Saturday, August 6, 2011

Sigmund Freud - Văn minh và những Bất mãn từ nó (3)

Văn minh và những Bất mãn từ nó
Sigmund Freud 
(1856 – 1939)

Das Unbehagen In Der Kultur (Vienne, 1929).
Civilization and Its Discontents (1930)




Chương II

Trong Tương lai của một Ảo tưởng của tôi, tôi đã quan tâm rất ít về những nguồn sâu xa nhất của xúc cảm tôn giáo, không nhiều như về những gì con người thông thường hiểu tôn giáo của mình – với hệ thống những giáo lý và những hứa hẹn vốn một mặt giải thích cho hắn những câu đố khó hiểu của thế giới này với sự toàn vẹn đáng thèm thuồng, và mặt kia, đảm bảo với hắn rằng một Gót phù trợ [1] cẩn thận sẽ dõi theo cuộc đời của hắn, và sẽ đền bù cho hắn trong một đời sống tương lai bất kỳ thất bại nào hắn chịu khổ nơi đây. Con người thông thường không thể tưởng tượng Gót phù trợ này một cách nào khác hơn trong hình ảnh của một người cha vĩ đại cao vời. Chỉ có một hữu thể như vậy mới có thể hiểu được nhu cầu của con cái của loài người, và có thể làm mềm lòng được bằng lời cầu nguyện của họ, và ngôi ngoai bớt giận dữ bởi những dấu hiệu của sự hối hận của họ. Toàn bộ sự việc rõ rành rành là quá đỗi trẻ con, quá đỗi xa lạ với thực tại, đến nỗi với bất cứ ai có một thái độ thân thiện với nhân loại là đau đớn khi nghĩ rằng đại đa số những kẻ trong tử sinh đó sẽ không bao giờ có thể vượt lên trên quan điểm này của đời sống. Điều lại còn xấu hổ hơn nữa khi khám phá có một số lớn đến như thế nào gồm những người đương sống ngày nay, những người không thể chỉ thấy rằng tôn giáo này là không biện hộ, bảo vệ được, tuy nhiên cố gắng để bảo vệ nó từng mảnh một, trong một loạt những hành động tháo chạy chống trả sau lưng đáng khinh. Một người sẽ thích lẫn vào giữa hàng ngũ của những tín đồ ngõ hầu gặp những triết gia này, là những người nghĩ rằng họ có thể giải cứu Gót của tôn giáo bằng cách thay thế ông với một nguyên lý trừu tượng, mờ ảo ẩn hiện, không cá tính người, và để nói với những tín đồ những lời cảnh cáo: “Ngươi chớ lấy tên của Đấng là Gót của ngươi để làm chuyện chơi”. Và nếu một vài trong số những người tên tuổi của quá khứ đã hành động cùng một lối, không thể gọi thí dụ về  họ để làm một trưng dẫn: chúng ta biết tại sao họ đã buộc phải thế.


Chúng ta hãy cùng trở lại với con người thông thường và với tôn giáo của anh ta - tôn giáo độc nhất vốn nó phải mang tên gọi đó. Việc đầu tiên mà chúng ta nghĩ đến là câu nói quen biết của một trong những nhà thơ lớn và nhà tư tưởng của chúng ta liên quan đến quan hệ giữa tôn giáo với nghệ thuật và khoa học:

Ai là người sở hữu khoa học và nghệ thuật cũng có tôn giáo;
Nhưng ai là người không sở hữu một nào cả trong hai, hãy để hắn có tôn giáo! [2]

Câu nói này, về một mặt, vẽ một phản đề giữa tôn giáo và hai thành tựu cao nhất của con người, và mặt kia, khẳng định rằng, đối với giá trị của chúng trong đời sống, những thành tựu đó và tôn giáo có thể đại diện hoặc thay thế lẫn nhau. Nếu chúng ta khởi đầu cũng định tước mất khỏi con người thông thường (người không có khoa học mà cũng chẳng có nghệ thuật) tôn giáo của anh ta, chúng ta rõ ràng sẽ không có uy tín nhà thơ về phía chúng ta. Chúng ta sẽ chọn một lối đặc biệt để đưa chúng ta đến gần hơn một sự hiểu biết giá trị những từ của ông. Đời sống, như chúng ta thấy, nó quá khó cho chúng ta; nó mang đến cho chúng ta quá nhiều những đau đớn, những thất vọng và những công việc không thể làm được. Ngõ hầu để gánh vác nó, chúng ta không thể miễn trừ những biện pháp xoa dịu đỡ đau. “Chúng ta không thể làm mà không có những xây dựng phụ trợ”, như Theodor Fontane [3] bảo chúng ta. Có lẽ có ba biện pháp giống như thế: những tiêu khiển mạnh mẽ, vốn làm khổ sở của chúng ta nhẹ đi; những thỏa mãn thay thế, vốn làm giảm thiểu nó, và những chất say sưa, làm cho chúng ta vô cảm với nó. Một điều gì đó thuộc loại này là không thể thiếu [4]. Voltaire có những tiêu khiển làm khuây khỏa trí não khi ông kết thúc Candide với lời khuyên mỗi người hãy trồng tỉa vườn cây của mình; và hoạt động khoa học cũng là một sự tiêu khiển của loại này. Những thỏa mãn thay thế, như được nghệ thuật cung cấp, là những ảo tưởng trái ngược với thực tại, nhưng chúng không kém hiệu quả tâm lý chút nào, nhờ vào vai trò mà fantasy [5] đã đảm đương trong đời sống tinh thần. Những chất say sưa ảnh hưởng đến cơ thể của chúng ta và thay đổi hóa học của nó. Đó không là vấn đề đơn giản để xem tôn giáo có vị trí của nó ở đâu trong chuỗi này. Chúng ta phải nhìn ra ngoài xa hơn.

