Sunday, December 26, 2010

Bertrand Russell - Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài (8)

Our Knowledge of the External World
Bertrand Russell
(tiếp theo...)  

Kiến thức của Chúng ta về Thế giới Bên ngoài.
Bài Giảng 8





Về Khái niệm Nguyên nhân, với những Ứng dụng vào vấn đề Ý chí Tự do

Bản chất của phân tích triết học, như đã minh họa trong những bài giảng trước đây của chúng ta, bây giờ có thể được phát biểu trong những điều khoản tổng quát. Chúng ta bắt đầu từ một khối cơ thể của kiến thức phổ thông, vốn nó dựng thành dữ liệu của chúng ta. Khi khảo sát, dữ liệu được thấy là phức tạp, khá là mơ hồ, và phần lớn tương thuộc nhau một cách lôgích. Bằng phân tích, chúng ta sẽ giảm thu chúng về thành những mệnh đề, vốn đơn giản và chính xác gần đến mức như có thể được, và chúng ta sắp xếp chúng trong những chuỗi suy luận diễn dịch, trong đó một con số nào đó nhất định gồm những mệnh đề ban đầu hình thành một đảm bảo lôgích cho tất cả những phần còn lại. Những mệnh đề ban đầu này là những tiền đề cho khối cơ thể của kiến thức đang trong câu hỏi. Những tiền đề do đó rất khác với dữ liệu - chúng đơn giản hơn, chính xác hơn, và ít bị thấm nhiễm tính dư thừa về lôgích [1]. Nếu công việc phân tích được thực hiện một cách hoàn toàn, chúng sẽ được miễn trừ toàn bộ khỏi dư thừa lôgích, toàn bộ chính xác, và cũng đơn giản, như cũng tương hợp lôgích với dẫn đầu của chúng với khối cơ thể của kiến  thức đã cho. Việc khám phá ra những tiền đề này thuộc về phần triết học, nhưng công việc diễn dịch từ chúng khối cơ thể kiến thức phổ thông thuộc về phần toán học, nếu “toán học” được thông hiểu trong một ý nghĩa có phần nào rộng rãi.



Nhưng bên cạnh phân tích lôgích về kiến thức phổ thông vốn chúng tạo thành dữ liệu của chúng ta, có sự quan tâm cân nhắc về mức độ chắc chắn của nó. Khi chúng ta đã đến với những tiền đề của nó, chúng ta có thể tìm thấy rằng một vài trong chúng xem có vẻ mở ra với hoài nghi, và chúng ta có thể tìm thấy thêm nữa rằng hoài nghi này kéo dài đến những dữ liệu ban đầu của chúng ta, vốn chúng tùy thuộc trên những tiền đề bị ngờ vực này. Trong bài giảng thứ ba của chúng ta, lấy thí dụ, chúng ta đã thấy rằng một phần của vật lý phụ thuộc vào lời chứng, và thế nên tùy thuộc trên sự hiện hữu của những não thức khác hơn là riêng của chúng ta, xem ra không có vẻ cũng chắc chắn như là phần phụ thuộc hoàn toàn trên dữ liệu giác quan của riêng chúng ta và những luật của lôgích. Tương tự như vậy, đã thường quen cảm nhận rằng những phần của hình học vốn phụ thuộc trên tiền đề của những đường song song [2] có ít chắc chắn hơn so với những phần vốn là độc lập với tiền đề này. Chúng ta có thể nói, một cách tổng quát, là những gì thường chấp thuận cho như kiến thức thì không phải tất cả đều chắc chắn ngang nhau, và rằng, khi phân tích thành ra những tiền đề đã có tác dụng, mức độ về chắc chắn của bất kỳ hệ quả nào của những tiền đề sẽ phụ thuộc vào những tiền đề bị hoài nghi nhất đã được sử dụng trong sự chứng minh hệ quả này. Thế nên, phân tích thành ra những tiền đề không chỉ phục vụ một mục đích lôgích, nhưng cũng còn nhằm mục đích tạo điều kiện dễ dàng cho một ước tính về phần  mức độ của chắc chắn được gắn liền với tin tưởng bắt nguồn này, hoặc kia. Trong cái nhìn về tính có thể sai lầm của tất cả những tin tưởng của con người, dịch vụ này xem ra ít nhất cũng quan trọng như những dịch vụ lôgích thuần tuý đưa ra bởi phân tích triết học.

Trong bài giảng hiện nay, tôi ước mong áp dụng phương pháp phân tích vào khái niệm “nguyên nhân” [3], và minh họa cho sự thảo luận bằng cách áp dụng nó vào vấn đề ý chí tự do. Cho mục đích này, tôi sẽ điều tra: I, Luật nhân quả [4] nghĩa là gì?; II, Những gì là bằng chứng rằng nhũng luật nhân quả đã giữ vững từ trước đến nay; III, Những gì là bằng chứng rằng chúng sẽ tiếp tục giữ vững trong tương lai; IV,  Nhân quả sử dụng trong khoa học khác biệt thế nào với của ý thức thông thường, và với của triết học truyền thống;  V, Ánh sáng mới nào được chiếu trên câu hỏi về ý chí tự do bởi sự phân tích của chúng ta về khái niệm “nguyên nhân”.

I.  Bằng một “luật nhân quả”, tôi hàm nghĩa bất kỳ một mệnh đề tổng quát nào với tư cách của nó là có thể được để suy ra sự hiện hữu của một sự-vật-điều-gì, hay biến cố từ sự hiện hữu của một cái khác hay của một số những cái khác. Nếu bạn nghe tiếng sấm mà đã không nhìn thấy chớp, bạn suy luận rằng dẫu sao đi nữa đã loè có một tia sáng, bởi vì mệnh đề tổng quát, “Tất cả sấm thì có chớp đến trước”. Khi Robinson Crusoe thấy một dấu chân, ông suy luận có một con người, và ông đã có thể biện minh cho suy luận của mình bằng mệnh đề tổng quát, “Tất cả những dấu hiệu trên mặt đất có hình dạng giống như một bàn chân người là xảy ra tiếp sau khi một người đứng ở nơi có những dấu hiệu”. Khi chúng ta nhìn thấy mặt trời lặn, chúng ta trông đợi rằng nó sẽ lại mọc vào ngày hôm sau. Khi chúng ta nghe một người nói, chúng ta suy ra rằng ông đã có những suy nghĩ nào đó nhất định. Tất cả những suy luận này là do những luật nhân quả.

Một luật nhân quả, chúng ta đã nói, cho phép chúng ta suy ra sự hiện hữu của một một sự-vât-điều-gì (hoặc biến cố) từ sự hiện hữu của một, hoặc của nhiều hơn những cái khác. Từ “sự-vât-điều-gì”[5] ở đây được hiểu là chỉ áp dụng với những cụ thể cá biệt, nói thế nghĩa là, không bao gồm những đối tượng lôgích giống như những con số, hoặc những lớp [6], hoặc những thuộc tính trừu tượng và những quan hệ, và bao gồm những dữ liệu-giác quan, với bất cứ gì về lôgích là thuộc cùng kiểu mẫu đồng loại như dữ liệu-giác quan [7]. Trong chừng mức khi một luật nhân quả có thể trực tiếp kiểm chứng, điều-gì suy ra và điều-gì mà từ đó nó được suy ra, cả hai đều phải là dữ liệu, mặc dù chúng không cần đều phải cùng là dữ liệu trong cùng thời gian. Trong thực tế, một luật nhân quả mà nó được sử dụng để mở rộng kiến thức của chúng ta về hiện hữu phải được áp dụng với một cái gì, vào lúc ấy, không phải là một dữ liệu, đó là trong khả năng có thể có được của ứng dụng giống như vậy vốn được bao gồm trong tính hữu dụng thực tế của một luật nhân quả. Điểm quan trọng, cho mục đích hiện tại của chúng ta, tuy nhiên, là những gì được suy ra là một “sự-vât-điều-gì”, một “cụ thể cá biệt”, một đối tượng có thứ tính thực tại, vốn thuộc về những đối tượng của cảm giác, không phải là một đối tượng trừu tượng như là phẩm hạnh, hoặc căn bậc hai của số hai.

Nhưng chúng ta không thể trở thành quen biết với một cụ thể cá biệt ngoại trừ bằng sự nó thực sự được đem cho. Do đó, cụ thể cá biệt suy luận ra bởi một luật nhân quả phải là chỉ được mô tả với ít hay nhiều tính chính xác, nó không thể được gọi tên cho đến khi suy luận được kiểm chứng. Hơn nữa, bởi vì luật nhân quả là tổng quát, và có khả năng áp dụng với nhiều trường hợp, cá biệt được đem cho từ đó chúng ta suy ra phải cho phép suy luận trong cơ sở của một vài đặc tính tổng quát, không trong cơ sở với tư cách của nó chỉ là cụ thể cá biệt vốn nó là. Điều này là hiển nhiên trong tất cả những trường hợp trước đây của chúng ta: chúng ta suy ra chớp sáng không thấy được từ sấm sét, không phải trong cơ sở của bất kỳ cá biệt nào của sấm sét, nhưng trong cơ sở của sự nó giống với những nổi lên khác của sấm sét. Thế nên, một luật nhân quả phải phát biểu rằng sự hiện hữu của một điều gì đó của một loại nhất định nào đó (hoặc của một số những điều của một số loại nào đó được phú gán cho) hàm ý sự hiện hữu của một điều khác có một liên hệ với cái đầu tiên vốn nó vẫn giữ không thay đổi, miễn là chừng nào cái đầu tiên là thuộc về loại trong câu hỏi.

Điều có thể quan sát được rằng những gì là không đổi trong một luật nhân quả không phải là đối tượng, hoặc những đối tượng đem cho, cũng lại không là đối tượng được suy ra, chúng cả hai đều có thể thay đổi ở trong những giới hạn lớn rộng, nhưng trừ liên hệ giữa những gì được đem cho và những gì được suy ra. Nguyên lý “cùng nhân, cùng quả” [8], vốn đôi khi được nói là nguyên lý của quan hệ nhân quả, thì hạn hẹp hơn rất nhiều trong phạm vi của nó, so với nguyên lý vốn thực sự xảy ra trong khoa học, thực sự, nếu thông dịch  cho đúng thật chặt chẽ, nó không có phạm vi nào hết cả, vì “cùng” nguyên nhân không bao giờ xảy ra lại một cách đich xác. Chúng ta sẽ trở lại điểm này ở lớp sau của cuộc thảo luận.

Cá biệt vốn được suy ra có thể là được duy nhất xác định bởi luật nhân quả, hoặc có thể chỉ mô tả được trong những điều khoản [9] tổng quát mà nhiều những cá biệt khác nhau có thể ứng hợp được với sự mô tả. Điều này tùy thuộc trên - không biết liệu mối quan hệ bất biến được khẳng định bởi luật nhân quả là một quan hệ chỉ có một điều khoản có thể có với dữ liệu, hoặc một vốn trong đó có thể có nhiều điều khoản. Nếu nhiều điều khoản có thể có mối quan hệ trong câu hỏi, khoa học sẽ không được thỏa mãn cho đến khi tìm thấy được một vài luật nhiều nghiêm ngặt hơn, vốn sẽ làm chúng ta có khả năng có thể duy nhất xác định những điều được suy luận.

Bởi vì tất cả những điều được biết đến là trong thời gian, một luật nhân quả phải tính đến những mối quan hệ thời gian. Nó sẽ là phần của luật nhân quả để phát biểu một mối quan hệ về kế tiếp, hoặc về cùng tồn tại giữa những điều được cho và điều được suy ra. Khi chúng ta nghe tiếng sấm và suy ra rằng đã có chớp, luật phát biểu rằng điều suy ra là sớm hơn so với điều được cho. Ngược lại, khi chúng ta thấy tia chớp và chờ trông mong cho sấm nổ, luật phát biểu rằng điều được cho là sớm hơn điều suy ra. Khi chúng ta suy ra những suy nghĩ của một người từ những lời ông nói, luật phát biểu rằng cả hai điều là (ít nhất là xấp xỉ) đồng thời.

Nếu một luật nhân quả là đạt được độ chính xác mà tại đó khoa học nhắm đến, nó phải không hài lòng với một mơ hồ sớm hơn, hay muộn hơn, nhưng phải phát biểu sớm hơn bao nhiêu, hay muộn hơn bao nhiêu.  Đó là nói rằng, mối quan hệ thời gian giữa những điều được cho và điều được suy ra phải có khả năng của phát biểu chính xác, và thường thường sự suy luận được rút ra là khác nhau tùy theo với chiều dài và phương hướng của khoảng cách. “Một phần tư giờ trước đây người đàn ông này đã còn sống, do đó một giờ sau, (xác) ông sẽ lạnh”.  Một tuyên bố như thế liên quan đến hai luật nhân quả, một suy luận ra từ một dữ liệu một cái gì đó vốn đã hiện hữu một phần tư giờ trước đây, và một cái khác suy luận ra từ cùng một dữ liệu một cái gì đó vốn do đó sẽ hiện hữu một giờ sau.

Thông thường một luật nhân quả không liên quan đến một dữ liệu, nhưng nhiều dữ liệu, mà không cần phải tất cả là đồng thời với nhau, mặc dù những quan hệ thời gian của chúng phải được đem cho. Lược đồ tổng quát của một luật nhân quả sẽ là như sau:

“Bất cứ khi nào những sự-vật xảy ra trong những quan hệ nhất định nào đó với lẫn nhau (trong số đó phải bao gồm quan hệ thời gian của chúng), sau đó, một sự-vật có một quan hệ cố định với những sự-vật này sẽ xảy ra vào một thời điểm xác định tương đối với những thời điểm của chúng”.

