Bertrand Russell
Chương 9. Những triết gia của thuyết Atom (Atomists)
Những người sáng lập thuyết triết học Atom (atoms – atomism) [1] là hai vị, Leucippus và Democritus. Rất khó khăn mà tách gỡ họ ra, vì họ thường được nhắc đến cùng với nhau, và hiển nhiên có một số những công trình của Leucippus đã về sau được quy cho Democritus.
Democritus
là một khuôn mặt xác định hơn nhiều. Ông sinh quán ở Abdera tại Thrace; về phần
niên đại của ông, ông đã phát biểu rằng vào lúc ông còn trẻ thì Anaxagoras đã
già, nói khoảng năm 432 TCN , và ông đã được nhận như đã nổi tiếng khoảng 420
TCN. Ông đã du hành rộng rãi ở những vùng đất phương Nam, và phương Đông trong
sự tìm kiếm kiến thức; ông có lẽ đã dành một thời gian đáng kể tại Egypt, và
ông chắc chắn đã đi thăm Persia. Sau đó ông trở về Abdera, nơi đấy, ông ở lại.
Zeller gọi ông là “vượt trên tất cả những triết gia trước đó và cùng thời,
trong sự giàu có kiến thức, và nhất là trong sự chính xác và hợp lý của suy
tưởng”.
Lịch sử Triết học phương Tây
Quyển Một – Triết học Cổ thời
Những người sáng lập thuyết triết học Atom (atoms – atomism) [1] là hai vị, Leucippus và Democritus. Rất khó khăn mà tách gỡ họ ra, vì họ thường được nhắc đến cùng với nhau, và hiển nhiên có một số những công trình của Leucippus đã về sau được quy cho Democritus.
Leucippus,
người dường như đã nổi tiếng khoảng 440 TCN [2],
đến từ Miletus, và đã tiếp tục nền triết lý của những nhà duy lý khoa học được
liên kết với thành phố này. Ông đã chịu nhiều ảnh hưởng từ Parmenides và Zeno.
Quá ít ỏi được biết về ông, khiến Epicurus (một người đi theo Democritus, ở
thời muộn hơn về sau) đã nghĩ đến gạt bỏ đi hoàn toàn sự hiện hữu của ông, và
một vài người trong thời hiện đại đã trở lại lý thuyết này. Tuy nhiên, có một
số nhắc nhở gián tiếp về ông trong Aristotle, và nó có vẻ khó tin rằng những
điều này (trong đó bao gồm trích dẫn văn từ) đã có thể xảy ra, nếu ông đã chỉ
đơn thuần là một huyền thoại.
Democritus
đã là một người cùng thời với Socrates và những Sophists, và đáng lẽ ra, trên
cơ sở thuần tuý biên niên, nên được bàn đến có phần về sau hơn trong lịch sử
của chúng ta. Khó khăn là thật khó tách biệt ông với Leucippus. Trên nền đứng
này, tôi xem xét ông trước Socrates và Sophists, mặc dù một phần triết lý của
ông được đã chủ định như là một trả lời với Protagoras, người cùng thành phố
với ông, và là người nổi tiếng lỗi lạc nhất trong những Sophists. Protagoras,
khi ông viếng thăm Athens, đã được đón tiếp nhiệt tình; Democritus, mặt khác,
nói: “Tôi đã đi Athens, và không ai biết tôi”. Trong một thời gian dài, triết
lý của ông đã bị xem như không biết ở Athens; “không phải là điều rõ ràng,”
Burnet nói, “rằng Plato đã có biết bất cứ điều gì về Democritus.... Aristotle,
mặt khác, biết rõ Democritus; bởi vì ông cũng là một người Ionia từ phương Bắc”
[3].
Plato không bao giờ đề cập đến ông trong những Đàm thoại (Dialogues), nhưng đã được Diogenes Laertius nói là vị này không thích
ông ta nhiều đến muốn tất cả những sách của ông ta nên bị đốt. Heath kính mến
ông rất cao như là một nhà toán học [4].
Những
ý tưởng cơ bản trong triết lý chung của Leucippus và Democritus đã là từ vị kể
trước, về phần khai thác nó ra chi tiết thì khó có thể tách biệt họ ra được,
nhưng đối với những mục đích của chúng ta, điều ấy cũng không phải là quan
trọng để cố làm thử. Leucippus, nếu không thì Democritus, đã được dẫn đến chủ
thuyết Atom trong nỗ lực trung gian dàn xếp giữa thuyết Nhất nguyên và Đa nguyên,
như tương ứng đã đại diện bởi Parmenides và Empedocles. Quan điểm của họ – thật
xuất sắc đáng chú ý – đã giống như của khoa học hiện đại, và đã tránh được hầu
hết những lầm lỗi vốn suy đoán Hylạp đã dễ ngả vào. Họ đã tin rằng tất cả
mọi-thứ-gì-gì là tạo thành của những atoms, chúng không thể phân chia được về
vật lý, nhưng không phải là không về hình học; rằng giữa những atoms có không
gian trống; rằng những atoms không thể bị phá huỷ, rằng chúng đã luôn luôn, và
sẽ luôn luôn, trong chuyển động; rằng có một số lượng vô hạn của những atoms,
và thậm chí cả những loại của atoms, chúng có khác biệt chăng là về phần hình
dạng và kích cỡ. Aristotle [5]khẳng
định rằng, cứ như những nhà theo thuyết Atom, những atoms cũng khác biệt xét về
phần nhiệt, những atoms hình cầu, mà chúng gồm lửa, là nóng nhất; và về phần
trọng lượng, ông đã trích dẫn Democritus như nói rằng “Vượt quá càng nhiều bất
kỳ mức không-thể-phân-chia, càng nặng hơn”. Nhưng câu hỏi – liệu atoms ban đầu
có trọng lượng hay không trong những lý thuyết của những nhà theo thuyết atom –
là một câu hỏi nhiều tranh luận.
