Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari
Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người
4
Trận Lụt
Lớn
Trước cuộc
Cách mạng Nhận thức, tất cả con người của tất cả mọi loài đều hoàn toàn sống trên
những vùng đất rộng của Asia-Africa. Đúng thế, họ đã định cư trên một vài hòn đảo
bằng cách bơi qua những quãng nước ngắn, hoặc vượt qua chúng trên những bè ứng
biến tự chế. Đảo Flores, lấy thí dụ, đã bị chiếm làm thuộc địa đã từ lâu, khoảng
850.000 năm trước đây. Tuy nhiên, họ không có khả năng mạo hiểm ra biển khơi,
và chưa ai đã từng đến America, Australia, hay những đảo biển xa xôi như
Madagascar, New Zealand và Hawaii.
Rào cản của biển đã ngăn chặn không chỉ con người nhưng cũng cả nhiều loài động vật và thực vật Asia-Africa khác đều không đến được ‘Thế giới Vòng Ngoài” này. Kết quả là, những sinh vật của vùng đất xa xôi như Australia và Madagascar đã tiến hóa trong sự cô lập trong hàng triệu triệu năm, tiếp nhận những hình dạng và tính chất rất khác biệt với của những họ hàng xa của chúng ở Asia-Africa. Hành tinh Đất đã được phân thành nhiều những hệ sinh thái khác biệt, mỗi hệ gồm một kết tập đặc biệt của động vật và thực vật. Homo Sapiens đã đang sắp sửa đưa đến một chấm dứt cho sự thịnh vượng sinh học này.
Tiếp theo sau Cách mạng
Nhận thức, Sapiens đã thu nhận kỹ thuật, kỹ năng tổ chức, và có lẽ ngay
cả tầm nhìn cần thiết để thoát ra khỏi Asia-Africa và định cư ở Thế giới Vòng
Ngoài. Thành tích đầu tiên của họ là thuộc địa châu Australia khoảng 45.000 năm
trước đây. Những nhà chuyên môn đã bị thúc ép để giải thích kỳ công này. Để đến
được Australia, con người đã phải vượt qua một số eo biển, một vài rộng hơn một
trăm cây số, và khi đến nơi họ phải thích ứng gần như qua đêm với một hệ sinh
thái hoàn toàn mới.
Lý thuyết hợp lý nhất
nêu rằng, khoảng 45.000 năm trước đây, những Sapiens sống ở quần đảo
Indonesia (một nhóm những đảo biệt lập với đất liền Asia và tách biệt nhau bởi
những eo biển hẹp) đã phát triển những cộng đồng đi biển đầu tiên. Họ đã học được
cách để đóng và điều động thuyền đi biển và trở thành những người đánh cá biển
khơi, những người buôn bán, và những người thám hiểm. Điều này đã gây nên một sự
chuyển biến chưa từng có về những khả năng và những lối sống của con người. Mỗi
loài động vật lớp có vú khác mà trở nên đi biển được – hải cẩu, bò biển, cá heo
– đã phải tiến hóa hàng aeon để phát triển những cơ quan chuyên biệt và
một cơ thể theo thủy động lực học. Những Sapiens ở Indonesia, hậu duệ của
những apes sống trên đồng cỏ nhiệt đới Africa, đã trở thành những người đi biển
Pacific mà không phải phát triển chân chèo, không cần phải chờ đợi cho mũi của
mình chuyển lên đến đỉnh đầu của họ như loài cá voi đã làm. Thay vào đó, họ đã
đóng thuyền và học cách chèo lái chúng. Và những kỹ năng này cho phép họ đến được
và định cư ở Australia.
Đúng, những
nhà khảo cổ chưa khai quật được những bè mảng, những mái chèo, hay những làng
chài có năm tháng đến 45.000 năm ngược về trước (rất khó để họ sẽ tìm được, vì
mực nước biển đã dâng cao, chôn bờ biển Indonesia thời cổ chìm sâu dưới một
trăm mét của nước biển). Tuy nhiên, có bằng chứng gián tiếp mạnh mẽ ủng hộ thuyết
này, đặc biệt sự kiện là trong hàng nghìn năm sau khi định cư ở Australia, Sapiens
đã thành lập thuộc địa, trên một số lượng lớn những đảo nhỏ và biệt lập ở Bắc của
Australia. Một số, chẳng hạn như Buka và Manus, cách biệt với đất liền gần 200
km đường biển khơi. Thật khó để tin rằng bất cứ ai có thể đến được và dựng thuộc
địa ở Manus nếu không có những thuyền đi biển tinh xảo, và kỹ năng dùng buồm.
Như đã đề cập trước đó, cũng có bằng chứng vững chắc về thương mại trên biển,
thường xuyên giữa một số những hòn đảo này, chẳng hạn như những đảo New Ireland
và New Britain (trong quần đảo Papua New Guinea) [1]
Cuộc hành trình của những người đầu tiên đến
Australia là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử, ít nhất
cũng quan trọng như cuộc hành trình Columbus đến America, hay cuộc thám hiểm của
Apollo II lên mặt trăng. Đó đã là lần đầu tiên bất cứ con người nào đã xoay sở
để rời hệ thống sinh thái Asia-Africa – thực sự, lần đầu tiên của bất kỳ động vật
lớn nào thuộc lớp có vú sống trên cạn đã tìm cách vượt đất liền Asia-Africa đến
Australia. Ngay cả quan trọng hơn là những gì những con người tiên phong đã làm
trong thế giới mới này. Thời điểm những người săn bắn hái lượm đầu tiên đặt
chân trên một bãi biển của Australia là thời điểm mà Homo Sapiens đã leo lên nấc thang đỉnh của chuỗi thức ăn như chính
những sinh vật trên một vùng đất bao la đặc biệt, và từ đó về sau đã trở thành
loài nguy hiểm cực kỳ nhất trong lịch sử của hành tinh Đất.
