Về Lai lịch của Đạo đức
(On the Genealogy of Morality
Zur Genealogie der Moral)
Friedrich Nietzsche
Luận văn Thứ Ba
Những lý tưởng khổ hạnh có nghĩa là gì?
15.
Nếu bạn đã hiểu
thấu trọn vẹn – và ngay ở chỗ này, tôi đòi hỏi sự lĩnh hội sâu xa, sự nhận
thức sâu xa –rằng tại sao tuyệt đối không thể là công việc của kẻ khỏe mạnh để trông nom người bệnh hoạn, để làm
người bệnh hoạn thành khỏe mạnh, vậy cũng đã thấu hiểu được một cần thiết khác sau
đó, – sự cẩn thiết của những y sĩ và y tá, những người bản thân họ là bệnh hoạn: và bây giờ chúng ta có được, và nắm bằng
cả hai tay, ý nghĩa của nhà tu khổ
hạnh.
Trên
thực tế, ông khéo bảo vệ đàn thú bệnh hoạn của ông đến nơi đến chốn, người chăn
cừu kỳ lạ này, – ông thậm chí bảo vệ nó
chống lại chính nó, và chống lại sự đê tiện hèn hạ, lừa dối, ác độc và tất cả mọi
thứ gì khác là đặc trưng của tất cả những ai là người bệnh tật và đau ốm, tất cả
chúng đều nung nấu, âm ỉ cháy bên trong chính bầy đàn, ông thực hiện một cuộc đấu
tranh bí mật, thông minh, và cứng rắn chống lại tình trạng vô chính phủ và những
mối đe dọa vẫn từng có mặt của sự tan rã bên trong đàn gia súc, trong đó vật liệu
nguy hiểm nhất của bùng vỡ và thuốc nổ, ressentiment,
liên tục chồng chất lên cao. Tài khéo đặc biệt của ông, và sử dụng chính của
ông, là châm ngòi cho vật liệu này nổ, nhưng không làm tan đàn thú và người
chăn thú, nếu chúng ta muốn tóm thu những giá trị của sự hiện hữu của thày chăn
chiên trong một công thức ngắn nhất, ngay lập tức chúng ta sẽ nói: thày chăn
chiên là người chuyển hướng cho ressentiment.
Nhà tu khổ hạnh, trong
mắt chúng ta, phải được kể như người cứu tinh tiền định, người chăn bầy cừu và
người bảo vệ đàn gia súc bệnh hoạn: chỉ như thế, sau đó chúng ta mới thực hiểu
được sứ mệnh lịch sử lớn lao vô cùng của ông ta. Thống trị trên khổ đau là lĩnh vực của ông, bản năng của
ông hướng ông đến đó, và kỹ năng đặc biệt của ông, đứng làm chủ, và cái lá nhãn
của hạnh phúc, đã có trong đó. Ông phải chính mình bị bệnh, ông thực sự phải là
một người bà con gần gũi của người bệnh và người nghèo tàn tật, ngõ hầu hiểu
họ, – ngõ hầu đi đến một sự hiểu biết với họ; nhưng ông cũng phải mạnh mẽ nữa,
làm chủ chính mình nhiều hơn so với những người khác, ý dục quyền lực của ông
thực sự không bị tổn thương, như thế để ông có được tin cậy và sợ hãi của những
người bệnh, và có thể là người chống đỡ, bảo vệ, nương tựa, cưỡng bách, áp dụng
kỷ luật, bạo chúa, Gót, tất cả cho họ. Ông phải bảo vệ bầy gia súc của ông,
chống ai? Chống lại kẻ lành mạnh, không phải nghi ngờ gì, nhưng cũng còn chống
lại sự ghen tị của người lành mạnh; ông phải là đối thủ tự nhiên, và kẻ khinh miệt của tất cả sự khỏe mạnh thô sống, bão
táp, không kiềm chế, cứng khó, dữ dội của kẻ săn mồi, và sự hùng mạnh. Thày
chăn chiên là hình thức đầu tiên của con thú thanh
cảnh hơn vốn nó khinh thường
dễ dàng hơn hơn nó ghét. Ông sẽ không tránh khỏi chiến tranh với những con thú
săn mồi, một chiến tranh của xảo quyệt tinh ranh (của ‘tinh thần’) đúng hơn là
của vũ lực, là điều đồng ý không còn phải bàn, – thêm nữa, nếu
cần thiết, ông sẽ thực tế phải làm chính mình thành một loài thú săn mồi mới,
hoặc ít nhất là biểu hiện nó – một sự
tàn bạo thú vật mới, trong đó con gấu bắc cực, uyển chuyển nhanh nhẹn, con báo
đương rình mồi lạnh lẽo, và không phải là ít từ con cáo, xem dường được kết hợp
trong một thống nhất cũng hấp dẫn như đáng sợ. Nếu nhu cầu ép buộc, thậm chí
ông sẽ có thể trên bước trong số chính những loại con thú săn mồi khác, về tất
cả những khả năng với sự chịu đựng nghiêm trọng, tôn kính, khôn ngoan, lạnh lẽo,
dối trá cao đẳng, như sứ giả và kẻ phát ngôn của những quyền năng huyền bí hơn,
đã nhất định để gieo đau khổ, chia rẽ và tự mâu thuẫn trên nền đất này ở bất cứ
nơi nào ông có thể làm được, và chỉ quá chắc chắn về tài khéo của ông với tư
cách là chủ nhân của khổ đau bất cứ
lúc nào. Ông mang theo những loại dầu thơm để xức và những món thuốc mỡ để xoa
với ông [1],
dĩ nhiên, nhưng trước tiên ông phải gây ra vết thương để ông có thể là thày thuốc;
và trong khi ông làm dịu cơn đau do vết thương gây ra, đồng thời ông tẩm thuốc độc vào vết thương – vì đó là những gì ông được huấn luyện để
làm khéo nhất, nhà ảo thuật này và kẻ dạy cho thuần phục những con thú săn mồi,
người mà chỉ sự hiện diện không thôi cũng đủ nhất thiết làm bệnh hoạn tất cả mọi
thứ khỏe mạnh, và làm thuần hóa tất cả mọi thứ bệnh hoạn.
