Saturday, May 14, 2011

Bertrand Russell - Lịch sử Triết học phương Tây (26)

Bertrand Russell
Lịch sử Triết học phương Tây


Quyển Một – Triết học Cổ thời
Phần III.  Triết học cổ thời sau Aristotle




Chương 28 – Stoicism  (Trường phái Khắc kỷ) 


Trường phái Stoicism [1], trong khi đương thời với trường phái Epicureanism ở lúc thành lập, đã có một lịch sử lâu dài hơn và học thuyết thay đổi nhiều hơn. Giảng dạy của Zeno, người sáng lập của nó, trong phần đầu thế kỷ thứ ba TCN, đã không có cách nào xem là đồng nhất với của Marcus Aurelius thuộc nửa sau thế kỷ thứ hai CN. Zeno là một nhà duy vật, học thuyết của ông, trong chính yếu là một kết hợp của trường phái Cynicism và Heraclitus, nhưng dần dần, qua một pha trộn với trường phái Platonism, những nhà Stoics đã từ bỏ chủ nghĩa duy vật, cho đến khi cuối cùng, chỉ còn lại ít dấu vết của nó. Học thuyết đạo đức của họ, đó là sự thật, đã thay đổi rất ít, và đã là những gì hầu hết trong số họ coi là quan trọng chủ yếu. Dẫu vậy trong phương diện này, tuy nhiên, có một vài thay đổi về sự nhấn mạnh. Với thời gian trôi qua, tiếp tục ít nói đến những phương diện khác của Stoicism, và tiếp tục nhấn mạnh đặt đặc biệt hơn trên đạo đức học và những phần của gót học vốn có liên hệ nhất với đạo đức học. Đối với tất cả những nhà Stoics sớm hơn lúc ban đầu, chúng ta bị cản trở bởi sự kiện là những công trình của họ xót lại chỉ trong một vài mảnh vụn. Duy có Seneca, Epictetus, và Marcus Aurelius, là những người thuộc thế kỷ thứ nhất và thứ hai CN, đã tồn tại qua những quyển sách toàn vẹn.

Trường phái Stoicism thì ít Hylạp hơn bất kỳ trường phái triết học nào chúng ta đã bận tâm cho đến nay. Những người phái Stoics thời sớm khởi đầu hầu hết là người Syria, những người muộn hơn về sau hầu hết là những người Lamã. Tarn (Văn minh Hylạp, trang 287) nghi ngờ Chaldea có ảnh hưởng vào Stoicism. Ueberweg quan sát đúng đắn thấy rằng, trong khi Hylạp hóa [2] thế giới man rợ, người Hylạp bỏ rơi mất những gì chỉ phù hợp với mình. Stoicism, không giống như những triết học thuần túy Hylạp trước đó, là hẹp hòi về tình cảm, và cuồng tín trong một ý nghĩa nào đó, nhưng nó cũng chứa nhiều yếu tố tôn giáo vốn thế giới cảm thấy sự cần thiết, và vốn là những gì những người Hylạp dường như không thể cung cấp. Đặc biệt, nó có sức lôi cuốn với những nhà cầm quyền: “gần như tất cả những người tiếp nối của Alexander – chúng ta có thể nói tất cả những vị vua chính sống trong những thế hệ tiếp sau Zeno – đều tự xưng mình là những nhà Stoics”, lời giáo sư Gilbert Murray.

Zeno là một người Phoenicia, sinh quán tại thành Citium, ở đảo Cyprus, đâu đó vào khoảng thời gian trong nửa sau của thế kỷ thứ tư TCN. Có vẻ như có thể xảy ra rằng gia đình của ông đã hoạt động trong thương mại, và những liên hệ kinh doanh đã là những gì đầu tiên đưa ông đến Athens. Khi ở đó, tuy nhiên, ông trở thành nôn nóng muốn học triết học. Những quan điểm của những triết gia Cynics đã tương đắc với ông nhiều hơn so với của bất kỳ trường phái nào khác, nhưng ông đã có một gì đó của một người chiết trung. Những người theo Plato đã buộc tội ông đạo văn của Academy. Socrates đã là vị thánh chính của những nhà Stoics trong suốt lịch sử của họ; thái độ của ông trong thời gian của phiên tòa xét xử ông, ông từ chối không đào thoát, trầm tĩnh của ông khi đối mặt với cái chết, và luận điểm của ông rằng thủ phạm của bất công làm tổn thương chính mình hơn là nạn nhân của mình, tất cả đều ăn khớp vừa vặn toàn hảo với giảng dạy của phái Stoics. Cũng thế, sự thờ ơ của ông với nóng và lạnh, sự mộc mạc của ông trong những vấn đề ăn và mặc, và sự hoàn toàn không lệ thuộc của ông về tất cả những tiện nghi của cơ thể. Nhưng những nhà Stoics không bao giờ tiếp nhận học thuyết của Plato về những ý tưởng, và hầu hết trong số họ bác bỏ những lập luận của Plato về sự bất tử. Chỉ có những nhà Stoics muộn hơn sau này mới theo ông trong sự xem linh hồn như là phi vật chất, những nhà Stoics trước đó đã đồng ý với Heraclitus trong quan điểm cho rằng linh hồn bao gồm lửa vật chất. Bằng vào lời nói, học thuyết này cũng được tìm thấy trong Epictetus và Marcus Aurelius, nhưng có vẻ như là trong họ, ngọn lửa không phải là để được hiểu theo nghĩa đen như là một trong bốn yếu tố vốn từ đó những sự vật vật lý được tạo thành.

Zeno đã không có kiên nhẫn với những tinh tế siêu hình. Đức hạnh là những gì ông nghĩ là quan trọng, và ông chỉ đánh giá cao vật lý học và siêu hình học chừng nào chúng đóng góp về đức hạnh. Ông đã cố gắng chống lại những khuynh hướng siêu hình của thời đại bằng những phương tiện của ý thức thông thường, ở Hylạp, vốn nó có nghĩa là chủ nghĩa duy vật. Những nghi ngờ về phần sự đáng tin cậy của những giác quan làm ông khó chịu, và ông đã đẩy học thuyết đối nghịch tới những cực đoan.

“Zeno đã bắt đầu bằng khẳng định sự hiện hữu của thế giới thực. ‘Bạn hàm nghĩa gì bằng từ thực?’ những nhà Sceptic đã hỏi. ‘Tôi muốn nói là rắn đặc và vật chất. Tôi muốn nói cái bàn này thì là vật chất rắn đặc’ . ‘Và (thế còn) Gót,' những nhà Sceptic hỏi , 'và Linh hồn?’ “Toàn hảo rắn đặc,' Zeno nói, “rắn đặc hơn, nếu bất cứ gì, hơn cái bàn’. ‘Và đức hạnh hoặc công lý hoặc Luật của bộ Ba; Cũng là vật chất rắn chắc sao?’ ‘Tất nhiên,’ Zeno nói ‘hoàn toàn rắn chắc’ ”. [3]

Rõ ràng là, ở điểm này, Zeno, giống như nhiều người khác, bởi nhiệt tình chống siêu hình đã vội vã đi vào một siêu hình học của mình riêng.

Những học thuyết chính mà trường phái vẫn trước sau không đổi, có quan tâm với thuyết tất định của vũ trụ và tự do của con người. Zeno tin rằng không có gì giống như là ngẫu nhiên, và diễn tiến của tự nhiên là quyết định chặt chẽ bởi những luật tự nhiên. Khởi thủy chỉ duy nhất có lửa, sau đó những yếu tố khác – không khí, nước, đất – dần dần xuất hiện theo thứ tự đó. Nhưng sớm hay muộn sẽ có một đại hỏa hoạn vũ trụ, và tất cả sẽ lại trở thành lửa. Điều này, theo như hầu hết những nhà Stoics, không phải là một hoàn tất cuối cùng, giống như sự kết thúc của thế giới trong học thuyết đạo Kitô, nhưng chỉ là kết cuộc của một chu kỳ, toàn bộ tiến trình sẽ được lập đi lập lại vô tận. Tất cả mọi việc xảy ra, đều đã xảy ra trước rồi, và sẽ xảy ra nữa, không chỉ một lần nữa, nhưng vô số lần nữa.

Cho đến đây, học thuyết có thể xem như thiếu tươi vui, và không trong khía cạnh nào được khuây khỏa hơn so với học thuyết duy vật bình thường như là của Democritus. Nhưng đây chỉ là một khía cạnh của nó thôi. Diễn tiến trôi chảy của tự nhiên, trong Stoicism cũng như trong gót học của thế kỷ thứ mười tám, được một Nhà-làm-luật [4] tấn phong, vị ấy cũng là một thần linh-phù hộ thương người. Xuống đến từng chi tiết nhỏ nhất, toàn bộ được thiết kế để bảo đảm một số kết thúc bằng những phương tiện tự nhiên. Những kết thúc này, ngoại trừ trong chừng mực chúng liên quan đến Gót và deamon, được tìm thấy trong đời sống của con người. Tất cả mọi thứ có một cứu cánh kết nối với con người. Một số động vật là để làm thức ăn ngon, một số có khả năng để thử nghiệm can đảm; thậm chí cả những con rệp là hữu ích, vì nó giúp chúng ta đến buổi sáng thức dậy và không nằm nướng trên giường quá lâu. Sức mạnh tối cao đôi khi được gọi là Gót, đôi khi là Zeus. Seneca đã phân biệt vị Zeus này với một đối tượng của niềm tin phổ biến, vốn là vị cũng có thực, nhưng ở cấp dưới.

