
Mục đích của những nhà
luân lý là cải thiện hành vi của con người. Đây là một tham vọng đáng khen
ngợi, vì hành vi con người phần nhiều là tồi tệ đáng trách nhất. Nhưng tôi
không thể ca ngợi nhà đạo đức, hoặc vì những cải tiến cụ thể ông mong muốn,
hoặc vì những phương pháp ông chấp nhận để đạt đến chúng. Phương pháp bên ngoài
của ông là hô hào cổ vũ đạo đức; phương pháp thực sự của ông (nếu ông là người
chính thống) là một hệ thống kinh tế gồm những thưởng và phạt. Điều kể trước
không có tác dụng gì vĩnh viễn hay quan trọng; ảnh hưởng của những người theo
phong trào tôn giáo thức tỉnh đức tin [1], từ Savonarola [2] trở về sau, đã luôn luôn là rất tạm
thời. Điều kể sau - những phần thưởng và những trừng phạt - có hiệu quả rất
đáng kể. Chúng là nguyên nhân của một người, lấy thí dụ, thà chọn thích những
cô gái bán dâm nhất thời ngẫu nhiên, hơn là một tình nhân hầu như lâu dài
thường trực, vì điều cần thiết là áp dụng phương pháp vốn nó là dễ che dấu
nhất. Thế nên, chúng giữ vững những con số của một nghề nghiệp rất nguy hiểm,
và đảm bảo sự phổ biến của bệnh truyền theo đường sinh dục. Đây không phải là
những đối tượng mong muốn của những nhà đạo đức, và ông hết sức không-khoa học
để nhận ra rằng chúng là những đối tượng vốn ông thực sự đạt được.
Có bất cứ một điều gì tốt hơn để thay
thế cho hỗn hợp không khoa học này của rao giảng và của hối lộ? Tôi nghĩ rằng
có.
Những hành động của con
người gây tai hại, hoặc từ sự thiếu hiểu biết, hoặc từ những ham muốn xấu. Ham
muốn “xấu”, khi chúng ta nói từ một quan điểm xã hội, có thể được định nghĩa
như những ham muốn nào nghiêng sang ngăn trở những mong muốn của người khác,
hoặc chính xác hơn, những ham muốn ngăn chặn nhiều ham muốn hơn chúng trợ giúp.
Không cần thiết phải day đi day lại mãi trên sự tác hại vốn nảy lên từ ngu
muội; ở chỗ này, tất cả những gì cần thiết để mong có là kiến thức nhiều hơn,
do đó con đường đi đến cải thiện nằm trong nhiều nghiên cứu hơn và nhiều giáo
dục hơn. Nhưng sự tác hại nảy lên từ những ham muốn xấu là một vấn đề khó khăn
hơn.
Trong người nam và những
người nữ bình thường, có một số lượng nhất định nào đó của ác ý hoạt động, cả
hai ác ý đặc biệt đều hướng về những kẻ thù cụ thể và sự thích thú khách quan
tổng quát trong những bất hạnh của những người khác. Nó là thói quen để trùm
lên điều này với những câu nói hay đẹp; vào khoảng một nửa của đạo đức qui ước
thông thường là một cái áo choàng cho nó. Nhưng phải phải đối mặt với nó nếu
rồi có đạt đến được những mục đích của những nhà đạo đức nhằm cải thiện hành
động của chúng ta. Nó được cho thấy trong một nghìn cách, lớn và nhỏ: trong sự
hân hoan mà người ta lập lại và tin vào scandal (tai tiếngbê bối), trong việc
đối xử nhẫn tâm với những tội phạm bất chấp bằng chứng rõ ràng rằng đối xử tốt
hơn sẽ có hiệu lực hơn trong sự cải tạo cho họ, trong sự dã man không thể tin
nổi, với nó tất cả những chủng tộc da trắng đối xử với những người da đen, và
trong sự thích thú với nó những mệnh phụ già nua và những thày chăn chiên
vạch ra nhiệm vụ của dịch vụ quân sự cho những thanh niên trong chiến tranh.
