Về Lai lịch của Đạo đức
(On the
Genealogy of Morality
Zur
Genealogie der Moral)
Luận
văn Thứ Hai:
“Có
tội”, “Lương tâm Cắn Rứt” và những Vấn đề liên quan
Dẫn nhập
Ở luận văn trước, Nietzsche trình bày sự hình thành của hai nền luân lý – ông gọi
là - đạo đức chủ nhân và đạo đức nô lệ - nhằm đưa đến chủ trương của ông là -
những lý tưởng truyền thống được đặt định như tốt đẹp, thánh thiện và đạo đức
thấy trong đạo đức Kitô, chúng đều là những sản phẩm của tự lừa dối, vì chúng
được nhào nặn trong không khí thối tha của báo thù, phẫn hận, căm ghét, bất lực
và hèn nhát.
Trong
luận văn thứ hai này, Nietzsche tiếp tục giải thích – về khái niệm “có tội” hay
“lương tâm cắn rứt” – là những khái niệm nền tảng của luân lý Kitô – chúng cũng
nổi lên từ không gì khác hơn, nhưng chỉ từ hệ quả của luân lý Kitô bệnh tật,
không lành mạnh, của đạo đức nô lệ, nó đã hướng một cái nhìn độc hại vào những
khuynh hướng tự nhiên của con người, để lên án, buộc tội, trấn áp – những gì ở những chỗ khác chúng ta đã
có thể gọi là những bản năng, thiên tính.
Nietzsche
mở đầu bằng trình bày sự trừng phạt, vẫn xem như sự gây đau đớn thiệt hại cho
người phạm tội, tương ứng với tội đã phạm, có lẽ đã được cho từ liên hệ khế ước
kinh tế giữa chủ nợ và con nợ, nghĩa là từ quan hệ kinh tế, và như thế cho thấy
khái niệm “có tội” – như hiểu trong đạo đức phương Tây - ban đầu không hàm ý
luân lý (như tội lỗi, xấu xa), ông dẫn một tương tự trong tiếng Đức giữa hai từ
- từ chỉ “có tội” (“Schuld”), và từ
chỉ “nợ” (“Schulden”). Một người mang
“nợ” là "có tội", và chủ nợ bằng vào món nợ, có thể trừng phạt con
nợ. Trừng phạt không dự định để làm cho con nợ phải cảm thấy “xấu”, hay có
“tội” - mà chỉ đơn giản để mang lại hài lòng cho chủ nợ. Hình phạt có thể độc
ác, nhưng vui vẻ: và sau đó không có khó chịu thù hằn. Một xã hội với pháp luật
cũng như một chủ nợ: khi một người nào đó vi phạm pháp luật, họ đã làm tổn hại
xã hội, và xã hội có thể hành xử sự trừng phạt. Khái niệm về công lý khi thực
hiện, đã có tác dụng lấy sự trừng phạt ra khỏi tay của những cá nhân, bằng cách
tuyên bố rằng trong một xã hội, không phải là những cá nhân nhưng pháp luật đã
bị vi phạm, và do đó, pháp luật, chứ không phải những cá nhân, phải thực hiện
hình phạt. Suy nghĩ về nhiều mục đích khác nhau của sự trừng phạt đã thực hành
qua các thời đại, Nietzsche quan sát thấy rằng tất cả các khái niệm có một lịch
sử lâu dài và uyển chuyển, qua đó chúng đã có nhiều những ý nghĩa khác nhau. Ý
nghĩa của những khái niệm được quyết định bởi một ý chí với quyền lực (will to power), trong đó những khái niệm
được gán cho những ý nghĩa, hoặc được những ý chí khác nhau, tương ứng với
chúng, đem sử dụng.
