Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Hai – Triết học đạo Catô
Phần I. Những vị Bố đạo Kitô.
Chương
1. Sự phát triển tôn giáo của người Jew
Đạo
Kitô, như đã được Đế quốc Lamã vừa qua, chuyển giao cho các dân rợ [1] , gồm ba yếu tố: thứ nhất, những tin
tưởng triết học nhất định, bắt nguồn chủ yếu từ Plato và những triết gia
Plato-Mới, nhưng cũng một phần từ những nhà Stoics; thứ hai, một khái niệm về
đạo đức và lịch sử bắt nguồn từ những người Jew; và thứ ba, những lý thuyết
nhất định, đặc biệt hơn cả về phần sự cứu rỗi, vốn đã trọn vẹn là mới trong đạo
Kitô, mặc dù có phần có thể truy nguyên về Orphism, và về những giáo phái anh
em cùng nguồn của vùng Cận Đông.
1. Một lịch sử thần linh, bắt đầu với sự Sáng thế, dẫn đến một sự hoàn thành trong tương lai, và biện minh cho những cách thức của Gót với con người.
2. Sự
hiện hữu của một phần nhỏ loài người vốn Gót đặc biệt yêu thương. Đối với người
Jew, phần này gọi là Dân-tộc-được-chọn; với những người Kitô, là dân-được-tuyển.
3. Một khái niệm mới về “sự chính trực” [2]. Đức hạnh đem-của-cho-kẻ-khó [3], lấy thí dụ, được lấy từ đạo Juda sang đạo Kitô. Sự quan trọng gắn liền với lễ bắp-têm [4] có thể là đã xuất phát từ Orphism, hoặc từ những tôn giáo phương Đông huyền bí không-Kitô, nhưng làm việc từ thiện thực tiễn, như là một yếu tố trong khái niệm của người Kitô về đức hạnh, có vẻ như đã đến từ những người Jew.
4. Giới luật. Những người Kitô có giữ phần của Luật Dothái cổ [5], lấy thí dụ như Mười điều răn, trong khi họ gạt bỏ những phần của nó về nghi lễ và tế tự. Nhưng trong thực hành họ gắn bó với Tín điều [6] cùng những cảm xúc như của những người Jew với Giới Luật. Điều này liên quan đến học thuyết rằng niềm tin đúng thì ít nhất cũng quan trọng như hành động đạo hạnh, một học thuyết mà yếu tính là Hylạp. Những gì có tính Dothái trong nguồn gốc là sự rành riêng độc quyền của người-được-tuyển.
5. Vị Cứu Thế [7] . Người Jew tin rằng một vị Cứu Thế (Messiah) sẽ mang lại cho họ thịnh vượng trần thế, và chiến thắng những kẻ thù của họ ở đây, trên mặt đất; hơn thế nữa, vị này vẫn còn trong tương lai. Đối với những người Kitô, vị Cứu Thế đã là Jesus trong lịch sử, người cũng được xem đồng nhất với Logo của triết học Hylạp, và không phải là trên trần thế, nhưng trên thiên đường, nơi vị Cứu Thế làm cho những tín đồ có khả năng chiến thắng những kẻ thù của họ.
6. Vương quốc Thiên đường [8]. Một thế giới-khác, một cõi khác, là một khái niệm mà người Jew và người Kitô, trong một ý hướng, chia sẻ với học thuyết Plato, nhưng nó có, với họ, một hình thức cụ thể hơn nhiều so với những triết gia Hylạp. Học thuyết Hylạp – vốn được tìm thấy trong nhiều triết học đạo Kitô, nhưng không trong đạo Kitô phổ thông – đã rằng thế giới cảm giác hữu hình, trong không gian và thời gian, là một ảo ảnh, và rằng, bằng trí tuệ và kỷ luật đạo đức, một người có thể học để sống trong thế giới vĩnh cửu, mà duy chỉ nó là thực. Học thuyết của Dothái và đạo Kitô, mặt khác, thế giới khác – hình tượng trong óc – là không khác một cách siêu hìnhvới thế giới này, nhưng như trong một tương lai, khi những kẻ đạo hạnh sẽ được hưởng hạnh phúc đời đời, và kẻ ác sẽ phải chịu đau khổ đày đọa đời đời. Tin tưởng này là hiện thân của tâm lý trả thù, và đã dễ hiểu với tất cả mọi người, còn những học thuyết của những triết gia Hylạp thì không như thế.
Để hiểu
nguồn gốc của những tin tưởng này, chúng ta phải xem xét một số sự kiện trong
lịch sử Dothái, vốn giờ đây chúng ta sẽ quay chú ý sang.
Lịch sử
buổi đầu của dân Israel không thể xác nhận được từ bất kỳ nguồn nào bên ngoài
tập Cựu ước, và không thể nào biết được đến điểm nào thì nó thôi không còn chỉ
đơn thuần là huyền thoại. David và Solomon có thể được chấp nhận như là những
nhà vua, những người có lẽ đã sống thực, nhưng tại thời điểm sớm nhất mà chúng
ta đi đến một điều gì đó mang lịch sử chắc chắn, đã có hai vương quốc Israel và
Judah [9] rồi.
Người đầu tiên đã được đề cập đến trong Cựu ước, mà có một ghi chép độc lập về
người ấy là Ahab, vua của Israel, người được nói đến trong một lá thư Assyria
năm 853 TCN. Những người Assyria [10] cuối
cùng đã chinh phục vương quốc phía Bắc năm 722 TCN, và dời đi một phần lớn dân
chúng. Sau thời này, một mình vương quốc Judah bảo tồn tôn giáo và truyền thống
của dân Israelites. Vương quốc Judah vừa kịp sống sót thoát được khỏi Assyria,
vốn sức mạnh của họ đã chấm dứt khi những người Babylon và Medes[11] chiếm
thành Nineveh năm 606 TCN. Nhưng trong năm 586 TCN, vua Nebuchadrezzar [12] chiếm Jerusalem, phá hủy đền thờ, và
chuyển một phần lớn dân chúng đến Babylon. Vương quốc Babylon đến năm 538 TCN
đã xụp đổ, khi Cyrus, vua của dân Medes và Persia, đã lấy thành Babylon. Năm
537 TCN, Cyrus đã ban hành một sắc lệnh cho phép người Jew trở về Palestine.
Nhiều người trong số họ đã làm như vậy, dưới sự lãnh đạo của Nehemiah và Ezra,
Đền thờ (Jerusalem) được xây dựng lại, và lý thuyết chính thống đạo Juda bắt đầu
được kết tinh sáng tỏ.
Trong
thời kỳ bị giam giữ [13] , và trong vài thời gian trước và
sau thời kỳ này, đạo Juda đã trải qua một sự phát triển rất quan trọng. Thoạt
ban đầu, xem dường đã không phải là rất nhiều khác biệt, từ một quan điểm tôn
giáo, giữa những người Israel và những bộ tộc xung quanh. Yahweh lúc đầu, đã
chỉ là một vị thần – một vị gót – của bộ lạc, vị đã biệt đãi che chở đám con
dân của Israel, nhưng điều này đã không phủ nhận rằng đã có những vị thần khác,
và thờ phụng những thần này đã là thông lệ quen thuộc. Khi điều răn thứ nhất
nói, “Ngươi sẽ không có những thần nào khác, nhưng chỉ mình ta” [14], nó đã nói một điều gì đó, vốn là một sự đổi mới trong
thời gian ngay trước khi bị giam giữ. Điều này đã được những văn bản khác nhau
của những tiên tri [15] sớm hơn trước đó làm nên bằng chứng rõ ràng. Tại thời
điểm này, chính là những vị tiên tri là những người đầu tiên đã dạy rằng việc
thờ phụng của những vị thần khác tôn giáo, ngoại đạo, là tội lỗi. Để giành được
chiến thắng trong những cuộc chiến tranh liên tục của thời kỳ đó, họ tuyên bố,
sự ủng hộ của Yahweh là thiết yếu; và Yahweh sẽ rút lại biệt đãi của mình, nếu
những vị thần khác cũng được vinh danh. Đặc biệt là Jeremiah và Ezekiel, dường
như đã phát minh ra ý tưởng rằng trừ có một tôn giáo, còn tất cả những tôn giáo
khác đều không thực, sai lầm, và rằng Gót [16] trừng
phạt sự sự sùng bái thần tượng.
Một vài
trích dẫn sẽ minh họa những lời dạy của họ, và sự thịnh hành của những thực
hành ngoại đạo (không-DoThái) vốn họ phản đối chống lại chúng. “Ngươi không xem
thấy những gì chúng làm ở những thành phố của Judah, và trên những đường phố
Jerusalem? Những trẻ em thu nhặt củi, và những ông bố nhóm lửa, và những người
phụ nữ nhào bột của họ, để làm bánh dâng lên nữ hoàng của trời cao [Ishtar] [17], và rót
rượu cúng những gót khác, như thế chúng có thể kích động ta tức giận” [18]. Gót
tức giận về điều đó. “Và chúng đã xâydựng ở những nơi cao của Tophet [19], vốn là
trong thung lũng của những con trai của Hinnom, để thiêu những con trai và con
gái của chúng trong lửa; vốn ta đã truyền lệnh cho chúng đừng làm, không một
nào chuyển đặng lòng ta” [20].
Có một
đoạn rất thú vị đáng chú ý trong Jeremiah, trong đó ông tố giác người Jew ở Egypt
vì sự thờ thần tượng của họ. Chính ông đã sống giữa đám họ một thời gian. Nhà
tiên tri nói với những người tị nạn Dothái ở Egypt rằng Yahweh sẽ tiêu diệt họ
tất cả, bởi vì những người vợ của họ đã thắp nhang cho những vị thần khác.
Nhưng họ từ chối không nghe theo ông, họ nói: “Chúng tôi chắc chắn sẽ làm những
điều gì chúng tôi nói ra miệng, thắp hương với nữ hoàng của trời cao, và dâng
rượu cúng lên bà, như chúng tôi đã làm, chúng tôi và cha ông chúng tôi, những
vị vua và những vương hầu của chúng tôi, tại những thành phố của Judah, và trên
đường phố Jerusalem, vì sau đó chúng tôi đã có rất nhiều thực phẩm, và đã mạnh
khỏe, và không thấy gì tà ác”. Tuy nhiên, Jeremiah đoan chắc với họ rằng Yahweh
ghi nhận những thực hành thờ thần tượng này, và những bất hạnh đã đến, vì
chúng. “Này, ta đã thề với đại danh của ta, Gót phán, rằng danh ta sẽ không còn
bao giờ được gọi thành tên qua miệng của bất kỳ dân Judah nào trong toàn cõi Egypt....
