Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III. Triết học cổ thời sau Aristotle
Chương 27 - Những triết gia theo Epicurus
Hai trường phái mới và lớn thuộc thời
kỳ Hylạp, những nhà Stoics và những người theo Epicurus, đã cùng thời với nhau
khi thành lập. Những vị sáng lập của họ, Zeno và Epicurus, đã ra đời vào khoảng
đồng thời, và đã định cư ở Athens trước sau trong vòng một vài năm, như những
người đứng đầu trường phái, theo thứ tự đã kể, của họ. Do đó, xem xét ai đầu
tiên chỉ là vấn đề sở thích. Tôi sẽ bắt đầu với những triết gia theo Epicurus,
bởi vì học thuyết của họ đã được người sáng lập ổn định một lần rồi tất cả
không đổi, trong khi chủ nghĩa Stoicism đã có một phát triển lâu dài, kéo xa
mãi đến tận hoàng đế Marcus Aurelius, chết vào năm 180 CN.
Người đáng tin cậy chính về đời của
Epicurus là Diogenes Laertius, người đã sống vào thế kỷ thứ ba CN. Tuy nhiên,
có hai khó khăn: thứ nhất, Diogenes Laertius là người tự sẵn sàng để chấp nhận
những huyền thoại có ít hoặc không có giá trị lịch sử nào; thứ hai, một phần
của tập Đời Sống của ông bao gồm
trong tường thuật những cáo buộc tai tiếng của những nhà Stoics chống lại
Epicurus, và nó không phải luôn luôn rõ ràng không biết ông tự mình khẳng định
một cái gì đó, hoặc chỉ đơn thuần là nói đến một vu cáo phỉ báng. Những vụ tai
tiếng những nhà Stoics gây ra là những sự kiện về họ, để mà nhớ khi đạo đức cao
cả của họ được đem ca ngợi, nhưng chúng không phải là những sự kiện về
Epicurus. Lấy thí dụ, có một truyền thuyết rằng mẹ của ông là một nữ tu kiêm
lang băm, về phần đó, Diogenes nói:
“Họ (rõ ràng là những nhà Stoics) nói
rằng ông thường quen đi quanh, từ nhà này sang nhà khác với mẹ ông, đọc lên những
cầu nguyện tẩy rửa cho thanh tịnh, và trợ giúp cha ông trong việc giảng dạy bậc
sơ đẳng cho một món tiền thu lao khốn khổ rẻ mạt”.
Về điều này, Bailey [1] có
ý kiến: “Nếu có bất kỳ sự thật nào trong câu chuyện rằng ông đã đi đó đây với
mẹ ông như là một thầy giúp lễ, đọc những công thức của những thần chú của bà,
ông cũng có thể đã được khởi dậy lòng ghét mê tín dị đoan từ những năm khá trẻ,
vốn sau đó là điểm đặc trưng nổi bật trong giảng dạy của ông”. Lý thuyết này là
hấp dẫn, nhưng nhìn theo quan điểm của tính không ngần ngại cực kỳ vô lương tâm
trong sự bịa đặt tạo dựng ra một tai tiếng ở thời muộn cổ đại về sau, tôi không
nghĩ rằng nó có thể được chấp nhận là có bất kỳ một cơ sở nào” [2].
Có một chuyện chống lại điều đó là sự kiện ông có một tình cảm mạnh mẽ khác
thường đối với mẹ của ông [3].
Những sự kiện chính của cuộc đời
Epicurus, tuy nhiên, xem ra có vẻ khá chắc chắn. Cha ông là một người thực dân
Athena nghèo ở đảo Samos; Epicurus sinh năm 342-1 TCN, nhưng không được biết ở
đâu, Samos hoặc ở Attica. Trong trường hợp nào đi nữa, ông đã trải qua tuổi
thiếu niên tại Samos. Ông nói rằng lúc mười bốn tuổi đã quay sang theo học
triết học. Khi mười tám tuổi, khoảng thời gian Alexander chết, ông đến Athens,
rõ ràng là để thiết lập quyền công dân của mình, nhưng trong khi ông ở đó,
những người thực dân Athena đã bị đuổi ra khỏi Samos (322 TCN). Gia đình
Epicurus đã trở thành những người tị nạn ở Tiểu Á, nơi ông đã tái nhập với họ.
Tại Taos, vào thời gian này, hoặc có lẽ sớm hơn trước đó, ông được một Nausiphanes
nào đó dạy triết học, xem ra là một người theo phái của Democritus. Mặc dù
triết học của ông thời trưởng thành nợ nhiều từ Democritus hơn so với bất kỳ
triết gia nào khác, ông không bao giờ bày tỏ bất cứ điều gì ngoài sự khinh miệt
Nausiphanes, người mà ông ám chỉ là “Ông Bạc Nhược” [4].
