Sunday, March 16, 2025

Hume – Những Đàm Thoại Về Tôn Giáo Tự Nhiên (03)

Những Đàm thoại về Tôn giáo Tự nhiên

(Dialogues concerning Natural Religion)

David Hume







PHẦN II

 

Tóm lược

 

Bây giờ Demea chen vào câu chuyện và hỏi không biết có phải chỉ bản chất của Gót đang là đối tượng hoài nghi hay sự hiện hữu của Gót là đối tượng hoài nghi? Những người bạn ông đoan chắc với ông đó là trường hợp thứ hai. Chà, ông nói tiếp, liên quan đến vấn đề thứ hai, để tuyên bố rằng chúng ta thực sự có thể hiểu được bản chất của Gót thì bất kính – thể hiện sự thiếu tôn kính, lòng sùng kính hay sự tôn trọng đúng mực đối với Gót hay những tín ngưỡng thiêng liêng, có thể là từ chối hay thách thức những nguyên lý tôn giáocũng gần như tuyên bố rằng hoàn toàn không có Gót gì cả. Gót, ông tuyên bố, vốn vượt quá mức hiểu biết của con người, và nhất thiết phải là bí ẩn với chúng ta.

 

Philo đồng ý rằng sự là-có (hiện hữu ) của Gót thì không thể nghi ngờ và ông cũng đồng ý rằng bản chất của Gót thì không thể biết được. Ông cung ứng những luận chứng cho cả hai tuyên bố này. Thứ nhất, Gót phải là-có vì mỗi tác động đều có một nguyên nhân nào đó và do đó phải có một nguyên nhân sau cùng nào đó của vũ trụ. Chúng ta gọi nguyên nhân sau cùng này là Gót và chúng ta “kính tín gán cho ngài” mọi loại có thể có của sự toàn hảo. Nhưng không có lý do gì để nghĩ sự toàn hảo của Gót có bất kỳ tương tự nào với bất cứ gì chúng ta biết, vì vậy không có lý do gì để nghĩ rằng chúng ta có bất kỳ ý tưởng nào về Gót thì giống thế nào. Chúng ta nói rằng ngài thì khôn ngoan, hiểu biết, v.v., nhưng chúng ta dùng những từ này chỉ vì không có từ nào khác. Chúng ta hoàn toàn không biết những thuộc tính này có thể có nghĩa là gì khi đặt trong nội dung thần linh. Philo cho thấy rằng kết luận này dựa trên phán đoán thưc tiễn đặt trên kiến thức thông thường nhất: những ý tưởng của chúng ta đều do kinh nghiệm chúng ta tạo ra và chúng ta không có kinh nghiệm về những thuộc tính và hoạt động thần linh. Do đó, chúng ta tuyệt không biết gì về việc Gót thì có thể giống như thế nào.

 

Cleanthes không đồng ý với Demea và Philo. Ông nghĩ, dù chúng ta không có bất kỳ kinh nghiệm trực tiếp nào về những thuộc tính và hoạt động của Gót, ông có thể chứng minh rằng có đủ bằng chứng trong thế giới tự nhiên để cho chúng ta đưa ra những kết luận chính đáng về việc Gót thì có thể giống như thế nào. Bằng việc nhìn vào thế giới tự nhiên, chúng ta thấy rằng nó rất không giống như một sản phẩm nhân tạo (để dễ dàng, chúng ta có thể chỉ gọi là một “bộ máy”). Mặc dù chúng ta chưa bao giờ đã từng nhìn, nghe hay gặp Gót, chúng ta đã có kinh nghiệm giâc quan về những máy móc và chúng ta biết một vài điều về chúng. Trực tiếp nhất, chúng ta biết rằng bất cứ nơi nào có một bộ máy, có một người thiết kế thông minh nào đó đằng sau nó. Những bộ máy không tự lắp ráp với nhau ngẫu nhiên; chúng được những người thợ lành nghề tạo ra. Nhận rằng vũ trụ rõ ràng đúng là một bộ máy phức tạp, với mỗi phần từ nhỏ nhất đến lớn nhất đều vừa vặn ứng hợp hoàn hảo với hài hòa của tổng thể, chúng ta có thể suy luận hợp lý, giống như bất kỳ bộ máy nào khác, rằng vũ trụ đã do một nhà thiết kế thông minh tạo ra. Nhà thiết kế thông minh đó, tức là Gót, phải tương tự như một con người thiết kế, chỉ khác là hoàn hảo hơn nhiều, tỉ lệ tương ứng với sự toàn hảo vĩ đại của ngài.

 

Demea là người đầu tiên phản ứng với luận chứng thiết kế của Cleanthes Ông không tán thành tuyên bố rằng Gót và con người đều hoàn toàn tương tự giống nhau. Sau nữa, ông không hài lòng rằng Cleanthes cố gắng dùng một bằng chứng hậu nghiệm (kiến thức hay lý luận dựa trên kinh nghiệm, quan sát hoặc bằng chứng thực nghiệm) hơn là một bằng chứng tiên nghiệm (kiến thức độc lập với kinh nghiệm, dựa trên lý trí thuần túy) .cho sự là-có của Gót (vì luận chứng thiết kế chứng minh cả bản chất của Gót lẫn bản thể của Gót). Những bằng chứng hậu nghiệm chỉ là những bằng chứng về có thể xảy ra, không là những bằng chứng xác định. Đó là, khi chúng ta đưa ra một lập luận từ kinh nghiệm, chúng ta chỉ có thể chứng minh rằng kết luận của chúng ta có nhiều xác xuất là đúng thực; những chúng ta không bao giờ có thể chứng minh rằng nó thì chắc chắn là đúng. Chỉ khi chúng ta đưa ra một chứng minh tiên nghiệm, chúng ta mới có thể chứng minh một gì đó với sự chắc chắn. [1]

 

Philo không bận tâm rằng luận chứng này là một hậu nghiệm, phàn nàn duy nhất của ông rằnglà một luận chứng tồi. Ông sẽ dành phần còn lại của quyển sách để cho thấy luận chứng này xấu tệ như thế nào. Trong chương này, tất cả những phản đối của Philo nhằm cho thấy: thứ nhất, luận chứng thiết kế thực sự thiếu cấu trúc thích hợp cần thiết cho một suy luận quy nạp hợp lệ, và thứ hai, nó là một cách dùng sai lý luận loại suy, suy luận rút ra kết luận về một sự vật việc bằng dựa trên sự giống nhau của nó với một sự vật việc khác.

 

Philo nêu lên nhiều đường lối trong đó luận chứng thiết kế thất bại dùng như một suy luận quy nạp. Đầu tiên, sự tương tự giữa vũ trụ và một bộ máy thì yếu, vì ông cho rằng thế giới không thực sự giống một bộ máy cho lắm. Thứ hai, sự tương tự giữa vũ trụ và một bộ máy không nhất thiết làm được việc, vì nó không là một so sánh tương tự giữa hai thực thể tồn tại riêng biệt, nhưng giữa vũ trụ như một toàn thể và những phần nhất định nào đó của vũ trụ (tức là con người và những đối tượng tác động của nó). Thế nên, đưa ra một so sánh loại suy giữa một bộ máy và vũ trụ thì có thể giống như tìm hiểu xem toàn thể con người phát triển thế nào bằng nhìn vào một sợi tóc trên đầu người này phát triển thế nào. Thứ ba, dường như là sai lầm khi tuyên bố rằng tất cả sự xếp đặt trật tự trong thế giới là kết quả của trí tuệ thông minh . Tiến trình gây nên trật tự phức tạp và khả năng thích ứng trong trường hợp của những cơ thể hữu cơ dường như là sự sinh sản động vật và thực vật, không phải là sự thiết kế. Vậy tại sao giả định rằng trật tự của vũ trụ giống như trật tự của máy móc nhân tạo, và không giống như trật tự của những cơ thể hữu cơ? Cuối cùng, những gì làm cho một suy luận nhân quả hoạt động đó là chúng ta có kinh nghiệm liên tục những tiền lệ về những sự kiện giống như A theo sau là những sự kiện giống như B. Nhưng ở đây A, Gót, là một nguyên nhân duy nhất và B, vũ trụ, là một hiệu quả độc nhất. Do đó Philo kết luận rằng luận chứng thiết kế thì không giống một suy luận quy nạp cho lắm, nhưng như một phỏng đoán giàu tưởng tượng, bốc đồng, kỳ quặc.

 

PHẦN II.

 

D 2.1, KS 141

Tôi phải thú nhận, Cleanthes, Demea nói, rằng không gì có thể làm tôi ngạc nhiên hơn là ánh sáng, trong đó bạn đã có tất cả từ đầu, nói ra luận chứng này. Bằng vào toàn bộ giọng điệu bàn luận của bạn, người ta sẽ tưởng tượng rằng bạn đang chủ trương Bản thể của một Gót, chống lại những cãi vặt của những người Không-tin-có-gót và những những Người Không Cùng Đạo [2]; và đã nhất thiết để trở thành một người bênh vực cho nguyên lý nền tảng đó của tất cả tôn giáo. Nhưng tôi hy vọng, bằng bất kỳ cách nào, đây không là câu hỏi giữa chúng ta. Không ai; không người nào, ít nhất, theo kiến thức thực tiễn thông thường, tôi được thuyết phục, từng băn khoăn cân nhắc một nghi ngờ nghiêm trọng liên quan đến một sự thực, rất chắc chắn và hiển nhiên như thế. Câu hỏi thì không quan tâm về HỮU THỂ, nhưng về BẢN CHẤT của GÓT. Điều này tôi khẳng định, từ những tật nguyền của sự hiểu biết của con người, là hoàn toàn không thể hiểu được và không biết được với chúng ta. Bản chất của tinh thần tối cao đó, những thuộc tính của ngài, cách thức tồn tại của ngài, chính bản chất vĩnh cửu ngài; những sự việc này và mọi đặc biệt, vốn liên quan đến một Hữu thể rất thiêng liêng, đều là bí ẩn với con người. Là những sinh vật hữu hạn, yếu đuối và mù quáng, chúng ta phải hạ mình khiêm tốn trước sự hiện diện uy nghiêm đáng kính của ngài, và ý thức về sự yếu đuối của chúng ta, ngưỡng mộ trong im lặng những toàn hảo vô hạn của ngài, vốn mắt không nhìn thấy, tai không nghe thấy, cũng không đi vào bản thể bên trong con người để mường tượng. Một đám mây dày tránh đã bao phủ chúng tránh khỏi sự tò mò của con người: Nó là sự báng bổ thần thánh để cố gắng thâm nhập qua những mù mịt khó hiểu thiêng liêng này: Và bên cạnh sự bất kính của việc phủ nhận sự hiện hữu của ngài, là sự táo tợn của việc dò la vào trong bản chất và yếu tính, những lệnh truyền và những thuộc tính của ngài.[3]

