Buổi Chạng vạng của những Tượng thần
Friedrich Nietzsche
(Twilight of the Idols)
Götzen-Dämmerung, oder,
Wie man mit dem Hammer philosophirt (1888)
(tiếptheo ... )
NHỮNG GÌ TÔI NỢ NHỮNG TÁC
GIẢ CỔ ĐIỂN HY LA
1
Trong
kết luận, một lời về thế giới vốn với nó tôi đã tìm những cách lui tới, và với
nó tôi có lẽ đã tìm thấy một con đường mới – thế giới Hylạp Lamã trong những thời trước khi đế quốc
Lamã xụp đổ [1].
Thẩm khiếu của tôi, có thể gọi là đối nghịch với một thẩm khiếu khoan hòa rộng
lượng, thì trong trường hợp này quá xa với nói-Có
một cách thiếu phân biệt tách bạch: nó không thích nói-Có, đúng hơn ngảy cả nói-Không,
nhưng hay nhất tất cả, không nói gì. Điều đó áp dụng với toàn bộ văn hóa, áp
dụng với sách vở, – cũng với những địa điểm và những cảnh trí. Ở dưới đáy của
nó là một lượng rất nhỏ những sách cổ điển coi là đáng kể trong đời tôi, chúng
không nằm trong những quyển nổi tiếng nhất. Cảm thức của tôi về bút pháp, khi
những câu ngắn chứa nghịch lý như một bút pháp, đã được đánh thức gần như ngay
lập tức khi tôi tiếp xúc với Sallust [2]
. Tôi vẫn chưa quên sự ngạc nhiên của người thày tôn kính của tôi, Corssen [3],
khi ông phải cho người học trò tệ nhất lớp Latin điểm cao nhất: tôi đã đạt đến
đích ngay lập tức. Ngắn gọn, nghiêm chặt, với càng nhiều nội dung càng tốt, một
mỉa mai lạnh lẽo hướng về những “lời đẹp” và cũng về những “tình cảm đẹp” – ở
đây tôi tìm thấy chính tôi. Và thậm chí trong Zarathustra của tôi, người ta sẽ
nhận ra một tham vọng rất đứng đắn cho một văn phong Lamã, cho sự bền vững hơn đồng [4]
trong bút pháp.
Kinh
nghiệm tiếp xúc đầu tiên của tôi với Horace cũng không khác gì mấy. Cho đến
ngày nay, không nhà thơ nào khác đã cho tôi cùng một sảng khoái nghệ thuật như
một bài tụng ca của Horace đã cho tôi từ lần đầu tiên. Trong một số cách thức
diễn tả đã đạt đến ở đây ngay cả cố gắng bắt chước cũng không thể được. Bức
tranh khảm những từ ngữ này, trong đó mỗi từ – đọc như âm thanh, nhìn như vị
trí, nghĩ như khái niệm – tuôn trào ra ngay sức mạnh của nó, bên trái, bên
phải, và toàn khắp, cái tối thiểu này
trong mức độ và số lượng của những dấu hiệu, và cái tối đa từ đó đạt được trong
năng lượng của những dấu hiệu – thế đó tất cả là Lamã, và người ta nếu sẽ tin
tôi, quí phái tột mức xuất sắc. Ngược
lại, tất cả thi ca khác còn lại, đều trở thành một gì đó quá phổ thông – chỉ
đơn thuần là một ba hoa rườm lời về những cảm xúc.
2
Đối
với những người Hylạp, dẫu cách nào đi nữa, tôi không nhận được những ấn tượng
mạnh mẽ tương tự cũng như với người Lamã; – và để nói thẳng ra điều này – họ không thể có ý nghĩa đáng kể nhiều với
chúng ta như với những người Lamã. Người ta không học từ người Hylạp – phong thái của họ thì quá xa lạ, và quá trơn
lỏng, để thành một đòi hỏi bắt buộc, một hiệu lực “cổ điển”. Ai đã bao giờ từng
có thể học viết từ một người Hylạp? Ai đã bao giờ từng có thể đã học nó mà không với những người Lamã?