Câu hỏi về mục đích của đời người đã được nêu lên nhiều lần không đếm nổi; nó vẫn chưa từng bao giờ nhận được một câu trả lời thỏa đáng, và có lẽ sẽ không nhận được lấy một. Một vài trong những người hỏi câu hỏi đó, đã thêm rằng nếu như kết quả xoay thành đời sống không có mục đích, nó sẽ mất hết  tất cả giá trị với họ. Nhưng đe dọa này không thay đổi được gì. Có vẻ, về ngược lại, như thể người ta có một quyền gạt bỏ câu hỏi, bởi vì nó có vẻ xuất phát từ sự tự cao tự phụ của con người, nhiều những biểu hiện khác của nó chúng ta đã quen thuộc rồi. Không có ai nói về mục đích của đời sống của loài vật, trừ khi, có lẽ, nó có thể được giả định nằm trong tư thế phục vụ cho con người. Nhưng quan điểm này cũng không biện hộ được, vì có nhiều loài động vật mà con người không thể làm được gì cả, ngoại trừ việc mô tả, phân loại, và nghiên cứu chúng; và vô số loài động vật đã trốn thoát ngay cả điều này, bởi vì chúng đã tồn tại và trở thành tuyệt chủng trước khi con người đặt mắt nhìn chúng. Lại một lần nữa, chỉ tôn giáo có thể trả lời câu hỏi về mục đích của đời sống. Người ta khó có thể sai lầm khi kết luận rằng ý tưởng đời sống có một mục đích là chìm và nối với và chỉ có trong hệ thống tôn giáo.

Do đó chúng ta sẽ chuyển đến câu hỏi kém tham vọng hơn về những gì là mục đích và ý định của đời sống của con người qua ứng xử của họ tự cho thấy. Họ đòi hỏi gì từ đời sống và mong đạt được gì ở trong đó? Câu trả lời cho điều này khó có thể bị nghi ngờ. Họ dồn nhắm vào hạnh phúc; họ muốn trở nên hạnh phúc và giữ tiếp được như vậy. Nỗ lực này có hai mặt, một mục tiêu tích cực và một tiêu cực. Một mặt, nó hướng mục tiêu đến một sự vắng mặt của đau đớn và khó chịu bực mình, và mặt kia, hướng đến kinh nghiệm có những xúc cảm mạnh mẽ của khoái trá sung sướng. Trong ý nghĩa hẹp hơn của nó, từ “hạnh phúc” chỉ liên quan đến điều sau. Phù hợp với sự phân đôi này trong mục tiêu của mình, hoạt động của con người phát triển theo hai hướng, tương ứng khi nó tìm kiếm để nhận ra - trong chính yếu, hoặc thậm chí chỉ chuyên vào - một trong hai mục tiêu này.

Như chúng ta thấy, những gì quyết định mục đích của đời sống chỉ đơn giản là chương trình của nguyên tắc lạc thú. Nguyên tắc này chi phối hoạt động của bộ máy trí não từ khởi đầu. Không thể có nghi ngờ nào về sự hữu hiệu của nó, và dẫu chương trình của nó là bướng bỉnh tranh chấp với toàn bộ thế giới, với những cực lớn cũng nhiều như với những cực nhỏ. Không có cơ hội nào cả về sự nó thực hiện được cho xong hết; tất cả những quy định của vũ trụ chạy ngược chiều với nó. Người ta cảm thấy nghiêng về nói rằng chủ định để con người sẽ được “vui sướng” không được gồm trong kế hoạch của “Sáng tạo”. Những gì chúng ta gọi là sự vui sướng trong ý nghĩa chặt chẽ nhất, đến từ sự thỏa mãn (tốt nhất là đột ngột) của những nhu cầu vốn chúng đã bị ngăn dồn ứ đến một mức độ cao, và là từ bản chất của nó, nó chỉ có thể có được như một hiện tượng từng đoạn, không liên tục. Khi bất kỳ tình huống nào được nguyên tắc lạc thú mong muốn và được kéo dài, nó chỉ tạo ra một xúc cảm thỏa mãn dịu nhẹ. Chúng ta đã được tạo dựng đến nỗi chúng ta chỉ có thể rút ra được vui thú mãnh liệt từ một tương phản, và rất ít từ một trạng thái của những sự vật [6]. Thế nên những khả năng của chúng ta về hạnh phúc là đã bị sự tạo dựng của chúng ta hạn chế rồi. Không-vui-sướng thì trải qua rất ít khó khăn hơn. Chúng ta bị đe dọa với đau khổ từ ba hướng: từ cơ thể của riêng chúng ta, cuối cùng tất phải thối rữa và phân hủy, và thậm chỉ nó lại không thể không đi kèm đau đớn và khắc khoải như những dấu hiệu báo trước; từ thế giới bên ngoài, có thể cuồng nộ chống lại chúng ta với những sức mạnh áp đảo và tàn nhẫn của tàn phá; và cuối cùng từ những quan hệ của chúng ta với những con người khác. Sự đau khổ đến từ nguồn cuối này có lẽ với chúng ta là đau đớn hơn so với bất kỳ nguồn nào khác. Chúng ta có xu hướng xem nó như một loại thêm thắt vô cớ, một phụ kiện thừa thãi, mặc dù so với đau khổ đến từ đâu đâu khác, nó không thể là kém bất kỳ tính định mệnh không thể tránh được nào.