Đối
với mỗi người chịu đau khổ, theo bản năng họ tìm một nguyên nhân của đau khổ của
mình; đúng hơn, tìm một thủ phạm, thậm chí còn đúng hơn nữa, tìm một thủ phạm chịu tội, người dễ đón nhận với đau
thương, – nói vắn tắt, cho một con người sống mà người đau khổ này có thể làm
nhẹ bớt những cảm xúc của mình, người thực sự hoặc bằng hình nộm, trên một số
lý do viện dẫn này hay lấy cớ khác: vì sự buông xả của những cảm xúc là nỗ lực
lớn nhất để làm khuây giảm, hay tôi nên nói, để gây mê về phần người đau khổ, sự trông mong vô tình của hắn với chất
ma tuý chống lại đau thương thuộc bất cứ loại nào [2].
Theo phán đoán của tôi, chúng ta tìm thấy ở đây nguyên nhân thực tiễn về sinh
lý học của ressentiment, trả thù, và
cùng hạng, cùng thứ của chúng, trong một mong mỏi, sau đó, đem gây mê đau đớn qua cảm xúc: – người ta thường tìm kiếm, theo
quan điểm của tôi là sai lầm, cùng một điều trong sự đáp ứng trả lại tự vệ cho
một đòn đánh tai họa, một phản ứng hoàn toàn tự vệ, một “động tác phản xạ”,
trong trường hợp của bất kỳ bị thương đột ngột hoặc nguy hiểm, giống như ngay cả
một con ếch bị mất đầu đã thực hiện để né tránh axit ăn mòn. Nhưng sự khác biệt
là cơ bản: trong một trường hợp, nỗ lực được thực hiện để ngăn chặn tác hại được
thực hiện thêm, trong trường hợp kia, nỗ lực được thực hiện để gây mê – làm thiếp
lịm đi
– một đau đớn bí mật đương hành hạ
dằn vặt, nó trở thành không thể chịu đựng nổi, với dâng lên một cảm xúc bạo động
hơn thuộc bất kỳ loại nào, và ít nhất làm triệt tiêu đi, để thoát khỏi ý thức về
nó cho khoảnh khắc này, cho điều này, – với điều này, người ta cần một cảm xúc,
một cảm xúc ngông cuồng dữ dội nhất có thể có được, ngõ hầu để khơi dậy nó, và
cái cớ đầu tiên nào sẵn sàng có đó. “Một người nào đó hoặc một ai khác phải chịu
chịu lỗi vì tôi cảm thấy ốm đau”– cái loại kết luận này là đặc biệt riêng cho tất
cả người bệnh, và trong thực tế trở thành càng khăng khăng nhấn mạnh hơn, họ
càng ở mãi trong sự không hiểu biết gì về lý do thực sự, lý do sinh lý, lý do tại
sao họ cảm thấy bị ốm đau (điều này có thể, có lẽ, là một căn bệnh của nervus sympaticus, hoặc nằm trong sự tiết
quá nhiều mật, hoặc một sự thiếu hụt potassium sulphate và phosphate trong máu,
hoặc bụng bị chèn hẹp làm gián đoạn máu lưu thông, hoặc tình trạng suy đồi buồng
trứng, và những tương tự giống vậy).
Những
người bị đau khổ, tất cả mỗi người, đều sẵn sàng và sáng tạo đến kinh khiếp
trong (sự tìm kiếm) những viện cớ của họ cho những cảm xúc đau đớn, ngay cả họ
thích thú chịu bị nghi ngờ, và chịu dày vò trên những sai lầm và những coi
khinh tưởng tượng: họ lục lọi qua đám ruột cuộn rối của quá khứ và hiện tại của
họ, tìm kiếm những câu chuyện đáng ngờ, tối nghĩa, mà chúng sẽ cho phép họ được
đắm mình trong tra tấn của dằn vặt ngờ vực, và tự đầu độc họ với sự gian ác tẩm
độc của họ – họ khơi dậy, xé toạc những vết thương lâu đời nhất, và tự làm cho
họ chảy máu đến chết từ những vết sẹo cũ đã lành từ lâu [3], từ
những bạn bè, con cái , người vợ, và bất cứ ai khác gần với họ, họ làm những
người này thành những “kẻ dữ”, kẻ-làm-tà-ác. “Tôi đau khổ, (nên) một người nào
đó hoặc một ai khác phải là có tội” – và tất cả những con cừu bệnh hoạn đều
nghĩ giống nhau như vậy. Nhưng người chăn cừu của con bệnh, thày chăn chiên khổ
hạnh, nói với anh ta, “Đúng lắm, con chiên của ta! Một ai đó phải bị chê trách,
chịu lỗi, nhưng ngươi, chính nhà ngươi, là con người này, nhà ngươi, chỉ một
mình ngươi thôi, là chịu trách nhiệm, nhà
ngươi, một mình ngươi thôi, là chịu chê trách cho nhà ngươi. . . Đó là đủ
trơ trẽn cả gan, là đủ sai trái bất ổn: nhưng ít nhất qua nó, đã đạt được một
điều, chiều hướng của ressentiment
là, như tôi đã nói – đã thay đổi.
16.