Những sự-vật được đem cho, trong thực tế, sẽ không là những sự-vật chỉ tồn tại trong một khoảnh khắc, với những sự-vật loại như thế, nếu như có một sự-vật dù bất kỳ nào, không bao giờ có thể là dữ liệu. Những sự-vật được đem cho,  mỗi chúng sẽ chiếm một vài thời gian hữu hạn. Chúng có thể không là những sự-vật tĩnh, nhưng là những tiến trình, đặc biệt là những chuyển động. Chúng ta đã xem xét trong một bài giảng trước ý hướng trong đó một chuyển động có thể là một dữ liệu, và bây giờ không cần phải trở lại với chủ đề này.

Không phải là thiết yếu với một luật nhân quả rằng đối tượng được suy ra phải muộn hơn một số, hoặc tất cả những dữ liệu. Nó rất có thể cũng ngang bằng là trước đó hoặc là đồng thời. Điều thiết thiết duy nhất là luật sẽ phải là giống như thế nào về phần làm chúng ta có khả năng suy ra sự hiện hữu của một đối tượng vốn chúng ta có thể mô tả một cách ít hay nhiều chính xác hơn trong những điều khoản của dữ liệu


II. Bây giờ tôi đi đến câu hỏi thứ hai của chúng ta, đó là: cái gì là bản chất của bằng chứng cho thấy những luật nhân quả đã được giữ vững từ trước đến nay, ít nhất là trong những phần đã quan sát trong quá khứ? Câu hỏi này phải không bị lẫn lộn với câu hỏi xa hơn nữa: Có phải bằng chứng này bảo đảm cho chúng ta trong giả định sự đúng thật của những luật nhân quả trong tương lai, và trong những phần không quan sát được trong quá khứ hay không? Với hiện tại, tôi chỉ đương hỏi - những gì là những cơ sở đã dẫn đến một niềm tin vào những luật nhân quả, không biết liệu những cơ sở này có đủ thỏa đáng hay không để hỗ trợ cho niềm tin vào nhân quả phổ quát.

Bước đầu tiên là sự khám phá về những đồng nhất không thay đổi còn thô chưa phân tích (nhưng được) phỏng đoán gần đúng của chuỗi trình tự xảy ra, hoặc sự cùng có, cùng tồn tại [10]. Sau sét đi đến sấm, sau khi nhận một cú đòn đi đến đau đớn, sau khi đến gần một ngọn lửa đi đến  sự ấm áp, một lần nữa, có những đồng nhất của sự cùng tồn tại, lấy thí dụ, giữa những xúc giác và thị giác, giữa những cảm giác nào đó trong cổ họng và âm thanh của tiếng nói của chính một người, và vv. Mỗi đồng nhất giống như thế về trình tự hoặc về cùng tồn tại, sau khi nó đã đýợc kinh nghiệm qua một số lần, đýợc theo sau bởi một chờ đợi rằng nó sẽ đýợc lặp lại ở những dịp trong týõng lai, tức là chỗ nào mà một trong những sự kiện liên quan đýợc tìm thấy, cái kia sẽ cũng được tìm thấy. Kết nối về đồng nhất đã kinh nghiệm trong quá khứ với chờ đợi về phần tương lai chỉ là một trong những giống nhau đồng nhất của chuỗi trình tự vốn chúng ta đã quan sát thấy là đúng cho đến nay. Điều này kham nổi tạo nên một kết toán tâm lý về những gì có thể được gọi là sự tin tưởng động vật vào nhân quả, bởi vì nó là một-cái-gì-đó vốn có thể được quan sát thấy ở những con ngựa và những con chó, và nó đúng hơn là một thói quen của hành động hơn là một niềm tin thực sự. Cho đến giờ, chúng ta đã đơn thuần chỉ lập lại Hume, người đã tiến hành thảo luận về nguyên nhân cho đến điểm này, nhưng hiển nhiên xem ra, đã không nhận thức nhiều đến bao nhiêu vẫn còn bỏ lại chờ được nói.

Trong thực tế, có hay không bất kỳ đặc tính nào, chẳng hạn giống như có thể gọi được là quan hệ nhân quả hoặc sự đồng nhất, vốn nó được thấy đã giữ vững suốt trong quá khứ quan sát được? Và nếu như vậy, nó sẽ được phát biểu thế nào?

Những đồng nhất cụ thể cá biệt mà chúng ta đã đề cập trước đây, chẳng hạn như chớp được tiếp theo là sấm, đã không thấy là tránh khỏi được với những ngoại lệ. Thỉnh thoảng chúng ta thấy chớp mà không nghe tiếng sấm, và mặc dù, trong trường hợp giống như vậy, chúng ta giả định rằng sấm đã có thể nghe được nếu như chúng ta đã gần hơn với chớp, đó là một giả định dựa trên lý thuyết, và do đó không có khả năng được gọi đến để hỗ trợ cho lý thuyết. Tuy nhiên, những gì xem thực có vẻ được kinh nghiệm khoa học cho thấy là như thế này: chỗ nào có một đồng nhất đã quan sát không thành, một đồng nhất rộng lớn hơn có thể được tìm thấy, bao gồm nhiều những hoàn cảnh hơn, và gộp vào cả hai - những thành công và những thất bại của sự đồng nhất trước đó. Trong không khí, những vật thể không được chống đỡ rơi xuống, trừ khi chúng là khí cầu hay máy bay; nhưng những nguyên lý của cơ học đem cho những đồng nhất vốn áp dụng với những khí cầu và phi cơ cũng chính xác đúng như với những vật thể rơi xuống. Có nhiều phần  là giả thuyết và nhiều hay ít là nhân tạo trong những đồng nhất được ngành cơ học  khẳng định, bởi vì, nếu như khi nào chúng không có thể làm thành áp dụng được, những vật thể không được quan sát đã được suy đoán ra, để nhằm giải thích cho những đặc thù được quan sát. Tuy nhiên, vẫn còn là một sự kiện thực nghiệm rằng có thể bảo vệ những luật bằng giả sử về những vật thể như thế, và rằng chúng không bao giờ phải giả sử trong những tình cảnh trong đó chúng đã phải nên được quan sát. Thế nên sự kiểm chứng thực nghiệm của những luật cơ học có thể được chấp nhận, mặc dù chúng ta phải cũng thừa nhận rằng nó thì kém toàn bộ và kém huy hoàng hơn là nó đôi khi đã được giả định.

Bây giờ giả sử, những gì phải chịu chấp nhận là bị hoài nghi, rằng toàn bộ của quá khứ đã được tiến hành theo như những luật bất biến, chúng ta có thể nói gì về phần bản chất của những luật này? Chúng sẽ không là thuộc về cái loại đơn giản vốn xác định rằng cùng nguyên nhân luôn luôn sản xuất cùng hiệu quả. Chúng ta có thể lấy luật trọng lực hấp dẫn như là một mẫu thí dụ cho loại luật vốn hiện ra như được kiểm chứng mà không có ngoại lệ. Nhằm mục đích phát biểu luật này trong một hình thức vốn quan sát có thể xác định, chúng ta sẽ hạn chế nó với hệ mặt trời.  Trong trường hợp đó, nó được phát biểu rằng những chuyển động của những hành tinh và những vệ tinh của chúng có tại tất cả mỗi khoảnh khắc một gia tốc bằng số nhân của những gia tốc hướng đến tất cả những vật thể khác trong hệ mặt trời, tỷ lệ thuận với vật chất của những vật thể này, và tỷ lệ nghịch với bình phương những khoảng cách của chúng. Với tư cách của luật này, đem cho tình trạng của hệ mặt trời xuyên xuốt bất kỳ một thời gian hữu hạn nào, dù cho ngắn ngủi đến đâu, trạng thái của nó ở tất cả những thời gian trước đây sớm hơn, và sau này muộn hơn, thì được xác định miễn là cho đến chừng nào những lực khác ngoài lực hấp dẫn, hoặc những vật thể khác hơn là những vật thể có trong hệ mặt trời phải được đem vào với cân nhắc xem xét. Nhưng những lực khác, cho đến mức như khoa học có thể khám phá, hiện ra là ngang bằng điều hoà, và ngang bằng có khả năng là được cộng chung vào trong những luật nhân quả duy nhất. Nếu sự kết toán về cơ học của vật chất đã là xong xuôi, toàn bộ lịch sử vật lý của vũ trụ, quá khứ và tương lai, có thể được suy luận từ một số đầy đủ những dữ liệu liên quan đến một thời gian hữu hạn được chỉ định, cho dù ngắn ngủi đến đâu.

Trong thế giới trí não, bằng chứng cho tính phổ quát của những luật nhân quả thì kém đầy đủ  hơn là trong thế giới vật lý. Tâm lý học không thể khoe khoang về bất kỳ một khải hoàn nào so sánh được với thiên văn học về luật trọng lực hấp dẫn. Tuy nhiên - bằng chứng thì không phải là rất ít hơn nhiều lắm so với trong thế giới vật lý. Những luật nhân quả thô phác và phỏng chừng vốn từ đó khoa học bắt đầu thì cũng dễ dàng khám phá ra được trong lĩnh vực trí não như trong vật lý. Trong thế giới của cảm giác, có để bắt đầu với những tương liên của thị giác và xúc giác, và tương tự như vậy, và những sự kiện vốn dẫn chúng ta kết nối những cảm giác khác loại với mắt, tai, mũi, lưỡi, vv.  Sau đó, có những sự kiện loại như: rằng cơ thể của chúng ta di chuyển để đáp ứng với ý định của chúng ta. Những ngoại lệ có tồn tại, nhưng có khả năng được giải thích một cách cũng dễ dàng như là trường hợp ngoại lệ với luật về những vật thể không được chống đỡ trong sự rơi trong không.  Có đó, trong thực tế, chỉ đúng đến một mức độ về bằng chứng cho những luật nhân quả trong tâm lý học, sẽ đảm bảo những nhà tâm lý học trong giả định về chúng, dĩ nhiên như một vấn đề, mặc dù không là mức độ giống như sẽ đủ để kéo đi hết tất cả hoài nghi khỏi não thức của một nhà điều tra hoài nghi. Nên quan sát thấy được rằng luật nhân quả, trong đó những điều khoản được đem cho là trí não và những điều khoản được suy luận ra là vật lý, hay ngược lại, ít nhất chúng cũng dễ dàng khám phá như những luật nhân quả trong đó những điều khoản cả hai bên đều là trí não.

Điều sẽ ghi nhận được rằng, mặc dù chúng ta đã nói về những luật nhân quả, cho đến giờ chúng ta đã không đem giới thiệu từ “nguyên nhân” [11]. Ở chặng này, sẽ là điều tốt để nói vài lời về những sử dụng chính đáng và không chính đáng của từ này.  Từ “nguyên nhân”, trong giải thích khoa học về thế giới, chỉ thuộc vào những giai đoạn ban đầu, trong đó những khái quát hoá nhỏ, sơ bộ, phỏng chừng đang được xác định với một cái nhìn tiếp dẫn đến những luật lớn hơn và không thay đổi hơn. Chúng ta có thể nói “chất arsenic là nguyên nhân cái chết”, miễn là chừng nào chúng ta mù tịt về quá trình chính xác vốn nó đã làm xảy ra kết quả. Nhưng trong một khoa học đã tiến bộ thích đáng đầy đủ, từ “nguyên nhân” sẽ không xảy ra trong bất kỳ một phát biểu nào của những luật không thay đổi [12]. Tuy nhiên, có đó một sử dụng hơi thô và lỏng lẻo của từ “nguyên nhân” vốn có thể được giữ lại. Những đồng nhất không thay đổi phỏng chừng vốn dẫn đến việc sử dụng một cách tiền khoa học của nó có thể thành ra đúng trong tất cả chỉ trừ những hoàn cảnh rất hiếm hoi và khác thường, có lẽ trong tất cả mọi hoàn cảnh vốn xảy ra thật sự. Trong những trường hợp như vậy, nó là thuận tiện để có khả năng có thể nói về những biến cố đi trước như là “nguyên nhân” và biến cố tiếp theo như là “hậu quả” [13]. Trong ý nghĩa này, miễn là nhận ra được rằng tiến trình thì không nhất thiết và có thể có những trường hợp ngoại lệ, nó vẫn còn có thể được sử dụng những từ “nguyên nhân” và “hậu quả”. Đó là trong ý nghĩa này, và chỉ trong ý nghĩa này thôi, chúng ta sẽ dùng những từ với chủ định, khi chúng ta nói về một biến cố cá biệt “gây ra” một biến cố cá biệt khác, như chúng ta đôi khi phải làm thế nếu như chúng ta muốn tránh nói quanh co không thể chịu được.

III. Bây giờ chúng ta đi đến cho câu hỏi thứ ba của chúng ta, đó là: lý do gì có thể được đưa ra để tin rằng những luật nhân quả sẽ được giữ vững trong tương lai, hoặc là chúng  đã được giữ vững trong những phần không quan sát được của quá khứ?

Những gì chúng ta đã nói đến giờ là đã từng có từ trước đến nay cho đến nay những luật nhân quả nhất định nào đó quan sát được, và rằng tất cả những bằng chứng thực nghiệm chúng ta có được thì ứng hợp với quan điểm rằng tất cả mọi thứ, cả hai trí não và vật chất, cho đến nay như quan sát của chúng ta đã mở rộng ra đến, đã xảy ra phù hợp trong quy định với những luật nhân quả. Luật nhân quả phổ quát, được đề nghị bởi những sự kiện này, có thể được phát biểu rõ ra như sau:

“Có những quan hệ không thay đổi giống như vậy giữa những biến cố khác nhau ở cùng, hoặc khác thời gian, mà với tình trạng của toàn thể vũ trụ trong xuốt bất kỳ một thời gian nhất định nào đó được đem cho, dù ngắn đến đâu, tất cả mỗi biến cố trước đó và tiếp theo sau đó, về lý thuyết có thể được xác định như là một hàm số của những biến cố đem cho trong xuốt thời gian đó “[14].