Đó là không tự hỏi, nếu dưới áp lực của những khả năng của đau khổ này, con người thành thói quen điều hòa những tham vọng của mình với hạnh phúc - cũng đúng như nguyên tắc lạc thú, quả thật vậy, dưới ảnh hưởng của thế giới bên ngoài, tự nó đã thay đổi thành nguyên tắc thực tế khiêm tốn hơn - , nếu một người nghĩ mình hạnh phúc chỉ đơn thuần là đã tránh khỏi sự bất hạnh, hoặc đã còn được sống sót sau đau khổ của mình, và nếu trong tổng quát, công việc tránh đau khổ đẩy công việc nhận vui sướng ra sau hậu trường. Suy tưởng phản ảnh cho thấy sự hoàn thành công việc này có thể được gắng gỏi theo những con đường rất khác nhau, và tất cả những con đường này đã được nhiều trường phái khác nhau của khôn ngoan thế gian khuyên bảo giới thiệu, và có nhiều người đã đưa vào thực hành. Một sự thỏa mãn không bị hạn chế với mỗi nhu cầu trình bày chính nó như là phương pháp hấp dẫn nhất để dẫn đạo đời một người, nhưng nó có nghĩa đặt vui thú trước thận trọng, và chẳng mấy chốc mang hình phạt riêng của nó lại. Những phương pháp khác, trong đó tránh khó chịu không vui là mục đích chính, được phân biệt theo nguồn gốc của sự khó chịu không vui mà chú ý của họ chủ yếu quay hướng về. Một vài những phương pháp này là cực đoan và một vài là ôn hòa; một vài là một chiều, và một vài tấn công vấn đề ở nhiều điểm cùng một lúc. Chống lại đau khổ vốn có thể đến với một người từ những quan hệ con người, sự phòng chống sẵn sàng nhất là tự nguyện cách ly, giữ mình xa cách người khác. Hạnh phúc có thể đạt được dọc theo lối này, như chúng ta thấy, là hạnh phúc của sự tĩnh lặng. Chống lại thế giới hãi hùng bên ngoài, một người chỉ có thể bảo vệ chính mình bằng một vài loại thuộc kiểu quay đi cho xa khỏi nó, nếu người ta định giải quyết công việc tự một mình. Có đó, quả thật vậy, lối khác và tốt hơn: đó là trở nên một thành viên của cộng đồng nhân loại, và với sự giúp đỡ của một kỹ thuật được khoa học hướng dẫn, xem xét sự tấn công chống trả thiên nhiên và đặt thiên nhiên dưới ý chí con người. Sau đó, một người làm việc với tất cả, vì lợi ích của tất cả. Nhưng những phương pháp đáng chú ý nhất của sự ngăn tránh đau khổ là của những phương pháp mà chúng tìm cách ảnh hưởng đến cơ cấu sinh vật của chúng ta. Trong phân tích vừa mới qua, tất cả khổ đau là không có gì khác hơn ngoài sự xúc cảm, nó chỉ tồn tại chừng nào chúng ta cảm thấy nó, và chúng ta chỉ cảm thấy nó trong hệ quả của những đường lối nhất định, trong đó cấu trúc sinh vật của chúng ta bị quy định.

Thô sống nhất, nhưng cũng hiệu quả nhất trong những phương pháp tạo ảnh hưởng này là một phương pháp hóa học – uống chất gây say. Tôi không nghĩ rằng có bất cứ ai hoàn toàn hiểu được cơ chế của nó, nhưng một sự kiện là có những chất lạ, khi hiện diện trong máu hoặc mô tế bào, trực tiếp gây cho chúng ta những cảm giác thích thú, và chúng cũng thay đổi những điều kiện quản trị sự nhạy cảm của chúng ta khiến chúng ta trở thành không có khả năng để tiếp nhận những xung lực không thích thú. Hai hiệu ứng không chỉ xảy ra đồng thời, nhưng dường như ràng buộc mật thiết với nhau. Nhưng phải có những thực chất trong kết cấu hóa học của cơ thể của chính chúng ta, chúng có những tác dụng tương tự, bởi vì chúng ta biết ít nhất một trạng thái bệnh lý, mania [7], trong đó một điều kiện tương tự như say sưa phát sinh mà không có cho uống bất kỳ loại thuốc uống say sưa độc hại nào. Bên cạnh điều này, đời sống tinh thần bình thường của chúng ta trưng bày những dao động giữa một thoát mở tương đối dễ dàng của niềm vui và một thoát mở tương đối khó khăn, song song với điều đó có một giảm bớt đi hoặc một tăng lên sự cảm  thụ với khó chịu không vui. Rất đáng tiếc khía cạnh nhiễm say sưa này của tiến trình trí não cho đến nay đã tránh thoát nghiên cứu khoa học. Dịch vụ đem lại từ những môi chất làm say sưa [8] này trong phấn đấu cho hạnh phúc, và trong giữ đau khổ ở cách một khoảng xa, là được ước vọng rất cao như một phúc lợi mà những cá nhân và và đám đông đều như nhau đã cho chúng một chỗ vững chãi trong nền kinh tế của libido [9] của họ. Chúng ta nợ những môi chất làm say sưa loại giống như vậy không chỉ đơn thuần là thu hoạch trực tiếp của niềm vui, nhưng cũng còn một mức độ độc lập với thế giới bên ngoài được khao khát rất lớn. Bởi vì người ta biết rằng, với sự giúp đỡ của chất “đánh chìm những bận lòng” [10] này, một người bất kỳ lúc nào cũng có thể rút khỏi áp lực của thực tại, và tìm trú ẩn trong một thế giới của một người riêng, với những điều kiện tốt hơn về sự nhạy cảm. Như được biết rõ, chính là do thuộc tính này của những chất gây say nó cũng quyết định sự nguy hiểm và gây thương tích của chúng. Chúng có trách nhiệm, trong những trường hợp nhất định, cho sự phí phạm vô ích một phần chia lớn của sinh lực vốn có thể đã được sử dụng vào sự cải thiện của đám đông nhân loại.