Ngay cả trẻ em có thể là những đối tượng mong muốn của sự tàn ác: David
Copperfield và Oliver Twist không có cách nào chỉ là tưởng tượng. Ác ý tích cực
hoạt động này là là nét đặc biệt tồi tệ nhất của bản chất con người, và là điều
cần thiết nhất để thay đổi nếu như thế giới sẽ phát triển hạnh phúc hơn. Có lẽ
điều này gây nguyên nhân với chiến tranh nhiều hơn tất cả những nguyên nhân
kinh tế và chính trị cộng chung với nhau.
Nhận vấn đề này về ngăn
chặn ác ý, chúng ta sẽ đối phó với nó thế nào? Trước tiên, chúng ta hãy cùng cố
gắng tìm hiểu những nguyên nhân của nó. Những nguyên nhân này, tôi nghĩ, một
phần xã hội, một phần sinh lý. Thế giới, giờ đây cũng nhiều như ở bất kỳ thời
gian nào trước đây, thì đặt trên sự tranh đua sống-và-chết, câu hỏi được đặt ra
trong Thế chiến đã là không biết liệu trẻ em người Đức hoặc trẻ em Đồng minh sẽ
chết vì nghèo và đói hay không. (Ngoài ác ý từ hai bên, không có một mảy may lý
do nào tại sao cả hai không nên sống sót.) Hầu hết mọi người trong bối cảnh não
thức của họ đều có một sợ hãi ám ảnh về tàn hoại; điều này đặc biệt đúng với những
người có con cái. Giới giàu có sợ những người Bolshevik sẽ tịch thu những
đầu tư của họ; giới nghèo sợ họ sẽ bị mất việc làm, hay sức khỏe của họ. Mọi
người đều dấn mình vào một theo đuổi điên cuồng về sự “an toàn chắc chắn”, và
đều tưởng tượng rằng điều này sẽ đạt được bằng cách giữ trong khuất phục những
kẻ có tiềm năng là thù địch. Đó là trong những giây phút hoảng loạn mà sự tàn
bạo trở nên phổ biến và tàn bạo nhất. Những lực phản động ở khắp mọi nơi thu
hút sự sợ hãi: ở Anh, với sợ hãi chủ nghĩa Bolshevism; ở Pháp, sợ nước Đức; ở
Đức, sợ hãi nước Pháp. Và hiệu ứng duy nhất của những kêu gọi của chúng là tăng
thêm sự nguy hiểm vốn họ chống lại nó, muốn được bảo vệ để tránh nó.
Thế nên, nó phải là một
trong những quan tâm chính yếu của những nhà đạo đức mang tính khoa học để
chống lại sự sợ hãi. Điều này có thể được thực hiện theo hai cách: bằng tăng
cường sự an toàn, và bằng cấy trồng sự can đảm. Tôi đang nói về sợ hãi như một
đam mê thiếu lý trí, chứ không phải của sự dự liệu hợp lý về bất hạnh có thể
xảy ra. Khi một nhà hát bén lửa bốc cháy, con người lý trí thấy trước thảm họa
cũng cũng rõ ràng như con người bị chết khiếp vì hoảng sợ, nhưng ông theo nhận
những phương pháp có khả năng làm giảm bớt thảm họa, trong khi con người chết
khiếp vì hoảng sợ làm tăng nó lên. Châu Âu từ năm 1914 đã như một đám khán giả
chết khiếp vì hoảng sợ trong một nhà hát bén lửa bốc cháy; những gì cần thiết
là những hướng dẫn bình tĩnh có am hiểu tường tận về phần làm thế nào để thoát
khỏi mà trong tiến trình không cần đạp lên nhau thành mảnh vụn. Thời đại Victoria ,
với tất cả những giả dối của nó, đã là một giai đoạn của tiến bộ nhanh chóng,
vì con người được hy vọng chế ngự thay vì sợ hãi. Nếu như chúng ta lại lần nữa
có tiến bộ, chúng ta lại phải để hy vọng chế ngự.
