Saturday, July 23, 2011

Vi-rút Gót


Vi-rút Gót
Tôn giáo đã nhiễm độc đời sống và văn hóa chúng ta như thế nào


(The God Virus: how religion infects our lives and culture)
Darrel W. Ray, Ed. D.
(tiếp theo




Chương 2: Tôn giáo tồn tại và thống trị tín đồ như thế nào

“Từ gót đối với tôi thì không là gì khác hơn sự diễn tả và sản phẩm của sự yếu đuối con người, kinh Thánh là một sưu tập những huyền thoại đáng tôn kính, nhưng vẫn là những huyền thoại ban sơ, dù sao đi nữa chúng cũng rất ấu trĩ trẻ con. Không giải thích nào dù tinh tế đến đâu lại có thể thay đổi điều này (với tôi). Theo tôi, tôn giáo của người DoThái, giống như tất cả của những người khác, là một hóa thân của những mê tín dị đoan trẻ con nhất.” - Albert Einstein, thư gửi Gutkind, ngày 3 Jan, 1954

Tổng quan
Trong chương này, chúng ta sẽ xây dựng một nền tảng lịch sử cho sự hiểu biết tôn giáo trong xã hội. Chúng ta sẽ xem xét những chiến lược của những tôn giáo sử dụng để truyền giống và lây nhiễm. Chúng ta cũng sẽ xem xét sự truyền giống của loài ký sinh trùng và loài cộng sinh, và so sánh một vài tôn giáo không-tin-gót với những tôn giáo tin-gót truyền thống hơn.

Những chiến lược để sống còn
Một tôn giáo luôn tác hành để đảm bảo sự tồn tại của chính nó. Trong khi nó có thể kết hôn với những lý tưởng khác như về tình huynh đệ, về yêu thương, và cộng đồng, những thứ này luôn luôn là thứ yếu so với sự sống còn tôn giáo. Trong lịch sử, không có tôn giáo nào đã tự giải tán vì đột nhiên thấy một tôn giáo khác xem ra “chân chính” hơn, hay thấy gót của tôn giáo đó thực hơn, hay vị tiên tri của tôn giáo đó đúng hơn của mình. Những người Baptists không đóng cửa nhà thờ của họ, dù nếu như họ có nhận thấy, lấy thí dụ, tôn giáo của những tín đồ Mormon, một tôn giáo mới hơn, là “đúng thật” hơn. Những người Muslim không đổi những mosque - nhà thờ Islam – thành nhà thờ Kitô, vì họ chợt “tỉnh ngộ” hàng loạt, công nhận Jesus là Đấng cứu thế thực sự. Sự thật đơn giản là những tôn giáo tin-chỉ-một-gót không bao giờ tự buông bỏ. Nhưng chúng thay đổi và biến đổi. Chúng làm bất cứ điều gì – kể cả gây chiến tranh, xâm lăng, giết người, không chỉ với ngoại đạo, nhưng cả với đồng đạo, để giữ cho vi-rút gót sống mạnh và hoạt động trong những môi trường nhân văn qua không gian, thời gian thay đổi.


Trong một số trường hợp, có những cá nhân tự hy sinh trong những dịch vụ để củng cố sự tồn tại của tôn giáo. Điều này được minh chứng bằng những trường hợp cực đoan đánh bom tự sát của những người Muslim ở Trung Đông, hiện vẫn đang xảy ra hàng ngày. Hay gần đây, tự tử để phục vụ cho vi-rút gót cũng được thấy trong phong trào Tamil Tigers ở Sri Lanka, và mức độ nào đó, cũng có thể xem thấy trong trường hợp những Kamikaze theo Thần đạo Nhật Bản thời Thế chiến II. Những chủ nhà của vi-rút có tin tưởng sâu sắc rằng phần thưởng quí giá sẽ đến với họ trong đời sau, nên đã thực hiện sự hy sinh được xem là danh dự tối thượng, cao cả nhất của họ dưới mắt đồng đạo trên mặt đất này.

Tự hy sinh cũng xảy ra trong sự sống độc thân của những thày chăn chiên và nữ tu, những người phải tự nguyện chấm dứt sự truyền giống sinh lý – một hình thức tự tử về di truyền – để vector chuyển tải vi-rút Catô tận dụng mọi năng lực những vector này. Trong khi điều này là một phương pháp không bạo lực, nhưng thực chất nó phục vụ chức năng tương tự với vi-rút. Những xã hội tương ứng hỗ trợ cả hai loại vector. Gia đình những kẻ đánh bom tự sát thường nhận được hỗ trợ tinh thần và tài chính; và những thày chăn chiên và những nữ tu – tự nguyện không sinh sản để phục vụ vi-rút gót - nhận được hỗ trợ mọi mặt từ những hội nhà thờ để họ nỗ lực rọn vẹn vào công việc lây nhiễm vi-rút gót, kiếm thêm những “chủ nhà” mới cho chúng.

Trong cả hai trường hợp, hành vi của những cá nhân bị vi-rút kiểm soát trong dịch vụ duy trì sự sống còn của chúng. Cũng giống chắc chắn như Toxiplasma gondii chiếm quyền kiểm soát não của chuột, những vi-rút gót điều khiển những kẻ đánh bom tự sát, những thày giảng, những thày chăn chiên, hay những nữ tu, và chỉ đạo hành vi của họ để đảm bảo sự tồn tại hay tiến bộ của tôn giáo.

Dập tắt Rối đạo, Đàn áp Lạc giáo, Triệt hạ Dị giáo (Heresy)
“Khi một người bị một ảo tưởng hành hạ bị gọi là điên rồ. Khi nhiều người bị một ảo tưởng hành hạ, nó được gọi là tôn giáo”. - Robert M. Pirsig, Zen và nghệ thuật bảo trì xe Mô tô.

Một tôn giáo phải tự bảo vệ mình từ những đột biến nội bộ, và những đe dọa từ bên ngoài. Để thực hiện điều này, nó tạo ra kháng thể chống tất cả những vi-rút gót cạnh tranh được biết bên ngoài, và với những đột biến có thể có ở bên trong. Trong ba tôn giáo tin-chỉ-một-gót Kitô, Islam và Judaism, đặc biệt có khái niệm gọi là “heresy” – tạm dich là “dị giáo”, hay “lạc giáo”, hay “rối đạo” – tổng quát tất cả đều chỉ một hiện tượng và phản ứng đặc biệt trong các tôn giáo này - một khi có những tín đồ chủ trương, hay tin theo những quan điểm khác biệt về một vấn đề giáo lý gây tranh cãi, hay tư tưởng khác lạ nào đó, xuất hiện trong tôn giáo đó, khiến những tín điều thay đổi, hay chuyển biến theo cách thức đe dọa thôi không còn cùng quan điểm với đám đứng đầu của giới nắm quyền tư tưởng đương thời, vốn tự xem là chính truyền, hay chính thống của tôn giáo đó, và do đó, những tín đồ này bị lên án là “rối đạo”, những tư tưởng, hay quan điểm này bị lên án là “lạc giáo”.  Nhìn theo lối giải thích vi-rút gót của chúng ta, đây là một đột biến (mutant) nội bộ đe dọa làm suy yếu tôn giáo từ bên trong, vì sinh ra phân rẽ, đưa đến hiện tượng ly giáo, tín đồ tách ra thành những giáo phái. Những phái Gnostic, Arian, và Nestorian trong đạo Kitô, thế kỷ thứ hai và thứ ba, là những thách thức lớn đối với đạo Catô [1]. Phản ứng của hội nhà thờ Catô đã là tạo ra văn bản ghi rõ những phát biểu tín ngưỡng – gọi là Giáo Nghĩa của Tông Đồ (Apostle’s Creed) để chống lại những giáo phái theo Gnosticism (vào đầu thế kỷ thứ 2) và sau đó lại phải thêm Giáo Nghĩa Nicene để chống lại giáo phái theo Arianism và những dị giáo khác (325 CE). Những tín điều, dưới hình thứ những giáo nghĩa đã được thiết kế như là một kháng thể (antibody) để loại ra, triệt hạ cho sạch những tín đồ đồng đạo, thâm nhiễm vi-rút đã đột biến, những người này bị lên án là “dị giáo”, hình thức thông thường trong đạo Catô là rút “phép” công thông, và trong những thế kỷ trước ở châu Âu và Trung Đông, hội nhà thờ với quyền lực chính trị sẵn trong tay, đã tàn sát, giết cho sạch, gây chiến tranh với đám đông, giam cầm, tra khảo rồi đốt sống những cá nhân. Cũng giống như cơ thể của chúng ta sử dụng những kháng thể để nhận diện và tiêu diệt những xâm lược từ ngoài vào, một tín điều tôn giáo có thể được dùng để xác định nếu một người nào đó là một kẻ dị giáo hay không, và rồi triệt hạ sau đó.

Năm 381 CN, hoàng đế Lamã Theodosius ban hành một sắc lệnh buộc tất cả những thần dân của mình phải theo đức tin như của những giám mục thành Rome và thành Alexandria (tức là Giáo Nghĩa Nicene) nếu không, sẽ bị bắt giải và trừng phạt. Mặc dù vào thời đó, có một số lượng lớn những giám mục phản đối Giáo Nghĩa Nicene, nhưng hội nhà thờ Catô đã có khả năng sử dụng cơ chế chính trị đương thời để đạt được uy quyền tối cao, đàn áp  những nhóm “lạc giáo” dù đương phát triển mạnh mẽ này. Nhiều người đã bị phạt tuyệt thông, hoặc bị cô lập - hoặc bị giết, tất cả trong những nỗ lực để thanh lọc và kiểm soát vi-rút gót trong đám con chiên.

Một số lượng lớn của văn học tôn giáo là từ phản ứng với hiện tượng dị giáo. Hầu hết những tôn giáo khẳng định những văn bản của họ đã được gót trao truyền, nhưng gót xem ra đã rất quan tâm với những khác biệt về ngày tháng cụ thể, hay niên đại nào đó, khi kinh sách đã được viết. Đọc những tài liệu của những tôn giáo này trong bất cứ giai đoạn lịch sử nào cũng là một nghiên cứu về chiến lược bảo vệ tôn giáo của thời ấy. Phần lớn kinh sách, sau khi giáo điển [2] đã được thiết lập, là có liên quan với những “dị giáo” đã nảy lên sau đó. Paul và những người khác cho thấy mối quan tâm lớn về dị giáo, qua đó cho thấy hiện tượng dị giáo phổ biến như thế nào, thậm chí trong nhà thờ ở thở lúc bắt đầu sớm nhất: 

“Tôi kinh hoàng thấy bạn rất nhanh chóng bỏ rơi Ngài, đấng đã gọi bạn qua ân sủng của Christ, để nhảy qua một phúc âm khác biệt, mà thực sự là không khác biệt; chỉ có một số những người đang làm quấy rối bạn và muốn làm bóp méo phúc âm của Christ”. - NSV Galatians 1:6-7

“Nhưng những tiên tri giả nổi lên trong dân chúng, cũng như sẽ có những giáo sư giả trong anh em, người ấy sẽ bí mật giới thiệu những lạc giáo phá hoại, thậm chí phủ nhận đức Thày đã mang họ lại, làm như thế sẽ đem đến sự phá hủy nhanh chóng cho chính họ” . - NSV 2 Peter 02:01

Cho mới đến năm 180 CN, Irenaeus thành Lyon đã có viết năm cuốn sách chống lại nhiều những lạc giáo khác nhau. Nhiều sách hơn hơn nữa trong ba thế kỷ tiếp theo. Cho thấy vi-rút gót của đạo Catô đã có quá nhiều đột biến phải tận lực để dập tắt.  (Và người ta phải tự hỏi – với những “lời, ý của gót” ghi chép trong những “sách gót” của đó, ngay từ đầu, sao lại dễ bị “hiểu” hay giải thích “lệch lạc” đến phải thanh toán lẫn  nhau, phải giết hại đồng đạo nhiều như thế!)