Cấu trúc phức tạp của bộ máy trí não của chúng ta, tuy nhiên, chấp nhận cả toàn bộ một số những ảnh hưởng khác. Cũng đúng như khi một thỏa mãn của bản năng đem hạnh phúc đến cho chúng ta, nên khổ đau khốc hại sinh ra cho chúng ta nếu thế giới bên ngoài để chúng ta thiếu ăn, nhịn đói, nếu nó từ chối không thỏa mãn chán ngấy những nhu cầu của chúng ta. Do đó người ta có thể hy vọng sẽ thoát khỏi được một phần của những đau khổ của người ta, bằng cách ảnh hưởng trên những xung động bản năng. Đây là loại bảo vệ chống đau khổ thôi không còn được áp dụng cho bộ máy cảm giác, nó tìm cách để làm chủ những nguồn gốc bên trong của những nhu cầu chúng ta. Hình thức cực đoan của điều này là nguyên nhân xảy ra làm giết sạch những bản năng, như được sự khôn ngoan thế gian của phương Đông kê đơn, và được thực hành trong Yoga. Nếu như nó thành công, đó là sự thật, sau đó chủ thể cũng từ bỏ tất cả những hoạt động khác nữa - ông đã hy sinh đời mình, bằng con đường khác, và một lần nữa ông chỉ đạt được hạnh phúc của sự tĩnh lặng. Chúng ta theo con đường tương tự, khi mục tiêu của chúng ta ít cực đoan hơn, và chúng ta chỉ thử cố gắng kiểm soát đời sống bản năng của chúng ta. Trong trường hợp đó, những yếu tố kiểm soát là những tác lực tinh thần cao hơn, vốn tự thân chúng là đối tượng của nguyên tắc thực tế. Ở đây, mục tiêu của sự thỏa mãn là hoàn toàn tất cả tuyệt không có nghĩa buông bỏ; nhưng một số lượng nhất định của sự bảo vệ chống lại đau khổ được nắm giữ, trong sự không-thỏa mãn đó, đau đớn không phải chịu cảm nhận đến thế, như trong trường hợp của những bản năng giữ phụ thuộc như trong những trường hợp của những không-bị-cấm-đoán. Như chống lại điều này, có một giảm thiểu không chối cãi trong tiềm năng của vui hưởng thích thú. Xúc cảm về hạnh phúc xuất phát từ sự thỏa mãn của một thúc đẩy có tính bản năng man dã, không uốn nắn, đến từ ego, thì dữ dội hơn không thể sánh với cái xuất phát từ một sự thỏa mãn đến ngấy một bản năng đã được thuần hóa. Những khôn cưỡng được của những bản năng đồi trụy, và có lẽ sự hấp dẫn nói chung của những thứ bị cấm, tìm thấy một giải thích về lợi hại hơn thiệt ở đây.

Một kỹ thuật khác để ngăn chống đau khổ là sử dụng những chuyển dịch vị trí của libido, vốn bộ máy trí não của chúng ta cho phép làm, và qua đó chức năng của nó thu gặt được sự mềm dẻo rất nhiều.  Công việc ở đây là là chuyển đổi những mục tiêu bản năng theo một cách sao cho chúng không thể trồi lên va đầu với thất vọng từ thế giới bên ngoài. Trong điều này, sự thăng hoa của những bản năng [11] giúp tay hỗ trợ của nó. Người ta gặt hái được nhiều nhất, nếu như người ta có thể nâng cao đầy đủ năng suất của niềm vui từ những nguồn của công việc thuộc về tinh thần và trí tuệ. Khi được như vậy, số phận ít có thể làm được gì với một người. Một sự thỏa mãn của loại này, chẳng hạn như niềm vui của một nghệ sĩ trong sáng tạo, trong việc đem cho ra khối lượng những tưởng tượng lạ lùng của ông, hoặc của một nhà khoa học trong việc giải quyết vấn đề hay khám phá những sự thật, có một tính chất đặc biệt mà chúng ta chắc chắn một ngày sẽ có thể mô tả trong những thuật ngữ khoa lý thuyết ức đoán tâm lý [12]. Lúc này đây, chúng ta chỉ có thể nói tượng trưng rằng những thỏa mãn như vậy có vẻ “thanh hơn và cao hơn”. Nhưng cường độ của chúng là dịu nhẹ so với của những có nguồn gốc từ thỏa mãn chán ngấy những xung động bản năng thô dã và nguyên sơ; nó không làm chấn động sinh mạng vật lý của chúng ta. Và điểm yếu của phương pháp này là nó không áp dụng được một cách tổng quát: chỉ với một số ít người có thể đạt đến nó. Nó tiền giả định là bao hàm một sở hữu của những phân bối và những quà tặng đặc biệt, vốn với bất kỳ mức độ thực tế nào, chúng là rất xa mới thành phổ thông. Và ngay cả với một số ít người quả thực sở hữu chúng, phương pháp này không thể đem cho sự bảo vệ hoàn toàn khỏi khổ đau. Nó không tạo ra áo giáp không thể xuyên thủng nào để chống lại những mũi tên của số mệnh, và nó có thói quen thất bại khi nguồn gốc của khổ đau là cơ thể của riêng của một người [13].

Trong khi trình tự này đã rõ ràng cho thấy một dự định để làm một người độc lập với thế giới bên ngoài, bằng tìm kiếm sự thỏa mãn ở bên trong, những tiến trình thuộc về tinh thần, trình thức tiếp theo sẽ đem phơi ra những đặc trưng đó lại còn mạnh mẽ hơn. Trong nó, sự liên kết với thực tại vẫn còn lỏng lẻo hơn nhiều nữa, thỏa mãn là thu được từ những ảo tưởng, chúng được nhận thức như thể không có sự khác biệt giữa chúng và thực tại được cho phép can dự với sự vui hưởng. Khu vực mà từ đó những ảo tưởng này nổi lên là đời sống của sự tưởng tượng; vào thời gian khi sự phát triển của ý thức về thực tại đã xảy ra, khu vực này đã được bày tỏ được miễn trừ khỏi những đòi hỏi của thử nghiệm-thực tại, và đã được đặt riêng ra cho mục đích của những ao-ước-mong-thỏa-mãn [14] vốn chúng là đã khó khăn để thực hiện cho được. Đứng đầu trong những thỏa mãn này thông qua fantasy  là sự vui hưởng của những tác phẩm nghệ thuật – một thích thú vui hưởng, vốn do tác nhân của nghệ sĩ, được làm cho ngay cả những người tự họ không thuộc giới sáng tạo cũng tiếp cận được [15].  Ai là người có thể tiếp thụ được ảnh hưởng của nghệ thuật không thể đặt một giá trị quá cao cho nó như là một nguồn vui và an ủi trong đời sống. Dù sao đi nữa, sự gây mê nhẹ gây ra trong chúng ta bằng nghệ thuật không có thể làm hơn được ngoài đem ra một rút lui tạm thời ngắn ngủi khỏi áp lực của những nhu cầu của sống còn, và nó không đủ mạnh để làm cho chúng ta quên đi đau khổ thực sự.