Xin
làm ơn, đừng có ném Plato vào tôi. Tôi là một người hoàn toàn hoài nghi về
Plato, và tôi chưa từng bao giờ có thể dự chung vào sự ngưỡng mộ con người nghệ sĩ Plato, vốn là tục lệ trong giới
học giả. Đến sau cùng, những giám khảo tinh tế nhất về thẩm khiếu, giữa chính
những người cổ điển ở đây, đứng về phía tôi. Plato, xem dường với tôi, đã tung
tất cả những hình thức bút pháp vào lẫn với nhau, và như thế là ở mức suy đồi
thượng hạng về bút pháp: trách nhiệm của ông như vậy, là có thể sánh được với
của những triết gia phái Hoài nghi [5],
người đã phát minh Satura Menippea [6].
Nếu ai có bị những đàm thoại Plato thu hút, loại biện chứng tự mãn gớm ghiếc và
trẻ con này, người ấy phải chưa bao giờ từng đọc những cây bút Pháp tài ba –
như Fontenelle, lấy thí dụ [7].
Plato thì nhàm chán. Cuối cùng, sự thiếu tin cậy của tôi với Plato đi xuống tận
đáy sâu của ông: ông đại diện cho một sai lệch quá xa khỏi tất cả những bản
năng cơ bản của cổ Hylạp, là quá nhiễm độc với đạo đức, đã quá có tính-Kitô
trước khi có đạo Kitô – ông đã lấy rồi khái niệm “tốt” làm khái niệm cao nhất –
rằng cho toàn bộ hiện tượng Plato, tôi sẽ sử dụng sớm hơn câu nói khắc nghiệt
“lừa đảo thượng hạng”, hoặc “chủ nghĩa ý tưởng”, nếu nghe có hay hơn bất kỳ gì
khác. Chúng ta đã phải trả giá quá đắt cho một sự kiện rằng người Athens này
theo học với người Aicập (– hay với người Dothái ở Aicập?). Trong cái tai ương
lớn lao đó là đạo Kitô, Plato tương ứng với sự mơ hồ và mê hoặc đó, được gọi là
“ý tưởng”, nó đã tạo thành sự khả hữu để những đầu óc cao thượng hơn của thời
cổ đi đến hiểu lầm chính bản thân họ, và để họ đặt chân lên cây cầu dẫn đến giá gỗ chữ thập. Và
nhiều đến biết bao nhiêu của Plato vẫn còn đó trong khái niệm “nhà Thờ”, trong
xây dựng, hệ thống, và thực hành của hội Nhà thờ! [8]
Giải
trí của tôi, ưa thích của tôi, phương thuốc của tôi với tất cả tư tưởng Plato
đã luôn luôn là Thucydides. Thucydides [9]
và, có lẽ, của Principe của Machiavelli [10]
là gần gũi thân cận nhất với bản thân tôi, bởi ý chí vô điều kiện của chúng
không để lừa chính mình, và để thấy lẽ phải trong thực tại – không phải trong
“lý trí”, lại vẫn còn ít hơn trong “đạo đức.” Đối với sự làm dáng hào nhoáng
bất hạnh khốn khổ khốn nạn của những gì Hylạp vào trong thành một lý tưởng, vốn
giới thanh niên có “giáo dục cổ điển” mang tha vào đời sống như một giải thưởng
đoạt được từ những thao luyện trường ốc của mình, không có cách chữa trị nào
toàn bộ hơn là Thucydides. Người ta phải theo ông từng dòng, và đọc những tư
tưởng ẩn kín của ông cũng không kém rõ ràng hơn như đọc những chữ viết: có rất
ít nhà tư tưởng là người nói rất nhiều đến như thế giữa những dòng chữ viết.