Cho đến khi đó, con người đã trưng bày một số
thích nghi và hành vi ứng xử sáng tạo, nhưng ảnh hưởng của chúng với môi trường
của họ đã là không đáng kể. Họ đã chứng minh thành công đáng kể trong việc di
chuyển vào trong và điều chỉnh với những môi trường sống khác biệt, nhưng họ đã
làm như vậy với không có thay đổi đáng kể vào những môi trường sống đó. Những
người định cư ở Australia, hay đúng thực hơn, những người chinh phục nó, đã
không chỉ thích ứng, họ chuyển đổi hệ sinh thái Australia vượt quá mức có thể
còn nhận ra được.
Dấu chân con người đầu tiên in trên cát một
bờ biển Australia đã ngay lập tức bị sóng biển xóa sạch. Tuy nhiên, khi những kẻ
xâm lăng tiến vào đất liền, họ đã để lại một dấu chân khác biệt, một dấu chân
không bao giờ sẽ bị xoá sạch. Khi họ lấn vào, họ đã gặp một vũ trụ kỳ lạ của những
sinh vật chưa từng biết, trong đó gồm một kangaroo nặng đến 200 kg, dài hai
mét, và một con sư tử loài có túi, lớn cũng như một con hổ ngày nay, đó là loài
động vật ăn thịt lớn nhất lục địa. Loài Koalas
quá lớn để âu yếm được và sột soạt dễ thương trong bụi cây, và những loài chim
không bay được có kích thước gấp hai loài đà điểu, chạy nhanh trên những đồng bằng.
Thằn lằn hình-giống-rồng và rắn dài năm mét trườn dưới đất ngầm. Loài thú có
túi Diprotodon khổng lồ, loài gấu wombat hai-tấn-rưỡi, lang thang trong rừng.
Ngoại trừ những loài chim và những loài bò sát, tất cả những loài động vật này
là những loài thú có túi – giống như loài kangaroo, chúng đã sinh ra con bé tí,
bất lực, những con trẻ như thai nhi mà sau đó chúng được nuôi dưỡng bằng sữa
trong những túi bụng. Động vật lớp có vú và có túi hầu như chưa được biết ở
Africa và Asia, nhưng ở Australia chúng đã ngự trị cao nhất.
Trong vòng một vài nghìn năm, hầu như tất cả
những sinh vật khổng lồ này đều đã biến mất. Trong số 24 loài động vật châu
Australia nặng 50 kilôgam trở lên, 23 loài đã trở thành tuyệt giống. [2]
Một số lượng lớn những loài nhỏ hơn cũng biến mất. Chuỗi thức ăn như chính những
sinh vật trong suốt toàn bộ hệ sinh thái của Australia đã bị phá vỡ và sắp xếp
lại. Đó là sự chuyển đổi quan trọng nhất của hệ sinh thái Australia trong hàng
triệu năm. Có phải tất cả đã là lỗi của Homo
Sapiens?
Phạm tội
như đã bị Lên Án
Một số học giả cố gắng để chữa tội cho loài
người chúng ta, gán trách nhiệm vào những thay đổi bất thường của khí hậu (vật
tế thần bình thường trong những trường hợp như thế). Tuy nhiên, thật khó để tin
rằng Homo Sapiens là hoàn toàn vô tội.
Có ba mẩu bằng chứng làm suy yếu khí hậu như chứng cớ dựa trên vắng mặt, và cho
thấy tổ tiên chúng ta có can dự vào sự tuyệt chủng của những động thực vật to lớn
của Australia.
Thứ nhất, dẫu khí hậu của Australia đã thay
đổi khoảng 45.000 năm trước đây, nó không phải là một biến động rất đáng kể như
dấu mốc phải ghi nhận. Thật khó để xem mô hình thời tiết mới đã như thế nào lại
có thể gây ra sự tuyệt chủng lớn lao như vậy. Ngày nay là thông thường để giải
thích bất cứ điều gì và tất cả mọi thứ như là kết quả của sự thay đổi khí hậu,
nhưng sự thật là khí hậu của quả đất không bao giờ yên nghỉ. Nó là dòng chảy
liên tục. Mỗi sự kiện trong lịch sử xảy ra trong bối cảnh của một vài sự biến đổi
của khí hậu.
Đặc biệt, hành tinh của chúng ta đã trải qua
nhiều chu kỳ của lạnh đi và ấm lên. Trong triệu năm vừa qua, trung bình cứ mỗi
100.000 năm đã có một kỳ [3]
băng giá. Kỳ băng giá cuối cùng kéo dài khoảng từ 75.000 đến 15.000 năm trước
đây. Không phải là bất thường nghiêm trọng cho một kỳ băng giá, nó có hai đỉnh
cao, đỉnh thứ nhất khoảng 70.000 năm trước đây, và đỉnh thứ hai vào khoảng
20.000 năm trước đây. Loài Diprotodon khổng lồ xuất hiện ở Australia hơn 1,5
triệu năm trước và đã trải qua thành công ít nhất là mười kỳ băng giá trước đó.
Nó cũng đã tiếp tục sống qua đỉnh đầu tiên của kỳ băng giá cuối cùng, khoảng
70.000 năm trước đây. Tại sao, sau đó nó đã biến mất, khoảng 45.000 năm trước
đây? Dĩ nhiên, nếu diprotodon là loài động vật to lớn duy nhất đã biến mất vào
thời điểm này, điều đó có thể đã chỉ là một không may ngẫu nhiên. Nhưng hơn 90
phần trăm của những động vật to lớn lớp có vú sống cùng một vùng [4]
của Australia đã biến mất cùng với diprotodon. Bằng chứng thì gián tiếp, nhưng
thật khó để tưởng tượng rằng Sapiens,
chỉ do trùng hợp ngẫu nhiên, đã đến Australia vào đúng thời điểm mà tất cả những
loài động vật này đều ngã lăn ra chết vì giá lạnh [5].