Bây
giờ bạn có thể đoán, theo ý kiến của tôi, bản năng
chữa thương của sự sống ít nhất đã cố gắng
gì qua nhà tu khổ hạnh, và một chuyên chế tạm thời của những khái niệm thiếu-lôgích
và phản-lôgích [Solcher paradoxer und
paralogischer Begriffe] đem phục vụ cho mục đích gì, như là “phạm tội”, “tội
lỗi”, “sự tội lỗi”, “sự hư hỏng đốn mạt”, “sự đày đoạ đời đời” [4]: để
làm cho người bệnh thành vô hại đến một
mức độ nhất định nào đó, để mang lại nguyên nhân cho sự tự hủy diệt của
không-chữa-lành-được, để dẫn kẻ ít bệnh hướng nghiêm nhặt hoàn toàn về chính bản
thân họ, để đem một hướng trở ngược cho ressentiment
của họ (“một điều thì cần thiết” [5] –) và trong cách này để khai thác những bản năng xấu của tất cả những người khổ đau cho mục
đích của tự kỷ luật, tự giám sát, và tự khắc phục.
Không
cần phải nói, rằng “dược phẩm” thuộc loại này chỉ đơn thuần là thuốc vờ vịt cốt
gây mủi lòng, không thể nào mang lại một lành bệnh thực sự cho con bệnh trong ý nghĩa sinh lý học, chúng ta thậm chí
không có quyền tuyên bố rằng trong trường hợp này, bản năng của sự sống có ý định
hoặc chờ đợi một chữa trị lành bệnh, dù trong bất kỳ cách nào. Về một mặt, con
bệnh được tập trung chặt chẽ với nhau thành bầy, và được đưa vào thành tổ chức
(danh từ “nhà thờ” là tên gọi phổ biến nhất của nó) [6], một mặt khác là một loại bảo vệ tạm thời của
những người có sức khỏe tốt hơn, có thể chất phát triển hơn, do đó tạo một khe nứt giữa khỏe mạnh và ốm đau – và
trong một thời gian dài đó đã là tất cả! Và nó đã là rất nhiều! nó đã là quá lắm rất nhiều! . . .
[Trong
luận văn này, tôi tiếp tục, như bạn thấy, trên một tiền-giả-định, rằng thoạt
trước tiên tôi không phải chứng minh với độc giả về (giả định) thuộc loại tôi cần:
đó là “sự tội lỗi” của con người không phải là một thực tại, nhưng chỉ đơn giản
là sự giải thích về một thực tại, cụ thể là một rối loạn về mặt sinh lý học, –
Điều sau thì được nhìn từ một hướng đạo đức và tôn giáo, vốn thôi không còn buộc
vào chúng ta. – Sự kiện là một người nào đó cảm
thấy ‘phạm tội’, ‘tội lỗi’, khi cảm thấy theo lối này, chắc chắn không chứng
minh được rằng người ấy là đúng nhiều hơn so với một ai nào đó là khỏe mạnh chỉ
vì anh ta cảm thấy khỏe mạnh. Chỉ cần nhớ lại những vụ án khét tiếng thử nghiệm-phù
thủy: vào thời điểm đó, những quan tòa sáng suốt và nhân đạo nhất đã không nghi
ngờ rằng họ đương đối phó với sự phạm tội của người tội phạm, những “phù thủy” tự thân họ cũng đã không nghi ngờ điều đó,
– và dẫu thế, không có sự phạm tội. – Để mở rộng trên giả định đó: ngay cả “sự
đau khổ tâm linh” cũng tất cả không có vẻ là một thực tế với tôi, mà chỉ đơn giản
là một diễn giải (diễn giải theo nhân quả) về những sự kiện mà cho đến tận bây
giờ vẫn không thể phát biểu được thành một công thức chính xác: do đó, như là một-gì
đó mà vẫn hoàn toàn bay bổng trên không, và không có vị trí khoa học – thực sự chỉ là một từ ngữ béo đẫy
đứng vào chỗ của một dấu hỏi mảnh khảnh. Nếu một ai đó không thể đối phó được với
đau khổ tâm linh của mình, điều này không xuất
phát từ tâm lý của hắn ta, nói một cách không gọt dũa hơn; có lẽ có nhiều
phần là từ dạ dày của hắn (tôi quả đã nói rằng tôi sẽ nói một cách không gọt
dũa: nó không trong bất kỳ cách nào biểu hiện một mong muốn để nó được nghe thô
thiển, được hiểu thô thiển …). Một con người mạnh mẽ và có thể chất tốt, tiêu
hóa những kinh nghiệm của mình (bao gồm cả những hành vi và những việc làm xấu
của ông) như ông ta tiêu hóa những bữa ăn của mình, ngay cả khi ông có những miếng
cứng khó nuốt. Nếu ông không thể “đối phó với” một kinh nghiệm và qua được nó
cho xong, loại ăn khó tiêu này thì có nhiều phần thuộc về sinh lý như bất kỳ
nào khác – và thường xuyên, trên thực tế, đúng là một của những hậu quả của sự
việc nào đó khác – với một quan điểm như vậy, giữa chúng ta, chúng ta vẫn có thể
là những đối lập nghiêm khắc nhất của tất cả học thuyết duy vật …]
17.
Nhưng
có phải ông thực sự là một thày thuốc
không, nhà tu khổ hạnh này? – Chúng ta đã thấy mức độ khó mà chấp nhận để gọi
ông là một y sĩ, cho dẫu ông cảm thấy thật nhiều mình là một “người cứu thế”,
và thích được tôn xưng như “vị cứu thế”. Đó là chỉ là sự đau khổ tự thân, sự
khó chịu của người bệnh, mà ông chống lại, chứ không phải nguyên nhân của nó, không
phải trạng thái hiện thực của tư cách ốm đau không may, – điều này phải tạo
thành phản đối cơ bản nhất của chúng ta đối với liều thuốc của thày chăn chiên.