Gót không phân tách với thế giới, Ông là linh hồn của thế giới, và mỗi chúng ta chứa một phần của Lửa Thần linh. Tất cả những sự-vật là những phần của một hệ thống duy nhất, vốn được gọi là Tự nhiên; đời sống cá nhân là tốt đẹp khi nó trong hài hòa với Tự nhiên. Trong một ý nghĩa, mỗi đời sống cá nhân là trong hài hòa với Tự nhiên, bởi vì nó là giống như thế chính vì những luật Tự nhiên đã gây ra nó như thế, nhưng trong một ý nghĩa khác, một đời người là chỉ trong hài hòa với Tự nhiên khi ý chí cá nhân được hướng về những cứu cánh vốn chúng thuộc trong đám những cứu cánh của Tự nhiên. Đức hạnh gồm trong một ý chí vốn nó là trong thuận hợp với Tự nhiên. Kẻ ác, mặc dù cực chẳng đã, đã tuân luật của Gót, làm như vậy không tự nguyện, trong sự so sánh của Cleanthes [5], họ giống như một con chó bị buộc vào xe đẩy hàng, và bắt buộc phải đi bất cứ nơi nào xe lăn đi.

Trong đời sống của một con người cá nhân, đức hạnh là điều tốt độc nhất, những thứ loại như sức khỏe, hạnh phúc, của cải, là không có giá trị gì cả. Bởi vì đức hạnh nằm trong ý chí, tất cả mọi thứ thực sự tốt hay xấu trong đời sống của một người chỉ phụ thuộc vào chính người ấy. Anh ta có thể trở thành nghèo, nhưng nó có là gì? Anh ta vẫn có thể là đức hạnh. Một bạo chúa có thể đưa anh ta vào tù, nhưng anh vẫn có thể kiên trì trong sống hài hòa với Tự nhiên. Anh có thể bị kết án tử hình, nhưng anh có thể chết một cách cao thượng, như Socrates. Những người khác có quyền lực chỉ trên những gì bên ngoài; đức hạnh, vốn nó là điều tốt độc nhất, dựa hoàn toàn với cá nhân. Do đó, mỗi người có tự do toàn hảo, miễn là họ giải thoát mình khỏi những ham muốn trần gian. Chỉ là qua những phán đoán sai lầm khiến những ham muốn như vậy thắng thế; nhà hiền triết có những phán đoán đúng là chủ nhân của số phận của ông, trong tất cả những gì ông xem là có giá trị, bởi vì không có sức mạnh bên ngoài nào có thể cướp đoạt đức hạnh của ông được.

Có những khó khăn lôgích hiển nhiên về học thuyết này. Nếu đức hạnh là điều tốt duy nhất, một thần linh-phù hộ thương người phải là chỉ quan tâm độc nhất về việc tạo đức hạnh, thế nhưng luật của Tự nhiên đã sản xuất tràn đầy những người tội lỗi. Nếu đức hạnh là điều tốt duy nhất, không thể có lý do để chống lại sự tàn ác và sự bất công, vì như những nhà Stoics đã từng không mệt mỏi để chỉ ra, đối xử tàn ác và bất công đem lại cho người hứng chịu (nạn nhân) những cơ hội tốt nhất để thực thi những đức hạnh. Nếu thế giới là hoàn toàn tất định, những luật Tự nhiên sẽ quyết định xem liệu tôi có là đức hạnh hay không. Nếu như tôi độc ác, Tự nhiên ép buộc tôi là thành độc ác, và sự tự do mà đức hạnh giả định đem cho là không thể có được với tôi.

Đối với một não thức hiện đại, khó mà cảm thấy phấn khởi về một đời sống đức hạnh, nếu sẽ không đạt được gì cả với nó. Chúng ta ngưỡng mộ một nhân viên y tế, người ấy liều mạng sống của mình trong một tai họa dịch hạch, bởi vì chúng ta nghĩ rằng bệnh tật là một điều xấu ác, và chúng ta hy vọng sẽ làm giảm số lần xuất hiện của nó. Nhưng nếu bệnh tật không là điều xấu ác, nhân viên y tế cũng có thể cứ thoải mái nên ở nhà. Với những nhà Stoics, đức hạnh của anh ta là một cứu cánh trong tự chính nó, chứ không phải một điều gì đó vốn nó làm điều tốt. Và khi chúng ta có một cái nhìn lâu dài hơn, kết quả ở tận cùng là gì? Một sự hủy hoại của thế giới hiện tại bằng lửa, và sau đó là một sự lặp lại của toàn bộ tiến trình. Có thể có bất cứ điều gì mà lại vô ích vô vọng như thế không? Có thể có tiến bộ ở đây và ở kia, trong một thời gian, nhưng về lâu dài chỉ có sự lập lại. Khi chúng ta thấy một cái gì đó đau đớn không chịu nổi, chúng ta hy vọng rằng với thời gian những điều như thế sẽ thôi không xảy ra nữa, nhưng những nhà Stoics đảm bảo chúng ta rằng những gì đang xảy ra bây giờ, sẽ lại xảy nữa và nữa. Đấng thần linh phù hộ, vốn vị ấy thấy toàn bộ, người ta sẽ nghĩ, cuối cùng phải càng thêm mệt mỏi qua tuyệt vọng.

Có đi với điều này một sự lạnh lùng nào đó trong khái niệm của những nhà Stoics về đức hạnh. Không chỉ những đam mê xấu bị lên án, nhưng tất cả những đam mê. Nhà hiền giả không cảm thấy thương cảm: khi vợ ông, hay con của ông chết, ông đã nhìn sâu vào nội tâm thấy rằng biến cố này không là trở ngại cho đức hạnh của chính mình, và do đó ông ta không bị đau khổ sâu xa. Tình bạn, được Epicurus đánh giá rất cao như vậy, là tất cả rất tốt, nhưng nó phải không được dẫn đến mức mà những bất hạnh của bạn bè có thể phá hủy sự an tĩnh thần thánh của bạn. Đối với đời sống công cộng, nó có thể là nhiệm vụ của bạn để tham gia vào nó, vì nó đem cho những cơ hội về công lý, về sự dũng cảm chịu đựng, và vân vân, nhưng bạn không được bị thúc đẩy vì một khao khát làm lợi ích cho nhân loại, vì những lợi ích bạn có thể dâng tặng – chẳng hạn như là hòa bình, hoặc cung cấp thực phẩm đầy đủ hơn – không là những lợi ích thực, và trong bất kỳ một trường hợp nào, không-gì thành vấn đề với bạn ngoại trừ đức hạnh của riêng bạn. Những nhà Stoics thì không đức hạnh để ngõ hầu làm điều tốt; nhưng làm điều tốt để ngõ hầu là đức hạnh. Đã không xảy ra với ông là phải yêu hàng xóm của mình như là chính mình; yêu thương, ngoại trừ trong một ý nghĩa nông cạn, thì vắng mặt trong khái niệm của ông về đức hạnh.

Khi tôi nói điều này, tôi nghĩ đến tình yêu như là một cảm xúc, không phải là một nguyên tắc. Như một nguyên tắc, những nhà Stoics rao giảng tình yêu phổ quát, nguyên tắc này được tìm thấy trong Seneca và những người kế tục ông, và có lẽ họ đã lấy từ những Stoics trước đó. Lôgích của trường phái dẫn đến những học thuyết vốn được lòng nhân đạo của những người trung thành của nó làm cho mềm mỏng ôn hòa, những người đã là người tốt hơn nhiều nếu so với chính họ như sẽ đã là, nếu như họ đã trước sau như một. Kant – người giống với họ – nói rằng bạn phải tử tế với anh em của bạn, không phải vì bạn thích anh ta, nhưng vì luật đạo đức chỉ thị sự tử tế; tuy nhiên, tôi nghi ngờ, không biết liệu trong đời sống riêng, ông có sống được như giới luật này không [6].

Rời những điều tổng quát này, chúng ta hãy cùng đến với lịch sử của trường phái triết học Stoic.

Thuộc về Zeno, chỉ còn lại một vài đoạn văn [7]. Từ những mảnh vụn này xem dường ông đã định nghĩa Gót như là não thức cháy lửa của thế giới, ông nói Gót là một thực thể có cơ thể, và rằng toàn bộ vũ trụ hình thành thực thể của Gót; Tertullian nói rằng, theo Zeno, Gót “chảy” qua thế giới vật chất như mật ong chảy qua tổ ong. Theo như Diogenes Laertius, Zeno chủ trương rằng Luật Tổng quát, vốn nó là Lý trí Đúng [8], bao trùm tất cả mọi thứ, giống như Zeus, vị đứng đầu tối cao của chính phủ của vũ trụ: Gót, Não-Thức, Định-mệnh [9], Zeus, đều cùng là một. Định-mệnh là một quyền lực, nó chuyển dịch vật chất; “Thần linh Phù trợ” [10] và “Tự nhiên” là những tên khác của nó. Zeno không tin rằng nên có những đền thờ những thần linh: “Sẽ không cần xây dựng những đền thờ thần: bởi vì một ngôi đền phải không được xem như là một sự việc có giá trị lớn lao, hoặc bất cứ một điều gì linh thiêng. Không gì có thể thuộc về những giá trị lớn và linh thiêng vốn nó lại là công việc của những kẻ xây nhà và thợ máy”. Ông có vẻ như những nhà Stoics sau này, đã tin vào chiêm tinh học và khoa bói toán. Cicero nói ông gán một uy lực thiêng liêng với những vì sao. Diogenes Laertius nói: “Tất cả những loại bói toán, những nhà Stoics giữ cho là hợp lệ. Phải có bói toán, họ nói, nếu có một thứ giống như là Thần linh Phù trợ. Họ chứng minh thực tại của nghệ thuật bói toán bằng một số trường hợp, trong đó dự đoán đã đến đúng như Zeno khẳng định”. Chrysippus [11] là rõ ràng về vấn đề này.