Chúng ta có bất kỳ lý do nào không để tin vào luật phổ quát này? Hoặc, để đặt một câu hỏi khiêm tốn hơn, chúng ta đã có bất kỳ lý do nào không để tin rằng một luật nhân quả cụ thể nào đó , chẳng hạn như luật về trọng lực, sẽ tiếp tục giữ đúng trong tương lai?

Giữa những luật nhân quả đã quan sát là điều này, rằng sự quan sát về những đồng nhất không thay đổi thì được tiếp theo sau bởi sự mong đợi về sự tái diễn của chúng. Một con ngựa đã luôn luôn được lái đi dọc một con đường nhất định nào đó, chờ đợi sẽ được lái đi dọc con đường đó lần nữa; một con chó vốn luôn luôn được cho ăn vào một giờ nhất định nào đó, chờ đợi thức ăn vào giờ đó mà không ở bất cứ giờ nào khác, giống như Hume đã chỉ ra, những mong đợi như thế chỉ giải thích rất hay về tin tưởng của ý thức thông thường vào vào những đồng nhất không thay đổi của trình tự tiếp nối, nhưng chúng tuyệt đối không đủ sức đem  lại nền tảng  lôgích cho những tin tưởng về phần tương lai, ngay cả không nổi với tin tưởng  rằng chúng ta sẽ tiếp tục mong đợi sự tiếp tục của những đồng nhất không thay đổi đã có kinh nghiệm, bởi vì đó đích xác chính là một trong những luật nhân quả đó mà với chúng một nền tảng  phải được tìm kiếm. Nếu giải thích của Hume về nhân quả là lời kết luận cuối cùng, chúng ta không chỉ không có lý do để giả định rằng mặt trời ngày mai sẽ mọc, nhưng không có cả lý do để giả định rằng năm phút sau kể từ giờ, chúng ta sẽ vẫn còn hy vọng ngày mai nó sẽ mọc.

Dĩ nhiên, có thể được phép được nói rằng tất cả những suy luận về phần tương lai, trên thực tế là không hợp lệ, và tôi không thấy một quan điểm giống như vậy có thể bị phủ nhận như thế nào. Nhưng, trong khi thừa nhận tính chính đáng của một quan điểm giống như vậy, chúng ta tuy nhiên vẫn có thể được phép thăm dò: Nếu như những suy luận về phần tương lai hợp lệ, nguyên lý nào phải được bao hàm trong việc làm chúng thành như thế?

Nguyên lý đã bao hàm là nguyên lý qui nạp [15], vốn nếu như là đúng, nó phải là một luật lôgích tiên nghiệm, không có khả năng là được chứng minh hay được bác bỏ bởi kinh nghiệm. Nguyên tắc này phải được phát biểu thành công thức như thế nào, là một câu hỏi khó khăn ; nhưng nếu để đảm bảo những suy luận vốn chúng ta ước muốn thực hiện bằng những phương tiện của nó, nó phải dẫn đến mệnh đề sau đây: “Nếu, trong một số lượng lớn những trường hợp cá biệt, một lớp lang [16] của một loại nhất định nào đó thì được liên kết trong một đường lối nhất định nào đó với một sự vật gì thuộc một loại khác, điều có thể xảy ra  là một sự vật gì của một loại thì luôn luôn là liên kết một cách tương tự với một sự vật gì của loại khác kia, và khi  số lượng những trường hợp cá biệt gia tăng, xác suất tiến dần một cách vô hạn đến gần sự chắc chắn”. Điều cũng đúng có thể được phép hỏi - liệu không biết mệnh đề này là đúng hay không; nhưng nếu chúng ta chấp nhận nó, chúng ta có thể suy luận rằng bất kỳ một đặc tính nào của toàn bộ quá khứ đã được quan sát, là có lẽ đúng để áp dụng với tương lai, và với quá khứ không quan sát được. Mệnh đề này, do đó, nếu nó là đúng, sẽ đảm bảo việc suy luận rằng những luật nhân quả có lẽ có thể giữ đứng vững ở tất cả mọi thời gian, trong tương lai cũng như quá khứ, nhưng nếu như không có nguyên lý này, những trường hợp quan sát được về  sự đúng thật của những  luật nhân quả không có đủ khả năng để giả định về phần những trường hợp không quan sát được, và do đó,  sự hiện hữu của một sự vật gì không được quan sát trực tiếp thì không bao giờ có thể suy luận được một cách hợp lệ.

Thế nên, đó là nguyên lý qui nạp, hơn là luật về nhân quả, vốn nó nằm ở dưới đáy cùng của tất cả suy luận về phần sự hiện hữu của những sự vật gì không được đem cho một cách trực tiếp. Với nguyên lý qui nạp, tất cả là những gì được ao ước để cho những suy luận giống như vậy có thể chứng minh được, không có nó, tất cả những suy luận như vậy là không hợp lệ. Nguyên lý này đã không nhận được sự chú ý xứng đáng với  tầm quan trọng lớn lao của nó. Những người quan tâm đến lôgích diễn dịch là đủ tự nhiên để bỏ qua nó, trong khi những người vốn đã nhấn mạnh vào phạm vi của phép qui nạp  đã ao ước duy trì rằng tất cả lôgích là duy nghiệm, và do đó không có thể được mong đợi để nhận ra rằng chính tự thân phép qui nạp,  đứa con cưng của chính họ, đã đòi hỏi một nguyên tắc lôgích mà hiển nhiên là không thể chứng minh một cách quy nạp được, và do đó phải là  tiên nghiệm,  nếu như nó có thể được biết đến đi nữa hay không.

Quan điểm cho rằng luật nhân quả tự bản thân nó là tiên nghiệm, tôi nghĩ rằng, không thể được duy trì bởi bất cứ một ai vốn người ấy nhận thức được rằng nó là một nguyên lý phức tạp đến đâu. Trong hình thức phát biểu rằng “tất cả mọi biến cố có một nguyên nhân” nó xem đơn giản, nhưng khi khảo sát, “nguyên nhân” đã được sát nhập trong “luật nhân quả”, và định nghĩa về một “luật nhân quả” thì  tìm thấy được là xa với đơn giản. Thiết yếu tất phải có nguyên lý một vài tiên nghiệm đã bao gồm trong suy luận từ sự hiện hữu của một sự-vật-gì đến của một-gì khác, nếu suy luận như vậy có từng bao giờ là hợp lệ, nhưng xem ra từ phân tích kể trên rằng nguyên lý trong câu hỏi là qui nạp, không phải là nhân quả. Không biết liệu những suy luận từ quá khứ đến tương lai là có hợp lệ hay không, nếu như thảo luận của chúng ta đã là vững chắc, tuỳ thuộc hoàn toàn trên nguyên lý qui nạp: nếu nó là đúng, những suy luận như vậy là hợp lệ, và nếu như nó là sai, chúng là không hợp lệ.


IV. Bây giờ tôi đi đến câu hỏi - khái niệm về những luật nhân quả mà chúng ta đã đi đến được có liên quan như thế nào với khái niệm truyền thống về nguyên nhân như nó xảy ra trong triết học và ý thức thông thường.

Nhìn theo lịch sử, ý niệm về nguyên nhân đã bị buộc chặt với ý niệm về ý định của con người. Nguyên nhân tiêu biểu có thể như là mệnh lệnh của một vị vua. Nguyên nhân được cho là là “chủ động”, hậu quả là “thụ động”. Từ điều này, là dễ dàng để chuyển tới đề nghị rằng một  nguyên nhân “thực” phải chứa đựng một vài thấy trước về hậu quả; do đó hậu quả trở thành cái “kết thúc” tại đó nguyên nhân nhắm đến, và thuyết cứu cánh [17] thay thế thuyết nhân quả trong sự giải thích về tự nhiên. Nhưng tất cả những ý tưởng như vậy, như đã áp dụng vào vật lý học, chỉ đơn thuần là những mê tín dị đoan mang dạng con người. Đó là như một phản ứng chống lại những sai lầm này nên Mach [18] và những người khác đã thúc dục một quan điểm “mô tả” thuần tuý của vật lý học: khoa vật lý, họ nói, không nhằm mục đích ở chỗ bảo cho chúng ta “tại sao” sự việc xảy ra, nhưng chỉ “thế nào” chúng đã xảy ra. Và nếu câu hỏi “tại sao?” có nghĩa là bất cứ điều gì hơn là sự  tìm kiếm về  một luật tổng quát, theo đó một hiện tượng xảy ra, vậy thì đó chắc chắn là trường hợp mà câu hỏi này không có thể trả lời được trong vật lý học và phải không nên được hỏi. Trong ý nghĩa này, quan điểm mô tả thì không ngờ vực gì là về phía đúng phải. Nhưng trong việc sử dụng những luật nhân quả để hỗ trợ những suy luận từ cái đã được quan sát đến cái không được quan sát, vật lý học thôi không còn là thuần tuý mô tả, và đó là những luật này vốn chúng đã đem cho phần hữu dụng có tính cách khoa học của khái niệm truyền thống về “nguyên nhân”. Do đó, có một-gì-đó để giữ lại trong khái niệm này, mặc dù nó là một phần rất nhỏ của những gì thường đã được giả định trong siêu hình học chính thống.

Để có hiểu được sự khác biệt giữa loại nguyên nhân vốn khoa học sử dụng và loại vốn chúng ta tưởng tượng một cách tự nhiên, điều cần thiết là phải đóng chặt, bằng một nỗ lực, gạt ra ngoài tất cả mọi thứ vốn chúng phân biệt giữa quá khứ và tương lai. Đây là một điều cực kỳ khó khăn để làm, bởi vì đời sống trí não của chúng ta thì bị ràng buộc mật thiết với sự khác biệt. Không chỉ  ký ức và hy vọng tạo một sự  khác biệt trong những cảm xúc của chúng ta liên quan đến quá khứ và tương lai, nhưng hầu như toàn bộ từ vựng ngôn ngữ của chúng ta là chất đầy với ý tưởng về hoạt động, về  những sự vật được làm bây giờ vì lợi ích của những hiệu quả tương lai của chúng. Tất cả những ngoại động từ [19] bao gồm khái niệm về nguyên nhân như sự hoạt động, và sẽ phải được thay thế bởi một số cách nói quanh cồng kềnh trước khi khái niệm này có thể được loại bỏ.

Hãy xem xét như một phát biểu như, “Brutus giết Caesar”.  Ở một dịp khác, Brutus và Caesar có thể thu hút sự chú ý của chúng ta, nhưng lúc này đây, đó là sự giết người mà chúng ta phải nghiên cứu. Chúng ta có thể được phép nói rằng giết một người là chủ ý gây ra cái chết của người ấy.  Điều này có nghĩa là ao ước cái chết của một người gây ra một hành động nào đó, vì được tin rằng hành động đó sẽ gây ra cái chết của một người, hoặc chính xác hơn, ao ước và tin tưởng kết hợp nhau gây ra hành động. Brutus ao ước rằng Caesar sẽ phải chết, và tin rằng ông ấy sẽ chết nếu ông ấy bị đâm bằng dao găm; do đó Brutus đâm ông ấy, và nhát dao đâm gây ra cái chết của Caesar, như Brutus đã dự kiến nó sẽ là thế. Mỗi một hành động vốn thực hiện một mục đích liên quan đến hai bước nhân quả trong cách này: C thì được ao ước, và người ta tin (nếu như mục đích thì thật sự đạt được) rằng B sẽ gây ra C; ao ước và tin tưởng cùng với nhau gây ra B, vốn nó quay sang gây ra C. Thế nên, đầu tiên chúng ta có A, vốn nó là một mong ước cho C, và một tin tưởng rằng B ( (một hành động) sẽ gây ra C, sau đó chúng ta có B, hành động gây ra bởi A, và được tin là một nguyên nhân của C, sau đó, nếu niềm tin đã là đúng , chúng ta có C, đã gây ra bởi B, và nếu niềm tin không đúng, chúng ta có sự thất vọng. Nhìn xem thuần túy một cách khoa học, chuỗi A, B, C này – có thể cũng ngang bằng được xem xét trong thứ tự ngược lại, như chúng sẽ là trong một cuộc điều tra của một chuyên viên về án mạng. Nhưng nhìn theo quan điểm của Brutus, lòng mong ước, vốn nó đến ở lúc khởi đầu, là những gì làm cho toàn bộ chuỗi (biến cố) thành đáng chú ý. Chúng ta cảm thấy rằng nếu như ao ước của ông ta đã là khác biệt, những hiệu quả mà ông đã tạo thành trong thực tế đã không xảy ra. Điều này đúng, và đem cho ông ta một ý nghĩa về quyền lực và tự do. Nó cũng là đúng ngang như thế rằng nếu những hiệu quả nếu như đã không xảy ra, ao ước của ông ta đã sẽ là khác biệt, bởi vì như là những gì chúng đã là, hậu quả đã thực xảy ra. Thế nên, những mong ước được định đoạt bởi những hậu quả của chúng, cũng nhiều giống đúng như những hậu quả bởi những ao ước, nhưng vì chúng ta không có thể (nói chung) biết trước những hậu quả của những ao ước của chúng ta mà không biết những ao ước của chúng ta, hình thức suy luận này thì không được chú ý  khi áp dụng với những hành động của chính chúng ta, mặc dù hoàn toàn hệ trọng  khi áp dụng với của những người khác.

