Phần IV
Tóm Tắt
Cleanthes nói với Demea rằng quan điểm “huyền bí”
của ông về Gót (tức là bản chất thiêng liêng của Gót hoàn toàn nằm ngoài sự thấu hiểu của con người) thì trong thực tế chính là thuyết không tin có gót: nó buộc bạn phải nói rằng bạn
không có ý tưởng gì về những gì đang kiểm soát thế giới ngoài kia. Demea đáp lại bằng đưa ra thêm một số
lý do là không thể duy trì việc cố gắng mô phỏng Gót theo như con người. Gót được cho là hoàn toàn bất biến (không thay đổi và vĩnh
cửu) và không phức tạp (tức là, Người không tạo thành từ những bộ phận hoặc yếu tố khác nhau, và
ngài không thể bị chia
cắt theo bất kỳ cách nào; người ta không thể tưởng tượng ra chân của Gót hay một gì đó tương tự vì Gót không có kích thước vật lý và không tồn tại như một
vật thể vật lý trong không gian). Nhưng Demea nghĩ rằng não thức
con người là sự kết hợp của nhiều khả năng và suy nghĩ khác nhau liên tục
nhường chỗ cho nhau, và do đó không bất biến cũng không đơn giản.
Cleanthes không lay chuyển với dòng tấn công này:
ông không nghĩ rằng Gót hoàn toàn bất biến và đơn giản, vì vậy ông không quan
tâm đến việc lý thuyết của ông mâu thuẫn với lời giải thích này về bản chất của
Gót. Ông cho rằng, tuyên bố rằng Gót thì bất biến và không phức tạp,
tức là tuyên bố rằng Gót không có não thức,
trí tưởng nào cả.
Philo giờ đây đột phá với một hướng tấn công hoàn
toàn mới. Ông nói rằng nếu vũ trụ có một nhà thiết kế thông minh, thì trật tự
của vũ trụ không thể giải thích được hơn là nếu không có Gót. Nghĩa là, để
những suy nghĩ của Gót sắp xếp vũ trụ, thì phải có một mức độ trật tự cao trong
những suy nghĩ của Gót. Nếu trật tự đòi hỏi một giải thích, khi đó chúng ta chỉ thay thế một câu
hỏi, “tại sao lại có trật tự trong vũ trụ?” bằng một câu hỏi khác, “tại sao lại
có trật tự trong những suy nghĩ của Gót?” Trật tự không thuộc về bản chất của
tư tưởng hơn là thuộc vật chất, vì trong cả hai trường hợp, chúng ta đều có những thí dụ về
trật tự (suy nghĩ lành mạnh trong những ý tưởng và hệ thống động vật trong vật
chất) và sự hỗn loạn (trong tư tưởng, sự điên rồ, trong vật chất, những đột
biến quái dị) phát sinh vốn không có nguyên nhân thông minh trực tiếp rõ ràng. Do đó, khi nói rằng Gót
đã tạo ra trật tự, chúng ta không thêm được bất kỳ hiểu biết nào, vốn chỉ chuyển sự thiếu hiểu biết của chúng ta vào một lĩnh vực vốn chúng ta
không bao giờ có thể học hiểu được. Cleanthes trả lời bằng sự cam chịu hơn là phản bác. rằng ông không
quan tâm đến nguyên nhân của trật tự trong suy nghĩ của Gót: ông nói rằng ông
hài lòng khi biết rằng có một vị Gót giống với con người, và không cần phải đi
xa hơn nữa.
Phần IV
D4.1,
KS158
Cleanthes
nói, tôi thấy lạ là bạn, Demea, người rất sùng đạo và nhiệt thành trong việc bảo vệ
tôn giáo, vẫn duy trì rằng bản chất hoàn toàn
bí ẩn và không thể hiểu nổi của
Đấng thiêng liêng,
và khăng khăng rằng ngài không có cách
nào giống như hay tương tự với con người. Tôi có thể dễ dàng nhìn nhận rằng
Đấng thiêng liêng sở hữu nhiều quyền năng và thuộc tính vốn chúng ta không thể
hiểu được: Nhưng nếu những ý tưởng của chúng ta, cho đến giờ, không công bằng,
không đầy đủ và không tương ứng với bản chất thực sự của ngài, thì tôi không
biết có gì trong đề tài này đáng để khăng khăng nhấn mạnh.