Những
atoms đã luôn luôn trong chuyển động, nhưng có bất đồng ý kiến giữa những nhà
bình luận về phần tính cách của chuyển động nguyên thuỷ. Một vài người, đặc
biệt là Zeller, chủ trì những atoms đã được nghĩ là luôn luôn rơi xuống, và
rằng những cái nặng rơi nhanh hơn; như vậy, chúng bắt kịp những cái nhẹ hơn. đã
có những va chạm, và những atoms bị chệch hướng như những banh billiard. Điều
này chắc chắn là quan điểm của Epicurus, người trong hầu hết phương diện, đã
dựa những lý thuyết của ông trên những của Democritus, trong khi cố gắng, có
phần không thông minh lắm, đã lưu tâm về những phê bình của Aristotle. Nhưng có
lý do đáng kể để nghĩ rằng trọng lượng không phải là một thuộc tính nguyên thuỷ
của những atoms của Leucippus và Democritus. Xem ra có vẻ có thể hơn là, trong
quan điểm của hai vị này, những atoms ban đầu di chuyển một cách ngẫu nhiên,
như trong lý thuyết động lực hiện đại về những chất khí [6].
Democritus đã nói đã không có lên mà chẳng có xuống trong khoảng trống không vô
hạn, và đã so sánh sự chuyển động của atoms trong linh hồn với của những hạt
bụi cực nhỏ trong tia nắng khi không có gió. Điều này là một quan điểm thông
thái hơn nhiều so với của Epicurus [7],
và tôi nghĩ rằng chúng ta có thể giả định nó đã là của Leucippus và Democritus.
[8]
Như
kết quả của những xung đột va chạm, những nhóm kết tập những atoms trở nên tạo
thành những khối lực cuốn xoáy. Phần còn lại đã tiến hành giống nhiều như trong
của Anaxagoras, nhưng nó đã là một tiến bộ để giải thích những khối lực cuốn
xoáy một cách cơ động, hơn là gán về hành động của não thức.
Trong
thời cổ đai, đã là sự phổ thông để chê trách những nhà theo thuyết atom với sự
kết gán tất cả mọi thứ gì-gì với sự ngẫu nhiên [9].
Về mặt ngược lại, họ đã là những người theo thuyết tất định [10]
nghiêm ngặt, những người tin rằng tất cả mọi thứ sẽ xảy ra theo như quy định
của những luật tự nhiên. Democritus đã phủ nhận một cách dứt khoát rằng không
có bất-cứ-gì có thể xảy ra bởi ngẫu nhiên [11].
Leucippus, mặc dù sự hiện hữu của ông được đặt dấu hỏi, được biết là có nói một
điều: “không-gì xảy ra cho không-gì, nhưng tất cả mọi thứ từ một nền tảng và
của sự tất yếu “. Đúng là ông đã không cho lý do giải thích tại sao thế giới
lúc ban đầu lại đã nên là như nó đã là; điều này, có lẽ, có thể đã được quy cho
ngẫu nhiên. Nhưng một khi thế giới đã tồn tại, sự phát triển xa hơn nữa của nó
đã không chuyển đổi, nhưng được bố trí bởi những nguyên lý cơ học. Aristotle và
những người khác đã chê trách ông và Democritus, vì đã không giải thích về sự
chuyển động ban đầu của những atoms, nhưng trong vấn đề này, những nhà theo
thuyết atom này đã khoa học hơn so với những nhà phê bình họ. Quan hệ nhân quả
phải bắt đầu từ một cái gì đó, và tại bất cứ chỗ nào đi nữa mà nó bắt đầu,
không có nguyên nhân nào có thể được gán cho dữ kiện ban đầu. Thế giới có thể
được quy về một kẻ Sáng tạo, nhưng dẫu thế nào rồi sau đó, tự thân kẻ sáng tạo,
cũng không thể giải thích được vì sao mà chính kẻ này [12]
lại có đây. Lý thuyết của những nhà theo thuyết atom, trên thực tế, đã gần như
của khoa học hiện đại nhiều hơn bất kỳ lý thuyết nào khác đã đề xuất trong cổ
thời.