Thứ nhì, khi sự biến đổi khí hậu gây ra sự
tuyệt chủng hàng loạt, những loài sinh vật sống dưới biển cũng chịu nạn nặng nề
như những loài sống trên đất liền. Thế nhưng, không có bằng chứng nào về sự mất
tích đáng kể của những động vật to lớn lớp có vú sống cùng một vùng dưới biển
khoảng 45.000 năm trước đây. Sự tham dự của con người có thể dễ dàng giải thích
tại sao làn sóng tuyệt chủng đã xoá sạch những loài động vật to lớn lớp có vú sống
cùng một vùng trên đất liền của Australia, trong khi chừa ra những động vật to
lớn lớp có vú sống cùng một vùng dưới biển lớn gần đó. Dẫu đang phát triển khả
năng đi biển của mình, Homo Sapiens vẫn
là một đe dọa ưu thắng và áp đảo trên mặt đất.
Thứ ba, sự tuyệt chủng hàng loạt có tính chất
tương tự với sự sát hại có điển hình nguyên mẫu ở Australia đã xảy ra lập đi lập
lại trong những nghìn năm tiếp theo – bất cứ khi nào có con người định cư ở một
phần khác của Thế giới Ngoài. Trong những trường hợp này, tội lỗi của Sapiens thì không thể chối cãi. Lấy thí
dụ, những loài động vật to lớn lớp có vú sống cùng một vùng của New Zealand – vốn
đã vượt qua được sự ‘biến đổi khí hậu’ bị cáo buộc – của khoảng 45,000 năm trước
mà không bị một vết trầy xước nào – đã bị đánh bạt ngay lập tức tàn hoại sau
khi con người đầu tiên đặt chân lên quần đảo. Những người Maoris, những Sapiens thực dân đầu tiên của New
Zealand, đã đến quần đảo khoảng 800 năm trước đây. Trong vòng một vài thế kỷ,
phần lớn những động vật to lớn lớp có vú sống cùng một vùng tại địa phương này
đã tuyệt chủng, cùng với 60 phần trăm của tất cả những loài chim.
Một số phận tương tự đã chụp xuống với loài
mammoth sống trên đảo Wrangel ở Biển Arctic (200 km về phía bắc của bờ biển
Siberia). Loài voi khổng lồ mammoth đã phát triển thịnh vượng trong hàng triệu
năm ở hầu hết vùng phía bắc của Bắc bán cầu, nhưng khi Homo Sapiens lan đến – đầu tiên trên lục địa Eurasia, và sau đó là Bắc
America – loài voi mammoth đã rút lui. Đến 10.000 năm trước đây, trên toàn thế
giới đã không tìm thấy được dù chỉ một con mammoth, ngoại trừ ở một vài hòn đảo
xa xôi Bắc Cực, dễ thấy nhất là ở đảo Wrangel [6].
Loài mammoth ở Wrangel tiếp tục thịnh vượng thêm một vài nghìn năm nữa, sau đó
đột nhiên biến mất khoảng 4.000 năm trước đây, đúng khi những con người đầu
tiên đến được đảo này.
Nếu sự tuyệt chủng của Australia đã là duy
nhất, chúng ta có thể ban cho con người tiện ích của sự ngờ vực [7].
Nhưng những ghi chép lịch sử làm cho Homo
Sapiens trông giống như một kẻ giết nhiều người thành chuỗi lập đi lập lại
theo một mẫu thức có thể tiên đoán của môi trường sinh thái [8].
Những người định cư ở Australia, tất cả họ
có trong tay đã chỉ là kỹ thuật của kỷ Đồ Đá. Làm thế nào họ có thể gây ra một
thảm họa sinh thái như thế? Có ba giải thích đan như lưới mắc vào nhau khá gọn
ghẽ.
Những loài động vật lớn – những nạn nhân
chính của sự tuyệt chủng của Australia – gây giống chậm. Mang thai thì lâu, con
cái mỗi kỳ mang thai thì rất ít, và giữa những kỳ thai nghén có những quãng nghỉ
dài. Do đó, nếu con người bắt hạ một diprotodon để giết, dẫu chỉ vài tháng một
lần, điều đó sẽ là đủ để gây ra số diprotodon bị chết đi đông hơn số sinh thêm.
Trong vòng một vài nghìn năm, con diprotodon cuối cùng sống sót, sẽ chết trong
đơn độc, và cùng với nó là toàn thể loài của nó. [9]
Trong thực tại, với tất cả kích thước đồ sộ
của chúng, loài diprotodon và những loài thú khổng lồ khác của Australia có lẽ
sẽ không có gì là quá khó để bị săn lùng, vì chúng sẽ hoàn toàn bất ngờ khi bị
những kẻ tấn công chúng đi trên hai chân tìm bắt. Những loài người khác nhau đã
rình mò kiếm mồi, và tiến hoá trong khu vực Asia-Africa trong 2 triệu năm. Họ dần
dần mài dũa kỹ năng săn bắn của họ, và bắt đầu đi săn những động vật lớn khoảng
400.000 năm trước đây. Những con thú lớn của Africa và Asia đã học được để
tránh con người, vì vậy khi động vật khủng
săn mồi mới [10] –
Homo Sapiens – xuất hiện trên sân khấu
Asia-Africa, những loài động vật lớn đã biết để giữ khoảng cách với những sinh
vật trông giống như nó. Ngược lại, những loài thú khổng lồ của Australia không
có thời gian để học được rằng phải bỏ chạy. Khi chúng bất ngờ gặp con người, thấy
con người không có gì đặc biệt nguy hiểm. Họ không có răng dài, hay sắc nhọn hoặc
không có cơ thể với bắp thịt uốn cuộn uyển chuyển. Vì vậy, khi một con diprotodon, loài thú có túi [11]
lớn nhất từng bước đi trên mặt đất, lần đầu tiên đặt mắt nhìn vào con ape yếu đuối này, đã một lần từng ném
cho con thú này một cái nhìn, sau đó lại tiếp tục quay về việc nhai lá cây. Những
loài động vật này phải tiến hóa để có một sự sợ hãi con người, nhưng trước khi
chúng có thể làm như vậy, chúng đã bị con người làm mất sạch.
