Friday, April 13, 2012

Vắn tắt về cuộc đời Sigmund Freud

Sigmund Freud (1856-1939)
Vắn tắt về cuộc đời  

Freud: A Brief Life
Peter Gay







Đã là định mệnh của Freud, như ông đã nhận xét không phải với không tự hào, để “lay động giấc ngủ của loài người”. Nửa thế kỷ sau khi ông qua đời, xem ra rõ ràng rằng ông đã thành công nhiều hơn ông đã mong đợi, dù trong những cách không hẳn đã làm ông cảm kích. Giờ đây là thông thường tự nhiên nhưng quả thực là tất cả chúng ta đều nói năng theo ngôn từ của Freud, dù đúng hay sai. Chúng ta thản nhiên nhắc về mặc cảm Oedipus, về kình địch giữa anh em ruột thịt, về sự quá-yêu-chỉ-mình (narcissism) và về những nói hớ hiểu theo Freud (Freudian slips). Nhưng trước khi chúng ta có thể dùng những thuật ngữ đó cho đúng cách rạch ròi đâu ra đấy, chúng ta phải đọc những tác phẩm của ông thật chăm chú. Đọc những gì ông viết như thế, sẽ trả lại chúng ta nhiều lợi nhuận.

Sigmund Freud [1] ra đời ngày 6 tháng Năm, 1856, ở thành Freiberg, một thị trấn nhỏ vùng Moravia [2]. Cha ông, Jacob Freud, là một nhà buôn túng thiếu; mẹ ông, Amalia, là người vợ thứ ba, đẹp hơn người, quả quyết và trẻ - trẻ hơn cha ông hai mươi tuổi. Jacob Freud đã có hai người con trai với người vợ đầu tiên, trạc cùng tuổi với Amalia và sống gần đó. Một trong hai người anh cùng cha khác mẹ này có một con trai, John, người này mặc dù là cháu gọi Freud bằng chú, nhưng lớn tuổi hơn chú của mình. Họ hàng đông đảo của Freud, lúc đó đã đủ sâu sắc để sửng xốt trước sự thông minh và tính tò mò của đứa trẻ là ông. Tính tò mò, vốn tự nhiên phú cho trẻ con, nhưng nó đặc biệt đậm dấu trong ông. Cuộc đời ông rồi sẽ đem đến tràn đầy cơ hội để nó được thỏa mãn.

Năm 1860, khi Freud khoảng gần lên bốn, ông cùng gia đình dời lên Vienna, lúc ấy như một nam châm thu hút những di dân. Đây là giai đoạn mở đầu của thời kỳ cởi mở tự do của đế chế Hapsburg. Những người Jew, chỉ vừa mới được thoát khỏi nạn phải đóng thuế nặng và thôi không còn chịu những cấm đoán nhục nhã về quyền tư hữu nhà đất, về nghề nghiệp chuyên môn và thực hành tôn giáo, đã có thể thực sự nuôi dưỡng những hy vọng về tiến bộ kinh tế, tham gia chính trị, và một hạn mực trong sự chấp nhận vào xã hội. Đây là thời gian, Freud nhớ lại, khi “mỗi một học sinh cần mẫn người Jew đều có mang một hồ sơ bộ trưởng nội các trong cặp sách” [3]. Chàng Freud trẻ tuổi đã được khuyến khích nuôi dưỡng những tham vọng cao. Do là đứa con đầu của mẹ ông, và đứa trẻ được gia đình chuộng thích, ông đã giành được, một khi gia đình kham nổi, cho mình một phòng riêng. Ông đã cho thấy những khả năng thiên phú từ những ngày đầu tiên đi học, và ở trung học, hay trong trường chuẩn bị đại học, ông đứng đầu lớp, năm này sang năm khác.

Năm 1873, mười bảy tuổi, Freud vào trường Đại học Vienna. Ông đã dự định học luật, nhưng bị lèo lái bởi cái ông gọi là “ham hố về kiến thức” của ông, đã nhập học phân khoa y khoa, có chủ ý bắt đầu không phải một nghề nghiệp theo thói thường như một y sĩ, nhưng về những nghiên cứu khoa học-triết học vốn chúng may ra có thể giải đáp một vài những câu hỏi bí ẩn đã mê hoặc ông. Ông đắm mình trong những công trình nghiên cứu về sinh lý học và thần kinh học đến nỗi năm 1881 mới tốt nghiêp ra trường.

Một người khảo cứu hết sức thông minh, ông đã vun trồng được tập quán quan sát chặt chẽ và tư thái thích hợp của tính hoài nghi khoa học. Ông đã được may mắn làm việc với những giáo sư nổi tiếng quốc tế, hầu hết là những bộ óc thực nghiệm cứng rắn người gốc Đức, những nhà tư tưởng khinh miệt những suy đoán siêu hình, đừng nói gì đến những giải thích theo lối kính tín tôn giáo, về những hiện tượng tự nhiên. Ngay cả sau khi Freud đã sửa đổi những lý thuyết về tâm trí – trong bản chất là những lý thuyết sinh lý học trá hình rõ ràng – ông nhắc đến những thày dạy với lòng biết ơn chân thực. Vị đáng nhớ nhất trong số đó, Ernst Brücke, một nhà sinh lý học nổi tiếng lừng lẫy và là một bậc thầy phân việc lịch sự nhưng chính xác, đã xác định khuynh hướng của Freud như một người không tín ngưỡng. Freud trưởng thành trong gia đình không có những dạy dỗ tôn giáo, đã vào học trường đại học Vienna như một người vô thần, và đã rời trường như một người vô thần – với những luận chứng khoa học có sức thuyết phục.

