Vì tôi đã không thể sẵn ngừng đón thần Chết
Because I could not stop for Death
Because I could not stop for Death
Emily Dickinson
Vì tôi đã không thể sẵn ngừng đón thần Chết,
Nên ông tử tế ngừng đón tôi;
Cỗ xe đi vẻn vẹn chỉ hai người
và Bất Tử.
Nên ông tử tế ngừng đón tôi;
Cỗ xe đi vẻn vẹn chỉ hai người
và Bất Tử.
Chúng tôi dong xe thong thả, ông không biết đến vội
vàng,
và tôi đã phải gạt qua bên
Công việc làm cùng thú vui của tôi nữa,
vì lịch sự của ông.
Chúng tôi đã qua trường học có trẻ con náo nhiệt
đang giờ nghỉ, nắm tay kết vòng;
Chúng tôi đã qua những đồng lúa nặng hạt nhìn
trân trối,
chúng tôi đã qua mặt trời đang lặn.
Đúng hơn, mặt trời đã bỏ qua chúng tôi;
Sương xuống lẩy bẩy run và ớn
lạnh thấm,
bởi tôi chỉ sơ sài chiếc áo khoác,
và tấm khăn quàng mong manh.
Chúng tôi dừng tạm trước nhà, mường tựa
chỗ gồ cao của mặt đất bằng;
khó nhận ra đâu là mái,
có tô đắp nhưng chỉ một đống đất.
Từ đó đã bao thế kỷ, và mỗi trăm năm
cảm thấy bây giờ, còn ngắn hơn cái ngày
tôi lần đầu tiên, đã đoán đầu bầy ngựa hướng
về vĩnh cửu.
Emily Elizabeth Dickinson
(1830 – 1886)
Lê Dọn Bàn đọc và tạm dịch
(Dec/2008)
Because I could not stop for Death,
He kindly stopped for me;
The carriage held but just ourselves
And Immortality.
We slowly drove, he knew no haste,
And I had put away
My labor, and my leisure too,
For his civility.
We passed the school, where children strove
At recess, in the ring;
We passed the fields of gazing grain,
We passed the setting sun.
Or rather, he passed us;
The dews grew quivering and chill,
For only gossamer my gown,
My tippet only tulle.
We paused before a house that seemed
A swelling of the ground;
The roof was scarcely visible,
The cornice but a mound.
Since then 'tis centuries, and yet each
Feels shorter than the day
I first surmised the horses' heads
Were toward eternity.
from
The Complete Poems of Emily Dickinson
(Thomas H. Johnson)
1.
Nghe đọc bài thơ này ở đây:
http://www.wwnorton.com/college/english/nap/BW_MEDIA/SOUNDS/ed_s01.mov
Như các bài khác của E. Dickinson, bài này vốn không có tựa, nên có khi
gọi là bài 712, hoặc có bản in gán tựa “The Chariot”. Nhưng nay, bài
thường gọi bằng câu mở đầu: “Because I Could Not Stop for Death”. Ở
đoạn 5 – câu cuối, có bản chép “The cornice in the ground”.
Đọc bài thơ ngược từ đoạn cuối:
Đoạn (6)- người kể đã chết – rất lâu – hàng trăm năm rồi, nay nhớ lại, động
tử “feels” (cảm) ở thể hiện tại – lúc mình mới lên xe – đã phỏng đoán là xe hướng
về cõi vĩnh viễn (eternity).
Về đoạn (1): Xe ấy, do thần Chết đã tử tế dong đến, ngừng đón, cỗ xe chỉ
chở có hai người (người kể và thần Chết) với thêm thần Bất Tử.
Đoạn (2): Xe đi thong thả, thần Chết không vội vàng, tuy thế, người kể đã
gạt qua hết một bên công việc (dở dang) và các vui thú – để đáp ứng với sự chiếu
cố lịch sự của thần Chết.
Đoạn (3): Xe đi qua trường học, trẻ con náo nhiệt trong giờ tạm nghỉ
(recess), đang nắm tay nhau chơi “Ring-a-ring-a-roses” – Rồi qua những cánh đồng,
hạt lúa nhìn (người kể) trân trối (người kể thành thụ động), rồi đi qua mặt trời
chiều đang xuống.