Học thuyết của những Stoics về phần đức hạnh không xuất hiện trong những mảnh văn còn sót lại của Zeno, nhưng dường như đã được ông chủ trương.

Cleanthes của thành Assos, người kế thừa trực tiếp của Zeno, đáng chú ý chủ yếu vì hai điều. Thứ nhất: như chúng ta đã biết, ông đã chủ trương rằng Aristarchus đảo Samos phải bị truy tố vì tội bất kính bởi vì ông này lấy mặt trời, thay vì trái đất, là trung tâm của vũ trụ. Điều thứ hai là Bài tụng ca thần Zeus [12], phần nhiều trong nó đã có thể được Pope viết, hoặc bất kỳ một người Kitô nào có học thức trong thế kỷ sau Newton. Còn nhiều tính chất Kitô hơn nữa là bài cầu nguyện ngắn của Cleanthes:

Dẫn tôi, Ô Zeus, và nhà ngươi, Ô Định mệnh,
Hãy tiếp tục dẫn tôi.
Đến bất cứ công việc nào nhà ngươi đã giao phái tôi,
Hãy tiếp tục dẫn tôi.
Tôi đi theo không sợ hãi, hoặc, nếu trong không tin
Và tôi sẽ không tụt hậu, tôi vẫn phải đi theo.

Chrysippus (280-207 TCN), người kế vị Cleanthes, là một tác giả có rất nhiều tác phẩm, và đã được nói là đã viết 705 cuốn sách. Ông đã làm học thuyết của những Stoics thành có hệ thống và có tính mô phạm. Ông chủ trương rằng chỉ có Zeus, Ngọn lửa Tối cao, là bất tử, còn những vị thần khác, bao gồm cả mặt trời và mặt trăng, đều sinh và diệt. Người ta nói ông đã suy xét rằng Gót không chịu phần trong nguyên nhân của cái ác, nhưng không rõ ràng như thế nào ông làm điều này thuận hợp với thuyết tất định. Ở những chỗ khác, ông đối xử với cái ác theo như cách của Heraclitus, duy trì rằng những đối lập, cái này ngầm bao hàm cái kia, và tốt lành mà không có tà ác là không thể nào có được một cách lôgích: “Không thể có gì vô lý hơn những người họ giả định rằng tốt lành có thể tồn tại với không có sự tồn tại của tà ác. Tốt lành và tà ác, với tư cách là phản đề mâu thuẫn, cả hai phải cần cùng tồn tại trong sự đối lập”. Để hỗ trợ cho học thuyết này ông đã kêu gọi đến Plato, không với Heraclitus.

Chrysippus chủ trì rằng, người tốt luôn luôn hạnh phúc và người xấu không hạnh phúc, và rằng hạnh phúc của người tốt không khác nào với của Gót. Về câu hỏi liệu linh hồn có tồn tại sau cái chết hay không, đã có những ý kiến trái ngược nhau. Cleanthes chủ trì rằng tất cả những linh hồn tồn tại cho đến đám cháy vũ trụ tới (khi tất cả mọi thứ được hấp thu vào trong Gót), nhưng Chrysippus chủ trì rằng, điều này chỉ đúng với những linh hồn của người khôn ngoan thôi. Ông đã là ít dành chuyên hết mọi thứ với đạo đức hơn so với những Stoics về sau, trong thực tế, ông đã làm lôgích là cơ bản. Tam đoạn luận giả thuyết [13] và tam đoạn luận ly phản [14], cũng như từ “phân tách” [15], là do những nhà Stoics, cũng thế là nghiên cứu về ngữ pháp và sự sáng tạo của những “trường hợp” trong sự biến cách [16]. [17] Chrysippus, hoặc những Stoics khác lấy cảm hứng từ tác phẩm của ông, đã có một lý thuyết tỉ mỉ phức tạp về tri thức luận, trong chính yếu là thực nghiệm và dựa trên tri thức, mặc dù họ cho phép một số ý tưởng và nguyên tắc, vốn chúng được chủ trương là được thiết lập bởi consensus gentium, sự đồng thuận của loài người. Nhưng Zeno, cũng như những nhà Stoics Lamã, xem tất cả những nghiên cứu lý thuyết là phụ thuộc, ở dưới đạo đức học: ông nói triết học cũng giống như một vườn cây ăn quả, trong đó lôgích là những bức tường, vật lý là cây cối, và đạo đức học là trái cây, hoặc giống như một quả trứng, trong có lôgích là vỏ trứng, vật lý là lòng trắng, và đạo đức là lòng đỏ [18]. Chrysippus, có vẻ như, đã cho phép nhiều giá trị độc lập hơn với những nghiên cứu lý thuyết. Có lẽ ảnh hưởng của ông giải thích cho sự kiện là trong số những nhà Stoics, có nhiều người đã thực hiện những tiến bộ trong toán học và những khoa học khác.

Sau Chrysippus, trường phái Stoicism đã được hai người quan trọng sửa đổi đáng kể, Panaetius và Posidonius. Panaetius đem vào một yếu tố đáng kể của học thuyết phái Plato, và bỏ rơi thuyết duy vật. Ông là một người bạn của Scipio người-trẻ-tuổi-hơn, và đã có một ảnh hưởng trên Cicero, vốn chủ yếu là qua ông này, học thuyết Stoicism được những người Lamã biết đến. Posidonius, là người Cicero đã theo học với ở Rhodes, có ảnh hưởng đến ông nhiều hơn. Posidonius được Panaetius dạy, người đã chết khoảng năm110 TCN.

Posidonius (khoảng 135-ca 51 TCN) là một người Syria gốc Hylạp, và đã là một đứa trẻ khi đế quốc Seleucid đi đến chấm dứt. Có lẽ kinh nghiệm của ông về tình trạng hỗn loạn tại Syria đã là nguyên nhân khiến ông đi về phía tây, trước tiên đến Athens, nơi ông đã hấp thụ triết lý của những nhà Stoics, và sau đó xa hơn, đến những phần phía tây của Đế quốc Lamã. “Ông đã nhìn thấy với chính mắt mình, hoàng hôn ở Đại Tây Dương quá ngoài bờ vực của thế giới được biết đến, và bờ biển châu Phi dựng đối nghịch với Tây Ban Nha, nơi những cây đầy những loài khỉ không đuôi, và những làng của những người man rợ từ nội địa của Marseilles, nơi những đầu người treo trước cửa nhà như những chiến tích, là một quang cảnh thường nhật”. [19] Ông đã trở thành một người viết nhiều sách về những chủ đề khoa học, thực sự, một trong những lý do của những du hành của ông là muốn nghiên cứu thủy triều, vốn không thể thực hiện được ở Địa Trung Hải. Ông đã có công trình tuyệt vời trong thiên văn học, như chúng ta đã thấy ở chương XXIV, ước tính của ông về khoảng cách với mặt trời là đúng nhất trong thời cổ [20]. Ông cũng là một người viết sử ghi chú ngắn – ông tiếp nối Polybius. Nhưng chủ yếu như là một triết gia chiết trung khiến ông được biết đến: ông đã kết hợp nhiều những giảng dạy của Plato với học thuyết Stoicism, vốn học viện Academy dường như đã lãng quên trong giai đoạn hoài nghi của nó.

Sự thu hút với Plato được thể hiện trong giảng dạy của ông về linh hồn và sự sống sau cái chết. Panaetius đã nói, như hầu hết Stoics đã nói, rằng linh hồn diệt vong cùng thể xác. Posidonius, trái lại, nói rằng nó vẫn tiếp tục sống trong không khí, ở đó, trong nhiều trường hợp, nó vẫn không thay đổi cho đến khi có đám cháy thiêu rụi thế giới kế tiếp. Không có địa ngục, nhưng kẻ ác, sau khi chết, không được cũng may mắn như người tốt, nhưng tội lỗi làm cho những bốc hơi của linh hồn đục bùn, và ngăn nó không bay lên cao bằng linh hồn tốt. Những người rất xấu xa ở lại gần mặt đất và bị tái sinh; những linh hồn thật sự đạo đức bay lên vòm trời đầy sao và tiêu thời gian của họ ngắm nhìn những vì sao đi vòng quanh. Họ có thể giúp đỡ những linh hồn khác, điều này giải thích (ông nghĩ rằng) sự thực của chiêm tinh học. Bevan đưa ra ý kiến rằng, do sự phục hồi của khái niệm Orphic này và kết hợp với những tin tưởng của phái Neo-Pythagore, Posidonius có thể đã mở đường cho thuyết Gnosticism. Ông thêm, rất đúng, rằng những gì đã gây tử vong cho những triết lý như của ông ấy, đã không phải là đạo Kitô, nhưng là lý thuyết loại giống như của Copernicus [21]. Cleanthes đã đúng khi xem Aristarchus của đảo Samos như một kẻ địch nguy hiểm.

Quan trọng hơn nhiều về lịch sử (mặc dù không về triết lý) so với những nhà Stoics trước đó, là ba người đã được kết nối với Rome: Seneca, Epictetus, và Marcus Aurelius – một bộ trưởng, một nô lệ, và một hoàng đế, kể theo thứ tự lần lượt.