Giải thích thứ nhì là thời gian khi Sapiens đến Australia, họ đã làm chủ kỹ
thuật đốt rừng làm rẫy, đốt lửa khai hoang canh tác. Đối mặt với một môi trường
xa lạ và đe dọa, họ cố tình đốt cháy những khu vực rộng lớn của những rừng rậm,
dày đặc không thể đi qua, để mở ra những đồng cỏ nhiệt đới, vốn thu hút những
loài thú với họ đi săn mồi dễ dàng hơn, và phù hợp hơn với nhu cầu của họ. Qua
đó, họ hoàn toàn thay đổi hệ sinh thái của những khu vực rộng lớn của Australia
trong vòng ngắn ngủi vài nghìn năm.
Một phần chính của những bằng chứng hỗ trợ
quan điểm này là ghi chép về những thực vật hóa thạch. Cây loài Eucalyptus rất hiếm ở Australia 45.000
năm trước đây. Nhưng sự xuất hiện của Homo
Sapiens đã mở đầu một thời hoàng kim cho những cây thuộc loài này. Vì loài
eucalyptuses đặc biệt chống được lửa nóng, chúng lan xa và rộng, trong khi những
loài cây mọc đơn và loài cây mọc bụi khác đều dần biến mất.
Những thay đổi này trong thảm màu thực vật
đã ảnh hưởng đến những loài động vật ăn thực vật và những loài ăn thịt ăn những
loài không ăn thịt nhưng ăn chỉ những lá rễ cây. Koalas, vốn sinh sống hoàn
toàn nhờ vào lá eucalyptuse, vui vẻ ôm cây này gậm nhấm, mở đường của chúng vào
những vùng lãnh thổ mới. Hầu hết những loài động vật khác phải chịu khổ luỵ rất
nhiều. Nhiều chuỗi thức ăn như chính những sinh vật của Australia bị sụp đổ, đẩy
những mắt xích nối kết yếu nhất vào tuyệt chủng. [12]
Giải thích thứ ba đồng ý rằng săn bắn và hoả
canh đóng một vai trò quan trọng trong sự tuyệt chủng, nhưng nhấn mạnh rằng
chúng ta không thể hoàn toàn bỏ qua vai trò của khí hậu. Những thay đổi khí hậu
khấy động Australia khoảng 45.000 năm trước đây đã làm hệ sinh thái mất ổn định
và khiến nó đặc biệt dễ bị tổn thương. Trong những trường hợp bình thường hệ thống
sẽ có thể đã hồi phục, như đã từng xảy ra nhiều lần trước đây. Tuy nhiên, con
người xuất hiện trên sân khấu đúng vào thời điểm quan trọng này, và đã đẩy hệ
sinh thái vốn đã dễ tan vỡ này xuống vực thẳm. Sự kết hợp của sự thay đổi khí hậu
và sự săn bắn của con người là đặc biệt nghiêm trọng đối với những loài động vật
lớn, vì nó tấn công chúng từ nhiều góc độ khác biệt. Thật khó để tìm một chiến
lược sinh tồn tốt để sẽ làm việc cùng lúc với nhiều mối đe dọa.
Nếu không có thêm bằng chứng nào nữa, sẽ
không có cách để chọn lựa quyết định nào giữa ba màn kịch. Nhưng chắc chắn có
những lý do vững để tin rằng nếu Homo
Sapiens đã chưa bao giờ từng đi xuống Australia hay New Zealand, nó vẫn sẽ
là nơi trú ngụ của loài sư tử có túi, loài diprotodons và loài kangaroo khổng lồ.
Sự tuyệt chủng
của megafauna (những động vật to lớn lớp có vú sống cùng một vùng) của
Australia có lẽ là dấu hiệu có ý nghĩa quan trọng đầu tiên Homo Sapiens đã để lại trên hành tinh của chúng ta. Có theo sau nó
là một thảm họa sinh thái lớn hơn, lần này ở America. Homo Sapiens là loài người đầu tiên và duy nhất đã đến được vùng đất
rộng của tây bán cầu, khoảng 16.000 năm trước, đó là trong hoặc xung quanh năm
14.000 TCN. Những người America đầu tiên đã đến nơi bằng chân, vốn họ có thể làm
được, vì vào thời điểm đó, mực nước biển thấp đủ khiến đất nổi đã bắc “cầu” nối
đông bắc Siberia với tây bắc Alaska. Điều đó đã không phải là dễ dàng – là một
hành trình rất khó khăn, có lẽ khó khăn hơn so với đường biển đến Australia. Để
qua được thành công, trước tiên Sapiens
phải học cách chịu được những điều kiện khí hậu khắc nghiệt của Bắc Cực vùng
tây bắc Siberia, nơi mặt trời không chiếu sáng suốt mùa đông, và nơi nhiệt độ
có thể giảm xuống đến trừ 50 độ Celsius.
Không có
loài người nào trước đó đã cố gắng thâm nhập được vào những nơi như vùng Bắc
Siberia. Ngay cả những người Neanderthal đã thích nghi với khí hậu lạnh,
nhưng chính họ chỉ tự giới hạn vào những khu vực tương đối ấm hơn, xa hơn về
phía nam. Nhưng Homo Sapiens, dù có cơ thể đã thích nghi với đời sống ở
đồng cỏ nhiệt đới Africa hơn là với những vùng đất của tuyết và băng, đã nghĩ
ra những giải pháp tài tình. Khi những đoàn Sapiens đi lang thang đó đây
kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm di cư vào những vùng khí hậu lạnh hơn, họ đã học
được cách làm những loại giày đi tuyết và quần áo giữ ấm hiệu quả, gồm nhiều lớp
lông và da thú, khâu vào nhau chặt chẽ với tiện dụng của kim khâu. Họ đã phát
triển vũ khí mới và kỹ thuật săn thú phức tạp cho họ khả năng theo dõi và giết loài
mammoth và những con thú mồi lớn khác của miền cực Bắc. Khi quần áo giữ ấm và kỹ
thuật săn thú của họ đã cải thiện, Sapiens dám mạo hiểm, liên tục lặn lội
càng sâu hơn vào những vùng đóng băng. Và khi họ di chuyển dần về phía bắc, quần
áo, chiến lược săn thú và những kỹ năng sống khác của họ đều tiếp tục được cải
thiện.