Đoạn(4): Đổi giọng – đúng hơn mặt trời bỏ qua cỗ xe, người kể. Sương làm
run lẩy bẩy và lạnh đầy vì người kể chỉ có chiếc áo khoác (gown: áo khoác ngoài
– có thể sơ sài như áo ngủ, mà cũng có thể trang trọng như áo dạ hội, áo cưới,
lễ phục) rất mỏng (gossamer: vải thưa mỏng), có khăn quàng (tippet: khăn quàng
qua vai, hai đầu kéo trước ngực) nhưng bằng lưới thưa (tulle: vải thưa, như lưới,
mỏng, có thể dùng để gạn lọc nước)
Đoạn (5): Họ dừng lại trước một “căn nhà” trông giống như chỗ đât nổi trên
mặt đất bằng, khó thấy mái nhà, có chút viền đắp (cornice: tô, đắp nổi ở tường
hay mái) – cũng có thể hiểu là nấm mả và nắp quan tài.
Đoạn (6): Như nói ở trên, các động từ trong các stanza 1-5 đều ở qua khứ
– riêng sang đoạn cuối – động từ ở thể hiện tại – người kể đã chết lâu lắm rồi,
hàng bao nhiêu thế kỷ, đến nay hồi tưởng, ”nhớ”, kể lại ngày chết của
chính mình.
Động từ “phỏng đoán” (surmised) cũng có thể hiểu là cuối cùng có sự thất
vọng vì vĩnh-cửu-tưởng-hướng-về ngày ấy, không có thật ! Cái đoán định ngày ấy đã
sai!
Cũng có thể hiểu cả cuộc đời con người là một hành trình – từ nôi đến mộ:
qua các giai đoạn – thời trẻ (sân trường học, trẻ con chơi đùa) – thời trưởng
thành (đồng lúa nặng hạt) rồi đến thời của tuổi già (mặt trời chiều dần tắt). Hành
trình ấy đi về cõi chết. Ngày rồi qua, mùa rồi qua, những mặt trời mọc rồi
lặn, cuối đường là nấm mồ nhỏ sơ sài, là đống đất bên đường – Dừng lại (we
paused before a house) – có lẽ chỉ có người kể vào “nhà” – còn thần Chết và Bất
Tử thì không!
Thần chết và Bất tử được nhân hóa – như vậy ba ý niệm cái chết, bất
tử và ý niệm vĩnh cửu – Các ý niệm siêu hình này tác
giả để mặc người đọc tự hiểu.
Cũng có thể hiểu tác giả nói đến một “hôn nhân với cái Chết”, Thần chết
thì lịch sự, trang nhã, đánh xe ngựa đến đón, lại mang thần Bất tử đi phụ, còn
người kể, áo khoác, khăn quàng như một cô dâu.
Cũng có thể hiểu thần Chết phũ phàng đến đột ngột, nên phải gạt qua hết
công việc đang dở dang và các lạc thú trần gian, ra đi vội vàng không sửa soạn,
y phục mong manh!
Và dường như cái chết đã không đưa về cõi vĩnh cửu như ngày lên xe đã tưởng
– trong “vị” thơ hoài niệm và nghi ngờ ở đoạn cuối. Chuyến xe ra đi ở đoạn (1)
có lẽ đã không đến đích – đoạn (6).
Nếu có điều gì được xem là chắc chắn ở đây – đó là sự không sợ hãi, sự
bình thản trước cái Chết. Đó cũng là một đặc điểm của bài thơ và tác giả –
E. Dickinson; Điều này ngược hẳn với tôn giáo của bà vốn luôn dùng cái chết và ám
ảnh về cái chết để kích động lòng mộ đạo và đòi hỏi sự tuân phục, quỵ lụy nơi tín
đồ. Cũng vậy, không thấy đâu sự chuyển biến từ cái chết đến vĩnh cửu hứa hẹn
(eterrnity: theo Ki tô giáo, là trạng thái không thời gian – timeless
state – sau khi chết), hay thiên đàng; nhưng chỉ thấy tác giả kết hợp các
hình ảnh tầm thường quen thuộc của cuộc đời (xe đi, sân chơi, đồng lúa) và thần
Bất Tử (nhưng lại trên xe của thần Chết – có phê bình gượng gán cho ý niệm linh
hồn), ý niệm vĩnh cửu (với ý nghi ngờ ở đoạn cuối).