Những
nhà theo thuyết atom, không giống như Socrates, Plato và Aristotle, đã tìm cách
giải thích thế giới mà không đưa ra khái niệm về cứu cánh, haynguyên nhân cuối
cùng. Cái “nguyên nhân cuối cùng” của một chuyện xảy ra là một biến cố trong
tương lai, vì tiện ích của những-gì trong đó chuyện xảy ra diễn ra. Trong công
việc của con người, trong sinh hoạt nhân sinh, quan niệm này áp dụng được. Tại
sao thợ làm bánh làm bánh mì? Bởi vì người ta sẽ đói. Tại sao đường sắt được
xây dựng? Bởi vì người ta sẽ muốn đi du lịch. Trong trường hợp loại như vậy,
những sự việc, những-gì được giải thích bởi mục đích mà chúng phục vụ. Khi chúng
ta hỏi “tại sao?” liên quan đến một biến cố, chúng ta có thể hàm nghĩa một
trong hai điều. Chúng ta có thể hàm nghĩa là: “Cái gì đã là cứu cánh cho biến
cố này phục vụ?” hoặc chúng ta có thể hàm nghĩa là: “Những hoàn cảnh gì, tình
huống nào trước đó đã gây ra biến cố này?” Câu trả lời cho câu hỏi kể trước là
một lời giải thích theo thuyết cứu cánh [13],
hay là một lời giải thích bằng những nguyên nhân cuối cùng; câu trả lời cho câu
hỏi thứ hai là một lời giải thích có tính máy móc cơ học theo sinh hay vật lý [14].
Tôi không thấy làm thế nào mà có thể đã biết trước câu nào trong hai câu hỏi
này khoa học nên hỏi, hỏi, hoặc phải chăng nên hỏi cả hai. Nhưng kinh nghiệm
cho thấy rằng những câu hỏi máy móc cơ học dẫn đến kiến thức khoa học, trong
khi những câu hỏi theo thuyết cứu cánh thì không. Những triết gia thuyết atom
đã hỏi câu hỏi máy móc cơ học, và đã đưa ra một câu trả lời máy móc cơ học.
Những người tiếp sau họ, cho đến thời Phục Hưng, đã quan tâm nhiều hơn đến câu
hỏi theo thuyết cứu cánh, và do đó đã dẫn khoa học về một ngõ hẻm mù loà.
Đối
với cả hai câu hỏi như nhau, có một giới hạn vốn thường bị làm ngơ, cả trong
suy nghĩ phổ thông và trong triết học. Không câu hỏi nào có thể được hỏi một
cách dễ hiểu về thực tại như một toàn bộ (bao gồm cả Gót), nhưng chỉ về những
phần của nó. Về phương diện giải thích theo thuyết cứu cánh, nó thường thường
đi đến, không lâu gì, tại một kẻ Sáng tạo, hoặc ít nhất, một tay Thợ Khéo, mà
những cứu cánh của nó được nhận thức trong tiến trình của Tự nhiên. Nhưng nếu
như có một người cứ khăng khăng theo thuyết cứu cánh để tiếp tục hỏi cứu cánh
nào là của kẻ Sáng tạo phục vụ cho, nó trở nên rõ ràng là câu hỏi của ông ta là
không tín ngưỡng, vô đạo. Đó là, hơn thế nữa, không-ý nghĩa, bởi vì, để làm cho
nó có ý nghĩa, chúng ta đã cần phải giả sử kẻ Sáng tạo đã được tạo ra bởi một
vài đấng Siêu-Sáng tạo, vốn là cứu cánh mà Ông phục vụ. Khái niệm về cứu cánh,
do đó, chỉ áp dụng trong vòng thực tại nội tại, mà không với thực tại như một
toàn thể.
Một
luận chứng không phải là không tương tự, áp dụng cho những giải thích cơ học
máy móc. Một biến cố có nguyên nhân từ một cái khác, từ cái kia bằng một phần
ba, vv. Nhưng nếu chúng ta hỏi một nguyên nhân gây ra toàn bộ, chúng ta một lần
nữa bị đưa đẩy đến kẻ Sáng tạo, người mà chính Ông phải là không có nguyên
nhân. Tất cả mọi giải thích về nguyên nhân, do đó, phải có một khởi đầu tùy
tiện. Đó là lý do tại sao nó không có thiếu xót trong lý thuyết của những nhà
atomists, họ để động cơ ban đầu của những atoms lại không giải thích ra sao.
Phải
không nên giả định là những lý do của lý thuyết của họ đã là hoàn toàn duy
nghiệm. Lý thuyết atoms đã được làm sống lại trong thời hiện đại để giải thích
những sự kiện của hóa học, nhưng những sự kiện này người Hylạp đã không được
biết. Đã không có sự phân biệt rất rõ nét, trong thời cổ đại, giữa những quan
sát thực nghiệm và lý luận lôgích. Parmenides, đúng là vậy, đã xem những sự
kiện quan sát được với khinh thường, nhưng Empedocles và Anaxagoras đã sẽ kết
hợp nhiều siêu hình học của họ với những quan sát đồng hồ nước và xô nước xoắn.
Cho đến những nhà Sophists, không có triết gia nào xem ra như đã nghi ngờ rằng
một siêu hình học hoàn toàn và vũ trụ học có thể được thiết lập bởi một sự kết
hợp giữa nhiều lý luận và một số quan sát. Bởi may mắn, những atomists đã nhấn
vào một giả thuyết mà, hơn hai nghìn năm sau đó, đã tìm thấy được một số bằng
chứng, nhưng niềm tin của họ, trong thời của họ, đã là không có sự thiếu thốn
của bất kỳ nền tảng vững chắc nào [15].
