Luân
Hồi
Daisetsu Teitaro Suzuki
“Lang thang bao kiếp sống
Ta tìm nhưng chẳng
gặp,
Người xây dựng nhà này,
Khổ thay, phải tái sanh.
Ôi! Người làm nhà
kia
Nay ta đã thấy
ngươi!
Ngươi không làm nhà nữa.
Ðòn tay ngươi bị gẫy,
Kèo cột ngươi bị tan
Tâm ta đạt tịch diệt,
Tham ái thảy tiêu vong.”
(Kinh Pháp Cú,
bản HT Thích Minh Châu)
Luân Hồi
Lê Dọn Bàn
Đạo
Phật có dạy về luân hồi không? Nếu có, nó hoạt động như thế nào? Hồn của người
chết có thực sự luân hồi hay không?
Thường
có những câu hỏi loại giống như vậy, và tôi sẽ cố gắng trả lời chúng ngắn gọn ở
đây [1].
I.
Khái
niệm luân hồi là thế này: Sau khi chết, hồn của người chết di chuyển từ một cơ
thể này sang một cơ thể khác, của trời, người, động vật, hoặc thực vật.
Trong
đạo Phật, như theo phổ thông đã hiểu, những gì qui định luân hồi là sự báo ứng
đạo đức [2].
Những người sống hiền lành lương thiện – hành xử đúng mực – những người này về
cõi Trời, hay lên cõi Phật, hoặc những nước Phật, vì có nhiều cõi Phật theo như
vũ trụ luận của đạo Phật. Một số người
có thể được tái sinh trong chủng tộc của họ. Tuy nhiên, những ai là người đã tự
không cư xử theo như những giới răn luân lý, sau khi chết sẽ bị gửi đến những thế
giới vô hình gọi là Địa Ngục [3].
Có
một số người đi đến tái sinh là một con chó, hoặc một con mèo, hay một con lợn,
hay một con bò, hay một số con thú khác, theo như những hành động có chủ ý [4] vốn
chúng có thể biểu thị được những nét đặc biệt đã nổi bật từ trước, tương ứng với
những bản chất mà nói chung thường được gán cho những loài động vật đặc biệt
đó. Lấy thí dụ, con lợn vẫn thông thường bị cho là tham lam và bẩn thỉu. Thế
nên, những ai trong chúng ta, là người đặc biệt có khuynh hướng sống theo lối
như thế, kiếp sau họ sẽ là những con lợn. Những người khác, những ai đúng ra có
phần thông minh, hay xảo quyệt, hay hơi tinh nghịch, có thể được sinh ra là loài
khỉ, hay loài chuột, hay loài cáo. Điều này làm chúng ta nhớ đến lý thuyết
tương ứng của Swedenborg [5],
theo đó, những sự vật trên mặt đất có những sự vật tương ứng với chúng trong
thiên đường hay hỏa ngục.
Đôi
khi chúng ta có nghe nói được sinh ra là những cây cỏ hoặc thậm chí sỏi đá.
Điều thú vị về ý tưởng này của luân hồi là đôi khi như những người theo đạo Phật đã nói, chúng ta không bao giở ở trong cõi trời hay địa ngục mãi mãi. Khi nghiệp của chúng ta tận kiệt, chúng ta ra khỏi địa ngục, hoặc từ trời đi xuống. Ngay cả khi chúng ta chuyển vào thành loài mèo hay loài chó, chúng ta không luôn luôn phải lập lại đời sống loài này mãi mãi. Chúng ta có thể tái sinh như những con người lần nữa, nếu chúng ta làm điều gì đó tốt trong khi đương sống như một con vật thuộc loài thấp hơn, mặc dù là điều rất đáng nghi ngờ, lấy thí dụ, rằng con mèo có thể được dạy cho đừng ăn cắp cá của những người hàng xóm – điều nó làm rất thường ở Nhật Bản – dù cho ở nhà nó, nó có thể được cho ăn thừa mứa đến đâu.
Điều thú vị về ý tưởng này của luân hồi là đôi khi như những người theo đạo Phật đã nói, chúng ta không bao giở ở trong cõi trời hay địa ngục mãi mãi. Khi nghiệp của chúng ta tận kiệt, chúng ta ra khỏi địa ngục, hoặc từ trời đi xuống. Ngay cả khi chúng ta chuyển vào thành loài mèo hay loài chó, chúng ta không luôn luôn phải lập lại đời sống loài này mãi mãi. Chúng ta có thể tái sinh như những con người lần nữa, nếu chúng ta làm điều gì đó tốt trong khi đương sống như một con vật thuộc loài thấp hơn, mặc dù là điều rất đáng nghi ngờ, lấy thí dụ, rằng con mèo có thể được dạy cho đừng ăn cắp cá của những người hàng xóm – điều nó làm rất thường ở Nhật Bản – dù cho ở nhà nó, nó có thể được cho ăn thừa mứa đến đâu.
Nhưng
đến nay chưa ai đã đưa ra phương pháp toán học để đo lường sức mạnh của nghiệp
lực tùy theo với tính cách của mỗi hành động có ý định. Vì vậy, chúng ta không
bao giờ có thể bảo cuộc sống của chúng ta trên trời cao hay ngục đất tối sẽ dài
bao lâu. Dù trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta biết được nhiều đến mức này:
có một thời điểm đến khi đó, chúng ta phải rời dù thiên đàng hay địa ngục.
Những
người theo đạo Phật quan tâm nhiều - đó là tự nhiên - với địa ngục (Nakara) hơn là thiên đường. Nói chung
sau khi chết, theo lệ thường, chúng ta đến gặp Diêm Vương (Yama), vị cai quản hồn của những người chết. Ở Nhật Bản, vị này được
biết đến với danh hiệu là Diêm ma Đại vương (Emma-Sama) [6].
Trước ông, có một tấm gương sáng. Khi chúng ta xuất hiện trước ông, chúng ta nhìn
thấy chính chúng ta phản ánh trong gương đó. Nó soi chiếu toàn thể con người
chúng ta, và chúng ta không thể che giấu bất cứ gì với nó. Tốt và xấu, tất cả đều
được phản ánh trong gương như chúng là thế. Emma-sama
nhìn vào gương và biết ngay lập tức mỗi chúng ta khi còn sống ở dương gian đã
là loại người nào. Thêm nữa, ông có sẵn một quyển sổ mở trước mặt, trong đó tất
cả mọi sư-vật-việc chúng ta đã làm đều được ghi lại chi ly từng chi tiết. Do
đó, chúng ta đứng trước vị vua của cõi Chết, chính xác đúng y như những gì
chúng ta đã là trong cõi sống, và không-gì lừa dối được vị này. Sự phán xét của
ông đi thẳng vào cốt lõi của tính cách của chúng ta. Nó không bao giờ sai lầm.
Mắt của ông soi thấu không chỉ hữu thức nhưng cũng cả vô thức chúng ta. Ông
đương nhiên là Công lý, nhưng không phải là ông không có lòng nhân từ tử tế, vì
ông luôn luôn sẵn sàng để khám phá một-gì đó trong vô thức nếu nó có thể giúp kẻ
phạm tội giảm cứu được chính mình.
II.
Ý
tưởng về sự luân hồi đã có một thu hút chắc chắn nào đó với não thức tưởng tượng
nếu như một người là không quá khó tính
hay quá khoa học - ý tưởng rằng mỗi động cơ, dù từ hữu thức hay vô thức thúc đẩy,
đều có giá trị đạo đức của nó, và là tùy theo đó thành đáng bị trừng phạt hay
đáng được khen tưởng, và rằng Diêm vương cai quản thế giới người chết, không có
sai lầm nào trong việc ấn định cho chúng ta đến những nơi mỗi chúng ta thuộc về
đấy. Tấm gương phán xét và những hồ sơ của ông không bao giờ sai lầm trong lĩnh
vực này. Những ý tưởng này tương ứng với nhận thức của chúng ta về công lý và đền
bồi thiệt hại. Thay vì tất cả những người tội lỗi được thu tóm, rồi ném vào lửa
đốt đời đời khi xảy ra cuộc Phán xét Cuối cùng, điều chắc chắn là thuận hợp hơn
với phán đoán của nhận thức thông thường và công bằng, rằng là mỗi tội đều được
cân đo trong khôn ngoan và được đánh giá, được cho giá thích đáng của nó. Sự
đánh giá này và sự ký gửi đi này, khi được
thể hiện trong học thuyết luân hồi, mang màu sắc thơ mộng.
Đặt
giả định là tôi đã làm một-gì đó sai, hoặc một-gì đó không đến nỗi quá xấu, và
đã được tái sinh làm một con mèo. Tôi sẽ sống trong dạng động vật này trong một
thời gian, Có lẽ tám đến mười năm, vì loài mèo không sống lâu cho lắm. Tội của
tôi đã trả, vì có lẽ tôi đã cư xử đúng cách như một con mèo, từ quan điểm của
con người. Như một phần thưởng, tôi lại sinh ra làm người một lần nữa. Bây giờ,
nếu như tôi nhớ kinh nghiệm như một con mèo này, không phải sẽ là rất thú vị
hay sao, với tôi như một con mèo trước đây, để quan sát tất cả rằng con mèo mẹ
trong nhà tôi bây giờ, khi chơi với những mèo con của nó, đôi khi nó tha từ
ngoài sân về một con thằn lằn, hay thậm chí một con rắn nhỏ, cho những mèo con
chơi với?
Khi
không chỉ là con mèo nhưng tất cả những loài động vật khác, và cả những thực vật
và sỏi đá nữa, đều được nhìn từ điểm đứng này, đó là, như những hình dạng có thể
có được của chúng ta, nếu sẽ tái sanh trong tương lai, cũng như đã trong quá khứ;
không phải là quan tâm của chúng ta trong tất cả những đối tượng hiện hữu xung
quanh chúng ta đó sẽ quay sang hoàn toàn thành mới mẻ, và có lẽ trở thành một
nguồn của cảm hứng tâm linh trong một cách nào đó hay sao?
Có
một điều chắc chắn, là những dạng thức đó xung quanh chúng ta thôi không còn là
những sư-vật-viêc nhìn chung hoàn toàn lạ lẫm với chúng ta. Chúng không phải là
những đối tượng xa lạ, chúng không phải là một-gì đó thù địch. Ngược lại, chúng
có bản chất chia sẻ cùng chúng ta. Chúng ta sẵn sàng để biến đổi bản thân chúng
ta vào trong những những hình dạng tồn tại của chúng, và chúng cũng có thể mang
hình dạng con người một ngày nào đó khi chúng được điều kiện như thế. Có một
quan tâm qua lại giữa ta và chúng. Có một dây buộc của cảm thông và hiểu biết lẫn
nhau giữa những con người và phần còn lại của thế giới.
Bên
cạnh những cân nhắc đáng lưu ý này, học thuyết về luân hồi đem cho chúng ta khả
năng có cơ hội của đi hành hương qua suốt toàn bộ vũ trụ, từ 33 tầng trời đến
19 tầng địa ngục, bao gồm những cõi khác biệt, loại như những cõi của tiryagyona (động vật), preta (quỉ đói), và asura (a-tu-la) [7].
Trong khi không phải tất cả là dễ chịu để lúc nào cũng phải đánh nhau, bị tra tấn
trong nhiều cách khác nhau, hoặc luôn luôn bị đói khát, nó là phù hợp với bản
chất con người để trải nghiệm những thăng trầm của hiện sinh, và qua đó để học
đọc được ý nghĩa của sự sống.
Không
ai thích ở trong địa ngục và bị tra tấn. Nhưng do kinh nghiệm này, chúng ta biết
nhận thức thế nào cho trọn vẹn được những thú vui thần thánh, và biết thông cảm
thế nào được với đồng loại của chúng ta là những ai xảy ra phải ở trong môi trường
không vui, khó chịu.
III.
Luân
hồi vẽ nên hình ảnh chúng ta du hành qua một số vô tận những kiếp vũ trụ [8]
khi chúng ta tiếp tục trải qua trong mỗi đời sống cá nhân trong những biến thái
khác nhau, muôn màu muôn vẻ có thể có của nó. Tuy nhiên, thuyết tiến hóa, phác
họa sự tồn tại của loài người như một toàn thể đã đi qua tất cả những giai đoạn
này. Đây là sự khác biệt giữa khoa học và tôn giáo: khoa học làm việc với những
khái niệm trừu tượng, Trong khi đó, tôn giáo thì mang tính cá nhân và riêng tư.
