Sapiens: A Brief History of Humankind
Yuval Noah Harari
Sapiens: một Lịch sử Ngắn gọn của loài Người
3
Một
ngày trong Đời của người Nam và Nữ đầu tiên
Để hiểu bản
chất, lịch sử và tâm lý của chúng ta, chúng ta phải hiểu được hoạt động bên trong
đầu óc của những tổ tiên săn bắn hái lượm của chúng ta. Đối với gần như toàn bộ
lịch sử của loài chúng ta, Sapiens đã sinh sống như những người săn bắn
hái lượm. Trong 200 năm vừa qua, đã tăng lên những con số của những Sapiens
kiếm sống hàng ngày như những lao động thành thị và nhân viên văn
phòng, và trong thời gian 10,000 năm trước đó, hầu hết những Sapiens đã
sinh sống như những người trồng trọt và chăn nuôi, nhưng tất cả đều là chớp mắt
ngắn ngủi so với hàng chục nghìn năm trong đó tổ tiên chúng ta đã săn bắn và
hái lượm.
Trường phái tâm lý học tiến hóa đang hưng thịnh, thuyết phục rằng nhiều những đặc tính xã hội và tâm lý trong thời hiện nay của chúng ta đã được định hình trong suốt thời kỳ trước-canh nông lâu dài này. Ngay cả ngày nay, những học giả trong lĩnh vực này, tuyên bố rằng bộ óc và não thức của chúng ta đều đã được thích ứng với một đời sống của săn bắn và hái lượm. Thói quen ăn uống của chúng ta, những xung đột của chúng ta và khuynh hướng tình dục của chúng ta, đều tất cả là kết quả của đường lối não thức săn bắn hái lượm của chúng ta tác động qua lại với môi trường sau-kỹ nghệ thời nay của nó, với những thành phố lớn hàng triệu dân, những máy bay, những điện thoại và những cômputơ của nó. Môi trường này cho chúng ta nhiều tài nguyên vật chất hơn và sống đời lâu hơn, so với những gì của bất kỳ thế hệ nào trước đó đã được hưởng, nhưng nó thường làm cho chúng ta cảm thấy lạc lõng xa lạ, chán nản, và bị áp lực căng thẳng. Để hiểu tại sao, những nhà tâm lý học tiến hóa biện luận rằng chúng ta cần phải đào bới sâu vào trong thế giới săn bắn hái lượm vốn đã thành hình chúng ta, thế giới vốn trong tiềm thức.chúng ta vẫn đang cư ngụ
Tại sao, lấy thí dụ, người ta tọng vào mồm
thức ăn nhiều calori vốn đem lại cho cơ thể họ rất ít bổ béo tốt lành? Ngày
nay, những xã hội giàu có đang trong một hiểm ngèo của chứng béo phì, như một bệnh
dịch nhanh chóng lan rộng sang những nước đang phát triển. Đã là một câu đố, tại
sao chúng ta ngấu nghiến, ăn lấy ăn để, thực phẩm nhiều đường ngọt nhất và béo
mỡ nhất mà chúng ta có thể tìm thấy, cho đến khi chúng ta xem xét những thói
quen ăn uống của những tổ tiên chúng ta thời còn kiếm ăn bằng hái lượm. Trong
những đồng cỏ nhiệt đới và những khu rừng họ đã cư ngụ, những chất ngọt nhiều
calori thì cực kỳ hiếm hoi, và thực phẩm nói chung đã không đủ nhu cầu cung ứng.
Điển hình 30.000 năm trước đây, Một người đi kiếm ăn tìm gặp được duy nhất chỉ một
loại thức ăn có chất ngọt – những quả chín. Nếu một người phụ nữ, kỷ Đồ Đá, đi ngang
qua một cây quằn đầy những quả sung chín, điều hợp lý nhất để làm đã là hái ăn
thoả thích cho đến mức hết có thể ăn nổi nữa, ngay tại chỗ, trước khi bầy đoàn
baboon địa phương đến lọc hết quả chỉ còn trơ cây. Bản năng để ngấu nghiến, ăn
lấy ăn để thực phẩm nhiều calorie đã được “gài dây bắt mạch điện” vào trong những
gene của chúng ta. Ngày nay chúng ta có thể đang sống trong những bin-đinh cao
nhiều tầng, với những tủ lạnh chật kín thức ăn, nhưng DNA của chúng ta vẫn nghĩ
chúng ta đang ở trong cánh đồng cỏ nhiệt đới. Đó là điều khiến chúng ta không
ngừng vục thìa xuống, vơi sạch cả một thùng con đầy cà rem, yogurt, hay sorbet của hiệu Ben & Jerry, khi chúng ta tìm thấy một thùng như thế
trong tủ lạnh, và nuốt chửng nó xuống cổ họng với một chai nước ngọt Coke to tướng.
Thuyết “gene ăn tọng nuốt chửng” này thì được
chấp nhận rộng rãi. Những thuyết khác vẫn chưa ngã ngũ, còn nhiều tranh luận. Lấy
thí dụ, một số nhà tâm lý học tiến hóa cho rằng bầy đoàn tìm kiếm thức ăn thời
thời cổ này đã không là hợp thành của những gia đình cơ bản giữ [1],
tập trung vào những cặp gồm một vợ một chồng. Thay vào đó, đã sinh sống trong
những công xã không có sở hữu cá nhân, không có quan hệ một vợ một chồng, và
ngay cả không người nào làm bố, không ai đóng vai người cha. Trong một bầy đoàn
như vậy, một người nữ có thể có quan hệ tình dục và thành hình những ràng buộc
chăn gối với nhiều người nam (và nữ) cùng một lúc, và tất cả những người lớn của
bầy đoàn cùng hợp tác trong việc nuôi dạy những con trẻ của nó. Vì không có người
nam nào biết đích xác đứa trẻ nào là con của riêng mình, những người nam cho thấy
sự quan tâm bình đẳng với tất cả những trẻ con.
Một cấu trúc xã hội như vậy không phải là một
không tưởng Aquarius [2].
Nó đã được ghi chép tài liệu rất đầy đủ giữa những loài động vật, đặc biệt là
những họ hàng gần nhất của chúng ta, loài chimpanzee và bonobo. Ngay cả ngày
nay vẫn có một số văn hóa con người, trong đó thực hành sự làm cha tập thể, lấy
thí dụ như những người Barí, thổ dân ở America [3].
Theo những sự tin tưởng của những xã hội loại như thế, một đứa trẻ đã không
sinh ra từ tinh trùng của một người nam duy nhất, nhưng từ sự tích tụ của tinh
trùng trong tử cung của một người nữ. Một người mẹ tốt sẽ luôn luôn thực hiện một
điều thiết yếu và quan trọng là có quan hệ tình dục với nhiều những người nam khác
biệt, đặc biệt là khi nàng đang mang thai, do đó con của nàng sẽ được thụ hưởng
những phẩm chất (và sự chăm sóc của người cha) không chỉ đơn thuần của người thợ
săn tốt nhất, mà còn của người kể chuyện hay nhất, người lính trận mạnh nhất và
người tình suy nghĩ chu đáo nhất. Nếu điều này nghe ngớ ngẩn dại dột, hãy nhớ rằng
trước khi có sự phát triển của ngành nghiên cứu phôi thai thời nay, người ta
không có bằng chứng vững chắc rằng những trẻ sơ sinh luôn luôn được sinh ra bởi
một người cha đẻ duy nhất, nhưng đúng hơn là bởi nhiều người.
Những người ủng hộ thuyết “công xã thời cổ”
này biện luận rằng sự phản bội (ngoại tình) thường xuyên đặc trưng cho những
hôn nhân thời nay, và tỉ lệ ly dị cao, chưa kể đến sự đầy rẫy tràn ngập những mặc
cảm tâm lý vốn cả trẻ em lẫn người lớn đều đau khổ chịu đựng, tất cả kết quả từ
sự bắt buộc con người phải sống trong chế độ gia đình cơ bản và những quan hệ của
một vợ một chồng, vốn không phù hợp với software
sinh học của chúng ta [4].
Nhiều học giả đã cực lực bác bỏ lý thuyết này,
nhấn mạnh rằng cả hai, chế độ một chồng một vợ và sự thành hình những gia đình
cơ bản, đều là những hành vi cốt lõi trong ứng xử của con người. Dẫu xã hội săn
bắn hái lượm thời cổ nghiêng nhiều về công xã hơn và bình đẳng hơn so với những
xã hội thời nay, những nhà nghiên cứu cho rằng, chúng vẫn gồm những “tế bào”
riêng biệt, mỗi tế bào chứa một cặp vợ chồng ghen tuông và những đứa trẻ họ đã cùng
có và nuôi chung. Đây là tại sao ngày nay những quan hệ một vợ một chồng và gia
đình cơ bản là định khuôn thông thường trong phần lớn những văn hóa, tại sao những
đàn ông và phụ nữ có khuynh hướng muốn nắm giữ chặt chẽ vợ hay chồng và con cái
của họ, và tại sao ngay cả ở những quốc gia thời nay như Bắc Korea và Syria, thẩm
quyền chính trị được truyền từ cha xuống con.
Để giải quyết tranh luận này và hiểu được xã
hội, chính trị và khuynh hướng tình dục của chúng ta, chúng ta cần phải tìm hiểu
một gì đó về những điều kiện sinh sống của tổ tiên chúng ta, để xem xét những Sapiens đã sống như thế nào giữa thời
gian của cuộc Cách mạng Nhận thức của 70.000 năm trước và bắt đầu của cuộc Cách
mạng Nông nghiệp về 12.000 năm trước.
Thật không may, có rất ít những điều chắc chắn
liên quan đến cuộc sống của tổ tiên thời lang thang kiếm ăn của chúng ta. Cuộc
tranh luận giữa những trường phái “công xã sơ khai” và “một vợ một chồng vĩnh
viễn” đều dựa trên những bằng chứng mỏng manh. Chúng ta rõ ràng là không có những
tài liệu ghi chép từ thời đại của hái lượm kiếm ăn, và những bằng chứng khảo cổ
gồm chủ yếu là những xương hóa thạch và những dụng cụ bằng đá. Những vật tạo
tác bằng những vật liệu dễ hỏng – như gỗ, tre hoặc da – chỉ tồn tại được trong những
điều kiện đặc biệt. Ấn tượng phổ biến rằng con người thời trước-canh nông đã sống
trong một thời đại của những đồ dùng bằng đá là một quan niệm sai lầm dựa trên
thiên kiến về khảo cổ học này. Kỷ Đồ Đá nên đúng hơn được gọi là Thời Đồ Gỗ, vì
hầu hết những dụng cụ được những người thợ săn thời sơ khai dùng đã làm bằng gỗ.