Ta sẽ trông chừng chúng về tà ác, và không về tốt lành, và tất cả những con dân
của Judah trong đất Egypt sẽ bị gươm kiếm và nạn đói tàn hại, cho đến khi chúng
hết sạch”. [21]
Ezekiel
cũng không kém phần sửng sốt vì sự thực hành sùng bái thần tượng của người Jew.
Trong một thị kiến, Gót cho ông thấy những phụ nữ ở cổng bắc Đền thờ đương khóc
cho Tammuz (một vị thần Babylon), sau đó Gót cho ông thấy những “gớm ghiếc lớn
hơn”, hai mươi lăm người tại cửa Đền thờ đương thờ lạy mặt trời. Gót tuyên bố:
“Do đó, ta sẽ cũng đối phó trong cuồng nộ, mắt ta sẽ không chừa ra, ta cũng
chẳng thương xót: và mặc dù chúng khóc gào lớn vang tai ta, thế nhưng ta sẽ
chẳng nghe chúng đâu”. [22]
Ý tưởng
cho rằng tất cả mọi tôn giáo, chỉ trừ có một, là xấu xa, và rằng Gót trừng phạt
sự thờ thần tượng, như đã thấy được, là phát minh bởi những tiên tri này. Những
tiên tri, trên toàn bộ, đã có lòng ái quốc mãnh liệt, và mong chờ đến ngày, khi
ấy Gót sẽ tiêu diệt hoàn toàn những dân ngoại giáo, không-Dothái.
Sự giam giữ đã được lấy để biện minh cho sự đe doạ của những tiên tri. Nếu Yahweh là đấng toàn năng, và dân Jew đã là dân-được-chọn của vị này, những đau khổ của họ chỉ có thể được giải thích bởi sự gian ác của họ. Tâm lý là tâm lý trừng giới, kiểu cha mẹ răn phạt con cái: những người Jew sẽ được thanh tẩy qua sự trừng phạt. Dưới ảnh hưởng của niềm tin này, họ đã phát triển, trong thời gian lưu vong, một tính chính thống cứng rắn hơn, và tính loại trừ tất cả và dành riêng với một dân tộc, nhiều hơn so với tình trạng phổ biến khi họ còn độc lập. Những người Jew vẫn ở lại đằng sau và không bị nhổ rễ đưa đi Babylon, đã không trải qua sự phát triển này dù với bất cứ điều gì giống như thế trong những mức độ tương tự. Khi Ezra và Nehemiah trở lại Jerusalem sau khi bị giam giữ, họ đã bị sốc khi thấy rằng những hôn nhân hỗn hợp [23] đã phổ biến, và họ giải tán tất cả những hôn nhân như vậy [24].
Những
người Jew đã tách biệt nổi bật so với những dân tộc khác trong thời cổ, bởi sự
kiêu hãnh bướng bỉnh về dân tộc của họ. Tất cả những sắc dân khác, khi bị chinh
phục, hoặc đành bằng lòng ngầm trong thâm tâm cũng như bày tỏ ra ngoài, chỉ một
mình những người Jew giữ lại niềm tin vào sự ưu việt của họ, và sự đoan quyết
rằng những bất hạnh của họ là do sự tức giận của Gót, bởi vì họ đã thất bại
không giữ gìn sự thuần khiết trong đức tin và nghi lễ tín ngưỡng của họ. Những
tập sách mang tính lịch sử của kinh Cựu ước, đã chủ yếu được kết tập sau thời
bị giam giữ, đã cho một ấn tượng sai lệch, vì chúng gợi ý những thực hành sùng
bái thần tượng dựa vào đó những tiên tri đã phản đối, đã là một suy giảm từ sự
nghiêm nhặt trước đó, trong khi trong thực tế, nghiêm nhặt trước đó đã chưa bao
giờ có cả. Những tiên tri đã là những người sáng tạo đến một mức độ lớn hơn
nhiều, nếu so với như xuất hiện trong Kinh thánh khi đọc không với trong khung cảnh
lịch sử.
Một vài
điều đã sau đó là đặc trưng của đạo Juda, đã phát triển trong thời gian bị giam
cầm này, mặc dù có phần từ những nguồn đã hiện hữu trước đó. Do sự kiện Đền thờ
bị phá hủy, nơi duy nhất những vật hy sinh có thể được dâng cúng, những nghi lễ
đạo Juda cực chẳng đã thành không-cúng-vật-hy sinh. Những nhà thờ đạo Juda [25] trong
thời này, đã bắt đầu đọc những phần như thế của Kinh thánh như đã là thế rồi.
Sự quan trọng của ngày Sa-bát đã được nhấn mạnh lần đầu tiên trong thời này, và
cũng vậy là tục cắtt da bao qui đầu như dấu hiệu của người Jew. Như chúng ta đã
thấy, chỉ là trong thời kỳ bị lưu vong hôn nhân với những người ngoại đạo trở
nên bị cấm. Đã có một sự lớn dậy của tất cả mọi hình thức của sự riêng biệt và
loại trừ. “Ta là Chúa-Tể, Gót của ngươi, vốn đã tách biệt ngươi với những dân
khác” [26]. “Nhà
ngươi sẽ thiêng liêng, vì ta – Chúa-Tể, Gót của ngươi – là thiêng liêng” [27]. Luật
(Dothái) là một sản phẩm của thời kỳ này. Nó là một trong những sức mạnh chủ
yếu gìn giữ sự thống nhất quốc gia.
Những gì
chúng ta có như là Sách của Isaiah là công trình của hai tiên tri khác nhau,
một sống trước thời lưu vong, và một sống sau. Vị thứ hai này, được những người
nghiên cứu Kinh thánh gọi là Deutero-Isaiah, là vị đáng chú ý nhất trong những
tiên tri. Ông là người đầu tiên đã thuật lại rằng Gót đã nói: “Không có gót nào
cả, trừ mình ta.” Ông tin vào sự (chết đi) rồi sống lại của cơ thể, có lẽ là
kết quả của ảnh hưởng từ Persia. Những tiên tri của ông về vị Cứu Thế Messiah,
sau đó đã là văn bản chủ yếu của kinh Cựu ước được sử dụng để cho thấy rằng
những tiên tri đã đoán trước sự ra đời của Christ.
Trong
những biện luận Kitô với cả dân ngoại giáo và Dothái, những văn bản này từ
Deutero-Isaiah đã đóng một phần rất quan trọng, và vì lý do này, tôi sẽ trích
dẫn những câu quan trọng nhất của chúng. Sau cùng, tất cả những quốc gia sẽ cải
đạo: “Họ sẽ rèn những thanh kiếm của họ thành những lưỡi cày, và cái giáo của
họ thành những móc tỉa cây: quốc gia sẽ không vung kiếm chống lại quốc gia,
chẳng quốc gia nào còn học tập chuyện binh đao nữa” (Is. II, 4 ). “Này, một
trinh nữ sẽ thụ thai, và sinh một con trai, và sẽ gọi tên nó là Immanuel.” [28] (Về phần
văn bản này, đã có một tranh luận giữa người Jew và người Kitô, những người Jew
nói rằng bản dịch đúng là “một thiếu phụ sẽ thụ thai”, nhưng những người Kitô
nghĩ rằng người Jew đã nói dối). “Những người đi trong bóng tối đã thấy một ánh
sáng lớn; họ sống trên đất của bóng tối của cái chết, đã có ánh sáng chiếu trên
họ, [29]… với
chúng ta, một đứa trẻ được sinh ra; với chúng ta, một trẻ trai được đem cho: và
vương chính sẽ trên vai của nó: và tên của nó sẽ được gọi là Tuyệt vời, Tham
vấn, Gót phi thường, là Cha đời đời, Hoàng tử của hòa bình”. [30] [31] Lời hiển
nhiên có vẻ tiên tri nhất của những đoạn văn này là chương 53, trong đó có
những đoạn văn quen thuộc:.... “Người bị xem thường và bị con người từ chối;
một người của những buồn phiền, và quen với đau buồn. … Chắc chắn người đã chịu
những sầu khổ của chúng ta ...., và đã gánh những đau đớn của chúng ta … Nhưng
người đã bị thương cho những tội phạm của chúng ta, ông đã bị thâm tím cho bất
công độc ác của chúng ta:.... những trừng phạt cho chúng ta là với người, để
chúng ta có an bình, và với những vết lằn trên thân người chúng ta được lành
bệnh, Người đã bị áp bức, và người đã bị thương tổn, thế nhưng người không mở
miệng mình: người bị bắt như một con chiên đem đi giết, và như là một con cừu
câm nín trước kẻ cạo lông, vậy nhưng người không mở miệng” [32]. Sự bao
gồm của những dân ngoại giáo trong sự cứu rỗi cuối cùng là rõ ràng: “Và những
dân ngoại sẽ đến với ánh sáng ngươi, và những vị vua với sự sự rực rỡ của ngươi
tăng lên.” [33]
Sau Ezra
và Nehemiah, dân Jew biến mất khỏi lịch sử trong một thời gian. Nhà nước Dothái
đã sống sót như một chế độ chính trị thần quyền, nhưng lãnh thổ của nó rất nhỏ
– chỉ có khu vực mười đến mười lăm dặm xung quanh thành Jerusalem, theo E.
Bevan [34] . Sau Alexander, nó trở thành một
lãnh thổ tranh chấp giữa vương quốc của Ptolemy [35] và vương
quốc Seleucid [36]. Tuy nhiên, điều này hiếm khi đưa chiến tranh đến đất Dothái
thực sự, và để người Jew, trong một thời gian dài, tự do thực hành tôn giáo của
họ.
Những
châm ngôn đạo đức của họ, vào thời gian này, được quy định trong Ecclesiasticus [37] , có thể được viết khoảng năm 200
TCN. Cho đến gần đây, quyển sách này chỉ được biết đến trong một phiên bản
tiếng Hylạp, đây là lý do nó bị đẩy vào danh sách Apocrypha [38]. Nhưng một bản chép tay Hebrew đã được tìm thấy gần
đây, trong một vài khía cạnh khác với văn bản dịch từ Hylạp trong phiên bản
Apocrypha của chúng ta. Luân lý được giảng dạy thì rất trần tục. Danh tiếng
giữa láng giềng thì được đánh giá rất cao. Thành thực là chính sách tốt nhất,
bởi vì rất ích lợi nếu có Yahweh đứng về phía bạn. Cho-kẻ-khó thì được khuyến
khích. Dấu hiệu duy nhất của ảnh hưởng từ Hylạp là trong sự khen ngợi y học.
