). Counterfeit
World. London: Gollancz.
Glover, J. (2006). Choosing
Children. Oxford: Oxford University Press.
Goodenough, U. (1998). The Sacred
Depths of Nature. New York: Oxford University Press.
Goodwin, J. (1994). Price of
Honour: Muslim Women Lift the Veil of Silence on the Islamic World. London:
Little, Brown.
Gould, S. J. (1999). Rocks of
Ages: Science and Religion in the Fullness of Life. New York:
Ballantine.
Grafen, A. and Ridley, M., eds
(2006). Richard Dawkins: How a Scientist Changed the Way We Think. Oxford:
Oxford University Press.
Grand, S. (2000). Creation: Life
and How to Make It. London:
Weidenfeld & Nicolson.
Grayling,
A. C. (2003). What Is Good? The Search for the Best Way to Live. London:
Weidenfeld & Nicolson.
Gregory, R. L. (1997). Eye and
Brain. Princeton: Princeton University
Press.
Halbertal, M. and Margalit,
A. (1992). Idolatry. Cambridge, MA: Harvard University Press.
Harris, S. (2004). The End of
Faith: Religion, Terror and the Future of Reason. New York: Norton.
Harris, S. (2006). Letter to a
Christian Nation. New York: Knopf.
Haught, J. A. (1996). 2000 Years
of Disbelief: Famous People with the Courage to Doubt. Buffalo, NY:
Prometheus.
Hauser, M. (2006). Moral Minds:
How Nature Designed our Universal Sense of Right and Wrong. New
York: Ecco.
Hawking, S. (1988). A Brief
History of Time. London: Bantam.
Henderson, B. (2006). The Gospel
of the Flying Spaghetti Monster. New York: Villard.
Hinde, R. A. (1999). Why Gods
Persist: A Scientific Approach to Religion. London: Routledge.
Hinde, R. A. (2002). Why Good Is
Good: The Sources of Morality. London: Routledge.
Hitchens, C. (1995). The
Missionary Position: Mother Teresa in Theory and Practice. London:
Verso.
Hitchens, C. (2005). Thomas
Jefferson: Author of America. NewYork: HarperCollins.
Hodges, A. (1983). Alan Turing:
The Enigma. New York: Simon &Schuster.
Holloway, R. (1999). Godless
Morality: Keeping Religion out of Ethics. Edinburgh: Canongate.
Holloway, R. (2001). Doubts and
Loves: What is Left of Christianity. Edinburgh: Canongate.
Humphrey, N. (2002). The Mind
Made Flesh: Frontiers of Psychology and Evolution. Oxford: Oxford
University Press.
Huxley, A. (2003). The Perennial
Philosophy. New York: Harper.
Huxley, A. (2004). Point Counter
Point. London: Vintage.
Huxley, T. H. (1871). Lay
Sermons, Addresses and Reviews. NewYork: Appleton.
Huxley, T. H. (1931). Lectures
and Essays. London: Watts.
Jacoby, S. (2004). Freethinkers:
A History of American Secularism. New York: Holt.
Jammer, M. (2002). Einstein and
Religion. Princeton: Princeton University Press.
Jaynes, J. (1976). The Origin of
Consciousness in the Breakdown of the Bicameral Mind. Boston:
Houghton Mifflin.
Juergensmeyer, M. (2000). Terror
in the Mind of God: The Global Rise of Religious Violence. Berkeley:
University of California Press.
Kennedy, L. (1999). All in the
Mind: A Farewell to God. London: Hodder &c Stoughton.
Kertzer, D. I. (1998). The
Kidnapping of Edgardo Mortara. New York:
Vintage.
Kilduff, M. and Javers, R.
(1978). The Suicide Cult. New York:
Bantam.
Kurtz, P., ed. (2003). Science
and Religion: Are They Compatible?
Amherst, NY: Prometheus.
Kurtz, P .
(2004). Affirmations: Joyful and Creative Exuberance. Amherst, NY:
Prometheus.
Kurtz, P. and Madigan, T. J., eds
(1994). Challenges to the Enlightenment: In Defense of Reason and
Science. Amherst, NY: Prometheus.
Lane, B. (1996). Killer Cults. London:
Headline.
Lane Fox, R. (1992). The
Unauthorized Version. London: Penguin.
Levitt, N. (1999) Prometheus
Bedeviled. New Brunswick, NJ: Rutgers University Press.
Loftus, E. and Ketcham, K. (1994). The
Myth of Repressed Memory: False Memories and Allegations of Sexual Abuse. New
York: St Martin's.
McGrath, A. (2004). Dawkins' God:
Genes, Memes and the Meaning of Life. Oxford: Blackwell.
Mackie, J. L. (1985). The Miracle
of Theism. Oxford: Clarendon Press.
Medawar, P. B. (1982). Pluto's
Republic. Oxford: Oxford University
Press.
Medawar, P. B. and Medawar,
J. S. (1977). The Life Science: Current Ideas of Biology. London:
Wildwood House.
Miller, Kenneth (1999). Finding
Darwin's God. New York:
HarperCollins.
Mills, D. (2006). Atheist
Universe: The Thinking Person's Answer to Christian Fundamentalism. Berkeley:
Ulysses Books.
Mitford, N. and Waugh, E. (2001). The
Letters of Nancy Mitford and Evelyn Waugh. New York: Houghton
Mifflin.
Mooney, C. (2005). The Republican
War on Science. Cambridge, MA:
Basic Books.
Perica, V. (2002). Balkan
Idols: Religion and Nationalism in Yugoslav States. New York: Oxford
University Press.
Phillips, K. (2006). American
Theocracy. New York: Viking.
Pinker, S. (1997). How the Mind
Works. London: Allen Lane.
Pinker, S. (2002). The Blank
Slate: The Modern Denial of Human Nature. London: Allen Lane.
Plimer, I. (1994). Telling Lies
for God: Reason vs Creationism. Milsons Point, NSW: Random House.
Polkinghorne, J. (1994). Science
and Christian Belief: Theological Reflections of a Bottom-Up Thinker. London:
SPCK.
Rees, M. (1999). Just Six
Numbers. London: WeidenfeJd & NicoJson.
Rees, M. (2001). Our Cosmic
Habitat. London: Weidenfeld &NicoJson.
Reeves, T. C. (1996). The Empty
Church: The Suicide of Liberal Christianity. New York: Simon &
Schuster.
Richerson, P. J. and Boyd, R.
(2005). Not by Genes Alone: How Culture Transformed Human Evolution. Chicago:
University of Chicago Press.
Ridley, Mark (2000). Mendel's
Demon: Gene Justice and the Complexity of Life. London: Weidenfeld
& Nicolson.
Ridley, Matt (1997). The Origins
of Virtue. London: Penguin.
Ronson, J. (2005). The Men Who
Stare at Goats. New York: Simon &Schuster.
Ruse, M. (1982). Darwinism
Defended: A Guide to the Evolution Controversies. Reading, MA:
Addison-Wesley.
Russell, B. (1957). Why I Am Not
a Christian. London: Routledge.
Russell, B. (1993). The Quotable
Bertrand Russell. Amherst, NY: Prometheus.
Russell, B. (1997a). The
Collected Papers of Bertrand Russell, vol. 2: Last Philosophical
Testament, 1943-1968. London: Routledge.
Russell, B. (1997b). Collected
Papers, vol. 11, ed. J. C. Slater and P. Köllner. London: Routledge.
Russell, B. (1997c). Religion and
Science. Oxford: Oxford University
Press.
Ruthven, M. (1989). The
Divine Supermarket: Travels in Search of the Soul of America. London:
Chatto & Windus.
Sagan, C. (1995). Pale Blue Dot. London:
Headline.
Sagan, C. (1996). The
Demon-Haunted World: Science as a Candle in the Dark. London:
Headline.
Scott, E. C. (2004). Evolution
vs. Creationism: An Introduction. Westport, CT: Greenwood.
Shennan, S. (2002). Genes, Memes
and Human History. London: Thames & Hudson.
Shermer, M. (1997). Why People
Believe Weird Things: Pseudoscience, Superstition and Other Confusions of
Our Time. New York: W. H. Freeman.
Shermer, M. (1999). How We
Believe: The Search for God in an Age of Science. New York: W. H. Freeman.
Shermer, M. (2004). The Science
of Good and Evil: Why People Cheat, Gossip, Care, Share, and Follow the Golden
Rule. New York: Holt.
Shermer, M. (2005). Science
Friction: Where the Known Meets the Unknown. New York: Holt.
Shermer, M. (2006). The Soul of
Science. Los Angeles: Skeptics Society.
Silver, L. M. (2006). Challenging
Nature: The Clash of Science and Spirituality at the New Frontiers of Life. New
York: HarperCollins.
Singer, P. (1990). Animal
Liberation. London: Jonathan Cape.
Singer, P. (1994). Ethics. Oxford:
Oxford University Press.
Smith, K. (1995). Ken's Guide to
the Bible. New York: Blast Books.
Smolin, L. (1997). The Life of
the Cosmos. London: Weidenfeld &Nicolson.