 

D 2.2, KS 141-2

Nhưng để bạn không nên nghĩ, rằng lòng kính tín tôi có ở đây đã thắng phần triết lý của tôi, tôi sẽ tán trợ ý kiến ​​của tôi, nếu nó cần bất kỳ hỗ trợ nào, bởi một thẩm quyền rất lớn. Tôi có thể trích dẫn hầu hết những nhà gót học, từ sự thành lập của đạo Kitô, những người đã từng giải quyết đề tài này hay bất kỳ đề tài gót học nào khác: Nhưng hiện giờ, tôi sẽ tự giới hạn về một người được tôn vinh về lòng kính tín cũng như về triết học. Đó là giáoMalebranche, tôi nhớ, người, đã tự diễn đat như vậy” [4]Người ta không nên (ông nói) nhiều như vậy, để gọi Gót là một tinh thần, để diễn đạt tích cực về bản chất của Người, mà là để biểu thị rằng Người không phải là vật chất. Người là một Hữu thể vô cùng toàn hảo: Về sự việc này chúng ta không thể nghi ngờ. Nhưng theo cùng một cách mà chúng ta không nên tưởng tượng, ngay cả cho rằng Người là hữu hình, rằng Người khoác lên mình một thân xác con người, như những người theo thuyết Nhân hóa khẳng định, dưới màu sắc vốn hình dạng đó là hoàn hảo nhất trong số bất kỳ nhân dạng nào; vì vậy, chúng ta cũng không nên tưởng tượng rằng Tnh thần của Gót có những ý tưởng của con người, hoặc có bất kỳ điểm tương đồng nào với tnh thần của chúng ta; ới giả định rằng tinh thần con người là hình thức hiểu biết hoàn hảo nhất mà chúng ta có thể hiểu được. Thay vào đó, chúng ta nên tin rằng, Người hiểu được sự toàn hảo của vật chất nhưng không phải là vật chất. . . . . . . Người cũng hiểu được sự toàn hảo của những tnh thần được tạo ra, nhưng không phải là tnh thần, theo cách chúng ta quan niệm về tnh thần: Rằng tên thật của Người là, Đấng hiện hữu, hay nói cách khác, Đấng vô hạn, Đấng Toàn năng, Đấng Vô hạn và Phổ quát.

 

D 2.3, KS 142

Sau một thẩm quyền lớn như thế, Demea, Philo trả lời Philo, như những gì bạn đã đưa ra, và hàng ngàn thẩm quyền khác nữa, bạn có thể đưa ra, sẽ hiện ra là điều khôi hài khi tôi để thêm vào tình cảm của tôi, hay bày tỏ sự tán thành của tôi với học thuyết của bạn. Nhưng chắc chắn, chỗ nào những người hiểu biết giải quyết những đề tài này, câu hỏi không bao giờ có thể gồm Bản thể, nhưng chỉ Bản chất của Đấng Sáng tạo. Sự thực kể trước, như bạn quan sát rõ, là không thể nghi ngờ và tự hiển nhiên. Không gì tồn tại với không nguyên nhân; và nguyên nhân đầu tiên của vũ trụ này (bất kể nó là gì) chúng ta gọi là GÓT; và kính tín gán cho Người mọi loại toàn hảo. Bất cứ ai phá vỡ sự thực cơ bản này, đều đáng chịu mọi hình phạt, vốn có thể gây cho những nhà triết học, đó là nói rằng, sự chế giễu, khinh miệt và phản đối lớn nhất. Nhưng vì tất cả sự toàn hảo thì hoàn toàn tương đối, chúng ta không bao giờ nên tưởng tượng, rằng chúng ta thấu hiểu những thuộc tính của Đấng thiêng liêng này, hay giả định, rằng những toàn hảo của Người có bất kỳ tương đồng hay giống với những toàn hảo của một sinh vật người. Khôn Ngoan, Tư Tưởng, Thiết Kế, Kiến ​​Thức; những điều này chúng ta chỉ chính đáng gán cho Người; vì những từ này là vinh dự tôn trọng giữa loài người và chúng ta không có ngôn ngữ hay những khái niệm nào khác, qua đó chúng ta có thể diễn tả sự ngưỡng mộ của chúng ta với Người. Nhưng chúng ta hãy cẩn thận, kẻo chúng ta nghĩ rằng, những ý tưởng của chúng ta tương ứng với những toàn hảo của Người, hay những thuộc tính của Người có bất kỳ tương đồng nào với những phẩm chất này giữa con người.Người thì vượt trội vô hạn so với với cái nhìn và sự hiểu biết giới hạn của chúng ta; và là đối tượng của sự thờ phụng trong đền thờ hơn là tranh luận trong những trường phái.

 

D 2.4, KS 142-3

Trong thực tế, Cleanthes, ông nói tiếp, không cần phải nhờ đến thuyết hoài nghi tác động đó, vốn bạn thấy rất khó chịu để đi đến xác định này. Những ý tưởng của chúng ta không đạt được xa hơn kinh nghiệm của chúng ta: Chúng ta không có kinh nghiệm về những thuộc tính và những hoạt động thiêng liêng: Tôi không cần phải kết luận tam đoạn luận của tôi: Bạn có thể rút ra suy luận cho chính bạn. Và cũng là một hài lòng cho tôi (và tôi hy vọng cũng cho bạn nữa) rằng cả lý luận lôgíchh và lòng kính tín chân chính ở đây đồng tình trong cùng một kết luận, và cả hai đều thiết lập bản chất bí ẩn đáng sùng bái và không thể thấu hiểu được của Hữu Thể Tối Cao. [5]

 

D 2.5, KS 143

Không để mất bất kỳ thời giờ nào trong những lan man dông dài, Cleanthes nói, tự ông nói thẳng với Demea, lại còn ít hơn trong việc trả lời những lời tuyên bố kính tín của Philo; Tôi sẽ vắn tắt giải thích tôi nhận thức vấn đề này thế nào. Hãy nhìn quanh thế giới: suy ngẫm toàn bộ và mọi phần của nó: Bạn sẽ thấy nó không là gì cả nhưng chỉ là một bộ máy lớn, đã phân thành vô số những máy móc nhỏ hơn, vốn lại phân chia thêm nhỏ hơn, đến một mức độ vượt khỏi những gì giác quan và những khả năng con người có thể theo dõi và giải thích. Tất cả những máy móc khác loại này, và ngay cả những phần vụn vặt nhất của chúng, đều được điều chỉnh với nhau với một sự chính xác, vốn làm mọi người mê mẩn thán phục, những người đã từng chiêm ngưỡng chúng. Sự thích nghi lạ lùng của những phương tiện với những cứu cánh, xuyên suốt tất cả bản chất, giống hệt nhau, mặc dù nó vượt xa hơn nhiều, những sản phẩm của kỹ xảo con người; của thiết kế, tư tưởng, trí tuệ và thông minh của con người. Do đó, vì những hiệu quả tương tự nhau, chúng ta được dẫn đến để suy diễn, bởi tất cả những quy luật của loại suy, rằng những nguyên nhân cũng giống nhau; và rằng Tác giả của Tự nhiên có phần nào giống với não thức của con người; mặc dù đã có những khả năng lớn hơn nhiều, tỉ lệ tương ứng với sự vĩ đại của công việc, vốn Người đã thực hiện. Bằng luận chứng này, a posteriori, và bằng luận chứng này mà thôi, quả thực chúng ta chứng minh ngay lập tức sự là-có của một đấng Sáng Tạo và sự tương đồng của Người với trí tuệ và trí tuệ thông minh của con người.

 

D 2.6, KS 143-4

Tôi sẽ rất thẳng thắn, Cleanthes, Demea nói, về phần bảo với bạn, rằng từ đầu tôi đã không thể tán thành kết luận của bạn liên quan đến sự giống nhau của đấng Sáng Tạo với con người; Lại còn ít hơn để tôi có thể chấp thuận về những phương tiện, qua đó bạn cố gắng để thiết lập nó. Gì vậy! Không thuyết minh về Hữu thể của một Gót! Không những luận chứng trừu tượng! Không những chứng minh tiên nghiệm! Có phải những điều này, vốn cho đến nay những triết gia đã nhấn mạnh rất nhiều, là lừa dối tất cả, ngụy biện tất cả? Có phải trong đề tài này, chúng ta không thể đạt được xa hơn kinh nghiệm và khả năng có thể xảy ra? Tôi sẽ không nói, rằng sự việc này thì phản bội nguyên nhân của một đấng Sáng Tạo: Nhưng chắc chắn, bởi thật thà này, bạn đem cho những người không-tin-có-gót những ưu thế, vốn họ không bao giờ có thể có được, chỉ bằng vài nguệch ngoạc nông cạn của lý lẽ và suy luận.