Seneca (khoảng 3 TCN – 65 CN) là một người Spain, cha ông là một người có văn hóa, sống ở Rome. Seneca đã nhận chính trị làm nghề nghiệp, và đã đương thành công trung bình vừa phải khi ông bị hoàng đế Claudius trục xuất sang đảo Corsica (CN 41), vì ông đã vướng vào thù hận với hoàng hậu Messalina. Năm 48 CN, người vợ thứ hai của Claudius là Agrippina đã cho gọi Seneca về từ lưu vong, và bổ ông làm thày giám hộ phụ đạo cho người con trai của bà, lúc ấy được mười một tuổi. Người đó là hoàng đế Nero. Seneca đã kém may mắn hơn Aristotle về chuyện học trò. Mặc dù, như là một nhà Stoics, Seneca chính thức xem thường giàu có, nhưng ông đã tích lũy được một tài sản rất lớn, nói là lên đến ba trăm triệu sesterces (khoảng mười hai triệu bảng Anh). Phần lớn tài sản này, ông đã thu tập được bằng cách cho vay tiền ở Anh, theo Dio, tỷ lệ lãi suất quá mức, ông bóp nặn được, đã là trong số những nguyên nhân của cuộc nổi dậy ở nước này. Nữ hoàng Boadicea [22] anh thư, nếu điều này là đúng, đã đứng đầu một cuộc nổi loạn chống lại chủ nghĩa tư bản có một tông đồ triết học của sự khắc khổ làm đại diện.

Dần dần, khi những thái quá của Nero càng lớn dậy không kềm hãm, Seneca ngày càng bị thất sủng. Sau một thời gian, ông bị lên án, công minh hay bất công, tội đồng lõa trong một âm mưu lan rộng để giết Nero, và đặt một hoàng đế mới – một số nói, chính Seneca – lên ngai vàng. Xét những công trạng phục vụ trước đó, ông được ban ân cho phép chết bằng tự tử. (65 CN).

Phút cuối của ông có tính chất giáo dục, nâng cao tinh thần. Đầu tiên, khi được thông báo về quyết định của hoàng đế, ông đã sắp sẵn để làm một di chúc. Khi được bảo rằng không có thời gian cho phép loại công việc kéo dài như thế, ông quay lại với gia đình đau buồn của mình và nói: “Thôi không sao, ta đã để lại cho các ngươi những gì có giá trị hơn nhiều, so với những của cải trần thế, là khuôn mẫu về một đời sống đạo hạnh” – hay những lời có tác dụng như vậy. Sau đó ông mở mạch máu đã cắt của mình, và cho triệu tập những thư ký của ông để ghi lại những lời ông lúc đương chết; theo Tacitus, tài hùng biện của ông vẫn tiếp tục tuôn trào trong những giây phút cuối cùng. Lucan, nhà thơ, cháu trai của ông phải chịu một cái chết tương tự cùng một lúc, và tắt thở khi đương đọc những câu thơ của chính ông. Seneca được phán đoán, trong những thời tương lai về sau, đúng hơn là do những châm ngôn giáo huấn đáng ngưỡng mộ của ông, hơn là bằng sự thực hành có phần nào đáng ngờ của ông. Một số những người mở đạo Kitô đã tuyên xưng ông là một người Kitô, và một sự giao dịch bằng thư từ đã được giả định là có giữa ông và thánh chiên Paul, đã được những người như thánh chiên Jerome chấp nhận như là đích thực.

Epictetus (khoảng 60-100 CN) thuộc về một loại người rất khác biệt, mặc dù gần giống như là một triết gia. Ông là một người Hylạp, nguyên ban đầu là một nô lệ của Epaphroditus, rồi là một người nô lệ được giải phóng của Nero, và sau đó là bộ trưởng của Nero. Ông có tật, chân bị khập khiễng – người ta nói là hậu quả của một hình phạt tàn nhẫn trong những ngày nô lệ của ông. Ông sống và dạy học tại Rome cho đến năm 90 CN, khi Hoàng đế Domitian, người đã không sử dụng những trí thức, đã trục xuất tất cả những triết gia. Sau đó, Epictetus về thành Nicopolis ở vùng Epirus (Hylạp) nghỉ hưu, ở đấy, sau vài năm viết sách và dạy học, ông qua đời.

Marcus Aurelius (121-180 CN) có vị trí ở đầu kia của bậc thang xã hội. Ông là con nuôi của vị hoàng đế tốt Antoninus Pius, vốn là chú bác và cũng là nhạc gia của ông, người mà ông đã kế ngôi vào năm 161, và người mà ông tôn kính. Khi làm hoàng đế, ông dành trọn mình theo những đức hạnh của phái Stoics. Ông đã cần rất nhiều sức mạnh chịu đựng, vì triều đại của ông đã bị vây khổn vì những thiên tai – động đất, dịch lệ, những chiến tranh lâu dài và khó khăn, những nổi loạn quân sự. Tập Meditation [23] của ông, vốn được viết cho chính ông, và hiển nhiên như không định cho xuất bản, cho thấy ông cảm thấy những trách nhiệm công vụ của mình là gánh nặng, và rằng ông chịu khổ vì một mệt mỏi lớn lao. Con trai duy nhất của ông, Commodus, là người kế vị ông, sau quay ra thành một trong những hoàng đế tồi tệ nhất trong đám những hoàng đế xấu, nhưng đã thành công che giấu khuynh hướng xấu xa của mình, xuốt trong thời gian cha mình còn sống. Faustina, vợ của nhà triết học, đã bị buộc tội, có lẽ bất công, về hoàn toàn vô đạo đức, nhưng ông không bao giờ nghi ngờ bà, và sau cái chết của bà, ông đã cố gắng vất vả về sự phong thần cho bà. Ông bức hại những những người Kitô, bởi vì họ bác bỏ tôn giáo đương thời của Nhà nước [24], mà ông xem là cần thiết chính trị. Trong tất cả những hành động, ông đã có lương tâm, nhưng trong hầu hết, ông đã không thành công. Ông là một khuôn mặt cảm động: trong một danh sách gồm những ham muốn tầm thường nên cưỡng lại, một điều trong đó ông tìm thấy quyến rũ nhất là muốn về hưu sống một đời thôn dã yên tĩnh. Với điều này, cơ hội đã không bao giờ đến. Một số những Meditation của ông có ghi ngày lúc trong trại quân, ở những chiến dịch tại những vùng xa xôi, những gian khổ của chúng cuối cùng đã gây ra cái chết của ông.

Đáng chú ý là Epictetus và Marcus Aurelius là hoàn toàn như một trong tất cả những câu hỏi triết học. Điều này cho thấy, mặc dù hoàn cảnh xã hội ảnh hưởng đến triết lý của một thời đại, những hoàn cảnh cá nhân có ảnh hưởng ít hơn là đôi khi đã nghĩ trên triết lý của một cá nhân. Những triết gia thường là những con người với một tầm rộng rãi nhất định của não thức, những người phần lớn có thể giải thích những ngẫu nhiên, bất ngờ trong đời sống riêng tư của họ, nhưng dẫu thế, họ cũng không thể vượt lên trên cái tốt hay cái xấu lớn hơn của thời đại của họ. Trong những thời đại xấu họ phát minh ra những an ủi, trong những thời tốt, quan tâm của họ thuần túy là trí thức.

Gibbon [25], lịch sử chi tiết của ông bắt đầu với những đồi bại của Commodus [26], đồng ý với hầu hết những người viết của thế kỷ mười tám, nhìn giai đoạn của những hoàng đế Antonines [27] như là một thời kỳ hoàng kim. “Nếu một người đã được gọi đến”, ông nói, “để ấn định giai đoạn của lịch sử thế giới, trong đó những điều kiện sống của loài người đã hạnh phúc và thịnh vượng nhất, không do dự, ông sẽ nêu tên giai đoạn kéo dài từ cái chết của Domitian đến sự đăng quang của Commodus”. Khó có thể đồng ý hoàn toàn với phán xét này. Sự tàn ác của chế độ nô lệ đã liên hệ đến đau khổ mênh mông, và đã hút kiệt quệ sức sống của thế giới cổ đại. Có những biểu diễn của những tội nhân nô lệ [28] phải chiến đấu với ác thú, vốn chúng tàn nhẫn quá mức không thể chịu đựng nổi, và đã phải làm mất phẩm cách những đám quần chúng vốn thích thú xem cảnh tượng. Marcus Aurelius, đúng là sự thật, đã ra sắc luật quy định rằng những đấu sĩ phải chiến đấu với những thanh kiếm cùn, nhưng cải cách này đã không sống lâu, và ông đã không làm gì về những chiến đấu với dã thú. Hệ thống kinh tế đã rất xấu, Italy đã ra khỏi canh nông trồng tỉa, và dân cư của Rome phụ thuộc vào việc phân phối miễn phí lúa mì từ các tỉnh. Tất cả những sáng kiến khởi xướng đã tập trung vào vị hoàng đế và những bộ trưởng của ông; trong xuốt phạm vi của đế quốc rộng lớn, không một ai, ngoại trừ thỉnh thoảng một vị tướng nổi loạn, có thể làm bất cứ điều gì ngoài việc tuân phục. Người ta đi về quá khứ tìm những gì là tốt nhất, còn trong tương lai, họ cảm thấy, tốt nhất sẽ là một sự mệt mỏi, và tệ nhất là một kinh hoàng. Khi chúng ta so sánh giọng điệu của Marcus Aurelius với của Bacon, hoặc Locke, hoặc Condorcet, chúng ta thấy sự khác biệt giữa một thời đại mệt mỏi và một thời đại hy vọng. Trong một thời đại hy vọng, những tệ nạn lớn hiện hành, có thể chịu đựng được, bởi vì người ta cho rằng chúng sẽ bị vượt qua, nhưng ở một thời đại mệt mỏi, ngay cả thực tại tốt đẹp cũng bị mất khẩu vị thưởng thức của chúng. Đạo đức của những nhà Stoics phù hợp với thời của Epictetus và Marcus Aurelius, bởi vì tập hợp những tin tưởng của nó là một tập hợp những tin tưởng của sức chịu đựng hơn là hy vọng.