Nietzsche
xác định nguồn gốc của lương tâm cắn rứt trong quá trình chuyển đổi từ xã hội
săn bắn hái lượm sang nông nghiệp. Khi những bản năng bạo động thú vật của
chúng ta không còn hữu ích trong một xã hội đòi hỏi hợp tác, của định cư và
canh nông; chúng ta phải đè nén chúng bằng chuyển chúng vào bên trong. Đấu
tranh vật vã trong tự thân, chúng ta dựng lập một đời sống nội tâm, lương tâm
cắn rứt, ý thức về cái đẹp, và một ý thức về mang nợ với tổ tiên của chúng ta,
đó là nguồn gốc của tôn giáo. Hiện nay, chúng ta hướng lương tâm cắn rứt của
chúng ta chủ yếu trên những bản năng động vật của chúng ta, nhưng Nietzsche kêu
gọi chúng ta hãy hướng lương tâm thao thức, cắn rứt của chúng ta quay sang
chống lại những sức mạnh phủ nhận-cuộc sống vốn chúng ức chế bản năng của chúng
ta.
“Có tội”, “Lương tâm Cắn Rứt”, và những Vấn đề liên quan
1.
Gây giống một con thú có đặc quyền tạo hứa hẹn – không phải đó đúng là nhiệm vụ nghịch lý thiên nhiên đã đặt
cho chính nó về phần loài người hay sao? không phải nó là vấn đề thực của loài người hay sao? . . . Sự kiện rằng
vấn đề này đã từng được giải quyết đến một mức độ lớn rộng phải có vẻ tất cả
đáng ngạc nhiên hơn với cá nhân là người có thể hoàn toàn hiểu rõ giá trị của sức
mạnh đối lập, tính quên lãng. Sự quên
lãng không chỉ là một vis inertiae [1],
như những người nông cạn tin tưởng, nhưng đúng hơn là một khả năng hoạt động
tích cực để đàn áp, hoạt động trong ý nghĩa mạnh nhất của từ ngữ, với nó chúng
ta mang nợ sự kiện rằng những gì chúng ta đơn giản chỉ sống qua, trải nghiệm,
thu nhặt, không đi vào ý thức của chúng ta trong tiến trình tiêu hóa (người ta
có thể gọi nó là sự tiêu hóa tinh thần) nhiều hơn so với tiến trình gấp hàng
nghìn lần vốn diễn ra với sự tiêu thụ vật lý của chúng ta về thực phẩm, điều
chúng ta gọi là ăn vào bụng. Đóng những cửa ra vào và những cửa sổ của ý thức
trong một lúc; không bị làm phiền bởi tiếng liểng xiểng và loạn đả trong đó thế
giới ngầm của những cơ quan phục dịch của chúng ta làm việc với nhau và chống lẫn
nhau, một chút yên bình, một chút tabula
rasa [2]
của ý thức để lấy chỗ cho một gì đó mới, trên tất cả cho những chức năng và những
chức danh cao quí hơn, cho sự cai trị, sự dự đoán, sự xác định trước (cơ cấu
sinh vật của chúng ta vận chuyển chảy theo dòng những tập đoàn lãnh đạo, bạn thấy
đó), - như tôi đã nói, đó là lợi ích của sự lãng quên tích cực, giống như một
người giữ cửa, hoặc người bảo vệ cho trật tự tinh thần, sự thư thái và nghi thức
qui ước: từ đó chúng ta có thể xem thấy ngay lập tức - như thế nào sẽ có thể là
không có hạnh phúc, vui tươi, hy vọng, tự hào, sự tức thì, nếu không có sự lãng quên. Con người mà trong họ bộ máy
đàn áp này bị hư hỏng, khiến nó ngừng làm việc, có thể được so sánh (và không
chỉ so sánh thôi -) với một người bị chứng ăn uống không tiêu, ông ta không thể
