Sunday, April 24, 2011

Christopher Hitchens - Đạo Kitô là một Hệ thống vô Đạo đức

Đạo Kitô là một Hệ thống vô Đạo đức 
Christopher Hitchens



(Christianity is an Immoral System)






Lời người dịch: Christopher Hitchens là một tác giả vô thần thời danh, đặc biệt với quyến sách bán chạy God Is Not Great: How Religion Poisons Everything. Trong rất nhiều điều về ông, có thể kể ông là biên tập viên của tạp chí Vanity Fair và là giáo sư thỉnh giảng của trường New School. Một số tác phẩm khác của ông, Thomas Jefferson: Author of America, The Missionary Position: Mother Teresa in Theory and Practice, Thomas Paine's “Rights of Man,Letters To a Young Contrarian, and Why Orwell Matters.

Ông xuất hiện rất thường xuyên trên những phương tiện truyền thông hiện đại (TV, Internet), và đã có nhiều những cuộc tranh luận trước công chúng nổi tiếng, có đông đảo người tìm theo dõi, trong đó ông trình bày quan điểm có thể gọi là vô thần, đặc biệt là hết sức cực đoan với các tôn giáo Kitô, Islam; nhưng sắc bén và có những cơ sở vững vàng; nên tạo ảnh hưởng hâm mộ rất lớn rộng. Thế nên ông được chọn, với sự ngạc nhiên thích thú của chính ông, trong số 5 người dẫn đầu của danh sách “100 nhân vật được xem là trí thức đối với công chúng” của hai tạp chí Foreign Policy (Mỹ) và  Prospect (Anh).

Trong bài nói chuyện này  - Ông mời chúng ta nhìn vào một nguyên tắc đã tách biệt đạo Kitô, đó là ý tưởng về một thế giới sa ngã và ý tưởng nối theo là về sự chuộc tội dựa trên niềm tin.

Theo ông, thế giới sa ngã là một tự gán buộc – nhục mạ con người, và sự chuộc tội là một giả thiết phi lý, vô đạo đức – một người có thể chịu phạt thay cho một người khác – nhưng không thể lấy đi trách nhiệm đạo đức của người khác được. Tin như thế là vô đạo đức, không thực sự ngăn ngừa, nhưng gián tiếp khuyến khích con người thành vô đạo đức.

Và tất cả - đế thoát khỏi thế giới sa ngã - không bằng nỗ lực cá nhân, nhưng chỉ bằng niềm tin - và chỉ dựa trên niềm tin – là ấu trĩ trẻ con, vô lý và vô giá trị.


Tạm mở rộng những ý của ông như sau:
a.
Thật đáng chú ý, một số lượng lớn không ngờ gồm những cá nhân tự mô tả mình là “tín đồ Kitô” nhưng thực sự không tin vào chuyện cứu rỗi chuộc tội, nhưng tin rằng nếu ai thực sự là một người tốt lành, người ấy rồi lên thiên đàng, và trong thực tế, rất nhiều người trong số họ không còn tin vào hỏa ngục. (Ít nhất là với quan niệm vốn xem đó là một chốn trừng phạt đau đớn vĩnh cửu). Nhưng giáo lý Kitô đã thiết lập trên sự quan trọng của cả sự chuộc tội và sự trừng phạt vĩnh cửu. Những ai là người đã làm ngơ khía cạnh quan trọng này của đạo Kitô như vậy, bởi vì họ cảm thấy (sử dụng ý thức thông thường, lý trí, và lòng trắc ẩn) rằng hệ thống này có hàm những ý nghĩa tàn nhẫn, bất công, mâu thuẫn và phi lý.

Đặc biệt, hệ thống đạo Kitô thiết lập bao gồm một số những ý nghĩa mà những ai chối bỏ hệ thống (người vô thần, người theo thuyết bất khả tri, người theo thần luận, người ôn hòa, vv) tìm thấy chúng không có cơ sở.

b.
Tất cả mọi người đáng bị đày hỏa ngục và chịu trừng phạt khổ hình – tại sao? - vì “bản chất” tội lỗi của con người, - từ đâu ? - vốn phát sinh từ một hành động thách thức của tổ tiên từ hồng hoang. Đây là nguyên tắc về tội tổ tông và đã thiết lập cơ sở cho lý do trước hết tại sao con người cần phải được “cứu chuộc”. Thế nên, vừa bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, bạn đã bị tiêu tùng ngay, bởi vì bản chất của bạn là xấu xa và tội lỗi, dù không phải do lỗi của riêng bạn. Trong thế giới ngày nay, không có gì là kỳ lạ, người ta sống tự nhiên như không hề chịu trách nhiệm gì về những tội lỗi (nếu có) của tổ tiên con người, thế nên, ngoài đời, chúng ta không bị buộc phải làm nô lệ, hoặc bị cầm tù vì những hành động ngay như của cha mẹ, hoặc ông bà chúng ta.

