Huyễn Tưởng Gót
Richard Dawkins
(The God
Delusion)
(tiếp theo ...)
Chương 2
Chương 2
Giả thuyết Gót
Tôn giáo của thời này là văn chương tiêu khiển cho thời sau.
Tôn giáo của thời này là văn chương tiêu khiển cho thời sau.
Ralph Waldo Emerson
Gót của Cựu Ước có thể được cho là nhân vật cực kỳ khó chịu,
gây tai giáng họa bất hạnh, ứng xử không thân thiện, bất cần, và thô lỗ nhất
trong tất cả mọi truyện giả tưởng: kẻ ghen tuông và tự hào về điều đó, một quái
vật tính tình đồng bóng, thất thường luôn muốn dành quyền kiểm soát, hiềm thù
không hề biết tha thứ, nhỏ nhen, bất công, kẻ tẩy rửa sắc tộc khát máu; kẻ ghét
phụ nữ, kẻ ghét đồng tính luyến ái, kẻ kỳ thị chủng tộc, kẻ giết trẻ con, kẻ
diệt chủng, kẻ giết con ruột, kẻ độc hại như bệnh dịch, kẻ thích làm lớn,
hoang tưởng tự đại, kẻ bạo dâm, cuồng dâm, ác dâm, thông dâm và loạn dâm, kẻ ác
độc thất thường lại hay bắt nạt. Những ai trong chúng ta là người đã sớm đến
trường từ thơ ấu, quen với lối của ông ta, có thể trở nên vô cảm, không
còn ghê tởm những điều kể trên. Một người may mắn còn ngây thơ với cái nhìn khoáng đạt trong trắng có một nhận thức sáng
rõ hơn. Randolph, con trai của Winston Churchill, do xoay sở tinh quái nào đó,
vẫn còn mù tịt không biết gì về ghi chép trong kinh Thánh, cho đến khi Evelyn
Waugh và một người sĩ quan đồng sự, trong một cố gắng không đi đến đâu hầu giữ
cho Randolph im lặng, khi họ được bố trí cùng một trạm quân trong thời chiến
tranh, đã đánh cuộc rằng Randolph sẽ không thể đọc trọn quyển kinh Thánh trong
hai tuần: “Thật không may, điều đó đã không có kết cục như chúng tôi mong đợi.
Randolph đã chưa bao giờ từng đọc bất cứ gì của nó trước đó, và bị cuống quít
vì kinh tởm; cứ oang oang đọc những trích dẫn: “Tôi cá rằng bạn đã không biết
rằng điều này là từ kinh Thánh ...”. Hoặc đơn giản chỉ vỗ mạnh vào hông mình và
cười như nắc nẻ: “Chèng đéc ơi, không phải Gót thì ngu xuẩn sai bét láo khoét, nát
bét như cứt hay sao!” [1].
Thomas Jefferson – ông đọc nhiều hơn – đã có cùng một ý kiến tương tự: “Gót của
đạo Kitô là một hiện thể của một nhân vật khủng khiếp – tàn nhẫn, hận thù, đồng
bóng thất thường và bất công”.
Không ngạc
nhiên, vì nó được thành lập từ những truyền thống địa phương của sự vén-lên-cho-thấy [5]
riêng tư cá nhân hơn là trên chứng cớ, nên Gót Giả thuyết đi đến có trong nhiều
phiên bản. Những nhà viết sử tôn giáo nhận ra một tiến trình từ những tục thờ
vật linh của những bộ lạc nguyên thủy, qua đến những tôn giáo tin-nhiều-gót
chẳng hạn như của dân Hylạp, Lamã và Norse (Bắc Âu), đến những tôn giáo tin-chỉ-một-gót
như đạo Dothái; như Kitô và Islam, cả hai đều có nguồn từ đạo Dothái.
Tin-Nhiều-Gót – (Polytheism)
Không rõ tại sao sự thay đổi từ tôn giáo tin-nhiều-gót đến tôn giáo tin-chỉ-một-gót nên được giả định là một cải tiến đi
dần đến tốt hơn và điều này là tự hiển nhiên [6].
Nhưng nó phổ biến rộng rãi – một giả định đã xúi dục Ibn Warraq (tác giả của Tại sao tôi không phải là một Muslim)
sắc sảo phỏng đoán rằng tin-chỉ-một-gót
rồi đến lượt nó bị số phận cuối cùng, để bị trừ thêm một gót nữa, và thành không-tin-có-gót nào. Từ điển Bách khoa toàn thư Catô bác bỏ thuyết
tin-nhiều-gót và thuyết không-tin-có-gót trong cùng một hơi thở dửng dưng:
“thuyết không-tin-có-gót giáo điều chính thức là tự-bác-bỏ, và chưa bao giờ trên thực tế đã giành được sự đồng ý lý
trí của bất kỳ một lượng người đáng kể nào. Cũng thế, tôn giáo tin-nhiều-gót,
dẫu cho dễ dàng đến đâu nó có thể bám chặt trong tưởng tượng của quần chúng
bình dân, nhưng chưa bao giờ từng thỏa mãn được não thức của một con người
triết học”. [7]
Tính tự cao tự tác nhất-mình-thứ-ba-mới-đến-thiên
hạ quá đáng của tin-chỉ-một-gót cho đến tận gần đây đã
được viết trong pháp luật về hoạt động từ thiện của cả hai nước Anh và Scotland, đối xử kỳ
thị với những tôn giáo tin-nhiều-gót khi ban tư cách pháp nhân được miễn thuế,
khi có sự hết sức dễ dàng cho phép những tổ chức từ thiện có đối tượng là bành
trướng tôn giáo tin-chỉ-một-gót này, họ được chừa ra, không phải chịu sự kiểm
soát nghiêm ngặt đúng đòi hỏi như với những tổ chức từ thiện thế tục. Đó là
tham vọng của tôi để thuyết phục một thành viên được kính trọng của cộng đồng
Hindu ở nước Anh, hãy tiến ra và khởi lên một vụ kiện dân sự để thử nghiệm xem
sự đối xử kỳ thị theo lối quí phái rởm này với tôn giáo tin-nhiều-gót (sẽ đi
đến đâu).
Tốt hơn, dĩ nhiên, sẽ là cùng bãi bỏ hoàn toàn sự khuyến
khích khi dùng tôn giáo như cơ sở cho tư cách được miễn thuế trong những công
tác từ thiện. Những lợi ích của điều này cho xã hội sẽ là lớn lao, đặc biệt là
ở nước Mỹ, nơi những nhà thờ và những thày chăn chiên chuyên giảng đạo trên
tivi, có gót giày đã quá bóng nay lại thêm tiền để đánh bóng hơn nữa, tất cả đã
bú mút, thốc vào họng một tổng số tiền bạc được miễn thuế lợi tức hàng năm, đạt
đến mức khá có thể được mô tả như là tục tĩu bẩn thỉu. Một thày quyền biến
nhanh trí có tên Oral Roberts, có lần từng nói với khán giả truyền hình của
ông, rằng Gót sẽ giết ông ta, trừ khi họ cho ông 8 triệu đô la US. Hầu như
không thể nào tin nổi, ấy thế mà chuyện này thành công. Miễn hết, không phải
đóng thuế! Bản thân Roberts vẫn sống nhăn khỏe mạnh, cũng thế là “Đại học Oral
Roberts” ở thành phố Tulsa, Oklahoma. Những tòa nhà của nó, trị giá 250 triệu
đô la US, được chính Gót trực tiếp ủy nhiệm trong những lời này: “Nâng sinh
viên của nhà ngươi lên để nghe được tiếng nói của Ta, để đi đến nơi nào ánh
sáng của Ta thì mờ, nơi mà tiếng nói của Ta nghe nhỏ, và quyền năng chữa lành
của Ta không được biết đến, thậm chí đến những ranh giới xa xôi nhất của Trái
Đất. Công việc của họ sẽ vượt xa của nhà ngươi, và ta rất hài lòng về điều
này”. [8]
Khi suy nghĩ lại, người Hindu đi kiện tưởng tượng của tôi rất
có thể sẽ chơi quân bài “Nếu bạn không thể đánh bại họ hãy nhập bọn cùng họ”.
Tôn giáo tin-nhiều-gót của ông thì không thực sự tin-nhiều-gót, nhưng là cải
dạng của tin-chỉ-một-gót. Chỉ có một Gót – Gót Bhrama là vị sáng tạo, Gót
Vishnu là vị bảo quản, Gót Shiva là vị hủy diệt, những gót nữ Saraswati, Laxmi
và Parvati (những vợ của Brahma, Vishnu và Shiva), Gót Ganesh con voi thần, và
hàng trăm những gót khác, tất cả đều chỉ là những biểu hiện khác nhau, hoặc
những hiện thân khác biệt của cùng một Gót.
Những người Kitô nên phấn khởi với lý luận biện báo loại
giống vậy. Những giòng sông ngập mực của thời trung cổ, chưa kể những giòng
sông ngập máu, đã từng phung phí trên sự “huyền bí” của Gót Ba Ngôi, và trong
sự triệt diệt những “lệch lạc”, như vụ án Arian dị giáo. Arius của thành
Alexandria, trong thế kỷ thứ tư CN, đã phủ nhận rằng Jesus đã đồng bản thể [9]
(tức là thuộc về cùng một thực thể hay bản chất) với Gót. Nói nhăng nói cuội
thế đó có thể có nghĩa là gì, bạn có thể đương đặt câu hỏi? Thực thể ? “thực
thể” gì ? Khi dùng từ “bản chất” thì bạn thực sự chính xác muốn nói gì? “Rất
ít” xem dường đó là trả lời có lý phải chăng duy nhất. Thế nhưng, sự tranh chấp
vì bất đồng đã phân đạo Kitô làm đôi suốt một thế kỷ, và hoàng đế Constantine
đã xuống lệnh đốt tất cả những sao chép của những sách do Arius viết. Chia rẽ
thế giới Kitô bằng cãi lẽ trên những vặt vãnh hết sức tủn mủn – như thế đó vẫn
từng là lối của gót học.