Những mối đe dọa từ vi-rút bên ngoài
Bất kỳ vi-rút gót nào cũng dễ bị dễ bị vi-rút gót mới, hoàn toàn khác, ảnh hưởng và làm tổn thương;  Zoroastrianism ở BaTư và Brahmanism ở Ấn độ, đều đã không chuẩn bị với ký sinh trùng Islam mạnh mẽ, lan ra từ sa mạc Ả Rập trong thế kỷ thứ tám và thứ chín. Kết quả là  Islam chinh phục và chuyển đổi nhanh chóng của những khối dân chúng rộng lớn trong các xứ đó. Những nhà cai trị như Xerxes và Alexander đã chinh phục nhiều những cộng đồng khác nhau ở Trung Đông trong những thế kỷ trước đó, nhưng họ thường để mặc tôn giáo địa phương nguyên vẹn. Phải đợi đến khi có một vi-rút gót mạnh mẽ như vậy của Islam, nó mới dễ dàng quét sạch những vi-rút gót khác của những tôn giáo địa phương, và ngay cả của tôn giáo cổ xưa như Zoroastrianism và Brahmanism sang một bên.

Ngăn chặn sóng triều dâng với Phong trào tôn giáo truyền thống cực đoan (Fundamentalism)
Như một vi-rút lây lan, tốc độ tăng trưởng cuối cùng chậm lại, đủ thời gian cho những vi-rút gót khác  tạo ra kháng thể để chống lại nó. Thí dụ, thủy triều Islam cuối cùng đã bị ngăn chặn lại ở Ấn Độ với kháng thể Hindu đã phát sinh ra vận động của phong trào truyền thống cực đoan Hindu. Thật vậy, trào lưu tôn giáo truyền thống cực đoan ở hầu hết những hình thức của nó là sự tạo sinh sống động của những kháng thể đối với một số vi-rút nguy hiểm đến tính mạng. Miễn là chừng nào có những tôn giáo hoặc đột biến đe dọa hiện diện, trào lưu tôn giáo truyền thống cực đoan sẽ sản xuất kháng thể để giữ đám dân số dưới sự thống trị của nó và ngăn ngừa vi-rút gót đột biến thoát  khỏi sự kiểm soát.

Định nghĩa Phong trào tôn giáo truyền thống cực đoan (Fundamentalism)
“TinLành là chiến thắng của Paul trên Peter. Phong trào (Kitô) truyền thống cực đoan là chiến thắng của Paul trên Christ” - Will Durant
Trào lưu tôn giáo truyền thống cực đoan là một tập hợp những mô hình suy nghĩ và hành vi ứng xử được quy định nghiêm nhặt, dựa trên những diễn dịch chặt chẽ và mang tính pháp điển của những văn thiêng liêng. Về phương diện vi-rút, nó có nghĩa rằng những người này đã bị nhiễm vi-rút sâu sắc đến nỗi họ miễn nhiễm với những ảnh hưởng mới, và bỏ qua bất kỳ bằng chứng nào nếu chúng mâu thuẫn với “đức” tin của họ. Trào lưu tôn giáo truyền thống cực đoan là độc đoán trong tự nhiên, cá nhân và những nhóm giáo phái cực đoan nhìn thấy chỉ chính mình mới là những tín đồ đích thực, hoặc ít nhất là chân chính và chính xác trong hành vi và niềm tin. Trào lưu tôn giáo truyền thống cực đoan thường mang tính chất ký sinh trong việc tìm kiếm để áp đặt niềm tin của mình, thông qua những phương tiện của vũ lực, ép buộc, tẩy chay, những nhũng loạn lạm dụng quyền lực chính trị, dĩ nhiên bất kể tổn hại sinh mạng, tàn hại hay hủy diệt cá nhân.

Trong một số trường hợp, một tôn giáo có thể trải qua một đột biến thành một phong trào tôn giáo truyền thống cực đoan vĩnh viễn. Dòng Jesuits là một sự thích ứng như thế trong đạo Catô. Đối diện với những nguy cơ từ “lạc giáo” của Martin Luther và những phái khác, dòng Jesuits (lập năm 1540) một cách nhanh chóng học được cách để tạo ra những kháng thể mạnh mẽ qua giáo dục tôn giáo phức tạp và tinh vi, hết sức hiệu quả trong nghệ thuật tuyên truyền nhồi sọ cho trí thức, và giới trẻ [3]. Những thành viên của họ không ngần ngại xử dụng vũ lực sắt máu, nên đã được gọi là những “chiến sĩ của Christ”, hoặc những “lính thiện nghệ” của vua chiên Catô Lamã. Dòng Jesuits đã nhiều lần bị tố cáo, và bị lên án là bàn tay trực tiếp, thực sự đứng sau nhiều vụ ám sát những nhân vật lịch sử Âu Mỹ. Thông qua những nỗ lực của họ, TinLành đã bị ngăn chặn ở Ba Lan và ở miền nam nước Đức.

Toà án Dị giáo là một tổ chức khác giống loại như vậy, còn được gọi là Hội Đồng Tối Linh của LaMã và Thẩm tra Hoàn Vũ [4] . Trong nhiều thế kỷ, mục đích của nó là truy lùng những “rối đạo, ‘lạc giáo” để thách thức chúng, rồi đương đầu bằng tìm mọi cách triệt hạ chúng, thường là tận diệt sạch gốc rễ bằng vũ lực tàn độc.

Hiện nay, tổ chức cực đoan Opus Dei là một hiện tượng cùng loại mới nhất trong hội nhà thờ Catô. Tất cả cho thấy, các tôn giáo có vi-rút gót luôn năng động, tự bảo vệ, và sự tự bảo vệ hiệu quả nhất, trong tôn giáo cũng như trong giới sinh vật, là tấn công vào những đối thủ.  Catô tấn công Tin lành, cả hai cùng tấn công Judaism, cả ba cùng tấn công Islam.

Làm thế nào tôn giáo nhỏ sống sót được
Khi một tôn giáo rõ ràng ở thế bất lợi, nó thường biến đổi thành một hình thức không còn là đe dọa với tôn giáo thắng thế. Cũng giống như một loại vi-rút từ ngoài đột nhập vào trong cơ thể của bạn có thể gây ra một phản ứng miễn dịch mạnh, một tôn giáo từ ngoài có thể gây lên một phản ứng mạnh mẽ dưới hình thức một phong trào tôn giáo truyền thống cực đoan, và có thể gây tử vong cho những tôn giáo yếu. Bằng cách chuyển biến, thay đổi (mutate) thành một cái gì đó là lành tính, không độc; hoặc hiện hình như  không nguy hiểm đến tính mạng, tôn giáo yếu hơn có thể tồn tại. Judaism đã tồn tại ở châu Âu trong nhiều thế kỷ qua với một thích ứng như vậy. Bởi vì Nhà thờ Catô cấm hoạt động cho vay lấy lãi, cộng đồng người DoThái cung cấp dịch vụ này cho những tín đồ Kitô. Giáo phái Mormonism đã lùi lại, bớt đi hình thức độc hại của nó trong hầu hết những vùng của Hoa Kỳ, sau khi trải qua một loạt những phản ứng mạnh mẽ, thậm chí bạo động từ những tôn giáo khác ở New York, Illinois và Missouri. Sau khi phần lớn nhất của Mormon rút lui về tiểu bang Utah, những nhóm Mormon còn ở lại trong các thành phố kể trên, trở nên bớt om sòm, và ít bạo lực đi nhiều.

Nhưng bất kể dù hiền lành đến đâu, những tôn giáo nhỏ xem ra đã thu mình, lùi lại cho được sống còn, khả năng bạo động với những tôn giáo yếu luôn luôn hiện diện. Những vụ tàn sát đốt phá Pogroms suốt thời Trung Cổ với những người DoThái, Những toà án dị giáo và trục xuất người DoThái (và Muslim thiểu số) khỏi Tây Ban Nha vào năm 1492, đến Holocaust trong thế chiến II, đến mối đe dọa hiện tại với người DoThái ở Trung Đông, đang tiếp tục là thí dụ của hiện tượng này. Một thí dụ lịch sử khác là chính sách khủng bố diệt chủng của những Catô với những Tinlành Huguenots ở nước Pháp, nổi tiếng là thảm sát “ngày thánh Bartholomew”, năm 1572, trong đó hơn 70,000 tín đồ Huguenots (một giáo phái Calvinist ở Pháp), bị Catô Rôma Pháp giết hại. Những đàn áp của nhà vua và nhà thờ Catô còn tiếp tục trong hơn 30 năm nữa, bất chấp sắc lệnh khoan dung và kêu gọi sống chung hòa bình từ cả hai bên.

Cân bằng Vi-rút: Tôn giáo và Quyền lực 
“Là một sự thật hiển nhiên rằng hầu hết tất cả những môn phái, giáo phái hay tôn giáo sẽ làm luật pháp bằng cách đem những tín ngưỡng của mình vào thành luật lệ, nếu nó có được quyền lực chính trị để làm như vậy.” Sir Arthur C. Clark
Trong một hệ thống sinh học, những vi sinh vật có thể tồn tại nếu như phần nào mang lại lợi ích cho chủ nhà của chúng trong sự cộng sinh với những vi sinh vật khác, nhưng sẽ trở thành mầm gây bệnh khi chúng không quân bình, hoặc trong tình trạng thách thức kình chống lẫn nhau. Ở những người trưởng thành, dùng thuốc kháng sinh (antibiotics) có thể nghiêm trọng phá vỡ sự quân bình sinh học trong ruột, tạo cơ hội cho những loài nấm và vi khuẩn gây bệnh có thể thiết lập, phát triển. Điều này cũng đúng với âm đạo phụ nữ khi sự quân bình sinh học giữ nhiều tác nhân gây bệnh ở thế yếu đuối, bị động, vô hại.  Viết về sự cân bằng này, Nicolaas Adrianus của Đại học Groningen, Hà Lan, cho biết:

Đường ruột nuôi dưỡng một hệ sinh thái, năng động, phức tạp, của những vi khuẩn. Sự hiện diện và thành phần của thực vật đường ruột được biết đến là quan trọng đối với khả năng chống vi khuẩn gây bệnh (thí dụ như qua sự cạnh tranh về không gian và những yếu tố dinh dưỡng). Thành phần của hệ thực vật đường ruột ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch niêm mạc ....  [5]

Nói cách khác, một đường ruột, đường âm đạo quân bình tốt, góp phần vào một hệ thống miễn dịch mạnh khỏe. Nếu một hoặc nhiều vi khuẩn đương cư ngụ tại đây thoát ra khỏi sự kềm chế, phá vỡ sự cân bằng chung của môi trường, nó có thể tạo phần gây hư hỏng và bệnh tật.