Bất kỳ sự tái dựng nào về đời sống của người
săn bắn hái lượm thời cổ từ những cổ vật còn tồn tại đến nay có rất nhiều những
vấn đề rất khó khăn. Một trong những sự khác biệt rõ ràng nhất, giữa những người
kiếm ăn hái lượm sơ khai và những con cháu sinh sống bằng canh nông và kỹ nghệ
của họ, trước tiên là những người kiếm ăn có rất ít những đồ vật do con người
làm ra, và những đồ vật nhân tạo này đóng một vai trò tương đối khiêm tốn trong
sinh hoạt của họ. Trong suốt cuộc đời của mình, một thành viên điển hình của một
xã hội giàu có thời nay, nam hay nữ, sẽ sở hữu một số hàng triệu những đồ vật
nhân tạo – từ xe cộ và nhà cửa, đến khăn ăn, đĩa giấy và những hộp sữa bằng những
tông, đều dùng một lần rồi vứt đi. Hầu như không có một hoạt động, một tin tưởng,
hoặc ngay cả một cảm xúc nào mà không có những đối tượng của sự chế đặt ra của
chúng ta chen vào, làm trung gian. Thói quen ăn uống của chúng ta được trung
gian bởi một tập hợp tràn ngập đến choáng váng của những hạng mục đó, từ thìa
và ly đến những phòng thí nghiệm (chế biến thức ăn theo) kỹ thuật di truyền, và
những tàu biển (như những nhà hàng nổi) khổng lồ. Trong chơi đùa, chúng ta dùng
một lượng thừa thãi quá đáng những đồ chơi, từ những quân bài bằng nhựa đến những
sân vận động 100.000 chỗ ngồi. Những quan hệ tình cảm lãng mạn và tình dục của
chúng ta được trang bị với những nhẫn, những giường, những quần áo đẹp, những đồ
lót sexy, những condom, những hiệu ăn hợp thời trang, những nhà trọ đỗ xe bên
đường giá rẻ, những phòng ăn uống khi tạm nghỉ ở những sân bay, những toà nhà lớn
rộng cho đám cưới và những công ty chuyên cung cấp thức ăn cho những đám tiệc.
Tôn giáo mang sự linh thiêng vào đời sống của chúng ta với những nhà thờ kiểu
Gothic, những mosque đạo Islam, những
ashram Hindu, những cuộn giấy da
(chép luật) Torah, những vòng bánh xe cầu nguyện của người Tibet, áo dài cassock của nhà chăn chiên, nến, nhang,
cây Noel, bánh mì matzah của người
Jews, những bia mộ và những biểu tượng.
Chúng ta hiếm khi ghi nhận những vật dụng của
chúng ta thì đâu cũng có, nhan nhản khắp nơi như thế nào, đến khi chúng ta phải
di chuyển chúng đến một ngôi nhà mới. Những người hái lượm kiếm ăn chuyển nhà
hàng tháng, hàng tuần, và đôi khi ngay cả mỗi ngày, bất cứ gì họ có họ vác trên
lưng họ. Không có những công ty di chuyển chuyên nghiệp, xe wagông, hoặc ngay cả những thú vật thồ
hàng để chia sẻ gánh nặng. Họ do đó buộc phải sinh hoạt với chỉ những vật dụng
sở hữu thiết yếu nhất. Điều là hợp lý để giả định, khi đó, là một phần lớn của
đời sống tinh thần, tôn giáo và tình cảm của họ đã được tiến hành với không có
những vật dụng nhân tạo giúp đỡ. Một nhà khảo cổ học, làm việc 100.000 năm sau,
có thể ghép những mảnh vụn vào nhau thành một bức tranh hợp lý về sự tin tưởng
và thực hành của người Muslim từ vô số những vật dụng mà ông khai quật được tại
một mosque Islam đã bị hư hoại. Nhưng chúng ta phần lớn là hoang mang, phân vân
trong việc cố gắng để hiểu được tin tưởng và nghi lễ của những người săn bán
hái lượm thời cổ. Đó rất giống cùng một đilemma
mà một sử gia tương lai sẽ phải đối mặt, nếu ông phải mô tả thế giới xã hội của
những trẻ tuổi teen của thế kỷ 21, chỉ
trên cơ sở của những thư từ gửi qua bưu điện chậm như rùa còn nếu còn giữ lại được
của họ – vì không có ghi chép giấy mực như hồ sơ tài liệu nào sẽ còn lại về những
nói chuyện phone, email, blog và tin nhắn của họ.
Một sự tuỳ thuộc vào những đồ tạo tác như vậy
khiến một giải thích về cuộc sống săn bắn hái lượm thời cổ sẽ bị thiên lệch. Một
cách để khắc phục điều này là nhìn vào những xã hội hái lượm kiếm ăn thời nay.
Những xã hội này có thể được nghiên cứu trực tiếp, bằng sự quan sát trong ngành
nhân loại học. Nhưng có những lý do chính đáng để phải rất cẩn thận trong việc
suy diễn từ những xã hội hái lượm thời nay mở rộng về những xã hội hái lượm kiếm
ăn thời cổ.
Thứ nhất, tất cả những xã hội hái lượm kiếm
ăn sống sót nào còn tồn tại được vào tận thời những nghìn năm của ngày nay đều đã
bị ảnh hưởng bởi những xã hội canh nông và kỹ nghệ lân cận. Do đó, điều là liều
lĩnh để cho rằng những gì là đúng thực với họ thì cũng đã đúng thực như trong hàng
chục nghìn năm trước đây.
Thứ nhì, những xã hội hái lượm kiếm ăn trong
thời hiện nay đã sống sót chủ yếu ở những vùng có điều kiện khí hậu khắc nghiệt
và địa hình khó khăn, không thích hợp cho canh nông. Những xã hội đã thích nghi
với những điều kiện cực đoan của những nơi như sa mạc Kalahari ở miền nam Africa
cũng có thể cung cấp một mô hình rất lừa dối cho sự tìm hiểu những xã hội thời
cổ ở những khu vực phì nhiêu, chẳng hạn như thung lũng sông Yangtze. Đặc biệt,
mật độ dân số trong khu vực như sa mạc Kalahari thì thấp hơn rất nhiều, so với
vùng bao quanh sông Yangtze thời cổ, và điều này có những suy diễn ý nghĩa sâu
xa cho những câu hỏi quan trọng về kích thước và cấu trúc của những bầy đoàn
con người và những quan hệ giữa họ.
Thứ ba, đặc điểm đáng chú ý nhất của những
xã hội săn bắn hái lượm, là chúng khác biệt đến thế nào giữa một xã hội này với
một xã hội khác,. Chúng khác biệt không chỉ từ một vùng này của thế giới với một
vùng khác, nhưng ngay cả trong cùng khu vực. Một thí dụ điển hình là sự đa dạng
lớn lao những người Europe định cư đầu tiên đã tìm thấy giữa những thổ dân của
Australia. Ngay trước khi cuộc chinh phục của người Britain, có khoảng từ
300.000 đến 700.000 thổ dân săn bắn hái lượm sống trên lục địa này, trong khoảng
200 đến 600 bộ lạc, mỗi trong số đó đã lại được phân thành nhiều bầy đoàn [5].
Mỗi bộ lạc có ngôn ngữ, tín ngưỡng, khuôn thức và tập quán riêng của họ. Sinh sống
quanh vùng bây giờ là Adelaide, miền nam Australia, đã có nhiều gia tộc theo chế
độ phụ hệ vốn nhìn nhận dòng dõi từ phía cha. Những gia tộc này liên kết với
nhau thành những bộ lạc hoàn toàn trên cơ sở lãnh thổ. Ngược lại, có một số bộ
lạc ở miền bắc Australia đã cho dòng dõi theo mẫu hệ thì quan trọng hơn, và
danh tính bộ lạc của một người tuỳ thuộc vào tôtem của người ấy hơn là lãnh thổ
của người ấy.
Kết luận hợp lý rằng sự đa dạng về sắc tộc
và văn hóa giữa người săn bắn hái lượm thời cổ cũng gây ấn tượng sâu sắc không
kém, và rằng 5 triệu đến 8 triệu những người săn bắn hái lượm kiếm ăn cư ngụ
trên thế giới, vào đêm trước của cuộc Cách mạng Nông nghiệp, được chia thành
hàng ngàn bộ lạc riêng, với hàng ngàn ngôn ngữ và văn hoá khác biệt [6].
Sự kiện này, sau cùng tất cả, là một trong những di sản chính của cuộc Cách mạng
Nhận thức. Nhờ sự xuất hiện của truyện tưởng tượng bịa đặt, ngay cả những người
có cùng cấu tạo gene di truyền, là người sống trong những điều kiện sinh thái
tương tự, đã có thể tạo ra những thực tại được tưởng tượng rất khác biệt, trong
đó thể hiện rõ trong những khuôn thức và những giá trị khác biệt.
Lấy thí dụ, có mọi lý do để tin rằng, nếu có
một bầy đoàn kiếm ăn sống khoảng 30.000 năm trước đây tại nơi hiện nay là đại học
Oxford, hẳn đã nói một ngôn ngữ khác biệt với một bầy đoàn khác, khi ấy đang sống
ở nơi trường Cambridge hiện nay toạ lạc. Một bầy đoàn có thể là hiếu chiến và bầy
đoàn kia thì chuộng hòa bình. Có lẽ bầy đoàn tại địa điểm Cambridge theo tổ chức
công xã, trong khi bầy đoàn tại Oxford dựa trên những gia đình cơ bản. Những
người ở Cambridge có thể đã dành nhiều thì giờ vào việc khắc những tượng gỗ những
thần linh giám hộ của họ, trong khi những người ở Oxford thể đã thể hiện sự thờ
phụng qua hình thức nhảy múa. Những người kể trước có lẽ tin vào sự tái sinh,
trong khi những người kể sau, họ nghĩ rằng điều này là vô nghĩa. Trong một xã hội
này, những quan hệ đồng tính có thể được chấp nhận, trong khi ở một xã hội kia,
chúng là những tabu.