Có phải là người ta có một Gót trong ba phần, hay có ba Gót
trong một? Bách khoa toàn thư Catô đã
làm vấn đề sáng lên cho chúng ta, trong một kiệt tác của lối lý luận gót học
đóng kín tối mò:
Trong sự hợp nhất của Gót-ba-ngôi [10]
có ba nhân vị, Cha, Con, và Thánh Thần, Ba nhân vị này thực sự khác biệt với
nhau. Thế nên, trong những lời của Tín điều Athanasian: “Cha là Gót, Con là
Gót, và Thánh Thần là Gót, song không có ba Gót nhưng một Gót”.[11]
Như nếu thế đã vẫn không đủ “rõ ràng”, Bách khoa toàn thư Catô trích dẫn Thánh chiên Gregory Kẻ làm Phép
lạ, nhà gót học Kitô thế kỷ thứ ba: [12]
Thế nên không có gì được tạo ra,
không-gì là đối tượng tùy thuộc vào một-gì khác trong Ba Ngôi: cũng chẳng có
bất cứ gì mà đã được thêm vào như tưởng nó một lần đã từng không hiện hữu,
nhưng đã nhập vào sau đó: Thế nên Cha đã không bao giờ từng có mà không với
Con, cũng chẳng phải Con mà không với Thánh Linh: và chính cùng một Ba-Ngôi này
thì mãi mãi không biến đổi và không thể thay đổi.
Dù là những “phép
lạ” nào chăng nữa khiến Gregory thành có tên hiệu của ông, chúng đã không phải
là những phép lạ của sự trong sáng chân thật. Những lời của ông chuyển tải
hương vị đặc trưng của kẻ chủ ý che dấu cho thật đen tối nhắm đến ngu đần của
môn gót học, – không giống như khoa học hay hầu hết những ngành học hỏi sâu rộng
khác về con người – vốn nó không tiến được gì trong mười tám thế kỷ. Thomas
Jefferson, vẫn luôn như thế, là đúng liền, khi ông nói, “nhạo báng là vũ khí độc
nhất có thể đem dùng chống lại những mệnh đề không cách nào có thể hiểu được.
Những ý tưởng phải là tách bạch rõ ràng trước khi lý trí có thể tác động trên
chúng, và không có người nào từng có một ý tưởng tách bạch rõ ràng về gót-một-nhưng-ba này. Đây chỉ đơn giản
là lời thần chú “úm ba la ra cái gì ra cái này” của những kẻ chuyên nghề đi lừa
như bọn bán thuốc giả, chúng tự gọi nhau là những nhà chăn chiên của Jesus”.
Có một điều khác mà tôi không thể giữ không bình phẩm là sự
tự tin tự phụ quá đáng, vênh váo ta đây quá đỗi mà những tôn giáo khẳng định
những chi tiết tỉ mỉ cặn kẽ với chúng, vốn chúng là những gì họ hoặc không có,
hoặc không thể có, bất kỳ bằng chứng nào. Có lẽ, nó chính là một sự kiện thực
tại rằng không có bằng chứng chống đỡ cho những quan điểm gót học, dù lối nào
trong cả hai, khiến nuôi dưỡng và thúc đẩy sự thù địch có đặc tính khắc nghiệt
đối với những quan điểm dù chỉ hơi khác biệt một chút, đặc biệt, như nó xảy ra,
trong chính lĩnh vực này của lý thuyết về gót-ba-ngôi.
Jefferson đã chất chồng thành đống nhạo báng trên lý thuyết
đó, như ông nói, “Có ba vị Gót”, trong phê bình của ông về Gót học Calvin.
Nhưng đặc biệt là nhánh Catô Lamã của đạo Kitô, nó đẩy đến mức lạm phát phi mã
sự ve vãn cho thấy cứ quanh quẩn trở đi rồi trở lại của nó với lý thuyết tôn
giáo tin-nhiều-gót. Gót Ba Ngôi là (chúng là) được Mary gia nhập, “nữ hoàng của
Thiên đàng”, về tất cả là một gót-nữ nhưng chỉ còn thiếu tên gọi (là gót), bà
là người chắc chắn đứng thứ hai sau Gót, như một mục tiêu của những cầu nguyện.
Bàn thờ những vị gót này lại trương phình lên to hơn vì một đoàn quân gồm những
thánh chiên, mà quyền lực cầu nguyện thay cho người khác đã làm cho họ, nếu
không phải là những gót hạng nhì, cũng đáng công đến gần, dựa vào những chuyên
môn của họ. Diễn đàn cộng đồng Catô đã có ích, khi kể danh sách 5,120 thánh
chiên, [13]
cùng với những lĩnh vực chuyên môn của họ, trong đó bao gồm những người bị bệnh
đau bụng, những nạn nhân đã bị ngược đãi, lạm dụng, những người mắc bệnh chán
không muốn ăn, những lái buôn vũ khí, những thợ rèn, những người xương bị gãy,
chuyên viên kỹ thuật về bom đạn, và những người bị rối loạn đường ruột [14],
đó là đánh bạo đi ra ngoài nhưng không xa hơn đến những trường hợp hết sức vô
nghĩa, tào lao như cứt bò [15].
Và chúng ta phải đừng quên bốn Nhóm của
những Đoàn thể Thiên thần, xếp theo chín cấp bực: Seraphim, Cherubim,
Thrones, Dominion, Virtues, Powers, Principalities, Archangels (đứng đầu của
tất cả những đoàn thể), và những thiên thần chỉ đơn giản là thiên
thần-tầm-thường quen thuộc, gồm những “bạn bè” gần gũi nhất của chúng ta, những
kẻ vẫn từng từ bao bao giờ là những Thiên
thần-Canh phòng (Guardian Angels). Điều in dấu sâu đậm cho tôi về thần
thoại Catô là một phần từ sự vật hào nhoáng, nhưng vô giá trị, thực sự nhạt
nhẽo, vô vị; nhưng chủ yếu là sự lạnh nhạt hời hợt, không chút nồng nhiệt mà
những con người này bịa lên những chi tiết khi họ giả bộ đồng ý. Nó chỉ là phát
minh trơ trẽn vô liêm sỉ.
Vua chiên John Paul II đã tạo ra nhiều thánh chiên hơn tất cả
những người tiền nhiệm của ông trong tất cả những thế kỷ trước, cộng lại với
nhau, và ông có một ái lực đặc biệt với Trinh Nữ Maria. Những khao khát thèm
muốn với lòng tin-nhiều-gót của ông đã được trưng bày đột ngột vào năm 1981,
trong một mưu hại, đạn bắn vào người ông ở Rome, và sau đó, ông đã gán sự thoát
nạn được sống sót của mình là do sự can thiệp của Đức Bà Fatima: “Một bàn tay
người mẹ đã lái cho viên đạn đi lệch”. Người ta không thể không tự hỏi tại sao
bà này lại không lái cho nó hoàn toàn đi trượt, đừng phải bắn trúng người ông.
Những người khác có thể nghĩ rằng đội ngũ y khoa giải phẫu gồm những y sĩ đã mổ
xẻ không ngưng tay trên người ông đến sáu tiếng đồng hồ, ít nhất họ cũng có một
phần được ghi nhận công trạng, nhưng có lẽ bàn tay của họ, cũng thế, được “tay
đức bà” hướng dẫn. Điểm đáng nhắc lại là nó không chỉ là “đức bà của chúng ta”
theo ý kiến của ông vua chiên này, là người đã “hướng dẫn viên đạn đi lệch”,
nhưng đặc biệt nhắc đến là “Đức Bà Fatima”. Có lẽ chúng ta phải giả định là còn
những “đức bà” khác: Đức Bà Lourdes, Đức Bà Guadalupe, Đức Bà Medjugorje, Đức
Bà Akita, Đức Bà Zeitoun, Đức Bà Garabandal và Đức Bà Knock, tât cả khi ấy đã
đều đương bận rộn với những việc lặt vặt khác.
Những người Hylạp, Lamã và Viking đã đối phó như thế nào với
những vấn đề phức tạp, lúng túng về tin-nhiều-gót rắc rối loại giống vậy? Có
phải Venus chỉ là một tên khác của Aphrodite, hay họ là hai gót nữ của tình
yêu? Có phải Thor với cái búa của ông là một thể hiện của Wotan, hay là một gót
riêng biệt? Có ai bận tâm không đây? Đời sống thì quá ngắn để phí phạm vào bận
tâm với sự khác biệt giữa một bịa đặt này của trí tưởng tượng với những bịa đặt
khác. Sau khi đã lắc đầu ra dấu với thuyết tin-nhiều-gót để ngừa chống nếu có
một chê trách về thiếu sót hay sao lãng, tôi sẽ không nói nhiều về nó. Để cho
ngắn gọn, tôi sẽ đề cập đến tất cả những vị gót, dù của tôn giáo tin-nhiều-gót hay của tôn giáo tin-chỉ-một-gót, chỉ đơn giản là “Gót”. Tôi cũng có ý thức rằng Gót
của Abraham (để nói cho nhẹ nhàng) là người đàn ông hung hăng, và điều này cũng
thế, tôi sẽ chấp nhận như là một quy ước trong xử dụng của tôi về đại danh từ
(“ông”,”ông ta”). Nhiều nhà gót học làm cho rắc rối phức tạp tuyên bố tính
vô-tính, không nam không nữ của Gót, trong khi một vài nhà gót học phái đòi nữ
quyền bình đẳng tìm cách chữa lại cho đúng những bất công lịch sử bằng các chỉ
định gót là phụ nữ. Nhưng sau cùng tất cả, Đâu là khác biệt giữa một “bà” không
hiện hữu và một “ông” không hiện hữu? Tôi cho rằng, trong sự giao nhau không có
thật, đến chóng mặt, của gót học và của phái nữ đòi quyền bình đẳng, sự hiện
hữu có thể thực sự là một thuộc tính ít nổi bật hơn so với giới tính.
Tôi biết rằng những nhà phê bình tôn giáo có thể bị tấn công
vì không ghi nhận sự đa dạng giàu có của những truyền thống và những thế giới
quan mà chúng đã từng được gọi là có tính tôn giáo. Những công trình cung cấp
tài liệu thuộc ngành học-con-người, từ Golden
Bough của Sir James Frazer đến Tôn
giáo được Giải thích của Pascal Boyer hoặc In Gods We Trust của Scott Atran, đưa ra những tài liệu hết sức
thích thú lôi cuốn về hiện tượng hết sức khác thường, kỳ lạ của mê tín dị đoan
và nghi lễ tín ngưỡng. Hãy đọc những sách như vậy và sửng sốt ngạc nhiên trước
sự phong phú của sự cả tin nhẹ dạ của con người.
Nhưng đó không phải là cách thức của quyển sách này. Tôi công
khai chỉ trích thuyết tin tưởng vào siêu nhiên trong tất cả những dạng thức của
nó, và cách hiệu quả nhất để tiến hành sẽ là tập trung về dạng thức rất có thể
là quen thuộc nhất với những độc giả của tôi – dạng thức mà nó tác động một cách
đe doạ nhất trên tất cả những xã hội của chúng ta. Hầu hết những độc giả của
tôi đã được nuôi dưỡng trong một của ba tôn giáo “lớn” đều tin-chỉ-một-gót
(bốn, nếu bạn kể đạo Mormon) của thời nay, tất cả những tôn giáo này, tự chúng
có thể lần dấu ngược về một tổ phụ thần thoại là Abraham, và giữ cái gia đình
truyền thống này trong trí sẽ là điều thuận tiện, suốt phần còn lại của quyển
sách.
