Bertrand Russell
Thời kỳ mà chúng ta sẽ bận tâm trong
quyển sách này khác với thời trước và thời sau không chỉ trong triết học, nhưng
trong nhiều cách thức khác. Đáng chú ý nhất trong số này là sức mạnh của hội
Nhà Thờ [5]. Hội Nhà Thờ đã mang những tin tưởng
triết học vào trong một quan hệ gần gũi hơn với những hoàn cảnh xã hội và chính
trị, hơn là chúng đã từng có, kể từ trước đó, hoặc kể từ thời trung cổ, mà
chúng ta có thể nhận là từ khoảng năm 400 CN đến khoảng năm 1400 CN. Hội Nhà Thờ là một tổ chức xã hội xây trên
một tín ngưỡng, một phần triết lý, một phần có liên quan với lịch sử thần thánh.
[6] Nó đạt được quyền lực và của cải
bằng những phương tiện của hệ thống tín ngưỡng của nó. Những nhà cầm quyền thế
tục, những người luôn trong xung đột thường xuyên với nó, đã bị đánh bại, bởi
vì đại đa số dân chúng, bao gồm hầu hết cả bản thân những nhà cầm quyền thế
tục, đã bị thuyết phục sâu xa cho rằng tin tưởng của đạo Catô là đúng thực. Đã
có những truyền thống, của Lamã và của Đức, mà hội Nhà Thờ đã phải tranh đấu
chống lại. Truyền thống Lamã mạnh nhất tại Ý, đặc biệt trong giới những luật
sư; truyền thống Đức mạnh nhất trong những tầng lớp quý tộc phong kiến vốn nảy
sinh từ những cuộc chinh phục các sắc dân rợ. Nhưng trong nhiều thế kỷ không
một truyền thống nào của những truyền thống này đã chứng minh đủ mạnh
để tạo nên một đối lập thành công chống lại hội Nhà Thờ; và điều này phần lớn
là do sự kiện họ đã không được thể hiện trong bất kỳ một triết
lý xứng đủ nào.
Trong nỗ lực để làm cho nguồn gốc và ý nghĩa của triết học đạo Catô dễ hiểu, tôi đã thấy điều là cần thiết để dành cho lịch sử tổng quát nhiều không gian hơn, nhiều hơn là như đã đòi hỏi trong kết nối với, hoặc triết học cổ đại hay hiện đại. Triết lý đạo Catô cơ bản là triết lý của một tổ chức, cụ thể là hội Nhà Thờ Catô; triết học hiện đại, ngay cả khi nó xa khỏi dòng chính thống, phần lớn là bận tâm với những vấn đề, đặc biệt là đạo đức học và lý thuyết chính trị, vốn chúng có nguồn từ những quan điểm Kitô về luật đạo đức, và từ những học thuyết đạo Catô về phần những quan hệ của Nhà Thờ và Nhà nước. Trong Hylạp-Lamã ngoại giáo, nghĩa là không-Kitô, không có lòng trung thành kép như người Kitô, những người này ngay từ thuở ban đầu, đã chịu ơn với Gót và với Caesar [19], hay trong thuật ngữ chính trị, với Nhà Thờ và Nhà Nước.
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Hai - Triết học đạo Catô
Giới thiệu
Triết học đạo Catô [1], trong ý nghĩa tôi sẽ sử dụng thuật ngữ, là triết học vốn đã thống trị tư tưởng châu Âu từ Augustine đến thời Phục hưng. Đã có những triết gia, trước và sau giai đoạn này hàng mười thế kỷ, những người thuộc cùng một trường phái chung. Trước Augustine [2] đã có những bố đạo ban đầu của đạo Kitô [3], đặc biệt là Origen, sau thời Phục hưng có rất nhiều, bao gồm cho đến tận ngày nay, tất cả những thày dạy triết học Catô chính thống, những người bám chặt với vài hệ thống trung cổ, đặc biệt là của Thomas Aquinas. Nhưng chỉ là từ Augustine đến thời Phục hưng, những triết gia lớn nhất của thời đại đã bận tâm trong sự xây đắp, hoặc hoàn thiện một tổng hợp (lý thuyết và thực hành) Catô. Trong những thế kỷ công nguyên trước Augustine, những triết gia Stoics và Plato-Mới rực sáng hơn những bố đạo Kitô về khả năng triết học; nhưng sau thời Phục hưng, không ai trong số những triết gia xuất sắc, thậm chí trong số những người Catô phái chính thống, đã còn bận tâm để tiếp tục truyền thống kinh viện [4] hay của Augustine.
Triết học đạo Catô [1], trong ý nghĩa tôi sẽ sử dụng thuật ngữ, là triết học vốn đã thống trị tư tưởng châu Âu từ Augustine đến thời Phục hưng. Đã có những triết gia, trước và sau giai đoạn này hàng mười thế kỷ, những người thuộc cùng một trường phái chung. Trước Augustine [2] đã có những bố đạo ban đầu của đạo Kitô [3], đặc biệt là Origen, sau thời Phục hưng có rất nhiều, bao gồm cho đến tận ngày nay, tất cả những thày dạy triết học Catô chính thống, những người bám chặt với vài hệ thống trung cổ, đặc biệt là của Thomas Aquinas. Nhưng chỉ là từ Augustine đến thời Phục hưng, những triết gia lớn nhất của thời đại đã bận tâm trong sự xây đắp, hoặc hoàn thiện một tổng hợp (lý thuyết và thực hành) Catô. Trong những thế kỷ công nguyên trước Augustine, những triết gia Stoics và Plato-Mới rực sáng hơn những bố đạo Kitô về khả năng triết học; nhưng sau thời Phục hưng, không ai trong số những triết gia xuất sắc, thậm chí trong số những người Catô phái chính thống, đã còn bận tâm để tiếp tục truyền thống kinh viện [4] hay của Augustine.