Không
nên được đối xử quá tử tế với những nô lệ. “Thức ăn gia súc, một que gậy, và
những gánh nặng, là dành cho những con lừa:.... Và bánh mì, sửa chữa răn dạy,
và công việc, là dành cho một kẻ tôi tớ,… Xếp đặt cho hắn làm công việc, cho
xứng hợp với hắn: nếu như hắn không vâng lời, thêm nhiều xiềng xích nặng hơn”
(XXIII, 24, 28). Đồng thời, hãy nhớ rằng bạn phải trả một cái giá cho hắn, và
rằng nếu hắn chạy trốn, bạn sẽ mất tiền của bạn, điều này đặt ra một sự chặt
chẽ với lợi nhuận (ibid., 30, 31).
Con gái là một nguồn lo lắng lớn lao, xem dường như trong thời ông, họ đã
nghiện ngập nhiều với sự vô luân (XLII, 9-11). Ông có một quan điểm thấp về phụ
nữ: “Từ đống quần áo sinh ra một con mọt vải, và những từ những phụ nữ (sinh
ra) gian ác” (ibid., 13). Là một sai lầm nếu vui vẻ với con cái của bạn:
đường lối đúng là “kéo cổ chúng (quì xuống tùng phục, ngay từ) lúc chúng còn
trẻ “ (VII, 23, 24).
Nhìn
chung tất cả, cũng giống như Cato người-cao-tuổi, ông đại diện cho đạo đức của
con người giới buôn bán có đạo đức, trong một ánh sáng khó thương, rất ít phần
hấp dẫn.
Sự hiện
hữu yên tĩnh của sự thoải mái tự cho là chính trực này đã bị vua Antiochus IV,
triều đại Seleucid, đột ngột cắt đứt, nhà vua là người đã quyết tâm Hylạp hóa
tất cả những lãnh địa của ông. Năm 175 TCN, ông thành lập một phòng tập thể dục [39] ở
Jerusalem, và dạy những người trẻ đội mũ và tập luyện điền kinh Hylạp. Trong
chuyện này, ông đã được một người Jew đã Hylạp hóa tên là Jason giúp đỡ, người
mà ông phong làm thày tư tế cao cấp [40]. Những tầng lớp quý tộc tư tế đã trở thành dễ dãi lỏng
lẻo, và đã cảm nhận được sức hấp dẫn của văn minh Hylạp, nhưng họ đã bị một
phái gọi là “Hasidim” (có nghĩa là “sùng đạo”) kịch liệt phản đối, họ là những
người mạnh mẽ giữa đám dân chúng nông thôn. [41] Đến năm
170 TCN, Antiochus trở nên bận rộn chiến tranh với Egypt, người Jew đã nổi dậy.
Kể từ đấy, Antiochus đã đưa những bình thánh linh thiêng [42] khỏi đền
thờ, và đặt vào trong đó ảnh của Gót. Ông xác định Yahweh với Zeus, theo như
một thực hành đã thành công ở khắp mọi nơi khác [43]. Ông đã quyết tâm tiêu diệt đạo Juda, và để ngăn chặn
tục cắt bao qui đầu và việc chấp hành những qui luật liên quan đến thực phẩm ăn
uống. Với tất cả những điều này, dân thành Jerusalem đã tùng phục, nhưng bên
ngoài Jerusalem những người Jew chống lại với sự bướng bỉnh tột bực.
Lịch sử
của thời kỳ này được kể trong Sách Thứ nhất của Maccabees. Chương đầu tiên kể
Antiochus đã ban sắc luật thế nào cho tất cả những cư dân của vương quốc ông,
nên là một dân tộc, và từ bỏ những luật riêng của họ. Tất cả những dân ngoại
giáo đều vâng lời, và nhiều người Jew, mặc dù nhà vua ra lệnh rằng họ nên thế
tục hóa ngày Sa-bát, dùng thịt lợn trong hy sinh cúng thần, và để con cái của
họ không phải cắt da qui đầu. Tất cả những người không tuân lệnh đã bị giết.
Nhiều người, tuy nhiên, đã chống cự lại. “Họ đã đem giết những phụ nữ nào đó
nhất định, do nguyên nhân con cái của những phụ nữ này có cắt bao qui đầu , và
họ đã treo cổ những trẻ sơ sinh này, và vét sạch nhà của họ, và giết hại những
người đã cắt bao qui đầu cho họ. Song le dù thế nào, nhiều người ở Israel đã
quyết định trọn vẹn và xác nhận với tự bản thân không ăn bất kỳ thức ăn nào ô
uế [44]. Vậy
nên họ đã chọn thà chết, rằng họ không thể bị nhơ bẩn với những loại thịt (bị
cấm ăn), và rằng họ có thể không xúc phạm những giao ước linh thiêng: vậy nên
họ đã chết” [45].
Đó là
vào thời điểm này, giáo lý về sự bất tử đã thành ra được tin tưởng rộng rãi
trong số những người Jew. Đã từng được nghĩ rằng đức hạnh sẽ được ban thưởng ở
đây trên mặt trần gian; nhưng chịu khủng bố bị ngược đãi, vốn đã chụp xuống
những người đạo hạnh nhất, làm cho rõ ràng rằng điều này không phải là trường
hợp xảy ra. Để bảo vệ công lý linh thiêng của Gót, do đó, là cần thiết để tin
vào những phần thưởng và trừng phạt ở đời sau. Học thuyết này đã không được
chấp nhận phổ quát trong số các người Jew; đến thời của Christ, những người
Sadducees vẫn bị phủ nhận nó. Nhưng đến thời đó, họ chỉ là một phái nhỏ, và
trong những thời sau đó, tất cả người Jew tin vào sự bất tử.
Judas
Maccabaeus lãnh đạo cuộc nổi dậy chống lại Antiochus, là một nhà chỉ huy quân
đội có khả năng, là người đầu tiên chiếm lại Jerusalem (164 TCN), và sau
đó bắt tay vào công kích gây hấn. Đôi khi ông cho giết tất cả những đàn ông,
đôi khi ông cắt bao qui đầu họ bằng vũ lực. Jonathan, em trai của ông, đã được
cho làm thày tư tế cao, được phép chiếm ngụ Jerusalem với một đồn binh, và đã
chinh phục một phần của Samaria, chiếm đóng Joppa và Akra. Ông đã điều đình với
Rome, và đã thành công trong việc đảm bảo quyền tự chủ hoàn toàn. Gia đình ông
đã là những thày tư tế cao cho đến thời Herod, và được biết đến như là những vị
vua dòng Hasmonean.
Khi bền
vững chịu đựng và chống cự lại sự khủng bố, những người Jew thời này đã cho
thấy sự anh hùng lớn lao, mặc dù trong sự bảo vệ những sự việc không đập mạnh
vào chúng ta như quan trọng, chẳng hạn như chuyện cắt bao qui đầu , và sự xấu
ác trong việc ăn thịt lợn.
Thời
gian có cuộc đàn áp từ Antiochus IV là rất quan trọng trong lịch sử Dothái.
Những người Jew của sự Phân tán [46], vào
thời này, đã ngày càng trở nên bị Hylạp hóa, những người Jew của xứ Judea đã là
thiểu số, và thậm chí trong số họ, những người giàu và có quyền đã nghiêng sang
mặc nhận những đổi mới từ Hylạp. Nếu như không có cuộc kháng chiến anh hùng của
những người Hasidim, đạo Juda có thể đã chết đi dễ dàng rồi. Nếu điều này đã
xảy ra, đạo Kitô và Islam đã không có thể hiện hữu trong bất cứ một điều gì
giống như hình thức chúng thực sự đã khoác vào. Townsend, trong bài giới thiệu
của ông về bản dịch của Quyển sách thứ tư của Maccabees, nói:
“Đã là
chính xác nói rằng, nếu Dothái như là một tôn giáo, đã bị diệt vong dưới thời
Antiochus, sẽ thiếu mảnh đất gieo hạt giống của đạo Kitô; và do đó máu của
những kẻ chết vì đạo Maccabees, những người đã cứu đạo Juda, cuối cùng đã trở
thành hạt giống của hội Nhà Thờ. Như vậy, không chỉ đạo Kitô, nhưng cũng cả
Islam, đã lấy gốc của lý thuyết độc thần của họ từ cùng một nguồn Dothái, cũng
có thể nói là thế giới ngày nay mang nợ chính sự tồn tại cảu nhất thần luận, cả
trong phương Đông lẫn phương Tây, với những người Maccabees” [47].
Tuy
nhiên, chính những người Maccabees, đã lại không được những người Jew về sau
này ngưỡng mộ, bởi vì gia đình của họ, như những thày tư tế cao cấp, sau những
thành công của họ, đã chấp nhận một chính sách thế tục và nhất thời. Sự ngưỡng
mộ là với những người tử đạo. Quyển Sách thứ tư của Maccabees, có thể được viết
ở Alexandria vào khoảng thời của Christ, minh họa điều này, cũng như một số
những điểm thú vị đáng chú ý khác. Mặc dù nhan đề của nó như thế, không chỗ nào
trong nó đề cập đến những người Maccabees, nhưng thuật chuyện về sức mạnh tinh
thần đáng kinh ngạc; đầu tiên của một ông già, và sau đó của bảy anh em trẻ
tuổi, là những người đầu tiên bị Antiochus tra tấn và sau đó đem thiêu sống,
trong khi mẹ của họ, người đã có mặt, hô hào họ đứng vững. Nhà vua, lúc đầu, đã
cố gắng thắng họ bằng sự thân thiện, nói với họ rằng, nếu họ sẽ chỉ đồng ý ăn
thịt lợn, ông sẽ đem họ vào đám những người được ông cho ân huệ, và bảo đảm họ
những chức nghiệp thành công. Khi họ từ chối, ông chỉ cho họ những khí cụ tra
tấn. Nhưng vẫn giữ không lay chuyển, họ bảo ông – rằng ông sẽ phải chịu đày đọa
đời đời sau cái chết, trong khi đó họ sẽ thừa hưởng cực lạc vĩnh cửu. Từng
người một, trong sự hiện diện của nhau, và trong đó có người mẹ của họ, đầu
tiên họ đã bị thúc ép ăn thịt lợn, sau đó, khi họ từ chối, đã bị tra tấn và
giết chết. Ở cuối cùng, nhà vua quay sang những binh sĩ của mình, và bảo họ
rằng ông hy vọng họ đã được lợi ích bằng một thí dụ dường thế về sự can đảm.
