Wednesday, December 24, 2008

Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADiĐà






Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADiĐà
(四十八願)











Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADiĐà
(四十八願)

A. Dẫn Nhập



Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADD là gốc lõi của tông phái Tịnh Độ ở Tàu, Nhật và VNam, tông phái Đại Thừa đặc biệt mở cánh cửa giải thoát bằng con đường khởi đi từ tha lực. “Nam mô A Di Đà Phật” là lời chào hàng ngày trong sân chùa. Tuy thế, tìm một bản tiếng Việt, không có nhiều từ Hán phiên âm, câu văn dung dị, ý nghĩa dễ hiểu, giữ ý kinh gốc, nhưng bằng ngôn từ gần gũi, có văn phong hiện đại Việt ngữ, không phải là dễ, nên mạo muội tự dịch đoạn kinh nổi tiếng này để tự học, và ghi lại đây để chia sẻ với những ai muốn nghiên cứu văn bản quan trọng này. 





kinh ADD chép trên lá bối (Univ. Ryûkoku - Kyôto)




Trong các chùa Viêt, hai bản kinh tụng đọc nhiều nhất (với công chúng, cư sĩ) là Tâm kinh Bát nhã Ba la mật đa (Thiền) và kinh Phật thuyết A Di Đà (Tịnh). Trong kinh thứ hai, đức Phật Thích Ca nói về Phật A Di Đà và cõi Tịnh Độ (Cực Lạc) của vị Phật này. Nhưng nguồn gốc Phật ADD thì ghi trong kinh ADD lớn - Kinh Vô Lượng Thọ. Kinh này khá dài, mở đầu là lời giảng của Phật Thích Ca cho ông A Nan về vị sư Pháp Tạng lúc chưa thành Phật (ADD) đã nguyện lập một cõi Tịnh Độ, nơi có đủ các điều kiện thuận lợi, đặc biệt là kéo dài thời gian đến gần như vô cùng (vẫn hiểu lầm theo mong ước là cõi vĩnh hằng), để trợ giúp sự tu chứng giác ngộ có cơ hội đến cùng đích là sự giải thoát. Lời nguyện 18 nói rõ - nếu ai thành tâm cầu gọi tên ngài, khi chết sẽ được tiếp dẫn thác sinh về cõi đó. (Dĩ nhiên, “thành tâm”, “chết”, “cõi”, .... - là những ý niệm có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau).
Ở đây, chỉ dịch 48 lời nguyện của ngài.






đại nguyện 18 - sanskrit - Rev Bunyiu Nanjio restored




B. Các bản dịch



Được biết có 12 bản Hán dịch, trong thời gian gần nghìn năm, tại nước Tàu, từ nhiều nguồn (India hay các nước Trung Á – nằm giữa Tàu và India), và dịch giả khác nhau, nhưng nay chỉ còn giữ lại 5 bản, trong đó bản Hán văn của ngài Shamghavarman (KangsengKai – Khương tăng Khải), đời Tào – Tam quốc, circa 252, là bản phổ thông hiện tụng đọc trong các chùa Việt nam.



CBETA T12 No. 360 – 无量寿 (Phật thuyết vô lượng thọ kinh) 曹魏天竺三藏康僧铠译 (Tào ngụy thiên trúc tam tàng Khang tăng Khải dịch)

Khi chưa rõ nghĩa, dùng các bản khác trong CBETA :

a. Lokaksema (Lâu Già Sấm) dịch , Hậu Hán – circa 186
CBETA T12 No. 361- 無量清淨平等覺經 (phật thuyết vô lượng thanh tịnh bình đẳng giác kinh) – 後漢月支國三藏支婁迦讖譯 (hậu hán nguyệt chi quốc tam tàng chi lâu già sấm dịch) – Bản này chỉ có 24 nguyện.


b. Zhiqian (Chi Khiêm) người nước Nguyệt Chi, dịch – Ngô (223-253)
CBETA T12 No. 362 – 阿彌陀三耶三佛薩樓佛檀過度人道經 (phật thuyết a di đà tam da tam phật tát lâu phật đàn quá độ nhân đạo kinh) 月支國居士支謙譯 (ngô nguyệt chi quốc cư sĩ chi khiêm dịch) – Cũng chỉ có 24 nguyện


c. Bodhiruci (Bồ Đề Lưu Chí) – đời Đường (706-713)
CBETA T11 No. 310) Đại bảo Tích, quyển 17 – dịch Vô Lượng Thọ Như Lai Hội (無量壽如來會第) – 大唐三藏菩提流志奉 詔譯 (đại đường tam tàng Bồ Đề Lưu Chí phụng chiếu dịch) – 48 nguyện