Tên gọi, không có bất kỳ ý nghĩa nào, có sự quan trọng
to lớn như vậy không? Và hãy cho tôi biết, những người thuyết Thần bí, những người duy trì sự khó hiểu tuyệt đối của
Đấng thiêng liêng, lại thực sự khác với những
người theo thuyết hoài nghi hay không tin có gót, những người cho rằng nguyên nhân đầu
tiên của mọi sự vật việc thì hoàn toàn không thể biết được và không thể
thấu hiểu được, như thế nào? Sự liều lĩnh của họ hẳn phải rất lớn, nếu sau khi bác bỏ ý tưởng
về sự sản sinh của một não thức giống với con người (vì tôi không biết có não thức nào khác), họ vẫn dám chắc chắn gán nguyên nhân có thể hiểu được cho một số sự vật
việc khác. Và
họ phải rất
thận trọng, cực kỳ chính xác trong những gì tự cho phép nói hoặc tin, nếu họ từ chối gọi
nguyên nhân phổ quát, chưa
biết là một vị Gót hay Đấng thiêng liêng; và dành cho ngài nhiều lời ca ngợi
cao cả và những biệt danh vô nghĩa, như bạn muốn yêu cầu
họ.
D4.2,
KS158-9
Ai
có thể tưởng tượng được, Demea trả lời, rằng Cleanthes, Cleanthes điềm tĩnh, triết lý, sẽ cố gắng bác bỏ
những kẻ địch của mình, bằng gắn cho họ một biệt danh; và
giống như những kẻ cuồng tín thông thường và những người tra hỏi của thời đại chúng ta, loại như
phán quan tòa án dị giáo Kitô, thời trung cổ và đầu thời hiện đại, sẽ dùng đến lăng mạ và ngôn ngữ gay gắt, xúc phạm tổn thương, thay vì lý
luận, hơn là lý trí? Hay ông không nhận
ra rằng những đề tài này dễ bị phản bác, và rằng “nhân hóa” [1] là một nhãn hiệu cũng đáng
ghét và hàm ngụ những hậu quả nguy hiểm, giống như biệt danh Thần bí, vốn ông đã ban tặng cho chúng ta? Trong thực tế, Cleanthes,
hãy xem xét những gì bạn khẳng định, khi bạn mô tả Thần thánh giống với não
thức, trí tưởng và hiểu biết của con
người. Não thức con người được
tạo thành từ nhiều phần khác nhau, những khả năng như lý luận và ghi nhớ, những
cảm xúc mạnh mẽ như thương tình hoặc tức giận, những cảm xúc nhẹ nhàng hơn như
sự đồng cảm hoặc chấp thuận, và những suy nghĩ hoặc khái niệm mà chúng ta tưởng
tượng hoặc hình thành. Tất cả chúng kết hợp với nhau để tạo nên một bản sắc duy
nhất, những gì chúng ta gọi là một
tự ngã, hay một cá nhân,
nhưng chúng vẫn tách biệt, mỗi phần làm một việc riêng và không hòa nhập hoàn
toàn vào nhau. Khi nó lý luận, những
ý tưởng, vốn là những phầng của nói viết của nó, tự sắp xếp theo một hình thức hay thứ tự
nhất định; vốn không được bảo tồn toàn bộ trong một khoảnh
khắc, nhưng ngay lập tức nhường chỗ cho một sự sắp xếp khác. Những ý kiến mới, những động lực
mãnh liệt mới, những sự gắn bó mới, và những cảm giác mới xuất hiện, liên tục
thay đổi bối cảnh tinh thần, mang lại một loạt những thay đổi
đáng kinh ngạc và chuỗi biến đổi nhanh nhất mà người ta có thể tưởng tượng
được. Làm sao sự việc này
tương xứng với sự bất biến và đơn giản hoàn hảo vốn tất cả
những người theo thuyết tin có gót thực sự đều gán cho Đấng thiêng liêng? Họ
nói rằng bằng cùng một hành động, ngài nhìn thấy quá khứ, hiện tại và tương
lai: thương yêu và căm thù, khoan dung nhân từ và
công lý nghiêm khắc của ngài đều là một hoạt động cá nhân: ngài toàn vẹn trong
mọi điểm của không gian; và hoàn thiện trong mọi khoảnh khắc của thời gian.