Cho đến nay, thuyết tiến hóa đã không đem vào giải thích nguyên nhân từ những
quan hệ ẩn tàng đạo đức. Nó đã đối xử với đối tượng từ điểm nhìn của sinh học
và tâm lý học. Trong hướng đi lên của sự phát triển của loài người, những nhà
khoa học đã không cho những nhân tố đạo đức và tinh thần nhiều ý nghĩa quan trọng
đáng chú ý; Họ đã bận tâm chủ yếu với cách con người đã sử dụng trí tuệ của nó
hơn là bất cứ điều gì khác trong cái gọi là tiến trình đi lên của sự phát triển.
Luân
hồi nhìn lại hiện hữu của con người hoàn toàn từ quan điểm của đạo đức và tôn
giáo, nó là hầu như không bận tâm với trí tuệ của con người. Và đây chính là điểm
tại đó luân hồi làm chúng ta chú ý. Ý tưởng có thể không có bất cứ gì xứng đáng
với nghiên cứu khoa học. Nhưng bất chấp điều này, nó vĩnh viễn thu hút sự chú ý
của những người có đầu óc tôn giáo.
IV.
Về
mặt lý thuyết mà nói, ý tưởng về hóa thân
đã phải đến đầu tiên, sau đó là tái sanh,
và cuối cùng là luân hồi. Một-gì đó
đã nhận xác thịt, Gót hay thế giới, hay ma quỷ, hay nguyên lý đầu tiên, hay bất
cứ một-gì nào khác, vốn nó phải tự thể hiện trong một dạng thức hữu hình và có
thể nhìn thấy được, để chúng ta có thể nói chuyện về nó như là một-gì đó. Khi
được tạo thành với những giác quan và trí tuệ, chúng ta cá nhân hóa, nó có
nghĩa là hóa thân.
Khi
hóa thân [9],
được thiết lập, tái sinh [10]
là dễ đến theo, và khi tái sinh thì được đánh giá về mặt đạo đức, chúng ta có
luân hồi [11]. Luân hồi
sau đó đi đến được kết nối với ý tưởng về trừng phạt và ban thưởng.
Còn
có một ý nghĩa khác nữa của luân hồi, đó là ý tưởng về sự toàn hảo đạo đức của
bản chất con người. Trước khi đức Phật đạt chứng quả Phật, ngài đã đi qua nhiều
mỗi hóa thân, và trong mỗi tái sanh, ngài được kể là đã thực hành sáu đến mười
phẩm hạnh paramita [12],
bởi đó trong hóa thân cuối cùng của ngài như một con người, ngài đã trở thành một
người toàn hảo, đó là, Đức Phật.
Cho
đến chừng nào chúng ta có ý tưởng về một khả năng vô hạn của sự hoàn thiện bản
thân chúng ta về mặt đạo đức, chúng ta phải tìm một số cách để thực hiện ý tưởng
này cho đến thành công. Bởi vì chúng ta không thể tiếp tục kéo dài mãi mãi mỗi
hiện sinh cá nhân của chúng ta như vậy, phải có một cách nào khác để giải quyết
vấn đề, đó là những gì chúng ta có thể gọi khái niệm thăng tiến vĩnh cửu của
luân hồi.
V.
Bên cạnh sự
giải thích này về ý tưởng luân hồi trong những khía cạnh đạo đức và trừng phạt
của nó, có một giai đoạn thú vị của nó khi chúng ta làm cho nó là một vấn đề của
kinh nghiệm trong cuộc đời của chúng ta. Khi chúng ta xem xét kỹ lưỡng những
kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, chúng ta nhận ra rằng chúng ta có tất cả mọi
thứ ở đây mà chúng ta có thể trải nghiệm bằng cách đi qua một thời kỳ dài vô tận
của luân hồi. Tất cả mỗi sắc màu của tình cảm chúng ta có, trong khi đương ở
trên mặt đất đều tìm thấy tương ứng của nó ở một nơi nào đó trên cõi trời, hoặc
trong địa ngục, hoặc trong một số vương thổ trung gian của ngạ quỷ, atula, hay
súc sinh. Lấy thí dụ, khi chúng ta tức giận, chúng ta là với atula, khi chúng ta rất hài lòng, chúng
ta được vận chuyển vào cõi trời, thiên đường của niềm vui, cõi trời Hóa lạc [13] . Khi chúng ta bồn chồn, chúng ta đã trở
thành những con khỉ, Khi chúng ta có thể tưởng tượng bản thân chúng ta không dính
líu gì với xúc cảm tội lỗi, chúng ta nở bừng mọi cánh hoa như một đóa sen, hay
như hoa tím morning glory lúc bình
minh mới rạng, mùa hè, và cứ như vậy tiếp tục. Toàn thể vũ trụ biểu tả chính nó
trong ý thức con người. Đó là để nói, cuộc sống hàng ngày của chúng ta là một mẫu
mực của sự nghiệp dài vô hạn của luân hồi.
VI.
Xa
đến mức tôi có thể thấy, học thuyết luân hồi dường như không được hưởng một bất
kỳ hỗ trợ khoa học nào cả. Câu hỏi đầu tiên chúng ta gặp phải là: “Cái gì luân
hồi?” - Chúng ta có thể trả lời: “Đó là hồn của sinh linh đã chết.”- “Cái gì, vậy sau đó, là hồn của sinh linh đã
chết?”. Hồn của người chết không thể được mường tượng như một thực thể, hay một
đối tượng như bất kỳ những đối tượng nào khác chúng ta nhìn thấy về chúng ta.
Nó không thể được là bất cứ điều gì hữu hình, hoặc có thể nhìn thấy. Nếu vậy,
nó xoay sở đi vào cơ thể như thế nào? Nó đi ra khỏi một cơ thể khi cơ thể này bị
phân hủy, và đi vào một cơ thể khác như thế nào? Cái cơ thể khác kia đương đợi ở
đâu để cho hồn của người chết đã được tự do này nhập vào? Có xác nhưng không hồn
không là dễ mường tượng, chúng ta không thể tưởng tượng một cơ thể không hồn hiện
hữu sẵn ở một nơi nào đó để nhận lấy hồn của người chết mới được tách ra. Nếu hồn
của người chết có thể thể tự duy trì bản thân nó, tại sao chúng ta không tìm thấy
những hồn không xác đương lang thang đâu đó? Một hồn có thể tồn tại mà không có
một xác hay không?
Nếu
học thuyết luân hồi là có thể đứng vững, chúng ta phải nói rằng có cái gì đó vốn
nó luân hồi, nếu có một cái gì đó, nó là gì? Nếu chúng ta không thể khẳng định
nó như là một thực thể, vậy nó có thể là gì? Những câu hỏi được liệt kê như
trên có thể được trả lời thỏa đáng không? Vẫn còn có những câu hỏi khác cần phải
được trả lời trước khi chúng ta có thể thiết lập thuyết Luân Hồi.
VII.
Chúng
ta có thể nghĩ về hồn người không như một thực thể nhưng như một nguyên lý.
Chúng ta có thể hình thành trong trí, mường tượng đến hồn người như không nhập
vào một cơ thể đã tồn tại rồi và sẵn sàng tiếp nhận hồn người, nhưng như tạo ra
một cơ thể phù hợp cho sự ngụ cư của riêng nó. Thay vì hình dạng hay cấu trúc định
đoạt chức năng, chúng ta có thể lấy chức năng như hình dạng đương định đoạt.
Trong trường hợp này, hồn vào cơ thể trước và cơ thể được nó tạo dựng. Đây thực
sự là khái niệm của Đạo Phật về Luân hồi.
Triết
học Đạo Phật coi tṛiṣṇā,
hay tanha, hay “khát” là nguyên
lý đầu tiên của sự làm mọi sự-vật-việc vào thành hiện hữu [14]. Ở
khởi đầu có tṛiṣṇā.
Nó có ý dục để có một hình dạng ngõ hầu nó tự thể hiện, có nghĩa là để khẳng định
chính mình. Nói cách khác, khi nó tự khẳng định nó khoác hình dạng. Vì tṛiṣṇā là bất tận, những hình dạng nó
khoác nhận là vô cùng đa dạng. Tṛiṣṇā
muốn thấy và chúng ta có mắt; nó muốn nghe và chúng ta có tai; nó muốn nhảy và
chúng ta có hươu, có nai, có thỏ, và những động vật khác của loài này; nó muốn bay và chúng ta có tất cả những loại
chim; nó muốn bơi và chúng ta có cá ở bất cứ nơi nào có nước; nó muốn nở rộ và
chúng ta có những loài hoa, và nó muốn tỏa sáng và chúng ta có những chùm sao;
nó muốn có một vương quốc của những thiên thể và chúng ta có thiên văn học, và
tiếp tục không ngừng như vậy. Tṛiṣṇā
là đấng sáng thế, là tác giả của vũ trụ.
Trong
tư cách sáng tạo, tṛiṣṇā
là nguyên lý của sự biệt phân cá tính hóa. Nó tạo ra một thế giới của vô hạn những
đa dạng. Nó sẽ không bao giờ tự cạn kiệt. Chúng ta như sự biểu hiện cao nhất và
phong phú nhất của nó, chúng ta có thể có một cái nhìn sâu xa vào trong bản chất
của tṛiṣṇā và sự làm việc của nó. Khi chúng
ta thực sự nhìn vào trong tự thân chúng ta, tṛiṣṇā
sẽ phơi trần chính nó trước chính nó, trong chúng ta. Vì nó không phải là một đối
tượng đã phân biệt riêng lẻ, tự soi mình là cách duy nhất để tiếp cận nó, và
làm nó hiển lộ tất cả những bí mật của nó. Và khi chúng ta biết chúng, có lẽ
chúng ta cũng có thể hiểu luân hồi thực sự có nghĩa là gì.
Khi
chúng ta nhìn thấy những hoa huệ ngoài đồng và quan sát rằng chúng chưng diện
màu sắc rực rỡ hơn vua Salomon trong thời ông [15],
điều này không phải là vì trong tṛiṣṇā
của chúng ta có một gì đó phần nào mang tính chất tṛiṣṇā của hoa? Nếu không thế, chúng ta
có thể không bao giờ thưởng thức được vẻ rực rỡ của chúng. Khi chúng ta dõi mắt
nhìn theo những đàn chim bay liệng trên không và nghĩ đến tư cách cùng cực tự
do của chúng, đã thoát hết bận tâm hay lo lắng, điều này không phải là do mạch
chảy của tṛiṣṇā của chúng ta đập cùng một nhịp với
tṛiṣṇā của những đàn chim hay sao? Nếu
đây không phải là đúng như thế, làm thế nào chúng ta có thể từng đi đến hiểu biết
về những sinh vật đó? Ngay cả khi thiên nhiên được coi là thù địch với con người,
phải có một cái gì đó trong nó gọi dậy cảm giác này trong chúng ta - đó là để
nói, Thiên nhiên cùng chia sẻ tṛiṣṇā
của (con người).
Cực
nhỏ như atom, có thể được coi không-gì nhưng là một tập hợp, một cụm những hạt
điện tích và không có gì có-chung với tṛiṣṇā
con người. Nhưng không phải là nó phản ứng với những thiết bị được não thức trù
tính và bàn tay con người xắp xếp hay sao? Và không phải là vì phản ứng này mà
chúng ta có thể đọc được vào trong bản chất của hạt atom, và thậm chí sáng chế
ra một vũ khí hủy diệt nhất tàn khốc nhất cho những con người chúng ta hay sao?
Atom chắc chắn có tṛiṣṇā
của nó, và đó là tṛiṣṇā
này đã làm cho con người có khả năng phát biểu nó trong một công thức toán học.
VIII.
Khi
tôi đương thảo luận về chủ đề này một ngày nọ, một trong những nhà tư tưởng lớn
bây giờ ở nước Mỹ nhận xét, “Có phải điều này có nghĩa là có trong ý thức của
chúng ta tất cả những tṛiṣṇā
này, như những thành tố tạo dựng của nó?”. Có lẽ đây là cách hầu hết những độc
giả chúng ta sẽ muốn giải thích sự trình bày của tôi về tṛiṣṇā, khi tôi làm nó là cơ sở của sự hiểu
biết lẫn nhau, như điều đó đã có, giữa chúng ta và Thiên nhiên nói chung. Nhưng
tôi phải nói rằng đó không phải là cách tôi hình thành tṛiṣṇā. trong óc, nghĩ hiểu, quan điểm về
tṛiṣṇā. Tṛiṣṇā nằm trong chúng ta không phải như
là một của những thành tố tạo dựng ý thức của chúng ta, nhưng nó là tự thân sự
sống chúng ta. Nó là tôi, nó là bạn, nó là con mèo, nó là cây, là tảng đá, nó
là tuyết, nó là hạt atom.
IX.