Tôn giáo cũng có thể kiểm soát kềm giữ lẫn nhau. Trong một xã hội đa nguyên có nhiều tôn giáo (tương tự như một đường ruột, hay đường âm đạo có nhiều vi sinh vật, vi khuẩn); tôn giáo gặp khó khăn trong việc chiếm đoạt quyền lực chính trị và pháp luật hóa những niềm tin tôn giáo của họ. Tại Hoa Kỳ, vi-rút Mormon có toàn quyền kiểm soát của bộ máy chính trị ở tiểu bang Utah cho đến khoảng năm 1890, đến mức những ai không là tín đồ Mormons đã bị sát hại và đuổi ra khỏi vùng đất Mormon này. Thảm sát núi Meadows (Mountain Meadows Massacre) năm 1857 là một trong những thí dụ nổi tiếng nhất, nhưng không phải là duy nhất trong lịch sử Mormon [6]. Mức độ kiểm soát hiện nay của Mormon có thể được nhìn thấy bằng cách chỉ đơn giản là lái xe ngang qua bất kỳ một vùng nào của tiểu bang Utah. Bên cạnh hầu hết mỗi nhà thờ Mormon là có một trường học công lập đứng cạnh. Hội đồng giáo dục địa phương, được tín đồ Mormon điều khiển, đã cố gắng đặt trường học sát bên nhà thờ, để trẻ con có thể mỗi ngày bỏ trường một giờ, sang nhà thờ để nhận giảng dạy tôn giáo. Rõ ràng về phương diện giáo dục, vi-rút gót đã sử dụng dịch vụ với ngân quĩ của nhà nước.

Trong những xã hội ít đa nguyên hơn, một tôn giáo có thể chiếm ưu thế. Trong một số quốc gia Islam, thí dụ, tôn giáo (Islam) kiểm soát những hệ thống quyền lực chính trị mạnh mẽ hơn. Islam đã từng cực kỳ hiệu quả, bởi vì nó là một trong những tôn giáo đầu tiên kết hợp thành công những kiểm soát tôn giáo và chính trị. Thật vậy, hiến pháp (trong những quốc gia đó) đã được soạn để tôn giáo và chính trị không thể tách rời. Ngay từ những chinh phục lúc đầu của Mohammed, tôn giáo của ông là một tôn giáo chính trị. Khái niệm tách biệt nhà thờ và nhà nước là không thể hình tượng được trong những quốc gia Islam. Vi-rút Islam đã được chế tác hết sức tuyệt vời bởi người sáng lập của nó để bảo vệ nó chống mọi loại vi-rút gót khác. Islam cũng có thể xem là vi-rút gót được bảo vệ tốt nhất trong những tôn giáo lớn.

Những phòng thủ tuyệt vời của nó đến từ sự kiện Mohammed đã được tiếp xúc với một loạt rộng rãi những vi-rút gót trong giai đoạn hình thành Islam của ông. Trong khi phần nào bị cô lập trên bán đảo Ả Rập, Islam mới ra đời đã ở gần trung tâm trao đổi thương mại hàng hóa và tư tưởng giữa Đông và Tây. Hầu hết những kháng thể Islam đã được thiết kế trước khi Islam được một trăm tuổi. Chúng có hiệu quả chống lại mọi tôn giáo mà Islam gặp phải. Phòng thủ mạnh mẽ của Islam được viết vào kinh Koran, và những gì viết tiếp theo, và được dựa trên những gì đã học từ đạo DoThái, đạo Kitô và những tôn giáo tin-nhiều-gót của vùng Arabia, và phần nào muộn hơn sau đó, từ Zoroastrians of Persia.

Cả Judaism và Islam đã bắt đầu như những phong trào chính trị/quân sự. Nguồn gốc của chúng từ Moses và Mohammed đã là quân sự và chính trị. Đạo Kitô đã ra đời như là một tôn giáo không-quân sự dưới thời thống trị của đế chế LaMã. Chỉ sau này nó mới hình thành khuôn mặt quân sự của nó. Nhưng đạo Kitô đã kế thừa những kháng thể phòng thủ mạnh mẽ từ Judaism. Paul đã phát minh ra những kháng thể phòng thủ khác, nhưng chúng được thiết kế để đạo Kitô tồn tại như một tôn giáo thiểu số trong một đế quốc rộng lớn và mạnh mẽ. Kháng thể của nó đã tập trung hơn vào khả năng tồn tại trong một môi trường tôn giáo và chính trị thù địch. Thật vậy, những bài viết của Paul là một số phòng thủ tốt nhất từng được phát triển cho Kitô, tập trung vào việc chống vi-rút gót khác, và giữ sao cho tồn tại trong lãnh thổ thù địch, chứ chưa thể  đi lây nhiễm một hệ thống thần kinh chính trị.

Bắt đầu từ rất sớm, những cây bút Kitô đã tạo ra những biện chính để đòi hỏi nắm quyền cơ cấu chính trị, nhưng đã bị kềm giữ hoặc bị kéo chậm lại trong xuốt ba thế kỷ, vì những hệ thống tôn giáo và chính trị cạnh tranh khác. Cuối cùng, nó đã thành công, tuy vậy sự yếu đuối ban đầu của đạo Kitô đã đem lại ít chuyên môn cho nó hơn trong lĩnh vực chính trị so với Islam, và lại còn ít kinh nghiệm hơn hoặc kém biện minh hơn về phương pháp nhiễm trùng bằng quân sự. Kết quả là, những bài viết của nó đúng hơn là khá nghèo nàn trong sự hướng dẫn làm thế nào để lây nhiễm sang những tổ chức công quyền. Mặt khác, ngay từ đầu, những bài viết của Islam đã là những hướng dẫn được biên soạn khéo léo. Paul, Jesus và Moses đã cho Mohammed những tài liệu dồi dào để xây dựng lý thuyết của mình.

Những vi-rút Kitô chủ yếu dựa vào những vi-rút của đạo DoThái để nhận hướng dẫn. Những nhà truyền giáo Kitô không ngừng tham khảo Cựu Ước để tìm những lược đồ chính trị, vốn không có trong Tân Ước. Những nhà tiên tri, những trưởng giáo và những người cai trị của Israel cổ đại, như Isaiah, Jeremiah, David, Solomon và Moses tất cả đều xem tôn giáo như là không thể tách rời chính trị. Cho đến tận ngày nay, đây vẫn là cuộc đấu tranh trong một quốc gia Israel thế tục, nơi tôn giáo DoThái liên tục đặt áp lực lên nhà nước để lây nhiễm hệ thần kinh trung ương của cơ cấu chính trị nhà nước. Bởi vì sự tồn tại của Israel phụ thuộc vào hỗ trợ và bảo vệ của thế giới phương Tây đa nguyên, nó không thể có khả năng dám để cho trào lưu tôn giáo truyền thống cực đoan DoThái chiếm hữu. Tuy nhiên, đã luôn sẵn có những nhóm DoThái tại Quốc hội với chương trình hành động giống đúng khuôn như của trào luu đó.

Những Vi-rút Gót mạnh mẽ
“Tôn giáo làm được ba điều khá hiệu quả: chia rẽ con người, điều khiển con người, đem ảo ảnh đánh lừa con người”- Carlespie Mary Alice McKinney.
Islam có một số phòng thủ tốt nhất chống lại những vi-rút gót khác, và có tiềm năng làm ký sinh trùng ăn bám tích cực nhiều hơn trong sự kết hợp và củng cố quyền lực chính trị của một xã hội. Những tôn giáo xuất hiện mới hơn gần đây, đã chịu bất hạnh là xuất hiện trong một môi trường sinh vật tôn giáo đã đông đúc và phần nào cân bằng. Thí dụ, đạo Mormon bắt đầu trong một môi trường vi-rút đã đông đúc, và trong khi sự mới lạ và phòng thủ mới của nó đã tạo ra một cơ hội tăng trưởng đáng kinh ngạc, nó đã không có gì giống như sự lây lan của Islam. Tuy nhiên, đạo Mormon từ khi ra đời được thiết kế để lây nhiễm thần kinh hệ thống chính trị - Joseph Smith thậm chí ra ứng cử tổng thống vào năm 1844. Với mỗi giai đoạn, đạo Mormon đã tìm cách nắm quyền kiểm soát cơ cấu chính trị địa phương từ cơ sở thành lập của nó tại tiểu bang New York, sau đó chuyển sang Nauvoo, Illinois, sau đó đến Tây Bắc Missouri. Tuy nhiên, vì có nhiều tôn giáo mạnh khác hiện diện, nó đã không thể thành công cho đến khi nó di cư đến Utah, một tiểu bang lức ấy địa bàn tôn giáo còn là trống không.

Islam đã phát triển trong một xã hội phân tán. Ở Trung Đông và bắc Phi,  những vi-rút gót  của những tôn giáo tin-nhiều-gót đã yếu nhược, Judaism đã không phải là ký sinh lớn, và những giáo phái Kitô lúc ấy, đã bị chia năm xe bảy. Vi-rút Islam thậm chí còn được thiết kế để Islam tránh phải đối đầu trực tiếp với những tôn giáo cùng nhận Abrham là thủy tổ [7].  Kết quả là, DoThái và nhiều cộng đồng tín đồ Kitô chỉ đơn giản là được chừa ra, miễn là họ không chống lại Islam về chính trị hoặc quân sự. Điều này cho phép Islam lây lan truyền nhiễm mà không cần phải phí phạm nhiều năng lực với những những tôn giáo thờ-một-gót, hay nửa thờ-một-gót đã được thành lập vững mạnh.

Islam tấn công Kitô như một tôn giáo thờ-một-gót giả trá. Với khái niệm Ba-Gót-Nhưng-Một (Trinity) của nó – khiến nó trông nghi ngờ như một tôn giáo thờ-nhiều-gót, vì thờ ba gót - Mohammed tuyên bố rằng đạo Kitô là một đồi trụy hư hỏng từ đạo thờ Allah, và không thực sự là một tôn giáo thờ-một-gót. Lý thuyết Thờ-một-gót minh bạch của Islam đã cho nó một lợi thế trong sự đổi tôn giáo, ngay cả với nhiều tín đồ Kitô. Tín điều đơn giản của Islam như “không có gót nào ngoài Allah, và Mohammed là tiên tri của Ngài” là một biện luận giản dị những hết sức mạnh mẽ, chống lại những lý thuyết khó hiểu và tối mịt vì mâu thuẫn về Ba-Gót-Nhưng-Một với đám quần chúng mộc mạc bình dị.

Tuy vậy, không quá lược giản, chúng ta nên thừa nhận rằng Islam đã có những đột biến riêng của nó, và nó cũng bị đe dọa từ bên trong - Shii'a và Sunni là sự chia rẽ nổi bật nhất. Tuy nhiên, Islam có năng lực đủ để vượt qua những tôn giáo khác trong phạm vi mở rộng của nó, và ngày nay vẫn tiếp tục phát triển với hiệu quả đáng kể.