Cũng
giống như những triết gia khác của thời đại mình, Leucippus đã quan tâm để tìm
một cách để hoà hợp những luận chứng của Parmenides với sự kiện hiển nhiên của
chuyển động và thay đổi. Như Aristotle nói [16]:
“Mặc
dù những ý kiến này [của những Parmenides] xuất hiện ra như tuân theo lôgích
trong một thảo luận biện chứng, thế nhưng nếu tin vào họ có vẻ như là sống cạnh
sự điên rồ, khi một người xem xét những sự kiện. Vì thực vậy, không có kẻ mất
trí nào lại là bỏ xa những giác quan của mình khi giả sử rằng lửa (nóng) và
băng (lạnh) là ‘một’: nó chỉ là giữa những gì là đúng và những gì có vẻ như
đúng từ thói quen mà một số người đủ điên dại, để không thấy sự khác biệt”.
Tuy
nhiên, Leucippus nghĩ rằng ông đã có một lý thuyết, nó đã hài hoà với nhận thức
từ giác quan, và sẽ không bãi bỏ hoặc cái-sắp-đương-là và cái-đương-qua-đi,
hoặc chuyển động và tính đa dạng của những sự vật. Ông thực hiện những nhượng
bộ này trước những sự kiện của sự nhận thức: Mặt khác, ông nhượng bộ với những
triết gia theo thuyết Nhất nguyên (Monists) rằng không thể có chuyển động mà không
có một trống không. Kết quả là một lý thuyết mà ông phát biểu như sau: “Trống
không là một không-tồn-sinh, và không có phần của những gì hiện là là một
không-tồn-sinh; bởi vì cái-gì là theo nghĩa chặt chẽ của từ này là một khoảng
đầy tuyệt đối. Tuy nhiên, khoảng đầy này không phải là một; trái lại, nó là một
nhiều những vô hạn trong số lượng, và vô hình do sự cùng cực nhỏ bé của khối
gộp chúng. Cái nhiều di chuyển trong trống không (bởi vì có một trống không):
và do tiến đến lại với nhau, chúng sản xuất cái-sắp-đương-là, trong khi tách
rời nhau, chúng sản xuất cái-đương-qua-đi. Hơn nữa, chúng hoạt động và bị động
bất cứ khi nào chúng có cơ hội để tiếp xúc được (bởi vì ở đấy chúng không phải
là một), và chúng tạo ra bởi được đặt cùng bên nhau và trở thành quấn bện vào
nhau. Về mặt khác, từ cái một đích thực, sẽ không bao giờ có thể đến được một
sự vô số, cũng không thể có được từ nhiều một cái mộtđích thực: đó là một điều
bất khả”.
Sẽ
được nhìn thấy rằng có một điểm trên đó tất cả mọi người cho đến nay đã đồng ý,
cụ thể rằng không có thể có chuyển động trong một khoảng đầy. Trong điều này,
tất cả như nhau đều đã bị tưởng lầm. Có thể có chuyển độngxoay vòng cuốn
(cyclic) trong một khoảng đầy, với điều kiện là nó đã luôn luôn có mặt. Ý tưởng
là một cái-gì chỉ có thể di chuyển vào một nơi trống, và rằng, trong một khoảng
đầy, không có những chỗ trống. Nó có thể dám cho rằng, có lẽ một cách hợp lệ,
rằng chuyển động không bao giờ có thể bắt đầutrong một khoảng đầy, nhưng nó
không thể được duy trì một cách hợp lệ rằng nó không thể xảy ra gì hết tất cả.
Đối với người Hylạp, tuy nhiên, nó đã có vẻ rằng một người một trong hai hoặc
phải mặc nhận trong thế giới không biến đổi của Parmenides, hoặc chấp nhận cái
trống không.
Bây
giờ những luận chứng của Parmenides đối nghịch với không-tồn-sinh đã xem ra
không thể bác cách hợp lệ được đối nghịch với trống không, và chúng đã được làm
mạnh thêm bởi sự phát hiện rằng, nơi có vẻ là không có gì lại có không khí.
(Đây là một thí dụ về hỗn hợp nhầm lẫn của lôgích và quan sát, vốn đã được phổ
biến) Chúng ta có thể đặt những vị thế của phe Parmenidean theo cách này: “Bạn
nói rằng có trống không, thế nên trống không là không không-có-gì, do vậy nó
không phải là trống không”. Không thể nói rằng những nhà atomists đã trả lời
luận chứng này; họ đơn giản đã chỉ tuyên bố rằng họ đã đề nghị làm ngơ bỏ qua
nó, trên nền tảng là chuyển động là một sự kiện của kinh nghiệm, và do đó phải
có một trống không, mặc dù cho có thể khó khăn đến mấy để hình tượng ra nó [17].
Chúng
ta hãy cùng xem xét lịch sử tiếp theo của vấn đề này. Cách đầu tiên và rõ ràng
nhất để tránh những khó khăn lôgích là phân biệt giữa vật chất vàkhông gian.