 

D 2.7, KS 144

Philo nói, những gì tôi chủ yếu phản đối trong đề tài này, thì không quá nhiều, rằng mọi luận chứng tôn giáo đều được Cleanthes thu giảm về kinh nghiệm, vì chúng dường như ngay cả không là chắc chắn nhất và không chối cãi được của loại thấp kém đó. Rằng một hòn đá sẽ rơi xuống, rằng lửa sẽ đốt cháy, rằng đất có tính cứng chắc, chúng ta đã quan sát hết lần này đến lần khác, hàng ngàn lần; và khi bất kỳ trường hợp mới nào của thiên nhiên này được trình bày, chúng ta không do dự rút ra suy luận đã quen. Sự giống nhau chính xác của những trường hợp cho chúng ta một sự bảo đảm hoàn toàn về một biến cố tương tự; và một bằng chứng mạnh mẽ hơn thì không bao giờ mong muốn, cũng không tìm kiếm sau đó. Nhưng bất cứ chỗ nào bạn khởi hành, ít nhất, từ sự giống nhau của những trường hợp, bạn tương ứng giảm thiểu bằng chứng; và cuối cùng có thể đưa nó đến một loại suy rất yếu, vốn phải thú nhận chịu trách nhiệm về sự sai lầm và tính không chắc chắn. Sau khi đã có kinh nghiệm về sự lưu thông của máu trong con người, chúng ta không nghi ngờ gì, rằng nó xảy ra trong Titius và Mævius (nào đó) [6]: Nhưng từ sự lưu thông của nó ở loài ếch và loài cá, nó chỉ là một giả định, mặc dù là một giả định vững, từ sự loại suy, rằng nó xảy ra trong con người và những động vật khác. Lý luận dựa trên loại suy thì yếu hơn nhiều, khi chúng ta suy ra sự lưu thông của nhựa cây trong loài cây cỏ, từ kinh nghiệm của chúng ta, rằng máu lưu thông trong loài động vật; và những ai, những người vội vã chạy theo sự loại suy không hoàn toàn đó, đã được thấy, bằng những thí nghiệm chính xác hơn, đã bị nhầm lẫn.

 

D 2,8, KS 144

Nếu chúng ta nhìn thấy một cái nhà, Cleanthes, chúng ta kết luận, với sự chắc chắn lớn nhất, rằng nó đã có một người kiến​​ trúc hay người xây dựng; vì đây chính xác là loại hậu quả đó, vốn chúng ta đã có kinh nghiệm để tiến hành từ loại nguyên nhân đó. Nhưng chắc chắn bạn sẽ không khẳng định, rằng vũ trụ mang một sự tương đồng loại như thế với một cái nhà, rằng chúng ta có thể với cùng một chắc chắn suy diễn một nguyên nhân tương tự, hay loại suy ở đây thì hoàn chỉnh và không tì vết. Tính không giống nhau thì quá nổi bật, khiến sự tối đa ở đây bạn có thể có tham vọng là một ước chừng, một phỏng đoán, một giả định liên quan đến một nguyên nhân tương tự; và sự giả định đó sẽ được tiếp nhận thế nào trong thế giới, tôi để bạn xem xét.

 

D2.9, KS 144-5

Chắc chắn nó sẽ được đón nhận rất tệ, Cleanthes trả lời; và tôi đáng bị chê trách khinh miệt, nếu tôi nhìn nhận, rằng những bằng chứng về một đấng Sáng Tạo đã chẳng hơn gì một phỏng đoán hay suy đoán. Nhưng liệu toàn bộ sự sắp xếp về phương tiện để đạt được cứu cánh trong một ngôi nhà và trong vũ trụ có phải là giống nhau tầm thường như vậy không? Thế còn sự sắp xếp mọi sự vật việc có mục đíchthì sao?Thứ tự, tỷ lệ và sự sắp xếp của mọi bộ phận? Những bậc thang của cầu thang rõ ràng được thiết kế khiến chân người có thể dùng chúng để leo lên; và suy luận này là chắc chắn và không thể sai lầm. Chân người cũng được thiết kế để đi bộ và leo lên; và suy luận này, tôi nhìn nhận, không hoàn toàn chắc chắn, vì sự khác biệt vốn bạn nhận xét; nhưng do đó, có phải nó chỉ xứng đáng với tên gọi của giả định trước hay phỏng đoán? [7]

 

D 2.10, KS 145

Lạy Gót! Demea kêu lên, ngắt lời ông, chúng ta đang ở đâu vậy? Những người nhiệt thành bảo vệ tôn giáo nhìn nhận rằng những bằng chứng của một đấng Sáng Tạo lại chưa phải là bằng chứng toàn hảo! Và bạn, Philo, người mà tôi đã dựa vào để chứng minh sự huyền bí đáng tôn kinh của Bản chất Thần thánh, bạn có đồng ý với tất cả những quan điểm thái quá này của Cleanthes không? Vì có tên gọi nào khác để tôi cho chúng? Và tại sao tôi phải kìm nén sự chỉ trích của tôi khi những nguyên tắc như vậy được đưa ra, hỗ trợ bởi một thẩm quyền như vậy, trước mặt một người trẻ tuổi như Pamphilus?

 

D 2.11, KS 145

Bạn có vẻ không hiểu, trả lời Philo, rằng tôi biện luận với Cleanthes trong cách riêng của ông ấy; và bằng chỉ cho ông ấy thấy những hậu quả nguy hiểm của những giáo thuyết của ông ấy, hy vọng cuối cùng sẽ đưa ông ấy đến với quan điểm của chúng ta. Nhưng nhữngkhiến bạn lo lắng nhất, tôi nhận thấy, là cách trình bày trong đó Cleanthes đã lập luận hậu nghiệm; và khi thấy rằng lập luận đó có khả năng thoát khỏi nắm giữ của bạn và tan vào không gian, bạn nghĩ rằng nó đã ngụy trang đến mức bạn khó có thể tin rằng nó được đặt trong ánh sáng thực sự của nó. Bây giờ, bất kể tôi có thể không đồng tình đến mức nào, trong những phương diện khác, với những nguyên tắc nguy hiểm của Cleanthes, tôi phải nhìn nhận rằng ông ấy đã trình bày lập luận đó khá công bằng; và tôi sẽ cố gắng trình bày vấn đề này với bạn, để bạn sẽ không còn phải nghi ngờ thêm nữa về nó.

 

D 2.12, KS 145

Nếu một người trừu tượng hóa mọi sự vật việc mà người này biết hay đã thấy, người này sẽ hoàn toàn không có khả năng, chỉ từ những ý tưởng của riêng mình, để xác định loại cảnh tượng nào mà vũ trụ phải là, hay để ưu tiên cho một trạng thái hay hoàn cảnh của sự vật này hơn trạng thái hay hoàn cảnh khác. Vì không có gì mà người này hình dung rõ ràng, có thể được coi là không thể hay ngụ ý một sự mâu thuẫn, mọi ảo tưởng của trí tưởng tượng của người này sẽ ngang bằng nhau; người này cũng không thể đưa ra bất kỳ lý do chính đáng nào, tại sao người này tuân theo một ý tưởng hay hệ thống, và bác bỏ những ý tưởng hay hệ thống khác, vốn cũng có thể xảy ra như nhau.

 

D2.13, KS 145-6

Lại nữa; sau khi người này mở mắt ra và chiêm ngưỡng thế giới, như hình dạng thực sự của nó, lúc đầu, người này không thể nào gán được nguyên nhân cho bất kỳ sự kiện nào; chứ dừng nói đến cho toàn bộ những sự vật việc hay vũ trụ. Người này có thể để Tưởng tượng của người này tự do lang thang; và nó có thể đưa người này vào trong một hạn của những tường thuật và những hình ảnh mô tả khác nhau. Tất cả những điều này đều là có thể; nhưng cũng đều có thể tất cả ngang nhau, người này sẽ không bao giờ, tự mình, đem lại một giải thích thỏa đáng cho một ưa thích nào của người này trong số chúng so với những còn lại. Chỉ duy kinh nghiệm mới có thể cho thấy cho người này nguyên nhân thực của bất kỳ hiện tượng nào.

 

D 2.14, KS 146

Bây giờ theo như phương pháp lý luận này, Demea, dẫn đến (và thực sự, được chính Cleanthes ngầm nhìn nhận ) rằng trật tự, sự sắp xếp hay sự điều chỉnh những nguyên nhân sau cùng, tự nó thì không là bất kỳ một bằng chứng nào của thiết kế; nhưng chỉ trong chừng mực mà nó đã được kinh nghiệm để tiến hành từ nguyên lý đó. Với mọi sự vật việc chúng ta có thể biết tiên nghiệm, vật chất có thể chứa gốc hay nguồn của trật tự ban đầu, bên trong chính nó, cũng như não thức; và không có khó khăn nào hơn trong việc hình dung rằng những yếu tố khác nhau, từ một nguyên nhân bên trong chưa biết, có thể rơi vào trong sự sắp xếp tinh tế nhất, hơn là hình dung rằng những ý tưởng của chúng, trong não thức vĩ đại, phổ quát, từ một nguyên nhân bên trong chưa biết tương tự, rơi vào trong sự sắp xếp đó. Khả năng ngang nhau của cả hai giả định này là được phép. Nhưng theo kinh nghiệm, chúng ta thấy (theo Cleanthes ), rằng có một khác biệt giữa chúng. Ném nhiều mảnh thép lại với nhau, với không hình dạng hay cấu trúc nào; tự chúng sẽ không bao giờ sắp xếp để tạo thành một cái đồng hồ: Đá, vữa và gỗ, nếu không có một người kiến trúc, sẽ không bao giờ dựng nên một ngôi nhà. Nhưng những ý tưởng trong não thức con người, chúng ta thấy, qua một một nguyên lý hoặc hệ thống tổ chức không xác định, không thể giải thích, chúng đã tự sắp xếp để tạo thành sơ đồ thiết kế của một cái đồng hồ hay ngôi nhà. Do đó, kinh nghiệm chứng minh rằng có một nguyên tắc ban đầu của trật tự trong não thức, không trong vật chất. Từ những hiệu quả tương tự, chúng ta suy ra những nguyên nhân tương tự. Sự điều chỉnh của những phương tiện cho những cứu cánh thì giống nhau trong vũ trụ, như trong một cỗ máy do con người chế tạo. Những nguyên nhân, do đó, phải là giống nhau.

 

D 2.15, KS 146

Ngay từ đầu, tôi đã bị chấn động, tôi phải nhìn nhận, với sự so sánh giống nhau này, được khẳng định, giữa đấng Sáng Tạo và những con người; và phải hiểu rằng nó ngụ ý một sự hạ thấp Đấng Tối cao mà không một người tin có gót thực sự nào có thể chịu đựng được. Do đó, với sự giúp đỡ của bạn, Demea, tôi sẽ cố gắng bảo vệ nhữngmà bạn gọi một cách chính đáng là sự huyền bí đáng tôn kinh của Bản chất Thần thánh, và sẽ phản bác lý luận này của Cleanthes; với điều kiện là ông ấy cho phép, rằng tôi đã đưa ra một trình bày công bằng về nó.

 

D 2.16, KS 147

Khi Cleanthes đã đồng ý, Philo, sau một hồi im lặng, rồi nói tiếp như sau.