Trong năm 311 ông thành lập trường
học của mình, đầu tiên ở Mitylene, sau đó ở Lampsacus, và, từ 307 trở đi, tại
Athens, nơi ông đã qua đời năm 270-1 TCN
Sau những năm tuổi trẻ nhọc nhằn của
mình, đời sống của ông tại Athens đã là yên tĩnh, và chỉ gặp khó khăn do sức
khỏe yếu kém của ông. Ông có một ngôi nhà và một khu vườn (xem dường như tách
biệt với ngôi nhà), và nơi ông giảng dạy là ở trong khu vườn. Ba người anh em
của ông, và một số người khác, đã là những thành viên từ lúc khởi đầu của
trường học, nhưng ở Athens cộng đồng của ông đã tăng lên, không chỉ thêm những
học trò triết học, nhưng thêm bạn bè và con cái của họ, những người nô lệ và hetaerae [5] .
Những phụ nữ kể cuối cùng này đã đem cho kẻ thù của ông một cơ hội tạo tai
tiếng, nhưng rõ ràng là không chính đáng. Ông đã có một khả năng rất khác
thường cho tình bạn thuần túy của con người, và đã viết những lá thư tươi vui
linh động với những trẻ nhỏ của những thành viên của cộng đồng. Ông đã không
thực hành một sự chững chạc nghiêm trang và dè dặt trong sự biểu hiện của những
cảm xúc vốn như đã được mong đợi từ những triết gia cổ đại; những bức thư của
ông hết sức tự nhiên, chân thật và không màu mè đến là đáng ngạc nhiên.
Đời sống của cộng đồng là rất đơn giản,
một phần theo nguyên tắc, và một phần (không có nghi ngờ gì) vì thiếu tiền.
Thức ăn và uống của họ chủ yếu là bánh mì và nước, mà Epicurus đã lấy làm khá
hài lòng. “Tôi rúng động với vui sướng trong thân thể”, ông nói, “khi tôi sống
bằng bánh mì và nước, và tôi nhổ vào những thú vui sang trọng, không phải vì tự
thân chúng, nhưng vì những bất tiện chúng lôi theo”. Cộng đồng phụ thuộc về tài
chính, ít nhất là một phần, vào những đóng góp tự nguyện. “Gửi cho tôi một số
pho mát loại giữ lâu”, ông viết, “thứ đó khi tôi thích, tôi có thể có một bữa
tiệc”. với một người bạn khác: “Gửi cho chúng tôi những quà tặng cho sự bảo
dưỡng của cơ thể thiêng liêng của chúng tôi, nhân danh chính bạn và con cái của
bạn”. Và đây nữa: “Sự đóng góp duy nhất mà tôi đòi hỏi là – chuyện ra lệnh
những học trò gửi cho tôi, ngay cả nếu họ là một trong những người
Hyperboreans. Tôi mong ước nhận từ mỗi người hai trăm hai mươi drachmae [6]
một năm và không hơn”.
Cả đời Epicurus bị sức khỏe kém hành
hạ khổ sở, nhưng đã học cách chịu đựng với dũng cảm lớn lao. Đã là ông, không
phải là một người trong phái Stoics, là người đầu tiên chủ trương rằng, một
người có thể hạnh phúc dù chịu nặng áp lực căng thẳng. Hai lá thư, một viết vài
ngày trước khi chết, một khác vào ngày ông mất, cho thấy ông đã có một vài xứng
đáng với ý kiến này. Lá thư đầu tiên nói: “Bảy ngày trước khi viết (thư) này,
sự đình chỉ đã trở thành hoàn toàn, và tôi phải chịu những đau đớn giống như
loại đưa con người đến ngày cuối đời của họ. Nếu bất cứ điều gì xảy đến với tôi,
bạn có chăm sóc đám con cái của Metrodorus cho đến bốn hoặc năm năm, nhưng đừng
tiêu thêm tiền vào chúng nhiều hơn bạn bây giờ đang tiêu cho tôi ?”. Lá thư thứ
hai nói: “vào cái ngày thực sự hạnh phúc này của đời tôi, khi tôi tại điểm của
cái chết, tôi viết thư này đển bạn. Những bệnh tật ở bàng quang và dạ dày của
tôi đang đuổi đến cuối đường của chúng, không bớt chút nào trong mức độ nghiêm
trọng thông thường của chúng: nhưng chống lại tất cả những điều này là niềm vui
trong lòng tôi khi nhớ lại những cuộc hội thoại của tôi với bạn. Có được không,
như tôi trông đợi sự tận tâm của bạn từ thời niên thiếu với tôi, và với triết
học, bạn chăm sóc đám con cái Metrodorus cho tốt được không”. Metrodorus, đã là
một trong những học trò đầu tiên của Epicurus, đã chết; Trong di chúc của
Metrodorus, Epicurus là người chăm sóc con cái của Metrodorus.