Một trình tự khác, hoạt động đầy năng lực mạnh mẽ hơn và thông quán toàn diện hơn. Nó nhìn thực tại như là kẻ địch độc nhất, và như nguồn gốc của tất cả mọi khổ đau, vốn không thể nào có thể sống được với nó, thế nên người ta phải cắt đứt tất cả những quan hệ với nó, có thế người ta mới có hạnh phúc dù là trong cách bất kỳ nào đi nữa. Vị đạo sĩ ẩn tu quay lưng ông lại với thế giới, và sẽ không có trao đổi mặc cả nào với nó. Nhưng người ta có thể làm nhiều hơn thế; người ta có thể cố gắng tái tạo thế giới, để xây lên thay vào trong chỗ đứng của nó một thế giới khác, trong đó những nét đặc biệt nào của nó không thể chịu đựng được bị loại bỏ, và thay thế bằng những cái khác phù hợp với mong ước của riêng một người. Nhưng bất cứ là ai, trong thách thức tuyệt vọng, bát đầu hành trình trên lối này để đến hạnh phúc, như một quy luật sẽ không đạt được gì cả. Thực tại là quá mạnh với anh ta. Anh trở thành một người điên, một người trong hầu hết mọi phần không tìm thấy được một ai giúp anh trong việc thực hiện qua trọn những ảo tưởng của anh ta. Tuy nhiên, điều được xác định là mỗi người trong chúng ta hành xử trong một cách, dưới cái nhìn của người khác, như một kẻ bị bệnh hoang tưởng [16], sửa chữa một vài khía cạnh của thế giới vốn anh ta không thể chịu đựng được, bằng sự xây dựng một ao ước và đưa ảo tưởng này vào trong thực tại. Một tầm quan trọng đặc biệt gắn với trường hợp vốn trong đó cố gắng này nhằm kiếm chác một chắc chắn của hạnh phúc, và một bảo vệ chống lại đau khổ, qua một sự trộn khuôn đúc lại ảo tưởng cho thực tại, được một số lượng đáng kể con người nói chung đem thực hiện. Những tôn giáo của nhân loại phải được xếp vào trong số những ảo tưởng của quần chúng thuộc về loại này. Không một ai, không cần phải nói, là người chia sẻ một ảo tưởng đã từng bao giờ công nhận nó là như thế.

Tôi không nghĩ rằng tôi đã thực hiện một liệt kê đầy đủ những phương pháp, vốn qua chúng con người gắng gỏi để dành hạnh phúc và giữ đau khổ ở xa, và tôi cũng biết nữa, rằng chất liệu đã có thể được sắp xếp một cách khác đi. Một trình tự tôi đã vẫn chưa đề cập - không phải tôi đã quên nó, nhưng vì nó sẽ là quan tâm của chúng ta sau này trong một kết nối khác. Và làm sao người ta lại có thể quên được, trong tất cả những gì khác, kỹ thuật này trong nghệ thuật sống? Nó nổi bật dễ thấy vì một sự kết hợp đáng chú ý nhất của những tính năng đặc trưng. Cũng thế, dĩ nhiên nó có mục tiêu nhắm làm cho chủ thể độc lập với Số Phận [17] (tốt nhất là gọi nó như thế), và đến cuối cùng đó, nó tìm ra chỗ của sự thỏa mãn trong những tiến trình trí não nội bộ, trong khi làm như vậy, đem sử dụng sự chuyển đổi của libido mà chúng ta đã nói. Nhưng nó không quay lưng lại với thế giới bên ngoài; trái lại, nó bám vào những đối tượng thuộc thế giới đó và thu nhận được hạnh phúc từ một quan hệ xúc cảm với chúng. Cũng không phải nó hài lòng với mục tiêu nhắm một sự tránh khó chịu không vui - một mục đích, như chúng ta có thể gọi nó, thuộc sự cam chịu mệt mỏi; nó vượt qua điều này bằng cách không chú ý nhiều và không giữ chặt với cái nguyên bản, phấn đấu đầy đam mê cho một thực hiện tích cực của hạnh phúc. Và có lẽ nó thực sự đến gần với mục tiêu này hơn bất kỳ phương pháp khác. Tất nhiên, tôi đương nói về cách sống vốn nó lấy tình yêu làm trung tâm của tất cả mọi thứ, vốn nó tìm kiếm tất cả sự thỏa mãn trong yêu thương và được thương yêu. Một thái độ tâm lý thuộc loại này đủ tự nhiên đến với tất cả chúng ta; một trong những hình thức mà trong đó tình yêu tự nó thể hiện - tình yêu tính dục [18] - đã cho chúng ta kinh nghiệm mạnh mẽ nhất của chúng ta về một cảm giác tràn ngập lạc thú, và như thế đã trang bị cho chúng ta với một mô hình trong săn tìm hạnh phúc của chúng ta. Còn điều gì tự nhiên hơn là chúng ta nên kiên trì khi tìm kiếm hạnh phúc dọc theo con đường mà chúng ta đầu tiên trên đó đã chạm mặt nó? Mặt yếu của kỹ thuật sống này dễ dàng nhận thấy; nếu không không có con người nào sẽ nghĩ đến việc bỏ con đường đến hạnh phúc này với bất kỳ gì khác. Đó là chúng ta không bao giờ bỏ ngỏ không phòng vệ đến thế trong chống lại đau khổ, như khi chúng ta yêu thương, không bao giờ bị bất hạnh trong bất lực không sao giúp đỡ được đến thế,  như khi chúng ta đánh mất đối tượng yêu thương của chúng ta, hay tình yêu của nó. Nhưng điều này không gạt bỏ đi kỹ thuật sống dựa trên giá trị của tình yêu như là một phương tiện để hạnh phúc. Có nhiều hơn nữa để nói về nó. (Xem dưới đây – ở chương V)