Nhưng tại sao họ đã gánh lấy nhọc nhằn? Tại
sao lựa chọn lưu đày chính mình đến Siberia? Có lẽ một số bầy đoàn đã bị đẩy về
phương Bắc do chiến tranh, áp lực dân số hay những thiên tai thiên nhiên. Những
bầy đoàn khác có thể đã bị lôi cuốn về phương Bắc bởi những lý do tích cực hơn,
chẳng hạn như protein động vật. Những vùng đất Bắc Cực đã đầy những động vật lớn
thịt nhiều tươi ngon như loài reindeer và loài mammoth. Mỗi con mammoth là một
nguồn của một số lượng lớn thịt (vốn, trong điều kiện nhiệt độ băng giá có sẵn,
lại còn có thể đông lạnh để dành ăn sau), mỡ béo, lông ấm và ngà có giá trị.
Như những phát hiện ở Sungir minh chứng, những người săn mammoth đã không chỉ tồn
tại ở phương bắc đông giá – họ đã phát triển mạnh. Với thời gian trôi, những bầy
đoàn lan xa và toả rộng, săn đuổi theo loài mammoth, loài mastodons, loài tê
giác và reindeer. Khoảng 14.000 TCN, sự săn đuổi đã đem một vài trong số họ từ
phía đông bắc Siberia đến Alaska. Dĩ nhiên, họ không biết họ đã khám phá ra một
thế giới mới. Đối với mammoth cũng như loài người, Alaska chỉ là một phần mở rộng
của Siberia.
Lúc đầu, những khối băng lớn đã chặn đường từ
Alaska đến những phần còn lại của America, có lẽ cho phép không quá một vài người
tiên phong cô lập để thăm dò vùng đất xa hơn về phía nam. Tuy nhiên, khoảng
12.000 TCN, hiện tượng quả đất ấm lên [13]
làm tan băng và đã mở một lối đi thông dễ dàng hơn. Đem dùng như một hành lang
mới, con người di chuyển về phương nam đông đảo theo đoàn, lan rộng khắp lục địa.
Dẫu nguyên thuỷ đã thích nghi với việc săn thú lớn ở Bắc Cực, họ nhanh chóng đã
thích ứng với những hệ sinh thái và khí hậu nhiều loại khác nhau đến ngạc nhiên
không thể ngờ. Những con cháu dòng dõi của những người trước ở Siberia nay định
cư ở những khu rừng rậm của miền đông USA, những đầm lầy của vùng đồng bằng
sông Mississippi, những sa mạc ở Mexico, và những rừng rậm nhiệt đới oi bức Trung
America. Một số làm nhà của họ trong thế giới sông ngòi của lưu vực Amazon, những
người khác gây rễ trong những thung lũng núi Andes hoặc đồng cỏ pampas [14]
của Argentina. Và tất cả điều này xảy ra chỉ vỏn vẹn trong một hoặc hai nghìn
năm! Đến khoảng 10.000 năm TCN, loài người đã có cư trú ở điểm xa nhất về
phương nam America, đảo Tierra del Fuego, ở mũi cực nam của lục địa này. Cuộc
di chuyển thần tốc của con người xuyên America đã chứng minh cho sự khéo léo
không thể so sánh và khả năng thích ứng vượt trội của Homo Sapiens. Không động vật nào khác đã từng di chuyển vào trong một
loạt rất lớn khác biệt gồm những môi trường sống cơ bản hoàn toàn khác nhau một
cách nhanh chóng như thế, khắp mọi nơi hầu như dùng vẫn cùng một bộ gene. [15]
Sự định cư ở America đã khó mà không đổ máu.
Nó để lại sau lưng một lối tiến dài ghi dấu những nạn nhân. Cách đây 14.000
năm, fauna [16]
ở America đã phong phú hơn nhiều so với hiện nay. Khi những người America đầu
tiên, từ Alaska đi về phía nam, vào những đồng bằng của Canada và miền Tây US,
họ đã gặp loài mammnoth và mastodon, những động vật thuộc bộ gậm nhấm có kích
thước của những con gấu, những bầy ngựa và lạc đà, loài sư tử to lớn quá khổ,
và hàng tá những loài to lớn giống như vậy, vốn ngày nay chúng ta hoàn toàn
không biết, trong số chúng có loài mèo răng-sắc-như kiếm đáng sợ và loài sloth đất khổng lồ nặng đến 8 tấn và đứng
cao 6 mét. Nam America đã qui tụ một tập hợp thú hoang như để triển lãm lại còn
kỳ lạ hơn gồm những động vật yo lớn lớp có vú, lớp bò sát và những loài chim.
America đã là một phòng thí nghiệm vĩ đại để thực nghiệm thuyết tiến hóa, một
nơi mà những động vật và thực vật chưa từng biết ở Africa và Asia đã tiến hoá
và sung mãn.
Nhưng không còn nữa. Trong vòng 2.000 năm của
Sapiens đến đây, hầu hết những loài vật
độc đáo này đã ra đi. Theo ước tính hiện nay, trong khoảng thời gian ngắn đó, Bắc
America bị mất 34 trong số 47 chi [17]
của những động vật to lớn thuộc lớp có vú. Nam America mất 50 trong số 60. Giống
mèo răng-sắc-như kiếm, sau khi hưng thịnh trong hơn 30 triệu năm, đã biến mất,
và cũng đã như thế là loài sloth đất
khổng lồ, loài sư tử to lớn quá khổ, loài ngựa bản địa America, loài lạc đà bản
địa America, những giống thú khổng lồ thuộc bộ gậm nhấm và loài voi mammnoth.