Năm 1882, theo lời khuyên của Ernst Brücke, Freud đã miễn cưỡng bỏ phòng thí nghiệm để nhận một chức vị thấp ở Nhà Thương Toàn Khoa Vienna. Lý do có màu lãng mạn: trong tháng Tư, ông đã gặp Marth Bernays, một phụ nữ mảnh dẻ, có duyên lôi cuốn, khi từ miền bắc Đức xuống thăm một người chị em, và hai người đã yêu nhau đắm đuối. Chẳng bao lâu, ông đã âm thầm đính hôn với nàng, nhưng quá nghèo để dựng lập một gia đình với đời sống trưởng giả tươm tất như ông và người vợ chưa cưới nghĩ là thiết yếu. Đã phải đợi mãi đến tháng 9/1886, một vài tháng sau khi ông mở phòng mạch ở Vienna, với trợ giúp qua hình thức những quà cưới và tiền cho vay, hai người mới lấy nhau. Trong vòng chin năm, họ có sáu đứa con, Người con gái út, Anna Freud [4], sau này lớn lên đã trở thành người tín cẩn của cha, thơ ký, y tá điều dưỡng, môn sinh và đại diện cho ông, và là một nhà phân tâm học xuất sắc nổi tiếng do tài năng của chính bà.

Trước khi lập gia đình, từ tháng 10/1885 đến tháng 2/1886, Freud đã làm việc ở Paris với nhà thần kinh học nổi tiếng người Pháp Jean-Martin Charcot, vị này đã gây cho Freud ấn tượng mạnh mẽ qua sự ủng hộ tích cực và tạo bạo của ông về phép thôi miên (hypnosis) như một khí cụ để chữa trị những chứng nhiễu loạn trong y khoa, và cũng không kém quả quyết đề cao một luận thuyết (lúc ấy rất không được ưa chuộng) rằng chứng hysteria [5] là một thứ bệnh tật mà đàn ông dễ mắc nhiễm cũng không kém phụ nữ. Charcot, một nhà quan sát vô địch, đã kích thích quan tâm đang lớn mạnh của Freud trong những lĩnh vực lý thuyết và trị liệu về điều trị những chứng tâm thần. Những chứng bệnh thần kinh trở thành ngành chuyên môn của Freud, và trong những năm 1890, như ông bảo một người bạn, tâm lý học đã thành người chủ độc tài của ông. Trong những năm này, ông đã lập thành lý thuyết phân tích tâm lý về não thức – chúng ta quen gọi tắt là lý thuyết phân tâm học.

Freud - 1890's
Freud đã có một sự giúp đỡ, nếu không lạ lùng thì cũng khác thường; năm 1887, ông gặp một y sĩ chuyên khoa tai-mũi-họng ở Berlin, Wilhelm Fliess [6], và nhanh chóng thành bạn tâm đầu ý hợp thân thiết.  Fliess đã là người lắng nghe mà Freud cô đơn đã khao khát mong có: một con người trí thức liều lĩnh như con bạc, không sửng sốt trước ý tưởng nào, một nhà truyền bá những lý thuyết tai ương châm chọc (chờ thời mới kết trái), một người nồng nhiệt mớm cho Freud những ý tưởng trên đó Freud có thể lập thuyết. Trong khoảng thời gian trên mười năm, Fliess và Freud đã trao đổi những thư từ thân tín chỉ nói riêng với nhau, và những bản ghi chép về kỹ thuật, thỉnh thoảng gặp nhau để thăm dò khai triển những ý tưởng bùng nổ phá vỡ của họ. Và Freud đã bị phóng đẩy về hướng khám phá của phân tích tâm lý trong khi thực hành nghề nghiệp của ông: những người bệnh của ông đã chứng minh họ là những những thày dạy xuất sắc với ông. Ông ngày càng đi sâu chuyên về điều trị những phụ nữ bị bệnh hysteria, quan sát những triệu chứng và lắng nghe họ, Freud thấy rằng, mặc dù đã là một người biết lắng nghe giỏi, nhưng ông vẫn đã không lắng nghe cẩn thận cho tường tận. Những người bệnh của ông còn có rất nhiều để kể cho ông nghe.   

Nảm 1895, Freud và người bạn già – như một người cha – Josef Breuer [7], một y sĩ chuyên về nội khoa, người giàu có phát đạt rộng rãi, đã xuất bản  tập Nghiên cứu về chứng Hysteria [8] đem cho một người bệnh trước đây của Breuer tên gọi “Anna O.”  [9] một vị trí tự hào. Người phụ nữ này đã đem trang bị tài liệu lôi cuốn hấp dẫn cho những đàm luận giữa Breuer và Freud, và đã trở thành, hoàn toàn ngược ý của bà – và cũng ngược ý của Breuer, là người bệnh sáng lập của khoa phân tâm học. Người bệnh này đã chứng minh cho sự hài lòng của Freud rằng hysteria bắt nguồn từ những lệch lạc trong chức năng sinh lý, và những triệu chứng có thể chữa khỏi bằng cách nói chuyện.

Năm 1895 là một năm quyết định cho Freud trong những phương diện khác. Tháng 7, Freud đã kiểm soát được trọn vẹn để phân tích một giấc mơ của chính ông. Ông sẽ dùng giắc mơ này, được biết là “phóng chiếu của Irma” như một khuôn mẫu cho diễn dịch giấc mơ theo phân tích tâm lý, khi ông xuất bản nó, khoảng bốn năm sau đó, trong tập sách Diễn giải những Giấc mơ [10] của ông. Mùa thu năm đó, ông đã lược thảo, nhưng không hoàn tất, cũng không xuất bản, những gì sau này được gọi là Kế hoạch cho một Tâm lý học Khoa học. Nó đã báo trước một số những lý thuyết nền tảng của ông, cũng dùng như một nhắc nhở rằng Freud đã vướng mắc rất sâu trong đường lối diễn dịch theo sinh lý học truyền thống về những sự kiện não thức.  