Không nghi ngờ gì thời đại của Antonines đã tốt hơn nhiều so với bất kỳ thời đại nào về sau này cho đến tận thời Phục hưng, nhìn từ quan điểm về hạnh phúc nói chung. Nhưng nghiên cứu kỹ lưỡng cho thấy rằng nó đã không phải thịnh vượng đến như những di tích kiến trúc của nó sẽ đưa người ta đến giả định. Văn minh Hylạp-Lamã đã làm rất ít ấn tượng với những vùng nông nghiệp; nó đã giới hạn một cách thực tiễn với những đô thị. Ngay cả ở những đô thị, đã có một giai cấp vô sản vốn họ chịu đau khổ vì hết sức nghèo đói, và đã có một tầng lớp nô lệ đông đảo. Rostovtseff tóm kết một cuộc thảo luận về những điều kiện xã hội và kinh tế ở những đô thị như sau: [29]

“Hình ảnh này về những điều kiện xã hội của họ thì không hấp dẫn đến giống như hình ảnh từ hình dáng bên ngoài của họ. Ấn tượng chuyển tải từ những nguồn (tài liệu) của chúng ta là sự huy hoàng của những đô thị đã được tạo ra bởi, và tồn tại cho, một thiểu số đúng ra khá nhỏ dân chúng của họ; rằng phúc lợi ngay cả của thiểu số nhỏ này đã dựa trên những cơ sở tương đối yếu, rằng đám đông rộng lớn của dân chúng đô thị, hoặc có một thu nhập rất trung bình, hoặc sống trong nghèo đói cùng cực Trong một từ, chúng ta phải đừng thổi phồng quá đáng về sự giàu có của những đô thị: những mặt bên ngoài của chúng là lừa dối”.

Trên mặt đất, Epictetus nói, chúng ta là những tù nhân, và trong một thể xác trần tục. Theo như Marcus Aurelius, ông thường nói “Nhà ngươi là một linh hồn nhỏ gánh bận một xác thân”. Zeus không thể làm thể xác được tự do, nhưng ông đã cho chúng ta một phần sự linh thiêng của ông. Gót là cha của con người, và chúng ta tất cả là anh em. Chúng ta không nên nói “Tôi là một người Athena” hoặc “Tôi là một người Lamã”, nhưng nên nói “Tôi là một công dân của vũ trụ”. Nếu bạn là một người thân tộc của Caesar, bạn sẽ cảm thấy an toàn, nếu như bạn với tư cách là một người thân tộc của Gót, bạn sẽ cảm thấy an toàn nhiều hơn nữa đến đâu? Nếu chúng ta hiểu rằng chỉ có đức hạnh là cái tốt duy nhất, chúng ta sẽ thấy rằng không có tà ác thực sự nào có thể xảy đến với chúng ta.

Tôi phải chết. Nhưng tôi có phải chết rên rỉ hay không? Tôi phải bị tù. Nhưng tôi cũng có phải than thở hay không? Tôi phải chịu khổ vì bị lưu đày. Vậy sau đó, có thể có bất kỳ một ai hay không là gây trở ngại khiến tôi không thể đi đày với một nụ cười, và một can đảm mạnh mẽ, và với an bình? “Hãy kể cho biết bí mật”. Tôi từ chối không kể cho biết, vì việc này là quyền của tôi. “Nhưng tôi sẽ xích bạn lại”. Bạn nói gì bạn thế, anh bạn? Xích tôi lại? Xích tôi? Chân tôi bạn sẽ xích – đúng, nhưng còn ý chí của tôi – không đâu, ngay đến thần Zeus cũng không thể chinh phục được điều đó. “Tôi sẽ bỏ tù bạn”. Cái mảnh thân thể của tôi, bạn muốn nói? “Tôi sẽ chặt đầu bạn”. Tại sao? Đã khi nào tôi từng nói với bạn rằng tôi là con người duy nhất trên thế giới mà không thể bị chặt đầu?

Đây là những suy nghĩ mà những người theo đuổi triết lý nên suy ngẫm, đây là những bài học họ cần phải chép xuống, ngày qua ngày, họ nên chính họ thực tập những điều này. [30]

Những người nô lệ là bình đẳng với những người khác, bởi vì tất cả giống như những đứa con của Gót.

Chúng ta phải tuân phục Gót như là một công dân tốt tuân phục pháp luật. “Người lính thề không ngưỡng mộ người nào trên Caesar, nhưng chúng ta trước hết phải ngưỡng mộ chính mình”.[31] “Khi bạn xuất hiện trước một người phi thường của trần gian, hãy nhớ rằng có Một-vì-khác nhìn từ trên cao trên những gì đang xảy ra, và bạn phải làm vui lòng Ông-ta hơn là con người này”. [32]

Vậy ai là một Stoics?

Chỉ cho tôi một người được đóng khuôn theo với mô hình của những phán đoán mà ông nói ra, trong cùng một cách như chúng ta gọi một tượng kiểu Phidian là tượng được đúc theo nghệ thuật của Phidias. Chỉ cho tôi một người là người bị bệnh thế nhưng sung sướng, trong tình trạng hiểm nguy nhưng sung sướng, đương chết nhưng sung sướng, bị lưu đày nhưng sung sướng, bị thất sủng ruồng bỏ nhưng sung sướng. Chỉ người ấy cho tôi. Thần linh chứng giám, tôi sẽ sẵn lòng thấy một nhà Stoics. Không, bạn không thể chỉ cho tôi một nhà Stoics đã thành, vậy chỉ cho tôi một người đương trong khuôn đúc, một người đã đặt chân người ấy trên con đường trở thành. Hãy làm cho tôi điều tử tế này, đừng miễn cưỡng cho phép một người già như tôi một cảnh tôi chưa bao giờ nhìn thấy cho đến bây giờ. Cái gì vậy! Bạn nghĩ rằng bạn sẽ chỉ cho tôi thần Zeus của Phidias, hoặc Athena của ông, công trình bằng ngà voi và vàng đó? Một linh hồn là điều tôi muốn; hãy để một ai trong bạn chỉ cho tôi linh hồn của một người, kẻ ấy muốn được là một với Gót, và thôi không đổ lỗi cho Gót, hoặc cho người nữa, để không thất bại gì nữa, để không cảm thấy bất hạnh, để được thoát khỏi tức giận, thèm muốn, và ghen tị – một kẻ (tại sao thu tóm ý nghĩa của tôi?) là người ao ước đổi phận người của mình với của thánh thần, và là người trong cơ thể tệ hại này của ông ta đã có mục đích của ông đặt định trên sự hiệp thông với Gót. Chỉ người ấy cho tôi. Không, bạn không thể.

Epictetus không bao giờ mệt mỏi để chỉ cho chúng ta thấy nên giải quyết như thế nào với những gì chúng ta xem là bất hạnh, mà ông thường xuyên làm bằng những phương tiện của những đối thoại giản dị.

Giống như những người Kitô, ông cho rằng chúng ta nên yêu kẻ thù của chúng ta. Trong tổng quát, chung với những Stoics khác, ông khinh thường lạc thú, nhưng có một thứ hạnh phúc vốn không phải là bị xem thường. “Athens thì đẹp, đúng đấy, nhưng hạnh phúc thì đẹp hơn rất nhiều – Tự do (sau khi) thoát khỏi đam mê và xáo trộn, cái cảm giác công việc của bạn không phụ thuộc vào một ai” (trang 428). Mỗi người là một diễn viên trong một vở kịch, trong đó Gót đã gán cho những phần đóng, nó là nhiệm vụ của chúng ta để đóng phần của chúng ta xứng đáng, bất kể nó có thể là thế nào.

Có sự chân thành và đơn giản rất cao thượng, thấy trong những tác phẩm giữ lại giảng dạy của Epictetus. (Chúng được viết xuống từ những ghi chú của Arrian, học trò của ông). Đạo đức của ông là cao cả và thoát tục; trong một hoàn cảnh trong đó nhiệm vụ chính của một người là cưỡng lại quyền lực của nhà độc tài, sẽ là điều khó mà tìm được bất cứ gì có ích hơn. Trong một số khía cạnh, thí dụ trong sự nhìn nhận tình huynh đệ của con người, và trong sự giảng dạy sự bình đẳng của những nô lệ, nó là vượt cao hơn bất cứ gì được tìm thấy trong Plato, hay Aristotle, hay bất cứ triết gia nào mà có tư tưởng đã khởi hứng từ những Nhà nước Đô thị. Thế giới hiện thực, trong thời của Epictetus, đã rất thấp kém hơn so với Athens của Pericles; nhưng cái ác trong những gì tồn tại đã giải phóng hứng khởi của ông, và thế giới lý tưởng của ông vượt cao hơn của Plato, cũng ngang như thế giới thực tại của ông là thấp kém hơn so với Athens của thế kỷ thứ năm.

