Tuesday, July 8, 2025

Hume – Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (10)

Những Đàm thoại về Tôn giáo Tự nhiên

(Dialogues concerning Natural Religion)

David Hume

( ← ... tiếp theo )

 

 

 


PHẦN XII

 

Tóm Tắt

 

1.

Thuyết hoài nghi về tri thức tôn giáo

 

Phần XII, của Dialogues Concerning Natural Religion là một trong những chương phức tạp nhất về khái niệm và khơi mở suy nghĩ nhất về tư tưởng tôn giáo của phong trào Khai sáng, vì nó đặt ra những câu hỏi lớn như: Chúng ta có thực sự có thể hiểu được Gót bằng lý trí không? Lòng tin tôn giáo có đáng tin cậy hơn lôgích không? Và tại sao mọi người lại tin vào tôn giáo? Trong suốt tập sách, ba nhân vật đại diện cho ba quan điểm riêng biệt: Cleanthes, người người theo thuyết tin có gót duy nghiệm tin rằng sự hiện hữu của Gót có thể được biện giải qua sự quan sát trên những gì thấy được trong thế giới tự nhiên; Demea, người theo thuyết duy tín nhấn mạnh rằng Gót chỉ có thể được biết đến qua lòng tin vào tôn giáo và vào tính chất huyền bí của(những nội dung vượt quá sự thấu hiểu hay lý trí hạn hẹp của con người, như những khái niệm, ý tưởng không thể giải thích hoặc biết được đầy đủ bằng lôgích, quan sát thực nghiệm hay khoa học), và Philo, người giữ một lập trường hoài nghi – được ngầm hiểu rộng rãi như người phát ngôn của Hume – người tranh luận với cả hai trong đàm thoại.

 

Nhưng trong chương này, Demea đột ngột bỏ đi, để lại chỉ Cleanthes và Philo đi đến kết thúc thảo luận. Những gì diễn ra sau đó thực sự rất ngạc nhiên và như cố ý mơ hồ, không rõ ràng, như để mở ra nhiều cách hiểu khác nhau, như khiến người đọc phải không vội đi đến chắc chắn về những gì nhận được về ý nghĩa chính xác hay chủ đích sau văn bản. Philo – người đã dành phần lớn đàm thoại để tấn công cả lập luận về thiết kế và và tin tưởng tôn giáo truyền thống – đột nhiên có vẻ dịu giọng hơn. Ông nhìn nhận rằng thiên nhiên có vẻ có trật tự và có mục đích, và ông ngay cả còn nói rằng việc coi trật tự này như đưa ra giả thuyết về một loại nguyên nhân xa xôi, không rõ ràng nào đó có chút giống với não thức con người là hợp lý. Điều quan trọng là “nguyên nhân thông minh” này không nhất thiết phải là một vị gót – và chắc chắn không phải là vị gót toàn năng, cá nhân của tôn giáo có tổ chức. Nó chỉ đơn giản là một sự nhượng bộ tối thiểu: rằng vũ trụ thể hiện những mô hình, và một gì đó phải đã gây ra những mô hình đó.

Sau đó, trong một bất ngờ khác, Philo kết thúc bằng một tuyên bố nghe giống như thuyết duy tín – quan điểm giả định rằng lý trí của con người quá giới hạn để thấu hiểu được Gót, vì vậy chúng ta phải dựa vào lòng tin hoặc sự vén lên cho thấy huyền bí tôn giáo. Cuối cùng, Pamphilus – người kể chuyện – bước vào và tuyên bố rằng lập trường của Cleanthes (thuyết tin có gót duy nghiệm) là “hợp lý nhất”.

 

2.

Để diễn giải chương cuối này đúng mức, chúng ta phải đọc kỹ những nhận xét của Philo, so sánh chúng với phần còn lại của Đối thoại cũng đặt chúng trong nội dung rộng hơn của những Hume đã viết. Làm như vậy, chúng ta thấy Phần XII này không phải là một thoái lui khỏi thuyết hoài nghi, nhưng là một tính toán khéo léo, một chiến lược khôn ngoan nhằm bảo vệ thuyết hoài nghi. (ở đây, nghĩa là những nhận xét cuối cùng của Philo không nhất thiết phải chân thành, nhưng được đưa ra vì những lý do thực tế – như tránh sự kiểm duyệt hay trừng phạt. Ở nước Anh, thế kỷ 18, công khai tấn công đạo Kitô là hành động rất nguy hiểm, gây ra những hậu quả nguy hại. Hume phải thận trọng xây dựng một câu chuyện để tự bảo vệ trong khi trình bày lập trường hoài nghi của ông)

 

3.