d. Dharmabhadra (Pháp Hiền) dịch – đời Tống (1001)
CBETA T12 No. 363 -大乘無量壽莊嚴經 (phật thuyết đại thừa vô lượng thọ trang nghiêm kinh)
西天译经三藏朝散大夫光禄 卿明教大師臣法賢奉 (tây thiên dịch kinh tam tàng triêu tán đại phu thí quang lộc khanh minh giáo đại sư thần pháp hiền phụng chiếu dịch) – 36 nguyện


e. Vương Nhật Hưu – đời Tống
CBETA T12 No. 364 – 大阿彌陀經 (Phật thuyết đại a di đà kinh) 國學進士龍舒王日休校輯 (Quốc học tiến sĩ thư vương nhật hưu giáo tập) – 48 nguyện

Đối chiếu, tôi dựa vào bản Việt dịch đã có của hòa thượng Thích Trí Tịnh (dịch KTKhải), và Đoàn Trung Còn (dịch V Nhật Hưu)
Và các bản Anh ngữ (Sukhavati-vyuha-sutra) của :

a. E. B. Cowell, F. Max Müller and J. Takakusu (từ Sanskrit – có 46 lời nguyện)
b. Giáo sư Inagaki Hisao (dịch từ Hán bản KTKhải)
c. D. T. Suzuki


C. Dịch

a. Từ:
- Cố gắng tránh dùng các từ Hán – nếu nay không còn phổ thông hay “quá phổ thông” nên mang khá nhiều nghĩa, thành bất định, mơ hồ
- Nếu từ Hán phiên âm, dùng từ gốc Sanskrit, nếu được – vì nếu người Tàu đã không dịch được, phải phiên âm – nghĩa là buộc người đọc phải trở về với nguyên nghĩa trong Sanskrit – dùng âm-Tàu-phiên-âm-Sanskrit chỉ làm tối nghĩa, lạc gốc.

b. Ý:
- Sát ý: (ý nào? – có nguy hiểm là người dịch ở đây hiểu sai ý vì Phật học kém cỏi.) Ở đây, tạm xem bản gốc là các bản Hán, nghĩa là giả định các vị dịch giả hiểu đúng bản gốc (Sanskrit) – tuy so sánh các bản Hán dịch để tìm rõ nghĩa gốc, dù các bản này – ở thời điểm khác nhau – dịch từ các bản Sanskrit khác nhau.
Các bản dịch Việt đã có thường là do các tăng sĩ hay cư sĩ, vốn đã sẵn kiến thức và đầy lòng tin Phật nên bản dịch của các vị ấy khi đưa cho người ngoài đọc – thường dễ thành tối nghĩa và khó hiểu.

Nếu nhìn tôn giáo (Phật giáo) như một sinh hoạt xã hội, và lòng tin (Tịnh Độ) như một kinh nghiệm sống thực của tín ngưỡng cá nhân; Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADD thiết lập được mối quan hệ giữa phàm tục và linh thiêng, giữa hữu hạn và vô hạn, giữa tự nhiên và siêu nhiên, giữa cá nhân và cộng đồng (ta và ngoài-ta, cả hai trong những hình thái tạm thời). Mối quan hệ cuối này cũng là một hình thái biểu hiện của con đường Bồ Tát, bừng nở tinh thần Đại Thừa trong một cách toàn vẹn nhất.

Về phương diện nghiên cứu văn bản, đã có các học giả đi ngược thời gian tìm về các bản “tiền Hán” (Sanskrit) gạn lọc rồi thiết lập một tiến trình cho các ý niệm chủ yếu của Tinh Độ, như ý niệm về Phật quốc,tha lực,giáo chủ, ... Qua đó, chúng ta thấy nguồn gốc có thể từ Tiền Vedas, từ Trung Á. Nhưng trong thực tế lịch sử, từ thế kỷ V, trên đất Tàu, ba kinh: Kinh ADD nhỏ, kinh ADD lớn và kinh Quán Vô Lượng Thọ đã được chuyển dịch hết sang Hán văn. Hình thức Tịnh Độ có ở Tàu, Nhật và VietNam, phát triển trên nền tảng là các kinh này, nghĩa là từ các bản Hán dịch của chúng, trong đó có 48 lời nguyện này là cốt lõi.

Vậy ý hướng tới là ý của 48 lời nguyện, từ các bản Hán dịch, diễn đạt bằng ngôn từ Việt ở thế kỷ XXI, cho người đọc dù tin, hay chưa tin vào Phật ADD.



Thí dụ : Lời nguyện thứ nhất :

1. 設我得佛, 國有地獄餓鬼畜生者, 不取正覺
Thiết ngã đắc Phật, quốc hữu địa ngục ngạ quỷ súc sanh giả, bất thủ chánh giác.