Trở lại chuyên tội lỗi – cũng rất ấu trĩ - Không có mức độ thăng giảm, hay nhiều ít của sự phạm tội. Chỉ có “hoàn hảo' và “không hoàn hảo”. Bất cứ ai không hoàn hảo cũng xứng đáng chịu sự trừng phạt đọa đày vĩnh viễn. Do đó, một đứa trẻ ăn trộm vặt một gói kẹo cao su, hoặc một người nói một điều dối trá là cũng đáng khinh và chịu phạt ngang như một kẻ giết người hàng loạt. Đây là nguyên tắc rằng Gót không thể dung tha tội lỗi. Lầm lỡ một lần, và sau đó bạn có thể cũng nhắm mắt lấy cắp của người khác, hay bắt đầu cưỡng hiếp người qua đường, hay giết chết những ai chắn đường cản lối bạn, ... bởi vì sau một lần lầm lỡ đầu tiên đó, dù sao đi nữa  bạn rồi sẽ bị đốt trong lửa ngục đời đời. Trong thế giới thực tại, thật lạ lùng thay, con người là hoàn toàn có khả năng phân biệt theo mức độ phạm tội của cá nhân, và có khả năng phạt người phạm tội tương ứng theo hành vi phạm tội của họ. Do đó một kẻ giết người có rất nhiều điều phải trả lời hơn một anh chàng ăn cắp, download trộm một bài hát từ internet. Trong thực tại, điều này có vẻ là đã có sẵn bẩm sinh trong ý hướng của chúng ta về công lý.

c.
Trong đạo Kitô,  trách nhiệm đạo đức có thể được hoán chuyển, hoặc loại bỏ hoàn toàn. Có công lý nhưng nó đòi hỏi tội lỗi phải bị trừng phạt, là đủ;  nhưng ai là người bị trừng phạt thì hoàn toàn không quan trọng. Điều duy nhất đáng quan tâm là có một người nào đó bị trừng phạt. Đây là nguyên tắc của sự chuộc tội linh liêng. Nó vẽ ra một quy mô lớn – trong đó phải giữ quân bằng, và vì con người tội lỗi, anh ta phải bị trừng phạt. Tuy nhiên, nếu một người không có tội lỗi nhưng chấp nhận chịu hình phạt cho tội nhân, thì tội nhân được trả sạch hết tất cả trách nhiệm về những hành động tội lỗi của mình. Thế nên, kẻ có tội không bị buộc phải chịu trách nhiệm về tội lỗi dù là gì, mà mình đã phạm vì một có một ai nào đó rơi từ trời rơi xuống đã được sắp xếp để gánh chịu những tội lỗi cho anh ta.

Trong thế giới thực tại, thật lạ lùng thay, chúng ta không thể nào ngay cả chỉ liên kết hay nghĩ đến ý tưởng rằng một ai đó sẽ bị ngồi tù, hoặc chịu tội tử hình thay cho một người nào khác. Tôi cũng muốn có ý nói là chắc chắn những nạn nhân của một tội ác khủng khiếp sẽ không bao giờ hài lòng với một sự sắp xếp dù nếu có như vậy. Trong thực tế, ngay cả khi một ai dù có tự thú nhận, tự buộc mình vào một tội phạm mà thực sự họ đã không phạm, không tòa án nào lên án, hay cảnh sát nào bắt giữ họ nếu không có bằng chứng nào cả, hay có bằng chứng nhưng trái ngược, lại chứng minh sự vô tội của họ. Trong bất kỳ hệ thống nào có thể được xem là công chính, một kẻ phạm pháp, một ai có tội, phải chịu trách nhiệm cho hành động của mình trong một phương thức phải nhất quán với những hậu quả  của những hành động đó.