Dần dần càng tăng thêm, Freud đem cống hiến những giải thích tâm lý cho những hiện tượng tâm lý. Mùa xuân 1896, lần đầu tiên ông dùng tên gọi định mệnh “Phân tích tâm lý” – psychoanalysis – Sau đó, trong tháng 10, cha ông mất; “biến cố quan trọng nhất,” ông nhớ lại hàng tá năm về sau, “sự mất mát sắc nhọn thương đau nhất, trong đời một người đàn ông”. Nó đã cung cấp một năng lực thúc đẩy mạnh mẽ hướng về phía lý thuyết hóa phân tích tâm lý, quấy động Freud đến mức chưa từng có trước đó của ông về tự phân tích tâm lý, hệ thống hóa hơn và chi lý thông xuốt hơn là sự tự thăm dò của một nhà viết tự thuật đời mình. Trong ba hay bốn năm tiếp sau đó, ông đã gia công trên tập “Sách Mơ” của ông, những khám phá mới đã làm đầy những ngày tháng ông. Nhưng trước hết, ông đã phải vứt bỏ cho nhẹ gánh “lý thuyết cám dỗ” ông đã mê mệt đề cao trong một thời gian. Nó chủ trương rằng tất cả mỗi chứng nhiễu loạn nơ rô là kết quả từ những tình dục sớm trước tuổi, chính yếu là trẻ em bị sách nhiễu hay xâm phạm tình dục, trong thời thơ ấu. [11]. Một khi ông thoát khỏi được lý thuyết rộng rãi nhưng không vững chắc này, Freud có thể cảm nhận được phần đóng góp của trí tưởng tượng dồi dào, huyễn tưởng trong đời sống tâm lý, và khám phá mặc cảm Oedipus, một mặc cảm tay ba giữa cha-me-con trong gia đình.

Diễn giải những Giấc mơ của Freud xuất bản tháng 11/1899.  Nó nghiên cứu với cái nhìn - tất cả những giấc mơ như những sự làm đầy mong ước  [12], trình bày chi tiết những khí cụ có tác dụng, hoặc lừa dối hay mánh khóe cướp tay trên về tâm lý, vốn diễn dịch những nguyên nhân của chúng vào bên trong thành những màn kịch lạ lùng khiến người nằm mộng tỉnh giấc nhớ lại được, hay trong chương thứ bảy khó khăn (của tập sách) , phác thảo đại cương một lý thuyết bao quát về não thức. Sự đón tiếp của độc giả với bản in đầu tiên là lạnh nhạt. Trong xuốt 6 năm, chỉ bán được có 351 bản; mãi đến năm 1909 mới có bản in lần thứ hai. Tuy nhiên tập sách rất phổ thông của Freud - Bệnh lý học những chứng tâm thần trong đời sống hàng ngày [13], xuất bản năm 1901 có lượng độc giả rộng rãi hơn. Sưu tập của nó về những nói hớ đủ mọi loại, đã dựng thành quan điểm nền tảng của Freud là não thức chúng ta, dù cho nó có thể hiện hình như rối tung đến đâu đi nữa, nó được những qui tắc cứng rắn kiểm soát, những luật lệ chặt chẽ cai quản. Thế nên – đem cho một thí dụ điển hình – một viên chức chủ tọa nghị viện nước Austria, đương đầu với một kỳ họp nhọc nhằn khó khăn, đã mở đầu nó với một tuyên bố - trong diễn văn khai mạc chính thức - là nó như thế đã đóng lại rồi, kỳ họp đã “bế mạc” rồi. “Ngẫu nhiên” đó đã được đẩy lên từ mối ác cảm ngầm của ông với khóa họp sắp tới.

Dần dần, mặc dù vẫn còn bị xem như là một người cấp tiến, Freud thu tập được uy tín và thanh thế, và có những người ủng hộ. Ông đã có cãi vã với Fliess trong năm 1900 và mặc dù thư  từ vẫn còn qua lại một thời gian, sau đó hai người không bao giờ gặp nhau nữa. Nhưng năm 1902, sau nhiều trì hoãn hoàn toàn không hợp lẽ, hiển nhiên là gây nên bởi sự bài-Dothái, cộng với sự không tin tưởng một người sáng tạo có sáng kiến nhưng vượt ngoài lề lối, cuối cùng Freud được bổ nhiệm vào chức vị giáo sư diễn giảng tại đại học Vienna. Cuối năm đó, Freud cùng bốn y sĩ khác ở Vienna bắt đầu gặp nhau mỗi tối thư Tư tại nhà ông ở số 19 phố Berggasse [14] để thảo luận về những vấn đề trong phân tích tâm lý; bốn năm sau, nhóm này phát triển đông đảo hơn, có khoảng hơn một tá thành viên thường trực, đã thuê một thư ký (Otto Rank) cho hội để ghi chép biên bản những buổi họp và giữ thư tịch tài liệu,. Cuối cùng, năm 1908, nhóm này chuyển thành Hội Phân Tâm Học Vienna [15] . Ít nhất một số người trong giới y khoa (và một số phụ nữ) đã không coi thường những ý tưởng của Freud, nhưng nghiêm trang đón nhận chúng.

Năm 1905, Freud làm cơ cấu của tư tưởng phân tâm học vững chắc hơn với cột trụ chống đỡ thứ hai trong lý thuyết của ông: Ba Luận văn về Lý thuyết Tình Dục [16]. Nó là đề cương; đưa ra những nét chính trong sự phát triển tâm lý từ tuổi ấu thơ đến dậy thì – với những “lệch lạc” và những “bình thường” của sự phát triển, (lý thuyết đã được trình bày) với sự thiếu vắng về tính chất kiểm duyệt nghiêm khắc, và một sự thẳng thắn không kiêng dè, cho đến lúc ấy tuyệt đối chưa hề được biết tới trong tài liệu y khoa. Lần nữa, năm 1905, Freud hoàn thành tập sách của ông về những nhạo báng cười cợt – (thường gọi là khôi hài), và trường hợp lịch sử đầu tiên nổi tiếng của ông “Bản văn chưa trọn vẹn của một phân tích về một trường hợp bệnh Hysteria”, tên hiệu là “Trường hợp Dora”. Ông cho xuất bản để minh họa những cách xử dụng về diễn dịch giấc mơ trong phân tích tâm lý, và đã phơi mở thất bại của ông không nhìn nhận được sức mạnh của sự chuyển dịch (tình cảm hay thái độ) [17] trong trường hợp đem phân tích, nhưng sự thiếu cảm thông với người bệnh trong phân tích, người bệnh đương vật vã và còn trong tuổi dậy thì, đã làm trường hợp này thành tranh luận bàn cãi.