Theo quan điểm này, không gian không phải là không có gì, nhưng về tính chất tự
nhiên của một chỗ chứa đựng, mà có thể hoặc không thể có bất kỳ một phần nhất
định nào được làm đầy với vật chất. Aristotle nói (Vật lý, 208 b):
“Lý
thuyết rằng trống không hiện hữu liên quan đến sự hiện hữu của không gian: vì
một người có thể định nghĩa trống không như là không gian lấy mất đi vật thể”.
Quan điểm này được đặt ra với sụ rõ ràng tối đa của Newton, người đã khẳng định
sự hiện hữu của không gian tuyệt đối, và theo đó phân biệt tuyệt đối với chuyển
động tương đối. Trong sự tranh cãi Copernicus, cả hai bên (mặc dù rất ít mà họ
đã có thể đã nhận thức ra nó) đã cam kết với quan điểm này, bởi vì họ nghĩ rằng
đã có một sự khác biệt giữa nói “bầu trời xoay từ Đông sang Tây” và nói rằng “trái
đất quay từ Tây sang Đông” . Nếu tất cả những chuyển động là tường đối, hai
mệnh đề này là chỉ đơn thuần là hai cách nói khác nhau về cùng một điều, như “John
là cha đẻ của James” và “James là con trai của John”. Nhưng nếu tất cả chuyển
động là tương đối, và không gian là không-thực-thể, chúng ta bị bỏ lại với
những luận chứng Parmenidean chống lại trống không trên tay chúng ta.
Descartes,
mà những luận chứng của ông cũng cùng một loại đúng như của những triết gia Hylạp
ban đầu, nói rằng, sự mở rộng là yếu tình của vật chất, và do đó có vật chất ở
khắp mọi nơi. Đối với ông, mở rộng là một phẩm từ, không phải là một danh từ;
danh từ của nó là vật chất, và với không có danh từ của nó, nó không thể tồn
tại. Không gian trống không, đối với ông ta, là phi lý ngớ ngẩn như hạnh phúc
mà không có một chúng sinh đang được hạnh phúc. Leibniz, trên những nền tảng có
phần khác nhau, cũng tin vào khoảng đầy, nhưng ông đã duy trì rằng không gian
chỉ đơn giản là một hệ thống của những mối quan hệ. Về chủ đề này đã có một
tranh cãi nổi tiếng giữa ông và Newton, người sau đại diện bởi Clarke. Tranh
cãi vẫn đã chưa quyết định cho đến tận thời của Einstein, mà lý thuyết của ông
này đã đem lại kết luận chiến thắng cho Leibniz.
Nhà
vật lý học hiện đại, trong khi ông vẫn tin tưởng rằng vật chất là trong một ý
nghĩa nào đó là kết cấu atom, không tin vào không gian trống không. Trường hợp
không có vật chất, vẫn có môt-cái-gì đó, đáng chú ý là những sóng-ánh-sáng. Vật
chất không còn có tư cách cao cả mà nó giành được trong triết lý thông qua
những luận chứng của Parmenides. Nó không phải là một thực thể không biến đổi,
nhưng chỉ đơn giản là một cách của sự kết nhóm những biến cố. Một số biến cố
thuộc về những nhóm có thể được coi là những-gì vật chất; những cái khác, chẳng
hạn như sóng-ánh sáng, thì không. Chính là những biến cố mà chúng là cái chất
liệu của thế giới, và mỗi một chúng là trong một khoảng thời gian ngắn. Trong
phương diện này, vật lý hiện đại là ở cùng phía với Heraclitus, như chống lại
với Parmenides. Nhưng nó đã ở phía của Parmenides cho đến khi có Einstein và lý
thuyết quantum.
Về
phần không gian, quan điểm hiện đại là – nó không phải là một thực thể, như
Newton đã duy trì, và như Leucippus và Democritus phải nên đã nói, cũng không
phải là một phẩm từ của một vật thể mở rộng, như Descartes đã nghĩ, – nhưng là
một hệ thống của những quan hệ, như Leibniz đã chủ trương. Không có bất kỳ
phương cách rõ ràng nào để xem biết quan điểm này có tương hợp với sự hiện hữu
của những trống không hay không. Có lẽ, như là một vấn đề của lôgích trừu
tượng, nó có thể tương thuận được với những trống không. Chúng ta có thể nói
rằng, giữa bất kỳ hai cái-gì, có mộtkhoảng cách nhất định, lớn hơn hoặc nhỏ
hơn, và khoảng cách đó không hàm ngụ sự hiện hữu của những-gì trung gian. Một
cái nhìn loại như thế, tuy nhiên, sẽ không thể nào có thể sử dụng trong vật lý
hiện đại. Kể từ Einstein, là khoảng cách giữa những biến cố, không phải giữa
những sự-vật-gì, và liên quan đến cả thời gian cũng như cả không gian. Bản chất
nó là một quan niệm nhân quả, và trong vật lý hiện đại, không có hành động từ
một khoảng cách [18]. Tất cả
điều này, tuy nhiên, dựa trên kinh nghiệm hơn là trên những nền tảng lôgích.
Hơn nữa, quan điểm hiện đại không có thể phát biểu được, ngoại trừ trong những
điều kiện của những phương trình vi phân, và do đó sẽ không có nghĩa hiểu được
với những triết gia cổ đại.