Một
số người có thể thích so sánh tṛiṣṇā
với Ý-Dục-Khát-Sống của Schopenhauer [16],
nhưng ý tưởng của tôi về tṛiṣṇā thì sâu xa hơn ý tưởng Ý-Dục của ông. Vì Ý-Dục
như ông quan niệm, nó đã phân tách cá biệt rồi khi Ý dục phấn đấu để sống, chống
lại cái chết, chống lại hủy hoại. Ý-Dục bao hàm một nội dung nhị nguyên. Nhưng tṛiṣṇā giữ vẫn không-động, như nó đã là,
như trong não thức của Gót, vì Gót đã vẫn chưa chuyển đến công việc sáng tạo của
ông. Sự di chuyển này là tṛiṣṇā.
Đó là tṛiṣṇā nó chuyển động. Đó là tṛiṣṇā đã làm Gót ban lệnh của ông, “Hãy
có ánh sáng”. Tṛiṣṇā
là gì-đó nằm đằng sau Ý-Dục của Schopenhauer. Tṛiṣṇā
là một khái niệm cơ bản hơn Ý-Dục.
Đối
với Schopenhauer, Ý-Dục thì mù ; nhưng tṛiṣṇā
thì không mù cũng không là không-mù, vì không một nào trong hai lại có thể là định
tính được cho tṛiṣṇā.
Tṛiṣṇā thì chưa là một cái-gì. Nó có thể được gọi là ý chí tinh
thuần trong Đạo Phật nguyên thủy, tṛiṣṇā
làm thành một khoen xích trong chuỗi “Duyên Khởi” và đã đòi hỏi chúng ta phải tẩy
sạch nó, ngõ hầu chúng ta có thể được giải thoát khỏi sầu khổ và sợ hãi. Nhưng
những người theo đạo Phật ban đầu này đã không lôgích đến trọn, để đẩy ý tưởng tṛiṣṇā cho xa đúng về tận cùng nguồn của
nó. Cố gắng của họ nhằm giải thoát mình khỏi tṛiṣṇā những điều đươc-gọi là sầu khổ và
sợ hãi, và vân vân như vậy, đã cũng là sự làm việc của tự thân tṛiṣṇā. Miễn là chừng nào chúng ta còn là
những con người, chúng ta không bao giờ có thể thoát khỏi tṛiṣṇā, hoặc, như họ nói, tiêu diệt được
nó. Sự tiêu diệt tṛiṣṇā
chắc chắn sẽ có nghĩa là sự hủy diệt của tự thân chính chúng ta, để lại
không-ai là người sẽ làm chủ thể vui hưởng thành quả. Tṛiṣṇā
thực sự là nền tảng của tất cả mọi tồn tại. Tṛiṣṇā
là sự hiện hữu. Tṛiṣṇā
là ngay cả trước hiện hữu.
Những
người theo đạo Phật về sau này đã nhận ra sự thật này, và lấy tṛiṣṇā làm nền tảng cho hệ thống giảng dạy
mới của họ với học thuyết về Bồ Tát, sự cứu chuộc phổ quát, “đại nguyện” (praṇidhāna)
của Phật A Di Đà, hồi hướng công đức (pariṇāmanā [17])
của hệ thống mới đó, và vân vân. Đây tất cả là sự lớn dậy của tṛiṣṇā. Khi hỏi một thiền sư, “Làm thế
nào để một người có thể thoát khỏi tṛiṣṇā?”
Ông đã trả lời, “Trốn khỏi nó để làm gì?”, sau đó ông nói thêm: “Phật là Phật bởi
vì nó”, hoặc, “Phật là tṛiṣṇā”.
Trong thực tế, toàn bộ đời sống của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni minh họa điều này.
X.
Trở
lại với giai đoạn luân hồi của học thuyết tṛiṣṇā,
tôi muốn được khẳng định một lần nữa rằng tṛiṣṇā
này như nó tự thể hiện chính nó thì yếu tính là cùng một như nhau trong bất cứ
dạng thể nào nó có thể khoác nhận. (Chúng ta không thể nghĩ về nó trong bất kỳ
cách nào khác). Tṛiṣṇā
con người như chúng ta cảm nhận nó ở hướng vào bên trong, phải là cái-như-thế của
con mèo, hay con chó, hay con chim, hay con rắn. Khi một con mèo đuổi theo một con
chuột, khi một con rắn ngấu nghiến nuốt một con ếch, khi một con chó nhảy cẫng lên
sủa giận dữ một con sóc cao trên cây, khi một con lợn no nê thỏa mãn đi quanh ủn
ỉn trong bùn, khi con cá bơi tung tăng trong ao [18],
khi những cơn sóng cuồng bốc giận dữ vùng dậy trong một trận bão trên biển lớn,
không phải là chúng ta không cảm thấy ở đây tṛiṣṇā
của riêng chúng ta đương biểu tả một vài những phương thức biến thái muôn dạng
vô tận của nó? Những vì sao đang chiếu sáng, trầm tưởng lấp lánh trong một đêm
thu trong suốt, hoa sen nở mãn khai buổi sáng sớm đầu mùa hè, ngay cả trước lúc
mặt trời lên; khi mùa xuân đến, tất cả những cây chết tranh đua nhau bắn tung
những chồi lá tươi xanh của chúng, từ một giấc ngủ dài mùa đông vừa thức dậy,
cũng không phải là chúng ta không nhìn thấy ở đây một số tṛiṣṇā của con người chúng ta đang tự khẳng
định chúng hay sao?
Tôi
không biết liệu có phải thực hại tối hậu là một, hoặc hai, hoặc ba hoặc nhiều
hơn nữa hay không, nhưng tôi cảm thấy rằng một tṛiṣṇā, đã phân biệt bất tận và có thể
phân biệt bất tận, thể hiện chính nó đương làm nên thế giới này của chúng ta.
Như tṛiṣṇā là phải đa dạng hóa vô hạn, nó có
thể khoác nhận thể dạng biến đổi vô cùng vô hạn. Chính là tṛiṣṇā, thế nên, nó quyết định hình thức
và cấu trúc. Đây là những gì hữu thức của chúng ta đã nhận được, và hữu thức của
chúng ta là lời cuối cùng, chúng ta không thể đi xa hơn nữa.
Khi
nhìn ý tưởng luân hồi từ quan điểm này, không phải là thú vị hay sao để nhận thức
rằng chúng ta đang thực hành sự luân hồi này trong tất cả mỗi khoảnh khắc của những
cuộc sống chúng ta, thay vì trải qua nó sau khi chết và đợi cho một kiếp vũ trụ
trôi hết?
Tôi
không biết liệu Luân hồi có thể chứng minh được hay chủ trương được trên tầm mức
khoa học hay không, nhưng tôi biết rằng nó là một lý thuyết mang cảm hứng và gợi
đầy chất thơ, và tôi hài lòng với cách giải thích này, và dường như không có bất
kỳ mong muốn nào để đi xa hơn nó. Với tôi, ý tưởng về luân hồi có một sức hấp dẫn
cá nhân, và về phần những ý nghĩa khoa học và triết học, tôi dành nó lại cho sự
nghiên cứu của người đọc.
XI.
Nó
có thể không sai lệch ở đây để thêm một lời về sự khác biệt trong thái độ giữa
những người theo đạo Phật trong giai đoạn sớm trước và muộn hơn sau này, hướng
về học thuyết Luân hồi và tṛiṣṇā.
Như chúng ta đã thấy, sự luận bàn của những người theo đạo Phật thời ban đầu về
chủ đề này luôn luôn là tiêu cực, vì nó có xu hướng nhấn mạnh vào phương diện của
sự tự do hay sự giải thoát. Người những người theo đạo Phật về sau, tuy nhiên,
đã quay sang chống lại điều này, và đã khẳng định mạnh mẽ vào tṛiṣṇā như là cơ bản nhất và chính yếu nhất
và cần thiết nhất cho phúc lợi chung không chỉ của nhân loại, nhưng của tất cả
chúng sinh khác làm nên toàn thể thế giới. Họ đã tuyên bố rằng tṛiṣṇā tác hành trên lối sai trái khi nó
chọn những liên kết xấu; có nghĩa là, khi nó kết hợp chính nó với tự ngã tương
đối hay tự ngã tâm lý, dựa trên cái kể sau như là thực tại tối hậu và như là
nguyên lý kiểm soát của đời sống. Tṛiṣṇā
sau đó quay sang vào thành kẻ nắm giữ quyền lực không thể cai trị nổi và tham
lam vô độ không thể thoả mãn nổi. Những gì những người theo đạo Phật trước đó đã
muốn chinh phục đã chính là loại này của tṛiṣṇā,
bị lệch đường khỏi bản chất nguyên sơ của nó, và trở thành nô lệ của những xung
lực vị kỷ tự ngã. Thật vậy, họ đã ước muốn, chạy thoát khỏi trạng thái này của
phận nô dịch, thay vì chinh phục nó. Điều này đã làm họ là những người tiêu cực
và trốn chạy.
Người
những người theo đạo Phật về sau đã nhận ra rằng tṛiṣṇā đã là những gì cấu thành bản chất
con người - trong thực tế, là tất cả mọi thứ và là bất-cứ dẫu là gì đi nữa tất
cả, thành hình trong hiện hữu - và rằng để gạt bỏ tṛiṣṇā, đó đã là thực hiện sự tự sát; để
chạy thoát khỏi tṛiṣṇā
đã là chiều cao của mâu thuẫn hoặc là một tác hành tuyệt đối không thể có được,
và rằng ngay chính sự-vật đó làm cho chúng ta ước muốn để gạt bỏ, hoặc để thoát
khỏi tṛiṣṇā, đã chính là tṛiṣṇā tự thân. Vì vậy, tất cả những gì
chúng ta có thể làm cho bản thân chúng ta, hay đúng hơn, tất cả những gì tṛiṣṇā có thể làm cho chính nó, đã là làm
cho nó quay sang chính nó, để tự làm sạch cho nó tất cả những gánh nặng chướng
ngại và ô uế nhơ bẩn, bằng phương tiện của trí huệ siêu việt (prajñā). Những
người theo đạo Phật muộn hơn về sau đó, đã để tṛiṣṇā cho nó hoạt động theo cách riêng của
nó, mà không bị cản trở bởi bất cứ điều gì khác. Tṛiṣṇā
hoặc “cơn khát” hoặc “ái dục” sau đó đi đến được biết như là mahākaruṇā,
hay “lòng từ bi tuyệt đối”, mà họ xem là yếu tính của Phật đạo và Bồ tát đạo.
Tṛiṣṇā
này đã giải thoát khỏi tất cả những những gánh nặng chướng ngại tự hiện thân
trong mọi hình thức có thể có được, ngõ hầu đạt được một sự cứu rỗi phổ quát
cho tất cả chúng sinh, cả hai, hữu tình và vô tình. Vì vậy, Khi Đức Phật tuyên
bố rằng ngài là “chinh-phục tất-cả, biết-tất-cả”, ngài có ý nói ngài có tṛiṣṇā trong thuần khiết của nó. Vì tṛiṣṇā quay về lại chính nó, nó là
chinh-phục tất-cả, biết-tất-cả, và cũng là thương-yêu-tất-cả. Đó là thương yêu
này, hay karuṇā, hay
maitrī , khiến cho Phật và
những Bồ Tát từ bỏ sự vĩnh viễn đi vào một trạng thái của Tánh-Không (śūnyatā)
của mình, và đã tự đặt mình vào trong vòng luân hồi, đi qua xuốt ba tầng thế giới.
Nhưng trong trường hợp này, tốt hơn không gọi nó là Luân hồi, nhưng là Hóa
thân. Vì vị này tiếp nhận tất cả những loại hình thức với sự thỏa thuận của
mình, đó là tự nguyện, để đạt được sự cứu rỗi phổ quát cho toàn vũ trụ. Khi ấy,
vị này không còn là một người khổ đau thụ động của nhân quả nghiệp báo. Ngài
là “kẻ-dựng-lều thiết kế” (gahakāraka)
chính mình [19].
Daisetz T. Suzuki
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Nov/2012)
(còn tiếp ..)
[1]
Daisetsu
Teitaro Suzuki (鈴木 大拙 貞太郎 - Linh mộc Đại chuyết
trinh Thái Lang) (1870-1966). Mysticism: Christian and Buddhist: World
Perpectives Series. New York : Harper, 1957.