Nói cách khác, trong khi những quan sát nhân
loại học về những người hái lượm kiếm ăn của thời hiện nay có thể giúp chúng ta
hiểu được một vài những điều có thể xảy ra với những người kiếm ăn thời cổ,
chân trời của những điều có thể xảy ra thời xa xưa đã rộng rãi hơn nhiều, và nó
hầu hết bị che dấu khỏi tầm nhìn của chúng ta [7].
Những tranh luận sôi nổi
về “cách sinh sống tự nhiên” của Homo Sapiens đã bỏ hụt mất điểm chính.
Kể từ cuộc Cách mạng Nhận thức, đã chưa bao giờ từng có một cách sinh sống tự
nhiên duy nhất cho những Sapiens. Chỉ có những lựa chọn văn hóa, từ
một bảng đầy những màu sắc, phức tạp đến lúng túng, rắc rối đến hoang mang, của
những những điều đã có thể xảy ra.
Xã hội
Giàu có Nguyên thủy
Dù sao đi nữa, những khái quát gì chúng ta
có thể nói được về đời sống trong thế giới ở thời trước-canh nông? Điều xem dường
an toàn để nói rằng đa số rất lớn dân chúng đã sống trong những bầy đoàn nhỏ đếm
được trong số nhiều vài tá, hoặc nhiều nhất vài trăm cá nhân, và rằng tất cả những
cá nhân này là những con người. Điểm sau này là quan trọng để lưu ý, vì nó khá
ngược với những gì vẫn xem là hiển nhiên. Hầu hết những thành viên của những xã
hội canh nông và kỹ nghệ là những động vật đã được thuần hóa. Dĩ nhiên, chúng
và những chủ nhân của chúng không bình đẳng, nhưng chúng tất cả như nhau đều là
những thành viên. Ngày nay, xã hội gọi là New Zealand gồm 4,5 triệu Sapiens và 50 triệu con cừu.
Chỉ có một ngoại lệ với luật tổng quát này:
con chó. Con chó là con vật đầu tiên đã được Homo Sapiens thuần hóa, và điều này đã xảy ra trước cuộc Cách mạng Nông nghiệp. Những nhà chuyên môn không đồng ý
về năm tháng chính xác, nhưng chúng ta có bằng chứng không thể phủ nhận của
loài chó đã thuần hoá khoảng từ 15.000 năm trước đây. Chúng có thể đã nhập vào
những bầy người hàng ngàn năm trước đó.
Chó đã dùng vào việc đi săn và chiến đấu, và
như một hệ thống báo động chống lại những thú dữ và những kẻ lạ đột nhập. Trải
qua nhiều thế hệ, hai loài này đã cùng tiến hóa để truyền thông tốt với nhau.
Những con chó nào đã chăm chú nhất với những nhu cầu và cảm xúc của con người đồng
bạn của chúng, nhận thêm được chăm sóc và thức ăn nhiều hơn, và chắc đã có nhiều
cơ hội để sống còn hơn. Đồng thời, giống chó học gây được ảnh hưởng vào con người
cho những nhu cầu riêng của chúng. Một gắn bó chặt chẽ 15.000 năm đã mang lại một
hiểu biết và tình cảm sâu xa giữa loài người và loài chó, hơn giữa loài người
và bất kỳ loài vật nào khác [8].
Trong một vài trường hợp, những
con chó chết đã được chôn theo nghi lễ, rất giống như
con người.
Những thành viên của một bầy đoàn hiểu biết
lẫn nhau rất riêng tư chi tiết, và có những bạn bè và những họ hàng bao bọc
quanh họ suốt cuộc đời. Sự cô đơn và sự riêng tư đã là rất hiếm hoi. Những bầy
đoàn láng giềng có thể tranh dành những nguồn tài nguyên, và ngay cả đã chiến đấu
với nhau, nhưng họ cũng có những tiếp xúc thân thiện. Họ trao đổi những thành
viên, cùng đi săn với nhau, trao đổi những vật dụng xa xỉ hiếm lạ, thắt chặt
liên minh chính trị và ăn mừng những lễ hội tín ngưỡng. Sự hợp tác như thế đã
là một trong những nhãn hiệu quan trọng của Homo
Sapiens, và đem cho nó một sự lấn lướt sắc bén chủ yếu trên những loài khác
của con người. Đôi khi liên hệ với những bầy đoàn lân cận đã đủ chặt chẽ khiến
họ đã cùng nhau tạo thành một bộ lạc duy nhất, chia sẻ một ngôn ngữ chung, những
huyền thoại phổ biến, và những khuôn mẫu và giá trị chung.
Tuy nhiên, chúng ta không nên đoán định quá
mức về sự quan trọng của những liên hệ mặt ngoài như vậy. Ngay cả trong những
thời khủng hoảng, những bầy đoàn láng giềng đã xích lại gần nhau hơn, và ngay cả
nếu họ thỉnh thoảng tụ tập để săn bắn hoặc ăn uống chung với nhau, họ vẫn dành
phần lớn thời giờ của họ trong hoàn toàn cô lập và độc lập. Đổi chác buôn bán hầu
hết giới hạn trong những mặt hàng được xem trọng như những vỏ sò, hổ phách và
những bột màu. Không có bằng chứng cho thấy người ta trao đổi thức ăn hàng ngày
như trái cây và thịt, hay sự hiện hữu của một bầy đoàn tuỳ thuộc vào việc nhập
cảng hàng hóa từ bầy đoàn khác. Quan hệ chính trị xã hội cũng vậy, có khuynh hướng
lẻ tẻ bất định. Bộ lạc đã không được dùng trong khả năng như một khuôn khổ
chính trị thường trực, và ngay cả nếu nó có những địa điểm hội họp theo mùa,
không thường xuyên, đã không có những thị trấn hoặc những tổ chức cố định. Con
người trung bình sống trong nhiều tháng mà không nhìn thấy, hoặc nghe một con
người nào khác từ bên ngoài bầy đoàn riêng của mình, và trong suốt cuộc đời của
mình, người ấy gặp không quá một vài trăm người. Dân chúng Sapiens đã trải mỏng rộng ra trên những lãnh thổ rộng lớn. Trước Cách
mạng Nông nghiệp, dân số của cả hành tinh đã nhỏ hơn so với của thành phố Cairo
ngày nay.
Hình 7. Thú cưng đầu tiên? Một ngôi mộ
12.000 năm được tìm thấy ở miền bắc Israel. Nó chứa bộ xương của một người phụ
nữ năm mươi tuổi, bên cạnh đó có bộ xương của một con chó con (góc dưới cùng
bên trái). Con chó con đã được chôn gần đầu của người phụ nữ. Tay trái của bà
được đặt nằm trên con chó trong một cách vốn có thể chỉ định một liên hệ tình cảm.
Dĩ nhiên, có thể có những cách giải thích khác. Lấy thí dụ, có lẽ con chó là một
món quà cho người gác cổng của thế giới bên kia.
Hầu hết những bầy đoàn Sapiens sống trên đường, lang thang nơi này đến nơi khác để tìm thức
ăn. Những chuyển dịch của họ đã chịu ảnh hưởng của sự thay đổi mùa màng, những
di cư hàng năm của những loài động vật và những chu kỳ sinh trưởng của những thực
vật. Họ thường đi lại tới lui xuyên ngang trên cùng một lãnh thổ quê nhà, có diện
tích từ hàng chục đến hàng trăm cây số vuông.
Thỉnh thoảng, những bầy đoàn lang thang ra
ngoài đồng cỏ nhiệt đới của họ và thám hiểm những đất mới, dù nguyên nhân là
thiên tai, xung đột bạo động, áp lực dân số hay sự khởi đầu của một người thủ
lãnh có sức lôi cuốn. Những lang thang này đã là động cơ của sự mở rộng trên
toàn thế giới của con người. Nếu một bầy đoàn kiếm ăn phân đôi một lần mỗi khoảng
bốn mươi năm, và nhóm phân ly của nó di cư đến một lãnh thổ mới một trăm cây số
về phía đông, khoảng cách từ Đông Africa sang nước Tàu, sẽ đi được trong khoảng
10.000 năm.
Trong một vài những trường hợp ngoại lệ, khi
có những nguồn thức ăn đặc biệt phong phú, những bầy đoàn đã liên tiếp ở lại một
chỗ, theo mùa trong năm, và ngay cả vĩnh viễn. Kỹ thuật phơi khô, hun khói và
đông lạnh thực phẩm cũng làm nó có thể ở yên trong những thời gian lâu dài hơn.
Quan trọng nhất, dọc theo những vùng biển và những con sông giàu thuỷ sản và những
loài chim nước, con người lập làng đánh cá vĩnh viễn – những khu định cư lâu
dài đầu tiên trong lịch sử, từ lâu trước khi có cuộc Cách mạng Nông nghiệp. Những
làng đánh cá có thể đã xuất hiện trên những bờ biển của quần đảo Indonesia, sớm
cũng khoảng 45.000 năm trước đây. Đây có thể là căn cứ để từ đó Homo Sapiens đã bắt đầu công trình vượt
đại dương đầu tiên của mình: sự xâm lăng châu Australia.
Trong hầu hết những môi trường sống, những bầy
đoàn Sapiens tự cung tự cấp thức ăn
trong một kiểu thức co dãn và cơ hội. Họ lùng kiếm những loài mối, hái quả
chín, đào đất tìm củ, đuổi theo thỏ và săn bò bison và voi mammoth. Mặc dù hình
ảnh phổ biến là “con người thợ săn”, nhưng hái lượm là hoạt động chính của Sapiens, và nó cung cấp cho họ hầu hết
những calorie, cũng như những vật liệu thô như đá lửa, gỗ và tre.
Sapiens đã lùng kiếm không chỉ thức ăn và vật liệu. Họ cũng tìm kiếm kiến
thức nữa. Để tồn tại, họ cần biết nằm lòng một bản đồ chi tiết lãnh thổ của họ
trong đầu óc họ. Để có hiệu quả nhiều nhất sự tìm kiếm hàng ngày của họ với thức
ăn, họ đòi hỏi thông tin về những mô hình phát triển của mỗi thực vật và những
thói quen của mỗi động vật. Họ cần phải biết những loại thực phẩm nào đã nuôi
dưỡng, đã gây bệnh, và dùng những thức ăn uống khác để chữa trị như thế nào. Họ
cần biết sự tiến triển của mùa màng và những dấu hiệu nào báo trước một cơn
bão, hoặc một mùa khô. Họ đã học hỏi tất cả mỗi dòng nước, mỗi cây walnut, mỗi
hang có gấu, và mỗi mạch ngầm đá flint, trong vùng xung quanh họ. Mỗi cá nhân
phải biết làm một con dao bằng đá flint như thế nào, vá một chiếc áo choàng bị
rách như thế nào, đặt một cái bẫy thỏ như thế nào, và đối phó với nạn tuyết lở,
rắn cắn hoặc sư tử đói mồi như thế nào. Thành thạo mỗi một của những kỹ năng
này đòi hỏi nhiều năm học nghề và thực hành. Một người kiếm ăn trung bình thời
cổ, đã có thể biến mảnh đá lửa thành một mũi giáo nhọn trong vòng vài phút. Khi
chúng ta cố gắng bắt chước kỳ công này, chúng ta thường thất bại thảm hại. Hầu
hết chúng ta thiếu kiến thức về những thuộc tính của đá flint, và đá bazan,
và những kỹ năng vận động cần thiết để làm việc chính xác với chúng.