d.
Niềm tin, hay như các tín đồ Ki tô gọi – “đức tin” - là tiền tệ cho sự cứu rỗi. Không thành vấn đề, bất kể có bao nhiêu người bạn đã giúp đỡ, hoặc bạn đạt được sự tốt lành, thánh thiện đến đâu đi nữa, hoặc bạn là người tốt bụng hiền lương ra sao, hoặc bạn là người cần mẫn ngay thẳng làm lụng vất vả chịu thương chịu khó đến chừng nào, hoặc bạn có sẵn lòng dù đến đâu muốn chấp nhận tất cả những hậu quả của những thất bại, vụng về, kém cỏi của bạn – tuyệt chúng không thành vấn đề, nếu như bạn không “tin” vào những điều hội nhà thờ bảo là đúng (bất kể chúng có thiếu hụt bằng chứng đến gây sốc sửng sốt, hoặc ngay cả có bằng chứng thậm chí trái ngược với điều mà bạn bị buộc phải tin tưởng). Tất nhiên, đây là một công thức hết sức tốt đẹp cho sự sống còn của hệ thống tôn giáo - tất cả những gì bạn phải làm là tin tưởng, và dù chỉ đem cho một chút nỗ lực nhỏ nhoi để thực hiện theo những giới luật, và bạn sẽ được trọng thưởng với cả một thiên đường vĩnh viễn! Đừng quên dạy dỗ con cái của bạn - và phải cố gắng để lan truyền cho rộng khắp xung quanh, bằng mọi cách để những người khác biết - nếu họ không chịu “mua” những tin tưởng ấy, họ sẽ bị thiêu đốt mãi mãi trong hỏa ngục! (Tuy nhiên, báo tin này một cách khéo léo làm sao để cho họ cũng biết rằng – có “tin mừng” đấy – đó là tuy thế nhưng có Jesus thương yêu họ lắm, đã chịu khổ nạn là chỉ vì họ).

Trong thế giới thực tại, thật lạ lùng thay, chúng ta không quan tâm những gì mọi người tin - họ có thể tin rằng bất cứ điều quái quỉ gì họ muốn. Chúng ta đánh giá hay phán đoán họ dựa trên hành động của họ. Họ được đánh giá tốt đẹp tích cực miễn là chừng nào những hành động của họ dẫn đến điều tốt, và bị phán đoán là  xấu, tiêu cực miễn là chừng nào hành động của họ dẫn đến điều xấu.

e.
Một chuyện tế dâng vật hy sinh có đổ máu là thiết yếu cho kế hoạch phổ quát của công lý. Gót sẽ không dịu lòng thỏa mãn cho đến khi ông được nếm vị máu – kiểu như một giống ma cà rồng. Chúng ta vốn đã quen thói có thể giữ ông ta đừng quá tức giận bằng cách thỉnh thoảng dâng cúng một con dê, nhưng để từ nay trở đi –bắt đầu thực sự cho mãi mãi, đứa con vô tội của chính ông ta phải bị hy sinh.

Trong thế giới thực tại, thật lạ lùng thay, chúng ta xem sự hy sinh bằng đem giết người khác như là tận cùng của cực điểm man rợ. Thật lạ lùng thay, con người đã có thể thiết lập được một hệ thống công lý tốt đẹp mà không phải có khái niệm giết người hy sinh (Án tử hình có thể được lập luận tương tự như man rợ, nhưng đây là sự trừng phạt và không phải là một thỏa hiệp làm vừa lòng những vị gót nào, Tuy nhiên, nó thường được coi là một nhượng bộ làm vừa lòng những thân nhân còn sống của những nạn nhân đã bị chết.)

f.
Một Gót toàn vẹn yêu thương có khả năng thiết lập một vũ trụ hoạt động trên những nguyên tắc vừa dẫn kể ở trước. Đây là một sự loạn trí tuyệt đối, bóp méo xoay lộn ngược đến phi lý khái niệm thương yêu. Nếu bạn có thể nói yêu một ai đó, bạn đã không thiết lập một hệ thống trong đó họ sinh ra trong tội lỗi và rồi chịu đọa đày trừng phạt (vì bà cố của bà cố của bà cố của bà cố của bà cố của bà cố của bà cố của bà cố của bà cố, của bà …  đã ăn một trái cây đáng lẽ bà ấy (cứ cho là) đã không nên ăn). Sau đó sắp xếp cho một lối thoát – dựa trên niềm tin chật hẹp - mà hoàn toàn bỏ qua thực chất thực tại của những hành vi xử thế của từng cá nhân. Nếu như gót đã thực yêu tất cả mọi người, vậy sau đó gót đã không phải có vấn đề những tà ác từ đâu đến với con người (luận chứng về tà ác).

Trong thế giới thực tại, thật lạ lùng thay, chúng ta có khả năng yêu thương và tha thứ cho con em chúng ta bất chấp hết thảy mọi sự, không cần đòi hỏi chúng phải một lòng trung thành bất diệt với chúng ta. Chúng ta muốn đám trẻ đi ra ngoài thế giới và học hỏi từ những sai lầm của chúng (đúng thế, những sai lầm) và do đó sẽ trở thành những người tốt hơn - bởi vì đây là tất cả những gì có nghĩa là cải tiến đạo đức. Chúng ta yêu đám con trẻ bất kể chúng ra sao, và không trừng phạt sự bất tuân của chúng bằng cái chết, hoặc đặt cơ sở hình phạt chúng trên việc liệu chúng có tin hay không vào một số vấn đề mà chỉ có thể chấp nhận được trên thuần túy bằng lòng tin mà thôi.


Người dịch 
LDB


1.