Lúc này là một khoảnh khắc tốt như bất kỳ khoảnh khắc nào, để
chặn trước một lời hỏi vặn trả đũa, chắc không thể tránh khỏi với quyển sách,
một trả đũa mà nếu không – chắc chắn như đêm sẽ đến sau ngày – sẽ xuất hiện
trong một phê bình đọc sách đâu đó: “Gót mà Dawkins không tin vào, là một Gót
mà tôi cũng chẳng hề tin. Tôi không tin vào một ông già trên trời cao với bộ
râu quai nón dài trắng”. Ông già đó là một sự đánh trống lảng chẳng có dính líu
gì, và bộ râu của ông thì nó cũng tẻ nhạt như nó dài. Thực vậy, đánh trống
lảng, đánh lạc sự tập trung thì tồi hơn sự không liên quan dính líu. Chính sự
hồ đồ làm ra ngớ ngẩn của nó là đã là được tính toán – để làm sao lãng chú ý xa
lạc khỏi sự kiện rằng những gì người nói thực sự tin tưởng vào – thì không bớt
ngớ ngẩn hồ đồ được đến nhiều cho lắm. Tôi biết bạn không tin vào một ông già
có râu quai nón ngồi trên một đám mây, vì vậy chúng ta hãy cùng đừng thêm mất
thì giờ vào chuyện đó. Tôi không tấn công bất kỳ một lối giải thích đặc biệt
nào của Gót, hoặc những vị gót. Tôi đang tấn công Gót, tất cả những gót, bất cứ
gì và tất cả mọi gì siêu nhiên; ở bất cứ nơi nào và bất cứ khi nào họ đã từng
có, hoặc sẽ được phát minh, được bịa đặt ra.
Cái xấu điều ác độc hại
nhất không nói ra ở trung tâm của văn hóa chúng ta là thuyết tin-chỉ-một-gót.
Từ một văn bản thời đồ Đồng dã man gọi là Cựu Ước, ba tôn giáo phản con người
đã tiến hóa – đạo Juda, đạo Kitô, và đạo Islam. Đây là những tôn giáo thờ
gót-trên-trời-xanh. Chúng là, theo đúng nghĩa đen, những tôn giáo của chế độ
gia trưởng – Gót là người Cha toàn năng – vì thế mới có sự ghê tởm khinh bỉ với
phụ nữ kéo dài 2.000 năm trong những nước bị ảnh hưởng bởi gót-trên-trời-xanh
và những đại biểu nam giới của ông ta trên mặt đất. (Gore Vidal)
Cổ xưa nhất trong ba tôn giáo khởi nguồn từ Abraham, và rõ
ràng là tổ tiên của cả hai còn lại, là đạo Juda (đạo Dothái): ban đầu là một
tín ngưỡng bộ lạc, cuồng nhiệt sùng bái một Gót độc nhất quyết liệt khó chịu,
một gót bệnh hoạn bị ám ảnh với những hạn chế tình dục, với mùi thịt sống bị
đốt cháy, với sự ưu việt của chính mình trên những vị gót đối thủ, và với sự rành
riêng không một ai là người ngoài của ông ta với bộ lạc trong sa mạc đã được
ông ta chọn lựa. Trong thời Lamã chiếm đóng xứ Palestine, đạo Kitô đã được Paul
người thành Tarsus thành lập, như một giáo phái tin-chỉ-một-gót, chi nhánh của
đạo Dothái, nhưng bớt tàn nhẫn hơn, và bớt tính chất dành riêng cho dân Dothái,
nên đã từ cộng đồng Dothái nó hướng ra bên ngoài tới phần còn lại của thế giới.
Một vài thế kỷ sau, Muhammad và những người theo ông, cũng ở vùng Trung đông,
đã quay trở lại với thuyết tin-chỉ-một-gót kiên quyết của gốc rễ Dothái, nhưng
không với tính chất dành riêng của nó, và đã thành lập đạo Islam, dựa trên một
quyển sách thánh mới, kinh Koran (hay Qur”an,) cộng thêm một ý thức hệ chinh
phục quân sự mạnh mẽ để mở rộng lòng tin tưởng vào gót, giờ có tên gọi là
Allah. Đạo Kitô, cũng thế, được lan truyền bằng thanh kiếm, trước tiên là bàn
tay của dân Lamã đã nắm lấy, sau khi Hoàng đế Lamã Constantine nâng nó lên từ
một giáo phái lập dị thành tôn giáo chính thức của đế quốc, sau đó là những lần
Thập tự chinh, và muộn hơn nữa sau đó là những conquistadores và những xâm lăng và thực dân khác của châu Âu, cùng
những đoàn truyền giáo đi kèm theo. Đối với hầu hết những mục đích của tôi, cả
ba tôn giáo khởi nguồn từ Abraham có thể được coi là không phân biệt. Trừ khi
có nói rõ là khác đi, tôi sẽ giữ trong đầu hầu như tất cả là đạo Kitô, nhưng
chỉ vì nó là phiên bản mà tôi do tình cờ thành quen thuộc nhất. Đối với những
mục đích của tôi thì sự khác biệt ít thành vấn đề hơn là sự giống nhau.Và tôi
sẽ không quan tâm gì hết tất cả với những tôn giáo khác như đạo Phật hay đạo
Khổng. Thật vậy, có một gì đó để nói khi bàn luận về chúng không như những tôn
giáo gì hết tất cả, nhưng như những hệ thống đạo đức hay những triết lý về đời
sống.
Định nghĩa đơn giản của giả thuyết Gót mà tôi đã bắt đầu với
nó, phải bị lọc bớt đi rất nhiều về căn bản, nếu để nó thành phù hợp với Gót
của Abraham. Ông không chỉ tạo ra vũ trụ, ông là một Gót có tính người, trú ngụ bên trong nó, hay có lẽ bên ngoài nó (dù
điều đó có thể mang nghĩa gì đi nữa), sở hữu những phẩm tính con người khó chịu
mà tôi đã lược nhắc đến.
Phẩm tính cá nhân, dù dễ chịu hay khó chịu, không tạo thành
phần của gót đê-ít, gót-không-nhúng-tay, của Voltaire và Thomas Paine. So
sánh với khuynh hướng phạm pháp nhiễu loạn tâm thần của Cựu Ước, Gót không-nhúng-tay của thế kỷ mười tám, thế kỷ Khai sáng thì hoàn toàn
là một vị chí tôn lớn lao hơn: xứng đáng với sự sáng tạo vũ trụ của ông, cao
vời dửng dưng với công việc con người, siêu phàm cách biệt với những suy nghĩ riêng
tư và hy vọng của loài người chúng ta, tuyệt không mảy may quan tâm với “tội
lỗi” rối rắm hay những thì thầm ăn năn của loài người chúng ta. Gót không-nhúng-tay là một nhà vật lý để kết thúc tất cả vật lý, là alpha
và omega của những nhà toán học, tấm gương toàn mỹ tối cao thần thánh của nhà
thiết kế; một kỹ sư siêu việt là người đặt định những qui luật và những hằng số
của vũ trụ, điều chỉnh chúng đến tình trạng vận hành tối ưu với sự chính xác
tinh tế và tiên liệu biết trước, làm phát nổ những gì ngày nay chúng ta sẽ gọi
là vụ Mở Bùng Lớn Nóng (Hot Big Bang), ông đã nghỉ hưu và không bao giờ nghe
biết được gì đến từ ông nữa.
Trong những thời của lòng tin tôn giáo mạnh mẽ hơn, những
người theo thuyết gót-không-nhúng-tay đã bị chửi rủa vì họ bị xem là một, không thể phân
biệt được với những người theo thuyết không-tin-có-gót.
Susan Jacoby, trong Những người Suy
tưởng tự do: Một Lịch sử chủ nghĩa thế tục ở nước Mỹ, [16]
liệt kê một danh sách tuyển chọn những danh hiệu bôi bẩn đã ném vào Tom Paine
tội nghiệp: “Judas phản chúa, loài bò sát, đồ lợn, chó điên, hũ chìm, rận, nửa
người nửa thú, vũ phu, kẻ nói dối, và dĩ nhiên kẻ không tin tôn giáo, người vô
đạo. Paine đã chết trong sự túng thiếu, bị những bạn hữu chính trị trước đây
bỏ rơi (trừ Jefferson, một ngoại lệ cao thượng đáng tôn kính), quan điểm chống
những người Kitô của ông đã làm họ lâm vào lúng túng ngượng ngập. Ngày nay,
lĩnh vực tư tưởng đã chuyển dịch khá xa khiến những người theo thuyết
gót-không-nhúng-tay có nhiều khả năng được xếp đối nghịch với những người
không-tin-có-gót, và gộp họ cùng vào với những người tin-có-gót. Họ thực sự,
cuối cùng tất cả, đặt tin tưởng vào một trí tuệ thông minh tối cao là kẻ đã
sáng tạo ra vũ trụ.
Chủ nghĩa thế tục, những quốc phụ và tôn giáo của nước Mỹ
Là theo thông tục để cho rằng những người lập quốc của nước
Mỹ Cộng hòa [17]
đã là những người theo thuyết gót-không-nhúng-tay. Không có gì để nghi ngờ rằng nhiều người trong số họ
đã là những người đê-ít, mặc dù đã có
tranh cãi rằng số đông đảo nhất của họ có thể là những người a-thê-ít, không-tin-có-gót. Chắc chắn,
những gì viết về tôn giáo của họ, trong thời của riêng họ, để lại cho tôi không
chút nghi ngờ nào, rằng hầu hết trong số họ sẽ là những người không-tin-có-gót nếu trong thời chúng
ta. Nhưng cho dù những quan điểm cá nhân nào đi nữa về tôn giáo của họ trong
thời của riêng họ, một điều họ có chung toàn nhóm đã là những người theo chủ nghĩa thế tục, và đây là chủ đề mà
tôi quay sang trong phần này, bằng bắt đầu với – có lẽ đáng ngạc nhiên – một
trích dẫn từ Thượng nghị sĩ Barry Goldwater, năm 1981, rõ ràng cho thấy rằng
người ứng cử viên tổng thống và anh hùng của chủ nghĩa bảo thủ nước Mỹ đã duy
trì truyền thống thế tục của nền tảng của chế độ Cộng hòa, kiên quyết trung
thành như thế nào:
Không có lập trường nào trên đó dân
chúng hết sức không chuyển đổi được như những tin tưởng tôn giáo của họ. Không
có một đồng minh nào trong một cuộc tranh luận mà người ta có thể tuyên bố mình
có lại mạnh mẽ hơn được so với Jesus Kitô, hay Gót, hay Allah, hay bất cứ gì mà
người ta gọi những chí tôn này. Nhưng giống như bất kỳ vũ khí mạnh mẽ nào, việc
lấy tên của Gót để đại diện cho một người nên dùng dè xẻn thôi. Những phe phái
tôn giáo đang phát triển trên khắp đất nước chúng ta đang không dùng ảnh hưởng
tôn giáo của họ với trí tuệ khôn ngoan. Họ đang cố để buộc những người lãnh đạo
chính phủ đi theo lập trường của họ 100 phần trăm. Nếu bạn không đồng ý với
những nhóm tôn giáo này về một vấn đề luân lý cá biệt nào đót, họ phàn nàn, họ
đe dọa bạn, hoặc sẽ mất tiền (quĩ ủng hộ) hoặc sẽ mất phiếu bầu, hoặc cả hai.