Nói cách khác, người thu lượm kiếm ăn trung
bình có kiến thức sâu hơn, rộng hơn, và đa dạng hơn về môi trường trực tiếp
xung quanh, so với hầu hết những hậu duệ thời nay của mình. Ngày nay, hầu hết mọi
người trong những xã hội kỹ nghệ không cần biết nhiều về thế giới tự nhiên để
có thể sống còn. Những gì bạn thực sự cần biết ngõ hầu vượt qua khó khăn, thành
công được như một kỹ sư cômputơ, một đại diện bán bảo hiểm, một thày giáo dạy lịch
sử, hay một người làm công nhà máy? Bạn cần phải biết thật nhiều về lĩnh vực
chuyên môn nhỏ nhoi của mình, còn đối với phần lớn những nhu cầu cần thiết của
đời sống, bạn mù loà, dựa vào sự giúp đỡ của những nhà chuyên môn khác, vốn có
hiểu biết riêng chỉ giới hạn trong một lĩnh vực nhỏ cũng của chuyên môn. Tập thể
con người ngày nay hiểu biết hơn rất nhiều so với những bầy đoàn cổ đã hiểu biết.
Nhưng ở mức độ cá nhân, những người kiếm ăn hái lượm ngày xưa đã là những người
am hiểu nhất, và khéo léo nhất trong lịch sử.
Có một vài bằng chứng cho thấy kích thước bộ
óc Sapiens trung bình thực sự đã giảm
nhỏ đi từ thời hái lượm [9].
Sống còn trong thời đại đó đòi hỏi tất cả mọi người phải có những khả năng não
thức trác tuyệt. Chuyển sang thời canh nông và kỹ nghệ, con người ngày càng có
thể dựa vào những kỹ năng của người khác để sống còn, và đã mở ra “những hang ẩn
náu mới cho những đần độn”. Bạn có thể sống còn và truyền những gene tầm thường
của mình cho thế hệ sau bằng cách làm việc như một người gánh nước, hoặc một người
làm thuê, làm việc trong hệ thống dây chuyền-lắp ráp.
Những người hái lượm kiếm ăn đã không chỉ
thành thạo tinh thông về thế giới xung quanh của những động vật, thực vật và những
vật dụng, nhưng cũng cả về thế giới bên trong cơ thể và những giác quan của họ.
Họ lắng nghe động tĩnh nhỏ nhất trong đám cỏ để tìm xem liệu một con rắn có thể
rình mò ở đó hay không. Họ cẩn thận quan sát những vòm lá nhằm tìm ra những
trái cây, tổ ong và tổ chim. Họ di chuyển với tối thiểu sức lực và tiếng động,
và biết cách thế nào để ngồi, để đi bộ và chạy một cách nhanh nhẹn và hiệu quả
nhất. Liên tục dùng cơ thể trong nhiều cách khác biệt khiến họ sung sức mạnh
khoẻ cũng như những lực sĩ điền kinh chạy marathon. Họ có sự khéo léo tay chân
mà con người ngày nay không thể đạt được, ngay cả sau nhiều năm tập luyện yôga
hoặc tàichí.
Cách sinh hoạt của người săn bắn hái lượm
khác biệt đáng kể từ vùng này sang vùng khác, từ mùa trước sang mùa sau, nhưng
trên toàn bộ, những người kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm dường như đã vui hưởng
một phong cách sống dễ chịu thoải mái hơn và thoả mãn bổ ích hơn so với của hầu
hết những nhà nông, người chăn cừu, những người lao động và nhân viên văn
phòng, là những người đi tiếp theo sau những bước của chân họ.
Trong khi mọi người trong xã hội giàu có
ngày nay làm việc trung bình 40-45 giờ một tuần, và mọi người trong thế giới
đang phát triển làm việc 60, ngay cả 80 giờ một tuần, những người săn bắn hái
lượm ngày nay sống trong những môi trường sống khắc nghiệt nhất – chẳng hạn như
những người ở sa mạc Kalahari làm việc trung bình chỉ 35-45 giờ một tuần. Họ đi
săn chỉ một trong ba ngày, và hái lượm chỉ chiếm 3-6 giờ mỗi ngày. Trong bình
thường, thế này là đủ để nuôi bầy đoàn. Điều cũng rất có thể là những người săn
bắn hái lượm thời cổ, sống trong một vùng màu mỡ hơn Kalahari, đã dành thời
gian ngay cả còn ít hơn để có được thức ăn và vật liệu thô sống. Thêm vào đó,
những người hái lượm kiếm ăn vui hưởng một gánh gồm những công việc bếp núc gia
đình nhẹ hơn. Họ không có đĩa ăn để phải rửa, không có thảm để phải hút bụi,
không có sàn nhà để phải đánh bóng, không có tã lót trẻ con để phải thay, và
không có những hóa đơn để phải thanh toán.
Nền kinh tế hái lượm kiếm ăn đã cung cấp cho
hầu hết con người với đời sống thú vị hơn, so với của canh nông hay kỹ nghệ.
Ngày nay, một thợ máy người Tàu ra khỏi nhà khoảng 7 giờ sáng, đi đến xưởng lao
động vất vả thuộc loại tất bật liên tay, đổ mồ hôi suốt giờ làm lụng, qua những
đường phố ô nhiễm, và ở đó, điều khiển cùng một thiết bị máy móc, theo cùng một
cách, ngày này sang ngày kia, đầu óc ê ẩm đằng đẵng suốt 10 tiếng đồng hồ, khoảng
7 giờ tối trở về nhà, lại làm việc để rửa chén bát và giặt ủi, chẳng hạn. Ba
mươi nghìn năm trước đây, một người kiếm ăn Tàu có thể rời khỏi trại định cư với
bạn của cô, tạm nói, khoảng 8 giờ sáng. Họ đi lang thang trong những khu rừng
lân cận và những cánh đồng, nhặt nấm, đào rễ, bắt ếch và đôi khi chạy trốn những
con hổ. Đến chiều sớm, họ đã trở lại trại định cư để làm bữa ăn trưa. Như thế,
cho họ rất nhiều thời giờ để buôn chuyện rỗi hơi, kể chuyện, chơi với trẻ em,
và chỉ rong chơi, chẳng phải làm gì. Dĩ nhiên đôi khi những con hổ vồ họ, hay một
con rắn cắn họ, nhưng mặt khác, họ không phải đối phó với những tai nạn ô tô,
và sự ô nhiễm kỹ nghệ.
Ở hầu hết mọi nơi và trong hầu hết thời
gian, đi tìm kiếm hái lượm thức ăn đem cho sự dinh dưỡng lý tưởng. Điều đó hầu
như không có gì phải ngạc nhiên – đây đã từng là tập hợp những thức ăn uóng
thông thường của con người trong hàng trăm nghìn năm, và cơ thể con người cũng
đã giỏi thích nghi với nó. Bằng chứng từ những bộ xương hóa thạch chỉ ra rằng
những người hái lượm kiếm ăn sơ khai ít có khả năng bị chết đói hoặc thiếu dinh
dưỡng, và nhìn chung, họ cao hơn và khỏe mạnh hơn những con cháu trồng trọt làm
ruộng của họ. Tuổi thọ trung bình là dường như chỉ khoảng bốn mươi năm, nhưng
điều này phần lớn do tỉ lệ tử vong cao của trẻ em. Trẻ em nào vượt qua được những
năm tháng nguy hiểm đầu tiên, có một cơ hội may mắn hơn để sống cho đến những
năm sáu mươi, và một số ngay cả còn đến những năm tám mươi của họ. Trong số những
người hái lượm kiếm ăn thời nay, phụ nữ đã 45 tuổi hy vọng có thể sống thêm 20
năm, và khoảng 5-8 phần trăm dân số trên 60. [10]
Bí mật của sự thành công của những người hái
lượm kiếm ăn, vốn bảo vệ họ khỏi chết đói và thiếu dinh dưỡng, đã là thức ăn
thường ngày thay đổi của họ. Những nông dân có khuynh hướng ăn một thức ăn thường
ngày thông thường rất hạn hẹp và không cân bằng. Đặc biệt trong thời trước thời
nay, hầu hết những calori bồi dưỡng một tập thể dân số sống bằng canh nông đến
từ một loại cây trồng duy nhất – chẳng hạn như bột mì, khoai tây, hay gạo – vốn
thiếu một số vitamin, khoáng chất và những chất dinh dưỡng khác vốn con người cần.
Người nông dân điển hình trong truyền thống Tàu, bữa ăn sáng ăn cơm, bữa trưa
ăn cơm và bữa tối ăn cơm. Nếu cô ấy thật may mắn, cô có thể mong đợi ngày hôm
sau lại được ăn cơm. Ngược lại, những người hái lượm kiếm ăn thời cổ thường
xuyên ăn hàng chục thực phẩm khác biệt. Tổ tiên của những người trồng trọt canh
tác sơ khai, những người hái lượm kiếm ăn, có thể ăn những quả berries, và nấm
cho bữa ăn sáng; trái cây, ốc và rùa cho bữa trưa; và thịt thỏ với hành tây mọc
hoang cho bữa tối. Thực đơn ngày mai có thể là khác biệt hoàn toàn. Sự đa dạng
này bảo đảm rằng những người chuyên hái lượm kiếm ăn thời cổ, nhận được tất cả
những chất dinh dưỡng cần thiết.
