Văn minh và những Bất mãn từ nó
Sigmund Freud
(1856 – 1939)
Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929).
Civilization and Its Discontents (1930)
Chương III
Thăm dò của chúng ta quan tâm đến hạnh phúc cho đến đây đã không dạy chúng ta được nhiều những gì mà chưa là kiến thức phổ thông. Và ngay cả nếu chúng ta từ đó tiến đến vấn đề tại sao là quá khó cho con người được hạnh phúc, dường như không có nhiều triển vọng hơn để học hỏi được bất cứ gì mới. Chúng ta đã trả lời rồi, bằng cách kể ba nguồn vốn đau khổ của chúng ta xuất phát từ chúng: sức mạnh vượt thắng của thiên nhiên, sự yếu nhược của cơ thể của chính chúng ta, và sự bất toàn của những quy định vốn chúng điều chỉnh những quan hệ tương hỗ của những cá nhân con người trong gia đình, nhà nước và xã hội. Về phần hai nguồn đầu tiên, phán xét của chúng ta không thể ngần ngừ được lâu. Nó buộc chúng ta phải thừa nhận những nguồn đau khổ này và đặt mình cam chịu dưới sự bất khả. Chúng ta sẽ không bao giờ hoàn toàn làm chủ tự nhiên; và cơ cấu sinh vật cơ thể của chúng ta, chính nó là một phần của tự nhiên đó, sẽ luôn luôn còn mãi là một cấu trúc vô thường, với một khả năng hữu hạn cho sự thích ứng và sự thành tựu. Nhìn nhận này không có tác dụng làm tê liệt. Ngược lại, nó chỉ phương hướng cho hoạt động của chúng ta. Nếu chúng ta không thể loại bỏ tất cả đau khổ, chúng ta có thể loại bỏ một số, và chúng ta có thể giảm nhẹ một phần: kinh nghiệm của hàng ngàn năm đã thuyết phục chúng ta điều đó. Đối với nguồn thứ ba, nguồn xã hội của đau khổ, thái độ của chúng ta là khác. Chúng ta không thừa nhận nó tất cả chút nào; chúng ta không thể nhìn thấy lý do tại sao những quy định được chính chúng ta làm nên, về ngược lại, lại không là một bảo vệ và một lợi ích cho tất cả mỗi người chúng ta. Chưa hết, khi chúng ta xem xét đích xác làm thế nào chúng ta không thành công được trong lĩnh vực này về phòng chống của đau khổ, một nghi ngờ trùm xuống chúng ta, thấy rằng quả ở đây nữa, có một mảnh không thể thắng nổi của tự nhiên có thể nằm đằng sau nó - lần này là một mảnh của cấu tạo thể chất tinh thần của chúng ta.
Khi chúng ta bắt đầu xem xét khả năng này, chúng ta đến với một luận điểm hết sức đáng ngạc nhiên khiến chúng ta ta phải suy nghĩ dài lâu hơn về nó. Luận điểm này chủ trương rằng những gì chúng ta gọi là văn minh của chúng ta chủ yếu chịu trách nhiệm về sự bất hạnh đau khổ của chúng ta, và chúng ta sẽ được nhiều hạnh phúc hơn nếu chúng ta bỏ nó đi, và quay lại với những điều kiện sống nguyên thủy. Tôi gọi đây là luận điểm đáng kinh ngạc, bởi vì dù trong bất cứ cách nào chúng ta có thể định nghĩa khái niệm văn minh, nó là một thực tế chắc chắn rằng tất cả những điều mà chúng ta tìm kiếm để bảo vệ chúng ta chống lại những mối đe dọa phát ra từ những nguồn của đau khổ là phần của chính nền văn minh đó.
Đã xảy ra thế nào khiến rất nhiều người như thế đã đi đến nhận lấy thái độ lạ lùng thù địch với văn minh này? [1] Tôi tin rằng cơ sở của nó đã là một bất mãn sâu xa và lâu dài với tình trạng của nền văn minh lúc ấy đương có, và trên cơ sở đó, một sự lên án nó đã được dựng lên theo thỉnh thoảng từng thời kỳ do một số biến cố lịch sử nào đó cụ thể. Tôi nghĩ rằng tôi biết thời kỳ nào mới nhất, và cuối cùng nhưng chỉ một trong những trường hợp đã xảy ra. Tôi không đủ kiến thức để truy nguyên chuỗi của chúng đủ xa ngược trở lại trong lịch sử của loài người, nhưng một yếu tố của loại thù địch này với văn minh đã phải từng có rồi và hoạt động trong chiến thắng của đạo Kitô trên những tôn giáo đa thần khác nó. Bởi vì nó đã liên quan rất chặt chẽ với sự đánh giá thấp của giáo lý Kitô giáo trên sự sống trần gian này. Cuối cùng nhưng chỉ một trong những trường hợp này dã là khi những tiến bộ của chuyến viễn du hàng hải khám phá, đã dẫn đến sự tiếp xúc với những dân tộc và những giống người nguyên thủy. Trong hậu quả của sự quan sát thiếu xót và một cái nhìn sai lạc về những phong tục và tập quán của họ, họ hiện ra với người châu Âu như đương sống một đời đơn giản, hạnh phúc với ít những nhu cầu, một đời sống giống như thế đã là không thể đạt được bởi những khách đến thăm họ, vốn có văn minh cao hơn họ rất nhiều. Kinh nghiệm sau đó đã sửa chữa một số những phán đoán này. Trong nhiều trường hợp, những người quan sát đã sai lầm quy sự vắng mặt của những nhu cầu văn hóa phức tạp với những gì trong thực tế đã là do sự thừa thãi của thiên nhiên và do sự dễ dàng vốn những nhu cầu lớn của con người đã được thỏa mãn. Trường hợp cuối cùng là đặc biệt quen thuộc với chúng ta. Nó xuất hiện khi người ta đến để biết về cơ chế của chứng nhiễu loạn thần kinh [2], nó đe dọa làm hao mòn đến chút hạnh phúc ít ỏi mà con người văn minh được hưởng. Đã được khám phá rằng một người bị loạn thần kinh bởi vì ông ta không thể chịu đựng được số lượng của bực dọc thất vọng mà xã hội áp đặt vào ông trong công việc phục vụ những lý tưởng văn hóa của nó, và đã được suy diễn từ điều này rằng việc bãi bỏ, hoặc giảm thiểu những đòi hỏi này sẽ dẫn đến một sự trở về với những khả năng của hạnh phúc.