2.
Emily Dickinson (1830 -1886), được xem là
một trong những thi sĩ hàng đầu của nước Mỹ, ngoài ra còn nổi tiếng vì cuộc sống
khép kín khác thường đến khắc kỷ của bà. Không ra khỏi sinh quán – Amherst,
Massachusetts, sống đơn giản, độc thân, ít khi rời nhà, nhưng bà đã
viết những bài thơ đầy sức mạnh tra hỏi bản chất của vĩnh cửu và cái chết. Được
55 tuổi, bà qua đời, trong số các bản thảo là 1775 bài thơ, nay đã lần
lượt được xuất bản. Bài thơ trên đây – được nhiều nhà phê bình đồng ý xếp vào một
trong những bài thơ hay nhất của Anh ngữ.
Bài thơ đặt ra nhiều câu hỏi không có lời đáp nào cho ổn thỏa – Biết bao
giấy mực đã viết về bài thơ này.
từ đó đã bao thế kỷ, và mỗi trăm năm
cảm thấy bây giờ, còn ngắn hơn cái ngày
tôi lần đầu tiên, đã đoán đầu bầy ngựa hướng
về vĩnh cửu.
3.
Cuối cùng, cái Chết chắc chắn đến với mỗi chúng ta – Câu hỏi cho người đọc
ở cuối bài thơ này: Cái chết có đưa về vĩnh cửu không? – và trước đó: ”thật
có vĩnh cửu không? cái chết và vĩnh cửu có liên hệ gì không?”.
Phải chăng bất tử (Immortality) và vĩnh cửu (Eternity) chỉ là những ảo tưởng,
ý niệm ấu trĩ của con người (phương Tây) nay đang bị vượt qua? [1]… Và cái
Chết? nó là chuyến đi cuối cùng? hay là một trở về của vòng bất tận nhân sinh miên
viễn? Như Emily viết, hãy cứ sống, bao giờ đến lúc thì thần Chết sẽ “lịch sự” đến
đón, rồi thong thả ra đi, không sợ hãi:
Vì tôi không thể ngưng sẵn chờ thần Chết
Nên ông đã tử tế đến đón tôi.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản
nháp thứ nhất
(Dec/2008)
----------------------------------
[1]. Quan niệm mới về cái chết – từ một nhà thơ tài tử Mary Elizabeth Frye
(1905-2004): “Do not stand at my grave and
weep”:
Do not stand at my grave and weep,
I am not there, I do not sleep.
I am in a thousand winds that blow,
I am the softly falling snow.
I am the gentle showers of rain,
I am the fields of ripening grain.
I am in the morning hush,
I am in the graceful rush
Of beautiful birds in circling flight,
I am the starshine of the night.
I am in the flowers that bloom,
I am in a quiet room.
I am in the birds that sing,
I am in each lovely thing.
Do not stand at my grave and cry,
I am not there. I do not die.
Mary Elizabeth Frye (1905-2004)
Đừng đứng bên mồ tôi than khóc,
Tôi không có đó đâu, tôi chẳng ngủ đấy đâu.
Tôi đang trong ngàn cơn gió lộng trời
Tôi là tuyết dịu mềm đang rơi
Tôi là mưa buông đổ dịu dàng
Tôi là đồng lúa chín hạt nặng vàng
Tôi ở trong sớm mai tĩnh lặng
tôi ngụ trong vút hình vội gắng
những cánh yêu kiều chim lượn vòng quanh
Tôi là ánh sao đêm long lanh
Tôi trong hoa hàm tiếu đầy cành
tôi trong căn phòng lặng tanh
tôi trong những chim ca lảnh lót
tôi trong mỗi sự đẹp xinh
Đừng đứng bên mồ tôi rồi khóc,
Tôi không có đó đâu, tôi chẳng mất đi đâu.
Mary Elizabeth Frye (1905-2004)
Lê Dọn Bàn tạm dịch