Scientology, một tôn giáo mới ở Mỹ, là một vi-rút tiên tiến, nhưng nó cũng chịu phận kém may mắn là đã ra đời muộn màng, trong một môi trường đã đông đúc những sinh vật tôn giáo. Nếu như Scientology hoặc Mormonism đã được sinh ra trong một môi trường ít đông đúc hoặc suy yếu vi-rút, chúng có thể đã nhanh chóng lan tràn khắp thế giới.

Phong trào cuồng tín tôn giáo – Hình thức độc địa của Vi-rút Gót
“Bạn không bao giờ đâm đầu vào để làm một gì đó, nếu như bạn đã hoàn toàn có tin tưởng chắc chắn. Không ai cuồng tín la hét rằng ngày mai mặt trời sẽ mọc. Họ biết chắc ngày mai nó sẽ mọc. Khi người ta cuồng tín dành đời mình cho những niềm tin tôn giáo, hoặc chính trị, hay bất kỳ loại nào khác với những giáo điều, hay cứu cánh, luôn luôn là vì những giáo điều hay cứu cánh này đáng nghi ngờ” - Robert M. Pirsig.

Những giống vi-rút sinh học bước trên một đường ranh mỏng manh giữa một bên là quá độc làm chết người ngay tức khắc và bên kìa là quá yếu không xử dụng được con người bệnh để lan truyền sinh sản. Một loại vi-rút rất nguy hiểm, quá độc như Ebola có thể giết chết chủ nhà của nó nhanh đến nỗi nó không có cơ hội để lây nhiễm sang một chủ nhà khác. Ngược lại, một loại vi-rút bị làm suy yếu, giống như vi-rút trong thuốc chủng ngừa bệnh đậu mùa, có thể thành hòa hoãn,  nó không thể sinh sản.

Vi-rút gót phải đối diện với cùng một khó khăn. Phong trào cuồng tín trong một tôn giáo nào đó (Fundamentalism) là hình thức nguy hiểm hơn của một tôn giáo. Nó thường phải được kiểm soát vì sợ thiệt hại, phân chia, sẽ làm tê liệt hoặc thậm chí giết chết xã hội chủ nhà của nó. Phong trào cuồng tín tôn giáo thường được “thả lỏng”; lúc vi-rút gót đang ở thế thủ, khi nó bị tấn công mạnh mẽ, hoặc là lhi chính nó đang tấn công, trong thế bành trướng lan rộng. Thế nên, nó có thể bảo vệ một tôn giáo từ những tấn công nguy hiểm, hoặc nó có thể tạo ra năng lực để mở rộng và đánh bại những tôn giáo khác. Trào lưu cuồng tín trong một tôn giáo cũng có thể quay về chính tôn giáo riêng mình và gây ra tàn phá. Cuộc cách mạng Iran năm 1978 đã được Shii'a Islam đưa đến để lật đổ vị Shah của Iran, gây nên hỗn loạn xã hội, chính trị ở Iran. Một khi mục tiêu chính trị này đã được thực hiện, nó vẫn tiếp tục được nuôi lớn trong xã hội của nó, và đe dọa mạng sống những người phản đối nó.

Khi phong trào cuồng tín tôn giáo chiếm được uy thế, một hiện tượng thường thấy trong xã hội là có một tập hợp những hành xử dựa trên tín điều tôn giáo đó được qui định chặt chẽ và ép buộc tất cả phải tuân theo; những lệch lạc sẽ bị xử phạt nặng nề, nhanh chóng. Iran cuối cùng đã đem nhốt vị thần cuồng tín tôn giáo vào lại trong chai, đầu những năm 1990, nhưng nó thỉnh thoảng vẫn tiếp tục bùng phát, thoát ra ngoài kiểm soát và tác hại.

Trào lưu cuồng tín tôn giáo có thể được xem như là một tình trạng giống như viêm nhiễm, sưng tấy vết thương. Hệ thống miễn nhiễm (immune systems) của con người sử dụng hình thức viêm, sưng tấy như một công cụ để chống lại sự nhiễm trùng. Thật không may, viêm nhiễm có thể tiếp tục trong một số trường hợp rất lâu sau khi mối đe dọa đã giảm xuống. Không điều trị, tình trạng viêm có thể gây sốt dị ứng (hay fever), xơ vữa động mạch (atherosclerosis) và bệnh thấp khớp viêm khớp xương (rheumatoid arthiritis) trong cơ thể con người. Trào lưu cuồng tín tôn giáo có thể bảo vệ vi-rút tôn giáo mẹ trong một thời gian, nhưng nó có thể tiếp tục kéo dài khá lâu sau khi sự hữu dụng của nó đã hết, không còn cần thiết, khi đó nó sẽ gây thiệt hại cho những mạng lưới của cơ cấu tổ chức gia đình và xã hội trong đó nuôi dưỡng tôn giáo đó.

Một xã hội không thể tồn tại lâu dài với trào lưu cuồng tín lan tràn. Nó phải được đưa trở lại dưới kiểm soát một khi tình trạng khẩn cấp đã được vượt qua, hoặc sự mở rộng được hoàn thành. Không kiểm soát được, trào lưu cuồng tín tôn giáo quay trở lại nghiến ngấu tàn hoại xã hội của chính nó. Thí dụ này có thể được nhìn thấy trong sự cai trị cứng nhắc và chết người của Taliban ở Afghanistan sau khi quân đội Nga rút khỏi xứ này. Tương tự như vậy, kinh nghiệm của nước Tàu với trào lưu cuồng tín của chủ nghĩa Mao (Maoism) trong cái gọi là “Cách mạng Văn hóa”, dẫn đến chết chóc hơn 30 triệu nông dân Tàu. Nhiều trí thức đã bị tố khổ, tống vào tình trạng quản chế nghiêm nhặt hay giam trong trại cải tạo, hay bị xử tử với tội phạm chỉ đơn giản là đã không tuân thủ theo những giáo điều của chủ nghĩa Mao, một đột biến của chủ nghĩa cộng sản.

Saudi Arabia đã nuôi dưỡng một loại vi-rút của trào lưu cực đoan chính thống kể từ năm 1744, khi triều đại của bin Saud đã thành lập một liên minh với giáo sĩ Abdal Wahhab để thiết lập vương quốc sa mạc này. Wahibism bắt đầu như một phong trào cải cách rất thận trọng, trong phản ứng đối với những sa đọa nhất định đã lẩn vào Sunni Islam trong thế kỷ 18. Nó được thành lập để làm sạch Sunni Islam, và loại bỏ những thực hành như tôn thờ những vị thánh phổ thông, thăm viếng mộ, và tôn thờ ngẫu tượng. Abd-al-Wahhab nhận thấy có một sự suy đồi đạo đức trong giới Islam và tìm cách thiết lập những tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho hành vi những tín đồ. Wahibism đã được giai cấp cầm quyền cẩn thận theo dõi và giữ dưới sự kiểm soát trong hai thế kỷ.

Một loại như thỏa hiệp đã xảy ra nhiều thập kỷ trước, cho phép vi-rút nguy hiểm này tập trung năng lực của nó bên ngoài Saudi Arabia, miễn là nó không thách thức giới cầm quyền ưu tú bên trong. Thế nên, những nhà chức trách Saudi đã do dự không đối đầu trực tiếp với vi-rút, bởi vì hệ thống chính trị thần kinh trung ương chính nó đã bị lây nhiễm nặng vi-rút này. Thí dụ, Osama bin Laden là một người chặt chẽ tuân theo Wahibism và xuất thân từ một gia đình Saudi nổi tiếng.

Al Qaeda thậm chí còn là trào lưu cực đoan hơn Wahibism, nhưng là một đột biến trực tiếp từ Wahibism. Miễn là Wahibism và Al Qaeda vẫn giữ tập trung vào Afghanistan hoặc những nơi khác, nó được tha thứ để cho yên. Tuy nhiên, Al Qaeda đã trở thành một mối đe dọa trực tiếp đến lớp cầm quyền Saudi, mà bây giờ phải đối mặt với nhiệm vụ tinh tế của việc loại bỏ al-Qaeda mà không thổi bùng ngọn lửa của Wahibism.

Bằng cách hỗ trợ Wahibism và những nỗ lực truyền giáo của nó ở những nước khác, vi-rút cực đoan chính thống lan nhiễm những xã hội suy yếu của AfghanistanPakistan. Nó đã trở thành bệnh dịch địa phương của những khu vực này.

Những hồ dự trữ của những vi-rút Gót
Trong tự nhiên, có những nơi vi-rút có thể lẩn trốn, hoặc nằm chìm ẩn trong thời gian dài, và sau đó thoát ra tạo bùng phát bệnh dịch. Loài dơi là một hồ chứa cho vi-rút bệnh dại, một thí dụ. Từ hồ chứa là những con dơi, bệnh dại có thể vỡ bùng nhanh chóng lan nhiễm sang những động vật khác, đến con người. Vi trùng liên hệ với bệnh dịch hạch của thời Trung cổ, Y pestis, được cho là đã bắt đầu từ một hồ chứa là những con chuột ở vùng đông Trung Phi. Thỉnh thoảng bệnh dịch hạch dường như đi ra từ khu vực đó và tìm đường tiến lên phía bắc vào Trung Đông và Europe [8]. Một nơi nào đó ở Tây Phi, vi-rút Ebola ở ẩn và đôi khi bùng ra, thường là qua loài khỉ rồi lan nhiễm vào những quần thể người.

Trong sinh học, thường chưa rõ lý do tại sao có một tác nhân gây bệnh cụ thể nào đó xảy ra vào một khối dân chúng nói chung. Tại sao chúng ta bị một loại bệnh cúm (flu) trong một năm này, và một loại khác vào một năm sau? Dường như nó có liên quan đến số lượng lớn những loại vi-rút cúm khác nhau ở những hồ chứa khác nhau. Mỗi  loài vi-rút bị giữ kiểm soát do sự cô lập, thiếu những vector, hoặc sự miễn dịch  có chung với một nòi vi-rút nào đó cụ thể.

Một vi-rút có thể nằm im lìm không hoạt động gì trong nhiều năm, trong thời gian đó nó có thể đột biến và thay đổi nhiều lần, cho đến khi một biến thể tìm thấy chìa khóa để phá vỡ thoát ra. Như vậy, sự bùng phát của bệnh dịch hạch trong thời Trung Cổ có thể có được xem là một kế tục của những tác nhân gây bệnh đã đột biến từ một hồ chứa ở châu Phi. Mỗi lần bệnh dịch bùng nổ là vi-rút đã biến khác, đủ lạ để vô hiệu những phòng thủ của con người – dù đã miễn nhiễm với cùng vi-rút trước đột biến mới đây - trên đường phá của nó.

Những hồ dự trữ của những vi-rút tôn giáo
“Đức tin là tin vào những gì bạn biết không phải như vậy.” Mark Twain

Vi-rút gót cũng có hồ chứa. Afghanistan là nguồn dự trữ của hai biến thể của phong trào cực đoan tôn giáo, Taliban và Al Qaeda. Taliban là một biến thể hoàn toàn địa phương của Islam khắc khổ nghiêm ngặt bắt đầu như một phản ứng trước sự thối nát nhận thấy trong xã hội Afghanistan. Al Qaeda, như đã nói trước đó, là một nhánh của Wahibism tại Ả Rập Saudi. Cả hai đều tìm cách áp đặt luật tôn giáo Islam Shari'a vào xã hội, vốn nó hạn chế nghiêm trọng quyền của phụ nữ, và tìm cách loại bỏ ảnh hưởng của phương Tây bằng cách nghiêm cấm truyền hình, nhiếp ảnh, thả diều, cờ vua (chess), kể một vài trong danh sách dài những thứ khác.