Ngoài ra cũng còn có thêm một yếu tố của thất vọng. Trong vài thế hệ mới vừa qua, nhân loại đã thực hiện được một tiến bộ khác thường trong những ngành khoa học tự nhiên và trong những ứng dụng kỹ thuật của chúng, và đã thiết lập sự kiểm soát của con người trên thiên nhiên trong một cách chưa bao giờ tưởng tượng có trước đó. Những bước của tiến bộ này là kiến thức phổ biến và không cần thiết phải liệt kê chúng. Con người tự hào về những thành tựu này, và có quyền được tự hào. Tuy nhiên, họ dường như đã quan sát thấy rằng sức mạnh mới giành được này trên không gian và thời gian, sự chinh phục này của những sức mạnh thiên nhiên, đó là sự hoàn thành một khát khao đã khởi từ hàng ngàn năm về trước, nó đã không làm tăng khối lượng thỏa mãn lạc thú vốn họ có thể mong đợi từ đời sống, và nó đã không làm cho họ cảm thấy hạnh phúc nhiều hơn. Từ nhận thức sự kiện thực tế này, chúng ta phải bằng lòng để kết luận rằng sức mạnh trên thiên nhiên không phải là điều kiện tiên quyết duy nhất của hạnh phúc con người, cũng giống như nó không phải là mục tiêu duy nhất của nỗ lực văn hóa; nhưng chúng ta phải không nên suy ra từ đó rằng tiến bộ kỹ thuật là không có giá trị kinh tế cho hạnh phúc chúng ta. Người ta sẽ muốn hỏi: sau đó, nếu vậy có tích cực dành được niềm vui hay không, có tăng trưởng chắc chắn hay không trong xúc cảm của tôi về hạnh phúc, nếu tôi có thể, thường xuyên như tôi thích, nghe được tiếng nói của một đứa con tôi đang sống xa hàng trăm dặm, hoặc nếu tôi có thể nhận được trong thời gian ngắn nhất có thể được, sau khi một người bạn đã đạt đến đích của ông, rằng ông đã vượt qua chuyến đi dài và khó khăn không hề hấn gì? Liệu nó có phải là không có nghĩa gì khi y học đã thành công trong việc làm giảm lớn lao tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, và nguy cơ nhiễm trùng cho phụ nữ khi sinh con, và, thực sự, trong kéo dài đáng kể tuổi thọ trung bình của một người văn minh? Và có một danh sách dài có thể thêm vào với những lợi ích của loại này mà chúng ta có, nhờ vào thời đại rất bị kinh thường của những tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Nhưng ở đây, tiếng nói của sự phê bình bi quan tự làm nó được nghe và cảnh cáo chúng ta rằng hầu hết những thỏa mãn này theo khuôn mẫu của sự “hưởng thụ rẻ tiền” tán dương trong giai thoại – thích thú có được bằng cách rút một chân trần đang ủ dưới mền ra ngoài vào một đêm đông lạnh và sau đó đưa nó trở lại vào trong êm ấm. Nếu như đã không có đường sắt chinh phục những khoảng cách, con tôi hẳn đã không bao giờ rời thị trấn quê hương, và tôi không cần điện thoại để nghe giọng nói của nó, nếu du hành vượt biển bằng tàu đã không được thực hiện, bạn tôi hẳn sẽ không xuống tàu đi biển và tôi không cần một điện tín để giảm lo lắng của tôi về ông. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ con để làm gì khi chính sự giảm thiểu đó áp đặt hạn chế lớn nhất trên chúng ta trong sự sinh sản trẻ em, do đó, chạy trọn vòng quanh, chúng ta dù sao đi nữa vẫn không nuôi con nhiều hơn so với những ngày trước khi có sự ngự trị của vệ sinh, trong khi đồng thời chúng ta đã tạo những điều kiện khó khăn cho đời sống tính dục trong hôn nhân của chúng ta, và có thể đã làm việc chống lại những tác động có lợi của chọn lọc tự nhiên? Và, cuối cùng, tốt gì cho chúng ta có một đời dài sống lâu, nếu những niềm vui là khó khăn và cằn cỗi thưa thớt, và nếu như nó đầy những đau khổ khiến chúng ta chỉ có thể chào đón cái chết như một sự giải thoát?
Có vẻ như chắc chắn rằng chúng ta không cảm thấy thoải mái trong nền văn minh hiện nay của chúng ta, nhưng nó là rất khó khăn để hình thành một ý kiến, không biết có hay không và trong mức độ nào con người của thời trước đã cảm thấy hạnh phúc hơn, và phần nào của những điều kiện văn hóa của họ đã đóng vai trong vấn đề này. Chúng ta sẽ luôn luôn có xu hướng xem xét sự cùng quẫn của con người một cách khách quan - đó là, đặt tự chúng ta, với những mong muốn và nhạy cảm riêng của chúng ta, trong điều kiện của họ, và sau đó xem xét những trường hợp nào chúng ta sẽ tìm thấy trong chúng để kinh nghiệm sự hạnh phúc hay bất hạnh. Phương pháp xem xét sự vật này, mà dường như khách quan bởi vì nó bỏ qua những chuyển biến trong tính nhạy cảm chủ quan, tất nhiên, là sự chủ quan nhất có thể có, bởi vì nó đặt những trạng thái trí não của riêng một người vào vị trí của bất kỳ những người khác, không rõ suy nghĩ mà họ có thể có. Hạnh phúc, tuy nhiên, là một gì đó chủ quan về yếu tính. Bất kể nhiều đến bao nhiêu chúng ta có thể co rúm người lại với kinh hoàng từ những tình huống nào đó nhất định – của một nô lệ chèo chiến thuyền thời cổ, của một nông dân trong Chiến tranh Ba mươi năm [3], của một nạn nhân của Toà dị giáo Catô, của một người Do Thái chờ đợi một pogrom tàn sát – dù thế nào đi nữa, không thể nào cho chúng ta có thể cảm nhận cách thức của chúng ta đưa vào bên trong những con người như vậy – tiên đoán những thay đổi vốn của sự khó hiểu nguyên ủy của não thức, một tiến trình u mê dần dần, sự thôi ngừng những mong đợi, và những phương pháp thô sống hơn hoặc nhiều tinh luyện hơn của sự đánh thuốc mê đã tạo ra trên sự tiếp nhận của họ với những xúc cảm của niềm vui và của khó chịu không vui. Hơn nữa, trong trường hợp của khả năng khắc nghiệt nhất của đau khổ, những thiết bị bảo vệ trí não đặc biệt được đưa vào hoạt động. Dường như với tôi không có lợi để theo đuổi khía cạnh này của vấn đề xa thêm nữa.