Trong thời gian mười năm sau đó, Freud đã làm giàu thêm cho phương pháp phân tích tâm lý với ba trường hợp phức tạp trong lịch sử nghiên cứu – “Phân tích về một Phobia trong một Bé trai năm tuổi”  (“Bé Hans”), “Ghi chú trên một Ca của chứng Ám ảnh nhiễu loạn Nơ rô”)  (“Người Chuột”) năm 1909, và “Những Ghi Chú Phân Tích Tâm Lý về một Kết Toán Tự kể của một Ca bệnh Paranoia” (“Ca Schreber”) năm 1911. Mặc dù gần đây có những phân tích lại (nhũng trường hợp đó), chúng vẫn còn là những khuôn mẫu phơi mở trong sáng rành rọt bắc ngang qua một vùng rộng lớn của những bệnh tật tâm thần. Sau đó, từ 1910 trở đi, Freud cho xuất bản những bản văn nghiên cứu dẫn đường mở đầu, có ảnh hưởng quan trọng vượt bực về kỹ thuật, để thiết lập sự phân tích tâm lý – phương pháp phân tâm học -  trên những nền tảng vững chắc. Cũng không phải ông đã bỏ quên lý thuyết, chứng kiến là bản văn quan trọng như “Những phát biểu thành hệ thống về hai Nguyên lý của Chức năng Tinh thần” (1911), trong đó ông đã phân biệt hai “tiến trình chủ yếu”, là tiến trình nguyên thủy, yếu tố vô thức trong não thức, và “tiến trình thứ yếu”, phần lớn hữu thức và được kiểm soát.

Trong thời gian những năm này, Freud cũng phá vỡ những vòng buộc bao quanh, vượt ra ngoài sự chuyên biệt về lý thuyết và về trị liệu, qua việc xuất bản những bản văn nghiên cứu về tôn giáo, văn chương, tập tục tình dục, tiểu sử, điêu khắc, thời tiền sử, và nhiều những khác nữa. “Những Hành Vi Ám ảnh và những Thực hành Tôn giáo” (1917), “Những nhà văn sáng tạo và Mơ thoát thực tại” (1908), “Luân lý Tình dục ‘có văn minh’ và Bệnh Mất bình tĩnh hiện đại” (1908), và nghiên cứu được bàn luận rộng rãi của ông về nguồn gốc của đồng tính luyến ái “Leonardo da Vinci và một Ký ức thời Thơ ấu của ông” (1910), những dẫn kể trên chỉ là những thí dụ về lĩnh vực của ông. Freud đã lấy tất cả văn hóa như địa hạt của ông. Ông đã thực hiện chương trình ông đã phác thảo cho chính ông khi còn trẻ: giải quyết một số trong những câu đố bí hiểm lớn của sự hiện hữu của con người.

Alfred Adler (1870-1937)
Thế nhưng, Freud cũng đã tìm thấy khoảng thời gian mười năm từ 1905 đến 1914, những tiến bộ làm quấy động, và những bất đồng phân rẽ bên trong phong trào vận động của ông – một phong trào quốc tế đương thành hình nhanh chóng. Chính trị trong phân tâm học đã lên sân khấu chính. Hai nguồn hy vọng cho tương lai của những ý tưởng của Freud, và kình chống chua cay ác liệt về sau, là vị y sĩ thông minh, người theo phái xã hội ở Vienna, Alfred Adler (1870-1937); và nhà tâm lý học người Swiss, độc đáo và bướng bỉnh, Carl G. Jung (1875-1961). Adler đã từng là một trong những người gắn bó đầu tiên, và nhiều năm vẫn từng là người ủng hộ Freud ở Vienna, nổi tiếng và quan trọng nhất. Nhưng khi quyền lợi nghề nghiệp chuyên môn - không phải tất cả là dịu dàng độ lượng – lớn mạnh nhanh chóng, như những ý tưởng lúng túng đáng lo ngại của Freud bị đem ra thăm dò tỉ mỉ trong những hội nghị của những nhà tâm lý, Freud đã mong mỏi mở rộng tầm với của phân tâm học, vượt ngoài chỗ bắt gốc rễ của nó, Vienna, ở đấy chỉ có một nhúm người theo ông, đã khiến ông đột thấy nó như một tỉnh lẻ, không thích hợp như một tổng hành dinh (quốc tế).

Carl G. Jung (1875-1961)
Dịp phá vỡ đầu tiên đến vào năm 1906, khi Jung, lúc ấy là y sĩ tâm lý tại dưỡng dường nổi tiếng Burgholzli ở thành phố Zurich, đã gửi cho Freud bản sao một bài đăng trên tạp chí. Freud trả lời ngay không chút chậm trễ, và thư từ qua lại thân ái bùng nở, và tình bạn đã được gắn chặt khi Jung đến thăm Freud vào đầu năm 1907. Freud mới vào tuổi năm mươi, cường tráng và đầy năng lực, nhưng từ lâu ông đã ủ ê chính ông là già lão và lụ khụ. Ông đã đương tìm kiếm một người kế tục, một người rồi sẽ phân phát phân tâm học xuống đến những thế hệ sau, và vào trong một thế giới lớn rộng hơn môi trường Dothái, tại Vienna, là nơi lúc ấy phân tâm học chịu giam hãm, bị hạn chế. Jung, một khuôn mặt đáng kính trọng, một nhà tranh luận đầy sinh lực, đã là một khám phá khởi hứng: Jung không già, ông không là dân thành Vienna, ông không là người Jew. Jung đã nổi bật lỗi lạc trong hội nghị quốc tế lần thứ nhất của những nhà  phân tâm học ở thành phố Salzburg trong mùa xuân 1908, và năm sau đã được bổ nhiệm làm người biên tập của Kỷ Yếu Hàng năm, (của hội) mới thành lập. Freud đã vui mừng với Jung, đối xử với ông này như con mình, như thái tử sẽ thay ngôi mình. Những đánh bóng ca ngợi mà Jung đã vui vẻ tiếp nhận, thực sự đã còn cổ vũ thêm. Thế nên, khi Hội Liên hiệp Quốc tế về Phân tâm học được thành lập tháng 3/1910, ở Nürnberg, Jung đã là chọn lựa hợp lý, không thể tránh của Freud, để làm chủ tịch hội. Những người theo Freud ở Vienna thấy thành phố của mình bị Zurich lấy mất chỗ như trung tâm của thế giới phân tâm học, và họ đã không thích điều này. Một thỏa hiệp được tìm ra, và trong một thời gian có yên tĩnh ở Hội Phân Tâm Học Vienna. Nhưng Adler đã phát triển những ý tưởng tâm lý đặc biệt và khác biệt, trong đó dành vai nổi bật cho bản năng hiếu chiến hung hãn ở trên bản năng tình dục, và “tự ti mặc cảm cơ tạng[18] như nguyên nhân bao trùm của những chứng rối loạn nơ rô. Một rạn nứt đã trở thành không thể tránh được, và mùa hè 1911, Adler cùng một số những người theo ông, đã từ chức, để lại Freud cùng những người theo Freud trọn quyền điều khiển hội Phân tâm học Vienna.