Câu chuyện này dĩ nhiên là truyền thuyết được tô vẽ thêm cho đẹp, nhưng có sự
thật lịch sử, rằng chính sách khủng bố là khắc nghiệt, và đã được chịu đựng anh
hùng; và những điểm chính của vấn đề cũng là chuyện cắt bao qui đầu và ăn thịt
lợn.
Quyển
sách này là thú vị đáng chú ý về phương diện khác. Mặc dù người viết rõ ràng là
một người Jew chính thống, ông sử dụng ngôn ngữ của triết lý Stoics, và có quan
tâm để chứng minh rằng những người Jew sinh sống hoàn toàn phù hợp với những
giới luật của nó. Quyển sách mở đầu bằng câu:
“Triết
lý ở mức độ cao nhất là câu hỏi tôi đề nghị để thảo luận, cụ thể là liệu không
biết những Lý Trí Khởi hứng có là vị cai trị tối thượng trên những đam mê hay
không; và với triết lý của nó, tôi sẽ nghiêm túc kêu gọi sự chú ý chân thành
nhất của bạn”.
Người
Jew ở Alexandria đã sẵn sàng để học hỏi từ những người Hylạp trong triết học,
nhưng họ bám chặt bền dai thật phi thường với Giới Luật, đặc biệt là tục cắt
bao qui đầu, tuân thủ ngày Sabbath [48], và
kiêng thịt lợn và những thịt “không sạch” khác. Từ thời Nehemiah cho đến sau sự
sụp đổ của Jerusalem vào năm 70 CN, tầm quan trọng mà họ gắn liền với Luật đều
đặn tăng dần lên. Họ không còn chấp nhận những vị tiên tri nào là người có bất
cứ điều gì mới để nói. Những người trong số đó, những ai cảm thấy thôi thúc, đã
phải viết theo phong cách của những vị tiên tri giả vờ rằng họ đã tìm thấy được
một quyển sách cũ, viết bởi Daniel hoặc Solomon, hoặc bởi một vài vị cổ đại nào
đó khác, nhưng toàn hảo đáng tôn kính. Nghi lễ đặc thù của họ đã giữ họ lại với
nhau như một quốc gia, nhưng sự nhấn mạnh vào Luật dần dần phá hủy tính sáng
tạo độc đáo, và làm cho họ hết sức bảo thủ. Tính chất cứng nhắc này làm cho sự
nổi dậy của Paul chống lại sự thống trị của Luật rất đáng chú ý.
Kinh Tân ước,
tuy nhiên, không phải là một khởi đầu hoàn toàn mới dường thế, như nó có khuynh
hướng hiện ra với những người không biết gì về văn học Dothái trong thời ngay
trước sự ra đời của Christ. Nhiệt tình tiên tri đã hoàn toàn không chết, mặc dù
nó đã phải áp dụng những phương cách của dấu tên thực, dùng biệt hiệu để có thể
được nghe đến. Đáng quan tâm nhất, về phương diện này, là Sách của Enoch [49], một công trình tổng hợp, từ nhiều những tác giả khác
nhau, người sớm nhất là trước thời của những Maccabees một chút, và người muộn
nhất khoảng năm 64 TCN. Hầu hết tập sách tự nhận là thuật lại viễn kiến về sự
tận thế của vị mở đạo Enoch. Điều này rất quan trọng cho phe của những tín đồ
đạo Juda đã chuyển sang đạo Kitô. Những tác giả của kinh Tân ước quen thuộc với
nó; Jude xem nó là thực sự của Enoch. Những vị mở đạo ban đầu của đạo Kitô, thí
dụ như Clement của thành Alexandria, và Tertullian, coi đó như là kinh điển nhà
thờ, nhưng Jerome và Augustine phủ nhận nó. Do đó, nó đã bị rơi vào lãng quên,
và đã bị mất, mãi cho đến đầu thế kỷ XIX, ba bản chép tay của nó, bằng tiếng
Ethiopia, đã được tìm thấy ở Abyssinia. Kể từ sau đó, những bản chép tay của
những phần của nó, đã được tìm thấy trong những phiên bản tiếng Hylạp và tiếng
Latinh. Nó dường như ban đầu được viết một phần bằng tiếng Dothái, một phần
tiếng Aramaic [50].
Những
tác giả của nó đã là những thành viên của Hasidim, và những người kế của họ là
những người Pharisees [51]. Nó lên án những nhà vua và những quân vương, có nghĩa
là triều đại Hasmonean và Sadducees [52]. Nó ảnh hưởng học thuyết của Tân ước, đặc biệt là về
phần vị cứu thế Messiah, hỏa ngục Sheol, và nghiên cứu về ma quỉ.
Quyển
sách bao gồm chủ yếu những “dụ ngôn” [53], chúng
nói nhiều về vũ trụ hơn so với Tân ước. Có những thị kiến về thiên đường và hỏa
ngục, về sự phán xét cuối cùng, và vân vân như vậy; nhắc người ta đến hai quyển
đầu tiên của Thiên
đường đã mất vốn chất
lượng văn học là tốt, nhưng tiên tri trong Blake [54] là kém
hơn.
Có một
sự mở rộng của Genesis VI, 2, 4, vốn là tò mò khác thường , và Promethean [55]. Những
thiên thần đã dạy con người thuật luyện kim, và đã bị trừng phạt vì tiết lộ “bí
mật vĩnh cửu”. Họ cũng ăn thịt đồng loại. Những thiên thần nào đã phạm tội trở
thành những vị gót ngoại giáo, và những phụ nữ của họ đã trở thành những sirens [56], nhưng
cuối cùng, họ bị trừng phạt với thống khổ đời đời.
Có những
mô tả về thiên đàng và hỏa ngục cũng có giá trị văn học đáng kể. Phán xét Cuối
cùng [57] được
“Con của Người thực hiện, vị có công bình chính trực”, và là vị ngồi trên ngai
vàng của vinh quang của Ngài. Một số những dân ngoại giáo, đến cuối cùng, sẽ ăn
năn và được tha thứ; nhưng hầu hết những dân ngoại giáo, và tất cả những người
Jew đã Hylạp hóa, sẽ bị trừng phạt đày trong hỏa ngục muôn đời, bởi vì những
người công chính sẽ cầu nguyện có sự trả thù, và lời cầu nguyện của họ sẽ được
đáp ứng.
Có một
tiết đoạn về thiên văn học, trong đó chúng ta biết rằng mặt trời và mặt trăng
có những cỗ xe kéo đi bằng gió, một năm gồm 364 ngày, tội lỗi con người làm cho
những thiên thể chạy lệch đường của chúng, và chỉ có người đạo hạnh mới có thể
hiểu được thiên văn học. Những vì sao rơi (thấy trong đêm) là những thiên thần
sa ngã, và bị bảy vị thiên thần cấp trên [58]trừng
phạt.
Kế tiếp,
đến lịch sử thiêng liêng. Theo những người Maccabees, điều này theo đuổi con
đường được biết đến từ Kinh thánh trong những phần mở đầu của nó, và từ lịch sử
trong những phần sau. Sau đó tác giả đi tiếp đến trong tương lai: Jerusalem Mới [59], sự đổi
đạo của những phần còn lại của những dân ngoại giáo, sự phục sinh của người
công chính, và là đấng Messiah.
Có rất
nhiều về những trừng phạt với những kẻ tội lỗi, và ban thưởng cho những người
công chính, những người không bao giờ bày tỏ một thái độ tha thứ của đạo Kitô
đối với những người tội lỗi. “Ngươi sẽ làm gì đây? Nhà ngươi, những kẻ tội lỗi,
và rồi nhà ngươi sẽ chạy trốn đi đâu vào ngày phán xét đó, khi ngươi nghe tiếng
cầu nguyện của người công chính?”. “Tội lỗi không hề gửi xuống thế gian, nhưng
tự con người đã tạo ra nó”. Tội được ghi vào sổ trên thiên đàng. “Nhà ngươi,
những kẻ tội lỗi sẽ bị nguyền rủa không bao giờ thôi, và ngươi sẽ không có an
bình”. Những kẻ tội lỗi có thể được hạnh phúc cả đời, và ngay cả trong cái
chết, nhưng những linh hồn của họ rơi vào Sheol, nơi họ
sẽ chịu đau khổ vì “bóng tối và xiềng xích và một ngọn lửa thiêu đốt.” Tuy nhiên,
về phần người công chính, “Ta và Gót của ta sẽ hợp nhất với họ mãi mãi.”
Những
lời cuối cùng của quyển sách là: “Với những người ngoan đạo, Ngài sẽ ban cho
trung thực trong sự cư trú nơi những lối đi ngay thẳng. Và họ sẽ thấy những
người sinh ra trong bóng tối dẫn vào bóng tối, trong khi những người công chính
sẽ được sáng rực rỡ. Và những kẻ tội lỗi sẽ kêu khóc lớn tiếng. Và nhìn thấy
những người công chính rực rỡ, và họ thực sự sẽ đi đến chỗ có ngày và mùa được
quy định cho họ”. “
Người
Jew, giống như người người Kitô, suy nghĩ nhiều về tội lỗi, nhưng ít người
trong số họ tự nghĩ về chính
họ như
những kẻ tội lỗi. Điều này, trong chính yếu, đã là một sự đổi mới của đạo Kitô,
được đưa vào bằng dụ ngôn của người Pharisee và người thu thuế [60], và
giảng dạy như là một đức hạnh của Christ, tố cáo những nhà gót học Dothái [61] và những
người Pharisee [62]. Những người Kitô cố gắng để thực hành sự khiêm nhường
Kitô; những người Jew, nói chung, đã không thế.
Tuy
nhiên, có những ngoại lệ quan trọng giữa người Jew chính thống ngay trước thời
của Christ. Lấy thí dụ, “The Testaments of the Twelve Patriarchs” [63], viết
giữa những năm 109 và 107 TCN, bởi một Pharisee, người này ngưỡng mộ John
Hyrcanus, một thày tư tế cao cấp của triều đại Hasmonean. Quyển sách này, trong
hình thức mà chúng ta đã có, chứa đựng những đoạn đạo Kitô đã trích lấy ra,
nhưng tất cả chúng là có liên quan với tín điều tôn giáo. Khi chúng được thực
hành, giảng dạy luân lý còn lại chặt chẽ giữ tương tự như của những sách Phúc
âm. Như giáo sĩ tiến sĩ R. H. Charles [64] nói:
“Bài giảng trên núi [65] trong
một số trường hợp phản ánh tinh thần, và thậm chí lập lại đúng nguyên văn những
câu trong văn bản của chúng ta (tức The
Testaments of the Twelve Patriarchs của
Dothái): nhiều đoạn trong Phúc âm Tân ước phơi bày dấu vết cũng giống
như thế, và Paul xem ra đã sử dụng quyển sách này như là một vade
mecum – sách
tham khảo – (op. cit, tr. 291-2). Chúng ta tìm thấy trong quyển sách này
những giới luật như sau:
“Các
ngươi hãy yêu thương lẫn nhau chân thành; nếu một người nào gây tội chống lai
ngươi, nói từ tốn với hắn, và trong linh hồn ngươi, ngươi đừng mưu mẹo; và nếu
hắn hối cải và thú nhận, tha thứ cho hắn. Nhưng nếu hắn ta chối từ điều ấy,
đừng có để nhiệt tình kéo vào với hắn, đừng có gánh lấy nọc độc từ hắn thề thốt,
và như thế thì tội gấp đôi.... Và nếu hắn không biết xấu hổ và vẫn khăng khăng
giữ những sai trái, ngay cả thế đi nữa, hãy thật lòng tha thứ cho hắn ta, và để
chuyện trả thù lại cho Gót”.