Smythies, J. (2006). Bitter
Fruit. Charleston, SC: Booksurge.
Spong, J. S. (2005). The Sins of
Scripture. San Francisco: Harper.
Stannard, R. (1993). Doing Away
with God? Creation and the Big Bang. London: Pickering.
Steer, R. (2003). Letter to an
Influential Atheist. Carlisle: Authentic Lifestyle Press.
Stenger, V. J. (2003). Has
Science Found God? The Latest Results in the Search for Purpose in the
Universe. New York: Prometheus.
Susskind, L. (2006). The Cosmic
Landscape: String Theory and the Illusion of Intelligent Design. New
York: Little, Brown.
Swinburne, R. (1996). Is There a
God? Oxford: Oxford University Press.
Swinburne, R. (2004). The
Existence of God. Oxford: Oxford University Press.
Taverne, R. (2005). The March of
Unreason: Science, Democracy and the New Fundamentalism. Oxford:
Oxford University Press.
Tiger, L. (1979). Optimism: The
Biology of Hope. New York: Simon& Schuster.
Toland, J. (1991). Adolf Hitler:
The Definitive Biography, New York:
Anchor.
Trivers, R. L. (1985). Social
Evolution. Menlo Park, CA: Benjamin/Cummings.
Unwin, S. (2003). The Probability
of God: A Simple Calculation that Proves the Ultimate Truth. New York:
Crown Forum.
Vermes, G. (2000). The Changing Faces
of Jesus. London: Allen Lane.
Ward, K. (1996). God, Chance and
Necessity. Oxford: Oneworld.
Warraq, I. (1995). Why I Am Not a
Muslim. New York: Prometheus.
Weinberg, S. (1993). Dreams of a
Final Theory. London: Vintage.
Wells, G. A. (1986). Did Jesus
Exist? London: Pemberton.
Wheen, F. (2004). How Mumbo-Jumbo
Conquered the World: A Short History of Modern Delusions. London: Fourth
Estate.
Williams, W, ed. (1998). The
Values of Science: Oxford Amnesty Lectures 1997. Boulder, CO: Westview.
Wilson, A. N. (1993). Jesus. London:
Flamingo.
Wilson, A. N. (1999). God's
Funeral. London: John Murray.
Wilson, D. S. (2002). Darwin's
Cathedral: Evolution, Religion and the Nature of Society. Chicago:
University of Chicago Press.
Wilson, E. O. (1984). Biophilia. Cambridge,
MA: Harvard University
Press.
Winston, R. (2005). The
Story of God. London: Transworld/BBC.
Wolpert, L. (1992). The Unnatural
Nature of Science. London: Faber& Faber.
Wolpert, L. (2006). Six
Impossible Things Before Breakfast: The Evolutionary Origins of Belief. London:
Faber & Faber.
Young, M. and Edis, T., eds (2006). Why
Intelligent Design Fails: A Scientific Critique of the New Creationism. New
Brunswick: Rutgers University Press.
[1]
Haute francophonyism: tôi chưa chắc,
nhưng đoán đây là từ do Dawkins đặt ra, có ẩn ý – văn chương trưởng giả, triết
lý không thiết thực, không gắn bó với đời sống, nhiều phần hào nhoáng làm dáng
trí thức (tính chất quen thuộc của trí thức Pháp) hơn là chân thực đi tìm ý
nghĩa cho đời sống, đó là cách hiểu của tôi.
[2]
Biophilia: Một cảm nhận sâu xa về sự
sống, và thế giới sống hiện thực
[3]
Now We Are Six, gồm 36 bài thơ, viết
cho trẻ em, của Alan Alexander Milne (1882 –1956), xuất bản lần đầu năm 1927.
Nhân vật Christopher Robin dựa trên chính người con trai của tác giả,
Christopher Robin Milne.
[4]
Bicameralism (lý thuyết tâm lý cho là “có-hai-buồng-trong-não”)
là một giả thuyết trong tâm lý học, cho rằng não thức con người một thời trước
đây đã trong một trạng thái ở đó những chức năng nhận thức đã được phân làm
hai, trong một phần (buồng) của não xem dường là “nói năng”, và trong phần thứ
hai xem dường là “lắng nghe” và “tuân phục” – một thứ “não thức hai buồng” — a
bicameral mind. Thuật ngữ này do nhà tâm lý học Julian Jaynes ghép chữ và
đặt ra, ông cũng trình bày lý thuyết này trong tập sách nổi tiếng The Origin
of Consciousness in the Breakdown of the Bicameral Mind, (Nguồn gốc của
Ý thức trong sự Phân hủy của Não thức có hai-buồng) xuất bản năm 1976 của
ông; trong đó, ông đưa ra trường hợp xem xét của ông – là “não thức có hai
buồng” đã là trạng thái thông thường và phổ biến của não thức sinh hoạt tâm lý
con người cho đến tận rất gần đây, chỉ khoảng 3000 năm trước. Khi con người
tiến dần đến mức độ tâm lý trưởng thành, có khả năng nhận ra ảo ảnh, và hiểu
được tính giả tạo trong mô hình “não thức hai buồng” khiến nó xụp đổ, và khi
ấy, ý thức con người thực sự mới ra đời.
[5] Ptah dường như là một trong những vị
thần Egypt cổ xưa nhất . Ptah được xem là đại diện cho mặt trời tại thời điểm
nó bắt đầu nhô lên trên đường chân trời và hoặc ngay sau khi nó đã mọc. Ông
được coi là một vị gót sáng tạo. Gót của các kiến trúc sư, nghệ sĩ và nhà
điêu khắc. Đó là Ptah đã xây dựng các thuyền chở hồn người chết trong thế giới
bên kia. Trong Book of the Dead chúng
ta còn biết ông là vị kiến trúc sư trưởng, có trách nhiệm xây dựng khung hình
cho toàn vũ trụ. Người ta nói rằng Ptah tạo ra các tấm kim loại vĩ đại, để làm
thềm trời và mái trời. Ông cũng xây dựng những chống đỡ để giữ chúng đứng vững.
Một số truyền thuyết cũng nói rằng bằng cách
nói lên, gọi tên của tất cả mọi thứ, Ptah đã tạo ra chúng tất cả.
Ptah cũng là vị gót chính của thành phố cổ Memphis. Ông là
một gót sáng tạo đã đem lại tất cả mọi thứ thành hữu thể bằng cách nghĩ đến
chúng trong não thức của ông, và nói lên tên của chúng với lưỡi của ông . Ông
duy nhất trong số các vị thần sáng tạo Egypt là phương pháp của ông là trí tuệ,
chứ không phải là vật chất . Theo những thày tu của Memphis, tất cả mọi sự vật
việc đều là công trình của tim và lưỡi
của Ptah: những vị gót được sinh ra, những thị trấn được thành lập, và trật tự
được duy trì.
[6] Eleanor Rigby – tên bài hát nổi tiếng
của Beatles, Paul McCartney viết năm 1966: “Ah, look at all the lonely people.
Ah, look at all the lonely people,…” Eleanor Rigby thành biểu tượng của những
người bơ vơ, cô đơn, thường nghèo khổ, sống bên lề xã hội.
[7]
Có nhiều thống kê so sánh trong thập niên vừa qua, trước sau đều cho thấy một
hiện tượng – trong các nước có đa sống dân chúng nay đã lạnh nhạt với niềm tin
tôn giáo (Kitô), sau khi họ đã nhận hiểu là “mê tín”, phản con người; và đã
nghiêng sang những lập trường “không-tin-gót” – điển hình như các nước
Scandinavia, vùng bắc Âu – dân chúng ở đây đều duy trì một mức sống cao nhất thế
giới, xã hội an bình, ít tội phạm, các quốc gia này xây dựng một chính phủ
hướng đến mô hình của chủ nghĩa xã hội nhân đạo, đặc biệt quan tâm đến sự chu
toàn các phúc lợi cho mọi cá nhân trong cộng đồng.
[8]
Giống chó St Bernard được huấn luyện cứu người bị nạn tuyết đổ (avalanche), ở
Switzeland, thường sẵn đeo dưới cổ một thùng rượu, loại brandy, dành khi tìm được người bị nạn để uống cho ấm bụng.
[9]
‘The Seven Ages of Man’ một đoạn thơ
độc thoại, trong kịch ‘As You Like It’
(Act-II, Scene-VII), của William Shakespeare, mô tả bảy giai đoạn của đời
người, từ thơ ấu, yếu đuối, phải nương tựa vào người khác, đến già lão, lại trở
về yếu đuối, và cũng lại phải phải nương tựa vào người khác,
[10]
[Theo trí nhớ, tôi gán luận chứng này với triết gia trường Oxford là Derek
Parfitt. Tôi chưa tìm kiếm nguồn gốc của nó cho tường tận vì tôi chỉ dùng nó
như một thí dụ nhắc qua về sự an ủi triết lý.]
[11]
Xem bản tạm dịch của tôi – Bertrand Russell – Những gì tôi tin tưởng
[12] Thơ của W.B.