Nhưng
nếu chúng ta chỉ đặt mình trong chốc lát vào trong viễn tượng duy nhất vốn những
thày chăn chiên được biết tới, thì khó mà dừng lại, mà không ngưỡng phục ông đã
nhìn, tìm và thấy được nhiều đến chừng nào, từ trong viễn tượng này. Làm dịu nhẹ đau thương, “sự an ủi” của tất
cả mọi loại, – thiên tài của ông nằm ở
chỗ này, giàu tưởng tượng đến chừng nào ông đã hiểu nhiệm vụ của mình như người
an ủi, vô lương tâm và trâng tráo đến chừng nào, ông đã lựa những phương tiện để
làm điều đó! Chúng ta có đủ tất cả quyền để đặc biệt gọi đạo Kitô là một kho
tàng chứa những phương tiện thiên tài của sự an ủi: thu tập của những giải-lao-giảm-cực
làm tươi mới, những không-chữa nhưng xoa dịu cầm thương, và những thuốc ma túy
làm mê thiếp, chất đống bên trong nó, nhiều chừng nào là những nguy hiểm nhất
và liều lĩnh táo bạo nhất được thực hiện cho mục đích này, nó đã là đặc biệt
quá tế nhị, quá sành sõi, quá tinh tế trong khi dò đoán những cảm xúc nào để
kích thích, ngõ hầu để chinh phục sự phiền chán sâu xa, sự mệt mỏi nặng như chì,
và sự sầu muộn tối đen của những cản trở sinh lý, ít nhất là trong tạm thời. Vì
nói tổng quát, với tất cả những tôn giáo lớn, quan tâm chính là chiến đấu chống
lại một sự mệt mỏi và nặng nề nhất định nào đó vốn đã lớn dậy thành bệnh dịch.
Chúng
ta có thể coi nó như vốn gắn liền với những chỗ nhất định nào đó trên mặt đất,
gần như tất yếu, một tình cảm về sinh lý
của sự bế tắc sẽ trị vì trong những khối lớn quần chúng, tuy nhiên vì thiếu
kiến thức sinh lý học, đã không đươc nhận thức một cách ý thức như vậy, thế
nên “nguyên nhân” của nó và thuốc chữa của nó có thể được tìm kiếm và thử nghiệm
chỉ trên lĩnh vực đạo đức-tâm lý (– thực sự, đây là công thức tổng quát nhất của
tôi cho những gì thường được gọi là một “tôn
giáo”). Một cảm giác về bế tắc loại như thế có thể đến từ nhiều nguồn khác
biệt nhất: lấy thí dụ, như một hậu quả của những chủng tộc pha trộn mà quá hỗn
tạp (hoặc những đẳng cấp xã hội – đẳng cấp xã hội luôn luôn chỉ ra những khác
biệt trong nguồn gốc và cũng cả chủng tộc: “Weltschmerz”
[7] của
châu Âu, chủ nghĩa bi quan của thế kỷ XIX, thì cơ bản là kết quả của một trộn lẫn
bất ngờ, điên rồ của những đẳng cấp xã hội); hoặc nó có thể có nguyên nhân từ sự
di dân bất công – cuối cùng đưa đến kết quả một chủng tộc trong một khí hậu mà
sức mạnh thích ứng của nó là không phù hợp (trường hợp của dân Ấn ở India) [8];
hoặc do hậu quả-chậm của một chủng tộc già lão và mệt mỏi (bi quan của dân
Paris từ 1850 trở đi); hoặc một chế độ ăn uống sai lầm (tật nghiện rượu thời
Trung cổ, sự vô nghĩa của những người ăn chay, những người ít nhất có thẩm quyền
của Sir Christopher trong Shakespeare đứng về phía họ) [9];
hoặc vì sự suy hoại của máu, bệnh giang mai, sốt rét và thứ giống như vậy (người
Đức sau chiến tranh Ba mươi năm, nó thâm nhiễm một nửa dân Đức với những bệnh tật
suy đốn, và thế nên đã sửa soạn nền trống cho tinh thần nô lệ của dân Đức, cho
phấn chấn loãng nhạt dân Đức). Trong một trường hợp như thế, mỗi lần có một gắng
sức để chiến đấu chống lại tình cảm uể oải
thờ ơ trên một quy mô lớn, chúng ta hãy vắn tắt xem xét những phương pháp
chính yếu và những hình thức của nó. (Như thích hợp, tôi bỏ qua một bên cuộc
chiến thực sự của những triết gia chống
lại tình cảm uể oải thờ ơ, vốn nó luôn luôn xảy ra đồng thời – nó thì cũng đủ
lý thú, nhưng quá phi lý, quá tầm thường trong thực hành, quá dễ bị vướng mắc rắc
rối lý luận và đi loanh quanh (chẳng đến đâu), vì khi đau đớn đã được chứng
minh là một lầm lẫn, khi giả định đem dùng tiền đề ngây thơ rằng đau đớn sẽ phải biến mất ngay sau khi nhìn nhận
được lầm lẫn trong nó – nhưng trông lạ chưa kìa!
nó cứ từ chối không biến mất . . .)