Bài Transmigration là một Phụ lục - Chương 5 - của tập sách trên.- Lý thuyết Thần bí: người Kitô và người đạo Phật - Nguyên văn có thể lấy được từ đây:
[2]
Thông
thường gọi là quả báo – nhưng khái niệm quả báo mang ý trừng phạt (“quả
báo nhãn tiền”), thường hàm ý xấu (“cha ăn mặn, con khát nước”) – luân hồi do
nghiệp, và nghiệp lực đến từ những hành động có chủ ý, không chỉ là xấu/tốt;
hành động có chủ ý tạo nghiệp, nghiệp có lực tạo hiệu ứng, luân hồi là một hiệu
ứng tự nhiên của nghiệp. Hãy xét một chủ thể có chủ ý hoàn toàn tốt đẹp cao thượng
– thí dụ, một vị đã giác ngộ trong kiếp người, nhưng có lòng từ bi muốn giúp những
người khác được đi đến giác ngộ như mình – ý định, thệ nnguyện giúp đời đó cũng
tạo nghiệp, và nghiệp đó đưa vị này đi luân hồi, tái sinh làm người và trở lại
trong cõi người – để thỏa nguyện giúp những người khác. Trong cõi người vị đã
giác ngộ ở kiếp trước rồi, theo tôi hiểu, cũng vẫn có khổ hay chịu đau - thí dụ,
lớn như mất một người thân, nhỏ như bỏng tay, gãy răng, ... Vậy nên khái niệm
“báo ứng đạo đức” bao gồm được trường hợp này, đạo đức ở đây là cao thượng, tốt
đẹp.
[3] Naraka:
a.
Naraka: (từ Sanskrit), hay Niraya (Pāli) – thường được hiểu dễ dãi là “địa
ngục” (地 獄): tên gọi chốn khổ ải nhất trong vũ trụ luận của những dân tộc chịu ảnh
hưởng văn hóa Tàu. Naraka cũng thường được dịch sang và xem như tương đương với
từ tiếng Anh như “hell”, hay “purgatory” – theo tôi – không hoàn
toàn đúng với khái niệm “hỏa ngục” và “luyện ngục” là những từ kể sau có nghĩa
trong đạo Kitô, và cũng không hoàn toàn đúng với khái niệm “địa ngục” kể trước
- hiểu như một cõi vô hình, cõi âm (đối nghịch với cõi dương – Dương gian), nơi
con người sau khi chết bị trừng phạt (“nơi” có guồng máy “tư pháp” Diêm Vương,
trong “dinh thự” Âm phủ).
Tuy
vậy, khái niệm Narakas – thế giới vô hình – cõi Âm – đến nay rất phổ thông và
thân thuộc với con người trong các văn hóa Á Đông – gồm cả những người theo đạo
Phật, dù thực ra khái niệm phổ thông này không thuần Phật giáo, nhưng là một
tạp hợp, những yếu tố Phật giáo với những yếu tố của những tín ngưỡng bản xứ,
có trước Phật giáo, đã được trộn vào nhau - trong những xứ chịu ảnh hưởng văn
minh Tàu, Ấn độ – như chúng ta.
b.
Trước
hết, nội dung vẫn thường hiểu của khái niệm Địa Ngục (地獄)
của các xứ Á Đông như trên; có nhiều phần khác với khái niệm Hỏa ngục của
phương Tây Kitô. Địa ngục (Naraka) khác với “Hỏa ngục” (Hell)
Kitô nhiều điểm - nhưng tạm kể chính yếu theo như tác giả bản
văn này là – (1) Địa ngục là một trạm chuyển tiếp đầu tiên: Thông thường,
sau khi chết, mọi người đều “xuống” địa ngục, (qua sông Vong Xuyên, trên cầu
Nại hà, uống cháo lú, gặp Diêm vương, có đài gương soi ác nghiệp - nghiệt kính
đài…) – Như thế, địa ngục không phải chỉ là nơi trừng phạt con người - những
người không-tin một Gót nào đó, chủ yếu từ kết quả trắng đen (tin/khôngtin) nhị
nguyên của Phán đoán Tôn giáo; hỏa ngục quan niệm như thế, có phần nào quá đơn
giản so với địa ngục - (2) Thời gian trong địa ngục là nhất thời, có hạn, không vô hạn – từ đây, hồn những sinh linh sẽ đi theo một tiến trình nhiều giai
đoạn (xét tội, chịu phạt, tái sinh,..) – và rồi trở lại những dạng khác của sự
sống (người, vật, quỉ, trời...) được gửi đi những cõi khác trong vũ trụ (cõi
đất, những cõi trời); thế nên, thời gian trong địa ngục (hay âm phủ) có thể dài
ngắn, nhưng dù dài đến đâu – cũng không là đời đời, mãi mãi (như hỏa ngục Kitô)
– vì những hồn của chúng sinh đã chết ở đây sẽ lần lượt đi tái sinh – hoặc lên
trời thành vua cõi trời (thượng đế), tiên, thánh … - hay lên trần
thành người, có kẻ xưng gót, xưng thánh, làm vua, làm quỉ sống, làm giặc – hay
bình thường như chúng ta – hay thành muôn loài động, thực vật, và cả
sỏi đá. Thêm nữa, nếu Địa Ngục, hiểu theo nội dung Phật giáo – (3) Sự
đau khổ trong địa ngục không phải là một 'trừng phạt' như trong quan
niệm hỏa ngục với mục đích luyện tội, nhưng là kết quả của những hành động tiêu
cực. Không có sự trừng phạt; những khổ hành xảy ra ở đây là hậu quả tất
yếu của của những hành động từ đời sống mỗi cá nhân (nghiệp). Không có thần
linh nào đằng sau sự đau khổ của con người, nhất là không có sự trừng phạt,
hành hạ vì tin sai lầm, hay không tin một gót nào đó.
c.
Hầu
như tất cả những dân tộc trên thế giới, trong văn hóa của họ đều có một hình
ảnh về địa ngục, cõi chết, riêng của mình. Chúng ta có kể kể: trong đạo Dothái,
khái niệm Sheol và Gehenna. Sheol là chốn chờ đợi
cho tất cả người chết; trong khi Gehenna là chốn những kẻ tội
lỗi bị cắt thành mảnh và đốt cháy, khiến họ không thể phục sinh trong ngày phán
xét cuối cùng. Khái niệm Gehenna chuyển thành khái niệm Hell trong
đạo Kitô. Trong tiếng Anh, từ Hell là một từ cổ gốc Germanic
có nghĩa là “che dấu” hay “che đậy”. Hell cũng là tên nữ thần của thế giới
người chết, thế giới vô hình, trong tiếng Old Norse các dân tộc Scandinavian.
Từ Hell thông thường đã đem dùng để dịch từ Tartarus và Hades của
thần thoại Hylạp, mặc dù chúng có ý nghĩa khác nhau rõ rệt. Tất cả những lẫn
lộn từ ngữ này, cho thấy ý tưởng hay khái niệm về địa ngục có lịch sử phức tạp,
phản ánh sự thay đổi thái độ con người trước vấn đề về cái chết và phán xét, về
thiện ác, về tội lỗi và trừng phạt.
Trong
thần thoại Hindu, Yama, xuất hiện trước tiên như một vị gót và quan
tòa của người chết, trở thành gắn liền với sự chết trong những phương diện đáng
sợ nhất của nó, và địa ngục trở thành nhiều và đa dạng cũng như các từng
trời. Puranas, bộ sưu tập bách khoa toàn thư của thần thoại và
truyền thuyết Hindu, cung cấp các chi tiết sống động về những hình phạt và
những địa ngục.
Ngày
nay, huyền thoại Hylạp cũng quen thuộc với chúng ta – trong đó, cũng có một cõi
âm, gần giống với cõi âm như chúng ta hiểu, được gọi là “cõi của Hades”
– cõi vô hình – và Hades đóng vai tương đương như Diêm Ma vương, nhắc trên.
Người Hylạp đã có một “bản đồ” cho cõi rất phức tạp này – và cũng giống như Địa
ngục của chúng ta – tất cả người chết đều “xuống” đó, chỉ có những vị thần,
những anh hùng (Heracles, Theseus,..) sau đó mới đi ”lên” ngay – Cõi
của Hades cũng có sông (Acheron), có chó ngao ba đầu (Cerberus), có người chèo
đò (Kharon) đưa qua sông, cũng đòi tiền đò giá một đồng (an obolus), nên khi
chôn người chết, cổ tục Hylạp vẫn đặt một đòng tiền vào miệng người chết.
Và
chúng ta đều nghe huyền thoại đẹp đẽ tuyệt với – nổi tiếng như: Sisyphe đã
bị những thần linh ích kỷ và ác độc đày xuống đấy, và câu chuyện tình bất
hủ Orpheus, người tình đầu tiên, cũng là nhà thơ, nhạc sĩ đầu tiên của
loài người đã vượt biên giới âm/dương để xuống cõi của Hades, tìm gặp và đòi
lại người tình Eurydice, quyết đem nàng về trần gian. Nên tôi nghĩ
địa ngục có liên hệ và nhiều gốc rễ với tưởng tượng, thơ ca, mong ước, tình yêu
của con người – trước khi đi vào luân lý và tôn giáo.
d.
Trở về với đạo Phật.
Phong
trào tâm linh tìm giải thoát, và môi trường tu khổ hạnh ở Ấn đã phát triển
những văn bản Upanishad của triết lý Vedanta. Tuy đồng thời, nhưng triết lý đạo
Phật nhấn mạnh vào tính vô ngã của con người và vô thường của tất cả các trạng
thái trong cõi luân hồi (samsara) và trình bày một loạt những lý thuyết và thực
hành tương ứng để đạt mục tiêu là giác ngộ trí tuệ, đưa đến giải thoát. Cho đến
chừng nào con người còn bị não thức thiếu hiểu biết và tình cảm mong muốn (vô
mình và dục vọng) thúc đẩy và còn bị các dư lượng (nghiệp lực) của những hành
động trong quá khứ đè nặng, cái chết sẽ không làm ngưng chu kỳ tái sinh, sống
và chết sẽ mãi mãi tiếp tục lập lại dưới nhiều dạng, trong nhiều cảnh giới. Một
người có thể tái sinh vào một trong năm cảnh giới: địa ngục (niraya) – súc
sinh (tiracchana) – ngạ quỉ (peta) – con người (Manussa) – và thần linh, những
gót Hindu siêu nhiên: (Devas & Brahmas).
Có
nhiều từ chỉ khái niệm địa ngục trong Phật giáo, những từ chính là - apāya - có những nghĩa: tổn thương, mất
hay đi mất, hay mất (nhà cửa), khô mất (nước chảy); duggati: con đường tai ương, tiến trình thống khổ; naraka, niraya: đi đến phân từng mảnh, đi đến hủy hoại, chết; và vinipāta: hủy hoại, tiêu tan. Riêng từ avici (A tỳ - Vô gian địa ngục): không
ngưng, không sóng, không lạc thú - được nhắc nhở nhiều trong văn học Phật giáo,
nhưng xuất hiện chỉ một lần trong kinh điển.
[(Đáng
chú ý là từ Avīci chỉ nhắc một lần trong kinh tạng Pali Nikāyas – đó
là trong kinh Chuyển luân thánh vương Sư
tử hống (Cakkavatti-Sīhānāda Sutta của Trường bộ kinh
(D.iii.75; repeated in A.i.159) – nhưng trong mạch văn không có chỉ định rằng
tên gọi của một địa ngục. Từ này cũng không trong danh sách liệt kê đại ngục
trong các kinh Sutta Nipāta
(pp.126-31) và Samyutta (i.152). Tuy
nhiên, nó tìm thấy trong một bài thơ trong Itivuttaka (No. 89), lập lại trong Vinaya
(ii.203) và Dhammasangani (Section 1280), và trong đó, đươc gọi cụ thể là một
địa ngục niraya. Trong kinh Chuyển luân thánh vương Sư tử hống kể
trên, từ Avīci nhắc đến khi nói về sự
gia tăng dân số xảy ra trong tương lai ở xứ Jambudīpa. Nhà của san sát, gà có
thể bay từ nhà này qua nhà kia, và ngời ta có thể nghĩ nó là Avīci (avīci
maññe). Rhys Davids gợi ý là từ ngữ
này (ông dịch là “Waveless Deep” – sâu tĩnh lặng, không sóng) có thể ban đầu chỉ
sự trù mật dân số. Buddhaghosa (DA.iii.855) giải thích từ này như là "nirantara-pūrita" có lẽ với ý nghĩa
nó đông đặc, tràn đầy lửa cháy. Trong Visuddhi
Magga (ii.449) từ ngữ xem ra đồng nghĩa với sự phân hủy, và chỉ sự phân hủy
của đất, nước, núi, mặt trời, mặt trăng,.v.v.. Thế Avīci thường dùng chỉ điểm thấp nhất của vũ trụ (Thí
dụ,,Vsm.ii.390, 486; Mbv.57).]