Không có sự kế tục, không thay đổi, không có sự tiếp thu, không có sự suy giảm.
Những gì ngài ngụ ý thì không
có trong đó bất kỳ bóng tối nghi ngờ nào của sự khác biệt hay đa dạng. Và những gì
ngài là, khoảnh khắc này, ngài đã từng là, và sẽ mãi mãi là, vốn không có bất
kỳ phán đoán, tình cảm hay hoạt động mới nào. Ngài đứng cố định trong một trạng
thái đơn giản, hoàn hảo; và ; bạn cũng không thể, với
bất kỳ sự phù hợp nào, nói rằng một hành động của ngài khác với hành động khác,
hoặc một ý tưởng hay phán đoán nào đó vừa nảy sinh và sẽ sớm nhường chỗ cho một
ý tưởng hay phán đoán khác.
D4.3,
KS159
Tôi có thể dễ dàng chấp nhận, Cleanthes nói, rằng
những người duy trì sự đơn giản toàn hảo của Đấng Tối cao, đến mức độ trong đó bạn đã giải thích nó, đều là những người theo thuyết Thần bí hoàn
toàn, và phải nhận mọi hệ quả vốn
tôi đã lấy từ ý kiến của họ. Nói
một cách khác, họ là chính là những người không tin có gót, nhưng không
biết. Ngay cả khi chúng ta
chấp nhận rằng Đấng thiêng liêng có những
thuộc tính vốn chúng ta không
thể hiểu được; thế nhưng chúng ta không
bao giờ nên gán cho ngài bất kỳ thuộc tính nào hoàn toàn không tương ứng với bản chất thông
minh đó, vốn là yếu tính của ngài. Một não thức, nếu những hành động, tình
cảm và ý tưởng của nó không tách biệt và liên tục; một não thức nếu hoàn toàn đơn giản và
hoàn toàn bất biến; là một não thức không suy nghĩ, không lý trí, không ý chí,
không tình cảm, không thương yêu, không hận thù; hay nói cách khác, không
phải là não thức gì cả. Đó là một lạm dụng về từ ngữ
khi gọi như vậy; nếu thế chúng ta cũng có thể nói về một không gian giới hạn nhưng không hình
dạng, hoặc một con số bằng cách nào đó tồn tại nhưng không thể phân
chia, không có bất kỳ thành phần cấu tạo nào.[2]
D4.4,
KS159-60
Xin hãy cân
nhắc, Philo nói, hiện giờ bạn đang chỉ trích hiện giờ. Bạn đang tôn vinh với danh hiệu Không tin có gót tất cả những nhà gót học chính thống,
vững chắc, những người đã thảo luận về đề tài này; và
cuối cùng, theo logic
đó của bạn, bạn sẽ là người tin có gót thực sự duy
nhất còn lại.trên thế giới. Nhưng
nếu những người thờ ngẫu tượng được coi là những
người không tin có gót, như tôi nghĩ, có thể khẳng định chính đáng, và nếu những nhà gót học
Kitô cũng vậy; thì điều gì
sẽ xảy ra với lập luận, được ca ngợi rất nhiều, rằng tin tưởng vào Gót bắt nguồn từ sự đồng thuận chung của loài người? [3]
D
4.5, KS 160
Nhưng
vì tôi biết bạn không phải là kiểu người dễ bị những tên tuổi nổi tiếng hay
những quan điểm lâu đời thuyết phục,
tôi sẽ cố gắng chỉ cho bạn thấy, rõ ràng hơn một chút, những bất tiện của
thuyết nhân hóa vốn bạn đã tán thành; và sẽ chứng minh rằng thực sự không
có căn cứ nào để giả định một kế hoạch về thế giới được hình thành trong
não thức thần thánh, với những ý tưởng riêng
biệt sắp xếp theo thứ tự nhất định nào đó, như cùng cách thức vốn một kiến trúc sư
hình thành trong đầu ông bản thiết kế một ngôi nhà trước khi ông
xây dựng nó.