Freud cũng không thiếu những đánh bóng ca ngợi. Tháng 9/1909, ông nhận bằng tiến sĩ danh dự của trường đại học nổi tiếng Clark, ở Worcester, Massachusetts, như Jung đã nhận. Nhưng giống như Adler, Jung ngày càng xa lệch đi với những ý tưởng của Freud. Jung đã chưa bao giờ từng thoải mái với vai trò quan trọng mà Freud đã gán cho xung lực tình dục – libido.  Sang đến đầu 1912, những e dè khác biệt này đã thành những phân rẽ cá nhân. Đáp ứng lại, Ernest Jones, cánh tay chính của Freud trong giới Anh ngữ, đã thành lập một nhóm bảo vệ bí mật gồm những nhà phân tâm cùng ý tưởng, gọi là Ủy ban. Nó gồm chính Ernest Jones, Freud, Sandor Ferenczi (một cộng tác viên lỗi lạc từ Budapest), vị luật sư thông minh hóm hỉnh thành Vienna là Hanns Sachs. Nhà lý thuyết sắc bén và y sĩ điều trị ở Berlin là Karl Abraham, và thư ký biên tập của Freud, học giả tự học Otto Rank. Ủy ban này xem ra thành cần thiết: khoảng cuối 1912, thư từ liên lạc giữa Freud và Jung đã ngày càng đầy chua chát, ác ý, và tháng 1/1914, Freud chấm dứt tình bạn của ông với Jung. Phân rã chỉ còn là vấn đề thời gian, mùa xuân 1914, Jung từ chức khỏi những chức vị quan trọng của phong trào phân tích tâm lý.

Những căng thẳng của chính trị trong giới phân tâm học đã không giữ được Freud đừng tiếp tục những thăm dò của ông trong nhiều những chủ đề khác loại rất đáng tán thưởng. Năm 1913, ông xuất bản một công trình có tính mạo hiểm đầy những suy đoán táo bạo về phân tâm học thời tiền sử, Tôtem và Tabu, trong đó ghi rõ chi tiết một thời điểm, trong một quá khứ nào đó xa vời, mờ tối; những người sơ khai đã đặt bước chân trên ngưỡng cửa văn hóa qua sự giết chết người cha của họ, và tiếp thụ những xúc cảm về tội lỗi. Sau đó, năm 1914, ông xuất bản (dấu tên) “The Moses of Michelangelo” kết hợp sự ngưỡng mộ của ông với điêu khắc đầy suy tưởng của Michelangelo với sức mạnh của sự quan sát  của ông.  Trong cùng năm đó, với bài biên khảo quấy động đáng lo ngại về sự quá yêu chỉ mình (narcissism) ông đã phá vỡ nguyên tắc những phương diện quyết định chủ yếu của tư tưởng phân tâm học bằng cách ném những nghi ngờ lên lý thuyết về những xung động nội tâm của nó – kể từ đó đã chia những xung động (nội tâm) thành hai nhóm – gợi dục và ích kỷ.

Nhưng những biến cố nguy hiểm trên trường thế giới đã đè nặng bên cạnh sự thẩm định lại lý thuyết phân tâm học. Ngày 28/6/1914, hoàng tử nước Austria là Francis Ferdinand và vị hôn thê bị ám sát. Sáu tuần sau, ngảy 4 tháng 8, đại chiến thứ nhất bắt đầu ở châu Âu. Thiệt hại đầu tiên cho giới phân tâm học là ca nghiên cứu về sau nổi tiếng trong lịch sử “Từ Lịch sử của một bệnh Nhiễu loạn Nơ rô trẻ con” (“Người Sói”) [19], viết từ mùa thu 1914, nhưng đã phải đến 1918 mới xuất bản. Những hoạt động của giới phân tâm hầu như hoàn toàn đứng lại. Nhiều những người bệnh có khả năng đã ra tiền tuyến; phần đông những nhà phân tích tâm lý đã bị động viên vào quân y; những liên lạc giữa những  “kẻ địch” như Ernest Jones (nhà thần kinh học người Anh) và Freud (phe đối nghịch – nước Đức-Áo) đã bị cắt ngắn tổn hại; những xuất bản về phân tích tâm lý hầu như biến mất; và những hội nghị nghiên cứu quốc tế, mạch máu sống của thông tin liên lạc, giờ thành chuyện không thể được. Với Freud, những lo lắng còn đến với ông bằng những cách khác: ba con trai của ông đều trong quân ngũ, và hai ở trong tình trạng mạng sống bị đe dọa từng ngày.

Thế nhưng, thế chiến đã không làm trí não Freud thất nghiệp. Có quá nhiều thì giờ thừa thãi trong tay, ông đã đem dùng nó vào những mục đích tốt đẹp.  Làm việc là phương cách chống cự hữu hiệu với ủ ê chán ngán. Trong khoảng thời gian giữa 3/1915 và 7/1915, ông đã viết một tá những bài khảo cứu nền tảng về lý thuyết tâm lý- về vô thức, về dồn én ẩn ức, về chứng melancholia; nhưng ông đã từ chối, không thu tập chúng vào trong tập sách giáo khoa như ông đã dự định. Ông đã xuất bản năm bài khảo cứu trong khoảng giữa 1915 và 1917, và đã hủy bỏ tất cả phần còn lại. Sự bất mãn bí ẩn khó hiểu của ông với chúng gợi dấu vết của sự không hài lòng mà ông đã có nguyên nhân cho bài khảo cứu của ông về sự quá yêu chỉ mình (narcissism). Bản đồ vẽ não thức của ông đã không xứng đủ với chứng cớ ông đã thu tập được trong kinh nghiệm điều trị của ông. Nhưng ông vẫn còn thiếu, không có một giải pháp thay thế thỏa đáng. Điều đó phải đợi cho đến sau chiến tranh.