Tam
Tạng Kinh đề cập đến nhiều địa ngục khác nhau. Một danh sách đề cập đến Asipattavana,
Gūtha, Khārodakā Nadi Kukkuḷa và Simbalivana (M.III,
185) và một danh sách dài hơn nhắc đến Ababa, Abbuda, Ahaha, Atata,
Kumba Nirabbuda, Paduma, Pundarika, và Sogandhika Uppalaka (SI,
149 , AV, 173). Tên của một số chúng là những từ gợi ý. Ví dụ, gūtha có
nghĩa là phân hoặc vết nhơ , thường đi đôi với mutta là nước tiểu; và Simbali cũng là tên của một cây
có gai nhọn trên thân và cành. Những tên khác cũng chỉ những sự khó chịu kém
hơn, Paduma (sen đỏ hay
trắng), Pundarika (sen trắng), và Sogandhika (hoa súng) Uppalaka (uppala + ka:
giống như hoa sen) đều là những tên phổ biến gọi hoa súng và hoa sen.
Các thí dụ này về ngữ nguyên cho thấy những từ ngày nay hiểu là địa ngục, trước
đây không hẳn có nghĩa xác định như vậy, cho chúng ta nghiêng sang quan niệm
rằng những từ đó chỉ những khái niệm trừu tượng và có thể dùng những hình ảnh
hay ý nghĩa ban đầu với nghĩa tượng trưng.
Kinh
văn đạo Phật nguyên thủy nói về nhiều địa ngục nóng dưới mặt đất, nhưng truyền
thống Đại thừa xác định vị trí địa ngục trong hàng triệu thiên hà, trong đó
chúng sinh chịu đau khổ và có chư Phật từ bi dạy dỗ. Mặc dù tất cả các cõi trời
hay đất này cuối cùng là những cõi huyễn ảo, không thực; nhưng sự đau khổ của
những cảnh giới địa ngục, kiếp sống súc sinh, và ngạ quỉ được miêu tả rất sinh
động trong văn học và nghệ thuật Phật giáo, như làm tăng ý thức cấp bách phải
thực hành tu tập, làm việc tốt, chuyển (hồi hướng) công đức cho những kẻ
đương trả nghiệp chịu khổ, và an trú, lánh nạn trong sự bảo vệ của chư Phật và
Bồ Tát. Phật giáo Đại thừa tán dương các vị đại Bồ Tát có lòng từ bi thương
người, nguyện tái sinh vào những cõi địa ngục thấp nhất để giáo hóa, giảng dạy
đạo giác ngộ, và cũng chia sẻ công đức với những kẻ khốn khổ. Điển hình là Bồ
Tát Avalokiteshvara (Quán Thế Âm), và
Kshitigarbha (Địa Tạng), và câu
chuyện Mục Kiều Liên xin Đức Phật chỉ cách giúp mẹ mình bớt khổ trong địa ngục.
Đó là những thí dụ quen thuộc trong truyền thống Đại thừa.
c.
Bồ tát và cõi U minh
Đến
đây chúng ta có thể tự hỏi – chúng ta nên nhìn những câu chuyện và kinh điển về
các bồ tát như thế nào – thí dụ bồ tá Địa tạng và kinh Địa tạng - nếu
chúng ta hiểu một cách thật thà và mê tín, rằng Địa Tạng là một vị Bồ tát có
hình tướng rõ ràng, và có một cõi đia ngục thật sự ngài cai quản, thì chúng ta đã chấp ngón tay là mặt trăng.
Các
học giả Phạt giáo như Mai Thọ Truyền, cho rằng “kinh Địa-Tạng thuộc về quyền
giáo, khác với những bộ kinh thuộc về Thực-giáo, trực chỉ Chơn-lý”. Theo
ông, có thể “xem kinh Địa-Tạng như một bài ngụ-ngôn trường thiên, trong đó Phật
dùng ngụ-ý (paraboles) để ám chỉ một chơn-lý, như những bài ngụ ngôn của các
hiền-triết Đông Tây, cốt yếu để dạy những nguyên tắc luân lý, hoặc những truyện
xưa, do những hiền-sĩ đặt ra vì thiết tha với thế sự, muốn hoán cải nhơn tâm”.
“Chúng
ta có thể dựa trên chính những đọan kinh văn, để diễn giải rằng đức Địa-Tạng
không phải là một nhân vật lịch sử (personnage historique), có một đời sống ở
thế gian như đức Phật Thích-Ca, mà là một nhơn-vật tượng trưng (personnage
symbolique), đặt ra để tiêu biểu cho những đoạn-đức cương quyết, nguyện-lực dồi
dào và hành-động linh tiệp. Địa-Tạng cũng chỉ cái gì cực tôn cực quí
trong người (Bổn tôn), đủ năng lực đả phá vô-minh, trực tiếp cứu vớt con người
ra khỏi cảnh ngục-thất tối đen dày bịt (đại thiết vi), thoát vòng tội lỗi khổ
đau, và dẫn con người trở về sùng bái cái cực tôn cực quí ấy, đó là Chân
Tâm sáng như trăng rằm của mỗi chúng ta”.
d.
Những khái niệm đã sẵn có – dùng làm thí dụ giảng dạy.
Thế
nên, chúng ta đừng quên rằng khi đức Phật nói về niraya, -
ngài thường nói về những cảm xúc khó chịu, đau khổ tinh thần, thí dụ trong
kinh Thánh Đạo: “Do người ấy sanh ra ở thế giới có tổn hại, các cảm
xúc có tổn hại được cảm xúc. Người ấy được cảm xúc với những cảm xúc có tổn
hại, nên cảm thọ những cảm thọ có tổn hại, thuần nhất khổ, như (của)
những chúng sanh trong địa ngục”. ((Tăng Chi Bộ Kinh - Anguttara
Nikaya: 4.235). Riêng tôi, tôi nghiêng sang đồng ý với kết luận của học
giả David Kalupahana, trong Buddhist Philosophy: A Historical Analysis:
“Một
nghiên cứu tường tận về những khái niệm như cõi trời và địa ngục, gót và hồn
thiêng, ma, và quỉ, tiết lộ cho chúng ta rằng chúng được tiếp nhận trong Phật
giáo như là những ý tưởng giả định, hoặc khái niệm dẫn dụ mà thôi. Sự kiện rằng
chúng chỉ đơn thuần là những lý thuyết dùng trong thí dụ suy đoán hay bàn luận,
có thể rất dễ chứng minh qua một số phát biểu của chính đức Phật. Thí dụ, với
một người Brahman hỏi đức Phật – không biết có gót hay không có gót, câu trả
lời là, “Nó không phải là như vậy.” Khi hỏi thêm có phải là không có gót - đức
Phật trả lời là, “Nó không phải là như vậy.” Và cuối cùng với người Brahman bối
rối vì những trả lời trên, Đức Phật nói: “Trên thế giới, Ô Brahman, là lớn
tiếng trong trong thỏa thuận rằng có những vị gót” (ucce sammatam kho
etam brahmana lokasmin yadidam atthi devati). Cũng như vậy là
thái độ của đức Phật với khái niệm địa ngục. Trong kinh Samyutta-nikàya,
trình bày ngài như nói rằng - chỉ là con người bình thường ít học (assutava
puthujjano) là người tin có một địa ngục bên dưới đại dương. Theo quan điểm
của Phật, địa ngục là một tên khác cho những cảm giác khó chịu (dukkha
vedana). [Kinh Sangàrava, Kinh Vực Thẳm - Patala Sutta]
Đó
là không phải nói về đức Phật có tin hay không tin vào những khái niệm này. Câu
hỏi này nằm ngoài vấn đề chúng ta đương bàn ở đây – nhưng là thái độ của đức
Phật khi ngài dùng những khái niệm này, thái độ đó cho thấy chúng ta nên tiếp
nhận những khái niệm này như thế nào – là khái niệm giả tưởng trừu tượng hay
những thuật ngữ chỉ những đối tượng hiện thực? - Thế nên chúng ta hãy chú ý để
thấy rằng ngài thường chỉ đề cập đến chúng, khi giảng dạy đạo đức với những
người đã sẵn có tin tưởng vào những sự-việc-vật như vậy rồi, chúng nằm trong
bối cảnh kiến thức của những người được đức Phật đàm thoại, chúng nằm trong
khung cảnh văn hóa, nền tảng tín ngưỡng của xứ Ấn, trong thời đức Phật. Những
khái niêm như vậy quen thuộc với người nghe (như những trường hợp trong thí dụ
trên đây), để tương ứng với những đối tượng nghe đức Phật giảng - “Và này các
Tỷ-kheo, thế nào là chánh kiến ? - Chánh kiến này các Tỷ-kheo, Ta nói có hai
loại.” và với những ai là người thuộc loại “chánh kiến hữu lậu, thuộc phước
báo, đưa đến quả sanh y (upadhivepakka)”; – chúng ta hiểu là
không bao giờ xuất hiện với giảng dạy, tương ứng với những ai thuộc loại kia,
được Đức Phật được nói rõ là: “có loại chánh kiến, này các Tỷ-kheo, thuộc
bậc Thánh, vô lậu, siêu thế, thuộc đạo chi (magganga) “ (Đại Kinh Bốn
Mươi - Maha-cattarisaka Sutta. – bản HT Thích Minh
Châu).
Chúng
ta có thể hiểu những khái niệm loại như địa ngục chi có trong giảng dạy cho
những “những người kém khả năng”. Những người “mù tinh thần” được giảng dạy đạo
đức qua hình ảnh cụ thể, dùng cảm xúc cụ thể như khiếp sợ kinh hãi, thay
vì những khái niệm trừu tượng, trí tuệ. Người mù không được dạy bằng “nhìn
thấy”, nhưng thay vào đó, bằng “cảm nhận” bằng xúc động, bằng sợ hãi.
[4] Deeds: những hành động tạo
nghiệp – hiểu tổng quát là những hành động có chủ ý – sống thì phải hành động,
nhưng những hành động không mong làm tốt,
cũng không định làm xấu – sẽ không tạo nghiệp.
[5]
Emanuel Swedenborg (1688–1772): nhà
khoa học người Sweden ,
cũng còn là triết gia, nhà thần học và tin vào thần bí Kitô. Ông là tác giả của
“Thiên Đường và Hỏa ngục” - Heaven and Hell (1758) – trong đó có những
mô tả chi tiết về cõi sau-cái-chết, nói về Gót, thiên đường, hỏa ngục, thiên thần,
quỉ dữ, …mà ông tuyên bố mình là “nhân chứng”.
[6] Trong huyền thoại đạo Phật,
Yama là một vị Hộ pháp (dharmapala),
một vị thần cai quản cõi Chết (Narakas – địa ngục/âm phủ) và trông coi Tái
Sinh. Ở Nhật bản, tên ông là Emma (閻魔 - Diêm ma, trước là
"Yemma"), hay Emma-ō (閻魔王, Diêm ma Vương), hay Emma Dai-Ō (閻魔大王 - Diêm Ma Đại Vương).
[7]
tiryag-yoni (s): các loài động vật
(bàng sinh 傍
生; súc sinh 畜 生) - preta (Sanskrit; Pāli, peta): loài
quỉ đói (Ngạ quỉ 餓
鬼) - A-tu-la (阿 修 羅; s: āsura): trong Veda là những bán thần,
hay phản-thần, nhưng trong Phật giáo Atula là những thần linh thuộc hàng thấp
kém.
[8]
Kalpas: kiếp vũ trụ - Thời
gian trong vũ trụ luận là Phật giáo được đo bằng những kalpas - kiếp. Nguyên thủy, một kalpa (kiếp vũ trụ) được tính tương
đương với khoảng 4,320,000 năm. Những học giả Phật giáo giải thích nó bằng một
ẩn dụ linh động: Hãy giả định có một khối đá (hay hòn núi) thể tích một dặm lập
phương (one-mile cube – khoảng 4,168,181,825.440579584
mét khối), cứ mỗi trăm năm, lại quệt nhẹ (hay chùi) nó chỉ một lần, bằng
một mảnh lụa mỏng, cho đến khi, khối đá này mòn hết sạch - và khi ấy thời gian
một kalpa vẫn chưa qua hết! Trong một kalpa, thế giới đã được hình thành, tồn
tại, bị tàn hoại, và một khoảng thời gian trống tiếp theo, rồi sau đó, nó lại
bắt đầu lần nữa.
Từ “kiếp”, chúng ta vẫn dùng – có gốc
từ “kalpa” – nhưng hiểu là kiếp người.
[9] Incarnation: hóa thân (化身)
[10] Reincarnation: tái sanh (再生)
[11] Transmigration: luân hồi – hay chuyển sanh (輪回 - 轉生)
[12] Paramita: hạnh Ba La Mật ([波羅蜜]: Practices that Mahayana
bodhisattvas must undertake to attain enlightenment. Generally, paramita is
interpreted as "perfection" or "having reached the opposite
shore." These practices were so called because by perfecting them one was
said to cross from the shore of delusion and suffering to the shore of
enlightenment. They are usually divided into six or ten.
