Monday, March 8, 2010

Bertrand Russell - Những Vấn đề của Triết học (5)

Những Vấn đề của Triết học
The Problems of Philosophy
Bertrand Russell







Chương VIII. Sự Khả hữu của Kiến thức Tiên nghiệm

Immanuel Kant thường được xem như triết gia lớn nhất của triết học hiện đại. Mặc dù sống trải qua Cuộc Chiến Bảy Năm [1] và Cách mạng Pháp, ông không bao giờ từng gián đoạn công việc giảng dạy triết học ở Königsberg, vùng đông nước Prussia [2]. Đóng góp độc đáo nhất của ông là sáng kiến ông mệnh danh triết học “phê phán”, đó là, sau khi giả định như là một dữ liệu, là có kiến thức thuộc nhiều loại khác biệt, đã thăm dò xem cách nào những kiến thức như thế đi đến thành khả hữu, và đã diễn dịch, từ trả lời của thăm dò này, nhiều kết quả siêu hình về phần bản chất của thế giới.. Cũng có thể được là nghi ngờ không biết những kết quả này có giá trị hay không. Nhưng Kant chắc chắn xứng đáng được khen ngợi về hai điều: thứ nhất, vì đã nhận thức rằng chúng ta có kiến thức tiên nghiệm, chúng vốn không thuần túy “phân tích”, i.e. hiểu như thể rằng đối nghịch với nó sẽ là tự-mâu thuẫn, và thứ nhì, vì đã làm thành hiển nhiên sự quan trọng triết học của tri thức luận.


Trước thời Kant, một cách tổng quát đã hiểu bất cứ kiến thức nào là tiên nghiệm phải là “phân tích”. Từ này nghĩa là gì, hay nhất là sẽ được minh họa bằng các thí dụ. Nếu như tôi nói: “Một người hói đầu là một người”, “một hình mặt phẳng là một mặt phẳng”, “một nhà thơ dở là một nhà thơ”, tôi tạo một phán đoán phân tích thuần túy: đối tượng nói đến được cho như có hai thuộc tính, và đã riêng nêu ra một trong hai để nó được khẳng định. Những mệnh đề như kể trên là tầm thường, không có gì đáng nói thêm, và rồi chẳng bao giờ được thốt ra trong đời thật, trừ khi một nhà hùng biện sửa soạn phương cách cho một bài ngụy biện. Chúng được gọi là “phân tích” vì thuật ngữ thu lấy được chỉ đơn giản bằng phân tích chủ ngữ. Trước thời Kant, đã nghĩ là tất cả những phán đoán trong đó chúng ta có thể chắc chắn là tiên nghiệm đã là thuộc về loại này: đó là trong chúng tất cả đều có một thuật ngữ, vốn chỉ là một phần của chủ ngữ mà đã được dùng để khẳng định nó. Nếu như đã thế, chúng ta sẽ đã vướng mắc trong một mâu thuẫn bất tận, nếu chúng ta đã cố gắng để phủ nhận bất cứ gì có thể được biết tiên nghiệm. “Một người hói đầu thì không hói” đã sẽ xác định và phủ nhận sự hói đầu của cùng một người, và như thế tự nó mâu thuẫn với chính nó. Thế nên theo như những triết gia trước Kant, luật không mâu thuẫn, vốn nó xác định không gì có thể đồng thời vừa có, và vừa không có cùng một thuộc tính nào đó, đã đủ để thiết lập sự đúng thật của tất cả kiến thức tiên nghiệm.