 

D 2.17, KS 147

Cleanthes, rằng mọi suy luận liên quan đến thực tại đều dựa trên kinh nghiệm, và mọi lý luận duy nghiệm đều dựa trên giả định rằng những nguyên nhân tương tự chứng minh những kết quả tương tự, và những kết quả tương tự chứng minh những nguyên nhân tương tự; hiện tại, tôi sẽ không tranh luận nhiều với bạn. Nhưng hãy quan sát, tôi khẩn cầu bạn, với sự thận trọng cực độ như thế nào mà tất cả những người lý luận công bằng tiến hành trong việc chuyển những thí nghiệm sang những trường hợp tương tự. Trừ khi những trường hợp hoàn toàn giống nhau, họ không có sự tự tin hoàn toàn khi áp dụng quan sát trước đây của họ vào bất kỳ hiện tượng cụ thể nào. Mọi sự thay đổi của hoàn cảnh đều gây ra sự nghi ngờ về sự kiện; và cần có những thí nghiệm mới để chứng minh chắc chắn rằng những hoàn cảnh mới không có ý nghĩa hay sự quan trọng. Một sự thay đổi về khối lượng, hoàn cảnh, sự sắp xếp, độ tuổi, sự phân bố của không khí hay những vật thể xung quanh; bất kỳ chi tiết nào trong số những chi tiết này đều có thể đi kèm với những hậu quả bất ngờ nhất: Và trừ khi những đối tượng hoàn toàn quen thuộc với chúng ta, thì việc mong đợi một cách chắc chắn, sau bất kỳ sự thay đổi nào trong số những thay đổi này, một sự kiện tương tự như sự kiện đã nằm trong phạm vi quan sát của chúng ta trước đây là sự liều lĩnh cao nhất. Những bước đi chậm rãi và thận trọng của những triết gia, ở đây, nếu có ở bất kỳ nơi nào, được phân biệt với bước tiến vội vã của những kẻ tầm thường, những kẻ bị thúc đẩy bởi những điểm tương đồng nhỏ nhất, không có khả năng phân biệt hay cân nhắc.

 

D 2.18, KS 147

Nhưng bạn có thể nghĩ, Cleanthes, rằng bạn vẫn giữ bình tĩnh và triết lý như thường lệ không, khi bạn đã bước đi xa như vậy, đến mức bạn so sánh vũ trụ với những vật thể do con người tạo ra như nhà cửa và máy móc, và cho rằng nguyên nhân của chúng cũng phải tương tự không? Tư tưởng, thiết kế, óc thông minh, như chúng ta tìm thấy trong con người và những loài vật khác, không gì hơn một trong những nguồn và nguyên lý của vũ trụ, cũng như nóng hay lạnh, lực hấp dẫn hay lực đẩy, và hàng trăm sự việc khác, nằm trong phạm vi quan sát hàng ngày. Đó là một nguyên nhân tích cực, qua đó chúng ta thấy một số bộ phận cụ thể của tự nhiên tạo ra những thay đổi ở những bộ phận khác. Nhưng liệu một kết luận, với bất kỳ sự phù hợp nào, có thể được chuyển từ những bộ phận sang toàn bộ không? Sự mất cân đối lớn không ngăn cản mọi sự so sánh và suy luận sao? Từ việc quan sát sự phát triển của một sợi tóc, chúng ta có thể học được bất kỳ điều gì liên quan đến sự sinh ra một người không? Liệu việc hiểu rõ cách một chiếc lá thổi bay trong gió có dạy cho chúng ta điều gì về cách toàn bộ một cái cây sinh trưởng và phát triển không?

 

D 2.19, KS 148

Nhưng việc chấp nhận rằng chúng ta lấy những hoạt động của một phần của tự nhiên trên một phần khác làm nền tảng cho phán đoán của chúng ta về nguồn gốc của toàn bộ (điều này không bao giờ có thể được nhìn nhận) nhưng tại sao lại chọn một nguyên lý quá nhỏ bé, quá yếu ớt, quá giới hạn như lý trí và thiết kế của loài vật được tìm thấy trên hành tinh này? Sự giấy động nhỏ bé này của bộ não mà chúng ta gọi là tư tưởng có đặc quyền gì, mà chúng ta phải làm nó thành mô hình của toàn bộ vũ trụ? Sự thiên vị của chúng ta với chính chúng ta, thực sự thể hiện điều đó trong mọi trường hợp; nhưng triết học hợp lý, có cơ sở vững chắc và không thiên vị phải cẩn thận bảo vệ chống lại ảo tưởng tự nhiên như vậy. [8]

 

D 2.20, KS 148

Philo tiếp tục, cho đến nay không nhìn nhận rằng những hoạt động của một bộ phận có thể cung cấp cho chúng ta bất kỳ kết luận công bằng nào về nguồn gốc của toàn bộ, tôi sẽ không cho phép bất kỳ bộ phận nào hình thành quy luật cho một bộ phận khác, nếu bộ phận sau rất xa bộ phận trước. Có bất kỳ căn cứ hợp lý nào để kết luận rằng cư dân của những hành tinh khác có được tư tưởng, trí tuệ thông minh, lý trí hay bất kỳ gì tương tự như những khả năng này ở con người? Khi Tự nhiên đã đa dạng hóa cách thức hoạt động của mình trong quả cầu nhỏ bé này; chúng ta có thể tưởng tượng được rằng, thiên nhiên liên tục sao chép chính mình trong một vũ trụ bao la như vậy không? Và nếu tư tưởng, như chúng ta có thể cho là, chỉ giới hạn trong góc hẹp này, và thậm chí còn giới hạn phạm vi hoạt động ở đó; thì chúng ta có thể gán cho nó sự phù hợp nào cho nguyên nhân ban đầu của mọi sự vật việc? Quan điểm hạn hẹp của một người nông dân, người làm kinh tế gia đình của mình thành quy luật để cai trị những vương quốc, so với nó, là một ngụy biện có thể tha thứ được.

 

D2.21, KS 148-9

Nhưng liệu chúng ta đã bao giờ chắc chắn rằng một suy nghĩ và lý trí, giống như con người, có thể được tìm thấy trong khắp vũ trụ, và hoạt động của nó lớn rộng hơn và có sức mạnh hơn nhiều, ở nơi nào khác, so với những gì xuất hiện trên quả đất này không: tuy nhiên, tôi không thể hiểu tại sao những hoạt động của một thế giới, đã được cấu thành, sắp xếp, điều chỉnh, lại có thể dùng bất kỳ thuộc tính nào để mở rộng đến một thế giới đang trong giai đoạn phôi thai và đang tiến triển theo hướng cấu thành và sắp xếp đó. Bằng quan sát, chúng ta biết được phần nào về cấu trúc, chức năng và dinh dưỡng của một loài động vật phát triển đầy đủ.nhưng chúng ta phải hết sức thận trọng khi chuyển sự quan sát đó sang sự phát triển của một bào thai trong tử cung (của người mẹ), và thậm chí còn hơn thế nữa, với một sinh vật cực nhỏ (như tế bào tinh trùng) trong người cha của nó. Ngay cả từ kinh nghiệm giới hạn của chúng ta, chúng ta tìm thấy rằng thiên nhiên có được một số vô hạn của những nguồn và nguyên lý, chúng không ngừng tự bộc lộ trong mọi thay đổi về vị trí và hoàn cảnh của thiên nhiên. Và những nguyên lý mới và chưa biết nào sẽ thúc đẩy nó trong một hoàn cảnh mới và chưa biết như vậy, như của sự hình thành của một vũ trụ, chúng ta không thể, nếu không hết sức liều lĩnh, tự phụ khẳng định hiểu biết.

 

D 2.22, KS 149

Một phần rất nhỏ của hệ thống vĩ đại này, trong một thời gian rất ngắn, đã được chúng ta khám phá chưa hoàn toàn: hiểu biết của chúng ta còn giới hạn và chưa đầy đủ, dựa trên kinh nghiệm và quan sát một phần, vốn không bao giờ tiết lộ được bức tranh toàn cảnh; và từ đó chúng ta có thể tuyên bố dứt khoát về nguồn gốc của toàn bộ hệ thống hay không?

 

D 2.23, KS 149

Kết luận đáng thán phục! Đá, gỗ, gạch, sắt, đồng thau, trong thời gian này, trên trái đất nhỏ bé này, đã không có một trật tự hay sự sắp xếp nào nếu không có bàn tay khéo léo và sáng tạo với chủ đích của con người: do đó, vũ trụ ban đầu không thể đạt được trật tự và sự sắp xếp của nó, nếu không có một gì đó tương tự như nghệ thuật của con người. Nhưng một phần của thiên nhiên có phải là quy luật cho một phần khác rất xa với phần trước không? Nó có phải là quy luật cho toàn bộ không? Một phần rất nhỏ có phải là quy luật cho vũ trụ không? Liệu thiên nhiên trong một hoàn cảnh, có phải là một quy luật nhất định cho thiên nhiên trong một hoàn cảnh khác, khác biệt rất nhiều so với hoàn cảnh, trước không?

 

D2.24, KS149-50

Và bạn có thể chê trách tôi, Cleanthes, nếu ở tôi đây bắt chước sự thận trọng của Simonides, người theo câu chuyện nổi tiếng, khi được Hiero hỏi, Gót là gì? đã muốn có một ngày để nghĩ về nó, và sau thêm hai ngày nữa; và sau đó đã tiếp tục như thế kéo dài thời gian, nhưng không bao giờ đem cho định nghĩa hay mô tả của ông? [9] Bạn thậm chí có thể chê trách tôi, nếu ngay từ đầu, tôi đã trả lời rằng tôi không biết, và hiểu rằng đề tài này nằm ngoài tầm với của những khả năng của tôi? Bạn có thể kêu lên người hoài nghikẻ chế giễu” nhiều đến như bạn muốn: nhưng sau khi đã tìm thấy, trong rất nhiều đề tài khác, quen thuộc hơn nhiều, những khiếm khuyết và thậm chí là mâu thuẫn của lý trí con người, tôi không bao giờ mong đợi bất kỳ thành công nào từ những phỏng đoán yếu ớt của nó, trong một đề tài cao siêu như vậy và rất diệu vợi với lĩnh vực quan sát của chúng ta. Khi hai loại đối tượng luôn được quan sát thấy là kết hợp với nhau, theo thông lệ, tôi có thể suy diễn sự tồn tại của một loại, bất cứ nơi nào tôi thấy sự tồn tại của loại kia: và tôi gọi đây là một lập luận từ kinh nghiệm. Nhưng lập luận này có thể có chỗ đứng như thế nào, khi mà những đối tượng, như trong trường hợp này, là đơn lẻ, riêng lẻ, không có song song hay giống nhau cụ thể nào, thì có thể khó để giải thích. Và liệu có người nào nói với tôi nghiêm trang rằng một vũ trụ có trật tự phải nảy sinh từ một vài suy nghĩ và nghệ thuật sáng tạo, giống như con người; bởi vì chúng ta đã có kinh nghiệm về nó? Để xác định lý luận này, điều cần thiết là chúng ta phải có kinh nghiệm về nguồn gốc của những thế giới; và chắc chắn là vẫn không đủ, khi chúng ta đã thấy tàu thuyền và thành phố nảy sinh từ nghệ thuật và sự sáng tạo của con người.. . . . . . .