Tôi thực sự phát tởm và chán ngấy với những nhà rao giảng tôn giáo thiên chính
trị trên khắp đất nước này khi nói với tôi như là một công dân rằng nếu tôi
muốn là một người đạo đức, tôi phải tin vào A, B, C, và D. Đúng là không biết
chính họ nghĩ mình là ai đây? Và từ chỗ nào mà họ giả định đòi có được quyền để
phán định những tin tưởng đạo đức của họ cho tôi? Và tôi lại càng tức giận
nhiều hơn nữa như một nhà lập pháp là người cứ phải chịu mãi những đe dọa của tất
cả mọi nhóm tôn giáo là những người nghĩ rằng họ có một vài quyền Gót-ban-cho
để kiểm soát phiếu của tôi trong tất cả mỗi dịp điểm danh bỏ phiếu trong Thượng
viện. Ngày hôm nay, tôi báo trước cho họ: Tôi sẽ chiến đấu chống họ, dưới danh
nghĩa của chủ nghĩa bảo thủ, không nhường một bước nào trên đường đi tới, nếu
họ cố để đặt định những xác quyết đạo đức của họ trên tất cả những công dân Mỹ,[18]
Những quan điểm tôn giáo của những nhà lập quốc nước Mỹ là
mối quan tâm lớn của những nhà tuyên truyền của phái tả nước Mỹ ngày nay, họ lo
lắng để thúc đẩy một phiên bản của họ về lịch sử. Trái ngược với quan điểm của
họ, sự kiện thực tế là nước Mỹ đã không
được thành lập như một quốc gia Kitô, đã sớm phát biểu trong những điều khoản
của một hiệp ước với Tripoli, soạn thảo vào năm 1796, dưới thời George
Washington, và có chữ ký của John Adams, năm 1797:
Do Chính phủ của Nước Mỹ thì không,
trong bất kỳ ý nghĩa nào, được thành lập trên đạo Kitô, vì trong bản thân nó,
nó không có đặc tính của sự thù địch chống lại những luật lệ, tín ngưỡng, hay
sự an bình của những người Muslim; và như Nhà nước đã nói, không bao giờ đã
từng bước vào bất kỳ một chiến tranh nào hoặc một hành động thù địch nào để
chống lại bất kỳ quốc gia Islam nào, đó là tuyên bố của cả hai bên, rằng không
lý do viện dẫn nào phát sinh từ những quan điểm tôn giáo, sẽ từng bao giờ đưa
tới một gián đoạn trong sự hòa hợp hiện có giữa hai quốc gia.
Những lời mở đầu của trích dẫn này sẽ gây ra phản ứng náo
động trong giới quyền thế ngày nay ở Washington. Thế nhưng, Ed Buckner chứng tỏ
đã thuyết phục được rằng chúng đã không gây bất đồng chính kiến nào vào thời
điểm đó, cả hai giới chính trị gia và công luận. [19]
Nghịch lý thường được ghi nhận là Nước Mỹ, đã thành lập trên
chủ nghĩa thế tục, bây giờ là nước mộ đạo thái quá nhất trong thế giới Kitô,
trong khi nước Anh, với một hội nhà thờ đã do quốc vương lập hiến của nó thành
lập, lại là ít tôn giáo nhất trong số đó. Tôi liên tục tự hỏi tại sao có điều
này, và tôi không biết tại sao. Tôi cho rằng có thể là nước Anh đã mệt mỏi với
tôn giáo sau một lịch sử kinh hoàng của những bạo lực xung đột tín ngưỡng, với
những người Thệphản và Catô thay phiên dành nắm tay trên và giết hại khối kia
một cách hệ thống. Một gợi ý khác nảy lên từ quan sát cho rằng nước Mỹ là một quốc
gia của những người di dân nhập cư. Một đồng nghiệp đã chỉ ra cho tôi rằng
những người nhập cư, bật gốc từ sự ổn định và thoải mái của một đại gia đình ở
châu Âu, cũng rất có thể chấp nhận một nhà thờ như là một loại thế chỗ cho thân
nhân trên đất lạ nước mới. Đó là một ý tưởng thú vị đáng chú ý, đáng nghiên cứu
thêm nữa. Không nghi ngờ gì rằng nhiều người Mỹ nhìn nhà thờ tại địa phương họ
như là một đơn vị quan trọng của bản sắc, mà thực sự có một vài những thuộc
tính của một đại gia đình.
Tuy nhiên, một giả thuyết khác là sự mộ đạo thái quá của nước
Mỹ xuất phát một cách nghịch lý từ chủ nghĩa thế tục của hiến pháp của nó. Đúng
là nước Mỹ thế tục trên pháp lý, tôn giáo đã trở thành doanh nghiệp trong thị
trường tự do. Những hội nhà thờ kình địch tranh dành tín đồ cho giáo đoàn – ít
nhất không phải chỉ vì những tiền thu góp béo bở mà họ mang lại – và sự cạnh
tranh được tiến hành với tất cả những kỹ thuật giằng co chìu néo cố bán hung
hăng của thị trường. Những gì làm được việc cho những mảnh xà phòng làm được
việc cho Gót, và kết quả là một gì đó đi đến gần với sự cuồng dại tôn giáo giữa
những tầng lớp ngày nay kém học thức. Ở nước Anh, ngược lại, tôn giáo dưới sự
bảo hộ của hội nhà thờ thành lập lâu đời, đã trở thành chỉ hơi nhiều hơn một
trò tiêu khiển xã hội nhàn nhã dễ chịu, khó nhận ra được như tôn giáo gì cả.
Truyền thống này của dân Anh được Giles Fraser trình bày khéo léo, một cha xứ
Anh giáo kiêm giảng sư triết học tại Oxford, viết trong báo Guardian. Bài viết của Fraser có phụ đề
“Thể chế tổ chức của Hội nhà thờ của nước Anh đã đem Gót ra khỏi tôn giáo,
nhưng cũng có những rủi ro trong một cách tiếp cận mạnh mẽ hơn với lòng tin”:
Có một thời, khi thày chăn chiên sở
tại miền quê là một sản phẩm chủ yếu của những nhân vật trong kịch bản nước
Anh. Nhân vật này, uống trà, lập dị vừa phải, với đôi giày bóng và cách cư xử
nhã nhặn của ông, đại diện cho một thứ tôn giáo mà nó đã không làm cho những
người không-tôn giáo khó chịu. Ông ta sẽ không toát mồ hôi của hiện hữu, hoặc
dí bạn vào tường để hỏi nếu bạn đã được cứu rỗi chưa, lại có cơ còn ít hơn nếu
khởi động những thánh chiến từ bục giảng, hoặc gài bom bên đường đi nhân danh
của một vài quyền uy cao hơn. [20]
(“Cha của chúng ta” của Shades của Betjeman, mà tôi đã trích
dẫn ở đầu Chương 1). Fraser nói tiếp rằng “thày chăn chiên ân cần tử tế, sở tại
ở miền quê trong hiệu quả đã tiêm thuốc chủng cho những mảng lớn rộng của nước
Anh ngừa chống lại đạo Kitô”. Ông kết thúc bài viết của ông với than vãn cho
một khuynh hướng gần đây trong hội Nhà thờ nước Anh để lại xem tôn giáo là quan
trọng một lần nữa, và câu cuối cùng của ông là một cảnh cáo: “điều lo lắng là
chúng ta có thể thả ông thần của cuồng tín tôn giáo của nước Anh ra khỏi cái
hộp của tổ chức thiết lập đã lâu đời, nó ngủ yên trong đó đã hàng thế kỷ”.
Ông thần của cuồng tín tôn giáo đang lan tràn trong nước Mỹ
ngày nay, và những nhà lập quốc đã hẳn sẽ phải kinh hoàng. Bất kể thế nào, là
đúng hay sai, để ôm lấy nghịch lý và đổ lỗi cho hiến pháp thế tục mà họ đã nghĩ
ra, những người lập quốc hầu hết chắc chắn là những người theo chủ nghĩa thế
tục, là những người đã tin tưởng vào việc giữ tôn giáo ngoài chính trị, và đó
là đủ để đặt họ vững chắc về phía của những người, lấy thí dụ, phản đối những
trưng bày phô trương rình rang Mười điều Răn trong những địa điểm công cộng
thuộc về chính phủ. Nhưng đó là trêu ngươi để suy đoán rằng ít nhất một vài
trong những người lập quốc đã có thể bỏ qua thuyết tin-gót-không-nhúng-tay. Có
thể họ đã là những người theo thuyết không-thể-biết, hoặc ngay cả hoàn toàn
trong lẫn ngoài là những người không-tin-có-gót? Tuyên bố sau đây của Jefferson
thì không thể phân biệt được với những gì ngày nay chúng ta sẽ gọi là thuyết
không thể biết:
Để nói chuyện về những hiện hữu phi
vật chất là nói chuyện về những không-là-gì
cả. Để nói rằng linh hồn con người, những thiên thần, gót, là phi vật chất, là
nói rằng chúng là những không là gì, hay nói rằng không có gót, không có những
thiên thần, không có linh hồn. Tôi không thể lý luận cách nào khác được... mà
không lao đầu vào vực thẳm không đáy của những mộng mị và những tưởng tượng hão
huyền. Tôi hài lòng, và đủ bận rộn với những sự vật mà chúng là-có, mà không
hành hạ hoặc tự chuốc khó khăn cho mình về những sự vật đó mà chúng quả thực có
thể là-có, nhưng với chúng tôi không có bằng chứng.