Hume (1711-76), triết gia trước Kant, trong khi chấp nhận quan điểm thông thường về phần điều gì khiến kiến thức là tiên nghiệm, đã khám phá rằng, trong nhiều trường hợp mà trước đó đã được giả sử là phân tích, và đáng chú ý là trong trường hợp về nguyên nhân và hậu quả, sự nối kết đã thực sự là tổng hợp. Trước Hume, những nhà duy lý đã giả định ít nhất rằng hậu quả có thể một cách lôgích diễn dịch được từ nguyên nhân, chỉ phải nếu như chúng ta đã có kiến thức đầy đủ. Hume đã phản bác - một cách đúng thật, như giờ đây đã được chấp nhận một cách tổng quát - rằng điều này không thể làm được. Từ đấy, ông đã suy diễn cái mệnh đề còn xa quá ngờ vực hơn nữa rằng – không-gì có thể biết tiên nghiệm về mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả. Kant, người đã được giáo dục trong truyền thống duy lý, đã rất lấy làm bối rối bởi lý thuyết nghi ngờ của Hume, và đã nỗ lực tìm cho nó một giải đáp. Ông lĩnh hội rằng không chỉ có mối quan hệ giữa nguyên nhân và hậu quả, nhưng tất cả những mệnh đề số học và hình học, đều là “tổng hợp”, i.e. không “phân tích”: trong tất cả các mệnh đề đó, không có phân tích về chủ ngữ như rồi sẽ phơi bày trong thuật ngữ. Thí dụ từ trong kho của ông là mệnh đề 7 + 5 = 12. Ông chỉ ra, hoàn toàn đúng, là 7 và 5 phải đặt gộp chung để cho 12: ý niêm về 12 không hàm chứa trong chúng, ngay không cả trong trong ý niệm của sự cộng chúng lại với nhau. Như thế đã dẫn ông đến một kết luận rằng tất cả các môn toán thuần túy, mặc dù tiên nghiệm, nhưng tổng hợp: và kết luận này đã đẩy lên một vấn đề mới mà ông nỗ lực tìm giải pháp.

Câu hỏi mà Kant đặt ở mở đầu triết lý của ông, đó là,” Làm sao toán học thuần túy có thể khả hữu?” là một câu hỏi đáng chú ý và khó khăn, câu hỏi này tất cả các triết lý nếu như không là hoàn toàn hoài nghi thuần túy phải tìm một vài lời đáp. Lời đáp của những nhà duy nghiệm thuần túy, là kiến thức toán học của chúng ta đã rút ra được bằng qui nạp từ những trường hợp cá biệt đặc thù, chúng ta đã thấy rồi là không thỏa đáng, vì hai lý do: thứ nhất, giá trị hợp lệ của ngay chính nguyên lý qui nạp không thể chứng minh được bằng qui nạp; thứ hai, những mệnh đề tổng quát của toán học, loại giống như “hai với hai luôn luôn thành bốn”, một cách hiển nhiên chỉ có thể được biết với chắc chắn bằng cách xuy xét ở một trường hợp cá biệt, và không thêm được gì từ sự liệt kê những trường hợp khác trong đó chúng được tìm thấy là đúng. Thế nên kiến thức chúng ta về những mệnh đề tổng quát của toán học (và cũng như thế áp dụng với lôgích) phải được giải thích bởi mặt khác ngoài hơn là kiến thức của chúng ta (chỉ có thể mà thôi) về những tổng quát hóa tiên nghiệm, giống như “tất cả mọi người đều chết”.

Vấn đề nảy sinh qua sự kiện rằng những kiến thức dường thế là tổng quát, trong khi tất cả những kinh nghiệm lại là đặc thù. Điều xem lạ lùng rằng chúng ta, nhìn từ bên ngoài như sẽ có khả năng biết trước một vài sự thật về những điều đặc biệt mà chúng ta chưa từng có kinh nghiệm; nhưng không thể dễ dàng nghi ngờ lô gich và toán học sẽ ứng dụng với những thứ dường thế. Chúng ta không biết những ai sẽ là dân cư của London một trăm năm sau; nhưng chúng ta biết bất kỳ hai người nào trong họ và bất kỳ hai người nào khác trong họ sẽ thành bốn người trong họ cả thảy. Khả năng xem thấy từ bên ngoài - đoán trước những sự kiện về những gì vốn chúng ta không có kinh nghiệm về chúng – thì chắc chắn đáng ngạc nhiên. Giải pháp của Kant cho vấn đề, mặc dù không vững chắc theo đánh giá của tôi, thì đáng chú ý. Giải pháp ấy, tuy vậy, rất khó khăn, và được các nhà triết gia khác nhau hiểu rất khác biệt. Chúng ta có thể, chỉ đưa ra những nét đại cương gần nhất của nó, và ngay cả dẫu thế cũng sẽ có suy tưởng ngộ nhận lầm lạc do nhiều người dẫn giải hệ thống của Kant.