Tất cả mọi thứ mà làm
tăng sự an toàn nói chung là có khả năng giảm bớt sự tàn ác. Điều này áp dụng
với sự ngăn ngừa chiến tranh, cho dù là qua những khí cụ của Hội Quốc liên [3] hoặc bằng cách khác; để ngăn ngừa
nghèo đói túng quẫn, đề có y tế tốt hơn bằng cải tiến trong y học, vệ sinh, và
vệ sinh môi trường; và cho tất cả những phương pháp của sự làm giảm đi những sợ
hãi ẩn náu trong những vực thẳm của não thức con người, và hiện lên như những
ác mộng trong khi ngủ. Nhưng không có gì có thể thành tựu được bởi một nỗ lực
nếu chỉ làm một phần của nhân loại được an toàn với thiệt hại cho một phần khác
– cho những người Pháp với thiệt hại cho những người Đức, cho những nhà tư bản
với thiệt hại cho những người lao động làm thuê, cho những người da trắng với
thiệt hại cho những người da vàng, và vân vân. Những phương pháp như vậy chỉ
làm tăng khiếp hãi trong nhóm thống trị, không tránh khỏi chỉ oán giận thôi
cũng sẽ đưa người bị áp bức đến nổi dậy. Chỉ có công lý mới có thể đem lại an
toàn; và khi nói “công lý”, tôi có nghĩa là sự nhìn nhận của những tuyên xưng
bình đẳng của tất cả những con người.
Thêm vào với những thay
đổi xã hội được trù tính để mang lại an toàn, tuy nhiên, có những phương
tiện khác và trực tiếp hơn của sự làm giảm bớt sợ hãi, cụ thể là bằng một chế
độ được thiết kế để gia tăng can đảm. Nhờ vào sự quan trọng của lòng can đảm
trong chiến tranh, con người sớm khám phá ra những phương tiện làm tăng nó bằng
giáo dục và ăn chế độ ăn uống – ăn thịt người, lấy thí dụ, đã được cho là có
ích. Nhưng can đảm quân đội đã là thiên kiến của giai cấp cầm quyền: Công dân Sparta đã được cho là
hơn những người nô lệ, sĩ quan Anh là hơn so với những người lính ẤnĐộ, nam hơn
nữ, và vân vân. Trong hàng thế kỷ, nó đã được coi là đặc quyền của tầng lớp quý
tộc. Mỗi gia tăng của can đảm trong giai cấp cầm quyền được sử dụng để gia tăng
gánh nặng trên giới bị áp bức, và do đó làm gia tăng nền tảng cho sợ hãi trong
những kẻ bị áp bức, và do đó duy trì lại những nguyên nhân của sự tàn bạo,
không suy giảm. Can đảm phải dân chủ hóa trước khi nó có thể làm con người
thành nhân đạo.
Đến một mức độ lớn, từ
những sự kiện mới đây, can đảm đã được dân chủ hóa rồi. Những người phụ nữ đòi
quyền bỏ phiếu đã cho thấy họ có cũng nhiều can đảm như những người nam can đảm
nhất, sự biểu tình này là thiết yếu trong dành thắng cho họ quyền bầu cử. Người
lính trơn trong thế chiến đã cũng cần có can đảm nhiều như một đại úy hay trung
úy; và nhiều hơn một vị tướng; điều này đã có nhiều liên hệ với việc không còn
qui lụy sau khi giải ngũ. Những người Bolshevik, những người tuyên bố mình là
những vô địch của giai cấp vô sản, đã không thiếu can đảm, bất kể dù là điều gì
khác có thể nói được về họ; điều này được chứng minh bằng kỷ lục tiền cách mạng
của họ. Tại Nhật Bản, nơi trước đây là giới Samurai có một độc quyền nhiệt
huyết võ đạo, chế độ cưỡng bách quân sự mang lại sự cần thiết về can đảm trong
suốt dân chúng nam giới. Thế nên, trong số tất cả những cường quốc, nhiều việc
đã được thực hiện trong suốt nửa thế kỷ qua để làm cho lòng can đảm thôi không
còn là một độc quyền quý tộc: nếu như điều này đã không xảy ra, hiểm nguy với
dân chủ sẽ còn hết sức lớn hơn rất nhiều so với nó là.