Một nguyên nhân, được xem xét một cách khoa học, không có chút gì của sự tương đồng đó với ý định vốn làm chúng ta tưởng tượng rằng hiệu quả là vì nó bắt buộc.  Một nguyên nhân là một biến cố hoặc nhóm những biến cố của một vài đặc tính tổng quát được biết, và có một quan hệ được biết với một vài biến cố khác, được gọi là hiệu quả; mối quan hệ với tư cách thuộc về một loại giống như mà chỉ có một biến cố, hoặc với bất kỳ một tỉ lệ nào chỉ có một loại biến cố được xác định rõ ràng, có thể có liên hệ đến một nguyên nhân đã cho. Đó chỉ là do thói quen để đem cho cái tên “hiệu quả” với một biến cố vốn nó xảy ra muộn hơn nguyên nhân, nhưng không có thứ  lý do nào cho sự hạn chế này. Chúng ta sẽ là hay hơn để cho phép hiệu quả trước nguyên nhân, hoặc đồng thời với nó, bởi vì không có bất kỳ một gì thuộc về quan trọng khoa học nào phụ thuộc vào tư cách nó là đến sau nguyên nhân.

Nếu sự suy luận từ nguyên nhân đến hậu quả là không thể hoài nghi được, xem ra có vẻ rằng nguyên nhân khó có thể dừng lại đột ngột khi còn thiếu toàn thể vũ trụ.  Cho đến chừng nào có bất cứ một điều gì bị bỏ ngoài, một điều gì đó có thể đã bị bỏ ngoài vốn nó làm thay đổi kết quả mong đợi. Nhưng với những mục đích thực tế và khoa học, hiện tượng có thể được thu thập vào thành những nhóm, vốn chúng có quan hệ nhân quả khép kín, hoặc gần như vậy. Trong khái niệm phổ thông về nhân quả, nguyên nhân là một biến cố duy nhất, chúng ta nói chớp gây ra bởi sét, và vân vân như vậy. Nhưng là điều khó khăn để biết những gì chúng ta hàm nghĩa là một biến cố đơn lẻ, và nó xuất hiện tổng quát rằng, để có bất cứ điều gì tiến đến gần đến sự chắc chắn bao gồm đến hậu quả, là điều cần thiết để bao gồm nhiều những hoàn cảnh trong nguyên nhân hơn là so với ý thức thông thường không khoa học sẽ giả sử. Nhưng thường thường một kết nối nhân quả có thể xảy ra, ở chỗ nguyên nhân là khá đơn giản, thì có tầm quan trọng  thực tế hơn hơn so với một kết nối không thể hoài nghi hơn,  ở đó nguyên nhân là quá phức tạp đến khó để xác định.

Để thu tóm lại: luật nhân quả nghiêm ngặt, chắc chắn, phổ quát mà những triết gia ủng hộ là một lý tưởng, có thể là đúng, nhưng không biết là đúng trong tư cách của bất kỳ bằng chứng có sẵn nào. Những gì thực sự biết được, như là một nội dung của khoa học thực nghiệm, là rằng có những quan hệ không đổi nhất định nào đó được quan sát thấy là giữ vững giữa những thành viên của một nhóm những biến cố tại những thời điểm nhất định nào đó, và rằng khi những quan hệ như vậy thất bại, như chúng thỉnh thoảng xảy ra, thường là có thể khám phá ra một quan hệ mới, không thay đổi hơn bằng cách mở rộng nhóm. Bất kỳ quan hệ không đổi nào giống như vậy giữa những biến cố của những loại đã xác định với những khoảng cách thời gian đem cho nhất định giữa chúng là một “luật nhân quả”. Nhưng tất cả những luật nhân quả là có khả năng có những ngoại lệ, nếu nguyên nhân thì kém ít hơn toàn bộ trạng thái của vũ trụ, chúng ta tin, trên cơ sở của một số lớn rất nhiều kinh nghiệm, rằng những ngoại lệ như vậy có thể được giải quyết bằng cách mở rộng nhóm mà chúng ta gọi là nguyên nhân, nhưng tin  tưởng này, dù ở bất cứ đâu nó vẫn còn chưa được kiểm chứng,  phải không nên được xem là chắc chắn, nhưng chỉ như là gợi mở một chiều hướng để thăm dò thêm xa hơn.

Một nhóm quan hệ nhân quả rất phổ thông bao gồm những ý định và những động tác  hệ quả của thân thể, mặc dù có những ngoại lệ xảy ra (lấy ví dụ) qua sự tê liệt đột ngột. Một kết nối nữa rất thường xuyên (mặc dù ở đây có nhiều những ngoại lệ hơn rất nhiều) là giữa một hành động thân thể và việc thể hiện mục đích vốn nó dẫn tới hành động.

Những kết nối này là dễ nhận thấy nếp, trong khi những nguyên nhân của những ao ước là mờ tối khó hiểu hơn. Thế nên, nó là tự nhiên để bắt đầu những chuỗi nhân quả với những ao ước, để giả định rằng tất cả những nguyên nhân là tương đồng như những ao ước, và rằng những ao ước tự bản thân chúng phát sinh một cách đột khởi. Tuy nhiên, một quan điểm như vậy, không phải là một quan điểm mà bất kỳ một nhà tâm lý học nghiêm chỉnh nào sẽ chủ trương. Nhưng điều này mang chúng ta đến câu hỏi về sự ứng dụng của sự phân tích của chúng ta về nguyên nhân với vấn đề ý chí tự do.

V. Vấn đề ý chí tự do thì buộc chặt một cách quá mật thiết với sự phân tích về nhân quả, dù xưa như nó là, thành chúng ta không cần tuyệt vọng để thu nhận ánh sáng mới chiếu trên nó bằng sự giúp đỡ của những quan điểm mới về khái niệm nguyên nhân. Vấn đề ý chí tự do, ở một thời này hay thời khác, đã khuấy động sâu xa những đam mê của những con người, và nỗi lo sợ rằng ý chí sẽ có thể không là tự do, đã từng là một nguồn bất hạnh lớn lao với một số người. Tôi tin rằng, dưới ảnh hưởng của một phân tích mới mẻ, những câu hỏi hoài nghi có liên quan đến, sẽ được tìm thấy là không có quan trọng tình cảm đến giống như là đôi khi đã nghĩ, vì những hệ quả khó chịu đã giả định bắt nguồn từ một sự phủ nhận ý chí tự do, sẽ không chảy ra từ sự phủ nhận này dưới bất kỳ một hình thức nào, trong đó là có lý do tạo thành nên nó. Tuy nhiên, không phải là điều chủ yếu trong giải thích này mà tôi ước mong thảo luận vấn đề này, nhưng có phần đúng hơn là vì nó có thể có khả năng làm một thí dụ tốt về sự làm sáng tỏ hiệu quả của sự phân tích và của những tranh cãi không dứt được vốn có thể là hậu quả từ sự sao lãng về chúng

Trước tiên, chúng ta hãy cùng cố gắng để khám phá xem những gì được chúng ta thực sự ao ước khi chúng ta ao ước ý chí tự do.  Một vài những lý do của chúng ta ao ước có ý chí tự do là sâu xa, một vài là tầm thường. Để bắt đầu với điều kể trước: chúng ta không muốn tự bản thân chúng ta được nuôi ăn bằng những bàn tay của số phận, do đó, dù cho nhiều đến đâu chúng ta có thể được phép ao ước để có nguyện vọng về một sự vật gì, chúng ta dù sao đi nữa, vẫn có thể bị đẩy bởi một lực bên ngoài ép buộc chúng ta có nguyện vọng về một sự vật gì khác. Chúng ta không muốn nghĩ rằng, mặc dù chúng ta có thể ao ước nhiều cho đến đâu để hành động cho đúng tốt, di truyền và môi trường xung quanh có thể thúc đẩy chúng ta vào hành động sai xấu. Chúng ta muốn cảm thấy rằng, trong những trường hợp hoài nghi, sự lựa chọn của chúng ta là hệ trọng và nằm trong phạm vi quyền lực của chúng ta. Ngoài những ao ước này, vốn chúng là xứng đáng về tất cả phương diện, tuy nhiên, chúng ta có những cái khác không đáng trọng đến như thế, vốn chúng cũng làm chúng ta ao ước ý chí tự do ngang bằng thế. Chúng ta không thích nghĩ rằng những người khác, nếu họ biết cho đầy đủ, có thể tiên đoán được những hành động của chúng ta, mặc dù chúng ta biết rằng chúng ta có thể thường tiên đoán của những người khác, đặc biệt là nếu họ là người già lão. Cũng cao như lòng chúng ta ngưỡng trọng cụ già khả kính vốn là hàng xóm của chúng ta ở vùng quê, chúng ta biết rằng khi  nhắc đến “gà gô” [20], ông sẽ kể một câu chuyện về con gà gô trong phòng giữ súng săn. Nhưng bản thân chúng ta thì không máy móc đến như thế: chúng ta không bao giờ kể một giai thoại cho cùng một người hai lần, hoặc thậm chí dù một lần trừ khi chắc chắn là anh ta thích thú nó; mặc dù chúng ta đã từng một lần gặp (nói thí dụ) Bismarck, chúng ta chắc chắn có khả năng nghe tên ông được nhắc đến mà không nhắc kèm liên hệ với cơ hội khi nào chúng ta đã gặp ông ta. Trong ý hướng này, mọi người đều nghĩ rằng chính bản thân tự mình có ý chí tự do, mặc dù người ấy biết rằng không ai khác có cả. Lòng ao ước cho loại ý chí tự do này xem ra có vẻ chẳng tốt đẹp gì hơn là một dạng của tính hợm hĩnh tự cao; Tôi không tin rằng điều ao ước này có thể được hài lòng với bất kỳ một sự chắc chắn nào, nhưng còn điều kia, những ao ước nhiều đáng kính hơn, tôi tin rằng, chúng là không phải không thuận hợp với bất kỳ một hình thức đứng vững nào của thuyết tất định [21].

Như vậy, chúng ta có hai câu hỏi để xem xét: (1) Có phải những hành động của con người về mặt lý thuyết là có thể tiên đoán được từ một số thích đáng những tiền lệ hay không? (2) Có phải những hành động của con người là đối tượng của một cưỡng bách từ bên ngoài hay không? Hai câu hỏi, như tôi sẽ cố gắng để cho thấy, là hoàn toàn khác biệt, chúng ta có thể được phép trả lời câu hỏi thứ nhất với xác định, và do đó không bị bắt buộc phải đem cho một trả lời xác định với câu hỏi thứ nhì.

(1) Có phải những hành động của con người về mặt lý thuyết là có thể tiên đoán được từ một số thích đáng của những tiền lệ hay không? Trước tiên, chúng ta hãy cùng cố gắng đem chính xác cho câu hỏi này. Chúng ta có thể phát biểu câu hỏi như vầy: Có hay không một vài quan hệ không đổi giữa một hành động và một số những biến cố trước đó nào đó nhất định, khiến cho rằng, khi những biến cố trước đó được đưa ra, chỉ có một hành động, hoặc nhiều nhất là chỉ có những hành động với một số đặc tính đánh dấu rõ ràng, là có thể có quan hệ này với những biến cố trước đó? Nếu đây là trường hợp, vậy thì, ngay sau khi những biến cố trước đó được biết, có thể được trên lý thuyết, tiên đoán hoặc là hành động chính xác, hoặc ít nhất là đặc tính cần thiết để hoàn thành mối quan hệ không đổi của nó.

Với câu hỏi này, Bergson đã đưa ra một trả lời tiêu cực, trong một hình thức vốn nó đặt câu hỏi về sự ứng dụng tổng quát của luật nhân quả. Ông chủ trương rằng mọi biến cố, và đặc biệt hơn nữa, mọi biến cố tâm thần, mang trong nó quá nhiều quá khứ đến khiến nó không có thể đã có thể xảy ra tại bất kỳ một thời gian nào sớm hơn trước đó, và do đó thiết yếu phải hoàn toàn khác với tất cả những biến cố trước và tiếp sau. Nếu, lấy thí dụ, tôi đọc một bài thơ nào đó nhiều lần, kinh nghiệm của tôi ở mỗi lần bị thay đổi bởi những lần đọc trước đó, và những cảm xúc của tôi là không bao giờ lập lại được chính xác. Nguyên lý của nhân quả, theo ông, xác định rằng cùng nguyên nhân, nếu được lập lại, sẽ tạo ra cùng hậu quả. Tuy nhiên, nguyên do từ ký ức, ông quả quyết, nguyên lý này không áp dụng với những biến cố não thức. Những gì là rõ ràng cùng nguyên nhân, nếu lập lại, thì bị sửa đổi chỉ đơn thuần bởi sự kiện của sự lập lại, và không thể tạo ra cùng hậu quả. Ông suy luận rằng tất cả mọi biến cố tâm thần là một mới lạ đích thực, không có thể tiên đoán được từ quá khứ, bởi vì quá khứ không chứa đựng một-gì giống đích xác như nó, vốn bằng vào đó chúng ta có thể tưởng tượng ra nó. Và trên nền tảng này, ông nhìn ý chí tự do như không thể công kich được.