Tiến sĩ
Charles có ý kiến là Christ
phải đã quen thuộc với đoạn này. Lại nữa chúng ta thấy:
“Yêu
Gót và hàng xóm láng giềng của bạn”.
“Yêu
Gót xuốt đời bạn, và yêu thương lẫn nhau với một tấm lòng chân thực”.
“Tôi yêu
Gót; cũng tương tự như vậy với mỗi người với trái tim tôi”. Những câu này được
so sánh với Matthew XXII, 37-39. Có một sự bài xích tất cả hận thù trong “The
Testaments of the Twelve Patriarchs”, lấy thí dụ:
“Nóng
giận là mù lòa, và không ai phải chịu khổ sở để nhìn mặt của bất kỳ con người
nào với sự thật”.
“Sự
thù ghét, do đó, là tà ác; vì nó luôn luôn đi đôi với nói dối”.
Tác giả
của quyển sách này, như có thể dự đoán, cho rằng không chỉ những người Jew,
nhưng tất cả những dân ngoại giáo, sẽ được cứu chuộc.
Những người
Kitô đã học được từ những sách Phúc âm để nghĩ xấu về những người Pharisee, thế
nhưng tác giả của quyển sách này đã là một Pharisee, và ông đã đã dạy, như
chúng ta đã thấy, những châm ngôn rất đạo đức đó, mà chúng ta vẫn nghĩ chúng
như là những rao giảng đặc thù riêng biệt nhất của Christ. Giải thích điều này,
tuy nhiên, không phải là khó khăn. Điều trước tiên tất cả, ông phải là một
Pharisee khác thường, ngay cả trong trong thời của riêng ông; những giáo lý
bình thường hơn, không phải nghi ngờ là của tập Sách của Enoch. Thứ hai, chúng
ta biết rằng tất cả những phong trào có xu hướng thành xương cứng; ai có thể
suy ra những nguyên tắc của Jefferson từ những những nguyên tắc của D.A. R. [66] không?
Thứ ba, chúng ta biết, về phần những người Pharisee nói riêng, sự sùng bái của
họ với Giói Luật, như là chân lý tuyệt đối và cuối cùng, chẳng bao lâu sẽ chấm
dứt tất cả những tư tưởng và và xúc cảm mới mẻ sinh động giữa họ Như Tiến sĩ
Charles nói:
“Khi chủ
nghĩa của những người Pharisee (Pharisaism), cắt đứt với những lý tưởng cổ đại
của đảng phái của mình, đã tự cam kết với những lợi ích và những phong trào
chính trị, và đồng thời với điều đó đã chính nó đầu hàng nhiều hơn và nhiều hơn
nữa hoàn toàn vào việc nghiên cứu câu cú của Giới Luật, chẳng bao lâu nó đã
thôi không còn đem lại cơ hội cho sự phát triển của một hệ thống cao cả như thế
về đạo đức như Những
Di chúc của Mười Hai Trưởng tộc cho
thấy, và như thế, những người kế thừa thực của những Hasids trước đó và những
giảng dạy của họ, đã từ bỏ đạo Juda và tìm thấy chỗ cư ngụ tự nhiên của họ
trong chỗ yên ổn của đạo Kitô sơ khai”.
Sau một
thời gian cai trị của những thày Tư Tế Cao Cấp, Mark Antony đưa người bạn của
ông là Herod lên làm vua của dân Jew. Herod là một người đồng tính luyến ái
liều lĩnh, thường trên bờ vực phá sản, quen thuộc với xã hội Lamã, và rất xa
cách với lòng mộ đạo của người Jew. Vợ của ông thuộc về gia đình của những thày
tư tế cao cấp, nhưng ông là một người Iduamaean [67], vốn
chỉ một điều này thôi cũng đủ khiến ông thành một đối tượng nghi ngờ với người
Jew. Ông là một người khéo chạy theo thời, và đã bỏ Antony kịp lúc khi hiển
nhiên rằng Octavius sẽ là
người chiến thắng. Tuy nhiên, ông đã làm những cố gắng vất vả để hòa giải những
người Jew với chế độ của ông. Ông xây dựng lại Đền Thờ, mặc dù theo một phong
cách Hylạp, với hàng trụ cột kiểu Corinthian; nhưng ông đặt trên cổng chính
lớn, một con chim ưng vàng, do đó vi phạm giới răn thứ hai (của mười điều răn).
Khi có tin đồn rằng ông sắp chết, những người Pharisee kéo tượng con chim ưng
xuống, nhưng ông, để trả thù đã đưa một số họ đến cái chết. Ông chết năm 4 TCN,
và ngay sau khi ông chết người Lamã đã bãi bỏ ngôi vua, đặt xứ Judea dưới quyền
một tổng trấn. Pontius Pilate, người trở thành tổng trấn vào năm 26, đã là
người không khéo léo, và sớm nghỉ hưu.
Năm 66
CN, những người Jew, do một đảng những người Zealot [68], dẫn
đầu, đã nổi dậy chống lại Rome. Họ bị đánh bại, và thành Jerusalem đã bị chiếm
vào năm 70 CN. Đền Thờ đã bị phá hủy, và chỉ ít người Jew còn lại trong xứ
Judea.
Người Jew của sự Phân tán đã trở
thành quan trọng hàng thế kỷ trước thời này. Người Jew ban đầu là một dân tộc
gần như hoàn toàn nông nghiệp, nhưng họ đã học được nghề buôn bán từ người
Babylon trong thời gian bị giam cầm ở đây. Nhiều người trong số họ vẫn ở lại
Babylon sau thời của Ezra và Nehemiah, và trong số này, một số đã rất giàu có.
Sau khi Alexandria tạo lập, có số lượng lớn người Jew định cư tại thành phố
này, họ đã có một khu phố đặc biệt được phân cho họ, không phải là một ghetto [69],
nhưng để giữ họ khỏi nguy cơ bị ô nhiễm vì tiếp xúc với dân ngoại giáo. Người
Jew Alexandria trở thành Hylạp hóa hơn rất nhiều so với những người của xứ
Judea, và quên tiếng Hebrew. Vì lý do này, đã trở thành cần thiết để dịch Cựu
ước sang tiếng Hylạp, kết quả là tập Septuagint
[70].
Pentateuch [71]
được dịch vào giữa thế kỷ thứ ba TCN, những phần khác muộn hơn một chút.
Có những
truyền thuyết phát sinh về Septuagint, gọi
như vậy vì nó là công trình của bảy mươi dịch giả. Đã kể rằng mỗi người trong
đám họ, độc lập dịch trọn toàn bộ tập sách, và khi những phiên bản đã được so
sánh, chúng đã được tìm thấy là giống hệt nhau đến từng chi tiết nhỏ nhất, như
tất cả đã được thần linh truyền cho cảm hứng. Tuy nhiên, sau đó nghiên cứu của
các học giả cho thấy bản Septuagint đã khiếm
khuyết nghiêm trọng. Người Jew, sau sự nổi lên của đạo Kitô, đã rất ít sử dụng
nó, mà chuyển sang cho đọc kinh Cựu ước tiếng Hebrew. Những người Kitô tiên
khởi, trái lại, rất ít người biết Hebrew, đã phụ thuộc vào Septuagint, hoặc
vào bản dịch từ nó sang Latin. Một văn bản tốt hơn là kết quả lao động của
Origen trong thế kỷ thứ ba, nhưng những người chỉ biết Latin có phiên bản rất
khiếm khuyết cho đến Jerome, vào thế kỷ thứ năm, đưa ra Vulgate [72]. Lúc
đầu tiên, nhận được với nhiều chỉ trích, bởi vì ông đã được người Jew giúp đỡ
trong việc thiết lập văn bản, và nhiều người Kitô nghĩ rằng người Jew đã cố
tình làm sai lệch những vị tiên tri, ngõ hầu để họ đã không như nói trước sự ra
đời của Christ. Dần dần, tuy nhiên, công trình của Jerome đã được chấp nhận, và
nó vẫn còn cho đến ngày nay là bản thẩm quyền của hội Nhà Thờ Catô.
Triết
gia Philo, một người đồng thời với Christ, là minh họa tốt nhất của ảnh hưởng
Hylạp trên người Jew trong lĩnh vực tư tưởng. Trong khi trong tôn giáo là chính
thống; nhưng trong triết học, Philo chủ yếu là một Người theo Plato; những ảnh
hưởng quan trọng khác là của những nhà Stoics và những nhà Pythagorea-Mới.
Trong khi ảnh hưởng của ông giữa những người Jew chấm dứt sau sự sụp đổ của
Jerusalem, những ông bố đạo Kitô thấy ông đã chỉ ra cách để hòa giải triết học
Hylạp với sự chấp nhận Kinh thánh Hebrew.
Trong
mọi thành phố quan trọng của thời cổ, đã đi đến có được những thuộc địa đáng kể
của người Jew, những người chia sẻ với những đại diện của những tôn giáo phương
Đông khác, một ảnh hưởng trên những ai là người đã không hài lòng, hoặc với chủ
nghĩa hoài nghi, hoặc với những tôn giáo chính thức của Hylạp và Lamã. Nhiều
người đổi đạo đã chuyển sang đạo Juda, không chỉ ở đế quốc (Lamã), mà cũng ở
miền Nam nước Nga. Đã có lẽ là với những giới Dothái và nửa-Dothái mà đạo Kitô
đầu tiên mời gọi. Đạo Juda chính thống, tuy nhiên, trở thành chính thống hơn và
chật hẹp hơn sau sự sụp đổ của Jerusalem, cũng giống như nó đã làm sau sự sụp
đổ trước đó vì Nebuchadrezzar. Sau thế kỷ đầu tiên, đạo Kitô cũng kết tinh, và
những mối quan hệ giữa đạo Juda và đạo Kitô đã hoàn toàn thù địch và ở bên
ngoài; như chúng ta sẽ thấy, đạo Kitô mạnh mẽ kích thích sự bài-Dothái. Trong
suốt Trung Cổ, người Jew đã không có đóng phần trong văn hóa của những nước đạo
Kitô, và đã bị bức hại quá ác liệt khiến không có thể có được khả năng tạo
những đóng góp cho nền văn minh, ngoài việc cung cấp tiền bạc cho việc xây dựng
những nhà thờ và những việc cùng loại. Đó là chỉ giữa những người Muslim, trong
những giai đoạn đó, người Jew đã được đối xử nhân đạo, và đã có thể theo đuổi
triết lý và những nghiên cứu soi sáng khỏi ngu dốt, mê tín.