(bản Hán dịch khác:

a. (CBETA T12 No. 361)  一我作佛時。 令我國中無有地獄禽獸餓鬼蜎飛蠕動之類。 得是願乃作佛。 不得從是願終不作佛
Nhất, ngã tác phật thì lệnh ngã quốc trung vô hữu địa ngục cầm thú ngạ quỷ quyên phi nhuyễn động chi loại đắc thị nguyện nãi tác phật bất đắc tòng thị nguyện chung bất tác phật
b. (CBETA T12 No. 362)  第一願。使某作佛時。 令我國中。 無有泥犁禽獸薜荔蜎飛蠕動之類。 得是願乃作佛。 不得是願終不作佛
Đệ nhất nguyện sử mỗ tác phật thì lệnh ngã quốc trung vô hữu nê lê cầm thú bệ lệ quyên phi nhuyễn động chi loại đắc thị nguyện nãi tác phật bất đắc thị nguyện chung bất tác phật
c. (CBETA T12 No. 364)  第一願我作佛時, 我剎中無地獄餓鬼禽畜, 以至蜎飛蠕動之類, 不得是願終不作佛
Đệ nhất nguyện – ngã tác phật thì , ngã sát trung vô địa ngục ngạ quỷ cầm súc, di chí quyên phi nhuyễn động chi loại , bất đắc thị nguyện chung bất tác phật)
d. (CBETA T11 No. 310)  Đại bảo Tích quyển17  若我證得無上菩提。 國中有地獄餓鬼畜生趣者。 我終不取無上正覺
Nhược ngã chứng đắc vô thượng bồ đề , quốc trung hữu địa ngục ngạ quỷ súc sanh thú giả, ngã chung bất thủ vô thượng chánh giác

Bản Max Muller:
1. “O Bhagavat, if in that Buddha country of mine there should be either hell, brute-creation [1], the realm of departed spirits, or the body of Asuras, then may I not obtain the highest perfect knowledge.”

Nhờ bản này – và các bản (a), (b) và (c) giải rộng nên súc sanh: hiểu là các dạng sống cầm thú, như chim muông, động vật, ... Trong cõi của ADD, chỉ có (tái sinh thành các sinh vật thượng đẳng) người hay trời mà thôi (để có thể tiếp tục tu học)
địa ngục: hiểu là một không gian trong đó có khổ đau cùng cực dưới mọi hình thái (cái khổ tác động lên con người sinh lý.)
ngạ quỉ: quỉ đói, dạng sống dở chết dở, có những khát khao, thèm thuồng không bao giờ được thỏa mãn (cái khổ tác động lên con người tâm lý.)
Đành tạm dịch – chứ không giảng – như sau:
Nếu như lúc tôi sắp thành Phật, cõi của tôi còn khổ đau, còn đói khát, còn có dạng sống thấp như súc vật, tôi sẽ hoãn lại, chưa lên bậc Phật.


Số các lời nguyện không đồng nhất. Có hơn có kém qua các bản Hán dịch. Bản của nhà sư người Khương Cư chép 48 lời nguyện – là bản phổ thông nhất.

Cấu trúc lời nguyện:
Lúc sắp thành Phật + nếu còn có hiện tượng -x, sự kiện -y, trạng thái -z... + hoãn không thành Phật
Hoặc:
Lúc sắp thành Phật + phải có hiện tượng +x, sự kiện +y, trạng thái +z... + không vậy, hoãn không thành Phật

Cùng một ý, nhưng theo hai cách nói về x, y, z: xác định, có mặt hiện tượng tốt, hay phủ định, không còn hiện tượng xấu.

Ba ý niệm: Bồ tát, Thành Phật/ hoãn thành Phật, lời nguyện của bậc Bồ tát (ở đây là nhà sư Pháp Tạng)
(Viết sau ...)

Hai kinh ADD Lớn (“Larger Sukhavati-vyuha-sutra” DTVLTTNK) và ADD nhỏ (“Shorter Sukhavati-vyuha-sutra” PTADDK) đều còn bản Sanskrit, Tibetan và Hán (5 bản kể trên).

Tuy vậy, TĐTông phát triển tại Tàu, sau đó qua Nhật, CaoLy, đều dựa trên các bản Hán dịch.

[Nhân các ngày nghỉ Noel và cuối năm, đưa lên đây để phải tự dịch cho xong
Nam Mô ADiĐà Phật]
(chưa xong, còn tiếp, ... )

Lê Dọn Bàn
(Dec/2008)






Kinh ADĐ lớn, bản cổ nhất còn giứ, Nepal, lá bối, XII - Sanskrit.