Một lịch sử tư tưởng, giống như của
chúng ta đang tham gia đây, là không thể tránh khỏi một-chiều khi bàn luận về
thời Trung Cổ. Với rất ít ngoại lệ, tất cả những nhân vật của thời kỳ này,
những người đã đóng góp vào đời sống trí thức của thời đại của họ, đã là những
người của hội Nhà Thờ. Giới thế tục trong thời Trung cổ đã chậm rãi xây dựng
được một hệ thống chính trị và kinh tế mạnh mẽ, nhưng hoạt động của họ trong
một ý nghĩa là mù lòa [7]. Trong
thời Trung cổ muộn về sau, đã có một nền văn chương thế tục quan trọng, rất
khác với của hội Nhà Thờ; trong một lịch sử tổng quát, nền văn chương này sẽ
đòi hỏi được nghiên cứu nhiều hơn là trong một lịch sử tư tưởng triết học.
Không phải là khi chúng ta đến với Dante, chúng ta mới thấy một người thế tục
sáng tác với đầy đủ kiến thức của triết lý nhà thờ của thời đại của ông. Cho
đến tận thế kỷ thứ mười bốn, giới nhà thờ có một độc quyền thực sự về
triết học, và tương ứng như thế, triết học được viết trên quan điểm của hội Nhà
Thờ. Vì lý do này, tư tưởng thời trung cổ không thể làm cho dễ hiểu mà không có
một giải thích khá rộng rãi về sự lớn dậy của những tổ chức nhà thờ, và đặc
biệt là của chế độ vua chiên.
Thế giới thời trung cổ, như tương
phản với thế giới cổ đại, được đặc trưng bởi những hình thức khác nhau của tính
nhị nguyên [8]. Có nhị nguyên của nhà thờ và thế
tục, nhị nguyên của Latinh và Teuton, nhị nguyên của vương quốc của Gót và
những vương quốc của thế giới này, nhị nguyên của tinh thần và xác thịt. Tất cả
những điều này được thí dụ minh họa trong nhị nguyên của vua chiên và Hoàng đế.
Nhị nguyên của Latinh và Teuton là một hệ quả của xâm lăng của những dân rợ [9], nhưng những nhị nguyên khác có
những nguồn cũ hơn. Những quan hệ của nhà thờ và thế tục, cho thời Trung cổ, đã
được lấy khuôn mẫu theo những quan hệ của Samuel và Saul [10]; đòi hỏi cho uy quyền tối thượng của
nhà thờ đã nổi lên trong thời kỳ của những hoàng đế và những vị vua gốc Arian [11] hoặc bán-Arian. Nhị nguyên của vương
quốc của Gót và những vương quốc của thế giới này, được tìm thấy trong Tân ước,
nhưng đã được hệ thống hóa trong Augustine Thành phố của Gót [12]. Nhị
nguyên của tinh thần và xác thịt đã được tìm thấy trong Plato, và đã được những
triết gia phái Plato-Mới nhấn mạnh; nó là quan trọng trong giảng dạy của Paul;
và nó bao trùm chủ nghĩa khổ hạnh trong đạo Kitô [13] của thế kỷ thứ tư và thứ năm.
Triết học Catô chia thành hai giai
đoạn bởi thời Tăm Tối [14], trong thời gian đó, ở Tây Âu, hoạt
động trí thức đã gần như không tồn tại nữa. Từ sự đổi đạo của Constantine đến
cái chết của Boethius, những suy nghĩ của những triết gia Kitô vẫn còn bị đế
quốc Lamã thống trị, hoặc như là một thực tế hoặc là một ký ức còn tươi. Những
người rợ, trong giai đoạn này, được coi chỉ là một phiền toái, không như là một
phần độc lập của vương quốc Kitô[15]. Vẫn còn có một cộng đồng văn minh,
trong đó tất cả những người khá giả có thể đọc và viết, và một triết gia phải
nhắm đến giới thế tục cũng như giới nhà thờ. Giữa giai đoạn này và thời Tăm
Tối, vào cuối thế kỷ thứ sáu, nổi bật là Gregory Vĩ đại [16], người tự coi mình như một thần dân
của hoàng đế Byzantine, nhưng hống hánh với những nhà vua của các dân rợ. Sau
thời của ông, trong phương Tây với vương quốc Kitô, việc phân chia giữa nhà thờ
và thế tục dần trở nên càng rõ rệt. Những quý tộc thế tục tạo ra hệ thống phong
kiến, vốn phần nào giảm bớt tình trạng hỗn loạn vô chính phủ; đức khiêm tốn
được các thày chăn chiên Kitô rao giảng, nhưng chỉ những giai cấp thấp kém thực
hành, sự tự hào phi-Kitô được thể hiện trong tục đọ kiếm tay đôi, phán xử bằng
giao chiến, thi đấu, và trả thù cá nhân, hội Nhà Thờ không thích tất cả, nhưng
không thể ngăn chặn. Với nhiều khó khăn lớn, bắt đầu từ thế kỷ thứ mười một,
hội Nhà Thờ thành công trong tự mình thoát ra khỏi tầng lớp quý tộc phong kiến,
và sự giải phóng này là một trong những nguyên nhân đưa đến sự trỗi dậy của
châu Âu khỏi thời Tăm Tối.