Trong
suốt thời Trung cổ, những tín đồ của Mohammed đã văn minh hơn và nhân đạo hơn
so với những người Kitô. Những người Kitô đã ngược đãi những người Jew, đặc
biệt là vào những thời điểm của kích động tôn giáo; những cuộc Thập tự chinh
“thánh” chiến đã liên kết với những cuộc pogrom [73], tàn sát kinh hoàng những người Jew. Ở những nước thuộc
Islam, trái lại, trong nhiều thời kỳ, dù cách nào đi nữa, những người Jew đã
không phải chịu đối xử tệ hại. Đặc biệt là ở Spain trong thời những người Moor,
họ đã đóng góp vào việc học; Maimonides (1135-1204), người sinh trưởng tại
Cordova, được một số xem ông như là nguồn nhiều triết lý của Spinoza. Khi những
người Kitô chinh phục Spain, phần lớn là những người Jew đã truyền cho họ kiến
thức của người Moor. Những học giả Dothái, những người biết tiếng Dothái,
Hylạp, và tiếng ẢRập, và là những người đã làm quen với triết lý của Aristotle,
đã truyền kiến thức của
họ với những học giả kinh viện ít kiến thức hơn. Họ cũng truyền những thứ kém
mong muốn hơn, chẳng hạn như khoa giả kim và chiêm tinh học.
Sau thời
Trung cổ, những người Jew vẫn đóng góp lớn lao cho nền văn minh, như những cá
nhân, nhưng thôi không còn như một chủng tộc.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(June, 2011)
(còn tiếp … )
[1] Russell vẫn dùng từ “barbarians” – phổ thông trong thế kỷ
trước – nay đã lỗi thời – ở đây như thói quen tiện lợi – không có nghĩa xấu,
thường dịch là “dân rợ” – chỉ tất cả các dân tộc thời Trung cổ ở châu Âu –
không-Latin và không-Hylạp. Có thể kể các sắc dân Huns, Goths, Vandals, Avars,
Slavs, Bulgars, Alans, Suebi, Frisii, và Franks.
[2] Righteousness – chính trực -正直.
[3] Alms-giving.
[4] Baptism: lễ rửa tội.
[5] Hebrew.
[6] Creed.
[7] the Messiah.
[8] The Kingdom of Heaven.
[9] Israel: Không
hoàn toàn là lịch sử – Israel là một vương quốc tại xứ Palestine do Saul
(Khoàng 1025 TCN) thành lập. Sau năm 933 TCN, nó phân làm hai – một vương quốc
phía Bắc – vẫn giữa tên là Israel, và một vương quốc Judah, ở phía Nam, với
thành Jerusalem là trung tâm. Khoảng 721, vương quốc phía Bắc – Israel mất, bị
Assyria phá hủy.
Như vậy, những gì ngày nay chúng ta gọi là Jews (Tàu
phiên âm là Dothái -猶太) là một phần của dân tộc được gọi là Israelites
(nhiều hay ít là những người thời cổ đại gọi là Hebrews –Tàu
phiên âm là Hy Bá lai – 希伯來) – những người Jew là những người vẫn còn giữ hầu
như nguyên vẹn gốc gác xác định dân tộc của họ (national identity) – không bị mất
và không pha loãng – trong khi họ mất nước, không có quộc gia riêng, liên tục sống
trong tình trạng lưu vong xuốt gần hai nghìn năm, và phân tán khắp thế giới.
Vương quốc Israel sau thời Solomon đã phân làm hai
– một ở phía Bắc (giữ tên gọi là Israel), và một ở phia nam – là Judah (đây là
bộ lạc lớn nhất trong đám – Tàu phiên âm là Ba lặc tư thản Nam bộ cổ vương quốc – 巴勒斯坦南部古王國) hai vương quốc luôn trong tranh chấp, và theo
như Kinh thánh, một thứ huyền sử của dân tộc lạ lùng này, nhóm phương nam luôn
luôn được trình bày như anh hùng, trong khi nhóm phương Bắc thường bị sa lạc.
Nhưng cả hai, Nam lẫn Bắc, đều cuối cùng bị xóa trên bản đồ thế giới – và người Do thái
lang thang từ đó, rất sớm trong lịch sử. Lần lượt các đế quốc
hùng mạnh Assyrians chiếm Israel, Babylonians rồi Romans chiếm Judah, dân bị
lưu đày, lãnh thổ bị sát nhập, và quốc gia bị xóa tên. Nhưng một sự kiện lịch sử
hết sức dị thường đã xảy ra – đó là những người Judah (Judaeans, từ này
sang Anh, Pháp thành từ “Jews”) dù họ bị lưu vong nhưng vẫn duy trì bản
sắc văn hóa, và tôn giáo cho đến tận ngày nay, và trong cốt lõi của văn hóa đó
là tôn giáo của họ (mà chúng ta gọi là Judaism đạo
của những người Judaeans – Đạo Juda), tên gọi tôn giáo đó không có ở thời điểm phân
chia Nam Bắc nói trên, vì tên gọi này chỉ lấy từ phần còn lại của dân Jew gốc
(Israelites).
Như thế danh
xưng “Jew” thực sự là một danh từ có tính địa lý – có nghĩa là “một người sống/ở/từ
xứ Judah” – giống như “Chinese” vốn có nghĩa là “từ China”). Tôn giáo của họ là
“Judaism”, và những nội dung văn minh, tôn giáo, văn hóa, và tác động của họ là
“Jewishness”.
[10] Assyria: vương quốc cổ phía Bắc vùng Mesopotamia; ngày nay là
Iraq: Lúc cực thinh, vương quốc này có lãnh thổ trải dài từ Egypt đến hết vùng
vịnh Trung Đông (Persian Gulf) – đó là thời gian 721- 633 TCN; hai thành phố lớn
là Assur và Nineveh.
[11] Medes: thuộc về
dân tộc Iranian, liên hệ gần với dân Persia (Persians), lĩnh thổ chính là xứ
Media, một đế quốc Trung Đông, khoảng thế kỷ 7 và 6 TCN – vào khoảng Tây Bắc
Iran hiện nay.
[12] vua Nebuchadnezzar II (605-562) của đế quốc Babylon.
[13] Thời kỳ những người Israelites phải sống lưu vong ở
thành Babylon sau khi vua Nebuchadnezzar bắt giữ những cư dân Jerusalem làm tù
nhân và đem họ về Babylon; trong kinh Cựu ước gọi là Babylonian
captivity.
[14] Mười điều răn của đạo Juda – the Ten Commandments (và đạo
Kitô).
[15] Prophet: nghĩa thông thường là tiên tri, nhưng ở đây
cũng có nghĩa là những nhà khải thị, một người nhận, hiểu được “ý gót” nào đó;
rồi chuyển mệnh lệnh của gót, thần linh, trù tôn giáo của họ; bảo cho mọi người
đồng đạo khác biết.
[16] Lord – tương
đương với từ “God”.
[17] Ishtar : là nữ thần của dân Assyria và
Babylon.
[18] CTTG –
Jeremiah VII, 17-18.
[19] Theo trong kinh Cựu ước – một chỗ trong
thung lũng phía tây nam Jerusalem; nơi có đền thờ Moloch, ở đấy người bị giết
làm vật hy sinh.
[20] CTTG – Ibid, vii, 31
[21] CTTG – Ibid, xliv, 11-end.
[22] CTTG – Ezekiel VIII, 11-kết thúc.
[23] Hiểu là hôn nhân với những người ngoại
giáo, hơn là dị chủng.
[24] CTTG – Ezra
IX-X, 5.
[25] Synagogue.
[26] CTTG – Leviticus xx, 24.
[27] CTTG – Ibid.,
xix, 2.
[28] CTTG – Isaiah vii, 14.
[29] Bản dịch khác, của hội thánh Thệphản VN –
“dân đi trong bóng tối đã thấy ánh sáng lớn; ánh sáng đã chiếu trên những kẻ cư
ngụ trên vùng đất tối tăm”.
[30] CTTG – Ibid., x, 2,6.
[31] Bản dịch khác, của hội thánh Thệphản VN – “Vì một con trẻ
sẽ ra đời cho chúng ta; Chúng ta được ban cho một con trai; Quyền cai trị sẽ được
ban trên vai Ngài; Tên Ngài sẽ được xưng là Cố vấn Kỳ diệu / đức Chúa Trời quyền
năng; Cha đời đời, Hoàng tử Bình an”.
[32] Bản dịch khác, của hội thánh Thệphản VN – “Người bị người
ta khinh bỉ và ruồng bỏ – là người chịu đau ốm và biết sự đau ốm – Thật, chính
người đã mang những bệnh tật của chúng ta. Và gánh những đau khổ của chúng ta –
Chính người bị đâm vì sự vi phạm của chúng ta. Bị chà đạp vì sự gian ác của
chúng ta. Hình phạt người chịu để chúng ta được bình an, vết thương người mang
để chúng ta được chữa lành. Người bị áp bức khổ sở nhưng người không hề mở miệng.
Như chiên bị dẫn đi làm thịt, như cừu câm nín đứng trước kẻ hớt lông; người
không hề mở miệng”.
[33] CTTG – Ibid., lx, 3.
[34] CTTG – Jerusalem under the high priests, p. 12.
[35] Chủ yếu gồm xứ Egypt – Sau khi Alexander chết, đế quốc rộng lớn của ông đã phân chia.
Ptolemy, một vị tướng thân cận được giao chức toàn quyền Egypt. Ptolemy dựng
kinh đô, nơi ông chôn cất vị đại đế, và lấy tên Alexandria đặt cho thành phố.
Thành phố này có nhà bảo tàng và thư viện nổi tiếng nhất thời cổ. Dòng họ
Ptolemies đã cai trị ở đây khoảng 350 năm, vị cuối cùng là Cleopatra.