Hơn nữa, do không bị lệ thuộc vào bất kỳ một
loại thực phẩm duy nhất nào, họ ít phải chịu khổ khi một nguồn thực phẩm đặc biệt
nào nó bị hư hỏng. Xã hội canh nông bị nạn đói tàn phá khi hạn hán, hỏa hoạn,
hay động đất, chúng tàn phá một vụ lúa hoặc khoai tây; thức ăn cho trọn năm. Xã
hội kiếm ăn hiếm mà hoàn toàn được miễn nhiễm với những thảm họa thiên nhiên,
và với những thời kỳ phải chịu thiếu thốn và đói khát, nhưng họ thường có khả
năng đối phó với thiên tai những loại như thế dễ dàng nhiều hơn. Nếu họ bị mất
một số những gì ăn được hàng ngày, những nguồn thức ăn chính của họ, họ có thể
hái lượm hoặc săn bắt những loài khác, hoặc chuyển tới một khu vực khác, ít chịu
ảnh hưởng hơn.
Những người hái lượm kiếm ăn thời cổ cũng ít
phải khổ vì những bệnh truyền nhiễm. Hầu hết những bệnh truyền nhiễm từng khiến
những xã hội canh nông và kỹ nghệ (như bệnh đậu mùa, bệnh sởi và bệnh lao) có
nguồn gốc từ những động vật được thuần hóa và được truyền sang con người chỉ
sau cuộc Cách mạng Nông nghiệp. Những người hái lượm kiếm ăn thời cổ, đã thuần
hoá chỉ một mình loài chó, họ đã không bị buộc vào với những tai họa này. Hơn nữa,
hầu hết mọi người trong xã hội canh nông và kỹ nghệ sống trong những khu định
cư lâu dài đông đảo, dày đặc, thiếu vệ sinh – những hang ổ lý tưởng cho bệnh tật.
Những người hái lượm, trong những bầy đoàn nhỏ, đã rong ruổi đây đó kiếm ăn,
khiến không thể duy trì những dịch bệnh.
Tập hợp những thức ăn uóng thông thường lành
mạnh và đa dạng, tuần làm việc tương đối ngắn, và sự hiếm có của những bệnh
truyền nhiễm đã khiến nhiều nhà chuyên môn định nghĩa xã hội kiếm ăn trước-canh
nông là ‘xã hội giàu có nguyên thuỷ’. Sẽ là một điều sai lầm, tuy nhiên, để lý
tưởng hoá cuộc sống của những người cổ xưa này. Dẫu họ có một cuộc sống tốt hơn
so với hầu hết mọi người trong xã hội canh nông và kỹ nghệ, thế giới của họ vẫn
có thể là khắc nghiệt, hiềm thù và và không khoan dung. những giai đoạn của thiếu
thốn và khó khăn không phải là không phổ thông, tỉ lệ tử vong trẻ em đã cao, và
một tai nạn nào đó sẽ là nhỏ trong thời nay có thể dễ dàng trở thành một bản án
tử hình. Hầu hết mọi người có thể được hưởng sự thân mật gần gũi của những bầy
đoàn di chuyển lang thang, nhưng những người không may đó, người đã gây nên sự
thù địch hay nhạo báng của những thành viên của bầy đoàn mình có thể cực kỳ đau
khổ. Những người hái lượm kiếm ăn thời nay đôi khi bỏ rơi, và ngay cả giết chết,
những người già hoặc người tàn tật, khi họ không thể còn theo kịp với bầy đoàn.
Những trẻ sơ sinh và trẻ em không được mong muốn có thể bị giết, và ngay cả có
những trường hợp đem con người làm vật hy sinh, vốn đã khởi hứng từ tôn giáo.
Dân tộc Aché, những người săn bắn hái lượm,
họ sống trong những khu rừng già ở Paraguay cho đến tận những năm 1960, thoáng
cho chúng ta một cái nhìn vào phía mặt tối của xã hội kiếm ăn bằng săn bắn hái
lượm. Khi một thành viên được trọng vọng của đoàn chết, những người Aché theo tập
tục, đã giết một em bé gái và chôn chung. Những nhà nhân loại học đã hỏi chuyện
những người Aché, đã ghi lại một trường hợp trong đó một đoàn những người dân tộc
này đã bỏ rơi một người tuổi trung niên bị ốm và không thể theo kịp sinh hoạt với
những người khác. Người này bị bỏ lại dưới một gốc cây. Kền kền lượn sẵn bên
trên, chờ đợi một bữa ăn thịnh soạn. Nhưng người này đã kịp hồi phục, và, bước
đi nhanh nhảu, đã thành công nhập lại với đoàn của mình. Mình mẩy ông đầy những
phân chim rơi, do đó, có biệt danh “Đống phân rơi Kên kên” từ đó.
Khi một phụ nữ Aché già đã trở thành một
gánh nặng cho phần còn lại của đoàn, một trong những người nam trẻ tuổi sẽ lẩn
ra đằng sau bà, và giết bà bằng một cái rìu bổ vào đầu. Một người nam Aché nói
với những nhà nhà nhân loại học tò mò hỏi chuyện về những năm tươi trẻ của mình
trong khu rừng nhiệt đới. “Tôi đã theo tập tục giết những phụ nữ già. Tôi đã
thường giết những cô dì của tôi ... Những người phụ nữ sợ tôi ... Bây giờ, ở
đây với những người da trắng, tôi đã trở nên yếu đuối”. Những trẻ em sinh ra
không có tóc, người được coi là chậm phát triển, đã bị giết chết ngay lập tức.
Một người phụ nữ kể lại rằng đứa con gái đầu tiên của bà đã bị giết vì những
người trong bầy đoàn đã không muốn một bé gái khác. Trong một dịp khác, một người
đã giết một bé trai nhỏ vì người này đã đang ‘trong một tâm trạng xấu và đứa trẻ
đang khóc’. Một đứa trẻ khác đã bị chôn sống vì “nó trông buồn cười và những trẻ
em khác cười nhạo nó”.[11]
Tuy nhiên, chúng ta nên cẩn thận, đừng phán
đoán những người Aché quá vội vàng. Những nhà nhân loại học, những người đã sống
với họ trong nhiều năm, tường thuật rằng bạo lực giữa những người trưởng thành
là rất hiếm. Cả đàn bà và đàn ông đều tự do thay đổi những bạn tình ăn nằm theo
ý muốn. Họ không ngừng cười mỉm và cười lớn tiếng, không có hệ thống lãnh đạo
theo cấp bậc, và thường xa lánh những người hay sai bảo ra lệnh. Họ hết sức hào
phóng với một ít của cải của họ, và đã không bị ám ảnh với sự thành công hay sự
giàu có. Những điều họ cho là có giá trị nhất trong đời sống là những tương
quan tốt đẹp trong xã hội và tình bạn có phẩm chất cao. Họ xem việc giết trẻ
em, người bệnh và người già như nhiều người ngày nay xem việc phá thai và giết
không đau để chữa đau khổ [12].
Cũng nên lưu ý rằng người Aché đã bị những nông dân Paraguay săn đuổi và giết
không thương tiếc. Sự cần thiết phải né tránh kẻ thù của họ có thể là nguyên
nhân khiến người Aché chấp nhận một thái độ khắc nghiệt khác thường với bất cứ
ai là người có thể trở thành một gánh nặng cho cả bầy đoàn.
Sự thật là xã hội Aché, như mọi xã hội loài
người, là rất phức tạp. Chúng ta nên cẩn thận với sự bôi đen xấu ác hoặc tô hồng
lý tưởng nó trên cơ sở của một sự quen biết hời hợt. Những người Aché không phải
là những thiên thần hay quái vật – họ đều là những con người. Vì thế, cũng vậy
là những người săn bắn hái lượm thời cổ.
Nói chuyện Hồn ma Bóng Quế
Chúng ta có
thể nói được những gì về đời sống tâm lý và tinh thần của những người săn bắn
hái lượm thời cổ? Những cơ bản của nền kinh tế hái lượm kiếm ăn có thể được tái
tạo với một vài tự tin dựa trên những yếu tố định lượng và khách quan. Lấy thí
dụ, chúng ta có thể tính toán một người cần bao nhiêu calori mỗi ngày để sống
còn, thu được bao nhiêu calori từ một kilogram những hạt walnut, và bao nhiêu hạt
walnut có thể thu thập được từ diện tích đất rừng một cây số vuông. Với dữ liệu
này, chúng ta có thể làm một phỏng đoán dựa trên hiểu biết về tầm quan trọng
tương đối của hạt walnut trong tập hợp những thức ăn uống hàng ngày thông thường
của họ.
Nhưng có phải
họ đã xem hạt walnut là một món ăn chán ngắt hay khoái khẩu? Có phải họ đã tin
rằng có những thần linh trú ngụ trên những cây walnut? Có phải họ đã đã thấy lá
cây walnut đẹp? Nếu một chàng trai săn bắn hái lượm muốn đưa một cô gái săn bắn
hái lượm đến một địa điểm thơ mộng, có phải bóng mát của một cây walnut là đủ
lãng mạn? Thế giới của tư tưởng, tín ngưỡng và cảm xúc là theo định nghĩa rất
nhiều khó khăn để giải đoán chúng.
Hầu hết những
học giả đều đồng ý rằng những tin tưởng mang nội dung vật có hồn [13] đã là phổ thông giữa những người
săn bắn hái lượm thời cổ. Thuyết vật có hồn
(từ ‘anima” “hồn” hay “tinh thần” trong tiếng Latin) [14] là tin tưởng rằng hầu hết mỗi nơi
chốn, mỗi động vật, mỗi thực vật và mỗi hiện tượng tự nhiên đều có nhận thức và
cảm xúc, và có thể truyền thông trực tiếp với con người. Thế nên, những người
theo thuyết vật có hồn có thể tin tưởng rằng tảng đá lớn ở trên đỉnh đồi có những
ham muốn và những đòi hỏi. Tảng đá có thể tức giận về một gì đó mà người ta đã
làm và mừng rỡ về một vài hành động khác. Tảng đá có thể khiển trách con người
hoặc đòi hỏi những đối xử đặc biệt. Con người, về phần mình, có thể nói chuyện
với tảng đá, hoặc để xoa dịu hoặc đe dọa nó. Không chỉ tảng đá, nhưng cũng cả
cây sồi dưới chân đồi là một hữu thể sống động, và cũng thế là dòng nước chảy
dưới ngọn đồi, là con suối trong khoảng rừng trống, là những bụi cây mọc quanh
nó, là con đường dẫn đến khoảng rừng trống, và là những con chuột đồng, những
con chó sói và những con quạ vốn chúng uống nước ở đó. Trong thế giới của những
người theo thuyết vật có hồn, đối tượng và những sự vật việc không chỉ là sinh
vật sống động. Ngoài ra còn có những thực thể phi vật chất – những thần linh của
người chết, và những hữu thể thân thiện và ác độc, những loại mà ngày nay chúng
ta gọi là những quỷ thần, tiên thần và thiên thần [15].