Trong khi hai phong trào có những nguồn gốc khác nhau, cả hai đều là những phản ứng tôn giáo cực đoan trước sự thối nát đã nhận thấy và tìm cách để trong sạch hóa xã hội và tín đồ. Sau khi lớn mạnh và phát triển bên trong hồ chứa Afghanistan, những vi-rút ký sinh cao cấp và hung hăng này nổ ra vào những năm 1990 để lây nhiễm một khu vực địa lý rộng. Sau khi ra khỏi hồ chứa, chúng có sức mạnh để đạt được một chỗ đứng vững chắc ở nhiều quốc gia bằng cách lây nhiễm giới trẻ và thậm chí có giáo dục Muslim. Al Qaeda đặc biệt hiệu quả trong việc lây nhiễm cho những người trẻ tuổi. Thí dụ, trường hợp một kẻ đánh bom tự sát Al Qaeda trên 30 tuổi nó là hiếm.

Trong những thế kỷ qua, những vi-rút gót lan truyền giống như những vi-rút trong sinh học, theo những tuyến đường thương mại và quân sự. (Thí dụ như trường hợp Việt nam - vi-rút gót Catô vào Việt nam theo chân những thương nhân Tây phương, có lẽ những người Hòa Lan là đầu tiên (đạo Hòa lan), nhưng còn yếu ớt không nhiều; phải đợi đến vài thế kỷ sau, theo và nương chân giới quân sự Pháp đến xâm lăng Đông Dương, nó mới phát triển lan nhiễm rộng rãi được).  Ngày nay, tôn giáo có thể lây lan qua Internet và những hình thức truyền thông khác trên toàn cầu với tốc độ cao. Với hệ thống thần kinh điện tử mới này, trào lưu tôn giáo cực đoan có thể trồi lên bất cứ nơi nào và với tốc độ chưa từng thấy. Nó không còn cần những tuyến đường thương mại truyền thống hoặc những đội quân viễn chinh. Nhiễm trùng toàn cầu có thể xảy ra từ những hồ chứa từ xa, phương Tây hay bất kỳ quân đội nào khác không chạm tới.

Những hình thức của chủ nghĩa tôn giáo cực đoan Islam đã lây lan rộng rãi từ Anh đến Indonesia. Hệ thống miễn dịch với loại nhiễm trùng này đã chưa được phát triển, và kết quả là, những chính phủ và những nhóm tôn giáo khác đang đấu tranh để ngăn chặn nó. Phản ứng quân sự khó mà có cơ hội thành công và còn chắc chắn có thể làm mạnh thêm chủ nghĩa tôn giáo cực đoan Islam. Thật đáng chú ý, sự phát triển của trào lưu tôn giáo cực đoan Islam đã kích động trào lưu tôn giáo cực đoan Kitô, mà bây giờ nhìn thấy biện pháp mạnh mẽ trong cả quân đội Mỹ - sẽ được thảo luận trong chương kế tiếp. Khi Tổng thống Bush đề cập đến “một cuộc thập tự chinh” chống lại phong trào khủng bố Islam, nó gây được tiếng vang tích cực với nhiều tín đồ cực đoan truyền thống Kitô và tiêu cực với những tín đồ cực đoan truyền thống Muslim. Hai vi-rút gót này có thể và thực sự “ăn” nhau.

Tại Hoa Kỳ, những hồ chứa của ký sinh vi-rút đặc biệt cư trú ở những nơi như Đại học Liberty của Jerry Falwell, hoặc Đại học Regent của Pat Robertson. Đối với phần lớn 50 năm qua, Baptists Nam Hoa Kỳ dường như là hồ chứa lớn nhất của trào lưu, mặc dù nó cũng tồn tại giữa những đám tín đồ Pentecostals và Nazarenes.

Trong khi đây dường như rõ ràng là những hồ chứa, rất khó để dự đoán hồ chứa nào sẽ sản xuất giống vi-rút gót hiệu quả nhất. Ai có thể ngờ vào năm 1820, Joseph Smith, nhà tạo dựng những câu chuyện bịa đặt tuyệt vời, đầy tài năng và sức lôi cuốn, sẽ sinh ra vi-rút lây nhiễm cao Mormon? Ai có thể dự đoán rằng một chuyển động nhỏ bắt đầu ở Wittenberg, Đức, năm 1517 từ Martin Luther đã đẩy lùi đạo Catô Lamã lúc ấy đã nắm độc quyền ở châu Âu hơn một nghìn hai trăm năm?

Khi tôn giáo đương chi phối xã hội bị yếu, như Catô Lamã năm 1517, những tôn giáo mới có một cơ hội để bùng thoát. Đã có nhiều những đột biến cố gắng để bùng nổ trong những thế kỷ trước Luther, nhưng không đủ mạnh, hoặc không có một nhà lãnh đạo về chính trị đủ mạnh để thành công. Thí dụ, John Huss tạo ra một vi-rút cạnh tranh khoảng 1400 và thành lập phong trào Moravian. Phong trào này âm ỉ trong hơn một trăm năm, và đã có một ảnh hưởng mạnh mẽ đến Martin Luther, nhưng nó không bao giờ nổ ra vào chính diện [9].  Để minh họa, khi Luther đã đến thăm những giáo xứ vùng Saxony để xác định tình trạng giáo dục tôn giáo, ông đã viết trong lời nói đầu cuốn Sách Giáo Lý nhỏ (1528): “Đa ta, Gót tốt lành! tôi đã trông thấy được bao nhiêu lớp bất hạnh! Những người dân thường, đặc biệt là tại những làng xã, không có bất cứ kiến ​​thức gì của giáo lý đạo Kitô, và, than ôi! những mục sư, nhiều người hoàn toàn không có khả năng và không đủ năng lực để giảng dạy” [10]. Toàn bộ nông thôn đã chín muồi để gieo gặt. Vi-rút mới của ông đã càn quét trọn phần lớn miền Bắc nước Đức một cách dễ dàng.

Chủ nghĩa Mác là một thứ vi-rút gót mạnh mẽ khác, âm ỉ và nung nấu nhiều năm trong những túi nhỏ của châu Âu, và cuối cùng, thay vì nổ ở Anh hay Đức là những xã hội tư bản, lại nổ ra ở Nga vào năm 1917, một xã hội bán phong kiến, bán kỹ nghệ, cho thấy lý do chính không nằm trong kinh tế, nhưng trong chính trị, xã hội – là sự yếu kém lúc đó của cơ cấu chính trị quân chủ Nga và sự suy xụp của hội Nhà thờ Chính Thống Nga. Nội dung đại cương của chủ nghĩa về chính trị, xã hội của nó có thể xem như không khác gì những giáo lý tôn giáo của Catô quen thuộc với những “đức tin” sắt máu. Những tuyên bố của các lĩnh tụ của nó cũng giống như của Jesus, hay Jerry Falwell. Cũng có hiện tượng ly giáo - Bolshevism và Menshevism;  và những kẻ “dị giáo” như Trotsky cũng bị săn lùng, bắn gục. Cũng có những “lạc giáo, rối đạo”, chỉ mang tên mới là “tư tưởng phản động”, hay “bọn xét lại”.  Chủ nghĩa Mác không có bằng chứng cơ sở thực nghiệm hơn một tôn giáo – như Mormonism chẳng hạn. Duy vật biện chứng Lịch sử của chủ nghĩa Mác cũng gần như một tuyên bố của đức tin về giáo lý Gót Ba Ngôi, hay hứa hẹn sự xuống thế lần thứ hai của Christ với thời đại hoàng kim. Chủ nghĩa Mác đã có một vector đặc biệt hiệu quả là cá nhân Vladimir Lenin. Như trong nhiều trường hợp, một khi vi-rút trên đường đi tới sự thống trị, vector chính của nó, Lenin, có giá trị sau khi chết còn hơn lúc sống. Stalin, quen thuộc với những phương pháp của những mánh khóe tôn giáo từ sự đào tạo trong chủng viện của chính ông, đã xây dựng một sự sùng bái cá nhân cho Lenin. Văn hóa nông dân, sau khi bị tước đoạt mất lối thoát qua tôn giáo là đạo Kitô Chính thống giáo Nga trước đây, nay đổ xô đến lăng Lenin. Lenin trở thành vị gót của chủ nghĩa Mác, như một tôn giáo rất giống đạo Catô; và được trưng bày cho tất cả tín đồ. Không từng có Pharaoh, hoặc Caesar nào trong lịch sử, đã được phong gót – tôn thần - hơn thế sau cái chết.

Trào lưu tôn giáo cực đoan chống trào lưu tôn giáo cực đoan
“Trào lưu tôn giáo cực đoan không phải là về tôn giáo, những về quyền lực.” Salman Rushdie
Trào lưu tôn giáo cực đoan luôn luôn có một hồ chứa để lặng lẽ ẩn náu, và có khả năng đột ngột phun trào như núi lửa. Nếu nó không bị vi-rút đương thắng thế, hay những vi-rút khác cùng thời kềm chế, nó có thể chiếm hữu toàn xã hội, với những hậu quả tồi tệ nhất.

Như một người quan sát những trào lưu tôn giáo cực đoan, chúng ta có thể nhìn thấy những phát triển này, và dựa trên đó để giúp đỡ giáo dục người dân về những gì có thể xảy ra. Chúng ta có thể chỉ ra rằng khi có hai trào lưu chính thống vi-rút gót cạnh tranh đối đầu nhau, mọi thảo luận hợp lý trong xã hội biến mất. Trào lưu tôn giáo cực đoan không có khả năng thỏa hiệp. Những kẻ trong một trào lưu tôn giáo cực đoan chính thống tin rằng đường lối của họ là con đường duy nhất, và tất cả những người khác đang sa đọa, và phải chịu kết tội, không thoát được phần số trong ngày tận thế. Với nhiễm độc sâu xa như vậy, đối thoại xây dựng là không thể có. Hơn nữa, sự hiện diện của một trào lưu tôn giáo cực đoan sẽ làm dấy lên những phản ứng tôn giáo cực đoan từ những người thuộc tôn giáo khác. Mormonism gợi lên những phản ứng mạnh mẽ trong dân chúng IllinoisMissouri những năm 1830-năm 1850. Một phản ứng tương tự như vậy xảy đã ra trong những cuộc Thập Tự Chinh của thế kỷ 11 đến thế kỷ 13, trong đó Catô cực đoan đã làm dấy lên một phản ứng tôn giáo cực đoan Islam, dẫn đến sự chiếm đi chiếm lại vùng Đất Thánh từ mỗi bên. Điều này đã tái diễn nhiều lần, cho đến khi phía Catô kiệt sức, và chính nó phải rút hoàn toàn khỏi Palestine.