Le plus ancien mansucript du Grand Sukhâvatî-vyûha-sûtra
ms. népalais "Sakaki" (Univ. Ryûkoku -Kyoto)










Bốn mươi tám đại nguyện của Phật ADiĐà










1.
設我得佛, 國有地獄餓鬼畜生者, 不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc hữu địa ngục ngạ quỷ súc sanh giả bất thủ chánh giác
Nếu khi tôi sắp thành Phật, cõi tôi còn khổ đau, còn đói khát, còn có dạng sống thấp như súc vật, tôi hoãn không lên bậc giác ngộ cao nhất.

2.
設我得佛。國中人天。壽終之後。復更三惡道者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên thọ chung chi hậu phục canh tam ác đạo giả bất thủ chánh giác
Nếu khi tôi sắp thành Phật, cõi tôi, người thường đến bậc trời, hết tuổi thọ rồi chết, lại sinh vào một trong ba đường xấu [2]: súc vật, ma đói, khổ đau, tôi hoãn không lên bậc giác ngộ cao nhất...

3.
設我得佛。國中人天。不悉真金色者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên bất tất chân kim sắc giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, sắc da không đẹp như màu vàng thật, THKLBGNCN.

4.
設我得佛。國中人天。形色不同有好醜者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên hình sắc bất đồng hữu hảo xú giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, hình sắc bên ngoài còn xấu đẹp không đều, THKLBGNCN.

5.
設我得佛。國中人天。不悉識宿命。下至知百千億那由他諸劫事者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên bất tất thức túc mệnh hạ chí tri bách thiên ức na do tha chư kiếp sự giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, không có được cái biết trọn về mạng sống, ít nhất là biết mọi sự trong xuốt trăm nghìn koti nayuta các kiếp trước, THKLBGNCN.

6.
設我得佛。國中人天。不得天眼。下至見百千億那由他諸佛國者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên bất đắc thiên nhãn hạ chí kiến bách thiên ức na do tha chư phật quốc giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, không có được cái nhìn của bậc trời, ít nhất là thấy trăm nghìn koti nayuta cõi của các chư Phật, THKLBGNCN.

7.
設我得佛。國中人天。不得天耳。下至聞百千億那由他諸佛所說。不悉受持者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên bất đắc thiên nhĩ hạ chí văn bách thiên ức na do tha chư phật sở thuyết bất tất thụ trì giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, không có được cái nghe của bậc trời, ít nhất là nghe được lời giảng dạy của trăm nghìn koti nayuta cõi của các chư Phật, THKLBGNCN.

8.
設我得佛。國中人天。不得見他心智。下至知百千億那由他諸佛國中眾生心念者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên bất đắc kiến tha tâm trí hạ chí tri bách thiên ức na do tha chư phật quốc trung chúng sanh tâm niệm giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, không có được cái thấy thấu tâm trí kẻ khác, ít nhất là thấy thấu tâm niệm của chúng sanh trong trăm nghìn koti nayuta cõi của các chư Phật, THKLBGNCN.

9.
設我得佛。國中人天。不得神足。於一念頃下至不能超過百千億那由他諸佛國者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên bất đắc thần túc ư nhất niệm khoảnh hạ chí bất năng siêu quá bách thiên ức na do tha chư phật quốc giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, không có được khả năng suy tưởng hoàn hảo, ít nhất là chỉ vừa hết một khoảnh khắc suy nghĩ cực ngắn, mà không thể điểm qua hết từng mỗi một trăm nghìn koti nayuta cõi của các chư Phật, THKLBGNCN.

10.
設我得佛。國中人天。若起想念貪計身者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên nhược khởi tưởng niệm tham kế thân giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, nếu còn nổi lên ý tham thân, THKLBGNCN.

11.
設我得佛。國中人天。不住定聚。必至滅度者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên bất trụ định tụ tất chí diệt độ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, vẫn chưa vững đường giác ngộ, chưa quyết lòng đi cho đến đích cuối giải thoát, THKLBGNCN.

12.
設我得佛。光明有能限量。下至不照百千億那由他諸佛國者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quang minh hữu năng hạn lượng hạ chí bất chiếu bách thiên ức na do tha chư phật quốc giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, Ánh sáng tôi chiếu nếu còn hạn lượng, ít nhất mà không sáng đến trăm nghìn koti nayuta cõi của các chư Phật, THKLBGNCN.

13.
設我得佛。壽命有能限量。下至百千億那由他劫者。不取正覺
thiết ngã đắc phật thọ mệnh hữu năng hạn lượng hạ chí bách thiên ức na do tha kiếp giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, Mạng sống tôi nếu còn hạn lượng, thì thấp nhất cũng dài đến trăm nghìn koti nayuta kiếp vũ trụ, THKLBGNCN.