Mặc dù Epicurus dịu dàng và tử tế với
hầu hết mọi người, một khía cạnh khác của cá tính của ông xuất hiện trong quan
hệ của ông với những triết gia, đặc biệt là những người mà ông có thể được coi
là mắc nợ. “Tôi cho rằng”, ông nói, “những người hay cằn nhằn này có thể sẽ tin
tôi là một học trò của Ông Bạc Nhược (Nausiphanes) và đã phải nghe lời dạy của
ông ta cùng với một đám thanh niên say mèm. Nhưng thực ra ông này là một người
xấu và những thói quen của ông giống như vậy sẽ không bao giờ có thể dẫn đến
trí tuệ” [7].
Ông không bao giờ thừa nhận mức độ trong nợ (tinh thần) của mình với
Democritus, và về phần Leucippus, ông khẳng định rằng không có một triết gia
như vậy – có nghĩa là, không nghi ngờ gì, không phải là không có con người như
vậy, nhưng con người ấy không phải là một triết gia. Diogenes Laertius đưa ra
một danh sách toàn bộ những tên nguyền rủa đặt cho người khác [8] có
tính sỉ-nhục, được cho là Epicurus đã áp dụng cho hầu hết những người tiền
nhiệm nổi tiếng của mình. Với sự thiếu lòng quảng đại này đối với những triết
gia khác đi đến một lỗi lầm nghiêm trọng, đó là chủ nghĩa giáo điều độc tài.
Những học trò của ông đã phải học một loại tín ngưỡng thể hiện trong học thuyết
của ông, mà họ đã không được phép đặt câu hỏi. Đến cuối cùng, không ai trong số
chọ đã thêm vào hoặc sửa đổi được bất cứ điều gì. Hai trăm năm sau, khi
Lucretius chuyển triết học của Epicurus vào thành thơ, cho đến mức có thể phán
xét được, ông đã không thêm gì về lý thuyết vào giảng dạy của vị thầy. Bất cứ
chỗ nào có thể so sánh được, thấy Lucretius đã đồng ý chặt chẽ với nguyên bản,
và nói chung thường cho rằng, ở những chỗ khác, ông có lẽ đã thường lấp những
thiếu hụt trong kiến thức của chúng ta, gây ra bởi sự mất hết tất cả ba trăm
cuốn sách của Epicurus. Từ những gì ông viết, không gì còn lại, ngoại trừ một
vài lá thư, một số mảnh văn, và một tuyên bố của “Những Học thuyết Chính yếu” [9].
Triết lý của Epicurus, giống như của
tất cả những triết lý trong thời đại của ông (ngoại trừ một phần của Thuyết
Hoài nghhi), đã có ý định chủ yếu nhằm bảo đảm sự an tĩnh. Ông đã coi lạc thú
là cái tốt lành [10], và đã
gắn bó, trong một sự nhất quán rõ rệt, với tất cả những hệ quả của quan điểm
này. “Lạc thú”, ông nói, “là sự khởi đầu và kết thúc của đời sống phước lành”.
Diogenes Laertius trích dẫn ông, trong một cuốn sách về Mục đích của đời sống [11],
ông nói “Tôi không biết làm thế nào tôi có thể nhận thức được điều tốt lành,
nếu tôi rút lại những lạc thú của hương vị, và rút lại những lạc thú của của
tình yêu, và của những thính giác và thị giác”. Lại nữa: “Sự khởi đầu và gốc rễ
của tất cả tốt lành là những lạc thú của dạ dày, thậm chí khôn ngoan và văn hóa
phải viện dẫn tới điều này” [12].
Lạc thú của não thức, chúng ta được bảo, là sự trầm tưởng về những lạc thú của
cơ thể. Lợi thế duy nhất của nó so với những lạc thú thể xác là chúng ta có thể
học để trầm tưởng về lạc thú hơn là về đau đớn, và do đó có nhiều kiểm soát về
tinh thần hơn về những lạc thú vật chất. “Đức hạnh”, trừ khi nó có nghĩa là
“thận trọng trong việc theo đuổi những lạc thú”, là một cái tên trống rỗng. Công
lý, thí dụ, bao gồm trong nên hành động như thế nào để không có dịp lo sợ về sự
bất mãn của người khác – Một cái nhìn dẫn đến một học thuyết về nguồn gốc của
xã hội không phải không giống như lý thuyết của Social Contract [13].