Với ông là văn hóa của những nhà Sophist,
nói như thế, tôi muốn nói văn hóa của những người theo chủ nghĩa hiện thực, đạt
đến sự thể hiện toàn hảo của nó – phong trào quá lớn lao khó đo lường nổi này,
giữa bối cảnh lừa đảo đạo đức và lý tưởng bởi những trường phái Socratic, đã
phá vỡ thả lỏng tất cả mọi chiều. Triết học Hylạp như sự suy đồi của bản năng Hylạp. Thucydides: tổng số thành, sự hé lộ cho
thấy lần cuối cùng sự quan tâm với thực tại mạnh mẽ nghiêm khắc, cứng rắn, vốn
đã là tính bản năng của tính Hylạp cổ
hơn. Cuối cùng, đó là lòng dũng cảm
khi đối mặt với thực tại đã phân biệt một con người như Thucydides khác với
Plato: Plato là một kẻ hèn nhát trước thực tại, thế nên ông đã chạy trốn vào
trong thế giới ý tưởng; Thucydides đã tự chủ chính mình, do đó ông cũng giữ
vững kiểm soát được mọi sự việc.
3
Để
dò tìm được những “linh hồn đẹp,” những phẩm hạnh “trung bình vàng” [11],
và những toàn hảo khác trong cổ điển Hylạp, hoặc ngưỡng phục sự bình tĩnh của
họ trong sự vĩ đại, lý tưởng của của họ đúc khuôn trong não thức, sự cao thượng
quí phái đơn giản của họ – nhà tâm lý học trong tôi đã bảo vệ tôi chống lại
“cao thượng đơn giản” loại như thế, một “ăn nói ngô nghê đần độn lối Đức” dẫu
gì đi nữa. Tôi đã thấy bản năng mạnh nhất của họ, ý dục với quyền lực: Tôi đã
thấy họ rùng mình trước sức mạnh không chế ngự nổi của xung lực bên trong này –
tôi đã thấy tất cả những tổ chức của họ đã phát triển như thế nào từ những biện
pháp ngăn ngừa được thực hiện để bảo vệ lẫn nhau chống lại những chất nổ bên
bên trong chính họ. Áp lực hướng nội dữ dội này sau đó tự phóng xả trong ác cảm
hướng ngoại khủng khiếp và tàn nhẫn với thế giới bên ngoài: những polis cắn xé nhau ra thành mảnh để những
công dân của mỗi nhà nước thành phố này may ra có thể tìm được hòa bình từ bên
trong họ. Người ta cần phải là mạnh mẽ: nguy hiểm thì gần gũi, nó ẩn nấp rình
mò khắp nơi. Sự mềm dẻo linh động thể chất tuyệt vời, lý thuyết hiện thực táo
bạo và lý thuyết phi luân [12]
làm phân biệt cổ Hylạp, đã dựng lập một nhu
cầu, không phải “bản chất”. Nó chỉ là thành quả; nó đã không có ở đó từ ban
đầu. Và với những lễ hội và nghệ thuật, họ cũng nhằm mục đích không gì khác hơn
là để cảm thấy mình trên đỉnh cao, để cho thấy chỉnh họ trên đỉnh cao. Đây là
những phương tiện tôn vinh chính mình, và trong một số trường hợp, đẻ gây sợ
hãi về chính mình.
Làm
sao người ta có thể phán xét được Hylạp, qua những triết gia của họ, như người
Đức đã làm, hay dùng thứ luân lý trọng
vật chất, khinh tri thức, vô nghệ thuật của người Philistine, và của những
trường phái theo Socrates như là một manh mối về những gì đã là cơ bản cổ
Hylạp! Sau cùng tất cả, những triết gia là những kẻ suy đồi của văn hóa Hylạp,
vận động phản động chống lại cổ điển, chống lại
thẩm khiếu cổ đại cao thượng, (chống lại với bản năng thử thách trong
thi đấu điền kinh, với nhà nước thành phố polis,
với giá trị của chủng tộc, với uy quyền của giòng giống di truyền). Những đức
hạnh lối Socrates được rao giảng vì người Hylạp đã mất chúng rồi: dễ kích động,
nhút nhát, những kẻ đóng kịch khôi hài nay thế này mai thế khác, mỗi một trong
số chúng, họ đã có một ít những lý do quá nhiều để có đạo đức rao giảng cho họ.