Giờ là lúc chúng ta chuyển chú ý của chúng ta sang bản chất của nền văn minh này vốn nghi ngờ đã được ném xuống giá trị của nó như những phương tiện đến hạnh phúc. Chúng ta sẽ không tìm một công thức, trong đó diễn đạt bản chất đó trong một vài từ, cho đến khi chúng ta đã học được một vài điều gì đó bằng cách khảo sát nó. Do đó chúng ta sẽ tự hài lòng nói một lần nữa rằng từ “văn minh” [4] mô tả toàn bộ tổng số những thành tựu và những quy định vốn chúng phân biệt đời sống của chúng ta với của những động vật tổ tiên của chúng ta, và chúng phục vụ hai mục đích - đó là để bảo vệ con người chống lại thiên nhiên, và điều chỉnh những quan hệ hỗ tương của họ [5]. Để học hỏi thêm, chúng ta sẽ mang cùng lại những đặc điểm riêng lẻ khác nhau của văn minh, như chúng được phô bày trong những cộng đồng nhân loại. Khi làm như vậy, chúng ta sẽ không do dự trong việc để chính mình được hướng dẫn bởi cách sử dụng ngôn ngữ, như cũng còn được gọi là, là xúc cảm ngôn ngữ, trong niềm tin rằng chúng ta như vậy sẽ thực hiện được công lý với sự sáng suốt bên trong vốn nó vẫn còn thách thức sự biểu hiện trong những từ trừu tượng.
Giai đoạn đầu tiên là dễ dàng. Chúng ta nhìn nhận như văn hóa tất cả những hoạt động và những nguồn lực vốn chúng hữu dụng cho con người để làm trái đất trở nên xử dụng được với họ, để bảo vệ họ chống lại cuồng bạo của những sức mạnh tự nhiên, và vân vân như vậy. Về mặt này của nền văn minh, hiếm có thể có bất kỳ nghi ngờ nào. Nếu chúng ta quay về ngược đủ xa, chúng ta thấy rằng những hành động có văn minh đầu tiên là việc sử dụng những dụng cụ, đạt được sự điều khiển lửa và sự xây dựng những cư trú. Trong số này, sự làm chủ được lửa nổi bật lên như là một thành tựu hoàn toàn khác thường và một dẫn chứng không gì sánh bằng [6], trong khi những thành tựu khác đã mở những đường mà con người đã theo đuổi kể từ đấy, và có thể dễ dàng đoán tác dụng kích thích với chúng. Với mỗi dụng cụ, con người hoàn thiện những cơ quan của chính mình, cho dù động cơ hoặc xúc cảm, hay là loại bỏ những giới hạn với chức năng của chúng. Công suất động cơ đặt những sức mạnh khổng lồ vào sự xử dụng của con người, giống như những bắp thịt của mình, hắn có thể sử dụng nó theo bất cứ hướng nào; nhờ tàu bay và tàu thủy, nước và không khí không có thể cản trở những chuyển động của con người; bằng phương tiện của kính đeo mắt, hắn sửa chữa những khuyết tật trong những ống kính của mắt chính mình; bằng phương tiện của kính viễn vọng, ông nhìn thấy khoảng cách xa; và bằng phương tiện của kính hiển vi, ông vượt qua những giới hạn của tầm nhìn thiết lập bởi cấu trúc của võng mạc của mình. Trong máy chụp ảnh, hắn đã tạo ra một dụng cụ giữ lại những ấn tượng thị giác thoáng qua, cũng giống như một đĩa hát giữ lại của những âm thanh thoáng qua, cả hai đều ở dưới đáy những sự vật chất hóa của sức mạnh con người sở hữu về hồi tưởng, ký ức của mình. Với sự giúp đỡ của điện thoại anh ta có thể nghe ở những khoảng cách vốn nó sẽ được tôn trọng như là không thể nào đạt được ngay cả trong một chuyện thần tiên. Viết có nguồn gốc của nó là tiếng nói của một người vắng mặt; và nhà ở là một thay thế cho tử cung của người mẹ, chốn cư ngụ đầu tiên, vốn con người vẫn mong nhớ nó trong tất cả khả năng, và trong đó hắn đã an toàn và cảm thấy thoải mái.
Những điều này, bằng khoa học và kỹ thuật của mình, con người đã thực hiện trên trái đất này, trên đó lần đầu tiên hắn xuất hiện như là một cơ cấu sinh vật yếu đuối, và trên đó mỗi cá nhân của những loài của mình một lần nữa phải làm nhập cảnh cho nó (“Ô, cái mảnh khốn khổ của thiên nhiên!” [7]) như một con vật còn phải bú mớm bất lực - những điều này không chỉ nghe như một chuyện thần tiên, chúng là sự thực sự lấp đầy của mỗi - hay hầu hết của những – ước muốn như chuyện thần tiên. Tất cả những tài sản này, hắn có thể đòi đặt cho là thụ nhận văn hóa của mình. Thật xưa trước đây, hắn đã thành lập một khái niệm lý tưởng về sự toàn năng và toàn trí vốn hắn thể hiện trong những vị gót của mình. Với những vị gót này, hắn gán cho tất cả mọi thứ thuộc tính mà dường như những mong muốn của hắn không thể đạt được, hoặc những thứ hắn đã bị cấm. Do đó, một người có thể nói rằng những vị gót này đã là những lý tưởng văn hóa. Ngày nay, hắn đã đến rất gần với việc đạt được lý tưởng này, hắn đã gần như tự hắn trở thành một vị gót. Duy chỉ có, nó là sự thật, trong thời thức, trong đó những lý tưởng này thường đạt được tùy theo phán xét tổng quát của nhân loại. Hoàn toàn không; trong một số phương diện không chút nào tất cả, trong những phương diện khác chỉ có một nửa. Con người đã, như nó đã là, trở thành một loại Gót có những bộ phận giả [8]. Khi con người lắp tất cả những bộ phận phụ trợ của gót vào, gót thật sự là nguy nga tráng lệ; nhưng những bộ phận này đã không phát triển với ông ta và chúng vẫn thỉnh thoảng cho ông ta nhiều khó khăn rắc rối. Tuy nhiên, con người có quyền an ủi chính mình với tư tưởng rằng sự phát triển này sẽ không chấm dứt chính xác vào năm 1930 CN. Những thời đại tương lai sẽ mang lại theo chúng những tiến bộ vĩ đại mới và có lẽ không thể tưởng được trong lĩnh vực này của văn minh, và sẽ tăng lên sự giống-gót của con người lại nhiều còn hơn nữa. Nhưng trong những chú tâm của những điều tra của chúng ta, chúng ta sẽ không quên rằng con người ngày nay không cảm thấy hạnh phúc trong đặc tính giống-gót n của mình.