Phản luận của Bergson không ngờ gì là có rất nhiều sự thật, và tôi không có ước muốn phủ nhận sự quan trọng của nó. Nhưng tôi không nghĩ rằng những hệ quả của nó là hoàn toàn như những gì ông tin tưởng rằng chúng là. Đối với người theo thuyết tất định [22],  không phải là điều cần thiết để chủ trương rằng ông có thể tiên đoán được toàn bộ đặc thù cụ thể của hành động vốn sẽ được thực hiện. Nếu ông có thể thấy trước rằng A sắp sửa giết B, sự thấy trước của ông sẽ không bị vô hiệu bởi sự kiện là ông không thể biết tất cả sự phức tạp đến vô tận của trạng thái trí não của A trong sự phạm vào việc giết người, cũng không là ở chuyện - không biết liệu vụ giết người được thực hiện với một con dao, hoặc một súng lục. Nếu loại hành động vốn sẽ được thực hiện có thể được dự kiến trong nội những giới hạn chặt chẽ, nó là quan tâm nhỏ nhoi trong thực tiễn rằng có những màu sắc đậm nhạt tinh tưởng không thể được thấy trước. Không hoài nghi gì mỗi khi câu chuyện con gà rừng được kể lại trong phòng trữ súng săn, sẽ có những khác biệt chút đỉnh do tăng dần sự quen thuộc, nhưng chúng không làm vô hiệu sự tiên đoán rằng câu chuyện sẽ được đem kể. Và không có gì trong những lập luận của Bergson để cho thấy rằng chúng ta không bao giờ có thể tiên đoán hành động sẽ được thực hiện thuộc về loại gì.

Lại nữa, phát biểu của ông về luật nhân quả là không thỏa đáng. Luật không phát biểu chỉ đơn thuần rằng, nếu cùng nguyên nhân được lập lại, cùng hiệu ứng sẽ là kết quả. Đúng hơn nó phát biểu rằng có một quan hệ không đổi giữa những nguyên nhân thuộc về những loại nhất định nào đó và những hiệu ứng thuộc về những loại nhất định nào đó. Lấy thí dụ, nếu một vật thể rơi tự do, có một quan hệ không đổi giữa chiều cao nó đã rơi và thời gian để nó rơi. Không cần thiết phải có một vật thể rơi trong cùng một chiều cao như đã được quan sát trước đây, ngõ hầu mới có thể tiên đoán thời gian đã rơi bao lâu. Nếu điều này đã là cần thiết, không có tiên đoán sẽ là có thể được, bởi vì sẽ không thể nào tạo được chiều cao chính xác đúng như nhau trong hai trường hợp. Tương tự như vậy, sức hút của mặt trời tác động trên trái đất không chỉ được biết đến ở những khoảng cách mà nó đã được quan sát, nhưng ở tất cả những khoảng cách, bởi vì nó được biết là thay đổi với nghịch đảo bình phương của khoảng cách, trong thực tại, những gì tôi tìm thấy được lập lại luôn luôn là mối quan hệ nhân quả, không phải là  chính bản thân nguyên nhân, tất cả những gì cần thiết về phần nguyên nhân là nó nên thuộc về cùng loại (trong phương diện có liên quan) giống như những nguyên nhân trước đó vốn những hậu quả của chúng đã được quan sát.

Một phương diện khác, trong đó phát biểu của Bergson về nhân quả là không thỏa đáng, đó là trong giả định của nó rằng nguyên nhân phải là một biến cố, trong khi đó nó có thể là hai hoặc nhiều biến cố, hoặc thậm chí một số tiến trình liên tục. Câu hỏi thực chất của vấn đề là không biết liệu những biến cố trí não có được xác định bởi quá khứ hay không. Bây giờ, trong một trường hợp như đọc lại một bài thơ, rõ ràng là những cảm xúc của chúng ta khi đọc bài thơ được nhấn mạnh nhất tùy thuộc vào quá khứ, nhưng không chỉ trên một biến cố duy nhất của quá khứ. Tất cả những lần trước đây của chúng ta đọc bài thơ phải được bao gồm trong nguyên nhân. Nhưng chúng ta dễ dàng cảm nhận được một luật nào đó nhất định, theo đó tác động thay đổi với sự gia tăng số lần đọc trước đây, và trong thực tế chính tự Bergson mặc nhiên thừa nhận một luật giống như vậy. Cuối cùng, chúng ta quyết định không đọc bài thơ nữa, bởi vì chúng ta biết rằng lần này tác động sẽ là nhàm chán. Chúng ta có thể không thể biết tất cả những ngõ ngách và sắc thái của sự nhàm chán chúng ta sẽ bị dồi cho, nhưng chúng ta biết đủ, để hướng dẫn quyết định của chúng ta, và sự tiên tri về nhàm chán thì không có gì là kém đúng thực bởi vì tư cách nhiều hay ít tổng quát hơn. Thế nên, những loại gồm những trường hợp vốn Bergson dựa vào là không đủ để cho thấy tính chất bất khả của sự tiên đoán trong ý hướng độc nhất trong đó sự tiên đoán có một chú ý thực tế hay xúc cảm. Do đó chúng ta có thể được phép rời bỏ những suy xét của ông, và tự chúng ta trực tiếp bàn vấn đề.

Luật nhân quả, theo đó những biến cố chậm hơn, về lý thuyết có thể được tiên đoán bằng những phương tiện những biến cố sớm hơn, đã thường được chủ trương là tiên nghiệm, một  cần thiết của tư tưởng, một phạm trù mà không có nó, khoa học là sẽ không thể có được.  Đối với tôi, những tuyên xưng này có vẻ thái quá. Trong những chiều hướng nhất định nào đó, luật đã được kiểm chứng một cách thực nghiệm, và trong những chiều hướng khác không có bằng chứng tích cực nào chống lại nó. Nhưng khoa học có thể sử dụng nó, ở nơi nào nó đã được tìm thấy là đúng, mà không bị đẩy buộc vào với bất kỳ một giả định nào về phần đúng thực của nó trong những lĩnh vực khác. Thế nên, chúng ta không có thể cảm thấy bất kỳ tiên nghiệm chắc chắn nào rằng nhân quả phải áp dụng cho những ý định con người.

Câu hỏi – xa đến đâu những ý định của con người là đối tượng của những luật nhân quả - là một câu hỏi thuần túy có tính thực nghiệm. Theo kinh nghiệm có vẻ như đơn giản là đại đa số những ý định của chúng ta có những nguyên nhân, nhưng nó không có thể, trên kết toán này, .được chủ trì nhất thiết chắc chắn rằng tất cả đều có những nguyên nhân. Tuy nhiên, có đích xác cùng những loại những lý do để xem nó như là có thể xảy ra rằng chúng tất cả đều có những nguyên nhân giống như có trong trường hợp những biến cố vật lý.

Chúng ta có thể được phép giả định - mặc dù điều này là đáng ngờ - rằng có những luật về tương liên giữa trí não và thể chất, trong tư cách của chúng, đem cho tình trạng của tất cả vật chất trong thế giới, và như thế, của tất cả những bộ não và những sinh vật sống, tình trạng của tất cả não thức trên thế giới có thể được suy ra, trong khi một cách ngược lại, tình trạng của tất cả vật chất trên thế giới có thể được suy ra nếu như tình trạng của tất cả não thức đã được đem cho. Rõ ràng rằng có một vài mức độ tương liên giữa não bộ và não thức, và là điều bất khả để nói nó có thể là hoàn toàn như thế nào. Điều này, tuy nhiên, không phải là điểm mà tôi ước mong khơi mở ra. Những gì tôi ước mong để thúc dục, thậm chí ngay cả nếu chúng ta thừa nhận những tuyên bố cực đoan nhất của thuyết tất định và của sự tương quan của não thức và não bộ, là rằng vẫn còn những hậu quả gây hại với những gì đáng được bảo tồn trong ý chí tự do, sẽ không ứng dẫn theo. Niềm tin rằng chúng ứng dẫn đến kết quả, tôi nghĩ, hoàn toàn từ sự đồng hóa của những nguyên nhân với những ý định, và từ ý niệm cho rằng những nguyên nhân bắt buộc những hậu quả của chúng, trong một ý nghĩa tương đồng với của trong đó một uy quyền con người có thể buộc một người làm những gì mà anh ta không muốn làm. Sự đồng hóa này, ngay liền khi bản chất thật sự của những luật nhân quả khoa học được nhận thức, được thấy là một sai lầm tuyệt đối. Nhưng điều này mang chúng ta đến câu thứ hai của hai câu hỏi mà chúng ta đã nêu lên liên quan đến ý chí tự do, cụ thể là, giả sử thừa nhận thuyết tất định, liệu không biết những hành động của chúng ta có thể, trong bất kỳ một ý nghĩa chính xác nào, được coi là bị bắt buộc bởi những lực từ bên ngoài hay không.

(2) Có phải những hành động của con người là đối tượng của một cưỡng bách từ bên ngoài hay không? Chúng ta có, trong suy nghĩ cân nhắc thận trọng,  một cảm giác chủ quan về tự do, vốn nó đôi khi đã viện lý chống lại quan điểm rằng những ý định có những nguyên nhân. Cảm giác tự do này, tuy nhiên, chỉ là một cảm giác rằng chúng ta có thể lựa chọn cái nào thích ý chúng ta trong một số những lựa chọn: nó không cho chúng ta thấy rằng không có liên hệ về nhân quả giữa những gì chúng ta vui lòng chọn lấy và lịch sử trước đó của chúng ta. Tính bất nhất được giả định giữa hai điều này bật ra từ thói quen hình thành trong óc những nguyên nhân là tương đồng như những ý định – một thói quen vốn nó thường sống xót  một cách vô thức trong những ai vốn có ý định hình tượng những nguyên nhân trong một phương cách khoa học hơn. Nếu một nguyên nhân là tương đồng với một ý định, những nguyên nhân bên ngoài sẽ là tương đồng như một ý chí xa lạ, và hành động có thể tiên đoán được từ những nguyên nhân bên ngoài sẽ là đối tượng của sự cưỡng bách. Nhưng quan điểm này về nguyên nhân là một mà với nó khoa học không ra tay chống đỡ. Những nguyên nhân, chúng ta đã thấy, không bắt buộc những hậu quả của chúng, nhiều gì hơn là những hậu quả bắt buộc những nguyên nhân của chúng. Có một mối quan hệ lẫn nhau, do thế cái nào cũng có thể được suy ra từ cái kia. Khi nhà địa chất suy luận trạng thái quá khứ của trái đất từ trạng thái hiện tại của nó, chúng ta không nên nói rằng trạng thái hiện tại bắt buộc trạng thái quá khứ để phải là những gì nó đã là, thế nhưng nó làm cho nó cần thiết như là một hệ quả của những dữ liệu, trong cái ý nghĩa duy nhất, trong đó những hậu quả được kết xuất tất yếu bởi những nguyên nhân của chúng. Sự khác biệt vốn chúng ta cảm thấy, trong phương diện này, giữa những nguyên nhân và những hậu quả là đơn thuần chỉ một lẫn lộn gây ra bởi sự kiện là chúng ta nhớ lại những biến cố quá khứ, nhưng không xảy ra là có ký ức về tương lại.

Sự bất định hiển nhiên của tương lai, vốn một số người biện hộ cho ý chí tự do sẽ dựa trên, chỉ đơn thuần là một kết quả của sự ngu muội của chúng ta. Là điều rõ ràng rằng không có loại ao ước nào của ý chí tự do có thể đơn giản chỉ phụ thuộc vào sự ngu muội của chúng ta, vì nếu đó đã là trường hợp, những giống vật sẽ là tự do hơn so với những con người, và những người man rợ thì hơn so với những người văn minh. Ý chí tự do trong bất kỳ một ý hướng có giá trị nào phải phù hợp với những kiến thức đầy đủ nhất. Giờ đây, hoàn toàn xa biệt với bất kỳ một giả định nào về phần quan hệ nhân quả, điều hiển nhiên là kiến thức toàn vẹn sẽ ôm nhận tương lai cũng như quá khứ. Kiến thức của chúng ta về quá khứ là không hoàn toàn dựa trên những suy luận nhân quả, nhưng là một phần bắt nguồn từ ký ức. Chỉ đon thuần là một ngẫu nhiên rằng chúng ta không có ký ức về tương lai. Chúng ta có thể được như trong những thị kiến giả vờ như thật - của những người tuyên xưng nhìn được tương lai – thấy những biến cố trong tương lai ngay lập tức, trong cách thức mà chúng ta thấy những biến cố quá khứ. Chúng chắc chắn sẽ là những gì chúng sẽ là, và trong ý  hướng này, chúng cũng được xác định đúng như là quá khứ. Nếu chúng ta đã nhìn thấy những biến cố tương lai trong cùng một cách ngay lập tức như trong đó chúng ta thấy những biến cố quá khứ, loại ý chí tự do nào sẽ vẫn có thể là có được? Một loại giống như thế sẽ là độc lập toàn bộ với thuyết tất định: nó có thể không là trái nghịch với ngay cả với sự trị vì phổ quát bao trùm toàn bộ nhất của luật nhân quả. Và một loại giống như thế  phải chứa đựng bất cứ điều gì là đáng có trong ý chí tự do, vì là điều không thể nào tin được rằng chỉ đơn thuần sự ngu muội có thể là điều kiện thiết yếu của bất kỳ một điều tốt nào. Thế nên, chúng ta hãy cùng tưởng tượng một tập hợp những sinh linh, vốn là những người biết toàn thể tương lai với sự chắc chắn tuyệt đối, và chúng ta hãy cùng tự hỏi là – không biết liệu họ có thể có bất cứ điều gì mà chúng ta sẽ gọi là ý chí tự do hay không.