Nhưng can đảm trong chiến
đấu không cách nào là hình thức duy nhất, và có lẽ ngay cả không là quan trọng
nhất. Có can đảm trong đối mặt với đói nghèo, can đảm trong đối mặt với chế
nhạo, can đảm đối mặt với sự thù địch của chính bầy đàn của một người. Trong
những số này, những người lính can đảm nhất thường thiếu hụt thảm thương. Và
trên tất cả, có sự can đảm để suy nghĩ một cách bình tĩnh và hợp lý khi đối mặt
với nguy hiểm, và để kiểm soát sự thúc đẩy của sự sợ hãi hoảng sợ, hay hoảng sợ
thịnh nộ. Chắc chắn có những điều mà giáo dục có thể cung cấp cho để giúp đỡ.
Và việc giảng dạy của tất cả những hình thức can đảm là đến được dễ dàng hơn
bằng sức khỏe tốt, thể lực tốt, dinh dưỡng đầy đủ và chơi đùa tự do bình đẳng
cho những xung lực cơ bản quan trọng. Có lẽ những nguồn về sinh lý học của can
đảm có thể được khám phá bằng cách so sánh máu của một con mèo với của một con
thỏ. Trong tất cả những khả năng có thể, không có giới hạn về những gì khoa học
có thể làm được trong cách làm tăng can đảm, lấy thí dụ, kinh nghiệm về sự nguy
hiểm, một đời sống thể dục, và một chế độ ăn uống thích ứng. Tất cả những điều
này, những trai trẻ của giai cấp xã hội thượng lưu của chúng ta vui hưởng ở một
mức độ lớn nào đó, thế nhưng chúng đã có chính yếu trong đặc quyền của giới
giàu có. Sự can đảm cho đến nay đã được khuyến khích trong những phần của cộng
đồng nghèo hơn là can đảm theo đơn đặt hàng, không phải là loại có liên quan
đến sáng kiến và lãnh đạo. Khi những phẩm chất mà bây giờ ban cho sự lãnh đạo đã
trở thành phổ quát, sẽ không còn những nhà lãnh đạo và những người theo chân,
và dân chủ sẽ cuối cùng được thể hiện.
Nhưng sợ hãi không phải
là nguồn duy nhất của ác ý; ghen tị và thất vọng cũng có phần của chúng. Ghen
tị của những người tật nguyền và những người gù lưng như một nguồn của ác tính
trong tục ngữ, nhưng những bất hạnh khác hơn chúng cũng sản xuất những kết quả
tương tự. Một người nam hoặc những phụ nữ bị cản trở quan hệ tình dục là có
khuynh hướng có đầy những ghen tị, điều này thường khoác dạng là lên án đạo đức
về những ai may mắn hơn. Phần lớn những động lực của những phong trào cách mạng
là do ghen tị với những người giàu. Ghen tuông, tất nhiên, là một hình thức đặc
biệt của ghen tị, ghen tị của yêu thương. Người già thường ghen tị với những
người trẻ, khi họ ghen, họ có khuynh hướng đối xử tàn nhẫn.
Cho đến nay như tôi biết,
không có cách nào đối phó với ghen tị ngoại trừ việc làm cho đời sống của người
ghen tị hạnh phúc hơn và trọn đủ hơn, và khuyến khích trong giới thanh thiếu
niên ý tưởng về những công trình tập thể hơn là đối thủ cạnh tranh. Những hình
thức tồi tệ nhất của ghen tị là trong những ai là người đã không có một cuộc
sống trọn đủ trong đường hôn nhân, hoặc con cái, hoặc nghề nghiệp. Những bất
hạnh như vậy trong nhiều trường hợp có thể tránh được bằng những tổ chức xã hội
tốt hơn. Tuy nhiên, phải thú nhận rằng một chất cặn ghen tị dư lại có khả năng
vẫn còn đó. Có nhiều trường hợp trong lịch sử của những tướng lãnh, họ quá ghen
tị lẫn nhau đến nỗi họ thà thích liều chịu bại trận để nâng cao danh tiếng
người kia. Hai chính trị gia của cùng một đảng, hoặc hai nghệ sĩ cùng trường
phái, gần như chắc chắn sẽ ghen tị với nhau. Trong những trường hợp như thế,
dường như không có gì thực hiện được, trừ trường hợp để sắp xếp, càng nhiều
càng tốt, sao cho mỗi đối thủ cạnh tranh không thể làm tổn thương người khác,
và chỉ có thể để giành chiến thắng bằng công trạng cao hơn. Ghen tị của một
nghệ sĩ với một đối thủ thường gây ít tổn hại, vì cách tác dụng duy nhất của sự
theo đuổi nó là vẽ tranh cho đẹp hơn đối thủ của ông, vì nó không mở ra cho ông
ta lối nào để phá hủy những tranh vẽ của đối thủ của mình. Trong trường hợp
không thể tránh khỏi ghen tị, nó phải được sử dụng như một kích thích cho những
nỗ lực của riêng một người, không phải để cản trở những nỗ lực của những đối
thủ.