Christopher Hitchens, trong tiểu truyện Thomas Jefferson: Người dựng nước của nước Mỹ của ông, nghĩ rằng có
nhiều phần Jefferson là một người không-tin-có-gót, ngay cả trong thời của
riêng ông, khi điều này đã là khó khăn hơn nhiều:
Về phần không biết có phải ông là một
người không-tin-có-gót hay không, chúng ta phải chừa lại đừng phán đoán, nếu
như chỉ vì sự thận trọng ông đã buộc phải theo giữ trong cuộ đời chính trị của
ông. Tuy nhiên, như ông đã viết cho người cháu của ông, Peter Carr, ngay sớm từ
năm 1787, người ta phải đừng bị hoảng sợ khiến rời bỏ thăm dò này vì bất kỳ sợ
hãi nào về những hệ quả của nó. “Nếu nó kết thúc trong một tin tưởng rằng không
có Gót, anh sẽ tìm thấy những phấn chấn đến đức hạnh trong thoải mái và dệ̃
chịu thú vị anh cảm thấy trong thực tập này, và tình yêu thương với những người
khác vốn nó sẽ đem cho anh”.
Tôi thấy những lời khuyên sau đây của Jefferson, một lần nữa
trong thư gửi cho Peter Carr, là cảm động:
Rũ bỏ tất cả những sợ hãi của những
định kiến nô lệ, những não thức yếu đuối nô lệ khúm núm co rúm dưới chúng. Đặt
đúng lý trí vững chắc vào chỗ của nó, và kêu gọi giúp đỡ tới tòa án của nó về
mọi sự kiện, mọi ý kiến. Hãy táo bạo đặt câu hỏi, ngay cả về sự hiện hữu của
một Gót, vì nếu như có một gót, ông ta phải chấp thận sự kính trọng của lý trí
hơn là của sự sợ hãi bị bịt mắt.
Những nhận xét của Jefferson loại giống như “đạo Kitô là hệ
thống đồi bại hư hỏng nhất đã từng soi rọi trên con người” là tương hợp với
thuyết tin-gót-không-nhúng-tay mà cũng với với thuyết không-tin-có-gót. Sự ngay
thẳng mạnh mẽ chống giới chăn chiên của James Madison cũng giống như thế:
“Trong thời gian gần trọn mười lăm thế kỷ, cơ cấu pháp luật của đạo Kitô đã
được thiết lập và đã qua thực nghiệm. Những gì đã là hoa trái của nó? Nhiều hơn
hoặc ít hơn, ở tất cả mọi nơi, là sự kiêu hãnh, và biếng nhác trong giới chăn
chiên; ngu muội và tùng phục nô lệ trong giới con chiên, trong cả hai giới, là
mê tín dị đoan, định kiến mù quáng cố chấp và bạo lực khủng bố”. Cũng có thể
nói như thế về “Những hải đăng thì hữu ích hơn nhiều so với nhà thờ” của
Benjamin Franklin, và của John Adams “Đây sẽ là thế giới tốt nhất của tất cả
thế giới có thể có được, nếu như đã không có tôn giáo trong nó”. Chính Adams đã
phát biểu một vài diễn văn đả kích tuyệt vời, đặc biệt chống lại đạo Kitô: “Như
tôi hiểu đạo Kitô, nó đã là, và hiện là, một sự vén-lên-cho-thấy [21].
Nhưng làm sao đã xảy ra rằng hàng triệu truyện ngụ ngôn, cổ tích, truyền
thuyết, đã được pha trộn với cả sự vén-lên-cho-thấy
của Dothái và Kitô, khiến đã làm chúng là tôn giáo đẫm máu nhất đã từng hiện
hữu?”. Và, trong một lá thư khác, lần này với Jefferson, gần như rùng mình ghê
tởm trước ý tưởng của ám chỉ đến cái thí dụ gây chết chóc nhất của những lạm
hành với sự buồn thương mà lịch sử nhân loại đã duy trì – cái giá gỗ chữ Thập.
Hãy cân nhắc nhìn xem những gì là tai ương thảm họa mà động cơ đó của buồn
thương đã sản xuất! “
Cho dù Jefferson và những đồng sự của ông đã là những người
tin-có-gót, tin-gót-không-nhúng-tay, người theo thuyết không thể biết, hay
người không-tin-có-gót, họ đã đều là những người nhiệt thành theo chủ nghĩa thế
tục, những người tin rằng đối với một Tổng thống, ông có hay không có những
quan điểm tôn giáo, hoàn toàn là chuyện riêng tư của ông ta. Tất cả những nhà
sáng lập nước Mỹ, bất kể những tin tưởng tôn giáo nào họ riêng có, sẽ hẳn đều
thất kinh khi đọc bài tường trình của nhà báo Robert Sherman về câu trả lời của
George Bush người-bố, khi Sherman hỏi ông liệu có công nhận quyền công dân bình
đẳng và lòng yêu nước của những người Mỹ nhưng là những người không-tin-có-gót:
“Không, tôi không biết rằng những người không-tin-có-gót có nên được xem là
những công dân, cũng không biết họ có nên được xem là người yêu nước hay không.
Đây là một quốc gia dưới tay Gót” [22].
Giả định tường thuật của Sherman là chính xác (đáng tiếc là ông đã không dùng
máy ghi âm, và lúc ấy, không có báo nào đăng câu chuyện vào thời điểm đó), hãy
làm thí nghiệm bằng cách thay thế “không-tin-có-gót” với “người Dothái”, hay
“người Muslim”, hay “người da đen”. Làm như thế sẽ đem cho mức độ của những
thành kiến và đối xử kỳ thị mà những người Mỹ không-tin-có-gót phải kham chịu
ngày nay. “Lời tự thú của một người
không-tin-có-gót cô quạnh” của Natalie Angier, trên tờ New YorkTimes, là
một mô tả buồn và cảm động về tình cảm cô quạnh của bà, thui thủi một mình vì
là một người không-tin-có-gót trong nước Mỹ ngày nay[23].
Nhưng sự cô lập của những người Mỹ không-tin-có-gót là một ảo ảnh, được thành
kiến vun trồng không ngưng nghỉ. Số người không-tin-có-gót ở Mỹ thì đông đảo
hơn so với hầu hết mọi người nhìn nhận. Như tôi đã nói trong Lời nói đầu, những
người Mỹ không-tin-có-gót vượt quá số những người theo đạo Dothái, thế nhưng
những vận động chính trị hành lang của người Dothái thì ai cũng biết là một
trong những ảnh hưởng ghê gớm nhất ở Washington. Những người Mỹ
không-tin-có-gót có thể đạt được những gì, nếu như họ đã tự tổ chức mình cho
đúng cách? [24]
David Mills, trong quyển Vũ
trụ không-tin-có-gót đáng thán phục của ông, kể một câu chuyện mà bạn sẽ
gạt đi như một tranh vẽ hí họa không thực về thiên kiến mù quáng của cảnh sát,
như nếu nó đã là hư cấu. Một người chữa bệnh bằng lòng tin đạo Kitô đã thực
hiện một dịch vụ gọi là “Thập tự chinh Phép lạ”, đã đến thị trấn của Mills một
năm một lần. Trong số nhiều những thứ khác, người chữa bệnh bằng cầu nguyện này
khuyến khích những bệnh nhân có bệnh tiểu đường vứt đi thuốc insulin của họ, và
những bệnh nhân ung thư bỏ điều trị bằng dược hoá chất của họ, thay vào đó là
cầu nguyện cho một phép lạ. Đủ sáng suốt lý trí, Mills đã quyết định tổ chức
một cuộc biểu tình ôn hòa để báo cho dân chúng hãy lưu ý trước. Nhưng ông đã va
vào sai lầm khi ông đến nói với cảnh sát về ý định của mình và yêu cầu cảnh sát
bảo vệ ông chống lại tấn công nếu có thể xảy ra từ phía những người ủng hộ chữa
bệnh bằng cầu nguyện với lòng tin Kitô. Người cảnh sát đầu tiên mà ông nói
chuyện, đã hỏi, “Có phải ông sẽ phản đối “cho” hay “chống” người chữa bệnh?”
(Có nghĩa là ủng hộ hay chống lại người chữa bệnh bằng cầu nguyện Kitô). Khi
Mills trả lời: “Chống lại ông ta,” viên cảnh sát cho biết rằng chính mình đã
xếp đặt để tham dự tuần hành và có ý định nhổ vào mặt Mills khi ông đi qua đám
biểu tình của Mills.
Mills đã quyết định thử xem mình có may mắn hơn không với một
người cảnh sát thứ nhì. Người này nói rằng, nếu từ đám ủng hộ chữa
bệnh-bằng-lòng tin Kitô, có bất kỳ một người nào dữ dội bạo động đối mặt thách
thức Mills, người cảnh sát này sẽ bắt Mills vì ông đang “cố gắng can thiệp vào
việc của Gót”. Mills bỏ về nhà và đã cố gắng gọi têlêphôn đến đồn cảnh sát, với
hy vọng tìm được sự cảm thông hơn với một cánh sát có cấp bực cao hơn. Ông cuối
cùng đã được bắt chuyện với một trung sĩ cảnh sát, người này nói, “Tôi cóc bận
tâm với ông, ông bạn ơi. Không có cảnh sát nào muốn bảo vệ một người
không-tin-có-gót, thứ gót-đày-hỏa-ngục. Tôi hy vọng một ai đó choảng cho bạn
một trận đổ máu thật nhiều cho nên thân vào”. Rõ ràng là những trạng từ trong
đồn cảnh sát đã thiếu, đã không đủ có để cung cấp cùng với sữa ngọt của lòng
tốt của con người và một ý thức trách nhiệm. Mills kể lại là ông đã nói chuyện
với khoảng bảy hay tám cảnh sát ngày hôm đó. Không một ai trong số họ là giúp
đỡ, và hầu hết số họ đã trực tiếp đe dọa Mills với bạo lực.
Những giai thoại về định kiến như vậy với những người
không-tin-có-gót thì đầy rẫy rất nhiều, nhưng Margaret Downey, của Hội Suy tưởng tự do của Vùng đô thị
Philadelphia [25],
duy trì hệ thống hồ sơ của những trường hợp loại giống như thế [26].
Hệ thống dữ liệu gồm những xảy ra, được phân loại theo cộng đồng, trường học,
nơi làm việc, phương tiện truyền thông, gia đình và chính phủ, bao gồm những
thí dụ về sách nhiễu, mất việc làm, gia đình xa lánh, và thậm chí cả giết người
[27].