[36] Đế quốc Seleucid thành hình từ một phần của đế quốc
Macedonian, sai khi Alexander the Great chết. Vương triều Seleucid cai trị vùng
này từ 312-64 TCN. Đế quốc gồm Syria và phần của Tây Á, kinh đô là Antioch. Lúc
lớn rộng nhất của nó – đế quốc trải dài từ vùng ngày nay là Turkey, xuống
Palestine và phía đông đến tận biên giới India.
[37] Ecclesiasticus Tập
sách này xuất hiện trong Septuagint, bản dịch Hylạp của kinh Thánh Hebrew, mặc
dù sau đó những người Jew xem nó là ngụy kinh (apocryphal). Chỉ những tín đồ
Catô Lamã chấp nhận (Thệ phản thì không). Giống như những tập sách khác viết về
sự khôn ngoan (Proverbs, Ecclesiastes, Job, và Wisdom of Solomon),
Ecclesiasticus chứa đựng những khuyên bảo thực tiễn về luật lệ đạo đức.
[38] Apocrypha: Những tập
sách bị xem là ngụy kinh.
[39] gymnasium
[40] high priest: (Hebrew kohen
gadol), trong đạo Juda (Judaism), chức vị tư tế chính tại Đền Thờ
Jerusalem, chỉ vị này có quyền vào chốn thiêng nhất của đền thiêng (inner
sanctum) trong năm một lần, dịp lễ Yom Kippur, Ngày Chuộc Tội, để đốt nhang và
rắc máu con vật hy sinh để chuộc tội cho tội lỗi của dân Jew. Ở chỗ Thiêng của
chốn Thiêng này, được tin là vị tư tế có thể trực tiếp truyền tin với Gót. Theo
sách Leviticus, vị Tư Tế Cao Cấp phải thuộc dòng Levite của
Aaron, anh em của Moses, nhưng đến thời các vua Hasmonean, chức vị này
thành được bổ nhiệm.
Vị Rabbi (từ này
có nghĩa là “thày dạy”) là một thày dạy những truyền thống Dothái cổ điển
(trong đó có tôn giáo). Những rabbi cũng đóng vai hướng dẫn tinh thần của cộng
đồng Dothái, đến tụ họp cầu nguyện và sinh hoạt chung trong những synagogue. Trong mỗi thành phố, những synagogue là trung
tâm sinh hoạt của những người Jew. Đền thờ Jerusalem không còn nữa, nay chỉ còn
di tích một mảng tường. Đây là điểm hành hương linh thiêng nhất của họ.
[41] CTTG – Từ họ, có lẽ, phát triển giáo phái của những
Essenes, vốn học thuyết của họ có vẻ như đã ảnh hưởng Kitô giáo nguyên thủy.
Xem Oesterley và Robinson, Lịch sử của Israel, Vol. II,
trang 323 ff. Những người Pharisee cũng là hậu duệ của họ.
[42] Vessel: chậu hay bình – dùng trong các nghi thức tế lễ
nhà thờ.
[43] CTTG – Một số người Jew ở Alexandria đã không phản đối
việc nhận dạng này. Xem thư của Aristeas, 15, 16
[44] Trong các tôn giáo Abraham – có những tabu hết sức đặc
biệt về mặt thực phẩm, chủ yếu là một danh sách những thực phẩm (thịt giống thú
nào đó) không được dùng, hoặc được dùng nhưng phải sửa soạn theo một cách thức
nào đó (thí dụ – phải bị giết một cách nào đó, bởi những người “chuyên môn”, và
dùng những dụng cụ nào đó, theo những phương cách nào đó, với cầu nguyện tương ứng,...
tất cả đều được qui định rất rõ ràng chặt chẽ, theo từng tôn giáo…) – mới được
xem là “được phép” ăn – Những thực phẩm được phép ăn – trong đạo Juda gọi là
“thực phẩm Kosher” – trong Islam là “halal” (nghĩa là “được cho
phép” trong Arabic). Thí dụ tục – không ăn thịt lợn – rất phổ thông trong giới
tín đồ hai đạo này.
[45] CTTG – Maccabees I, 60-3.
[46] Dispersion: sự phân tán của dân Do thái khỏi vùng
Palestine – từ cổ thới – còn gọi là Jewish Diaspora.
[47] CTTG – Những Apocrypha và Pseudepigrapha của Cựu ước
bằng tiếng Anh. Do R. Charles H biên dịch.. Vol. II, trang 659.
[48] Sabbath: một
ngày đặc biệt hàng tuần dành riêng chỉ cho sinh hoạt thờ phụng tôn giáo (đi nhà
thờ, cầu nguyện...) – phải ngưng tất cả mọi sinh hoạt thường lệ – thường là Chủ
nhật với hầu hết người Kitô, Thứ bảy cho tín đồ đạo Juda, và một số ít giáo
phái Kitô; Thứ Sáu cho Muslims.
Trường hợp những người Jew, tôi có kinh nghiệm về
sự tuân thủ “phi thường” ngày Sabbat của họ – trong một nhà thương Dothái ở
thành phố tôi sống – ngày thứ bảy, thang máy được để tự động ngừng, mở, đóng cửa
ở tất cả từng tầng một, dù là tòa nhà cao hơn 20 tầng; như thế để mọi người ra
vào vẫn dụng thang máy, nhưng không ai phải với tay bấm nút điều khiển. Bấm nút
thang máy là trái với luật ngày Sabbath, vì hành động đó không liên hệ gì với
thờ phụng tôn giáo, vinh danh Gót sáng thế cả!
[49] CTTG – Đối với những văn bản của quyển sách này, tiếng
Anh, xem Charles, op. cit, có lời giới thiệu cũng giá trị.
[50] Aramaic: một
ngôn ngữ Semitic cổ của dân Aramean, nhưng cũng được xử dụng rộng rãi trong những
dân không-Aramean, ở vùng Tây nam Á, cũng còn gọi là tiếng Aramean, Chaldean.
[51] Pharisee: những
người thuộc một giáo phái Juda cổ, gồm tầng lớp thương mãi, lao động, bình dân.
Họ nhấn mạnh vào sự diễn dịch và tuân thủ chặt chẽ luật Moses trong cả hai dạng
chữ viết và khẩu truyền.
Những người Pharisees là cha đẻ tinh thần của đạo
Judaism hiện đại. Đặc tính chủ yếu của họ là sự tin tưởng vào một Luật-Nói vốn
Gót đã trao cho Moses tại núi Sinai và bộ sách Torah. Torah hay Luật-Chép,
cũng giống như một bộ luật hiến pháp – nó kéo theo những chuỗi luật mở ngỏ cho
những diễn dịch. Những Pharisees cũng tin Gót đã trao cho Moses kiến thức về những
luật này có nghĩ là gì, và chúng phải được áp dụng ra sao. Truyền thống khẩu
truyền này đã được hệ thống hóa thành luật và ghi chép lại – khoảng 3 thế kỷ
sau – được gọi là Talmud. Những người Pharisees cũng chủ trương có một đời
sau, và Gót sẽ trừng phạt những kẻ xấu ác, ban thưởng kẻ thiện lành chính trực
– trong thế giới tới. Họ cũng tin vào một vị cứu thế -messiah – sẽ báo Thệphản
về một thế giới hòa bình. Pharisees – có thể xem như những người bình dân, lao
động Dothái, tuân thủ vào những giới luật được phát triển sau thời Đền thờ
Jerusalem bị phá hủy. Họ tụ họp và cầu nguyện trong những nhà thờ địa phương –
gọi là synagogue (Hebrew: beit
k'nesset – nghĩa đen – nhà hội), synagogue không thể thiếu một
vị rabbi((Heb. “thày tôi” “my master”) – là người đóng vai
trò giáo dục và hướng dẫn mọi người, và lãnh đạo tinh thần toàn cộng đồng.
[52] Sadducees: những người
thuộc một giáo phái của giai cấp quí tộc Dothái cổ, nắm quyền lãnh đạo chính trị
và tôn giáo, chủ yếu nắm giữ các địa vị thày tư tế. Những người này gìn giữ và
chỉ chấp nhận luật Moses trong dạng chữ viết. Thành lập vào thế kỷ thứ 2 TCN,
sau khi đền thờ bị phá hủy khoảng năm 70 CN, giáo phái này mất.
Những người Sadducees là giới trí thức và quí tộc,
nắm giữ giai cấp tu sĩ, và họ cũng là những người có tinh thần tự do cởi mở, tiếp
nhận và thể hiện những giá trị văn hóa Hylạp, vốn là những gì nhóm người
Pharisees chống đối. Những người Sadducees phủ nhận khái niệm về Luật-Nói (luật
truyền miệng) và nhấn mạnh trên sự diễn dịch chặt chẽ văn bản của Luật-Chép; hạu
quả là họ không tin vào một đời sau, vì nó không có ghi trong bộ Torah. Trọng tâm
chủ yếu của đời một Sadducee là những nghi lễ tôn giáo liên hệ với Đền
Jerusalem. Thế nên, sau khi đền này bị ngoại xâm hủy diệt, họ cũng không còn.
[53] Parable
[54] Paradise
Lost – Blake (1808) – tập tranh vẽ nổi tiếng của William Blake về tập thơ của
John Milton.
[55] Prometheus:
một nhân vật (là một Titan) trong huyền thoại Hylạp, đã bị những thần linh trừng
phạt vì lấy trộm lửa từ thiên đường để đem xuống cho loài người. Để trừng phạt,
Zeus trói Prometheus vào một tảng đá, chịu hình phạy bị chim ưng ăn gan mỗi
ngày – mỗi ngày có một con chim ưng vĩ đại đến cắn gan Prometheus, xé ăn, nhưng
qua đêm gan lại lành, để hôm sau chim ưng lại đến, cứ thế mãi mãi.
[56] Sirens: nhân vật nữ, nhưng chỉ nửa phần người (phần kia
thường là chim, nhưng cũng có khi là cá, tùy truyện kể) trong huyền thoại Hylạp.
Có tiếng hát mê hồn làm say đắm những thủy thủ khiến họ quên hay lạc đường, tiến
vào đảo của những sirens, va vào đá rồi bị tiêu diệt.
[57] The Last Judgment:
Phán xét cuối cùng của Gót với loài người – đây là tin tưởng đi kèm với khái niệm
về một ngày tận thế sẽ xảy ra – thời điểm của nó khác biệt và tùy theo tin tưởng
– tìm thấy trong các tôn giáo gốc Abraham. Có những hương vị và tiểu tiết khác
nhau nhưng trong đại thể là một – như đã hình tượng trong các thánh thư của Dothái,
Kitô và Islam.