D
4.6, KS 160
Tôi
nhìn nhận rằng không dễ để thấy được lợi ích từ giả định này, cho dù chúng ta
pán đoán vấn đề bằng Lý trí hay bằng Kinh nghiệm. Chúng ta vẫn buộc phải leo lên cao hơn, để
tìm nguyên nhân của nguyên nhân này, vốn bạn đã chỉ định là thỏa đáng và có
tính kết luận.
D
4.7, KS 160
Nếu
Lý trí (ý tôi là lý luận trừu tượng thuần
túy xuất phát từ những điều tra tiên nghiệm) không hoàn toàn câm nín trước những câu hỏi liên quan đến
nhân và quả thì ít nhất nó cũng có
thể nói được như thế này: một thế giới tinh thần, một vũ trụ được tạo thành từ những
suy nghĩ hoặc ý tưởng, đòi hỏi một nguyên
nhân cũng giống như thế giới vật chất, hay một vũ trụ của những vật thể vật lý; và nếu
cả hai đều giống nhau về cấu trúc và trật tự, thì cả hai đều phải đòi hỏi một
loại nguyên nhân tương tự. Vì rốt cuộc, tại sao chúng ta lại đưa
ra một kết luận khác nhau trong trường hợp này so với trường hợp kia? Trong một
cái nhìn trừu tượng, chúng
hoàn toàn giống hệt nhau; và bất
kỳ khó khăn nào áp dụng cho trường hợp này cũng áp dụng như nhau cho trường hợp
kia.
D
4.8, KS 161
Lại nữa, ngay cả khi chúng ta khăng khăng
rằng Kinh nghiệm phải đưa ra một số phán quyết về những vấn đề vốn thực
sự nằm ngoài phạm vi thích hợp của nó;
nó cũng không thể nhận thấy bất kỳ sự khác biệt vật chất nào trong trường hợp
cụ thể này, giữa hai loại thế giới này, nhưng thấy chúng đều được
những nguyên lý tương tự chi phối và tùy thuộc vào nhiều nguyên
nhân như nhau trong những hoạt động của chúng. Chúng ta có những mẫu vật thu
nhỏ của cả hai loại. Não thức của chúng ta giống với một loại này:
Một cơ thể thực vật hay động vật giống với một loại kia.
Do đó, hãy để Kinh nghiệm phán đoán từ những mẫu vật này. Không gì xuất hiện từ một tác
động hỗ tương giữa những nguyên nhân của suy
nghĩ lại tinh tế hơn hoạt động của chính suy nghĩ; và vì những nguyên nhân
này không bao giờ hoạt động theo cùng một cách chính xác trong những cá nhân khác
nhau, nên chúng ta không bao giờ tìm thấy hai người có cùng suy nghĩ giống y hệt như nhau. Tương tự như vậy,
cùng một người cũng không bao giờ có suy nghĩ chính xác theo
cùng một cách ở hai thời điểm khác nhau. Sự thay đổi về tuổi tác – cho dù là sự bốc
đồng của tuổi trẻ hay sự thận trọng của tuổi già – có thể định hình cách chúng
ta suy nghĩ. Tương tự như vậy, trạng thái của cơ thể: bệnh tật, mệt mỏi hoặc sức
sống thể chất đều có thể để lại dấu ấn của chúng trên hoạt động của não thức Thời
tiết, dù u ám hay tươi sáng, có thể tô màu cho suy nghĩ của chúng ta theo những
cách tinh tế. Những gì chúng ta ăn và uống, dù bổ dưỡng hay không, đều ảnh hưởng
đến sự minh mẫn của tinh thần chúng ta. Những người bạn mà chúng ta giữ liên lạc
– vui vẻ hay ủ rũ, thông minh hay buồn tẻ – hướng dẫn những mô hình suy tưởng
của chúng
ta. Những sách vở chúng ta đọc mở ra những con đường lý luận mới hoặc ngăn cản những
con đường khác.
Ngay cả những cảm xúc thay đổi của chúng ta – hy vọng, sợ hãi, vui vẻ, u sầu –
cũng làm xáo trộn hoặc định hướng dòng suy nghĩ của chúng ta. Bất kỳ yếu tố nào
trong số những yếu tố này, hoặc thậm chí là những yếu tố tầm thường hơn, đều có
thể thay đổi bộ máy phức tạp của não thức và dẫn dắt nó theo những hướng mới.