Hàng ngàn những loài động vật nhỏ hơn lớp có vú, những loài thuộc lớp bò sát,
những loài chim, và ngay cả cả những loài côn trùng và ký sinh trùng cũng bị
tuyệt chủng (khi những con mammnoth khổng lồ này chết, tất cả những loài bọ ticks nhỏ bé sống cộng sinh với
mammnoth, cũng phải đi theo vào quên lãng).
Trong hàng chục năm, những nhà cổ sinh vật học
[18]
và di tích động vật khảo cổ học [19]
– những người tìm kiếm và nghiên cứu trên những di tích động vật – đã từng phải
rà xoát không chừa mảnh đất nào của những vùng đồng bằng và miền núi phía
America trong việc tìm kiếm những xương hóa thạch của những con lạc đà thời cổ,
và những đống phân khô thành khối đá nặng không động đậy nổi của loài sloth đất khổng lồ. Khi họ gặp được những
gì họ tìm, những kho báu này được đóng gói cẩn thận, và gửi đến những phòng thí
nghiệm, nơi mỗi mảnh xương và mỗi coprolite
(tên kỹ thuật cho “cứt” hóa thạch) được nghiên cứu thật tỉ mỉ và xác định năm
tháng. Lần lữa, và nhiều lần lập lại, những phân tích này đều mang lại cùng một
kết quả tương tự: những đống cứt mới nhất và những xương lạc đà gần đây nhất được
định niên đại vào thời kỳ mà loài người tràn ngập America, đó là, khoảng giữa
12.000 và 9000 TCN. Chỉ trong một khu vực có những nhà khoa học tìm ra những đống
cứt mới hơn: trên một số hòn đảo vùng Caribbean, đặc biệt là ở đảo Cuba và đảo
Hispaniola, họ đã tìm thấy cứt hoá thạch của sloth đất khoảng 5000 TCN. Đây chính là thời điểm những con người đầu
tiên đã vượt biển Caribbean và định cư trên hai đảo lớn này .
Một lần nữa, một số học giả cố gắng để chữa
chay tội lỗi cho Homo Sapiens và đổ lỗi
cho sự biến đổi khí hậu (vốn đòi hỏi họ phải thừa nhận rằng, vì một lý do bí ẩn
nào đó, khí hậu ở quânf đảo Caribbean vẫn tĩnh trong suốt 7.000 năm, trong khi
phần còn lại của Tây bán cầu đã ấm lên). Nhưng ở America, không thể né tránh được
những đống cứt tròn. Chúng ta là thủ phạm. Không có cách nào trốn quanh sự thật
đó. Ngay cả nế sự biến đổi khí hậu đã có tiếp tay chúng ta, sự đóng góp của con
người là quyết định.[20]
Thuyền
lánh nạn của Noah
Nếu chúng ta kết hợp những tuyệt chủng hàng
loạt ở Australia và America, và thêm những tuyệt chủng với quy mô nhỏ hơn đã xảy
ra khi Homo Sapiens lan rộng trên đất
liền Asia-Africa – chẳng hạn như những tuyệt chủng của những loài khác của con
người – và những sự tuyệt chủng đã xảy ra khi những người kiếm ăn hái lượm thời
cổ định cư trên những đảo biển hẻo lánh như Cuba, kết luận không thể tránh được
là làn sóng thuộc địa đầu tiên của Sapiens
đã là một trong những thảm họa sinh thái lớn nhất và thần tốc nhất đã giáng xuống
cho vương quốc động vật. Ảnh hưởng nặng nhất là những sinh vật lớn có lông.
Trong thời của Cách mạng Nhận thức, hành tinh đã là nhà ở của khoảng 200 chi của
những động vật lớn nặng hơn năm mươi kg, thuộc lớp có vú sống trên cạn, Trong
thời của Cách mạng Nông nghiệp, chỉ còn lại khoảng một trăm. Homo Sapiens đẩy đến tuyệt chủng khoảng
một nửa những loài thú lớn của hành tinh, rất lâu trước khi con người phát minh
bánh xe, viết chữ ghi chép, hoặc những khí cụ bằng sắt.
Bi kịch sinh thái này đã được dựng lại trong
thu nhỏ hàng vô số lần sau cuộc Cách mạng Nông nghiệp. Chứng tích khảo cổ của đảo
này sang đảo khác, tất cả đều kể lại cùng một câu chuyện buồn như thế. Bi kịch
mở đầu với một màn đầu mở ra cho thấy một cộng đồng sinh vật giàu có và đa dạng
gồm những loài động vật lớn, mà không có bất kỳ dấu vết nào của con người.
Trong màn hai, Sapiens xuất hiện, chứng
tích là một xương người, một ngọn giáo, hoặc có lẽ một mảnh sành vỡ. Màn ba
nhanh chóng tiếp sau, trong đó những con người, nam và nữ, chiếm vị trí trung
tâm sân khấu, và hầu hết những loài động vật to lớn, cùng với rất nhiều những
loài nhỏ hơn, đã mất sạch.
Hòn đảo lớn Madagascar, khoảng 400 km về
phía đông của lục địa Africa, đem cho một thí dụ nổi tiếng. Qua hàng triệu năm
cô lập, một sưu tập độc đáo gồm của những loài động vật đã tiến hóa ở đó. Chúng
gồm những loài chim voi, một sinh vật không biết bay cao 3 mét và nặng gần nửa
tấn – loài chim lớn nhất thế giới – và loài lemur
khổng lồ, loài linh trưởng lớn nhất trên địa cầu. Loài chim voi và loài lemur khổng lồ, cùng với hầu hết những
loài động vật lớn khác của Madagascar, đột nhiên biến mất 1.500 năm trước đây –
đúng khi những con người đầu tiên đặt chân lên hòn đảo này.