 

D 2.25, KS 150

Philo đã tiếp tục với nhiệt thành và tinh thần mạnh mẽ này – có phần vừa đùa vừa nghiêm trang, hay tôi thấy vậy – khi ông ấy nhìn thấy một vài dấu hiệu mất kiên nhẫn ở Cleanthes và nhanh chóng dừng lại. Cleanthes nói, tất cả những gì tôi muốn lưu ý là bạn không nên bóp méo từ ngữ hay dựa vào những diễn đạt thông thường để lật đổ những lý luận triết học. Bạn biết đấy, những người thông tục thường phân biệt lý trí với kinh nghiệm, ngay cả ở chỗ câu hỏi chỉ liên quan đến vấn đề thực tại và sự hiện hữu; mặc dù người ta thấy rằng, ở chỗ nào lý trí đó được phân tích đúng cách, –kỹ lưỡng và chính xác – thì nó không là gì khác một loại của kinh nghiệm. Để lập luận từ kinh nghiệm quan sát rằng sự khởi đầu của vũ trụ đến từ một trí tuệ thông minh thì không trái ngược với lời nói thông thường hơn là chứng minh, bằng cùng một nguyên tắc kinh nghiệm, rằng trái đất chuyển động quanh mặt trời. Và một kẻ hay cãi cọ có thể nêu ra tất cả những phản đối tương tự với hệ thống Copernicus, vốn bạn đã nhắm vào lý luận của tôi. “Bạn đã thấy những trái đất khác chưa,” người ấy có thể thách thức, “rằng bạn đã thấy chạy qua quỹ đạo của chúng chưa? Bạn đã quan sát những thế giới mới hình thành chưa”.

 

D 2.26, KS 150

“Đúng vậy!” Philo thốt lên, ngắt lời ông, ‘chúng ta thực sự có những trái đất khác. Không phải mặt trăng là một trái đất khác, vốn chúng ta thấy rõ ràng đang quay quanh tâm của nó sao? Không phải Venus là một trái đất khác, nơi chúng ta quan sát cùng một hiện tượng sao? Không phải những vòng quay của mặt trời cũng là một sự xác nhận, từ loại suy, của cùng một lý thuyết sao? Tất cả những hành tinh, không phải trái đất cũng vậy, đều quay quanh mặt trời theo quỹ đạo của chúng sao? Không phải những vệ tinh như mặt trăng, chuyển động quanh Jupiter và Saturn, và cùng với những hành tinh chính này, quay quanh mặt trời sao? Những loại suy và giống nhau này, cùng với những điểm khác mà tôi đã không nêu tên, là bằng chứng duy nhất của hệ thống Copernicus. Và bây giờ, Cleanthes, với bạn là suy ngẫm xem bạn có bất kỳ những giống nhau nào cùng loại như vậy để củng cố cho lý thuyết của bạn không.

 

D2.27, KS 150-1

Trong thực tế, Cleanthes tiếp tục, hệ thống thiên văn học thời nay hiện được tất cả những người tìm hiểu đón nhận rất nhiều, và đã trở thành một phần thiết yếu ngay cả trong nền giáo dục ban đầu của chúng ta, đến nỗi chúng ta thường không quá tỉ mỉ trong việc xem xét những lý do mà nó đã dựa trên. Bây giờ, việc nghiên cứu những người viết đầu tiên về đề tài đó đã trở thành vấn đề chỉ vì tò mò, những người đã phải đối mặt với toàn bộ sức mạnh của định kiến, và buộc phải đưa ra lập luận của họ ở mọi phía, để khiến chúng trở nên phổ biến và thuyết phục. Nhưng nếu chúng ta đọc kỹ những Đối thoại nổi tiếng của Galilæo về hệ thống của thế giới, chúng ta sẽ thấy rằng thiên tài vĩ đại đó, một trong những thiên tài cao cả nhất từng hiện hữu, trước tiên đã dồn hết mọi cố gắng của ông để chứng minh rằng không có cơ sở nào cho sự phân biệt thường thấy giữa những thực thể cơ bản và những thực thể của những thiên thể. Những trường phái, xuất phát từ những ảo tưởng của giác quan, đã đưa sự phân biệt này đi rất xa; và đã xác định những thực thể sau là không thể tạo ra, không thể hủy hoại, không thể thay đổi, không thể vượt qua; và đã gán tất cả những phẩm chất đối lập cho chất trước. Nhưng Galilæo, bắt đầu với mặt trăng, đã chứng minh sự giống nhau của nó với trái đất trong mọi chi tiết; hình dạng lồi của nó, bóng tối tự nhiên của nó khi không được chiếu sáng, tỷ trọng của nó, sự phân biệt thành rắn và lỏng, những thay đổi theo chu kỳ thay đổi của nó, sự chiếu sáng lẫn nhau của trái đất và mặt trăng, sự che khuất lẫn nhau của chúng, sự không bằng phẳng trên mặt của mặt trăng, v.v. Sau nhiều trường hợp như vậy, liên quan đến tất cả những hành tinh, con người thấy rõ ràng rằng những thiên thể này trở thành đối tượng thích hợp của kinh nghiệm; và sự giống nhau về bản chất của chúng cho phép chúng ta mở rộng những lập luận và hiện tượng giống nhau từ thiên thể này sang thiên thể khác.

 

D 2.28, KS 151

Trong tiến trình thận trọng này của những nhà thiên văn học, bạn có thể đọc bản án của chính mình, Cleanthes ; hay đúng hơn là có thể thấy rằng đề tài mà bạn đang tham gia vượt quá mọi lý trí và sự tìm hiểu của con người. Bạn có thể giả vờ để cho thấy bất kỳ tương đồng nào giữa kết cấu của một ngôi nhà và sự hình thành của một vũ trụ không? Bạn đã bao giờ nhìn thấy Tự nhiên trong bất kỳ hoàn cảnh nào giống với sự sắp xếp đầu tiên của những nguyên tố chưa? Những thế giới đã bao giờ được hình thành dưới mắt bạn chưa? và bạn đã có thời gian rảnh rỗi để quan sát toàn bộ tiến trình diễn ra của hiện tượng này, từ lần đầu tiên xuất hiện trật tự cho đến khi hoàn thành cuối cùng chưa? Nếu bạn đã từng, thì hãy kể kinh nghiệm của bạn và đưa ra lý thuyết của bạn.

 

D2.2n4, KS141

1.       Recherche de la Verité, liv. 3. chương. 9.

 

PHẦN III.

 

Tóm lược

 

Cleanthes đáp lại những phản đối của Philo bằng khẳng định rằng sự tương tự giữa vũ trụ và những công trình sáng tạo của con người là hiển nhiên. Ông bắt đầu bằng cho thấy rằng tất cả những dòng lý luận vốn Philo dùng trong chương trước đều dẫn ông đến những hậu quả phi lý khi áp dụng vào những suy luận khác.

 

Trước tiên, ông hỏi những người bạn hãy tưởng tượng có một giọng nói kinh sợ phát ra từ thiên đàng và cùng một lúc nói với tất cả những quốc gia, đưa ra cho họ một số những chỉ dẫn của Gót. Liệu Philo có hoài nghi dù chỉ một khoảnh khắc rằng giọng nói này thuộc một sinh vật thông minh với một số thiết kế hay mục đích không? Tuy nhiên, giọng nói này hoàn toàn không giống một giọng nói con người, vì nó lớn hơn, đẹp hơn, được hiểu phổ quát và gây kinh ngạc. Cleanthes tuyên bố rằng dựa trên dòng lý luận đầu tiên Philo đưa ra trong chương trước – rằng vũ trụ thì không giống lắm với một cỗ máy và do đó, sự loại suy giữa vũ trụ và một cỗ máy thì không đúng – Philo không thể kết luận rằng giọng nói đó là do một mục đích thông minh gây ra, bởi vì giọng nói đó quá khác với giọng nói con người. Và dĩ nhiên, thất bại trong việc đưa ra kết luận này sẽ là phi lý. Do đó, Cleanthes tuyên bố, dòng lý luận tương tự của Philo trong trường hợp của một cỗ máy là phi lý: chỉ vì vũ trụ thì kinh khủng hơn nhiều so với bất kỳ cỗ máy nào khác, điều này không có nghĩa là chúng ta không thể rút ra bất kỳ kết luận nào từ sự loại suy hiển nhiên khác.

 

Tiếp theo, ông hỏi những người bạn hãy tưởng tượng việc cầm lên một quyển sách cổ nào đó như Iliad. Chúng ta không có kinh nghiệm trực tiếp nào về việc quyển sách này đã được một người viết ra, cũng không có bất kỳ lai lịch chính xác nào khác về quyển sách cụ thể này đã được viết. Tuy nhiên, khi đọc quyển sách, chúng ta không hoài nghi rằng nguyên nhân của quyển sách là một tác giả thông minh. Tuy nhiên, xét theo luận chứng của Philo trong chương trước, chúng ta nên hoài nghi điều này: Philo nói rằng chúng ta phải bác bỏ một suy diễn nếu chúng ta không có kinh nghiệm trực tiếp của nguyên nhân nối kết với tác động, và nếu nguyên nhân và tác động là độc nhất. Vì dòng lý luận này này dẫn đến những hậu quả phi lý như vậy trong trường hợp của quyển sách, nên nó cũng ngớ ngẩn như vậy trong trường hợp của vũ trụ.