Giai đoạn lớn đầu tiên của triết học
đạo Catô đã thống trị bởi Augustine, và trong số những người ngoại đạo là bởi
Plato. Giai đoạn thứ hai lên đến cao điểm ở Thomas Aquinas, với ông và những
người kế tục ông, Aristotle có nhiều ảnh hưởng hơn Plato. Nhị nguyên của Thành phố của Gót, tuy nhiên, tồn tại với đủ sức mạnh.
Nhà Thờ đại diện cho Vương quốc của Gót; và về chính trị, những triết gia đại
diện cho quyền lợi của hội Nhà Thờ. Triết học là quan tâm đến bảo vệ niềm tin
tôn giáo, và viện dẫn lý do hầu mang lại khả năng cho nó biện luận với những
ai, giống như những Muslim, đã không chấp nhận giá trị của mặc khải đạo Kitô.
Bằng sự dẫn chứng lý trí này, những triết gia thách thức sự phê bình, không chỉ
đơn giản với tư cách là những nhà gót học, nhưng như những nhà phát minh của
những hệ thống được thiết kế để thu hút con người bất kể thuộc tín ngưỡng nào.
Về lâu dài, sự kêu gọi đến lý trí có lẽ là một sai lầm, nhưng trong thế kỷ thứ
mười ba, nó dường như rất thành công.
Sự tổng hợp ở thế kỷ mười ba, nó có
một vẻ của sự hoàn tất và cuối cùng, đã bị phá hủy bởi nhiều nguyên nhân. Có lẽ
quan trọng nhất trong số này là sự phát triển của một giai cấp thương mại giàu
có lớn, đầu tiên ở Ý, và sau đó ở các nơi khác. Tầng lớp quý tộc phong kiến,
trong chính yếu, đã là không hiểu biết, ngu xuẩn, và dã man; người dân thường
đã đứng về phía hội Nhà Thờ như là ở mức cao hơn những quý tộc về thông minh,
về đạo đức, và về khả năng chống lại tình trạng hỗn loạn. Nhưng giai cấp thương
mại mới đã cũng thông minh như giới nhà thờ, cũng rất thông hiểu những vấn đề
thế tục, nhiều khả năng đối phó với những quý tộc hơn, và được những giai cấp
thấp hơn ở thành thị chấp nhận hơn, như nhữn người chiến đấu cho tự do dân sự.
Những xu hướng dân chủ đã tiến lên cương vị dẫn đầu, và sau khi giúp vua chiên
đánh bại hoàng đế, đã xếp đặt công việc để giải phóng đời sống kinh tế khỏi sự
kiểm soát của Nhà Thờ.
Một nguyên nhân khác của sự chấm dứt
thời Trung cổ là sự trỗi dậy của những chế độ quân chủ quốc gia mạnh mẽ ở Pháp,
Anh, và Spain. Sau khi dẹp bỏ tình trạng hỗn loạn nội bộ, và tự thành đồng minh
với lớp thương gia giàu chống lại tầng lớp quý tộc, những vị vua, sau khoảng
giữa thế kỷ mười lăm, đã đủ mạnh để chống lại vua chiên về quyền lợi quốc gia
của họ.
Chế độ vua chiên, trong khi đó, đã bị
mất uy thế đạo đức mà nó đã được hưởng, và trên toàn bộ là đã xứng đáng, trong
những thế kỷ thứ mười một, mười hai, và mười ba. Đầu tiên vì sự tuân phục với
Pháp trong khoảng thời gian khi những vua chiên đã sống tại Avignon [17], sau đó vì biến cố Ly-Giáo-lớn[18], chúng đã vô tình thuyết phục thế
giới phương Tây là một chế độ vua chiên toàn trị mà không bị kiểm soát là không
thể được, và cũng không nên mong muốn. Trong thế kỷ mười lăm, địa vị của họ như
là những người trị vì vương triều Kitô, trong thực tế, đã trở thành phụ thuộc
với địa vị của họ như là những quân vương nước Ý, đã tham dự vào những trò chơi
phức tạp và vô liêm sỉ của chính trị tranh dành quyền lực ở nước Ý.
Và như vậy thời Phục hưng và Cải Cách
đã cắt đoạn sự tổng hợp của thời trung cổ, vốn nó vẫn chưa được tiếp nối bởi
bất cứ một-gì gọn ghẽ như thế và xem chừng hoàn tất như thế. Sự phát triển và
phân rã của tổng hợp này là chủ đề của quyến hai này.