Không phải nó đã làm được bất kỳ điều gì hay ho, nhưng những từ ngữ và những
thái độ to lớn dềnh dàng phù hợp rất khéo với những kẻ suy đồi văn hóa.
4
Tôi
đã là người đầu tiên nghiêm trang tiếp nhận hiện tượng kỳ diệu lạ thường đó vẫn
mang tên của gót Dionysus, cho sự hiểu biết về bản năng xưa hơn cổ điển Hylạp,
một bản năng vẫn xum xuê dồi dào và thậm chí vẫn tuôn chảy lai láng: nó chỉ có
thể̉̉ giải thích được như một sự quá
thừa thãi của năng lượng [13].
Bất cứ ai đã theo dõi nghiên cứu Hylạp, như nhà nghiên cứu sâu sắc nhất về văn
hóa của Hylạp trong thời chúng ta, Jacob Burckhardt ở đại học Basel, nhận thức
ngay lập tức rằng một gì đó đã từng thành tựu có liên quan tới điều đó; và
Burckhardt đã thêm một phần đặc biệt về hiện tượng này vào Văn minh của người Hylạp của ông. Để có thể thấy phía trái ngược,
người ta nên nhìn vào sự hầu như thiếu thốn về bản năng đáng buồn cười giữa
những nhà ngữ văn người Đức khi họ nghiên cứu những gì liên hệ với Dionysus.
Trên tất cả, vị nổi tiếng Lobeck, bò vào trong thế giới này của những lễ hội bí
ẩn với tất cả sự tự tin đáng kính của một con mọt sách khô héo, và thuyết phục
chính ông rằng mình đã là khoa học để liếng thoắng và trẻ con đến mức buồn nôn –
và với sự uyên bác tột cùng, Lobeck đã cho chúng ta hiểu rằng tất cả những sự
lạ kỳ đáng tìm hiểu này thực sự đã rốt cuộc không là bất cứ gì thực chất có ý
nghĩa. Thực sự, những giáo sĩ đã có thể nói với những người tham dự trong những
lễ hội truy hoan như thế, một số những điều không tất cả hoàn toàn vô giá trị,
lấy thí dụ, rằng rượu kích thích thèm muốn, rằng con người có thể trong những
hoàn cảnh nhất định sống bằng trái cây, rằng cây nở hoa vào mùa xuân và héo vào
mùa thu. Liên quan đến sự giàu có đáng kinh ngạc của những nghi lễ, những biểu
tượng, và những huyền thoại của một nguồn gốc lễ hội truy hoan, với nó thế giới
cổ đại đã tràn ngập những từ ngữ với nghĩa đen, điều này đã cho Lobeck một cơ
hội để trở thành còn tài tình nhiều hơn. “Người Hylạp”, ông nói (Aglaophamus I, 672), “khi họ không có gì
khác để làm, đã cười, đã nhảy, và đã chạy loanh quanh, hoặc, vì con người đôi
khi cảm thấy thôi thúc quá, họ ngồi xuống, khóc, và than thở. Những kẻ khác về sau này đã đến và đã
tìm một vài lý do cho hành vi ngoạn mục này, và như thế đã có khởi nguồn, như
những giải thích cho những phong tục này, nhiều không đếm được những truyền
thống liên quan đến những lễ hội tiệc tùng và những huyền thoại. Về mặt khác,
người ta tin rằng chuyện rối rít vui cười
này, vốn diễn ra vào những ngày tiệc tùng sau tất cả, cũng phải tạo thành một
phần cần thiết của lễ hội, và do đó nó được duy trì như là một đặc tính không
thể thiếu của những dịch vụ tôn giáo”. Đây là nói tầm phào trẻ con, đáng khinh;
một Lobeck đơn giản chỉ không thể xem là nghiêm chỉnh cho được lấy một khoảnh
khắc.