“đương đầu đối phó” được với bất cứ điều gì. . . Và chính xác đúng thế, con vật
cần thiết phải có-lãng-quên này, trong chúng sự quên-đi là một sức mạnh, đại diện
cho một dạng của sức khỏe mạnh mẽ, đã
gây giống cho chính mình một thiết bị phản bác, ký ức, với sự giúp đỡ của nó, sự
lãng quên có thể bị đình chỉ trong những trường hợp nhất định, - cụ thể là
trong những trường hợp, trong đó một lời hứa được hứa hẹn: thế nên nó tuyệt
không có nghĩa chỉ đơn thuần là một sự thiếu-khả-năng thụ động, làm mất đi một ấn
tượng, một khi nó đã gây tác động của nó, cũng chẳng phải nó chỉ là chứng khó
tiêu gây bởi bạn buông lời hứa trong một vài dịp, và khi thấy bạn không thể đối
phó được; thay vào đó, nó là một mong muốn
tỉnh thứa năng động không để cho đi mất, một mong muốn để tiếp tục mong muốn những
gì đã từng, trong một số dịp, được mong muốn, thực sự nó là ký ức của ý chí: như thế khiến một thế
giới của những điều, những hoàn cảnh và thậm chí cả những hành vi mới lạ của ý
chí có thể được đặt khá an toàn ở giữa cái “tôi sẽ” nguyên gốc, “tôi sẽ làm”
ban đầu, và sự tháo xả thực sự của ý chí, hành
động của nó, mà không phá vỡ chuỗi dài này của ý chí. Nhưng có đó thật quá
nhiều điều kiện tiên quyết cho điều này! Để có được mức độ kiểm soát đó về
tương lai, con người đầu tiên đã phải học để phân biệt được giữa những gì xảy
ra do ngẫu nhiên, và do thiết kế, để suy nghĩ nhân quả, để nhìn tương lai như
hiện tại và dự đoán nó, để nắm bắt với chắc chắn những gì là cứu cánh và những
gì là phương tiện, trong tất cả, để có thể có khả năng tính toán, đo lường - và
trước khi anh ta có thể làm điều này, con người tự mình sẽ thực sự phải trở
thành đáng tin cậy, đều đặn, thiết yếu,
ngay cả trong tự nhận
thức về chính bản thân, như thế khiến
anh ta, là như một người nào đó làm một lời hứa, thì có thể trả lời được cho
chính tương lai của riêng mình!
2.
Đó chính xác là những gì dựng thành lịch sử dài của những
khởi đầu của trách nhiệm. Nhiệm vụ đặc
thù của sự gây giống đó cho một con vật đặc quyền được hứa hẹn, như chúng ta đã
hiểu rồi, bao gồm nhiệm vụ trước mắt gần hơn của trước tiên sắp đặt con người đến một mức độ nào đó
cần thiết, đồng nhất, một đồng đẳng giữa những đồng nghiệp, có trật tự và do đó
tiên đoán được, như điều kiện tiên quyết và chuẩn bị. Số lượng khổng lồ của
công sức tham gia trong những gì tôi đã gọi là “đạo đức của phong tục” [3][xem
Daybreak, I, 9, 14, 16] [4],
lao động thực sự của con người trên chính mình trong kỷ nguyên dài nhất của giống
người, toàn bộ lao động tiền sử của hắn,
bất kể rằng nó cũng chứa đựng khắc nghiệt, độc tài, ngu xuẩn và đần độn, thì được
sự kiện này giải thích và biện minh trên một quy mô lớn lao: con người đã được làm thực sự có thể tiên đoán được,
với sự giúp đỡ của đạo đức của tập quán và sự trói chân buộc tay của xã hội.