Tâm trạng của con người có suy tưởng,
trong suốt cả thời kỳ, đã là một tâm trạng thuộc về sự bất hạnh sâu xa đối với
những vấn đề của thế giới này, chỉ đem lại kham chịu bằng hy vọng về một thế
giới tốt đẹp hơn sau thế giới này. Sự bất hạnh này là một sự phản ánh của những
gì đã đương xảy ra trong khắp Tây Âu. Thế kỷ thứ ba là một thời kỳ của thiên
tai, khi mức sinh hoạt chung về hạnh phúc con người bị giảm xuống rất thấp. Sau
một thời gian tạm lắng trong thế kỷ thứ tư, thế kỷ thứ năm mang lại sự tắt ngấm
của đế quốc Lamã Tây, và sự thành lập của các sắc dân rợ trên toàn lãnh thổ
trước đây của đế quốc. Tầng lớp thị dân giàu có, vốn văn minh Lamã phụ thuộc
vào họ khi trước, đã phần lớn bị giảm xuống tình trạng của những người tị nạn
túng quẫn, phần còn lại đã về sống trong những trang trại của họ ở nông thôn.
Những chấn động mới tiếp tục xảy ra cho đến khoảng năm 1000, mà không có bất kỳ
khoảng trống nào ngưng nghỉ đủ lâu cho phép sự phục hồi. Những cuộc chiến tranh
của Byzantine và Lombard phá hủy hầu hết những gì còn lại của nền văn minh của
Ý. Những người ẢRập đã chinh phục hầu hết những lãnh thổ của Đế quốc Đông, đã
chính họ tự thiết lập ở châu Phi và Spain, đã đe dọa Pháp, và thậm chí, trong
một dịp, đã cướp phá Rome. Những dân rợ Danes và Normans gây ra tàn phá ở Pháp
và Anh, ở Sicily và miền Nam Ý. Đời sống, trong suốt những thế kỷ này, bấp bênh
và đầy khổ nhọc. Trong thực tế, tình trạng đã xấu như thế; những mê tín dị đoan
ảm đạm lại làm cho nó thậm chí còn tồi tệ hơn. Người ta cho rằng phần lớn, ngay
cả những người Kitô, sẽ vào hỏa ngục. Tại mỗi khoảnh khắc, con người cảm thấy
mình bị hồn ma tinh quỷ bao phủ thâm nhập, và bị đặt vào tình thế dễ bị những
mưu chước của những thầy bùa ngải và thầy phù thủy lừa gạt. Không có thể có
niềm vui của đời sống, ngoại trừ, trong khoảnh khắc may mắn, với những người
vẫn giữ được sự vô tư lự của trẻ con. Những đau khổ nói chung dâng cường độ của
cảm giác tôn giáo lên cao. Đời sống của những tốt lành ở đây dưới này, là một
hành hương để đi lên thành phố thiên đàng; không gì có giá trị là có thể có
trong cái thế giới trần tục này, trừ đức hạnh vững chắc, vốn cuối cùng nó sẽ
dẫn đến hạnh phúc vĩnh cửu. Người Hylạp, trong những thời huy hoàng của họ, đã
tìm thấy niềm vui và vẻ đẹp trong thế giới hàng ngày. Empedocles, tán tụng
những công dân đồng bào của ông, nói: “Bạn bè, những người sống ở một thành phố
lớn, nhìn xuống trên những tảng đá màu vàng của Acragas, tận trên thành cao,
bận rộn trong những công việc đẹp đẽ, nơi trú ẩn danh dự cho những người lạ
mặt, không sành sỏi trong sự bủn xỉn hèn hạ, chào tất cả”. Trong những thời sau
đó, cho đến tận thời Phục hưng, con người không có hạnh phúc đơn giản như vậy
trong thế giới hữu hình, nhưng chuyển những hy vọng của họ đến cái
không-nhìn-thấy. Acragas được thay thế trong tình yêu của họ bằng Jerusalem
thời hoàng kim. Khi hạnh phúc thế gian cuối cùng quay trở lại, cường độ của sự
khao khát về thế giới khác đã tăng trưởng dần dần ít hơn. Con người sử dụng
cùng những từ ngữ, nhưng với một sự chân thành sâu xa kém hơn.
Trong nỗ lực để làm cho nguồn gốc và ý nghĩa của triết học đạo Catô dễ hiểu, tôi đã thấy điều là cần thiết để dành cho lịch sử tổng quát nhiều không gian hơn, nhiều hơn là như đã đòi hỏi trong kết nối với, hoặc triết học cổ đại hay hiện đại. Triết lý đạo Catô cơ bản là triết lý của một tổ chức, cụ thể là hội Nhà Thờ Catô; triết học hiện đại, ngay cả khi nó xa khỏi dòng chính thống, phần lớn là bận tâm với những vấn đề, đặc biệt là đạo đức học và lý thuyết chính trị, vốn chúng có nguồn từ những quan điểm Kitô về luật đạo đức, và từ những học thuyết đạo Catô về phần những quan hệ của Nhà Thờ và Nhà nước. Trong Hylạp-Lamã ngoại giáo, nghĩa là không-Kitô, không có lòng trung thành kép như người Kitô, những người này ngay từ thuở ban đầu, đã chịu ơn với Gót và với Caesar [19], hay trong thuật ngữ chính trị, với Nhà Thờ và Nhà Nước.