Những khả năng của khoa
học trong cách tăng cường hạnh phúc con người không chỉ giới hạn vào giảm bớt
những khía cạnh đó của bản chất con người vốn làm cho đánh bại lẫn nhau, và do
đó chúng ta gọi là “xấu”. Có lẽ không có giới hạn với những gì khoa học có thể
làm trong cách tăng cường những sở trường xuất sắc tích cực. Y tế đã được cải
thiện rất nhiều, bất chấp những khóc thương của những người lý tưởng hóa quá
khứ, chúng ta sống lâu hơn và ít bị bệnh hơn so với bất kỳ giai cấp nào hoặc
quốc gia nào trong thế kỷ thứ mười tám. Với một chút ứng dụng nhiều hơn nữa
trên kiến thức chúng ta đã có, chúng ta có thể khỏe mạnh hơn nhiều so với chúng
ta hiện nay. Và những khám phá trong tương lai có khả năng tăng tốc độ tiến
trình này nhanh vô cùng.
Cho đến nay, khoa học vật
lý đã là có hiệu quả lớn nhất trên đời sống của chúng ta, nhưng trong tương lai
sinh lý học và tâm lý học có thể sẽ có hiệu lực mạnh hơn. Khi chúng ta đã khám
phá ra nhân cách phụ thuộc như thế nào vào những điều kiện sinh lý, chúng ta sẽ
có thể, nếu chúng ta lựa chọn, để đào tạo nhiều hơn nhiều những loại con người
mà chúng ta ngưỡng mộ. Trí thông minh, khả năng nghệ thuật, lòng thương người -
tất cả những điều này không có nghi ngờ gì là có thể được tăng lên bởi khoa
học. Có vẻ hầu như hiếm có bất kỳ hạn chế nào về phần những gì có thể thực hiện được trên con đường đào tạo
một thế giới tốt đẹp, chỉ nếu như người ta sẽ sử dụng khoa học một cách khôn
ngoan. Tôi đã bày tỏ ở một chỗ khác lo ngại của tôi rằng con người có thể
không theo dùng cách sử dụng sức mạnh họ lấy được từ khoa học [4]. Hiện giờ, tôi
quan tâm về sự tốt đẹp con người có thể làm được nếu họ chọn làm, không với câu
hỏi không biết liệu họ sẽ chọn làm hơn là gây hại hay không.
Có một thái độ nhất định
về việc áp dụng khoa học đời sống con người vốn tôi có một vài cảm tình, mặc dù
đến phân tích cuối cùng, tôi không đồng ý với nó. Đó là thái độ của những người
khiếp sợ những gì là “không tự nhiên”. Rousseau, dĩ nhiên, là người chính đóng
vai lớn của quan điểm này ở châu Âu. Ở châu Á, Lão Tử, thậm chí còn thuyết phục
hơn, đã thiết lập nó từ 2400 năm trước. Tôi nghĩ rằng có một pha trộn của thật
và giả trong sự ngưỡng mộ “tự nhiên”, vốn là điều quan trọng để gỡ rối. Để bắt
đầu, những gì là “Tự nhiên”? Nói sống sượng, là bất cứ điều gì mà người nói đã
quen thuộc với từ thơ ấu. Đối tượng Lão Tử phản đối là đường đi, và xe chở, và
thuyền trên sông nước, tất cả những sự vật đó đều có thể chưa được biết đến
trong làng, nơi ông ra đời. Rousseau đã quen thuộc với những điều này, và không
xem chúng như là phản tự nhiên. Tuy nhiên, không nghi ngờ gì là ông
sẽ ầm ầm phản đối đường sắt, nếu như ông đã sống lâu hơn để nhìn thấy chúng.