Ngày nay chúng ta nhìn Islam và Kitô phỉ báng lẫn nhau từ những bục giảng của mình. Có lẽ không phải ngẫu nhiên có một sự gia tăng rất lớn hoạt động của trào lưu tôn giáo cực đoan trong quân đội Mỹ, ngay cả khi quân đội này viễn chinh sang thế giới Islam để chiến đấu chống trào lưu tôn giáo cực đoan Islam. Nhóm theo trào lưu tôn giáo cực đoan như “Christian Embassy” đã thâm nhập vào giới hàng đầu của quân đội Mỹ và đã đạt được những vị trí ảnh hưởng trong Pentagon. Từ vụ tai tiếng “truyền phúc âm” tại Học viện Không quân Mỹ, đến “Campus Crusade for Chrrist” cố gắng để gửi hàng ngàn những gói dữ liệu chuyển đạo cho những người lính ở Iraq, giới truyền giáo Kitô đã  cho thấy họ tận lực để lạm dụng quân đội cho những mục đích lây nhiễm tôn giáo. [11].

Trào lưu tôn giáo cực đoan luôn luôn tìm cách để lây nhiễm những tổ chức có thể hỗ trợ cho sự thực hiện tuyên truyền của nó thành dễ dàng, ít tốn kém nhất. Cho dù là trong quân đội Mỹ, hoặc tôn giáo cực đoan Islam trong quân đội Pakistan, mục đích của chúng luôn luôn là đảm bảo những tổ chức tuyên truyền hiệu quả, sử dụng những nơi nào đã thâm nhiễm được.


Phòng chống Vi-rút của Trào lưu tôn giáo cực đoan
Với sự ra đời của những phương pháp khoa học, có thể phơi bày rất nhiều những mánh khóe của vi-rút gót. Vua Chiên thời nay thôi không còn có thể tuyên bố loại như trái đất là trung tâm của vũ trụ. Trong khi nhiều người tin vào cầu nguyện, khi có bệnh tật, họ dĩ nhiên sẽ đặt tin tưởng vào các y sĩ để chữa trị cho họ. Những tín đồ của giáo phái Scientology có thể tuyên bố rằng máy E-Meter của họ có thể nói tất cả mọi thứ về một người, nhưng họ không dám đặt nó dưới ánh sáng khảo cứu của khoa học[12]. Những người Baptists có thể không thích ý tưởng rằng loài người tiến hóa từ những sinh vật khác, không phải do một gót nào đó lấy đất nặn thành, hơn vài nghìn năm trước; nhưng họ không có cách nào đưa những ý tưởng này của họ để thử nghiệm chống lại, không phải khoa học, nhưng với những tin tưởng đồng loại khác – thí dụ - thuyết sáng tạo vũ trụ của người Navaho, hoặc của Hindu. Tại sao tin và thuyết sáng thế của một giống dân Trung Đông, nhưng lại gạt bỏ thuyết sáng thế của giống dân khác ở bắc Mỹ, hay ở Ấn độ? Những thành trì của đức tin tôn giáo không phải chỉ bị khảo cứu khoa học thử thách.

Châu Âu đã không có một bùng nổ lớn của trào lưu tôn giáo cực đoan nào kể từ khi Hitler qua đời, và tương tự như thế với nước Nga kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Những xã hội này có giáo dục khoa học mạnh mẽ, và cho đến nay, đã được miễn nhiễm với những vi-rút gót nguy hiểm.

Trong khi chúng ta không bao giờ có thể miễn nhiễm hoàn toàn với trào lưu tôn giáo cực đoan, phòng ngừa tốt nhất là một nền giáo dục vững chắc trong những ngành khoa học. Hiện giờ, một thí nghiệm đang xảy ra ở châu Á và Nga. Trong khi chủ thuyết Marxism – nhìn như một tôn giáo không-tin-gót - đã bị rơi mất vị trí ưa chuộng vốn có trước đây, những tôn giáo tin-gót khác đã không thể vội vàng nhảy vào và lấp chỗ trống của nó trong xã hội. Đây không phải là trùng hợp ngẫu nhiên, vì những chính phủ các nước Tàu và Nga đã đào tạo được và tiếp tục phát triển một dân chúng có giáo dục kỹ thuật khoa học. Họ cũng theo dõi và can thiệp với những nỗ lực của những tôn giáo bên ngoài muốn truyền nhiễm tôn giáo cho dân chúng của họ. Trong những nước phương Tây, nơi giáo dục khoa học vốn đã lâu đời, mạnh mẽ, chẳng hạn như Đức, Thụy Điển, Ireland, Hungary, Hà Lan, ảnh hưởng từ vi-rút gót tất cả mọi loại, đã giảm xuống rất thấp [13].

Giáo dục là chìa khóa phòng chống lâu dài với những vi-rút gót độc hại, như của Taliban, Baptist, hoặc Catô. Những chính phủ sáng xuốt đều đẩy tôn giáo ra khỏi lĩnh vực giáo dục, để xây dựng một nền giáo dục thế tục chân chính với nội dung khoa học và nhân bản. Nếu vi-rút gót không thể kiểm soát được giáo dục công cộng, nó sẽ tìm cách chuyển hướng những nguồn lực từ ngân quỹ công cộng sang tài trợ những trường học của trào lưu tôn giáo cực đoan. Từ trường madrassa của Pakistan, đến sự thúc đẩy của tín đồ Kitô đòi thực hiện hệ thống chứng phiếu giáo dục ở Hoa Kỳ, hay phong trào giáo dục tôn giáo tại gia đình, tất cả là những hiện tượng cho thấy tôn giáo tìm cách kiểm soát giáo dục, hoặc kiểm soát những nguồn lực của giáo dục.

Những Tôn giáo không-tin-gót

Chủ nghĩa không-tin-gót là một Tôn giáo?
“Nếu Thuyết không-tin-gót là một tôn giáo, vậy thì sức khỏe phải là một căn bệnh!” Clark Adams

Một số cho rằng chủ nghĩa không-tin-gót (Atheism) - vô thần - là một tôn giáo, hay ít nhất những người theo thuyết Không-tin-gót (Atheist) là một thứ tín đồ tôn giáo. Nhưng điều đó đặt ra một vấn đề - đó là bạn sẽ gọi những người không tin vào các vị Zeus, Thor, Allah hay thậm chí không tin vào “Con quái vật Mì-sợi Spaghetti Bay” (the Flying Spaghetti Monster) [14] là gì? – Trong lịch sử nhân loại đã xuất hiện rất nhiều gót – thành ra trong thực tế, ai cũng là một người vô thần, nghĩa là không tin vào một gót nào đó; vì nếu tin gót này là không tin gót kia; Một tín đồ Kitô là vô thần vì không tin vào các gót của Hinduism, hay Allah của Islam. Chúng ta đều vô thần vì đều không còn tin vào gót Zeus của người Hylạp, hay gót Thor của người bắc Âu. Thuyết vô thần - không-tin-gót - chỉ đơn giản là thấy không có bằng chứng nào về bất kỳ gót nào.

Mỗi tôn giáo chúng ta đã đề cập đến ở trên, đều có những nghi lễ, thực hành, văn bản thiêng liêng, hoặc tập tục, truyền thống, v.v… Không có gì giống như thế đã từng phát triển từ thuyết Vô thần, từ những người không-tin-gót. Thuyết không-tin-gót không sản xuất ra những “thánh nhân”, những ngày lễ thánh, hoặc những “thánh thư”, và không có thỏa thuận về giáo điển, mục lục nào về đức tin. Trong thực tế, điều duy nhất bạn có thể khiến một số những người vô thần - không-tin-gót, tất cả cùng vui vẻ đồng ý là – không có gót! và … chấm hết.

Chủ nghĩa cộng sản và những Tôn giáo Không-tin-gót (Non-Theistic Religion) khác
Trong khi thuyết Không-tin-gót không phải là một tôn giáo, một số tôn giáo không-tin-gót có những sách thánh và những thần tượng giống như gót. Cũng giống như Paul đã tạo ra vi-rút Kitô, Martin Luther tạo ra vi-rút TinLành. Tương tự, có thể xem Marx đã tạo ra vi-rút Mác xít, vì trong sự giải thích về sự tất yếu của lịch sử, ông xem ra cũng phải gọi đến một thứ “đức tin”; Marx đã không có bằng chứng cho sự tin tưởng vào sự tất yếu lịch sử của mình, cũng giống như những tín đồ Kitô đã không có bằng chứng cho sự tin tưởng vào sự xuống thế thứ hai sắp đến của Christ (the second coming of Christ). Chủ nghĩa Mác đã lan nhiễm nhiều chủ nhà, đã đột biến theo nhiều cách giúp nó tồn tại và nhân rộng trong tâm trí của hàng ngàn, sau đó hàng triệu con người. Nó dần dần tiến hóa thành những thực hành khác nhau của chủ nghĩa cộng sản địa phương, trong gần như hầu hết những trường hợp đại phương này, đã dẫn đến một sự sùng bái cá nhân, chẳng hạn như thấy trong chủ nghĩa Stalin, chủ nghĩa Mao và ở bắc Triều Tiên, Khmer Đỏ,  Cuba và Romania.

Trong khi trên danh nghĩa là vô thần, không-tin-gót; một số những lãnh tụ trong những quốc gia cộng sản kể trên được xem cũng như một thứ Caesar hoặc Pharaoh, nghĩa là một vị gót. Thậm chí còn thờ những vị gót chết của họ! Vì vậy, Lenin đã được dựng lăng mộ, xác được ướp, và hàng trăm ngàn người cung kính viếng thăm mỗi năm. Kim Il-sung, nhà độc tài của Bắc Triều Tiên, qua đời vào năm 1994, nhưng ông được mang danh chính thức là “Chủ tịch Bắc Triều Tiên đời đời” cho đến ngày nay! Ông là một vị gót với dân chúng Bắc Triều Tiên, cũng giống như một Pharaoh đã chết với dân chúng Ai Cập cổ đại. Đối với người phương Tây, điều này có vẻ kỳ lạ -  tôn thờ một nhà độc tài đã chết, nhưng thực có gì là khác đâu – những tín đồ Kitô vẫn quì phục trước các “thánh tích”, hay thờ phụng một Jesus đã chết,  hoặc người Muslim Shii'a đến thăm mộ của Fatima với hy vọng nhận được phước lành? Hành vi có vẻ hết sức tương tự, cho dù đó là thờ phượng một Pharaoh trong kim tự tháp vĩ đại, một lĩnh tụ đã chết trong lăng mộ tráng lệ, hay một người được xem là kẻ cứu thế như Jesus trong những nhà thờ nguy nga.

Vi-rút duy trì sức mạnh hoặc làm chính nó hồi sinh miễn là chừng nào gót của nó còn sống, hay tồn tại trong một số hình thức nào đó. Khi gót chết, vi-rút gót mất đi, và những tôn giáo khác có thể thêm sức mạnh. Nhà thờ TinLành đang điên cuồng làm việc để chiếm thị trường ở Liên Xô cũ, thay thế chủ nghĩa cộng sản và hội nhà thờ Chính Thống Nga. Thí dụ, giáo phái Jehovah’s Witnesses đã thành công rất nhiều nên bị đưa ra tòa, bị xử phạt và bị Moscow cấm [15]. Giáo phái Pentecostals cũng đang phát triển và làm hội nhà thờ Chính Thống cũng như chính phủ Nga giận dữ. Vi-rút Chính thống giáo yếu, vì vậy nó nhận sự giúp đỡ của những cơ quan chính trị để ngăn chặn vi-rút khác xâm nhập Nga.