Yeats (1865–1939). Trong tập The Wind Among
the Reeds, bài ‘To my Heart, bidding it have no Fear’
Be you still, be you still,
trembling heart;
Remember the wisdom out of
the old days:
Him
who trembles before the flame and the flood,
And
the winds that blow through the starry ways,
Let
the starry winds and the flame and the flood
Cover
over and hide, for he has no part
With
the proud, majestical multitude.
Tạm dịch:
Hãy vẫn là
bạn, hãy cứ là bạn, tấm lòng run rẩy
Hãy nhớ sự
khôn ngoan có từ những ngày cũ:
Hắn là kẻ run rẩy trước lửa và lụt
Và những trận gió thổi qua những lối đầy sao
Hãy mặc gió của trời sao, và lửa, và lụt
Phủ mình và trốn kín, vì hắn không dự phần
Với đám đông uy nghi, kiêu hãnh
[13] [Tường trình của
Bản tin BBC:
http://news.bbc.co.uk/l/hi/special_report/1999/06/99/cardinal_hume_funeral/376263.stm.]
[14] Euthanasia = an tử (giúp
cái chết đến nhanh chóng không kéo dài đau đớn vô vọng), là gây cái chết cho
một ai đó với chủ ý làm người ấy sớm thoát đau đớn. Thực sự là giết người nhưng
tuân theo ý muốn, lời dặn của chính nạn nhân, là người muốn chết. Và assisted suicide = trợ tử (physician-assisted
suicide), giúp một người tự tử, để người ấy chết cho nhanh chóng, thôi không bị
bệnh tật hành hạ đau đớn; người trợ giúp thường là y sĩ, làm theo ý muốn của
người bệnh.
Sự khác nhau của hai cách chết là tính cách
thụ động và chủ động; euthanasia= người chết thụ động, để người khác giết mình
(làm theo lời dặn trước, nay bệnh nhân đã bất lực, hay mê man, hay mất trí,...)
còn trong assisted suicide người bệnh chủ động, nhờ người khác giúp mình tự tử
(the patient is in complete control of the process that leads to death because
he/she is the person who performs the act of suicide. The other person simply
helps (for example, providing the means for carrying out the action).
[15]
Nguyên văn: “being death will be no different from being unborn” – tư thế chết
(bỏ đời sống này) không khác gì với tư thế không sinh ra đời (không có đời sống
này).
Chết là trở về – không biết về đâu/trạng thái nào –
nhưng có lẽ giống như chốn/trạng thái nào đó trước khi chúng ta ra đời. Tượng
tự “sống gửi – thác về” – về đâu?
phải chăng quay về chốn/trạng thái (sinh ký, tử qui) vẫn có đó trước khi ra
đời.
[16] [Một nghiên cứu
về thái độ đối với cái chết trong số những người Mỹ không-tin-có-gót, đã tìm
thấy như sau: 50 phần trăm muốn có một lễ tưởng niệm trong đó ăn mừng đời sống
của họ; 99 phần trăm ủng hộ sự tự tử có y sĩ trợ giúp, cho những ai muốn nó, và
75 phần trăm cũng muốn có nó cho bản thân mình, 100 phần trăm không muốn có
liên hệ nào với nhân viên bệnh viện nếu là người (lợi dụng cơ hội để) tuyên
truyền, thúc đẩy niềm tin tôn giáo (Kitô).
Xem
http://nursestoner.com/myresearch.html. ]
[17] [Một bạn người Australia đã ghép đặt ra một
cụm từ tuyệt vời để mô tả khuynh hướng mộ đạo tăng dần theo tuổi già. Nói nó
với một ngữ điệu Australia, lên giọng ở cuối như một câu hỏi: “nhừi nheét cho hồi chung keét?”]
[18] revelation
[19] Ellis Island:
tên một hòn đảo thuộc thành phố NewYork, nổi tiếng là nơi đặt chân đầu tiên của
nhiều thế hệ di dân từ châu Âu vào nước Mỹ, trong thế kỷ trước.
[20] purgatory: Theo lý thuyết đạo Catô Rôma – sau khi chết và chịu phán xét, linh hồn
được lên Thiên đàng hoặc xuống Hỏa ngục, theo như kinh Thánh (Matthew 25:46 – Rồi
họ sẽ đi vào sự trừng phạt đời đời, còn những người nhân đức sẽ đi vào sự sống
đời đời). Nhưng có những linh hồn sau khi chết chưa đáng được lên thiên đàng
ngay, nhưng cũng không đến nỗi phải xuống Hỏa ngục vĩnh viến, họ sẽ đi đâu? Đến
đây, Gót “công bằng vô cùng, nhưng cũng thương xót vô cùng”, nên đã lập ra một
nơi đền tội và thanh tẩy, nơi đó Catô Rôma gọi là luyện ngục, nơi thanh tẩy tội
lỗi cuối cùng.
[21] Indulgence: Tục lệ làm tiền bằng cách lợi dụng sự mê tín
của con chiên đã có một lịch sử lâu dài, đặc biệt vua chiên Innocent III công
khai khuyến khich bán indulgence từ thời những Thập tự chinh, thế kỷ 11, 12.
Nhưng chứng tích “xa xỉ” nhất của nó vẫn còn đến ngày nay chính là nhà thờ
tráng lệ và nguy nga nhất của Vatican – nhà thờ St Peter. Đến thế kỷ 16, khi
vua chiên Pope Leo X cần tiền để xây lại nhà thờ St Peter, phương pháp làm tiền
chính của hội nhà thờ Catô là cấp giấy ân xá để đổi lấy các khoản đóng góp tài
chính cho công trình kiến trúc vĩ đại này. Tiền thu được từ việc bán những indulgences đã dùng để xây dựng cung
điện cho vua chiên.
[22] “ill-gotten” gains: làm giàu bất chính, lừa đảo hay phi
pháp.
[23] Nigerian Internet Scam
[24] [(vị đương kim là) phái Nữ – vậy nhà chăn chiên cấp tỉnh William sẽ kết
luận điều đó sao đây?]
[25]
Q.E.D.
[26]
Emily Dickinson
That it
will never come again
Is what
makes life so sweet.
Believing
what we don’t believe
Does not
exhilarate.
That if it
be, it be at best
An ablative
estate —
This
instigates an appetite
Precisely
opposite.
Tạm dịch:
Rằng sẽ không bao giờ lại có nữa
Là điều khiến đời quá ngọt ngào
Tin những gì chúng ta không tin
Chẳng làm phấn khích.
Rằng nếu nó là, nó tốt nhất là
Một cơ ngơi tháo gỡ được —
Điều này kích động một thèm thuồng
Đích thực trái ngược.
[27]
The electromagnetic spectrum từ năng
lượng thấp nhất/chân sóng dài nhất (Radio, Microwave, Infrared,..) đến năng
lượng cao nhất/chân sóng ngắn nhất (Ultraviolet, X-ray, Gamma ray….)
[28] [“Vườn những tia
cực tím” là tựa đề của một trong năm bài giảng, Royal Institution Christmas
Lectures, của tôi, đã phát hình đầu tiên trên TV của đài BBC, dưới nhan đề
chung “Lớn lên trong Vũ trụ”. Toàn bộ
loạt năm bài giảng đã cho công bố – xem tại:
www.richarddawkins.net, trang web của
Richard Dawkins Foundation. ]
[29]
Douglas Adams. The Hitchhiker’s Guide to
the Galaxy. Lần lượt là phát thanh radio, truyện, bộ truyện, chương trình
TV, truyện tranh khôi hài, coomputơ game, … Nguyên là một chương trinh phát
thanh có nội dung khoa học giả tưởng được trinh bày khôi hài, phát thanh lần
đầu trên đài BBC, Radio 4, năm 1978.
[30] [Một nhận xét
tương tự của Niels Bohr: “Bất cứ ai nếu không bị sốc với lý thuyết quantum, là
đã không hiểu nó”.]
[31] Những Vũ trụ
song song có thực sự hiện hữu không? Năm 1954, một sinh viên trẻ tuổi ban tiến sĩ của Princeton là Hugh
Everett III đã đưa ra một ý tưởng hoàn toàn mới: Đó là có hiện hữu những vũ trụ
song song, giống y như vũ trụ của chúng ta. Những vũ trụ này đều tất cả có liên
hệ với của chúng ta, thực ra, chúng là những phân nhánh từ vũ trụ của chúng ta,
và vũ trụ chúng ta lại là phân nhánh của những vũ trụ khác. Trong những vũ trụ
song song này, những chiến tranh như chúng ta biết, đều có những kết cuộc khác
biệt với những gì chúng ta được biết, vì đó chỉ là những kết cuộc xảy ra trong
vũ trụ này. Những chủng loại đã tuyệt chủng trong vũ trụ chúng ta đều đã tiến
hóa và đã thích ứng trong những vũ trụ khác. Trong những vũ trụ khác, loài
người chúng ta có thể đã tuyệt chủng. Suy nghĩ này làm chúng ta choáng váng,
thế nhưng, nó vẫn có thể hiểu được. Những khái niệm về những vũ trụ song song
hoặc những thế giới có những chiều thời-không tương tự như của chúng ta, đã
xuất hiện trong những tác phẩm khoa học viễn tưởng và đã được dùng như những
giải thích cho siêu hình học.