Quần áo và cách nấu ăn [5] là đã quá cổ để bị hầu hết những vị
thánh tông đồ của tự nhiên bãi bỏ, mặc dù họ đều phản đối thời trang, cách thức
mới trong cả hai. Kiểm soát sinh sản bị cho là tà ác với ai là người tha thứ
cho đời sống độc thân, vì hành vi trước là một vi phạm mới về tự nhiên, và hành
vi sau là một vi phạm đã cổ [6]. Trong tất cả
những cách này, những người rao giảng “tự
nhiên” trước sau đã bất nhất, và người ta có khuynh hướng xem họ chỉ
không gì hơn là những người bảo thủ.
Dù sao đi nữa, có một gì
đó để nói về họ với thuận lợi. Hãy lấy thí dụ về những vitamin, khám phá ra
chúng đã làm đột ngột thay đổi việc quay sang ủng hộ những thực phẩm “tự
nhiên”. Tuy nhiên, có vẻ như những vitamin có thể được cung cấp bởi dầu gan cá cod [7] và ánh sáng đèn điện [8], vốn chúng
chắc chắn không phải là phần của chế độ ăn uống "tự nhiên" của con
người. Điều này minh họa cho thấy rằng, trong trường hợp không có kiến thức, có thể có tổn hại
không ngờ, gây ra từ một tách rời mới ra khỏi tự nhiên; nhưng khi đã đi đến
hiểu biết về tác hại, nó thường có thể được khắc phục bằng một vài nhân tạo
mới. Về phương diện môi trường vật lý của chúng ta, và những phương tiện vật lý
của chúng ta của sự làm hài lòng những mong muốn của chúng ta, tôi không nghĩ
rằng học thuyết “tự nhiên” biện minh bất cứ điều gì vượt ngoài một cẩn thận
thực nghiệm nhất định nào đó trong việc nhận theo những cách thức mới. Quần áo,
lấy thí dụ, trái với thiên nhiên, và cần phải được phụ thêm vào một thực hành
không tự nhiên, cụ thể là sự giặt giũ, nếu như chúng không phải là để truyền
bệnh tật. Nhưng hai thực hành đi với nhau làm cho một người khỏe mạnh hơn người
dã man là người kiêng cữ cả hai.
Có nhiều hơn để nói được
về “tự nhiên” trong lĩnh vực của những ham muốn của con người. Cưỡng bức trên
người nam, nữ hay trẻ em một đời sống ngăn trở những xung lực mạnh mẽ nhất của
họ là vừa ác độc vừa nguy hiểm; trong ý nghĩa này, một đời sống tuân hành theo
“tự nhiên” là được khen ngợi với những qui định nào đó. Không gì có thể là nhân
tạo nhiều hơn một đường xe điện ngầm, nhưng không có bạo lực đem thực hiện với
tự nhiên của một đứa bé khi nó được dẫn đi du hành trong một xe điện ngầm, trái
lại, gần như tất cả các trẻ em thấy kinh nghiệm đó là thú vị. Những nhân tạo
làm thỏa mãn những mong muốn của những con người bình thường là tốt, đánh đồng
mọi thứ khác như nhau. Nhưng không có gì để nói về những lối sống vốn chúng là
nhân tạo trong chiều hướng của tư cách bị áp đặt bởi thẩm quyền hoặc nhu cầu
kinh tế. Những lối sống giống như vậy, không nghi ngờ gì, là ở một vài mức độ
cần thiết hiện nay; du lịch vượt đại dương sẽ trở nên rất khó khăn nếu không có
những người đốt lò trên tàu thuỷ. Nhưng những thứ cần thiết thuộc về loại này
là đáng tiếc, và chúng ta phải nên tìm cách tránh chúng. Một số lượng công việc
nào đó không phải là điều để phàn nàn, quả thật vậy, trong chín trường hợp trên
mười, nó làm cho một người hạnh phúc hơn là hoàn toàn nhàn rỗi không làm gì.