Hình 10. Những hình vẽ dựng lại của hai con sloth đất
khổng lồ (Megatherium) và đằng sau chúng là hai con armadillos khổng
lồ (Glyptodon). Bây giờ đều tuyệt chủng, con armadillos khổng lồ dài hơn
3 mét và nặng tới 2 tấn, trong khi con sloth đất khổng lồ đứng cao
đến 6 mét, và nặng đến 8 tấn.
Ở biển Pacific, làn sóng tuyệt chủng chính
đã bắt đầu vào khoảng năm 1500 TCN, khi những nông dân Polynesian định cư trên
quần đảo Solomon, Fiji và New Caledonia. Họ giết chết sạch, trực tiếp hoặc gián
tiếp, hàng trăm loài chim, côn trùng, ốc sên và những sinh vật khác ở địa
phương. Từ đó, làn sóng tuyệt chủng di chuyển dần về phía đông, phía nam và
phía bắc, vào trung tâm của biển Pacific, phá hủy trên đường đi của nó những
loài động vật độc đáo của Samoa và Tonga (1200 TCN); Quần đảo Marquis (Thế kỷ
1); Đảo Easter, quần đảo Cook và Hawaii (500 CN); và cuối cùng là New Zealand
(1200 CN).
Thảm họa sinh thái tương tự xảy ra trên hầu
hết tất cả mỗi một trong số hàng nghìn hòn đảo mà rải rác như những hột tiêu
trên những biển Atlantic, Biển India, Biển Arctic và biển Mediterranean. Những
nhà khảo cổ đã tìm ra ra, ngay cả trên những đảo nhỏ nhất, bằng chứng về sự hiện
hữu của những loài chim, côn trùng và ốc sên, chúng đã sống ở đó lâu dài hàng
bao thế hệ, nhưng chỉ biến mất khi những con người trồng trọt đầu tiên đến nơi.
Không nhiều nhưng chỉ hiếm hoi có một vài hòn đảo xa xôi và cực kỳ hẻo lánh đã
thoát được sự ghi nhận của con người đến tận thời hiện nay, và những đảo này giữ
được fauna của chúng nguyên vẹn. Quần
đảo Galapagos, để cho một thí dụ nổi tiếng, vẫn là đảo hoang không người đến ở
cho đến thế kỷ XIX, do đó giữ được bầy thú độc đáo của nó, gồm cả con rùa khổng
lồ của nó, vốn giống như con diprotodons
thời cổ, cho thấy không sợ hãi trước con người.
Làn sóng tuyệt chủng thứ nhất, đã đi kèm với
sự lan rộng của những người chuyên săn bắn hái lượm để kiếm ăn, tiếp theo là
làn sóng tuyệt chủng thứ nhì, đi kèm với sự lan rộng của những người chuyên trồng
trọt, nông dân, và cho chúng ta một cái nhìn xa trước quan trọng trên làn sóng
tuyệt chủng thứ ba, trong đó hoạt động kỹ nghệ đang gây ra ngày hôm nay. Đừng
tin những người chủ trương bảo vệ môi trường sinh thái cực đoan, cho rằng tổ
tiên chúng ta sống trong hài hòa với thiên nhiên. Rất lâu trước khi có cuộc
Cách mạng Kỹ nghệ, Homo Sapiens đã
chiếm kỷ lục trong số tất cả những sinh vật vì đã đẩy hầu hết tất cả những loài
thực vật và động vật vào tuyệt chủng. Chúng ta có sự nổi tiếng mờ ám là loài giết
hại nguy hiểm nhất trong lịch sử của sinh học.
Có lẽ nếu có nhiều người hơn nữa biết về những
làn sóng tuyệt chủng thứ nhất và thứ nhì, họ sẽ bớt không lãnh đạm với làn sóng
thứ ba vốn chính họ là một phần của nó. Nếu chúng ta biết được biết bao nhiêu
loài sinh vật chúng ta đã tận diệt, chúng ta có thể có thêm động lực để bảo vệ
những sinh vật còn sống sót. Điều này đặc biệt có liên quan đến những loài động
vật lớn của đại dương. Không giống như những tương ứng của chúng trên mặt đất,
những loài động vật biển lớn chịu thiệt hại tương đối ít từ những cuộc Cách mạng
Nhận thức và canh nông. Nhưng nhiều trong số chúng đang trên bờ tuyệt chủng giờ
đây như kết quả của sự ô nhiễm do kỹ nghệ và sự kiện con người dùng quá mức những
nguồn tài nguyên của đại dương. Nếu mọi sự vật việc cứ tiếp tục với tốc độ hiện
nay, rất có thể xảy ra là những loài cá voi, cá mập, cá ngừ và cá heo sẽ theo chân
những loài diprotodons, sloth đất và mammoth đi vào quá khứ lãng quên. Trong số
tất cả những sinh vật lớn của thế giới, những sống sót duy nhất của lũ lụt do
con người gây ra, sẽ chỉ có chính những con người mà thôi, và những con vật
trong những trại chăn nuôi sẽ phục vụ như những nô lệ chèo thuyền trong con
thuyền lánh nạn lụt, như đã kể trong huyền thoại, của Noah.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2015 - đọc lại Oct/2018)
[1] [James F. O’Connel and Jim Allen, ‘Pre-LGM Sahul (Pleistocene
Australia – New Guinea) and the Archaeology of Early Modern Humans’, trong Rethinking the Human Revolution: New
Behavioural and Biological Perspectives on the Origin and Dispersal of Modern
Humans, ed. Paul Mellars, Ofer Bar-Yosef, Katie Boyle (Cambridge: McDonald
Institute for Archaeological Research, 2007), 395–410; James F. O’Connel and
Jim Allen, ‘When Did Humans First Arrive in Greater Australia and Why is it
Important to Know?’, Evolutionary
Anthropology 6:4 (1998), 132–46; James F. O’Connel and Jim Allen, ‘Dating
the Colonization of Sahul (Pleistocene Australia – New Guinea): A Review of
Recent Research’, Journal of Radiological
Science 31:6 (2004), 835–53; Jon M. Erlandson, ‘Anatomically Modern Humans,
Maritime Voyaging and the Pleistocene Colonization of the Americas’, trong The First Americans: The Pleistocene
Colonization of the New World, ed. Nina G. Jablonski (San Francisco:
University of California Press, 2002), 59–60, 63–4; Jon M. Erlandson and Torben
C. Rick, ‘Archaeology Meets Marine Ecology: The Antiquity of Maritime Cultures
and Human Impacts on Marine Fisheries and Ecosystems’, Annual Review of Marine Science 2 (2010), 231–51; Atholl Anderson,
‘Slow Boats from China: Issues in the Prehistory of Indo-China Seafaring’ Modern Quaternary Research in Southeast Asia
16 (2000), 13–50; Robert G. Bednarik, ‘Maritime Navigation in the Lower and
Middle Paleolithic’, Earth and Planetary
Sciences 328 (1999), 559–60; Robert G. Bednarik, ‘Seafaring in the
Pleistocene’, Cambridge Archaeological
Journal 13:1 (2003), 41–66.]