Những tôn giáo leo rào ăn bám (parasitic religions)
Trong sinh học, một số chủ nhà dễ bị nhiễm một loại vi-rút nào đó hơn những người khác, và những đột biến vi-rút khác nhau có tác dụng khác nhau trên một dân số như một toàn thể. Đó là lý do tại sao hai người cùng sống chung một nhà, nhưng chỉ người vợ hoặc chồng bị nhiễm cúm, nhưng người kia thì không.

Nó cũng tương tự như những vi-rút gót. Trong khi những Jehovah’s Witnesses chắc là không đủ khả năng để trở thành tôn giáo bao trùm nước Nga rộng lớn, vi-rút đặc biệt của họ có khả năng lây nhiễm một phần nhất định của dân số đó, cũng như vi-rút của Scientology, hay của Pentecostals, hay của Baptists. Đây là những vi-rút tích cực tuyên truyền thông qua việc truyền đạo bằng những phái đoàn có tổ chức tinh vi khéo léo, để tìm cách “cải đạo” những cá nhân trong một xã hội đã có những vi-rút gót khác hiện diện rồi, đây là một phương pháp giải quyết lan nhiễm tôn giáo mang tính ký sinh trùng cao. Cách tiếp cận leo rào ăn bám (parasitic) - truyền đạo ký sinh - là sử dụng một chiến lược truyền đạo theo chiều ngang, trong đó vi-rút lây nhiễm những người mới bằng cách nhảy qua những rào cản xã hội và bám vào đường dây gia đình. Đối lại với một cách truyền đạo cộng sinh (symbiotic), theo chiều dọc, trong đó vi-rút truyền từ một thế hệ trước sang thế hệ sau. Hầu hết những tôn giáo tin-chỉ-một-gót sử dụng cả hai loại tuyên truyền ở một mức độ nào đó, nhưng nhấn mạnh vào một loại này hơn loại kia, tùy xã hội và thời kỳ phát triển.

Những vi-rút leo rào ăn bám mang tính ký sinh cao, có xu hướng chọn ra những đối tượng chủ nhà là những người dễ bị lung lay, hoặc vì trẻ tuổi, hoặc đương trải qua một khủng hoảng nào đó của đời sống, nói chung là có tinh thần yếu đuối, mắt quân bằng, như đã nói ở thí dụ trong chương một, nên dễ làm mồi ngon cho vi-rút lây nhiễm, khá đột ngột, và sau đó vi-rút sẽ nhanh chóng thâm nhiễm nặng, rồi kiểm soát não thức và chủ yếu là khả năng nhận thức, phê phán của những chủ nhà này. Như vậy, vi-rút ký sinh trùng có khả năng kéo người bị “cải đạo” ra khỏi những ảnh hưởng của gia đình, hay văn hóa xã hội, vì gia đình và văn hóa có thể thành mối đe dọa làm vô hiệu, hay loãng nhạt tác dụng “gây mê” của vi-rút. Một thí dụ điển hình là hội nhà thờ “Unification Church”, hay còn gọi là “Family Federation for World Peace and Unification” do Sun Myung Moon thành lập, các tin đồ cũng được gọi là những “Moonies”. Hội nhà thờ này buộc tín đồ phải kiêng khem tình dục trước hôn nhân, và đòi hỏi rằng tất cả những hôn nhân phải được phê duyệt, nếu không nói là do nhà thờ sắp xếp. Với chiến thuật “gài người” như thế, Sun Myung Moon đã tiếp tục lựa chọn cho hàng trăm hôn nhân, thường tổ chức tập thể, trong đó có dàn xếp khéo léo, cho hàng ngàn người từ những văn hóa tôn giáo khác hôn phối với tín đồ của mình, trong một nỗ lực tuyên truyền và đẩy vi-rút của mình lan rộng, vượt qua những ranh giới cổ truyền của văn hóa.

Không có gì đáng ngạc nhiên sau đó, một trong những khiếu nại chính chống lại Jehovah’s Witnesses ở Nga là tác động tiêu cực của nó với gia đình và xã hội. Theo một bài viết của ReligiousTolerance, ngày 25 Tháng Năm, 2004:

“Những tòa án Moscow đã tìm thấy cộng đồng (Jehovah’s Witnesses) phạm tội ép buộc những gia đình đi tới tan rã, xâm phạm con người, quyền lợi và tự do của công dân, khuyến khích tự sát, hoặc từ chối trợ giúp y tế cho những người bị bệnh nặng, trên cơ sở tôn giáo; và kích động công dân từ chối thực hiện nghĩa vụ dân sự được thành lập theo quy định của pháp luật. Theo quy định Điều 14 của luật năm 1997, một tổ chức tôn giáo có thể bị mất tư cách pháp nhân, và hoạt động của nó bị cấm trên những nền tảng này”.

Tôn giáo ký sinh đòi hỏi rất nhiều từ những thành viên của chúng, và có những tiêu chuẩn nghiêm ngặt đối với những hành vi hoặc với những thành viên. Bởi vì chúng liên tục thu hút và mang lại những thành viên mới, sự tuyên truyền tẩy não và giám sát phải nghiêm ngặt. Những cấp bậc cao trong hệ thống của những vi-rút ký sinh đòi hỏi sự hy sinh tiền bạc, và thời gian từ những chủ nhà mới, từ những người mới  bị “cải đạo”. Scientology, Jehovah’s Witnesses, Hare Krishna và Unification Church đều hành xử theo đường lối này.

Những Tôn giáo Cộng sinh (symbiotic religions)
Nhiều tôn giáo có ít phần ký sinh và nghiêng nhiều về phần cộng sinh. Thí dụ, tôn giáo Druze của Lebanon, SyriaIsrael là đóng cửa với những người bên ngoài. Nó không nhận cho người ngoài nhập đạo đã hơn 800 năm. Đây là một chiến lược theo chiều dọc, truyền đạo xuống những thế hệ sau, chủ yếu trong phạm vi gia đình và trong vòng ranh giới chủng tộc, văn hóa. Những tôn giáo khác có những nghiêm nhặt tương tự, chẳng hạn như những Yazidi ở Iraq, hoặc những người Amish ở bắc Mỹ. Nếu bạn không sinh ra trong cộng đồng này, bạn không thể trở thành một tín đồ của nó. Nếu như được cóa một ai được cho phép nhập đạo, những đòi được hỏi đưa ra sẽ làm sao cho không thể thực hiện được trong thực tế, hoặc rất thử thách khó khăn.

Điều này có thể là một chiến lược chủ ý và rất thành công. Cộng đồng giữ vi-rút mạnh mẽ, và quay lại, vi-rút giữ cộng đồng kết hợp rất chặt chẽ như một toàn khối thống nhất, thành viên của cộng đồng cũng là tín đồ của cùng tôn giáo, giữa họ có một sự ràng buộc mật thiết rất đặc biệt. Những tôn giáo cộng sinh, như Druze, Yazidi và Amish, như vậy có vi-rút gót hoàn toàn thâm nhiễm những thành viên của họ, và những nghiêm nhặt của tôn giáo trở nên cuốn kết hoàn toàn vào sinh hoạt hàng ngày. Nhiều giáo phái Hindu và những giáo phái Hutterites cũng có thể được xem như những tôn giáo cộng sinh.


Tất cả đều còn tùy thuộc ...
Nhiều tôn giáo xử dụng cả hai chiến lược ký sinh và cộng sinh, tùy thuộc vào những hoàn cảnh, địa phương và thời đại. Những vi-rút Catô có xu hướng phần nào cộng sinh (tại Âu Mỹ) trong khi đồng thời lại có khuynh hướng bùng vỡ dùng chiến lược ký sinh (tại Phi, Á). Trong lịch sử, vi-rút Catô đã là ký sinh mạnh mẽ trong cuộc xâm lăng Trung và Nam Mỹ, ở thế kỷ 16. Tại đây, cái chết của hàng triệu người dân bản địa, đã liên quan trực tiếp với những thực hành truyền đạo của giới chăn chiên Catô khi hỗ trợ giới quân sự và chính trị trong những cuộc xâm lăng này. Mặc dù có nỗ lực can đảm của một số ít những thày chăn chiên như Bartolomé de Las Casas [16], những thày chăn chiên đồng hành với những conquistadors và những dân đến định cư sau này, đều đã tìm cách biện minh tội diệt chủng, diệt văn hóa và nô lệ hóa tất cả những dân tộc bản địa ở châu Mỹ. Tội ác khủng khiếp này là thành tựu vĩ đại nhất mà một tôn giáo ký sinh như Catô có thể gây ra được cho loài người.

Tất nhiên, vi-rút và vi trùng sinh học do những quân xâm lăng conquistadors Tây ban nha cũng góp phần vào sự tàn sát như những “chiến sĩ” Catô của giới thày chăn chiên, nhưng hai tàn sát tác hành song song – tàn sát của bên này tạo điều kiện cho tàn sát của bên kia, tất cả đều giáng xuống những dân bản địa hiền hòa có văn minh cổ truyền cao nhưng phi-Catô. Vua chiên Benedict đã cho thấy một sự thiếu hiểu biết, hoàn toàn nhắm mắt, bịt tai trước những sự kiện lịch sử về sự tàn phá vốn hội nhà thờ của ông gây ra tại đây, khi ông đọc một bài diễn văn với những giám mục của Brazil; nhưng điều này không làm ngạc nhiên chúng ta nữa, vì đúng như chúng ta đã nói trong chương trước - vi-rút gót đã làm thâm nhiễm và hỏng hoàn toàn khả năng tự phê phán của ông vua chiên – một vector của vi-rút gót - này. Ông nói, tháng chin, 2007:

“... việc chấp nhận đức tin đạo Kitô đã có nghĩa là những gì cho những quốc gia châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean? Đối với họ, nó có nghĩa là biết đến và chào mừng Christ, Gót-không-biết mà tổ tiên của họ đang tìm kiếm, mà không nhận ra nó, trong truyền thống tôn giáo giàu có của họ (sic). Christ là đấng Cứu Thế mà họ đã âm thầm khao khát. Trong thực tế, việc rao giảng về Jesus và của Tin Mừng của người không tại bất kỳ điểm nào liên quan đến một sự tha hóa những nền văn hóa tiền-Columbus, cũng không phải là sự áp đặt của một văn hóa ngoại lai ...(sic) [17].

Không cần phải nói, lời của ông đã bùng nổ sự phẫn nộ giữa những nhóm dân bản địa, và ngay cả những thày chăn chiên Catô địa phương. Làm thế nào và dẫu là một ai đi nữa của thế kỷ này, lại có thể mù lòa đến như thế, trừ khi ông ta hoàn toàn bị nhiễm một loại vi-rút gót độc hại? Nếu như có ai là người điên cuồng nói rằng – những người DoThái đã chờ đợi Hitler để chỉ cho họ thấy ánh sáng - người này sẽ bị lôi ra chỉ cho thấy phải có chuyện với một thiếu hiểu biết như vậy, nhưng với vua chiên đạo Catô, được mọi con chiên toàn thế giới gọi là “vị chủ chăn” chiên; có vẻ như ông có được thông hành miễn nhiễm với những tuyên bố tàn nhẫn và ngu xuẩn như vậy.