Một hoạt động khác trong thời chiến này, mặc dù thành công hơn, đã chỉ đem lại cho Freud hài lòng khiêm tốn: bắt đầu năm 1915, ông diễn giảng giáo trình ở trường đại học, xuất bản thành một tập duy nhất năm 1917 là Những Bài Giảng Dẫn nhập vào Phân tâm học [20] . Với khéo léo duyên dáng của người bẩm sinh có tài ăn nói bình dân, Freud đã mở đầu với một chuỗi những kinh nghiệm ngày thường, những nói lỡ lời, những lãng quên “không chủ ý”, sau đó quay sang những giấc mơ, và  kết luận với chủ đề kỹ thuật, những chứng bệnh nhiễu loạn nơ rô. Được tái bản thường xuyên và dịch rộng rãi sang nhiều thứ tiếng. Những Bài giảng Dẫn Nhập này cuối cùng đã chắc chắn đem Freud đến với đám đông người đọc.

Cuộc chiến tiếp tục kéo dài. Lúc khởi đầu, như một người Austria yêu nước, phần nào làm ông ngạc nhiên, Freud đã lo ngại trước những giết chóc tàn khốc không dứt. Ông ngày càng tăng kinh hoàng trước chủ nghĩa sô vanh nước lớn của những nhà trí thức, những nhẫn tâm của những người cầm quân, những ngu xuẩn của những chính trị gia.  Ông đã vẫn chưa hoàn toàn thừa nhận được sự quan trọng về lý thuyết của sự hung hãn gây hấn, mặc dù qua (kinh nghiệm) những nhà phân tâm đã thường xuyên chạm mặt sự hung hãn gây hấn này trong giới người bệnh của họ. Nhưng chiến tranh, thú vật như nó đã là, đã xác nhận sự đánh giá của phân tâm học về bản chất con người – trước đây vẫn bị nghi ngờ.

Những dấu hiệu của hoạt động sống lại đã đến không lâu trước khi chấm dứt những thù địch. Trong tháng 9/1918, lần đầu tiên kể từ năm 1913. Những nhà phân tâm từ nước Đức và Austria-Hungary đã gặp nhau ở Budapest. Hai tháng sau, cuộc thế chiến kết liễu. Với gia đình Freud, gánh nặng lớn đươc gỡ khỏi, tất cả các con trai của Freud đã trở về lành lặn.  Nhưng thời giờ dành cho lo âu còn lâu mới qua hết.  Những cường quốc bị thua trận giờ đây đối diện với cách mạng, chuyển biến mãnh liệt chúng từ những đế quốc thành những cộng hòa, và bị đánh dập xuống qua những hiệp ước nghị hòa nhưng thực sự là những trừng phạt, trả thù nghiêm ngặt, lột sạch những thuộc địa và nguồn lực của chúng. Vienna đã đói, lạnh, tuyệt vọng, thiếu thức ăn và khí đốt sưởi ấm, đã sản xuất những chứng bệnh chết người – lao phổi và dịch cúm. Trong hoàn cảnh túng quẫn này, không phí nước mắt cho đế quốc Hapsburg tan rã, Freud đã chứng tỏ là một người quản lý đầy năng lực và sáng tạo. Khuôn mặt của Martha Freud gánh đỡ tránh cho Vị giáo sư khả kính khỏi bận tay với những thực tế gia đình cần phải xét lại. Freud gửi những yêu cầu chính xác ra ngoại quốc tới những thân nhân, bạn hữu, đồng nghiệp, ghi rõ những món thực phẩm nào, quần áo gì gia điình ông cần nhất, và cách nào để gửi những kiện hàng cho an toàn. Rồi sau đó, trong tháng 1/1920, bất hạnh thời hậu chiến giáng đòn chết xuống gia đình ông: người con gái thương yêu thứ hai của Freud, Sophie, đã có gia đình và sống ở Hamburg, một người mẹ trẻ hai con, đã chết vì bệnh dịch influenza.

Đã có thể biện luận hợp lý rằng cái chết của bà đã gợi ý cho lý thuyết về xung lực thúc đẩy bi quan mà giờ đây Freud phát triển. Thực sự, ông hầu như đã hoàn tất tập Vượt ngoài Nguyên Lý lạc thú (1920) [21], vốn nó đầu tiên loan báo lý thuyết của Freud về Xung lực Chết (Death Drive) năm trước đó. Một khi Freud đã chấp nhận cơ cấu này, trong đó những sức mạnh của sự sống, Eros, sâu sắc đối diện thách thức với những sức mạnh của cái Chết, Thanatos, ông đã tìm thấy tự mình không có khả năng để nghĩ trong một cách nào khác được. Năm 1923, trong nghiên cứu nay thành cổ điển Cái Ta và cái Đó [22], ông đã hoàn tất những xét duyệt lại của ông. Giờ đây, ông đã đề nghị một “lý thuyết cơ cấu” cho não thức (hay quen gọi là tâm trí), nó hình dung não thức như được phân thành ba cơ năng tuy phân biệt nhưng tác động qua lại với nhau:  Id (vốn một phần hữu thức và gồm chứa những cơ chế phòng vệ và những khả năng để tính toán, lý luận và hoạch định), và super-ego (cũng chỉ có một phần hữu thức, vốn trong đó có lương tâm trú ẩn, và vượt qúa nó, là những xúc cảm vô thức về tội lỗi).  Giản đồ sắp xếp mới này đã không đưa Freud đến buông bỏ sự xây dựng cổ điển mô tả đặc điểm của những hoạt động tâm thần – nhấn mạnh khoảng cách của những suy tưởng và sự ý thức tự phản – là hoặc có ý thức, hoặc tiền-ý thức, hoặc hoàn toàn vô thức. Nhưng bây giờ ông tạo nên điểm quyết định quan trọng là nhiều những hoạt động tinh thần của ego, và của super-ego cũng thế, là không thể tiếp cận được với sự suy tưởng phản tỉnh trực tiếp.