Những người
của tín ngưỡng vật có hồn tin rằng
không có rào cản giữa con người và những sinh vật khác. Họ tất cả có thể truyền
đạt thông tin trực tiếp qua lời nói, bài hát, vũ điệu và nghi lễ. Một người thợ
săn có thể nói chuyện với một đàn hươu và yêu cầu rằng một trong số chúng tự hy
sinh. Nếu chuyến đi săn thành công, người thợ săn có thể đòi hỏi con vật đã chết
hãy tha thứ cho mình. Khi có người ốm đau, một thày mo có thể liên hệ với thần
linh gây bệnh và cố gắng để trấn an thần linh, hay làm thần linh sợ phải bỏ đi.
Nếu cần, thày mo có thể gọi những thần linh khác trợ giúp. Những gì đặc trưng
cho tất cả những hành vi truyền đạt thông tin này là những đơn vị (được xem như
có thực – thực thể) được giải quyết là những đơn vị địa phương. Họ không phải
là những gót phổ quát, nhưng đúng hơn, là một con nai cụ thể, một cái cây cụ thể,
một dòng nước cụ thể, một bóng ma cụ thể.
Đúng như
không có rào cản giữa con người và những sinh vật khác, cũng không có một hệ thống
đẳng cấp nghiêm ngặt. Những ‘thực thể’ không phải là con người không có mặt như
thế để đơn giản chỉ nhằm cung ứng cho những nhu cầu của con người. Họ cũng không
là những gót toàn năng điều hành thế giới theo như ý họ muốn. Thế giới không
xoay quanh con người, hoặc quanh bất kỳ nhóm những sinh vật đặc biệt, thực hay
tưởng tượng, nào khác.
Thuyết vật có hồn không phải là một tôn giáo hay
tín ngưỡng xác định được rõ ràng. Nó là một tên gọi chung cho hàng ngàn những
tôn giáo, những giáo phái và những tín ngưỡng, tất cả đều rất khác biệt. Những
gì làm tất cả chúng có tính “tin vật có hồn”, tin cây cỏ, đất đá và những hiện tượng thiên nhiên đều
có hồn, là cách tiếp cận
có chung này với thế giới và vị trí của con người trong thế giới đó. Khi nói rằng
có lẽ những người kiếm ăn hái lượm thời cổ đã là những người tin vật có hồn, thì giống như nói rằng những
người canh nông thời trước-thời nay chủ yếu là những người tin có gót. Thuyết tin có gót (từ ‘theos’, ‘gót’ trong tiếng Greek) [16] là quan điểm rằng trật tự vũ trụ dựa
trên một quan hệ theo thứ bậc giữa con người và một nhóm nhỏ những đối tượng
siêu thế gọi là những gót. Điều chắc chắn là đúng khi nói rằng những người canh
nông, thời trước thời nay, có khuynh hướng đã là những người tin có gót, nhưng
nó không nói cho chúng ta biết nhiều về những trường hợp cụ thể đặc thù. Đề mục
chung những người “tin có gót” bao gồm những rápbai Jew từ thế kỷ XVIII ở
Poland, Những tín đồ Puritans thiêu sống phù thủy trong thế kỷ XVII ở
Massachusetts, những giáo sĩ Aztec thế kỷ XV Mexico, những tín đồ thần bí Sufi
thế kỷ XII của Iran, Những chiến binh Viking thế kỷ X, những lính lê dương Rome
thế kỷ II, và những quan lại nước Tàu thế kỷ thứ nhất. Mỗi nhóm này nhìn những
tin tưởng và thực hành của những nhóm kia như quái đản và phản tôn giáo. Những
khác biệt giữa những tin tưởng và những thực hành của những nhóm tin “vật có hồn”
chuyên kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm có lẽ cũng lớn như thế. Những kinh nghiệm
tôn giáo của họ có thể đã từng là rối loạn chao đảo, và đầy những tranh chấp bất
hoà, những cải cách và những cách mạng.
Nhưng những
khái quát hoá dụt dè này là cũng đã xa đến như mức độ chúng ta có thể đến được.
Bất kỳ cố gắng nào để mô tả những chi tiết cụ thể về tinh thần hay tâm lý con
người thời cổ là phỏng đoán rất nhiều, vì bằng chứng nếu có để đi theo là hầu
như cạnh sự không có gì; và ít ỏi bằng chứng chúng ta có – một nắm tay những vật
dụng tạo tác và những tranh vẽ trong những hang động – chúng có thể giải thích được
theo vô số cách. Những lý thuyết của những học giả là những người tuyên bố hiểu
biết những người chuyên hái lượm kiếm ăn cảm nhận gì, chiếu sáng về những thành
kiến của những tác giả của chúng, hơn là về những tôn giáo của kỷ Đồ Đá.
Thay vì dựng
lên những núi lý thuyết trên một đụn đất của những di tích mộ địa, những tranh
hang động và những tượng nhỏ bằng xương, điều tốt hơn là thẳng thắn và thú nhận
rằng chúng ta chỉ có những khái niệm lờ mờ nhất về những tôn giáo của những người
săn bắn, hái lượm, kiếm ăn thời cổ. Chúng ta giả định rằng họ là những người
theo tín ngưỡng vật có hồn, nhưng đó không phải là thông tin rất nhiều hữu ích.
Chúng ta không biết họ cầu nguyện với những thần linh nào, họ tổ chức ăn mừng
những lễ hội nào, hoặc họ tuân giữ những tabu gì. Quan trọng nhất, chúng ta
không biết họ kể cho nhau những những câu chuyện gì. Đó là một trong những lỗ hổng
lớn nhất trong sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử loài người.
Thế giới
chính trị xã hội của những những người chuyên kiếm ăn bằng săn bắn, hái lượm là
một lĩnh vực khác mà mà chúng không biết gì về nó. Như đã giải thích ở trên, những
học giả ngay cả không thể đồng ý về những điều cơ bản, chẳng hạn như sự có mặt
của sở hữu cá nhân, cơ bản gia đình nòng cốt và những quan hệ một vợ một chồng.
Có nhiều phần xảy ra rằng những bầy đoàn khác biệt đã có những cấu trúc khác biệt.
Một số có thể đã là theo định chế thứ bậc, căng thẳng và bạo lực như những nhóm
chimpanzee xấu tính nhất, trong khi những đoàn khác đã là nhàn nhã dễ dãi, yên
bình và dâm dật như một bầy những con bonobo.
Hình 8. Một
bức họa trong hang Lascaux, khoảng 15,000-20,000 năm trước. Chính xác chúng ta
nhìn thấy gì, và ý nghĩa của bức tranh là gì? Một số người cho rằng chúng ta
nhìn thấy một con người với cái đầu của một con chim và một dương vật cương cứng,
bị giết bởi một con bò rừng. Bên dưới con người là một con chim mà có thể tượng
trưng cho hồn người, thoát ra từ cơ thể vào lúc chết. Nếu vậy, hình ảnh mô tả
không phải là một tai nạn săn bắn tầm thường, mà là sự chuyển dịch từ thế giới
này sang thế giới tiếp theo. Nhưng chúng ta không có cách nào để biết liệu những
suy đoán này là đúng sự thật. Đó là một thử nghiệm Rorschach mà tiết lộ nhiều về
những định kiến của những học giả thời nay, và ít về tin tưởng của những người
săn bắn hái lượm thời cổ.
Tại địa điểm
Sungir, Russia, những nhà khảo cổ tìm ra vào năm 1955, một nơi chôn cất có tuổi
khoảng 30.000 năm, thuộc một văn hóa (của những người sống bằng) săn loài
mammoth. Trong một ngôi mộ, họ tìm thấy bộ xương của một người 50 tuổi, được
bao phủ với chuỗi hạt bằng ngà voi mammoth, có một tổng số khoảng 3.000 hạt.
Trên đầu của người chết là một chiếc mũ trang trí với răng chồn, và trên cổ tay
ông, có 25 lăm vòng đeo tay bằng ngà voi. Những ngôi mộ khác từ cùng một địa điểm
lại có chứa rất ít những đồ vật như thế. Những học giả suy luận rằng những người
Sungir săn loài mammoth đã sống trong một xã hội phân đẳng cấp, và rằng người
chết đó có lẽ là người thủ lĩnh của một bầy đoàn, hay của một bộ lạc gồm toàn bộ
một số bầy đoàn. Điều không chắc rằng nếu chỉ một vài chục thành viên của một bầy
đoàn duy nhất đã tự họ có thể sản xuất được những đồ vật tìm thấy nhiều đến như
thế chôn theo trong mộ.
Hình 9. Những
người săn bắn hái lượm đã làm những dấu tay này, khoảng 9.000 năm trước đây
trong “Hang những bàn tay - Hands Cave”, ở Argentina. Có vẻ như những bàn tay
đã chết từ lâu này, từ bên trong tảng đá, đang vươn ra về phía chúng ta. Đây là
một trong những di tích cảm động nhất của thế giới kiếm ăn thời cổ – nhưng
không ai biết nó có nghĩa gì.
Những nhà khảo
cổ sau đó, tìm ra một ngôi mộ lại còn thú vị hơn. Nó chứa hai bộ xương, chôn nối
đầu vào nhau. Một bộ xương thuộc về một đứa bé trai ở tuổi khoảng 12 hay 13, và
bộ xương kia là của đứa bé gái khoảng 9 hoặc 10 tuổi. Cậu bé được phủ với 5.000
hạt ngà. Em đội một chiếc mũ răng chồn và một dây lưng với 250 răng chồn (phải nhổ
răng của ít nhất là 60 con chồn để có được số đó). Em bé gái được trang trí với
5.250 hạt ngà voi. Cả hai em được bao quanh bởi những tượng nhỏ và những vật thể
khác biệt đều bằng ngà. Một thợ thủ công lành nghề (nam hay nữ) có lẽ cần khoảng
45 phút để chuẩn bị một hạt ngà duy nhất. Nói cách khác, làm thành trang điểm
10.000 hạt ngà bao phủ hai trẻ em, chưa kể đến những vật thể khác, đòi hỏi một
số 7.500 giờ làm việc cần mẫn tỉ mỉ, hơn 3 năm lao động của một nghệ nhân nhiều
kinh nghiệm!