Điều Kant đã chủ trương là trong tất cả những kinh nghiệm của chúng ta có hai yếu tố nên phân biệt, một do nơi đối tượng (i.e. cái chúng ta đã gọi là “đối tượng vật lý”), cái kia do tự bản chất của chúng ta. Chúng ta đã thấy, trong bàn luận về vật chất và dữ liệu-giác quan, rằng đối tượng vật lý thì khác với dữ liệu giác quan tương ứng, và rằng dữ liệu giác quan đã được xem như là kết quả từ một tác động qua lại giữa đối tượng vật lý và chính chúng ta. Cho đến đây, chúng ta cùng ý phù hợp với Kant. Nhưng điều làm Kant khác biệt là cách thức ông phân cắt những phần chia giữa chúng ta và đối tượng vật lý tương ứng. Ông nghĩ rằng cái vật chất thô đã cho trong cảm giác – màu sắc, sự cứng chắc, etc. – là thuộc nơi đối tượng, và rằng cái mà chúng ta cung cấp là sự sắp đặt trong không gian và thời gian, và tất cả những liên hệ giữa dữ liệu giác quan vốn chúng kết quả từ sự so sánh, hay từ sự xem xét cái này như nguyên nhân cho cái khác, hay trong bất kỳ cách nào khác. Lý do chính yếu của ông để nghiêng về quan điểm này là chúng ta xem ra như có kiến thức tiên nghiệm về phần không gian, và thời gian, và nhân quả, và so sánh, nhưng không về phần vật chất thô sơ có thực của giác quan. Chúng ta có thể chắc chắn, ông nói, rằng bất cứ gì chúng ta sẽ có kinh nghiệm phải cho thấy những đặc trưng xác định của nó trong kiến thức tiên nghiệm của chúng ta, vì những đặc trưng này là từ nới chính bản chất chúng ta, và như thế không gì từng có thể đến với kinh nghiệm chúng ta mà thiếu không thu tập những đặc trưng này.

Đối tượng vật lý, ông gọi là “vật tự thân”[3], ông xem như về yếu tính không thể biết được; cái có thể biết được là cái đối tượng như chúng ta có nó trong kinh nghiệm, mà ông gọi là “hiện tượng”[4]. Hiện tượng, tư cách là một sản phẩm chung giữa chúng ta và vật tự thân, thì chắc chắn là có những đặc trưng đó, chúng là từ chúng ta, và do đó là chắc chắn phù hợp với kiến thức tiên nghiệm của chúng ta. Do đấy kiến thức này, mặc dù đúng thực từ tất cả thực tại và kinh nghiệm khả hữu, phải không được giả thiết là (có thể) áp dụng ở ngoài kinh nghiệm. Thế nên, mặc dù có sự hiện hữu của kiến thức tiên nghiệm, chúng ta không thể biết bất cứ gì về sự vật trong tự thân nó, hoặc về cái gì là thực tại hay khả hữu của một đối tượng của kinh nghiệm. Trong cách này, ông cố gắng tạo nhất trí và làm hoà hợp những luận điểm của những người duy lý với những luận chứng của những người duy nghiệm.

Ngoài những những vấn đề thứ yếu mà trên đó triết lý Kant có thể bị phê phán được, có một chống đối chính yếu vốn xem ra quyết định với bất kỳ toan tính nào muốn giải quyết vấn đề của kiến thức tiên nghiệm bằng phương pháp của ông. Điều dùng để giải thích cho sự chắc chắn của chúng ta là những sự kiện phải luôn luôn phù hợp với lôgích và số học. Nói rằng lôgích và số học đã được chúng ta kết tạo nên – không giải thích cho điều này. Bản chất của chúng ta – có nhiều cũng chỉ như bất cứ gì - là một sự kiện của thế giới hiện đang có, và không thể có được sự chắc chắn rằng nó sẽ cứ còn giữ mãi bất biến. Nó có thể xảy ra, nếu như Kant đã đúng, rằng ngày mai bản chất của chúng ta rồi sẽ thay đổi đến nỗi như khiến hai với hai thành năm. Sự khả hữu nãy xem ra không bao giờ đã xảy đến với ông, thế nhưng nó là một điều cuối cùng phá huỷ sự chắc chắn và sự phổ quát, mà ông nôn nóng muốn chứng minh đúng cho các mệnh đề toán học. Quả có đúng là sự khả hữu này, một cách chính thức, thì không ăn khớp nhất quán với quan điểm của Kant rằng thời gian tự nó là một dạng thức được chủ thể áp đặt lên trên hiện tượng, như thế nên tự Ngã thực của chúng ta thì không ở trong thời gian, và không có ngày mai. Nhưng ông sẽ vẫn phải giả thuyết là trật tự thời gian của hiện tượng thì được xác định bởi các đặc tính của những gì đằng sau các hiện tượng, và điều này đủ để làm căn bản nội dung cho lý lẽ tranh cãi của chúng ta.

