David Hume (1711-1776).
An Enquiry Concerning Human Understanding
(1748)
(1748)
1.
Công trình triết học vĩ đại nhất của
Hume [1]. Trong đó,
ông lập luận về sự bấp bênh, không chắc chắn của nguyên lý nhân quả. Những gì
chúng ta giả định về tương quan nhân quả không thực sự hiện hữu.
Hume nhận
xét rằng trong khi chúng ta có thể cảm nhận được hai sự kiện xem dường xảy ra
như nối kết với nhau, nhưng không có cách nào để chúng ta biết được bản chất
của sự kết nối đó. Dựa trên quan sát này, Hume lập luận chống lại chính bản
thân khái niệm nhân quả, hay nguyên nhân và hậu quả. Chúng ta thường cho rằng
một điều này gây ra một điều kia, nhưng cũng có thể cùng xác xuất đúng như thế
rằng điều này không gây ra điều kia. Hume
tuyên bố rằng nhân quả là một thói quen của con người về sự kết hợp, một tin
tưởng thực ra vô căn cứ và vô nghĩa. Tuy nhiên, ông ghi nhận rằng khi chúng ta
liên tục quan sát một sự kiện theo sau một sự kiện khác, chúng ta giả định rằng
mình đang chứng kiến lý do và tác dụng, xem có vẻ hợp lý với chúng ta. Hume giải
thích khuynh hướng đó đến từ một bản năng tin tưởng vào quan hệ nhân quả, bắt nguồn từ những
thói quen sinh học của chúng ta, và chúng ta không thể chứng minh hay
phản chứng minh được tin tưởng bản năng này. Tuy nhiên, nếu chúng ta nhận hiểu
và chấp nhận những giới hạn của chúng ta, chúng ta vẫn có thể sinh hoạt mà
không phải từ bỏ những giả định của chúng ta về nguyên nhân và hậu quả. Những
tôn giáo Abraham nêu lên rằng thế giới này hoạt động trên nhân quả, và do đó có
phải có một Nguyên nhân Đầu tiên, gọi đó là Gót. Trong thế giới quan của Hume,
nhân quả là được giả định nhưng cuối cùng không thể biết. Chúng ta không biết
nếu có một nguyên nhân đầu tiên hay không, hoặc một chỗ đứng cho Gót trong vũ
trụ này hay không.
2.
Khi còn ở tuổi 20,
những năm 1734 và 1737, Hume đã phác thảo A
Treatise of Human Nature. Nhưng ông ngạc nhiên lẫn thất vọng, thấy tác phẩm
này không được học giới chú ý đến. Vẫn miệt mài với triết học - sau đó ông đã
trở lại với những ý tưởng đã trình bày trong công trình đầu tay này, nhưng viết
thành nhiều chuyên luận ngắn, tinh luyện và sáng tỏ hơn. Tập chuyên luận này – the Enquiry Concerning Human Understanding,
xuất bản lần đầu năm 1748, là một trong nỗ lực nói trên, trong đó, chính yếu
ông đã viết lại tập đầu tiên của A
Treatise of Human Nature. Dựa trên những lý thuyết duy nghiệm của Locke và
Berkeley, ông phê bình triết học duy lý siêu hình của Descartes.
Triết học châu Âu,
sau Descartes khái quát có thể phân làm hai dòng lớn – duy nghiệm và duy lý (empiricism – rationalism)
– nhìn theo câu hỏi về nguồn gốc và giá trị kiến thức chúng ta, có được từ đâu,
giá trị ra sao – trên kinh nghiệm hay suy luận lý trí. Duy lý có xu hướng bận
tâm với những câu hỏi siêu hình như bản chất của thực tại, thực thể, của Gót,
của linh hồn, của vật chất, và vân vân, và thường cố gắng trả lời những câu hỏi
này qua những vận dụng của lý trí thuần túy. Duy nghiệm chủ nghĩa quan tâm
nhiều hơn về nhận thức luận và xác định chính xác chúng ta có thể biết những gì
và biết như thế nào, lập luận rằng kinh nghiệm là hướng dẫn chắc chắn và duy
nhất để đi đến kiến thức thực sự về thế giới.
Hume đã viết tập sách
này như một nỗ lực để giới thiệu triết lý duy nghiệm của ông với giới độc giả
trí thức châu Âu đương thời, và nhờ vậy, nó là một tác phẩm triết học cổ điển
tương đối dễ đọc. Nó bao gồm hầu hết những ý tưởng độc đáo nguyên thủy của Hume
trong nhiều lĩnh vực, chỉ trừ đạo đức, gồm cả phát biểu nổi tiếng của về phép
lý luận qui nạp, và sự phân biệt “nĩa phân hai” ('Hume's Fork') của ông. Một
Thăm dò về Khả năng Hiểu biết của Con người là hiện thân của chủ nghĩa
triết lý kinh nghiệm và chủ nghĩa hoài nghi của ông về những tuyên bố siêu hình
mơ hồ. Hume xứng đáng là một nhà triết học vĩ đại nhất của mọi thời, và Một
Thăm dò về Khả năng Hiểu biết của Con người này là giới thiệu tốt nhất để
đưa vào những ý tưởng tổng quát của Hume.