Chúng
ta có một tình cảm giác hoàn toàn khác biệt khi chúng ta xem xét khái niệm
“Hylạp” đã được Winckelmann và Goethe xây dựng, và tìm thấy nó không thuận hợp
với yếu tố đó của nghệ thuật theo lối Dionysus phát triển từ đấy – truy hoan
tập thể. Thật vậy, tôi không hoài nghi chút nào, rằng như một vấn đề theo
nguyên tắc, cuối cùng Goethe đã loại trừ bất kỳ gì thuộc vào loại thuộc những
khả năng có thể có linh hồn Hylạp. Hệ quả
là Goethe đã không hiểu những người Hylạp. Vì, chỉ trong những lễ hội bí ẩn
Dionysus, trong tâm lý học của trạng thái (tâm lý của những người dự lễ hội
hoan lạc) Dionysus, mà sự kiện cơ bản
của bản năng cổ Hylạp tìm thấy sự biểu hiện cho chính nó – “ý dục với quyền
lực” của nó. Có phải đó đã là những gì mà cổ Hylạp đã đảm bảo
chính nó với phương tiện của những huyền bí này hay không. Sự sống vĩnh cửu, sự
trở lại bất tận khôn cùng của đời sống, tương lai đã hứa hẹn và quá khứ đã
thiêng liêng; Sự khải hoàn nói-Có với sự sống vượt quá tất cả những sống chết
và thay đổi; sự sống chân thực như sự
tiếp tục trên tất cả của đời sống thông qua sinh sản, thông qua những mầu nhiệm
của tình dục Đối với người Hylạp biểu tượng tình
dục do đó là biểu tượng đáng kính thượng hảo hạng, sự thâm thúy đích thực trong toàn bộ lòng sùng đạo cổ xưa.
Tất cả từng yếu tố một, trong hành vi của thai nghén, của mang thai, của sinh
nở làm dấy lên những tình cảm cao nhất và uy nghiêm nhất. Trong học thuyết của
những lễ hội bí ẩn, đau đớn được tuyên bố là thánh linh: những đau nhói của phụ
nữ khi sinh nở làm linh thiêng mọi cơn đau, tất cả đang-trở-thành và đang –
phát triển; tất cả những điều đảm bảo một tương lai – đều liên quan đến đau
đớn. Rằng có thể có là niềm vui vĩnh cửu của sự sáng tạo, rằng ý dục với sự
sống có thể khẳng định chính bản thân nó, rằng sự quằn quại đau đớn khi sinh
sản của phụ nữ cũng phải vĩnh viễn có
mặt ở đó [14].
Từ
ngữ Dionysus có tất cả ý nghĩa của những điều này: Tôi không biết có biểu tượng
nào cao hơn so với biểu tượng Hylạp này trong những lễ hội của Dionysus. Ở đây
bản năng sâu xa nhất của đời sống, hướng về tương lai của đời sống, sự vĩnh cửu
của sự sống, thì được kinh nghiệm một cách tôn giáo – và phương cách của đời
sống; sự sinh sản, như là phương cách linh thiêng. Chính đã là Đạo Kitô, với
tâm lý nô lệ cưu mang phẫn hận, ressentiment,
của nó đối với đời sống ẩn dấu dưới đáy tim của nó, nó đã là đầu tiên làm thành
một gì đó dơ dáy ra từ tình dục: nó đã ném rác rưởi bẩn thỉu về nguồn gốc, về
sự giả định của cuộc sống chúng ta.
