Wednesday, April 27, 2022

William Shakespeare – Sonnet 66


Sonnet 66

William Shakespeare

 

 

 

 

 

Sonnet 66


Chán chường với tất cả những điều này, tôi kêu gọi cái chết an bình,

khi người xứng đáng ra đời chịu phận kẻ ăn xin khốn cùng,

và người rỗng tuếch đỏm đáng khoe khoang giàu có,

và lòng tin thuần khiết bị hắt hủi khốn nạn,

và vinh dự vàng son ban tặng cho nhơ nhuốc,

và những phụ nữ trong lành bị đoạ thân gái điếm,

và  hoàn toàn ngay thẳng bị vu khống sỉ nhục,

và những lành mạnh bị đám khập khiễng làm tật nguyền,

và nghệ thuật bị uy quyền khóa lưỡi bịt miệng,

và xuẩn ngốc, đóng vai bác học sành sỏi,

và sự thật đơn giản bị tráo tên với xuềnh xoàng nông cạn,

và tốt lành bị ác độc cai quản giam giữ.

 

Kiệt sức, mệt mỏi, chán chường tất cả những điều này và muốn thoát chúng mà đi,

chỉ tiếc nếu chết, phải bỏ lại người tôi yêu một mình trơ trọi

 

Saturday, April 23, 2022

Shapiro – Suy Nghĩ Về Toán Học (04)

Suy Nghĩ Về Toán Học

(Triết Học của Toán Học)

 Stewart Shapiro

←...tiếp theo)

 



  

4

NHỮNG ĐỐI LẬP GẦN: KANT VÀ MILL

 

1. Định hướng lại

 

Chúng ta tiếp tục câu chuyện còn dở dang của chúng ta trong thế kỷ 18, với Immanuel Kant. Tất nhiên, đã có hoạt động triết học đáng kể trong thời Cổ, sau Aristotle và qua thời Trung cổ, nhưng nó đã không nhiều tập trung trực tiếp trên toán học.[1]

 

Thế kỷ 17 đã thấy những cách mạng lớn trong khoa học và toán học, qua những người như Rene Descartes, Isaac Newton và Gottfried Wilhelm Leibniz. Kant đã trong một vị trí để nhận lấy sự đo lường triết học của những phát triển khoa học mới. Những đòi hỏi của vật lý đang nổi lên đã dẫn đến sự phát triển của những nhánh toán học mới và đến những khái niệm mới của những nhánh toán học truyền thống. Những sáng kiến chủ yếu gồm những phương pháp mới của toán phân tích liên kết hình học với đại số học và số học (Pierre Fermat và Descartes), và sự phát triển của calculus (Newton và Leibniz) cho sự nghiên cứu của lực hấp dẫn và chuyển động. Nghiên cứu vừa kể sau đòi hỏi những khái niệm về liên tục, đạo hàm và giới hạn, trong số đó không khái niệm nào đặt vừa vặn được vào trong những mô hình toán học trước đó. (Xem Mancosu 1996 cho một giải quyết minh bạch về toán học và triết học của nó trong thế kỷ 17).

Friday, April 22, 2022

Jayatilleke - Tư Tưởng Đạo Phật Từ Những Mặt Nhìn Khác Biệt (01)

Tư Tưởng Đạo Phật Từ Những Mặt Nhìn Khác Biệt

(Facets Of Buddhist Thought)

K. N. Jayatilleke

(1920 – 1970)

 

 

Lời Tựa

 

Sau hơn một thế kỷ của học thuật phương Tây nghiên cứu đạo Phật, đại diện cho một cố gắng để làm sáng tỏ những bí ẩn xung quanh những giảng dạy của đức Phật Gotama, Giáo sư K.N. Jayatilleke, với Early Buddhist Theory of Knowledge (1963) của ông, đã mở ra một chương mới trong sự diễn giải của nó. Cho đến khi công trình quan trọng lớn này được xuất bản, hầu hết những học giả phương Tây nghiên cứu đạo Phật, đặc biệt là những người bắt đầu với Mahāyāna, và trong hầu hết những trường hợp, đã tự giới hạn họ trong Mahāyāna, dùng những khái niệm có sẵn trong những truyền thống duy ý cũng như hiện sinh của Tây Europe trong diễn giải của họ về đạo Phật. Rất ít người đã bạo dạn để so sánh đạo Phật với những nguyên lý học thuyết của những truyền thống duy nghiệm và thực chứng, ngoại trừ Giáo sư T.W. Rhys Davids, người một mình, nghiên cứu những bài thuyết giảng sớm nhất của đức Phật, đôi khi đã nhận xét được những điểm tương đồng của chúng. Sau khi được đào luyện trong những trường triết học duy nghiệm và phân tích ở England, và dưới ảnh hưởng trực tiếp của Ludwig Wittgenstein tại Cambridge, Jayatilleke đã là người đầu tiên đem cho một phân tích và diễn giải toàn diện về những suy diễn tri thức học của đạo Phật ban đầu, đem cho một chiều hướng mới cho sự diễn giải của đạo Phật ban đầu, và làm sáng rõ sự liên quan của nó với thời nay. Sự đào tạo xuất sắc của Jayatilleke trong những Ngôn ngữ Phương Đông, đặc biệt là Pali và Sanskrit, và chuyên môn của ông trong những truyền thống triết học phương Tây đã kết hợp, khiến ông trở nên độc nhất trong số những học giả Phật học và đã cho ông khả năng để nhận thức những khuynh hướng tư tưởng trong đạo Phật vốn đã bị nhấn chìm như một kết quả của hàng thế kỷ của truyền thống, cả Theravāda và Mahāyāna.