Theo như chúng ta thấy, hoạt động của tư tưởng không kém phần nhạy cảm hay phức
tạp trong việc điều chỉnh so với những chức năng của cơ thể thực vật hay
động vật.
D
4.9, KS 161-2
Vậy thì, làm sao chúng ta có thể tự thỏa mãn về
nguyên nhân của Hữu thể vốn bạn giả định là Tác giả của Tự nhiên – hay, trong thuận hợp với hệ thống nhân hình của bạn, thế giới lý tưởng
vốn bạn truy nguyên thế giới vật chất? Chúng ta không có cùng lý do để đi
xa hơn nữa, và truy nguyên thế giới lý tưởng đó trở lại một
thế giới lý tưởng khác, hay một nguyên lý thông minh mới nào đó sao? Nhưng nếu
chúng ta phải dừng lại ở đâu đó, tại sao không dừng lại sớm hơn? Tại sao lại đi
xa như vậy? Tại sao không dừng lại ở chính thế giới vật chất? Làm sao chúng ta
có thể tuyên bố sự thỏa mãn nếu chúng ta phải tiến tới vô tận? Và cuối cùng, có
sự thỏa mãn thực sự nào trong một chuỗi giải thích không bao giờ kết thúc? [4]? Hãy cùng nhớ lại câu
chuyện cổ về nhà triết học India và con voi của ông [5] – nó chưa bao giờ có
liên quan hơn như trong nội dung này. Nếu thế giới vật chất dựa trên một thế giới lý
tưởng, thì thế giới lý tưởng đó phải dựa trên một thế giới khác, và cứ thế mãi
mãi. Vậy thì tốt hơn hết là đừng bao giờ nhìn xa hơn thế giới vật chất hiện tại.
Bằng giả định rằng nó chứa đựng nguyên lý về trật tự của riêng nó, trên thực tế,
chúng ta đang khẳng định nó là thiêng liêng. Và chúng ta càng sớm đạt được
nguyên lý thiêng liêng đó thì càng tốt. Bởi vì khi chúng ta tiến thêm một bước
nữa ra khỏi, hệ thống trần tục, thế giới vốn chúng ta quan sát,
chúng ta chỉ đánh thức một sự tò mò không ngừng nghỉ vốn không bao giờ có thể thỏa
mãn hoàn toàn.
D 4.10, KS 162
Nói rằng những ý tưởng khác nhau vốn tạo nên lý trí của Đấng
Tối Cao, tự chúng rơi vào trật
tự, và theo bản chất của chúng, thực sự là nói với không có bất kỳ ý nghĩa
rõ ràng hay chính xác nào. Và nếu một tuyên bố như vậy mang ý nghĩa, thì tôi phải hỏi:
tại sao lại không hợp lý khi nói rằng những bộ phận của thế giới vật chất rơi
vào trật tự theo bản chất của chúng? Làm sao một trong những quan điểm này có
thể coi là có thể hiểu được, trong khi quan điểm
kia thì không?
D
4.11, KS 162
Quả thực, chúng ta có kinh nghiệm về những ý tưởng, tự
chúng rơi vào trật tự, và không có bất kỳ nguyên nhân được biết nào: Nhưng, tôi chắc
chắn, chúng ta có một kinh nghiệm rộng hơn về vật chất,
cũng làm như vậy; như trong tất cả
những trường hợp của sinh sản và thực vật,
nơi việc phân tích chính xác nguyên nhân vượt quá mọi sự hiểu biết của con
người [6]. Chúng ta cũng có kinh nghiệm về những hệ thống
tư tưởng và vật chất cụ thể, không có trật tự; về hệ thống đầu tiên, trong bệnh tâm thần, về
hệ thống thứ hai, trong sự suy tàn và mục nát. Vậy thì tại sao
chúng ta lại tin rằng trật tự về bản chất thuộc về cái này hơn là cái kia? Và nếu
cả hai đều đòi hỏi một nguyên nhân cho trật tự của chúng, thì chúng ta thực sự
đạt được gì từ hệ thống của bạn, hệ thống chỉ đơn giản là truy tìm thế giới hữu
hình của những thứ vật chất trở về thế giới vô hình của những ý tưởng? Bước đầu tiên vượt ra
ngoài những gì chúng ta quan sát dẫn chúng ta vào một chuỗi suy đoán vô tận. Vậy
thì khôn ngoan hơn là giới hạn những điều tra của chúng ta vào thế giới như
chúng ta thấy, thay vì nhìn xa hơn. Không có sự thỏa mãn thực sự nào có thể đến
từ những chuyến bay suy đoán này, chúng vượt xa những giới hạn hẹp hòi của sự
hiểu biết của con người.