Trước nhất,
chúng ta chiến đấu chống sự thờ ơ đương thống trị đó với những phương pháp làm
suy giảm sự tỉnh thức của đời sống đến mức thấp nhất. Nếu có thể, tuyệt đối
thôi không mong muốn, không ao ước, tất cả mọi thứ mà gợi lên những xúc cảm và
bốc ‘máu’ phải bị tránh (không ăn muối: vệ sinh của những Fakirs); không yêu,
không ghét, sự thanh thản, không trả thù, không làm giàu; không làm việc, ăn
xin, nếu có thể, không ăn nằm với phụ nữ hay giảm thiểu việc này đến mức có thể
được; trong những vấn đề những vấn đề tâm linh, nguyên tắc của Pascal “il faut
s’abêtir” [10]. Kết quả
trong những thuật ngữ tâm lý và luân lý: “mất
tự ngã”, “thánh hóa”; trong những thuật ngữ sinh lý: sự thôi miên, – cố gắng
để đạt đến cho con người một-gì đó na ná giống như những gì giấc ngủ dài mùa đông là với một vài
loài thú, và giấc ngủ mùa hè là với nhiều
giống cây cỏ ở những vùng khí hậu nóng, một mức tối thiểu về tiêu dùng năng lượng
và tiến trình chuyển dịch hóa chất, ở chỗ đó sự sống có thể chỉ duy trì vừa đủ
mà không thực sự vào đến ý thức. Để đi đến cứu cánh này, một khối năng lượng
con người hết sức kinh ngạc đã từng tiêu dùng – có lẽ trong vô vọng? …
Chúng
ta có thể tuyệt đối không nghi ngờ rằng những nhà chuyên môn [11] này
về “tính linh thiêng”, những người hết sức thừa thãi ở bất cứ thời nào, trong hầu
hết tất cả những dân tộc, đã thật sự tìm thấy một sự cứu nguy thực từ những gì
họ đã chiến đấu chống lại với một huấn luyện nghiêm ngặt như thế, – họ đã cuối
cùng rũ sạch bản thân họ khỏi chứng trầm
cảm sinh lý sâu xa đó, với sự giúp đỡ của một hệ thống của những phương pháp
thôi miên trong vô số trường hợp; vì lý do đó nên phương pháp của họ thuộc về
những sự kiện dân tộc học phổ thông nhất. Tương tự, hoàn toàn là không thích hợp
để đếm-kể chỉ đơn thuần ý định nhằm làm đói kiệt thể chất và mong muốn, như những
triệu chứng của bệnh tâm thần (như một lối lóng ngóng vụng về của “nhà tư tưởng
tự do” ăn thịt bò nướng và Sir Christopher là quen làm thế [12]).
Điều chắc chắn hơn tất cả là nó dẫn, hay có thể dẫn, con đường đến tất cả những loại rối loạn tinh thần, [geistige [n] Störungen], lấy thí dụ, đến
“ánh sáng nội tâm” như với những tín đồ Hesychasts [13] của
Núi Athos, đến những ảo giác về âm thanh và hình ảnh, đến những thái quá của gợi
dục và những xuất thần của nhục cảm (câu chuyện về nữ thánh chiên Theresa) [14].
Sự giải thích trên những trạng thái này gây nên bởi những chủ thể này với
chúng, đã luôn luôn là sai lạc một cách cuồng tín đến mức có thể có được, điều
này không cần phải nói; nhưng chúng ta không nên bỏ qua, mà không chú ý tới giọng
điệu của lòng biết ơn thuyết phục nhất, vang dội trong chỉ đơn thuần ý dục tới một loại giải thích thuộc loại
như thế. Trạng thái tối cao, cái của sự cứu
rỗi tự thân, mà trạng thái đạt được cuối cùng của sự thôi miên toàn bộ và sự
im lặng, thì luôn luôn được họ nhìn thấy như sự bí ẩn giống vậy, vốn ngay cả những
biểu tượng tối cao cũng không đủ xứng để bầy tỏ nó, như là một hành trình về
nhà và vào trong lòng của những sự vật, như một sự giải phóng khỏi tất cả ảo tưởng,
như “kiến thức”, như “Sự thật”, như “hữu thể”, như một đào thoát khỏi mọi mục
đích, mọi ý muốn, mọi hành động, như một vượt-ngoài-tốt-và-xấu nữa. “Thiện và Ác”,
nói như những người theo đạo Phật, - “cả hai đều là những xiềng xích: vị Toàn hảo
[der Vollendete] đã làm chủ cả hai”;
một người có đức tin Vedanta nói “ông không thể bị tổn thương bởi bất cứ điều
gì đã làm hoặc đã không-làm; như một người khôn ngoan, ông rũ sạch cả thiện và
ác; không hành động nào có thể gây hại lĩnh vực của ông; ông đã vượt khỏi thiện
và ác, vượt quá cả hai” – thế nên, một
khái niệm đã gặp thấy trên khắp India, cũng nhiều trong tín đồ Bà la môn giáo
như trong người theo đạo Phật. [15] (Trong
cách suy nghĩ của người Ấn cũng như của tín đồ Kitô, cả hai đều không nhìn “sự
cứu rỗi” này có thể đạt được qua đức
hạnh, qua thăng tiến đạo đức, cho dù họ đề cao giá trị phẩm hạnh đạo đức như là
một phương tiện của sự thôi miên: chúng ta nên đánh dấu điều này cho kỹ, - thêm
nữa, nó chỉ đơn giản tương ứng với những sự kiện của vấn đề. Để giữ là đúng trong điều này có lẽ có thể được xem
như mảnh đẹp nhất của chủ nghĩa hiện thực trong ba tôn giáo lớn nhất, vốn về những
mặt khác trước sau quá ngập tràn trong giảng dạy đạo đức. “Với con người của kiến
thức là không có nhiệm vụ”.