Có vẻ
như, theo đó, rằng sự phát triển hợp lý của những quan điểm của atomists là lý
thuyết thuyết học Newton không gian tuyệt đối, đáp ứng những khó khăn của
attributing thực tế để không-được. Để lý thuyết này không có đối hợp lý. Những
đối chính là không gian tuyệt đối là hoàn toàn không thể biết, và do đó có thể
không phải là một giả thuyết cần thiết trong một khoa học thực nghiệm. Những
đối thực tế hơn là vật lý có thể nhận được trên mà không cần nó. Nhưng thế giới
của atomists lôgích vẫn có thể, và có nhiều giống như với thế giới thực tế hơn
là thế giới của bất kỳ khác của những triết gia cổ đại.
Democritus
đã hoàn thành những lý thuyết của ông trong chi tiết đáng kể, và một số thành
tựu là thú vị đáng chú ý. Mỗi atom, ông cho biết, là không thể thâm nhập được
và không thể phân chia được, bởi vì nó không chứa trống không. Khi bạn sử dụng
một con dao để cắt một quả táo, con dao đã phải tìm những chỗ trống không, nơi
mà nó có thể đi vào trong; nếu táo đã không có trống không, sẽ là khó khăn đến
vô tận, và do đó không thể phân chia về mặt vật lý được. Mỗi atoms nội thân
không biến đổi, và trong thực tế, một Cái-Một theo Parmenidean. Những điều duy
nhất mà những atoms làm là di chuyển và đụng vào lẫn nhau, và đôi khi kết hợp
khi chúng xảy ra có những hình dạng vốn có khả năng cài khớp vào nhau. Chúng là
tất cả mọi loại của những hình dạng; lửa thì gồm những atoms khối cầu, và linh
hồn cũng giống như thế. Những atoms, do va chạm, sản xuất những khối lực cuốn
xoáy, vốn chúng tạo ra những vật thể, và cuối cùng những thế giới [19]. Có
nhiều những thế giới, một số đương tăng trưởng, một số đương suy tàn, một số có
thể không có mặt trời hoặc không có mặt trăng, một số lại có nhiều (mặt
trời/trăng). Mỗi thế giới có một bắt đầu và một kết thúc. Một thế giới có thể
bị phá hủy bởi va chạm với một thế giới lớn hơn. Vũ trụ học này có thể được tóm
tắt trong những lời của Shelley:
Những thế giới chồng
trên những thế giới từng đang cuốn lăn
Từ sáng tạo đến phân
rã,
Giống như những bong
bóng trên một dòng sông
Lấp lánh, phát vỡ, mất
đi.
Sự
sống đã phát triển ra từ dung dịch nguyên sinh. Có một số lửa ở khắp mọi nơi
trong một cơ thể sống, nhưng hầu hết trong não hoặc trong ngực. (Về điều này,
những thẩm quyền có khác nhau) Tư tưởng là một loại chuyển động, và do đó có
thể gây ra chuyển động ở nơi nào đó khác. Nhận thức và suy nghĩ là những tiến
trình vật lý. Nhận thức thì có hai loại, một từ trong những giác quan, một từ
trong sự hiểu biết. Những nhận thức thuộc loại kể sau chỉ tuỳ thuộc trên
những-gì được nhận thức, trong khi nhận thức thuộc loại trước tuỳ thuộc trên cả
những giác quan của chúng ta nữa, và như thế nên có khuynh hướng lừa dối. Giống
như Locke, Democritus đã chủ trương rằng những phẩm tính như ấm áp, hương vị,
màu sắc và không thực sự ở trong đối tượng, nhưng là có do từ những giác quan
của của chúng ta, trong khi phẩm tính như trọng lượng, mật độ, và độ cứng thực
sự ở trong đối tượng.
Democritus
đã là một nhà duy vật triệt để trọn vẹn; với ông, như chúng ta đã thấy, linh
hồn đã là kết tạo của những atoms, và suy nghĩ là một tiến trình vật lý. Không
có cứu cánh trong vũ trụ; chỉ có những atoms cai quản bởi những luật cơ học.
Ông đã không tin tưởng vào tôn giáo phổ thông, và ông lập luận chống lại nous
của Anaxagoras. Trong đạo đức ông xem sự vui vẻ là mục đích của đời sống, và đã
xem sự chừng mực điều độ và văn hóa như là những phương tiện tốt nhất để có
điều ấy. Ông không thích tất cả mọi thứ bạo động và đam mê; ông không chấp
thuận tính dục, bởi vì, ông nói, nó liên quan đến lạc thú tràn ngập ý thức tỉnh
táo sáng suốt. Ông trân trọng tình bạn, nhưng nghĩ không tốt về phụ nữ, và đã
không mong muốn có con trẻ, bởi vì giáo dục của chúng can thiệp vào triết lý.