D4.12, KS162-3
Những những người trong trường phái Aristotle, bạn biết đấy, Cleanthes, thường giải thích những hiện tượng tự nhiên bằng viện dẫn những năng lực hay phẩm chất huyền bí của chúng
[7]. Nếu được hỏi tại sao bánh mì là thức ăn nuôi sống, họ sẽ
trả lời: vì khả năng dinh dưỡng của nó; hoặc tại sao (lá cây) senna làm thuốc xổ được: vì nó có tính chất tẩy lọc. Nhưng đã được tìm ra
rằng, luận điệu lẩn tránh này chẳng qua chỉ là sự ngụy trang của sự thiếu hiểu
biết; và rằng những triết gia này, mặc dù kém chân thành hơn, nhưng thực sự đã
nói những điều tương tự như những người hoài nghi hoặc những người thông tục, những người công khai nhìn nhận rằng họ không biết nguyên nhân thực
sự của những hiện tượng này.
Tương tự như vậy, khi hỏi nguyên nhân nào tạo ra trật tự trong những ý tưởng của
Đấng Tối Cao, nhưng bạn, những người theo thuyết Nhân hóa, có thể đưa ra lý do
nào khác ngoài việc cho đó là một khả năng lý trí và đó là bản chất của Đấng Tối
Cao không? Nhưng tại sao một trả lời
tương tự lại laf không thỏa đáng khi chúng ta giải thích trật tự của thế giới
nhuwng không cần viện dẫn đến một đấng sáng tạo thông minh, như bạn nhấn mạnh?
Thật khó để nói. Vì người ta cũng có thể tuyên bố rằng những vật thể vật chất,
bởi bản chất của chúng, một tính năng cố hữu – hay khả năng – cho sắp xếp
trật tự và tỷ lệ: tức là, một khuynh hướng tự nhiên để tự sắp xếp thành những cấu
trúc cân bằng, hài hòa, rất giống với tính đối xứng chúng ta quan sát trong tự
nhiên. Giải thích này không kém ý nghĩa so với việc gán trật tự cho một khả
năng lý trí của một não thức thánh. Trong cả hai trường hợp, chúng ta chỉ
đơn giản là viện dẫn đến những gì "nằm trong bản chất" của sự vật.
Đây chỉ là những cách tinh vi hơn hoặc được tô vẽ hơn để nhìn nhận
sự thiếu hiểu biết của chúng ta. Và trong thực tế, không có giả thuyết
nào thực sự vượt trội – ngoại trừ giả thuyết liên quan đến đấng sáng tạo tình cờ
phù hợp hơn với những giả định phổ thông và
thói quen suy nghĩ phổ biến.
D 4.13, KS 163
Bạn
đã trình bày lập luận này với sự nhấn mạnh lớn, trả lời Cleanthes : Bạn có vẻ không sáng suốt, thật dễ dàng để trả
lời câu hỏi đó. Ngay cả trong cuộc sống thường ngày, nếu tôi gán một nguyên
nhân cho bất kỳ sự kiện nào; có ai phản đối không, Philo, rằng tôi không
thể gán nguyên nhân của nguyên nhân đó và trả lời mọi câu hỏi mới, có thể liên
tục được đặt ra? Và những nhà triết học nào có thể tuân theo một quy luật cứng
nhắc như vậy? Những nhà triết học, những người nhìn nhận rằng nguyên nhân sau
cùng là hoàn toàn không xác định được, và họ sáng suốt, rằng những nguyên tắc
tinh tế nhất, vốn họ truy tìm những hiện tượng, với họ vẫn không thể giải thích
được như chính những hiện tượng này với những người tầm thường. Trật tự và sự
sắp xếp của tự nhiên, sự điều chỉnh kỳ lạ của những nguyên nhân sau cùng, việc
dùng và ý định rõ ràng của mọi bộ phận và cơ quan; tất cả những điều này nói
lên bằng ngôn ngữ rõ ràng nhất một nguyên nhân hay tác giả thông minh. Trời và
đất cùng chung một lời chứng: Toàn bộ dàn hợp xướng của Tự nhiên cất lên một
bài thánh ca để ca ngợi đấng sáng tạo của nó: Chỉ một mình bạn, hay hầu như chỉ
một mình bạn, làm xáo trộn sự hòa hợp chung này. Bạn bắt đầu những nghi ngờ,
cãi vã và phản đối khó hiểu: Bạn hỏi tôi, nguyên nhân của nguyên nhân này là
gì? Tôi không biết; Tôi không quan tâm; điều đó không liên quan đến tôi. Tôi đã
tìm thấy một Đấng Tối Cao;
và ở đây tôi dừng lại điều tra của tôi. Hãy để những người khôn ngoan
hơn hay năng động hơn đi xa hơn.