14. 
設我得佛。國中聲聞有能計量。乃至三千大千世界眾生緣覺。於百千劫悉共計挍知其數者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung thanh văn hữu năng kế lượng nãi chí tam thiên đại thiên thế giới chúng sanh duyên giác ư bách thiên kiếp tất cộng kế hiệu tri kì sổ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, số lượng các vị thành đạt ở bậc Phật Thanh Văn vẫn còn có thể tính đếm được, dẫu đến cư dân trong các thế giới của ba trăm nghìn vũ trụ lớn, vốn đều là các vị ở hàng Phật Duyên Giác, hợp chung lại trong trăm nghìn kiếp rồi thành biết được con số cộng ấy, THKLBGNCN.

15.
設我得佛。國中人天。壽命無能限量。除其本願脩短自在。若不爾者。不取正
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên thọ mệnh vô năng hạn lượng trừ kì bổn nguyện tu đoản tự tại nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, mạng sống không còn có giới hạn, không còn đo lường được, trừ ai tự ước cho ngắn lại, nếu không được vậy, THKLBGNCN.

16.
設我得佛。國中人天。乃至聞有不善名者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên nãi chí văn hữu bất thiện danh giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, dù chỉ còn nghe nhắc đến tên gọi những điều không tốt lành, THKLBGNCN.

17.
設我得佛。十方世界無量諸佛。不悉諮嗟稱我名者。不取正覺
thiết ngã đắc phật thập phương thế giới vô lượng chư phật bất tất ti ta xưng ngã danh giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, các vị Phật nhiều vô hạn trong khắp thế giới mười phương, không thảy thảy hết lời tán tụng tên tôi, THKLBGNCN.

18.
設我得佛。十方眾生至心信樂。欲生我國乃至十念。若不生者, 不取正覺。唯除五逆誹謗正法
thiết ngã đắc phật thập phương chúng sanh chí tâm tín nhạc dục sanh ngã quốc nãi chí thập niệm nhược bất sanh giả, bất thủ chánh giác duy trừ ngũ nghịch phỉ báng chánh pháp 
NKTSTP, chúng sinh khắp thế giới mười phương, thành tâm vui vẻ, muốn tái sinh cõi tôi, dẫu chỉ niệm đến mười lần, mà không được, THKLBGNCN. , trừ những ai phạm năm điều ác lớn hay phỉ báng chính Pháp.

19. 
設我得佛。十方眾生發菩提心修諸功德。至心發願欲生我國。臨壽終時。假令不與大眾圍遶現其人前者。不取正覺
thiết ngã đắc phật thập phương chúng sanh phát bồ đề tâm tu chư công đức chí tâm phát nguyện dục sanh ngã quốc lâm thọ chung thì giả lệnh bất dữ đại chúng vi nhiễu hiện kì nhân tiền giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, chúng sinh khắp thế giới mười phương, phát tâm BồĐề, tu tập công đức, một lòng nguyện ước sinh về cõi tôi. Lúc sắp chết, tôi cùng đông đảo mọi người, sẽ hiện ra trước họ, nếu không vậy, THKLBGNCN.

20.
設我得佛。十方眾生聞我名號係念我國殖諸德本。至心迴向欲生我國。不果遂者。不取正覺
thiết ngã đắc phật thập phương chúng sanh văn ngã danh hào hệ niệm ngã quốc thực chư đức bổn chí tâm hồi hướng dục sanh ngã quốc bất quả toại giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, chúng sinh khắp mười phương, nghe tên tôi, niệm sinh cõi tôi , thực tạo các thiện căn, thành tâm, hướng về tái sinh trong cõi tôi, nếu họ không được như vậy, THKLBGNCN.

21.
設我得佛。國中人天。不悉成滿三十二大人相者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên bất tất thành mãn tam thập nhị đại nhân tương giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, không có đủ ba mươi hai tướng tốt của bậc đại nhân, THKLBGNCN.