Bằng chứng đã thu thập thành tài liệu của Downey về sự thù hằn và sự hiểu lầm
đối với những người không-tin-có-gót làm thành điều dễ dàng để tin, quả thật
vậy, rằng hầu như trong thực tế không thể nào một người không-tin-có-gót chân
thực có thể thắng một cuộc bầu cử vào những chức vụ trong nhà nước ở nước Mỹ.
Có 435 thành viên Hạ viện và 100 thành viên của Thượng viện. Giả định rằng phần
lớn trong số 535 cá nhân này là một mẫu con người có học thức của dân chúng, đó
tất cả là những con số thống kê, nhưng không thể tránh khỏi một số lượng đáng
kể của những con số này phải là những người không-tin-có-gót. Họ đã phải nói dối,
hay che dấu những tình cảm thực sự của mình, để có thể đắc cử. Ai có thể trách
họ, nếu xem xét khối cử tri mà họ đã phải thuyết phục? Đã được đồng ý chung tất
cả, rằng một thú nhận theo thuyết không-tin-có-gót có thể ngay lập tức là một
tự sát chính trị cho bất kỳ ứng cử viênnào tranh chức tổng thống.
Những thực tế về không khí chính trị hiện nay ở Nước Mỹ, và
những gì chúng có ý nghĩa, sẽ phải làm kinh hoàng Jefferson, Washington,
Madison, Adams và tất cả những bạn bè của họ. Bất kể dù họ là người không-tin-có-gót,
người theo thuyết không thể biết, người tin-gót-không-nhúng-tay, hay người
Kitô, họ sẽ dội người lại trong kinh dị trước những kẻ tin vào quyền-gót [28]
của đầu thế kỷ 21 trong chính quyền ở Washington,. Họ sẽ đã được chuyển quay
sang những quốc phụ khác, những nhà lập quốc thế tục của India sau thuộc địa,
đặc biệt là người có lòng tin tôn giáo Gandhi (“Tôi là một người Hindu, tôi một
người Islam, tôi là một người Dothái, tôi là một người Kitô, tôi là một người
đạo Phật !”) [29],
và người không-tin-có-gót Nehru:
Cuộc trình diễn của những gì được gọi
là tôn giáo, hoặc với bất kỳ mức độ nào của tổ chức tôn giáo, tại India và
những nơi khác, trút đầy kinh dị vào tôi, và tôi đã thường xuyên lên án nó và
đã mong ước đưa một nhát chổi quét nó cho hết sạch. Hầu như luôn luôn xem ra nó
như đại diện của lòng tin tưởng đui mù, và phản ứng, giáo điều, và mù quáng cố
chấp, mê tín dị đoan, sự khai thác và sự dành giữ của những quyền lợi được đảm
bảo bất di bất dịch.
Định nghĩa của Nehru về nước India thế tục ước mơ của Gandhi
(nó đã có thể được thực hiện, thay vì sự phân cắt đất nước của họ giữa một cuộc
tắm máu vì tín ngưỡng khác biệt) gần như có thể đã bị ám ảnh bới chính bóng ma
của Jefferson:
Chúng ta nói về một India thế tục.. .
Một số người nghĩ rằng nó có nghĩa là một vài điều gì đó phản ngược với tôn
giáo. Điều đó rõ ràng là không đúng. Những gì nó có nghĩa là một nhà nước tôn
vinh tất cả những tôn giáo như nhau, và cho chúng những cơ hội bình đẳng; India
có một lịch sử lâu dài của sự khoan dung tôn giáo.. . Trong một đất nước như
India, trong đó có nhiều tín ngưỡng và tôn giáo, không một chủ nghĩa quốc gia
thực sự nào có thể xây dựng được, ngoại trừ trên cơ sở của chủ nghĩa thế tục. [30]
Gót của những người tin-gót-không-nhúng-tay chắc chắn là một
cải tiến hơn con quái vật của kinh Thánh. Thật không may, điều là khó có khả
năng rằng ông hiện hữu, hoặc từng hiện hữu. Trong bất kỳ hình thức nào của giả
thuyết về Gót là không cần thiết .[31]
Giả thuyết Gót cũng rất gần bị bỏ đi vì những luật của khoa toán xác suất. Tôi
sẽ đi đến điều đó trong Chương 4, sau khi giải quyết với những bằng chứng cáo
buộc về sự hiện hữu của Gót trong Chương 3. Trong khi đó, tôi quay sang thuyết
không thể biết, và những khái niệm sai lầm rằng sự hiện hữu hay không hiện hữu
của Gót là một câu hỏi mãi mãi không thể chạm đến, là ngoài tầm với của khoa
học.
Sự nghèo nàn của thuyết không thể biết
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Jul/2013)
[1]
[Mitford and Waugh (2001)]
Nguyên văn: “isn’t God a shit!” – ở đây hiểu theo lối Anh –
có nghĩa là “ngu xuẩn sai bét láo khoét”; như khi nói “You're full of shit”
(=anh nói toàn chuyện ngu xuẩn và láo khoét, sai bét).
[2]
Cecil Frances Alexander (1823-1895): người Ireland, chuyên làm thơ cho trẻ con
và viết những bài thánh ca, ca tụng Gót
[3]
Tên gọi Gót của: đạo Juda (Yahweh), đạo Kitô (Jesus), đạo Islam (Allah), dân
Phoenician và Canaanite, Trung Đông (Baal), dân Hylạp (Zeus) và dân bắc Âu ở
bán đảo Scandinavia (Wotan, hay Odin)
[4] pernicious:
gốc Latin: perniciosus =
‘destructive’ < pernicies ‘ruin,’
lấy gốc từ: nex, nec – ‘death.’
[5] revelation: vén lên cho biết; revelation:
< Latin revelatio(n-),
[< revelare ‘lay
bare’ < reveal: < Old French revelation
/ reveler hay Latin revelare <
re: ‘again’ (lật lên, vén lên) + velum: ‘veil.’ (tấm màn): “revelatio” (hylạp: apocalypsis)]
có nghĩa là: vén màn che lên; hoặc “manifestatio” (epiphaneia), có nghĩa
là: tỏ lộ. Như vậy revelation gốc
Latin ”revelare” (hay past part. “revelatus”) có nghĩa đen
là: “vén lên cái màn che tối”, để cho thấy, cho biết một-gì đó (chân lý, hay sự
linh thiêng), trước đây vẫn dịch là mạc
khải, hay mặc khải (mạc: cái màn).
Revelation: sự vén màn lên cho thấy, bảo cho biết, ở đây, tôi tạm dịch
nôm na dễ hiểu là: sự vén-lên-cho-thấy. Đây là một lý
thuyết đặc biệt chỉ có trong gót học Judea-Kitô: Tin
tưởng rằng có hiện tượng nhận biết chân lý nhưng không qua suy luận trí tuệ,
hay kinh nghiệm của con người; nhưng chỉ qua thần linh tiết lộ, được thần linh vén-lên-cho-thấy – Cái
biết do sự vén-lên-cho-thấy có
thể trực tiếp từ một thần linh (Gót) hay qua một tác nhân trung gian (một thiên
thần). Một người có kinh nhiệm về tiếp xúc như thế với thần linh siêu nhiên,
nhận được tri thức qua sự vén-lên-cho-thấy như
thế, trong đạo Juda, được gọi là một tiên tri (prophet).
[6] Theo tôi, quan điểm này đã lỗi thời và sai lầm – tất cả các hình thức
tôn giáo, tín ngưỡng vẫn hiện diện song hành bên nhau giữa loài người. Hiện nay
vẫn có những dân tộc ít người theo những tín ngưỡng vật linh khác nhau, ở rải
rác khắp thế giới, và dĩ nhiên những tôn giáo đông hơn, vô thần, độc thần, đa
thần, phiếm thần, vẫn tồn tại bên nhau. Thêm nữa, có những hình thức tôn giáo
độc thần, nhưng nội dung không khác biệt với đa thần, chỉ trừ danh xưng (thí
dụ, Kitô là một tôn giáo đa thần – trong thực tế tin có ba gót, nhưng vẫn tự
giải thích chỉ tin có một gót, nhưng là “một gót ba ngôi”)
Tuy nhiên, xem dường có sự thay thế và chiếm lĩnh vị trí đông đảo ưu
thắng trong xã hội, như độc thần đông hơn phiếm thần, giới hạn trong từng địa
phương, quốc gia, và cũng có sự loại trừ lẫn nhau (thí dụ chính dân tộc
Dothái), nhưng đó là sự loại trừ không phải đào thải; là hậu quả của chính trị.
Thí dụ, sự độc tôn của những tôn giáo độc thần Abraham (Kitô và Islam), hoàn
toàn dựa trên sức mạnh thế tục (đế quốc Lamã, những đế quốc thực dân châu Âu);
không trên chính sức mạnh tinh thần của tôn giáo; Do chủ trương độc tôn, nắm quyền
hay/và chi phối chính trị, nên dành hưởng những ưu đãi, cho phép chỉ mình
nó có khả năng sống còn, phát triển cho đến chừng nào nó bám giữ được
địa vị độc tôn đó. Chính thế, nên trong những quốc gia mới du nhập, nó luôn vận
động theo chiều hướng này; hướng đến sự độc tôn, đòi chi phối chính trị, để
mong có cơ hội mở rộng lâu dài, nếu không thế, tương lai của nó bị đe dọa, không bành trướng được, có thể suy tàn hay mai một.
[7] [http://www.newadvent.org/cathen/06608b.htm.]
[8] truyền đạo: thực sự là một hình thức của sự dành, chiếm, vẫn gọi là thực dân, –
colonization: có nghĩa chính yếu là chiếm đoạt một vị trí hay lĩnh vực hoạt
động não thức, trí tuệ cho sự sử dụng riêng của một người, một tập thể (appropriate
a place or domain for one's own use.)
Trong từ dịch “thực dân” – “thực” nguyên có nghĩa là sinh lợi,
làm cho đông đúc, nhưng trong hiểu biết phổ thông chỉ còn mang một nghĩa thông
thường về chính trị – chỉ sự kiện một quốc gia này dùng vũ lực chiếm cứ hay
kiểm xoát lãnh thổ của một dân tộc khác và nắm quyền cai trị, kiểm soát kinh
tế, thành lập một thuộc địa (invading and taking over sovereignty of another
area, which then becomes known as a colony). Đến nay có ba hình thức phổ thông
quen biết trong lịch sử là thực dân chính trị, thực dân văn hóa, và thực dân
kinh tế. Sự truyền bá đạo Kitô, dù ở đâu, thời nào, khắp thế giới, đặc biệt
luôn luôn có mặt cùng với một, hay hai, hay cả ba chủ nghĩa thực dân kể trên;
hơn thế nữa, trong hầu hết mọi trường hợp, nó đóng vai trò chủ đạo, là yếu tố
nền tảng trong sự hình thành, duy trì và phát triển của chủ nghĩa thực dân cho
đến nay.