D4.14,
KS 163-4
Tôi khẳng định mình
không đứng về bên nào; và chính vì lý do đó, có lẽ tôi không bao giờ đã mạo hiểm đi xa đến
vậy – đặc biệt là khi tôi biết rằng cuối cùng, tôi phải đi đến cùng một kết
luận, vốn có thể đã làm tôi hài lòng ngay từ đầu. Nếu tôi
vẫn hoàn toàn không biết gì về nguyên nhân cuối cùng và không thể đưa ra một giải thích đúng đắn
về bất cứ điều gì, thì tôi thấy không có lợi ích gì khi tạm thời gạt sang một
bên một khó khăn – chẳng hạn như nguồn gốc của trật tự hoặc quan hệ nhân quả –
khi mà, như bạn thừa nhận, nó phải ngay lập tức quay trở lại với toàn bộ sức mạnh
của nó, chỉ dưới một cái tên khác. Bởi vì nếu bản thân lời giải thích cũng mơ
hồ như điều mà nó muốn giải thích, thì không có gì thực sự được làm sáng tỏ.
Những nhà triết học tự nhiên, hoàn toàn chính đáng giải
thích những hiệu ứng cụ thể bằng tham chiếu những nguyên nhân tổng quát hơn,
ngay cả khi những nguyên nhân tổng quát đó cuối cùng vẫn hoàn toàn không thể giải thích
được. Nhưng chắc chắn họ sẽ không bao giờ hài lòng với việc giải thích một hiệu
ứng cụ thể bằng viện dẫn một nguyên nhân cụ thể khác cũng bí ẩn như chính hiệu
ứng đó. Một hệ thống ý tưởng – một hệ thống gồm những nguyên lý trừu tượng, phi
kinh nghiệm, và được cho là tự sắp xếp nhưng không có bất kỳ thiết kế nào trước đó – không dễ
hiểu hơn một hệ thống vật chất đạt được trật tự của nó trong cùng một cách. Không
có khó khăn hơn ở hệ thống sau so với hệ thống trước. [8]
Lê
Dọn Bàn tạm dịch – bản nháp thứ nhất
(Mar/2025)
(Còn
tiếp... →)
http://chuyendaudau.blogspot.com/
http://chuyendaudau.wordpress.com
[1] Anthropomorphites – Nhân hóa là sự gán ghép
những đặc điểm của con người vào những gì không phải con người – như nhìn thấy
ý định trong một cỗ máy hoặc nghe thấy tiếng nói trong gió. Thuật ngữ này xuất
phát từ tiếng Hellas anthropos (“con người”) và morphē (“hình dạng”),
và ban đầu được dùng để mô tả hình ảnh giống con người của nhưng vị thần linh,
như ở trên.
[2] Sự mở rộng giới hạn không có hình dạng: ám chỉ vật chất trong siêu
hình học, cụ thể là sự mở rộng của vật chất trong không gian (những chiều không
gian của nó) mà không có bất kỳ hình dạng hoặc cấu trúc riêng biệt nào – về cơ bản,
một thứ gì đó chiếm không gian nhưng không có bất kỳ ranh giới hoặc hình dạng xác
định nào. Điều này có thể ám chỉ đến một nghịch lý trong những cuộc thảo luận siêu
hình học về không gian và bản chất. Số không có bất kỳ phần nào: ám chỉ một khái niệm về
số không được cấu thành hoặc không thể chia cắt, điều này trái ngược với chính
ý tưởng về số được cấu thành từ những đơn vị đếm được, rời rạc. Đây sẽ là một
nghịch lý toán học hoặc khái niệm, trong đó số được coi là một thực thể đơn lẻ,
không thể chia cắt, nhưng người ta hiểu rằng những số (như 1, 2, 3, v.v.) về bản
chất bao gồm những phần (đơn vị) có thể đếm được, cộng hoặc chia.