Từ đây, chúng ta có thể tiếp tục xem xét trường hợp thú vị, trong đó hạnh phúc trong đời sống là chủ yếu tìm trong việc vui hưởng về cái đẹp, bất cứ chỗ nào vẻ đẹp tự trình bày với những giác quan của chúng ta và phán đoán của chúng ta - vẻ đẹp của những hình dạng và động tác của con người, của những đối tượng và những phong cảnh thiên nhiên, và của những sáng tạo của nghệ thuật và ngay cả của khoa học. Thái độ thẩm mỹ này cho mục tiêu của đời sống cung cấp rất ít bảo vệ chống lại những mối đe dọa của đau khổ, nhưng nó có thể bù đắp rất lớn lao. Việc vui hưởng cái đẹp có một phẩm chất gây ngộ độc nhẹ, đặc thù của xúc cảm. Cái đẹp không có công dụng rõ ràng; cũng chẳng có bất kỳ nhu cầu rõ ràng nào về văn hóa cho nó. Thế nhưng văn minh không thể không có nó. Khoa học về thẩm mỹ điều tra những điều kiện theo đó những sự vật được cảm thấy là đẹp, nhưng nó đã không có khả năng đưa ra bất kỳ giải thích nào về bản chất và nguồn gốc của cái đẹp, và giống như thường thường xảy ra, thiếu thành công được giấu dưới một dòng tuôn chảy những từ vang dội và trống rỗng. Đáng tiếc, khoa phân tích tâm lý cũng chẳng có chút gì để nói về cái đẹp cả. Tất cả những gì có vẻ chắc chắn là sự bắt nguồn của nó từ lĩnh vực của xúc cảm tính dục. Tình yêu về cái đẹp xem ra là một thí dụ hoàn hảo về một thúc đẩy bị ức chế trong mục tiêu của nó. “Cái đẹp” và “thu hút” [19] là những thuộc tính ban đầu  được gán vào đối tượng tính dục. Điều đáng được ghi nhận lại, là tự thân những bộ phận sinh dục, ảnh tượng của chúng là luôn luôn phấn khích, tuy nhiên hầu như không bao giờ được đánh giá là đẹp;  thay vào đó, phẩm chất thuộc vẻ đẹp dường như gắn vào những đặc tính tính dục thứ yếu hạng nhì nào đó.

Mặc dù liệt kê của tôi không đầy đủ. Tôi sẽ liều lĩnh với một ít nhận xét như một kết luận cho sự thăm dò của chúng ta. Chương trình của làm trở nên hạnh phúc, vốn nguyên tắc niềm vui áp đặt trên chúng ta, không thể hoàn thành được, thế nhưng chúng ta phải không – đúng vậy, chúng ta không thể - buông bỏ những nỗ lực của chúng ta để mang nó gần đến hơn sự hoàn thành bằng vài phương tiện này hay khác. Những lối rất khác nhau có thể được lấy trong hướng đó, và chúng ta có thể dành ưu tiên hoặc là cho khía cạnh tích cực của mục tiêu, đó là dành lấy niềm vui, hoặc về khía cạnh tiêu cực của nó, đó là của tránh né khó chịu không vui. Không bằng một lối nào trong số này chúng ta có thể đạt được tất cả những gì chúng ta ao ước. Hạnh phúc, trong ý nghĩa giảm thiểu, trong đó chúng ta nhìn nhận nó như có thể có được, là một vấn đề của kinh tế của libido từng cá nhân. Không có quy tắc vàng áp dụng chung cho tất cả mọi người: mỗi người phải tìm ra cho chính mình xem ông ta có thể được cứu trong thời thức đặc biệt cụ thể nào [20]. Tất cả mọi loại của những thành tố khác nhau sẽ hoạt động để chỉ đạo lựa chọn của ông ta. Nó là một câu hỏi về  bao nhiêu thỏa mãn thực sự ông ta có thể mong đợi lấy được từ thế giới bên ngoài, xa đến đâu ông bị dẫn đi để làm chính ông độc lập với nó, và cuối cùng, bao nhiêu sức mạnh ông cảm thấy ông có để thay đổi thế giới cho thích hợp với những ước muốn của ông. Trong điều này, thể chất tâm thần của ông sẽ đóng một phần quyết định, không đếm xỉa gi tới những hoàn cảnh bên ngoài. Một người là người ưu thắng về gợi tình nhục dục [21] sẽ dành chọn lựa đầu tiên cho những quan hệ xúc cảm của mình với người khác; con người quá-yêu-chỉ-mình [22], người nghiêng về tự chủ độc lập, sẽ tìm kiếm những thỏa mãn chính của mình trong những tiến trình trí não bên trong ông ta; con người của hành động sẽ không bao giờ buông bỏ thế giới bên ngoài mà ông có thể thử sức mạnh của mình trên nó [23]. Đối với loại thứ hai của những loại này, bản chất của những tài năng của ông ta, và số lượng của sự thăng hoa bản năng mở ra cho ông ta, sẽ quyết định đâu là chỗ ông sẽ đặt định những chú tâm của mình. Bất kỳ lựa chọn nào nếu được đẩy đến một cực đoan sẽ bị trừng phạt bằng cách phơi mở cá nhân với những nguy hiểm vốn chúng nổi lên nếu như một kỹ thuật của sinh sống đã được chọn như là một độc nhất không nào khác, lại tỏ ra không thỏa đáng. Cũng đúng như một doanh nhân thận trọng tránh buộc tất cả vốn của mình vào chỉ một doanh nghiệp, thế nên, có lẽ sự khôn ngoan của thế gian sẽ khuyên chúng ta đừng tìm toàn bộ sự hài lòng của chúng ta từ chỉ một nguyện vọng ao ước duy nhất.  Sự thành công của nó không bao giờ chắc chắn, bởi vì điều đó phụ thuộc vào sự hội tụ của nhiều yếu tố, có lẽ trên không gì nhiều hơn là trên khả năng của thể chất tâm linh để thích ứng những chức năng của nó với môi trường, và sau đó khai thác môi trường đó cho một thu hoạch của niềm vui. Một người là kẻ được sinh ra với một thể chất bản năng bất lợi đặc biệt, và là người đã không được hợp thức trải qua sự chuyển đổi và sắp xếp lại những thành phần libido của mình vốn chúng là không thể nào thiếu được cho những thành tựu sau đó, sẽ thấy khó khăn để đạt được hạnh phúc từ những tình cảnh bên ngoài của mình, đặc biệt là nếu ông phải đối mặt với những nhiệm vụ thuộc loại một vài khó khăn. Như là một kỹ thuật cuối cùng của sinh sống, vốn nó ít nhất sẽ mang lại cho ông ta những thỏa mãn thay thế, ông được cung cấp một thứ trốn chạy vào những bệnh thần kinh - một trốn chạy mà ông thường hoàn thành khi ông vẫn còn trẻ. Người nhìn thấy theo đuổi hạnh phúc của mình không đi đến gì cả trong những năm về sau vẫn có thể tìm thấy sự an ủi trong thu hoạch niềm vui từ say sưa ngộ độc mãn tính; hoặc ông ta có thể bắt đầu trên nỗ lực tuyệt vọng ở sự nổi loạn xem thấy trong một bệnh nhân psychosis [24].