Thực dân hay truyền đạo như vậy có thể nhìn theo hướng tác động và
hệ quả như hai dạng thức liên quan mật thiết của cùng một sự kiện nhân
văn: Sự đem vào, hay biến thành, dân chúng (tín đồ) của/theo mình, đến khai
thác, làm ăn, sinh sống (theo/nhập/ chuyển/ cải đạo) ở một vùng, một lãnh thổ
hay một quốc gia nào khác, trong đó có một văn hóa (tôn giáo) khác biệt; nhưng
vẫn duy trì, phục tòng pháp luật (giáo điều) của nước mẹ (tôn giáo), bất
chấp và luôn luôn đối lập, hoặc khai thác (những gì có lợi từ văn hóa, tôn giáo
bản địa) hoặc triệt hạ, đàn áp (những gì không thuận lợi) nhằm đến sự bành
trướng hay duy trì hiện diện của nó, ở địa phương đó (thuộc địa).
[9]
consubstantial
[10]
Godhead = Trinity
[11]
tín điều có tên từ Athanasius, nhà gót học Kitô nổi tiếng của thế kỷ 4.
[12] Saint
Gregory the Wonderworker, nhà chăn chiên cao cấp, coi toàn thành phố
Neocaesarea (nay là Bắc Turkey)
[13] [http://www.catholic-forum.com/saints/indexsnt.htm?NF=l.]
[14] trường hợp Việtnam, chúng ta có thể kể thêm những kẻ phản nghịch liều
chết chống lại triều đình, đã đồng thời tiếp tay, vô tình hay cố ý, trợ giúp
cho ngoại xâm, cuối cùng đưa đến thảm họa mất nước, nên trong hoàn cảnh lịch sử
khi ấy, liều chết vì đạo mới du nhập cũng đồng nghĩa với liều chết cho một nội
dung tinh thần của kẻ địch bên cạnh những kẻ truyền đạo; cho những sức mạnh
phản dân tộc. Chết vì một tín ngưỡng mới lạ, trong hoàn cảnh cụ thể đó, cũng là
chết cho sức mạnh, vũ khí tinh thần của những kẻ đương đóng vai xâm lăng chính
trị quân sự, cho những ngoại nhân đương kéo đến cửa biển, đương bắn phá thành
trì từ nam ra bắc, đương tìm những người cộng tác để bành trướng, Trong tay của
những kẻ xâm lăng không chỉ có súng sắt,
tàu đồng, nhưng còn có kinh Thánh,
thánh giá, chúng thực sự cũng là những vũ khí chết người. Đằng sau “Tây”
xâm lăng là “tả” đạo Kitô. Khi ấy, cả hai đồng nghĩa, đều là xâm lăng đất nước;
nên giữ đạo, theo đạo cũng có thể xem là đứng chung về phía xâm lược, dù chỉ
trên tinh thần, là phản quốc thực sự. Thực tế lịch sử cho thấy những cộng tác
mật thiết có thể có được giữa Tây/Ta, trong/ngoài, chỉ có thể thiết lập được
trên quan hệ có cùng một tôn giáo, khiến những công tác do thám, tình báo, dân
công, hậu cần, ... đều trở nên dễ dàng... Tất cả đã tiếp sức và góp phần quyết
định xoay chuyển tình thế, đưa đến thành công khá nhanh chóng và dễ dàng cho
một đoàn quân viễn chinh ít ỏi và xa lạ, của một đế quốc đương xa xút. Đánh giá
những sự kiện đó đòi hỏi những điều kiện có lẽ không thể có, vì cần khác quan
bằng khoảng cách thời gian lâu dài mới mong có thể làm sáng tỏ, và không sẽ dễ
dàng, nên dù đã trăm năm sau, vẫn mê muội cũ, chỉ biết một chiều, mắt vẫn tối,
lòng vẫn đục; nên chúng ta vẫn nghe đó đây tự ca tụng những nhân vật trong đám
thông ngôn, giúp việc, hay nổi bật như đóng vai thức thời “kêu gọi canh tân đất
nước”, tất cả không vì thực chất giá trị của những nội dung đó, đã làm ngơ
không phân tích; vì néu có, sẽ cho thấy những không tưởng, sao chép, thiển cận,
nhất thời, đều có mục đích phục vụ những mục tiêu ngắn hạn, những dọ dẫm mở
đường ... cho thực dân, cả chính trị lẫn tôn giáo; cụ thể nhất là một tiếng
lòng chân thực đòi “tổ quốc” phải “ăn năn”, vì đã “bức hại” một thiểu số lạc
loài, những đứa “con của Gót”, sao thế lực trần gian có thể ngược đãi họ! vì
với ấu trĩ hay ngây thơ này, tôn giáo với họ đơn giản chỉ là tín ngưỡng tôn
giáo, không hề liên hệ gì với thời cuộc, xã hội, văn hóa, lẫn chính trị! – Biết
những “tân tòng” phương Đông vẫn còn tâm lý đó, nên thế lực thực dân lớn rộng phương
Tây đứng sau vẫn tiếp tục cổ vũ, không ngừng hô hào, kích động tinh thần; làm
mới lại tinh thần tranh đấu; như hành động “truy phong” một lượt 117 người,
trong số đó có những kẻ thất học, phản quốc, và cả ngoại nhân chết trong đám
bạo loạn trên đất ViệtNam – thành những “thánh chiên chết vì đạo”; một hành
động nhằm những tác động chính trị hiển nhiên; chúng ta đều biết vòng hoa hay
huy chương đặt trên mồ người lính đã chết, chỉlà thông điệp cho những người
lính đang còn sống (“thánh tử đạo” = đơn giản có nghĩa là chết vì đạo của mình
mà thôi, không vì gì, không vì ai khác, nên nếu có cho là “thánh” dù nghĩa nào
đi nữa, cũng chỉ có nghĩa với những tín đồ sùng mộ, những con chiên trong giới
nhà thờ, và nếu có xem xét những tiêu chuẩn nào đưa đến được phong chức “thánh”
như thế, tiêu chuẩn ấy phải là của riêng một tôn giáo, ở đây là đạo Kitô, không
phải của toàn xã hội, dân tộc, hay nhân loại; nên tôi tạm gọi là thánh chiên
để phân biệt (với những vị thánh đích thực chúng ta đã quen thuộc, thí dụ –
thánh Khổng, thánh Tản Viên, thánh Gióng, thánh Trần, thánh Gandhi, ...)
Khi tôi viết những chữ này, nhà thờ Vatican tuần
trước (Jul/2013) vừa phong chức thánh cho người đứng đầu trước đây của nó – là
chính vua chiên John Paul II, sau khi người kế vị ông từ chức, và người đương
nhiệm có tương lai còn mù mờ, nên phải đánh bóng, cho ra thị trường tôn giáo
thêm một “tượng thần” mới, như nhắc nhở tín đồ rằng trong giới vua chiên xa
đọa, vẫn có những nhân vật lãnh đạo còn “ăn khách”, gây được tên tuổi dư luận
trong ngoài, như nhà báo Poland quá cố, tiêu biểu cho một tôn giáo hiềm thù,
nên đã bị một người Muslim quá khích bắn, như Dawkins đã nhắc biến cố trên, và
như Dawkins cũng nhận xét sau đó – chuyện phong thánh phong thần trong đạo Kitô
là “hết sức vô nghĩa, tào lao như cứt bò”, là “phát minh bịa đặt trơ trẽn vô liêm sỉ”. Đối với chúng ta,
trong hoàn cảnh hiện nay, nó còn là đê tiện, thâm độc và nham hiểm, nằm trong
chiến lược lâu dài của mục tiêu bành trướng khắp thế giới, bất kể tổn hại, dù
giá náo, cho dân chúng ở những địa phương nào, nơi nó vẫn là thiểu số. Tất cả
những cổ vũ, đề cao công khai như thế sẽ dẫn đến sự bất ổn chính trị không cần
thiết, thường đưa đến bạo động như lịch sử đã cho thấy là khó có thể tránh (cứ
đổ thêm dầu, thế nào ngọn lửa, dù không mong đợi, cũng sẽ bùng lên từ đâu đó),
rồi chia rẽ, sẽ dẫn đến phản loạn, đến phản quốc, mục đích cuối cùng tuy không
còn là “nắm chính quyền” trá hình như trước, nhưng là “khuynh đảo chính quyền”;
đặt một đất nước trần gian nằm dưới, và sửa soạn cho, một “vương quốc của gót”.
Nội dung đó tất cả vẫn khéo léo che dấu dưới những danh nghĩa vô hại, hay tuyên
truyền bằng những khẩu hiệu thời thượng, đẹp đẽ – như tự do tín ngưỡng, tôn
giáo, hay dân chủ, dân quyền,...Thực chất là một cuộc chiến dai dẳng của một tập
đoàn mê tín thủ cựu, yếm thế (không tin vào đời này, chỉ tin vào đời sau), ác
độc (quá khứ đầy rấy những chiến tranh tôn giáo, thập tự chinh, trung cổ đen
tối, tòa án dị giáo,... đến chủ nghĩa thực dân, buôn nô lệ, diệt chúng, diệt
văn hóa, tẩy rửa sắc tộc,...) với tinh thần độc đoán tin-chỉ một gót gốc
từ phương Tây chống lại những người duy trí, tiến bộ, tinh thần tự
do, những con người tin vào con người, nên không-tin-có-gót, tin vào những gì bây-giờ và ở-đây, trên
khắp thế giới.
[15]
nguyên văn của tác giả “Bs.”
[16]
Susan Jacoby. Freethinkers: A History of American Secularism (2004)
[17] Những “quốc phụ” của nước Mỹ là
những lãnh tụ chính trị đóng vai trò lãnh đạo quan trọng trong cuộc Cách mạng ở
nước Mỹ và sau đó tiếp tục quyết định trong việc thiết lập thể chế Cộng hòa cho
quốc gia liên bang mới độc lập. Những di sản của họ là nền độc lập như thành
quả của cuộc cách mạng (1775-1783), sự thành lập Liên bang, và Hiến Pháp
(American Revolution, the Articles of Confederation, and the Constitution).
Mặc dù danh sách này co dãn từng thời, tùy theo áp lực
và thiên kiến chính trị, nhưng 10 người sau đây đều có tên trong mọi danh sách
đã từng đưa ra: John Adams, Samuel Adams, Benjamin Franklin, Alexander
Hamilton, Patrick Henry, Thomas Jefferson, James Madison, John Marshall, George
Mason, and George Washington.