Với thuyết Nhiều-Thế
giới (Many-Worlds) của ông, Everett đã cố gắng để trả lời một câu hỏi khá
vướng mắc, liên quan đến vật lý quantum: Tại sao vật chất ở mức độ quantum hoạt
động thất thường, khi thế này, lúc khác thế khác, không đoán trước được? Mức độ
quantum là kích thước vật chất nhỏ nhất khoa học đã tìm biết được cho đến nay.
Những nghiên cứu về vật lý quantum đã bắt đầu vào năm 1900, khi nhà vật lý Max
Planck đầu tiên giới thiệu khái niệm này với thế giới khoa học. Nghiên cứu về
bức xạ Planck mang lại một số kết quả bất thường, mâu thuẫn với định luật vật
lý cổ điển. Những tìm tòi mới này gợi ý rằng có những luật khác làm việc trong
vũ trụ, hoạt động trong một mức độ dưới sâu hơn so với những gì chúng ta biết.
Nguyên lí bất
định Heisenberg: Trong thời gian tương đối ngắn, những nhà vật lý nghiên cứu trong mức độ
quantum nhận thấy một số điều đặc biệt về thế giới nhỏ bé này. Lấy một thí dụ,
những particles tồn tại trong mức độ này có một cách để nhận lấy những
hình thức khác nhau một cách tùy tiện. Thí dụ, những nhà khoa học đã quan sát
thấy những photon – những “gói” nhỏ của ánh sáng– hoạt động như particles
và waves (hạt và sóng). Ngay cả, một photon đơn lẻ cũng trưng bày cho thấy
sự thay đổi thể dạng này. Hãy tưởng tượng khi một người bạn liếc nhìn bạn nếu
đã thấy bạn hoạt động như một con người cứng chắc, nhưng khi anh ta quay nhìn lần
nữa, bạn đã mang thể dạng một khí bốc hơi.
Điều này đã được biết như Nguyên lí Bất định, còn được gọi là nguyên lí bất định Heisenberg, hoặc Nguyên lí không xác định (Heisenberg Uncertainty Principle, Indeterminacy Principle). Nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg, năm 1927, phát biểu rằng không thể đo được chính xác đồng thời cả hai: vị trí (position) và vận tốc chuyển dịch (velocity) của một đối tượng, dù chỉ trên lý thuyết. Ngay chính khái niệm vị trí chính xác và vận tốc chính xác, đồng thời với nhau, không có ý nghĩa trong thế giới quantum. Heisenberg cho rằng chỉ bằng cách quan sát vật chất ở mức độ quantum, chúng ta ảnh hưởng đến hành vi của vật chất đó. Thế nên, chúng ta có thể không bao giờ hoàn toàn chắc chắn về bản chất của một đối tượng quantum hoặc những thuộc tính của nó, như vận tốc và vị trí của nó.
Đây là một phát biểu về hiệu ứng lưỡng tính vừa hạt-và-sóng (wave-particle duality) trong thuộc tính của những đối tượng subatomic. Trong toán học, nguyên lí bất định phát biểu, với x là vị trí và p là động lượng (momentum):
Ý tưởng này được hỗ
trợ bằng sự giải thích Copenhagen về cơ học quantum. Nêu lên bởi nhà vật
lý Denmark Niels Bohr, giải thích này nói rằng tất cả những hạt quantum không tồn
tại trong một trạng thái này hay một trạng thái khác, nhưng trong tất cả những
trạng thái có thể của nó cùng một lúc. Tổng số của tất cả những trạng thái có
thể có của một đối tượng quantum được gọi là hàm số sóng (wave function)
của nó. Trạng thái của một đối tượng đang hiện hữu cùng một lúc trong tất cả những
trạng thái có thể của nó được gọi là superposition (siêu vị thế) của nó.
Theo Bohr, khi chúng ta quan sát một đối tượng quantum, chúng ta ảnh hưởng đến
hành vi của nó. Sự quan sát, dù thụ động, phá vỡ superposition của một đối
tượng và thiết yếu buộc đối tượng phải chọn lấy một trong những trạng thái (hay
thể dạng) từ hàm số sóng của nó. Lý thuyết này giải đáp lý do tại sao những nhà
vật lý khi thực hiện những phép đo đã có những kết quả đối nghịch từ cùng đối
tượng quantum giống nhau trong những lần khác nhau: Đối tượng đã “chọn” trạng
thái khác nhau đương khi xảy ra những phép đo khác nhau. Giải thích của Bohr đã
được chấp nhận rộng rãi, và vẫn còn được chấp nhận nhiều trong giới quantum.
Nhưng gần đây, thuyết nhiều thế giới của Everett đã gây nhiều chú ý.
Điều này đã được biết như Nguyên lí Bất định, còn được gọi là nguyên lí bất định Heisenberg, hoặc Nguyên lí không xác định (Heisenberg Uncertainty Principle, Indeterminacy Principle). Nhà vật lý người Đức Werner Heisenberg, năm 1927, phát biểu rằng không thể đo được chính xác đồng thời cả hai: vị trí (position) và vận tốc chuyển dịch (velocity) của một đối tượng, dù chỉ trên lý thuyết. Ngay chính khái niệm vị trí chính xác và vận tốc chính xác, đồng thời với nhau, không có ý nghĩa trong thế giới quantum. Heisenberg cho rằng chỉ bằng cách quan sát vật chất ở mức độ quantum, chúng ta ảnh hưởng đến hành vi của vật chất đó. Thế nên, chúng ta có thể không bao giờ hoàn toàn chắc chắn về bản chất của một đối tượng quantum hoặc những thuộc tính của nó, như vận tốc và vị trí của nó.
Đây là một phát biểu về hiệu ứng lưỡng tính vừa hạt-và-sóng (wave-particle duality) trong thuộc tính của những đối tượng subatomic. Trong toán học, nguyên lí bất định phát biểu, với x là vị trí và p là động lượng (momentum):
Đây
có lẽ là phương trình nổi tiếng nhất, sau
E = mc2 trong vật lý. Chú
ý rằng đây không phải là vấn đề sai lầm trong đo lường trong một hình thức
khác, nhưng sự kết hợp của vị trí, năng lượng (momentum) và thời gian thực sự không thể xác định cho một hạt quantum, cho đến khi một phép đo được thực hiện (sau đó
hàm số sóng của nó sụp đổ).
Thuyết Nhiều-Thế
giới (Many-Worlds): Hugh Everett đã
đồng ý với phần lớn những gì Niels Bohr đã đưa ra về thế giới quantum. Ông đồng
ý với ý tưởng superposition, cũng như với khái niệm hàm số sóng.
Nhưng Everett không đồng ý với Bohr ở một khía cạnh quan trọng. Với Everett, sự
đo lường/quan sát một đối tượng quantum không ép buộc nó vào một trạng
thái có thể nhận hiểu này hay khác. Thay vào đó, một sự đo lường/quan sát khi
được thực hiện trên một đối tượng quantum gây ra một phân chia thực sự trong vũ
trụ. Vũ trụ – theo nghĩa đen – được nhân lên, tách thành một vũ trụ cho mỗi kết
quả có thể có từ sự đo lường/quan sát này. Thí dụ, hàm số sóng của một đối
tượng vừa là một particle và wave (hạt và sóng). Khi một nhà vật lý đo lường
particle, có hai kết quả có thể: Nó hoặc sẽ được đo như một hạt hoặc một sóng.
Sự khác biệt này làm thuyết Nhiều-Thế-giới của Everett thành một giải thích
cạnh tranh với giải thích Copenhagen cho cơ học quantum. Khi một nhà vật lý đo
lường đối tượng, vũ trụ phân thành hai vũ trụ riêng biệt để chứa mỗi kết quả có
thể xảy ra. Vì vậy, một nhà khoa học trong một vũ trụ thấy đối tượng đã được đo
trong dạng sóng. Cùng một nhà khoa học trong vũ trụ kia đo đối tượng như một
hạt. Điều này cũng giải thích tại sao một hạt có thể được đo trong nhiều thể
dạng.
Chẳng những giải
thích như thế xem dường gây nhiều bất an lo lắng, giải thích Nhiều-Thế-giới của
Everett còn mang những nội dung vượt quá quantum. Nếu một hành động có nhiều
hơn một kết cuộc có thể có được, sau đó – nếu thuyết của Everett là đúng – vũ
trụ phân tách khi hành động đó được thực hiện. Điều này cũng đúng ngay cả khi
một người thụ động không chọn lấy một hành động nào. Điều này có nghĩa rằng nếu
bạn đã bao giờ từng thấy chính mình trong một tình huống mà cái chết là một kết
quả có thể xảy ra (thí dụ tai nạn rơi máy bay), nhưng may mắn bạn thoát chết;
sau đó trong một vũ trụ song song với chúng ta, bạn đã chết. Đây chỉ là một lý
do khiến một số người thấy cách giải thích Nhiều-Thế-giới làm bất an lo lắng.