 

Cuối cùng, Cleanthes cho thấy rằng tư tưởng hoài nghi, không phá hủy luận chứng của ông, nhưng chỉ làm nó thêm vững mạnh. Điều này là vì một người hoài nghi chân thực chỉ giả định là bác bỏ những luận chứng mơ hồ, xa vời, chứ không phải những phán đoán thực tiễn dựa trên kiến thức thông thường. Trong trường hợp này, phán đoán thực tiễn dựa trên kiến thức thông thường đứng về phía thiết kế thông minh. Ông hỏi, ai có thể nhìn vào một con mắt, lại không ngay lập tức nhận ra một sự thiết kế trong nó? Nó thì hoàn hảo và thuận ứng phức tạp với mục đích để trông nhìn, đến nỗi nếu phủ nhận rằng nó đã được tạo ra cho chính cứu cánh này thì hết sức buồn cười.

 

Demea giờ lại xen vào để phàn nàn về sự so sánh dai dẳng này giữa trí óc của Gót và trí óc của con người. Ông nêu lên rằng việc loại suy trên sự giống mhau với quyển sách là nguy hiểm: khi chúng ta đọc một quyển sách, chúng ta đi vào đầu óc của tác giả và hoàn toàn hiểu được mục đích của tác giả. Nhưng với Gót thì khác – quyển sách của ngài, vũ trụ, chứa đầy những sự vật việc bí ẩn, tất cả đều vượt quá khả năng hiểu biết của con người.

 

Demea sau đó cố gắng chứng minh tại sao con người không thể đóng vai trò mô hình để hiểu Gót. Những tình cảm của con người (như biết ơn, thương yêu, oán thù và đố kỵ) chỉ mang ý nghĩa trong kinh nghiệm thế gian hạn hẹp của chúng ta, chúng được nhu cầu và quan hệ của chúng ta định hình, do đó không thể áp dụng cho Gót (ngoài thế gian này). Hơn nữa, tất cả những ý tưởng của chúng ta có được đều từ nhận thức giác quan, đều là những ảo tưởng, và như thế, chúng không có chỗ đứng trong não thức thần thánh (theo định nghĩa, Gót không thể nuôi dưỡng bất kỳ ảo tưởng nào). Ngay cả chính phương thức suy nghĩ của chúng ta, trong yếu tính là khiếm khuyết: nó không chắc chắn, phù du và thường đầy những lỗi lầm. Những thuộc tính này rất cơ bản đối với tư tưởng con người đến nỗi nếu chúng ta cố gắng suy nghĩ nhưng không có chúng, sẽ chẳng còn lại gì cả cho chúng ta. Nói cách khác, toàn bộ phương thức lý luận của chúng ta không thể tách rời khỏi những giới hạn của nó – do đó, suy tưởng của Gót phải vượt ra ngoài nhữngchúng ta có thể hình dung, không thể là giống như của chúng ta.

 

Phần III

 

D 3.1, KS 152

Làm thế nào lập luận phi lý nhất, Cleanthes đáp lời, trong tay một người chân thực với sáng kiến, lại có thể nhận được một vẻ xuất hiện bên ngoài như có thể xảy ra! Philo, bạn không biết rằng Copernicus và những người học trò đầu tiên của ông đã phải cần thiết chứng minh sự giống nhau của vật chất trên mặt đất này và trên trời cao hay sao; vì nhiều những nhà triết học, đã bị những hệ thống cũ bịt mắt, và một số hiện tượng giác quan hỗ trợ, đã phủ nhận sự giống nhau này hay sao? Nhưng không có nghĩa là những người theo thuyết tin có gót phải chứng minh sự giống nhau của những công trình của Tự nhiên với những công trình thiết kế sáng tạo của con người; vì sự giống nhau này là hiển nhiên và không thể phủ nhận? Cùng một vật chất, cùng một hình thức: còn cần gì nữa để chỉ ra sự tương tự giữa những nguyên nhân của chúng và để xác định nguồn gốc của mọi sự vật việc từ một mục đích và ý định thiêng liêng? Tôi phải nói thẳng với bạn rằng, những phản đối của bạn chẳng hơn gì những lời biện hộ bới lông tìm vết tối nghĩa của những triết gia vốn họ đã phủ nhận sự chuyển động; và chúng cần phải bị bác bỏ theo cùng một cách, bằng những minh họa, những thí dụ và những cụ thể, thay vì bằng lập luận nghiêm trang và triết học.

 

D 3.2, KS 152

Do đó, giả định rằng một giọng nói dõng đạc đã nghe được từ những đám mây, lớn hơn nhiều và du dương hơn bất kỳ khéo léo sáng tạo nào của con người có thể từng đạt đến được: Giả định rằng giọng nói này đã cùng một lúc, vang xa trong tất cả những quốc gia, trong ngôn ngữ và phương ngữ của riêng họ: Giả định rằng những lời truyền tải không chỉ vừa rõ ràng hợp lý, mang một nội dung quan trọng giá trị, nhưng cũng còn truyền đạt một số chỉ dẫn hoàn toàn xứng đáng với một đấng nhân từ, vượt trội loài người: bạn có thể nào do dự, dù chỉ một khoảnh khắc, về nguyên nhân của giọng nói này không? và không phải là bạn phải ngay lập tức gán nó cho một thiết kế hay mục đích nào đó khác? Tuy nhiên, tôi thấy rằng tất cả những chỉ trích (nếu chúng đáng để gọi như vậy) nhằm phnar lại hệ thống Tin có Gót, cũng có thể đưa ra để chống lại suy luận này.

 

D3.3, KS152-3

Bạn có thể không nói, rằng tất cả những kết luận liên quan đến sự kiện đều đã được xây dựng trên kinh nghiệm không? Thí dụ, khi chúng ta nghe được một tiếng nói rành mạch, rõ ràng trong bóng tối và từ đó suy diễn rằng đó là một người, đó chỉ vì sự giống nhau của những kết quả, vốn dẫn chúng ta đến kết luận rằng có một sự giống nhau trong nguyên nhân; nhưng rằng tiếng nói khác thường này, cực kỳ to, vang xa và trôi chảy trong mọi ngôn ngữ, có rất ít tương đồng nào với bất kỳ tiếng nói con người nào, khiến chúng ta không có lý do để giả định bất kỳ tương đồng nào trong những nguyên nhân của chúng. Do đó, ngay cả khi chúng ta nghe thấy tiếng nói hợp lý, khôn ngoan, mạch lạc ý nghĩa đến từ một nguồn không xác định, chúng ta có thể coi đó chỉ là tiếng ồn ngẫu nhiên, giống như tiếng gió, thay vì quy cho một đấng thần thánh hoặc trí tuệ thông minh nào? Bạn thấy rõ những phản đối của bạn trong những biện hộ bướng bỉnh vặt vãnh này; và tôi cũng hy vọng, bạn thấy rõ, rằng chúng không thể có sức thuyết phục hơn trong trường hợp này so với trường hợp kia.

 

D 3.4, KS 153

Nhưng để nêu lên trường hợp còn gần hơn với trường hợp hiện tại về vũ trụ, tôi sẽ đưa ra hai giả định, không ngụ ý bất kỳ sự phi lý hay không thể xảy ra nào. Giả định, có một ngôn ngữ tự nhiên, phổ quát, bất biến, chung cho mọi cá nhân của loài người, và rằng những quyển sách là những sản phẩm tự nhiên, tự duy trì theo cùng một cách với những động vật và thực vật, qua di truyền và sinh sản. Nhiều những biểu hiện của tình cảm của chúng ta chứa một ngôn ngữ phổ quát: tất cả những loài động vật đều có ngôn ngữ tự nhiên, mặc dù giới hạn, nhưng rất dễ hiểu với loài của chúng. Và vì ngay cả tác phẩm văn học được viết đẹp nhất cũng ít phức tạp hơn so với sinh vật sống đơn giản nhất, nên việc tưởng tượng một quyển sách như Iliad hay Æneid tự sinh sản, thì dễ hơn là tưởng tượng một loài thực vật hoặc động vật nào làm như vậy.

 

D 3.5, KS 153

Vậy hãy tưởng tượng bạn bước vào thư viện của mình, nơi chứa đầy những tập sách của tự nhiên, chứa đựng lý luận tinh tế nhất và đẹp đẽ siêu việt nhất: bạn có thể mở một trong những quyển sách này và nghi ngờ rằng nguyên nhân ban đầu của nó có tương đồng mạnh mẽ nhất với não thức và trí tuệ thông minh không? Khi quyển sách trình bày những lập luận, thuyết phục và ủng hộ quan điểm của nó; khi nó đôi khi áp dụng với trí tuệ thuần túy, đôi khi với tình cảm; khi nó thu thập, sắp xếp và tô điểm cho mọi cân nhắc phù hợp với đề tài: bạn có thể kiên trì khẳng định rằng tất cả những điều này, ở tận cùng, thực sự không có ý nghĩa gì, và những hình thành ban đầu của của tập sách này, không phải là kết quả của suy nghĩ và thiết kế không? Tôi biết sự bướng bỉnh của bạn không đi xa đến vậy. Ngay cả những suy ngẫm hoài nghi của bạn cũng sẽ chùn bước trước một sự vô lý rõ ràng như vậy”.