Hồi tưởng, thêm nữa, xem ra làm nên rõ ràng rằng, nếu như có đúng thật nào trong những tin tưởng của chúng ta trong số học, chúng phải áp dụng với những gì ngang nhau, dù chúng ta có hay không nghĩ đến chúng. Hai đối tượng vật lý và hai đối tượng vật lý khác, phải thành bốn hai đối tượng vật lý, dẫu như nếu những đối tượng vật lý không thể kinh nghiệm được. Để đoan chắc điều này là chắc chắn trong lĩnh vực của những gì chúng ta có ý muốn nói, khi chúng ta phát biểu rằng hai với hai là bốn. Sự đúng thực của nó thì cũng đúng là không nghi ngờ như sự đúng thực của xác quyết rằng hai hiện tương với hai hiện tượng làm thành bốn hiện tượng. Thế nên giải pháp của Kant quá chặt chẽ những giới hạn lĩnh vực của những mệnh đề tiên nghiệm, lại cộng thêm với sự thất bại trong nỗ lực nhằm giải thích sự vững chắc của chúng.

Ngoài những chủ thuyết đặc biệt đã được Kant chủ trương ra, là điều rất phổ thông giữa những triết gia để xem cái gì là tiên nghiệm như ở trong một nghĩa về trí não, như liên quan hơn là với cái cách chúng ta phải suy nghĩ, hơn là với bất kỳ sự kiện nào của thế giới bên ngoài. Chúng ta đã ghi chú ở chương trước ba nguyên lý thông thường được gọi là “những luật của tư tưởng”. Quan điểm đã đưa đến việc gọi chúng với tên như vậy là một quan điểm tự nhiên, nhưng có những lý do mạnh mẽ để suy nghĩ rằng điều ấy là sai lầm. Chúng ta hãy lấy một thí dụ về luật không mẫu thuẫn. Luật này thường được phát biểu thông thường trong dạng như “không-gì có thể vừa là, vừa không là”, chủ ý của nó là diễn tả sự kiện không gì có thể cùng một lúc có, và không có cùng một phẩm tính giả thiết. Thế nên, thí dụ, nếu một cái cây là một cây sồi, nó không thể cũng là-không một cây sồi; nếu cái bàn của tôi hình chữ nhật, nó không thể cũng là-không hình chữ nhật, và vân vân.