Một khía cạnh
khác đáng lo ngại của giải thích Nhiều-Thế-giới là nó làm suy yếu khái niệm của
chúng ta về thời gian chạy theo đường thẳng. Hãy tưởng tượng một dòng thời gian
cho thấy lịch sử của chiến tranh Việt Nam. Thay vì là một đường thẳng cho thấy
những sự kiện đáng chú ý, tất cả tiến triển theo một dòng chảy đi tới trước, nhưng
dòng thời gian theo thuyết Nhiều-Thế-giới sẽ cho thấy từng kết quả có thể có
của mỗi biến cố. Từ đó, mỗi kết quả có thể có của những hành động xảy ra kế
tiếp (như là một kết quả của những kết quả ban đầu) sẽ được ghi chép thêm.
Nhưng một người không thể nhận thức được những tự thân khác của chính mình – hoặc
ngay cả cái chết của mình – vốn đều tồn tại trong những vũ trụ song song. Như
thế, làm thế nào chúng ta có thể bao giờ biết nếu lý thuyết Nhiều Thế giới là
đúng? Đảm bảo rằng việc giải thích này về mặt lý thuyết là có thể, đã do Hans
Moravec in 1987 và Bruno Marchal, năm 1988 đưa ra hai khái niệm quantum
suicide và immortality, và từ một thí nghiệm suy tưởng (thought
experiment) của Max Tegmark, cuối năm 1997 – một thí nghiệm tưởng tượng chỉ xảy
ra bằng suy nghĩ trong đầu của người suy luận, được dùng để chứng minh hay bác
bỏ lý thuyết hay một ý tưởng – được gọi là tự tử quantum.
Quantum suicide cơ bản phát biểu một điều: Có thể xảy ra được là
đời sống của chúng ta có thể được tùy thuộc vào trạng thái của một subatomic
particle duy nhất. Đây là một thí nghiệm tưởng tượng để thực hiện một sự phân
biệt giữa cơ học lượng tử và giải thích của Everett.
Thí nghiệm nói
rằng một nhà vật lý đứng ở trước một khẩu súng đã lên đạn, và có cò súng được
khởi động bởi sự phân rã phóng xạ của một atom. Có nghĩa là các nhà vật lý có
thể cố gắng để lẩy cò súng bất cứ lúc nào ông muốn, nhưng viên đạn sẽ không bắn
đi trừ khi một cái máy đã gài vào súng để đo sự quay tròn quantum của
sub-atomic particle, có thể quay lên hoặc xuống. Ví dụ, nếu máy dò xét được
thiết lập để lẩy cò khi nó ghi nhận sự quay lên của một particle, khi sự quay
lên được đo, sau đó súng sẽ bắn đạn ra khỏi nòng.
Điều này có
nghĩa rằng nhà vật lý sẽ có cơ may 50-50 vẫn còn sống, nếu ông ta bóp cò súng, và
rằng ông có thể bóp cò súng một số lượng vô hạn thời gian trước khi ông chết.
Tuy nhiên, 50-50 lẻ này đem chỗ cho sự giải thích thuyết nhiều thế giới, vì mỗi
lần bóp cò súng, vũ trụ được phân thành hai vũ trụ riêng biệt, một vũ trụ mà
trong đó nhà vật lý sống, và vũ trụ khác nơi ông chết, có nghĩa là, dù kết quả
của quá trình này ra sao, nhà vật lý ý thức về những gì xảy ra, biết rằng mình
thì bất tử. Trong ý nghĩa này, ông sẽ có thể tồn tại vô thời hạn. Hiện tượng
này được gọi quantum immortality,
Các bản sao sống
xót của nhà vật lý sẽ tiếp tục thí nghiệm cho đến khi họ sẽ không còn tồn tại,
nhưng các bản sao không chết sẽ nhận thấy tại một thời điểm nào đó trong thời
gian, dù gì xảy ra, họ dường như không bao giờ chết. Thí nghiệm này có cùng
nguyên tắc cơ bản như một thí nghiệm tưởng tượng khác gọi là con mèo của
Schrodinger.
Thí nghiệm tưởng
tượng này làm mới lại sự chú ý đến lý thuyết Everett, mà trong nhiều năm đã bị
coi là rác rưởi không giá trị. Từ khi thuyết thuyết Nhiều-Thế-giới đã được
chứng minh là có thể có được, những nhà vật lý và toán học đã có mục đích điều
tra những tác động của lý thuyết sâu xa hơn. Nhưng Nhiều-Thế-giới không phải là
lý thuyết duy nhất đã tìm cách giải thích vũ trụ. Cũng không phải là thuyết duy
nhất cho thấy có những vũ trụ song song với của chúng ta. Một thuyết mới hơn là
Thuyết-Dây (String Theory).
Thuyết-Dây: Chúng ta sống trong một vũ trụ phức tạp tuyệt vời, và chúng ta rất tò mò về nó, do bản tính tự nhiên của con người. Đã từ lâu, chúng ta vẫn tự hỏi – tại sao chúng ta ở đây? chúng ta và thế giới này từ đâu đến? Thế giới làm bằng gì. Thuyết Dây là nỗ lực gần đây nhất để trả lời câu hỏi cuối và phần của câu hỏi trước đó. Vậy, thế giới làm bằng gì? Vật chất thông thường quanh chúng ta là những kết hợp khác nhau của những atoms, mỗi atom gồm ba thành phần cơ bản: những electrons quay xung quanh một nhân nucleus, nhân này gồm những neutron và proton. Electron là một particle cơ bản thực sự, nó thuộc một gia đình gồm những particle gọi là lepton. Nhưng neutron và proton được làm bằng những particle nhỏ hơn, được gọi là quark. Quark, như chúng ta biết đến nay, mới thực sự là vật chất cơ bản.
Kiến thức hiện tại của chúng ta về những thành phần nhỏ hơn mức những atom này, gọi là subatomic của vũ trụ được tóm tắt trong những gì được gọi là Standard Model of Particle Physics (mô hình phổ thông của vật lý hạt). Nó mô tả cả hai: (a) những khối xây dựng (building block) cơ bản, qua đó thế giới được làm nên, và (b) những lực (force) qua đó những khối tác động lẫn nhau. Có mười hai khối xây dựng cơ bản. Sáu trong số những khối xây dựng cơ bản này là những quark – chúng mang những cái tên thú vị: up, down, charm, strange, bottom và top (lên, xuống, quyến rũ, lạ, dưới và trên – Một proton, ví dụ, được làm bằng hai quark up và một quark down). Sáu khối xây dựng cơ bản kia là những lepton – lepton gồm electron và hai anh em nặng hơn của nó, muon và tauon, cũng như ba neutrino. Có bốn lực cơ bản trong vũ trụ: lực hấp dẫn, điện từ trường, và những lực particle nhân yếu và mạnh (gravity, electromagnetism, and the weak and strong nuclear forces). Mỗi lực này được tạo nên bởi những particle cơ bản, đóng vai trò như những chuyển vận của lực. Graviton là particle kết hợp với lực hấp dẫn. Lực lượng mạnh được thực hiện bởi tám particle gọi là gluon. Cuối cùng, lực yếu được truyền đi qua ba particle, W +, W-, và Z. (những intermediate vector bosons).
Hành vi/phản ứng của tất cả những particle và những lực được mô tả với độ chính xác hoàn hảo của Standard Model, với một ngoại lệ đáng chú ý: lực hấp dẫn. Vì lý do kỹ thuật, lực hấp dẫn, quen thuộc nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tỏ ra rất khó để mô tả trong thế giới quantum, sub-atomic. Điều này trong nhiều năm đã là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong vật lý lý thuyết – để xây dựng một lý thuyết quantum về lực hấp dẫn (quantum theory of gravity). Trong vài mười năm qua, Thuyết Dây đã nổi lên như có triển vọng nhất cho một một lý thuyết quantum về lực hấp dẫn. Và nó có tham vọng hơn rằng : nó cố gắng để cung cấp một mô tả đầy đủ, thống nhất và nhất quán của những cấu trúc cơ bản của vũ trụ của chúng ta. (Vì lý do này là đôi khi, khá kiêu hãnh, được gọi là Lý thuyết của Tất cả – Theory of Everything).
Ý tưởng cơ bản đằng sau Thuyết Dây là như sau: tất cả những particle “cơ bản” khác nhau của Standard Model of Particle Physics đều thực sự chỉ là những biểu hiện khác nhau của một đối tượng cơ bản: một dây. Làm thế nào lại có thể như thế được? Vâng, chúng ta sẽ thường hình dung một electron, ví dụ, như là một điểm không có cấu trúc nội bộ. Một điểm không thể làm được bất cứ điều gì ngoài di chuyển. Nhưng, nếu Thuyết Dây là chính xác, sau đó dưới một “ kính hiển vi” vô cùng mạnh mẽ, chúng ta sẽ nhận ra rằng những electron là không thực sự là một điểm, nhưng một vòng cuộn cực nhỏ, như một sợi dây. Một dây có thể làm một cái gì đó ngoài việc di chuyển – nó có thể dao động theo những cách khác nhau. Nếu nó dao động một cách nào đó, sau đó từ một khoảng cách, không thể nói rằng nó thực sự là một dây, chúng ta thấy nó là một electron. Nhưng nếu nó dao động theo một cách khác, sau đó chúng ta gọi nó là một photon, hoặc một quark, hay ... như thế là khái niệm về Dây. Vì vậy, nếu Thuyết Dây là chính xác, toàn bộ thế giới được làm bằng những Dây!