Chúng ta nhìn nhận, vậy sau đó, rằng những nước đã đạt đến một mức độ cao của văn minh, nếu như chúng ta tìm thấy trong những nước đó, tất cả mọi thứ mà có thể trợ giúp con người trong việc khai thác trái đất, và trong sự bảo vệ con người chống lại những lực lượng thiên nhiên - tất cả mọi thứ, nói gọn, những gì là sử dụng của hắn ta - là có chủ định để và được thực hiện hiệu quả. Trong những quốc gia như thế, những con sông đe dọa lũ lụt đất đai, chúng được qui định điều hòa lưu lượng của chúng, và nước của chúng được tiếp dẫn qua kênh đến những nơi có nạn thiếu nước. Canh tác đất màu một cách cẩn thận và trồng thực vật thích ứng với nó, và những tài nguyên khoáng sản dưới lòng đất được cần mẫn đưa lên mặt và tạo vào thành những công cụ và dụng cụ gia dụng cần thiết. Những phương tiện truyền thông là phong phú, nhanh chóng và đáng tin cậy. Những thú hoang và nguy hiểm đã bị tiêu diệt, và chăn nuôi gia súc phát triển mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh những sự việc này, chúng ta đòi hỏi những thứ khác từ văn minh, và nó là một sự kiện đáng chú ý rằng chúng ta hy vọng tìm thấy chúng được thể hiện trong cùng những nước này. Như thể chúng ta đã tìm để thoái thác đòi hỏi đầu tiên chúng ta đã thực hiện, chúng ta chào đón nó cũng như một dấu hiệu của văn minh nếu chúng ta thấy con người hướng quan tâm của họ tới những gì không có bất cứ giá trị thực tế nào, tới những gì là vô dụng - lấy thí dụ, nếu những không gian xanh cần thiết trong một thị trấn như những sân chơi, và như những hồ chứa không khí trong lành cũng được bố trí với những bồn hoa, hoặc nếu những cửa sổ của những ngôi nhà được trang trí với những chậu hoa. Chúng ta sớm quan sát rằng điều vô dụng này vốn chúng ta mong đợi văn minh coi trọng là vẻ đẹp. Chúng ta đòi hỏi con người văn minh tôn thờ cái đẹp bất cứ nơi nào hắn thấy nó trong tự nhiên, và tạo ra nó trong những đối tượng của những công trình thủ công của hắn cho đến mức mà hắn có khả năng. Nhưng điều này còn xa mới hết những đòi hỏi của chúng ta về văn minh. Bên cạnh, chúng ta mong đợi nhìn thấy những dấu hiệu của sạch sẽ và trật tự. Chúng ta không nghĩ văn hóa của một thành phố nước Anh trong thời của Shakespeare là cao cho lắm, khi chúng ta đọc rằng có một đống phân lớn ở trước nhà cha ông ở Stratford; chúng ta đã phẫn nộ và gọi là “dã man” (đó là đối nghich với có văn minh) khi chúng ta tìm thấy những lối đi trong khu Wald Wiener [9] xả rác đầy giấy. Với chúng ta, bẩn thỉu của bất của loại nào có vẻ như không tương hợp với văn minh. Chúng ta mở rộng đòi hỏi của chúng ta về sạch sẽ đến cơ thể con người nữa. Chúng ta rất sửng sốt học được về mùi hôi khó chịu phát ra từ Vua Trời [10], và chúng ta lắc đầu về Bella Isola [11] khi chúng ta được cho thấy bồn rửa nhỏ tí, trong đó Napoleon làm vệ sinh buổi sáng của ông. Thật vậy, chúng ta không ngạc nhiên bởi ý tưởng về sự thiết lập việc sử dụng xà phòng như là một thước đo thực tế của nền văn minh. Điều này cũng đúng với trật tự. Giống như sự sạch sẽ, nó chỉ áp dụng độc nhất với công trình của con người. Nhưng trong khi sự sạch sẽ không được mong đợi trong tự nhiên, ngược lại, trật tự đã là đã được bắt chước từ tự nhiên. Quan sát của con người với những điều hòa thiên văn lớn lao, không chỉ trang bị cho hắn một mô thức để đưa vào đời sống của hắn, nhưng đã cho hắn những điểm đầu tiên của khởi hành để làm như vậy. Trật tự là một thứ ép buộc phải lặp lại, khi quy định đã được đặt ra một lần và cho tất cả, quyết định khi nào, ở đâu và làm thế nào một điều sẽ được thực hiện, như thế để trong mọi trường hợp tương tự, nó khiến người ta khỏi phải do dự và lưỡng lự không quyết định. Những lợi ích về trật tự là không thể chối cãi. Nó cho người ta có khả năng sử dụng không gian và thời gian với lợi thế tốt nhất, trong khi những sức mạnh tinh thần của họ. Chúng ta đáng lẽ phải có quyền để kỳ vọng rằng trật tự đã hẳn phải nhận vị trí của nó trong những hoạt động của con người ngau từ khởi đầu và không có khó khăn; và chúng ta cũng có thể tự hỏi rằng tại sao điều này đã không xảy ra - đó là, trái lại, những sinh vật nhân loại thể hiện một xu hướng bẩm sinh của bất cẩn, bất thường và không đáng tin cậy trong công việc của họ, và rằng một huấn luyện gian khổ là cần thiết trước khi họ học được để làm theo thí dụ gương mẫu của những mô hình vũ trụ của họ.