Bây giờ, cái làm nên tự nhiên khi gọi nguyên lý này là luật của tư tưởng là vì do suy nghĩ, hơn là do quan sát hướng ngoại mà chúng ta thuyết phục chúng ta về sự đúng thực tất yếu của nó. Khi chúng ta đã xem thấy một cái cây là cây sồi, chúng ta không cần phải xem lại lần nữa để đoan chắc nó có là cây sồi hay không; chỉ mình suy nghĩ thôi làm chúng ta biết đây là điều không thể có được. Nhưng cái kết luận rằng luật không mâu thuẫn là luật của tư tưởng thì dẫu sao đi nữa là nhầm lẫn. Điều chúng ta tin tưởng, khi chúng ta tin tưởng luật không mâu thuẫn, thì không phải là não thức đã được làm như thế, khiến nó phải tin vào luật không mâu thuẫn. Sự tin tưởng này là một kết quả của phản xạ tâm lý xảy ra sau, vốn nó đã tiền giả định niềm tin vào luật không mâu thuẫn. Niềm tin vào luật không mâu thuẫn là một sự tin tưởng về những sự việc, không chỉ đơn thuần về những tư tưởng. Nó không phải là, e.g., sự tin tưởng rằng nếu chúng ta suy nghĩ một cái cây nào đó là một cây sồi, chúng ta đồng thời không thể suy nghĩ rằng nó không phải là một cây sồi. Nó là sự tin tưởng rằng nếu một cái cây sồi, nó không thể đồng thời lại là-không một cây sồi. Thế nên luật không mâu thuẫn là về những sự việc, và không chỉ đơn giản là về những ý nghĩ, và mặc dù tin tưởng vào luật không mâu thuẫn là một ý nghĩ, luật không mâu thuẫn tự nó không phải là một ý nghĩ, nhưng là một sự kiện liên hệ với những sự vật trong thế giới. Nếu điều này, vốn là chúng ta tin tưởng khi chúng ta tin tưởng luật không mâu thuẫn, đã là không đúng thực trong những sự vật trong thế giới, sự kiện là chúng ta đã bắt buộc phải suy nghĩ rằng nó là đúng thực sẽ không cứu luật không mâu thuẫn thoát khỏi không thành sai lầm; và điều này cho thấy luật không phải là luật của tư tưởng.

Một lý lẽ tranh cãi tương tự áp dụng với bất kỳ phán đoán tiên nghiệm nào khác. Khi chúng ta phán đoán rằng hai với hai là bốn, chúng ta không đương làm một phán đoán về những suy tưởng của chúng ta, nhưng về tất cả những cặp đôi thực tại hay khả hữu. Sự kiện rằng những não thức chúng ta đã được kết dựng dường thế để tin tưởng rằng hai với hai là bốn, mặc dù nó là đúng, một cách dứt khoát không phải là điều chúng ta xác quyết khi chúng ta xác quyết rằng hai với hai là bốn. Và không có sự kiện nào về sự kết dựng của não thức chúng ta có thể làm - hai với hai là bốn thành đúng Thế nên kiến thức tiên nghiệm của chúng ta, nếu như nó không sai lầm, không phải chỉ đơn giản là kiến thức về sự kết tạo não thức chúng ta, nhưng nó áp dụng với bất kỳ gì thế giới có thể được chứa đựng, gồm cả hai, về trí não lẫn không-trí não.

Sự kiện xem ra dường như tất cả các kiến thức tiên nghiệm của chúng ta là có liên quan với các thực thể vốn chúng, nói cho chính xác, không tồn tại, hoặc là trong trí não, hoặc trong thế giới vật lý. Các thực thể này là loại như có thể được gọi tên bằng các phần của bài nói chuyện vốn không là những từ quan yếu danh từ; chúng là loại các thực thể như những từ chỉ những phẩm tính và những từ chỉ những quan hệ. Giả sử, lấy một ví dụ, rằng tôi đang ở trong phòng của tôi. Tôi tồn tại, và phòng tôi tồn tại; nhưng “trong” tồn tại? Tuy nhiên một cách rõ ràng từ “trong” có một nghĩa; nó biểu thị [5] một quan hệ vốn đứng giữ giữa tôi và phòng tôi. Mối quan hệ này là một gì đó, mặc dù chúng ta không thể nói được rằng nó tồn tại trong cùng một ý nghĩa như nói - tôi và phòng tôi tồn tại. Mối quan hệ “trong” là một gì đó, mà chúng ta có thể suy nghĩ về và hiểu, bởi vì, nếu như chúng ta đã không thể hiểu được nó, chúng ta đã không thể hiểu được câu “Tôi đang ở trong phòng của tôi”. Nhiều triết gia, theo sau ủng hộ Kant, đã duy trì rằng những quan hệ đó là công việc của não thức, rằng những gì-gì trong tự thân chúng không có những quan hệ, nhưng não thức là đã mang chúng lại cùng nhau, trong một tác động của suy tưởng, và như thế sản xuất ra các quan hệ mà nó phán quyết chúng (nên) có.