[3] Lập luận Philo đang nhắc đến được gọi là lập luận từ sự đồng thuận
chung (consensus gentium). Đó là một lập luận phổ biến trong gót học hiện
đại ban đầu và triết học cổ điển. Nội dung là như thế này: Nếu tin tưởng vào một đấng
thiêng liêng được tìm thấy trong mọi văn hóa và thời đại, thì sự đồng thuận rộng
rãi đó phải chỉ ra sự thật của tin tưởng – hoặc ít nhất là một một gì đó cơ bản
trong bản chất con người hướng đến Gót. Đây không phải là bằng chứng
logic theo nghĩa chặt chẽ, mà đúng hơn là kêu gọi đến tính phổ quát – rằng rất
nhiều người tin vào một loại thần linh nào đó phải nghĩa là có một gì đó thực
sự đằng sau ý tưởng đó. Philo đang nói một cách mỉa mai ở đây: ông đang chỉ ra rằng nếu bạn gọi
những người thờ linh tượng và thậm chí cả những nhà gót học chính thống là
"Người không tin có gót" vì khái niệm về Gót của họ không đáp ứng được
những tiêu chuẩn khắt khe của bạn, thì bạn đã loại gần như toàn bộ nhân loại. Và
nếu hầu như không ai đủ tiêu chuẩn là một Người theo thuyết tin có gót thực sự,
thì lập luận từ sự đồng thuận phổ quát sẽ sụp đổ – vì không còn tin tưởng phổ
quát thực sự nào vào Gót để gọi đến nữa.
[4] infinite regress: Một chuỗi
giải thích không bao giờ kết thúc ám chỉ đến những gì những nhà triết học gọi
là sự thoái lui vô hạn – một tình cảnh mà mỗi giải thích đòi hỏi một giải
thích khác đằng sau nó, không có câu trả lời cuối cùng hoặc điểm dừng. Điều này
thường được coi là vấn đề khó khăn phải bàn trong logic và triết học, vì nó ngăn
cản bất kỳ lời giải thích thỏa đáng hoặc đầy đủ nào về một hiện tượng.
[5] “Nhà triết học India và con voi của ông”: câu chuyện truyền
thống minh họa cho vấn đề hồi thoái lui vô hạn: khi được hỏi trái đất dựa trên cái gì, nhà triết học trả lời “trên
một con voi”; khi được hỏi con voi dựa trên cái gì, ông trả lời “trên một con rùa
khổng lồ”; và khi bị hỏi thêm, ông trả lời “trên một con rùa khác”, cứ thế không
ngừng. Câu chuyện nhấn mạnh sự vô ích của những lời giải thích đòi hỏi một chuỗi
nguyên nhân không bao giờ kết thúc.
[6] Sự sinh sản và thực vật: những tiến trình tự nhiên như sinh sản, tăng trưởng
và phát triển của những sinh vật sống – những hiện tượng trong đó trật tự vật chất
phát sinh vốn chúng ta không hiểu đầy đủ những nguyên nhân cơ bản. Hume dùng những thí dụ này để lập luận
rằng vật chất, giống như tư tưởng, có thể thể hiện trật tự tự phát vượt quá khả
năng hiểu biết của con người.
[7] Peripatetic – người theo triết học của Aristotle. Thuật ngữ này bắt
nguồn từ tiếng Hellas peripatein, có nghĩa là “đi bộ loanh quanh”, vì Aristotle
nổi tiếng với việc giảng dạy trong khi cùng đi bộ với học trò của ông trên những lối
đi có mái che (peripatoi) của Lyceum ở Athens. Do đó, trường phái của ông được gọi
là trường phái Peripatetic.
[8] Ideal system: Một thế giới được tạo thành từ những ý tưởng hoặc suy nghĩ, trái ngược
với vật chất vật lý – một khái niệm trong một số hệ thống triết học và thần học.