Những vấn đề nổi lên từ lòng trung
thành này kép này, phần lớn đã được giải quyết trôi chảy trong thực tế, trước
khi những triết gia cung cấp những lý thuyết cần thiết. Trong quá trình này có
hai giai đoạn rất khác biệt: một giai đoạn trước sự sụp đổ của Đế quốc Tây, và
một giai đoạn sau nó. Sự thực tập của một chuỗi dài những thày chăn chiên cấp
tỉnh, đến đỉnh cao ở Ambrose [20], đã cung cấp cơ sở cho triết lý
chính trị của Augustine. Sau đó đến cuộc xâm lăng của những dân rợ, nối tiếp
theo sau bằng một thời gian dài của sự hỗn loạn bất định và ngày càng tăng sự
thiếu hiểu biết. Từ Boethius [21] đến Anselm[22], một khoảng thời gian hơn năm thế
kỷ, chỉ có một triết gia nổi tiếng, John the Scot [23], và là một người Ireland, ông đã
thoát khỏi phần lớn những quá trình khác nhau vốn chúng đã đúc khuôn cho phần
còn lại của thế giới phương Tây. Nhưng thời kỳ này, bất chấp sự vắng mặt của
những triết gia, không phải là một thời kỳ trong đó không có phát triển trí
tuệ. Hỗn loạn nêu lên những vấn đề khẩn cấp thực tế, đã được đối phó bằng những
phương tiện của những cơ chế, và những phương thức của tư tưởng vốn chúng thống
trị triết học kinh viện, và trong một mức độ lớn, ngày nay chúng vẫn còn quan
trọng. Những cơ chế và phương thức của tư tưởng này đã không giới thiệu với thế
giới bởi những nhà lý thuyết, nhưng bởi con người thực tiễn trong sự căng thẳng
của xung đột. Cuộc cải cách đạo đức của hội Nhà Thờ trong thế kỷ thứ mười một,
đó là khúc dạo đầu gần nhất với triết lý kinh viện, là một phản ứng chống lại
sự hấp thụ ngày càng tăng của hội Nhà Thờ vào hệ thống phong kiến. Để hiểu được
triết học kinh viện chúng ta phải hiểu Hildebrand [24], và để hiểu Hildebrand chúng ta phải
biết một vài điều gì đó về những tà ác mà ông đã tranh đấu chống lại. Chúng ta
cũng không thể bỏ qua nền tảng của Đế quốc Lamã Thần thánh [25] và ảnh
hưởng của nó trên tư tưởng châu Âu.
Vì những
lý do này, người đọc sẽ tìm thấy ở những trang sau có nhiều lịch sử về giới tu
sĩ Nhà Thờ và chính trị, trong đó liên hệ đến sự phát triển của tư tưởng triết
học có thể không được hiển nhiên ngay lập tức. Đó là cần thiết hơn để liên hệ
một vài điều gì đó của lịch sử này vì thời kỳ được quan tâm là mờ tối khó hiểu,
và không quen thuộc với nhiều người (chỉ) thông thạo với cả hai lịch sử cổ xưa
và hiện đại. Rất ít triết gia chuyên môn thuần túy đã có ảnh hưởng nhiều được
vào tư tưởng triết học như Ambrose, Charlemagne, và Hildebrand. Để liên hệ
những gì là cần thiết liên quan đến những con người này và thời đại của họ là
do đó không thể thiếu trong bất kỳ một trình bày xứng đủ nào về chủ đề của
chúng ta.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(May, 2011)
[1] Catholic Philosophy: có thể dịch là Triết học đạo Catô –
để tránh dùng quá nhiều chữ Tàu – nên dịch là triết
học đạo Catô. Hiểu đây là triết lý đã được phát triển và duy trì giảng dạy
trong liên hệ với chế độ vua chiên tại Lamã, và như Russell định rõ lĩnh vực thời
gian – ông chỉ viết cho đến hết thời Tăm Tối – nghĩa là thời Trung cổ – chấm dứt
khi thời Phục hưng bắt đầu. Chỉ sau thời Cải cách – đạo Kitô ở Tây Âu mới phân
thành Catô và Thệ phản; và để cần phân biệt – chúng ta có: Kitô Lamã (Catô)
và Kitô cải cách; không-Lamã (Kitô-Thệphản).
[2] Aurelius Augustinus [hay thường được gọi trong nhà thờ
“St. Augustine of Hippo,” hay đơn giản là “Augustine”] (354–430 CN): giáo sư tu
từ học, theo phái Plato-Mới Kitô, một trong những vị được gọi là bác học của hội
Nhà thờ. Trong giới chịu ảnh hưởng của nhà thờ, và các tín đồ, thường gọi tên một
nhân vật kèm theo những danh hiệu của hội nhà thờ – thí dụ “Augustine” – nhưng
với một quan điểm đứng trên, hay ngoài tôn giáo; chúng ta chỉ cần gọi là
Augustine, Thomas Aquinas cũng đủ, chỉ trừ trường hợp nhấn mạnh tư cánh tôn
giáo của các vị này – khi ấy, chúng ta có thể gọi là “thánh chiên” Augustine –
hiểu là thánh trong giới những con chiên – hay tín đồ – của hội nhà thờ; nội
dung này chỉ có ý nghĩa rõ rệt trong môi trường văn hóa Kitô phương Tây mà
thôi.
Trong chương này – khi nói về một vua chiên –
Russell chỉ viết Gregory Vĩ đại, không phải kèm chức vị, vì không cần thiết.
Hay viết tên thật một vị vua chiên khác – Hildebrand.
Tương tự, không phải lúc nào chúng ta cũng phải viết trọn “hoàng đế Napoleon”,
nhưng chỉ “Napoleon” là đủ.