Có lẽ điều đáng chú ý nhất về Thuyết Dây là một ý tưởng đơn giản như vậy làm việc được, suy nghiệm được – Từ một Thuyết Dây có thể lấy được (một mở rộng của) Standard Model of Particle Physics (đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm với độ chính xác đáng kinh ngạc). Nhưng cũng cần phải nói rằng, cho đến nay, không có bằng chứng thực nghiệm trực tiếp nào rằng Thuyết Dây chính nó là một mô tả chính xác của Tự nhiên. Điều này chủ yếu là vì Thuyết Dây vẫn đang được phát triển. Chúng ta biết những mảnh và miếng của nó, nhưng chúng ta chưa nhìn thấy toàn bộ hình ảnh, và do đó chúng ta không thể tiên đoán chắc chắn.
Những gì đích xác là loại vật chất đã được Dây tạo ra, và vật chất cư xử/tác động thế nào thì phụ thuộc vào sự rung động của Dây. Toàn bộ vũ trụ của chúng ta được kết dựng thành, theo phương cách này. Và theo như Thuyết Dây, sự kết hợp này diễn ra trên khắp 11 chiều riêng biệt. Cũng như Thuyết Nhiều-Thế giới, Thuyết Dây chứng minh rằng vũ trụ song song tồn tại. Theo thuyết này, vũ trụ của chúng ta giống như một bong bóng tồn tại cùng với các vũ trụ song song tương tự. Không giống như các lý thuyết Nhiều-thế giới, Thuyết Dây giả định rằng các vũ trụ có thể tiếp xúc với nhau. Thuyết Dây cũng nói rằng lực hấp dẫn có thể “chảy” giữa các vũ trụ song song.
Thuyết-Dây: Chúng ta sống trong một vũ trụ phức tạp tuyệt vời, và chúng ta rất tò mò về nó, do bản tính tự nhiên của con người. Đã từ lâu, chúng ta vẫn tự hỏi – tại sao chúng ta ở đây? chúng ta và thế giới này từ đâu đến? Thế giới làm bằng gì. Thuyết Dây là nỗ lực gần đây nhất để trả lời câu hỏi cuối và phần của câu hỏi trước đó. Vậy, thế giới làm bằng gì? Vật chất thông thường quanh chúng ta là những kết hợp khác nhau của những atoms, mỗi atom gồm ba thành phần cơ bản: những electrons quay xung quanh một nhân nucleus, nhân này gồm những neutron và proton. Electron là một particle cơ bản thực sự, nó thuộc một gia đình gồm những particle gọi là lepton. Nhưng neutron và proton được làm bằng những particle nhỏ hơn, được gọi là quark. Quark, như chúng ta biết đến nay, mới thực sự là vật chất cơ bản.
Kiến thức hiện tại của chúng ta về những thành phần nhỏ hơn mức những atom này, gọi là subatomic của vũ trụ được tóm tắt trong những gì được gọi là Standard Model of Particle Physics (mô hình phổ thông của vật lý hạt). Nó mô tả cả hai: (a) những khối xây dựng (building block) cơ bản, qua đó thế giới được làm nên, và (b) những lực (force) qua đó những khối tác động lẫn nhau. Có mười hai khối xây dựng cơ bản. Sáu trong số những khối xây dựng cơ bản này là những quark – chúng mang những cái tên thú vị: up, down, charm, strange, bottom và top (lên, xuống, quyến rũ, lạ, dưới và trên – Một proton, ví dụ, được làm bằng hai quark up và một quark down). Sáu khối xây dựng cơ bản kia là những lepton – lepton gồm electron và hai anh em nặng hơn của nó, muon và tauon, cũng như ba neutrino. Có bốn lực cơ bản trong vũ trụ: lực hấp dẫn, điện từ trường, và những lực particle nhân yếu và mạnh (gravity, electromagnetism, and the weak and strong nuclear forces). Mỗi lực này được tạo nên bởi những particle cơ bản, đóng vai trò như những chuyển vận của lực. Graviton là particle kết hợp với lực hấp dẫn. Lực lượng mạnh được thực hiện bởi tám particle gọi là gluon. Cuối cùng, lực yếu được truyền đi qua ba particle, W +, W-, và Z. (những intermediate vector bosons).
Hành vi/phản ứng của tất cả những particle và những lực được mô tả với độ chính xác hoàn hảo của Standard Model, với một ngoại lệ đáng chú ý: lực hấp dẫn. Vì lý do kỹ thuật, lực hấp dẫn, quen thuộc nhất trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, tỏ ra rất khó để mô tả trong thế giới quantum, sub-atomic. Điều này trong nhiều năm đã là một trong những vấn đề quan trọng nhất trong vật lý lý thuyết – để xây dựng một lý thuyết quantum về lực hấp dẫn (quantum theory of gravity). Trong vài mười năm qua, Thuyết Dây đã nổi lên như có triển vọng nhất cho một một lý thuyết quantum về lực hấp dẫn. Và nó có tham vọng hơn rằng : nó cố gắng để cung cấp một mô tả đầy đủ, thống nhất và nhất quán của những cấu trúc cơ bản của vũ trụ của chúng ta. (Vì lý do này là đôi khi, khá kiêu hãnh, được gọi là Lý thuyết của Tất cả – Theory of Everything).
Ý tưởng cơ bản đằng sau Thuyết Dây là như sau: tất cả những particle “cơ bản” khác nhau của Standard Model of Particle Physics đều thực sự chỉ là những biểu hiện khác nhau của một đối tượng cơ bản: một dây. Làm thế nào lại có thể như thế được? Vâng, chúng ta sẽ thường hình dung một electron, ví dụ, như là một điểm không có cấu trúc nội bộ. Một điểm không thể làm được bất cứ điều gì ngoài di chuyển. Nhưng, nếu Thuyết Dây là chính xác, sau đó dưới một “ kính hiển vi” vô cùng mạnh mẽ, chúng ta sẽ nhận ra rằng những electron là không thực sự là một điểm, nhưng một vòng cuộn cực nhỏ, như một sợi dây. Một dây có thể làm một cái gì đó ngoài việc di chuyển – nó có thể dao động theo những cách khác nhau. Nếu nó dao động một cách nào đó, sau đó từ một khoảng cách, không thể nói rằng nó thực sự là một dây, chúng ta thấy nó là một electron. Nhưng nếu nó dao động theo một cách khác, sau đó chúng ta gọi nó là một photon, hoặc một quark, hay ... như thế là khái niệm về Dây. Vì vậy, nếu Thuyết Dây là chính xác, toàn bộ thế giới được làm bằng những Dây!
Có lẽ điều đáng chú ý nhất về Thuyết Dây là một ý tưởng đơn giản như vậy làm việc được, suy nghiệm được – Từ một Thuyết Dây có thể lấy được (một mở rộng của) Standard Model of Particle Physics (đã được kiểm chứng bằng thực nghiệm với độ chính xác đáng kinh ngạc). Nhưng cũng cần phải nói rằng, cho đến nay, không có bằng chứng thực nghiệm trực tiếp nào rằng Thuyết Dây chính nó là một mô tả chính xác của Tự nhiên. Điều này chủ yếu là vì Thuyết Dây vẫn đang được phát triển. Chúng ta biết những mảnh và miếng của nó, nhưng chúng ta chưa nhìn thấy toàn bộ hình ảnh, và do đó chúng ta không thể tiên đoán chắc chắn.
Những gì đích xác là loại vật chất đã được Dây tạo ra, và vật chất cư xử/tác động thế nào thì phụ thuộc vào sự rung động của Dây. Toàn bộ vũ trụ của chúng ta được kết dựng thành, theo phương cách này. Và theo như Thuyết Dây, sự kết hợp này diễn ra trên khắp 11 chiều riêng biệt. Cũng như Thuyết Nhiều-Thế giới, Thuyết Dây chứng minh rằng vũ trụ song song tồn tại. Theo thuyết này, vũ trụ của chúng ta giống như một bong bóng tồn tại cùng với các vũ trụ song song tương tự. Không giống như các lý thuyết Nhiều-thế giới, Thuyết Dây giả định rằng các vũ trụ có thể tiếp xúc với nhau. Thuyết Dây cũng nói rằng lực hấp dẫn có thể “chảy” giữa các vũ trụ song song.