Hume được coi là một
khuôn mặt quan trọng trong phong trào Khai sáng châu Âu, trong đó bao gồm
Rousseau, Goethe, và những người khác. Nói chung, phong trào Khai sáng đại diện
cho một bầu không khí của chủ nghĩa lạc quan trí tuệ, đề cao khả năng của lý
trí con người.
Triết lý duy nghiệm
hiện đại bắt đầu với công trình này, và những lý thuyết về tri thức trở thành
một quan tâm trung tâm của triết học. Tác phẩm này thu gọn được những lý thuyết
và những chủ đề chính của triết học duy nghiệm triệt để của Hume.
Đặc biệt - Ông không
công khai phủ nhận sự hiện hữu, sự toàn hảo, những phép lạ, và sự phù hộ của
Gót. Do những giới hạn về tự do tư tưởng trong thời đại của ông. Ông chỉ đơn
giản đặt những câu hỏi - liệu tin tưởng vào những điều như vậy có thể có được
cơ sở trên kinh nghiệm và lý trí của con người hay không. Dĩ nhiên đến nay, gần
ba trăm năm sau Hume, chúng ta đều biết là không.
Và
dĩ nhiên, đây vẫn là điều tất cả chúng ta nên suy ngẫm.
Lê Dọn Bàn
Nov/2012
NỘI DUNG
Ghi chú Dẫn Nhập
1. Về những loại Triết học Khác biệt
2. Về Nguồn gốc của những Ý tưởng.
3. Về sự liên kết của những Ý tưởng
4. Những Nghi ngờ Không chắc chắn liên
quan đến những hoạt động của Sự hiểu biết
a. Phần I
b. Phần II
5. Những Giải pháp Không chắc chắn
của những Nghi ngờ này
a. Phần I
b. Phần II
6. Về Xác suất
7. Về ý tưởng của sự Liên kết cần
thiết
a. Phần I
b. Phần II
8. Về Tự do và Tất yếu
a. Phần I
b. Phần II
9. Về Lý trí của loài động vật
10. Về những Phép lạ
a. Phần I
b. Phần II
11. Về một sự phù hộ của Gót nói
riêng và một Tình trạng tương lai
12. Về Triết học hàn lâm hay Hoài
nghi
a. Phần I
b. Phần II
c. Phần III
Tiết I.
- Về những loại Triết học Khác biệt
(Chương mở đầu của có
hai phần chính. Phần thứ nhất là để phòng ngừa trước những e dè bất lợi; phần
thứ hai là loan báo mục đích quan trọng của tác phẩm. Phòng ngừa bất lợi qua
khuyến khích người đọc tao nhã đừng nản lòng khi những chương sau trở nên tiếp
tục đọc khó khăn hơn; rằng đòi hỏi người đọc có nỗ lực sẽ không là vô lý, quá
đáng. Đến cuối chương, David Hume trình bày sự tương phản giữa một triết lý dễ
dãi và một triết lý thâm thúy cho người đọc còn ngờ vực thấy rằng ông tỉnh táo
hiểu những ưu điểm của triết học kể trước, và cũng nhạy cảm với những thất bại
của của triết học kể sau. Tuy nhiên ông nhấn mạnh rằng triết học kể sau là cần
thiết và ích lợi. Như vậy, con đường mở ra phía trước sẽ là cố gắng để kết hợp
tính dễ tiếp cận của triết lý dễ dãi và chiều sâu và dày của triết lý thâm
thúy.)
1.
Triết học đạo đức,
hay khoa học về bản chất con người [2], có thể
được nghiên cứu theo hai cách thức khác nhau, mỗi cách có những ưu điểm đáng
khen đặc biệt của nó, và có thể góp phần vào sự giải trí, giáo dục, và cải cách
cho loài người. Cách xem con người chủ yếu như sinh ra cho hành động; và vì bị ảnh
hưởng trong những tầm mức của nó trong thị hiếu và tình cảm, theo đuổi một đối
tượng này, tránh một đối tượng khác, tùy thuận theo giá trị mà những đối tượng
này dường như có được, và tùy thuận theo ánh sáng trong đó chúng tự biểu hiện. Về
phần đức hạnh, của tất cả những đối tượng, được cho là có giá trị nhất, những
loại triết học này vẽ nàng trong những màu sắc dễ thương nhất, mượn tất cả những
trợ giúp đến từ thi ca và thuật hùng biện, và đối xử với đối tượng của chúng theo
một cách thức dễ dãi và rõ ràng, và như thế là vừa vặn nhất để làm hài lòng óc tưởng
tượng, và gọi những tình cảm dấn thân. Họ chọn những quan sát những trường hợp
nổi bật nhất từ cuộc sống thông thường, đặt những nhân vật trong một tương
phản thích hợp và tất cả lôi cuốn chúng ta vào con đường của những đức hạnh theo
những cái nhìn về vinh quang và hạnh phúc, chỉ đạo những bước đi của chúng ta
trong những con đường này bằng những giới luật vững chắc nhất và những ví dụ minh
họa sáng tỏ nhất. Chúng làm cho chúng ta cảm
nhận được sự khác biệt giữa tà ác và đức hạnh, chúng kích thích và điều hành
tình cảm chúng ta, và như vậy chúng có thể chỉ uốn trái tim của chúng ta đến
tình yêu sự trội vượt đạo đức [3],
và danh dự chân thực, chúng nghĩ rằng, chúng đã hoàn toàn đạt được tận cùng của
tất cả những lao động của chúng.