Đẹp đẽ, sạch sẽ và trật tự rõ ràng là chiếm một vị trí đặc biệt trong số những yêu cầu của nền văn minh. Không ai sẽ chủ trương rằng chúng cũng quan trọng với đời sống như với sự kiểm soát trên những sức mạnh của tự nhiên, hay như một vài yếu tố khác mà chúng ta sẽ trở thành quen thuộc. Và dẫu thế không ai sẽ quan tâm để đặt chúng lùi vào nền phía sau như những điều tầm thường không quan trọng. Rằng nền văn minh không chỉ chiếm giữ trọn vẹn với những gì là hữu ích đã được thể hiện bằng những thí dụ về vẻ đẹp, mà chúng ta từ chối không bỏ qua trong số những quan tâm của nền văn minh. Tính hữu ích của trật tự là khá hiển nhiên. Đối với sự sạch sẽ, chúng ta phải giữ trong đầu rằng nó là cũng là đòi hỏi của chúng ta cho vệ sinh nữa, và chúng ta có thể nghi ngờ rằng ngay cả trước thời có khoa học phòng bệnh sự kết nối giữa hai đã không hoàn toàn xa lạ với con người. Tuy nhiên, tiện ích hoàn toàn không giải thích những nỗ lực này; một cái gì khác nữa bên cạnh đó phải làm việc.
Tuy nhiên, không có đặc trưng nào để biểu thị đặc điểm của văn minh có vẻ tốt hơn lòng quí trọng của nó và sự khuyến khích của con người với những hoạt động trí não cao hơn – những thành tích trí thức, khoa học, và nghệ thuật của nó và vai trò hàng đầu mà nó gán cho những ý tưởng trong đời sống con người. Cao nhất trong số những ý tưởng này là những hệ thống tôn giáo, cấu trúc phức tạp của chúng tôi đã cố gắng soi ánh sáng ở một chỗ khác [12]. Tiếp theo là những suy đoán của triết học; và cuối cùng những gì có thể được gọi là những “lý tưởng” của con người - ý tưởng của hắn về một sự toàn hảo có thể có được của những cá nhân, hoặc của những dân tộc, hoặc của toàn thể nhân loại, và những đòi hỏi hắn đã thiết lập trên cơ sở của những ý tưởng như vậy. Thực tế là những sáng tạo này của hắn không phải là độc lập với lẫn nhau, nhưng ngược lại chúng đan cuộn chặt vào nhau, làm tăng sự khó khăn không chỉ mô tả chúng, nhưng trong truy tìm nguồn gốc tâm lý của chúng. Nếu chúng ta giả đính khá tổng quát là động lực của tất cả những hoạt động của con người là một nỗ lực hướng tới hai mục tiêu hợp lưu của tiện ích và mang lại lạc thú, chúng ta cũng phải giả định rằng điều này cũng đúng với những biểu hiện của văn minh mà chúng ta đương thảo luận ở đây, mặc dù điều này có thể dễ dàng nhìn thấy chỉ trong những hoạt động khoa học và thẩm mỹ. Nhưng không thể nghi ngờ rằng những hoạt động khác, cũng thế nữa, chúng tương ứng với nhu cầu mạnh mẽ ở con người - có lẽ với những nhu cầu vốn chỉ phát triển ở một thiểu số. Chúng ta cũng phải không cho phép mình bị lầm lạc bởi những phán đoán về giá trị liên quan đến một tôn giáo, hoặc hệ thống triết học, hoặc lý tưởng đặc thù nào. Cho dù chúng ta nghĩ rằng để tìm thấy trong chúng những thành tích cao nhất của tinh thần con người, hoặc chúng ta lấy làm tiếc về chúng như là những sai lạc, chúng ta không thể nhưng phải nhận ra rằng nơi nào chúng có mặt, và đặc biệt, nơi nào chúng chiếm ưu thế, là có bao hàm một trình độ cao của văn minh.
Cuối cùng, nhưng chắc chắn không phải là kém quan trọng nhất, trong những đặc trưng riêng biệt của văn minh vẫn còn chờ được đánh giá: cách thức trong đó những quan hệ của con người với nhau, những quan hệ xã hội, được quy định - những quan hệ vốn chúng ảnh hưởng một cá nhân như một người hàng xóm, như một nguồn của sự giúp đỡ, như một đối tượng tính dục của một các nhân khác, như là một thành viên của một gia đình và của một Nhà nước. Đặc biệt là khó khăn ở đây để giữ cho rõ ràng về nhu cầu lý tưởng đặc biệt và để xem những gì nói chung là văn minh. Có lẽ chúng ta có thể bắt đầu bằng cách giải thích rằng yếu tố của văn minh đi vào sân khấu với nỗ lực đầu tiên để điều chỉnh những mối quan hệ xã hội. Nếu như nỗ lực này đã không được làm, những mối quan hệ sẽ phải chịu tùy ý chí bất kỳ của mỗi cá nhân: đó là nói rằng, con người thể chất mạnh mẽ hơn sẽ quyết định chúng trong ý hướng của những lợi ích và những xung động bản năng riêng của anh ta. Không gì sẽ có thể thay đổi trong điều này nếu con người mạnh mẽ hơn này đến lượt mình lại gặp một ai đó thậm chí còn mạnh hơn anh ta. Đời sống con người trong có chung chỉ có thể có được khi một đa số đến cùng với nhau mà nó thì mạnh hơn bất cứ cá nhân nào riêng biệt, và nó vẫn giữ đoàn kết chống lại tất cả những cá nhân riêng biệt. Sức mạnh của cộng đồng này sau đó được thiết lập là “phải” trong đối lập với quyền lực của cá nhân, vốn nó bị lên án như “bạo lực”. Sự thay thế này của sức mạnh cá nhân với sức mạnh của một cộng đồng tạo nên bước quyết định của nền văn minh. Bản chất của nó nằm trong sự kiện là những thành viên của cộng đồng tự hạn chế mình trong những khả năng của họ về sự thỏa mãn, trong khi những cá nhân không biết có những giới hạn như vậy. Điều kiện cần thiết đầu tiên của nền văn minh, do đó, là thuộc về công lý - có nghĩa là, việc bảo đảm rằng một đạo luật một khi được làm sẽ không bị phá vỡ vì thiên vị với một cá nhân. Điều này không có tiềm ẩn gì hết về phần giá trị đạo đức của một luật giống như vậy. Tiến trình xa hơn của phát triển văn hóa xem ra có khuynh hường nghiêng về làm cho luật pháp thôi không còn là biểu hiện của ý chí của một cộng đòng nhỏ - một giai cấp, hay một tầng lớp dân chúng, hoặc một nhóm chủng tộc - trong đó, đến lượt nó, hhành xử như một cá nhân bạo động với nhóm khác, và có lẽ đông đảo hơn, những tập hợp của con người. Hệ quả cuối cùng sẽ là một quy tắc của pháp luật mà với nó, tất cả - trừ những người không có khả năng để gia nhập một cộng đồng - đã đóng góp bằng một sự hy sinh về những bản năng của họ, và nó không chừa một ai - một lần nữa với cùng một ngoại lệ - với lòng thương xót của bạo lực.