Đây là lời phát biểu hết sức sắc bén của Christopher Hitchens với cử tọa ngày 11 Oct, 2007 [1], khi mở đầu buổi tranh luận – có chủ đề  - Thuốc độc hay thuốc chữa - vai trò của niềm tin tôn giáo trong thế giới hiện đại – tại trường đại học Georgetown (Washington D.C.). Người tranh luận với ông là giáo sư Alister McGrath, đến từ trường đại học Oxford, đại diện ở đây cho quan điểm Kitô giáo.


2.
(theo bản ghi lại buổi nói chuyện)

“Khi tôi tranh luận với những tín đồ Jews và Muslims và Kitô, tôi rất thường hỏi họ “này, bạn có thực sự tin rằng có chuyện sinh nở đồng trinh, bạn có thực sự tin rằng có sự tạo thế như trong sách kinh thánh chép ở sách Genesis, bạn có thực sự tin rằng đã chết rồi mà còn sống lại?” Tôi thường được trả lời kiểu ấm ớ hội tề : “Ấy, thì cũng có một phần nào hình tượng, nghĩa bóng, nhưng …”.

(…)

“Điều chủ yếu tôi muốn bàn cãi tối nay là như vầy, bạn nghe những người tin vào một tín ngưỡng mơ hồ rất thường nói như thế, trong khi có thể là tôn giáo không đúng về lý luận siêu hình học, nhưng những hình tượng và những câu chuyện của nó có thể là thần thoại, hay chạy quanh bên rìa của huyền thoại, tiền sử và những tuyên xưng về chân lý của nó có thể là buồn cười.

“Chúng ta có những tuyên xưng hay hơn, xin lỗi –  những giải thích hay hơn về nguyên nhân và sự ra đời của vũ trụ và chủng loại chúng ta, hết sức hay hơn cho đến nỗi, thực sự, nếu như đã có được sẵn như thế từ lúc bắt đầu, tôn giáo đã hẳn không bao giờ có thể bắt rễ được. Giờ đây, không có ai đi ngược thời gian trở lại giai đoạn trong đó chúng ta không có triết học thực sự, chúng ta chỉ có huyền thoại, khi chúng ta tưởng chúng ta sống trên một quả đất phẳng, hay khi chúng ta tưởng quả đất của chúng ta  có mặt trời chạy vòng quanh nó chứ không phải ngược lại, khi chúng ta không biết rằng có những sinh vật cực nhỏ (were micro-organisms) là phần của sự tạo lập thế giới và chúng đã mạnh hơn chúng ta rất nhiều, đã thống trị chúng ta, hơn là chúng ta thống trị chúng, khi chúng ta khiếp sợ cho những trẻ sơ sinh của chủng loại chúng ta.

“Con người chúng ta hẳn đã không thu nhặt những lý thuyết về duy thần, về những gót, những thần linh, nếu lúc ấy chúng đã biết những gì chúng ta biết bây giờ, nhưng cứ cho là như thế đi, cứ cho tất cả là như thế đi, bạn vẫn ca ngợi các tôn giáo Abraham với tư cách như là nguồn của luân lý và đạo đức: “chúng ta lấy những điều này ở đâu nếu không phải là từ tín ngưỡng?”. Tôi nghĩ rằng, với thời gian tối nay tôi có, tôi nghĩ rằng đó là quan điểm mà tôi muốn phá đổ.

3.
“Tôi không tin nếu cho rằng (tôn giáo như) Kitô là có tính đạo đức hoặc luân lý, tôi chắc chắn tuyệt đối không tin – tất nhiên – vào bất kỳ một giải thích nào của nó về nguồn gốc của loài người hay của vũ trụ hay là định mệnh cuối cùng của nó là có chút sự thực nào. Thực sự,  tôi nghĩ là hầu hết nếu không nói là tất cả những điều này đã đi đến bị phủ nhận như những kết luận cuối cùng, nhưng tôi sẽ giải quyết với phần còn lại – vấn đề giá trị đạo đức của nó.

“Vâng, thưa quí vị, tôi chỉ có thì giờ bàn về đạo Kitô tối nay. Thưa quí vị, thưa quí bà, quí ông, anh chị em - có thể được tha thứ hay không nếu nhờ vào sự trừng phạt một người nào đó khác hơn là chính tội nhân – tin như thế có là đạo đức hay không?

“Tôi muốn nêu lên rằng lý thuyết về chuộc tội thay cho người khác [2]  bằng sự hy sinh con người thì cùng cực vô đạo đức. Tôi có thể, nếu tôi muốn, nếu tôi biết bất cứ một vị nào ở đây, quí vj là bằng hữu của tôi hay ngay cả như tôi không biết quí vị, nhưng tôi chỉ yêu cái khái niệm tha nhân (bắt buộc phải yêu tha nhân là một yếu tố muốn nôn mửa của lý thuyết Kitô, nhân đương nói đây), nhưng giả dụ tôi có thể nói “xem đây, bạn đang mang nợ, tôi vừa mới kiếm được khối tiền vì viết một cuốn sách báng bổ Gót, tôi sẽ trả sạch nợ cho bạn, có thể bạn sẽ trả lại tôi một ngày nào đó, nhưng hiện giờ, tôi có thể giúp bạn qua cơn khó khăn”.