[3] Fathers – là một tập hợp rất rộng rãi – các người Kitô
thường xưng tụng gọi những “ông bố đạo Kitô” – những “ông bố đạo”; những bậc
cha của hội nhà thờ – ở đây “the early Fathers” là những vị lãnh đạo và những bậc
thày của hội nhà thờ Kitô thời ban đầu, khoảng tám trăm năm đầu CN; Trong số đó
có thể kể: Irenaeus, Tatian, Athenagoras, Theophilus, Clement of Alexandria,
Tertullian, Origen, Hippolytus, Cyprian, Dionysius và Lactantius.
[4] Scholastic
[5] “the Church”
– đây là cách gọi chính thức và phổ thông.
[6] Tôi nhấn mạnh – bằng chữ nghiêng – định
nghĩa này của Russell về giáo hội hay hội nhà thờ Kitô. Từ “church” – trước đây
vẫn dịch là giáo hội – và khi một tín đồ Catô, dùng từ này, mặc nhiên chỉ hội
nhà thờ của mình, i.e. Hội nhà thờ Catô; những người Thệphản dùng “hội thánh” –
nhưng thực ra nó có nghĩa rộng rãi và phải bổ túc thêm cho chặt chẽ hơn. Thí dụ
“church of seventh day Adventists” – Hội nhà thờ Bảy ngày của Adventists”, hay
những hội nhà thờ lớn: “the Presbyterian Church;The United Church of
Canada;church of England; Anglican Church; Episcopal Church; Episcopal Church
of Scotland,…” – hay những hội nhà thờ độc lập loại như: “Church of Christ –
Latter Day Saints”; “Church of God”; v.v….
Cho nên tôi dịch “church” là “hội nhà thờ”;
đứng ngoài và đơn giản. Khi viết hoa – chỉ chung hội nhà thờ Kitô. Thí dụ trường
hợp “Roman Catholic Church” dịch là “Hội
Nhà thờ Kitô Rôma”’ “Protestant Church” – “hội Nhà thờ Thệphản”; các
“Orthodox Catholic Church” – “Eastern Orthodox Church”, “Orthodox Church” là “hội
Nhà thờ Kitô Chính thống”.
[7] không định hướng
[8] dualism
[9] barbarian invasion
[10] Samuel: nhà tiên tri– Saul: nhà vua đầu tiên của Israel
[11] Khái niệm nay đã lỗi thời – Russell dùng từ “Aryan” như
ngày nay chúng ta hiểu là “Indo-European”
[12] City of God: hiểu là vương quốc của Gót
[13] Christian
asceticism
[14][14][14][14] Dark Ages: thời
Tăm Tối (đã có dịch là thời Đen tối; nhưng Tăm tối gần nghĩa
với từ gốc hơn) – chỉ giai đoạn đặc biệt trong lịch sử – trung trung cổ – của
châu Âu – khoảng những năm 476 – 800 hay rộng hơn, khoảng 500 –1000. Đây là thời kỳ
chiến tranh liên tục, và đời sống văn minh, như trong các đô thị Hylạp Lamã từng
có trước đây, đã biến mất. Từ “tăm tối” có hai nghĩa:
-
Sự kiện mất hẳn
tất cả những sinh hoạt trí thức (văn chương, mỹ thuật, khoa học, triết lý)
-
Sự kiện man rợ
qua bạo lực hết sức tàn độc trong tay hội nhà thờ đàn áp, hủy diệt những gì
phi-Kitô nhằm thực hiện một vương quốc Kitô phương Tây.
Thời Tăm Tối là thí dụ
điển hình cho sự đắc thắng của tôn giáo (Kitô) với quyền lực chính trị – tạo
nên một chế độ chính trị thần quyền (theocracy) – trong đó tầng lớp nhà thờ
Kitô chi phối chính trị các vương triều, và pháp luật của Nhà nước được tin tưởng
là luật lệ sắt máu của Gót. Thời Tăm Tối có được
do sự thành công của việc đem tôn giáo vào chính quyền rồi khống chế xã hội
trên một cơ sở tôn giáo duy nhất – kết quả là làm đứng lại tất cả những tiến bộ
và hàng thế kỷ văn hóa bị đình trệ. Đây là thời đánh dấu giữa thời cổ đại huy
hoàng, và sự tái lập lại huy hoàng đó – thời phục hưng – để mở đầu cho thời hiện
đại.
Mọi sinh hoạt tri thức tắt ngấm: Sơi dây
liên kết tất cả và nổi bật của thời này là sự thống trị hoàn toàn của đạo Kitô
dẫn đến sự bức chế tất cả những sinh hoạt tinh thần trong các lĩnh vực nghệ thuật,
khoa học, và mọi tiến bộ có nội dung hay bản chất phi-Kitô. Trong thưc tế, những
công trình vĩ đại của hàng ngàn năm văn minh tiền-Kitô trong khoa học, triết học,
và văn hóa đã bị tiêu hủy và bị gán cho là những công trình của ngoại giáo
(pagans) và như thế có nguồn gốc tác giả ma quỉ (devil authorship, điển hình
như thái độ tự nhiên và tự tin của
Alexandre de Rhodes, nhà truyền giáo Kitô, trong Phép giảng 8 ngày, gọi giáo chủ của một tôn giáo bản xứ là “thằng mọi
đen” ) .