Chúng ta hãy cùng đặt chính chúng ta, về mặt khác, tại kết thúc của tiến trình
bao la này, nơi cây xanh thực sự ra quả chín, nơi xã hội và đạo đức của phong tục
của nó cuối cùng tiết lộ những gì chúng đã đơn giản chỉ là những phương tiện đi tới: chúng ta sau đó tìm thấy chủ quyền cá nhân như là quả chín nhất trên cây của nó, như chỉ cho bản thân
nó, đã giải phóng chính nó khỏi đạo đức của phong tục, một cá nhân tự trị vượt
trên-đạo đức (vì ‘tự trị’ và ‘đạo đức’ loại trừ lẫn nhau), vắn tắt, chúng ta
tìm thấy một con người với ý chí ý chí bền bỉ, độc lập của riêng mình, có đặc quyền của nó là hứa hẹn, - và
trong anh ta một ý thức tự hào run rẩy trong tất cả mỗi bắp thịt của những gì cuối cùng anh đã đạt được và kết
hợp được, một nhận thức thực sự về quyền lực và tự do, một cảm xúc rằng con người
nói chung đã đạt sự hoàn thành. Con người này bây giờ tự do, người thực sự có đặc quyền để hứa hẹn, vị chủ nhân này của
ý chí tự do, vị vương chủ này - Làm
sao anh có thể còn vẫn không biết gì về ưu thế của mình trên tất cả mọi người,
những người không có đặc quyền để hứa hẹn hoặc trả lời với chính mình, và nhiều
biết bao là tin tưởng, sợ hãi và kính trọng anh khuấy động lên – anh “đáng thưởng” cả ba - và với sự làm chủ
chính mình, làm sao anh có thể không nhận ra rằng anh đã thiết yếu đã được đem
cho làm chủ với những hoàn cảnh, với thiên nhiên và với tất cả những sinh vật nếu
chúng có một ý chí kém bền bỉ và ít tin cậy hơn? Con người ‘tự do’, người sở hữu
của một ý chí bền bỉ chịu đựng, không thể bẻ gãy, thế nên có tiêu chuẩn riêng của mình: trong sự sở hữu
một ý chí loại giống như thế: khi nhìn những người khác từ quan điểm riêng của
mình, anh ta tôn trọng hay khinh thường, và cũng giống như anh ta nhất thiết phải
tôn trọng những người ngang bằng của anh, kẻ mạnh mẽ và đáng tin cậy (những người
có đặc quyền có lời hứa), - đó là tất cả những ai là người hứa hẹn như một vị
vương chủ, có sức nặng trang trọng, hiếm hoi, chậm rãi, và được chừa riêng ra với
sự tin cậy của anh, là người ban phát một
vinh dự khi anh đặt sự tín nhiệm của mình, người nói lời hứa của mình như
là một gì đó có thể được dựa vào tin cậy, bởi vì anh ta là đủ mạnh mẽ để vẫn đứng
thẳng khi đối mặt với rủi ro, hoặc thậm chí khi “đối mặt với số mệnh” – như thế
anh sẽ thiết yếu là sẵn sàng để đá những con chó lai giống sốt tiết bực dọc, kẻ
hứa hẹn mà không có đặc quyền đó, và sẽ dành thanh roi cho kẻ nói dối, những kẻ
không giữ lời ngay khi vừa tuột khỏi môi hắn. Kiến thức
tự hào về những đặc quyền to lớn lạ thường của trách nhiệm, ý thức về sự tự do hiếm có này và quyền lực đối với bản
thân và số phận của mình, đã thâm nhập vào những đáy ngầm sâu nhất trong anh,
và trở thành một bản năng, bản năng bao quát của anh ta - anh sẽ gọi bản năng
thống trị vượt cao hơn cả của mình là gì, giả định rằng anh cần một từ để chỉ
nó? Không phải nghi ngờ gì lời đáp: con người có chủ quyền này gọi nó là lương tâm của mình. ...
3.
Lương tâm của anh ta? . . .
Chúng ta có thể giả định, từ sớm trước, khái niệm “lương tâm”, mà chúng ta gặp ở đây trong dạng cao nhất, hầu như không phối hợp thiếu vững chặt của nó, đã có một lịch sử dài và những biến thái đằng sau nó.
Lê Dọn Bàn tạm dịch - bản nháp thứ nhất
(June/2012)
[4] Xem phần Phụ Lục.