“Tôi có thể nói nếu như tôi thực sự yêu một ai đó, người ấy bị xử đã ngồi tù, và nếu tôi có thể tìm được cách - nói rằng - tôi sẽ ngồi tù thay, tôi sẽ cố và làm điều đó. Tôi có thể làm giống như Sydney Carton [3] đã làm trong A Tale of Two Cities, nếu bạn muốn. Tôi sẽ rất có thể không làm điều này nếu như bạn không thật là hết sức thân thương với tôi, nhưng tôi sẽ thế chỗ bạn, chịu bịt mắt trên ghế máy chém, nhưng tôi không thể lấy đi được những trách nhiệm của bạn. Tôi không thể tha thứ cho những gì bạn đã làm, tôi không thể nói là bạn đã không làm điều đó . Tôi không thể tẩy bạn thành trong sạch. Cái danh từ cho xã hội nguyên sơ lạc hậu ở vùng Trung đông là  “giơ đầu chịu tội thay” [4]. Bạn đánh trút hết tội lỗi của bộ lạc vào đầu một con dê, rồi bạn lôi con dê ấy đem trói giữa sa mạc cho nó chết vì đói hay khát. Và bạn tin rằng làm như thế bạn đã lấy đi hết sạch những tội lỗi của cả bộ lạc. Đây là một lý thuyết tuyệt đối phi luân vô đạo, vì nó hủy bỏ khái niệm về trách nhiệm cá nhân vốn tất cả mọi đạo đức, tất cả mọi loại luân lý đều tùy thuộc trên đó.

“Không, không, tôi đã bị ám buộc vào chuyện đó, tôi, chính tôi, đã đóng vào những cây đinh, tôi đã có mặt ở Calvary, điều ấy xác nhận cái tội lỗi tổ tông xấu xa mà tôi đã gánh chịu khi tôi được mẹ mang thai và sinh ra tôi, cái tội của Adam kể trong sách Genesis. Lần nữa, điều này nghe như những tin tưởng điên rồ, mất trí; nhưng đó là tin tưởng của những người Kitô.

“Vâng, chính ở chỗ này, chúng ta tìm thấy một điều gì đó rất tối ám hiểm độc về lý thuyết độc thần và về những tôn giáo của nó trong thực hành tổng quát. Nó bắt đầu phôi thai – ít nhất – và tôi nghĩ luôn luôn hiển nhiên có tính độc tài toàn trị [5], bởi vì tôi không có tiếng nói nào trong chuyện này. Tôi sinh ra đời dưới một chế độ độc tài từ trên cao kia chụp xuống mà tôi không được đưa một tay nào chọn lựa. Tôi không tự đặt mình dưới chính quyền của nó. Người ta bảo rằng, ngay trong lúc tôi ngủ, nó cũng không rời mắt trông chừng tôi. Người ta bảo rằng nó có thể buộc tội tôi, đây là định nghĩa của sự độc tài toàn trị, về tội ác, vì những gì tôi chỉ nghĩ, tôi có thể bị kết tội và bị lên án.

“Và nếu tôi có làm một hành động nào đúng, nó chỉ tạm hoãn sự trừng phạt này và nếu tôi có làm một hành động nào sai, tôi sẽ bị bắt kịp không chỉ với sự trừng phạt trong đời vì những gì tôi đã làm, thường là chúng theo sau hành động một cách chặt chẽ, nhưng không, hơn thế, ngay cả sau khi tôi đã chết. Trong kinh thánh cựu ước, dù gớm ghiếc như thế, đã đề nghị đủ những sự như diệt chủng, kỳ thị chủng tộc, đầu óc bộ lạc hẹp hòi, chế độ nô lệ, cắt xén bộ phận sinh dục, trong sự chiếm chỗ và hủy hoại những người khác, ghê gớm như những gót kể trong kinh cựu ước, họ không hứa hẹn sẽ trừng phạt kẻ chết rồi. Không có nói đến chuyện hành hạ khảo tra bạn sau khi trái đất này khép lại với những người sắc dân Amalekites. Chỉ là cho đến tận khi “đấng” hòa nhã Jesus, vừa hiền lành và ôn hòa, ra mặt xuất hiện thì những ai là kẻ không chấp nhận thông điệp, được bảo cho biết là sẽ phải bị tống vào lửa cháy đời đời [6]. Thế này là đạo đức? thế này là luân lý?