22. 
設我得佛。他方佛土諸菩薩眾來生我國。究竟必至一生補處。除其本願自在所化。為眾生故被弘誓鎧。積累德本度脫一切。遊諸佛國修菩薩行。供養十方諸佛如來。開化恒沙無量眾生。使立無上正真之道。超出常倫。諸地之行。現前修習普賢之德。若不爾者不取正覺
thiết ngã đắc phật tha phương phật thổ chư bồ tát chúng lai sanh ngã quốc cứu cánh tất chí nhất sanh bổ xử trừ kì bổn nguyện tự tại sở hóa vi chúng sanh cố bị hoằng thệ khải tích luy đức bổn độ thoát nhất thiết du chư phật quốc tu bồ tát hành cung dưỡng thập phương chư phật như lai khai hóa hằng sa vô lượng chúng sanh sử lập vô thượng chánh chân chi đạo siêu xuất thường luân chư địa chi hành hiện tiền tu tập phổ hiền chi đức nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát từ các cõi Phật khác sinh vào cõi tôi, sẽ đạt mức sau-một-đời-thành-Phật, chỉ trừ những vị tự nguyện, còn muốn tiếp tục giáo hóa chúng sinh, ...
THKLBGNCN.

23. 
設我得佛。國中菩薩。承佛神力供養諸佛。一食之頃不能遍至無量無數億那由他諸佛國者不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung bồ tát thừa phật thần lực cung dưỡng chư phật nhất thực chi khoảnh bất năng biến chí vô lượng vô sổ ức na do tha chư phật quốc giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát cõi tôi, dùng lực thần của bậc Phật, đi cúng dường chư Phật, trong thời gian một bữa ăn, không thể biến đến hằng hà sa số koti nayuta cõi Phật, THKLBGNCN.

24.
設我得佛。國中菩薩。在諸佛前現其德本。諸所求欲供養之具。若不如意者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung bồ tát tại chư phật tiền hiện kì đức bổn chư sở cầu dục cung dưỡng chi cụ nhược bất như ý giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát cõi tôi, trước chư Phật hiện công đức mình, nếu những thứ dùng để cúng dường không có theo ý muốn, THKLBGNCN.

25.
設我得佛。國中菩薩不能演說一切智者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung bồ tát bất năng diễn thuyết nhất thiết trí giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát cõi tôi, không có khà năng nói giảng của bậc toàn trí, THKLBGNCN.

26.
設我得佛。國中菩薩不得金剛那羅延身者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung bồ tát bất đắc kim cương na la diên thân giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát cõi tôi, không có thân bất hoại của bậc Narayana , THKLBGNCN.

27.
設我得佛。國中人天。一切萬物嚴淨光麗。形色殊特窮微極妙無能稱量。其諸眾生。乃至逮得天眼。有能明了辨其名數者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên nhất thiết vạn vật nghiêm tịnh quang lệ hình sắc thù đặc cùng vi cực diệu vô năng xưng lượng kì chư chúng sanh nãi chí đãi đắc thiên nhãn hữu năng minh liễu biện kì danh sổ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, THKLBGNCN.

28.
設我得佛。國中菩薩。乃至少功德者。不能知見其道場樹無量光色高四百萬里者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung bồ tát nãi chí thiểu công đức giả bất năng tri kiến kì đạo tràng thụ vô lượng quang sắc cao tứ bách vạn lí giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát cõi tôi , THKLBGNCN.

29.
設我得佛。國中菩薩。若受讀經法諷誦持說。而不得辯才智慧者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung bồ tát nhược thụ độc kinh pháp phúng tụng trì thuyết nhi bất đắc biện tài trí tuệ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát cõi tôi, đọc tụng thọ trì kinh, thuyết pháp, mà chưa đạt mức của bậc trí huệ có tài ăn nói, THKLBGNCN.

30.
設我得佛。國中菩薩。智慧辯才若可限量者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung bồ tát trí tuệ biện tài nhược khả hạn lượng giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát cõi tôi, trí huệ và tài ăn nói còn có giới hạn, THKLBGNCN.


31.
設我得佛。國土清淨。皆悉照見十方一切無量無數不可思議諸佛世界。猶如明鏡睹其面像。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc thổ thanh tịnh giai tất chiếu kiến thập phương nhất thiết vô lượng vô sổ bất khả tư nghị chư phật thế giới do như minh kính đổ kì diện tượng nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi yên sạch , ...
THKLBGNCN.

32.
設我得佛。自地以上至于虛空。宮殿樓觀池流華樹。國土所有一切萬物。皆以無量雜寶百千種香而共合成。嚴飾奇妙超諸人天。其香普薰十方世界。菩薩聞者皆修佛行。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật tự địa dĩ thượng chí vu hư không cung điện lâu quan trì lưu hoa thụ quốc thổ sở hữu nhất thiết vạn vật giai dĩ vô lượng tạp bảo bách thiên chủng hương nhi cộng hợp thành nghiêm sức kì diệu siêu chư nhân thiên kì hương phổ huân thập phương thế giới bồ tát văn giả giai tu phật hành nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, ...
THKLBGNCN.