[32]
Copenhagen interpretation: Trong thế kỷ trước (20), giải thích được chấp nhận đông đảo nhất cho lý do tại
sao cùng một hạt quantum (quantum particle) nhưng phản ứng/hành xử theo những
cách khác nhau tùy lần quan sát là Giải thích Copenhagen. Nhiều nhà vật lý
quantum vẫn cho rằng giải thích Copenhagen là đúng. Niels Bohr đưa ra Giải
thích Copenhagen lần đầu tiên vào năm 1920. Nó nói rằng một hạt quantum không tồn
tại trong một trạng thái này hoặc một trạng thái khác, nhưng đồng thời trong tất
cả các trạng thái có thể có được của nó. Chỉ khi nào chúng ta quan sát trạng
thái của nó, khi ấy một hạt quantum, trong cơ bản, mới buộc chọn lấy một trong
những trạng thái có thể xảy ra, và đó là trạng thái mà chúng ta quan sát khi ấy.
Vì mỗi lần nó có thể bị buộc vào một trạng thái quan sát được khác nhau, điều
này giải thích lý do tại sao một hạt quantum cư xử thất thường. (a) Trạng thái
của một đối tượng tồn tại đồng thời trong tất cả các trạng thái có thể có của
nó - được gọi là superposition của một đối tượng. (b) Tổng số của tất cả
các trạng thái có thể có của một đối tượng, trong đó một đối tượng có thể tồn tại
- ví dụ, trong dạng sóng hoặc dạng hạt của các photon, chuyển động trong cả hai
hướng cùng một lúc – làm nên wave function (hàm số sóng) của đối tượng.
Khi chúng
ta quan sát một đối tượng (một hạt quantum, như photon), superposition sụp
đổ và đối tượng quan sát bị đẩy vào trong một của những trạng thái của wave
function của nó. Lưỡng tính sóng-hạt (Wave-particle duality) không có nghĩa
là một photon hay một hạt subatomic thì đồng thời vừa là một làn sóng và một
particle, nhưng là nói rằng nó có thể biểu hiện hoặc như một sóng hoặc như một
hạt tùy theo trường hợp. Bất định là chúng ta không thể biết trước mỗi trường hợp,
nó là gì trong hai. Trung tâm của giải thích Copenhagen là nguyên lý được gọi
là bổ sung (complementarity). Rằng bản chất
sóng và hạt của những đối tượng có thể được coi như những mặt bổ sung của
một thực tại duy nhất, giống như hai mặt của một đồng xu. Một electron, ví dụ,
có thể phản ứng đôi khi như một sóng và đôi khi như một hạt, nhưng không bao giờ
là cả hai, đồng thời cùng nhau, giống như một đồng xu tung lên có thể rơi xuống
ngửa hoặc xấp, nhưng không thể nào là cả hai cùng một lúc. Chúng ta chỉ không
biết, trước khi tung, nó sẽ rơi xuống mặt nào.
Bohr, người
đứng đầu của giải thích Copenhagen, trách những người hỏi – thế vậy một
electron thực sự là gì, một sóng hoặc một hạt. Ông bảo câu hỏi loại như thế thì
vô nghĩa, hoặc không đặt vào bối cảnh (như phía bắc của bắc cực là gì?). Để
quan sát những thuộc tính của một electron là tiến hành một loại đo lường nào
đó. Những nghiệm được thiết lập để đo những sóng sẽ thấy phương diện sóng của
các electron. Những thí nghiệm được thiết lập để đo lường tính chất hạt sẽ thấy
các electron như các hạt. Nhưng không có thí nghiệm nào có thể đo cả hai phương
diện này đồng thời và vì vậy chúng ta không bao giờ nhìn thấy một hỗn hợp của
sóng và hạt. Nhưng Schrödinger đã đưa ra thí nghiệm con mèo nổi tiếng của ông; để
cho thấy giải thích Copenhagen có những điểm trong đó nhận thức trưc giác thông
thường của chúng ta khó chấp nhận.
[33] Schrödinger's
cat: Con mèo của Schrödinger:
Giải thích Copenhagen của Bohr về cơ học quantum đã được chứng minh về mặt lý
thuyết bởi những gì đã trở thành một thí nghiệm tưởng tượng nổi tiếng liên quan
đến một con mèo và một cái hộp. Nó được gọi là Con mèo của Schrödinger, nhà
vật lý người Áo Erwin Schrödinger trình bày lần đầu tiên năm 1935.
Trong thí nghiệm lý
thuyết của ông, Schrödinger nhốt con mèo của ông trong một cái hộp thép, cùng
với một chút chất phóng xạ và một máy đo Geiger – một dụng cụ có thể đo lường
phóng xạ. Máy Geiger đã được thiết lập làm sao để khi nó đo được sự phân hủy
của chất phóng xạ trong hộp, nó tác động vào một cái búa đã ở vị trí sẵn sàng
để phá vỡ một bình chứa axit hydrocyanic, là hơi độc, khi phát ra, sẽ giết chết
con mèo (Tất cả chỉ giả định trong tưởng tượng). Để loại bỏ bất kỳ sự
chắc chắn về số phận của con mèo, thí nghiệm đã được diễn ra trong vòng một
giờ, đủ dài để một số những chất phóng xạ có thể có thể phân rã, nhưng đủ ngắn
để nó cũng có thể chưa xảy ra.
Trong thí nghiệm tưởng tượng của Schrödinger, con mèo đã được nhốt
trong hộp kín. Trong khoảng thời gian ở đó, con mèo đã hiện hữu trong một trạng
thái không thể biết. Vì không thể quan sát được, không thể nói liệu - chất phóng xạ đã phân hủy chưa - nghĩa là liệu con mèo vẫn còn sống hay đã
chết rồi. Thay vào đó, Nó tồn tại trong trạng thái của cả hai: sống và chết. Đó
giống như câu trả lời vật lý quantum cho câu hỏi kiểu-Zen cũ: Nếu một cây đổ
trong rừng và không có ai xung quanh, cây đổ có gây tiếng động hay không? Schrödinger
phát minh thử nghiệm này, không phải để giải thích những gì xảy ra với con mèo,
nhưng để cho thấy rằng những gì trong lý thuyết quantum, theo giải thích Copenhagen,
có khía cạnh khó hiểu , gần như phi lý, Từ lúc đặt con mèo vào hộp, cho đến khi
mở nắp hộp để xem nó sống hay chết. Trong thòi gian đó, hàm số sóng của
chất phóng xạ là phân huỷ và không phân huỷ, nghĩa là con mèo vừa sống vừa
chết. Chỉ khi có sự quan sát, mở nắp
hộp, sự quan sát này mới phá vỡ superposition của chất phóng
xạ, và thiết yếu buộc chất phóng xạ phải chọn lấy một trong những trạng thái từ hàm
số sóng của nó: phân huỷ hay không phân hủy.
Nếu một cây đổ trong rừng, và không ai xung quanh, có tiếng động
không (hay tiếng động ra sao)
Thực ra đây là một câu hỏi vật lý, không phải của Zen, và câu hỏi
này tương tự như câu của Albert Einstein hỏi Niels Bohr, người bạn ông và là
nhà vật lý đã góp phần dựng lập cơ học quantum, - “liệu ông có thực sự tin rằng
‘mặt trăng không hiện hữu, nếu như đương lúc ấy không có ai đang nhìn thấy nó’. Trong nhiều thế kỷ những triết gia đã trêu
chọc trí tuệ của chúng ta với những câu hỏi như vậy. Tất nhiên, câu trả lời phụ
thuộc vào cách chúng ta chọn để giải thích từ “âm thanh”. Nếu khi nói âm thanh,
chúng ta hiểu nghĩa là sự nén và ép trong không khí, là kết quả của sự nhiễu động
về vật lý khi cây đổ, đã truyền qua không khí với những tần số âm thanh, sau đó
chúng ta có thể không ngần ngại trả lời khẳng định là có.
Ở đây từ “âm thanh” được sử dụng để mô tả một hiện tượng vật lý -
sự xáo trộn sóng trong không khí. Nhưng âm thanh cũng còn là một kinh nghiệm
của con người, là kết quả của những tín hiệu vật lý nhận được qua những giác
quan của con người, rồi được tổng hợp trong não thức như một hình thức của nhận
thức.
Bây giờ, đến một mức độ lớn, chúng ta có thể giải thích những hành
động của những giác quan của con người trong nhiều cách tương tự như giải thích
những dụng cụ đo lường cơ khí. Bộ máy thính giác con người chỉ đơn giản là
chuyển dịch một tập hợp những hiện tượng vật lý vào một tập hợp khác, cuối cùng
dẫn đến sự kích thích của những bộ phận của vỏ não chịu trách nhiệm về nhận
thức âm thanh. Sự khác biệt đến ở chính chỗ này. Tất cả mọi điều, đến thời điểm
này, đều là giải thích bằng vật lý và hóa học, nhưng tiến trình mà chúng ta
chuyển những tín hiệu điện trong não vào thành nhận thức con người, và thành
kinh nghiệm trong não thức, hiện nay vẫn còn chưa được thăm dò tường tận.