Trong khi đó, phong trào phân tâm học nở rộ phát triển. Tên ông, “Freud” đã trở thành một từ phổ thông trong lời nói thông thường cửa miệng, mặc dù ông rất ghét thông tin báo chí giật gân, với tính kích động quần chúng đã lôi chú ý đến với ông. Một chuyện tốt đẹp hơn đã xảy ra, năm 1920, trong hội nghị, họp sau chiến tranh chấm dứt, tại Hague, những “cừu địch” cũ bây giờ lại gặp như đồng nghiệp bạn hữu.  Freud đến cùng với người con gái út của ông là Anna, người ông đương phân tích và là người vào năm 1922 đã gia nhập Học hội Phân Tâm thành Vienna. Trong năm đó, những nhà phân tâm đã họp hội nghị tại Berlin. Đó là lần họp hội nghị cuối cùng Freud đã tham dự.  Năm 1923, ông phải giải phẫu một khối u mọc lớn trong vòm miệng ông [23]. Trong khi đến hàng tháng, những y sĩ và thân hữu của ông giả vờ là khối sưng lớn đó là nhẹ, có thể lành, nhưng đến tháng 9/1923, sự thật loan ra: ông bị căng xe. Nhiều giải phẫu nghiêm trọng nối tiếp trong mùa thu năm đó. Từ đó trở đi, Freud buộc phải mang một bộ phận giả, và hiếm khi không bị đau đớn hay tránh khỏi bực bội bất tiện.

Freud & con gái: Anna Freud
Nhưng ông không bao giờ ngưng làm việc. Trong khi ông phải chịu khó khăn khi nói, ông tiếp tục phân tích người bệnh, đông đảo trong số họ là những y sĩ người Mỹ đã đến Vienna như “học trò” của ông, và đã quay về thực hành phân tâm ở New York hay Chicago. Ông tiếp tục duyệt lại những lý thuyết của ông. Từ giữa những năm 1920 trở đi, ông viết những khảo luận gây tranh cãi về tình dục phụ nữ, và trong năm 1926, tập Những cấm đoán, những Triệu chứng, và Sự Lo lắng [24], vốn dành riêng cho những suy nghĩ của ông trước đây về bệnh lo lắng, bây giờ xem nó như dấu hiệu nguy hiểm.  Thêm nữa, ông đã viết những luận văn được xuất bản rộng rãi: Tương lai của một Ảo tưởng [25], một phân tích thuyết phục của một người vô thần về tôn giáo, năm 1927, và đến năm 1930, Văn minh và những bất mãn từ nó [26], một cái nhìn tan vỡ hết những ảo tưởng về văn minh hiện đại trên mé vực của thảm họa.

Năm 1933, thảm họa đã đến. Ngày 30/Jan/1930, Hitler được bổ nhiệm vào chức vị thủ tướng nước Đức, và từ sau đó trở đi, đảng Nazi tại Austria, vốn đã hoạt động, ngày càng tăng can thiệp vào chính trị . Những lớp người cũ mất dần: Karl Abraham đã chết sớm vào năm 1925, Snador Ferrenczi cũng theo chân năm 1933. Những bạn bè thân nhất của Freud đã ra đi. Nhưng Freud đã không muốn rời bỏ Vienna, thành phố ông đã ghét và đã yêu: ông đã quá già, ông không muốn đào thoát, và thêm nữa, đảng Nazi sẽ chẳng bao giờ xâm lăng nước Austria của ông.  Buổi sáng ngày 12, tháng 3/1938, quân đội Đức đã chứng minh rằng ông đã sai. Khi những người Nazi kéo vào, một đám đông quần chúng tưng bừng đón tiếp họ. Những xúc phạm hết sức trắng trợn thương tổn bài Do-thái tự phát khắp nơi, vượt quá những gì những người dân Đức đã chứng kiến sau năm năm dưới quyền cai trị của đảng Nazi. Cuối tháng 3/1938, Anna đã bị gọi lên văn phòng trung ương cơ quan mật vụ Gestapo; trong khi bà được trả về vô hại, chấn thương tâm lý làm thay đổi tâm trí Freud: ông phải di cư khỏi Austria. Phải mất hàng tháng mới xong xuôi những tống tiền moi móc của chính quyền Nazi, nhưng ngày 4 tháng 6/1938, Freud lên đường đến Paris, nơi ông được người học trò thân yêu và bệnh nhân phân tâm cũ chờ đón, Công chúa Marie Bonaparte. Ngày 6 tháng 6, Freud đặt chân lên thành phố London, vốn phần lớn gia đình ông đã đến đó trước rồi, “để chết trong tự do”.

Già và bệnh, ông tiếp tục làm việc, tập sách Freud hoàn thành cuối cùng, Moses và Tôn giáo tin chỉ một Gót [27], làm những đọc giả người Jew của ông phải khó chịu và nhăn mày, trong đó ông đưa ra  khẳng định của ông rằng Moses – nhà tiên tri của đạo Dothái, người đem 10 điều răn đến cho dân Dothái – vốn là một người Aicập: ông đã chấm dứt đời ông như ông đã sống đời ông – một người quấy động sự an bình. Ông đã qua đời một cách can đảm vào ngày 23 tháng 9/1939, bằng cách yêu cầu y sĩ của ông cho một liều thuốc morphine nặng chết người. Freud đã không tin vào sự bất tử cá nhân, nhưng công trình của ông tiếp tục sống. 

Lê Dọn Bàn tạm dịch    bản nháp thứ nhất 


[1] [Tên của ông là Sigismund Schlomo Freud; nhưng ông không bao giờ dùng tên lót Schlomo, và sau một thời gian, ông dùng tên Sigmund thay cho Sigismund.]