Ngày nay, vi-rút Catô ở châu Phi đang trải qua một giai đoạn bành trướng dùng chiến thuật truyền đạo ký sinh. Bằng cách chủ động rao giảng ngăn cấm sự sử dụng bao cao su, và những phương pháp ngừa thai khoa học phòng bệnh, nên khi vi-rút gót lan tràn cũng tạo điều kiện cho vi-rút HIV lan tràn. Kết quả là đông đảo dân chúng “cải đạo”chuyển sang thực hành giao hợp đúng với giáo điều của đạo Catô, nhưng vì bất chấp khuyến cáo khoa học nên phải có cơ chịu tử vong, và tàn ác hơn là lây nhiễm cho những người cùng cộng đồng loài vi-rút HIV ghê gớm nhất trong lịch sử y học nhân loại , đến nay vẫn chưa có thuốc trị.

Trớ trêu thay, tại châu Âu, đạo Catô đã trở nên rất yếu, đặc biệt là ngay trong nhà của chính nó, nước Ý bản quán - nơi có tỷ số sinh xuống thấp nhất thế giới. Suy nghĩ về hiện tượng này, cho thấy nhất định ở đất Ý, nhiều những ai đó đã phải sử dụng bao cao su, hay những phương pháp kiếm soát sinh sản trong giao hợp, bất chấp ngăn cấm của hội nhà thờ Catô; hoặc là những người Catô trên đất Ý, hẳn rất nhiều đã trở thành những kẻ sống tuyệt đối độc thân, phải chăng vì tiếng gọi đức tin mạnh mẽ vì rất cận kề “tòa thánh” Lamã, họ đã thôi không còn giao hợp nữa!


Tóm tắt   
Những vi-rút gót là hiện thân của những chiến lược để tồn tại và lan truyền. Những vi-rút cao cấp có hệ thống phòng thủ mạnh mẽ và bảo vệ hiệu quả hơn những vi-rút đương thời khác, và kết quả là, chúng chiếm được sự thống trị trên sự thiệt hại của những vi-rút kém phát triển hơn. Dù yếu hay mạnh, vi-rút gót luôn biến đổi, và những đột biến mới của nó có thể thoát ra khỏi “hồ chứa” vi-rút bất cứ lúc nào. Dự phòng tốt nhất đối với vi-rút gót, đặc biệt là với những đột biến thành những trào lưu tôn giáo cực đoan độc hại, là giáo dục khoa học. Càng nhiều khoa học được giảng dạy hoặc thảo luận trong công chúng, càng ít những dụng cụ mà vi-rút gót có thể lợi dụng để lây nhiễm cho những quần thể con người.

Ray, Darrel W 

Lê Dọn Bàn tạm dịch- bản nháp thứ nhất
(Jul, 2011)

(trích từ: Ray, Darrel W. The God Virus: how religion infects our lives and culture. IPC Press, Kansas, 2009)

Đôi dòng về Tác giả, theo lời tự kể của chính ông:

“(Ray, Darrel W.) là một nhà tâm lý học, và một người học hỏi nghiên cứu về tôn giáo và xã hội. Được nuôi dạy và trưởng thành trong một môi trường tôn giáo của Church of Christ – một giáo phái Tin lành theo truyền thống cực đoan chính thống. Ông tốt nghiệp một trường đại học (tôn giáo) Quaker, rồi cao học về tôn giáo ở một chủng viện Methodist Seminary, và tiến sĩ Tâm lý Khải đạo tại đại học Vanderbilt (Nashville, Tennessee, U.S.) Những năm mới 30 tuổi, ông là một người theo thuyết không thể biết (agnostic), đến năm 40 tuổi thành người không-tin-gót (atheist).”




[1] Arianism là từ sử dụng với nghĩa thông thường để chỉ những quan điểm thần học nổi tiếng của nhà thần học Arius (c. 250-336 CE), người đã sống và giảng dạy tại Alexandria, Ai Cập, trong những năm đầu thế kỷ thứ tư. Vấn đề gây tranh cãi nhất của Arius là giải thích khác biệt của ông về quan hệ giữa Gót Cha và Gót Con (Jesus), quan điểm này mâu thuẫn với quan điểm chính thức của hội Nhà thờ thời ấy. Trong một thời gian, Arianism là kình địch của tất cả những hình thức khác của đạo Kitô về mặt phổ biến, đặc biệt là ở phương Đông.
Nestorianism là giáo lý cho rằng Jesus hiện hữu như hai nhân vị, một là con người Giêsu, một là con của Gót, hoặc Logo, chứ không phải là cá nhân thống nhất. Học thuyết này được xác định với Nestôrius (c. 386-451 CE), trưởng giáo của Constantinople. Quan điểm này về Christ đã bị kết án tại Hội đồng Ephesus năm 431, và những cuộc xung đột về quan điểm này đã dẫn đến sự ly giáo Nestorian, tách hội Nhà thờ xứ  Assyria ở phương Đông ra khỏi hội Nhà thờ Byzantine.
[2] Canon: giáo điển - là những tài liệu tôn giáo được chấp nhận và xem là có thẩm quyền của một tôn giáo nào đó. Canon của đạo Kitô được chính thức thành lập năm trong 393, tại Thượng Hội Đồng Giám Mục của Hippo, thuộc thẩm quyền của Augustine, nhưng trong thực tế nó có thể đã được thành lập một trăm năm trước đó. Canon Mormon được hoàn thành với cái chết của Joseph Smith. Giáo điển của người DoThái có thể được thiết lập năm 200 trước Công nguyên, và Canon Islam được thành lập trong vòng 100 năm sau cái chết của Mohammed.
[3] Thường trích dẫn như minh họa là lời tuyên bố nổi tiếng của thày chăn chiên Jesuit - Francis Xavier: “Hãy giao cho tôi những đứa trẻ cho đến khi chúng lên bảy, và sau đó ai muốn lấy chúng cũng được.” Nghĩa là sau khi  não bộ đưa trẻ đã hoàn toàn bị vi-rút gót lây nhiễm, nó hoàn toàn miễn nhiễm với tất cả những gì không-Kitô.
[4] Năm 1908 tên đã được thay đổi thành “the Sacred Congregation of the Holy Office” và thay đổi một lần nữa năm 1965 thành “Congregation for the Doctrine of the Faith”, một văn phòng đã do Joseph Aloisius Ratzinger đứng đầu.

[5] World Intellectual Property Organization, Modulation of a Balance Between the Gut Mucosal Immune System and the Intestinal Microflora [trên mạng] (2002, truy cập ngày 20 tháng 11, năm 2008), được công bố từ:
http://www.wipo.int/pctdb/en / wo.jsp wo = 2002072142; Internet.
[6] Năm 1857, Có 120 người không phải là tín đồ Mormons đi ngang qua lãnh thổ Mormon trên đường đến California. Năm mươi Mormons nhận lệnh từ những nhà lãnh đạo nhà thờ Mormon địa phương đã kéo ra và dưới một lá cờ trắng thỏa thuận ngừng bắn, đã lừa những lữ hành này khiến họ tự giải giới, bỏ vũ khí của họ. Sau đó, họ bị tàn sát tất cả, chỉ trừ 17 trẻ em dưới sáu tuổi. Chính Brigham Young đã tuyên bố chỉ vài tháng trước đó, “Nếu bất kỳ một tên vô lại khốn khổ nào dám đến đây, cắt cổ hết chúng nó”. Ông không bao giờ chấp nhận bất kỳ trách nhiệm nào về vụ thảm sát, nhưng lại đóng một vai trò lớn nhằm che dấu, và bằng mọi cách đổ lỗi cho người Mỹ (da đỏ) bản xứ địa phương. Chỉ đến năm 1998 hội Nhà thờ Mormon mới thú nhận trách nhiệm và đặt một đài tưởng niệm tại địa điểm tàn sát.
Xem Richard Abanes, One Nation under Goss: A History of the Mormon Church (New York: Four Walls Eight Windows Press, 2003), 245-51. Cũng xem thêm: ReligiousTolerence.org, Thảm sát núi Meadows năm 1857- ([trên mạng] (truy cập ngày 20 tháng 11 2008), được công bố từ:
http://www. religioustolerance.org / lds_mass.htm Internet.
[7] Mohammed xem người DoThái và Kitô cao hơn những tín đồ tôn giáo khác bởi vì họ tin theo kinh Thánh (trong đó kể chuyện Abraham, vốn ba tiên tri Moses, Jesus và Mohammed đều nhận họ hàng). Mặc dù ông tin tôn giáo của họ bị lầm lạc, ông vẫn tôn trọng họ và cho thấy sự khoan dung ông đã không dành cho những tôn giáo khác.
[8] Robert S. Gottfried, The Black Death: Natural & Human Disaster in Medieval Europe (The Free Press 1983).

[9] John Huss (khoảng 1369-1415). Ủng hộ việc loại bỏ những mua bán thần thánh trong hội nhà thờ Catô, sử dụng ngôn ngữ địa phương, và độc lập với Rome và chủ trương hòa bình. Lời dạy của ông đã bị tuyên bố là dị giáo năm 1411, ông đã bị đốt sống trên cọc dàn hỏa vào năm 1415. Những người theo ông lặn chìm ẩn dấu, nhưng vẫn duy trì phong trào cho đến khi nó được thành tổ chức chính thức năm 1457.

[10] Martin Luther, the Small Catechism:
http://www.bookofconcord.com/smallcatechism.html # lời nói đầu;
[11] Campus Crusade for Christ, USAFA:
http://www.militaryreligiousfreedom.org/press-releases/; Internet.
[12] Máy E-meter là một dụng cụ điện tử được những giám sát viên của giáo phái Scientology dùng để thăm dò và thiết lập những xác định nào đó về một người.
[13] Trung tâm Quốc gia Thống kê Giáo dục, Những Thành tựu Toán học và Khoa học của học sinh lớp tám, từ năm 1995 đến năm 2003  :
http://nces.ed.gov/ timss/results03_eighth95.asp; Internet.
[14] Nếu bạn không quen với “The Flying Spaghetti Monster” và hội nhà thờ của nó – xem hội Nhà thờ của Con quái vật Mì-sợi Spaghetti Bay:
http://www.venganza.org/  Tôi nghĩ bạn sẽ rất thích thú.

[15] ReligiousTolerance.org, Jehovah’s Witnesses Oppression in Moscow, Rusia: Nov, 2008:
http://www.religioustolerance.org/ witness9.htm

[16] Bartolomé de Las Casas (1484-1564) là một thày chăn chiên Dominican, là người đã tham dự một số những chuyến chinh phục và định cư đi đầu tiên. Ông chịu trách nhiệm chính cho việc bắt đầu một cuộc tranh luận và phản đối ở Tây Ban Nha về sự đối xử của những conquistadors với người dân Mỹ bản địa. Ông đã cố gắng để đánh thức lương tâm vua, hoàng hậu Tây Ban Nha và vua chiên Lamã, nhưng phần lớn đã bị thất trận trong cuộc chiến này, khi những thày chăn chiên cùng với những binh sĩ tiếp tục tàn sát trong sự săn tìm vàng và nô lệ.
[17] A Catholic Life, Pope Benedict XVI’s words on native Americans to CELAM  - LA Times, 14 tháng năm 2007 và :
http://acatholiclife.blogspot.com/2007/05/