Trong tất cả những điều này, ông đã rất giống Jeremy Bentham [20];
ông đã cũng được bằng như thế trong tình yêu của ông với cái mà những người Hylạp
gọi là dân chủ. [21]
Democritus
– như thế, ít nhất, là quan điểm của tôi, là vị cuối cùng trong những triết gia
Hylạp đã tránh khỏi một khuyết điểm nào đó nhất định vốn đã làm giảm giá trị
của tất cả tư tưởng về sau này ở thời cổ và trung cổ. Tất cả những triết gia đã
được chúng ta xem xét cho đến nay đã dấn mình vào một nỗ lực vô tư để tìm hiểu
thế giới. Họ đã tưởng tìm hiểu thì dễ hơn, chứ không như thực, nhưng nếu như đã
không có sự lạc quan này họ đã sẽ không có can đảm để làm một khởi đầu. Thái độ
của họ, trong, chủ yếu, đã thật chân chính khoa học, bất cứ khi nào nó đã không
chỉ đơn thuần là hiện thân của những định kiến thời đại của họ. Nhưng nó đã
không chỉ là khoa học; nó đã là trí tưởng tượng và sức cường tráng mạnh mẽ, và
dồn đầy thích thú của phiêu lưu. Họ đã quan tâm đến tất cả mọi thứ – thiên
thạch và thiên thực, những giống cá và những bão lốc, tôn giáo và đạo đức; với
một trí tuệ hăm hở thâm nhập, họ đã kết hợp với niềm say mê của trẻ thơ.
Từ
điểm này trở đi, mặc dù với thành tích không gì sánh bằng trước đây, có những
hạt giống đầu tiên của suy tàn, và sau đó một sự suy đồi dần dần. Cái là sai
hỏng, ngay cả trong triết lý giá trị nhất sau Democritus, là một sự nhấn mạnh
quá mức vào con người như đã so sánh với vũ trụ. Đầu tiên chủ nghĩa hoài nghi
ra đời, với những nhà Sophists, dẫn đến một nghiên cứu về – chúng ta biết thế
nào – hơn là cố gắng để tiếp thu kiến thức mới. Sau đó đến, với Socrates, sự
nhấn mạnh về đạo đức; với Plato, sự từ chối thế giới của cảm giác để chuộng lấy
thế giới tự-mình-tạo của các tư tưởng thuần khiết; với Aristotle, niềm tin vào
cứu cánh như là khái niệm cơ bản trong khoa học. Mặc dù thiên tài của Plato và
Aristotle, tư tưởng của họ đã có những tật xấu vốn chúng đã chứng tỏ tai hại vô
cùng. Sau thời đại của họ, có một sự phân rã của sinh lực, và một sự dần dần
tái phát về mê tín dị đoan phổ thông. Một phần viễn cảnh mới đã nảy sinh như là
kết quả của sự chiến thắng của lý thyết Catô chính thống, nhưng đã không là mãi
cho đến tận thời Phục hưng mà triết học mới lấy lại được sinh lực cường tráng
và tinh thần độc lập, vốn là đặc trưng của những triết gia trước Socrates.
Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(May/2010)
[1] Từ
“atom” (atomon), nghĩa đen là “không
cắt được” (uncuttable), đã được hai nhà lập thuyết Atom đầu tiên Leucippus và
Democritus, Russell bàn ở chương này, ghép lập nên, khoảng thế kỷ 5 TCN.
Như tên gọi, ý nghĩa tiên khởi của nó là những
hạt nhỏ đến tận cùng không thể cắt nhỏ hơn được nữa. Và lý thuyết của họ hẳn đã
là một lý thuyết vật lý, về cấu phần cuối cùng của những hiện tượng vật thể.
Những lý thuyết gia về sau cuối thế kỷ 4
TCN, đôi khi nói về những độ lượng hay vật thể “không phần” hay “cực thiểu”
(‘partless’ or ‘minimal’) thiên về những khía cạnh toán học của các đối tượng
xem xét. Xenocrates và Diodorus Cronus khai triển những lý thuyết như thế, mặc
dù không rõ có hay không và đến đâu, chúng được áp dụng vào những vấn đề vật
lý.
Các triết gia trường phái Epicureanism, sau
đó, thế kỷ 3 TCN, đã tổng hợp các lý giải vật lý và toán học, đi đến thừa nhận
những hạt atom vật lý là những hạt có thể được phân tích xa hơn nữa thành những
mức độ, hay độ lượng (magnitudes ) tuyệt đối, cực nhỏ, không thể nhỏ hơn được nữa,
những vẫn “có thể nhận thức được như toàn thể”.
(Routledge
Encyclopedia of Philosophy, London and New York: Routledge (1998))
Trong Phật học, cũng có một trường phái chủ
trương một thuyết Atom gọi là Buddhist atomism – thuyết Atom trong Phật học –
có từ thế kỷ 4 TCN, nhưng phát triển với hai triết gia, luận sư Phật giáo
Dharmakirti và Dignāga vào thế kỷ 7.
Trước đây, và cho đến tận nay, trong tiếng
Viêt, đã được hầu hết hay không nói là tất cả, thuyết này thường dịch là “thuyết
nguyên tử”. Tôi không chấp nhận từ này, và lối dịch này – vắn tắt đôi lý do
sau: ngày nay các danh từ trong vật lý đã có khuynh hướng dùng thẳng các từ gốc
châu Âu, thí dụ electron, proton,... nên tôi để nguyên atom không dịch bằng một
từ Tàu. Hơn nữa từ ấy không đúng – không là hẳn là hạt (tử) mà cũng không
“nguyên” nữa, chúng ta đã biết chúng gồm các đơn vị nhỏ hơn protons, electron,
... nay đi đến những photon, quarks, leptons, và thí dụ, trong trường hợp
photon, theo quantum, thực là năng lượng, có khi là “hạt” có khi là “sóng”, và
có lẽ sẽ còn nhiều dạng, lượng mới lạ sẽ khám phá thêm nữa. Như thế, dùng từ
“nguyên tử” thành ngớ ngẩn, vô nghĩa, thực sự, muốn hiểu nghĩa phải trở lại
liên hệ với nguyên từ gốc là “atom”, ở bên Tây, chứ không phải Tàu!