Peter Gay (1923 -) là giáo sư phân khoa lịch sử, giảng dạy về tư tưởng đối chiếu, lịch sử trí thức châu Âu tại Columbia và Yale; cựu giám đốc của Trung tâm cho các học giả và nhà văn của Thư viện Công cộng New York. Ông là tác giả của hơn 25 cuốn sách, trong đó có tập sách xếp vào hàng bán chạy nhất (bestseller): Freud: A Life for Our Time (1988). Ông cũng biên tập The Freud Reader, một tuyển tập các tác phẩm của Freud.
Freud: A Brief Life – là tiểu sử của Freud, phụ trương trong ba tập sách của Freud tôi đã dịch: Ego và Id, Văn minh và những Bất mãn từ nóTương lai của một Ảo tưởng

[2] Nay thuộc Cộng hòa Czech, Freiberg đổi tên thành Pribor.
[3] The Interpretation of Dreams (1900) SE IV, 193
[4] Anna Freud: (1895-1982): được xem là một trong hai người thành lập khoa phân tâm học cho tâm lý trẻ em (psychoanalytic child psychology)
[5] Hysteria: chứng động kinh - rối loạn tâm thần có đặc trưng là người bệnh có cảm xúc dễ bị kích thích, và đôi khi đi đến mất trí nhớ, hoặc có có những hiện tượng vật lý, chẳng hạn như tê liệt, mất cảm giác, nhưng chúng đều không có nguyên nhân hữu cơ.
[6] Wilhelm Fliess (1858-1928): ý sĩ chuyên tai-mũi-họng (otolaryngologist), có phòng mạch ở Berlin.
[7] Josef Breuer (1842 –1925) – Y sĩ người Áo, công trình nghiên cứu của ông cùng Freud với người bệnh Anna O. đã dựng nền cho khoa Phân tâm học, Chính Freud cũng nhắc nhở vị này là người cùng với mình - đồng sáng lập ngành psychoanalysis.
[8] Josef Breuer & Sigmund Freud. Studies on Hysteria (1895)
[9] Bertha Pappenheim (1859–1936):  người sáng lập Liên Hiệp Phụ Nữ Dothái
[10] Sigmund Freud. The Interpretation of Dreams (1900)
[11] Freud không bao giờ tuyên bố là sách nhiễu tình dục không có. Ông có những người bệnh ông biết rõ họ đã không tưởng tượng những xâm phạm họ đã kể lại. Tất cả những gì ông buông bỏ khi ông đã buông bỏ là lý thuyết về sự cám dỗ sách nhiễu tình dục, đó là tuyên bố bao quát rằng chỉ có sự hãm hiếp một đứa trẻ, dù là trai hay gái, bởi một người làm, hay anh chị lớn hơn, hay bạn đồng học, mới có thể là nguyên nhân gây một bệnh nhiễu loạn nơ rô
[12] chúng ta ao ước một điều gì nhưng không/chưa hay khó thành tựu, ao ước đó chuyển hóa biến dạng vào trong, thành nội dung những giấc mơ, trong đó ao ước đó có thể được thỏa mãn. Mơ ngày thành mộng đêm.
[13] Psychopathology of Everyday Life (1901) là một trong những văn bản cơ bản của Sigmund Freud, đặt nền móng cho lý thuyết phân tâm, cùng với The Interpretation of Dreams (1900), Introduction to Psychoanalysis (1917) và Ego and the Id (1923). Nó trở thành những kinh điển tâm lý học của thế kỷ 20, và rất quan trọng không chỉ trong lĩnh vực nghiên cứu bệnh lý những bệnh tâm thần, nhưng cũng quan trọng với các ngành ngữ học hiện đại, ngữ nghĩa học, ký hiệu học, và triết học (linguistics, semantics, semiotics, philosophy.)
[14] Bây giờ là nhà bảo tàng Sigmund Freud Museum.
[15] Vienna Psychoanalytic Society – Alfred Adler là hội trưởng đầu tiên, các hội viên ban đầu tên tuổi là: Sigmund Freud, Otto Rank, Karl Abraham, Carl Jung, Sándor Ferenczi, Isidor Isaak Sadger, Hanns Sachs, Ludwig Binswanger, Carl Alfred Meier, Sabina Spielrein, Margarete Hilferding. Sau đó xuất hiện tại các thành phố lớn trên thế giới những hội tương tự.
[16] Three Esays on the Theory of Sexuality
[17] Transference: hiện tượng tâm lý chuyển hướng một thái độ hay xúc cảm sang một đối tượng khác- như từ cha mẹ, anh em sang một người khác – thường là nhà phân tích tâm lý.
[18] “Organ inferiority” – từ do Alfred Adler tạo, để mô tả - trường hợp người biết mình sinh ra có dị tật, khiém khuyết khả năng tâm lý nào đó, rồi phát triển cảm giác tự ti và bắt đầu hành động để bù đắp cho điểm yếu của họ. Ví dụ, Adler nói rằng một người với tầm mắt nhìn yếu, có thể phát triển sự quan tâm đến những thứ liên hệ với hình ảnh như là một phương pháp đền bồi và do đó trở thành quan tâm đến đọc sách chẳng hạn.
Nhiều người bệnh của Adler là những người trình diễn trong các đoàn xiếc, nhiều người có dị tật (lùn, gù,..) và khi nghiên cứ những trường hợp này đem cho ông những suy nghĩa về lý thuyết  “tự ti mặc cảm cơ tạng” (organ inferiority theory).
Năm 1912, sau khi rời nhóm Freud, Adler cùng chín đồng nghiệp thành lập hội – Học hội về Tâm Lý Cá Nhân (The Society for Individual Psychology).
[19] “From the history of an infantile neurosis” (“Wolf Man”)
[20] Introductory Lectures on Psycho-analysis (1933)
[21] Beyond the Pleasure Principle,
[22] Tôi đã dịch và giới thiệu The Ego and the Id - Cái Ta và cái Đó
[23] Ông hút thuốc lá quá nhiều – hình ảnh quen thuộc của ông là trên tay có một điếu xì gà.
[24] Inhibitions, Symptoms, and Anxiety -  1926
[25] Tôi đã dịch và giới thiệu : Sigmund Freud - The Future of an Illusion - Tương lai của một Ảo tưởng
[26] Tôi đã dịch và giới thiệu: Sigmund Freud - Civilization and Its Discontents - Văn minh và những Bất mãn từ nó
[27] Moses and Monotheism (Der Mann Moses und die monotheistische Religion) - 1937