[18] [Congressional
Record, 16 Sept. 1981.]
[19] [http://www.stephenjaygould.org/ctrl/buckner_tripoli.html.]
[20] [Giles Fraser, 'Resurgent religion has done away
with the country vicar', Guardian, 13 April 2006.]
[21] revelation: chú thích trên
[22] Robert I.
Sherman, in Free Inquiry 8: 4, Fall 1988, 16.
[23] N.
Angier, “Confessions of a lonely atheist”, New York Times Magazine, 14
Jan. 2001:
[24] Tom Flynn, chủ bút của Free Inquiry, nói lên điểm này thật mạnh
mẽ (“Thời điểm đột phá của chủ nghĩa thế tục, Free Inquiry 26: 3, 2006, 16-17): “Nếu những người vô thần là bị
trơ trọi và bị đè nén áp bức, chúng ta chỉ có chính mình để đổ lỗi. Về số
lượng, chúng ta là mạnh mẽ. Hãy bắt đầu đấm bằng sức nặng của chúng ta. “
[25] Những hội như Freethought Society (FS) hay Humanist Society, hay Ethical
Humanist Society là những tổ chức của những người không-tôn giáo, những người
không-tin-có-gót ở các nước Anh Mỹ. Những người này được biết đến dưới tên gọi
là những người suy nghĩ tự do, hay những người có quan điểm suy tưởng tự do (freethinkers).
Freethought: Suy tưởng tự do là một quan điểm triết học chủ
trương rằng ý kiến, dư luận nên được thành lập trên cơ sở của lôgích, lý trí và
thực nghiệm hơn là uy quyền, truyền thống, hay những giáo điều khác. Những
người này thường là những người không-tôn giáo.
Irreligion: không-tôn giáo, hay thiếu-tôn giáo, cũng có ý
phản lại hay lãnh đạm với tôn-giáo, và tôn giáo ở đây, trong nội dung xã hội
phương Tây – là ba tôn giáo Abraham: Juda, Kitô và Islam.
William Kingdon
Clifford (1845-1879), nhà toán học và triết gia, trường Cambridge, nước Anh,
thế kỷ 19, có lẽ là người đã trình bày hay nhất qua khẳng định về sơ sở của suy
tưởng tự do: “Đó là luôn luôn sai, ở khắp mọi nơi, và với bất cứ ai, để tin vào
bất cứ điều gì khi không đủ bằng chứng”. Lai lịch chi tiết như sau: Năm 1877
trong tạp chí Contemporary Review. Clifford, cho phổ biến “Đạo đức của
Niềm tin” (The Ethics of Belief). Bài luận văn này của Clifford sau đó nổi
tiếng và được ghi nhớ nhờ hai điều chủ yếu: một câu chuyện và một nguyên tắc.
Câu chuyện một người
chủ tàu, một lần đó, đã sẵn sàng bán vé hành khách cho một chuyến tàu xuyên
Atlantic: London – NewYork. Điều thình lình xảy ra cho ông là tàu của ông đã
lung lay, và sự an toàn của nó có thể là vấn đề. Biết rằng việc sửa chữa sẽ rất
tốn kém và gây chậm trễ đáng kể, người chủ tàu đã dàn xếp được để đẩy những lo
lắng sang một bên và hình thành một “quả quyết chân thành và yên tâm” rằng tàu
của ông thì hoàn toàn an toàn và đủ khả năng đi biển. Ông đã bán vé, tiễn những
hành khách lên tàu, và sau đó lặng lẽ nhận tiền bảo hiểm “khi chiếc tàu chìm
giữa đại dương và không kể câu chuyện nào”.
Theo Clifford (là
người từng sống sót sau một vụ đắm tàu, và do đó phải đã tìm thấy hành vi này
đặc biệt kinh tởm), người chủ tàu trong câu chuyện là “chắc chắn phạm tội về
cái chết của những hành khách này”, bởi vì mặc dù ông đã chân thành tin rằng
con tàu là vững chắc, “ông đã không có quyền để tin trên bằng chứng như thế như
đã có trước ông ta”. Tại sao ông ta không có quyền như vậy? Bởi vì, Clifford
nói, “ông đã thu được tin tưởng của mình không bằng kiếm được nó một cách trung
thực trong sự điều tra kiên nhẫn, nhưng bằng bóp chết những nghi ngờ của ông”.
Sau khi phân tích và đưa ra nhận định này, Clifford đổi kết cục câu chuyện: Con
tàu không đạt mức an toàn trên biển, tuy vậy nó đã về bến an toàn và kéo còi hụ
tiến vào cảng New York. Có phải kết cục mới này lấy đi khiển trách niềm tin của
người chủ tàu? “Không bớt một ly nào!.” Clifford tuyên bố: ông ta vẫn phạm tội
như nhau trong cả hai kết cục – trong cả hai, ông ta đều có tội, đều đáng khiển
trách – vì đã tin tưởng vào một gì đó mà không đủ bằng chứng.
Clifford đi tiếp đến
đơn cử những cáo trạng theo trực giác của chúng ta về người chủ tàu trong cả
hai phiên bản của câu chuyện – như cơ sở cho nguyên tắc nổi tiếng của ông:
(Nguyên tắc Clifford:)
“Điều luôn luôn là sai lầm, ở khắp mọi nơi, và với bất cứ ai để tin tưởng
vào bất cứ điều gì trên bằng chứng không đầy đủ”.
Mặc dù nguyên tắc này
có tính chất thời gian đồng bộ, quan điểm của Clifford không phải chỉ đơn thuần
là chúng ta phải (a) ở trong một tình trạng nhất định nào đó, (b) vào một thời
điểm chính xác nào đó, mà từ đó chúng ta hình thành một tin tưởng. Nhưng đúng
hơn là, có bổn phận luôn luôn (mọi thời) và chỉ tin tưởng trên bằng chứng đầy
đủ, điều này chi phối những hoạt động của chúng ta cũng trong mọi thời điểm. Đối với hầu hết, nếu
không phải tất cả các mệnh đề chúng ta xem xét như là chọn lựa, cân nhắc để tin
tưởng, Clifford nói, chúng ta có bổn phận phải đi ra ngoài và thu thập chứng
cứ, giữ cửa mở với bằng chứng mới, và cân nhắc xem xét bằng chứng do những
người khác cung cấp. Nếu một ai đó vi phạm bổn phận phải giữ theo thời gian
này, bằng cách “cố ý tránh đọc sách và hội ý với người khác là người đặt vấn đề
với” những tiền giả định của mình, (nghĩa là một thời đã hình thành tin tưởng
về một vấn đề nào đó, trong một lĩnh vực nào đó, rồi sau đó không tiếp tục đi
ra ngoài đến những lĩnh vực liên hệ, không tiếp tục kiểm nghiệm lại tin tưởng
của mình, làm như thế không ngưng nghỉ, suốt đời...) Clifford cảnh cáo, sau đó
“đời của con người đó là một tội lỗi dài chống lại loài người”. Bổn phận
xuyên thời thời gian ở đây được ghi nhận với bình luận như sau:
(Nguyên tắc kia của Clifford:) “Điều luôn luôn là
sai lầm, ở khắp mọi nơi, và cho bất cứ ai để làm ngơ bằng chứng có liên quan
đến tin tưởng của mình, hoặc dễ dãi gạt bỏ bằng chứng liên quan”. (theo The
Stanford Encyclopedia of Philosophy).
[26] [http://www.fsgp.org/adsn.html.]
[27] [An especially bizarre case of a man
being murdered simply because he was an atheist is recounted in the newsletter
of the Freethought Society of Greater Philadelphia for March/April
2006. [Vào
http://www.fsgp.org/newsletters/newsletter_
2006_0304.pdf
và chuyển
xuống đến 'The murder of Larry Hooper'.]
[28] theocrat: người tin ở chủ nghĩa thần
quyền, ở đây là tin vào quyền-gót có trên con người.
[29]
“Yes I am, I am also a Muslim, a Christian, a Buddhist, and a Jew”. Khi hỏi ông
có phải là một tín đồ Hindu không, nhưng ông cũng nói thêm: “Tôi thích Christ
của ông. Nhưng tôi không thích những người Kitô của ông. Những người Kitô của
ông hết sức không giống Christ của ông”
[30] [
http://www.hinduonnet.com/thehindu/mag/2001/ll/18/stories/2001111800070400.htm.]
[31] [“Thưa ngài, tôi đã không cần đến
giả thuyết đó”, như Laplace đã nói, khi Napoleon hỏi cách nào nhà toán học nổi
tiếng này đã có thể hoàn tất viết quyển sách của ông mà không nhắc nhở gì đến
Gót.]
[32] Muscular Christianity: Phong trào Kitô
Bắp thịt: tực hành và quan điểm của nhưng người Kitô, tin rằng một trong những
bổn phận tôn giáo của họ là phải giữ thân thể cường tránng mạnh mẽ, phong trào
này đặc biệt phổ biến trong thời nữ hoàng Victoria nước Anh, thời thơ ấu của
tác giả.
[33] agnosticism: Triết học tôn giáo (từ gốc Hylạp : a (không) + gnostikos (người là kẻ biết)). Một từ T. H. Huxley đã dùng đầu tiên
để chỉ một lập trường không tin Gót hiện hữu, cũng không tin Gót không hiện
hữu, và phủ nhận rằng chúng ta có thể có bất kỳ kiến thức nào về bản chất của
Gót. Như thế thuyết không thể biết tương phản với cả thuyết tin-có-gót, vốn chủ
trương chúng ta có thể biết được sự hiện hữu và bản chất của Gót, và với thuyết
không-tin-có-gót, vốn phủ nhận sự hiện hữu của Gót. Những người theo thuyết
không thể biết, như Kant và Hume, biện luận rằng lý trí con người có những giới
hạn di truyền và không thể vượt qua. Do đó chúng ta không thể biện chứng bất kỳ
một tuyên xưng nào để ủng hộ cả hai lý thuyết tin và không tin về gót, và nên
ngưng những phán đoán của chúng ta về những vấn đề này.
Quan điểm của thuyết không thể biết đã tồn tại qua
nhiều thời đại, nhưng nó trở nên quan trọng trong những tranh luận liên quan
đến khoa học và niềm tin tôn giáo, ở thế kỷ XIX. Ngày nay, thuyết không thể
biết thuyết cũng được sử dụng với nghĩa tổng quát hơn, để chỉ sự đình chỉ phán
đoán về sự thật hay sai lầm của những tuyên bố đi xa hơn những gì chúng ta có
khả năng phán đoán hoặc kinh nghiệm thông thường.
Xem thêm giải thích của Russell – Thế nào là một người theo thuyết
Không-thể-biết?