Tôn giáo hạn chế cuộc chơi này của lựa chọn và thích ứng, vì nó áp đặt cùng như nhau trên tất cả mọi người, lối đi riêng của nó đến sự thụ nhận hạnh phúc và phòng chống đau khổ.  Kỹ thuật của nó bao gồm trong sự dìm giá trị của đời sống xuống thành chán nản, và bóp méo bức tranh thế giới thực tại trong một phương cách huyễn tưởng – vốn tiền giả định một sự dọa dẫm trên trí thông minh.  Với giá này, bằng cách ép buộc gắn  chặt chúng trong một trạng thái tinh thần ấu trĩ trẻ con, và bằng cách lôi kéo chúng vào một huyễn tưởng của đám đông, tôn giáo đã thành công trong việc tránh cho nhiều người một bệnh neurosis [25] cá nhân. Nhưng hầu như không có được bất cứ gì khác hơn nữa. Như chúng ta đã nói, có nhiều lối vốn chúng có thể dẫn đến hạnh phúc loại như con người có thể đạt được, nhưng chẳng có lối nào vốn có thể là thế với sự chắc chắn. Ngay cả tôn giáo cũng không thể giữ lời hứa của nó. Nếu kẻ tin tưởng cuối cùng thấy chính mình buộc phải nói về những “lệnh truyền không thể hiểu được” của Gót, ông đương thú nhận rằng tất cả những gì còn lại với ông ta như một sự an ủi khả hữu cuối cùng, và nguồn của hoan lạc trong sự khổ đau của ông là một sự tuân phục vô điều kiện. Và nếu như ông ta đã được sửa soạn với điều đó, có lẽ ông đã có thể tránh cho chính ông lối đi vòng ông đã làm.



Chương III

Thăm dò của chúng ta liên quan đến hạnh phúc cho đến đây đã không dạy chúng ta nhiều những gì mà đã không là kiến thức phổ thông rồi. Và ngay cả nếu chúng ta từ đó tiến đến vấn đề tại sao là quá khó cho con người được hạnh phúc, dường như không có nhiều triển vọng hơn để học hỏi được bất cứ gì mới.


Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(Aug/2011)



[1] Providence
[2] tiếng Đức trong bản Anh ngữ: “Wer Wissenschaft und Kunst besitzt, hat auch Religion; - Wer jene beide nicht besitzt, der habe Religion!” – Goethe, Zahme Xenien IX (Gedichte aus dem Nachass)

[3] [Vẫn chưa tìm được truy nguồn được trích dẫn này]
[4] [Trong Die Fromme Helene Wilhelm Busch cũng đã nói cùng một điều trên một diện thấp hơn: ‘Wer Sorgen hat, hat auch Likor’ – Ai là người có bận tâm cũng có rượu ngọt nữa]
[5] fantasy, hay phantasy : tưởng tượng, nhưng về những điều thường không có cơ sở thực tại. Cõ lẽ chúng ta nên dùng từ “phăng-ta-di” hay “fantasy”  thì gọn hơn là diễn dịch dài dòng mà vẫn chưa hoàn toàn sát ý, nếu dịch là tưởng tượng thì quá tổng quát.
[6] [Goethe, thực vậy, báo trước chúng ta rằng “không có gì khó hơn phải gánh chịu một liên tục của những ngày tươi đẹp”.
Alles in der Welt lässt sich ertragen
Nur nicht eine Reibe von schönen Tagen.  (Weimar, 1810-12.)
Nhưng điều này có thể là một cường điệu, phóng đại quá mức.]