Tự do của cá nhân không là quà tặng của văn minh. Nó đã là lớn nhất trước khi có bất kỳ nền văn minh nào, mặc dù lúc đó, nó là sự thật, nó đã hầu hết mọi phần không có giá trị, bởi vì cá nhân đã hạo hiếm ở vào một vị trí để bảo vệ nó. Sự phát triển của văn minh áp đặt những hạn chế về nó, và công lý đòi hỏi rằng không ai sẽ thoát khỏi những hạn chế này. Những gì làm cho tự nó cảm thấy trong một cộng đồng nhân loại như là một khát vọng về tự do có thể là sự nổi dậy của họ để chống lại một vài bất công hiện tại, và do đó có thể chứng minh thuận lợi với một phát triển xa hơn nữa của văn minh; nó có thể vẫn còn tương hợp với nền văn minh. Nhưng nó cũng có thể bật dậy từ những phần còn lại của nhân cách ban đầu của họ, vốn chúng vẫn còn chưa bị văn minh thuần hóa, và thế nên trong họ có thể trở thành cơ sở thù địch với nền văn minh. Sự thôi thúc đòi tự do, do đó, là hướng về chống lại những hình thức và đòi hỏi cụ thể của nền văn minh, hay chống đối với hết tất cả văn minh. Nó không có vẻ như là dẫu vậy, có bất kỳ ảnh hưởng nào có thể gây ra để một người thay đổi bản chất của mình vào thành của một con mối. Không nghi ngờ gì, ông sẽ luôn luôn bảo vệ tuyên đòi của mình về tự do cá nhân chống lại ý chí của nhóm. Một phần lớn những cuộc đấu tranh của nhân loại có trung tâm xoay quanh một nhiệm vụ duy nhất là sự tìm kiếm một sự hòa giải thích hợp -, nghĩa là, một sự dàn xếp sẽ mang lại hạnh phúc – giữa tuyên đòi này của cá nhân và những tuyên đòi văn hoá của nhóm; và một trong những vấn đề mà nó chạm đến số phận của nhân loại là không biết một dàn xếp như vậy có thể đạt đến bằng những phương tiện của một vài hình thức đặc biệt của văn minh hay không, hay không biết có phải xung đột này là không thể dung hoà hay không.
Bằng cách cho phép xúc cảm thông thường là người hướng dẫn của chúng ta trong việc quyết định những đặc trưng nào của đời sống con người được xem như là văn minh, chúng ta đã có được một ấn tượng rõ ràng về những bức tranh tổng quát của nền văn minh, nhưng nó là đúng rằng cho đến giờ, chúng ta đã khám phá ra không gì mà đã không được phổ quát biết đến. Đồng thời chúng ta đã cẩn thận không để rơi vào những thành kiến rằng văn minh là đồng nghĩa với làm hoàn hảo, rằng nó là con đường đi đến toàn hảo đã được tiền-thụ phong cho con người. Nhưng bây giờ một quan điểm tự hiện diện nó có thể dẫn theo một hướng khác. Sự phát triển của văn minh xuất hiện với chúng ta như một tiến trình khác thường vốn nhân loại đã trải qua, và trong đó rất nhiều sự việc đập vào chúng ta như quen thuộc. Chúng ta có thể mô tả đặc điểm tiến trình này với dẫn chiếu về những thay đổi mà nó đem cho xảy ra trong những phân bối bản năng quen thuộc của con người, để thỏa mãn, sau cùng hết cả, đó là công việc kinh tế của đời sống chúng ta. Một ít trong những bản năng này được dùng hết trọn trong một cách thức khiến một điều gì đó xuất hiện ở vị trí của chúng, trong một cá nhân, vốn chúng ta mô tả như là một đường nét cá tính. Thí dụ đáng chú ý nhất của một tiến trình giống như vậy được tìm thấy trong sự gợi dâm hậu môn [13] của những trẻ con của loài người. Chú ý nguyên thủy của chúng về chức năng bài tiết, về những bộ phận cơ thể của nó, và về sản phẩm của nó, đã được thay đổi trong vận trình lớn dậy của chúng vào thành một nhóm gồm những đường nét, chúng vốn quen thuộc với chúng ta như sự tằn tiện, một ý thức về trật tự và sự sạch sẽ - những phẩm chất đó, mặc dù có giá trị và được hoan nghênh trong tự thân chúng, chúng có thể được làm mãnh liệt thêm đến khi chúng trở nên lộ rõ ưu thắng và tạo ra những gì được gọi là cá tính hậu môn [14]. Chúng ta không biết điều này đã xảy ra như thế nào, nhưng không có nghi ngờ về sự đúng đắn của sự khám phá [15]. Bây giờ chúng ta đã thấy rằng sự trật tự và sự sạch sẽ là những yêu cầu quan trọng của nền văn minh, mặc dù sự cần thiết không thể thiếu của chúng không phải là rất rõ ràng, nhiều gì hơn sự thích hợp của chúng như là những nguồn của sự vui hưởng. Tại điểm này chúng ta không thể không bị sững sờ trước sự giống nhau giữa tiến trình của văn minh và phát triển về libido của cá nhân. Những bản năng khác (bên cạnh sự gợi dâm hậu môn) được gây ra để rời chỗ những điều kiện cho sự thỏa mãn của chúng, để dẫn chúng vào trong những lối đi khác. Trong hầu hết những trường hợp tiến trình này trùng hợp với tiến trình của sự thăng hoa (của những mục tiêu bản năng) [16] mà chúng ta đã quen thuộc với chúng, nhưng trong một số có thể được phân biệt với nó. Sự thăng hoa của bản năng là một tính năng đập ngay vào mắt dễ thấy đặc biệt của sự phát triển văn hóa; nó là những gì làm cho có thể có được những hoạt động cao hơn thuộc về tinh thần, khoa học, nghệ thuật, hoặc tư tưởng, để đóng một phần quan trọng giống như thế trong đời sống văn