“Sự
cứu rỗi không xảy ra bằng tích lũy đức hạnh: vì nó gồm trong tư cách là một với
Brahma, toàn hảo của vị này không có chỗ để nhận thêm; lại vẫn còn là ít hơn,
nó không có sự lấy đi những sai lầm:
vì với Brahma, có tư cách là vị tạo nên sự cứu rỗi, thì tinh khiết vĩnh viễn”, –
những đoạn này lấy từ bình luận của Shankara, được người tinh thông thực sự về
triết học India đầu tiên ở châu Âu, bạn của tôi Paul Deussen, trích dẫn). Như
thế, chúng ta muốn bày tỏ sự ngưỡng phục xứng đáng của “sự cứu rỗi” trong những
tôn giáo lớn; nhưng mặt khác, nó là một chút khó khăn để chúng ta giữ nghiêm trọng,
theo quan điểm của giá trị được đặt vào giấc
ngủ sâu bởi những người quá mệt mỏi của sự sống này, rằng họ quá mệt mỏi
ngay cả với giấc mơ, - cùng một thứ giấc
ngủ sâu đó như sự nhập vào trong Brahma, như đạt đến được với Gót một hợp
nhất huyền nhiệm [16].
“Khi
ông đã hoàn toàn chìm trong giấc ngủ” – nói
về vấn đề này trong “quyển sách thiêng liêng” lâu đời nhất, đáng kính nhất [17]–
“và hoàn toàn đi đến ngưng nghỉ, khiến ông không còn thấy những hình ảnh mộng
tưởng nữa, sau đó, người yêu quí ơi, ông ta thì hiệp nhất với hữu thể, và đã nhập
vào trong chính mình, –ôm choàng bởi tự ngã nhận thức, ông thôi không còn có bất
kỳ ý thức nào nữa về những gì bên ngoài hoặc bên trong ông. Trên cầu này không
đi qua dù ngày hay đêm, tuổi tác, cái chết, đau khổ, thiện hay ác.”
“Trong
giấc ngủ sâu”, nói tương tự như vậy của những tín đồ của tôn giáo sâu nhất
trong ba tôn giáo lớn, “linh hồn nâng bổng chính nó ra khỏi thân xác,vào trong
ánh sáng tối thượng, và hiện ra trong hình thức chân thực của nó; có trong đó tinh
thần cao nhất chính nó [der höchste Geist
selbst], đi rong quanh dỡn cợt, và chơi đùa, và vui vầy chính nó, với phụ nữ,
với dáng điệu, với bạn bè hoặc với bất cứ gì, mà không có một ý nghĩ nào về sự cho
phụ thuộc này của cơ thể mà với nó prana
(hơi thở của sự sống) thì bị đóng cương chặt như một con thú vào xe kéo”.
Dù
sao đi nữa ở đây, chúng ta phải giữ trong não thức, như trong trường hợp của “sự
cứu rỗi”, vốn về cơ bản, mặc dù nó được huy hoàng trong cường điệu phương Đông,
những gì đã bày tỏ thì đơn thuần chỉ là cùng một định giá cũng giống như thế, bởi
Epicurus rõ ràng, điềm tĩnh, thứ điềm tĩnh Hylạp nhưng đau thương: cảm giác thôi
miên về hư vô, sự yên nghỉ của giấc ngủ sâu nhất, trong vắn tắt, sự vắng mặt của đau thương – điều này có thể
được tính như cái tốt lành cao nhất, giá trị của những giá trị, bởi đau khổ và
những ai là người chán nản sâu xa, nó phải
được họ đánh giá là tích cực, và tìm thấy là sự tích cực chính nó. (Theo như cùng một lôgích về tình cảm, tất cả
những tôn giáo bi quan đều gọi hư vô là Gót.)
18.
Thông
thường hơn nhiều so với một thôi miên như thế làm giảm chết tất cả tính nhạy cảm
của cảm ứng với đau đớn, vốn nó tiền giả định có những quyền lực khác thường, và
trên tất cả, có can đảm, khinh miệt với dư luận, “chủ nghĩa khắc kỷ trí thức”, là
một huấn luyện khác, nó cố gắng chống
lại những trạng thái của bệnh trầm cảm, vốn trong tất cả sự kiện thì dễ dàng
hơn: tính hoạt động máy móc. Chắc chắn,
chẳng phải nghi ngờ rằng với điều này, một hiện hữu của đau khổ thì được giảm
nhẹ đến một chừng mức không phải là không đáng kể: ngày nay người gọi sự kiện
này, có phần nào không trung thực, là “ơn phước của việc làm”. Sự giảm nhẹ gồm có
làm trệch hoàn toàn bận tâm của người bệnh khỏi đau đớn, – như thế khiến liên tục một hành động và lại một
hành động khác đi vào hữu thức, và hậu quả là chỉ còn chừa một chỗ nhỏ cho đau
khổ: vì căn phòng này của hữu thức con người thì nhỏ!