Vậy, Atomist – những triết gia thuyết
Atom, và Atomism – thuyết Atom, hay thuyết triết học Atom (khi phải phân biệt với
vật lý)
[2] CTTG – Cyril Bailey, The Greek Atomists and Epicurus, đã ước
đoán là ông nổi tiếng khoảng 430 TCN, hay sớm hơn một chút.
[3] CTTG – From Thales to Plato, p. 193.
[4] CTTG – Greek Mathematics, Vol. I, p. 176.
[5] CTTG – On Generation and Corruption, 326
[6] Nguyên văn – Kinetic theory of
gases.
[7] Epicurus: (Ἐπίκουρος, Epikouros)
(341 – 270 TCN) triết gia Hylạp, người dựng trường phái triết học Duy lạc
(Epicureanism).
[8] CTTG – Cách hiểu này cũng được
Burnet nhận, và Bailey cũng thế, ít nhất về phần Leucippus, (op. cit. p. 83).
[9] Chance: sự tình cờ, may rủi, ngẫu
nhiên, không định trước.
[10] Determinists.
[11] CTTG – xem Bailey, op. cit., p. 121,
on the determinism of Democritus.
[12]
Nghĩa là cái gì là nguyên nhân của nguyên-nhân-ban-đầu?
Tìm về nguyên nhân ban đầu – theo như giả định
có quan hệ nhân quả – nhưng chính nguyên nhân này – đã đưa ra để nhằm giải
thích cho tất cả – nguyên nhân “ban đầu’ này từ “nhân” nào mà ra? – tự nó (xem
như một quả) không có nhân? – vậy là đến cuối cùng phủ nhận chính nguyên lý
nhân quả!
Đây cũng là luận chứng vững chắc đánh
đổ nguyên nhân ban đầu – phủ nhận Nguyên nhân đầu tiên (trong các tôn giáo độc
thần phương Tây gọi là “gót”) – vì nếu tất cả đều có nguyên nhân, sao gót lại
không có? – xem thêm Russell – Có God Hay
Không? và Tại Sao Tôi Không là người
Kitô? Tôi đã tạm dịch và giới thiệu trên cùng blog “chuyendaudau” (http://chuyendaudau.blogspot.com)
này.
[13] Teleology: dùng cứu cánh hay thiết kế
như phương tiện để giải thích các hiện tượng. Nền tảng tiềm ẩn là tin tưởng (nặng
tính tôn giáo) vào vận hành của tự nhiên hay lịch sử nhân văn hướng về một điểm
đến của lịch sử.
[14] Mechanism: lý thuyết chủ trương tất
cả các hiện tượng tự nhiên có thể giải thích được bằng dựa trên những nguyên
nhân vật chất và những nguyên lý cơ học. Đặc biệt có khuynh hướng giải thích
các hiện tượng chỉ bằng dẫn giải về những nguyên nhân vật lý hay sinh hoá.
[15]
CTTG – Về những nền tảng lôgích và toán học cho các lý thuyết của những
atomists, xem Gaston Milhaud, Les
Philosophes Géomètres de la Grèce, Ch. IV.
[16] CTTG – On Generation and Corruption, 325 a
[17] CTTG – Bailey (op. cit. p. 75) chủ
trương ngược lại Leucippus đã có một lời đáp, đó là “hết sức tinh tế”. Nó chủ yếu
gồm có trong chấp nhận sự hiện hữu của một-gì đó (cái trống không) vốn nó không
hữu hình cụ thế. Tương tự, Burnet nói: “La một sự kiện kỳ lạ, những nhà Atom,
thông thường họ được xem là những nhà duy vật lớn của thời cổ, đã thực sự là những
người đầu tiên nói rành rọt rằng có cái-gì mà nó có thể là thực mà lại không là
một vật thể.
[18] Nên tìm đọc thêm một luân văn rất nổi
tiếng và có giá trị lịch sử – “On the
Notion of Cause” 1912-1913, của Russell. Khi có thì giờ, tôi sẽ dịch và để
giới thiệu Russell như một triết gia lỗi lạc của thế kỷ qua.
[19] Trên đường lối trong đó, đây là điều
đã giả định xảy ra, xem Bailey, op. cit., p. 138 ff.
[20] Jeremy Bentham (1748-1832) – Triết
gia người Anh, chủ trương chủ nghĩa công lợi (utilitarianism), cũng là nhà cải
cách xã hội.
[21]
“Nghèo khó trong một chế độ dân chủ thì đáng chuộng nhiều hơn so với cái gọi là
phú cường dưới những bạo chúa, cũng giống như tự do so với nô lệ” ông nói.