 

D 3.6, KS 154

Nhưng nếu có bất kỳ khác biệt nào, Philo, giữa trường hợp giả định này và trường hợp thực của vũ trụ, thì tất cả đều là thuận lợi của trường hợp sau. Giải phẫu của một con vật cung cấp nhiều thí dụ về thiết kế mạnh mẽ hơn so với việc đọc Livy hay Tacitus: và bất kỳ phản đối nào vốn bạn bắt đầu trong trường hợp trước, bằng đưa tôi trở lại một cảnh tượng bất thường và phi thường như sự hình thành đầu tiên của thế giới, thì phản đối tương tự cũng đặt ra cho giả định về thư viện thực vật của chúng ta. Vậy thì, Philo, hãy tuyên bố lập trường của bạn một cách rõ ràng, không có lấp lửng: hoặc khẳng định rằng một bản văn thể hiện trật tự hợp lý không nhất thiết phải là bằng chứng của một nguyên nhân hợp lý, hay nhìn nhận rằng có một nguyên nhân tương tự cho tất cả những công trình của tự nhiên. [10]

 

D 3.7, KS 154

Cleanthes tiếp tục, cũng để tôi nêu nhận xét ở đây, rằng lập luận tôn giáo này, thay vì bị thuyết hoài nghi, vốn bạn chịu ảnh hưởng rất nhiều, làm suy yếu, thì lại có được sức mạnh từ nó, và trở nên vững chắc hơn và không phản bác tranh luận được. Việc loại trừ mọi biện luận hay lý luận thuộc mọi loại thì hoặc không tự nhiên, giả tạo hay điên rồ. Lập trường đã tuyên bố của mọi người hoài nghi hợp lý chỉ là tránh sa lầy vào những loại lập luận này - cùng với những lập luận "khó hiểu" (tối nghĩa) và "xa vời" (xa vời) - thay vào đó ủng hộ những gì trực tiếp và trực giác; tuân thủ theo phán đoán thực tiễn trên kiến thức thông thường và những bản năng đơn giản của tự nhiên; và để đồng ý, Bất cứ khi nào những lập luận đó quá thuyết phục đến mức việc chấp nhận chúng trở nên tự nhiên, và việc bác bỏ chúng sẽ đòi hỏi nỗ lực cực độ. Bây giờ, những biện luận cho Tôn giáo Tự nhiên đều rõ ràng thuộc loại này; và không gì nhưng ngoài siêu hình học bướng bỉnh, cố chấp nhất có thể phủ nhận chúng. Hãy suy ngẫm, mổ xẻ đôi mắt: Quan sát cấu trúc sự sắp đặt khéo léo của nó; và tuyên bố, từ cảm xúc của riêng bạn, liệu khái niệm về một người sắp đặt có nhanh chóng xâm chiếm não thức bạn với sức mạnh tương tự như chính cảm giác hay không. Kết luận hiển nhiên nhất chắc chắn là nghiêng về sự thiết kế; và nó đòi hỏi thời giờ, sự suy ngẫm và nghiên cứu để đưa ra những phản đối những phản đối nhỏ nhặt nhưng phức tạp, củng cố sự hoài nghi về một thiết kế có mục đích. Ai có thể nhìn vào nam và nữ của mọi loại, sự tương ứng giữa những bộ phận và bản năng của chúng, sự nhiệt tình và toàn bộ thời gian tồn tại của chúng trước và sau khi sinh ra, và không nhận ra rằng Thiên nhiên đã có mục đích duy trì giống nòi của chúng? Hàng triệu và hàng triệu trường hợp như vậy hiện diện ở khắp mọi nơi trong vũ trụ; và không ngôn ngữ nào có thể truyền tải một ý nghĩa dễ hiểu và không thể cưỡng lại hơn sự điều chỉnh kỳ lạ của những nguyên nhân sau cùng. Vậy thì, người ta phải leo lên đến độ cao nào của mù quáng cố chấp, để gạt bỏ những bằng chứng tự nhiên và mạnh mẽ như vậy?

 

D 3.8, KS 155

Một số những mỹ miều trong trong bản văn diễn đạt vốn chúng ta có thể gặp, có vẻ trái ngược với những quy luật, và giành được tình cảm, và làm sống động trí tưởng tượng, trái ngược với mọi tín điều của phê bình, và với thẩm quyền của những bậc thầy nghệ thuật đã thành danh. Và nếu lập luận cho Thuyết Tin Có Gót, như bạn lấy cớ, trái ngược với những nguyên tắc của lôgích; thì ảnh hưởng phổ quát, không thể cưỡng lại của nó chứng minh rõ ràng rằng có thể có những biện luận có bản chất bất thường tương tự. Bất kể những lời chỉ trích nào có thể được thúc đẩy; một thế giới có trật tự, cũng như một bài phát biểu mạch lạc, rõ ràng, vẫn sẽ được coi là bằng chứng không thể chối cãi của thiết kế và ý định.

 

D 3.9, KS 155

Đôi khi, tôi nhìn nhận, những lập luận tôn giáo không có ảnh hưởng đáng có của chúng với một người người hoàn toàn không được giáo dục và chậm chạp về mặt tinh thần; không phải vì chúng tối nghĩa và khó hiểu, vốn vì người này không bao giờ tự hỏi mình bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chúng. Cấu trúc kỳ lạ của một loài động vật xuất phát từ đâu? Từ sự giao phối của cha mẹ. Và những điều này xuất phát từ đâu? Từ cha mẹ của chúng ? Chỉ sau vài bước lùi lại, chuỗi nguyên nhân trở nên quá xa vời và không rõ ràng để người này có thể theo dõi, và người này mất hứng thú. Người này không bị thúc đẩy bởi bất kỳ sự tò mò nào để tìm hiểu sâu hơn về nó. Nhưng đây không phải là thuyết giáo điều hay thuyết hoài nghi, nhưng là sự ngu muội; một trạng thái não thức rất khác với khuynh hướng sàng lọc, tò mò của bạn, người bạn thông minh của tôi. Bạn có thể theo dõi nguyên nhân từ kết quả: Bạn có thể so sánh những đối tượng xa vời và diệu vợi nhất: và những sai lầm lớn nhất của bạn không phải vì bạn thiếu ý tưởng và sáng tạo, nhưng từ sự phì nhiêu quá mức, kìm hãm sự nhạy bén tự nhiên của bạn, nếu bạn mắc lỗi, không phải vì bạn thiếu ý tưởng, nhưng vì trí tưởng tượng của bạn quá phong phú, nó lấn át lý trí thông thường của bạn, bằng bằng vô số những nghi ngờ và phản đối không cần thiết.

 

D 3.10, KS 155

Hermippus, ở đây tôi có thể nhận thấy Philo có chút bối rối và ngượng ngùng: Nhưng trong khi ông còn do dự không biết trả lời thế nào, may mắn thay, Demea đã xen vào cuộc nói chuyện và cứu được vẻ mặt của ông.

 

D3.11, KS 155-6

Thí dụ của bạn, Cleanthes, ông nói, được rút ra từ sách vở và ngôn ngữ, tôi thừa nhận, có được nhiều sức mạnh hơn từ sự quen thuộc của nó; nhưng chẳng phải cũng có một số nguy hiểm trong chính hoàn cảnh này sao; và không phảinó có thể khiến chúng ta trở nên tự phụ, bằng làm chúng ta tưởng tượng rằng chúng ta thấu hiểu được Đấng thiêng liêng và có một số ý tưởng đầy đủ về bản chất và thuộc tính của Người? Khi tôi đọc một tập sách, tôi nhập vào não thức và ý định của tác giả: trong khoảnh khắc, trong một cách nào đó, tôi trở thành tác giả; và có một cảm giác và quan niệm trực tiếp của những ý tưởng đó, vốn xoay quanh trong trí tưởng tượng của tác giả, trong khi viết tập sách đó. Nhưng chúng ta chắc chắn không bao giờ có thể tiếp cận được Đấng thiêng liêng một cách gần gũi như vậy. Con đường của Người không phải là con đường của chúng ta. Những thuộc tính của Người đều toàn hảo, nhưng không thể thấu hiểu được. Và tập sách này của Tự nhiên chứa đựng một câu đố lớn và không thể giải thích được, lớn hơn nhiều so với bất kỳ thảo luận hay lý luận rõ ràng nào.

 

D 3.12, KS 156

Những người phái Plato thời cổ, bạn biết đấy, đã là những người sùng đạo và kính tín nhất trong số tất cả những triết gia ngoại giáo: tuy nhiên, nhiều người trong số họ, đặc biệt là PLOTINUS, tuyên bố rõ ràng rằng trí tuệ hay sự hiểu biết không nên được gán cho Thần linh, và rằng sự tôn thờ hoàn hảo nhất của chúng ta với Người không phải là ở những hành động tôn kính, kính trọng, biết ơn hay thậm chí là yêu mến ngài - những điều mà chúng ta có thể làm một cách tự nhiên. Thay vào đó, họ tin rằng sự tôn thờ thực sự diễn ra qua một gì đó xa lạ hơn nhiều: một loại tự hủy diệt bí ẩn, nơi chúng ta hoàn toàn đóng cửa mọi khả năng và giác quan của con người. Bây giờ, những ý tưởng này có vẻ cực đoan hoặc đi quá xa, và có thể là như vậy. Nhưng chúng ta vẫn phải nhìn nhận một vấn đề trong cách chúng ta thường suy nghĩ: khi chúng ta tưởng tượng Thần linh là một gì đó rõ ràng, dễ hiểu và giống với giống với não thức của con người, thì chúng ta đã trở nên thiên vị thô thiển và cực kỳ hẹp hòi. Cuối cùng, chúng ta hành động như thể quan điểm của con người là tiêu chuẩn cho mọi sự vật việc trong vũ trụ, đó là một sai lầm khá lớn.

 

D 3.13, KS 156-7

Mọi tình cảm của não thức con người, lòng biết ơn, sự oán giận, tình yêu, tình bạn, sự chấp thuận, sự đổ lỗi, sự thương hại, sự ganh đua, sự đố kỵ, đều có một dẫn nhắc rõ ràng đến trạng thái và hoàn cảnh của con người, và được tính toán để duy trì sự hiện sinh, và thúc đẩy hoạt động của một sinh vật như vậy trong những hoàn cảnh như vậy. Do đó, có vẻ như không hợp lý khi chuyển những tình cảm như vậy sang một đấng hiện hữu tối cao, hay giả định rằng ngài cũng được chúng thúc đẩy; và những hiện tượng của vũ trụ, bên cạnh đó, sẽ không hỗ trợ chúng ta trong một lý thuyết như vậy. Tất cả những ý tưởng của chúng ta, xuất phát từ những giác quan đều được nhìn nhận là sai lầm và ảo tưởng; và do đó, không thể được cho là có vị trí trong một trí tuệ tối cao: và vì những ý tưởng của cảm xúc bên trong của chúng ta, kết hợp với những ý tưởng của giác quan bên ngoài, tạo nên toàn bộ nội dung hiểu biết của con người, nên chúng ta có thể kết luận rằng không có bất kỳ khối xây dựng nào trong suy nghĩ của chúng ta có điểm tương đồng với trí thông minh của thần thánh. Bây giờ về phần cách thức suy nghĩ ; làm sao chúng ta có thể so sánh giữa chúng, hay cho rằng chúng có bất kỳ sự giống nhau nào? Tư tưởng của chúng ta dao động, không chắc chắn, phù du, liên tục và phức tạp; và nếu chúng ta loại bỏ những phẩm tính hỗn độn đó, chúng ta sẽ phá hủy ngay cả những gì suy nghĩ dành cho chúng ta. Chúng ta không thể gọi đó là suy nghĩ hay lý trí nữa. Ít nhất, nếu vẫn giữ nguyên những từ ngữ này khi chúng ta nhắc đến Đấng Tối Cao, thì có vẻ đạo đức và tôn trọng hơn (thực tế là như vậy), chúng ta phải nhìn nhận rằng ý nghĩa của chúng, trong trường hợp đó, thì hoàn toàn không thể thấu hiểu được; và rằng những tật nguyền của bản chất của chúng ta không cho phép chúng ta đạt tới bất kỳ ý tưởng nào, vốn ít nhất là tương ứng với sự siêu việt không thể diễn tả được của những thuộc tính thần linh.