minh. Nếu người ta đã nhường cho một ấn tượng đầu tiên, người ta sẽ nói thăng hoa là một biến động thịnh suy vốn đã bị văn minh ép đẩy hoàn toàn trên những bản năng. Nhưng sẽ là khôn ngoan hơn để suy tưởng phản ảnh trên điều này lâu hơn một chút. Trong vị trí thứ ba [17], cuối cùng, và điều này có vẻ quan trọng nhất của tất cả, không thể nào bỏ qua chừng mức mà vơi nó văn minh được xây lên trên một sự từ bỏ của bản năng, chính xác bao nhiêu nó tiền giả định sự không-thỏa mãn (bằng đàn áp, ngăn chặn, hoặc một vài phương cách khác?) của những bản năng mạnh mẽ? “Thất vọng bực dọc văn hóa” này chi phối lĩnh vực lớn của những mối quan hệ xã hội giữa những con người. Như chúng ta đã biết, nó là nguyên nhân của sự thù địch, vốn tất cả những nền văn minh phải đấu tranh chống lại. Nó sẽ cũng làm những đòi hỏi nghiêm khắc trên công trình khoa học của chúng ta, và chúng ta sẽ có nhiều để phải giải thích ở đây. Không phải là dễ dàng để hiểu như thế nào nó có thể trở thành có thể được để tước đoạt mất một bản năng của sự thỏa mãn. Cũng không phải là làm như vậy mà không nguy hiểm. Nếu sự mất mát không được đền bù về kinh tế, người ta có thể chắc chắn những rối loạn nghiêm trọng sẽ xảy ra sau đó.
Nhưng nếu chúng ta muốn biết giá trị nào có thể được quy cho quan điểm của chúng ta là sự phát triển của văn minh là một tiến trình đặc biệt, có thể so sánh được với sự trưởng thành bình thường của cá nhân con người, chúng ta rõ ràng phải tấn công một vấn đề khác. Chúng ta phải tự hỏi mình sự phát triển của văn minh nợ nguồn gốc của nó với những ảnh hưởng nào, nó đã nổi lên thế nào, và những gì đã chỉ định dòng chảy của nó [18].
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Aug/2011)
[1] [Freud đã bàn luận về câu hỏi này tương đối khá dài, hai năm trước, trong những chương đầu của The Future of an Illusion (1927c).]
[2] neuroses
[3] Chiến Tranh Ba Mươi Năm – nội dung và nguyên nhân chủ yếu là chiến tranh tôn giáo giữa Catô và Tin lành ở Tây Âu từ 1618 đến 1648. Mặc dù hầu hết các giao chiến xảy ra trên đất Đức, chiến tranh lan rộng bao gồm gần cả châu Âu, tàn phá những vùng đất canh tác rất lớn và mang lại nạn đói và bệnh tật. Gần ba mươi phần trăm dân số Đức thiệt mạng trong cuộc chiến dài ba mươi năm này.
Một bên là Đế quốc Thần Thánh Lamã (gồm Austria, Bavaria, và Spain. Bên kia là phần còn lại của châu Âu (gồm Sweden, Bohemia, Denmark-Norway, Transylvania, và Saxony. Chiến tranh kết thúc với Hòa ước Westphalia, trong đó đưa đến phân lại ranh giới các quốc gia châu Âu, những cũng cho những người dân châu Âu sau đó một bài học về ý thức phân biệt giữa lòng trung thành với đất nước và lòng trung thành với tôn giáo.
[4] [‘Kultur’ xem Chú thích của người Biên tập trong bản dịch the Future of an Illusion]
[5] [xem the Future of an Illusion]
[6] [Tài liệu của phân tâm, như nó không đầy đủ, và không dễ được đặt để trong giải thích rõ ràng, dù sao đi nữa, thừa nhận một phỏng đoán - một phỏng đoán nghe tuyệt vời - về nguồn gốc của kỳ công này của con người. Đã được nghĩ là - con người nguyên thủy có thói quen muốn làm thỏa mãn một ao ước trẻ con vốn liên kết với lửa, khi hắn đến tiếp xúc với lửa, là dập tắt ngọn lửa bằng cách đái lên nó. Những truyền thuyết mà chúng ta có, không để lại nghi ngờ nào về cái nhìn ban đầu liên hệ ngọn lửa với dương vật, trong hình ảnh lửa cháy có những hình dạng như lưỡi liếm khi nó bốc hướng trở lên. Dập tắt lửa bằng cách đái lên nó - một chủ đề mà những đại thụ hiện đại, Gulliver trong Lilliput và Gargantua của Rabelais, vẫn quay ngược về lại - vì thế đã là một loại hành vi tính dục với một người nam, một khoái trá vui hưởng của tiềm năng tính dục ở một cuộc thi đua của những trẻ đồng tính. Người đầu tiên từ bỏ ham muốn này, và giữ lửa lại đã có thể mang nó đi với anh ta và điều phục nó cho sử dụng riêng cho mình. Bằng cách dội tắt ngấm ngọn lửa của sự kích thích tính dục của riêng mình, anh ta đã thuần phục được sức mạnh thiên nhiên của lửa. Sự chinh phục văn hóa lớn lao này như vậy đã là phần thưởng cho sự từ bỏ về bản năng của anh ta. Hơn nữa, như đã nghĩ rằng người phụ nữ đã được bổ nhiệm làm người giám hộ của ngọn lửa vốn đã bị giam cầm trong lò sưởi gia đình, vì cấu trúc sinh lý cơ thể của nàng đã làm cho nàng không thể nào đi đến sự cám dỗ của ham muốn này. Cũng đáng chú ý, thường xuyên đến chừng nào kinh nghiệm phân tích đã chứng nhận cho sự kết nối giữa tham vọng, lửa và sự khơi dâm ở niệu đạo. (Freud đã chỉ ra sự liên kết giữa sự tiểu tiện và lửa rất sớm như trong trường hợp hồ sơ ‘Dora’(1905e (1901)). Sự liên kết với tham vọng đến có phần muộn hơn về sau. Một danh sách tham khảo đầy đủ sẽ tìm thấy trong Ghi chú của người Biên tập với bài khảo cứu cuối cùng về chủ đề, “The acquisition and control of fire” (1932a).]