[13] nirmāṇa-ratayaḥ (s): cõi trời
Hóa lạc: (lạc biến hoá thân樂 變 化 天) - Cõi trời thứ năm của sáu cõi trời – trên cõi Đâu xuất (Tusita) và dưới cõi Tha hóa Tự tại (Paranirmita-vasavarnita).
[14] “tṛiṣṇā”
trong nguyên bản Anh ngữ - tôi giữ nguyên - Taṇhā (Pāli; Sanskrit: tṛṣṇā, cũng viết trishna). – trong các tự điển Phật học –
có chỗ dịch là Ái, có chỗ là Tham Ái, có chỗ là Khát Ái, hiểu là không từ nào
diễn trọn ý của tṛiṣṇā – nên tôi để nguyên như
Suzuki, để người đọc tự tìm hiểu thêm, vì theo như Suzuki – “Tṛiṣṇā
là đấng sáng thế, là tác giả của vũ trụ”, khái niệm Gót sáng thế trong tôn
giáo phương Tây chính là "Tham Ái".
Ái: – nghĩa đen là "khát" - chỉ sự mong
muốn quá mức như khát nước, nên có giải thích là “Ý muốn diễn tả giống như tình trạng một
người khát nước đi tìm nước uống cho đỡ cơn khát”; và phân biệt thành:. “Gồm có
sáu ái là - ái sắc, ái thanh, ái hương, ái vị, ái xúc và ái pháp; hoặc là - dục
ái, hữu ái và vô hữu ái”.
Ái là một trong Mười hai Nhân Duyên: “Vậy những nhân duyên gì sanh ra loài hữu tình? - những
nhân duyên sau đây: 1. Vô minh, 2. Hành, 3. Thức, 4. Danh sắc, 5. Lục nhập, 6.
Xúc, 7. thọ, 8. Ái, 9. thủ, 10. Hữu, 11. Sanh, 12. Lão tử.
…
Ái
là ưa muốn. Khi lành thọ cảnh vui thì sinh lòng tham, muốn làm sao cho được,
khi gặp cảnh khổ thì sanh tâm sân hận, buồn rầu, muốn xa lìa, gặp cảnh binh thường
thời si mê. Ðây là cái động cơ thúc đẩy thân, khẩu, ý, tạo tác các nghiệp.”
(Trích Phật Học Phổ Thông - Hòa Thượng
Thích Thiện Hoa)
[Ái : 愛;
S: tṛṣṇā; P: taṇhā; nghĩa là “ham muốn”, “sự thèm khát” – tham ái;
Khái niệm quan trọng của đạo
Phật. Ái chỉ mọi ham muốn xuất phát từ sự tiếp xúc của giác quan với đối tượng
của giác quan đó. Cần hiểu rằng, con người gồm có năm giác quan thông thường và
ý (khả năng suy nghĩ, ý nghĩ, xem Lục căn) là sáu. Vì vậy Ái bao gồm hai lĩnh vực:
vật chất và tinh thần. Sự tham muốn đó biểu lộ bằng tâm vướng bận và đó chính
là Khổ (s: duḥkha), là nguyên do tại sao
loài hữu tình cứ mãi trôi nổi trong Vòng sinh tử. Muốn thoát khỏi Ái, người ta
cần phòng hộ các giác quan (Nhiếp căn), không để cho thèm khát và ham muốn nổi
lên, nhờ đó có thể chấm dứt cái khổ.
Có nhiều cách phân loại Ái:
1. Dục ái (欲
愛; s: kāmatṛṣṇā), Hữu ái (有 愛; s: bhavatṛṣṇā) và Phi hữu ái (非 有 愛; hoặc Ðoạn ái, ái muốn tiêu
diệt, s: vibhavatṛṣṇā). Ba loại Ái này là nội
dung của chân lí thứ hai (tập đế) trong Tứ diệu đế; 2. Dựa trên giác quan, người
ta phân biệt ái thuộc sắc, thanh âm, mùi thơm, vị ngon ngọt, tiếp xúc và tư tưởng;
3. Dựa trên Ba thế giới có thứ Ái thuộc dục giới, Ái thuộc sắc giới (色 愛; sắc ái; s: rūpatṛṣṇā) và vô sắc giới (無 色 愛; vô sắc ái; s: arūpatṛṣṇā).
Trong Mười hai nhân duyên
(s: pratītya-samutpāda), Ái do Thụ (受; s: vedanā) sinh ra, và bản thân Ái lại sinh ra Thủ (取; s: upādāna).
Trong giai đoạn Phật giáo
nguyên thủy, người ta tin rằng Ái là nguyên nhân duy nhất của khổ và vì vậy xem
nó là nguyên nhân của sinh tử, luân hồi. Về sau, người ta thấy rằng thoát khỏi
Ái chưa đủ mà cần phải dứt bỏ sự chấp Ngã (Vô ngã) mới được giải thoát. Ngã là
gốc của Ái vì nếu xem Ngã là một thể tồn tại độc lập thì mọi thứ liên quan đến
Ngã đều dễ sinh ra Ái. Người ta tiến đến giải thoát bằng tri kiến “cái này
không phải là ta, cái này không phải của ta” và như thế, Ái tự hoại diệt.] theo
TDPH - ChânNguyên&NguyễnTườngBách.
[15]
Kinh Thánh - Luke 12:27 “Hãy xem hoa huệ mọc lên thể nào: nó chẳng làm khó
nhọc, cũng không kéo chỉ; song ta phán cùng các ngươi, dầu vua Sa-lô-môn sang
trọng đến đâu, cũng không được mặc áo như một hoa nào trong giống ấy”.
[16] Will-to-live (Wille zum Leben): tạm dịch Ý-Dục-Khát-Sống của Schopenhaue
là “không phải ý chí tâm
lý cá nhân, nhưng là một nguyên lý siêu hình phổ quát, không không gian, không thời
gian và không có nguyên nhân”.
Ý-Dục-Khát-Sống, Schopenhauer nói, tự nó thể hiện trong mỗi cá nhân như xung
lực (bên trong), bản năng, và thèm khát. Ý-Dục-Khát-Sống, cũng lại xuất hiện như là ý thức và
cơ thể. Như thế, tự ngã thực sự của con người thì là một, đồng nhất với Ý-Dục-Khát-Sống. Tất cả mọi
thứ trên thế giới, cũng thế, trở thành một biểu hiện của Ý-Dục-Khát-Sống ”.
[17] Pariṇāmanā hồi hướng công đức - (迴向功 德)
[18] Trong một câu chuyện cũ -
Khi Huệ tử hỏi Trang tử “không phải là cá, làm sao biết được cái vui của cá?” –
Trang đã có thể trả lời – loại như – “vì cá và Trang cùng từ Tham ái hiện
thân”, như quan điểm của Suzuki trên đây.
[19] Kinh Pháp Cú , phẩm Già:
‘153. "Lang thang bao
kiếp sống Ta tìm nhưng chẳng gặp, Người
xây dựng nhà này, Khổ thay, phải tái sanh."
154. "Ôi! Người làm nhà kia - Nay ta đã thấy
ngươi! Ngươi không làm nhà nữa. - Ðòn
tay ngươi bị gẫy, Kèo cột ngươi bị tan - Tâm ta đạt tịch diệt, Tham ái thảy
tiêu vong."
(bản dịch của HT Thích Minh
Châu).
Viết thêm (của người dịch):
1.
Có một câu hỏi quen thuộc (không trên cùng bình diện với Suzuki ở trên) nhưng rất phổ thông - và nhân tôi ngẫu nhiên gặp, nên ghi lại câu trả lời, ở phương Tây nay cũng đã thành phổ thông như sau:
Có mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng dân số trên mặt đất với thuyết tái sinh trong đạo Phật hay không?
Chúng ta hãy cùng trở lại thời đức Phật. India khoảng hơn 2600 năm trước – là một xã hội có tín ngưỡng sâu xa, và tôn giáo đã phát triển rất rộng rãi. Trong lĩnh vực tư tưởng và triết học cũng đã có mặt hầu như đông đủ tất cả những trường phái, học thuyết chúng ta có ngày nay. Không khí văn hóa là đa dạng, mở rộng, giao lưu và tự do; những học phái phát triển và đều nhận ảnh hưởng qua lại. Hầu hết những triết lý này (trừ những trường phái duy vật) đã trình bày một mô hình tổng quát rằng đời sống thế gian này chúng ta đang có không cho chúng ta được vừa-lòng, có tính không thỏa-mãn (một, và có lẽ nghĩa đầu tiên của dukkha mà chúng ta dịch gọn là khổ - là tính không-vừa-lòng này, nó luôn đem lại lo lắng, buồn phiền – du+kha < du=du và kha=ākāsa) – hiểu như một thứ nhà tù đau khổ của linh hồn (atman) con người - Điều này được gọi là samsara (lang thang không ngừng); luân hồi sinh tử, chu kỳ của ra đời và chết đi, sinh và tử, lập đi lập lại không bao giờ dứt - trừ khi chúng ta hành động để ngăn chặn điều này. Về cơ bản giải pháp lý tưởng đã là sự vun trồng của trí tuệ và đạo đức, và thanh lọc linh hồn cho toàn hảo, thực hiện lý tưởng này, chúng ta có khả năng trở nên được giải thoát, ra khỏi chu kỳ của sự chết và tái sinh. Hành động tốt sẽ tạo nghiệp (karma) tốt, và hành động có hại sẽ tạo nghiệp xấu. Đây là một thu tóm rất hết sức giản lược và thiếu xót của một hệ thống giảng dạy giàu có, phức tạp và tinh tế, đẹp đẽ - nhưng ý định ở đây là chỉ nhằm phác vẽ một hình ảnh khái quát của nó, để đưa chúng ta chú ý đến nhận thức chủ yếu của những hệ thống này – đó là nếu nghiệp xấu có thể được dập tắt, atman có thể được thoát khỏi vòng sinh tử samsara này - Điều này được gọi là moksa (tháo, gỡ, giải thoát). Những khái niệm samsara, moksa, karma, atman như thế đã có trước khi đức Phật ra đời.
Viết thêm (của người dịch):
1.
Có một câu hỏi quen thuộc (không trên cùng bình diện với Suzuki ở trên) nhưng rất phổ thông - và nhân tôi ngẫu nhiên gặp, nên ghi lại câu trả lời, ở phương Tây nay cũng đã thành phổ thông như sau:
Có mâu thuẫn giữa sự tăng trưởng dân số trên mặt đất với thuyết tái sinh trong đạo Phật hay không?
[Áp
dụng quan điểm “bớt một, thêm một” về tái sinh tựa như nó là một bài toán trong
siêu hình thì không phải là tinh thần của Đạo Phật - (Ed Halliwell – Báo
Guardian.co.uk, 31/10 /2011. London).]
Hiện nay có 7 tỷ người trên trái đất, thêm một tỷ so với 12 năm trước, và thêm 6 tỷ so với mới hai thế kỷ trước. Làm thế nào để sự kiện này phù hợp với lý thuyết đạo Phật về luân hồi?
Ý tưởng về tái sinh thường được nghĩ như là “bớt-một, thêm-một” - bạn chết và sau đó bạn sẽ tái sinh ở một nơi nào đó khác. Đó hoàn toàn là không phải như nó đã được nhận thức trong đạo Phật: một trong những điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là một sự bác bỏ rằng có bất kỳ một tự ngã hoặc một linh hồn bất biến không đổi nào đó mà có thể kéo dài từ đời sống này sang đời sống khác. Đây là một cái nhìn hết sức khác biệt với quan điểm về linh hồn nói trên khiến hầu hết những người theo đạo Phật không còn sử dụng từ “sống-lại” nữa, thay vào đó, họ nghiêng sang chọn một-gì đó giống như "tái sinh" hoặc "lại trở-thành".
Đức Phật đã dạy rằng tất cả mọi sự đều vô thường, trong một trạng thái liên tục thay đổi và trôi chảy (flux) - và điều này gồm cả chúng ta. Chúng ta đang liên tục biến đổi khi chúng ta lớn lên, phát triển, già và suy nhược, và những gì chúng ta có xu hướng nghĩ là “Ta/Tôi/Mình”, thực sự là một đống bề bộn luôn thay đổi của những bộ phận cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc, bị ảnh hưởng bởi một phạm vi bao la những nguyên nhân và điều kiện của quá khứ và hiện tại (gia đình và lịch sử văn hóa, môi trường, giáo dục, sinh học và vân vân). Hãy tự hỏi mình: bạn có cùng là một với con người bạn lúc năm tuổi? Cùng là một như năm năm trước đây? Năm phút trước? Nếu không thế, vậy không phải là chúng ta đương chết đi và sinh ra trong từng khoảnh khắc?