Những sinh vật giống như vậy mà chúng ta đang tưởng tượng sẽ không phải chờ cho có biến cố để biết quyết định gì họ sẽ áp dụng vào một số dịp trong tương lai. Họ sẽ biết ngay bây giờ những ý định của họ đã sẽ là những gì. Nhưng rồi họ có thể có bất kỳ một lý do gì để hối tiếc kiến thức này? Chắc chắn là không, trừ khi những ý định nhìn thấy trước được trong tự thân chúng đã là đáng tiếc. Và là điều ít có khả năng xảy ra rằng những ý định nhìn thấy trước sẽ là đáng tiếc nếu những bước vốn sẽ dẫn đến chúng cũng có thể đoán trước được. Là điều khó khăn nếu không giả định rằng những gì được nhìn thấy trước là định mệnh, và phải xảy ra dù cho nó có thể là đáng kinh hãi đến đâu đi nữa. Nhưng những hành động của con người là thành quả của ham muốn, và không có sự nhìn thấy trước nào có thể là đúng thật, trừ khi nó nhận sự giải thích của ham muốn. Một ý định được nhìn thấy trước sẽ phải là một mà không trở thành kinh tởm thông qua sự được nhìn thấy trước. Những sinh vật chúng ta đang tưởng tượng sẽ dễ dàng đi đến nhận biết những kết nối nhân quả của những ý định, và do đó những ý định của họ sẽ tốt hơn là nên được tính toán để thỏa mãn những ham muốn của họ, hơn là như với những ham muốn của chúng ta. Bởi vì những ý định là thành quả của những ham muốn, một sự thấy trước về những ý định trái nghịch với những ham muốn không có thể là một sự đúng thật. Điều phải được nhớ lại rằng sự thấy trước được giả định sẽ không tạo ra tương lai nhiều gì hơn ký ức tạo ra quá khứ. Chúng ta không nghĩ rằng chúng ta đã nhất thiết không được tự do trong quá khứ, đơn thuần chỉ vì bây giờ chúng ta có thể nhớ được những ý định quá khứ của chúng ta. Tương tự như vậy, chúng ta có thể được tự do trong tương lai, ngay cả nếu như chúng ta bây giờ có thể nhìn thấy những ý định tương lai của chúng ta rồi sẽ là những gì. Tự do, nói vắn tắt, trong bất kỳ ý nghĩa có giá trị nào, chỉ đòi hỏi duy nhất rằng những ý định của chúng ta sẽ là những gì, như chúng là, kết quả của những ham muốn riêng của chính chúng ta, không phải của một sức mạnh bên ngoài bắt buộc chúng ta mong ước những gì mà chúng ta thích hơn là không muốn sẽ mong ước. Tất cả những gì khác chỉ là sự lẫn lộn của tư tưởng, gốc do sự cảm thấy rằng kiến thức bắt buộc sự xảy ra của những gì nó biết, khi nào đây là tương lai, mặc dù ngay lập tức nó là hiển nhiên rằng kiến thức không có năng lực như vậy về phần quá khứ.  Thế nên, ý chí tự do là đúng thật chỉ trong hình thức duy nhất vốn nó là quan trọng; và sự ao ước với những hình thức khác chỉ đơn thuần là một tác dụng của sự phân tích không đầy đủ.

Những gì đã được nói về phương pháp triết học trong những bài giảng trước đây đã tương đối nhiều phần bằng những phương tiện dùng những minh họa trong những trường hợp cụ thể hơn là bằng những phương tiện của những nguyên tắc hướng dẫn tổng quát. Không gì thuộc bất kỳ một giá trị nào có thể được nói về phương pháp ngoại trừ thông qua những thí dụ, nhưng giờ đây,  ở phần kết thúc của giảng khóa của chúng ta, chúng ta có thể thu thập một số những châm ngôn tổng quát nào đó vốn có thể cho phép khả hữu là một trợ giúp trong việc thu tập một tập quán triết lý của trí não và là một hướng dẫn trong việc tìm kiếm những giải pháp của những vấn đề triết học.
 
Triết học không trở thành có tính khoa học bằng cách sử dụng những khoa học khác, theo loại đường lối trong đó,  lấy thí dụ, giống như Herbert Spencer làm. Triết học nhằm vào những gì là tổng quát, và những ngành khoa học chuyên biệt, dẫu cho chúng có thể đề nghị những tổng quát hóa lớn rộng cho đến đâu, không thể làm chúng thành chắc chắn. Và một sự khái quát vội vã, chẳng hạn như khái quát hóa về tiến hóa của Spencer, thì không phải là bớt vội vàng hơn bởi vì những gì được tổng quát hóa là lý thuyết khoa học mới nhất. Triết học là một ngành học đứng tách ngoài với những ngành khoa học khác: Kết quả của nó không thể được những ngành khoa học khác thành lập, và ngược lại, phải là như thế nào khiến không để một vài khoa học khác có thể được phép hình dung được mâu thuẫn. Những tiên tri về phần   tương lai của vũ trụ, lấy thí dụ,  không phải là công việc của triết học, liệu không biết vũ trụ là tiến bộ,  đi thối lui , hoặc đứng yên hay không, không phải là để cho những triết gia nói.

Để trở thành một triết gia khoa học, đòi hỏi một kỷ luật não thức đặc biệt nhất định. Trước tất cả, phải hiện diện một khao khát muốn tìm biết chân lý triết học, và khao khát này phải đủ mạnh để tồn tại qua hàng năm, ở đấy xem ra không có hy vọng nào trong tìm thấy cho được bất kỳ một hài lòng nào về nó. Khao khát tìm biết chân lý triết học trong thuần khiết của nó là rất hiếm hoi, thường thường nó không được tìm thấy ngay cả ở giữa những triết gia. Đôi khi nó bị che khuất, đặc biệt là sau những thời gian dài tìm kiếm nhưng không kết quả của khát vọng nghĩ rằng chúng ta biết. Một vài ý kiến xem ra hợp lý tự  nó hiện diện, và bằng quay sự chú ý của chúng ta xa khỏi những phản đối với nó, hay chỉ đơn thuần bằng không tạo những cố gắng lớn nào để tìm những chống đối với nó, chúng ta có thể thu nhận được sự thoải mái của tin tưởng vào nó, mặc dù nếu như chúng ta đã cưỡng lại ước muốn tìm thoải mái, chúng ta đã đi đến thấy rằng ý kiến đó là sai lầm. Lại nữa, khao khát với sự thật không uốn nắn thì thường thường bị che khuất, trong những triết giachuyên nghiệp, bởi lòng yêu thích hệ thống: một sự kiện nhỏ nhoi nếu nó sẽ không đi vào bên trong tòa dinh thự của triết gia, nó phải bị thúc đẩy và bị tra tấn cho đến khi nó xem ra là thuận hợp. Tuy nhiên, một sự kiện nhỏ nhoi đó có nhiều khả năng là sẽ quan trọng trong tương lai hơn là hệ thống mà với nó, nó không thuận hợp. Pythagoras đã phát minh ra một hệ thống vốn nó ăn khớp một cách đáng ngưỡng mộ với tất cả những sự kiện ông đã biết, ngoại trừ sự không cùng đơn vị đo lường [23] của đường chéo của một hình vuông và cạnh bên [24], sự kiện nhỏ nhoi này đã nổi bật lên, và đã tồn tại như  một sự kiện,  ngay cả sau khi Hippasos xứ Metapontion [25] chết chìm vì tiết lộ điều đó. Với chúng ta, việc phát hiện ra sự kiện này là tuyên xưng chính yếu cho Pythagoras với sự bất tử, trong khi hệ thống của ông đã trở thành một nội dung chỉ đơn thuần là hiếu kỳ lịch sử [26]. Lòng yêu thích với hệ thống, do đó, và lòng hãnh tiến phù phiếm của người xây hệ thống vốn trở thành liên kết với nó, là một trong những cái bẫy mà những sinh viên của triết học phải phòng ngừa chống lại.

Ao ước thiết lập kết quả này hoặc kết quả kia, hay một cách tổng quát để khám phá bằng chứng cho những kết quả thoải mái, thuộc về bất kỳ loại nào, dĩ nhiên đã là cản trở chính yếu cho sự bàn luận chân thực triết lý.  Đến thật lạ lùng là những con người thành suy đồi bởi những đam mê không nhận mặt được, rằng một quả quyết đã định sẵn trước khi đi đến kết luận này hay kết luận kia thì thường thường được xem như một dấu hiệu của phẩm hạnh, và những ai có những nghiên cứu dẫn đến một kết luận trái ngược lại được nghĩ  là xấu xa. Chẳng ngờ gì rằng người bình thường mong đi đến một kết quả thoải mái hơn là mong đi đến một kết quả đúng thực. Nhưng chỉ những ai có trong họ khao khát đi đến một kết kết quả đúng thực là tối cao, có thể hy vọng phục vụ được bất cứ một mục đích tốt đẹp nào bởi sự nghiên cứu triết học.

Những nhận xét kể trên, với những mục đích để minh hoạ, chấp nhận một trong nhiều những ý kiến có thể có trên mỗi của nhiều điểm còn phân cãi tranh chấp.

Nhưng ngay cả khi sự khao khát muốn biết hiện hữu trong sức mạnh đòi hỏi, tầm nhìn não thức mà bởi nó sự thật trừu tượng được nhận thức thì khó phân biệt được với sự tưởng tượng sinh động và thuận tai với những thói quen não thức. Là điều cần thiết để thực hành hoài nghi một cách có phương pháp, giống như Descartes, để nới lỏng sự nắm giữ của những thói quen tâm thần, và là điều cần thiết để nuôi dưỡng trí tưởng tượng lôgích, để có một số những giả thuyết trong tay, và không là nô lệ của một kẻ mà ý thức thông thường đã làm dễ dàng để tưởng tượng. Hai tiến trình này, của hoài nghi về cái quen thuộc và của tưởng tượng cái không quen thuộc, là tương ứng với nhau, và hình thành phần chính của việc đào tạo tinh thần cần thiết cho một triết gia.

Những niềm tin chất phác mà chúng ta tìm thấy trong tự bản thân chúng ta, khi đầu tiên chúng ta bắt đầu tiến trình trầm tư triết học, đến khi cuối, có thể xoay ra là hầu hết tất cả có được khả năng của một diễn giải đúng thực, nhưng trước khi được chấp nhận vào trong triết học, chúng phải tất cả nên trải qua sự thử thách của sự hoài nghi phê phán. Cho đến tận khi chúng đã trải qua thử thách này, chúng chỉ đơn thuần là những thói quen mù quáng, những cách thức của ứng xử hơn là những đoan chắc trí thức. Và mặc dù có thể là một đa số sẽ vượt qua sự thử nghiệm, chúng ta có thể khá chắc chắn rằng một số sẽ không vượt qua, và rằng hậu quả phải là một sự điều chỉnh nghiêm trọng trong tầm nhìn của chúng ta. Để phá vỡ sự thống trị của thói quen, chúng ta phải làm hết sức của chúng ta để hoài nghi những giác quan, lý do, những luân lý, vắn tất là tất cả mọi thứ. Trong một số chiều hướng, hoài nghi sẽ được tìm thấy là có thể có, trong những chiều hướng khác, nó sẽ được kiểm tra bởi tầm nhìn trực tiếp đó của sự thật trừu tượng mà trên đó sự khả hữu của kiến thức triết học phụ thuộc vào.

Đồng thời, và như một sự trợ giúp thiết yếu cho sự nhận thức trực tiếp về sự thật, là điều cần thiết để thu tập lấy được khả năng sinh sản dồi dào trong tưởng tượng những giả thuyết trừu tượng. Điều này trong triết học, tôi nghĩ, là những gì hầu hết tất cả đã vẫn còn thiếu xót cho đến nay. Quá thiếu xót sơ sài đã là thiết bị lôgích mà tất cả những giả thuyết những triết gia có thể tưởng tượng đã tìm được là không phù hợp với những sự kiện. Rất thông thường tình trạng này của những sự việc đã dẫn đến việc chấp nhận những biện pháp hào hùng, giống như một sự phủ nhận hàng loạt của những sự kiện, khi một trí tưởng tượng được trang bị tốt hơn với những dụng cụ của lôgích sẽ hẳn tìm ra một chìa khóa để mở cửa bí ẩn. Đó là trong cách này mà sự nghiên cứu về lôgích trở thành nghiên cứu trung tâm trong triết học: nó đem cho phương pháp khảo cứu trong triết học, đúng như toán học đem cho phương pháp trong vật lý. Và giống như vật lý, từ Plato đến thời kỳ Phục hưng, vốn trong đó đã là không tiến bộ, lu mờ, và mê tín dị đoan,  cũng giống như triết học, đã trở thành một khoa học qua những quan sát tươi mới củ Galileo về những sự kiện, và vận dụng toán học tiếp theo đó, do đó, trong thời của chúng ta, triết học đang trở thành khoa học thông qua việc thu tập đồng thời những sự kiện mới và những phương pháp lôgích.