Nhưng số lượng và loại công việc mà hầu hết mọi người phải làm hiện nay là một
xấu ác nghiêm trọng: đặc biệt tệ hại là xuốt một đời dài buộc chặt với công
việc lập đi lập lại hàng ngày. Đời sống không nên quy định quá chặt chẽ hoặc
phương pháp quá đỗi; những xung lực bên trong chúng ta, khi không tích cực phá
hoại hoặc gây tổn hại cho người khác, nếu có thể nên để chúng hoạt động tự do;
nên có chỗ dành cho phiêu lưu. Chúng ta nên tôn trọng bản chất con người, vì
hạnh phúc của chúng ta được thực hiện từ những thứ thoát ra những xung lực và
những mong muốn. Chẳng dùng được và việc gì cả, nếu đem cho con người một gì đó
trừu tượng được xem là “tốt”; chúng ta phải đem cho họ một gì đó hoặc được mong
muốn, hoặc cần thiết, nếu như chúng ta có cộng thêm vào hạnh phúc của họ. Với
thời gian, khoa học có thể học được cách đúc nặn những mong muốn của chúng ta,
để chúng sẽ không xung đột với của những người khác với cùng mức độ như chúng
làm bây giờ; như thế sau đó chúng ta sẽ có thể đáp ứng một tỷ lệ lớn hơn những
mong muốn của chúng ta so với hiện nay. Trong ý hướng đó, nhưng chỉ trong ý
hướng đó thôi, những ham muốn của chúng ta sau đó sẽ trở thành “tốt hơn”. Một
ước muốn duy nhất, nhìn trong cô lập, là không tốt hơn và không tệ hơn bất kỳ
ước muốn nào khác, nhưng một nhóm những mong muốn là tốt hơn so với một nhóm
khác, nếu tất cả những mong muốn trong nhóm đầu tiên có thể được thỏa mãn cùng
một lúc, trong khi ở nhóm thứ hai một số không thuận hợp với những số khác. Đó
là lý do tại sao yêu thương thì tốt hơn hận thù.
Tôn trọng thiên nhiên vật
lý là ngu ngốc, thiên nhiên vật lý cần được nghiên cứu với một cái nhìn để làm
nó phục vụ cho những cứu cánh của con người càng nhiều càng tốt, nhưng về mặt
luân lý nó vẫn giữ lại là không tốt cũng không xấu. Và ở đâu có tự nhiên vật lý
và tự nhiên con người tác động lẫn nhau, như trong vấn đề dân số, không có cần
thiết buộc chúng ta phải khoanh tay trong tôn sùng thụ động và chấp nhận chiến
tranh, bệnh dịch và nạn đói như những phương tiện duy nhất có thể có được để
đối phó với sự sinh sản quá mức. Những nhà thần học tôn giáo nói: nó là xấu xa,
trong vấn đề này, để áp dụng khoa học vào phía vật lý của vấn đề; họ nói chúng
ta phải áp dụng đạo đức về phía con người và thực hành tiết chế tình dục. Ngoài
sự kiện thực tế là tất cả mọi người, bao gồm cả những nhà thần học, đều biết
rằng lời khuyên của họ sẽ không được tiếp nhận, lý do nào là tại sao nó sẽ là
độc ác khi giải quyết vấn đề dân số bằng áp dụng những phương tiện vật lý để
ngừa thai? Không có trả lời nào sẽ đưa ra, ngoại trừ một đã dựa trên những giáo
điều lỗi thời. Và rõ ràng là bạo hành với tự nhiên đã được những nhà thần học ủng
hộ thì ít nhất cũng lớn lao như những gì liên quan đến việc ngừa thai. Những
nhà thần học đã thích chọn hơn một bạo hành với bản chất tự nhiên con người,
vốn khi thực hành thành công, bao gồm sự không hạnh phúc ghen tị, một xu hướng
khủng bố, thường là điên rồ. Tôi thích chọn hơn một “bạo hành” với thế giới tự
nhiên vật lý vốn nó thuộc cùng một loại tương tự như bao gồm trong động cơ hơi
nước, hoặc thậm chí trong việc sử dụng một chiếc dù che mưa. Điều cụ thể này
cho thấy việc áp dụng nguyên tắc rằng chúng ta nên theo “tự nhiên” là mơ hồ và
bất định như thế nào.