2.
Những loại triết học khác nhìn con người trong ánh
sáng của một con người hợp lý hơn là một con người hoạt động, và cố gắng hình
thành sự hiểu biết của mình
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Nov/2012)
(còn tiếp ..)
[1] David Hume
(1711-1776)
Một đại thụ của triết
học phương Tây. Triết gia quan trọng nhất từng viết bằng tiếng Anh, – Triết gia
cuối trong bộ ba vĩ đại của những nhà “duy nghiệm nước Anh” (sau George
Berkeley và John Locke) – David Hume cũng nổi tiếng trong thời ông như một sử
gia và nhà viết bình luận. Một văn phong bậc thầy trong bất kỳ thể loại nào. Những
tác phẩm triết học lớn của Hume – A Treatise of Human Nature
(1739-1740), the Enquiries concerning Human Understanding (1748) và An
Enquiry Concerning the Principles of Morals (1751), cũng như tác phẩm xuất
bản sau khi ông mất – Dialogues concerning Natural Religion (1779) – vẫn
tiếp tục có ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc cho đến ngày nay. Mặc dù nhiều người
đương thời của Hume đã gạt qua những tác phẩm của Hume vì chúng là những công
trình của chủ nghĩa hoài nghi và tư tưởng vô thần, nhưng ảnh hưởng của ông là
đã hiển nhiên ngay trong thời ông – trong triết lý đạo đức và những tác phẩm
kinh tế của Adam Smith, một người bạn thân của ông. Immanuel Kant cũng thú nhận
Hume đã đánh thức mình khỏi những “giấc ngủ mê giáo điều”, và khiến “những rử
mắt được gột” khỏi mắt Jeremy Bentham. Charles Darwin xem Hume như là một nguồn
ảnh hưởng chính yếu, cũng như “con chó dữ bảo vệ Darwin” là Thomas Henry
Huxley. Những khuynh hướng đa dạng, trong đó các triết gia tên tuổi này nhận
được từ những gì họ lượm lặt khi đọc Hume, không chỉ phản ánh sự phong phú của
nguồn đọc mà còn phạm vi lớn rộng của chủ nghĩa kinh nghiệm của Hume. Ngày nay,
các nhà triết học nhận Hume như một vị tiền phong của những ngành khoa học
về nhận thức (cognitive science) hiện đại, cũng như một triết gia đã khai
triển thấu đáo nhất của chủ nghĩa triết học Tự nhiên (philosophical
naturalism). (theo The Stanford Encyclopedia of Philosophy)
Khi dịch tác phẩm này
– Tôi dùng văn bản:
Hume, David. An
Enquiry Concerning Human Understanding. Vol. XXXVII, Part 3. The Harvard
Classics. New York: P.F. Collier & Son, 1909–14; Bartleby.com, 2001. www.bartleby.com
Và tài liệu
tham khảo – về tác giả và tác phẩm – chính là:
Hume: An Enquiry concerning Human Understanding:
And Other Writings (Cambridge Texts in the History of Philosophy) Cambridge
University Press (March 5, 2007) – Người biên soạn (Editor): Giáo sư Stephen
Buckle
Hume: An Enquiry concerning Human Understanding
Oxford University Press, USA; New Ed. / edition (October 15, 2008) – Người biên
soạn (Editor): Giáo sư Peter Millican.
(Tóm
tắt đầu mỗi chương không có trong nguyên bản, tôi thêm vào, mong giúp người đọc
dễ theo dõi.
Những
chú thích từ hai tài liệu trên sẽ giữ trong ngoặc vuông [ ... ] Nhũng chú thích
khác là của tôi, như thường lệ, nhằm đến người đọc Việt ngữ, với trình độ phổ
thông – dĩ nhiên sẽ không khỏi có lầm lẫn ít nhiều – do thiếu hiểu biết, nhưng
tôi sẽ đọc lại, tra cứu thêm, và chữa dần cho hoàn chỉnh).
[2] [Triết học đạo đức, theo nghĩa rộng rãi
dùng ở đây, chỉ sự học hỏi về bản chất và hành động của con người – đối lại với
triết học về tự nhiên, học hỏi về thế giới tự nhiên].
Trong thế
kỷ 18, “moral philosophy” tương đương với khoa học nhân văn ngày nay nhưng cộng
thêm triết học, hay chính xác hơn – “sự học hỏi, nghiên cứu về những gì có con
người làm chủ thể”.
[3] probity: đạo đức xuất sắc hay liêm khiết, chính trực,