Rồi thế giới sẽ xụp đổ trong bạo lực cuồng nộ kinh
hoàng, các tín đồ ba tôn giáo trên tin tưởng tất cả những ai đã chết sẽ sống dậy
để rồi đứng trước Gót –khi ấy hiện ra – thực hiện phán xét cuối cùng – tủy theo
công tội quá khứ – sẽ được quyết định – hoặc lên thiên đường như ban thưởng,
hay xuống hỏa ngục như trừng phạt – và đây là Cuối cùng. Cuối cùng của con người
và thế giới của nó như chúng ta biết – và cuối cùng với một đời sau – chỉ có
hai – thiên đường hay hỏa ngục, chúng cũng cuối cùng , nghĩa là mãi mãi, vĩnh
viễn.
Ngày nay, chúng ta biết – đúng thực rồi thế giới vật
lý này sẽ tàn – khi mặt trời của chúng ta tắt ngấm – nhưng trong thời Jesus,
ông đơn giản, và những kẻ theo ông cũng ngây thơ – tin rằng ngày “tận thế” – hiểu
theo nghĩa đạo đức, tiên tri – tận thế xảy ra vì con người tội lỗi – để trừng
phạt con người – để thực hiện công lý của Gót – vì dĩ nhiên tất cả họ không biết
gì về vật lý – và họ đã tin sắp xảy ra đến nơi, chỉ nay mai, ngay trong đời của
họ. Và từ đó đến nay, theo dõi những người Kitô – có học lẫn ít học – làm ngơ
trước các tiến bộ khoa học, vẫn tiếp tục tiên đoán ngày “tận thế” – vì họ vẫn
theo truyền thống tiên tri trên trừng phạt đạo đức này – và những thái độ tương
ứng của họ, ngày càng lạc lõng – là một thú vui giải trí ít tốn kém.
[58] Archangel
[59] New Jerusalem: chốn cực lạc trên trời
cao – thành phố thiên đàng
[60] Jesus kể thí dụ nầy về kẻ cậy mình là người công bình và
khinh kẻ khác, rất mộc mạc, bình dân: “Có hai người lên đền thờ cầu nguyện: một
người Pha-ri-si và một người thâu thuế. Người Pha-ri-si đứng cầu nguyện thầm
như vầy: Lạy Ðức Chúa Trời, tôi tạ ơn Ngài, vì tôi không phải như người khác,
tham lam, bất nghĩa, gian dâm, cũng không phải như người thâu thuế nầy. Tôi
kiêng ăn một tuần lễ hai lần, và nộp một phần mười về mọi món lợi của tôi. Người
thâu thuế đứng xa xa, không dám ngước mắt lên trời, đấm ngực mà rằng: Lạy Ðức
Chúa Trời, xin thương xót lấy tôi, vì tôi là kẻ có tội! Ta nói cùng các ngươi,
người nầy trở về nhà mình, được xưng công bình hơn người kia; vì ai tự nhắc
mình lên sẽ phải hạ xuống, ai tự hạ mình xuống sẽ được nhắc lên”. (Luke
18:9-14) – http://vie.scripturetext.com/luke/18.htm
[61] Scribe: những người sao chép kinh điển, cũng có thể là
nhà gót học Dothái – cách đây hơn 2000 năm, biết đọc biết viết là sự hiếm hoi.
[62] Jesuss chỉ trích – nói chung những nhà tu Dothái, vốn họ
đã thiết lập vững chãi từ lâu, mà ông là người mới – thí dụ :
“Bấy giờ Jêsus phán cùng dân chúng và môn đồ Ngài
rằng: Các thầy thông giáo và người Pha-ri-si đều ngồi trên ngôi của Môi-se. Vậy,
hãy làm và giữ theo mọi điều họ đã bảo các ngươi; nhưng đừng bắt chước việc làm
của họ, vì họ nói mà không làm. Bọn ấy buộc những gánh nặng khó chịu, để trên
vai người ta, còn mình thì không muốn động ngón tay vào. Họ làm việc gì cũng cố
để cho người ta thấy, mang cái thẻ bài da cho rộng, xủ cái tua áo cho dài; ưa
ngồi đầu trong đám tiệc, thích ngôi cao nhất trong nhà hội; muốn người ta chào
mình giữa chợ, và ưng người ta gọi mình bằng thầy! Nhưng các ngươi đừng chịu
người ta gọi mình bằng thầy; vì các ngươi chỉ có một Thầy, và các ngươi hết thảy
đều là anh em. Cũng đừng gọi người nào ở thế gian là cha mình; vì các ngươi chỉ
có một Cha, là Ðấng ở trên trời. Cũng đừng chịu ai gọi mình là chủ; vì các
ngươi chỉ có một Chủ, là Ðấng Christ.” (Mt-23:1)
[63] Những Di chúc của Mười Hai Trưởng tộc.
[64] Robert Henry Charles (1855–1931): nhà gót học, học giả
chuyên nghiên cứu về các văn bản kinh thánh. Ông nổi tiếng vì đã dịch những tác
phẩm bị giới nhà thờ gọi là “ngụy kinh” – “ngụy tác” (apocryphal and
pseudepigraphal) gồm Jubilees (1895), Book of Enoch (1906), Testaments
of the Twelve Patriarchs (1908).
[65] The Sermon on the
Mount – là các bài giảng Jesus đã ghi lại trong Matthew 5-7, và
Luke 6.: “Bấy giờ, khi Ngài thấy những đám đông, Ngài đã đi lên trên sườn núi
và ngồi xuống, các môn đệ của Ngài đã đến với Ngài, và Ngài bắt đầu dạy cho họ..
..”
Bài giảng trên núi là bài giảng nổi tiếng nhất của
Jesus, dù nội dung không có gì mới – chỉ nhắc lại những khái niệm đạo đức đã sẵn
có từ trước. Có thể tóm tắt nội dung Jesus nói với những người theo ông – Làm
thế nào để sống một đời trọn vẹn dâng hiến và làm hài lòng Gót, tránh đạo đức
giả, sống với đầy tình thương và có được ân sủng.
[66] Daughters of
the American Revolution
[67]Edom hay Idumea – vùng cực nam Dothái ngày nay – xưa
là vương quốc Edom, chư hầu của Israel – dân xứ này đã từng theo vua Persia
Nebuchadnezzar II cướp phá Jerusalem và tàn sát những người Jew.
[68] Zealot: thành viên của một giáo phái Juda gây chú
ý vì sự phản đối kiên quyết của mình với ngoại giáo Lamã và tôn giáo đa thần
Lamã thực hành. Các người Zealot thuộc về một đảng chính trị tích cực hết sức
quan tâm với đời sống quốc gia và tôn giáo của dân Jew, đã dẫn họ đến khinh miệt
ngay cả người Jew tìm cách sống hòa bình và hòa giải với những chính quyền
Lamã.
Nhũng phần tử cực đoan trong các Zealot quay sang
chủ nghĩa khủng bố và ám sát và được biết đến như Sicarii (tiếng Hy
Lạp sikarioi, “người mang dao găm). Họ thường lui tới những nơi công cộng với
dao găm ẩn để tấn công những người thân thiện với Rome. Trong cuộc nổi dậy đầu
tiên chống lại Rome (66-70 CN) các Zealot đóng một vai trò dẫn đầu, và tại
Masada , năm 73 CN, họ – gồm 960 người – đã tự sát hết, thay nộp pháo đài đầu
hàng. Họ có lẽ là những người “lấy cứu cánh biện minh cho phương tiện” nổi danh
nhất trong lịch sừ Dothái.
[69] Ghetto: ghét-tô: Trong thời Trung cổ, luôn luôn bị
ngược đãi, trong các thành phố châu Âu, những người Jew buộc phải sống trong những
khu phố được chỉ định cho họ. Đầu tiên từ “ghetto” phát xuất từ tên gọi
khu phố Dothái ở Venice, năm 1516, khi chính quyền thành phố buộc những người
Jew phải sống tập trung ở đây. Sau đó, các thành phố khác ở châu Âu, như
Frankfurt, Rome, Prague, trong các thế kỷ 16 & 17 cũng hành động tương tự.
Ngày nay – ghetto có nghĩa
rộng hơn – chỉ những khu phố nghèo, ngụ cư là những dân mới di cư, thường cùng
chủng tộc, tôn giáo, tầng lớp xã hội, và thường là bị kỳ thị.
[70] Septuagint (Latin: septuāgintā : seventy)
– bản dịch Greek cổ nhất của Cựu ước; được nói là do hoàng đế Ptolemy II yêu cầu
các học giả Dothái dịch từ Hebrew.
[71] Pentateuch: Năm quyển đầu tiên của Kinh thánh
Hebrew:
- Sách Genesis – kể chuyện tạo thiên lập địa và con người:
Sự sáng thế; Adam và Eve; Sự sa ngã của con người; Cain và Abel; Noah và trận lụt
giết sạch; giao ước của God với Abraham; Abraham và Isaac; Jacob và Esau; anh
em nhà Joseph
- Sách Exodus – kể chuyện những người Israelites do Moses
dắt chạy khỏi Egypt, ở đấy họ là dân nô lệ; sau đó cung Gót giao ước: Gót hứa
cho họ một quốc gai và đỏi lại họ phải giữ – chủ yếu chỉ thờ một Gót và mười điều
răn cùng luật gọi là Mosaic, vì được cho là Moses đã tiếp nhận từ Gót tại núi
Sinai.
- Sách Leviticus – luật Levitical và những tiền lệ.
- Sách Numbers – sổ ghi số dân Israelites theo Moses chạy
khỏi Egypt
- Sách Deuteronomy- luật Mosaic được phát biểu lại với dân
Jew trước khi vào đất hứa.
[72] Vulgate: (Latin Vulgāta, từ Late Latin vulgāta
editiō: bản phổ thông của Kinh thánh) – bản Kinh thánh bằng Latin do
Jerome dịch – cuối thế kỷ 4 CN; bản được thừa nhận của hội nhà thờ Catô xử dụng
ngày nay là duyệt bản của bản này.
[73] Pogrom – gốc là một từ Russia, có nghĩa “đập vỡ tan hoang, hủy
hoại tàn bạo”. Về lịch sử, từ này chỉ những tấn công bạo động vào những cộng đồng
Dothái – từ những dân không- Dothái, xảy ra trong đế quốc Nga và những quốc gia
khác, phần lớn ở châu Âu. Biến cố gọi là pogrom đầu tiên,
khi đánh phá người Jew ở thành phố Odessa, năm 1821.