“Tôi đưa ra rằng không những chỉ là không đạo đức hay luân lý, không những nó đi đến sự hứa hẹn giả dối bịp bợm về chịu tội thay thế cho người khác, nhưng nó là gốc của nguyên tắc độc tài toàn trị vốn nó vẫn đã là  một gánh nặng và một sự sỉ nhục cho giống người chúng ta đã từ quá lâu rồi.

Tôi nghĩ xa thêm nữa, nó đục khoét sự chính trực liêm chính thiết yếu nhất của chúng ta. Nó phân hủy nghĩa vụ của chúng ta để sống và để làm chứng cho sự thực . Ai trong chúng ta sẽ nói rằng chúng ta sẽ tin một điều gì đó vì nó có thể làm chúng ta hết buồn sợ nhưng vui tươi lên, hay kể cho trẻ con điều gì đó bảo rằng đúng vì điều ấy có thể làm chúng mở mắt kinh hoàng. Ai trong chúng ta lười biếng dầm mình trong lấy mộng làm thực, ai là người thực sự quan tâm với chuyện theo đuổi sự thực với bất cứ giá nào và bất cứ nguy hiểm trắc trở nào.


4.
“Không phải là không thể nói được rằng, -  trong thực tế, nghe nói đi nói lại về tôn giáo và bởi chính những giới tôn giáo rằng -  ấy có thể là không thực đúng, những câu chuyện có thể là chuyện thần tiên. Lịch sử có thể là đáng ngờ, nhưng nó đem lại sự an ủi. Có  thể nào có một ai nghe chính họ nói những điều này, hay nói xong những điều này mà không có một vài sự xấu hổ nào đó, mà không có sự thú nhận rằng suy nghĩ như thế ở  đây là trực tiếp lấy những gì mình mong là có thành ra như là có thực, đúng vậy, vâng – sẽ là điều hay quá nếu như bạn có thể ném hết những tội lỗi của bạn và những trách nhiệm của bạn vào một người nào đó khác không là bạn, và để những điều đó được phân hủy, nhưng điều đó không đúng và nó không đứng vững về đạo đức và đó là nền tảng lập luận thứ hai của tôi.

“Về sự chính trực của chúng ta, cơ bản chính trực, liêm chính toàn vẹn, biết đúng khác với sai và có khả năng chọn một hành động tốt lành thay vì một hành động xấu ác, tôi nghĩ một người phải cự tuyệt tuyên đòi rằng một con người không có sự phân biệt xấu tốt này tự trong bấm sinh, thế nên, nếu không phải thế, đúng hơn con người phải đến chỉ với một quyền năng siêu nhiên của một chế độ độc tài trên trời cao kia, mà người ấy phải vừa yêu lại phải vừa sợ hãi.

“Điều đó nó sẽ giống cái gì nhỉ, tôi đã không bao giờ làm thử, tôi chưa bao giờ là một thày chăn chiên, không biết nó sẽ giống cái gì để nói dối với trẻ con và lấy đó làm chuyện hành nghề kiếm ăn, và bảo với chúng rằng có một uy quyền [7], mà chúng phải yêu với một tình yêu cưỡng bách? Thật là một ý tưởng hết sức quái dị kỳ cục và cùng một lúc bị kinh khiếp về nó. Nó giống như thế nào nhỉ - tôi muốn được biết.

“Và rằng chúng ta không có sự phân biệt bấm sinh về cái tốt, phải và cái xấu, trái; rằng trẻ con không có ý thức bẩm sinh về công bằng và xử sự phải chăng, vốn là những điều – dĩ nhiên chúng đều có chứ sao không; Nó giống như điều gì nhi? Tôi có thể cá nhân hóa nó đến mức này – tổ tiên gốc Do thái của mẹ tôi  được bảo rằng -  cho đến khi họ vào đến đất Sinai, họ đã đi lang thang và loanh quanh trong sa mạc, dưới ấn tượng rằng ngoại tình, giết người, trộm cắp, làm chứng gian đều là những chuyện thường cả, và họ đã đi đến tận núi Sinai chỉ cốt để được bảo rằng những điều đó không đúng luật tắc Do thái.

“Tôi xin lỗi, tha thứ cho tôi, bạn phải có nhiều tự trọng hơn thế cho chính bạn và cho những người khác. Dĩ nhiên câu chuyện là giả tưởng. Nó là một sự bịa đặt đã được ngành khảo cổ học Israeli chứng minh rõ ràng là không có. Không có gì đại loại như thế đã từng xảy ra nhưng giả thử chúng ta cứ nhận nó như là một ẩn dụ thì sao? Thì nó là một sỉ nhục, một cái chửi vào mặt chúng ta, một lăng mạ vào sự chính trực sâu xa nhất của chúng ta.