Meditations của Marcus Aurelius bắt đầu bằng sự thừa nhận món nợ của ông với ông nội, cha, cha nuôi, nhiều thày dạy khác nhau của ông, và những thần linh. Một số những sự biết ơn, ông liệt kê là hiếu kỳ lạ lùng. Ông đã học (ông nói) từ Diognetus không nghe theo những người làm phép lạ; từ Rusticus, không làm thơ; từ Sextus, để thực hành sự nghiêm trang mà không màu mè mất tự nhiên; từ Alexander, nhà văn phạm học, đừng chữa ngữ pháp tồi ở những người khác, nhưng kể từ sau đó dùng diễn tả đúng; từ Alexander, người theo phái Plato, đừng biện hộ chậm trễ bằng cách viết thư trả lời viện dẫn áp lực công việc bận rộn; từ người cha nuôi của ông, đừng để rơi vào tình yêu với trẻ con trai. Ông nợ những vị thần (ông tiếp tục) rằng ông đã không được nuôi nấng quá lâu với những tì thiếp của ông nội, và đã không làm bằng chứng cho tính cương cường đàn ông của mình quá sớm; rằng đám con cái của ông chúng vừa không ngu ngốc cũng không dị hình dị dạng, rằng vợ của ông biết vâng lời, giàu tình cảm, và đơn giản, và khi ông đến với triết học, ông đã không phí thời giờ với lịch sử, tam đoạn luận, hoặc thiên văn học.

Những gì là phi cá nhân trong Meditations đồng ý chặt chẽ với Epictetus. Marcus Aurelius thì nghi ngờ về sự bất tử, nhưng nói rằng, như là một người Kitô có thể nói: “Bởi vì có thể là ngươi có thể ra đi khỏi đời sống đúng vào thời điểm này, hãy điều chỉnh mọi hành động và tư tưởng sao cho phù hợp”. Đòi sống trong hài hòa với vũ trụ là những gì là tốt; và hài hòa với vũ trụ thì cũng là một điều như phục tùng trước ý chí của Gót.

“Tất cả mọi thứ hài hòa với tôi đó là hài hòa với nhà ngươi, Ô Vũ trụ. Không gì đối với tôi là quá sớm hoặc quá muộn, vốn là đến đúng thời gian với nhà ngươi. Mọi thứ là trái cây với tôi vốn những mùa nhà ngươi mang đến, Ô Tự nhiên:. Từ ngươi là tất cả những sự vật, trong ngươi là tất cả mọi sự vật, với ngươi là tất cả sự vật quay về lại. Nhà thơ nói: hỡi đô thị thân yêu của Cecrops; và không phải hay sao – bạn nói, hỡi đô thị thân yêu của thần Zeus?”.

Người ta thấy rằng Đô thị của Gót của Augustine (về sau này) đã một phần được lấy từ vị hoàng đế ngoại đạo.

Marcus Aurelius tin chắc rằng Gót ban cho mỗi người một quỉ thần [33] đặc biệt, như kẻ hướng dẫn của mỗi người – một tin tưởng vốn sẽ tái xuất hiện trong thiên thần bảo hộ của đạo Kitô. Ông tìm thấy sự an tâm trong tư tưởng về vũ trụ như một toàn bộ đan chặt vào nhau, ông nói, nó là một sinh vật sống, có một thực thể và một linh hồn. Một trong những châm ngôn của ông là: “Thường xuyên xem xét sự liên kết của tất cả mọi thứ trong vũ trụ”. “Dù bất cứ điều gì có thể xảy ra cho nhà ngươi, nó đã được sửa soạn cho ngươi từ tất cả vô thủy vô chung, và ý nghĩa của những nguyên nhân là từ vô thủy đã quay guồng mối chỉ của sự sống nhà ngươi”. Có đi với điều này, mặc dù đại vị của ông trong nhà nước Lamã, nhà Stoics tin tưởng vào nhân loại như một cộng đồng: “đô thị và đất nước của tôi, cho đến mức như tôi là Antoninus, là Rome, nhưng cho đến mức như tôi là một người, nó là thế giới”. Có khó khăn vốn người ta tìm thấy trong tất cả những nhà Stoics, về sự hòa giải thuyết tất định với sự tự do của ý chí. “Con người tồn tại vì lợi ích của người này với người kia”, ông nói, khi ông đương suy nghĩ đến nhiệm vụ của ông như là người cai trị. “Sự tà ác của một người không làm hại đến một người khác”, ông nói trên cùng một trang sách, khi ông đương suy nghĩ về học thuyết rằng duy chỉ có ý chí đức hạnh là tốt. Ông đã không bao giờ suy diễn rằng sự tốt lành của một người không làm được gì tốt cho người khác, và rằng ông sẽ không gây hại cho bất kỳ ai, nhưng chỉ chính mình, nếu trong trường hợp như ông đã cũng xấu ác như là một hoàng đế như Nero; ấy thế nhưng đây là kết luận xem ra dẫn tiếp đến theo.

“Điểm đặc thù với con người”, ông nói, “là yêu ngay cả những người làm điều sai lầm. Và điều này xảy ra, khi họ làm sai, nếu nó xảy ra với ngươi rằng họ là những kẻ thân thuộc, và họ làm sai qua sự thiếu hiểu biết và không định ý, và rằng chẳng bao lâu cả hai ngươi đều sẽ chết; và trên tất cả, rằng kẻ-làm-sai-trái đã không làm hại ngươi, vì hắn đã không làm khả năng điều khiển của nhà ngươi tồi tệ hơn so với trước đó nó đã là”.

Và đây nữa: “Hãy yêu nhân loại, hãy đi theo Gót … và là đủ để nhớ rằng Luật cai trị tất cả”.

Những đoạn văn này đưa ra rất rõ những mâu thuẫn vốn thừa hưởng từ đạo đức và gót học của những Stoics. Một mặt, vũ trụ là một toàn bộ duy nhất tất định cứng nhắc, trong đó tất cả những gì xảy ra là kết quả của những nguyên nhân trước đó. Mặt kia, cá nhân sẽ là hoàn toàn tự trị, và không ai có thể bị đẩy vào phạm tội lỗi do những nguyên nhân từ bên ngoài. Đây là một mâu thuẫn, và có một mâu thuẫn thứ hai gắn liền chặt chẽ với nó. Bởi vì ý chí là tự trị, và chỉ mình ý chí đức hạnh là tốt, một người không thể làm tốt hoặc gây tổn hại cho kẻ khác, do đó lòng nhân từ là một ảo ảnh. Phải nói một vài điều gì đó về mỗi mâu thuẫn này.

Mâu thuẫn giữa ý chí tự do và chủ thuyết tất định là một trong những mâu thuẫn chạy xuyên qua triết học từ những buổi ban đầu cho đến thời chúng ta, khoác nhiều hình dạng khác nhau ở những thời điểm khác nhau. Giờ đây, hình dạng của những Stoics là quan tâm của chúng ta.

Tôi nghĩ rằng một nhà triết học Stoics, nếu chúng ta có thể làm ông ta chịu nhận một thẩm vấn theo lối Socrate, sẽ bảo vệ quan điểm của ông hoặc ít hoặc nhiều như sau: Vũ trụ là một Hữu thể sinh động duy nhất, có một linh hồn mà cũng có thể được gọi là Gót hay Lý Trí. Như một tổng thể, Hữu thể này là tự do. Gót quyết định, từ đầu tiên, rằng Ông ta sẽ hành động theo như những luật tổng quát cố định, nhưng Ông đã chọn những luật như thế để sẽ có những kết quả tốt nhất. Đôi khi, trong những trường hợp đặc biệt, những kết quả không là hoàn toàn như mong muốn, nhưng bất tiện này đáng bõ công chịu đựng, như trong những điều lệ của pháp luật con người, vì mục đích của sự thuận lợi của tính cố định lập pháp. Một hữu thể con người là có phần lửa cháy, có phần đất sét thấp hơn, miễn là chừng nào anh ta là lửa cháy (ở bất kỳ tỷ lệ nào khi nó thuộc chất lượng tốt nhất), anh là phần của Gót. Khi phần thiêng liêng của một người thực hành ý chí một cách đạo đức, ý chí này là phần của Gót, vốn nó là tự do, thế nên trong những trường hợp này, ý chí con người cũng là tự do.