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
Apr, 2011)
(còn tiếp … )
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
Apr, 2011)
(còn tiếp … )
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1]
CTTG – Những Atomists Hylạp và Epicurus,
bởi Bailey Cyril, Oxford năm 1928, p. 221. Ông Bailey đã đã thành một chuyên
gia về Epicurus, và cuốn sách của ông là vô giá cho người học hỏi.
[2] CTTG
– Những người Stoics đã rất bất công với Epicurus. Epictetus, thí dụ, khi viết
với ông ta, nói: “Đây là đời sống trong đó bạn tự mình phát biểu xứng đáng: Ăn,
uống, làm tình, rút lui và ngáy”. Quyển II, Chap. XX, Những thuyết giảng của Epictetus.
[3] CTTG – Gilbert Muray, Năm Giai đoạn, p.130
[4] “The Mollusc”
[5] Từ Hylạpchỉ những phụ nữ hay lớp phụ
nữ quí phái nhưng sống phóng túng, tự do, từ bán dâm, hay thê thiệp, đến đóng
vai những bạn tình của giới quyền thế quí phái trong xã hội.
[6] CTTG – vào khoảng 5 pounds Anh
[7]
CTTG – Những Stoics và những triết gia
Epicurean, bởi W.J. Oates, trang 47. Những chỗ nào có thể được, tôi đã lấy
những bản dịch của ông Oates để dùng.
[8] Epithet
[9] The Principal Doctrines.
[10] Nếu có thể được, có thể tóm lược
quan điểm của Epicurus là “Lạc là Thiện” hay “Cái lạc thú là cái tốt lành” –
không trách người ta đã dịch thuyết của ông đơn giản và thu hẹp là “Duy Lạc”
hay “Duy Nhạc chủ nghĩa” – ông đi ngược lại mọi tôn giáo, và những đạo đức lấy
cơ sở từ tôn giáo. Bởi vì các tôn giáo Abraham sau này – nói chung, ở một mức độ
tổng quát nào đó, đều coi trọng sự khắc kỷ, đề cao giảm thiểu lạc thú xác thịt,
vật chất; và có quan điểm xem tất cả những lạc thú đem lại từ giác quan là đáng
bị lên án và khinh rẻ. Trong các tôn giáo đó, luôn dễ dàng tìm thấy, ở mọị thời
có những giáo phái chủ trương tu khổ hạnh, hành xác, hay ép xác với những hình
thức biến thái khác nhau.
Sự thái quá này đến từ sự sợ hãi khả
năng của bản năng con người, vì nếu những lạc thú được thả lỏng, hay lại còn được
đề cao; sẽ châm thêm dầu vào bản năng đốt cháy hết lý trí, và ít nhất hủy hoại
sự tự chủ trong mỗi cá nhân. Những cám dỗ của bản năng, những thôi thúc của lạc
thú xác thịt – những khao khát đó luôn luôn bị nghiêm cấm, canh giữ, lên án, dưới
mắt tôn giáo, chúng đáng sợ, phải tránh xa, chối bỏ, phủ nhận chúng.
Nhưng chúng ta phải công nhận, những
bản năng đó là tự nhiên, gần như bản chất của con người, không thể một chiều, một
mặt trừ khử, hủy hoại, cắt bỏ, như đã hành xử theo quan niệm nhị nguyên. Phải
nhìn nhận con người là một tổng thể; hủy hoại chúng là hủy hoại phần của con
người – sẽ làm héo hon, thui chột đời sống con người, thêm nữa, làm ngơ những
như cầu bản năng của con người sẽ đưa đến những nổi loạn nguy hiểm, những đạo đức
bóp méo bảnchất con người, không đối mặt với những bản năng tự nhiên chấp nhận
và giải quyết chúng – là những đạo đức giả dối, không bao giờ thực sự phục vụ
con người, không lấy con người làm cứu cánh.
Nếu nhìn con người như một tổng thể hữu
cơ, như một cây cao vươn dậy tốt cành xanh lá – cây nhân sinh – trong đó có cả
cành trí tuệ lẫn cành bản năng, hủy một cành nào là hại cành kia và hại cả toàn
cây. Chúng ta không thể để cành trí tuệ thui chột héo hon, cũng như chúng ta
không thể chặt trụi cành bản năng, hay ngược lại để mặc cành bản năng vươn cao
tham lam hứng che hết ánh sáng mặt trời.
[11] The
End of Life.
[12] Văn hóa ẩm thực
[13] Hợp
đồng Xã hội của J. J. Rousseau.