“Sự nhượng bộ” của Philo: Một luận chứng thiết kế tối giản

 

Còn lại một mình Cleanthes, Philo nhìn nhận một sự việc vốn trước đến giờ ông không đã phủ nhận thẳng thừng: thế giới hiện ra có vẻ như theo một trật tự, có chức năng và có thể hiểu được. Ông nói rằng quan sát này là nền tảng của thămkhoa học. Những nhà khoa học giả định rằng thiên nhiên hoạt động theo những cách thức đơn giản, hiệu quả và đều đặn. Với điều đó, Philo công nhận rằng không phải là vô lý khi giả định rằng có một số nguyên nhân đằng sau trật tự hiển nhiên này. Nhưng đây là chìa khóa: Philo cực kỳ thận trọng. Ông chỉ nhìn nhận rằng nguyên nhân của vũ trụ có một “sự tương tự xa vời” với trí thông minh của con người. Nói cách khác, nguyên nhân của trật tự tự nhiên có thể là một gì đó giống như một não thức, nhưng không theo bất kỳ nghĩa phong phú hay quen thuộc nào. Nó không phải là một vị gót toàn trí, toàn thiện, toàn năng như Gót của thuyết tin có gót cổ điển.

 

Trên thực tế, Philo rõ ràng tránh gọi nguyên nhân này là “Gót” theo bất kỳ nghĩa truyền thống nào. Ông phủ nhận rằng phép loại suy này cung cấp một cơ sở cho sự thờ cúng, những giới răn đạo đức hoặc những giáo lý của tôn giáo có tổ chức. Kết luận của ông rất tối thiểu: có một nguyên nhân của trật tự trong tự nhiên, và nó có thể hơi giống não thức. Ông ngay cả còn tuyên bố rằng những người được gọi là tin không có gót phải chấp nhận điều này, vì sự hiện hữu của một số nguyên nhân là hiển nhiên. Ông nói, câu hỏi thực sự không phải là liệu có nguyên nhân hay không, nhưng là nó giống với trí thông minh của con người đến mức nào. Cleanthes nói rằng đó là một phép loại suy gần; Philo nhấn mạnh rằng nó thì mờ nhạt và nông cạn ngoài mặt. Điều này hoàn toàn phù hợp với thái độ hoài nghi của Philo và Hume trong suốt quyển sách.

 

4.

Tấn công tôn giáo có tổ chức

Sau khi đưa ra nhượng bộ tối thiểu của ông, Philo chuyển sang một chỉ trích nồng nhiệt hơn: những nguy hiểm của tôn giáo có tổ chức – tức là, những hệ thống thờ phụng mang tính thể chế như những hội nhà thờ, giáo đoàn, và những nhà chức trách giáo lý tự nhận là đại diện cho thần thánh, đòi hỏi sự tuân phục, và thường ngăn cản sự độc lập về tư tưởng. Philo phân biệt giữa nhữngông gọi là “tôn giáo chân chính” – một sự sùng kính hợp lý, mang tính triết lý, với trật tự của vũ trụ – và những tôn giáo có tổ chức, vốn ông coi là suy đồi, có hại và vô cùng phi lý.

 

Chỉ trích của ông về tôn giáo có tổ chức vừa về đạo đức vừa về tâm lý. Về đạo đức, tôn giáo có tổ chức là một thế lực gây ra bất công. Philo lập luận rằng những hội nhà thờ và những giám hộ giáo lý đã ủng hộ ngược đãi và đàn áp tôn giáo, chế độ nô lệ, bạo lực và chủ nghĩa giáo điều trong suốt chiều dài lịch sử. Những thể chế này thường đặt lòng trung thành với giáo lý lên trên lòng trắc ẩn hoặc sự thật. Thay vì khuyến khích đức hạnh, tôn giáo thường nuôi dưỡng lợi ích cá nhân: mọi người hành động không phải để giúp đỡ người khác, nhưng để đảm bảo sự cứu rỗi chính họ hay tránh sự trừng phạt của thần thánh. Về tâm lý, tôn giáo nuôi dưỡng nỗi sợ hãi về điều chưa biết – đặc biệt là sợ cái chết và đau khổ. Nhưng thay vì xoa dịu sợ hãi này, tôn giáo có tổ chức lại làm nó trầm trọng hơn bằng sự đe dọa về sự nguyền rủa (phải chịu đọa đày) vĩnh cửu, thịnh nộ của thần thánh (trừng phạt tội lỗi và sự bất tuân), và sự phán xét sau cùng (ấn định số phận của họ ở thế giới bên kia).Thay vì mang lại sự bình yên hay an ủi, niềm tin tôn giáo thường khiến mọi người lo lắng, mặc cảm tội lỗi, và kinh hoàng.

 

Philo lập luận rằng đạo đức đích thực không đến từ tôn giáo, nhưng từ những tình cảm tự nhiên của con người, đặc biệt là sự đồng cảm: Sự đồng cảm là khả năng tự nhiên của con người để cảm nhận những gì người khác cảm thấy – quan tâm đến hạnh phúc, đau khổ và lòng nhân ái của họ. Lòng nhân ái là khuynh hướng bẩm sinh của con người muốn làm điều tốt cho người khác – hành động vì lòng tốt, không phải vì lợi ích cá nhân. Philo nói rằng những bản năng đạo đức này là những hướng dẫn đáng tin cậy hơn cho hành vi đạo đức so với bất kỳ giáo lý tôn giáo nào dựa trên đe dọa về một hỏa ngục hoặc hứa hẹn về một thiên đường.