Đây là một trả lời hay, cho đến một điểm, nhưng nó bị vỡ xuỗng khi chúng ta xem xét những nguyên nhân của những ý muốn của chúng ta. Chúng ta đều biết, như một vấn đề của sự kiện thực nghiệm, lấy thí dụ, chứng ăn khó tiêu có ảnh hưởng xấu đến đức hạnh của một người, và rằng, bằng những loại thuốc phù hợp ép phải uống, sức mạnh-ý chí có thể bị phá hủy. Lấy trường hợp ưa chuộng của Epictetus, một người bị một bạo chúa bất công nhốt vào tù, vốn nó đã có nhiều thí dụ trong những năm gần đây hơn trong bất kỳ một thời kỳ nào của lịch sử con người. Một số những người này đã hành động với sự anh hùng của Stoics, một số, đúng ra có nhiều phần bí ẩn, đã không hành động như thế. Nó đã trở thành rõ ràng, không chỉ là tra tấn đủ mức sẽ phá vỡ gần như bất kỳ dũng cảm nào của con người, nhưng cũng có morphin hay cocaine có thể giảm thu một người về sự ngoan ngoãn dễ bảo. Trong thực tế, ý chí chỉ là độc lập với bạo chúa, miễn là chừng nào bạo chúa thì không biết khoa học. Đây là một thí dụ cực đoan, nhưng cùng những lập luận vốn chúng có ở phía nghiêng thuận lợi về cho thuyết tất định trong thế giới vô tri vô giác, cũng có trong lĩnh vực của những ý muốn con người nói chung. Tôi không nói – Tôi không nghĩ – rằng những lập luận này là ngã ngũ kết luận, tôi chỉ nói rằng chúng có sức mạnh ngang nhau trong cả hai trường hợp, và rằng không thể có lý do tốt đẹp khi chấp nhận chúng trong một lĩnh vực và loại bỏ chúng trong một lĩnh vực khác. Nhà Stoics, khi ông là dấn mình vào việc thúc đẩy một thái độ khoan hồng với những người tội lỗi, ông sẽ cố gắng thuyết phục rằng tội lỗi là một hậu quả của những nguyên nhân trước đây, đó là chỉ có ý chí đạo đức vốn xem dường với anh ta là tự do. Điều này, tuy nhiên, là bất nhất, không phù hợp. Marcus Aurelius giải thích đức hạnh của riêng ông là do ảnh hưởng tốt của cha mẹ, ông bà, và những thày dạy; ý chí tốt là kết quả của nhiều nguyên nhân trước đây cũng như ý chí xấu. Nhà Stoics có thể nói thành thật rằng triết lý của ông là một nguyên nhân của đức hạnh có trong những người áp dụng nó, nhưng nó có vẻ là nó sẽ không có hiệu ứng mong muốn này trừ khi có một trộn lẫn nào đó nhất định của sai lầm trí thức. Sự nhận thức rằng đức hạnh và tội lỗi là giống như nhau là kết quả không thể tránh khỏi của những nguyên nhân trước đó (như nhà Stoics đã hẳn chủ trương) thì có thể có một tác dụng làm tê liệt phần nào về nỗ lực đạo đức.

Bây giờ tôi đến mâu thuẫn thứ hai, rằng nhà Stoics, trong khi ông rao giảng lòng nhân từ, về mặt lý thuyết, chủ trương rằng không có người nào có thể làm hoặc tốt hoặc gây tổn hại đến người khác, vì chỉ một mình ý chí đạo đức là tốt, và ý chí đạo đức độc lập với những nguyên nhân bên ngoài. Mâu thuẫn này rõ ràng hơn mâu thuẫn kia, và đặc biệt hơn với những nhà Stoics (gồm cả những nhà đạo đức Kitô nhất định nào đó). Giải thích của họ không ghi nhận đó là giống như nhiều người khác, họ đã có hai hệ thống của đạo đức, một thượng hảo hạng tinh tế cho chính riêng họ, và là một dưới thấp hơn cho “những dòng giống thấp kém hơn không luật pháp”. Khi triết gia Stoics suy nghĩ về mình, ông cho rằng hạnh phúc và tất cả những gì được gọi là tốt đẹp khác của thế gian là không có giá trị gì; ông thậm chí còn nói rằng mong muốn hạnh phúc là trái với tự nhiên, nghĩa là nó liên quan đến việc thiếu nhẫn nhục cam chịu theo ý muốn của Gót. Nhưng như một người thực tiễn, cai quản đế quốc Lamã, Marcus Aurelius cũng hoàn toàn biết rằng loại sự việc này sẽ không làm nên gì. Đó là nhiệm vụ của ông để thấy rằng những con thuyền chở lúa mì từ châu Phi đến Rome đúng chuyến, rằng những biện pháp được làm theo nhằm giảm đau khổ bệnh dịch gây ra, và rằng những địch quân giống man rợ không được cho phép vượt qua biên giới. Đó là nói rằng, trong khi đối phó với những sự việc đó của những thần dân của mình vốn ông không xem họ là những triết gia Stoics, thực sự hoặc có tiềm năng, ông chấp nhận những tiêu chuẩn trần tục thông thường về những gì là tốt hay xấu. Đó là bằng cách áp dụng những tiêu chuẩn này khiến ông đi đến thi hành công vụ của mình như là một nhà cai quản. Điều kỳ lạ là nhiệm vụ này, tự nó, thì nằm trong lĩnh vực cao hơn của những gì mà nhà hiền triết Stoics nên làm, mặc dù nó được suy ra từ một đạo đức vốn nhà hiền triết Stoics xem như đã nhầm lẫn cơ bản.

Trả lời duy nhất mà tôi có thể tưởng tượng với khó khăn này, là một trả lời vốn nó có lẽ là lôgích không công kích được, nhưng không phải là rất chính đáng. Tôi nghĩ, nó sẽ được Kant đưa ra, người có hệ thống đạo đức rất tương tự như của những nhà Stoics. Đúng vậy, ông có thể nói, không có gì là tốt ngoại trừ ý chí tốt, nhưng ý chí là tốt khi nó được hướng tới những cứu cánh nào đó, vốn mà trong tự chính chúng là không khác biệt. Vấn đề không phải là liệu ông A hạnh phúc hay không hạnh phúc, nhưng tôi, nếu tôi là đức hạnh, sẽ hành động trong một cách mà tôi tin rằng sẽ làm cho ông ta hạnh phúc, bởi vì đó là những gì luật đạo đức ra lệnh bắt phải. Tôi không thể làm cho ông A đạo đức, bởi vì đức hạnh của ông phụ thuộc chỉ vào tự mình ông mà thôi, nhưng tôi có thể làm điều gì đó hướng tới làm cho ông ta hạnh phúc, hoặc giàu có, hoặc học thức, hoặc khỏe mạnh. Đạo đức học của những Stoics do đó có thể được phát biểu như sau: có những sự việc nào đó vốn thông tục xem là những điều tốt, nhưng đây là một lầm lẫn, những gì tốt là một ý chí được hướng tới sự đảm bảo những điều tốt “giả mạo” này cho người khác. Học thuyết này không liên quan đến mâu thuẫn lôgich, nhưng nó sẽ mất tất cả chính đáng nếu chúng ta chân thực tin rằng những gì thông thường được coi là điều tốt là vô giá trị, bởi vì trong trường hợp đó ý chí đạo đức cũng có thể được hướng đến những cứu cánh hoàn toàn (đối nghịch) khác.

Có đó, trong thực tế, một yếu tố của thái độ coi thường một-điều-gì đó vì nó không thể có được, trong Stoicism. Chúng ta không thể hạnh phúc, nhưng chúng ta có thể là tốt, chúng ta hãy cùng nhau giả vờ rằng do đó, miễn là chừng nào chúng ta là tốt, có hay không hạnh phúc là không thành vấn đề. Học thuyết này là quả cảm, và, trong một thế giới xấu, là hữu ích, nhưng nó không phải hoàn toàn đúng, trong một ý nghĩa cơ bản, và cũng không hoàn toàn chân thành.

Mặc dù sự quan trọng chính của Stoics là đạo đức, đã có hai khía cạnh, trong đó giảng dạy của họ trổ hoa trái trong những lĩnh vực khác. Một trong số này là lý thuyết về tri thức; cái kia là học thuyết về pháp luật tự nhiên và những quyền tự nhiên.

Trong lý thuyết về tri thức, bất kể Plato, họ chấp nhận tri giác; những sự lầm lẫn của những giác quan, họ chủ trương, đã thực sự là do phán đoán sai lầm, và có thể tránh được với chút cẩn thận. Một triết gia Stoics, Sphaerus, một học trò trực tiếp của Zeno, có lần được vua Ptolemy mời ăn tối, nhà vua có nghe nói về học thuyết này, đã đưa cho vị khách một quả lựu làm bằng sáp. Vị triết gia tiến hành cố gắng ăn nó, trong khi đó nhà vua cười ông ta. Ông trả lời rằng ông đã có cảm giác không chắc chắn đó là một quả lựu thực, nhưng đã nghĩ rằng khó có thể có gì nếu không ăn được lại đem lên bàn ăn của hoàng gia [34]. Trong câu trả lời này, ông gọi đến một sự phân biệt Stoics, giữa những điều có thể được biết đến với sự chắc chắn trên cơ sở của tri thức, và những gì, trên cơ sở này, là chỉ có thể xảy ra. Trên toàn bộ, học thuyết này là lành mạnh và khoa học.

Một học thuyết khác của họ trong tri thức luận, đã có ảnh hưởng nhiều hơn, mặc dù có nhiều vấn đề hơn. Đây là tin tưởng của họ về những ý niệm và nguyên lý bẩm sinh. Lôgích Hylạp đã toàn bộ là diễn dịch, và điều này nêu lên câu hỏi về những tiền đề đầu tiên. Những tiền đề đầu tiên đã, ít nhất là một phần, là tổng quát, nói chung, và không phương pháp đã có nào để chứng minh chúng. Những nhà Stoics cho rằng có một số những nguyên lý nào đó vốn chúng là hiển nhiên ngời sáng, và được tất cả mọi người thừa nhận; chúng có thể, như trong Elements của Euclid, được làm cơ sở của phép diễn dịch. Những ý tưởng bẩm sinh, tương tự như vậy, có thể được sử dụng như là khởi điểm của những định nghĩa. Quan điểm này đã được chấp nhận trong xuốt thời Trung cổ, và thậm chí bởi Descartes.