“Không, nếu chúng ta đã tin rằng  khai chứng gian, bội thề, giết người và trộm cắp là đều bình thường cả, chúng ta đã không đi đến được tới chân núi Sinai [8] hay không đến được bất cứ đâu cả.


5.
“Giờ đây, chúng ta được bảo cho biết những gì chúng ta phải tin và điều này, tôi đi đến câu hỏi không biết khoa học, lý trí và tôn giáo có tương đồng, hay tôi muốn nói cho đúng hơn không mâu thuẫn hay không. Nhà sinh học Stephen J. Gould vĩ đại có nói là ông tin rằng chúng là hai lĩnh vực không chồng lên nhau, bạn có thể vừa là nhà khoa học vừa là một người có niềm tin tôn giáo..

Ở đây, lý do tại sao, tôi, vốn không là một nhà khoa học, sẽ nói rằng tôi nghĩ một cách cơ bản hơn – chúng không thể hòa giải với nhau được, hơn là nói chúng không tương đồng.

Tôi nhận những lời khuyên tốt nhất tôi có được – đã bao lâu Homo sapiens có mặt trên hành tinh này?  Carl Sagan, Richard Dawkins và nhiều người khác, và nhiều quan điểm không thống nhất của họ, họ nhìn nhận là không quá 250.000 năm, một phần tư của một triệu năm. Cũng không ít hơn đâu. Tôi nghĩ đó là khoảng chấp nhận được, tôi nghĩ, 100.000 là ước đoán thấp nhất. Tôi đã nghe và thực sự tôi đã định nói, không có vẻ Do Thái cho lắm, tôi sẽ nhận 100.000,  Tôi chỉ cần 100.000  năm.

“Trong xuốt đằng đẵng 100,000 năm; Homo sapiens xuất hiện, chúng đã được sinh ra, vâng, không là luôn luôn, nhưng thường bị chết trong tiến trình sinh nở, hay chết cả người mẹ, sau đó, quá trình của đời sống không dài hơn – vào khoảng hơn 20, 25 năm. Cái chết đến có nhiều cơ hội là do đói hay những vi trùng, vi khuẩn mà họ không biết là hiện hữu, hay vì những biến cố thuộc những loại như động đất hay sóng thần hay núi lửa, tất cả chúng vốn đã rất hoàn toàn kinh hoàng và huyền bí cũng như những chiến tranh tranh dành phụ nữ, đất đai, tài sản, thực phẩm, và những nội dung linh tinh khác. Ban có thể điền vào thêm, tưởng tượng ra chúng cho chính bạn, vài chục ngàn năm đầu tiên của Homo sapiens giống ra làm sao.

“Và chúng ta nghĩ – tìm hiểu thêm một chút nữa trong tiến trình sống này, và chắc chắn có (mọc lên) những gót xuốt dọc đường, sự thờ phụng đè nặng khá sớm trên nhân loại – tôi có thể thấy đại loại lý do tại sao, đôi khi thờ phụng cả những con người khác (sai lầm lớn, tôi sẽ trở lại điều dó, nếu tôi có thì giờ), thờ phụng sự-vật này, sự vật kia khác, nhưng tăng tiến mạnh và có lẽ khá hơn, mặc dù trong một vài khu vực của địa cầu hầu như hoàn toàn tắt ngấm. Và (đời sống là ) một tranh đấu gian khổ khó khăn kéo dài.

“Cứ theo như đức tin Kitô, Gót trên trời cao khoanh tay dửng dưng nhìn điều này trong xuốt 98,000 năm, Ô chà!, đến giờ can thiệp rồi đây, và cách hay nhất để làm thế, sẽ là đòi có một sự hy sinh con người, trong xứ sở còn man dã Palestine, dù ở đấy, tin tức sẽ phải mất rất nhiều thì giờ để lan truyền, và nó vẫn – cho đến nay – vẫn chưa đi sâu vào nhiều vùng rộng lớn của thế giới;  và sự hy sinh này sẽ là sự chuộc tội cho giống người của chúng ta.

Bây giờ tôi đặt trước các bạn, quí bà và quí ông, rằng đó là, những gì tôi vừa nói là những gì bạn phải tin - để tin rằng mặc khải Kitô thì không thể có thể có khả năng tin cho được, cũng như không tử tế gì để tin vào.