[2] [Timothy F. Flannery, The
Future Eaters: An Ecological History of the Australasian Lands and Peoples
(Port Melbourne: Reed Books Australia, 1994); Anthony D. Barnosky et al.,
‘Assessing the Causes of Late Pleistocene Extinctions on the Continents’,
Science 306:5693 (2004): 70–5; Barry W. Brook and David M. J. S. Bowman, ‘The
Uncertain Blitzkrieg of Pleistocene Megafauna’, Journal of Biogeography 31:4 (2004), 517–23; Gifford H. Miller et
al., ‘Ecosystem Collapse in Pleistocene Australia and a Human Role in
Megafaunal Extinction’, Science
309:5732 (2005), 287–90; Richard G. Roberts et al., ‘New Ages for the Last
Australian Megafauna: Continent Wide Extinction about 46,000 Years Ago’,
Science 292:5523 (2001), 1,888–92.]
[3] age: kỳ (địa chất) – như những thuật ngữ địa chất đã phổ
thông: nguyên đại (era), kỷ (period), thế (epoch), kỳ (age) và thời (chron).
[4] Megafauna
[5] [Stephen Wroe and Judith Field, ‘A Review of Evidence for a Human
Role in the Extinction of Australian Megafauna and an Alternative Explanation’,
Quaternary Science Reviews 25:21–2
(2006), 2,692–703; Barry W. Brook et al., ‘Would the Australian Megafauna Have
Become Extinct if Humans Had Never Colonised the Continent? Comments on “A
Review of the Evidence for a Human Role in the Extinction of Australian
Megafauna and an Alternative Explanation” by S. Wroe and J. Field’, Quaternary Science Reviews 26:3–4
(2007), 560–4; Chris S. M. Turney et al., ‘Late-Surviving Megafauna in
Tasmania, Australia, Implicate Human Involvement in their Extinction’, Proceedings of the National Academy of
Sciences 105:34 (2008), 12,150–3.]
[6] Wrangel: một hòn đảo trong biển East Siberian, thuộc đại dương
Artic, Russia, mang tên nhà thám hiểm người Rusia Ferdinand P. Wrangel.
[7] the benefit of
the doubt: tiện ích của sự còn ngờ (tiện ích của sự ngờ
vực)
[8] serial killer
[9] [John Alroy, ‘A Multispecies Overkill Simulation of the
End-Pleistocene Megafaunal Mass Extinction, Science, 292:5523 (2001), 1,893–6; O’Connel and Allen, ‘Pre-LGM
Sahul’, 400–1.]
[10] mega-predator
[11] marsupial
[12] [L. H. Keeley, ‘Proto-Agricultural Practices Among
Hunter-Gatherers: A Cross-Cultural Survey’, trong Last Hunters, First Farmers: New Perspectives on the Prehistoric
Transition to Agriculture, ed. T. Douglas Price and Anne Birgitte Gebauer
(Santa Fe: School of American Research Press, 1995), 243–72; R. Jones,
‘Firestick Farming’, Australian Natural
History 16 (1969), 224–8.]
[13] global warming
[14] pampas: cánh đồng phẳng lớn chỉ có cỏ,
nhưng không cây lớn ở Nam America.
[15] [David J. Meitzer, First
Peoples in a New World: Colonizing Ice Age America (Berkeley: University of
California Press, 2009).]
[16] fauna: những loài động vật của một khu vực địa
phương, hay môi trường sống đặc biệt, hay một kỳ địa chất (geological period),
dịch là động vật chí, hay hệ động vật (hay hệ/giới động vật) có phần tối/thiếu
nghĩa, chẳng giải thích được gì; có chăng chỉ làm giàu cho tiếng Tàu (gánh vàng
đi đổ sông Ngô), thà giữ nguyên danh từ khoa học fauna (từ kèm khác là flora:
tương tự như trên nhưng về thực vật);
fauna:
có nghĩa từ gốc chữ của nó là Fauna –
gót (nữ) Romen cai quản đồng quê với động vật, thú hoang, ... vị này có liên hệ
(vợ/chị/con gái) với Faunus – gót
(nam) cai quản những vùng đất, đồi núi nhiều cây cỏ. và một gót khác, Flora: gót nữ của những loài cây cỏ có
hoa. Tất cả trong thần thoại Rome.
[17] genera (genus):
chi
[18] paleontology
[19] Zooarchaeology
[20] [Paul L. Koch and Anthony D. Barnosky, ‘Late Quaternary
Extinctions: State of the Debate’, Annual
Review of Ecology, Evolution, and Systematics 37 (2006), 215–50; Anthony D.
Barnosky et al., ‘Assessing the Causes of Late Pleistocene Extinctions on the
Continents’, 70–5.]