Tự nhiên, ngay cả bản
chất tự nhiên con người, sẽ hơn và hơn nữa bớt là một dữ liệu tuyệt đối; hơn và
hơn nữa nó sẽ trở nên những gì sự vận dụng của khoa học đã làm nó thành. Khoa
học có thể, nếu nó chọn, đem lại khả năng cho con cháu chúng ta sống đời sống
tốt đẹp, bằng cách cho chúng kiến thức, sự tự chủ, và những nhân cách tạo nên hòa đồng hơn là xung
đột. Hiện nay nó đang dạy con em chúng ta giết hại lẫn nhau, vì nhiều con người
trong giới khoa học sẵn sàng hy sinh tương lai của nhân loại cho thịnh vượng
riêng nhất thời của họ. Nhưng giai đoạn này sẽ vượt qua khi con người có thu
tập được cùng một sự chế ngự trên những đam mê riêng của họ như họ đã đã có
trên những sức mạnh vật lý của thế giới bên ngoài. Khi ấy, cuối cùng chúng ta
sẽ thắng dành được tự do của chúng ta.
Lê Dọn Bàn tạm dịch -
bản nháp thứ nhất
(Dec/2011)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
(Dec/2011)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] revitalist
[2] Girolamo Savonarola – Nhà
cải cách tôn giáo và chính trị người Ý; là một thày dòng Dominican ở thành
Florence, hô hào và rao giảng chống lại “tội lỗi” và tham nhũng xa đọa, có rất
đông người theo. Ông bị trục xuất và xử tử vì phê phán vua chiên (1452-1498).
[3] League
of Nations : thành lập sau Thế Chiến I (1939–1941), tiền thân của
United Nations.
[4] Xem Icarus.
[5] Mặc quần áo che thân và
nấu nướng thức ăn – cả hai đều không là “tự nhiên”. Nếu những ai hô hào quay về
tự nhiên, như LãoTử hay Rousseau, đáng lẽ không nên mặc quần áo và nên ăn sống
nuốt tươi, ăn lông ở lỗ - đừng dùng thức ăn pha chế, nấu nướng!
Chuyện kể LãoTử hay cỡi
trâu, và tranh vẽ ông cũng thường cho thấy một đạo sĩ trên lưng trâu; Nếu vậy,
LãoTử cũng không thực “tự nhiên”. Theo truyền thuyết, ông chủ trương phản cơ
giới vì đến từ “cơ tâm” – mà “cơ tâm” làm hỏng con người, phản “tự nhiên”. Thế
nhưng, khái niệm thuần hóa giống trâu để người cỡi, và khái niệm tạo dụng cụ
như thuyền, xe để xử dụng trong di chuyển, yếu tính là như nhau, bản chất đều
đến từ “cơ tâm” mà LãoTử phản đối. Dệt vải hay lấy da thú che thân cũng là phản
tự nhiên! Theo tôi, dựa vào phân tích của Russell trên đây, và căn cứ vào những
gì chúng ta nghe nói về LãoTử, ông thánh Tàu (có lẽ người Ấnđộ) chúng ta vẫn
nghe nhắc nhở đó, đáng lẽ đừng mặc quần áo và chỉ nên đi bộ!
[6] Dùng thuốc ngừa thai hay
sống độc thân – cả hai đều không là “tự nhiên”
[7] cod fish : cá tuyết –
cod-liver oil
[8] Phơi ra tia sáng cực tím
giải-B (B-band of ultraviolet light (UVB)), ánh sáng ở tần số sóng 270-300 nm.
(wavelength of 270-300 nm). Sẽ xảy ra hiện tượng quang hợp của vitamin D
(Photosynthesis of vitamin D) – đây là một hiện tượng phổ biến, tìm thấy ở
những loài động và thực vật.