“Tại sao không thể có khả năng tin cho được? Bởi vì ngay cả chuyện sinh nở đồng trinh cũng còn may ra có thể hơn thế, chuyện sống lại còn có phần may ra có thể hơn thế, và bởi vì nếu như  - chuyện đơi 98,000 năm mới can thiệp  -  nó đã đúng, nó sẽ có hai ngụ ý xa hơn nữa. Nó sẽ phải có nghĩa là kẻ thiết kế của chương trình này:  lười biếng hay vớ vẩn đến mức không thể tưởng được, hay nhẫn tâm, tàn ác và lãnh đạm và thất thường đến mức không thể tưởng được. Đó là trường hợp cho mọi luận chứng về thiết kế, và tất cả mọi luận chứng về mặc khải và thần linh can thiệp đã từng được tạo nên. Nhưng kết luận không đã ngã ngũ như thế, bởi vì kiến ​​thức cao vời mà chúng ta đã giành được cho chính mình bằng một cuộc đấu tranh còn bất tận để khẳng định lý trí của chúng ta, khoa học của chúng ta, nhân tính của chúng ta, sự mở rộng kiến thức của chúng ta chống lại với các thày chăn chiên, chống lại các Rabbis, chống lại các Mullahs, là những người đã luôn luôn muốn chúng ta phải xem chính mình là từ cát bụi; hoặc từ một cục máu, nếu theo kinh Koran, hoặc là theo những người Do Thái, chúng ta có nghĩa vụ phải cầu nguyện mỗi buổi sáng, trừ khi là phụ nữ hay dân ngoại đạo.


6.
“Và đây là điểm cuối cùng của tôi, lăng mạ cuối cùng mà tôn giáo đem lại cho chúng ta, cái chất độc cuối cùng nó tiêm nhiễm vào hệ thống chúng ta. Nó kêu gọi cả hai  - đến sự ác độc của chúng ta, đến sự vị kỷ lấy chúng ta làm trung tâm, - và sự phá hư [9]và sự khổ dâm [10]của chúng ta. Nói cách khác, đó là bạo hành khổ dâm [11].

“Tôi sẽ nói theo cách như thế này: bạn là một hòn máu, bạn là một mảnh bùn, bạn may mắn được còn sống, Gót đã vẽ kiểu bạn như thế đó cho thuận tiện với ông, ngay cả dù bạn sinh ra trong nhơ bẩn và tội lỗi, và ngay cả tất cả mọi tôn giáo đã từng có, thì phân biệt chủ yếu bởi ý tưởng rằng chúng ta đáng nên kinh tởm tình dục của chúng ta. Cho tôi biết tên một tôn giáo mà không nhấn mạnh vào sự kiện đó. Vì vậy, bạn may mắn đang ở đây, nguyên thủy là tội lỗi, và được bọc trong xấu hổ nhục nhã, và bẩn thỉu như bạn là, bạn là một sinh vật cùng quẫn gớm ghiếc, thế nhưng cứ yên tâm đi, Vũ trụ đã được thiết kế với bạn trong não thức của nó, và Gót có một kế hoạch cho bạn.

Thưa quý vị, tôi kết luận bằng cách nói rằng - tôi không thể tin rằng có một người nào có suy nghĩ ở đây, người ấy lại không nhận ra rằng loài người chúng ta sẽ bắt đầu phát triển đến một cái gì đó giống như đầy đủ chiều cao của nó, nếu nó bỏ những điều nhảm nhí trẻ con này lại phía sau, nó giải phóng bản thân nó từ cái (tôn giáo) này nham hiểm, ấu trĩ, và vô nghĩa.

“Và tôi xin nhường quí vị với  Dr. McGrath.  Cảm ơn quí vị.                            



Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Good Friday; Apr, 2011)


[1] Poison or Cure? Religious Belief in the Modern World
The Ethics and Public Policy Center và the Berkley Center for Religion, Peace, and World Affairs tại  Georgetown University đã tổ chức buổi tranh luận giữa tác giả Christopher Hitchens và giáo sư Alister McGrath (Oxford University) – Thuốc độc hay thuốc chữa - vai trò của niềm tin tôn giáo trong thế giới hiện đại , vào ngày October 11, 2007 tại Gaston Hall, trong campus trường Georgetown University.

Tôi không có ý trình bày toàn bộ cuộc tranh luận, chỉ ghi nhận những ý kiến của Hitchens thôi; Toàn bộ cuộc tranh luận qua video ở đây:

[2] vicarious redemption
[3] nhân vật chính trong tác phẩm của C. Dickens – là một luật sư, ông chết thay cho một nhân vật là người yêu của người ông yêu.
[4] Scapegoating
[5] totalitarian
[6] chuyện hỏa ngục, chịu thiêu đốt với lửa trừng phạt cháy đời đời – là “sáng tác” của Jesus trong kinh thánh tân ước – “phúc” âm – thêm vào về sau; không có trong kinh cựu ước của người Do thái trước đó.
[7] gót
[8] Theo kinh thánh cựu ước, dân Do thái phải đợi đến khi Moses lên núi Sinai lấy 10 điều răn của Gót – sau đó họ mới có đạo đức.
[9] solecism
[10] massochism
[11] sadomasochistic