[7] [tiếng Anh trong nguyên bản tiếng Đức, câu được cho là của Shakespearean này trong thực tế không tìm thấy trong danh sách các tác phẩm được công nhận là đúng của Shakespeare.]
[8] a prosthesis God – prosthesis là một từ y khoa chỉ một bộ phận giả, nhân tạo, gắn thêm vào cơ thể con người, để thay thế cho cơ phận bị mất hay hư hỏng, thí dụ: răng giả hay chân gỗ.
[9] [Khu đồi cây ở ngoại ô thành Vienna]
[10] Tiếng Pháp trong bản tiếng Anh “Roi Soleil” [chỉ Louis XIX nước Pháp]
[11] [Tên hòn đảo nổi tiếng trong hồ Maggiore, Napoleon đã đến thăm vài ngày trước trận đánh Marengo]
[12] [Cf. the Future of and Illusion (1927c)]
[13] anal erotism: tìm và cảm được những lạc thú xác thịt trong các động tác của, hay có liên hệ với hậu môn.
[14] anal character: cá tính hậu môn (trong phân tâm học), một loại cá tính trưng bày những mẫu thức của hành vi có nguồn gốc trong giai đoạn hậu môn của thời thơ ấu. Nó có đặc điểm là cực kỳ ngăn nắp, tính bướng bỉnh, cầu toàn, sạch sẽ, đúng giờ, và bủn xỉn, hoặc những đối lập cực đoan của chúng. Cũng được gọi là nhân cách hậu môn (anal personality). Cá tính hậu môn liên hệ với giai đoạn phát triển tâm lý tính dục gọi là giai đoạn hậu môn. Giai đoạn hậu môn: (trong phân tâm học) một giai đoạn trong phát triển tâm lý tính dục, xảy ra từ 1 đến 3 tuổi, khi sự bận tâm với chức năng của sự đại tiện và những cảm giác kết hợp với hậu môn là nguồn chủ yếu để kích thích lạc thú. Nó được xem là yếu tố quyết định quan trọng cuối cùng của loại nhân cách. Những mẫu thức hành vi của người khi đã trưởng thành liên quan đến sự định hình của giai đoạn này bao gồm sự cực kỳ ngăn nắp, tính bướng bỉnh, cầu toàn, sạch sẽ, đúng giờ, và bủn xỉn, hoặc những đối lập cực đoan của chúng.
Theo Freud, sự phát triển tâm lý tính dục - Psychosexual: (trong phân tâm học) bao gồm sự xuất hiện của nhân cách qua một loạt các giai đoạn từ sơ sinh đến trưởng thành. Mỗi giai đoạn là tương đối cố định trong thời gian và đặc trưng bởi một phương thức vượt trội trong sự đạt được niềm vui về libido, thông qua sự tác động qua lại giữa các thúc đẩy sinh lý của người đó và những hạn chế từ môi trường. Các giai đoạn phát triển tâm lý tính dục theo Freud là những giai đoạn: miệng, hậu môn, dương vật, ngấm ngầm, và sinh dục.
1. Giai đoạn Miệng: từ sơ sinh đến khoảng 18 tháng, trong giai đoạn sớm nhất này, vùng miệng là trung tâm của những đòi hỏi, những diễn tả, và những kinh nghiệm lạc thú tính dục của trẻ sơ sinh.
2. Giai đoạn Hậu môn: xảy ra trong độ tuổi từ 1 đến 3 năm, trong giai đoạn này những hoạt động, chăm chú thích thú, và mối quan tâm xoay quanh vùng hậu môn.
3. Giai đoạn Dương vật: giai đoạn thứ ba, từ 2 hoặc 3 tuổi, đến 5 hoặc 6 tuổi, trong giai đoạn này, quan tâm, hiếu kỳ, và những kinh nghiệm thú vị về tình dục tập trung vào dương vật ở bé trai và clitoris ở các bé gái.
4. Giai đoạn Âm ỷ: giai đoạn tương đối im lặng, không hoạt động, từ độ tuổi 5 hoặc 6, kéo dài đến, hay gần trưởng thành. Năng lực tập trung vào học tập và những trò chơi có tổ chức hơn.
5. Giai đoạn cơ quan sinh dục: giai đoạn cuối cùng trong sự phát triển tâm lý tình dục, xảy ra ở tuổi dậy thì, trong giai đoạn này cá nhân có thể đạt được sự thỏa mãn tình dục từ sự tiếp xúc bộ phận sinh dục với bộ phận sinh dục, và có khả năng có một mối quan hệ trưởng thành với một người khác phái.
[15] [Cf. trong ‘Character and Anal Erotism’ (1908b) của tôi, và nhiều những đóng góp hơn nữa của Ernest Jones (1918) và những tác giả khác.]
[16] Sublimation – thăng hoa – xem ghi chú ở chương II, là một tiến trình chuyển hướng dòng chảy của sinh lực bản năng từ mục tiêu tính dục trực tiếp và đem đặt nó phục tùng những nỗ lực văn hóa, nghệ thuật.
Freud đã rất cẩn thận giúp chúng ta đừng nhầm lẫn giữa thăng hoa (sublimation) và lý tưởng hóa (idealization) – lý tưởng hóa là một sự đánh giá quá cao một đối tượng vốn đã được xem là siêu phàm, tuyệt vời.
[17] [Freud đã nhắc đến rồi hai yếu tố đóng một phần trong tiến trình của văn minh: sự thành hình cá tính và sự thăng hoa.]
[18] [Freud trở lại với chủ đề của văn minh như một ‘tiến trình’ dưới đây, trang … và lại ở trang .. Ông nhắc lại nó một lần nữa trong lá thư ngỏ gửi Einstein, Why War? – tại sao chiến tranh?(1933b)]