Học thuyết tái sinh của đạo Phật (và đây là chỗ mà chúng ta sẽ có thể chia tay với rất nhiều người – phương Tây) đưa ra rằng điều này vượt ra khỏi, hay kéo dài quá chiều dài tuổi thọ hiện nay của chúng ta trên hành tinh này - ý thức được xem như là không bị ràng buộc bởi hình thức của cơ thể, và như vậy sẽ tái xuất hiện trong những hợp thể khác, ngay cả trong những thế giới khác. Trong cảnh tương này, sẽ thành vô lý nếu hỏi - tại sao số lượng người trên trái đất phải giữ nguyên không đổi, và diễn dịch này đem lại nhiều giải thích cho sự tăng trưởng dân số: 1. Những đời sống trước đây đã thể hiện dưới các hình thức khác (thú vật, côn trùng, hãy nói vội vậy) bây giờ có thể được sinh ra làm người (chúng ta vẫn nói, hay thầm nghĩ - sâu bọ lên làm người). 2. Có thể có một dòng năng lượng từ những hành tinh khác, những cõi, những vũ trụ khác - hiểu như một loại di cư giữa thiên hà trong vũ trụ. Hoặc 3. Ý thức “con người” có thể biểu hiện trong một số lượng người nhiều hơn nó đã biểu hiện trước đây. Đó là một chút giống như sóng biển - số lượng và các loại sóng khác nhau, đã phát sinh và giải thể tùy thuộc vào các điều kiện thời tiết và dòng chảy ngầm của nước biển.
Tuy nhiên, cố gắng để giải bài toán này như một số câu hỏi toán học siêu hình là không thực sự theo tinh thần của đạo Phật. Niềm tin vào sự tái sinh (hoặc bất kỳ học thuyết nào khác, về vấn đề đó) được coi là ít quan trọng hơn so với những hiểu biết sâu xa đến từ sự suy xét cẩn thận về bản chất của các hiện tượng như chúng đương là, ở đây và bây giờ. Không biết tới, hay không khóa mình trong một niềm tin vững chắc, có thể là hữu ích hơn trong việc thực hiện sự điều tra này, giúp nó không bị thành kiến. Đức Phật cũng thường can ngăn, đừng phí thì giờ bàn luận ức đoán về những câu hỏi như - liệu có sự sống sau khi chết hay không, - so sánh điều này với một người từ chối không cho nhổ một mũi tên độc khỏi cơ thể mình cho đến khi anh ta biết được ai đã bắn nó, cung loại nào đã sử dụng và lông gắn trên thân tên đã bắn đó là thuộc loại nào. “Người đó sẽ chết và những điều đó anh ta sẽ vẫn không biết được”, ngài nói thế. Thật là một điều hợp lý nên nghe, không phải sao?
Thế nên, thay vào đó, một trọng tâm của thực hành đạo Phật là trong sự nhận thức sâu xa được thể hiện trên tính không-vững-chắc, mong manh, không-thực của sự nhập-thể giả tạm trong thời điểm này, từ cái nhìn rằng đó là sự bám víu vào tự ngã cố định không tồn tại đã khiến dâng cao những căng thẳng và đau khổ trong đời sống chúng ta, và ngăn chúng ta không kết nối cảm thông và mở lòng thương cảm được với những người khác. Tất cả những phần còn lại là không đáng, tầm thường, là vô ích đương khi thành Rome đang bốc cháy ... (Ed Halliwell).
2.
Hiện nay có 7 tỷ người trên trái đất, thêm một tỷ so với 12 năm trước, và thêm 6 tỷ so với mới hai thế kỷ trước. Làm thế nào để sự kiện này phù hợp với lý thuyết đạo Phật về luân hồi?
Ý tưởng về tái sinh thường được nghĩ như là “bớt-một, thêm-một” - bạn chết và sau đó bạn sẽ tái sinh ở một nơi nào đó khác. Đó hoàn toàn là không phải như nó đã được nhận thức trong đạo Phật: một trong những điểm nổi bật của giáo lý đạo Phật là một sự bác bỏ rằng có bất kỳ một tự ngã hoặc một linh hồn bất biến không đổi nào đó mà có thể kéo dài từ đời sống này sang đời sống khác. Đây là một cái nhìn hết sức khác biệt với quan điểm về linh hồn nói trên khiến hầu hết những người theo đạo Phật không còn sử dụng từ “sống-lại” nữa, thay vào đó, họ nghiêng sang chọn một-gì đó giống như "tái sinh" hoặc "lại trở-thành".
Đức Phật đã dạy rằng tất cả mọi sự đều vô thường, trong một trạng thái liên tục thay đổi và trôi chảy (flux) - và điều này gồm cả chúng ta. Chúng ta đang liên tục biến đổi khi chúng ta lớn lên, phát triển, già và suy nhược, và những gì chúng ta có xu hướng nghĩ là “Ta/Tôi/Mình”, thực sự là một đống bề bộn luôn thay đổi của những bộ phận cơ thể, suy nghĩ và cảm xúc, bị ảnh hưởng bởi một phạm vi bao la những nguyên nhân và điều kiện của quá khứ và hiện tại (gia đình và lịch sử văn hóa, môi trường, giáo dục, sinh học và vân vân). Hãy tự hỏi mình: bạn có cùng là một với con người bạn lúc năm tuổi? Cùng là một như năm năm trước đây? Năm phút trước? Nếu không thế, vậy không phải là chúng ta đương chết đi và sinh ra trong từng khoảnh khắc?
Học thuyết tái sinh của đạo Phật (và đây là chỗ mà chúng ta sẽ có thể chia tay với rất nhiều người – phương Tây) đưa ra rằng điều này vượt ra khỏi, hay kéo dài quá chiều dài tuổi thọ hiện nay của chúng ta trên hành tinh này - ý thức được xem như là không bị ràng buộc bởi hình thức của cơ thể, và như vậy sẽ tái xuất hiện trong những hợp thể khác, ngay cả trong những thế giới khác. Trong cảnh tương này, sẽ thành vô lý nếu hỏi - tại sao số lượng người trên trái đất phải giữ nguyên không đổi, và diễn dịch này đem lại nhiều giải thích cho sự tăng trưởng dân số: 1. Những đời sống trước đây đã thể hiện dưới các hình thức khác (thú vật, côn trùng, hãy nói vội vậy) bây giờ có thể được sinh ra làm người (chúng ta vẫn nói, hay thầm nghĩ - sâu bọ lên làm người). 2. Có thể có một dòng năng lượng từ những hành tinh khác, những cõi, những vũ trụ khác - hiểu như một loại di cư giữa thiên hà trong vũ trụ. Hoặc 3. Ý thức “con người” có thể biểu hiện trong một số lượng người nhiều hơn nó đã biểu hiện trước đây. Đó là một chút giống như sóng biển - số lượng và các loại sóng khác nhau, đã phát sinh và giải thể tùy thuộc vào các điều kiện thời tiết và dòng chảy ngầm của nước biển.
Tuy nhiên, cố gắng để giải bài toán này như một số câu hỏi toán học siêu hình là không thực sự theo tinh thần của đạo Phật. Niềm tin vào sự tái sinh (hoặc bất kỳ học thuyết nào khác, về vấn đề đó) được coi là ít quan trọng hơn so với những hiểu biết sâu xa đến từ sự suy xét cẩn thận về bản chất của các hiện tượng như chúng đương là, ở đây và bây giờ. Không biết tới, hay không khóa mình trong một niềm tin vững chắc, có thể là hữu ích hơn trong việc thực hiện sự điều tra này, giúp nó không bị thành kiến. Đức Phật cũng thường can ngăn, đừng phí thì giờ bàn luận ức đoán về những câu hỏi như - liệu có sự sống sau khi chết hay không, - so sánh điều này với một người từ chối không cho nhổ một mũi tên độc khỏi cơ thể mình cho đến khi anh ta biết được ai đã bắn nó, cung loại nào đã sử dụng và lông gắn trên thân tên đã bắn đó là thuộc loại nào. “Người đó sẽ chết và những điều đó anh ta sẽ vẫn không biết được”, ngài nói thế. Thật là một điều hợp lý nên nghe, không phải sao?
Thế nên, thay vào đó, một trọng tâm của thực hành đạo Phật là trong sự nhận thức sâu xa được thể hiện trên tính không-vững-chắc, mong manh, không-thực của sự nhập-thể giả tạm trong thời điểm này, từ cái nhìn rằng đó là sự bám víu vào tự ngã cố định không tồn tại đã khiến dâng cao những căng thẳng và đau khổ trong đời sống chúng ta, và ngăn chúng ta không kết nối cảm thông và mở lòng thương cảm được với những người khác. Tất cả những phần còn lại là không đáng, tầm thường, là vô ích đương khi thành Rome đang bốc cháy ... (Ed Halliwell).
2.
Chúng ta hãy cùng trở lại thời đức Phật. India khoảng hơn 2600 năm trước – là một xã hội có tín ngưỡng sâu xa, và tôn giáo đã phát triển rất rộng rãi. Trong lĩnh vực tư tưởng và triết học cũng đã có mặt hầu như đông đủ tất cả những trường phái, học thuyết chúng ta có ngày nay. Không khí văn hóa là đa dạng, mở rộng, giao lưu và tự do; những học phái phát triển và đều nhận ảnh hưởng qua lại. Hầu hết những triết lý này (trừ những trường phái duy vật) đã trình bày một mô hình tổng quát rằng đời sống thế gian này chúng ta đang có không cho chúng ta được vừa-lòng, có tính không thỏa-mãn (một, và có lẽ nghĩa đầu tiên của dukkha mà chúng ta dịch gọn là khổ - là tính không-vừa-lòng này, nó luôn đem lại lo lắng, buồn phiền – du+kha < du=du và kha=ākāsa) – hiểu như một thứ nhà tù đau khổ của linh hồn (atman) con người - Điều này được gọi là samsara (lang thang không ngừng); luân hồi sinh tử, chu kỳ của ra đời và chết đi, sinh và tử, lập đi lập lại không bao giờ dứt - trừ khi chúng ta hành động để ngăn chặn điều này. Về cơ bản giải pháp lý tưởng đã là sự vun trồng của trí tuệ và đạo đức, và thanh lọc linh hồn cho toàn hảo, thực hiện lý tưởng này, chúng ta có khả năng trở nên được giải thoát, ra khỏi chu kỳ của sự chết và tái sinh. Hành động tốt sẽ tạo nghiệp (karma) tốt, và hành động có hại sẽ tạo nghiệp xấu. Đây là một thu tóm rất hết sức giản lược và thiếu xót của một hệ thống giảng dạy giàu có, phức tạp và tinh tế, đẹp đẽ - nhưng ý định ở đây là chỉ nhằm phác vẽ một hình ảnh khái quát của nó, để đưa chúng ta chú ý đến nhận thức chủ yếu của những hệ thống này – đó là nếu nghiệp xấu có thể được dập tắt, atman có thể được thoát khỏi vòng sinh tử samsara này - Điều này được gọi là moksa (tháo, gỡ, giải thoát). Những khái niệm samsara, moksa, karma, atman như thế đã có trước khi đức Phật ra đời.
Bây
giờ, trong ý hướng nội dung chúng ta đương tìm hiểu ở đây, điểm quan trọng để
nhận biết là những triết lý này dạy rằng atman (hoặc sử dụng một thuật
ngữ phương Tây tương đương - linh hồn) là một thực thể vĩnh cửu phi vật
chất mà khi bị vướng mắc trong vòng luân hồi phải chịu tái sinh lần nữa và
những lần nữa. Chúng ta có thể sử dụng hình ảnh tương tự của một chuỗi ngọc
trai - chuỗi ngọc là atman vĩnh cửu và mỗi viên ngọc là một sự sống cá
nhân.