5
Tâm
lý học về lễ hội truy hoan tập thể như về một xúc cảm tràn đầy của đời sống và
sung sức năng lượng, mà ngay cả ở đó đau đớn cũng vẫn có tác dụng của một sự
kích thích, đã cho tôi chìa khóa để mở khái niệm về xúc cảm của bi thảm, vốn đã bị hiểu lầm bởi cả
Aristotle, và hoàn toàn đặc biệt, lẫn những nhà theo thuyết bi quan thời nay
của chúng ta. Bi kịch (Hylạp) cho đến nay không chứng minh bất cứ gì về lý
thuyết bi quan của cổ Hylạp, theo như
nghĩa của Schopenhauer, mà trái lại, nó có thể được coi là sự bác bỏ xác quyết,
và cũng là một thí dụ của phản bác điển hình. Nói-Có với đời sống ngay cả trong
những vấn đề kỳ lạ và khó khăn nhất của đời sống, ý dục với sự sống hân hoan
vui mừng trên vô tận riêng nó, ngay cả trong sự hy sinh thuộc loại cao nhất
của nó – đó là những gì tôi gọi là
thuộc Dionysus, đó là những gì tôi
đoán là cây cầu bắc đến tâm lý của nhà thơ bi kịch. Không phải để được giải
thoát khỏi kinh hoàng và thương cảm, không phải để tẩy sạch chính mình khỏi một
ảnh hưởng nguy hiểm bởi sự phóng xả mãnh liệt của nó –Aristotle đã hiểu nó theo
cách này, – nhưng ngõ hầu để chính bản thân mình là niềm vui vĩnh cửu của sự đương-trở-thành, vượt ngoài tất cả những
kinh hoàng và thương cảm – niềm vui đó nó thậm chí còn bao gồm ngay cả hoan lạc
trong sự phá hủy.
Và
theo đó, một lần nữa tôi lại chạm vào điểm đó mà từ đó tôi một lần đã đi tới: The Birth of Tragedy [15]
đã là sự đánh giá lại đầu tiên của tôi về tất cả những giá trị. Và theo đó, một
lần nữa tôi lại đứng trên mảnh đất từ đó ý định của tôi, khả năng của tôi đã
lớn dậy, – tôi là người học trò cuối cùng của triết gia Dionysus, – tôi là
người thày dạy cuối cùng của sự tái phát
vĩnh cửu.
CÁI
BÚA NÓI
“Sao
cứng rắn vậy?” có một lần, thỏi than nói với kim cương. “Sau cùng, không phải
chúng ta đều là họ hàng cùng máu mủ hay sao?”
Sao
mềm mỏng thế? Hỡi người anh em, thế vậy, tôi hỏi bạn: sau cùng tất cả, không
phải bạn là những anh em của tôi hay sao?
Sao
mềm mỏng thế, dễ sai bảo và quá nhường nhịn thế? Tại sao lại có quá nhiều chối
bỏ, tự-phủ nhận, trong tim của bạn? Quá ít vận mệnh khẳng khái trong tia mắt bạn?
Và
nếu bạn không muốn lèo lái vận mệnh và không vững tâm đừng để bị lay chuyển,
làm sao một ngày bạn có thể chiến thắng, cùng tôi?
Và
nếu cứng rắn của bạn không muốn bắn ra thành lửa, và cắt xuyên, và cắt qua, làm
sao một ngày bạn có thể sáng tạo, cùng tôi?
Bởi
tất cả những sáng tạo thì cứng rắn. Và nó phải xem là phúc lành để bạn với bàn
tay mình khắc dấu trên nghìn năm như trên sáp.
Phúc
lành để viết lên ý chí của nghìn năm như trên đồng – cứng rắn hơn đồng, cao
thượng hơn đồng. Chỉ sự cao thượng nhất là hoàn toàn cứng rắn.
Tấm
bản mới khắc này, Ô những anh em của tôi, tôi đặt nó trên bạn: hãy thành cứng
rắn! [16]
Friedrich Nietzsche
(1888)
Lê Dọn Bàn tạm dịch –
bản nháp thứ nhất
(Apr/2013)
(còn tiếp ...)
[1] The ancient world: thế giới Ai cập, Persian, Hylap, Lamã cho đến khi
đế quốc Lamã ở Tây Âu xụp đổ (476 CN); nhưng trong bài này N. chỉ nói về cổ đại
Hylap, Lamã mà thôi.
[2] Sallust, tên gọi tắt của
Gaius Sallustius Crispus (86 – 35/34 TCN), Sử gia Lamã và là một trong những
cây bút lớn của văn chương Latin, đặc biệt những bài viết của ông về nhân vật
chính trị, đối lập, tranh chấp, suy đồi, tham những trong chính trường
[3] Wilhelm Paul Corssen (1820 –
1875) Nhà ngữ văn người Đức, chuyên về văn Latin và Etruscan.