Học thuyết về quyền tự nhiên, như nó xuất hiện vào thế kỷ thứ mười sáu, mười bảy, và mười tám, là một hồi sinh của một học thuyết Stoics, mặc dù với những sửa đổi quan trọng. Những nhà Stoics đã là những người phân biệt jus naturale với jus gentium. Luật tự nhiên đã được bắt nguồn từ những nguyên lý đầu tiên của loại đã giữ làm nền tảng cho tất cả những kiến thức tổng quát. Những nhà Stoics chủ trương rằng do bản chất tất cả mọi người đều bình đẳng. Marcus Aurelius, trong Mediations của ông, ủng hộ “một chính thể trong đó có cùng một luật cho tất cả, một chính thể được quản trị với sự chú ý đến những quyền bình đẳng và tự do bình đẳng về ngôn luận, và chính phủ nhà vua vốn nó tôn trọng trước nhất đến tự do cho tất cả những thần dân”. Đây đã là một lý tưởng vốn đã không có thể thể hiện cho được nhất quán trong Đế quốc Lamã, nhưng nó có ảnh hưởng đến pháp luật, đặc biệt trong việc cải thiện tình trạng của phụ nữ và nô lệ. đạo Kitô đã tiếp nhận lấy phần này của giảng dạy Stoics cùng với nhiều những phần còn lại. Và đến cuối cùng, trong thế kỷ XVII, cơ hội đã đến để chống lại chế độ chuyên quyền một cách hữu hiệu, những học thuyết Stoics về pháp luật tự nhiên và bình đẳng tự nhiên, trong áo quần đạo Kitô của chúng, đã thụ đắc được một lực lượng thực tiễn, vốn nếu trong thời cổ đại, ngay cả một vị hoàng đế cũng không thể cung cấp cho chúng được.


Lê Dọn Bàn tạm dịch  bản nháp thứ nhất
(May, 2011)






[1] Vẫn được biết trước đây là trường phái hay chủ nghĩa Khắc kỷ
[2] Hellenizing
[3] CTTG – Gilbert Murray, Triết học Stoics (1915), p. 25.

[4] Lawgiver
[5] Cleanthes (331-232 TCN): là một học trò và kế tục của Zeno.
[6] Dư luận tổng quát là Kant lãnh đạm với người em trai.
[7] CTTG – Về những nguồn của những gì tiếp sau, xem Bevan, Những tôn giáo của Hylạp về sau, trang 1 ff.
[8] Right Reason, Luật tổng quát về Tự nhiên (giản lướch hiện tượng trong vòng những giới hạn của mọt luật tổng quát (A General Law.)
[9] Destiny
[10] Providence
[11] Chrysippus (280-206 TCN): Born at Soli in Cilicia, Chrysippus studied under Cleanthes at Athens, succeeding him in 232 as the third head of the Stoic school founded by Zeno
[12] Hymn to Zeus.
[13] The hypothetical syllogism:
Nếu P → Q. Nếu Q → R; Vậy (Nếu P; Q), P → R.
[14] A disjunctive syllogism, modus tollendo ponens:
A là B hay C- A không là C – Thế nên, A là B.
[15] Disjunction.
[16] declension
[17] CTTG – Xem Barth, Die Stoa, bản in thứ 4, Sturtgart, 1922.
[18] CTTG – ibid.
[19] CTTG – Bevan, Stoics and Sceptics, trang 88.
[20] CTTG – Ông ước tính rằng bằng cách chèo thuyền về phía tây từ Cadiz, có thể đến được India, sau 70.000 stades. “Điều nhận xét này là nền tảng tối hậu của sự tự tin của Columbus”. Tarn, Văn minh Hylạp, trang 249.
[21] CTTG – Giải thích trên của Posidonius chủ yếu dựa vào Chương III của Edwyn Bevan, Stoics and Sceptics.
[22]Từ năm 61 đến 63 CN, Boadicea lãnh đạo người Iceni Celt trong một cuộc chiến tranh hào hùng chống lại những người Lamã xâm lăng. Từ năm 43, La Mã dưới thời Hoàng đế Claudius đã xâm chiếm vương quốc của họ ở Đông Anglia. Vào năm 61, Prasutagus, chồng của Boadicea và vua của Iceni chết. Một vụ tranh chấp theo sau, trong thời gian đó, Boadicea đã bị các binh sĩ Lamã công khai đánh đập, và hai con gái của bà bị hãm hiếp. Bị xúc phạm, dân chúng Iceni đã nổi dậy với nữ hoàng Boadicea của họ. Cuộc nổi dậy này thành công và Lamã đã gần như đánh bại. Hai năm sau, do ưu thế kỹ thuật quân sự, quân đội Lamã đã phá tan cuộc nổi dậy, tái lập cai trị. Trong gần hai năm vinh quang, Boadicea đã đánh phá các khu định cư Lamã ở đất Anh; cho đến ngày nay, bà vẫn được xem là người nữ anh thư đệ nhất của nước Anh. Tương tự như hai bà Trưng của Việt Nam với quân Tàu và thái thú Tô Định, thời Đông Hán.

[23] Suy ngẫm
[24] Những người Kitô đã bị xem là vô thần, vì họ chỉ thờ Gót của họ, nhưng dĩ nhiên ngoan cố từ chối các Gót của nhà nước Lamã thời ấy.

Là một hoàng đế có trí tuệ, tư tưởng sâu sắc và nhân đạo, Marcus Aurelius không có thiện cảm với những người theo đạo Kitô. Với ông, họ là những kẻ mê muội với một mớ tin tưởng mù quáng; đã cuồng tín liều chết vì đạo; về phương diện chính trị và xã hội – là những người cứng đầu, ngoan cố từ chối không chịu hòa nhập với cộng đồng lớn rộng hơn đó là đế quốc Lamã. Marcus Aurelius nhìn đế quốc của mình như một liên minh của nhân dân toàn thế giới văn minh, vậy nên những tín đồ Kitô là những kẻ cực đoan nguy hiểm, tự tách riêng, là những kẻ đã tìm cách làm suy yếu liên minh này chỉ vì lợi ích của những tin tưởng riêng của tôn giáo của họ. Chúng ta có thể phỏng đoán các hoàng đế Việt Nam, Minh Mạng đến Tự Đức, những người theo tư tưởng Khổng học, hẳn cũng có những khó khăn tương đồng với Marcus Aurelius, một hiền giả Stoics, đối với vấn đề do những tín đồ Kitô đem lại.
[25] Edward Gibbon (1737-1794): sử gia, học giả duy lý người Anh, nổi tiếng với bộ The History of the Decline and Fall of the Roman Empire (1776–88). Trong bộ sử đồ sộ này – Gibbon – người được gọi là “sử gia hiện đại về cổ đại La mã”, khi phân tích các lý do chính đã làm đế quốc La mã xụp đổ, ngoài các lý do về chính trị, quân sự, và kinh tế – ông trình bày và phê phán cho thấy đạo Kitô là nguyên nhân về tinh thần và văn hóa, tôn giáo này đã gây nên sự bất ổn định, phá hủy sự bền vững, ăn mòn dần, cuối cùng đưa tới sự xụp đổ của đế quốc.

Gibbon biện luận rằng đạo Kitô dựng trên một tin tưởng vào đời sống ở thế giới bên kia, đã nuôi lớn trong những công dân Roman một thái độ lãnh đạm với thế sự, và thực tại, nên dần hút cạn tình cảm yêu đất nước, đặc biệt làm khô chết lòng khát khao hy sinh cho đế quốc. Và cũng như các nhà tư tưởng thời Khai sáng, ông khinh miệt giai đoạn nhà thờ Trung cổ kiếm soát tư tưởng – tạo một xã hội đen tối – lúc nhúc bọn thày chăn chiên Kitô, đầy mê tín dị đoan, và ác độc.

Ông cũng thách thức các tài liệu lịch sử của nhà thờ – vốn cho đến thời ông, vẫn một chiều và độc quyền viết – về lịch sử nhà thờ trong đế quốc La mã – đặc biệt là thời khởi đầu với số lượng những kẻ chết vì đạo – vốn nhà thờ đã tuyên truyền nên thổi phồng sự thật; dùng các tài liệu khách quan, ngoài nhà thờ, ông cũng cho thấy – trong đế quốc La Mã – những người không Kitô (Paganism) đã là khoan dung, trái lại chính những người Kitô mới là bất khoan dung, vì tính chất tôn giáo độc tôn và những giáo điều tín ngưỡng độc đoán.

[26] Lucius Aurelius Commodus (161-192 CN) – hoàng đế La mã, con và người kế vị của Marcus Aurelius.
[27] Antonines: Antonines là tên gọi chung bốn hoàng đế Roman, trị vì từ 138 đến 192 TCN: Antoninus Pius, Marcus Aurelius, Lucius VerusCommodus.
[28] Gladiator: thực sự là những tù nhân chiến tranh, nô lệ, hay những tội nhân đặc biệt, được chọn riêng cho tập luyện võ nghệ, sau đó được đem cho đánh lẫn nhau, hoặc với các thú dữ, tại các trường đấu công cộng để tiêu khiển và giải trí cho quần chúng – thời cổ La Mã.
[29] CTTG – Rostovtseff, Lịch sử xã hội và kinh tế của đế quốc Lamã, trang 179.
[30] CTTG – Trích từ Oates, op. cit., trang 225-26.
[31] CTTG – ibid., p. 251
[32] CTTG – ibid., p. 280
[33] daemon.
[34] CTTG – Diogenes Laertius, Vol. VII, tr 177.