Bạo lực man rợ: Mở đạo bằng vũ lực và diệt chủng (genocidal
evangelism) đã thịnh hành rộng rãi khắp châu Âu, các hoạt động thảm sát của
Charlemagne ở Đức (thí dụ năm 782, ở Verden, Charlemagne thực hiện hành động
khiến ông cho thành nổi tiếng nhất – ông ra lệnh chặt đầu 4.500 người Saxons
trong một ngày, những người này đã bị bắt phạm tội vẫn tiếp tục thực hành những
tín ngưỡng cổ truyền phi-Kitô sau khi họ đã đồng ý theo đạo Kitô) và các hiệp
sĩ Teutonic ở những quốc gia vùng Baltic (tại đây Teutonic Knights cai trị xứ
Prussia với bàn tay sắt và cướp bóc các nước láng giềng. Những “hiệp sĩ”
Teutonic đã hủy diệt Prussia bằng cách giết gần sạch dân chúng của quốc gia
này).
Hai phát minh lớn sau đó, khởi đi từ thời đại này,
từ chế độ thần quyền, là “thánh chiến” – Crusades (1096 – 1291); chuỗi những
chiến tranh tôn giáo do hội nhà thờ Catô chủ động, chính yếu là những viễn
chinh đi xâm lăng cướp phá vùng Islam Cận Đông; và Toà án dị giáo
(Inquisition), bắt đầu như biện pháp được thiết kế để ngăn chặn tất cả các tư
tưởng phi-Kitô trong châu Âu (Khởi đi với vua chiên Innocent III (1198-1216) tại
Rome, sau đó vua chiên Gregory IX thiết lập Inquisition, năm 1233, đầu tiên để
đối phó và tiêu diệt những tín đồ Abilgenses, một giáo phái ở Nam Pháp. Sau
1255, những tòa án dị giáo có mặt khắp Tây và Trung Âu. Những thế kỷ kế tiếp, nổi
lên nhiều đợt tiếp nối, cho đến cuối thế kỷ 18 mới chính thức chấm dứt).
Được chấp nhận chung là thuật ngữ ”thời
Tăm tối” này do Petrarch phát minh trong thập kỷ 1330. Francesco
Petrarca (1304 –1374), trong Anh ngữ là Petrarch, là học giả, nhà thơ người Ý,
và là một nhà nhân bản sớm nhất (humanist). Petrarch thường được xem như là vị
“khai sinh chủ nghĩa Nhân Bản (Humanism)”. Viết về những người – thời cổ đại –
trước ông, ông nói rằng “giữa những sai lầm, có những con người thiên tài chiếu
rọi ánh sáng, những đôi mắt của họ không kém sắc bén, mặc dù họ bị bao quanh bởi
bóng tối dày đặc và ảm đạm”. Những ngòi bút Kitô thường dùng ẩn dụ truyền thống
của “ánh sáng so với bóng tối” để mô tả “cái thiện giữa cái ác”. Petrarch là
người đầu tiên chọn lại ẩn dụ này và cho nó ý nghĩa thế tục bằng cách đảo ngược
ứng dụng của nó. Cổ điển xưa, trong thời của ông đã lâu nay bị lên án là “thời
kỳ tăm tối” vì nó phi-Kitô, bây giờ được Petrarch nhìn như là thời của “ánh
sáng” vì những thành tựu văn hóa rực rỡ của nó, trong khi thời của Petrarch,
thiếu những thành tích văn hoá như vậy, giờ đây phải xem như là thời của đêm tối.
Tại sao Petrarch gọi nó là một thời đại tăm tối?
Petrarch đã dành nhiều thời gian của đời mình, đi du hành khắp châu Âu hầu tìm
lại và cho tái ấn hành các văn bản cổ điển Latinh và Hylạp. Ông muốn khôi phục
ngôn ngữ Latin cổ điển về với sự tinh khiết cũ của nó. Những nhà nhân bản đã
nhìn thấy giai đoạn chín trăm năm vừa qua như là một thời đại của văn hóa đình
trệ. Họ đã nhìn lịch sử đang diễn ra không theo quan điểm tôn giáo của
Augustine (Sáu thời đại của thế giới – từ Adam đến Noah, từ Noah đến Abraham, từ
Abraham đến David, từ David đến Dothái lưu vong ở Babylon, cho đến Jesus, sau
cùng là thời Kitô) nhưng nhìn lịch sử trong những điều kiện văn hóa (hay thế tục),
thông qua những phát triển tiến bộ của lý tưởng cổ điển, văn học và nghệ thuật.
Petrarch viết rằng lịch sử đã có hai giai đoạn:
giai đoạn Cổ điển của Lamã và Hylạp, tiếp theo là một giai đoạn của Tăm tối,
trong đó ông thấy mình là vẫn còn đương trải qua. Những nhà nhân bản như ông,
lúc ấy tin tưởng có một ngày đế quốc Lamã sẽ trỗi dậy trở lại, và văn hóa cổ điển
tinh khiết được khôi phục. Khái niệm và có phán đoán về một Trung cổ châu Âu
Tăm tối; do đó bắt đầu như một vận động tư tưởng của những nhà theo chủ nghĩa
nhân bản, nhằm thúc đẩy nền văn hóa cổ điển phát triển. Từ “thời Tăm Tối” được phát
minh để bày tỏ sự không chấp thuận về một giai đoạn lịch sử, và thúc đẩy một
giai đoạn khác thay thế.