Pforta, hay Schulpforta, tên một trường trung học nội trú nổi tiếng, đã có
rất nhiều danh nhân Đức theo học trường này.
[4] Latin trong nguyên văn
“aere perennius”
[5] Cynics
[6] Satura Menippea: tên gọi một thể loại văn trào phúng – Marcus Terentius
Varro (116 – 27 TCN) học giả và tác giả Lamã đã mô phỏng theo Menippus (thế kỷ
3 TCN) thuộc nhóm triết gia Hylạp thuộc phái sống-như-chó (Cynic), những bài
trào phúng mỉa mai của Menippus đã thất truyền.
[7] Bernard le Bovier de
Fontenelle (1657-1757): French scientist and man of letters, described by
Voltaire as the most universal mind produced by the era of Louis XIV. Many of
the characteristic ideas of the Enlightenment are found in embryonic form in
his works.
[8] Plato (418-347 TCN); “Plato
chống lại Homer đó là tất cả, là toàn bộ sự đối kháng xác thực” Nietzsche đã viết trong
Về
Lai lịch của Đạo đức, III,
25; Với Nietzsche, Plato là kẻ phỉ báng đời
sống, Homer là kẻ tuyên dương ca ngợi đời sống.
Thái độ của Nietzsche với Plato, thêm rõ hơn khi nhìn theo quan điểm chủ
nghĩa duy vật của riêng ông, theo hướng nhìn này, Plato thành một kẻ bóp méo
xuyên tạc thực tại. Nietzsche nhìn lý thuyết Plato đưa ra về những thể dạng
siêu giác quan (suprasensible forms), khuynh hướng bận tâm của Plato về đạo đức
và về thế giới bên kia, nhìn chung là tai hại cho một cảm thức lành mạnh về thế
giới hiện tại, và như một sai lầm đặc biệt đã dựng lập với thế giới thực tại.
Plato là một trong những kẻ cần phải tự “nói dối với chình mình ra khỏi thực
tại”. Tóm tắt, Nietzsche nhìn “Plato là một kẻ hèn nhát trước thực tại, do đó
ông đã chạy trốn vào trong thế giới ý tưởng”.
[9] Thucydides (455 – 400 TCN):
Greek historian. Remembered for his History
of the Peloponnesian War.
[10] Tên Latin De Principatibus, hay tên tiếng Ý Il Principe của The Prince
[11] Aristotle - the golden mean. Moral behavior is the
mean between two extremes - at one end is excess, at the other deficiency. Find
a moderate position between those two extremes, and you will be acting morally.
Lý thuyết
nổi tiếng Trung bình vàng. Mỗi một
đức hạnh là một trung bình nằm giữa hai thái cực, mỗi thái cực là một tật xấu.
[12] Immoralism, Immoralismus
[13] Dionysus là vị thần Hylạp của
khả năng sinh sản và hoàn thành. Trong một phiên bản của huyền thoại về vị này,
Dionysus chết vào tháng Chín, thời gặt hái của vụ mùa, để sẽ lại sống trở lại.
Do đó thiên nhiên tự làm mới chính nó và sự sống vẫn tiếp tục. Trong một câu
chuyện khác, có ý nghĩa rõ ràng tượng trưng cho sự sinh sản, Dionysus đã bị giết
chết bằng cách bị thiến và cơ quan sinh dục bị nghiền nát, ném đi kahwps nơi.
Vì những nghi thức thờ phụng Dionysus có xuất thần cuồng dại, ông đã được kết
hợp với những truy hoan tập thể và những hành vi hoàn toàn không còn kiềm chế
nữa, các tính từ Dionysiac và Dionysian có nghĩa là ngây ngất, hoang dại,
hoặc điên cuồng. Người Hylạp cũng gọi ông là gót Bacchus. Lý thuyết hiện đại
tìm thấy một nguồn gốc của bi kịch Hylạp trong những lệ hội kỷ niệm Dionysus.