Tuy nhiên, mặc dù với khả năng mới về tiến bộ trong triết học, hiệu quả đầu tiên, như trong trường hợp của vật lý, là làm thu nhỏ đi rất lớn tầm mức của những gì được nghĩ là đã được biết. Trước Galileo, người ta đã tin rằng tự mình đã sở hữu kiến thức bao la về hầu hết tất cả những câu hỏi đáng quan tâm nhất trong vật lý. Ông đã thiết lập những sự kiện nhất định về phần cách thức trong đó những vật thể rơi, về tự phần chúng không có gì là đáng quan tâm thú vị, nhưng thuộc về quan tâm hoàn toàn không đo lường nổi như những thí dụ về kiến thức đích thực và về một phương pháp mới vốn thành quả tương lai của nó được tự chính ông tiên đoán. Nhưng những sự kiện mới của ông đã đủ để phá hủy toàn bộ hệ thống rộng lớn của kiến thức đã giả định truyền xuống từ Aristotle, giống như mặt trời buổi sáng mặc dù nhợt nhạt nhất cũng đủ để dập tắt các vì sao. Vì vậy, trong triết học: mặc dù một số người đã tin một hệ thống, và những người khác vào hệ thống khác, hầu như tất cả mọi người đã là có  ý kiến cho rằng một số rất lớn đã được biết đến, nhưng tất cả những kiến thức giả định này trong những  hệ thống truyền thống phải được quét đi sạch, và một khởi đầu mới phải được thực hiện, mà chúng ta phải sẽ đánh giá là thực sự may mắn,  nếu nó có thể đạt được những kết quả tương đương với  luật của Galileo về sự rơi của những vật thể.

Bằng sự thực tập hoài nghi có phương pháp, nếu nó là đích thực và dài lâu, đưa đến một sự khiêm nhường nào đó nhất định về phần kiến thức của chúng ta: chúng ta trở nên hài lòng khi hiểu được bất cứ điều gì trong triết học, mặc dù xem ra có tầm thường cho đến đâu. Triết học đã bị thua thiệt vì thiếu xót thứ khiêm tốn này. Nó đã phạm sai lầm trong tấn công cùng một lúc những vấn đề quyến rũ nổi bật, thay vì tiến tới  kiên nhẫn và chậm rãi, tích lũy bất cứ kiến thức vững chắc nào có thể thu đạt được, và tin giao những vấn đề lớn cho tương lai. Những nhà khoa học không phải xấu hổ về những gì tầm thường trong cơ bản, nếu những hệ quả của nó có thể sẽ là quan trọng, thành quả tức thời của một thí nghiệm thì khó mà bao giờ là thích thú quyến rũ nếu dựa trên kết toán riêng của nó. Vì vậy, trong triết học, thường đáng ao ước là kéo dài thời gian và chăm sóc về những vấn đề, vốn chúng khi được đánh giá một mình, xem ra có vẻ phù phiếm, bởi vì thường là chỉ do thông qua việc cân nhắc  những nội dung  như vậy mà những vấn đề lớn hơn có thể được tiếp cận.


Khi vấn đề của chúng ta đã được lựa chọn, và kỷ luật tinh thần cần thiết đã được thu tập, phương pháp sẽ được theo đuổi thì khá đồng nhất Những vấn đề lớn vốn chúng khêu gợi điều tra triết học, khi xem xét,  được tìm thấy là phức tạp, và phụ thuộc vào một số những vấn đề thành phần, thường là trừu tượng hơn những (vấn đề)  mà chúng  là những thành phần.

Một cách tổng quát sẽ được tìm thấy rằng tất cả những dữ liệu khởi đầu của chúng ta, tất cả những sự kiện mà chúng ta xem dường là biết để bắt đầu với, chịu tổn thất vì sự mơ hồ, sự lẫn lộn, và tính phức tạp. Những ý tưởng triết học hiện đại chia xẻ những khuyết điểm này, do đó là điều cần thiết để tạo ra một cơ chế của những khái niệm chính xác, càng tổng quát, và càng tránh khỏi tính phức tạp đến mức có thể được, trước khi những dữ liệu có thể được phân tích vào thành loại những tiền đề mà triết học nhằm đến để phát hiện. Trong tiến trình phân tích này, nguồn gốc của khó khăn được dõi ngược xa thêm và xa thêm nữa ngược trở lại, ở từng giai đoạn phát triển trừu tượng hơn, tinh tế hơn, khó khăn hơn để hiểu rõ. Thông thường sẽ được tìm thấy rằng một số những câu hỏi hết sức trừu tượng lạ thường này nằm chìm dưới bất kỳ một trong những vấn đề lớn lao rõ ràng. Khi tất cả mọi điều có thể được thực hiện bằng phương pháp đã được thực hiện, sẽ đạt đến một giai đoạn ở đấy chỉ có tầm nhìn triết học trực tiếp mới có thể mang những nội dung tiến xa hơn nữa. Nơi đây chỉ có thiên tài mới sẽ giúp ích được. Những gì là ao ước, như một quy luật, là một vài nỗ lực mới của trí tưởng tượng có tính lôgích, một vài cái nhìn đại cương của một khả hữu trước  đây đã chưa từng bao giờ đã được hình thành, và sau đó là nhận thức trực tiếp rằng sự khả hữu này thì được thực hiện trong trường hợp đương nằm trong câu hỏi. Thất bại không suy nghĩ về khả hữu đúng thực để lại những khó khăn không giải đáp, nghiêng ngả cán cân những luận chứng giữa thuận và nghịch, hoàn toàn bối rối và tuyệt vọng. Nhưng khả hữu đúng thực, như là một quy luật, một khi đã hình thành, tự thân nó biện minh nhanh chóng bởi sức mạnh đáng kinh ngạc của nó về sự tiếp thu những sự kiện mặt ngoài xem dường đối nghịch. Từ điểm này trở đi, công việc của triết gia là tổng hợp và tương đối dễ dàng, đó là trong giai đoạn cuối cùng của phân tích  mà thực sự bao gồm những khó khăn.

Về viễn tượng của tiến bộ trong triết học, sẽ là điều hấp tấp để nói với sự tự tin. Nhiều những vấn đề truyền thống của triết học, có lẽ hầu hết trong những chúng vốn có được quan tâm của một giới rộng lớn hơn so với của những sinh viên chuyên nghiệp, không hiện ra là có giải pháp bởi những phương pháp khoa học. Cũng đúng giống như thiên văn học đã bị mất đi nhiều quan tâm của con người với nó khi nó thội không còn là chiêm tinh học, do đó, triết học phải mất đi sự hấp dẫn của nó khi nó phát triển ít đi những lời hứa hẹn hào phóng. Nhưng đối với tập đoàn lớn lao và vẫn đang phát triển của những người dấn thân vào sự theo đuổi khoa học - những con người từ trước cho đến nay, vốn  không phải là không có lý do bào chữa, đã quay sang một bên, bỏ triết học với  một sự khinh thường nhất định nào đó - phương pháp mới, đã thành công trong những vấn đề được thời gian thử thách, như số, vô hạn, liên tục, không gian và thời gian, nên làm một kêu gọi vốn những phương pháp cũ hơn đã hoàn toàn thất bại không làm được. Vật lý, với nguyên lý tương đối [27]của nó và những điều tra có tính cách mạng của nó vào trong bản chất của vật chất, thì đương cảm thấy sự cần thiết đối với loại mới mẻ độc đáo đó trong những giả thuyết nền tảng vốn triết lý khoa học nhắm đến tạo sự dễ dàng.  Một điều kiện và chỉ một,  tôi tin rằng, vốn nó là cần thiết ngõ hầu đảm bảo cho triết học trong tương lai gần  một thành tích vượt qua tất cả những gì đã được những triết gia thành tựu  từ trước đến nay, là sự tạo lập ra một trường phái gồm những con người với huấn luyện về khoa học và những quan tâm về triết học, không bị những truyền thống của quá khứ cản trở, và không bị dẫn đi lầm lạc bởi những phương pháp chữ nghĩa của những ai sao chép tất cả những người xưa ngoại trừ giá trị của họ.

Bertrand Russell
CambridgeJune 1914.
(HẾT)
Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Dec, 2010)



[1] logical redundancy
[2] Hình học cổ điển Euclide.
[3] cause
[4] casual  law
Ý niệm về nguyên nhân là một ý niệm phổ thông nhưng gai góc nhất trong lịch sử triết học. Trước hết, vì nó gắn chặt với những vấn đề vẫn đưa đến những phân rẽ như chủ nghĩa tất định và trách nhiệm đạo đức, cũng như với nguyên lý phát biểu không biến cố vật lý nào có nguyên nhân nằm ngoài vũ trụ vật lý (the principle of the causal closure of the physical universe) và câu hỏi có hay không tác nhân thần linh (divine action).

Quan trọng nhất, ý niệm nhân quả mật thiết ràng buộc với ý niệm về thay đổi. Cùng với nhau, hai ý niệm này có mặt ngay thuở ánh bình minh của tư tưởng chiếu trên những cái nôi ban đầu của các truyền thống tư tưởng, tôn giáo, triết lý Đông Tây từ cổ AiCập, HyLạp, qua Lưỡng hà sang Ấn độ, trong những bài tụng Veda, Upanishads, và Phật giáo nguyên thủy. (Đặc biệt người Tàu, cùng thời, có suy nghĩ về thay đổi – dịch – nhưng sau đó không đào sâu hơn vào những lý thuyết về nhân quả). Chúng thành thử thách đầu tiên và nền tảng cơ bản trong bất cứ hệ thống tư tưởng nào kể từ đó, và đến nay, vẫn tiếp tục khơi dậy những giái pháp khác biệt, vẫn là trọng tâm của những bàn luận trí thức của nhân loại.

Trong sinh hoạt hàng ngày, người ta phát biểu tự nhiên và dễ dàng  những mệnh đề hàm chứa và xây dựng trên luật nhân quả nào đó, nhưng nếu đem suy xét kỹ lưỡng, công tác phân tích, xác định hay định nghĩa những ý niệm này vẫn là thách đố trí thức.

Mặc dù định nghĩa của Russell trên đây, xứng đáng cho chúng ta suy ngẫm dài lâu. Nhưng tôi mở một lối rẽ, để giải thích lý do tại sao trong triết học phương Tây, ý niệm này được bàn cãi hết sức nghiêm trọng. Đó là ngoài những nội dung khoa học, triết lý còn có nội dung tôn giáo rất lớn rộng.

Hết sức tổng quát, một nhân tạo nên một-gì-đó gọi là hiệu quả, và hiệu quả có thể được giải thích trong những điều khoản của nhân. Thông thường hiệu quả thì được nhận xem như là một thay đổi trong một-gì-đó vốn đã hiện hữu sẵn rồi. Thế nhưng, một mở ngoặc quan trọng ở đây – vì chúng ta đứng trong nội dung  triết học phương Tây - thần học Kitô truyền thống đã giả định rằng; có một nguyên nhân có thể làm phát sinh những thực chất mới từ hư không, và có một nguyên nhân tự thân nó là nguyên nhân của nó. Hai giả định này, được gọi là thuyết tự-là-nhân (self-causation) và thuyết sáng tạo từ hư không (creatio ex nihilo) chính yếu vẫn được viện dẫn để giải thích sự sáng tạo vũ trụ của Gót Kitô. Vì trong truyền thống Vệ Đà cũng có những thuyết sáng tạo tương tự, nên triết học Phật giáo thời nguyên thủy đã bác bỏ cả hai quan điểm này, lập luận rằng – nếu tự-là-nhân sẽ hàm ý đã có trước hiện hữu của hiệu quả, trong khi ý tưởng nguyên nhân đến từ bên ngoài sẽ dẫn đến việc sản xuất một ra hiệu quả không hiện hữu từ hư không.

(Trong Trung Quán Luận, Nagarjuna (Long Thụ) viết:
“Chẳng nơi nào người ta có thể tìm thấy sự hiện hữu (bhāva) phát sinh từ chính nó (svata), từ cái khác (parata), từ cả hai, hoặc phát sinh không có nguyên nhân (ahetuta)”.
(No existents whatsoever are evident anywhere that are arisen from themselves, from another, from both, or from a non-cause))

Trong triết học cổ Hylạp, ý niệm sáng tạo từ hư vô là ngoại lai với truyền  thống tư tưởng Hylạp, tiêu biểu Aristotle cũng xem nguyên nhân như tạo ra những thay đổi trên những thực chất đã hiện hữu trước đó mà thôi.

[5] thing
[6] classes – theo nghĩa toán học, hay logich toán học.

[7] CTTG – Thế nên, chúng ta không dùng “sự-vật-điều-gì” ở đây trong ý nghĩa của một lớp gồm những “khía cạnh” tương liên, như chúng ta đã dùng trong bài giảng thứ III.  Mỗi “khía cạnh” sẽ được tính kể biệt lập khi phát biểu những luật nhân quả.
[8] “same cause, same effect” – hay “nhân nào, quả ấy”.
[9] term
[10] approximate unanalysed uniformities of sequence or coexistence
[11] Cause – một cách tổng quát, chúng ta có hai từ để chỉ ý niệm này: nguyên nhân (danh từ) hay gây ra (động từ); “A là nguyên nhân của B” hay “A gây ra B”.

[12] But in a sufficiently advanced science, the word “cause” will not occur in any statement of invariable laws.

[13] Effect – hậu quả, hiệu ứng, tác dụng - chúng ta có thể nói – “B là hậu quả của A”, hay “hậu quả của A là B” để chỉ ý trên. Cũng có thể dùng từ “tác dụng”, như “B là tác dụng của A”.

Từ “tác dụng” có phần chính xác hơn, ít nhất so với cách thường dùng trong những phát biểu hay giải thích khoa học; nhưng chúng ta đã quen thuộc với “nhân” và “quả”  từ tư tưởng Phật học bình dân. Lưu ý là “nhân quả” trong triết học phương Tây, ít nhất là trong khoa học như Russell đang giải thích ở đây, là một luật được hình thành từ kinh nghiệm, áp dụng vào thực tại; có thể gần gũi với khái niệm “nhân quả” phổ thông trong ngôn từ Việt, hiểu như trong “nhân nào quả ấy”.