Triết học từ lâu đã cho rằng âm thanh, màu sắc, hương vị, mùi và
xúc giác tất cả đều những phẩm chất thứ cấp, chỉ tồn tại trong não thức của
chúng ta (qualia). Chúng ta không có cơ sở cho giả định chung trong nhận
thức thông thường của chúng ta rằng những phẩm chất thứ cấp này phản ánh hay
đại diện, hay trình bày thực tại như thực tại thực sự là. Vì vậy, nếu chúng ta
giải thích từ “âm thanh” có nghĩa là một kinh nghiệm con người chứ không phải
là một hiện tượng vật lý, sau đó khi không có ai xung quanh có một cảm giác âm
thanh, khi đó cây đổ dĩ nhiên không có âm thanh nào tất cả.
Công việc này, quanh sự khác biệt giữa “vật-tự-thân” và
“vật-như-chúng-hiện-ra” đã là phức tạp và rắc rối triết học từ khi đã có vấn đề
này. Nó tiếp tục với vật lý hiện đại, đặc biệt là câu chuyện của lý thuyết
quantum. Trong thực tế, câu hỏi như vậy đã bám lấy lý thuyết này gần như từ lúc
thành lập vào những năm 1920. Kể từ khi khám phá ra rằng những hạt particles ở
mức atom và sub-atom, xuất hiện những tính chất giống-như-particle ở một chỗ,
và những tính chất giống-như-sóng ở một chỗ khác; Những nhà vật lý đã trở thành
vướng mắc trong một cuộc tranh luận về những gì chúng ta có thể và không thể
biết về bản chất “thực” của thực tại vật lý .
Đó cũng là những gì chúng ta đọc thấy trong Dawkins ở chương cuối
này. Trở về với câu hỏi cây đổ trong rừng. Vườn sau nhà tôi nhìn ra một lũng
hoang, đầy cây lớn nhỏ, nhiều loại, chen chúc mọc tự nhiên. Năm nay có nhiều
bão tuyết hơn những năm qua, và đặc biệt có đến 3 ngày băng giá. Băng đóng trên
những cành cây yếu, lâu không tan kịp, quá nặng khiến gãy cành, đổ cây; có
trường hợp cả cây cổ thụ đổ bật gốc. Khi có thể đi thăm, thấy một cây lớn, cao
nhất trên lối đi dạo chính, nằm chắn ngang, thân cành bị tước dọc, vết gỗ tả
tơi còn tươi như da thịt người giữa trời tuyết. Chiều hôm trước còn thấy ngọn
cây, sáng nay cây đã đổ. Mùa đông, mọi cửa đều đóng kín, quá xa nhà ở, không ai
nghe được tiếng động nào từ lũng cây, nên không biết cây đổ lúc nào. Nhưng có
thể đoán, khoảng sau nửa đêm về sáng, khi cơn gió mạnh thổi, tiếng gió rít
trong vườn lồng lộng qua của kính. Nếu cho là cây đổ khoảng 2 giờ sáng. Chúng ta
có thể nói, trước mốc thời gian này, cây còn đứng đó, dù không ai thấy chắc
chắn, sau mốc thời gian này, cây đổ, dù không ai thấy, không ai nghe tiếng cây
đổ. Nhưng cây hoặc đứng hoặc đổ, nhưng không có lúc nào trong thời gian đêm
qua, là cả hai.
Đó là chỗ khác biệt với Con mèo của Schrödinger, trong
khoảng thời gian thí nghiệm (một giờ đồng hồ), sau khi đóng nắp hộp, cho đến
khi mở ra, trạng thái của con mèo tùy thuộc vào hàm số sóng của
chất phóng xạ. Khi có sự quan sát, phá vỡ superposition của
chất phóng xạ, và chất phóng xạ phải chọn lấy một trong những trạng thái từ hàm
số sóng của nó: phân huỷ hay không phân huỷ, chúng ta mới biết con mèo sống hay
chết, trước đó, trong thế giới quantum, nó là cả hai: sống và chết.
[34]
[Wolpert (1992)]
[35]
Oliver Cromwell (1649-1658)
[36]
Carl Sagan. The Demon-Haunted World: Science as a Candle
in the Dark. New York: Random House, 1995.
[37]
Chúng ta có khuynh hướng (tự hào, mặc
nhiên những khả năng đặc biệt của con người xem là thường, khi so với những
loài vật khác) quên mình cũng chỉ là một trong những loài vật trên trần gian
này. Đặc biệt là các tôn giáo tin-chỉ-một-Gót, nhấn mạnh vào tương quan
Gót/Người. Đằng sau những lý thuyết hoa mỹ của nó thực chất chỉ là một nội dung
mơ ước rất ấu trĩ, tự ti và hão huyền, là con người từ trên cao xuống, chứ
không từ đất lên.
[38] [www.heathfreedomusa.org/aboutus/president.shtml. Với
một chân dung có những đặc điểm như của tướng Stubblebine giống thế nào, xem:
www.mindcontrolforums.com/images/Mind94.jpg
]
[39] thermal movement :khuynh hướng của vật chất để thay đổi thể tích (dãn nở hay co hẹp) khi
nhiệt độ của nó thay đổi..
[40] Brownian motion:
chuyển động bất thường và đột ngột của những hạt particles cực nhỏ lơ lửng
trong chất lỏng và chất gas, do tác động của những molecules của chất lỏng bao
quanh những particles này. Đặt tên
theo nhà thực vật học người Anh, Robert Brown (1773–1858).
[41]
Steve Grand. Creation: Life and How to
Make It. London: Weidenfeld & Nicolson, 2000
[42]
Ê-te chiếu sáng
[43]
Ol Doinyo Lengai: một núi lửa dang
hoạt động trong vùng Arusha, Tanzania, đông châu Phi, cao 2890m. Với những
người bản địa Maasai, nó là “Núi của Gót”
[44]
barchan dune: cồn cát chạy, hình
trăng lưỡi liềm, có thể cao đến 30m, dài 350m. Hiện tượng này, nay cũng thấy
trên Mars.
[45]
Gần, tuy đơn giản hơn, với nội dung của khái niệm giả hợp trong triết học Phật giáo (thí dụ, ngũ uẩn giả hợp)
[46]
Edwin A. Abbott. Flatland: A Romance of
Many Dimensions
[47]
qualia
[48] Trong tôn giáo,
như Kitô, vẫn đưa những thí dụ về “phép lạ” (như Jesus làm người chết sống lại,
hay ông đi trên mặt hồ nước, hay một lần đã làm phép cho quỉ nhập vào một
đàn lợn khiến chúng cả hai nghìn con đều rơi hết xuống biển...) David
Hume và Voltaire đã có một định nghĩa nổi tiếng về một phép lạ như thế là “một bức hiếp những luật của thiên nhiên”.
Hume trong An Enquiry Concerning Human
Understanding (1748), dành một chương “Về những Phép lạ”, biện luận rằng
không có lý do thoả đáng nào để đưa chúng ta, ngay cả đi đến dẫu chỉ tin vào
những phép lạ, và chắc chắn không bao giờ nên xem chúng là nền tảng cho một tôn
giáo (như trong Kitô, với nội dung của Tân ước là câu chuyện về thân thế Jesus.
Trong câu chuyện này, chúng ta thực sự không có được gì về cuộc đời 30 năm ngắn
ngủi của nhân vật huyền thoại này. Nếu trừ đi câu chuyện ông ra đời (giáng
sinh) với những chi tiết hoang đường, và trừ đi những phép lạ ông làm trong vài
tuần cuối đời ông (phục sinh, nhân chứng duy nhất là những phụ nữ vô học, ngu
dốt và mê tín, ...), còn lại là một khoảng trống lớn lao. Thế nên những “phép
lạ” đó, chúng tất cả đã là nền tảng cho tôn giáo này, do đó Kitô là một tôn
giáo, hay một tín ngưỡng đúng nghĩa nhất của từ này, vì đạo Kitô chỉ dựa trên những
phép lạ, và chỉ có chỗ đứng trên những niềm tin, nên đã tôn sùng lòng tin tưởng
như một đức hạnh tối thượng, đặt tên là “đức tin”. Tất cả cho thấy nó là một tôn
giáo của tình cảm, có sức mạnh tích cực vô bờ của tình cảm (khi yêu); và sưc phá
hoại tàn độc, phi thường mù quáng của tình cảm (khi ghét). Về mặt nội dung lý
thuyết, dẫn đến nhân sinh quan và vũ trụ quan, Jesus và những học trò vốn thất
học của ông không đưa ra thêm điều nào mới lạ, ngoài những gì đã có sẵn khi ấy,
trong đạo Dothái, vốn cũng là tôn giáo của Jesus, và Paul sau này) Những gì
chúng ta biết về những phép lạ, hoàn toàn đến từ lời kể của những người khác, dù
những người này tuyên bố là đã xem thấy những phép lạ. Nhưng chúng ta, những
người chỉ nghe lại, gián tiếp; do đó không thể xem chúng cũng đáng tin như kinh
nghiệm trực tiếp của chúng ta.
Xem David Hume - Một Thăm dò về Khả năng Hiểu biết của Con người, bản tôi tạm dịch.
Xem David Hume - Một Thăm dò về Khả năng Hiểu biết của Con người, bản tôi tạm dịch.
[49]
madona