Như vị gót rượu của cổ Hylạp, Dionysus đại diện cho sức mạnh của say sưa và xuất
thần (ecstasy nghĩa đen là “thaots ra khỏi chính tự thân”), cũng được biết đến
như vị giải phóng (“Eleutherios”), tháo
gỡ một người khỏi tự thân bình thường của người ấy, qua say rượu, điên rồ, hoặc
thể hiện nghệ thuật. Cũng nghịch lý thay, ông còn được xem là gót cổ xúy cho
văn minh, gót cho luật pháp, và vị gót yêu hòa bình cũng như gót dỡ đầu của nhà
nông và những nhà hát kịch nghệ. Sứ mệnh thiêng liêng của Dionysus là đem đến
sự chấm dứt, thôi không còn bận tâm và lo lắng.
Dionysian Mysteries – những lễ hội bí ẩn Dionysus
là tên gọi chung những nghi lễ của cổ Hylạp và La Mã, đến nay đã thất truyền,
chỉ còn ghi qua những mô tả tiêu cực trong sách vở chịu nahr hưởng luân lý
Kitô. Trong những nghi lễ đó, đặc biệt có sự sử dụng những chất làm say, những
kỹ thuật gây xuất thần, chẳng hạn như rượu, vũ điệu và âm nhạc, mục đích không
thuần túy là khoái lạc, nhưng để loại bỏ những kiềm chế nhân tạo và ràng buộc
xã hội, giải phóng cá nhân đem con người trở lại trạng thái tự nhiên và nguyên
thủy của nó. Tính chất tập thể cũng đem lại được một mức độ giải phóng cho
những thành phần sau này vẫn bị xem là sống bên lề của xã hội: những phụ nữ, nô
lệ và người nước ngoài.
[14] Nietzsche phản bác những ý tưởng
mê tín trong Cựu ước, giải thích sự đau đớn khi sinh nở của phụ nữ là do lời
nguyền rủa của Gót - Trong Cựu ước, Gót nguyền rủa Eve: “Ta sẽ thêm điều cực khổ bội phần trong cơn thai
nghén; ngươi sẽ chịu đau đớn mỗi khi sanh con; sự dục vọng ngươi phải xu hướng
về chồng, và chồng sẽ cai trị ngươi”. Dĩ nhiên, cũng không tha Adam: “Vì ngươi nghe theo lời vợ mà ăn
trái cây ta đã dặn không nên ăn, vậy, đất sẽ bị rủa sả vì ngươi; trọn đời ngươi
phải chịu khó nhọc mới có vật đất sanh ra mà ăn…. ngươi sẽ làm đổ mồ hôi trán mới có mà ăn, cho đến ngày nào ngươi
trở về đất, là nơi mà có ngươi ra; vì ngươi là bụi, ngươi sẽ trở về bụi” (Genesis
3:16). Cứ giả sử là huyền thoại này khá lý
thú, người ta sẽ đặt câu hỏi – tội gì mà ghê gớm thế - Nietzsche cũng đã phân
tích cho thấy quả cấm là quả của cây hiểu biết: Gót sợ con người trở nên khôn
ngoan - sợ con người ăn quả của cây “hiểu biết” – xem Phản-kitô,
tiểu đoạn 48; bản tôi tạm dịch.
[15] Tác phẩm xuất bản đầu tiên của
Nietzsche, năm 1872, lúc ông mới 28 tuổi, khi bắt đầu dạy Ngữ văn Cổ điển tại đại
học Basel, Switzerland.
[16] Nietzsche dùng hình ảnh trong
thần thoại Dothái, Gót dùng ngón tay khắc 10 điều răn đạo đức trên hai phiến
bản bằng đá, trao cho Moses trên núi Sinai, để trao lại cho dân Dothái.
Từ Zarathustra dã nói như thế, Phần III “Về
những bảng Luật Cổ và Mới”; có một vài khác biệt nhỏ.