Có rất nhiều
phần không chắc rằng ở một tuổi còn trẻ như vậy, những em bé Sungir đã chứng tỏ
mình là những lãnh tụ, hay đã là những thợ săn voi mammoth. Chỉ có những tin tưởng
văn hóa mới có thể giải thích tại sao họ nhận được một chôn cất lộng lẫy quá mức
hoang phí như vậy. Một giả thuyết cho rằng họ có được như thế nhờ vào thứ hạng với
cha mẹ của họ. Có lẽ họ là con cái của những lãnh tụ, trong một nền văn hóa mà
tin tưởng hoặc vào uy tín gia đình hoặc vào những quy luật kế thừa nghiêm ngặt.
Theo một giả thuyết thứ hai, những em bé đã được xác định khi sinh ra là hiện
thân của một số hồn người đã chết từ lâu. Một giả thuyết thứ ba cho rằng cách chôn
cất những trẻ em phản ảnh cách họ chết hơn là thân thế của họ trong đời sống. Họ
đã bị giết theo nghi lễ hiến sinh – có lẽ là phần của những nghi lễ chôn cất của
người lãnh tụ – và sau đó được chôn với nghi lễ đầy huy hoàng và quan trọng hoá.[17]
Dù trả lời nào
là đúng đi nữa, những trẻ em Sungir là một trong những mảnh tốt nhất của những
bằng chứng rằng 30.000 năm trước Sapiens
đã có thể phát minh những qui định chính trị xã hội, vượt xa những mệnh lệnh của
DNA của chúng ta, và những mẫu thức những hành vi ứng xử của những loài người
và động vật khác.
Hòa
bình hay chiến tranh?
Cuối cùng, có câu hỏi gai góc về vai trò của
chiến tranh trong những xã hội kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm. Một số học giả tưởng
tượng xã hội săn bắn hái lượm xưa như là những thiên đường hòa bình, và cho rằng
chiến tranh và bạo lực khởi đầu chỉ với Cách mạng Nông nghiệp, khi người ta bắt
đầu tích lũy tài sản cá nhân. Những học giả khác khẳng định rằng thế giới của
những người chuyên kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm thời cổ đã là đặc biệt tàn nhẫn
và bạo động. Cả hai trường phái tư tưởng đều là những lâu đài xây trên không, nối
với mặt đất bởi những sợi dây mỏng dính của những di vật khảo cổ ít ỏi và những
quan sát nhân loại học trên những người còn sống ngày nay kiếm ăn bằng săn bắn
hái lượm.
Các bằng chứng nhân loại học thì hấp dẫn
nhưng kèm theo rất nhiều câu hỏi khó khăn. Những người kiếm ăn bằng săn bắn hái
lượm ngày nay sống chủ yếu ở những khu vực bị cô lập và khắc nghiệt như Bắc Cực
hay Kalahari, nơi mật độ dân số rất thấp, và những cơ hội để đánh nhau với những
người khác thì hạn hẹp ít ỏi. Hơn nữa, trong những thế hệ gần đây, những săn bắn
hái lượm ngày càng thành đối tượng thuộc thẩm quyền của những nhà nước thời nay,
vốn ngăn chặn những bùng nổ của những xung đột với quy mô lớn. Những học giả Europe
đã chỉ có hai cơ hội để quan sát những người săn bắn hái lượm độc lập trong những
quần thể lớn và tương đối tập trung đông đảo: ở Tây Bắc America trong thế kỷ
XIX, và ở miền bắc Australia trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Cả hai nền văn
hóa của thổ dân Australia và Amerindian đều chứng kiến những cuộc xung đột võ
trang thường xuyên. Điều gây tranh luận, tuy nhiên, là không biết sự việc này biểu
hiện cho một tình trạng “phi thời gian”, hoặc nó là tác động từ chủ nghĩa thực
dân của những đế quốc Europe.
Những kết quả tìm được trong khảo cổ học đều
hiếm hoi và không rõ ràng. Những manh mối thuật kể nào có thể may còn lại được
về những chiến tranh diễn ra đã hàng chục nghìn năm trước? Thời đó chưa có những
hào luỹ và những tường thành, không có vỏ đạn hoặc ngay cả gươm và khiên. Một mũi
giáo nhọn thời cổ có thể đã được dùng trong chiến tranh, nhưng nó cũng rất có
thể đã dùng trong một cuộc đi săn. Những xương người hóa thạch đều không kém
khó khăn để giải thích. Một vết nứt có thể chỉ ra một vết thương chiến tranh hay
một tai nạn. Cũng không phải sự vắng mặt của những vết vỡ nứt và những vết cắt
trên một bộ xương cổ là bằng chứng kết luận rằng người có bộ xương đó đã không
chết một cái chết hung bạo đau đớn. Cái chết có thể được gây ra bởi chấn thương
vào những mô mềm của cơ thể mà không để lại dấu vết trên xương. Quan trọng hơn
nữa, trong thời tiền kỹ nghệ, hơn 90 phần trăm những cái chết do chiến tranh đã
bị giết chết bởi đói, lạnh và bệnh chứ không bằng vũ khí. Hãy tưởng tượng rằng
30.000 năm trước đây, một bộ tộc đã đánh bại hàng xóm của mình và đuổi nó ra khỏi
địa bàn thức ăn thèm muốn. Trong trận chiến quyết định, chỉ 10 thành viên của bộ
tộc bị bại đã bị giết. Trong năm sau, 100 thành viên của bộ tộc bại trận này bị
chết vì đói, lạnh và bệnh tật. Những nhà khảo cổ đào và gặp 110 bộ xương này, có
thể quá dễ dàng đi đến kết luận rằng hầu hết đã là những nạn nhân của một vài thiên
tai tự nhiên. Làm thế nào chúng ta có thể nói rằng tất cả họ đều là nạn nhân của
một cuộc chiến tranh tàn nhẫn?
Đã báo trước theo thông lệ như thế, bây giờ
chúng ta có thể quay sang những tìm kiếm khảo cổ học. Ở Portugal, đã thực hiện một
cuộc khảo sát 400 bộ xương của thời kỳ ngay trước khi có Cách mạng Nông nghiệp.
Chỉ có hai bộ xương cho thấy những dấu hiệu rõ ràng về bạo lực. Một khảo sát
tương tự, trên 400 bộ xương của cùng thời kỳ, ở Israel, đã tìm ra một vết nứt
duy nhất trong một xương sọ duy nhất vốn có thể được quy cho bạo lực của con
người. Một cuộc khảo sát thứ ba, trên 400 bộ xương thuộc thời kỳ trước-canh
nông ở khác biệt, ở những địa điểm trong vùng thung lũng Danube, đã tìm thấy bằng
chứng của bạo lực trong 18 bộ xương. Mười tám bộ xương trong tổng số 400, xem
có vẻ không nhiều, nhưng nó thực sự là một tỉ lệ rất cao. Nếu tất cả 18 người
này thực sự chết đều vì bạo động, nó có nghĩa là khoảng 4,5 phần trăm những tử
vong ở thung lũng Danube thời cổ, đã do bạo lực của con người gây ra. Ngày nay,
tỉ lệ này trên toàn cầu trung bình chỉ là 1,5 phần trăm, gộp chung cả chiến
tranh và những tội ác với nhau. Trong thế kỷ XX, chỉ có 5 phần trăm những trường
hợp tử vong của con người là kết quả của bạo lực con người – và đây là trong một
thế kỷ đã chứng kiến những chiến tranh đẫm máu nhất và nạn diệt chủng lớn nhất của
lịch sử. Nếu sự vén lên cho thấy này là điển hình, hung bạo, bạo động của thung
lũng Danube thời cổ đã cũng khốc liệt như của thế kỷ XX. [18]
Những khám phá nản lòng đáng buồn từ thung
lũng Danube được hỗ trợ bằng một chuỗi những khám phá cũng đều nản lòng đáng buồn
từ những khu vực khác. Tại Jabl Sahaba ở Sudan, một nghĩa trang cổ khoảng
12.000 năm, tìm thấy được 59 bộ xương. Đầu mũi tên và mũi giáo đã được tìm thấy
gắn trong, hoặc nằm gần xương của 24 bộ xương, 40 phần trăm của tổng số tìm thấy.
Một bộ xương của một người nữ cho thấy 12 vết thương. Trong hang Ofnet ở
Bavaria, những nhà khảo cổ đã tìm ra ra di tích của 38 người kiếm ăn bằng săn
bán hái lượm, chủ yếu là phụ nữ và trẻ em, những người đã bị ném vào hai hố
chôn. Một nửa những bộ xương, bao gồm cả những trẻ em và trẻ sơ sinh, mang dấu
hiệu rõ ràng về thương tích từ vũ khí của con người như những gậy và dao. Một
vài bộ xương thuộc về phái nam trưởng thành mang những dâu hiệu tồi tệ nhất của
bạo lực. Tất cả, với xác xuất phỏng đoán cao, bầy đoàn kiếm ăn bằng săn bán hái
lượm tại Ofnet, tất cả đã bị tàn sát.
Sự việc nào đại diện tốt hơn cho thế giới của
những người kiếm ăn sơ khai: những bộ xương yên bình từ Israel và Portugal, hay
những lò giết mổ, tàn sát của Jabl Sahaba và Ofnet? Trả lời là không sự việc
nào cả. Cũng đúng như những người kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm đã trưng bày một
mảng rộng của những tôn giáo và những cấu trúc xã hội, cũng như thế, họ có lẽ
đã cho thấy rõ một loạt những mức độ khác biệt về bạo động. Trong khi một số
khu vực, và thời kỳ của thời gian có thể được hưởng hòa bình và yên tĩnh, những
khu vực, thời kỳ khác đã bị những xung đột tàn bạo xé nát. [19]
Tấm Màn
phủ Im lặng
Nếu hình ảnh rộng lớn hơn của đời sống kiếm
ăn săn bắn hái lượm xa xưa là khó để tái tạo, những sự kiện đặc biệt đều phần lớn
là vĩnh viễn không thể phục hồi. Khi một bầy đoàn Sapiens đầu tiên đi vào một thung lũng đã có người Neanderthal sinh
sống, những năm tiếp sau đó có thể đã chứng kiến một vở kịch lịch sử nín thở ngoạn
mục. Thật không may, không gì đã có thể tồn tại từ một cuộc gặp gỡ loại như vậy,
trừ ra tốt nhất, một vài xương hóa thạch và một số ít những dụng cụ bằng đá vốn
vẫn câm lặng dưới những tra khảo mãnh liệt nhất của những học giả. Chúng ta có
thể rút ra từ chúng thông tin về cơ thể con người, kỹ thuật của con người, tập
hợp những thức ăn uóng thông thường của con người, và có lẽ ngay cả cấu trúc xã
hội con người. Nhưng chúng không tiết lộ gì về những liên minh chính trị giả dối
giữa những đoàn Sapiens láng giềng, về
thần linh của người chết đã ban phúc cho liên minh này, hoặc về những hạt ngà
voi đã bí mật trao cho những thày mo thông thái địa phương để bảo đảm những phước
lành của những thần linh.