 

 

 

Lê Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất

(Mar/2025)

(Còn tiếp... )

 

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com  

 

 



[1] A Posteriori – Một sự thực a posteriori là sự thực có được bằng sự quan sát thế giới. Một luận chứng a posteriori có liên quan đến việc thu thập bằng chứng từ những kinh nghiệm và lập luận trên những bằng chứng kinh nghiệm đó. Thí dụ, sự kiện tóc cô A màu đen là môt sự thực chúng ta đều biết được qua suy luận sau khi có kinh nghiệm a posteriori trông/gặp cô A. Nhiều triết gia tuyên bố rằng tất cà những sự kiện cơ bản trọng yếu về thế giới đều là a posteriori, và tất cả những luận chứng về những sự kiện cơ bản trọng yếu phải là những luận chứng a posteriori

A Priori – Một sự thực a priori là sự thực có được KHÔNG bằng sự quan sát thế giới. Một suy luận priori chỉ dựa trên sự liên kết lôgích giữa những ý tưởng. Thí dụ, sự kiện rằng tất cả những ai là ‘quả phụ’ đều có chồng chết, vì ý tưởng người quả phụ hay người ‘góa chồnglà người có chồng đã chết là một sự thực không có được qua kinh nghiệm a priori. Để xác định rằng tuyên bố ‘quả phụ là người có chồng đã chết’ là sự thực, chúng ta không cần phải đi tìm mọi quả phụ để hỏi xem điều này có đúng không. Hume tin rằng tất cả sự thực a priori là có thuật từ (‘chồng đã chết) thì nằm trong định nghĩa của chủ từ (‘góa phụ’).

[2] Infidels: những người không cùng đạo : từ những người Ki tô, Muslim gọi những ai không có cùng tôn giáo, hoặc đã bỏ, hoặc không theo, hoặc khác tôn giáo.

[3] Trong nội dung trên, câu hỏi về “being” : sự “tồn tại/là-có, hay vẫn gọi là sự hiện hữu của Gót – là câu hỏi với ý nghĩa của việc Gót “là-có (hay không có). Còn câu hỏi về “nature/bản chất của Gót là một câu hỏi khác, đến sau câu hoi trên –(ngầm giả định về sự hiện hữu, Gó thì là-có, nên ns cơ bản hơn câu hỏi về hiện hữu ; nó liên quan đến thực tại bản thể của Gót; câu hỏi về việc Gót thì như thế nào (bản chất hay những thuộc tính của ngài).

Ví dụ: “Gót có hiện hữu không?” là một câu hỏi về bản thể. “Gót có công bằng và nhân từ không?” là một câu hỏi về bản chất.

[4] [Recherche de la Verité, quyển. 3. chương. 9.] – Nicolas Malebranche (1638–1715): nhà chăn chiên Kitô, người France, trường phái triết học phát sinh từ công trình của René Descartes. Triết học của ông tìm sự tổng hợp thuyết Descartes với tư tưởng Augustine và với thuyết của phái Plato-Mới.

[5] Tam đoạn luận Demea nhắc đến được ngụ ý, không được nêu rõ ràng, nhưng chúng ta có thể tái tạo nó dựa trên lý luận của ông trong đoạn văn:

Tiền đề 1: Ý tưởng của chúng ta không vượt ra ngoài kinh nghiệm của chúng ta.

Tiền đề 2: Chúng ta không có kinh nghiệm về những thuộc tính và hoạt động của thần thánh.

Kết luận: Do đó, chúng ta không thể có bất kỳ kiến ​​thức hoặc hiểu biết thực sự nào về bản chất của Gót.

Quan điểm của Demea là thuyết hoài nghi ngay cả không cần thiết để đi đến kết luận này – chỉ cần một sự thừa nhận thẳng thắn về giới hạn của kinh nghiệm và sự hiểu biết của con người. Ông tin rằng cả “lý luận công bằng” (suy nghĩ hợp lý) và “lòng mộ đạo lành mạnh” (sự khiêm nhường tôn giáo) đều dẫn đến cùng một kết luận: rằng Gót cuối cùng là bí ẩn và không thể hiểu được đối với não thức con người.

[6] Titius và Mævius là những cái tên giả định Philo dùng để đại diện cho những người khác trong thí dụ. Như chúng ta nói = “không nghi ngờ gì, rằng nó xảy ra trong ông Ất, bạn Giáp”

[7] Conjecture: phỏng đoán > “Chúng ta chỉ có thể phỏng đoán về những gì đã xảy ra” (Tương tự như suy ra, giả sử, lý thuyết hóa.)Thường được dùng trong triết học và khoa học khi thảo luận về những ý tưởng thiếu bằng chứng đầy đủ. Presumption > giả định trước : Một giả định được đưa ra một cách tự tin, đôi khi không có đủ cơ sở (thường mang lại cảm giác táo bạo hoặc quá tự tin). Ví dụ: giả định trước của bạn ta rằng bạn ta sẽ nhận được việc làm, khiến người khác khó chịu. Có thể hàm ý tự tin thái quá hoặc thậm chí là kiêu ngạo trong một số nội dung.

[8] Hume (qua Philo) đang chỉ trích ý tưởng cho rằng trí thông minh của con người nên là cơ sở để hiểu vũ trụ, lập luận rằng đó là một giả định thiên vị và không có cơ sở.

[9] Trong đoạn văn này, Hume (qua nhân vật Philo) đã nhắc đến một giai thoại nổi tiếng liên quan đến Simonides người đảo Ceos và Hiero I người Syracuse để minh họa cho sự hoài nghi về việc định nghĩa Gót. Simonides người đảo Ceos (khoảng 556–468 TCN): Một nhà thơ trữ tình nổi tiếng của Hellas đến từ đảo Ceos, được ca ngợi vì những bài thơ ai điếu, thơ trào phúng và ca ngợi chiến thắng. Ông là một nhân vật đa tài và sáng tạo, thường được những người bảo trợ quyền lực ủy nhiệm, và được biết đến với sự dí dỏm và trí tuệ của ông. Simonides đã dành một phần cuộc đời sau này của ông tại triều đình của Hiero ở Sicily, nơi câu chuyện này được đặt theo truyền thống. Danh tiếng về sự khôn ngoan và kỹ năng làm thơ của ông khiến ông trở thành biểu tượng phù hợp cho lý luận thận trọng trong cuộc đối thoại của Hume. Hiero I người Syracuse (cai trị 478–467 TCN): Là một bạo chúa của Syracuse ở Magna Graecia (miền nam nước Ý), Hiero là một người cai trị và bảo trợ quyền lực cho nghệ thuật. Ông đã tiếp đón những nhân vật nổi tiếng như Simonides, Pindar và Aeschylus tại triều đình của ông, thúc đẩy một bối cảnh văn hóa sôi động. Là một nhân vật lịch sử, ông không phải là trung tâm của quan điểm triết học của câu chuyện mà là sự tương phản với phản ứng của Simonides.

Câu chuyện bắt nguồn từ De Natura Deorum (Về bản chất của những vị thần, Sách I, 60) của Cicero, được viết vào năm 45 TCN, mặc dù nó có thể lấy từ những nguồn Hellas trước đó. Theo Cicero, Hiero đã hỏi Simonides, “Gót là gì?” Simonides yêu cầu một ngày để suy nghĩ về điều đó. Khi Hiero hỏi lại vào ngày hôm sau, Simonides đã tăng gấp đôi thời gian, yêu cầu thêm hai ngày nữa. Mỗi lần Hiero thúc ép, Simonides lại tiếp tục kéo dài thời gian trì hoãn, không bao giờ đưa ra câu trả lời. Khi Hiero cuối cùng hỏi lý do, Simonides trả lời, “Tôi càng suy nghĩ lâu thì nó càng trở nên tối tăm mơ hồ.” Câu chuyện này, có thể là ngụy tạo, cho thấy sự miễn cưỡng của Simonides trong việc định nghĩa thần thánh, nhấn mạnh đến giới hạn của sự hiểu biết của con người – một đề tài mà Hume lặp lại trong sự hoài nghi của Philo về sự chắc chắn của gót học.

Trong bối cảnh của Hume, Philo dùng giai thoại này để lập luận rằng những câu hỏi lớn về bản chất của Gót vượt quá khả năng hiểu biết của lý trí con người, giống như Simonides đã né tránh câu hỏi của Hiero. Câu chuyện nhấn mạnh chỉ trích của Hume về những tuyên bố siêu hình quá tự tin, phù hợp với lập trường duy nghiệm rộng hơn của ông: chúng ta không thể suy ra bản chất của Gót một cách đáng tin cậy từ kinh nghiệm, đặc biệt là khi “trật tự” của vũ trụ thiếu sự song song rõ ràng với những sáng tạo của con người như tàu thuyền hay thành phố.

[10] Livy: Nhà sử học Rôma (59 TCN –17 CN), đã viết Ab Urbe Condita, lịch sử của Rome, tường thuật chi tiết. Tacitus: Nhà sử học Rôma (khoảng 56 –120 CN), đã viết Annals and Histories, tập trung vào những hoàng đế, súc tích và phân tích.