Tưởng cũng nên nhắc – “dark ages” rất phổ thông
trong giới Anh ngữ – nên cũng có quan điểm biện hộ cho đạo Kitô; giải thích
“dark” trong “dark ages” có nghĩa là mờ tối, không rõ – phản lại sự kiện cho thời
này là một thời trong đó “không biết được rõ rệt”; tương tự, một quốc gia Kitô,
như Pháp – dùng “sombre Moyen-Age”, như không muốn quá nhấn mạnh về những lỗi lầm
của “giáo hội mẹ”.
[15] Christendom
[16] Vua chiên
Gregory I (540 – 604), thường được gọi là Gregory Vĩ đại.
[17] The Avignon Papacy: Chỉ một giai đoạn trong lịch
sử của Giáo Hội Catô Lamã (1309-1378), khi trụ sở của vua chiên
đã từ Rome, Ý; rời đến Avignon, Pháp. Sự kiện này phát sinh
từ xung đột giữa chế độ vua chiên và triều đình Pháp. Sau xung đột giữa vua
chiên Catô Boniface VIII và vua Pháp Philip IV, và những biến cố tiếp dẫn, để
giải quyết bế tắc, trong mật nghị cuối cùng năm 1305, đã chọn Clement V, một
người Pháp, lên ngôi vua chiên Catô. Clement đã từ chối không đến Rome, vẫn ở
Pháp, và năm 1309 đã chuyển triều đình của mình về vùng đất vốn sẵn có của những
vua chiên tại Avignon, và bắt đầu một thời kỳ các vua chiên Catô Lamã đặt triều
đình trên đất Pháp trong xuốt 68 năm. Tổng cộng có bảy vua chiên trị vì tại
Avignon, tất cả là người Pháp, và tất cả đã ngày càng chịu ảnh hưởng nặng nề của
triều đình Pháp. Cuối cùng, vào năm 1377, vua chiên Gregory XI chuyển triều
đình của ông về lại Rome, chính thức kết thúc thời kỳ những vua chiên ở
Avignon.
[18] Great Schism – The Great
Schism – Sự ly khai tôn giáo lớn (của đạo Ki tô – Đại ly giáo) (1378-1415): Năm
1378, sau khi vua chiên Gregory XI chết, một vua chiên Ý đã được chọn thay. Hội
Nhà thờ Catô Lamã đã phân chia làm hai; khi nhà vua Pháp quyết định rằng ông
không thích vua chiên người Ý này, và đã chọn một vua chiên khác, trị vì từ
Avignon, đất Pháp. Biến cố này trong lịch sử Nhà thờ gọi là Sự ly khai tôn giáo
lớn, kéo dài khoảng 68 năm, trong thời gian đó có hai chế độ vua chiên, một Ý,
một Pháp, dĩ nhiên cả hai đều tuyên xưng quyền lãnh đạo Nhà thờ Catô Lamã. Cùng
với Pháp là Sicily, Scotland, Castile, Aragon, và Bồ Đào Nha, hỗ trợ các vua
chiên Avignon. Rome và Flanders, BaLan, Hungary và Đức hỗ trợ các vua chiên
Lamã. Hai dòng vua chiên đã thành những đối thủ. Rất thông thường nghe vua
chiên này gọi vua chiên kia là vua chiên-phản nghịch (anti-pope) và dĩ nhiên vị
nào cũng cố gắng loại bỏ vị trí lãnh đạo của vị kia.
[19] Vốn là tên riêng của Julius Caesar; nhưng sau từ này
dùng để chỉ ngôi vị tối cao và để gọi những hoàng đế Lamã.
[20] Aurelius Ambrosius (337– 397): thày chăn chiên cấp tỉnh
thành Milan, có ảnh hưởng rất lớn trong giới nhà thờ thế kỷ thứ 4. Ông là một
trong bốn vị được gọi là những “nhà bác học của hội Nhà thờ”.
[21] Anicius Manlius
Severinus Boethius (475–7- 526?) được xem như tác giả quan trọng nhất trong thờ
kỳ chuyển tiếp giữa triết học cổ đại và thời trung cổ Latin, qua tác phẩm Consolation
of Philosophy, ông viết năm ông bị cầm tù, chờ xử tội – và bị hành quyết
sau đó.
[22] Anselm (1033-1109) – cũng được gọi là “Saint Anselm of
Canterbury” là triết gia và nhà gót học Kitô lỗi lạc của thế kỷ 11.
[23] Johannes Scotus Eriugena (815 – 877) nhà gót học, triết
gia phái Plato-Mới, và nhà thơ, người nước Ireland.
[24] Tên tục của
vua chiên Gregory VII (1015-1085)
[25] Holy Roman Empire: Vương quốc thời Trung cổ và đầu thời
hiện đại, bao gồm chủ yếu là Đức và một phần của Ý, do các hoàng đế người Đức
cai trị. Đế quốc này, 962 -1806, trên lý thuyết là một sự hồi sinh của Đế quốc
Lamã Tây – là thực thể chính trị song hành với hội nhà thờ Catô Lamã. Danh hiệu
“hoàng đế Lamã thần thánh” được các quốc vương Đức tuyên xưng. Đế quốc lúc đầu
bao gồm Đức và miền bắc Ý kéo dài xuống tận Lamã. Trong một thời gian nó bao gồm
cả hai vương quốc Sicilies, nam Ý. Voltaire dí dỏm nhận xét – Holy Roman Empire
đã là “không linh thiêng gì, chẳng Lamã ở đâu, mà cũng không hẳn là một đế quốc”.