 

5.

Philo về những giới hạn của lý trí con người

 

Quan điểm rộng hơn của Philo trong Phần XII củng cố một trong những chủ đề trung tâm của triết học Hume: những giới hạn của lý trí – bởi vì lý luận của con người dễ mắc sai lầm, được định hình bởi thói quen và cảm xúc, và thường vượt quá bằng chứng – đặc biệt là khi nói đến siêu hình học và tôn giáo. Philo lập luận rằng thần học tự nhiên – dự án chứng minh sự hiện hữu của Gót qua quan sát và lôgích – có thể tạo ra, nhiều nhất, chỉ sự gợi ý mờ nhạt về một nguyên nhân thông minh. Nhưng chúng ta không thể chuyển từ gợi ý yếu ớt đó sang bất kỳ tuyên bố chi tiết nào về những thuộc tính, ý định hoặc những quan tâm về đạo đức của Gót. Điều này phù hợp với thuyết duy nghiệm của Hume, quan điểm cho rằng mọi kiến ​​thức chân chính – tức là sự hiểu biết thực sự, đáng tin cậy – phải đến từ kinh nghiệm giác quan trực tiếp, như nhìn, nghe hoặc chạm, ...thay vì từ lý luận trừu tượng hoặc suy đoán. Vì chúng ta không có kinh nghiệm trực tiếp về Gót, nên chúng ta có thể nói rất ít – nếu có – về bản chất thiêng liêng của Gót. Vì vậy, theo Philo, tất cả những tuyên bố đầy tự tin của những tổ chức tôn giáo – về việc Gót là như thế nào, Ngài muốn gì, chúng ta nên sống hay thờ phượng Ngài như thế nào – đều là vô căn cứ và tự phụ. Chúng vượt quá giới hạn của bằng chứng. Vì vậy, theo Philo, mọi tuyên bố đầy tự tin của những tổ chức tôn giáo về Gót như thế nào, Ngài muốn gì, chúng ta nên sống hay thờ phượng như thế nào đều là vô căn cứ và tự phụ, vì chúng khẳng định nhiều hơn những gì bằng chứng hiện có có thể hỗ trợ.

 

6.

Thuyết Duy Tín của Philo: Thực sự hay chiến lược?

 

Vào cuối Phần XII, Philo dường như thay đổi lập trường của ông. Ông tuyên bố rằng đạo Kitô đích thực không bắt đầu bằng sự chắc chắn, nhưng bằng sự khiêm nhường và hoài nghi—tức là bằng sự nhìn nhận trung thực về giới hạn hiểu biết của con người và sự sẵn lòng đặt câu hỏi về những giả định của chúng ta. Vì lý trí yếu đuối và giới hạn, ông nói, chúng ta phải hướng đến sự vén lên cho thấy huyền bí (kiến thức đến trực tiếp từ Gót, qua kinh thánh hoặc sự giao tiếp thiêng liêng – không phải qua quan sát hay lôgích). – những chân lý được Gót vén lên cho thấy – như là kim chỉ nam của chúng ta. Nếu không có sự vén lên cho thấy huyền bí này, lý trí sẽ dẫn chúng ta đến hoài nghi và ngay cả là tin không có gót.

 

Điều này nghe giống như thuyết duy tín – ý tưởng giả định rằng lòng tin tôn giáo, không phải lý trí, là cơ sở thích hợp của tin tưởng tôn giáo. Nhưng Philo có chân thực không? Gần như chắc chắn là không. Trong The Natural History of Religion (viết trước nhưng xuất bản sau Dialogues), Hume trình bày tôn giáo như một sản phẩm của tâm lý con người, đặc biệt là sự sợ hãi và sự ngu dốt , không phải là cảm hứng của thần thánh. Ông lập luận rằng tin tưởng vào những vị gót nảy sinh một cách tự nhiên khi con người cảm thấy bất lực trước những điều chưa biết. Không có kêu gọi nào với sự vén lên cho thấy hay kiến thức huyền bí – chỉ có một giải thích nhân quả về lý do tại sao mọi người có tín ngưỡng. Hume được biết đến vào thời của ông như một người hoài nghi tôn giáo hay tin không có gót, và không có gì trong những tác phẩm của ông gợi ý về thuyết duy tín chân thành. Do đó, những lời kết của Philo được hiểu tốt nhất là chiến lược: một cử chỉ bảo vệ nhằm tránh sự chỉ trích và tạo ra vẻ ngoài tôn kính tôn giáo. Kết thúc như thuyết duy tín là một mặt nạ, không phải một tin tưởng xác định.

 

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Jul/2025)

(Còn tiếp... →)

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com