Như
thế, chúng
ta có được chút khái niệm tổng quát về bối cảnh tư tưởng khi đức Phật xuất
hiện. Chúng ta có thể nhìn đức Phật, đơn giản như một thày thuốc – Ngài tìm cách chữa trị chứng bệnh trầm kha là khổ đau của đời người – và khi chuẩn
bệnh - mầm bệnh không phải chỉ là cơ thế con người – nhưng là trong chính tự thân
sự sống con người. Dukkha thấm trong chính sự hiện hữu
của chúng ta, trong và ngoài - não thức lẫn cơ thế - trước và sau – từ có mặt đến
mất đi, (và ngài nói với chúng ta – “Này Anuràdha. Trước đây và hiện nay, ta
chỉ nói lên sự khổ và sự diệt khổ.”) – những giải pháp đương
thời, chủ yếu dựa trên năng lực siêu nhiên và suy niệm siêu hình, chính ngài đã
từng đi theo và thử nghiệm, đều đã không đưa đến kết quả cụ thể nào – chỉ là
những tin tưởng, truyền thống tuy hứa hẹn nhưng đáng ngờ, và không thực –
Từ kinh nghiệm như thế, ngài đã đi đến lý thuyết anatman - hoàn toàn mới
và khác biệt căn bản với atman – ngày nay chúng ta đã quen thuộc với khái
niệm anatman – và nội dung tạm khái lược là tính vô-ngã – hiểu cụ thể là
không có tự-ngã hay atman vĩnh cửu trong con người, và như một hệ luận
từ định đề này, học thuyết của ngài là vô thần – hiểu là dù có thần linh hay
không, nhưng không một thần linh nào dù có năng lực siêu nhiên lớn lao đến đâu, cụ thể những thần linh trong
tôn giáo Bàlamôn, – đều không có mặt trong giải pháp chữa chạy của ngài. Phương
thuốc của ngài là phương thuốc của con người – chữa trị cho con người, bằng chính con người – và kết
quả là trong đời sống hiện thực con người, và con bệnh phải chủ động, gần như tự
mình chữa trị cho mình – tự mình chứng nghiệm những phương thuốc. Theo đức
Phật, không có gì về con người mà có yếu tính là bất biến vĩnh cửu - tự ngã
(như nó là) thì thay đổi liên tục. Nhưng đức Phật cũng dạy rằng tất cả mọi thứ,
không có ngoại lệ, là vô thường anitya, do đó, học thuyết anatman
của ngài là phù hợp với lý thuyết về bản thể học lớn rộng hơn của ngài. Tất cả
những điều hiện có cũng bị cuốn vào một mối quan hệ (nexus)
chịu điều kiện, đó là trong biến chuyển luôn luôn (constant flux).
Nhưng
quay trở lại sự phủ nhận của đức Phật với khái niệm về atman, và sự thừa nhận khái niệm anatman của ngài. Chúng ta cần phải cẩn thận ở đây, để hiểu được ý
nghĩa và tầm quan trọng của vị trí tư tưởng của ngài. Ngài đã phủ nhận ý tưởng
về một atman cố định vĩnh cửu mà tư tưởng Bàlamôn cho rằng nó luân hồi
hoặc tái sinh – một tiến trình tái sinh (punabbhava) từ đời này sang đời
kia. Nhưng ngài đã không phủ nhận một loạt liên tục tái sanh – lại “sinh ra”
(và “lại chết”) – đúng hơn là ngài lập luận rằng nghiệp xấu được tạo ra từ sự
vô minh, hận thù và tham ái – chính nó sẽ tiếp tục làm động cơ chu kỳ tái sinh.
Và bám vào ý tưởng của một tự ngã vĩnh cửu là một hình thức của vô minh và sẽ
cản trở giác ngộ / sự tắt ngấm, hết sạch nghiệp, vốn điều này giữ chu kỳ
sinh tử không dứt. Nhưng không phải là tự ngã, linh hồn, hay tinh thần vĩnh
cửu, hay atman được tái sinh, nhưng đúng hơn là những “dư nghiệp” cuối
đời vốn được tạo ra trong đời. Vì thế thay vì hình ảnh chuỗi ngọc trai, chúng
ta có thể sử dụng hình ảnh của một chuỗi những ngọn lửa. Tôi sẽ mượn hình ảnh
này – tôi đọc được đâu đó quá lâu nên không nhớ xuất xứ, và kể lại đây vì tôi
nghĩ hình ảnh tuy đơn giản nhưng giải thích tiến trình này rất khéo...
Đốt
một que diêm, và tay kia cầm một ngọn nến, hoặc hình dung làm việc đó. Giữ bấc
nến trực tiếp trên lửa diêm đang cháy, nhưng không thực sự chạm vào ngọn lửa.
Theo dõi cẩn thận. Bấc nến bắt đầu sẽ bốc khói, và sau đó sẽ bật thành ngọn
lửa. Diêm cháy ngắn rồi tắt, chúng ta giờ đã có một ngọn nến cháy. Lấy một ngọn
nến khác, còn mới, cũng có thể, lại làm như trước, và chúng ta có hai ngọn nến
cháy. Có phải ngọn lửa “nhảy” từ diêm sang nến không? lửa nến có phải là một
với lửa diêm không, và ngay cả lửa ở cây nến thứ hai, có là một với lửa nến thứ
nhất? hay chúng đều khác nhau? Nếu chúng ta mô tả quá trình này theo vật lý sơ
giản quan sát được, chúng ta sẽ nói rằng sức nóng từ lửa que diêm đã làm nóng,
bốc hơi một số sáp parafin của cây nến, và hơi parafin bốc cháy, đưa đến –
“sinh ra” một ngọn lửa mới. Hai ngọn lửa là riêng biệt và cháy từ loại nhiên
liệu khác nhau, nhưng hiển nhiên có một liên quan nào đó về nguyên nhân, đó là
điểm cho chúng ta - cắm hai cây nến xuống bàn, đặt que diêm tàn vào khay bên
cạnh, nhìn cái đã tắt, cái đang cháy - ngồi xuống, thong thả bắt đầu suy ngẫm –
chúng ta không thể nói chúng không liên quan, nhưng liên quan đến đâu, như thế
nào?
Tương
tự như vậy, nghiệp được thể hiện trong mỗi cá nhân, mỗi kiếp sống như sức nóng,
như nhiệt. Thân nến giống như cơ sở vật chất cha mẹ cho chúng ta. Ngọn lửa nến
như là đứa bé mới ra đời - phát sinh phụ thuộc vào nguyên nhân trước đó và
những điều kiện hỗ trợ sau đó. Một khác biệt quan trọng giữa sự tái sinh và hai
ngọn lửa là giây phút còn có ý thức cuối cùng của sự tồn tại trước đó chấm dứt
hoàn toàn, sau đó ý thức của tái sinh phát sinh liền ngay sau đó. Không có hiện
tượng tâm thần hoặc thể chất nào “luân hồi” hoặc vượt qua giữa hai kiếp
sống. Tái sinh nhìn như thế là một quá trình đơn giản của nguyên nhân và hậu
quả, và không có sự “sống lại” – hiểu như có một chủ thể lại trở lại sự sống.
Mỗi ngọn lửa là một ngọn lửa mới.
Tiềm năng (nhân) dù là gì và thế nào mỗi sinh linh đã tích lũy được trong suốt
nhiều kiếp sống không mất đi, nhưng vẫn kết tập để đem lại kết quả của nó, bất
cứ khi nào và bất cứ nơi nào điều kiện chín muồi (duyên). Không có tác động
của những hành động tốt hay xấu của một chúng sanh (nghiệp lực) lại bị hủy sau
khi chết. Một số có thể là quá yếu chưa đem lại ngay bất kỳ tác động nào, nhưng
bất kỳ một karma nào - duy trì tiềm
năng của chúng để cho kết quả tại một thời điểm nào đó trong tương lai, một đời
khác, một tinh cầu khác; – như những véc tơ lực trên một từ trường, như những
mũi tên đã rời cánh cung đang bay trên không; hay như những hạt mầm cây cỏ nằm
trong sa mạc đang chờ đợi cơn mưa đến. Dù chúng phải chờ đến aeons, với chúng thời gian là vô nghĩa -
những nghiệp lực đó – không bao giờ tự nó hủy diệt, chúng sẽ tác động.
Và, nhìn theo cùng hướng, tác động đó lại là
một dạng thức khác của sự sống – với nhận thức sự sống là luôn luôn không bao giờ
vừa ý, hài lòng, khổ - chúng ta muốn dạng thức đó đừng xảy ra, nghĩa là muốn dứt
nghiệp cũ – đừng tạo thêm nghiệp mới – để có thể như thế chúng phải sống, cả tình
cảm, suy nghĩ và hành động theo một cách thức nào đó – chủ yếu là không-tạo-nghiệp
– đó là con đường đức Phật đã chỉ rõ.
Khó khăn là phải tự đi trên con đường đó – mỗi
người mỗi cách – theo hướng ngón tay ngài chỉ - đến hướng mặt trăng – cho đến nay
vẫn sáng mỗi đêm rằm.
3.
Tập tễnh đi trên con đường đó, tôi thực
không quan tâm mấy với tái sinh, luân hồi hay kiếp sau – khái niệm sống/chết đó
có chăng với tôi là hữu dụng hơn khi có thể đem ứng dụng vào việc soi chiếu nội
tâm mình – để trong từng sát na của bây-giờ và ở-đây, những gì tưởng là-tôi vẫn
chết đi sống lại – vẫn sinh diệt – vẫn luân hồi – với tiến trình
thành-trụ-hoại-không; như thế sẽ đưa đến sống với nhận thức ngấm vào chính sự
sống – như một-gì mình quên đi, nhưng vẫn có đó - như mình đang thở - là tự
tính-Không của tất cả, và nhắc lại Suzuki trong bài viết trên:
“Toàn thể vũ trụ biểu tả chính nó trong ý thức con người. Đó là để nói, cuộc sống hàng ngày của chúng ta là một mẫu mực của sự nghiệp dài vô hạn của luân hồi.
Khi nhìn ý tưởng luân hồi từ quan điểm này, không phải là thú vị hay sao để nhận thức rằng chúng ta đang thực hành sự luân hồi này trong tất cả mỗi khoảnh khắc của những cuộc sống chúng ta, thay vì trải qua nó sau khi chết và đợi cho một kiếp vũ trụ trôi hết?”
Còn ai băn khoăn về Sống và Chết – một thiền sư hiện đại Nhật bản - Uchiyama Roshi (1912-1998) đã viết:
Sống và chết
Nước không có được vì đã múc vào một xô-nước
Đơn giản chỉ là nước của toàn vũ trụ đã múc vào một cái xô
Nước không mất đi vì nó đã đổ tung trên đất
Nó chỉ là nước của toàn vũ trụ đã dọn sạch cả vào toàn vũ trụ
Đời sống thì không sinh vì một người sinh ra
Đời sống của toàn vũ trụ đã được múc vào cái "ý tưởng" chặt cứng mang tên "Ta"
Đời sống không mất vì một người đã chết
Đơn giản, đời sống của toàn vũ trụ đã được đổ ra khỏi "ý tưởng" chặt cứng mang tên "Ta" và về lại trong vũ trụ.
Một cách hiểu bài thơ trên là quay về quan niệm quen thuộc “sinh là ký và tử là qui” – hay nôm na cùng ý “sống gửi, thác về”, và dừng ở đấy – Từ đâu đến và về đâu là chuyện khó bàn cho cùng, và bàn mãi sẽ không hết, nên dứt ở đây. Băn khoăn của chúng ta là đừng trầm luân trong vòng sống chết, luân hồi đó – chúng ta muốn ra khỏi nó - nên luân hồi, từ đâu, về đâu, nay cả thế nào - đâu có gì quan trọng.
“Toàn thể vũ trụ biểu tả chính nó trong ý thức con người. Đó là để nói, cuộc sống hàng ngày của chúng ta là một mẫu mực của sự nghiệp dài vô hạn của luân hồi.
Khi nhìn ý tưởng luân hồi từ quan điểm này, không phải là thú vị hay sao để nhận thức rằng chúng ta đang thực hành sự luân hồi này trong tất cả mỗi khoảnh khắc của những cuộc sống chúng ta, thay vì trải qua nó sau khi chết và đợi cho một kiếp vũ trụ trôi hết?”
Còn ai băn khoăn về Sống và Chết – một thiền sư hiện đại Nhật bản - Uchiyama Roshi (1912-1998) đã viết:
Sống và chết
Nước không có được vì đã múc vào một xô-nước
Đơn giản chỉ là nước của toàn vũ trụ đã múc vào một cái xô
Nước không mất đi vì nó đã đổ tung trên đất
Nó chỉ là nước của toàn vũ trụ đã dọn sạch cả vào toàn vũ trụ
Đời sống thì không sinh vì một người sinh ra
Đời sống của toàn vũ trụ đã được múc vào cái "ý tưởng" chặt cứng mang tên "Ta"
Đời sống không mất vì một người đã chết
Đơn giản, đời sống của toàn vũ trụ đã được đổ ra khỏi "ý tưởng" chặt cứng mang tên "Ta" và về lại trong vũ trụ.
Một cách hiểu bài thơ trên là quay về quan niệm quen thuộc “sinh là ký và tử là qui” – hay nôm na cùng ý “sống gửi, thác về”, và dừng ở đấy – Từ đâu đến và về đâu là chuyện khó bàn cho cùng, và bàn mãi sẽ không hết, nên dứt ở đây. Băn khoăn của chúng ta là đừng trầm luân trong vòng sống chết, luân hồi đó – chúng ta muốn ra khỏi nó - nên luân hồi, từ đâu, về đâu, nay cả thế nào - đâu có gì quan trọng.
Lê Dọn Bàn