33. 
設我得佛。十方無量不可思議諸佛世界眾生之類。蒙我光明觸其體者。身心柔軟超過人天。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật thập phương vô lượng bất khả tư nghị chư phật thế giới chúng sanh chi loại mông ngã quang minh xúc kì thể giả thân tâm nhu nhuyễn siêu quá nhân thiên nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, khắp mười phương hằng hà sa số không thể nghĩ bàn thế giới chư Phật cùng mọi loại chúng sinh , ... 
THKLBGNCN.

34. 
設我得佛。十方無量不可思議諸佛世界眾生之類。聞我名字。不得菩薩無生法忍諸深總持者。不取正覺
thiết ngã đắc phật thập phương vô lượng bất khả tư nghị chư phật thế giới chúng sanh chi loại văn ngã danh tự bất đắc bồ tát vô sanh pháp nhẫn chư thâm tổng trì giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, khắp mười phương hằng hà sa số không thể nghĩ bàn thế giới chư Phật cùng mọi loại chúng sinh , ... ,
THKLBGNCN.

35. 
設我得佛。十方無量不可思議諸佛世界。其有女人聞我名字。歡喜信樂發菩提心厭惡女身。壽終之後復為女像者。不取正覺
thiết ngã đắc phật thập phương vô lượng bất khả tư nghị chư phật thế giới kì hữu nữ nhân văn ngã danh tự hoan hỉ tín nhạc phát bồ đề tâm yếm ác nữ thân thọ chung chi hậu phục vi nữ tượng giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, khắp mười phương hằng hà sa số không thể nghĩ bàn thế giới chư Phật,  ...
THKLBGNCN

36. 
設我得佛。十方無量不可思議諸佛世界諸菩薩眾。聞我名字。壽終之後常修梵行至成佛道。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật thập phương vô lượng bất khả tư nghị chư phật thế giới chư bồ tát chúng văn ngã danh tự thọ chung chi hậu thường tu phạm hành chí thành phật đạo nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát trong khắp mười phương hằng hà sa số không thể nghĩ bàn thế giới chư Phật, ...
THKLBGNCN.

37.
設我得佛。十方無量不可思議諸佛世界諸天人民。聞我名字。五體投地稽首作禮。歡喜信樂修菩薩行。諸天世人莫不致敬。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật thập phương vô lượng bất khả tư nghị chư phật thế giới chư thiên nhân dân văn ngã danh tự ngũ thể đầu địa kê thủ tác lễ hoan hỉ tín nhạc tu bồ tát hành chư thiên thế nhân mạc bất trí kính nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, dân chúng từ trời đến người trong khắp mười phương hằng hà sa số không thể nghĩ bàn thế giới chư Phật, , THKLBGNCN.

38.
設我得佛。國中人天。欲得衣服隨念即至。如佛所讚應法妙服自然在身。若有裁縫染治浣濯者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên dục đắc y phục tùy niệm tức chí như phật sở tán ứng pháp diệu phục tự nhiên tại thân nhược hữu tài phùng nhiễm trị hoán trạc giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời, , THKLBGNCN.

39.
設我得佛。國中人天。所受快樂。不如漏盡比丘者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung nhân thiên sở thụ khoái nhạc bất như lậu tận bỉ khâu giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, cõi tôi, người thường đến bậc trời ,  , THKLBGNCN.

40.
設我得佛。國中菩薩。隨意欲見十方無量嚴淨佛土。應時如願。於寶樹中皆悉照見。猶如明鏡睹其面像。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung bồ tát tùy ý dục kiến thập phương vô lượng nghiêm tịnh phật thổ ứng thì như nguyện ư bảo thụ trung giai tất chiếu kiến do như minh kính đổ kì diện tượng nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát cõi tôi ,  , THKLBGNCN.

41.
設我得佛。他方國土諸菩薩眾。聞我名字至于得佛。諸根缺陋不具足者。不取正覺
thiết ngã đắc phật tha phương quốc thổ chư bồ tát chúng văn ngã danh tự chí vu đắc phật chư căn khuyết lậu bất cụ túc giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát các cõi Phật khác, , THKLBGNCN.

42.
設我得佛。他方國土諸菩薩眾。聞我名字。皆悉逮得清淨解脫三昧。住是三昧一發意頃。供養無量不可思議諸佛世尊。而不失定意。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật tha phương quốc thổ chư bồ tát chúng văn ngã danh tự giai tất đãi đắc thanh tịnh giải thoát tam muội trụ thị tam muội nhất phát ý khoảnh cung dưỡng vô lượng bất khả tư nghị chư phật thế tôn nhi bất thất định ý nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát các cõi Phật khác, , THKLBGNCN.