[7] mania: hưng cảm - bệnh tâm thần đánh dấu bằng những thời kỳ phấn khích, sảng khoái, có ảo giác, và năng động thái quá (great excitement, euphoria, delusions, and overactivity). .
[8] Intoxicating media.
[9] Libido: từ của Freud – chỉ năng lực của thúc đẩy tình dục, như một bộ phận của đời sống bản năng con người. – the economics of libido là thuật ngữ đặc biệt của ông.
[10] Trong nguyên bản tiếng Đức:  “Sorgenbrecher”: rượu tiêu sầu.
[11] sublimation of the instincts: sự thăng hoa những bản năng – sublimation – nghĩa chữ là “nâng lên cao”  đến tuyệt hảo. Từ Freud dùng để chỉ một hiện tượng trong đó có một tiến trình chuyển hướng năng lực tâm lý từ khát vọng-ego (thí dụ, thỏa mãn tình dục) - xem là thấp - sang qua sự thỏa mãn những mục tiêu văn hóa (thí dụ, nghệ thuật, xã hội) - xem là cao.
[12] metapsychological: khoa lý thuyết ức đoán tâm lý – nghiên cứu những tiến trình não thức, quan hệ não thức và cơ thể, những gì vượt quá khả năng có thể nghiên cứu thực nghiệm được.
[13] [Trong một con người, khi không có phân bối đặc biệt ghi rõ như mệnh lệnh cho thấy những quan tâm thích thú của đời sống của anh ta sẽ nhận được phương hướng nào, công việc của nghề chuyên môn thông thường là mở cửa cho tất cả mọi người có thể “chơi” phần được giao cho nó bằng lời khuyên khôn ngoan của Voltaire (nói ở trên). Điều là không thể, trong những giới hạn của một thăm dò ngắn, để thảo luận cho đầy đủ ý nghĩa quan trọng của công việc của nền kinh tế của libido. Không có kỹ thuật nào khác cho việc tiến hành đời sống gắn chặt cá nhân với thực tại như đặt sự nhấn mạnh trên công việc; bởi vì ít nhất là công việc của anh ta đem cho anh một chỗ vững chắc trong một phần chia của thực tại, trong cộng đồng con người. Khả năng nó cung cấp về sự chuyển dịch một lượng lớn những thành phần libido, dù là quá-yêu-chỉ-mình (narcissistic), hung hãn (aggressive) hay ngay cả như gợi dâm (erotic), đến với công việc của nghề chuyên môn, và với những quan hệ của con người thông nối với nó, đem thêm cho nó một giá trị không có cách nào là phải xếp hàng thứ yếu, sau những gì nó vui thích như một gì đó không thể thiếu  được trong sự bảo tồn và biện minh cho sự hiện hữu trong xã hội. Hoạt động của những nghề nghiệp chuyên môn là một nguồn của sự thỏa mãn đặc biệt, nếu nó là một lựa chọn tự do -, đó à nói rằng, nếu bằng những phương tiện của sự thăng hoa, nó làm cho có khả năng xử dụng về những khuynh hướng hiện hữu, về sự dai dẳng hay tăng cường những xung lực bản năng. Và tuy thế, như là một đường dẫn đến hạnh phúc, con người không đánh giá rất cao việc làm. Họ không cố gắng theo đuổi nó như như là họ theo đuổi những khả năng khác của sự thỏa mãn. Tuyệt đại đa số người ta chỉ làm việc dưới áp lực của sự cần thiết, và ác cảm tự nhiên này của con người với sự làm việc nêu lên những vấn đề xã hội khó khăn nhất.]
[14] fulfilling wishes : những ao ước mình ôm ấp – thường là rất khó khăn, tự biết là khó thành
[15] [Cf. ‘Formulations on the two Principles of Mental Functioning’ (1911b) và Lecture XXIII của tập Introductory Lectures (1916-17) của tôi]
[16] paranoia
[17] Fate : hiểu là số phận – nhưng gì xảy ra ngoài sự kiểm soát của con người – gốc ý từ  “Moirae” – nội dung trong câu chuyện ba chị em trong huyền thoại Greek: Clotho quay guồng chỉ - là chiều dài đời sống của mỗi người, Lachesis do chiều dài cho mỗi người, và Atropos cắt chỉ - khi một người đến lúc chết.
[18] sexual love: tình yêu trên cơ sở phái tính con người.
[19] [từ tiếng Đức ‘Reiz’ có nghĩa là ‘kích thích’ cũng như ‘duyên dáng’ hay ‘hấp dẫn, thu hút’. Freud đã biện luận cùng một lối trong bản đầu tiên của tập Three Essays (1905d), Standard Ed., 9,209, cũng như trong một cước chú được thêm vào công trình trên năm 1915, ibid., 156.]
[20] [cách diễn tả ở đây nhắc một câu nói của Frederick the Great: ‘trong nhà nước của ta, mỗi người đều có thể được cứu theo cách thức thời thượng riêng của hắn”. Freud đã dẫn câu này, không lâu trước đó trong Lay Analysis (1926e), Standard Ed., 20, 236.]
[21] erotic: có tính chất gợi tình nhưng là tình dục, thiên về dâm đãng – porn/pornography: dâm thư gợi dục
[22] narcissistic – narcissisim: sự chỉ yêu mình – nhưng quá đáng và thiên về hình thể, sắc diện bên ngoài, yêu hình dạnh, tướng mạo của chính mình thái quá.
[23] [Freud phát triển xa hơn nữa những ý tưởng của ông về những mẫu người khác nhau này trong luận văn của ông ‘Libidinal Types’ (193a)]
[24] psychosis: thác loạn thần kinh (?) – một rối loạn trầm trọng trong đó tư tưởng và cảm xúc bị quá hư hại nên mất hết khả năng tiếp xúc với thực tại bên ngoài.
[Cước chú thêm 1931: Tôi cảm thấy buộc phải chỉ ra ít nhất một trong những khoảng trống vẫn còn bỏ ngỏ trong giải thích ở trên. Không một thảo luận nào về những khả năng của hạnh phúc con người mà nên bỏ qua không đem vào xem xét sự liên hệ giữa narcissism và đối tượng libido. Chúng ta cần biết được những gì là tự-tùy thuộc thiết yếu vốn nó biểu thị cho kinh tế của libido.]
[25] Neurosis: một triệu chứng bệnh tâm thần nhẹ, không có nguyên nhân sinh hóa, nó gồm những triệu chứng của chịu đựng căng thẳng từ đời sống (chán nản, lo lắng, có thái độ thái quá, sợ có những bệnh tưởng tượng), nhưng bệnh nhân không đi đến mất gốc, mất tiếp xúc với thực tại. Theo Freud, các tín đồ tôn giáo độc thần châu Âu đều mắc bệnh này..