Quan điểm này, tuy nhiên, xem mở ra những phản đối, tương tự như với những phản đối chống lại Kant, đã thôi thúc chúng ta trước đây. Xem dường mộc mạc không khúc mắc, là không phải là suy tưởng đã sản xuất sự đúng thực của mệnh đề “tôi thì trong phòng tôi”. Có thể được là thực rằng một con bọ sâu tai [6] thì ở trong phòng của tôi, và nếu như ngay cả không phải tôi, cũng không phải con bọ sâu tai, cũng không bất kỳ một ai nào khác nhận thức được sự thực này; vì sự thực này là quan tâm chỉ với con bọ sâu tai và căn phòng, và không tuỳ thuộc vào bất cứ gì khác. Thế nên những quan hệ, như chúng ta sẽ thấy đầy đủ hơn trong chương kế tiếp, phải được đặt trong một thế giới mà không phải là trí não, cũng không vật lý. Thế giới này có tầm quan trọng lớn lao đến triết học, và đặc biệt cho những vấn đề của kiến thức tiên nghiệm. Trong chương kế tiếp chúng ta sẽ tiến hành để khai triển bản chất của nó và dấu ấn của nó trên những câu hỏi mà chúng ta đã từng đang xử lý.

Chương IX. Thế giới của những Phổ quát

Ở cuối chương trước chúng ta đã thấy những thực thể loại như những quan hệ xuất hiện như có một tồn sinh thì trong một vài cách thức nào đó, khác biệt với của những đối tượng vật lý, và cũng khác biệt với của não thức và với của dữ liệu-giác quan. Trong chương này chúng ta phải xem xét cái gì là bản chất của cái thứ tồn sinh này và cũng nữa, những đối tượng nào có đó mà có thứ tồn sinh này. Chúng ta sẽ bắt đầu với câu hỏi sau.


Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Mar/2010)


[1] Seven Years War – xảy ra trong thời gian 1756–1763 ; giữa các cường quốc tại châu Âu: Prussia và Great Britain và một số tiểu quốc German chống lại Austria, France, Russia, Sweden, and Saxony. Ngoài ra còn thêm Russia, Portugal, Spain.
Cuộc chiến tranh này – lớn rộng, thường được xem là thế chiến thứ I, lan ra trên các thuộc địa từ Mỹ sang India.
[2] Nước Phổ
[3] CTTG - “vật tự thân” của Kant (“thing in itself”) theo định nghĩa thì chính là một với đối tượng vật lý, nói tên là, nó là nguyên nhân của những cảm giác. Trong những thuộc tính diễn dịch từ định nghĩa, nó thì không đồng nhất, vì Kant chủ trương (mặc dù một vài bất nhất về phần nguyên nhân) rằng chúng ta tuyệt không biết gì về những phạm trù vốn có thể ứng dụng được vào “vật tự thân”.
[4]Phenomenon” – vậy theo Kant – chúng ta không bao giờ “biết” A thực – A tự thân – ra sao cả, A mà chúng ta biết là A “xuất hiện” như những gì trong kinh nghiêm chúng ta có với nó khi giao tiếp, gọi là những “hiện tượng”, những gì xem, nghe, thấy, hiểu được,.. qua giao tiếp này, những gì chúng ta đón nhận từ A, nhưng chính A, bản thân nó là gì – chúng ta không bao giờ biết.
Vậy theo Kant, có hai lĩnh vực của thực tại: Mặt ngoài hiện tượng và mặt trong – nếu tạm gọi thế được – của những bản chất nội tại (phenomena và noumena.) Hiện tượng là thế giới kinh nghiệm của chúng ta; trong khi bản chất noumena – giả định là những vật tự thân, chúng mới thực tạo thực tại. “thing in itself “(“Ding an sich”).
Chúng ta hoàn toàn không “biết” gì về lĩnh vực của những nội tại.
[5] “denote”: biểu thị, mang dấu hiệu, chỉ ra cho biết – thí dụ “đèn đỏ biểu thị phải dừng lại” – ý niệm quan trọng trong triết học Russell
[6] “earwig” – con bọ sâu tai – chúng ăn giấy (?), sợ ánh sáng, trốn trong đám sách.