Sự
hoạt động máy móc và những gì đi với nó – giống như sự đều đặn tuyệt đối, đúng
giờ giấc, tuân phục mà không nghĩ ngợi, cách sống của một người theo lối “chữa
đúng lần này và cũng cho xong tất cả những lần sau”, lấp trống thời gian, một khuyến
khích chắc chắn, quả thực là kỷ luật, để là “không có cá tính”, để quên mất
mình là ai, để ở trong trạng thái của “incuria
sui” [18] – biết
bao nhiêu là thông xuốt trước sau, bao nhiêu là chính xác mà nhà tu khổ hạnh đã
khai thác những điều này trong chiến đấu chống lại đau đớn! Và khi ông đã phải
đối phó với đau khổ của những trật tự xã hội thấp hơn, với nhân công nô lệ hoặc
tù nhân (hoặc với phụ nữ: những người, sau cùng, chủ yếu là đồng thời cả hai, làm
công nô lệ và tù nhân), tất cả những ông đã phải làm đã là tráo đổi vòng quanh
những tên gọi quanh một chút, một vài tái rửa-tội, để trong tương lai một điều
đáng ghét sẽ xem là một lợi ích, vì hạnh phúc tương đối: trong bất kỳ trường hợp
nào, sự bất mãn của những nô lệ với thân phận của họ đã không phải được những thày chăn chiên phát minh. –
Một
phương tiện thậm chí có giá trị cao hơn của sự chống trầm cảm là tao thuốc của
một vui sướng nhỏ vốn nó dễ dàng tiếp
cận và có thể làm được trong thực hành bình thường, toa thuốc này thường được sử
dụng kết hợp với những người vừa thảo luận. Hình thức thường xuyên nhất, trong
đó một niềm vui của loại này được biên toa như để chữa bệnh là niềm vui của sự đem cho niềm vui (như làm điều thiện,
cho quà, đưa cứu trợ, giúp đỡ, khuyến khích, an ủi, ca ngợi, tôn vinh), do đó tu
sĩ khổ hạnh cho toa thuốc, khi ông viết toa thuốc “hãy thương yêu hàng xóm của
ngươi”, những gì là thực sự là xung lực kích thích mạnh nhất, xác-định-sự-sống
nhất, mặc dù vẫn trong liều thuốc thận trọng nhất, – ý dục quyền lực. Hạnh phúc ngay cả của “ưu việt nhỏ nhất” như là của
những gì đi kèm với tất cả làm điều thiện, là hữu ích, giúp đỡ, tôn vinh, là an
ủi nhất phong phú được sử dụng bởi những ức chế sinh lý, miễn là chúng được khuyên
bảo cho tốt: nếu không chúng làm tổn thương lẫn nhau, một cách tự nhiên trong sự
tuân phục với cùng một bản năng cơ bản.
Nếu
chúng ta nhìn lại khởi đầu của đạo Kitô trong thế giới Lamã, chúng ta tìm thấy
những hiệp hội để tương trợ lẫn nhau, những hiệp hội cho người nghèo, người bệnh,
cho việc chôn cất, đã mọc lên trên tầng mức thấp nhất của xã hội đó, trong đó
phương tiện chủ yếu là để chống lại sự chán nản ngã lòng, những cái
đó của những niềm vui nhỏ, của làm điều tốt lẫn cho nhau, đã được chủ ý nuôi dưỡng,
– Có lẽ đây là một-gì đó mới khi đó chăng, một khám phá thực sự? Ý chí tương hỗ,
loại ‘hòn đât ném di hòn chì ném lại’ này , để tạo thành một bầy đàn, một” cộng
đồng “, một “họ đạo” - hội họp tôn giáo tổ chức bí mật, bất hợp pháp - , được
kêu gọi ra theo một cách như vậy thì bị buộc để dẫn đầu, nếu chỉ trong thu nhỏ,
đến một bùng nổ mới và đầy đủ hơn của ý dục quyền lực: sự hình thành của một bầy đàn là bước thiết yếu và chiến thắng
trong cuộc chiến chống lại sự tăng trưởng của chán nản ngã lòng.Với
sự lớn mạnh của cộng đồng, một sự quan tâm mới cũng được nhen nhóm cho những cá
nhân, vốn thường xuyên đủ sẽ nâng anh ta lên khỏi những yếu tố cá nhân nhất của
bất mãn của mình, sự chán ghét của cá nhân với chính mình (“despectio sui” của Geulincx [19]).
Tất cả những người bệnh và ốm yếu phấn đấu theo bản năng cho một tổ chức kết
thành bầy đàn, thoát ra từ một khao khát để thoát khỏi trạng thái hôn mê âm ỉ và
tình cảm của sự yếu kém: nhà tu khổ hạnh cảm nhận được bản năng này và khuyến
khích nó, bất cứ nơi nào có đàn gia súc, đó là bản năng của sự yếu kém đã gây ý
chí cho bầy đàn và sự thông minh của những thày chăn chiên đã tổ chức nó. Vì nó
không nên bị bỏ qua, không chú ý đến: kẻ mạnh mẽ là tự nhiên có khuynh hướng vùng
vẫy để được tách ra khỏi khi kẻ yếu
là phấn đấu để được gần cùng với nhau,
khi người kể trước đoàn kết, điều này diễn ra chỉ với một quan điểm với một
hành động tập thể tích cực và sự hài lòng tập thể của ý dục quyền lực của họ, với
nhiều sự kháng cự từ ý thức cá nhân của họ; người kể sau, về mặt trái lại, tập
trung lại với nhau với niềm vui ở
chính sự tụ tập này, – bản năng của họ thì cũng thấy hài lòng trong việc này giống
như bản năng của kẻ sinh ra để “làm chủ nhân”
(Tôi có ý nói là ở đây những loài đơn độc của giống người thuộc loại con thú săn mồi) là cơ bản bị
khó chịu và không yên không ổn qua sự tổ chức. Đằng sau mỗi tập đoàn lãnh đạo –
toàn bộ lịch sử báo cho chúng ta – thèm khát với chế độ độc tài luôn luôn ẩn nấp, mỗi đầu sỏ trong tập đoàn liên tục
run rẩy chấn động với sự căng thẳng mà mỗi cá nhân phải tác động ngõ hầu duy
trì sự kiểm soát thèm khát này. (Lấy
thí dụ, nó là như thế với những người Hylạp:
Plato chứng thực cho điều đó ở hàng trăm chỗ, Plato, người hiểu biết những người
cùng lứa của ông, và chính bản thân ông…)
Những phương pháp của nhà tu khổ hạnh mà chúng ta đã vừa
nhận biết – sự làm cùn nhụt toàn bộ cảm thức về đời sống, hoạt động máy móc, niềm
vui nhỏ, trên tất cả là niềm vui của “hãy thương yêu hàng xóm của ngươi”,
19.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
[1] Ointments và balms:
những loại thuốc mỡ (giống như thứ dầu cù là con hổ, hay cù là Macphsu), hay dầu
nước có mùi thơm (như dầu Nhị thiên đường) bôi ngoài da, các thày chăn chiên
vẫn dùng trong các nghi lễ nhà thờ. Thí dụ quen thuộc – như Balm of Gilead
– trong kinh thánh.