Bức màn phủ của im lặng này trùm trên hàng
chục nghìn năm lịch sử. Những nghìn năm dài này cũng rất có thể đã chứng kiến
những chiến tranh và những cách mạng, những phong trào tôn giáo xuất thần ngây
ngất, những lý thuyết triết học sâu xa, những kiệt tác nghệ thuật vô song. Những
người chuyên kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm có thể đã có những Napoleon-chinh phục-tất
cả, người đã cai trị những đế quốc có kích thước bằng một nửa của Luxembourg; có
những Beethoven thiên tài, người đã thiếu dàn nhạc symphony, nhưng đã làm người
ta rơi nước mắt bằng âm thanh của những sáo tre của họ; và những tiên tri lôi
cuốn đám đông, những người đã vén màn lên cho thấy, đã tiết lộ những lời thiêng
của một cây sồi tại địa phương hơn là của một đấng sáng tạo phổ quát. Nhưng đó
là tất cả chỉ những phỏng đoán. Bức màn của im lặng thì quá dày đến nỗi chúng
ta ngay cả không thể chắc chắn những điều thế đó đã có xảy ra hay không – chứ đừng
nói chi đến việc mô tả chúng trong những chi tiết.
Những học giả có khuynh hướng đặt chỉ những
câu hỏi mà họ có thể thuận lý mong đợi để trả lời được. Nếu không có sự khám
phá của những dụng cụ khảo cứu vẫn còn chưa có sẵn, chúng ta có lẽ sẽ không bao
giờ biết những người kiếm ăn sơ khai đã tin tưởng gì, hoặc những vơ kịch chính
trị nào mà họ có kinh nghiệm. Thế nhưng, điều là quan trọng để đặt những câu hỏi
mà những trả lời là vẫn chưa sẵn sàng, nếu không chúng ta có thể bị cám dỗ để gạt
bỏ 60.000 đến 70.000 năm của lịch sử loài người với lý do là “những người sống vào
thời đó đã không làm gì quan trọng”.
Sự thật là họ đã làm được rất nhiều điều
quan trọng. Đặc biệt, họ đã định hình dạng thế giới xung quanh chúng ta đến một
mức độ lớn hơn nhiều so với hầu hết mọi người nhận ra. Những người đi bộ dường
trường đến thăm đồng cỏ hàn đới (tundra) Siberia, những sa mạc ở trung tâm
Australia, và những khu rừng nhiệt đới Amazon, đã tin rằng họ đã đến những cảnh
quan nguyên sơ, hầu như bàn tay con người chưa chạm đến. Nhưng đó là một ảo tưởng.
Những người chuyên kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm đã ở đó trước chúng ta, và họ
đã đem đến những thay đổi đột ngột mạnh mẽ, ngay cả trong những khu rừng sâu
dày nhất và vùng hoang dã vắng vẻ nhất. Chương tiếp theo giải thích những người
chuyên kiếm ăn bằng săn bắn hái lượm đã hoàn toàn thay đổi lại hình dạng hệ
sinh thái của hành tinh của chúng ta rất lâu, trước khi những làng canh nông đầu
tiên được xây dựng. Những bầy đoàn lang thang của những Sapiens biết kể chuyện là động lực quan trọng nhất và huỷ diệt tàn
khốc nhất vốn thế giới động vật đã từng sản xuất được.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Apr/2015 - đọc lại Oct/2018)
[1] Nuclear family hay elementary family: gia đình cơ bản gồm: cha và mẹ và những con, khác
với gia đình mở rộng (extended family)
[2] an Aquarian utopia (Age of Aquarius): sinh sống làm việc trong hài
hoà với thiên nhiên
[3] Barí là một nhóm dân bản địa ở Nam châu
America, sinh hoạt luân canh, canh tác bằng khai hoang đốt rừng, cư ngụ ở vành
đai vùng trũng Maracaibo (Colombia-Venezuela)
[4] [Christopher Ryan and Cacilda Jethá, Sex at Dawn: The Prehistoric Origins of Modern Sexuality (New York:
Harper, 2010); S. Beckerman and P. Valentine (eds.), Cultures of Multiple
Fathers. The Theory and Practice of
Partible Paternity in Lowland South America (Gainesville: University Press
of Florida, 2002)].
[5] [Noel G.
Butlin, Economics and the Dreamtime: A
Hypothetical History (Cambridge: Cambridge University Press, 1993), 98–101;
Richard Broome, Aboriginal Australians
(Sydney: Allen & Unwin, 2002), 15; William Howell Edwards, An Introduction to Aboriginal Societies
(Wentworth Falls, NSW: Social Science Press, 1988), 52.]
[6] [Fekri A.
Hassan, Demographic Archaeology (New York: Academic Press, 1981), 196–9; Lewis
Robert Binford, Constructing Frames of Reference: An Analytical Method for
Archaeological Theory Building Using Hunter-Gatherer and Environmental Data
Sets (Berkeley: University of California Press, 2001), 143]
[7] [*Một ‘chân trời của những có thể xảy ra’ có nghĩa là toàn bộ một loạt
dài của những tín ngưỡng, tập quán và kinh nghiệm được mở ra trước một xã hội cụ
thể, với những giới hạn về môi trường sinh thái, kỹ thuật và văn hóa của nó. Mỗi
xã hội và mỗi cá nhân thường khám phá chỉ là một phần nhỏ của đường chân trời của
họ về những sự vật việc có thể.]
[8] [“Brian
Hare, The Genius of Dogs: How Dogs Are Smarter Than You Think (Dutton: Penguin
Group, 2013)].
[9] [Christopher
B. Ruff, Erik Trinkaus and Trenton W. Holliday, ‘Body Mass and Encephalization
trong Pleistocene Homo’, Nature 387
(1997), 173–6; M. Henneberg and M. Steyn, ‘Trends in Cranial Capacity and
Cranial Index trong Subsaharan Africa During the Holocene’, American Journal of Human Biology 5:4
(1993): 473–9; Drew H. Bailey and David C. Geary, ‘Hominid Brain Evolution:
Testing Climatic, Ecological and Social Competition Models’, Human Nature 20 (2009): 67–79; Daniel J.
Wescott and Richard L. Jantz, ‘Assessing Craniofacial Secular Change trong
American Blacks and Whites Using Geometric Morphometry’, trong Modern Morphometrics in Physical
Anthropology: Developments in Primatology: Progress and Prospects, ed.
Dennis E. Slice (New York: Plenum Publishers, 2005), 231–45.]
[10] [Nicholas
G. Blurton Jones et al., ‘Antiquity of Postreproductive Life: Are There Modern
Impacts on Hunter-Gatherer Postreproductive Life Spans?’, American Journal of Human Biology 14 (2002), 184–205.]
[11] [Kim Hill
and A. Magdalena Hurtado, Aché Life History: “The Ecology and Demography of a Foraging
People (New York:
Aldine de Gruyter, 1996), 164, 236.]
[12] euthanasia
[13] animistic: cây
cỏ, đất đá và những hiện tượng thiên nhiên đều có hồn.
[14] Animism: có hai nghĩa: (a) Quan điểm, lập trường
gán ép, cho rằng cây cỏ, đất đá và những hiện tượng thiên nhiên đều có hồn. (b)
Tin tưởng rằng có một quyền năng siêu nhiên đã sắp đặt và tác động vào vũ trụ
vật chất, khiến những sự vật thành “sống” động, như có “hồn”, như có “tinh
thần”, như có sự sống giống như của con người
Theo ngữ
nguyên: animism = anima ‘life, soul’ + -ism (Latin), chúng ta hiểu là
thuyết/quan điểm/ cho rằng sự vật có sự sống (như con người), chúng có “hồn”;
do đó, tôi tạm dịch là thuyết vật có hồn;
trước đây có chỗ đã dịch là thuyết vật linh, và thuyết bái vật .
[15] Tôi dùng “thần linh” để chỉ “spirit” =
cái “thần”, phần tinh anh của con người (khác với tinh thần).
demon,
fairy, angel = quỉ thần, tiên thần, thiên thần
[16] Xem Huyễn
tưởng Gót –
những thuật ngữ khác về tín ngưỡng, tôn giáo của tôi:
Atheism: Thuyết Không-tin-có-gót
Deism: Thuyết Tin-gót-không-nhúng-tay;
Theism: Thuyết Tin-có-gót,
hay rõ hơn Tin-gót-có-nhúng-tay.
Pantheism: Thuyết Tin-gót-là-khắp-cả
Panentheism: Thuyết Tin-gót-trong-khắp-cả
[17] [Edward
Evan Evans-Pritchard, The Nuer: A
Description of the Modes of Livelihood and Political Institutions of a Nilotic
People (Oxford: Oxford University Press, 1969); E. C. Amoroso and P. A.
Jewell, ‘The Exploitation of the Milk-Ejection Reflex by Primitive People’,
trong Man and Cattle: Proceedings of the
Symposium on Domestication at the Royal Anthropological Institute, 24–26
May 1960, ed. A. E. Mourant and F. E. Zeuner (London: The Royal Anthropological
Institute, 1963), 129–34]
[18] [Có thể lập luận rằng không phải tất cả
18 người vùng sông Danube thời cổ có những dấu hiệu có thể thấy được trên hài cốt
của họ đã chết thực sự đều vì bạo lực. Một số đã có thể chỉ bị thương. Tuy
nhiên, điều này có lẽ đã làm đối trọng để cân bằng với những cái chết do chấn
thương không để lại đấu tích và từ những thiếu thốn vô hình, vẫn đi kèm với chiến
tranh.]
[19] [Johannes
Nicolaisen, Ecology and Culture of the
Pastoral Tuareg (Copenhagen: National Museum, 1963), 63.]