43.
設我得佛。他方國土諸菩薩眾。聞我名字。壽終之後生尊貴家。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật tha phương quốc thổ chư bồ tát chúng văn ngã danh tự thọ chung chi hậu sanh tôn quý gia nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát các cõi Phật khác, , THKLBGNCN.

44.
設我得佛。他方國土諸菩薩眾。聞我名字。歡喜踊躍。修菩薩行具足德本。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật tha phương quốc thổ chư bồ tát chúng văn ngã danh tự hoan hỉ dũng dược tu bồ tát hành cụ túc đức bổn nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát các cõi Phật khác, , THKLBGNCN.

45.
設我得佛。他方國土諸菩薩眾。聞我名字。皆悉逮得普等三昧。住是三昧至于成佛。常見無量不可思議一切如來。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật tha phương quốc thổ chư bồ tát chúng văn ngã danh tự giai tất đãi đắc phổ đẳng tam muội trụ thị tam muội chí vu thành phật thường kiến vô lượng bất khả tư nghị nhất thiết như lai nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát các cõi Phật khác, , THKLBGNCN.

46.
設我得佛。國中菩薩。隨其志願所欲聞法自然得聞。若不爾者。不取正覺
thiết ngã đắc phật quốc trung bồ tát tùy kì chí nguyện sở dục văn pháp tự nhiên đắc văn nhược bất nhĩ giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát cõi tôi ,  , THKLBGNCN.

47.
設我得佛。他方國土諸菩薩眾。聞我名字。不即得至不退轉者。不取正覺
thiết ngã đắc phật tha phương quốc thổ chư bồ tát chúng văn ngã danh tự bất tức đắc chí bất thối chuyển giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát các cõi Phật khác, , THKLBGNCN.

48.
設我得佛。他方國土諸菩薩眾。聞我名字。不即得至第一第二第三法忍。於諸佛法不能即得不退轉者。不取正覺
thiết ngã đắc phật tha phương quốc thổ chư bồ tát chúng văn ngã danh tự bất tức đắc chí đệ nhất đệ nhị đệ tam pháp nhẫn ư chư phật pháp bất năng tức đắc bất thối chuyển giả bất thủ chánh giác
NKTSTP, bồ tát các cõi Phật khác, , THKLBGNCN.




Chú thích
[1]. Một trong nhiều kiếp tu - là quốc vương, bỏ ngôi, xuất gia thành tỳ kheo Pháp Tạng, tu học với đức Phật Thế Tự Tại Vương (Tathagata Lokesvararaja).
[2]. Tam ác đạo, còn gọi là tam đồ ác đạo - đạo là hình thái hay cõi sống (state or realm of existence). Trong Thế gian phẩm - A tì đạt ma Câu Xá Luận - Vasubandhu (Thế Thân) - có nói đến sáu con đường thác sinh trong luân hồi: cõi trời, cõi người, cõi a tu la - cõi địa ngục, ngạ quỉ và súc sanh (là ba đường xấu). Ba "con đường" tái sinh xấu, khổ là: Ðịa ngục, Ngạ quỉ, Súc sanh (ở lời nguyện 1). Xấu, bất hạnh vì tái sinh dưới dạng sống còn phải chịu khổ đau, phải đói khát, hay không có trí tuệ, suy nghĩ, chỉ có bản năng sinh lý sinh tồn.
[3]. Na do tha : dịch âm của niyutas (nayuta = một trăm triệu -100,000,000,000)- cũng như kotis (10 triệu) dịch âm thành do tuần – cũng như kalpas dịch âm thành kiếp (của vũ trụ). Là các danh từ trong Phật học, chỉ số lượng thời gian dài vô cùng (infinite duration).
Nayuta (Abhidhanappadipika) – a vast number a myriad (Rhys Davids) of kalpas – unmeasureable of time. (Hind. Myth.) One of the Brahmanic eons, a period of 4,320,000,000 years. At the end of each Kalpa the world is annihilated. (The Bodhisattva Doctrine in Buddhist Sanskrit Literature - By Har Dayal - Published by Motilal Banarsidass Publ., 1999)
Koti 10 millions
Ayuta = 100 kotis
Nayuta (Nahuta) = 100 ayutas
Nayuta 100,000 millions. Thus a nayuta is equal to a hundred thousand millions
Kalpa: kiếp vũ trụ
Maha-kalpa: Kiếp lớn của vũ trụ - chu trình từ lập thành, mở rộng, đến hủy hoại tan rã. (A complete period of the Evolution and Involution (or Re-integration and Disintegration) of a universe).
Mỗi Mâh-kalpas có 4 kalpas: Vivarta-kalpa, Vivrtt-avastha-kalpa, Samvarta-kalpa, Samvrtta-avastha-kalpa