[2]
Marx: “Religion is the sigh of the oppressed creature, the heart of a heartless
world, and the soul of soulless conditions. It
is the opium of the people.” – “Tôn giáo là tiếng thở dài của sinh vật bị áp bức, trái tim của một thế
giới không tim, và linh hồn của những điều kiện sống không hồn. Nó là thuốc
phiện của con người.” Dĩ nhiên cả Marx lần Nietzsche nói về thứ tôn giáo mê
tín xây dựng thuần trên “đức tin” và phủ nhận lý trí phán đoán, đã ru ngủ con
người, như Nietzsche trình bày, những thày chăn chiên, đã không chữa trị đau
khổ mà còn nuôi bệnh cho con bệnh, gây thêm đau khổ lâu dài cho họ - “trong khi ông làm dịu cơn
đau do vết thương gây ra, đồng thời ông tẩm
thuốc độc vào vết thương”.
[3]
Thí dụ cụ thể – những chuyện làm lễ kỷ
niệm và tiếp tục phong “thánh tử đạo”, cho thấy ressentiment
phẫn hận, hờn oán được gìn giữ và nuôi dưỡng khéo léo theo một kế hoạch “tâm lý
chiến” lâu dài.
[4]
Những khái niệm chính yếu trong đạo Kitô”
– guilt, sin, sinfulness, corruption, damnation.
[5]
Kinh Thánh mới – Luke 10.42 – Lời Jesus nói với Martha về Mary (hai chị em):
“Hỡi Martha, Martha, ngươi quả có lo lắng và bị chi phối bởi nhiều việc, nhưng chỉ có một điều cần thiết hơn cả.
Mary đã chọn phần tốt ấy rồi, không nên lấy đi phần ấy khỏi nàng.”
[6]
Những “xóm đạo”, “họ đạo”, “dòng tu kín”,“tu viện kín”, … là những cộng đồng tự tách biệt, để giữ những kẻ bệnh hoạn
mãi mãi trong vòng bệnh hoạn, và rào quanh những bệnh nhân để họ chỉ có những
món ”thuốc chữa” là “phạm
tội”, “tội lỗi”, “sự tội lỗi”, “sự hư hỏng đốn mạt”, “sự đày đoạ đời đời”.
[7] Weltschmerz:
tiếng Đức: tình cảm buồn bã về thống khổ của thế giới.
[8]
Những người dân bắc Ấn giống Ấn-Âu từ Trung, Tây Á (ôn đới) di dân đến châu thổ
các sông Indus và Ganges (nhiệt đới)?
[9]
Kịch Twelfth Night, Shakespeare
[10] [“Người
ta phải làm mình thành xuẩn ngốc”]
[11]
Tiếng Anh trong nguyên bản “Sportsmen” – hiểu theo nghĩa là những người được
huấn luyện nghiêm nhặt để nhắm đạt một mục đích (như những người trong giới thể
thao chuyên nghiệp).
[12]
[xem 85]
[13] [Một giáo phái thịnh hành ở
thế kỷ 12 đến 14, tín đồ nhằm đạt đến “tư thái thanh thản” – (hesuchia trong tiếng Hylạp) – dùng những
kỹ thuật khổ hạnh khác nhau để nhắm đến tột đỉnh trong một thị kiến về ánh sáng
thần linh]
[14]
Teresa of Avila (1515-82): nữ tu dòng Carmelite, nhà thần bí người nước Spain,
được hội Nhà thờ Vatican truy phong đặt vào hàng bác học (thần học), là tác giả
Tự truyện nổi tiếng – một đoạn tiêu
biểu để minh họa cho những gì Nietzsche viết trên:
“Cạnh tôi, về bên trái, đã hiện ra
một thiên thần trong dạng con người… Ông không cao nhưng thấp, và rất đẹp; và
mặt ông quá bừng lửa sáng, khiến ông có vẻ như một vị thuộc hàng cao nhất trong
những thiên thần, người được xem thấy như tất cả là lửa… Trong tay ông, tôi
thấy một cây thương vàng, và mũi bằng sắt của nó hiện ra như một đốm lửa cháy.
Thương này, ông đâm vào ngực tôi rất nhiều lần,
khiến nó thấu xuốt tận ruột tôi. Khi lôi thương ra, tôi cảm thấy ông đã
kéo cả lòng dạ tôi theo, và để tôi lại cho tình yêu vĩ đại của Gót “ăn” trọn
sạch hoàn toàn. Đau đớn thì quá mãnh liệt khiến nó làm tôi lắp bắp nhiều tiếng
van rên rỉ. Sự ngọt ngào từ đau đớn sôi nổi này gây ra thì quá đỗi cùng cực đến
nỗi người ta không thể nào có thể mong muốn cho nó ngừng đi, mà linh hồn một
người cũng chẳng (đương ngất ngây) sung sướng với bất cứ gì (đâu, nhưng) hiện
chỉ có Gót. Đây không là một đau đớn thể xác, nhưng là một đau đớn tinh thần,
dù thân xác có dăm phần chia xẻ với nó – dẫu một phần chia xẻ rất đáng kể.” [
từ Teresa of Avila, Tự truyện, Chương
29]
[15]
Những nguồn tài liệu của Nietzsche là hai tập sách của Paul Deusens
(1845-1919): Das System des Vedânta (Leipzig,
1883)
và Die Sûtra's des Vedânta aus dem Sanskrit übersetzt (Leipzig, 1887)
[16] Nguyên
văn Latin - Unio mystica
[17]
Upanishads