Sau nữa, không thể không nhắc đến thuyết nhân quả trong Phật học, vốn tư tưởng bình dân thường xử dụng thuật ngữ này nhưng trong hầu hết trường hợp,  đã không hoàn toàn phản ảnh chính xác nội dung có trong Phật học. Trong thuyết “nhân quả” của Phật học, chỉ xét ở mức độ phổ thông, đã có mặt yếu tố “duyên”, để đưa đến nhân + duyên = quả. Cách xử dụng thông thường, hàm chứa nội dung – hoặc gói “nhân” và “duyên” làm một, hoặc bỏ qua yếu tố “duyên”. Nhân quả còn liên hệ mật thiết, hay đúng hơn chỉ là một dạng ngoài phổ thông của một khái niệm quan trọng hơn và phức tạp hơn nhiều, và cũng bị hiểu sai lầm hơn nhiều, của Phật học là “nghiệp”.

[Nghiệp ( ; S: karma; P: kamma): Nguyên nghĩa là  “hành động”; khái niệm rất quan trọng của đạo Phật, dùng chỉ qui luật chung nhất về nguyên nhân và kết quả. Theo đạo Phật, mỗi tác động (nghiệp) – dưới một điều kiện nhất định – sẽ tạo thành một quả (s, p: phala). Một khi quả đó chín, nó sẽ rơi trở lại người tạo ra nó. Muốn thành quả, một nghiệp phải là tốt (Thiện; s: kuśala) hay xấu (Bất thiện; s: akuśala) và là một hành động cố ý. Vì sự cố ý đó, một nghiệp để lại một dấu vết nơi tâm thức của người tạo nghiệp và tâm thức đó sẽ hướng theo những sự tạo tác của chính mình. Thời gian để một quả chín muồi có thể kéo dài rất lâu và chính nó tác động lên sự tái sinh và làm loài hữu tình, trong đó có con người, cứ lưu mãi trong Luân hồi.

Một nghiệp được gây ra hoặc bằng một hành động thuộc thân, thuộc tâm hay ngôn ngữ. Như thế khi người ta có ý làm cái gì thì đã tạo nghiệp, không nhất thiết việc làm đó có xảy ra hay không. Chính tư tưởng đã tạo tác nghiệp. Một hành động sẽ không gây nghiệp nếu nó được thực hiện mà không xuất phát từ tham, sân, si. Một nghiệp tốt có thể mang lại kết quả tốt trong một sự tái sinh. Tạo nghiệp tốt không có nghĩa là chấm dứt tái sinh. Muốn thoát khỏi luân hồi, con người phải từ bỏ nghiệp tốt lẫn nghiệp xấu. Cần phải hiểu nghiệp và nghiệp lực không đồng nghĩa với thuyết cho rằng mọi sự đều được quyết định sẵn (thuyết định mệnh). Nghiệp làm con người tái sinh trong một cuộc đời, một hoàn cảnh nhất định, nhưng hành động con người trong cuộc đời đó vẫn có sự tự do. Nghiệp sinh ra hoàn cảnh, sự phản ứng đối với hoàn cảnh này lại nằm trong tay con người.

Trích theo Chân Nguyên, Nguyễn tường Bách. Từ Điển Phật Học. NxbThuận Hóa, 1999.]

Vậy tuy đặt nền tảng trên luật nhân quả, và còn mở rộng ra về không  gian và thời gian khắp mọi vũ trụ, thuyết nhân quả trong Phật học không đưa đến thuyết tất định vì trong đó, con người có thể thay đổi  nhân, tức là chuyển nghiệp. Nếu hiểu theo triết học phương Tây, tự do và bổn phận của con người nằm ở trong chuyển nghiệp. Trong bốn chân lý tối thượng – Tứ diệu đế - Chân lý thứ hai và thứ ba là biểu hiện và khẳng định của thuyết nhân quả.

Trong phạm vi bài này, để phân biệt, tôi đề nghị khi nói về “nhân quả” trong Phật học là thuyết nhân quả, khác với luật, hay nguyên lý nhân quả trong khoa học, triết học phương Tây, như Russell đang bàn ở đây.

Hiểu nhân quả một cách thô thiển, bất cập sẽ không tránh khỏi phải đưa đến khái niệm về “tất định”, khai triển và xác định thành thuyết tất định.

Một khía cạnh khác, vừa dựa trên luật nhân quả đơn giản để biện hộ cho sự hiện hữu của Gót (hiểu như nguyên nhân tận cùng của tất cả, và theo hướng này - đã lúng túng liền ngay sau đó trước câu hỏi – nếu vậy cái gì là nguyên nhân của Gót? vì vậy phải thêm rằng tự nó (Gót) không có nguyên nhân, (hay Gót là một ngoại lệ, nó tự-là-nhân). Nhưng một thiếu xót và khủng hoảng thứ hai, quan trọng hơn, đó là vấn nạn vẫn không sao trả lời được trong tôn giáo như Kitô – trước câu hỏi – nếu Gót được định nghĩa là  toàn năng, toàn thiện, tại sao có khổ đau, ác độc trong thế giới con người (the problem of evil) , hoặc do con người tự tạo, (chiến tranh) hặc do thiên nhiên, thiên tạo (thiên tai, hạn hán, sóng thần, động đất)

Một trong cách trả lời câu hỏi này, vẫn còn tồn tại cho đến nay; các tôn giáo độc thần phương Tây, điển hình như Kitô giáo, đưa ra khái niệm “ý chí tự do”. Đó là nói rằng, Gót toàn năng tạo ra thế giới, nhưng vẫn để cho con người có ý chí tự do, nghĩa là để con người làm theo ý mình, do đó chính con người gây ra những khổ đau cho nhau (chiến tranh, áp bức, ..) ngoài ý muốn và sự can thiệp của Gót. Câu trả lời này, nếu chấp nhận giả định là có “ý chí tự do” – vẫn còn thiếu một nửa, vì chưa trả lời về các thiên tai (bão lụt, động đất,…) trong lịch sử loài người?. Thêm nữa, khổ đau cho tất cả các sinh vật, đã có trước khi có con người trên trái đất.

Trong bài giảng cuối cùng này, chúng ta thấy Russell chứng minh cái gọi là “ý chí tự do” là một sai lầm, là không thực. Như thế, Russell phá đổ nốt “ý chí tự do” vốn cho đến nay vẫn được Kitô giáo chủ yếu dùng  đề chống đỡ cho lý thuyết thần học, hoặc lừa dối, hoặc nhầm lẫn tùy vị trí của người đứng nhìn, nhưng không thể không nhận là thiếu xót, chủ quan, như trong Bergson, vốn đặt nền tảng trên khái niệm nhân quả “thô sơ” và “lỏng lẻo”. Theo như Russell lần lượt trình bày ở trên, chúng ta có thể kết luận đó là khái niệm nhân quả ấu trĩ của những giai đoạn “tiền khoa học”.




Russell trình bày nguyên lý nhân quả, nguyên lý này là động lực của khoa học và nền tảng của tất cả những thành tựu rực rỡ của nó, khởi đi từ phương Tây. Áp dụng vào các tôn giáo độc thần, Về phần “nhân”, các tôn giáo này vẫn tôn xưng có một chủ thể sáng tạo ra vũ trụ - vẫn gọi là Gót , đây chỉ là một huyễn tượng – vì nếu là “nguyên nhân” của vũ trụ, nguyên nhân nào là nhân cho nguyên nhân này? Giải thích rằng nó là “nguyên nhân tự nó”, hay nó là “nguyên nhân đầu tiên”, chỉ là một thứ mê tín trá hình, vì bản chất là một tin tưởng phản lý trí. Sau khi đã tin như thế, về phần “quả” – nếu đã “sáng tạo ra vũ trụ từ hư không”, trả lời sao về vũ trụ - ít nhất thế giới chúng ta đương sống đây – đầy thiên tai, ngập  ác độc, tràn đau thương, không dứt bênh hoạn,... này, tất cả không thể là “quả” của một nhân toàn thiện toàn năng đã “thiết kế thông minh”. Cách nói quanh còn tồn tại đến bây giờ, trong triết học là “ý trí tự do”. Một các gián tiếp, Russell phá đổ nốt một lần cho xong, như trong bài giảng này, khi ông lấy đó làm thí dụ để minh hoạ cho phương pháp phân tích của ngành triết học mới do ông chủ trương đó là triết học phân tích.

Hùng hồn và uyên bác, Russell cho chúng ta hiểu thế nào là định luật nhân quả, ông tiếp nối từ Hume, và soi sáng thêm những gì Hume còn chưa đề cập. Có hai ngụỵ biện phổ thông trong tôn giáo, nhưng nguỵ biện thứ nhất “nguyên nhân đầu tiên” chỉ là mê tín trá hình, không thực là một phát biểu triết học để đáng bàn cãi, còn ngụỵ biện thứ hai, bàn ở đây như làm thí dụ phân tích, đó là về khái niệm “ý chí tự do”; phương pháp phân tích của ông cho thấy khái niệm này hàm hồ, lẫn lộn và hoàn toàn sai lầm, nếu không muốn lên án những cách xử dụng của nó là nguỵ biện. Và chúng ta, những người đọc bài này, thấy rõ chỗ đứng của ông là chỉ thuần tuý trên nền tảng lôgích, lưỡi dao mổ của ông chỉ là phương pháp phân tích lôgích, không gì hơn.


[14] “There are such invariable relations between different events at the same or different times that, given the state of the whole universe throughout any finite time, however short, every previous and subsequent event can theoretically be determined as a function of the given events during that time”.

[15] CTTG – Về vấn đề này, xem Keynes's Treatise on Probability (1921). 
 
[16] “tiling” :  lớp ngói, lớp đá như được xếp đặt lớp lang
[17] teleology: cứu cánh luận, thuyết mục đích: giải thích một sự vật, hiện tượng bằng cách nói – nó nhằm mục đích gì (aims), hay nó để làm gì (purpose), hay nó có nhiệm vụ  gì (functions).

[18] Ernst Mach (1838-1916) nhà vật lý và triết gia người Austria. có nhiều đóng góp quan trọng trong vật lý (đơn vị đo vân tốc âm thanh mang tên ông), triết lý, và tâm sinh lý.

[19] transitive verb: động từ có túc từ đi kèm – thí dụ : “tôi đi chợ” – “đến chợ” là hậu quả của nhân là tác động “đi”.
[20] grouse: một loại gà rừng
[21] determinism
[22] determinist – determinism: thuyết tất định: lý thuyết chủ trương rằng tất cả mọi biến cố, kể cả những hành động của con người, đều cuối cùng qui về là bị quyết định từ những nguyên nhân nằm ngoài ý chí con người. Có những triết gia còn khẳng định thuyết tất định hàm nghĩa con người không có ý chí tự do và không thể bị buộc chịu trách nhiệm về đạo đức cho những hành động của họ.

[23] Incommensurability: không cùng chung đơn vị đo lường,  tỉ lệ nói trên là một số vô tỉ.

[24] Chủ yếu trong quan điểm của phái Pythagore về tất cả mọi sự vật cuối cùng là những con số, là ý niệm cùng đơn vị đo lường có thể dùng với tất cả. Thí dụ chiều dài,  cùng một thức đo, có thể phân chia thành  những đơn vị lớn nhỏ khác nhau để đo chính xác được tất cả mọi chiều dài. Đây là khái niệm cùng đơn vị đo lường (commensurability), nếu ngược lại là không-cùng-đơn-vị-đo-lường (incommensurability), xảy ra khi không cùng một đơn vị đo lường chung để đo hai lượng cùng loại (chiều dái, sức nặng, dung tích).

Lấy thí dụ một hình vuông, có cạnh là 1, như vậy đường chéo là căn số bậc 2 của 2 (theo định lý Pythagore). Nhưng  căn số bậc hai của 2 là một số “vô tỉ” (irrational number) – nghĩa là một số không thể biểu diễn bằng hình thức của  một tỉ số giữa hai số nguyên , và tỉ lệ của cạnh hình vuông này trên đường chwos của nó sẽ là = 1/(căn số bậc hai của 2) – cũng không là một tỉ lệ của những số nguyên.

Sự khám phá này của một ai đó trong nhóm Pythagore đã đẩy nhóm này vào kinh hoàng. Nếu có một khoảng cách lại không thể trình bày như tỉ số của hai số nguyên (không cùng đơn vị đo lường) sẽ phá đỏ hết những tin tưởng của họ vào sự huyền bí của những con số. Truyền thuyết là những người trong nhóm bị buộc phải giữ kín khám phá này, và nếu ai bất tuân phái chịu tội chết.

[25] Hippasus of Metapontum (thế kỷ 5, TCN): được tin là người đã chứng minh sự hiện hữu của số vô tỉ, trong khi đó nhóm Pythagore tin rằng số nguyên và tỉ số của nó có thể trình bày tất cả những gì trong hình học. Thế nên, nhóm này không muốn Hippasus  công bố khám phá của ông, vì như thế làm xụp đổ những tin tưởng và tự cao của họ.

Có nhiều câu chuyện về những gì xảy ra với Hippasus  và khám phá của ông. Có nguồn nói ông bị ném xuống biển, nguồn khác nói ông chỉ bị đuổi ra khỏi nhóm, nhưng nhiều nguồn tin rằng ông đã bị giết.

[26] CTTG – Những nhận xét trên, nhằm mục đích minh họa, đã chấp nhận một trong rất nhiều những ý kiến có thể có về mỗi điểm trong nhiều điểm còn bàn cãi, chưa phân định.

[27] Principle of relativity: (physics) a universal law that states that the laws of mechanics are not affected by a uniform rectilinear motion of the system of coordinates to which they are referred.